Page 85 of 471 FirstFirst ... 357581828384858687888995135185 ... LastLast
Results 841 to 850 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #841
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Cái học từ chương ?

    Dear Dangong

    Miền Nam ngày trước theo hệ thống giáo dục Pháp, măi cho đến sau các năm 70 ? mới thi tú tài ABC khoanh (trắc nghiệm kiểu Mỹ) . Ôi chao mỗi mùa thi một mùa vui .

    Tôi thích ban A, v́ lớn lên muốn đi cầm ống nghe và tu bíp . Thời thế đổi thay, khi đậu xong cái "bắc đơ" th́ thời cuộc vô cùng sôi động . Bạn ông già tôi là giáo sư Ngô gia Hy hay lại nhà nói chuyện tranh cử tranh kiếc . Tôi nghĩ tại sao 1 thạc sĩ Y Khoa, giỏi như "giời", lại c̣n là khoa trưởng trường Y mà nhảy ra làm chính trị ? sao "người" không học Luật hay Chính Trị học nhỉ . ? Nghĩ thêm là ...

    Làm thày thuốc giỏi chỉ chữa cho vài trăm đến vài ngàn nhân mạng . C̣n làm chính trị giỏi th́ cứu được cả triệu người, ngược lại nếu sai lầm th́ làm chết đi cả triệu người . Nhưng trẻ tuổi mà, tự cho là ḿnh có thể "dấn thân" , nên tôi chuyển ngành đi học Luật .

    Đâu cần phải ban C mới học văn hay Luật giỏi đâu , hà hà . Mà ban A chưa chắc đă dở toán nhá . Đọc và làm thử mấy bài toán trong quyển h́nh học không gian của Toàn Phong Nguyễn X Vinh, vẫn bí như thường, khà khà, v́ ông này viết bằng Pháp Ngữ . cho nên tôi chỉ giải được bài tập bằng Việt ngữ của GS Đào văn Dương thôi .

    Bây giờ từ năm 2000 GS Vinh, một thời ông nắm Đại Hội Toàn Quân, ù ĺ một chỗ, tội nghiệp cho Đại Tá c̣n dính cái h́nh siết tay nghị ziên Madison .

    Từ chương có cái hay của nó là lư thuyết rất nhiều, mà thực ra ít trường Trung Học có pḥng lab lắm . Trường Petrus Kư có một pḥng lab khá đẹp, nhưng không có ngân sách nên học tṛ chỉ nh́n qua thôi . Nhưng nhờ cái lư thuyết đă học qua nên các anh già 3 bó sau này vào trường Mỹ vừa học vừa chơi vẫn ra Engineer như thường . Lắm anh không t́m được việc chơi tiếp lên MS, và kinh tế lúc bác "Bill Lơn Tơn" nắm qwyền", anh em đều nhà cửa xe cộ "xênh sang" .

    Ở đây phải cám ơn các thày cô miền Nam lúc trước , và phải nói Thày nào Tṛ nấy . Phải có tinh thần phóng khoáng và tếu th́ tṛ CVA mới "thông thoáng" được . Tôi rất thíc phá cách nhưng không ra ngoài lề được, bên Petrus Kư rất quy củ . Một lần sắp hàng vào lớp, tôi vô t́nh bẻ 1 nhánh lá liễu trước mặt ḿnh th́ một giọng miền Nam vang lên " tṛ đừng bẻ lá " . A ha, ông bạn "chân chỉ hạt bột" rất typical, rất tiêu biểu quần xanh áo trắng của học tṛ ngoan miền Nam làm tôi hơi bị quê lúc đó . Nhưng phải công nhận Petrus Kư với 98% học tṛ thời thày Trần Ngọc Thái làm hiệu trưởng đều pass cái " bac. II " . Các bạn trong Hội Liên Trường rất "Nam Ḱ Quốc" một thời chống cái ông ḱ cục " Nguyễn Cao Ḱ ".

    ........

    Nhại thơ cụ Tú Xương

    " Cái học từ chương đă hỏng rồi
    " Mười thằng đi học chín thằng chơi
    " Thằng nào thi rớt chui vào lính
    " Việt Cộng xông vô, khéo bỏ đời ....
    Last edited by Mau_Than_68; 14-06-2012 at 02:02 AM.

  2. #842
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Danh ca Thái Thanh từng ...hát sai?

    Khi nhắc đến sinh hoạt văn gnhệ cuả Sàigòn thì phần lớn chúng ta đều nhớ tới danh ca Thái Thanh, một giọng ca thiên phú, một ca sĩ tài sắc vẹn toàn.

    Thế nhưng ít người biết đươc danh ca Thái Thanh cũng có hơn vài lần hát sai lời của bài hát, không đúng ý tưởng của tác giả.

    Mời đọc bài cuả nhà văn Thụy Khuê, tuy đã lâu, nhưng là điều chưa biết của nhiều ngừơi, ít nhất la của TX.

    Thái Thanh, tiếng hát lên trời


    Trong những phút giây thiếu vắng trống trải nhất hay những nhớ nhung tha thiết nhất của cuộc đời, mọi hiện diện hữu h́nh đều vô nghĩa; ta chờ đợi một đổi trao, khát khao một giao cảm th́ bỗng đâu, một hiện diện vô h́nh lóe lên tựa nguồn sáng, tựa tri âm: sự hiện diện của tiếng hát.

    Nếu thơ là một ngôn ngữ riêng trong ngôn ngữ chung, theo Valéry, hay thi ca là tiếng nói của nội tâm không giống một thứ tiếng nói nào của con người, theo Croce, th́ âm nhạc hẳn là tiếng nói của những trạng thái tâm hồn và nhạc công hay ca sĩ là nguồn chuyển tiếp, truyền đạt những rung động từ hồn nhạc sĩ đến tâm người nghe.

    Thị giác giúp chúng ta đọc một bài văn, nghiền ngẫm một bài thơ, nhưng chẳng mấy ai có thể thưởng thức một bản nhạc bằng thị quan của riêng ḿnh mà phải nhờ đến người tŕnh diễn, đến ca công, ca kỹ. Ngàn xưa nếu người kỹ nữ bến Tầm Dương chẳng gieo "tiếng buông xé lụa lựa vào bốn dây" chắc ǵ ngàn sau c̣n lưu dấu vết Tỳ Bà Hành?


    Sự biểu đạt tác phẩm nghệ thuật hay sự truyền thông cảm xúc từ nhạc bản đến thính giả, nơi một vài nghệ sĩ kỳ tài, không chỉ ngưng ở mực độ tŕnh diễn mà c̣n đi xa hơn nữa, cao hơn nữa, tới một tầm mức nào đó, ca nhân đă sáng tạo, đă đi vào lănh vực nghệ thuật: nghệ thuật vô h́nh của sự truyền cảm, nghệ thuật huyền diệu sai khiến con người t́m nhau trong bom lửa, t́m nhau trong mưa băo, nghệ thuật dị kỳ tái tạo bối cảnh quê hương đă ngh́n trùng xa cách, nghệ thuật mời gọi những tâm hồn đơn lạc xích lại gần nhau d́u nhau đưa nhau vào ngàn thu, nghệ thuật không tưởng đừng cho không gian đụng thời gian khi ca nương cất tiếng hát, tiếng hát của bầu trời, giao hưởng niềm đau và hạnh phúc: Thái Thanh.


    *

    Người ta nói nhiều đến sự nhạy cảm của phụ nữ, đến một thứ giác quan nào đó ngoại tầm nam giới. Những người đàn bà phi thường như Callas, Piaf, Thái Thanh,... đă tận dụng đến cùng cảm quan bén nhạy của ḿnh để sai khiến, xao động, chuyển hóa ngôn ngữ, âm thanh của bài hát thành nội cảm cầm ca, cấu tạo nên một vũ trụ thứ hai, đắm đuối, cuồng say, trong ḷng người:

    Trời trong em, đồi choáng váng
    Rồi run lên cùng gió bốn miền

    Tiếng hát Thái Thanh đến với chúng ta bằng rung động trực giác rồi tan loăng trong suy tư, xoáy vào những hố sâu, những đỉnh cao, vào tiềm lực của sự sống. Trong nghệ thuật hội họa, Van Gogh dùng sắc độ chói rạng để diễn tả những cuồng nhiệt, những trận băo trong tâm hồn. Trong nghệ thuật tŕnh diễn, Thái Thanh vận dụng tiết tấu âm thanh, tạo nên sức cuốn hút mănh liệt giữa con người, t́nh yêu và vũ trụ:

    Ngày đó có bơ vơ lạc về trời
    T́m trên mây xa khơi có áo dài khăn cưới
    Ngày đó có kêu lên gọi hồn người
    Trùng Dương ơi! Có xót xa cũng hoài mà thôi!


    *

    Vẽ lên h́nh ảnh người nữ ca sĩ dưới ánh đèn sân khấu, Hoàng Trúc Ly đă có câu thơ thật hay:

    V́ em tiếng hát lên trời
    Tay xao ḍng tóc, tay mời âm thanh

    Câu này, trái với vài truyền thuyết, không nhắm vào một danh ca nào nhất định, chỉ gợi lên không khí các pḥng trà ca nhạc Sàig̣n khoảng 1960. Nhưng tiếng hát lên trời là một h́nh ảnh có lẽ hợp với giọng ca Thái Thanh nhất, giữa những tiếng hát thời qua và thời nay. Thái Thanh là một danh hiệu, nhưng như có ư nghĩa tiền định: bầu-trời-xanh-tiếng-hát. Hay tiếng hát xanh thắm màu trời. Tiếng hát long lanh đáy nước trong thơ Nguyễn Du, lơ lửng trời xanh ngắt trong ṿm thu Yên Đổ, tiếng hát sâu chót vót dưới đáy Tràng Giang Huy Cận, hay đẫm sương trăng, ngừng lưng trời trong không gian Xuân Diệu, tiếng hát cao như thông vút, buồn như liễu đến từ cơi thiên thai nào đó trong mộng tưởng Thế Lữ.


    *

    Ngày nay, những khi t́m lại giọng ca huyền ảo của Thái Thanh trong tiện nghi, ấm cúng, ít ai c̣n nhớ đến định mệnh gian truân của một tiếng hát, những bước gập ghềnh khúc khuỷu, chênh vênh, trôi nổi, theo vận nước lênh đênh. Tiếng nhạc Phạm Duy gắn bó với tiếng hát Thái Thanh thành tiếng của định mệnh, chứng nhân của nửa thế kỷ tang thương, chia ĺa trên đất nước. Tiếng Thái Thanh là tiếng nước tôi, là tiếng nước ta, là tiếng chúng ta, là tiếng t́nh yêu, là tiếng hy vọng, là tiếng chia ly, oan khổ...

    Tiếng hát Thái Thanh vang vọng những đớn đau riêng của phận đàn bà, mà người xưa đă nhiều lần nhắc đến bằng những công thức: hồng nhan đa truân, tài mệnh tương đố, tạo vật đố hồng nhan. Giọng hát Thái Thanh dịu dàng đằm thắm nhưng vẫn có chất ǵ đắm đuối và khốc liệt. Thái Thanh t́nh tự những khát vọng và những đau thương của hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam, những thế hệ đàn bà bị dập vùi trong cuộc chiến kéo dài hằng nửa thế kỷ, kèm theo những giằng co tranh chấp, những băng hoại của một xă hội bất an. Nạn nhân âm thầm, vô danh là những người t́nh, những người vợ, những người mẹ đă có dịp nức nở với tiếng hát Thái Thanh: từ o nghèo thở dài một đêm thanh vắng đến nàng gánh lúa cho anh đi diệt thù, đến lúc anh trở về bại tướng cụt chân, đến nhiều, rất nhiều bà mẹ Việt Nam, từ Cai Kinh ngang tàng đến Gio Linh Đồng Tháp suốt đời cuốc đất trồng khoai... Tiếng hát Thái Thanh là tiếng vọng khuya khoắt của những cơn băo lịch sử.

    Và Thái Thanh đă sống lăn lóc giữa cơn lốc đó. Từ tuổi mười lăm, mười bảy, cô Băng Thanh -tên thật Thái Thanh- đă mang ba-lô theo kháng chiến chống Pháp: Hà Nội, khu III, khu IV, chợ Sim, chợ Đại, chợ Neo, Trung Đoàn 9. Về thành, cô đă góp công, tích cực và hiệu lực vào việc củng cố, phát triển nền tân nhạc phôi thai với ban hợp ca Thăng Long, sau đó là kiếp ca nhi pḥng trà những nơi gọi là "Sài Thành hoa lệ", những đêm màu hồng, chiều màu tím.

    Trong mười năm sa mạc, Bầu trời xanh không hát, chim ǵn giữ tiếng, tiếng chim Thanh như lời Phạm Duy trong một tổ khúc. Sang Hoa Kỳ, Thái Thanh hát lại, vẫn đắm say, vừa kiêu sa vừa gần gũi, đam mê và điêu luyện.


    *

    Còn tiếp....

  3. #843
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Tiếp theo...


    Thái Thanh tạo cho mỗi tác phẩm một sinh mệnh mới: Bài hát được "Thái Thanh hóa", như đă đạt được "đỉnh cao" của cuộc đời, từ đó khó t́m thấy ai đưa nó vượt lên cao hơn nữa. Bởi Thái Thanh, ngoài giọng hát điêu luyện phong phú mở rộng trên nhiều cung bậc, c̣n có nghệ thuật làm nổi bật lời ca trong nhạc khúc và tạo ra một khí hậu, một tâm cảnh chung quanh bài hát. Nghe Thái Thanh hát là thưởng thức một khúc nhạc, một bài thơ, trong một thế giới nghệ thuật trọn vẹn. Giọng hát xoắn sâu, xoáy mạnh vào tâm tư người nghe, khi lâng lâng, khi tẻ buốt, sai khiến tâm tư vươn lên, hay lắng xuống. Giọng hát Thái Thanh tha thướt và tha thiết buộc người nghe phải sống cao hơn, sâu hơn, sống nhiều hơn. Tiếng hát Thái Thanh có lúc gợi cảm, khơi t́nh, hổn hển như lời của nước mây như lời thơ Hàn Mặc Tử.

    Khi tiếng hát cất lên, dường như mọi hữu thể làm bằng sỏi đá, sắt thép, thân xác và nước mắt phút chốc tan biến, trở nên vô h́nh, vô thể, hóa thân trong tiếng hát, khi trầm mặc, khi vút cao; Thái Thanh, phù thủy của âm thanh là một thứ Đào Nương trong truyền thuyết có ma lực hú về những âm t́nh u khuất.


    *

    Trong những cassette giới thiệu nhạc của ḿnh, Phạm Duy một đôi lần có lưu ư Thái Thanh thỉnh thoảng hát sai. Dĩ nhiên một tác giả có quyền đ̣i hỏi người khác phải trung thành với văn bản của ḿnh; riêng trong nghề ca xướng, nghệ nhân vẫn có thông lệ đổi vài chữ cho hợp với hoàn cảnh, nhất là ở Việt Nam, nền văn nghệ tŕnh diễn vốn dựa trên truyền thống truyền khẩu lâu đời.

    Ví dụ như bài Cho Nhau, Phạm Duy viết:

    Cho nhau ng̣i bút cùn trơ...
    Cho nhau, cho những câu thơ tàn mùa
    Cho nốt đêm mơ về già

    Thái Thanh hát:

    Cho nhau ng̣i bút c̣n lưa
    ...
    Cho nối đêm mơ về già

    Lưa là một chữ cổ, có nghĩa là c̣n sót lại, nhưng mang một âm thanh u hoài, luyến lưu, tiếc nuối. Ca dao B́nh Trị Thiên có câu:

    Trăm năm dù lỗi hẹn ḥ
    Cây đa bến Cộ con đ̣ vắng đưa
    Cây đa bến Cộ c̣n lưa
    Con đ̣ đă thác năm xưa tê rồi.

    Chính Phạm Duy cũng có lần sử dụng chữ lưa trong bài Mộng Du: Ta theo đường mộng c̣n lưa... Dĩ nhiên ng̣i bút cùn trơ chính xác hơn, nhưng không thi vị bằng ng̣i bút c̣n lưa.

    Cho nốt đêm mơ về già, như Phạm Duy đă viết, là cho phứt đi, cho đi cho xong. Thái Thanh thay chữ nốt bằng chữ nối, t́nh tứ và thủy chung hơn: những giấc mơ về già chỉ là tiếp nối những giấc mơ tuổi xuân mà anh không tặng được em v́ gặp em quá muộn; cho nhau chỉ c̣n trái đắng cuối mùa, nhựa sống trong thân cây chỉ c̣n dâng được cho em dư vị chua chát và cay đắng.

    Phạm Duy viết:

    Cho nhau thù oán hờn ghen...
    Cho nhau cho cơi âm ty một miền

    Thái Thanh hát:

    Cho nhau cho nỗi âm ty một miền

    Chữ nỗi vô t́nh buông ra mà hay hơn chữ cơi, v́ cơi chỉ là một miền, một không gian, một ư niệm hiện hữu, có vẻ bao la nhưng thực ra hữu hạn. Chữ nỗi vô h́nh, nhỏ bé nhưng vô hạn, đi sâu vào tâm linh con người: với tuổi già nỗi chết nằm trong cuộc sống. Cho em nỗi chết là cho tất cả những niềm hoang mang, khắc khoải, đau thương c̣n lại, nghĩa là chút t́nh yêu c̣n lưa trong từng nhịp đập yếu ớt của trái tim đă cạn dần cạn ṃn hết những mùa xuân.


    *


    Nói như thế, không có nghĩa là khuyến khích ca nhân đổi lời tác giả. Chính Thái Thanh nhiều khi hát sai, ví dụ như trong Về Miền Trung: Tan thân thiếu phụ, nát đầu hài nhi mà đổi ra thành Thương thân thiếu phụ, khóc đầu hài nhi là hỏng, nhưng người nghe dễ nhận ra và điều chỉnh. Nhiều chỗ sai, người nghe không để ư.

    Ví dụ câu này có thể xem như là một trong những câu hay nhất của Phạm Duy và tân nhạc Việt Nam:

    Về miền Trung c̣n chờ mong núi về đồng xanh
    Một chiều nao đốt lửa rực đô thành

    Thái Thanh hát một chiều mai đốt lửa... là đánh vỡ một viên ngọc quư. Chữ nao mơ hồ, phiếm định, chỉ là giấc mơ ánh sáng, màu sắc của nghệ sĩ -mà Nguyễn Tuân gọi là cơn hỏa mộng- nó chỉ là h́nh ảnh nghệ thuật, chứ Phạm Duy mong chi ngày đốt kinh thành Huế? Có lẽ ông c̣n giữ trong kư ức câu thơ của Chính Hữu(1) trong Ngày Về mà ông rất thích:

    Bỏ kinh thành rừng rực cháy sau lưng


    *

    Thơ không thể dịch được, nghĩa là không thể chuyển thơ từ ngôn ngữ nước này sang ngôn ngữ nước khác mà không làm mất hồn thơ, làm mất chất thơ, nhưng có thể chuyển thơ sang h́nh thức nghệ thuật khác như chuyển thơ sang nhạc hay phổ nhạc những bài thơ hoặc ngược lại, đặt lời thơ cho bản nhạc.

    Chúng ta có nhiều nghệ sĩ sáng tác những nhạc khúc tuyệt vời với ngôn ngữ thi ca, nhưng chúng ta có ít ca sĩ thấm được hồn thơ trong nhạc bản. Đạt tới tuyệt đỉnh trong ngành tŕnh diễn, Thái Thanh nắm vững cả bốn vùng nghệ thuật: nghệ thuật truyền cảm, nghệ thuật âm nhạc, nghệ thuật thi ca và nghệ thuật phát âm tiếng Việt, giữ địa vị độc tôn trong tân nhạc Việt Nam gần nửa thế kỷ: Thái Thanh chẳng cần làm thơ cũng đă là thi sĩ.

    Giữa những phôi pha của cuộc đời, tàn phai của năm tháng, giọng hát Thái Thanh vang vọng trong bầu trời thơ diễm tuyệt, ở đó đau thương và hạnh phúc quyện lẫn với nhau, người ta cho nhau cả bốn trùng dương và mặc tàn phai, mặc tháng năm, tiếng hát vẫn bay bổng ở chốn trần gian hoặc ở vô h́nh.

    Paris, tháng 11-1990
    Thụy Khuê
    Chú thích:
    Những lời ca trích trong bài này của nhạc sĩ Phạm Duy.

    (1) nói đến tâm trạng chiến sĩ Trung Đoàn Thủ Đô khi rời Hà Nội đầu năm 1947.

    © 1990-1998 Thụy Khuê

    Trích từ http://chuvanan.free.fr

  4. #844
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Thái Thanh : " Tiếng Hát Vượt Thời Gian "

    Tiếng Xưa đă " lỡ " nói về Thái Thanh , vậy th́ Tigon tôi cũng xin kể thêm những điều thiên hạ biết về người nghệ sĩ tài danh này

    Phạm Thị Băng Thanh (sinh năm 1934 tại Hà Nội), được biết đến nhiều nhất với nghệ danh Thái Thanh và danh hiệu "Tiếng hát vượt thời gian", là một nữ ca sĩ nổi tiếng, được xem như một trong những giọng ca tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam.

    Bà đi hát từ thuở thiếu niên trong ban hợp ca Thăng Long của gia đ́nh tại các tụ điểm văn nghệ ở Hà Nội, và thành danh từ thập niên 1950.

    Tên tuổi của bà gắn liền với các ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy và ḍng nhạc tiền chiến cũng như nhạc t́nh miền Nam trước 1975.

    Bà không theo học một lớp nhạc chuyên nghiệp nào, chỉ tự luyện giọng từ nhỏ theo các lối dân ca của đồng bằng Bắc Bộ, về sau đă tạo ra một trường phái riêng ḥa trộn giữa tính chất opera Tây Phương với dân nhạc Việt Nam, ảnh hưởng tới nhiều nữ ca sĩ giọng cao của thế hệ sau như Mai Hương, Quỳnh Giao, Ánh Tuyết...

    Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 bà ở lại Việt Nam cho đến năm 1985 th́ chuyển sang định cư ở Hoa Kỳ. Tại đây bà tiếp tục tŕnh diễn và thâu âm cho đến khi nói lời giải nghệ vào năm 2002.

    Tiểu sử

    Phạm Thị Băng Thanh sinh năm 1934 tại Hà Nội trong một gia đ́nh có truyền thống văn nghệ.

    Cha của bà là ông Phạm Đ́nh Phụng, có 2 vợ, vợ trước sinh ra Phạm Đ́nh Sỹ và Phạm Đ́nh Viêm, vợ sau sinh ra Phạm Thị Quang Thái, Phạm Đ́nh Chương và con út là Phạm Thị Băng Thanh.

    Năm 1951, Băng Thanh đi hát theo chị Quang Thái trong vùng kháng chiến với nghệ danh Thái Thanh. Cũng trong năm này Thái Hằng cưới nhạc sĩ Phạm Duy. Khi gia đ́nh Phạm Duy dinh tê về Hà Nội rồi chuyển vào Sài G̣n sống, Thái Thanh cũng đi theo.

    Năm 1956, Thái Thanh kết hôn với tài tử Lê Quỳnh tại Sài G̣n. Bà sống ở khu vực gần chợ Thái B́nh
    .
    Năm 1965 bà ly dị Lê Quỳnh sau khi đă có chung với nhau 3 con gái và 2 con trai. Sau biến cố 1975, bà ở lại Việt Nam cho đến năm 1985 th́ sang Hoa Kỳ định cư.

    Gia đ́nh

    Gia đ́nh Thái Thanh có nhiều người thành danh trong lĩnh vực âm nhạc, ngoài Thái Thanh ra, th́ chị Phạm Thị Quang Thái cũng là ca sĩ nổi tiếng với nghệ danh Thái Hằng.

    Anh trai bà, Phạm Đ́nh Chương là một nhạc sĩ lớn của tân nhạc Việt Nam và cũng là một ca sĩ với nghệ danh Hoài Bắc.

    Người anh cùng cha khác mẹ Phạm Đ́nh Viêm được biết đến nhiều với nghệ danh Hoài Trung.

    Thái Thanh, Thái Hằng, Hoài Bắc, Hoài Trung đều hát trong ban hợp ca Thăng Long nổi tiếng thời bấy giờ

    Thái Thanh trở thành em dâu của nhạc sĩ Phạm Duy sau khi ông này lấy Thái Hằng làm vợ, nên cũng là cô của các ca sĩ Duy Quang, Thái Hiền, Thái Thảo sau này. Ngoài ra bà c̣n là d́ ruột của ca sĩ Mai Hương, con gái Phạm Đ́nh Sỹ và kịch sĩ Kiều Hạnh.

    Thái Thanh có với tài tử Lê Quỳnh 5 người con: con cả là Lê Thị Ư Lan sinh năm 1957, Lê Xuân Việt sinh năm 1958, Lê Thị Quỳnh Dao sinh năm 1960, Lê Thị Thanh Loan sinh năm 1962 và Lê Đại sinh năm 1964.

    Trong số đó, Lê Thị Ư Lan sau này trở thành ca sĩ nổi tiếng Ư Lan, c̣n Lê Thị Quỳnh Dao cũng đi hát với nghệ danh Quỳnh Hương.[9] Các cháu ngoại của bà cũng có nhiều người đi theo con đường ca hát như Mai Linh, Ư Thi, Thanh Hương, Quỳnh Trang.

    C̣n tiếp...

  5. #845
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sự nghiệp

    Phạm Thị Băng Thanh bắt đầu sự nghiệp ca hát từ năm 13-14 tuổi.

    Bà sở hữu một giọng hát cũng như lối hát đặc biệt, mang tính chất opera nhưng chịu nhiều ảnh hưởng của Chầu văn, quan họ, chèo là những bộ môn nghệ thuật được bà tự rèn luyện, học tập từ thuở nhỏ tại quê hương miền Bắc. Giọng hát của bà có âm vực rộng, nằm giữa nữ trung và nữ cao, nên thể loại nhạc bà hát cũng rất đa dạng, phong phú.

    Thời kỳ đầu, bà đi hát theo chị là ca sĩ Thái Hằng ở các chiến khu Việt Minh với các bài tân nhạc thời kỳ đầu, hay các bài dân ca mới của Phạm Duy. Đến năm 1951, bà chính thức lấy nghệ danh Thái Thanh cho giống người chị Thái Hằng.

    Năm 1951, bà theo gia đ́nh Phạm Duy vào Sài G̣n lập nghiệp. Tại đây bà tiếp tục đi hát với các chủ đề về quê hương và t́nh cảm đôi lứa. Giọng hát của bà tỏ ra rất thích hợp với các loại nhạc đa dạng của nhạc sĩ Phạm Duy, từ những bài nhạc kháng chiến, nhạc quê hương, nhạc t́nh, nhạc xă hội, cho tới các bản trường ca đều được bà để lại một dấu ấn lớn. Bên cạnh đó, bà cũng là ca sĩ hát thành công rất nhiều ca khúc tiền chiến xưa, hay nhạc t́nh đương thời của các nhạc sĩ trẻ hơn.

    Bà thật sự nổi tiếng trong thập niên 1950, được rất nhiều giới yêu thích từ giới trí thức cho tới b́nh dân. Bà được coi như một diva tầm cỡ nhất của Việt Nam thời đó.

    Tiếng hát của bà ngự trị trên khắp các chương tŕnh ca nhạc truyền thanh, truyền h́nh của Việt Nam Cộng Ḥa. Trong giai đoạn đầu thập niên 1970, bà cùng với ban hợp ca Thăng Long thường xuyên biểu diễn tại vũ trường ăn khách Đêm màu hồng.
    .
    Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Thái Thanh ở lại Việt Nam. Ban đầu bà được chính quyền cộng sản mời biểu diễn các ca khúc cách mạng, nhưng Thái Thanh không chấp nhận. Do không có thái độ cầu thị, bà bị cấm hát suốt 10 năm, cho đến khi rời khỏi Việt Nam.

    Năm 1985, Thái Thanh sang Hoa Kỳ định cư cùng với gia đ́nh. Tại đây bà tiếp tục đi diễn, thâu âm, tham gia những đêm nhạc lớn cho ḿnh. Bà là khách mời danh dự của nhiều đêm nhạc hội lớn của Paris By Night. Bà cũng được mời thu thanh trên nhiều CD của trung tâm Diễm Xưa. Tại quận Cam, bà cùng với nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi từng mở ra một lớp dạy hát, đào tạo ra một số ca sĩ trẻ.

    Năm 2002, bà chính thức tuyên bố giải nghệ sau một đêm diễn cùng với các con cháu. Tuy nhiên khoảng thời gian sau đó, thỉnh thoảng bà vẫn tham gia giọng hát của ḿnh vào các đêm diễn với vai tṛ đặc biệt.

    Năm 2005, một đêm nhạc thính pḥng nhằm mang tên "Vinh danh Thái Thanh, tiếng hát vượt thời gian" được tổ chức tại Montreal, Canada, với sự tham gia của Thái Thanh cùng nhiều ca sĩ nổi tiếng của thế hệ sau như Tuấn Ngọc, Ư Lan, Trần Thu Hà,... Trong đêm nhạc này màn tŕnh diễn của bà được đánh giá là xuất sắc, dù trước đó đă có nhiều nghi ngờ về tuổi tác, cũng như sức khỏe của bà. Năm 2006, bà trở lại là nhân vật chính trong đêm nhạc "Thái Thanh và ba thế hệ".

    Đánh giá

    Giọng ca Thái Thanh được giới nghiên cứu đánh giá cao, và cũng là đề tài ca ngợi của giới văn nghệ sĩ tại miền Nam trước 1975 và tại hải ngoại sau 1975. Nhạc sĩ Phạm Duy, người song hành với Thái Thanh trong phần lớn các ca khúc của ḿnh, từng cho rằng không ai có thể thay thế được Thái Thanh trong sự diễn tả những sáng tác của ông.

    Nhà văn Nguyễn Đ́nh Toàn là tác giả của nhiều bài viết về Thái Thanh, phần lớn là những bài phát biểu cảm tưởng. Theo ông, trường hợp của Thái Thanh là một "trường hợp hăn hữu", và "Máu lửa, chiến tranh, bom đạn, chia cắt, người sống, người chết, nước mắt, mồ hôi, thấm nhập vào âm nhạc của chúng ta như thế nào, đều được phản ánh qua tiếng hát Thái Thanh."

    Bên cạnh đó, nhiều nhà phê b́nh, văn nghệ sĩ cũng có những bài nhận định về Thái Thanh, những bài này thường mang tính ca ngợi, như Thái Thanh - tiếng hát trên trời của Thụy Khuê, Thái Thanh - tiếng mẹ sinh từ lúc nằm nôi của Đỗ Việt Anh, Nụ tầm thanh của Hoàng Hải Thủy...

    Giọng hát Thái Thanh được nhà văn Mai Thảo tặng cho một biệt danh mà sau này thường được người ta nhắc đến, một cách trân trọng, bên nghệ danh của bà: Tiếng hát vượt thời gian

    Một số trích dẫn

    “ Tiếng hát đó như gắn liền với định mệnh của cả dân tộc ta, đất nước ta. ”
    —Đỗ Việt Anh “


    Thái Thanh là một danh hiệu, nhưng như có ư nghĩa tiền định: bầu-trời-xanh-tiếng-hát. Hay tiếng hát xanh thắm màu trời. Tiếng hát long lanh đáy nước trong thơ Nguyễn Du, lơ lửng trời xanh ngắt trong ṿm thu Yên Đổ, tiếng hát sâu chót vót dưới đáy Tràng Giang Huy Cận, hay đẫm sương trăng, ngừng lưng trời trong không gian Xuân Diệu, tiếng hát cao như thông vút, buồn như liễu đến từ cơi thiên thai nào đó trong mộng tưởng Thế Lữ. ”

    —Thụy Khuê“


    Tiếng hát vượt thời gian ”
    —Mai Thảo


    “ Em hát cho vàng tan nát đá
    Em hát cho anh biết ngậm ngùi ”
    —Hoàng Hải Thủy “


    Sau khi nghe nàng hát, có khi chúng ta cảm thấy nơi chính ḿnh một chút bâng khuâng, lúc bấy giờ có lẽ là niềm "nhớ nhung cơi trời" -mà Beaudelaire đă nói- dù sao giọng hát Thái Thanh vẫn không phải là giọng u buồn. Giọng Thái Thanh là một giọng ca hoan lạc, giọng hát của hạnh phúc ca xướng, giọng hát của hạnh phúc nói chung. Hăy nghe nàng vào lúc cao hứng nhất, khi giọng hát của nàng vụt nở như một nụ cười hiền dịu hướng về cơi đời này, hăy chăm chú lắng nghe...

    Giọng hát Thái Thanh lúc đó qua từng nhịp thơ và từng nhịp nhạc, như chỉ muốn nói với ta có một lời. Lời nói t́nh yêu. ”


    C̣n tiếp...

  6. #846
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Băng đĩa đă thâu âm

    Trước 1975

    Từ khoảng cuối thập niên 1950 đến 1975, Thái Thanh thâu âm rất nhiều trên đĩa than 78 ṿng, đĩa nhựa 45 ṿng, băng reel của các hăng đĩa Việt Nam, Tân Thanh, Sóng Nhạc, Sơn Ca, Shotguns, Thanh Thúy, Phạm Mạnh Cương, Trường Sơn, Cỏ May, Continental, Premier, Diễm Ca, Song Ngọc, Nhật Trường, Trường Hải, Nghệ Thuật - Tâm Anh, Nhă Ca, Thương Ca, Trần Ngọc Đức, Bảo Thu, Thùy Dương, Hoàng Trọng, Siêu Âm, Mây Hồng.

    01. Băng nhạc Thanh Thúy 7: Tiếng Hát Thái Thanh

    02. Chương tŕnh Nhạc Tuyển Selection 1: Tiếng Hát Thái Thanh (Hùng Sơn thực hiện)

    03. Sơn Ca 10: Tiếng hát Thái Thanh và Ban hợp ca Thăng Long (1975, Nguyễn Văn Đông thực hiện)

    04. Tơ Vàng 4: Thái Thanh - Tiếng Hát Vượt Thời Gian (1971)

    05. Mây Hồng 6: Thái Thanh và Ban Thăng Long (Y Vân thực hiện)

    06. Mười bài Đạo ca (1972, Phạm Duy thực hiện)

    Phát hành sau 1975

    07. Shotguns 10: Tiếng hát Thái Thanh (1980)

    08. CDs sưu tập lại các bả ghi âm cũ của các Băng nhạc sản xuất trước 1975 bởi Trung tâm Hương Xưa


    Sau 1975


    Thu âm từ 1985 đến 2003

    11. Ngày xưa Hoàng Thị (1986)

    12. Quê hương và kỷ niệm (1987)

    13. Đêm màu hồng (1988). Thái Thanh, Ư Lan, Thanh Loan, Quỳnh Hương, Lê Đại

    14. Chiều về trên sông (1988)

    15. Đêm nhớ trăng Sài G̣n (1990)

    16. Hội trùng dương (1993)

    17. Ḍng thời gian - Thái Thanh và 3 thế hệ (2004)


    http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%C3%A1i_Thanh

  7. #847
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Happy Father's Day

    Chủ Nhật này thiên hạ mừng Father's Day , nhưng sao các ông TV /VL im ĺm quá .

    Không lẽ phái nữ tụi tui lại phải ...mừng dùm ?:cool:

    Thôi , xin được gửi đến các ông nhạc phẩm : Papa , với ca sĩ Paul Anka .

    Dù muốn , dù không , nhập gia tuỳ tục , cũng xin chúc các ông :

    HAPPY FATHER'S DAY !


    Last edited by Tigon; 16-06-2012 at 10:43 AM.

  8. #848
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Sự cam? nhận của cac' papa VN ở hỉa ngoại

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Chủ Nhật này thiên hạ mừng Father's Day , nhưng sao các ông TV /VL im ĺm quá .

    Không lẽ phái nữ tụi tui lại phải ...mừng dùm ?:cool:

    Thôi , xin được gửi đến các ông nhạc phẩm : Papa , với ca sĩ Paul Anka .

    Dù muốn , dù không , nhập gia tuỳ tục , cũng xin chúc các ông :

    HAPPY FATHER'S DAY !


    Cám ơn chị Tigon, tôi chưa được nghe bài này . íts very touchy.
    Các ông VN ở hải ngoại cảm nhận mấy ngày lễ lạc của ḿnh chậm lắm , không ồ ạt nhanh chóng như dân VC, cái ǵ cũng vơ vào rất nhanh .

    Bọn mày râu tụi tôi chọn lựa và thẩm thấu dần dần . Ngày nay mới cảm được bữa cơm mà con ḿnh nó đăi . Cách trang trải và thể hiện t́nh cảm mà ḿnh tưởng như hời hợt, mà thực ra nó cũng sâu đậm trong tâm tư những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trên vùng đất mới .

    Happy Papa's day for all.

  9. #849
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Mau_Than_68 View Post
    Cám ơn chị Tigon, tôi chưa được nghe bài này . íts very touchy.
    ...........

    Cách trang trải và thể hiện t́nh cảm mà ḿnh tưởng như hời hợt, mà thực ra nó cũng sâu đậm trong tâm tư những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trên vùng đất mới .

    Happy Papa's day for all.
    Bài này nhiều người hát lắm , nhưng theo ư tôi , Paul Anka hát hay nhất.

    Tôi có 3 cháu , hai đứa lớn thay phiên nhau mời ( cả nhà +dâu-rể+cháu-nội, ngoại) , đứa này mời Mother's Day , th́ đứa kia mời Father's Day . Mỗi lần có dịp họp mặt đầy đủ như thế , thấy ấm cúng làm sao , tiền bạc không mua được niềm hạnh phúc ấy .

    Tigon

  10. #850
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    .. nhân ngày dành cho CHA>>>

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Bài này nhiều người hát lắm , nhưng theo ư tôi , Paul Anka hát hay nhất.

    Tôi có 3 cháu , hai đứa lớn thay phiên nhau mời ( cả nhà +dâu-rể+cháu-nội, ngoại) , đứa này mời Mother's Day , th́ đứa kia mời Father's Day . Mỗi lần có dịp họp mặt đầy đủ như thế , thấy ấm cúng làm sao , tiền bạc không mua được niềm hạnh phúc ấy .

    Tigon
    .
    Cảm ơn Tigon đă nhắc lên Dd. C̣n một bài hát nữa dành cho PaPa.. do ban một nữ ca sĩ chính của ABBA hát cũng rất hay và cảm động.. nmq được nghe một làn, khi đặt chân lên đất tự do.. Hôm qua Chủ nhật gia đ́nh chúng tôi .. cả đàn con, cháu.. bạn bè.. thông gia (da trắng, da vàng) cùng chung vui tại vườn hoa trong sân nhà.
    Xin cảm ơn Thượng đế, cảm ơn tất cả bạn bè quen biết.. và nhất là đàn con, cháu... và nhất là hai chắt tí hon ./. nmq
    TB : mấy ngày nay nmq bị allergy nên đau mắt.. già lắm rồi .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 23 users browsing this thread. (0 members and 23 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •