Thread: Dự trữ ngoại hối Việt Nam đang cạn kiệt

  1. #11231
    Member DrTran's Avatar
    Join Date
    02-09-2011
    Posts
    808

    Đến nay, tôi thắng CSVN rất dễ, phải nói c̣n dễ hơn đánh vàng quốc tế.

    Quote Originally Posted by Crane View Post
    Nhiều lúc ngẫm nghĩ không biết bác Tran với Thủ tướng Ba Dũng có dây mơ rễ má ǵ với nhau không mà nước cờ đi KT sao giống với những ǵ bác Tran bốc thuốc thế, sao mà trúng phóc "Chủ trương của NHNN huy động vàng trong dân thông qua các ngân hàng thương mại, sử dụng số vàng đó đưa vào dự trữ ngoại hối, đồng thời dùng nó để can thiệp bán ra khi thị trường “sốt nóng”, mua vào khi thị trường “cảm lạnh”, liên thông với thị trường thế giới bằng chính tài khoản giao dịch vàng ở nước ngoài của cơ quan quản lư, là chủ trương đúng, đă được Chính phủ bật đèn xanh. V́ sao NHNN chậm trễ thực hiện? Phải chăng đó là thứ “vũ khí” quá mới và chúng ta chưa biết sức công phá của nó đến đâu? Phải chăng đó là điều mà các bộ của Chính phủ c̣n cân nhắc trước khi thống nhất ban hành nghị định về quản lư vàng?"
    Thank you so much. Good job,
    http://toancanh.tamnhin.net/vang-ngo...-vao-vang.html
    Dear Crane, đang trong giai đoạn gay cấn vụ ngoại tệ lên giá, tôi không muốn "mách nước" cho CSVN nên xin take a rain check, không comment về đoạn trên.

    Chỉ kể bạn câu chuyện thật này. Trong nhà tôi có ông anh họ rất giỏi cờ tướng. Lần kia, hồi chưa vượt biên (nay qua Úc), anh ta đi chỗ nào đó ngoài SG, có nhiều người bày "cờ thế" đánh ăn tiền.

    Anh ta nh́n 1 ván kia, nói "cái này thí xe pháo mă, 8 nước sẽ thắng".

    Nguời kia hoảng hồn, móc ra gói thuốc mời anh tôi hút, nói "Dạ, đàn anh để em kiếm cơm nuôi vợ, sáng giờ chưa có ǵ trong bụng..."

    Nói như vậy cho bạn biết, cao thủ đánh cờ đều hiểu nhau rất rơ, biết trước nước đi của nhau, hơn thua nhiều khi chỉ là tâm lư, và định giá trị nước cờ.

    -----------------------------------

    Bàn cờ thế KT này, tôi bày ra từ 3 năm trước. Hy sinh rất nhiều ngàn giờ đồng hồ miệt mài làm việc dịch thuật cho nhiều văn pḥng luật sư, cty dịch thuật bên VN, để len lơi vào, t́m hiểu, làm quen với nhiều quan chức cấp cao ngành KT, tài chánh, ngân hàng, cả bên VN Airlines, VINCOM.

    Từ đó hiểu rơ nhiều việc thâm cung bí sử bên đó, trong nội bộ cấp cao.

    Sau này khi tôi bắt đầu đánh phá KT CSVN, th́ có thể đoán trước CSVN sẽ đi nước cờ nào.

    -----------------------------------

    Tôi gạt cho CSVN phạm sai lầm lịch sử, đó là tung ra Nghị quyết 11, là đ̣n chí mạng vào KT CSVN. Chỉ việc làm tăng lăi suất mà thôi đă đủ gây ra mấy chục tỉ USD nợ xấu không bao giờ đ̣i được, và 30% doanh nghiệp phá sản sẽ quỵt nợ hàng trăm ngàn tỉ đồng.

    Hồi bên x-cafevn, tôi in đậm xanh đỏ, font lớn, thách thức ông Dũng thế này, thế kia, để ông ta dùng chính sách tiền tệ thắt chặt, aka NQ11.

    Hồi Mỹ bị Đại khủng hoảng, chính do kích thích KT đúng, nên mới vượt qua, và năm 1937 khi ngưng kích thích th́ KT sụt lại ngay, rồi lại tung ra kích thích th́ KT lên lại.

    Tôi có ghi ra truớc đây, bạn này ghi lại:
    http://dudoankinhte.wordpress.com/20...n-c%E1%BA%A7u/

    Do đó, đang lúc khủng hoảng, mà CSVN siết chặt tiền tệ th́ đó là TỰ SÁT.

    -----------------------------------

    Bây giờ, CSVN làm ngược lại, th́ đă muộn, và cũng v́ tung tiền ra không đúng chỗ. Thay v́ tạo việc làm, th́ họ tung ra cho ngân hàng, TTCK.

    Tôi đoán biết dễ dàng, một phần do có tin t́nh báo từ nội bộ cấp cao, các bước đi kế tiếp của CSVN trong nền KT. Từ đó tính ra phương cách làm hại KT họ khá dễ dàng.

    Đến nay, tôi thắng CSVN rất dễ, phải nói c̣n dễ hơn đánh vàng quốc tế.

  2. #11232
    Member DrTran's Avatar
    Join Date
    02-09-2011
    Posts
    808
    Closed hết vàng hồi 1632. Asia xuống nhiều hơn lên, stocks Mỹ after-hour xuống nhẹ, USD lên, vàng xuống lại 1 chút.

    Do đánh nhỏ, mất công coi chừng, tôi closed hết cho xong.

  3. #11233
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    614
    Quote Originally Posted by DrTran View Post
    Closed hết vàng hồi 1632. Asia xuống nhiều hơn lên, stocks Mỹ after-hour xuống nhẹ, USD lên, vàng xuống lại 1 chút.

    Do đánh nhỏ, mất công coi chừng, tôi closed hết cho xong.
    Tôi cũng bán ra hồi 1632. Hang Seng index xuống nhiều quá, chắc v́ vậy mà vàng giảm năy giờ.

  4. #11234
    Member DrTran's Avatar
    Join Date
    02-09-2011
    Posts
    808
    Quote Originally Posted by NewTrader View Post
    Tôi cũng bán ra hồi 1632. Hang Seng index xuống nhiều quá, chắc v́ vậy mà vàng giảm năy giờ.
    Market chưa vững đâu, vàng cũng vậy. Lúc này đánh tài chánh vẫn c̣n nguy lắm, nên rút ra hoặc chỉ đánh thật nhỏ lấy feeling thôi.

  5. #11235
    Member
    Join Date
    26-05-2011
    Posts
    691
    Quote Originally Posted by DrTran View Post
    ..........
    Bây giờ, CSVN làm ngược lại, th́ đă muộn, và cũng v́ tung tiền ra không đúng chỗ. Thay v́ tạo việc làm, th́ họ tung ra cho ngân hàng, TTCK.
    Thật ra, trong cơ chế "KTTT định hướng XHCN" th́ việc trên chắc chắn xảy ra. Chúng không ưu tiên kinh tế tư nhân (ṣng phẳng với quốc doanh c̣n chưa được nữa là) th́ làm sao các công ty tư nhân vay vốn ngân hàng thuận lợi cho được. Tư nhân làm ăn c̣n phải tính lời lỗ thế nào chứ đâu dám "lại quả" cho giám đốc ngân hàng mỗi khi vay được tiền đâu.

    Trong khi đấy, mấy thằng BĐS (tư bản đỏ), TTCK th́ thoải mái được ưu đăi lăi suất, giăn nợ, ..... Rồi có dạo thấy BĐS đóng băng quá dày (hiện giờ vẫn thế), có người nói rằng BĐS không thuộc khối sản xuất nên không được ưu đăi lăi suất.

    Thế là mấy ông lớn BĐS vận động hành lang, hối lộ quan chức Việt Cộng để có được cách giải thích rằng "BĐS gián tiếp tạo việc làm cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, vận tải, ....." nên cần tiếp tục được ưu đăi vốn. Quan chức Việt Cộng cố t́nh quên rằng BĐS hiện nay đang đóng băng (tư bản đỏ quá giàu nên không chịu hạ giá bán nhà, dù đóng băng cứ để đó cũng chẳng sao, cứ quy hoạch khu vực khác để cướp đất dân với giá rẻ xây khu dân cư mới; dân quá nghèo không có tiền mua nhà ==> thành phố ma) nên vẫn tiếp tục ưu đăi lĩnh vực BĐS. Do đó, BĐS càng ngày đóng băng càng dày, theo lời bác Trần là dày hơn băng Bắc Cực.

    Cho nên bong bóng BĐS sẽ sớm nổ thôi, làm cho Việt Cộng càng sụp nhanh hơn.
    -----------------------------

    Các bạn đọc ở Việt Nam có bao giờ thắc mắc "Tại sao phần lớn người dân không đủ tiền mua nhà (đặc biệt là ở đô thị) trong khi có rất nhiều "thành phố ma" chẳng ai ở ?" hay không ? Xin thưa, đấy là do chính sách đất đai, chính sách kinh tế, quy hoạch đô thị theo kiểu giết dân của Việt Cộng đấy.
    Last edited by mountain; 30-09-2011 at 09:48 AM.

  6. #11236
    Member
    Join Date
    19-09-2011
    Posts
    50

    Sai lầm lớn của PetroVietnam trong công tŕnh lọc hóa dầu Dung Quất

    Ông Trần nói hay thiệt, từ hồi bên X-ca ông nói nhà máy dung quất đang vận hành lổ chỏng vó, không hiệu quả, nay mới có thông tin thêm nè.

    Nhà máy lọc dầu Dung Quất của Việt Nam do Tập đoàn “Anh Cả Đỏ” PetroVietnam thực hiện trị giá hơn 3,5 tỷ USD đă phá mọi kỷ lục thế giới về tỷ suất đầu tư cao (gấp 3-4 lần suất đầu tư trung b́nh cho nhà máy lọc dầu tương đương của thế giới), về thời gian thực hiện kéo dài lê thê gần 20 năm (nếu tính cả nhà máy lọc dầu ở Tuy Hạ, Long Thành th́ là gần 30 năm), và về số đối tác chính thay nhau tham gia thiết kế, thi công dự án (từ Total của Pháp, đến Zarubezneft của Nga rồi tổ hợp Technip-JGC của Pháp và Nhật), về vị trí vô lư phi kinh tế xa các trung tâm kinh tế công nghiệp vốn được chọn chỉ bằng ư chí chính trị…

    Nhưng cái bất hạnh của dân Việt Nam với dự án này c̣n chưa dừng ở đó, nó sẽ vẫn c̣n là nỗi đau phải chữa trị của nước ta, là cái giá đắt dân ta phải trả cho những sai lầm lớn của PetroVietnam khi thực hiện dự án.

    Những sai lầm lớn đó vẫn đang được PetroVietnam cố t́nh che dấu để xóa dần đi trong vài thập niên tới bằng đồng tiền thuế của người dân Việt Nam…

    Không cam ḷng tiếp tục thụ động nh́n cảnh một nhóm bè lũ lợi ích lừa bip và ăn cắp của cải công sức của cả hơn 80 triệu dân Việt c̣n đang phải vất vả kiếm ăn hàng ngày, tôi quyết định gửi bài này lên Dân Luận và Bauxite Việt Nam để toàn dân cùng biết.

    Sai lầm lớn đầu tiên của PetroVietnam nằm ngay trong luận chứng kinh tế kỹ thuật: NGUỒN DẦU THÔ?

    Nhà máy lọc dầu Dung Quất được thiết kế để chế biến 100% là dầu ngọt Bạch Hổ (có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp), vốn không ăn ṃn phá hủy thiết bị.

    Nhưng nay dầu Bạch Hổ đă giảm sản lượng, không đủ cung cấp cho nhà máy và sẽ nhanh chóng dần hết hẳn trong vài năm tới, nên PetroVietnam ngay từ năm đầu tiên đă và đang phải đi nhập dầu thô khác cho nhà máy lọc dầu Dung Quất.

    Tuy nhiên, nhập dầu ngọt để chế biến rất khó, v́ hiếm, không có nguồn nhập ổn định. Nếu nhập từ Trung đông về th́ rất phi kinh tế. Bản thân dầu thô ngọt như dầu Bạch Hổ đă là hiếm và PetroVietnam chỉ bán cho các khách hàng (chủ yếu là Nhật) để dùng làm nhiên liệu (phát điện) với giá cao, v́ không cần qua chế biến.

    Cũng v́ thế, nhập dầu ngọt về nhà máy Dung Quất để chế biến là rất đắt đỏ, nên không kinh tế. Nếu nhập dầu ngọt từ xa về chế biến thành các sản phẩm dầu của nhà máy Dung Quất sẽ bị lỗ hàng vài trăm ngh́n đôla mỗi ngày. Với công suất hiện nay, khoảng 6,5 triệu tấn/năm hay gần 20,000t/ngày, nhà máy Dung Quất sẽ lỗ khoảng nửa triệu USD/ngày, lỗ vài trăm triệu USD mỗi năm.

    Hiện nay dầu ngọt từ Bạch Hổ về không đủ và PetroVietnam đă phải nhập dầu chua từ nơi khác về pha trộn với dầu ngọt rồi chế biến để đảm bảo công suất và sản lượng được giao (và ép Petrolimex phải tiêu thụ v́ Petrolimex có thể nhập dầu tốt hơn với giá rẻ hơn dầu Dung Quất), bất chấp hiệu quả kinh tế và rất nhiều rủi ro kỹ thuật, thêm vào đó là chất lượng các sản phẩm cuối cùng cũng của nhà máy lọc dầu Dung Quất không bảo đảm nên càng khó tiêu thụ.

    Có nghĩa là, anh cả đỏ PetroVietnam đă bỏ ra 3,5 tỷ USD của nhà nước để đầu tư một nhà máy mà nếu khai thác nó đúng theo thiết kế và công suất, nhà nước ta sẽ phải chịu lỗ thêm 300-500 triệu USD/năm nữa! Nếu không có 500 triệu USD nữa hàng năm th́… hăy vất bỏ 3,5 tỷ USD đă đầu tư đi!?

    Đó là sai lầm kinh khủng thứ nhất của PetroVietnam trong việc lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho dự án – cái luận chứng mà nh́n qua đă thấy nó bất chấp mọi cơ sở kinh tế và kỹ thuật sơ đẳng nhất.

    Đáng tiếc và đáng mừng là đây là công tŕnh thực hiện theo ư chí tập thể dân chủ đảng lănh đạo, nên sẽ chẳng t́m ra ai chịu trách nhiệm việc này, chỉ toàn những người có công giấu diếm việc này giúp đảng cho nó khỏi bung ra trước nhân dân thôi.

    Do nhà máy được thiết kế hoàn toàn chỉ cho dầu ngọt, lại phải dùng để chế biến dầu chua (vốn có hàm lượng lưu huỳnh cao) nên vấn đề vận hành, khai thác nhà máy “mới tinh” hiện nay đă trở nên rất nguy hiểm về kỹ thuật và an toàn, dù nhà máy mới đi vào khai thác hơn một năm.

    Chỉ một thời gian ngắn, toàn bộ các hệ thống van, bơm, đường ống và các thiết bị khác đă và sẽ bị lưu huỳnh trong đầu chua phá hủy từ bên trong, khiến chi phí khai thác, bảo dưỡng nhà máy lên rất cao.

    Thực chất, nhà máy Dung Quất cần phải được hoán cải nâng cấp để có thể chế biến dâu thô chua (th́ mới kinh tế và an toàn), nhưng v́ PetroVietnam đă đầu tư quá lớn, khoảng 3,5 tỷ USD cho nhà máy công suất chỉ 6,5 triệu Tấn dầu thô ngọt/năm (trong khi, theo Petromines, suất đầu tư trung b́nh hiện nay trên thế giới chỉ là khoảng 1,2 tỷ USD cho nhà máy 10 triệu tấn/năm), nên PetroVietnam không thể có lư do ǵ để xin tiền chính phủ cho việc hoán cải năng cấp rất cần thiết mà khó nói ra này, chỉ v́ PetroVietnam đă đầu tư sai nhà máy trị giá 3,5 tỷ USD mà vẫn không thể khai thác hiệu quả!

    Chả lẽ lại: “Báo cáo thủ tướng, chúng em lỡ đầu tư sai (xài hết) 3,5 tỷ USD cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất rồi mà chưa xong, chưa thể khai thác được. Thủ tường duyệt cho em thêm 1-2 tỷ USD để hoán cái nâng cấp nó th́ em móí đảm bảo hàng năm có 6,5 triệu tấn sản phẩm xăng dầu nhăn hiệu VN cho nội địa”? Đó là cái sai lớn thứ hai của PetroVietnam: CÁI SAI GIẤU TỘI!

    Thay v́ đối diện sai lầm trên để xử lư vượt qua, dân ta chỉ thấy PetroVietnam báo công rầm rộ với đảng với dân rằng nhà máy lọc dầu Dung Quất mới 1 năm nay đă có doanh thu khủng là… (PetroVietnam tính luôn giá dầu thô đầu vào trong doanh thu của NM Dung Quất để báo cáo, trong khi doanh thu thuần của nhà máy lọc dầu chỉ là giá gia công dầu thô, chừng 20-30 USD/tấn cho sản lượng 6,5 triệu tấn/năm chỉ là khoảng 180 triệu USD/năm, chưa đủ cho PetroVietnam trang trải chi phí vận hành nhà máy).

    Hay là các bác bên trên biết cả rồi, nhưng v́ đă cùng chung chia phần trong cái 3,5 tỷ USD kia rồi nên họ đang cùng nhau t́m cách lấp liếm?

    Để cứu văn t́nh h́nh, Tập đoàn kinh tế hùng mạnh nhất VN ta - anh cả đỏ PetroVietnam đang cố gẳng “đẩy nhanh” nhà máy sang giai đoạn II mở rộng công suất nhà máy lên thành 10-12 triệu tấn/năm vốn dự kiến sau ít nhất 5-10 năm khai thác nhà máy giai đoạn I công suất 6,5 triệu tấn/năm hiện nay - ḥng có tiền cho việc hoán cải nâng cấp cần thiết trên. Nếu dự án mở rộng được vẽ ra là cần 1-2 tỷ USD nữa th́ c̣n phải cộng thêm 0,5-1,0 tỷ USD cho hoán cải nâng cấp thiết bị ngọt thành chua nữa. Nghe nó mới chua làm sao! Cứ như chúng ta đang nói đến tỷ đôla của Zambabê hay Mozămbic!

    Như vậy, chi phí để nâng cấp nhà máy Dung Quất sao cho có thể chế biến dầu chua, dự kiến khoảng 0,5 -1,0 tỷ USD sẽ phải nằm “phục” trong vốn đầu tư mở rộng nhà máy sắp tới để chính phủ duyệt (mà chính phủ sẽ phải không biết?)!

    Đó sẽ là sai lầm lớn thứ ba, sai lầm kép: LỪA DỐI CẤP TRÊN (ở đây có thể sẽ là chính phủ, sic), và nhập nhèm trong công việc dự toán công tŕnh với các đối tác bên ngoài và các đơn vị nội bộ bên trong. Đúng là con voi, hay ở đây là cả đàn voi, cũng chui qua cái kim, đơn giản! Có việc ǵ mà Tập đoàn anh cả đỏ PetroVietnam không làm được hay không dám làm nhỉ?

    Nhưng nếu không mở rộng nhà máy Dung Quất gấp th́ sao? Th́ nó sẽ sụp! (hoặc sẽ nổ tung!). V́ thiết bị nào cũng có những cái ṿng bi, gioăng đệm cao su, sắt thép, hợp kim… chỉ chịu được dầu ngọt Bạch Hổ thôi. Khi làm việc với dầu chua chúng vận hành “x́ xụp” th́ khả năng sẽ gây ra cháy nổ và các loaị sự cố rất cao… Giống như nhà máy nước ngọt Thủ Đức vốn lấy nước ngọt sông Đồng Nai đem lọc và khử tạp chất rồi cung cấp cho Tp.HCM nay lại phải lọc nước ngọt từ nước biển Vũng Tàu vậy – mọi thứ sẽ bị han rỉ nhanh chóng v́ nước biển, và chuyện sẽ xảy ra tương tự như đang xảy ra ở nhà máy lọc dầu Dung Quất của PetroVietnam, nhưng tất nhiên ở Dung Quất nguy hiểm hơn nhiều.

    Nhưng rồi PetroVietnam cũng sẽ có số tiền X + Y cho cả hoán cải và mở rộng nhà máy Dung Quất thôi, thêm có vài ba tỷ USD nữa ấy mà!

    Để có tầu cao tốc chả biết sẽ lợi lộc cho mấy bà mẹ đi chợ và bao nhiêu trẻ em đi học mà Chính phủ c̣n sẵn sàng chi hàng trăm tỷ USD của dân cơ mà!

    PetroVietnam sẽ báo cáo chính phủ và quốc hội rằng vận hành nhà máy Dung Quất sau giai đoan I công suất 6,5 triệu tấn/năm hiện nay đă lăi lắm rồi – như chúng em đă báo cáo! (thực ra là chúng em đă nói láo!), nhưng chỉ cần thêm 2-3 tỷ USD nữa là có công suất gần gấp đôi và lăi th́ gấp ba gấp bốn?! (chúng em lại xin nói láo tập thể tiếp!)… Chính phủ nào nghe mà chẳng ham, nhất là cái chính phủ ta - toàn các chuyên gia nói láo với dân! “V́ lợi dân, v́ ích nước” th́ chuyện ǵ chính phủ ta chẳng dám làm!

    Và thế là nỗi đau nhức nhối mang nhức tên nhà máy lọc dầu Dung Quất - PetroVietnam của dân Việt vẫn cứ bị che đậy kín và cứ thể sẽ tiếp diễn dài dài, trong vài chục năm nữa. Thế là Quốc Hội và chính phủ ta sẽ vẫn tiếp tục để PetroVietnam phạm những sai lầm “tập thể” và lừa dối “tập thể” cả đất nước ta, chỉ v́ vài vị trong chính phủ và quốc hội lỡ há miệng mắc đôla?

    Tiền vay để có nhà máy lọc dầu Dung Quất 3,5 tỷ USD nước ta chưa kịp trả cent nào th́ chính phủ sẽ lại vay cho PetroVietnam thêm 2-3 tỷ USD nữa.

    Chỉ có dân Việt ta là cứ è cổ ra mà trả nợ, đến đời con, đời cháu chúng ta c̣n chưa trả xong đâu!

    Và Đảng c̣n bắt dân ta phải biết ơn đảng và PetroVietnam v́ thầy tṛ họ đă cống hiến cho đất nước cái nhà máy lọc dầu Dung Quất hoành tráng ấy!

    Ôi, dân Việt đau thương! Chúng ta có quyền được biết những điều trên!
    http://danluan.org/node/10075

  7. #11237
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    614
    Qua nay, mỗi khi sàn Âu mở cửa, th́ vàng hay được đánh lên, nay 1631.

  8. #11238
    Member
    Join Date
    18-07-2011
    Posts
    34

    T.S Lê Đăng Doanh: “Đến lúc nh́n thẳng vào sự thật”

    "Hỏi T.S có bi quan quá không khi nói rằng: “không nghi ngờ ǵ nữa, t́nh h́nh KT-XH nước ta đang ở t́nh trạng xấu nhất từ năm 1991 đến nay”, ông liền hỏi lại, “thế bạn thấy có ai phản đối không?”. "

    http://cafef.vn/20110930022419930CA3...ao-su-that.chn

    Sắp xong phim roài.
    Đảng ta sắp xuống lỗ rồi hehe.
    Last edited by Oneday; 30-09-2011 at 09:06 PM. Reason: Xóa nội dung gây hiểu lầm

  9. #11239
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    149

    Thấu hiểu: Bài học đắt giá cho Việt Nam từ suy thoái bất động sản

    Tác giả: John Ruwitch và Trần Lệ Thùy

    Nguồn: http://www.reuters.com/article/2011/...78M10H20110923

    HÀ NỘI | Thứ Sáu 23 Tháng Chín, 2011 12:12am EDT

    (Reuters)– Giống như nhiều người muốn kiếm tiền dễ dàng trong thị trường bất động sản Việt Nam, Nguyễn Thu Hương vay 500 triệu đồng (24.000 USD) từ một ngân hàng hồi tháng Tư để mua một căn hộ mới mà cô ta thật sự không cần đến, mục đích chỉ chờ bán. Câu hỏi duy nhất cô ta nghĩ đến lúc đó là sẽ lời lớn đến mức nào.

    Năm tháng sau, nếu bán được là cô ta may lắm rồi.

    Thị trường BDS đă đứng chựng, bị tấn công ở mọi mặt v́ lạm phát tăng vọt, mức tiền lời cao ngất trời và sự cắt giảm cho vay. Các nhà thầu xây cất đang cho dừng lại các đề án đang làm hoặc tŕ hoăn các đề án mới. Giá bất động sản đang rớt xuống từ mức cao chóng mặt của những năm 2006, 2007 và các nhà môi giới c̣n đón chờ thêm nhiều thua lổ trước mặt.

    "Thị trường bất động sản đang ở t́nh trạng tồi tệ nhất," ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai và một trong những triệu phú về bất động sản tầm cỡ nhất được biết đến tại Việt Nam đă nói vậy.

    "Tôi dự đoán thị trường sẽ c̣n tiếp tục đi xuống."

    Nh́n lại bốn năm trước, các nhà đầu cơ đă xếp hàng để mua các địa ốc cũng như các nhà thầu xây cất tiến hành xây dựng toàn bộ
    các khu đô thị tại một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Điều này khuấy lên kỳ vọng rằng quốc gia Cộng Sản của gần 90 triệu người (Việt Nam) sẽ sớm bước vào một kỷ nguyên mới của sự thịnh vượng.

    Giờ đây, các cao ốc văn pḥng trống rỗng và khu phức hợp căn hộ xây dựng dở dang tăng lên một nửa từ những đường phố đông nghịt. Nó đang đe dọa tới những mảng kinh doanh lớn của ngành ngân hàng, nơi có khoảng 10% các khoản nợ xấu được chính thức niêm yết là liên quan đến bất động sản.

    Số tiền thực tế có thể cao hơn và chưa tính đến hàng tỉ đô la trong các khoản vay khác có tài sản thế chấp.

    T́nh h́nh suy thoái diễn biến phức tạp có thể sẽ làm sự phục hồi kinh tế gặp nhiều khó khăn mà các nhà kinh tế đă kỳ vọng về một sự chuyển biến sau gần một năm lạm phát hai con số

    "Tôi sợ rằng chúng ta đă chứng kiến sự sụp đổ của thị trường nhà đất nhưng chúng ta chưa chứng kiến một Lehman Brothers thứ 2", ông Jonathan Pincus, Giám đốc Chương tŕnh Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại thành phố Hồ Chí Minh, ám chỉ tới sự sụp đổ của nhà đầu tư bất động sản một thời hùng mạnh của Hoa Kỳ trong tháng 9 năm 2008.

    Hương và những khách hàng khác đang học cách chấp nhận rằng giá bất động sản có thể dịch chuyển theo cả hai hướng ngay cả ở Việt Nam.

    "Chúng tôi có thể bán căn hộ ngay lập tức kiếm lăi 200 triệu đồng (9600 USD) nhưng chúng tôi hy vọng sẽ có được lăi 500 triệu đồng (24,000 USD) nếu chờ đợi thêm vài tháng," Hương cho biết. Cô ta đang làm việc ở một cơ quan chính phủ tại Hà Nội có liên quan đến lĩnh vực bất động sản.

    Trong khi đó, cô ấy phải trả lăi là 7,5 triệu đồng (360 USD) một tháng, một số tiền lớn tại một quốc gia thu nhập trung b́nh hàng năm là khoảng 1.100 USD. Phần trả góp thứ 2 của khoản vay 500 triệu đồng sắp đáo hạn sớm.

    "Tôi không đủ khả năng trả nợ nữa," cô ta nói.

    ĐÓI VỐN
    Các nhà thầu xây cất cũng đang cảm thấy khó khăn.

    Trong chiến dịch chế ngự mức lạm phát cao nhất châu Á, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hay ngân hàng trung ương, đă tăng mạnh lăi suất trong năm nay và ra lệnh các ngân hàng thương mại khống chế mức cho vay trong lĩnh vực "phi sản xuất" , trong đó có bất động sản, xuống mức 16% của tổng dư nợ tín dụng ngân hàng vào cuối năm.

    Đó là phương pháp hiệu quả để ngăn chặn ḍng tiền mặt nuôi sống nhiều nhà thầu xây cất bất động sản, khiến cho cầu giảm và tiền ứng trước từ khách hàng cạn kiệt.

    Khi thị trường bùng nổ, nguồn vốn của các nhà thầu xây cất có khoảng 20% tiền mặt từ ngân hàng cấp cho và 80% từ các khoản tiền ứng trước. Nhưng tỷ lệ đó đă thay đổi vào năm 2010, ông Nguyễn Xuân Thành, một nhà nghiên cứu tại Trường Harvard Kennedy School of Government và người đứng đầu chương tŕnh chính sách công tại Trường Fulbright cho biết.

    "Về cơ bản các nhà thầu xây cất không thể bán", ông nói.

    Hoàng Anh Gia Lai, hay HAGL, một trong những tập đoàn đa ngành lớn nhất của Việt Nam, gắn chặt phần lớn vào lĩnh vực phát triển bất động sản, là một ví dụ.

    Sau khi trở thành công ty Việt Nam đầu tiên niêm yết vào Tháng Ba trên sàn chứng khoán London, nó thông báo lợi nhuận trước thuế và lăi vay âm trong quư II năm nay sau vài quư liên tiếp không khả quan.

    Công ty này, với tiềm lực mạnh mẽ về căn hộ trung cấp tại thủ đô thương mại nhộn nhịp của thành phố Hồ Chí Minh, đă bị " giáng một cú mạnh" bởi suy thoái bất động sản và bị tŕ hoăn ít nhất ba dự án theo như Công ty môi giới chứng khoán Sài G̣n (SSI) cho biết trong một báo cáo.

    HAGL bây giờ đă quyết định chuyển hướng ra khỏi sự phụ thuộc vào bất động sản. Trong năm 2010, 90% thu nhập của nó có nguồn
    gốc từ lĩnh vực bất động sản. Đến năm 2014 sẽ là 20%, ông Chủ tịch Đức cho biết.

    "Sẽ không bao giờ có lại thời kỳ vàng son cho bất động sản như năm 2007," ông nói, khi biên lợi nhuận "khủng khiếp" lên tới 200-300%.

    Peter Ryder, Giám đốc điều hành của Indochina Capital, quản lư 3 quỹ-đóng tư nhân đầu tư bất động sản với hơn 2 tỷ USD của các dự án được quản lư và phát triển tại Việt Nam, cho biết đang bắt đầu xuất hiện hiện tượng đói vốn đầu tư.

    "Hoặc là họ không thể có thêm tiền từ các ngân hàng v́ các ngân hàng đă được thông báo" không cấp thêm tiền cho bất động sản ", hoặc họ không thể trả lăi cho các khoản vay mới, để mặc các khoản vay cũ tại đó," , ông nói.

    QUÁ ĐÁNG
    Trong bốn năm qua, tăng trưởng tín dụng trung b́nh đạt 35% mỗi năm. Nó cộng thêm gần 100 tỷ USD tín dụng mới, gần bằng sản lượng kinh tế của đất nước này trong năm 2010. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), nó đồng thời làm ph́nh tỷ lệ tín dụng Việt Nam lên tới 125% GDP. Các khoản nợ xấu cũng tăng lên.

    Vào cuối năm ngoái, ngân hàng trung ương báo cáo tỷ lệ nợ xấu là 2,16%. Hai tuần trước, NHNN cho biết tỷ lệ nợ xấu vào tháng Bảy là 3,04% - tăng hơn 40%. Thống đốc Ngân hàng trung ương Nguyễn Văn B́nh cho biết tỷ lệ nợ xấu có thể đạt tới mức 5% vào cuối năm nay.

    Ngày 1 tháng 9, cơ quan xếp hạng tín dụng Moody's Investors Service tin rằng chất lượng tài sản ngân hàng Việt Nam "tồi tệ hơn nhiều" so với báo cáo chính thức.

    Các nhà phân tích đều đồng t́nh và một số người cho rằng con số thực có thể cao hơn.

    Bất động sản chỉ là một phần của bức tranh nợ xấu. Những doanh nghiệp quốc doanh ngập nợ, kém hiệu qủa như tập đoàn đóng tàu Vinashin cận kề phá sản tiếp tục chồng chất thêm mức thua lỗ khủng.

    Tuy nhiên, sau khi bùng nổ đầu cơ (bất động sản), nó đă đẩy giá cả cao đến mức mà HAGL của ông Đức gọi là "quá đáng". Việc này khiến các doanh nghiệp nhà nước mở ra những cánh tay nối dài sang bất động sản, các khoản vay thế chấp bất động sản mà có thể nói là độc hại nhất.

    Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia có trách nhiệm tư vấn cho chính phủ, đă được trích dẫn trong Thời báo Kinh tế Sài G̣n vào ngày 19 tháng 9 nói rằng khoảng một nửa các khoản nợ xấu không thể thu hồi được, với các khoản vay bất động sản chiếm số lượng lớn.

    Nguy cơ cao nhất là một số ít các ngân hàng nhỏ. Các ngân hàng lớn nhất cho vay bất động sản tương đối thấp, trung b́nh khoảng 10%.

    Nhiều ngân hàng nhỏ cho vay bất động sản lên tới 30-40%, và một số thậm chí lên tới 50%. Một tờ báo nhà nước trích lời ông Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, nói trong tuần này.

    Chưa có ngân hàng nào gặp khó khăn nhưng các nhà thầu bất động sản cũng như các nhà đầu tư lớn đang được theo dơi chặt chẽ.
    Họ đă chuyển một lượng lớn vốn vào các dự án bất động sản dưới các vỏ bọc khác nhau.

    Phương tiện truyền thông nhà nước nói rằng một số ngân hàng lớn có tỷ lệ nợ xấu tổng thể trên mức trung b́nh. Tại ngân hàng lớn nhất,ví dụ Agribank, nợ xấu là 6,67%. Ông Chủ tịch Nguyễn Ngọc Bảo cho biết chủ yếu nợ xấu nằm trong khoản cho vay bất động sản, VnExpress.vn đưa tin.

    NHÀ BÀI LÁ
    Tuy nhiên, hai vấn đề thực chất chỉ là mối quan tâm về vấn đề: sự thiếu minh bạch trầm trọng và bí mật mà ai cũng biết rằng nhiều ngân hàng sẽ làm bất cứ điều ǵ để lấp liếm tỷ lệ nợ xấu của họ.

    Nếu các ngân hàng không đáp ứng được mục tiêu hạ tỷ lệ dư nợ tín dụng trong lĩnh vực phi sản xuất xuống 16% của ngân hàng trung ương , họ sẽ phải tăng gấp đôi dự trữ bắt buộc và bị cấm không được mở chi nhánh mới.

    Biết họ không thể đạt được các mục tiêu một cách hợp pháp, các nhà phân tích nghi ngờ một số ngân hàng đang khôn khéo đảo nợ hoặc tái phân loại ẩn số nợ bất động sản Việt Nam.

    Một nhân viên môi giới bất động sản có kinh nghiệm của Việt Nam nói: "Chúng tôi nghĩ các ngân hàng sợ đến chết khi đi đ̣i nợ xấu bởi v́ họ phải báo cáo việc đó và họ không có tiền để tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc",.Người này từ chối được nêu danh tính v́ tính chất nhạy cảm của vấn đề.

    "Không ai muốn nói sự thật bởi v́ sau đó toàn bộ nhà bài lá này sẽ sụp đổ."

    Năm ngoái, mánh khóe mới nổi lên là ngụy trang các khoản vay bất động sản bằng trái phiếu doanh nghiệp, Thành cho biết.
    "Mánh khóe này được rất nhiều nhà thầu bất động sản lớn sử dụng", ông ta nói thêm rằng không thể biết được mức độ gian lận bởi v́ tất cả được thực hiện như trái phiếu phát hành riêng lẻ của doanh nghiệp.

    Vào cuối tháng Tám, một báo cáo của Credit Suisse vạch ra rủi ro trong lĩnh vực doanh nghiệp và ngân hàng. Trong kết luận của báo cáo có lưu ư cho các nhà đầu tư tiềm năng: "Chúng tôi khuyên nên tránh các dịch vụ tài chính và bất động sản (Việt Nam) bởi các lĩnh vực này nằm trong trung tâm của mức nợ nguy cấp của Việt Nam. "

    Ngân hàng trung ương đang t́m giải pháp. Nó có kế hoạch để giúp 10 ngân hàng nhỏ có các vấn đề thanh khoản dù không công khai tên các ngân hàng đó. Và NHNN đang công khai thảo luận về các phương án sáp nhập có thể.

    "Điều nguy hiểm là nếu chính phủ không thể buộc các ngân hàng tái cơ cấu, hoặc ít nhất đ̣i lại càng nhiều càng tốt nợ xấu của họ, th́ nó sẽ trở thành một vấn đề. Sẽ có những tác động tài khóa tới chính phủ bởi về mặt chính trị ,họ không cho phép các ngân hàng phá sản ", Thành nói.

    "Họ vẫn có thể khắc phục vấn đề bằng cách nào đó, nhưng họ phải làm điều đó ngay."

    (Biên tập bởi Jason Szep)

    Dịch và hiệu đính bởi: Dự đoán kinh tế Việt Nam

  10. #11240
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    149

    Post hộ bài của bác Trần

    Chào các bạn, chút nữa tôi đi Đông Nam Á 3 ngày, sẽ không post bài cho đến thứ 3 hoặc 4 tuần sau - trừ khi có ǵ khẩn cấp tôi có thể dùng cloud computers post tin quan trọng. Lư do là để bảo mật địa điểm.

    Các bạn chú ư, thứ 2 là đầu Q4, nhiều hedge funds, investment funds, CP, sẽ tái cấu trúc portfolio của họ. Volatility sẽ rất cao.

    Vàng có thể tăng hoặc giảm hơn 100 USD không cần lư do, ví dụ như CP TQ quyết định mua vào hay bán ra 1 vài ngàn tấn vàng trong Q4 th́ chỉ là chuyện nhỏ đối với họ, do nay họ có trong tay khoảng 3000 tỉ USD ngoại tệ mạnh.

    Chúc các bạn 1 cuối tuần vui vẻ. t.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 34 users browsing this thread. (0 members and 34 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 12-12-2011, 04:03 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 08-12-2011, 07:40 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 14-10-2011, 06:54 PM
  4. Replies: 7
    Last Post: 14-07-2011, 08:19 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •