Page 19 of 24 FirstFirst ... 9151617181920212223 ... LastLast
Results 181 to 190 of 237

Thread: THÁNG TƯ ĐEN UẤT HẬN

  1. #181
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chiến Tranh Và Người Mỹ Trên Quê Hương Tôi ( Tiếp theo...)



    Chiến sĩ Mỹ b́nh thản trước giờ chiến đấu


    Nhà cố vấn Mỹ có năm gian. Gian thứ nhất ăn thông với hầm làm việc và ngủ, nghỉ của ban cố vấn. Gian thứ hai rất rộng, gồm nhà bếp, pḥng giải trí, cũng là nơi ngủ của anh Tô, anh Kim và tôi. Gian giữa hẹp hơn, dùng làm pḥng khách, có cửa ra vào phiá trước, phía sau. Gian thứ tư và gian thứ năm là nơi làm việc, ngủ, nghỉ của đội Công binh, Truyền tin Mỹ tăng cường. Họ phụ trách đài quan sát cao mấy chục mét dựng ở giữa sân trại. Phía sau dăy nhà có các hầm trú ẩn cho mọi người mỗi khi có pháo kích. Hai tuần lễ đầu ở đây, ngoài trung úy Bonny và anh Tô, tôi c̣n quen thân với trung sĩ John, cố vấn phó, anh Kim, thông dịch viên, chị Dung, nấu ăn, anh Lai, giặt quần áo, và vài anh lính Mỹ khác trong đội tăng cường như Henry, Andy, Jim, Danny, Peter… Anh Lai và chị Dung là thường dân ở thị xă, sáng đến làm, chiều về nhà. Chị Dung nấu các món ăn Mỹ rất ngon. Nhưng tôi chỉ ăn vào buổi chiều ở nhà cố vấn. Buổi trưa, tôi vẫn đi lấy cơm ở nhà bếp trại lính về nhà ăn với anh chị Mùi và cháu Quang cho vui với gia đ́nh
    Lúc c̣n ở ngoài trại, nhiều khi thèm uống một ly đá chanh, hay ngay cả một ly nước đá lạnh cho đă họng dưới cái nóng như thiêu đốt của vùng Bến Sỏi khô cằn, tôi cũng không có tiền để mua mà uống. Từ ngày tự do ra, vào nhà cố vấn, tôi tha hồ uống cô ca lạnh và ăn cam, táo, nho, bánh ngọt. Không có việc ǵ làm, tôi thường lân la nói chuyện với các anh lính Mỹ. Hết nói chuyện với anh này th́ gặp anh khác. Nhiều câu nói không được th́ quơ tay làm dấu loạn xà ngầu. Rồi các anh cũng hiểu. Tôi học hỏi thêm được nhiều câu tiếng Anh đàm thoại qua các anh. Các anh thường lấy h́nh ảnh người thân, cha, mẹ, vợ, con bên Mỹ cho tôi xem và nói nhớ họ lắm. Tôi hiểu được t́nh cảm của các anh; nỗi nhớ nhà da diết của người lính Mỹ phải xa gia đ́nh để đi chiến đấu ở một đất nước xa lạ. Cũng buồn lắm. Nhiều khi các anh hát cho tôi nghe, hoặc rủ tôi leo lên đài quan sát chơi. Đứng trên đài cao, có thể nh́n thấy cảnh vật ở xa mấy cây số.
    Trung úy Bonny, 30 tuổi, da trắng, dáng người cao lớn, khuôn mặt bầu bầu, tính t́nh nghiêm nghị, ít
    nói chuyện với mọi người. Trung sĩ John, 35 tuổi, ngược lại, rất cởi mở, vui vẻ, nói nhiều. Tướng ông cũng cao lớn, khuôn mặt tṛn, nước da trắng hồng, hai cánh tay hay khuỳnh ra khi đi, đứng. Ông thích các món ăn Việt. Mỗi cuối tuần, ông và anh Kim chở tôi đi Tây Ninh, đến bộ chỉ huy Lực lượng đặc biệt B16 lấy phim, tài liệu linh tinh, rồi ghé vào thị xă ăn phở. Thỉnh thoảng, ông dẫn tôi vào chợ mua bún, rau sống, tôm, thịt heo ba chỉ, nước mắm đem về cho chị Dung nấu, rồi bày ra giữa gian nhà giải trí, mời mọi người cùng ăn. Xem cách ông John lấy rau, cuốn bún, tôm, thịt, chấm nước mắm ớt ăn ngon lành, không khác ǵ một người Việt chính gốc, tôi thấy vui lắm. Ăn xong là ông chiếu phim cho cả nhà cố vấn xem.
    Ông John có tánh thương người, đặc biệt với trẻ em. Ông hay ra chơi ở xóm dân, cho bánh, kẹo và vui đùa rất vô tư với các em bé. Khi biết có nhà dân nào bị đạn pháo kích của Việt cộng, ông ra thăm, biếu một ít tiền. Có lần, tôi đưa ông đến thăm nhà chị Mùi. Ông rất thích cháu Quang, thường mua quà cho cháu. Ông c̣n tận t́nh giúp đỡ một gia đ́nh nghèo ở gần nhà chị tôi có đứa con gái chín tuổi bị cụt chân quá đầu gối. Ông mua cho bé một chiếc xe lăn và nhiều đồ chơi. Mỗi tuần, ông ra thăm bé một lần, đẩy xe cho bé đi chơi ṿng ṿng trong xóm..Tôi xem ông như một vị Thánh sống. T́nh thương của ông là t́nh thương nhân loại vô bờ bến.
    Tôi ở nhà cố vấn được một tháng th́ trong một bửa ăn chiều, trung úy Bonny nhờ anh Tô thông ngôn lại với tôi, là ông có người anh bác sĩ ở bên Mỹ muốn t́m con nuôi ở Việt Nam. Ông đă giới thiệu về hoàn cảnh tôi với người anh, anh ổng đồng ư nhận tôi làm con nuôi. Ông hỏi tôi có chịu đi Mỹ làm con nuôi anh ổng không. Tôi chịu ngay. Ông bảo tôi mai về nhà đưa chị Mùi đến gặp ông nói chuyện.

    ( C̣n tiếp...)

  2. #182
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chiến Tranh Và Người Mỹ Trên Quê Hương Tôi ( Tiếp theo...)

    Ngay trong tối đó, tôi đến hầm công sự t́m chị Mùi. Chị đang ngồi ngoài sân với mấy bà bạn. Vừa nghe tôi thuật lại chuyện sẽ làm con nuôi người Mỹ, mấy bà bạn của chị Mùi dèm pha :

    - Trời ! Qua ở một nước xa lắc, xa lơ, làm sao chị em được gặp nhau.

    - Biết làm con nuôi người Mỹ có sướng không. Hổng chừng bị người ta cho làm ở đợ th́ khổ.

    - Qua đó, hổng biết tiếng Anh, tiếng u ǵ, làm sao sống.

    - Rồi biết bao giờ chị mới gặp lại nó. Chị đừng cho nó đi.

    Tôi tức ḿnh :

    - Anh Tô, thông dịch viên, ảnh nói ông đó là bác sĩ, giàu lắm. Nước Mỹ giàu mạnh, văn minh nhất thế giới. Luật pháp ở nước họ quy định con nuôi cũng như con ruột, được nuôi dưỡng, cho học hành đến khi thành tài. Chị đừng nghe mấy bả xúi.

    Chị Mùi trầm ngâm một hồi th́ quyết định :

    - Tao không đồng ư. Cha mẹ không c̣n. Thằng Thiện đă mất. Thằng Hỷ làm con nuôi cho người ta ở Phan Rang, ngay trong nước ḿnh mà bao năm rồi chưa có dịp gặp lại. Anh Phùng mày th́ đang đời lính nay đây, mai đó tận vùng bốn. Tao chỉ c̣n mày gần gũi. Làm sao mà…

    Chị Mùi ngập ngừng giây lát rồi dứt khoát :

    - Tao không chịu. Tao không muốn chị em xa cách nhau.

    Tôi cố thuyết phục :

    - Chị. Em muốn đi. Nghe anh Tô nói đời sống ở Mỹ vui lắm, sướng lắm. Mà em qua đó được làm con của bác sĩ th́ càng sướng hơn nữa. Cho em đi đi chị. Em sẽ viết thư cho chị thường chứ có phải mất biệt luôn đâu. Có dịp th́ em sẽ về thăm chị.

    Chị Mùi nín thinh. Tôi khẩn khoản :

    - Chị… Chị… Cho em đi đi chị…

    . Thấy tôi cứ đứng năn nỉ hoài, chị Mùi trả lời nước đôi :

    - Th́ để tối nay tao suy nghĩ đă. Rồi ngày mai tao cũng đến gặp ông Bonny, nghe ổng nói ǵ.


    Trưa hôm sau, tôi và anh Kim đưa chị Mùi xuống hầm làm việc của ông Bonny. Sau khi ông Bonny nói một tràng tiếng Anh, anh Kim thông ngôn lại với chị Mùi :

    - Ổng nói anh của ổng ở bên Mỹ là bác sĩ, đă 45 tuổi, nhà rất giàu mà không có con. Tính t́nh anh của ổng rất hiền, thương người. Ổng thấy em Quư của chị cũng hiền hậu, dễ thương, nên muốn xin phép chị cho em Quư làm con nuôi của anh ổng. Nếu chị đồng ư th́ kư vào giấy thỏa thuận. Rồi tuần sau ổng sẽ cho em Quư về Sài G̣n học Anh văn sáu tháng. Mọi chi phí ăn, ở của em Quư ở Sài G̣n sẽ được ổng lo hết. Sau đó ổng làm thủ tục cho em Quư qua Mỹ.

    Tôi nh́n chị Mùi. Cả cái tương lai sáng lạn của tôi chỉ chờ một chữ kư của chị là sẽ có được. Nhưng, chị Mùi cứ ngồi im lặng. Im lặng.

    Rồi hai ḍng lệ tuôn dài trên khuôn mặt xinh đẹp đượm nét u buồn của chị. Chị khóc !

    Ông Bonny thấy vậy thở dài. Tôi thất vọng !. Tất cả lại im lặng.

    Một lúc sau, ông Bonny đứng lên nói, anh Kim thông ngôn lại :

    - Thôi. Chị không chịu th́ đành vậy ! Ổng nói, không đi Mỹ th́ cứ ở đây. Nhưng em Quư nên đi học lại. Để nó cứ chơi long nhong hoài, hư người.

    Vậy là tôi đi học lại. Tôi xin học lớp đệ lục ( lớp bảy ) ở trường trung học Hàn Thuyên, thị xă Tây Ninh. Vào học trễ một tháng, nhưng tôi vẫn học giỏi, theo kịp bạn bè.

    Ông Bonny cho tôi tiền mua sách vở và tiền tiêu vặt mỗi tuần. Mỗi sáng, tôi được tài xế cố vấn chở đi học bằng xe Jeep. Xế chiều, tôi quá giang xe nhà binh GMC về lại trại.

    Mỗi cuối tuần, tôi đi chơi với ông John, hoặc với các anh lính Mỹ trong đội tăng cường. Có lần, ông John chở tôi đi chơi ở Sài G̣n và Biên Hoà, thưởng thức nhiều món ăn Việt, ngày hôm sau mới về lại trại

    Có khi, Peter và Henry chở tôi đi chơi căn cứ Mỹ, Trảng Sụp. Vào PS, Perter mua cho tôi cái radio. Henry mua cho tôi mấy cái áo thun. Hôm khác, Danny chở tôi đi, mua cho tôi cái máy chụp h́nh. Những món quà này thật quư giá, đong đầy t́nh thương mến của các anh dành cho tôi; cũng là tấm ḷng tử tế của người lính viễn chinh đối với người dân nghèo ở một nước đang điêu linh, thống khổ v́ bom, đạn, khói lửa chiến tranh.

    ( C̣n tiếp ...)

  3. #183
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chiến Tranh Và Người Mỹ Trên Quê Hương Tôi ( Tiếp theo...)



    Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và các viên chức Mỹ


    Những cơn mưa pháo vào trại vẫn tiếp diễn hàng đêm. Anh Tô, anh Kim và tôi chẳng bao giờ chạy vào hầm trú ẩn. Anh Kim nói :

    “Mặc kệ. Cho chúng pháo. Chết, sống có số”.

    Vài lần trong đêm, giữa những tiếng nổ của đạn pháo, tôi nghe xen lẫn có những tiếng hét đau đớn của ai đó ở ṿng đai công sự pḥng thủ. Tôi biết có vài anh nơi vọng gác bị trúng đạn pháo kích.

    Nhờ nằm ngủ kế bên anh Tô, anh Kim, nghe các anh nói chuyện, tôi biết thêm nhiều về nước Mỹ, người Mỹ. Nhiều lúc hai anh tranh luận với nhau các vấn đề thời sự mà với tuổi tôi bấy giờ, đă có trí khôn đủ để hiểu
    được những điều các anh nói. Giọng của anh Tô :

    - Tôi thấy thời của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm, đất nước c̣n thanh b́nh lắm. V́ có người Mỹ đưa quân vào miền Nam, chiến tranh mới lan tràn.

    Anh Kim không đồng ư :

    - Thanh b́nh là trước 1960 ḱa. Từ năm 1960, tụi Việt cộng thành lập Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, chúng hoạt động mạnh, đánh phá nhiều nơi. Rồi tụi cộng sản Bắc Việt xâm nhập miền Nam, người Mỹ mới trực tiếp tham chiến.

    - Tôi nghĩ, nước Mỹ cứ viện trợ khí giới, đạn dược, tiền bạc và cố vấn quân sự cho ông Diệm là đủ rồi. Ông Diệm và ông Nhu thừa sức lănh đạo miền Nam chống cộng sản. Ông Diệm đă từng tuyên bố : “Nếu để người Mỹ đưa quân vào, chúng ta sẽ mất đi thế chính nghĩa. Bắc Việt sẽ có cớ xâm lăng miền Nam”

    Quả nhiên, từ khi quân đội Mỹ ném bom Hà Nội sau sự kiên vịnh Bắc bộ, 1964, rồi trực tiếp đưa quân tham chiến, chiến tranh mới khốc liệt như bây giờ.

    - Người Mỹ giết anh em ông Diệm uổng quá. Ông Diệm và ông Nhu đều là người yêu nước.

    Tôi xen vào, hỏi :

    - Ủa, sao lại người Mỹ giết ? Em nghe nói đám tướng lănh người Việt ḿnh giết ông Diệm mà.

    Anh Tô trả lời :

    - Đám tướng đó do người Mỹ mua chuộc làm đảo chánh, th́ chuyện giết ông Diệm cũng do người Mỹ xúi giục thôi.

    - Em thấy người Mỹ hiền ḥa, tốt tánh lắm. Chắc không phải đâu anh.

    - Lớn lên, em sẽ hiểu.

    Tiếng anh Kim :

    - Chuyện người Mỹ nếu có lệnh cho đám tướng đảo chánh giết anh em ông Diệm cũng phải thôi. V́ ông Diệm cứng đầu với Mỹ lắm. Trong khi người Mỹ bỏ tiền, bỏ của ra, họ muốn người lănh đạo miền Nam phải nghe theo lời họ. Cuộc chiến chống cộng sản không phải chỉ với cái đám du kích Việt cộng lẻ tẻ ở miền Nam, mà là với cả một khối cộng sản quốc tế, do quân chính quy Bắc Việt làm công cụ. Dù không có quân Mỹ trực tiếp tham chiến, tụi cộng sản Bắc Việt cũng sẽ xâm lăng miền Nam theo lệnh Nga, Tàu. Nuốt xong miền Nam Việt Nam, chúng sẽ nuốt luôn các nước khác ở Đông Nam Á theo ư đồ nhuộm đỏ toàn cầu.

    Sau hiệp định Genève, 1954, cộng sản Bắc Việt đă gài cán bộ nằm vùng ở khắp miền Nam, chính là để chuẩn bị một cuộc chiến xâm lăng của chúng vào miền Nam trong vài năm sau. Điều đó, bây giờ đă thấy rơ rồi. Người Mỹ là đàn anh lănh đạo khối tự do, v́ lư tưởng bảo vệ cho chính nghĩa tự do và v́ ḷng nhân đạo, họ bắt buộc phải hành động quyết liệt để ngăn chận làn sóng “đỏ”.

    ( C̣n tiếp...)

  4. #184
    Năng
    Khách

    Xin phép các anh chị cho Năng được góp một bài thơ

    Đời người một kiếp mấy tri nhân
    Nhớ bến phong ba huyết phủ hài
    Tang tóc rợn buồn xanh cỏ dại
    Trăng đà bạc lệ nước thay màu
    Sầu vương trời thẳm huyền trong mắt
    Ư tủi úa hồn héo thịt da
    Sáu chẵn ba mươi thiên địa nghịch
    Hóa công... Quốc Pháp vẫn ḷng thành!

    Năng

  5. #185
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chiến Tranh Và Người Mỹ Trên Quê Hương Tôi ( Tiếp theo...)



    Chiến sĩ Mỹ trên chiến trường miền Nam Việt Nam


    Anh Tô vẫn chưa chịu thua :

    - Tôi vẫn thấy thương ông Diệm, ông Nhu. Nghe hai ông bị đánh đập rồi bị bắn vào đầu rất dă man, chết thảm trong chiếc xe tăng, tội nghiệp quá. Tôi vẫn cứ nghĩ người Mỹ đừng đưa quân vào mà chỉ nên tăng cường viện trợ tiền bạc, xe tăng, tàu bay, khí giới, đạn dược, thêm cố vấn quân sự là đủ rồi. Như vậy tốt hơn. Quân dân miền Nam ḿnh chiến đấu rất anh dũng, thừa sức đánh bại tụi cộng sản Bắc Việt. Chính phủ Mỹ đưa nửa triệu quân vào nước ḿnh, một phần giúp ḿnh chống cộng sản, một phần cũng là business. Họ vừa thỏa măn quyền lợi tư bản Mỹ, vừa giải quyết nạn thất nghiệp, giúp công ăn, việc làm cho dân xứ họ

    Chẳng biết anh Kim có nghe anh Tô vừa nói không, chỉ nghe tiếng ngáy kḥ kḥ của anh. Tôi hỏi anh Tô :

    - Thỏa măn quyền lợi tư bản Mỹ là thế nào hở anh ?

    - Là tiêu thụ cho tư bản Mỹ số súng, đạn tồn đọng có từ thời đệ nhị thế chiến, đem trang bị cho quân đội Việt Nam Cộng Ḥa ḿnh. Đồng thời, với chiến tranh và nửa triệu quân viễn chinh, tư bản Mỹ có dịp sản xuất nhiều vũ khí tối tân khác, nào là xe tăng, phi cơ, tàu chiến, súng cá nhân, bom, đạn, rồi c̣n quân trang, quân dụng, thuốc men, luơng thực và nhiều thứ khác nữa… để cung ứng cho nhu cầu của quân lính tác chiến trên chiến trường. Nhờ vậy, tư bản Mỹ hưởng lợi rất nhiều, và người dân có thêm nhiều việc làm trong sản xuất vũ khí và hàng hóa quốc pḥng.

    Tôi lại thắc mắc :

    - Nhưng chiến tranh là sự tốn kém tiền của và tốn hao xương máu. Ngân sách quốc pḥng Mỹ sẽ tăng cao lắm. Sự thu lợi vào có hơn được sự chi ra không ?

    - Anh không làm được bài toán đó. Nhưng anh nghĩ có lợi nhiều hơn, về lâu, về dài cho tư bản Mỹ là không sai chút nào.

    Tuy vậy, lời anh Kim nói cũng có phân nửa đúng. Nước Mỹ văn minh, dân chủ nhất thế giới, nên họ có cái lư tưởng vương đạo, cảm thấy có trách nhiệm phải đứng ra gánh vác việc bảo vệ thế giới tự do đối đầu với thế lực cộng sản quốc tế độc tài, chuyên chế.

    Như thời đệ nhị thế chiến, nhờ có Mỹ lănh đạo phe đồng minh đánh bại Đức quốc xă, mới giải phóng được nước Pháp và vài nước Âu châu khác thoát khỏi sự cai trị khát máu của Adolf Hitler.

    - Em cũng nghĩ vậy. Em thấy thương người lính Mỹ lắm. Họ đă v́ quê hương ḿnh mà chiến đấu. Tất cả những người lính Mỹ mà em biết, đều tốt tánh, tử tế quá..

    - Ừa, anh cũng thấy thương họ. Thôi, ngủ đi.

    Đại đội 350 của anh Vọng thỉnh thoảng đi hành quân cả tuần mới về. Những lần như vậy, chị Mùi lo lắng, trông đứng, trông ngồi.

    Có lần đơn vị anh Vọng chạm địch, có mấy quân nhân bị tử trận. Nh́n các vợ con họ khóc lóc thảm thiết, tôi cũng mủi ḷng, chảy nước mắt.

    Đầu năm 1970, Việt cộng lại cả gan kéo về xóm dân, gần trại, ngay giữa ban ngày. Thám báo cho biết cũng cỡ hai đại đội địch. Xế chiều, đại đội 350 và 351 được lệnh xuất kích, dàn trận ở cánh đồng hoang ở phía Đông của trại.

    Đại úy Hải, trưởng trại, đứng trên nóc hầm trực tiếp chỉ huy ra ngoài. Tôi cũng bắt chước đứng trên một nóc hầm khác nh́n ra cánh đồng hoang, chẳng nghĩ ǵ đến chuyện tên bay, đạn lạc.

    Tôi nhận ra được anh Vọng đang dẫn đầu hàng quân chạy lom khom tiến lên phía trước. Cả hàng quân cùng tiến lên khoảng chục mét th́ nằm xuống. Rồi lại chạy lom khom tiến lên, và nằm xuống. Những tiếng nổ ầm ầm liên tục vang dội cả một vùng trời. Đạn bay chéo chéo từ phía địch quân núp ở các bụi cây phía xóm dân bắn ra hàng loạt. Tiếng đạn tạch tạch của đại liên, trung liên và súng cá nhân từ đội quân Biệt kích cũng bắn đi không ngớt.

    Trung úy Bonny và trung sĩ John cùng ra đứng trên nóc hầm với đại úy Hải. Quan sát trận chiến một hồi, nói chuyện với đại úy Hải điều ǵ đó, hai ông vào lại nhà cố vấn.

    Khoảng tiếng rưởi đồng hồ sau, một trực thăng bay đến phun khói màu cuồn cuộn dọc theo cánh đồng hoang. Ngay sau đó, nhiều trực thăng bay đến thả quân bộ binh tăng viện sau làn khói mù.

    Tôi nghĩ là ông Bonny đă kêu viện binh. Trận chiến ác liệt kéo dài đến chiều th́ địch quân tháo chạy, bỏ lại nhiều xác chết. Quân ta bắt sống hai tên Việt cộng, tịch thu được một số súng Ak47 và súng pháo B40, B41, triển lăm ở pḥng sinh hoạt trại.

    Lần đầu tiên trong đời tôi mới được chứng kiến một chiến trường thực sự diễn ra trước mắt. Nh́n thấy được sự chiến đấu dũng cảm của người lính Biệt kích Mỹ nói riêng, và của tất cả quân nhân Việt Nam Cộng Hoà trong công cuộc chống lại sự xâm lăng của cộng sản Bắc Việt. Và cũng nh́n thấy được sự làm việc hữu hiệu của các cố vấn Mỹ trong hiệp đồng tác chiến với quân đội ta.

    Nghe anh Kim, anh Tô kể lại, nhiều địa phương thuộc vùng một, vùng hai ở miền Trung c̣n diễn ra nhiều trận chiến kinh hồn gấp ngàn lần.

    ( C̣n tiếp ...)

  6. #186
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chiến Tranh Và Người Mỹ Trên Quê Hương Tôi ( Tiếp theo...)



    Chiến sĩ Việt - Mỹ phối hợp hành quân tác chiến


    Những địa danh như Đắc Tô, Khe Sanh đă vang lừng trong chiến sử. Ở Khe Sanh, lực lượng lính Mỹ tử thủ đă liên tục nhiều ngày đêm phải đương đầu với đạn pháo và chiến thuật tấn công biển người của quân chính quy Bắc Việt. Người ta ví cường độ ác liệt của trận chiến Khe Sanh như trận chiến Điện Biên Phủ. Có điều, ở Điện Biên Phủ, Việt cộng thắng quân Pháp, c̣n ở Khe Sanh, Việt cộng thất bại nặng nề trước sự chiến đấu dũng mănh của những người lính Mỹ kiêu hùng.


    Tháng 3 / 1970, một chuyện bất ngờ khiến tôi buồn rũ rượi suốt một ngày. Đại đội 350 của anh Vọng theo lệnh của Lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ, phải chuyển đi Nam Vang để trợ giúp chính phủ Lonnol ở Campuchia; sau khi Lonnol lật đổ chế độ quân chủ của ông hoàng Sihanouk. Chị Mùi phải theo chồng. Ngày lên đường, chị Mùi vừa bế cháu Quang, vừa khóc nức nở. Chị nói :
    - Chị đâu có ngờ phải xa em để theo chồng qua một nước khác thế này. Nếu biết vầy, chị đă cho em đi làm con nuôi ông bác sĩ Mỹ. Chị đă hại em rồi !.
    Tôi an ủi chị :
    - Chị đừng buồn nữa. Em hiểu v́ chị thương em mà. Qua bên đó, xem t́nh h́nh thế nào rồi chị viết thư về cho em theo địa chỉ d́ Mười ở Sài G̣n, nhen chị…Tôi hôn lên má cháu Quang rồi nói tiếp : - Ở Campuchia bây giờ cũng chiến tranh với Khmer Đỏ. Em lo cho anh chị và cháu Quang lắm. Anh chị giữ ǵn sức khỏe.
    Anh Vọng ôm chặc tôi :
    - Mong là chiến tranh sớm kết thúc, anh em ḿnh có ngày gặp lại.
    Chị Mùi lên xe rồi vẫn cứ nh́n tôi bằng đôi mắt u sầu, đẫm lệ. Từng chiếc xe từ từ chạy lên phà, qua sông. Những bàn tay vẫy vẫy những bàn tay. Nh́n đoàn xe chở quân dần xa khuất bên kia sông, tôi mới bật khóc.




    Buổi chia ly nào không nước mắt
    Mây mù giăng kín mảnh hồn tôi
    Tiễn anh, tiễn chị, ḷng đau thắt
    Mơ ngày gặp lại ấm êm đời…

    ( C̣n tiếp... )

  7. #187
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chiến Tranh Và Người Mỹ Trên Quê Hương Tôi ( Tiếp theo...)

    Về nhà cố vấn, tôi báo cho ông Bonny và ông John là tôi sẽ về Sài G̣n. Hai ông khuyên tôi ở lại, học cho hết niên học rồi hăy về. Tôi nói để suy nghĩ thêm. Qua hôm sau, tôi đồng ư ở lại. Ông John cười ha hả, ôm chầm lấy tôi rồi bế tôi lên, cứ như bế một đứa con nít ba, bốn tuổi. Tôi xúc động, cũng cười ha hả với ông.

    Nửa tháng sau, ông Bonny và ông John được thuyên chuyển về bộ chỉ huy ở Tây Ninh. Hai ông giới thiệu tôi với ban cố vấn mới là trung úy Calvin và trung sĩ Munoz. Bến phà sông Bến Sỏi lại chứng kiến sự chia ly. Lần này là giữa hai người lính Mỹ với một thiếu niên Việt mà sự cảm động không khác ǵ giữa những người thân trong gia đ́nh. Tôi nói với hai ông:

    - I very thanks for your support. You two have the best of human kindness in the world. I always keep in mind your love for me.




    Người dân Nam Việt Nam trong cảnh đổ nát bởi chiến tranh


    Ông Bonny và ông John cùng mỉm cười và lần lượt ôm chặc lấy tôi trước khi lên xe. Nh́n chiếc xe Jeep qua đến bên kia sông chạy xa dần, xa dần rồi mất hút trong bầu trời xám xịt, tôi mới uể oải đi vào trại.
    Người dân Nam Việt Nam trong cảnh đổ nát bởi chiến tranh


    Trung úy Calvin, 32 tuổi, người Mỹ gốc Mễ, tướng nhỏ con giống người Việt, cũng ít nói như ông Bonny. Ông không thân thiện ǵ với tôi, nhưng thường nở nụ cười tươi mỗi khi gặp tôi.trong giờ ăn uống hay xem phim.

    Trung sĩ Munoz, 34 tuổi, người Mỹ gốc Đức, tướng người mập, cao vừa tầm, tính điềm đạm, nói năng chừng mực, không bao giờ cười. Ông nói tiếng Việt thông thạo, nhờ học nơi cô vợ Việt. Do ông biết tiếng Việt, nói giọng nhỏ nhẹ, tôi thấy gần gũi với ông.

    Nghe tôi kể về hoàn cảnh sinh ly, tử biệt giữa các người thân trong gia đ́nh tôi, ông nói thương tôi lắm. Ông tốt với tôi như ông John và ông Bonny trước đó. Cuối tuần, đi thị xă, ông chở tôi theo, vào chợ ăn hủ tíu hay bánh xèo là hai món ông thích nhất.

    Ăn xong, ông cho tôi một ít tiền, nói : “Quư giữ lấy để tiêu vặt. Mỗi tuần, anh sẽ cho em như vầy”. Có nhiều ngày, ông tự lái xe Jeep chở tôi đi học vào buổi sáng rồi đến xế chiều đón tôi về. Tôi thấy thương ông quá.

    Cuối tháng tư, chị Hồng, vợ ông Munoz, từ tỉnh Biên Ḥa lên thăm ông, ở lại trại một tuần. Chị 27 tuổi, có nét đẹp đằm thắm, dịu dàng, tính cởi mở, vui vẻ.

    Chúng tôi thân nhau như hai chị em. Chiều nào, ông Munoz cũng dẫn chị Hồng và tôi ra xóm dân, vào một quán lá bên đường uống cà phê đá. Ông nói rất thích cà phê Việt v́ hương vị đậm đà; không như cà phê Mỹ nhạt phèo.

    Có lúc ông nhờ Giang thuyền lấy ca nô chở chúng tôi hóng mát trên sông. Sự thân mật, vui vẻ giữa ba người chúng tôi như trong một gia đ́nh.

    Ngày chị Hồng về lại Biên Ḥa, ông Munoz chở chị và tôi đi ăn sáng rồi dạo chơi ṿng ṿng thị xă Tây Ninh. Đến trưa lại vào nhà hàng. Ăn uống thỏa thuê rồi mới ra bến xe.


    Cuối tháng 5 / 1970, tôi măn học với giải thưởng hạng nh́. Ông Munoz xoa đầu tôi khen :

    - Very good ! Em giỏi quá. Mai mốt về Sài G̣n cũng ráng học giỏi vậy.

    - Dạ. Em cảm ơn anh. Vậy, vài hôm nữa em về Sài G̣n nhen anh ?

    Ông Munoz trợn mắt :

    - Sao gấp vậy ? Ở chơi nửa tháng nữa đi. Anh cũng không ở trại này bao lâu nữa đâu.

    - Ủa. Sao vậy anh ?

    - V́ trại Biệt kích này sắp chuyển thành Biệt động quân biên pḥng. Thôi, bây giờ anh thưởng em học giỏi bằng một bửa ăn nhà hàng. Lên xe, anh chở đi Tây Ninh.

    - A…cảm ơn anh.

    Tôi reo mừng rồi nhảy tót lên xe Jeep. Hôm đó, sau khi ăn xong, ông Munoz dẫn tôi đi vào chợ, mua cho tôi mấy bộ quần áo, thêm cái va li. Ông nói :

    “Để cho em đựng đồ ngày về Sài G̣n”.

    Tôi có cảm giác như đang được một người anh ruột quan tâm, chăm sóc cho ḿnh.

    Nửa tháng sau. Ông Munoz xách chiếc va li của tôi bỏ lên chiếc xe Jeep. Tôi bắt tay trung úy Calvin, nói :

    - Thank you so much for your kindness. I wish you the best of health and happiness.

    Ông nở nụ cười tươi và xiết chặt tay tôi :

    - Have a good trip.

    Tôi đến bắt tay anh Tô và anh Kim, nói lời cảm ơn hai anh. Anh Tô vỗ vai tôi :

    - Về Sài G̣n lo học hành nhen em. Đừng có lêu lổng ham chơi mà khổ cái thân.

    Anh Kim nói đùa :

    - Khi nào chú em cưới vợ nhớ mời hai anh uống rượu nhen..

    - Dạ. Em sẽ viết thư thăm hai anh.

    Tôi lại lần lượt bắt tay Peter, Henry, Jim, Danny, Andy, rồi nói :

    - I hope one day we will meet each other. Hope you have the best of health and happiness.

    ( C̣n tiếp ...)

  8. #188
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chiến Tranh Và Người Mỹ Trên Quê Hương Tôi ( Tiếp theo...)



    Sinh viên sĩ quan quân lực VNCH tại trường vơ bị Đà Lạt


    Ông Munoz đă ngồi sẵn trước tay lái. Tôi lên ngồi ghế kế ông, ngoái nh́n lại phía sau và vẫy vẫy tay chào các anh. Chiếc xe Jeep chạy đi, tôi vẫn c̣n thấy các anh đứng nh́n theo. Ông Munoz lái chiếc Jeep rời khỏi phà, từ từ leo lên bờ sông rồi vụt chạy bon bon trên con đường đất đỏ. Xin từ biệt Bến Sỏi. Từ biệt một vùng hỏa tuyến nhiều hiểm nguy nhưng đượm thắm t́nh người. Xin chúc b́nh an cho các anh lính Mỹ tốt lành và tất cả người lính Biệt kích Mỹ oai hùng của trại Bến Sỏi.


    Cũng như lần tiễn chị Hồng, ông Munoz đưa tôi đến một khu phố trung tâm thị xă, vào nhà hàng ăn một bửa thịnh soạn. Trong buổi ăn lần cuối này, tôi mạnh dạn hỏi ông :

    - Anh có buồn khi phải xa nhà, xa xứ để đi chiến đấu cho quê hương nghèo khổ của em không ?

    Ông Munoz nói giọng nhỏ nhẹ, chậm răi :

    - Xa nhà, xa xứ th́ ai cũng buồn. Nhưng đă là quân nhân th́ phải chấp nhận đi tác chiến ở bất cứ nơi nào mà cấp trên điều động. Qua chiến đấu cho quê hương em là bổn phận, nghĩa vụ của quân nhân Mỹ các anh để giúp cho người dân nước em không bị cộng sản xâm chiếm. Tụi cộng sản nó độc tài, gian ác lắm. Anh mong người dân Việt sớm có ngày thanh b́nh.

    - Anh thấy người dân Việt nước em như thế nào ?

    - Người dân Việt rất can đảm, gan ĺ trong đấu tranh chống ngoại xâm. Anh biết chút ít lịch sử nước Việt của em. Một ngàn năm bi người Tàu đô hộ vẫn không bị đồng hóa. Nhiều lần người dân Việt đă anh hùng đánh đuổi được giặc Tàu, giặc Pháp, giặc Nhật, giữ yên đất nước. C̣n mở rộng thêm lănh thổ nữa. Tiếc rằng bây giờ bị họa cộng sản mà thành hai miền Nam, Bắc, hai chế độ khác nhau. Nước Đức của ông bà nội anh cũng bị chia cắt làm hai. Đau ḷng lắm !

    Ông Munoz cầm ly nước lên uống vài hớp rồi nói tiếp :

    - Người dân Việt c̣n có nhiều đức tính rất đáng quư. Bản tánh hiền ḥa, hiếu khách, siêng năng, nhẫn nại, dám hy sinh cho người thân. Đặc biệt, phụ nữ Việt có nét đẹp dịu dàng, hiền hậu. V́ vậy anh mới cưới cô Hồng làm vợ.

    - Anh có làm hôn thú với chị Hồng không ?

    - Có. Anh c̣n làm đám cưới với Hồng ở Biên Ḥa theo phong tục người Việt. Khi về nước, anh sẽ làm bảo lănh cổ.

    - Em kính chúc anh chị luôn hạnh phúc, sống măi với nhau trọn đời.

    - Cảm ơn em nhiều. Thôi ḿnh ra bến xe, em.

    Đến bến xe, tôi ôm chặc ông. Ông cũng ôm chặc lấy tôi một hồi lâu. Mắt tôi cay sè. Tuổi niên thiếu tôi có nhiều cuộc chia tay, ly biệt quá. Ông Munoz xách cái va li của tôi đem đến cho anh lơ xe rồi đi lại phía tôi. Ông đưa tôi một phong thư, nói :

    - Em giữ lấy, để dành khi về Sài G̣n mua sách vở đi học.

    Cầm phong thư, tôi xúc động nói :

    - Em cảm ơn anh nhiều lắm. Anh thật tốt với em, như anh chị ruột của em đối với em vậy. Em rất thương anh. Em sẽ nhớ anh măi.

    Ông Munoz vỗ vỗ bàn tay lên vai tôi :

    - Anh cũng thấy thương em lắm. Em nhớ học cho giỏi nhen. Thôi, em lên xe đi. Chúc em đi b́nh an.

    Tôi ôm chặt ông một lần nữa rồi lên xe.

    Chiếc xe đ̣ đă chật cứng khách. Anh lơ cho tôi ngồi ở cuối xe. Tôi ló đầu ra cửa xe nh́n ông Munoz. Ông vẫn c̣n đứng bên chiếc Jeep, giơ tay lên vẫy vẫy, miệng nở một nụ cười. Lần đầu tiên tôi thấy ông cười. Nụ cười thật tươi, có nét hiền lành, phúc hậu.

    Xe rời bến. Tôi cố ngoái lại nh́n ông và hét lớn : “I love you”. Tôi c̣n kịp nh́n thấy nụ cười hiền ḥa của ông một lần nữa trước khi chiếc xe đ̣ vụt chạy nhanh trên tỉnh lộ.

    Trời đổ mưa. Cảnh trời xám ngoét trong mưa gây cho tôi cảm giác lạnh lẽo, buồn buồn. Ngồi thừ người ra một hồi, tôi mở bao thư xem. Ông cho tôi $ 250 dollars đỏ. Khá nhiều đối với một người trẻ chưa biết làm ăn ǵ ra tiền như tôi. Bấy giờ là giữa tháng 6 / 1970.


    ( C̣n tiếp ...)

  9. #189
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Chính phủ VNCH


    Về Sài G̣n sống nhờ nhà d́ Mười, tôi vừa đi làm vừa tiếp tục việc học. Chiến tranh vẫn diễn ra hàng ngày trên quê hương.

    Ngày nào tôi cũng đọc báo theo dơi t́nh h́nh thời sự. Tin tức chiến sự dồn dập từ bốn vùng chiến thuật choán đầy các trang nhật báo.

    Ở Hoa Kỳ, phong trào phản chiến lan ra nhiều tiểu bang. Tổng thống Nixon triển khai kế hoạch “Việt Nam hoá chiến tranh”, trang bị thêm cho quân đội miền Nam Việt Nam nhiều vũ khí tối tân, có thể chiến đấu hữu hiệu hơn trên khắp chiến trường, để rút dần quân Mỹ về nước.

    Trong nước, Tổng thống Nguyễn văn Thiệu tái đắc cử trong cuộc bầu cử “độc diễn” ngày 3 / 10 / 1971. Ông Thiệu là người chống cộng quyết liệt với lập trường “ bốn không” và câu nói bất hủ :

    ”Đừng nghe những ǵ cộng sản nói, mà hăy nh́n kỹ những ǵ cộng sản làm”, rất được ḷng chính phủ Mỹ.

    Nhưng, gió lịch sử đổi chiều. Tháng 2 / 1972, Tổng thống Mỹ qua thăm Trung cộng, gặp gỡ Mao trạch Đông và Chu ân Lai. Cái bắt tay lịch sử giữa Nixon và Mao mà về sau này tôi hiểu, vừa cô lập cộng sản Liên xô, vừa đáp ứng nguyện vọng người dân Mỹ đang quyết liệt phản đối chiến tranh, và vừa để t́m kiếm thị trường béo bở hơn tỉ dân Trung quốc; là cái bắt tay ‘định mệnh’ dọn đường cho sự bức tử chế độ Việt Nam Cộng Ḥa.


    Để tăng áp lực lên ḥa đàm Paris, Việt cộng tổng tiến công lần thứ hai. Chiến sự bùng nổ tàn khốc trong mùa hè đỏ lửa, 1972. Đông Hà, Cổ thành Quảng Trị, Tân Cảnh, Kom Tum, B́nh Giă, Lộc Ninh, An Lộc, B́nh Long, nhiều địa danh khác nữa…ở vùng một, vùng hai, vùng ba bốc lửa v́ hỏa lực khủng khiếp của cộng sản Bắc Việt điên cuồng tấn công mong t́m một chiến thắng vang dội.

    ( C̣n tiếp...)

  10. #190
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chiến Tranh Và Người Mỹ Trên Quê Hương Tôi ( Tiếp theo...)



    Đại lộ kinh hoàng trong mùa hè đỏ lửa 1972 , Quảng Trị+


    Nhưng chúng đă bị chặn đứng mưu đồ bởi sự chiến đấu kiên cường của chiến sĩ Việt - Mỹ và đồng minh. Mặt trận vùng bốn cũng sôi động không kém.

    Tôi ngày đêm phập phồng lo lắng cho an nguy của anh Phùng. Điều lo sợ của tôi không tránh khỏi.

    Ngày 9 / 5 / 1972, anh Phùng hy sinh tại chiến trường Mộc Hóa. Chú Bảy cho người nhà lên Sài G̣n báo tin. Tôi khóc ngất !... Tôi đi lang thang khắp Sài G̣n như người mất hồn suốt một ngày đêm không thiết ǵ ăn uống.

    Trong khi người lính Mỹ đang đổ máu tại chiến trường th́ cô đào màn bạc Mỹ, Jane Fonda, người cuồng nhiệt cổ vơ phong trào phản chiến, đă trơ trẽn đến Hà Nội trong tháng 7 / 1972. Cô đội nón sắt vào thăm từng chiến hào của bộ đội cộng sản Bắc Việt.

    Hành động đâm sau lưng chiến sĩ của Jane Fonda đă gây nên sự căm phẫn của nhiều người dân Việt, Mỹ thù ghét cộng sản. Tổng thống Nixon th́ bị tai tiếng vụ Watergate sau khi các nhân vật thân cận của ông cho người đột nhập vào văn pḥng của đảng Dân chủ tại khách sạn Watergate để nghe lén. Uy tín ông xuống thấp.

    Ông càng lo t́m kiếm một giải pháp ḥa b́nh với Bắc Việt nhằm sớm rút quân Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam để lấy ḷng dân Mỹ. Trong tháng 10 / 1972, cố vấn Kissinger đến Sài G̣n yêu cầu Tổng thống Thiệu kư hiệp định Paris.

    Mới đầu, ông Thiệu phản đối kịch liệt v́ cho rằng bản hiệp định bất lợi cho Việt Nam Cộng Ḥa. Nhưng trước áp lực của chính phủ Mỹ, hăm dọa sẽ cắt hết viện trợ quân sự, ông Thiệu đành phải chấp nhận. Hiệp định Paris chính thức được kư kết ngày 27 / 1 / 1973.

    VOA

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 18-04-2012, 09:17 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 12-05-2011, 03:56 PM
  3. Replies: 4
    Last Post: 02-05-2011, 08:06 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 28-04-2011, 06:25 PM
  5. Replies: 6
    Last Post: 07-12-2010, 12:21 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •