Page 17 of 23 FirstFirst ... 7131415161718192021 ... LastLast
Results 161 to 170 of 226

Thread: DIỄN TIẾN VỤ CUƠNG CHẾ ĐẤT ĐAI Ở VĂN GIANG CHO DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ ECO_PARK

  1. #161
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Đất gọi

    Phạm Đ́nh Trọng

    1. Cả nước đang sôi sục, nóng bỏng, đang ầm ầm dậy sóng những đoàn người khiếu kiện và đang cuồn cuộn những con sóng ngầm phẫn nộ trong ḷng người v́ đất đai.


    Tiếng súng Đoàn Văn Vươn nổ ở Tiên Lăng, Hải Pḥng, phá tan sự thanh b́nh, êm ả ngàn đời của làng quê Việt Nam cũng v́ đất đai.


    Sự biến ở Văn Giang, Hưng Yên, hàng ngàn công an trập trùng mũ sắt, khiên đồng, súng đạn, dùi cui trấn áp vài trăm người dân lương thiện, lam lũ cũng v́ đất đai.


    Vụ án ngang trái, oan khiên ở nông trường Sông Hậu, Cần Thơ cũng v́ đất đai.


    Đất đai đă trở thành sự xung đột giữa quyền sử dụng đất của người dân được ghi trong Hiến pháp: Nhà nước giao đất cho các tổ chức và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài (Điều 18, Hiến pháp 1992) với những nhóm quyền lực kinh tế kết hợp với quyền lực chính trị hối hả t́m kiếm lợi nhuận kếch xù, mau lẹ và dễ dàng bằng đất đai.


    Đất đai đă trở thành sự xung đột ngay trong những văn bản pháp luật. Thế lực kinh tế liên kết với thế lực chính trị liên tục sửa Luật đất đai để họ dễ bề chiếm đoạt đất đai, làm giầu trong phút chốc bằng đất đai. Càng sửa, Luật đất đai càng xa rời Hiến pháp, ngang nhiên vi phạm Hiến pháp, càng vô hiệu Hiến pháp, đất đai càng vô chủ, càng kích thích ḷng tham, càng có thêm nhiều dự án treo đầu dê bán thịt chó về đất đai.


    Đất đai đă trở thành sự xung đột giữa mục đích tối cao của nhà nước là an dân với những người nhân danh nhà nước chiếm đoạt mảnh đất sống ổn định của dân, gây sự xao xác, bất b́nh trong ḷng dân, gây ra sự phản kháng mạnh mẽ, sự bùng nổ rộng răi trong xă hội, gây đổ vỡ ḷng tin của người dân với nhà nước.


    Đất đai là nơi chỉ ra rơ nhất bản chất một nhà nước. Nhà nước ứng xử với đất đai như ở Tiên Lăng, Hải Pḥng, như ở Văn Giang, Hưng Yên mà tự nhận là nhà nước của dân, do dân, v́ dân th́ đó là sự giả dối.


    Đất đai đă làm băng hoại đạo đức xă hội, phá nát kỉ cương phép nước. V́ đất đai, quyền lực ngang nhiên chà đạp lên pháp luật, vất bỏ đạo đức làm người, coi thường cả đạo lí xă hội.


    2. Đất đai gây đổ vỡ trong ḷng người; đất đai làm rối loạn xă hội; v́ đất đai, quyền lực thản nhiên chà đạp lên pháp luật thể hiện sâu sắc nhất trong vụ án nông trường Sông Hậu, Cần Thơ và trong vụ nhà nước dùng bạo lực chiếm đất của dân Văn Giang, Hưng Yên giao cho doanh nghiệp vẽ lên những dự án mĩ miều: đổi đất lấy hạ tầng nhưng thực chất chỉ là kinh doanh bất động sản mà quyền lực nhà nước trở thành đồng vốn quan trọng nhất trong loại kinh doanh đó.


    ĐẤT NÔNG TRƯỜNG SÔNG HẬU, CẦN THƠ – NAM BỘ


    Hai người Anh hùng, hai thế hệ cha con nối tiếp nhau lao động tận tụy, quên ḿnh đă biến mảnh đất phèn Sông Hậu đến cỏ cũng không mọc nổi, người không thể sống được, chỉ có lơ thơ lăn lác hoang hóa thành mảnh đất bát ngát đồng lúa, xum xuê vườn cây trái. Hàng ngàn gia đ́nh nông dân không có đất gieo trồng, sống lay lắt, nghèo khổ, lang bạt, nay có nơi an cư, trở thành nông trường viên nông trường Sông Hậu, có cuộc sống khấm khá và đang ngày càng giầu có.


    Nhưng mảnh đất không có sự sống nay đă trở thành đất sống, mảnh đất nghèo nay đă trở thành đất giàu lại lọt vào tầm ngắm, lại là nỗi thèm khát của những phi vụ kinh doanh nhà đất. Người đàn bà Anh hùng giám đốc nông trường Sông Hậu liền nhận được gợi ư giao lại đất nông trường để chính quyền sử dụng đất vào những dự án khác mà ai cũng biết đó là những dự án đô thị hoành tráng.


    Đất nông trường Sông Hậu đă là đất sống ấm no của hiện tại, đất khát khao hi vọng, đất rực rỡ trong tương lai của hàng ngàn gia đ́nh nông trường viên. V́ những gia đ́nh nông dân b́nh dị, thân thiết như ruột thịt đó, người đàn bà Anh hùng giám đốc nông trường không thể giao đất theo gợi ư của quyền lực. Người Anh hùng liền trở thành tội phạm.


    Ủy viên trung ương đảng, Bí thư tỉnh ủy định tội rồi lệnh cho công an điều tra, viện Kiểm sát truy tố, Ṭa án xét xử! Ṭa sơ thẩm rồi ṭa phúc thẩm có sẵn bản án trong túi đều tuyên người đàn bà Anh hùng tám năm tù. Đó là lần thứ nhất pháp luật bị quyền lực chính trị khinh bỉ, chà đạp trên mảnh đất Sông Hậu!


    Người Anh hùng bị tù oan khuất chống án. Lương tâm xă hội rầm rộ lên tiếng. Cơ quan quyền lực chính trị gồm mười bốn thành viên liền nhóm họp xem xét biểu quyết số phận người Anh hùng Sông Hậu. Mười một phiếu biểu quyết dừng vụ án, miễn truy tố người Anh hùng Sông Hậu. Cơ quan quyền lực chính trị đă làm thay cả ṭa án của nhà nước, xóa tội cho người đàn bà Anh hùng Sông Hậu. Quyền lực chính trị cấp tỉnh chỉ định tội và lệnh cho công an, ṭa án làm án buộc tội người Anh hùng Sông Hậu. Nay quyền lực chính trị cấp cao c̣n xử thay cả quan ṭa! Đó là lần thứ hai pháp luật bị quyền lực chính trị ngang nhiên khinh miệt, chà đạp trên mảnh đất Sông Hậu!


    Vụ án nông trường Sông Hậu chỉ xô đẩy mấy người trong ban giám đốc nông trường Sông Hậu vào ṿng lao lí oan khiên, ngang trái nhưng đă bộc lộ hai điều lớn lao hệ trọng của xă hội, liên quan tới mọi số phận người dân.


    Một là, Đất đai đă trở thành một thế lực ghê gớm, khuynh đảo cả pháp luật. Đất đai đă tạo ra một lớp người giầu có và một lớp quan chức hối hả tham nhũng bằng đất đai. Hai lớp người này lập tức liên kết với nhau làm thay đổi cả bản chất nhà nước, từ nhà nước của dân, do dân, v́ dân trở thành nhà nước đối lập với dân.


    Hai là, Từ đất đai, người dân phải cay đắng nhận ra là họ đang phải sống ở thời không có pháp luật, quyền lực chính trị đứng trên pháp luật, làm thay pháp luật mà vụ án ở nông trường Sông Hậu là minh chứng.


    ĐẤT VĂN GIANG, HƯNG YÊN – BẮC BỘ


    Ruộng vườn Văn Giang, Hưng Yên trên tầng đất phù sa sâu cả chục mét do con sông Hồng màu mỡ bền bỉ bồi đắp từ hàng triệu năm tạo lên. Hoa màu đang tươi tốt, cuộc sống đang yên ổn trên đất đai của tổ tiên từ ngàn đời để lại, bỗng ầm ầm ô tô chở công binh, công an đến, rầm rập công an dàn hàng ngang, nổ súng, vung dùi cui, xả đạn hơi cay vào dân. Những người nhân danh nhà nước đă biến cánh đồng của màu xanh b́nh yên thành băi chiến trường mù mịt khói lửa, quyết ăn thua đủ với dân, quét dân ra khỏi đất hương hỏa cha ông. Rồi máy gạt, máy ủi gầm rú nghiến nát hoa màu như thời nô lệ năm 1944 lính Nhật hung hăn kéo đến quật nát lúa đang ngậm đ̣ng bắt dân nhổ lúa, trồng đay phục vụ cuộc chiến tranh của Nhật.


    Người dân cả mấy làng ở Văn Giang, Hưng Yên kéo ra đồng suốt đêm đốt lửa giữ đất như thời hồng hoang con người đốt lửa xua bầy thú dữ. Bầy thú bốn chân thời tiền sử đă lùi vào quá khứ hàng ngàn năm nhưng ngày nay người dân tay không giữ đất lại phải đối mặt với bầy công cụ hai chân, đầu mũ sắt, tay khiên, tay súng c̣n hung dữ gấp ngàn lần bầy thú hồng hoang v́ bầy công cụ đông tới hàng ngàn tên. Sự kiện đất đai ở Văn Giang, Hưng Yên thực sự đưa xă hội văn minh trở về thời hoang dă xa xưa, bạo lực hung hăn trút xuống đầu dân, bạo lực ngạo nghễ giành chiến thắng trên nỗi đau khổ, uất nghẹn căm phẫn của người dân.


    Trong xă hội dân sự yên b́nh, sự chiến thắng của bạo lực nhà nước với dân lành đồng nghĩa với cái thua của pháp luật, cái thua của đạo lí, cái thua của văn hóa trị nước an dân: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân.


    Pháp luật thua, đạo lí thua, văn hóa trị nước thua v́ nhà nước đă không đứng về phía nhân nghĩa, không đứng về phía công bằng xă hội, không đứng về phía số đông người dân lao động lương thiện mà đứng về số ít người có của, những nhà đầu tư trong nước, ngoài nước. Bạo lực nhà nước đă được huy động tối đa ra trấn áp dân, chiếm bằng được mảnh đất sống cuối cùng của dân, giao cho người có của xây nhà kinh doanh, làm giầu trên nỗi nghèo đói, bất an vô định của số đông dân lành.


    Đại diện nhà nước cấp tỉnh, ông chánh văn pḥng Ủy ban Nhân dân tỉnh Hưng Yên nói rằng chỉ có 30% diện tích đất của Dự án Ecopark Văn Giang dành cho xây nhà kinh doanh, c̣n lại là đất dành cho phát triển giao thông, công tŕnh phúc lợi, cây xanh nên Dự án Ecopark Văn Giang là dự án đổi đất lấy hạ tầng chứ không phải dự án thương mại kinh doanh đơn thuần. Đó chỉ là cách nói lấp liếm, nói lấy được của thứ quan gian “muốn nói gian làm quan mà nói”. Đường sá, cây xanh, công tŕnh phúc lợi xă hội bao quanh những ṭa nhà cao tầng của khu dân cư chỉ làm cho những căn hộ trong khu dân cư có giá cao chót vót và bán đắt như tôm tươi mà thôi. Tỉ lệ cây xanh càng cao, những con đường thênh thang càng kéo những thành phố lớn lại gần th́ khu dân cư càng đắt giá và nhà đầu tư càng lời lớn mà thôi.


    3. Những cuộc chiến tranh đẫm máu liên miên suốt gần nửa thế kỉ, từ 1945 đến 1989, chiến tranh chống Pháp, chiến tranh chống Mĩ, chiến tranh chống Pôn Pốt diệt chủng, chiến tranh chống Đại Hán bành trướng, chiến tranh giai cấp sắt máu trong ḷng dân tộc . . . làm cho đất đai đồng ruộng Việt Nam đă thấm đẫm mồ hôi lại thấm đẫm máu người nông dân. Gần nửa thế kỉ chiến tranh, nhà nước đă huy động đến kiệt cùng sức người, sức đất của người nông dân. Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người cho cơn khát của chiến tranh. Cả trong cuộc chiến tranh giai cấp sắt máu, số nông dân bị đôn lên địa chủ và bị bắn giết cũng phải đủ chỉ tiêu do giai cấp vô sản đề ra. Người nông dân phải chịu hi sinh mất mát lớn nhất cho chiến tranh, cho chiến thắng, cho sự sống c̣n của nhà nước Việt Nam hôm nay.


    Sống c̣n bằng máu người nông dân, thế mà ngày nay nhà nước Việt Nam lại giành giật mảnh đất thấm đẫm máu người nông dân giao cho những nhà đầu tư để họ kinh doanh kiếm lời, đẩy người nông dân vào cảnh khốn cùng không c̣n đất sống. Đó là sự phản bội, vô ơn, táng tận lương tâm, không c̣n biết đến đạo lí làm người và văn hóa cai trị.


    Máu người không phải nước lă. Máu người thiêng lắm. Mảnh đất đă thấm đẫm mồ hôi và máu người nông dân, mảnh đất ấy có hồn thiêng. Hồn thiêng của đất đă gọi và đang khẩn thiết gọi những người nông dân để họ biết phải làm ǵ giữ đất.

    Đất gọi và tiếng súng Đoàn Văn Vươn đă dơng dạc trả lời. Bao giờ những người nông dân cũng là nơi tiềm ẩn sức mạnh quyết định của mọi cuộc cách mạng xă hội.




    Phạm Đ́nh Trọng
    danlambaovn.blogspot .com


    http://danlambaovn.blogspot.com/2012/04/at-goi.html

  2. #162
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Thật không thể tưởng tượng nổi :Một nông dân với 2709 lá đơn !!!



    Một nông dân với 2709 lá đơn !!!


    Trang blog của công dân chống tham nhũng Lê Hiền Đức vừa đăng lá đơn cầu cứu của ông Trần Văn Kiêm Tài, một dân oan đă 29 năm đi khiếu kiện, tố cáo những việc làm sai trái của UBND Tỉnh Long An. Trong suốt 1/3 quăng đời đi khiếu kiện, dân oan Trần Văn Kiêm Tài (56 tuổi) cho biết đă gửi tổng cộng 2709 lá đơn, nhưng vẫn không được giải quyết. Đây quả là một con số kỷ lục trong các trường hợp khiếu nại tại Việt Nam.

    Nội dung đơn tố cáo được đăng trên trang blog của cụ Lê Hiền Đức - công dân chống tham nhũng nổi tiếng tại Việt Nam


    ***



    Nguồn: Blog Lê Hiền Đức
    | 30.4.12

    http://danlambaovn.blogspot.com/2012...urce=BP_recent

  3. #163
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Thư con trai gửi bố là phóng viên


    Mẹ Nấm

    Bố thương yêu,


    Con vừa được xem hai đoạn video clip trên Youtube quay lại cảnh công an Việt Nam đánh đập những người dân ở Văn Giang, Hưng Yên rất dă man và tàn nhẫn bố ạ.


    Con biết Bố đang bận với núi công việc trước mặt, nhưng thực sự con muốn nhờ Bố hỏi các cô chú đồng nghiệp của Bố rằng ngày hôm qua, lúc cánh đồng Văn Giang ngập tràn khói lửa và những tiếng kêu khóc ai oán th́ mọi người đang ở đâu?

    Tuyệt nhiên không có một ḍng tin tức nào cho đến tận tối khuya hôm qua đâu Bố.

    Con thấy báo của bạn Bố viết rằng “không có quân đội tham gia, cũng không có nổ súng”, công an dùng "hai quả đạn khói" để "giải tán" những người tụ tập…", dẫu biết đó là trích dẫn lời các quan chức tại Hưng Yên đi chăng nữa th́ bài báo đó là một gáo nước lạnh dội thẳng vào sự mong mỏi của rất nhiều người.

    Con biết, Bố và các bạn của Bố, đă rất vất vả để chọn cách nói lên "sự thật" đă được đổi trắng thay đen qua miệng của những người có chức có quyền, có tiền của và địa vị trong xă hội.

    Hay nói theo cách mà mẹ con vẫn thường bao biện cho Bố rằng đó là nỗ lực cuối cùng để đưa thông tin đến bạn đọc trong thế giới đa chiều.

    Nhưng Bố ơi, có bao nhiêu người có điều kiện đọc báo lề dân và xem video clip như con hả Bố?

    Con nghĩ rằng, số lượng ấy chỉ chiếm một phần rất nhỏ, trong số bạn đọc khổng lồ của báo hôm nay. Vậy th́ cuối cùng, chỉ có một số người nhỏ, hiểu được nỗ lực cuối cùng của Bố và đồng nghiệp, trong khi phần lớn người dân hiểu theo hướng mà ông trùm cuối cùng của bố đă định ra.

    Sự thật cuối cùng, phải trái đúng sai thế nào, cần phải có nhận thức, có thời gian và có điều kiện tiếp cận thông tin đa chiều mới biết được.

    Trong khi đó, với những cố gắng được coi là nỗ lực, th́ đôi lúc chính Bố và các đồng nghiệp đă góp phần định hướng suy nghĩ của cả xă hội này bị lệch đường.

    Hôm qua khi Văn Giang ngập tràn khói lửa và nước mắt th́ các cô diễn viên, người mẫu, các bạn hot girl, hot boy vẫn chiếm chỗ đa phần trên mặt báo.

    Hôm nay khi một phần sự thật của hôm qua bị phơi bày trên mạng th́ Bố và các đồng nghiệp lại đi ngược đường với mọi người.

    Điều đó có nghĩa là ǵ Bố ơi?

    Nỗ lực cuối cùng của các cô chú ở báo Sài G̣n Tiếp Thị là đưa thông tin"1000 công an tham gia và 20 người bị tạm giữ hành chính" đă bị tháo gỡ, nhưng đó là một nỗ lực chứ không phải một sự tiếp tay làm người đọc hiểu sai lệch bản chất vấn đề.


    C̣n tiếp...

  4. #164
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bố ơi,


    Con biết Bố và nhiều người nghĩ rằng, sứ mệnh của phóng viên là thông tin đến bạn đọc, cho dù phải chọn con đường lắt léo. Nhưng Bố Mẹ đă dạy con rằng, sự thật là những ǵ đang diễn ra trước mắt, chứ không phải là những lời người khác nhờ chúng ta chứng minh giùm.


    Nếu hôm qua Bố và các đồng nghiệp không có mặt ở cánh đồng Văn Giang, th́ hôm nay, con không mong chờ việc đón nhận một tin tức trái ngang như thế trên mặt báo. Bởi thông tin đến với tất cả mọi người, không phải chỉ bằng con đường lắt léo khó hiểu Bố ạ.


    Con biết, Bố và rất nhiều người phải cố gắng giấu đi những "giọt nước mắt của lề phải" để được viết, được truyền tin.


    Nhưng điều cuối cùng mọi người mong đợi, không phải là sự mặn chát của việc hiểu sai lệch thông tin về sự kiện đă diễn ra.

    Sự thật là sức mạnh duy nhất mà mỗi người chúng ta cần phải theo đuổi và nắm giữ,


    Con yêu Bố rất nhiều Bố ạ!


    Con trai của Bố.


    Mẹ Nấm


    http://menam0.multiply.com/journal/item/612/612

  5. #165
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Lật trang huyền thoại

    Hàn Lệ Nhân (Danlambao)

    Khi lư lẽ cuốn tṛn đầu họng súng,
    Ngôn ngữ thừa – lang sói được thăng vinh.
    Khi chiến tranh âm ỉ giữa ḥa b́nh,
    Ḍng máu lệ tượng h́nh ly nước lă.
    Khi cách mạng sạch phấn son chính nghĩa,
    Độc lập hề vui cái kiếp vong nô.
    Khi tự do đồng nghĩa với lao tù,
    Đất nước bỗng sớm chiều thành ổ rác.
    Khi khiếu nại bị vu là phản tặc,
    Dân chủ hề cúi mặt răng nghiến răng.
    Khi trọng khinh giai cấp khoác áo công bằng,
    Thống nhất bỗng sớm chiều thành huyền thoại.
    Khi chiến thắng dọn đường cho hủy hoại,
    Giải phóng hề trộm cướp có nhân danh.
    Khi ḷng dân bầm dập bởi thù hằn,
    Ngày nổi dậy là một ngày tất đến!


    Hàn Lệ Nhân
    danlambaovn.blogspot .com

    http://danlambaovn.blogspot.com/2012...urce=BP_recent

  6. #166
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Súng công an đă nổ và máu nhân dân đă đổ


    Đúng như lo ngại, cuộc càn quét, cướp đất tại Văn Giang diễn ra trong t́nh trạng bạo lực nghiêm trọng. Lực lượng cưỡng chế với quân số đông đảo, trang bị vũ khí, lựu đạn cay… đă ra tay hết sức dă man. Nhiều tiếng súng nổ vang liên hồi, người dân liên tiếp bị tấn công bằng dùi cui và lựu đạn cay. Có người đă đổ máu.

    Sau khi đă đẩy lui người dân ra khỏi khu vực cưỡng chế, lực lượng CA ch́m nổi kết hợp với côn đồ tiếp tục kéo đến xóm làng để bao vây, khủng bố những nông dân thường xuyên đứng ra khiếu kiện.

    Mặc cho những tiếng gào thét, năn nỉ đừng phá hoại cây trồng, lực lượng CA vẫn mạnh tay xua đuổi người dân ra khỏi cánh đồng.

    Cây cối, tài sản của nông dân nằm trong khu vực cưỡng chế bị phá hủy hoàn toàn. Một chị nông dân chia sẻ trong tiếng uất nghẹn “Công sức 8 năm trời của gia đ́nh em mất hết rồi!”

    Lực lượng cưỡng chế với quân số gần 3000 người, trang bị đầy đủ vũ khí, lại được sự bảo kê của chính quyền nên đă đàn áp nhân dân không nương tay. Bà con cho biết, bất cứ ai lên tiếng phản đối đều bị đánh tới tấp bằng dùi cui. Có trường hợp dù đă bị bắt và khống chế, nhưng CA vẫn tiếp dùng hơi cay xịt thẳng vào mặt.

    Trong nỗ lực cuối cùng để bảo vệ đất, người dân tiếp tục bị đàn áp bởi một loạt phát đạn hơi cay. Một người bị nă đạn trúng chân rách toạc máu.

    Đến khoảng gần trưa, sau khi chiếm trọn khu vực cưỡng chế và cho máy ủi càn quét, lực lượng đàn áp đă tạm thời rút bớt. Nông dân Văn Giang đành bất lực nh́n cảnh đất đai, cây cối của gia đ́nh bị cày nát trong nỗi uất hận dâng trào.

    Xem Video : http://www.youtube.com/user/CongbangPhapluat/videos



    http://danlambaovn.blogspot.com/2012...lieu-chet.html

  7. #167
    Member thuongdan's Avatar
    Join Date
    13-03-2011
    Posts
    682
    Nguồn: nuvuongcongly.net

    1/05/12 12:07 AM

    Những cảnh đàn áp nông dân trong vụ cưỡng chế ở Văn Giang, Hưng Yên ngày 24/04 tiếp tục khấy động dư luận trong và ngoài nước. Một số nhà báo và nhà trí thức đă lên tiếng phản đối vụ cưỡng chế Văn Giang, trong số này có giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xă hội học Việt Nam.

    So với vụ Tiên Lăng, vụ cưỡng chế ở xă Văn Quang, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ngày 24/4 vừa qua gây chấn động mạnh trước hết là do tầm mức của sự kiện. Mặc dù theo nguồn tin chính thức, việc cưỡng chế chỉ tiến hành đối với 5,8 ha thuộc 166 hộ không chịu nhận tiền đền bù, nhưng có đến cả ngàn nông dân Văn Giang từ đêm hôm trước đă bám trụ tại những mảnh đất của họ để chống lại việc cưỡng chế. Phía chính quyền v́ thế đă phải huy động hàng ngàn người gồm công an, cảnh sát cơ động, dân pḥng và, theo tố cáo của dân, th́ có cả thành phần xă hội đen, để thi hành lệnh cưỡng chế, biến việc này thành giống như là một trận càn quét trong chiến tranh, với hơi cay mờ mịt đồng, khói mù tỏa khắp nơi, tiếng súng vang rền trời.

    Điểm thứ hai gây công phẫn dư luận, đó là mức độ đàn áp của lực lượng cưỡng chế, qua những h́nh ảnh được phổ biến rộng răi trên mạng, nhất là cảnh cả chục người cầm dùi cui thi nhau đánh đập dă man một nông dân tay không, theo kiểu đánh đ̣n thù, chứ không phải là khống chế một thành phần “quá khích”.

    Điểm đáng nói khác đó là, có lẽ rút kinh nghiệm từ vụ Tiên Lăng, chính quyền kiểm soát rất gắt gao những thông tin về vụ cưỡng chế ở Văn Giang. Một số bài báo đưa tin tương đối khách quan đă bị gỡ bỏ chỉ sau vài giờ đăng trên mạng. Những bài báo khác th́ đăng thông tin một chiều của chính quyền tỉnh Hưng Yên. Chỉ duy nhất có tờ báo Người Cao Tuổi, cơ quan ngôn luận của Hội Người cao tuổi Việt Nam, là dám lên tiếng tố cáo vụ cưỡng chế mà họ cho là “trái luật” ở Văn Giang ( Nhưng nay bài của Người Cao Tuổi về vụ Văn Giang đều đă bị gỡ bỏ ). Nhiều phóng viên cho biết họ đă bị cản trở khi đến tác nghiệp ở Văn Giang trong ngày cưỡng chế.

    Những nhà báo, những trí thức nào muốn bày tỏ thái độ về vụ Văn Giang chỉ có thể đăng tải trên các trang mạng. Trong bài viết tựa đề “ Phải thay đổi tư duy thu hồi đất”, được đăng trên trang Ba Sàm ngày 27/4, nhà báo Vơ Văn Tạo nhắc lại rằng, điều 39 – Luật Đất đai 2003 quy định chỉ thu hồi đất để “ sử dụng vào mục đích quốc pḥng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”, trong khi dự án Ecopark chỉ là dự án kinh doanh, chính quyền không được phép thực hiện thủ tục thu hồi đất.

    Bên cạnh đó, nhà báo Vơ Văn Tạo lên án t́nh trạng thiếu minh bạch, cản trở báo chí tác nghiệp. Tác giả viết : « Mặc dù hoạt động cưỡng chế không thuộc phạm trù bí mật, hầu hết trường hợp, phóng viên đến hiện trường tác nghiệp đều bị lực lượng cưỡng chế cản trở hung hăng, thậm chí không ít phóng viên c̣n bị cướp máy ảnh, hành hung(!). Chính v́ không có sự giám sát của báo chí, hiện tượng cưỡng chế sai ẩu, lạm dụng vũ lực, hành hung vô lối và thái quá với người bị cưỡng chế rất phổ biến. »

    Về phần nhà báo Huy Đức th́ tự đặt ḿnh vào vị trí của nông dân Văn Giang trong bài viết đề ngày 26/04 đăng trên trang blog của anh.

    Theo Huy Đức, các điều khoản về thu hồi đất, từng được quy định khá chặt chẽ trong Luật 1993, đă trở nên rắc rối và dễ bị lũng đoạn hơn trong Luật 2003. Anh cho rằng « Luật gần như đă đặt những mục tiêu cao cả như “lợi ích quốc gia” ngang hàng với “lợi ích của các đại gia”. »

    Huy Đức lưu ư rằng, « v́ Việt Nam không có một tối cao pháp viện để nói rằng Luật 2003 vi Hiến; Việt Nam cũng không có tư pháp độc lập để nông dân có thể kiện các quyết định của chính quyền, v́ không có công lư, nên gia đ́nh anh Đoàn Văn Vươn và 160 hộ dân Văn Giang phải chọn h́nh thức kháng cự chịu nhiều rủi ro như thế ». Theo tác giả bài viết, h́nh ảnh cuộc cưỡng chế hôm 24-4-2012 đă trở thành « một vết nhơ trong lịch sử. »

    Trong bài viết gởi trực tiếp cho trang mạng Bauxite Việt Nam với hàng tựa “ Nhà nước của dân, do dân, v́ dân không được phép trấn áp dân”, đề ngày 26/4, ông Nguyễn Trung (cựu Đại sứ VN tại Thái Lan, cựu thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải, cựu thành viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS ), đă bày tỏ “sự căm giận và nỗi hăi hùng” của ông. Ông căm giận “v́ không thể chấp nhận Nhà nước của dân, do dân, v́ dân lại hành xử với dân như vậy. Ông hăi hùng “v́ thấy rằng hệ thống chính trị nước ta đă có được trong tay lực lượng vũ trang sẵn sàng thực hiện lệnh trấn áp như vậy đối với dân.”

    Ông Nguyễn Trung cảnh báo rằng đây là “ một chiều hướng phát triển vô cùng nguy hiểm cho đất nước, nhất thiết phải t́m cách ngăn chặn.” Ông yêu cầu Đảng, Quốc hội, Chính phủ về họp công khai với toàn thể các hộ dân các xă ở Văn Giang có đất đai bị thu hồi trong vụ cưỡng chế này để t́m hiểu tại chỗ sự việc.

    Riêng giáo sư Tương Lai, ngay từ bài viết với hàng tựa “ Bàn chân nổi giận”, đề ngày 17/4, gởi trực tiếp cho trang Bauxite Việt Nam đă cảnh báo rằng “ con giun xéo lắm cũng quằn, họ không thể cứ lầm lũi ngậm miệng than trời, sao trời ở không cân, kẻ ăn không hết, người lần không ra.”. Bản thân cũng đă theo dơi t́nh h́nh ở Văn Giang từ nhiều tháng qua và trong bài trả lời phỏng vấn với RFI sau đây nay giáo sư Tương Lai tỏ vẻ rất công phẫn trước vụ đàn áp vừa qua:

    Giáo sư Tương Lai: Tôi đă có theo dơi t́nh h́nh Văn Giang, Hưng Yên. Sự việc này diễn ra có thể đă là từ một tháng nay. Trước đây, tôi có xem một đoạn video trên mạng, quay lại cảnh người dân chất vấn đoàn thanh tra. Từ đó, tôi đă thấy là sự việc không biết sẽ diễn tiến đến đâu. Tôi cũng hy vọng là sau đợt làm việc của đoàn thanh tra đó, t́nh h́nh sẽ dịu đi và chắc là người ta sẽ có giải pháp.

    Nhưng đến hôm nay, tôi thấy t́nh h́nh đă đi đến chỗ gay gắt một cách mà tôi cũng không h́nh dung nổi, nhất là khi xem đoạn video quay cảnh những người nhân danh Nhà nước, mặc sắc phục cảnh sát cũng có, mặc thường phục cũng có, cầm dùi cui đánh tới tấp vào những người dân. Xem cảnh đó, tôi không thể nào nói ǵ khác ngoài sự phẫn nộ và phẫn uất. Một Nhà nước mà đối xử với dân như vậy th́ c̣n ǵ để nói!

    Đương nhiên trong quy hoạch để xây dựng lại đất nước, những vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế, mở rộng những khu vực công nghiệp, dịch vụ, đó là những việc không thể không làm. Và khi làm th́ đương nhiên là có động chạm với lợi ích của người dân, có khi là lợi ích cục bộ, có khi là lợi ích riêng tư, mà về nguyên lư, lợi ích cục bộ phải phục vụ lợi ích toàn thể, lợi ích riêng tư phải phục vụ lợi ích đất nước.

    Nhưng dù là cục bộ, dù là toàn thể, dù là lợi ích quốc gia đặt lên trên, ư nguyện của người dân vẫn là quan trọng nhất. Phong kiến, cổ xưa như Mạnh Tử mà c̣n nói đến “dân vi quư, quân vi khinh”. Một chính quyền muốn tồn tại th́ phải được dân ủng hộ. V́ vậy, dựa vào dân, tin dân và lắng nghe ư kiến, nguyện vọng của dân là việc tối thiểu mà người cầm quyền phải biết. Dù là ḿnh đúng, dù là dân sai, dù người dân là lợi ích riêng tư, c̣n Nhà nước là lợi ich của toàn dân, th́ trước tiên phải lắng nghe dân, chứ không phải dùng dùi cui để đối xử với dân.

    Trước mắt, người ta có thể khuất phục một số người nào đó và bạo lực có khi tạm thời thắng thế, nhưng đó là sự giải khát bằng thuốc độc. Hệ lụy của nó sẽ không thể lường được. Một khi người dân nổi giận, mọi lời rao giảng về đạo đức, về nghị quyết, về lư tưởng, … đều trở nên vô nghĩa, nếu không muốn nói là giả dối và mị dân.

    Cho nên, nh́n vào sự kiện đàn áp dân ở Văn Giang, Hưng Yên, th́ không c̣n ǵ để nói nữa, khi mà cứ ra rả nói rằng Nhà nước này là của dân, do dân, v́ dân.

    RFI: Nguyên nhân của t́nh trạng ngày hôm nay phải chăng không chỉ là do mức đền bù không thoả đáng, mà c̣n là do Luật đất đai chưa rơ ràng, dẫn đến lạm quyền ở địa phương?

    Giáo sư Tương Lai: Câu hỏi của ông cũng chính là câu trả lời đấy. Vừa qua, khi nhân dân Văn Giang kéo về cổng thanh tra chính phủ ở Cầu Giấy, Hà Nội, tôi đă có viết bài “Bàn chân nổ giận”. Một số báo không dám đăng, nhưng có một tờ báo đăng. Trong bài đó, tôi không có nói ǵ khác ngoài việc dẫn lời những người có trách nhiệm. Ví dụ, nguyên phó thủ tướng phụ trách nông nghiệp Vơ Ngọc Tŕu có nói: “ Khi trong này khai trương một công tŕnh, th́ ở bên ngoài dân khiếu kiện và biểu t́nh”. Ông nói rằng, giá đền bù cho dân là 1, khi đem lô đất đó ra th́ giá gấp 15 lần. Ông kết luận rằng, một chính sách như thế th́ không thể nào thuyết phục được dân.

    Từ xưa đến nay, đất đai vẫn là vấn đề số một và nói đến đất đai tức là nói đến nông dân. Nguyễn Đ́nh Chiểu đă nói rằng người nông dân là “việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm”. Ngoài cái đó ra họ biết làm ǵ bây giờ? Họ có thể nhận một số tiền đền bù mà trong đời họ chưa từng có như thế. Nhưng khi họ mất đất th́ số tiền đền bù đó chẳng có ư nghĩa ǵ nữa, bởi v́ không phải ai cầm tiền cũng có thể làm cho nó sinh lợi. Đấy là chưa nói, khi đă mất đất, rất nhiều gia đ́nh nông thôn thất cơ lỡ vận. Nếu có được đền bù thoả đáng đi nữa th́ người dân cũng cảm thấy lo sợ cho tương lai của họ, huống hồ đền bù không thỏa đáng. Thế th́ làm sao dân không phẫn nộ, không khiếu kiện? Tôi không nói tất cả các khiếu kiện đều đúng, nhưng về cơ bản th́ đó là điều không thể không xảy ra được.

    Luật đất đai, nhân danh sở hữu toàn dân, nhưng lại giao quyền sỡ hữu toàn dân đó, giao cái quốc gia công thổ đó cho chính quyền địa phương. Một ông lănh đạo xă cũng có thể trở thành Nhà nước để quyết định sở hữu toàn dân đó. Đây là sự bất cập rất lớn mà các chuyên gia đă nói đến nhiều trên báo chí. Nhưng khổ một nỗi, có một suy nghĩ đă trở thành như là chất xi măng kết dính trong đầu người ta: mất sở hữu toàn dân là mất chủ nghĩa xă hội! Chính v́ thế người ta phải bám cho bằng được cái mệnh đề sở hữu toàn dân đó. Cố giữ cái sở hữu toàn dân đó và giao nó cho những chính quyền địa phương, mà ai cũng thấy là đầy dẫy tham nhũng. Không có tham nhũng nào có thể ngon ăn bằng tham nhũng từ đất. Không có sự ăn cướp nào dễ dàng bằng ăn cướp đất của người nông dân tay không. Cho nên, câu nói ngày xưa “ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”, chưa bao giờ trở thành một cách nhầy nhụa và trắng trợn như hiện nay.

  8. #168
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cưỡng chế đất Văn Giang - Sự cấu kết giữa đảng CS Việt Nam và các tập đoàn tư bản đỏ


    Trần Duy Huỳnh (Danlambao) - Đất nước hiện nay là một canh bạc, trong đó những con bạc đỏ đen là đảng CS và các thế lực tập đoàn tư bản đỏ đang ra sức sát phạt dữ dội mà mỗi lệnh là những ǵ hiện diện trên đất nước này, từ con người, tài nguyên, môi trường, đất đai, biển đảo, v.v.... đến tất cả. Canh bạc đó vẫn sẽ c̣n tiếp tục cho tới khi nào mọi thứ vẫn c̣n nằm trong tay đảng.


    PHẦN I Sự cưỡng chiếm đất ở Văn Giang, Hưng Yên vừa rồi thể hiện mối quan hệ phức tạp, chằng chịt giữa đảng, nhà nước CS VN và các tập đoàn tư bản đỏ hiện nay. Mối quan hệ này dẫn tới t́nh trạng giống như câu hỏi “con gà đẻ ra quả trứng?” hay “quả trứng đẻ ra con gà?”

    Thoạt đầu mọi chuyện có vẻ dể hiểu, đảng CS cầm quyền, nhà nước quản lư. Nhà nước lập ra các tập đoàn kinh tế làm mũi nhọn trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Thế nhưng, khi các tập đoàn trở nên lớn mạnh, mọi việc dường như đă thay đổi ngược lại.

    Sự thay đổi ngược lại là, thay v́ bị quản lư bởi đảng và nhà nước, các tập đoàn kinh tế hiện nay dường như đang điều khiển đảng CS và nhà nước VN theo ư nó.

    Bản thân mỗi tập đoàn kinh tế nhà nước, dù đứng chung hay riêng cũng bao gồm đầy đủ 3 yếu tố: đảng, nhà nước và tư bản (vốn nhân dân). Riêng các tập đoàn kinh tế tư nhân (vốn tư nhân) th́ chịu sự chi phối của tất cả tác nhân trên, tức là đảng, nhà nước và các tập đoàn kinh tế nhà nước.

    V́ thế, mối quan hệ giữa đảng CS, nhà nước với các tập đoàn kinh tế trở nên một sự liên kết chặt chẽ, nương tựa, bao che nhau tạo ra những tập đoàn tư bản đỏ với “lợi nhuận” khổng lồ không ai có thể biết rơ được.




    Mặc dù ít người hiểu rơ những ṿng xoáy ốc phức tạp trong mối quan hệ này, nhưng rơ ràng ai cũng biết sự liên kết đó được kết dính với nhau là v́ TIỀN, và chỉ có TIỀN chứ không phải thứ ǵ khác.

    QUYỀN tạo ra TIỀN và TIỀN lại tạo ra QUYỀN, và cứ thế tạo ra những ṿng xoáy, ṿng xoáy càng lớn, càng nguy hiểm cho xă hội. Trường hợp Năm Cam là một điển h́nh cho loại quan hệ này.

    Mối quan hệ đó được sự cho phép bởi cơ chế cùng với sự thiếu minh bạch, lỏng lẻo của luật lệ, cho tới nay đă chứng tỏ rằng nó không tạo ra được những sản phẩm như xă hội mong ước mà tạo ra những cơn lốc cuốn hút mọi thứ trên đất nước vào ḷng nó. Hăy tưởng tượng cơn băo xoáy giữa biển khơi đang cuốn hút mọi thứ chung quanh vào tâm điểm của nó, th́ có thể h́nh dung ra mối quan hệ này.

    Cơn băo xoáy này vét sạch mọi tài nguyên chung của đất nước để làm giàu riêng, làm cho tài nguyên bị kiệt quệ mà đất nước vẫn nghèo, điển h́nh như các vụ cưỡng chế đang xảy ra khắp nơi, các công tŕnh khai thác dầu ở biển Đông, than ở Thái Nguyên và gần đây là dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên. Nó cuốn hút mọi năng lực, tiềm năng của quốc gia để phục vụ cho nó, điển h́nh là làm giá trị lao động, cả chân tay lẫn trí óc, của người Việt Nam trở thành rẻ mạt.

    Mối quan hệ tất cả chỉ v́ tiền mà không v́ phúc lợi xă của toàn dân đă làm các lănh đạo đảng CS từ vị trí điều khiển dần dần trở thành bị điều khiển.

    Hơn nữa, do các lănh đạo đảng CS không bao giờ dám ra mặt công khai đầu tư vào các tập đoàn tư nhân v́ điều này sẽ làm xấu đi uy tín chính trị của đảng, v́ thế, để tăng sức mạnh tiền và quyền của ḿnh, lănh đạo đảng biến các tập đoàn, công ty tư nhân thành sân sau của họ.

    Chính từ đây, các tập đoàn tư bản này quay ngược lại điều khiển đảng và bộ máy nhà nước

    C̣n tiếp...

  9. #169
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    PHẦN II


    Trở lại vụ cưỡng chiếm đất ở Văn Giang, Hưng Yên ngày 24/04/2012. Chi tiết của vụ việc có lẽ nhiều người đă biết, chỉ xin nêu lên những điểm sau đây.

    Ecopark-Văn Giang là dự án đô thị mới, một dự án kinh doanh tư nhân, không phải khu công nghiệp, công nghệ cao hay khu kinh tế, do một tập đoàn tư nhân làm chủ đầu tư. Xin đọc lại bài viết “Ecopark mở đường ‘Đông tiến’” đăng trên Vietstock ngày 07/05/2010 để thấy rằng việc chọn đất đai để đầu tư trước hết là do ước muốn lợi nhuận cao của nhà đầu tư.

    Điều này không có ǵ là sai, chỉ sai ở điểm là dường như các ước muốn lợi nhuận đó luôn được đảng và nhà nước tuân theo, bất chấp ư nguyện của nhân dân hay nhu cầu bảo vệ quỹ đất cần thiết cho an toàn lương thực và phát triển nông nghiệp.

    Việc sử dụng quá mức cần thiết lực lượng vũ trang trong việc cưỡng chế vừa qua, bất chấp dư luận trong nước quốc tế, chưa kể đến những lần họp báo ổn định tư tưởng do chính quyền các cấp tổ chức, đă minh chứng cho sự “tuân thủ” của đảng và nhà nước như đă nói ở trên.

    Hăy khoan nói đến Luật đất đai hay Luật cưỡng chế theo điều 40–Luật 2003 (thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế), câu hỏi được đặt ra là, tại sao phải dùng biện pháp hành chánh thay v́ luật để giải quyết tranh chấp giữa lợi ích của một tập đoàn tư bản tư nhân với lợi ích nhân dân, dù cho nhân dân chỉ là một người?, mà biện pháp hành chánh ấy rốt cuộc, và luôn luôn, làm lợi cho nhà tư bản?



    Có người cho rằng v́ người nông dân Văn Giang tham lam quá, đ̣i hỏi nhiều quá, thuyết phục nhiều rồi mà không được nên phải dùng đến biện pháp cưỡng chế. Vậy thử hỏi, nếu nhà đầu tư có quyền tham lam đ̣i hỏi lợi nhuận cao nhất cho họ th́ tại sao người nông dân không thể “tham lam” đ̣i quyền lợi cao nhất của ḿnh phải được bảo vệ? Hay bởi “thằng dân ngu quá lợn” nên không được có quyền ǵ?

    Rơ ràng là sự thiếu minh bạch của chính quyền, sự nhúng tay của các cấp đảng, chính quyền VN trong việc tranh chấp quyền lợi giữa các tập đoàn tư bản và người nông dân, khiến bất cứ ai cũng có thể suy luận rằng, dứt khoát phải có điều ǵ đó đă xảy ra giữa nhà nước CS và các tập đoàn tư bản đỏ v́ sau cuộc tranh chấp, kết quả bao giờ cũng là sự thiệt tḥi cho nông dân. Ở đây xin mở ngoặc, tại các nước dân chủ tư bản, tuy là tư bản nhưng các tập đoàn tư bản ở đó không phải muốn làm ǵ th́ làm.

    Cũng xin nói thêm bài viết này không chống hay ủng hộ việc xây dựng khu đô thị Ecopark mà chỉ nêu lên mối quan hệ giữa đảng CS, nhà nước VN với các tập đoàn tư bản đỏ, và cách hành xử của các thế lực này đối với quyền lợi của người nông dân VN.

    C̣n tiếp...

  10. #170
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    PHẦN III



    Ngoài ra, một vấn đề cũng cần nêu lên là trong t́nh h́nh kinh tế nói chung và bất động sản hiện nay nói riêng, vậy th́ lư do đằng sau của việc khuyến khích phát triển một dự án bất động sản với kinh phí dự trù rất lớn vào khoảng 8.2 tỷ USD là ǵ?

    Diễn đàn bất động sản tổ chức tại hội trường Pḥng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 24/4/2012 đă diễn ra trong bầu không khí u ám, không thấy có một tia sáng nào ở cuối đường hầm cho thị trường này mặc dầu lăi suất giảm 2% c̣n 12%. Các nhà đầu tư đă bỏ chạy, vậy với dự án Ecopark này, ai là người bỏ vốn? và ai sẽ là người bỏ tiền ra mua bất động sản ở đây?

    Ai là người sẽ bỏ vốn? mục đích bỏ vốn là ǵ? và khi nào th́ dự án sẽ bắt đầu sinh lợi?

    Chủ đầu tư ư? Không có nhà đầu tư nào dại dột tự đem vốn của ḿnh đặt vào một canh bạc mà ḿnh cũng không biết chắc ít nhất 60% sẽ thắng. Họ cũng có thể sẽ bỏ ra, nhưng với những điều kiện, hoàn cảnh mà chỉ có họ mới biết được.

    C̣n các tập đoàn kinh tế nhà nước th́ trong thời gian qua luôn luôn bị tấn công và phê phán v́ đầu tư dàn trải, đầu tư vào bất động sản và thị trường chứng khoán làm thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng tiền của nhân dân. Hiện nay, các tập đoàn này c̣n đang thiếu vốn trầm trọng cho việc giữ vững hoạt động của ḿnh, cho nên có thể rất ít khả năng bỏ vốn vào dự án này. Thí dụ, làm sao EVN có thể bỏ vốn trong khi nó đang chạy đôn chạy đáo kiếm tiền trả nợ cho PVN và khắc phục sự cố đập Sông Tranh 2 mà nó là chủ đầu tư?

    Hay kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài? Vừa qua Standard and Poor's đă hạ mức tín nhiệm tín dụng của Việt Nam từ "BB" xuống "BB-". Ngoài ra, theo VNEconomy, ngày 29/4/2012, nhiều chủ đầu tư dự án FDI bất động sản tại Hà Nội đang tháo chạy. Như thế, khả năng đầu tư nước ngoài vào bất động sản là xa vời.

    Như vậy khả năng bỏ vốn chỉ có thể là các ngân hàng thương mại con cưng và tập đoàn tư bản đỏ, sân sau của lănh đạo đảng.

    Trong thời gian qua, diễn biến phức tạp của nền kinh tế dẫn tới một số biện pháp hành chính về tái cấu trúc nền kinh tế và phân loại ngân hàng.




    Những vụ sát nhập M & A (Mergers and Acquisitions) này dường như diễn ra công khai, nhưng thật ra, đă có một số tập đoàn tư bản đỏ, ngân hàng (con cưng) biết trước điều đó để âm thầm chuẩn bị và chờ con mồi. Đây chính là sân sau của các lănh tụ đảng, người trực tiếp ra quyết định và kư các chỉ thị về tái cấu trúc nền kinh tế vĩ mô. Những sân sau này hoạt động âm thầm, nữa kín nữa hở và đặc biệt là ít bị ḍm ngó.

    Sự sát nhập điển h́nh của 3 ngân hàng thương mại vừa qua là một thí dụ. Thí dụ nữa là việc phân biệt vàng miếng SJC và các loại vàng miếng khác, mặc dù hiện nay chưa áp dụng v́ bị phản ứng ngược, cũng đă làm giá trị giữa vàng SJC và các loại vàng khác chênh lệch từ 700,000 đến hơn 1,000,000 đồng/lượng.

    Ai là người hưởng lợi từ những quyết định này? Chính là lănh đạo đảng, người ra quyết định và người được độc quyền cung cấp tin tức, để rồi sau đó chiếm hữu và thao túng thị trường vàng và tiền tệ.

    Sự trợ giúp của lănh đạo đảng CS và độc quyền thông tin vĩ mô của một số các ngân hàng thương mại và tập đoàn tư bản đỏ đă dẫn tới một số lượng tiền đồng VN (và đô) khổng lồ tập trung vào một ít ngân hàng thương mại và các tập đoàn kinh tế tư nhân. Quá tŕnh thâu tóm toàn bộ nền kinh tế đang âm thầm diễn ra.

    Tuy nhiên, thiên bất dung gian, t́nh h́nh kinh tế càng ngày càng kiệt quệ, hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang lâm vào t́nh trạng phá sản do thiếu vốn, lạm phát tăng, thất nghiệp tăng, t́nh trạng vỡ nợ đang diễn ra nơi này nơi khác. Hàng ngày, ngân hàng cử nhân viên xuống giám sát hoạt động của doanh nghiệp con nợ, ngân hàng lớn cử người xuống giám sát ngân hàng nhỏ.

    Tất cả những vấn nạn này đă khiến đảng CS phải buộc các ngân hàng và các tập đoàn tư bản đỏ con cưng nhă tiền ra, nhưng ngược lại, các ngân hàng và bọn tư bản đỏ này cũng thúc ép đảng phải làm ǵ đó để chuyển đổi một số lượng tiền VN khổng lồ vô giá trị mà nó đang ôm như ôm bom nỗ chậm.

    Vậy nếu góp vốn, các ngân hàng và các tập đoàn tư bản đỏ, sân sau của các lănh tụ đảng sẽ đổi được ǵ?

    Trước mắt là việc cưỡng chế và giao đất thành công tại Văn Giang. Thứ đến, mà điều này mới là quan trọng và chính v́ nó mà có việc triệt để cưỡng chế Văn Giang để giao đất.

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 76
    Last Post: 29-03-2015, 11:56 AM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. THƯ MỜI THAM DỰ LỄ TƯỞNG NIỆM NHỊ VỊ TRƯNG NỮ VƯƠNG.
    By NguyễnQuân in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 06-03-2011, 10:33 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 29-01-2011, 04:35 PM
  5. CHIẾN DỊCH TRUYỄN THÔNG THEO CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
    By NguyễnQuân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 13-10-2010, 01:20 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •