Page 12 of 14 FirstFirst ... 2891011121314 LastLast
Results 111 to 120 of 134

Thread: QUYỀN MỞ MIỆNG /HĂY LẮNG NGHE TIẾNG NÓI CUẢ CÁC NHÂN SĨ TRONG NƯỚC

  1. #111
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bản thân cái việc ông muốn tính tuổi đời của biểu t́nh theo hệ quy chiếu của nhân loại học đă cho thấy ở ông một định lượng hiểu biết chưa tới tầm kiến thức phổ thông.

    Học sinh PTCS tôi không rơ lắm, nhưng THPT th́ các cháu đă học lướt qua hầu hết các thành tựu của nền văn minh nhân loại. Từ thủa loài người c̣n ăn lông ở lỗ th́ làm ǵ có biểu t́nh, mà có ai cai trị ḿnh như chính phủ đâu mà phải đi biểu t́nh để mà “chống chính phủ” như ông rao giảng? Dưới chế độ nô lệ th́ người nô lệ được đếm bán cùng lúc với gia súc, đào đâu ra quyền tự do biểu t́nh? Nặng nề và đáng nói nhất là dưới chế độ phong kiến thời trung cổ.

    Thời kỳ này văn minh vật chất và văn hoá tinh thần của nhân loại từ Đông sang Tây nói chung đă phát triển khá, không ít nước đă có pháp luật. Nhưng đây là “pháp luật” của kẻ thống trị bất hợp pháp. Cho đến khi sụp đổ chế độ này vẫn bất di bất dịch duy tŕ tín điều “vua là con Trời (hoặc chúa Trời), thay mặt Vua Cha để cai trị dân chúng”, quyền lực của vua là tối thượng, “vua bảo chết th́ bề tôi phải chết”. Đó là đặc điểm chung nhất của tất cả các chế độ quân chủ thời trung cổ.

    Đă nói quân chủ th́ làm ǵ có dân chủ nữa! Có khi ta khai thác các khía cạnh có ư nghĩa tích cực nào đó để đề cao các yếu tố thân dân, quư dân th́ đó cũng chỉ là những “yếu tố” mà thôi. Xă hội thời trung cổ một màu tối đen khắp thế giới.

    Ngay cả nhièu nước châu Âu đă qua thời kỳ Phục hưng và đầu thế kỷ Ánh sáng (thk. XVIII) đă xuất hiện nhiều nhà triết học, khoa học, văn học vĩ đại, v́ con người và làm rạng danh con người, nhưng về xă hội vẫn chưa bước qua được một thể chế nào khác chế độ quân chủ chuyên chế. Phải đến cách mạng Mỹ thành công, nhà nước Hợp chúng quốc Hoa Kỳ [nước mà ông nghị vẫn gọi nhầm là Hợp chủng quốc ấy đấy] ra đời ( 4-7-1776).

    Đó là nhà nước theo thể chế cộng hoà (tức mọi người b́nh đẳng) dân chủ (tức dân làm chủ, không có vua) đầu tiên trên thế giới. Cuộc cách mạng đó của người Hoa Kỳ là một cột mốc lớn của nhân loại, mở ra cả một thời kỳ mới của văn minh nhân loại (chính cái từ “văn minh” mà hồi đầu thế kỷ XX người Việt Nam ḿnh hay dùng là với nghĩa ấy:

    Do nhiều nước Âu - Mỹ đă đạt được chế độ dân chủ cho nên người ḿnh gọi họ là những nước văn minh, nước nào c̣n vua quan tức là chưa có dân chủ cũng tức là c̣n lạc hậu, chưa văn minh).

    Văn minh Âu - Mỹ có ảnh hưởng nhân quả qua lại với nhau, sau Cách mạng Mỹ tiếp đến một mốc lịch sử khác cũng rất vĩ đại là Cách mạng Pháp 1789 lật đổ chế độ thống trị của ḍng họ Bourbon. Nếu Cách mạng Mỹ chưa có đối kháng về thể chế, khai sáng lập ra nhà nước dân chủ không vua, th́ Cách mạng Pháp lại là một tấm gương khác: lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại có một nước mà người dân vùng lên lật đổ chế độ phong kiến tồn tại bao đời để giành lấy quyền tự do dân chủ.

    Ư nghĩa xă hội của hai cuộc cách mạng này rất to lớn, ảnh hưởng rộng khắp đến tiến tŕnh phát triển của nhân loại.

    Chính v́ thế Tuyên ngôn độc lập nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo mở đầu đă trích dẫn ngay cả hai bản Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ (1776) và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp (1791): (trích):


    “Hỡi đồng bào cả nước,

    "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền b́nh đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".

    Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy rộng ra, câu ấy có ư nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra b́nh đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.

    Bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 cũng nói: "Người ta sinh ra tự do và b́nh đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự do và b́nh đẳng về quyền lợi".

    Đó là những lẽ phải không ai chối căi được.” (Báo điện tử ĐCSVN)
    http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/Ne...etail.aspx?co_
    id=30196&cn_id=11999 7


    Ông Phước có vẻ dè bĩu cái mà ông gọi là “khuôn vàng thuớc ngọc”, lấy làm quái lạ tại sao lại phải dùng nó “để đo chiều cao, chiều rộng, chiều sâu của cái gọi là tự do dân chủ”(sic: đă chiều cao, lại chiếu sâu!). Nhưng ông Phước ạ, chính Chủ tịch Hồ Chí Minh nói trích dẫn từ các cái “khuôn vàng thước ngọc” ấy đấy! “ Đó là những lẽ phải không ai chối căi được ”, cũng tức là khuôn vàng thước ngọc của xă hội văn minh tiến bộ ngày nay đấy. Không biết ông Phước và mấy vị đồng ư với ông có “chối căi” được cái chân lư phổ quát đó không?


    Không muốn nói điều ǵ làm mếch ḷng ông, nhưng với những phát biểu của ông tại hội trường QH tôi thực không dám tin đó là những lời ư có đủ sự tôn kính của ông đối với các vị ĐBQH và cả đối với các đồng bào của ông nữa.

    Ngô Đức Thọ

    http://xuandienhannom.blogspot.com/2...eng-ve-ong.htm

  2. #112
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Việt Nam vẫn chuộng luật rừng

    VietTuSaiGon

    Sôi động nhất tháng 11/2011 là t́nh trạng cát cứ nổi lên trong bộ máy cầm quyền tại Việt Nam.

    Đơn cử như chuyện chính quyền TP.HCM ứng xử không giống ai trong việc thu hồi sách của Nguyễn Vĩnh Nguyên, trong khi các địa phương khác vẫn được bán, dân Sài G̣n muốn mua sách của nhà văn này th́ phải chịu khó chạy qua B́nh Dương chẳng hạn; họ cũng không cấp phép tiếp nhận cho live show của Chế Linh… v́ lư do là “chưa phù hợp trong t́nh h́nh thành phố hiện nay”.

    Cộng đồng mạng được một phen tá hỏa v́ không biết TP.HCM đang ở trong “t́nh h́nh” ǵ mà cứ sợ, cứ cấm tùm lum như vậy. Người hiểu việc th́ nói “bảo hoàng hơn vua”, bởi TP.HCM là nồi cơm lớn và chính yếu của cả nước, cấp lănh đạo ở đây không muốn mất cơ hội trục lợi, nên cứ khư khư bằng việc cấm đoán.

    Mà ngay tại Hà Nội cũng không tránh khỏi chuyện cát cứ, hay nói như ngôn ngữ “nhà nghề”, họ đang chạy đua quyền lực. Chỉ hai ngày sau khi Sở VH,TT&DL Hà Nội không cấp phép cho live show Chế Linh th́ Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ VH,TT&DL) cho phép được công diễn vào đúng thời gian và địa điểm đă bán vé. Mà nói như ông Nguyễn Thành Nhân (Phó Trưởng pḥng quản lư, Cục Nghệ thuật Biểu diễn) th́:“Việc Sở VH,TT&DL không đồng ư tiếp nhận chương tŕnh biểu diễn Live show ca sĩ Chế Linh khi khán giả đă mua vé là gây ảnh hưởng tới quyền lợi của khán giả. Thậm chí, đẩy vấn đề đi xa hơn, nhiều luồng dư luận cho rằng: chính quyền Hà Nội không cấp phép cho ca sĩ Chế Linh. Tất nhiên, đó là một sự hiểu lầm. Bởi thực tế, Cục Nghệ thuật Biểu diễn và cơ quan chức năng đă cho phép ca sĩ Chế Linh tham gia biểu diễn nghệ thuật trong các chương tŕnh do công ty Bích Ngọc tổ chức từ 15/10-31/12/2011”.

    Ông này nói thêm:“Tôi khẳng định quan điểm, sai đến đâu, phạt đến đó. Sau đêm diễn 12/11, chắc chắn cục và sở sẽ ngồi lại với nhau để bàn cách xử công ty Bích Ngọc. Chuyện này không thể bỏ qua. Nhưng có điều, Sở VH,TT&DL Hà Nội hơi... vội vàng. Nghị định 75 quy định rơ, nếu sai phạm về quảng cáo như lỗi Sở VH,TT&DL Hà Nội bắt công ty Bích Ngọc th́ chỉ xử phạt hành chính, không được hủy giấy phép. Chúng tôi nắm quá rơ các quy định này. Nhưng nếu xử họ, chúng tôi sẽ bắt những lỗi khác cơ. C̣n lúc này, v́ lợi ích chung, phải để chương tŕnh diễn ra...”.

    Kết quả của những lùm xùm và căng thẳng này đẩy Chế Linh đến mức đột quỵ nhẹ, phải nhập viện cấp cứu vào sáng 19/11/2011 - show diễn đánh dấu 30 năm rời xa quê hương và trở lại, tí xíu nữa là lấy mạng của chính ca sĩ.

    Sau khi Chế Linh đột quỵ, th́ theo tin hành lang từ một nhân viên văn pḥng của UBND TP.HCM, vào khoảng 14h cùng ngày, giấy phép cho live show này đă được thông qua về mặt nguyên tắc, khi mà vé đă được trả lại hơn 70% tại Nhà hát Ḥa B́nh và ca sĩ th́ không c̣n sức để hát nữa. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược, mới chiều 18/11 th́ UBND và sở ra thông báo không cấp phép tiếp nhận, gần một ngày sau lại có giấy phép? Vậy chuyện ǵ đang xảy ra vậy?

    Rồi cũng trong tháng 11/2011, các phiên họp và đối chấp ở quốc hội Việt Nam cũng cho thấy chuyện cát cứ này. Việc Bộ trưởng Đinh La Thăng tỏ ra mạnh tay trong việc xử đồng nghiệp sai phạm là tốt, nhưng việc cấm chơi golf (một bề nổi của vô số sai phạm, lũng đoạn) đă bị các bên cho là tùy tiện, lạm quyền. Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà cho rằng: “đây là một quyết định không phải vô lư mà là vi phạm pháp luật. Lănh đạo là phải thượng tôn pháp luật, không được hành xử tùy tiện”. Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái B́nh th́ nói với báo Tuổi trẻ tại hành làng quốc hội: “Tôi nghĩ cán bộ, công chức trước hết thực hiện theo đúng Luật Cán bộ, công chức. Nếu người ta không vi phạm Luật Cán bộ, công chức và pháp luật về lao động, không chơi golf trong giờ hành chính th́ không nên cấm”.

    “Ở đây chúng ta ghi nhận sự năng nổ, nhiệt t́nh của lănh đạo mới, nhưng nhiệt t́nh cũng cần có sự hiểu biết quyền của ḿnh và quyền của cán bộ công chức, viên chức thuộc (dưới) quyền của ḿnh. Nếu không sẽ là sự sai phạm, là tác động tiêu cực gây ra hậu quả xấu. Gần đây, có một số hiện tượng lệch chuẩn của một số cán bộ lănh đạo mới được bổ nhiệm”, tiến sĩ Lê Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) khẳng định.

    “Theo tôi, khi đă dùng từ ‘cấm’ th́ phải theo quy định của pháp luật. Ví dụ đảng viên, công chức có quy định riêng, v́ cấm liên quan đến quyền con người th́ Hiến pháp cũng đă quy định. Những quyền cơ bản của con người th́ phải được tôn trọng và phải trên cơ sở pháp luật, tức luật Quốc hội chứ văn bản cấp thấp như bộ trưởng là không được”, TS Đinh Xuân Thảo (Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của quốc hội) tái khẳng định.

    Ở đây tôi không bàn vị nào nói đúng, vị nào sai, bởi ở Việt Nam đúng sai đă là chuyện vô chừng. Bởi nếu nhà cầm quyền Việt Nam mà c̣n tôn trọng chuyện đúng sai th́ đă không có những hành xử như thời gian qua. Đơn cử, phần lớn tù nhân lương tâm bị nhốt là v́ chính phủ không tôn trọng hiến pháp - cái được cho là đúng cao nhất hiện nay.

    Đó là chưa nói, rất nhiều quyết định sai rơ ràng tại Việt Nam nhưng đang được áp dụng như đúng, có điều những văn bản “nổi trội” như “cấm chơi golf” hay “vây lưới bắt… người vi phạm giao thông” để người dân lên tiếng th́ c̣n hơi ít.

    Nguyên tắc của nhiều văn bản dưới luật tại Việt Nam được ban hành theo kiểu, cứ đưa ra, mâu thuẫn hay chống lại hiến pháp cũng không sao, nếu bị dư luận phản đối nhiều quá th́ lại thụt vào. Ví dụ như hồi 13/01/2003, khi Bộ Công an ra thông tư 02 về việc quy định mỗi người chỉ được đăng kư 1 xe máy, rơ ràng trái với hiến pháp và pháp luật. Thông tư này bị dân t́nh phản đối nhiều quá th́ đến 22/11/2005, Bộ Công an lại có thông tư 17/2005/TT hướng dẫn về việc bỏ quy định mỗi người chỉ được đăng kư 1 xe môtô, 1 xe gắn máy.

    Nhiều khi một thông tư, nghị định, nghị quyết… khi ra đời đă bị sai, nhưng nếu người dân không phản đối th́ nó vẫn được áp dụng lâu dài. Và hiệu quả nhất với trường hợp công dân bị đưa ra ṭa, th́ có thể bị ép tội từ vô số những văn bản dưới luật như thế này.

    Vấn đề chính là khi những văn bản này “âm thầm” đi vào đời hay được chống đỡ bởi bộ máy quyền lực phía sau, th́ rất khó bị xóa bỏ. Bộ trưởng Đinh La Thăng vẫn kiên quyết với “quy định nội bộ” của ḿnh v́ dường như ông đang cảm nhận được trọn vẹn quyền lực bảo kê sau lưng (?!).

    Chính v́ vậy, việc cát cứ ngày một nhiều từ các cơ quan quyền lực ở Việt Nam hiện nay có thể được giải thích từ sự ưu thích dùng luật rừng. Bởi luật rừng thường dễ được “soạn” và dễ đáp ứng với nhu cầu của một nhóm người hay “đại ca” nào đó.

    Một nhà nước thượng tôn pháp luật hay nhà nước pháp quyền thực sự, có lẽ c̣n là giấc mơ xa vời của Việt Nam..

    http://www.rfavietnam.com/node/928

  3. #113
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Thấy ǵ qua những phát ngôn ?

    Posted on 29/11/2011

    Mẹ Nấm - ...Đừng tin những ǵ Thủ tướng nói, hăy xem cách Thủ tướng làm - mỗi người sẽ rút ra được câu trả lời cho câu hỏi "Thấy ǵ qua những phát ngôn?"...

    Sáng 25/11/2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn trước Quốc hội.

    1. * Về chủ trương của Chính phủ bảo đảm chủ quyền ở Biển Đông, bảo đảm ngư dân đánh bắt cá:

    Quán triệt đường lối đối ngoại ḥa b́nh, hữu nghị, độc lập, tự chủ, chủ quyền quốc gia của Đảng và Nhà nước ta và trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển 1982 LHQ, Tuyên bố ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông - DOC đă kư giữa ASEAN và Trung Quốc, căn cứ vào thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên mà ta và Trung Quốc kư mới đây trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Trung Quốc.

    Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam

    Căn cứ chủ trương, đường lối nguyên tắc nêu trên, chúng ta phải giải quyết và khẳng định chủ quyền đối với 4 loại vấn đề trên Biển Đông như sau:

    Thứ nhất, đàm phán với Trung Quốc để phân định ranh giới vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ. Trong Vịnh Bắc Bộ, sau nhiều năm đàm phán, ta và Trung Quốc đă đạt được thỏa thuận, phân định ranh giới năm 2000. C̣n vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, nếu theo Công ước Luật biển 1982, thềm lục địa của chúng ta chồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc. Từ năm 2006, hai bên đă tiến hành đàm phán. Măi đến 2009, hai bên quyết định tạm dừng v́ lập trường của hai bên rất khác xa nhau. Đến đầu 2010, hai bên thỏa thuận nên tiến hành đàm phán những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển. Sau nhiều ṿng đàm phán, như tôi tŕnh bày, nguyên tắc đó đă được hai bên kư kết trong dịp Tổng bí thư thăm Trung Quốc.

    Ở đây, Thủ tướng tái khẳng định, trước sau như một, chúng ta sẽ tuân thủ nguyên tắc thỏa thuận đă được kư trong chuyến thăm Trung Quốc vừa rồi của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

    "Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cũng đă phân tích quá đủ các văn bản được kư kết của ông Trọng".

    Về phần ḿnh tôi cũng từng bày tỏ "suy nghĩ về việc kư kết thỏa thuận trên biển Đông" một lần rồi.

    Có thể nói, về mặt câu chữ, tuyên bố của Thủ tướng trước Quốc hội, một lần nữa tái khẳng định vai tṛ và hiệu quả thực hiện các cam kết mà ông Trọng đă kư trong việc giải quyết các vấn đề trên biển Đông sắp tới.

    Đây là điểm quan trọng, đáng để chú ư trong phát biểu của Thủ tướng đối với tôi.

    Và với những tuyên bố như trên, th́.. thật đáng lo, cá nhân tôi nghĩ vậy.

    Thủ tướng phát biểu tiếp:

    2. Thứ hai, chúng ta phải giải quyết khẳng định chủ quyền, đó là vấn đề quần đảo Hoàng Sa.

    Thưa các vị đại biểu, Việt Nam khẳng định có đủ căn cứ về pháp lư và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam.

    Chúng ta đă làm chủ thực sự, ít nhất là từ thế kỷ 17, chúng ta làm chủ khi hai quần đảo này chưa có bất kỳ một quốc gia nào. Và chúng ta đă làm chủ trên thực tế và liên tục, ḥa b́nh, nhưng đối với Hoàng Sa, năm 1956, Trung Quốc đă đưa quân chiếm đóng các đảo phía Đông của quần đảo.

    Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lư hiện tại của chính quyền Sài g̣n, tức chính quyền VN cộng ḥa, chính quyền đă lên án việc làm này và đề nghị LHQ can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng đă ra tuyên bố khẳng định hành vi chiếm đóng này.

    Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ pháp lư và lịch sử để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán, giải quyết, đ̣i hỏi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp ḥa b́nh. Chủ trương này của chúng ta phù hợp Hiến chương LHQ, Công ước luật biển, Tuyên bố DOC.

    Với tôi, đây là điểm tiến bộ trong việc công khai thừa nhận nỗ lực ǵn giữ Hoàng Sa của chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa năm 1974 trước toàn dân thiên hạ của Thủ tướng.

    Đây là điều nên làm và phải làm, và tôi tin rằng, với phát biểu của Thủ tướng hôm nay, th́ ở những dịp tới, nếu có tổ chức tri ân các chiến sỹ Hoàng Sa, những người có trách nhiệm tổ chức hăy nhớ lấy điều này.

    Thủ tướng nói tiếp:

    3. Ư kiến thứ ba về căn cứ đề nghị xây dựng Luật Biểu t́nh, thái độ, chủ trương của Chính phủ khi dân bày tỏ ḷng yêu nước.

    Căn cứ mà Chính phủ đề nghị QH đưa vào chương tŕnh xây dựng Luật biểu t́nh, có mấy căn cứ Chính phủ thảo luận, đề nghị:

    Thứ nhất, thực hiện Hiến pháp. Hiến pháp điều 69 quy định công dân được quyền biểu t́nh theo pháp luật. Nhưng chúng ta chưa có luật biểu t́nh. Như vậy chúng ta nên bắt tay nghiên cứu xây dựng luật biểu t́nh. Tôi muốn nói ngắn gọn là căn cứ thực hiện Hiến pháp.

    Thứ hai, trên thực tế, các vị đại biểu Quốc hội ngồi đây đều chắc thấy rơ một thực tế trong cuộc sống của chúng ta đă có nhiều cuộc đồng bào ta tụ tập đông người, biểu t́nh, bày tỏ ư kiến, nguyện vọng, kiến nghị với chính quyền. Có thực tế như thế. Nhưng chúng ta chưa có luật để quản lư, điều chỉnh vấn đề này. Do đó, cũng khó cho người dân khi thực hiện quyền mà được Hiến pháp quy định và cũng khó cho quản lư của chính quyền. Đă khó như vậy sẽ nảy sinh những lúng túng trong quản lư, từ đó xuất hiện những biểu hiện mất an ninh trật tự, đă xuất hiện những việc lợi dụng để kích động xuyên tạc gây phương hại xă hội.

    Thứ ba, trước thực trạng như thế, Chính phủ đă có báo cáo kiến nghị với Quốc hội khóa trước, Quốc hội khóa trước đă ban hành nghị định để quản lư, điều chỉnh hiện tượng này. Chính phủ đă ban hành nghị định số 38 để quản lư, điều chỉnh hiện tượng này nhưng Nghị định của chính phủ hiệu lực thấp chưa đáp ứng yêu cầu, tầm vóc như hiến pháp quy định và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống đang đặt ra.

    Chính phủ mới thấy phải kiến nghị đưa vào chương tŕnh xây dựng luật để chúng ta có bộ luật, một luật biểu t́nh. Luật đó phù hợp Hiến pháp, phù hợp đặc điểm lịch sử, văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế và đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân theo đúng quy định của hiến pháp và pháp luật, đồng thời luật đó có yêu cầu ngăn chặn những việc làm, hành vi gây xâm hại an ninh trật tự, lợi ích của xă hội, nhân dân.

    Với tinh thần đó, chúng tôi đề nghị Quốc hội xem xét ư kiến của Chính phủ.

    Đại biểu muốn hỏi về thái độ và chủ trương của Chính phủ về việc người dân biểu thị ḷng yêu nước, chủ quyền. Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước và chính phủ là luôn trân trọng, biểu dương, khen thưởng xứng đáng đối với tất cả hoạt động, việc làm của mọi người dân thực sự v́ mục tiêu yêu nước, thực sự v́ mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia. Những hoạt động v́ mục tiêu, mục đích đó đều được hoan nghênh và khen thưởng thích đáng. Nhưng đồng thời cũng không hoan nghênh và buộc phải xử nghiêm theo pháp luật với những hoạt động, hành vi với động cơ lợi dụng danh nghĩa ḷng yêu nước, lợi dụng danh nghĩa bảo vệ chủ quyền để thực hiện mục tiêu, mục đích gây phương hại cho đất nước và xă hội. Tôi nghĩ với chủ trương nhất quán như vậy, đồng bào cử tri cả nước sẽ ủng hộ.

    Nhiều người bày tỏ thái độ vui mừng trước phát biểu này của Thủ tướng.Tôi nghĩ, chuyện này không phải ngẫu nhiên. Bởi đây là "thời điểm phát ngôn" thích hợp, và Thủ tướng đă lựa chọn đúng thời điểm.

    Cá nhân tôi không ủng hộ Thủ tướng, và tôi biết ḿnh cũng chẳng thể phản đối, bởi đây là một "thủ đoạn chính trị" có chọn lọc.

    Người ta khó có thể ủng hộ một thứ mà ḿnh không biết rơ ràng chính xác là nó tốt hay xấu. Trong khi mặc nhiên Hiến pháp quy định biểu t́nh là quyền của con người.

    Sau bao nhiêu lần né tránh gọi đúng tên hiện tượng bằng các cụm từ như : "tụ tập", "đi ngang qua", "đám đông tụ tập tự phát".... th́ nhà nước buộc phải thừa nhận hành động "biểu t́nh" bằng h́nh thức tuyên bố sẽ có luật biểu t́nh để quản lư.

    Tuy nhiên với việc sử dụng "kế sách nói về luật biểu t́nh" ở thời điểm này với những lời lẽ hùng hồn như trên, Thủ tướng đă hướng dư luận tập trung vào điểm này khá thành công,

    Một điểm cần chú ư nữa là phát ngôn về việc Kiểm soát xuất khẩu khoáng sản ngay từ dự án của Thủ tướng, không thấy nhắc đến bauxite.Và h́nh như, cũng không mấy ai chú ư đến vấn đề này, sau 3 điểm tôi vừa đề cập bên trên.

    Đừng tin những ǵ Thủ tướng nói, hăy xem cách Thủ tướng làm - mỗi người sẽ rút ra được câu trả lời cho câu hỏi "Thấy ǵ qua những phát ngôn?"

    Bài học Vinashin vẫn c̣n đó!

    Nguồn trích dẫn từ VietNamNet


    Mẹ Nấm


    Nguồn : Blog Mẹ Nấm

    http://danlambaovn.blogspot.com/2011...phat-ngon.html

  4. #114
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Hăy lắng nghe tiếng kêu vô vọng của người dân trong video này


  5. #115
    Member
    Join Date
    11-10-2011
    Posts
    26

    Quyền mở miệng..nhưng ai nghe...???

    Đă có người nói: ngậm miệng ăn tiền. Sống, làm việc rốt cục để làm ǵ? Chẳng qua chỉ được an toàn, đủ cơm no, áo ấm, nếu tốt hơn nữa th́ cơm ngon, áo đẹp. Vậy mở miệng to, đấu tranh rồi rốt cục th́ sao? hay lại chuốc hoạ vào thân và rồi chết sớm?
    Điều tốt nhất mọi người có thể làm chính là làm thế nào để bản thân và gia đinh vợ con sống sung túc, an toàn..

  6. #116
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nhà lănh đạo và nhà quản lư

    Posted on 13/12/2011


    Nguyễn Hưng Quốc - Nhân bàn đến chuyện trí thông minh và lương hướng của các nhà lănh đạo quốc gia, chúng ta cũng nên bàn đến một vấn đề khác vốn dường như c̣n khá mơ hồ ở Việt Nam: sự khác biệt giữa một nhà lănh đạo và một nhà quản lư.


    Sự mơ hồ ấy không phải không có lư do.

    Ranh giới giữa hai tư cách ấy không phải lúc nào cũng thật rơ ràng.

    Cả hai đều là những người nắm giữ những chức vụ thật cao và đều có những trách nhiệm thật nặng.

    Cả hai đều phải chứng tỏ có tài năng và sự am hiểu công việc thuộc chức năng của ḿnh. Tuy nhiên, dù vậy, nhà lănh đạo vẫn khác nhà quản lư. Không phải người nào có tài quản lư cũng đều có tài lănh đạo. Hoặc ngược lại. Mỗi chức phận có những yêu cầu và những phẩm chất khác hẳn nhau.


    Sự phân biệt như vậy rất cần thiết cho Việt Nam hiện nay. Trên mọi lănh vực, chúng ta vừa thiếu những người quản lư giỏi vừa thiếu những người lănh đạo giỏi. Quan trọng hơn, chúng ta thường hay đánh giá nhầm người và nhầm việc: thay v́ đ̣i hỏi ở người lănh đạo phẩm chất của một người lănh đạo, chúng ta lại yêu cầu họ đóng vai một nhà quản lư. Hoặc ngược lại. Cũng vậy, không hiếm người lănh đạo, thay v́ đi làm việc của người lănh đạo, lại lăng xăng chạy tới chạy lui làm những việc của người quản lư. Ví dụ, trước đây, có bộ trưởng Bộ giáo dục, thay v́ bàn chuyện chính sách, cứ chui vào mấy nhà vệ sinh ở trường học để xem nó sạch hay bẩn. Hết trường này đến trường khác. Hay một bộ trưởng khác cứ khoe nhặng lên việc ḿnh công khai hóa số điện thoại di động để ai cũng có thể liên lạc được và mỗi ngày bỏ ra không biết bao nhiêu th́ giờ để nghe những cú điện thoại như vậy. Cuối cùng, thời gian cho biết kết quả việc làm của họ: hoàn toàn vô ích. Không có ǵ thay đổi cả. Họ vừa thất bại với tư cách một nhà quản lư vừa thất bại với tư cách một nhà lănh đạo.


    Nhưng một nhà lănh đạo và một nhà quản lư khác nhau ra sao?


    Khác nhiều. Ở đây, tôi chỉ nêu lên một ít điểm chính.


    Nhà quản lư phải giải quyết những vấn đề của hiện tại. Nhà lănh đạo phải giải quyết cả hai: vấn đề của hiện tại và vấn đề của tương lai. Nhà quản lư cần có óc phân tích chính xác. Nhà lănh đạo cần sự phân tích chính xác và cả tài tiên đoán để hoạch định sẵn cho những điều chưa tới. Nhà quản lư quan tâm đến chuyện làm như thế nào. Nhà lănh đạo đặt câu hỏi chính: làm ǵ và tại sao lại làm như vậy? Nhà quản lư cần sáng kiến. Nhà lănh đạo cần viễn kiến. Nhà quản lư nh́n vào kết quả của từng quư hay từng năm. Nhà lănh đạo nh́n kết quả ở cuối chân trời.


    Nhà quản lư làm việc với những con số và với bộ máy hành chính. Nhà lănh đạo làm việc với những con người. Chung quanh nhà quản lư là các thuộc hạ; mỗi thuộc hạ có một bổn phận riêng, trong đó, bổn phận quan trọng nhất là phục tùng. Chung quanh nhà lănh đạo là ủng hộ viên và cảm t́nh viên, những người làm việc trên căn bản tự nguyện và hy sinh. Nhà quản lư ra lệnh. Nhà lănh đạo thuyết phục và động viên. Nhà quản lư xô đẩy người khác đi tới. Nhà lănh đạo cuốn hút người khác về phía ḿnh để tất cả cùng đi tới trước.


    Mục tiêu chính của nhà quản lư là tính hiệu quả. Mục tiêu chính của nhà lănh đạo là ư nghĩa (significance).


    Có thể rút gọn những sự khác biệt ở trên thành hai điểm chính trong phẩm chất của nhà lănh đạo: viễn kiến và lực hút.


    Viễn kiến là nh́n xa trông rộng. Viễn kiến khác với sự huênh hoang, chẳng hạn, những lời huênh hoang về một thứ thiên đường cộng sản không tưởng nào đó, ở chỗ: nó bám rễ vào hiện thực, xuất phát từ sự phân tích chính xác hiện thực và luôn luôn được điều chỉnh bởi hiện thực. Viễn kiến được hiện thực hóa bằng chính sách. Một chính sách có viễn kiến là chính sách đáp ứng những thử thách của cả hiện tại lẫn tương lai nhưng được làm từ những điều kiện trong hiện tại. Một chính sách biến Việt Nam thành một nền kinh tế trí thức qua biện pháp nâng cao giáo dục với chỉ tiêu đào tạo thật nhiều tiến sĩ trong thập niên tới là một chính sách tốt. Tốt, nhưng nó lại trở thành què quặt khi những điều kiện để hiện thực chính sách ấy hoàn toàn không có hoặc không đủ. Đó không phải là viễn kiến. Đó chỉ là tưởng tượng.


    Nhà lănh đạo cần có lực hút mạnh mẽ. Giới b́nh luận chính trị ở Tây phương thường ví những nhà lănh đạo lớn như một thỏi nam châm. Họ bước vào pḥng, nhất là khi họ mở miệng, mọi người chung quanh có cảm giác như bị họ hút chặt. Không phải họ nói hay. Nhiều người nói hay vẫn không có sức lôi cuốn như vậy. Họ lôi cuốn v́ những cái khác. V́ nhiệt t́nh. V́ sự tin tưởng. V́ sức mạnh từ nội tâm.


    Dĩ nhiên không phải ai cũng bị lôi cuốn như vậy. Không có nhà lănh đạo nào không có đối thủ, kẻ thù và nhiều hơn, những kẻ dửng dưng hoặc hoài nghi. Nhà lănh đạo không trốn chạy những người ấy. Họ đương đầu. Họ sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi.


    Nhưng sức cuốn hút từ những hoàn cảnh đơn lẻ và có tính chất cá nhân như vậy không quan trọng bằng sức cuốn hút đối với cả xă hội. Phê phán sự thất bại của một nhà lănh đạo nào đó, báo chí Tây phương thường nói đến hai điều này: người đó không xây dựng được một tự sự (narrative) cho đất nước và không khơi gợi trí tưởng tượng của quần chúng chung quanh cái tự sự ấy.


    Nhưng tự sự trong trường hợp này là ǵ? Đó là câu chuyện về đất nước và đặc biệt, về tương lai của đất nước, về cuộc du hành mà đất nước sẽ đi tới, trong năm mười năm nữa. Chuyện hiện tại, với những thuận lợi cũng như khó khăn, mọi người biết rồi. Điều người ta chưa biết và chờ đợi được biết là: đất nước sẽ đi về đâu?


    Chính sách chỉ là những bộ xương, khô khốc và trừu tượng. Nhà lănh đạo làm cho các chính sách ấy thành một câu chuyện cụ thể và hấp dẫn để người ta có thể tin tưởng, hơn nữa, say mê, muốn ôm chụp lấy nó. Muốn biến nó thành giấc mơ của ḿnh.


    Nhà lănh đạo làm được điều đó nhờ tài năng kích thích trí tưởng tượng của quần chúng bên cạnh việc thuyết phục họ qua con đường lư trí.


    Áp dụng hai tiêu chuẩn viễn kiến và sức hút ấy vào hiện t́nh chính trị Việt Nam, chúng ta thấy ǵ?


    Có người nào thực sự có viễn kiến? Có người nào xây dựng được một tự sự Việt Nam trong năm mười năm tới? Có người nào khơi gợi được trí tưởng tượng của quần chúng?


    Không những không có ai mà dường như đó đều là những điều giới cầm quyền Việt Nam, từ cao xuống thấp, đều t́m cách né tránh. Người ta không muốn nói chuyện Việt Nam trong năm hay mười năm nữa, trừ những con số vô hồn trong các nghị quyết.


    Tại sao?


    Lư do có lẽ, ngoài sự bất tài, c̣n điều này nữa: họ muốn né tránh những bài toán của hiện tại. Không có tương lai nào của Việt Nam, dù là năm năm hay mười năm, không bị h́nh bóng khổng lồ của Trung Quốc án ngữ.


    Chẳng lẽ lại thú nhận năm năm nữa ngư dân Việt Nam không được đi đánh cá ngoài khơi và mười năm nữa, mọi tàu viễn dương xuất phát từ Việt Nam hay từ đâu đó tới Việt Nam cũng đều xin phép quá cảnh của một ai đó?


    Nguyễn Hưng Quốc


    http://www.voanews.com/vietnamese/bl...135452453.html

    http://danlambaovn.blogspot.com/2011...a-quan-ly.html

  7. #117
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171

    Quyền ngậm câm ..Nhưng ai thông cảm ?

    Quote Originally Posted by nguoiviet.lam View Post
    Đă có người nói: ngậm miệng ăn tiền. Sống, làm việc rốt cục để làm ǵ? Chẳng qua chỉ được an toàn, đủ cơm no, áo ấm, nếu tốt hơn nữa th́ cơm ngon, áo đẹp. Vậy mở miệng to, đấu tranh rồi rốt cục th́ sao? hay lại chuốc hoạ vào thân và rồi chết sớm?
    Điều tốt nhất mọi người có thể làm chính là làm thế nào để bản thân và gia đinh vợ con sống sung túc, an toàn
    ..
    Đây là loại luận điệu của Pḥng Nh́ Tây chiêu an (loại chiêu hồi thân phận nên an phận với cái job Việt gian chúng ban cho ) cái đám Việt Minh mới vừa bị thộp cổ .

    Mỹ có tiền cũng khá bộn (hỏng khá sao đủ sức có nguồn máy quân sự bậc Minh chủ vơ lâm) cũng dụ khị dân Hồi bằng câu chữ đậm bên trên ,biết,bao nhiêu là job ngon là an cư lạc nghiệp cho họ .Thế rồi sao? Vẩn c̣n chiến dịch "Global war on Terror ".

    Nếu Tây dùng được chiêu dụ khị thí bùm bum cho tụi Việt Minh vài cái job việt gian "sống sung túc, an toàn"..th́ làm sao có chiến tranh DBP , để VN đuợc chia hai lảnh thổ đây ?

    Nếu dân Đức gốc jews dùng được chiêu dụ khị thí bùm bum cho Đảng Đức Quốc Xả sự "sống sung túc, an toàn"..

    th́ làm sao Hitler có thói quen đem nhốt dân Jews vào ḷ bấm nút đây?.

    Nếu Boss dùng được chiêu dụ khị thí bùm bum cho nhân viên "sống sung túc, an toàn"..
    th́ làm sao có chuyện đời bày đàn Boss bị nhân viên cầm tiểu liên "tạch tạch" cho đời "hỏng c̣n sung túc an toàn" nữa .

    Nếu dùng được chiêu dụ khị thí "Money talk" th́ trên trái đất này , nào có chiến tranh loại đi từ WW1 sang 2 rồi thiên hạ đang chuẩn bị sang ww3 đây nè .


    Trong chính trường là phải mở miệng to ,càng to cho UN nghe thấu càng tốt .

    Trong t́nh trường cũng vậy ,phải mở miệng to . Ai hảm hiếp ḿnh phải báo cáo to cho cảnh sát biết để bắt tên rape đền tội , nào phải ngậm câm để cho nó tung hoành bá đạo sao ? Như Hăi Quân bộ lội ngậm câm th́ HQ chệt có quyền tung hoành bá đạo tại biển Đông tiếp .

  8. #118
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tặng nguoiviet.lam , bài thơ của cụ Phan Bội Châu

    Quote Originally Posted by nguoiviet.lam View Post
    Đă có người nói: ngậm miệng ăn tiền. Sống, làm việc rốt cục để làm ǵ? Chẳng qua chỉ được an toàn, đủ cơm no, áo ấm, nếu tốt hơn nữa th́ cơm ngon, áo đẹp. Vậy mở miệng to, đấu tranh rồi rốt cục th́ sao? hay lại chuốc hoạ vào thân và rồi chết sớm?
    Điều tốt nhất mọi người có thể làm chính là làm thế nào để bản thân và gia đinh vợ con sống sung túc, an toàn..


    Sống


    Sống tủi làm chi đứng chật trời!
    Sống nh́n thế giới hổ chăng ai?
    Sống làm nô lệ cho người khiến,
    Sống chịu ngu si để chúng cười.
    Sống tưởng công danh, không tưởng nước,
    Sống lo phú quư, chẳng lo đời.
    Sống mà như thế, đừng nên sống!
    Sống tủi làm chi, đứng chật trời.

    Phan Bội Châu

  9. #119
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Bánh ḿ Sài G̣n và Va na shin

    Dạo này cứ mỗi lần đói giữa buổi th́ ḿnh lại thèm bánh ḿ. Ổ bánh ḿ đặc trưng của Sài G̣n nhiều chục năm trước của những ngày đầu đặt chân tới vùng đất xa lạ mà náo nhiệt này.

    Đó là tháng 6 năm 1975, sau khi Sài G̣n hoàn toàn được cai quản bởi người bộ đội miền Bắc.

    Lúc ấy ḿnh cũng chẳng được bao tuổi, theo cha mẹ bỏ quê vào đây chỉ thấy nhớ bạn bè và láng giềng và không có ấn tượng ǵ mạnh mẽ cho tới một hôm, ổ bánh ḿ Sài G̣n đă đánh thức khẩu vị của một cô bé vùng lũ, hai bàn chân c̣n dính đầy bùn đất miền Trung chính thức cảm nhận và ḥa theo ḍng sống hối hả của thành phố này.

    Căn nhà gia đ́nh ḿnh thuê nằm ở trong một hẻm rất sâu với nhiều nhánh lằng nhằng mà người mới tới khó thuộc để không lạc đường. Có một bí quyết dẫn ḿnh về nhà trong những ngày đầu nhờ vào cái ḷ bánh ḿ kế nhà ḿnh.

    Mùi thơm của bánh ḿ h́nh như không lúc nào dứt v́ gia đ́nh này làm suốt ngày, họ chỉ nghỉ khi phố đă lên đèn.

    Cái mùi quyến rũ của những ổ bánh mới ra ḷ khiến ḿnh nghiện và không ngày nào mẹ ḿnh không mua vài ổ cho cả nhà. Do là hàng xóm nên giá được tính theo giá sỉ và cái ngon nhất của nó là mới ra ḷ..

    Kư ức của ổ bánh ḿ Sài G̣n theo ḿnh suốt nhiều năm nhưng không hiểu sao bẵng đi một dạo rất lâu ḿnh không ăn bánh ḿ nữa. Có lẽ cơ thể càng già đi th́ thói quen ăn uống cũng thay đổi, tuy nhiên có một việc không đổi là mùi hương của bánh ḿ mới ra ḷ vẩn quyến rũ như ngày đầu mỗi khi t́nh cờ thoáng qua cánh mũi.


    Một lư do nữa khiến ḿnh bỏ rơi bánh ḿ Sài G̣n là càng ngày ổ bánh càng mỏng đi mà lại ph́nh to ra hơn trước.

    Mùi vị tinh tế của ổ bánh không c̣n, thay vào đó là đủ thứ tạp chất được ḥa vào nhằm làm cho giá thành hạ xuống, đặc biệt là bột nổi.

    Bánh ḿ khi xưa có thể để hai ngày mà không sợ cứng nhưng vào thời buổi gạo châu củi quế này một ổ bánh chỉ “sống dai” khoảng 6 tiếng, sau đó có trời mới biết người bán dùng thủ thuật ǵ để giữ cho nó ḍn mềm như mới ra ḷ.

    H́nh như ḷ bánh ḿ tại Sài G̣n ngày một ít đi v́ các xe bánh ḿ ở các ngă tư trong thành phố ngày một vắng bóng.

    Phẩm chất ổ bánh và nhu cầu sống của người thành phố thay đổi đă khiến món ẩm thực nổi tiếng một thời đang biến vào quá khứ.

    Ổ bánh ḿ Sài G̣n tuy không đắt khách như xưa nhưng vẫn xuất hiện tại Ngă ba Hàng Xanh, các bến xe lớn liên tỉnh với h́nh thức rất ngon, rất bắt mắt.

    Trước tiên là nó lớn, lớn hơn ổ bánh ngày xưa. Màu sắc bên ngoài th́ vàng óng và cháy lên ở những vết cắt làm cho ổ bánh thật sự hấp dẫn.

    Kế đó là giá bán của nó cũng đáng ngạc nhiên: rất rẻ so với thị trường hiện nay, nhưng lạ hơn hết là nó không được nhiều người yêu thích!

    Có một lần lâu lắm rồi ḿnh mua thử một ổ, khi bóp nhẹ vào th́ nó làm cảm giác của ḿnh trở nên khó chịu lạ kỳ. Ḿnh cảm thấy bị lừa và cảm giác ấy vẫn đeo đuổi ḿnh măi tận hôm nay.

    Ổ bánh bẹp dí và mỏng manh đến khó tin. Cái hào nhoáng biến mất thay vào đó khuôn mặt nhăn nhúm thảm hại của ổ bánh khiến ḿnh vừa tức vừa xót xa. Người bán lừa đôi mắt khách hàng, người mua lừa cái đói của bao tử qua số tiền ít ỏi họ có.

    Sự thật này vẫn c̣n đó ở những câu chuyện khác vẫn xảy ra hàng ngày tại cái thành phố lớn nhất nước này.

    Sự đánh tráo kiểu bài ba lá lộ rất rơ trong các cuộc mua bán khác không riêng ǵ ở các chợ lớn nhỏ trong thành phố, nó đang xảy ra trên các chợ lớn hơn mà người ta có cách gọi hoa mỹ là tập đoàn kinh tế nhà nước.

    C̣n tiếp...

  10. #120
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    …và Vinashin.

    Ổ bánh ḿ Sài G̣n và Vinashin là hai mặt kinh tế điển h́nh cho sự thất bại: Cái nhỏ lẻ thiếu phẩm chất và cái lớn lao không được kiểm soát.

    Vinashin ngay từ những ngày đầu đă xuất hiện như một biểu tượng mạnh mẽ của nền kinh tế quốc gia khiến nhiều người hănh diện, thèm thuồng và cả tin rằng nó sẽ là món ăn chủ đạo của nền kinh tế như ổ bánh ḿ Sài G̣n ngày xưa khi người sản xuất chăm chú vào chất lượng của ổ bánh và hết ḷng hết trí giữ uy tín cho thương hiệu của ḷ bánh ḿnh.


    Sau giai đoạn phùng mang trợn mắt hô hào cho cái mục tiêu tốt đẹp ấy Vinashin bắt đầu bị lũng đoạn bởi những ông chủ ít tài mà ḷng tham quá lớn.

    Những đảng viên-ông chủ của Vinashin lộng hành tung tác trên các khu vực mà họ không kinh nghiệm để hàng chục ngàn tỷ đồng trôi vào túi các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, một phần trôi xuống biển và phần lớn khác trôi vào tài khoản của các ông trùm của chế độ này.

    Có phải Vinashin đă bắt chước sự thành công của Bánh ḿ Như Lan?

    Ha! ở Sài G̣n ai cũng biết sự nổi tiếng của Bánh ḿ Như Lan.

    Cái tiệm bánh nhỏ xíu sau vài vài chục năm, nay đă chiếm một khoảng đất bề thế tại đường Hàm Nghi với doanh thu chóng mặt hàng ngày.

    Như Lan không chỉ bán bánh ḿ mà nó c̣n kiêm luôn nhiều thứ khác…từ bánh trung thu, gà vịt quay cho tới các loại thịt nguội, bánh ngọt ăn chơi…người mua chỉ cần ghé Như Lan là có tất cả cho một buổi ăn nhẹ cho gia đ́nh.

    “Mô h́nh” này được Vinashin bắt chước và người ta có quyền nghi ngờ rằng những quân sư quạt mo của Vinashin là fan của Bánh ḿ Như Lan không phải là không có …”cơ sở”!

    Từ một đơn vị đóng tàu và kinh doanh hàng hải, Vinashin đầu tư vào các ngành không dính ǵ tới chuyên môn của nó.

    Nào là thị trường bất động sản, ngân hàng, nhà máy điện, cho tới nhập khẩu ô tô và ngay cả các cửa hàng bán xe gắn máy cùng hàng trăm loại h́nh kinh doanh khác đă xé nhỏ tập đoàn này thành những chiếc xe bánh ḿ bán lẻ bệ rạc trên đường phố.


    Người Sài G̣n vài năm gần đây nghe tiếng rao của những chiếc xe đạp bán bánh ḿ rong có câu: “Bánh ḿ đặc ruột thơm ngon ba ngàn một ổ…”


    C̣n Vinashin th́ rao: “tập đoàn Vinashin đang được cơ cấu lại cho phù hợp với t́nh h́nh mới và bước đầu cho thấy có nhiều biến chuyển khả quan…”

    Hai lời rao giống nhau nhưng nội dung hoàn toàn khác.

    Nỗ lực của sự cạnh tranh trong một ổ bánh ḿ đặc ruột khác hẳn với cái rỗng ruột của điều được gọi là “tái cơ cấu”. Ổ bánh đặc ruột ngon hay dở c̣n phải bàn sau nhưng trước mắt là người bán nói thật, c̣n việc “tái cơ cấu” chẳng qua là tṛ bịt mắt bắt dê và người Sài G̣n khôn hơn những cái miệng quen nói dối trong bộ máy từ lớn tới nhỏ rồi.

    Sự khác nhau giữa bánh ḿ Sài G̣n và Vinashin là nếu người bán bánh ḿ dở th́ người ăn tránh xa và không trách nhiệm ǵ, trong khi đó sự sụp đổ của Vinashin sẽ làm cho những người đóng thuế nuôi nó phải thắt hầu bao của ḿnh lại mặc dù chưa bao giờ được trực tiếp thưởng thức “ổ bánh” của nó.

    Theo một tính toán mới nhất th́ mỗi người Việt phải gánh đều số nợ cho Vinashin 1 triệu trên mỗi đầu người.

    Một triệu đồng mua được bao nhiêu ổ bánh ḿ đặc ruột nhỉ?

    .canhco's blog

    http://www.rfavietnam.com/node/959

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 07-07-2012, 07:04 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 06-04-2012, 06:38 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 29-02-2012, 04:08 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 14-09-2011, 11:03 PM
  5. Replies: 54
    Last Post: 20-12-2010, 02:27 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •