Page 146 of 174 FirstFirst ... 4696136142143144145146147148149150156 ... LastLast
Results 1,451 to 1,460 of 1737

Thread: Những vấn đề đang xảy ra : Từ chuyện CHHV đến vụ Giàn Khoan của TC

  1. #1451
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lưỡng nan của người CSVN trong thế đối đầu với Trung Quốc

    Căng thẳng với Trung quốc đă lấn sang cả ngôn ngữ ngoại giao khi mới đây ông Dương Khiết Tŕ nói rằng chuyến đi của ông sang Việt Nam là để kéo đưa con hoang đàng trở về. Những người cộng sản Việt nam ngày càng ở trong một thế lưỡng nan giữa bảo về quyền lợi dân tộc và quyền lực của chính ḿnh dưới danh nghĩa cộng sản.

    Sau chuyến làm việc tại Việt nam, người phụ trách ngoại giao của Trung quốc là ông Dương Khiết Tŕ phát biểu với báo chí nước ông rằng chuyến đi của ông như một cố gắng kéo “đứa con hoang đàng’ là Việt nam về với Trung quốc. Phát biểu này của ông Dương được truyền thông quốc tế loan đi khắp nơi, và được nhiều người Việt ghi nhận với sự giận dữ.

    Lời phát biểu này như là một cuộc phản kích lại tinh thần chống Trung quốc trong cuộc khủng hỏang hiện tại. Tinh thần này là kết quả sau lịch sử hàng ngàn năm xung đột của người Việt với nước láng giềng phương Bắc.

    Không thấy có lời đáp nào từ phía chính phủ Việt nam về lời phát biểu trịch thượng của nhà ngoại giao họ Dương.

    Cái khó của những nhà cầm quyền cộng sản tại Việt nam khi phải lên tiếng trong những trường hợp như thế này chính là cái nhăn hiệu cộng sản của họ, có cùng nhăn hiệu với những người cầm quyền bên Trung quốc.

    ”Những người cộng sản có tinh thần dân tộc!

    Giới quan sát bên ngoài thường có một nhận xét rằng trong thực tế là có những người trong đảng cộng sản Việt nam chống lại sự lấn lướt của Trung quốc trong quan hệ với Việt nam. Và có những sự việc cho thấy rằng không phải ư thức hệ có thể quyết định mọi ứng xử của những người cầm quyền hiện nay trong những chuyện có liên quan đến Trung quốc.

    Tác giả Robert Kaplan, từ Hoa kỳ trích lời một quan chức ngoại giao cao cấp Việt nam cách đây vài năm là ông Nguyễn Tâm Chiến, ông Chiến nói rằng Việt nam không phải là một tỉnh của Trung quốc.

    Một chuyện khác là việc Học viện Khổng tử, một cơ quan của chính phủ Trung quốc dùng để khuếch trương ảnh hưởng của họ trên thế giới chỉ đạt được thỏa thuận hồi năm ngoái, nhưng rồi không nghe nói ǵ tới nữa. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người nghiên cứu về văn học Hán Nôm và có nhiều hiểu biết về Trung quốc nói với chúng tôi khi thỏa thuận thành lập học viện Khổng tử ra đời:

    ”“Cái sức đề kháng của người Việt trước sự xâm lấn về tư tưởng, về văn hóa của người Tàu là một cái ǵ đó đă trở thành máu. Cho nên hễ nghe cái đó (học viện Khổng tử) th́ có một phản xạ chống đối ngay lập tức. V́ vậy cái việc chậm chạp tiến hành một học viện Khổng tử như thế này nó cũng chứng tỏ là chắc có những người cũng có quyền lực và cũng rất tỉnh táo đă lên tiếng về vấn đề này. Mà đến bây giờ mà kư kết với nhau là thế chẳng đặng đừng.”

    Những người có quyền lực ở đất nước này th́ chắc chắn không ai khác là những người cộng sản.

    Ông Robert Kaplan cũng dẫn lời ông Đặng Thành Tâm, có lúc là đại biểu quốc hội và là người đứng đầu một tập đoàn đầu tư lớn, ông Tâm nói rằng chủ nghĩa dân tộc Việt nam chỉ có một đối tượng, đó là Trung quốc.

    Tinh thần dân tộc hay quyền lợi phe đảng?

    Tuy nhiên có nhà quan sát, như Tiến sĩ Vũ Tường, chuyên quan sát chính trị và lịch sử Việt nam hiện đại từ đại học Oregon, Hoa kỳ cho rằng sự phản kháng bằng lời nói của các quan chức cộng sản trong các vụ xung đột với Trung quốc có phần là một sự phân công. Không xa quan điểm này là lời chỉ trích các phát biểu gần đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ông Dũng đă có những lời nói rất mạnh mẽ trên các diễn đàn trong và ngoài nước về hành vi lấn lướt của Trung quốc. Nhưng nhiều người nói rằng ông nói thế thôi chứ không có hành động ǵ, rằng ông nói thế là để xoa dịu ḷng dân, và đồng thời tấn công phe đối nghịch của ông trong bộ máy cầm quyền.

    Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, một trí thức bất đồng chính kiến trong nước nói rằng không phải các nhà lănh đạo cộng sản không nh́n thấy vấn đề là ǵ, mà họ đang ứng xử như thế để giữ lấy quyền lực.


    Theo nhiều nhà nghiên cứu về Việt nam th́ thực ra cái vỏ bọc ư thức hệ hiện nay cả ở Trung quốc lẫn Việt nam đều chỉ là cái vỏ bọc mà thôi.

    Trong bối cảnh đó sự xung đột về quyền lợi dân tộc với Trung quốc càng làm cho những người cộng sản Việt nam khó xử. Một mặt để duy tŕ quyền lợi và sự lănh đạo, họ cần sự ủng hộ của Trung quốc, một nhà nước không đem những vấn đề dân chủ nhân quyền ra để gây sức ép. Nhưng mặt khác nếu không bảo vệ quyền lợi dân tộc và giải tỏa chủ nghĩa dân tộc Việt nam th́ họ cũng sẽ mất đi sự ủng hộ của dân chúng cho sự cầm quyền của ḿnh.

    ”Trong cuộc khủng hoảng với Trung quốc hiện nay không những các nhà bất đồng chính kiến lên tiếng ủng hộ một liên minh với Hoa kỳ và phương tây để chống lại Trung quốc, cách đây vài năm ông Ngô Quang Xuân, một viên chức ngoại giao cao cấp cũng nói với tác giả Kaplan rằng sự hiện diện quân sự của Hoa kỳ trong vùng biển Đông là cần thiết để duy tŕ tự do hàng hải.

    Trung quốc chưa bao giờ tán đồng sự hiện diện như thế.

    Trong suốt lịch sử của ḿnh, đảng cộng sản Việt nam đă sử dụng được chủ nghĩa dân tộc Việt nam trong các cuộc đấu tranh của họ để nắm lấy quyền lực, và như theo nhận định của Giáo sư Nguyễn Huệ Chi mà chúng tôi đề cập ở trên th́ trong số họ vẫn có những người cưỡng chống lại ảnh hưởng của Trung quốc. Song trước t́nh h́nh hiện nay, khi Trung quốc đă sử dụng đến những phương tiện bạo lực đồng thời với những lời lẽ trịch thượng trong ngoại giao th́ những người cộng sản Việt nam lại gặp phải sự lưỡng nan trong việc duy tŕ quyền lực đồng thời phải thỏa măn tinh thần dân tộc mà họ đă sử dụng trong quá khứ, như những nhận định của nhiều nhà quan sát trong và ngoài nước.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...014072700.html

  2. #1452
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    June 28th, 2014

    VIỆT NAM KHÔNG MANG ƠN TRUNG QUỐC

    Một số người cho rằng Việt Nam mang ơn Trung Quốc. Đó là một nhận thức không đúng. Ngay cả Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang trong cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014 cũng phát biểu “mang ơn thì có cách trả ơn chứ không áp đặt”. Phát biểu như vậy vô tình tạo cớ cho Trung Quốc trích dẫn rêu rao xuyên tạc. Những luận cứ sau đây sẽ mimh chứng rằng Việt Nam không mang ơn Trung Quốc.

    1. Ngay từ ban đầu lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam là vì lợi ích của chính Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không có lợi, lãnh đạo Trung quốc đã không giúp Việt Nam.

    Thiết nghĩ không ai phản bác khẳng định trên. Chúng ta chưa bàn đến giúp cái gì và giúp như thế nào. Nhưng rõ ràng nếu không có lợi thì dứt khoát lãnh đạo Trung Quốc đã không giúp Việt Nam.

    2. Không phải tự nguyện hay do Việt Nam đề nghị, mà lãnh đạo Trung Quốc buộc phải giúp Việt Nam vì lợi ích sát sườn trực tiếp của chính Trung Quốc.

    Điều này cũng quá rõ ràng. Chính quyền Mao Trạch Đông sẽ không để cho một chính phủ Việt Nam thân Pháp hay thân Mỹ tồn tại ở ngay sát nách mình. Mao Trạch Đông không chỉ không muốn mà thực sự lo sợ nếu Việt Nam là đồng minh của Pháp hay nhất là của Mỹ. Điều này chính lãnh đạo Trung Quốc bằng nhiều cách gián tiếp hay trực tiếp đã gửi đi những thông điệp rất rõ ràng cho Pháp và Hoa Kỳ biết. Bởi vậy, lãnh đạo Trung Quốc đã buộc phải giúp Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và sau đó là trong chiến tranh chống Mỹ. Nếu không phải Pháp, không phải Mỹ, mà là một quốc gia khác chẳng hạn là Nhật hay Anh đến Việt Nam thì lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ chủ động giúp Việt Nam để chống lại.

    3. Lãnh đạo Trung Quốc không phải tình cờ hay chỉ thông thường mà có chủ mưu sâu xa thâm độc trong lá bài giúp đỡ Việt Nam. Lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam chống Pháp và Mỹ không chỉ bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trước sự đe dọa của Pháp và Mỹ mà còn có mục đích chiếm đoạt thống trị Việt Nam.

    Giúp Việt Nam không chỉ không cho Pháp Mỹ đến sát nách Trung Quốc, không chỉ làm cho Pháp Mỹ sa lầy suy yếu để Trung Quốc có thời cơ hùng mạnh, mà Mao Trạch Đông còn nhiều lần trắng trợn tuyên bố với Tổng bí thư Lê Duẩn mục tiêu thống trị Việt Nam.Cũng vì mục tiêu thống trị Việt Nam mà lãnh đạo Trung Quốc đã buộc Việt Nam luôn phải chia cắt để không lớn mạnh. Lãnh đạo Trung Quốc đã ép Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải lùi đến vĩ tuyến 17 trong Hiệp định Genève 1954. Trong chiến tranh chống Mỹ, lãnh đạo Trung Quốc tìm mọi cách ngăn cản Việt Nam giành chiến thắng. Lãnh đạo Trung Quốc chỉ đạo Việt Nam chỉ đánh Mỹ đến cấp Trung đội, ngăn cản Việt Nam nhận viện trợ của Liên Xô, không đồng ý để Việt Nam đàm phán với Mỹ. Bằng nhiều hình thức và dưới mọi vỏ bọc, lãnh đạo Trung Quốc đã làm suy yếu Việt Nam để thống trị Việt Nam.

    4. Không chỉ vì bảo vệ lợi ích Trung Quốc trước Pháp và Mỹ, không chỉ vì thống trị Việt Nam, Mao Trạch Đông có chủ tâm thâm độc đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Đây là một dã tâm diệt chủng.

    Hành động diệt chủng của các bạo chúa Trung Quốc được lịch sử Trung Quốc minh chứng. Mao Trạch Đông không cần che đậy dã tâm diệt chủng ở Việt Nam bằng cách đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Dã tâm điệt chủng của lãnh đạo Trung Quốc không chỉ đối với Việt Nam, mà sau này họ đã thực hiện được một phần ở Campuchia thông qua chính quyền ngu xuẩn tội phạm Pol Pot.

    5. Làm cho Việt Nam phải kéo dài chiến tranh với Mỹ để Trung Quốc có cơ hội chiếm đất Việt Nam. Nhân lúc Việt Nam có chiến tranh, Trung Quốc đã di dời các cột mốc biên giới, đưa dân xâm cư xâm canh, chiếm đoạt của Việt Nam nhiều trăm km vuông đất. Không chỉ chiếm đất Việt Nam bằng con đường không vũ lực, vào thời điểm Việt Nam bị chia cắt và suy yếu, Trung Quốc đã ngang nhiên mang quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Khi Việt Nam thống nhất, không còn cách nào khác, Trung Quốc đã trắng trợn tiến hành chiến tranh chiếm đất biên giới của Việt Nam.

    Trong lúc Việt Nam phải đối phó với chiến tranh, Trung Quốc đã lợi dụng di dời các cột mốc biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Bởi thế Ải Nam Quan lịch sử đã thuộc sâu vào lãnh thổ Trung Quốc.Trắng trợn nhất là ở Thác Bản Giốc,Trung Quốc đã huy động hơn 2000 người cả lính, cấp tốc xây dựng đập bê tông cốt sắt qua nhánh sông, chiếm cồn Pò Thoong làm lãnh thổ, đồng thời di dời cột mốc 53 từ trên núi phía bên kia sông sang quá nửa Thác Bản Giốc. Bởi vậy phần đẹp nhất của Thác Bản Giốc sau Hiệp ước Biên giới 1999 đã thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc cho dân xâm cư xâm canh sang đất Việt Nam nhiều năm để làm chuyện đã rồi khi phân định biên giới. Trung Quốc giành giúp Việt Nam xây đập sông biên giới để chủ ý bịt phần phía Trung Quốc, chỉ để một cống phía bờ Việt Nam, nắn hướng dòng chảy sâu vào đất Việt Nam, sau nhiều năm xói mòn đã đổi thay dòng chảy. Khi phân chia biên giới theo giữa hướng dòng chảy,Trung Quốc đã chiếm được rất nhiều lợi thế, nhất là phần trên biển theo dòng chảy cửa sông.

    Mưu mô chiếm đất Việt Nam của Trung Quốc không chỉ cho một vài năm, mà cho hàng chục năm, cho cả thế kỷ.Nhân lúc Việt Nam đang bị chia cắt thành hai miền đối kháng, năm 1974 Trung Quốc đã mang quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Liên tục suốt các năm 1980 -1989, Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam. Đỉnh điểm là ở Vị Xuyên Hà Giang trong các năm 1984-1985,Trung Quốc đã chiếm mất Núi Đất của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu chiếm đất Việt Nam, Trung Quốc đã tiến hành không chỉ bằng mưu mô nham hiểm, bằng thủ đoạn trá hình gian xảo, mà còn trắng trợn bằng chiến tranh vũ lực.


    Xét về tổng thể, với mưu đồ sâu xa thâm hiểm biểu hiện qua năm điểm chủ chốt nêu trên, có thể khẳng định rằng không những Việt Nam không phải mang ơn Trung Quốc mà thực chất Trung Quốc phải chịu ơn Việt Nam. Trung Quốc phải nợ Việt Nam vì những điểm sau.

    1. Việt Nam đã giúp cho Trung Quốc không bị sự đe dọa trực tiếp từ Pháp và Mỹ. Đặc biệt là Mỹ đã không thể biến Việt Nam thành đồng minh để đặt căn cứ quân sự sát sườn Trung Quốc.

    2. Việt Nam đã làm suy yếu đối thủ Pháp và Mỹ của Trung Quốc. Nhất là Mỹ đã bị sa lầy và suy yếu trong chiến tranh Việt Nam, tạo cơ hội cho Trung Quốc dưỡng sức phát triển.

    3. Việt Nam đã trực tiếp bảo vệ Trung Quốc trên trường quốc tế và đã mang đến cho Trung Quốc vai trò lãnh đạo quốc tế to lớn khi Trung Quốc dương cao lá cờ giúp Việt Nam chống Pháp và Mỹ.

    4. Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam chỉ là kinh tế và vũ khí. Còn Việt Nam đã bảo vệ lợi ích của Trung Quốc chính bằng xương máu của nhân dân Việt Nam. Đó là điều không thể so sánh. Sự viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam đã tạo cơ hội cho Trung Quốc phát triển kinh tế và hiện đại hóa nền công nghiệp quốc phòng.

    5. Trung Quốc đã xâm chiếm cả ngàn km vuông lãnh thổ Việt Nam trên đất liền và biển đảo.

    Khi Trung Quốc mang 60 vạn quân xâm lược Việt Nam vào ngày 17-2-1979, là thời điểm bộc lộ toàn bộ âm mưu xấu xa của lãnh đạo Trung Quốc dưới lá bài giúp đỡ Việt Nam. Từ thời điểm đó, CHXH Việt Nam và CHNDTrung Hoa không còn là anh em đồng chí, mà là kẻ thù của nhau. Từ thời điểm đó giữa hai bên đã chấm dứt mọi tình nghĩa ơn huệ. Bởi vậy, hãy đào sâu chôn chặt, và đừng bao giờ nhắc đến giúp đỡ ơn huệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

    Điều cần phân biệt là nhân dân hai nước.Tình nhân ái được Tạo hóa bẩm sinh trong mỗi cơ thể con người, ở tất cả các dân tộc. Đó là điều thiêng liêng quý giá phải nâng niu chăm chút.

    V.T.D

    Tác giả gửi BVN


    http://www.basam.info/2014/06/28/239...c/#more-133099

  3. #1453
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    June 27th, 2014

    GS Thayer: ‘Việt Nam phải lên tiếng bây giờ nếu không sẽ mất cơ hội măi măi’

    Giáo sư Carl Thayer nói việc Trung Quốc điều máy bay quân sự tới gần giàn khoan có thể là để thử nghiệm trước khi tuyên bố một khu pḥng không trên Biển Đông.

    Một giới chức hàng hải cao cấp của Việt Nam tiết lộ rằng cho tới thời điểm này, hơn 27 tàu của lực lượng kiểm ngư Việt Nam đă bị tàu Trung Quốc cố ư đâm va hơn 100 lần, gây thiệt hại nặng cho các tàu kiểm ngư Việt Nam.

    Trong một cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam chiều hôm qua, Phó Cục Trưởng Cục Kiểm Ngư Việt Nam Hà Lê c̣n cho biết là từ khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam, các tàu của Trung Quốc thường xuyên có hành động nguy hiểm để “tấn công và uy hiếp” nhân viên của lực lượng kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam, ngăn cản không cho họ thi hành phận sự, và v́ những hành động này mà từ hồi đầu tháng 6 tới giờ, 15 nhân viên của lực lượng kiểm ngư Việt Nam bị thương.
    Trang mạng Đời sống Pháp luật.com đăng tải nội dung của buổi họp báo, nêu lên những vụ điển h́nh gần đây nhất, xảy ra hôm 17 tháng 6, 18 tháng 8, và đáng chú ư nhất, theo bài báo là vụ xảy ra hôm 23 tháng Sáu, khi tàu kiểm ngư Việt Nam mang số hiệu KN-951 đang thi hành nhiệm vụ thực thi pháp luật trên biển, th́ bị 4 chiếc tàu Trung Quốc bao vây, đâm va, gây hư hỏng nặng.

    Phía Việt Nam cáo buộc rằng hành động hung hăng nguy hiểm đó của Trung Quốc cho thấy một sự tính toán trước, cố t́nh đâm vào chiếc tàu kiểm ngư 951 của Việt Nam để gây thiệt hại nặng cho tàu này.

    Tin của VnExpress hôm nay tường tŕnh rằng Trung Quốc đă điều thêm máy bay chiến đấu tới giàn khoan HD 981. VnExpress nói rằng chiều ngày 26 tháng từ 6 giờ tới 7g 40, Trung Quốc đă cho máy bay trinh sát bay ba lượt qua khu vực các tàu Việt Nam, và từ 8 g 45 tới 8g 55, lực lượng kiểm ngư phát hiện hai chiến đấu cơ Trung Quốc lượn ở độ thấp cách giàn khoan 12 hải lư.

    Nói chuyện với Ban Việt ngữ –Đài VOA, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam, từng làm việc cho Học viện Quốc pḥng Australia, nhận định về những diễn biến này và những vụ đụng độ trên biển giữa tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc hồi gần đây.

    Giáo sư Thayer nói: “Dường như đây là dấu hiệu cuộc tranh chấp đang được quân sự hóa. Trung Quốc đă điều nhiều phi cơ, phần lớn là phi cơ dân sự nhưng cũng có các máy bay quân sự khi nước này băt đầu triển khai giàn khoan dầu Hải Dương 981, và từ đó đă có nhiều máy bay quân sự khác được báo cáo trong khu vực này. Gửi thêm máy bay tới khu vực chỉ quân sự hóa cuộc tranh chấp, nhưng điều đó cho thấy là có thể Trung Quốc đang thử nghiệm khả năng của họ để thiết lập một khu pḥng không, buộc các máy bay khác phải báo cáo khi bay ngang qua một vùng không phận giới hạn trên Biển Đông, từ phía Nam đảo Hải Nam và đảo Hoàng Sa, rồi hướng về phía Tây dọc theo bờ biển tới khoảng Đà Nẵng.”

    Nhận định về phản ứng có phần không mấy quyết liệt của giới lănh đạo Việt Nam trước những hành động leo thang và đụng độ trên biển hồi gần đây, Giáo sư Thayer nói:

    “Dựa vào những báo cáo đến được tay tôi, th́ Bộ Chính Trị hoàn toàn chia rẽ về liệu có nên ra mang vấn đề ra trước ṭa án để thách thức Trung Quốc, hay là cứ tiếp tục phản ứng một cách không ồn ào. Giới lănh đạo Việt Nam rất sợ rằng nếu họ tỏ thái độ quyết liệt hơn phản đối Trung Quốc, th́ Trung Quốc sẽ lại leo thang vấn đề lên hơn bây giờ nữa, và trừng phạt Việt Nam phải chịu những hậu quả nặng nề hơn nữa, và có thể phơi bày ra trước ánh sáng công luận Việt Nam rằng giới lanơn đạo Việt Nam không có khả năng hành động một cách cương quyết. Đó là thực tế của t́nh h́nh. Quả thực, chính phủ Việt Nam không có khả năng hành động một cách cương quyết.”

    Giáo sư Thayer nói trong giới lănh đạo hàng đầu trong Bộ Chính Trị Việt Nam, sự lo sợ cao tới mức khi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry mời Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm B́nh Minh sang Washington để thảo luận về vấn đề Biển Đông, Bộ Chính Trị đă quyết định phái một Thứ Trưởng Ngoại giao đi thay v́ ông Phạm B́nh Minh, bởi v́ Hà nội sợ phái Bộ trưởng Ngoại giao tới Washington sẽ là hành động quá nhạy cảm vào thời điểm này, và điều đó cho thấy là có một số ủy viên Bộ Chính Trị muốn ḥa hoăn, và nhượng bộ Trung Quốc, với hy vọng sẽ có thể giải quyết được cuộc tranh chấp này.

    Được hỏi liệu ḥa hoăn quá có làm cho t́nh h́nh xấu đi hơn nữa hay không, Giáo sư Thayer trả lời:

    “Vâng, theo tôi đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội măi măi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những ǵ mà Trung Quốc đang làm. Nếu ngoan ngoăn im lặng th́ có thể làm ăn hợp tác với Trung Quốc, nhưng đây không phải là một quan hệ ngang hàng giữa hai quốc gia ngang nhau, mà phải trở về quan hệ giữa một nước lớn và chư hầu như thời phong kiến khi xưa. Trung Quốc muốn ḿnh là số Một, các nước khác phải thừa nhận điều đó, và không muốn các nước khác liên kết với các thế lực bên ngoài khác.”

    Mới đây Ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc đă đến Việt Nam, và đ̣i hỏi Việt Nam với thái độ khá gay gắt phải ngưng leo thang những lời tố cáo Trung Quốc về vấn đề tranh chấp Biển Đông.

    ​Giáo sư Thayer khuyến cáo rằng nếu các nước nhỏ tiếp tục nhượng bộ, Trung Quốc dần dà sẽ thực hiện ư định chiếm thêm biển đảo, xây cất trên biển, và tất cả những ǵ mà Bắc Kinh muốn làm, và càng để lâu sẽ càng khó giải quyết một cách có lợi cho các nước nhỏ hơn.



    http://www.basam.info/2014/06/27/239...o-hoi-mai-mai/

  4. #1454
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    June 28, 2014

    5 sai lầm của thế giới đối với Trung Cộng

    Lâu nay dư luận quốc tế nói nhiều về sai lầm của TQ trong âm mưu độc chiếm Biển Đông…, nhưng không nói về sai lầm của thế giới trước mưu đồ của TQ. Thật ra t́nh h́nh Biển Đông sẽ không như ta thấy ngày nay nếu thế giới đă không phạm quá nhiều sai lầm trong quan hệ với Trung Quốc. Dưới đây xin điểm qua một số sai lầm chính.

    * Sai lầm thứ nhất- Thế giới thường coi TQ như một nước đông dân nghèo nàn lạc hậu cần được giúp đỡ hơn là phải đề pḥng. Ḷng vị tha của thế giới, nhất là của các nước Âu, Mỹ đă bị TQ lợi dụng trong suốt nửa thế kỷ qua kể từ khi nước CHNDTH ra đời năm 1949.

    Đúng ra đă có một thời kỳ Mỹ và phương Tây đă chống TQ nhưng chỉ v́ lư do lo sợ CNCS, mà không thấy nguy cơ của chủ nghĩa dân tộc đại Hán mới là điều đáng sợ nhất. Sau khi TQ thực hiện “mở cửa” cả thế giới đă hồ hởi nhảy vào giúp một cách vô tư…như người giàu giúp kẻ nghèo. Chính nhờ sự đầu tư vốn và khoa học-công nghệ của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh… và sự rộng lượng của các thể chế tài chính-thương mại thế giới, TQ đă nhanh chóng hội đủ điều kiện để hiện thực hóa mưu đồ bá chủ ấp ủ từ lâu. Một trong những việc đầu tiên mà giới lănh đạo TQ đặc biệt chú trọng là xây dựng lực lượng hải quân hiện đại để bắt nạt các nước nhỏ quanh biển Đông nhằm ư đồ độc chiếm biển Đông tiến tới giành quyền bá chủ thế giới.

    * Sai lầm thứ hai – Khi Bắc Kinh công bố đường chữ U, c̣n gọi là “đường 9 đoạn” hay “lưỡi ḅ” (vốn chỉ là một bản vẽ tay ngẫu hứng của một viên tướng thời Tưởng Giới Thạch) th́ cả thế giới mặc dù thấy vô lư nhưng không nhận ra nguy cơ nguy hiểm nên không có ư thức phải xóa bỏ nó ngay từ trong trứng nước. Măi đến gần đây khi nhận thấy các lực lượng hùng hậu của TQ đe dọa ḥa b́nh ổn định tại biển Đông th́ đă muộn. Cái đường lưỡi ḅ như tṛ đùa trẻ con đó nay đă hiện rơ trên bản đồ thế giới với cả những “đốt xương” chạy từ căn cứ Tam Á (đảo Hải Nam) xuống cái gọi là “Thành phố Tam Sa”, sắp tới xuống tận băi Gạc Ma giữa biển Đông, chẳng mấy chốc sẽ xuống tận eo Malacca.


    Tuy vậy, đến giờ phút này thế giới vẫn chưa hề có một biện pháp tập thể nào để đối phó một cách có hiệu quả. Trong khi ASEAN là tập họp của 10 quốc gia trực tiếp bị ảnh hưởng tiếp tục bị chia rẽ th́ LHQ dường như bị thôi miên.

    * Sai lầm thứ ba- Tính đến nay có lẽ chưa nước nào h́nh dung một ngày kia khi biển Đông trở thành “nội thủy” của TQ và tàu bè của bất cứ nước nào qua đây đều phải xin phép và nộp lệ phí cho nhà cầm quyền Bắc Kinh. Tuyến đường hàng hải xung yếu này quan trọng là vậy, nhưng không hiểu sao thiên hạ coi đó là chuyện riêng của một vài nước có tranh chấp biển đảo với TQ, thậm chí không ít kẻ muốn lợi dụng để “đục nước bé c̣” kiếm lợi trong quan hệ với TQ.

    * Sai lầm thứ tư- Toàn bộ hệ thống luật lệ và các cơ chế hợp tác quốc tế của thế giới, kể cả hai tổ chức đồ sộ là LHQ và WTO đều bó tay trước những hành động vô lư trắng trợn của một nước thành viên, đó là TQ. Thật trớ trêu khi Mỹ, EU, Nga thường huy động nguồn lực quốc tế để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác, nhưng không hề có hành động tương tự trước TQ. Tất cả những ǵ mà họ, kể cả Mỹ, làm được cho đế nay chỉ là lời nói (lip service).

    * Sai lầm thứ năm- Thế giới đang chấp nhận TQ như một siêu cường mặc dù nước này không hề có tố chất của siêu cường. TQ hành động như một quốc gia kẻ cướp chỉ cậy sức mạnh bất chấp luật lệ và đạo lư. Cũng là chiến tranh chống VN, nhưng Mỹ dù sao cũng c̣n biết “phục thiện”, nhưng TQ th́ vừa dă man tàn bạo vừa thủ đoạn đê tiện đổi trắng thay đen rất “khó chơi”. Lối hành xử của TQ khiến ta nghĩ tới một loại chủ nghĩa dân tộc cực đoan như phát xít Đức thời kỳ thế chiến II.

    Trên đây là tóm lược 5 sai lầm cơ bản của thế giới đối với TQ trong vấn đề biển Đông. Chừng nào chưa có sự đồng tâm hiệp lực của toàn thể cộng đồng quốc tế để đối phó với âm mưu bành trướng bá quyền đại Hán th́ ḥa b́nh, an ninh của châu Á và thế giới sẽ c̣n tiếp tục bị đe dọa bởi Trung Quốc; Việt Nam và Philipin chỉ là sự bắt đầu./.

    http://www.basam.info/2014/06/27/239...oi-trung-quoc/

  5. #1455
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    28-06-2014

    Tập Cận B́nh : « Trung Quốc phải tăng cường pḥng thủ biên giới "



    Ông Tập Cận B́nh đ̣i tăng cường pḥng thủ biên giới vào lúc t́nh h́nh Biển Đông thêm căng thẳng với Việt Nam và Philippines - REUTERS /John Thys

    Chủ tịch Tập Cận B́nh tuyên bố Trung Quốc phải tăng cường bảo vệ các đường biên giới trên bộ và trên biển, vào lúc tranh chấp chủ quyền Biển Đông gây thêm căng thẳng giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines.




    Theo Tân Hoa Xă, ông Tập Cận B́nh tuyên bố như trên trong một cuộc họp toàn quốc vào ngày hôm qua 27/06/2014, với sự tham gia của các lănh đạo khác của Trung Quốc, trong đó có Thủ tướng Lư Khắc Cường và Ngoại trưởng Vương Nghị.

    Trong bài phát biểu, ông Tập Cận B́nh nhắc lại rằng, « chính sự yếu kém của quốc gia trong quá khứ đă giúp những kẻ ngoại xâm phá vỡ pḥng thủ biên giới trên bộ và trên biển của Trung Quốc hàng trăm lần, đẩy đất nước Trung Quốc đến tận cùng của tai họa ». Ông kêu gọi người dân Trung Quốc « không được quên quá khứ nhục nhă đó và xây dựng biên giới vững chắc».

    Theo Tân Hoa Xă, Chủ tịch Trung Quốc c̣n kêu gọi các lực lượng bảo vệ biên giới phải giám sát chặt chẽ và kiểm soát đường biên giới và sẵn sàng có hành động để bảo vệ quyền trên biển của Trung Quốc.

    Từ khi lên cầm quyền cho đến nay, ông Tập Cận B́nh vẫn kêu gọi Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự để có thể « trăm trận trăm thắng ».

    Tuyên bố của ông Tập Cận B́nh về biên giới Trung Quốc được đưa ra vào lúc Bắc Kinh đang có thêm những hành động cứng rắn nhằm xác quyền chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng với Việt Nam và Philippines.

    Trong nhiều thập niên qua, các lănh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn nhấn mạnh rằng việc họ lên nắm quyền vào năm 1949 đă chấm dứt hơn một thế kỹ bị ngoại bang làm nhục, bắt đầu từ cuộc Chiến tranh Thuốc phiện vào thế kỷ XIX.

    Tuy nhiên, theo Tân Hoa Xă, trong bài phát biểu hôm qua, ông Tập Cận B́nh đă thúc giục các lănh đạo dân sự và quân sự phải giữ sự cân bằng giữa pḥng thủ biên giới và phát triển kinh tế. Tuy vẫn t́m cách kích động tinh thần dân tộc, giới lănh đạo Bắc Kinh thừa hiểu rằng sự ủng hộ của người dân là tùy thuộc chủ yếu vào thành công kinh tế của Trung Quốc.

    http://bolapquechoa.blogspot.com/201...ang-cuong.html

  6. #1456
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đi nghe tuyên huấn nói chuyện về biển Đông sáng nay

    Dân Luận: Cũng theo ḍng câu chuyện, một người bạn của Dân Luận cho biết:

    "Thằng bạn là đảng viên đi nghe cán bộ TW nói chuyện về, chỉ nhớ mấy gạch đầu ḍng:
    - Đảng viên tuyệt đối ko bày tỏ quan điểm phản đối TQ trên mạng xă hội.

    - Kiên tŕ, khôn khéo dùng phương pháp ngoại giao, pháp lí đấu tranh đ̣i lại HS, TS, yêu cầu TQ rút giàn khoan.
    - Nếu xảy ra chiến tranh thiệt hại sẽ vô cùng lớn mà ta vẫn thua.
    - Giữ quan hệ với TQ là giữ được chế độ.
    - Xác định Mỹ vẫn là kẻ thù lâu dài."



    Hôm nay cả buổi sáng đi nghe t́nh h́nh thời sự, chính trị trong quư vừa qua. Thú thực là hồi c̣n trong quân ngũ th́ ḿnh chúa ghét cái kiểu phải đi học tập nghe giảng về chính trị và tin tức thời sự. Toàn cái kiểu thông tin nhàu nhĩ cũ nát, thô thiển, mê muội, tự sướng, lên gân, được khoác dưới cái áo "phổ biến nội bộ" (kiểu chỉ các đồng chí mới biết, phải quan trọng mới được biết)... thế mà từ hồi ra quân lại thích đi (hoàn toàn không phải v́ lần nào đi cũng có lĩnh phong b́ lúc cuối giờ nhé :D), là v́ đi để nhớ lại cái không khí chính trị thời quân ngũ, đi để thư dăn (ví dụ như cậu trợ ư tuyên huấn hay lên đọc t́nh hinh thời sự, chính trị có cái giọn ngắn lưỡi lại ngọng níu ngọng nô, kiểu như: "Các đồng chí phải biết rằng nà nà các thế nực thù địch vẫn điên cuồng chốn phá cách mạn lước ta...".

    Gần đây t́nh h́nh biển đông căng thẳng th́ ḿnh càng muốn đi nghe để xem quan điểm chinh thức của Đảng ta, quân đội ta là ǵ (bao giờ cũng vậy nội dung các buổi nói chuyện này để phải được cục quân huấn thông qua và được đóng dấu là "quan điểm chính thức của Đảng, của quân đội"....

    Và quả t́nh hôm nay có nói về biển Đông. Tựu chung lại là như sau:

    - Kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng biện pháp ḥa b́nh, thậm chí chuẩn bị cho cả t́nh huống xấu nhất.
    - Cố gắng bằng mọi giá giữ ǵn t́nh hữu nghị với TQ (mâu thuẫn với cái trên? - "báo cáo các đồng chí nà nà thế mới nà trớ trêu")
    - Cảnh giác với các thế nực thù địch lợi dụng t́nh h́nh để kích động, chống phá Đảng ta, nhà lước ta.
    - Giải thích dài loằng ngoằng các nguyên nhân v́ sao TQ lại ép ta, v́ sao Nga, bồ ruột lại vẫn chưa ủng hộ ta.
    - Chúng ta đang rất cô đơn, các nước lớn có phát biểu nhưng chưa ai có động thái giúp đỡ cụ thể một cách đáng kể.


    Hài hước nhất là trong buổi nói chuyện có 2 chi tiết.

    * Một là khi giải thích giùm cho TQ về việc tại sao họ lại hung hăng tại biển đông là có nguyên nhân do sự rối ren nội bộ của TQ - vấn đề tham nhũng và vấn đề ly khai khủng bố. Thậm chí c̣n hùng hồn nhận định khủng bố tại Tân Cương là do Mỹ tài trợ, huấn luỵện, dật dây (tại Mỹ kích động khủng bố TQ, để TQ chuyển căng thẳng ra biển đông?).

    * Chi tiết hài hước thứ hai là khi mô ta tinh thần kiên cường của cảnh sát biển VN th́ nói là: "Mỗi khi tầu ta ra tiếp cận dàn khoan để tuyên truyền th́ phía BẠN lại cho 3 tầu ra ngăn cản, BẠN t́m mọi cách để tầu ta đâm vào tầu BẠN để lấy cớ, nhưng tầu ta khôn khéo luôn t́m cách tránh không đâm vào tâu BẠN"....

    Ở phía dưới (những người không ngủ gật) xôn xao cười ồ - "vẫn c̣n BẠN cơ đấy!"


    http://bolapquechoa.blogspot.com/201...n-ve-bien.html

  7. #1457
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chủ tịch Sang không biết đọc?



    Phát biểu trong buổi tiếp xúc cử tri Sài G̣n sáng hôm 26/6/2014, chủ tịch nước Trương Tấn Sang khoe rằng ông đă 'đọc kỹ từng chữ' bức công hàm Phạm Văn Đồng rồi phán chắc nịch: 'Ông Phạm Văn Đồng có bao giờ nói Hoàng Sa - Trường Sa là của TQ đâu'.

    Biện minh cho hành động bán nước của ông Phạm Văn Đồng qua bức công hàm ngày 14/9/1958, chủ tịch Sang lập luận: “Tôi đọc kỹ từng chữ, cụ Phạm Văn Đồng nói xung quanh công nhận 12 hải lư. Lúc bấy giờ, lănh hải có 3 hải lư thôi. Thế giới cũng bàn luận từ năm đó đến năm 1982, Công ước luật Biển mới thừa nhận nội thủy 3 hải lư, lănh hải 12 hải lư. Lúc đó, tư duy của các cụ ḿnh cũng theo tư duy số đông của thế giới, tức là người ta muốn quốc gia có biển là lănh hải phải 12 hải lư th́ ḿnh thừa nhận 12 hải lư đó” - Nguồn: VietNamNet

    Chủ tịch Sang biết chữ mà không biết đọc. Bức công hàm - hay 'công thư' (theo cách gọi của đảng CS) vào ngày 14/9/1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng đă ghi rất rơ: "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận 12 hải lư của Trung Quốc."


    Trong khi đó, bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ nước CHND Trung Hoa viết: "Bề rộng lănh hải của nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa là 12 hải lư. Điều lệ này áp dụng cho toàn lănh thổ nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc."

    Tây Sa và Nam Sa là tên mà Trung Quốc dùng để gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.


    Bằng chứng bán nước rành rành như vậy mà ông Sang c̣n dám mạnh miệng tuyên bố 'Ông Phạm Văn Đồng có bao giờ nói Hoàng Sa - Trường Sa là của TQ đâu'. Cứ quen cái kiểu độc diễn, nói thánh nói tướng th́ chỉ làm tṛ cười cho thiên hạ.

    Nghe nói ông Sang cũng từng học trường Petrus Kư, nay là Lê Hồng Phong. Tài liệu chính thức của đảng ghi ông tốt nghiệp cử nhân luật tại đại học Tổng Hợp TP. HCM, đây được đánh giá là chương tŕnh đào tạo luật tốt nhất tại Việt Nam từ sau năm 75.


    Những phát biểu trên khiến người ta coi thường khả năng đọc, phân tích và đối chiếu văn bản của ngài cử nhân luật Trương Tấn Sang. 'Đọc kỹ từng chữ' th́ cũng chỉ xem như biết nhận mặt chữ, đọc mà không hiểu cũng như không biết đọc vậy.


    Tŕnh độ ông chủ tịch nước đă vậy, nhưng xem ra các vị trí thức của đảng cũng chẳng khá hơn khi lập luận về công hàm Phạm Văn Đồng. Đến nỗi trong bài "Đừng để người ta cười", bác sĩ Phạm Hồng Sơn phải thốt lên là 'hổ thẹn' và cho rằng nhiều vị 'chưa đọc kỹ' các văn bản liên quan đến hành động bán nước của Phạm Văn Đồng.


    Biện minh cho hành động bán nước chế độ CS không phải là cách để vô hiệu hóa công hàm 1958 của thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng. Những tuyên bố theo kiểu độc diễn ngây ngô của ông Sang và một số vị trí thức chỉ làm tṛ cười cho thiên hạ.


    Bạn đọc Danlambao
    danlambaovn.blogspot .com

  8. #1458
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    1,253
    Ông Sang cố t́nh diễn giải có lợi cho phe ông. Ông coi dân VN chẳng khác ǵ 1 lũ ḅ, cừu ông muốn xua lùa, chăn dắt thế nào là tuỳ ông. Không nên cười ông mà hăy tự nh́n lại ḿnh đă như thế nào để bị đối xử như vậy.

    Bây giờ t́nh h́nh ở biên giới chắc căng thẳng lắm.

    "Chủ tịch Tập Cận B́nh tuyên bố Trung Quốc phải tăng cường bảo vệ các đường biên giới trên bộ và trên biển, vào lúc tranh chấp chủ quyền Biển Đông gây thêm căng thẳng giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng, đặc biệt là với Việt Nam và Philippines."

    Vậy th́ VN phải làm sao? Kỳ này nếu TC xâm lăng th́ chắc VN phải thiệt hại gấp 100 lần chiến tranh năm 1979.

    Nếu phải mất đất cho TC th́ chẳng thà cho Nhật để nó bảo vệ biên giới cho ḿnh. Nhật ở gần có thể gửi quân và vũ khí sang kịp trước khi TC đánh.

  9. #1459
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Góp ư vui vui của một thân hữu DLB :

    "Tốt nhất là ông Sang nên im lặng,không ai nói ông câm đâu.Ông tưởng người dân bây giờ c̣n lú lẩn hay sao.Chủ tịch một nước mà tŕnh độ cở đó th́ cái đám bộ hạ phía dưới sẽ như thế nào,có lẽ hết thuốc chữa rồi."

    http://danlambaovn.blogspot.com/2014...g-biet-oc.html

  10. #1460
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cũng từ bạn đọc Dân Làm Báo :

    Đă tỏ tường rồi • 24 minutes ago

    Phải diệt Việt cộng để đuổi Tàu cộng



Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 27-11-2012, 06:59 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 19-03-2012, 02:54 AM
  4. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 21-07-2011, 04:28 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •