Page 190 of 471 FirstFirst ... 90140180186187188189190191192193194200240290 ... LastLast
Results 1,891 to 1,900 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #1891
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Lăng Ông 1954, bên phải trước cổng là cây thốt nốt

    Cửa chính vào lăng nằm trên đường Chu Văn Tiếp (nay Vũ Tùng) với đặc điểm có trồng hàng cây thốt nốt



    Lăng Tả Quân 1970




    *Mộ Tả quân Lê Văn Duyệt và Phu Nhân Đỗ Thị Phần

    *Lăng Ông Tết Tân Măo 2011

    Đi xa hơn cổng lăng về hướng chợ Bà Chiểu th́ sẽ thấy rạp Huỳnh Long. Đây là một rạp hát b́nh dân, hay chiếu phim Việt Nam và Ấn Độ. Rạp này lúc chiếu phim Tề Thiên Đại Thánh họ cho đốt nhang ở một góc trước màn chiếu có lẽ v́ trong phim có xuất hiện phật bà Quan Âm và Đường Tam Tạng.

    Phía Lăng Ông hướng về Đakao, trước khi đến Cầu Bông có một khu vực có cái tên rầt huyền hoặc “Khăn đen Suối Đờn”

    Đây là khu xóm ngày xưa đối diện với trường Lê văn Duyệt. Khu xóm này kéo dài đến gần Cầu Bông, chiều ngang từ ranh giới đường Lê Văn Duyệt (Đinh Tiên Hoàng) đến đường Bùi Hửu Nghỉa. Cả khu này và khu trường Lê Văn Duyệt nằm trong khu đất ruộng nên có nhiều cầu ván để đi, chính trường Lê Văn Duyệt cũng nằm trên khu dất bồi để giảm thiểu chuyện ngập nước thường xảy ra trong mùa mưa và do thuỷ triều của rạch Thị Nghè- mà người địa phương vẫn gọi là sông Cầu Bông. Người xưa cho biết nơi đây là nơi buôn bán loại khăn đen làm ở Suối Đờn, tên một khu du lịch nổi tiếng thời trước 1945 ở Thủ Dầu Một (B́nh Dương). Loại Khăn Đen Suới Đờn này được dân Nam ưa chuộng, họ đến đại lư ở đây mua hàng, lâu dần truyền khẩu thành khu Khăn Đen Suối Đờn, chớ không có điển tích ǵ đặc biệt cả.

    Trường Lê Văn Duyệt lúc mới xây xong giống nằm trên một ḥn đảo v́ hầu như xung quanh trường là ruộng nước. Một hai năm đầu trường chưa cất phải tá túc với trường Nam Tỉnh lỵ (rồi Trương Tấn Bửu) và Hồ Ngọc Cẩn.

    C̣n tiếp...

  2. #1892
    Member
    Join Date
    10-11-2010
    Posts
    865
    Giới thiệu một phụ nữ yêu nhớ Sài G̣n
    Dù đă sống yên ổn với chồng con ,hạnh phúc với đàn cháu ,người phụ nữ này luôn luôn nhớ về Sài G̣n ,ban ngày phải làm việc tại tiệm ăn để sinh sống ban đêm cặm cụi ngồi làm video nhớ Sài G̣n và ghi ơn các Chiến Sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa .
    Xuân Hạ Thu Đông bốn mùa ở nước người không mùa nào là không có h́nh ảnh của Sài G̣n trong tâm tư t́nh cảm ,dù thời gian ở Sài G̣n chỉ là một người dân nghèo b́nh dị .
    Tỷ dụ như video link dưới :


  3. #1893
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tên Cầu Bông bắc ngang rạch Thị Nghè, nhưng đối với dân xưa ai cũng gọi là sông Cầu Bông không biết do đâu mà có, nhưng có thể ngày xa xưa người ta tụ tập ở bến sông buôn bán bông? Ai là người Ság̣n xưa có lẽ c̣n nhớ bài này, nhại theo bài Trăng Rụng Xuống Cầu, một thời nổi tiếng với đôi danh ca cũng là cặp vợ chồng ngoài đời Ngọc Cẩm-Nguyễn Hũ'u Thiết:

    “Ai đang đi trên cầu Bông,

    Té xuống sông ướt cái quần ni lông

    Vô đây em dù trời khuya anh vẫn đưa em về“ (hay là: "Vô đây em cḥ' quần khô kêu xích lô em về.")

    Cho tới bây ǵờ không ai biết xuất xứ của nó và v́ sao, chỉ có điều nặng mùi Nam rặt, b́nh dân giáo dục nhưng hậu ư tốt.

    Qua khỏi cầu Bông là vào quận Nhất, khu Đakao.


    Đa Kao c̣n gọi là Đất Hộ, thuộc quận nhất Sàig̣n, Đakao có rất nhiều trường tư thục nổi tiếng như Huỳnh Khuơng Ninh (Đường Huỳnh Khương Ninh) giờ vẩn c̣n, Huỳnh thị Ngà (đường Trần Nhật Duật), Les Lauriers sau đổi tên Tân Thịnh (đường Đinh Công Tráng), Văn Hiến, Việt Nam Học Đường (đường Đặng Tất), trên đường Phạm Đăng Hưng bây giờ là Mai Thị Lựu ngày xưa có trường chuyên dạy Anh Ngữ Trần Gia Độ, có lẽ mở cùng thời với trường dạy Anh Văn Ziên Hồng của hai anh em Lê Bá Kông, Lê Bá Khanh ở đường Kỳ Đồng.

    Xuống dốc cầu Bông trước khi đến Trần quang Khải có tiệm thịt quay, heo, gà vịt vẫn c̣n mở đến ngày nay, nh́n xuống sông khoảng thập niên 50s có trại cưa Trần Pháp. Quẹo phải vào đường Trần Quang Khải, phía bên trái có đ́nh thờ với h́nh ông cọp trên tường và cây da bên trong sân, đối diện xéo một chút là bót TQK và đường hẻm đi vô xóm Vạn Chài, phía ngoài đầu hẻm có trường tư thục Văn Hiến (hiệu trưỏ'ng là Phan Ngô). Kế đó là rạp Văn Hoa và tiệm cà phê Văn Hoa rất thanh lịch kế bên. Rạp Văn Hoa sang trọng, có máy lạnh và hệ thống âm thanh tối tân, màn ảnh lớn nhưng gía rẻ hơn Eden hay Rex.

    TQK quẹo vào Nguyễn huy Tự là chợ Đakao, gần chợ có con đường nhỏ Trương Hán Siêu nơi đây có đền thờ của cụ Phan Chu Trinh, đi thẳng PCT băng qua Đinh Tiên Hoàng th́ gặp bánh cuốn Tây Hồ, thực sự không có ǵ đặc biệt nhưng giá b́nh dân, nơi đây có bán dầu cà cuống.

    Nối dài Nguyễn Huy Tự là Phạm Đăng Hưng bây giờ là Mạc thị Lựu, trên đường này có một chùa cổ, chùa Đakao hay là chùa Ngọc Hoàng .



    Chùa Đakao -Ngọc Hoàng Xưa



    Chùa Ngọc Hoàng 2011


    Nguyển Huy Tự quẹo trái sẻ vào đường Bùi Hũu Nghĩa qua cầu Sắt về Bà Chiểu. Quẹo phải sẽ gặp đường Nguyễn văn Giai băng qua Đinh Tiên Hoàng, gần cuối Nguyễn văn Giai là trường Huỳnh Khương Ninh cuối Nguyễn Văn Giai là Phan Liêm, chạy dọc theo nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi (bây ǵờ là công viên Lê Văn Tám)

    Đoạn Đ T Hoàng giới hạn bởi Phan Đ́nh Phùng (Nguyễn Đ́nh Chiểu) và Phan Thanh Giản (Điện Biên Phủ) có nhà hàng Pháp rất nổi tiếng như Chez Albert, La Cigale và hai quán café nổi tiếng Hân và Duyên Anh.



    Casino Dakao




    Casino Saigon không c̣n nũ'a: bây giờ chỉ là tiệm bán buôn


    Chè Hiển Khánh

    Trưó'c 75, nếu ai có đến vùng này nhất là đám sinh viên, học sinh lớn ngày xưa chắc đă đến thăm thường Thạch chè Hiển Khánh, tiệm này nằm sát Casino Đakao, chuyên bán thạch sợi nhỏ trắng với đá bào, chè đậu xanh nấu đặc, chè thạch đựng trong chén nhỏ, nên đôi khi phải gọi chè thạch mới đă, bánh xu xê, bánh gai.

    Mùa nóng đi đâu về ghé đây là tuyệt, chủ người Nam trung niên lịch sự với khách (đă lâu rồi không nhớ tên được.) Sau 75, có tiệm chè thạch Hiển Khánh ra mắt bà con -goị là Thạch chè nhưng nơi đây bán đủ bánh chè và cũng không phải là chủ xưa.

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 10-05-2013 at 12:56 PM.

  4. #1894
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Qua khỏi Casino Đakao về phía đường Hiền Vương (bây giờ Vơ thị Sáu) rồi quẹo phải vào Nguyễn phi Khanh, nơi đây có một quán cơm tấm b́ chả nổi tiếng, sau có tiệm bán bún thang Như Ư, đặc biệt có dầu cà cuống. Chỉ cần nhỏ môt hai giọt tinh dầu cũng đủ hương vị. Mùi cà cuống khá mạnh nên không được thông dụng. Cà cuống là một trong những nhóm côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, có cơ thể dẹt, h́nh lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung b́nh từ 7-8 cm, có con lên đến 10-12 cm.

    Khi c̣n non cà cuống giống như con gián, ḿnh dài khoảng 7-8cm, rộng 3cm, màu nâu xám, có nhiều vạch đen, đầu nhỏ với hai mắt tṛn và to, miệng là một ng̣i nhọn hút thức ăn. Ngực dài bằng 1/3 thân, có 6 chân dài, khỏe. Bụng vàng nhạt có lông mịn, ở phía trên có một bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng.

    Cà cuống có một bộ máy tiêu hóa dài khoảng 45cm, gồm có một ống đầu trên nhỏ là cuống họng, đầu dưới ph́nh to chứa một thứ nước có mùi hôi. Sát ngay bầu chứa nước nầy là hai ng̣i nhọn mà con cà cuống có thể tḥ ra thụt vào được. Ở dưới ngực, ngay gần phía lưng, có hai ống nhỏ gọi là bọng cà cuống. Mỗi bọng dài khoảng 2-3cm, rộng 2-3cm, màu trắng, trong chứa một chất thơm, đó là tinh dầu cà cuống. Nhưng chỉ có con đực mới có tuyến này phát triển.

    Tinh dầu cà cuống nhẹ hơn nước, cho thoảng ra một mùi đặc biệt gần giống như mùi quế.

    Nếu ai muốn thử đến tiệm bánh cuốn Tây Hồ trên góc đường Đinh Tiên Hoàng-Huỳnh Khương Ninh. Bánh cuốn nơi đây được làm tại chỗ nên đông khách. Quán Tây Hồ có từ lâu, trước ở trong khuôn viên đền thờ cụ Tây Hồ Phan Chu Trinh, nên người ĐaKao gọi là Bánh cuốn Tây Hồ.

    Cũng đặt tên như vậy, tiệm ḿ nổi tiếng Cây Nhăn, lấy tên cây nhăn được trồng trong sân rộng dùng làm tiệm ḿ đối diện với khu trường tiểu học Đakao.

    Phía đầu đuờng Hiền Vương trước khi đến nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi (nay Công Viên Lê Văn Tám) Đa kao có đền đức thánh Trần. Những dịp Tết hay giỗ Ông, người ta đổ xô vào lễ, gây trở ngại lưu thông trên đường huyết mạch dẫn vào Ngă Sáu -Công Trường Dân Chủ- Theo các nhà khảo cổ, Công Trường Dân Chủ là vùng Mả Ngụy- Mồ chôn tập thể của những người theo Lê Văn Khôi 1833-1835 .


    Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn là con trai của An Sinh vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú, sinh năm 1231 tại Kiếp Bạc, xă Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nguyên quán ở làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định.

    Vốn có tài quân sự mà cũng không màng ngôi vua mặc dù được thôi thúc bỏ'i thân sinh Trần Liễu. Ông giúp các vua Trần ba lần đánh tan quân Nguyên – Mông tấn công Đại Việt. Đặc biệt những lần chống Nguyên – Mông Cổ lần thứ 2 và thứ 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lănh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên – Mông ra khỏi đất nước.

    Sau khi kháng chiến chống Nguyên – Mông lần thứ 3 thành công. Đất nước thanh b́nh Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn lui về sống ở Vạn Kiếp. Ông đă dựa vào địa thế vùng Vạn Kiếp mà Kiếp Bạc là trung tâm để lập thành phố, bản doanh làm pḥng tuyến chiến lược giữ mặt Đông Bắc của Đại Việt. Ông là một anh hùng đởm lược, được nhân dân trong vùng tôn vinh, qúy mến. Muà thu tháng 8, ngày 20 năm Canh tư, Hưng Long thứ 8, tức ngày 5-9-1300 ông mất. Theo lời dặn, thi hài ông được hoả táng thu vào b́nh đồng và chôn trong vườn An Lạc, giữa cánh rừng An Sinh miền Đông Bắc, không xây lăng mộ. Sau khi ông mất triều đ́nh phong tặng là Thái sư Thượng Phụ quốc công Tiết chế Nhân Vơ Hưng Đạo Vương. Nhân dân vô cùng thương tiếc người anh hùng dân tộc đă có công lao to lớn trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên-Mông bảo vệ toàn vẹn lănh thổ và độc lập dân tộc nên lập đền thờ Ông trên nền Vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc. Dân ta kính trọng vinh danh Ông là Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương lập đền thờ Đức Thánh Trần ở nhiều nơi.

    Từ đền đức thánh Trần, quẹo trái vào đường Phan Tôn bên hông nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi. Đường Mạc Đĩnh Chi ngày xưa có trạm xe đ́ện





    Xe điện trên đường Mạc Đĩnh Chi, nh́n từ nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi trên đường Phan Thanh Giàn




    Địa điểm Hội Việt Mỹ xưa, nay Mặt trận Tổ Quốc

    Trên đường Mạc Đĩnh Chi c̣n có Hội Việt Mỹ dạy tiếng Anh từ lớp 1 đến lớp 12 để lấy Certificate of Effiency in English. Trụ sở Hội Việt Mỹ bây giờ là Mặt Trận Tổ Quốc thành phố HCM.

    Song song với đường Mạc Đĩnh Chi có đường Phùng Khắc Khoan có tư gia ṭa Đại Sứ Mỹ. Đây là con đường đẹp với nhiều dinh thự, hai bên đường có hàng me to.

    C̣n tiếp...

  5. #1895
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ; những nẻo đường xưa.. va những cửa hàng...

    Cảm ơn t/v Tigon.. kể ra vùng đất Hộ cũng là một nơi mà dân di cư.. đất lành chim đậu.. vùng chợ Tân Định, đường Vassoigne với Cine Moderne, Trần khắc Trân có bánh cuốn Thanh tŕ, đến con đường nhỏ trước nhà thờ Tân định cũng có những quán ḅ bảy món.. v.v..
    C̣n nói đến dân di cư đem được kỷ vật ǵ ?? không biết các "lăo cô cô".. c̣n sót lại tới ngày hôm nay có nhớ đến đôi guốc mộc cao gót,(chừng ba đến 4 cm thôi) sơn mài, hoa văn kiểu cách, với đôi quai da thủ công diêm dúa... , cách đấy không xa Albert 1er Dakao là cửa hàng áo dài lối Bắc kỳ một chút pha Nam, cổ cao khoảng 3 cm. đủ khoe cần cổ cao ba ngấn...thân áo...có chiết eo thon, xẻ lườn khe áo đủ làm xao xuyến kẻ nào chót " nh́n trộm !!..."....
    Miền Nam.. những chiếc khăn đống suối Đờn bằng nhiễu.. đôi giầy Gia định mũi trơn, bóng láng.. như mũi cá trê , bộ áo dài bằng nhiễu hay satin mờ , than ḿnh mang bên trong là áo khách (Bắc kỳ là áo cánh có 4 túi nhỏ..) quần ống sớ..chúc bâu trắng cho phái Nam...
    c̣n phái nữ.. manh áo bà ba xẻ lườn cao, chiết eo căng bộ ngực, tay hơi ngắn và loe ống tay chút síu bằng vải teteron 6000.. hay phin trắng..mặc trong là tấm áo lá, hai dây ngắn cũn cỡn,vừa tầm nâng khít núi đôi, chiếc quần lănh đen Mỹ A (hàng của Cam bốt) ống loe rộng hết sẩy.. đôi guốc xuồng, gót bằng, mộc hay then (sơn) đen , quai da láng... trên đầu, quấn khăn rằn ri vểnh góc củ ấu.. lọn tóc dài đen huyền phía sau lưng được búi tṛn thả lửng..nằm trên tấm lưng ong ...
    ..phải chăng đây là quê hương trong tiềm thức ... c̣n những ǵ nữa trong trí nhớ.. mà đôi lần.. t́m vê gợi nỗi nhớ riêng ai !!! nmq

  6. #1896
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Khu Dakao, trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm có Thảo Cầm Viên và hai trường trung học nối tiếng Vơ Trường Toản (nam) và Trưng Vương (nữ).



    Trường Trưng Vương




    Trường Vỏ Trường Toản

    Trên đường Đinh Công Tráng bây ǵờ nổi tiếng môn bánh xèo, trước có trường tư thục Tân Thịnh (trước nửa là Les Lauriers), tiệm chụp h́nh nổi tiếng Văn Minh và Duy Hy (không c̣n nũ'a)

    Xe điện rời ga Đất Hộ (Đakao) chạy dọc theo đường Phan Đ́nh Phùng (nay là Nguyễn Đ́nh Chiểu) rồi quẹo vào đường Mạc Đỉnh Chi (rue de Bangkok) ra đường Thống Nhất (Norodom thời Pháp, nay Lê Duẩn) rôí dọc theo Cường Để, Bến Bạch Đằng (nay Tôn Đức Thắng) rồi quẹo vào Hàm Nghi (de la Somme) về chợ Bến Thành.

    Ngày xưa dường Phan Đ́nh Phùng nằm cuối khu vực Nguyễn Bỉnh Khiêm (kho đạn cũ, sau lưng đài phát thanh Quân Đội) và kéo dài ra đến đường Lư Thái Tổ (nay Nguyển đ́nh Chiểu) Sô 3 Phan Đ́nh Phùng là đài phát thanh Sàig̣n

    Đường Đinh Tiên Hoàng bắt đầu từ đường Hồng Thập Tự (bây ǵờ là Nguyễn thị Minh Khai + Sô Viết Nghệ Tĩnh) về phiá Đakao có sân vận động Hoa Lư, về phía đường Thống Nhất (Lê Duẩn) có khu đại học trước là thành lính Pháp rôi thành của Lũ' Đoàn Pḥng Vệ Phủ Tổng Thống.



    Lối vào thành lính Pháp 1873 xây trên thành cổ Gia định (xây 1790) trên đường Cường Để-Đinh Tiên Hoàng



    Đường thẳng vào cửa chính là Cường Để (thời Pháp Boulevard Luro, sau 75 là Tôn Đức Thắng, phía trước là đường Norodom -Thống Nhất- sau Lê Duẩn, Kiến trúc bên trái sau 1963 xây dựng lại thành Đại Học Dược Khoa, bên trái là Văn khoa, phía sau hai kiến trúc này là Cao Đẳng Nông Lâm Súc có lúc đổi tên là Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp.

    Nơi đây người ta sẽ t́m thấy sinh họạt chính trị và văn nghệ sôi nổi của một thời sinh viên thập niên 60 và đầu thập niên 70, chúng ta sẻ thấy Khánh Ly, Hoàng oanh, Thanh Lan, Trịnh Công Sơn và các tay lănh đạo tổng hội Sinh Viên Saigon.



    Đại Học Dược Khoa, Cao Đẳng Nông Lâm Súc

    C̣n tiếp...

  7. #1897
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Xe điện chạy dọc theo Cường Để qua xưởng Ba Son, xưởng đầu tiên ở Sài G̣n, do Nguyễn Ánh lập ra để đóng chiến thuyền. Xưởng Ba Son nằm trên ngă ba sông, nơi tiếp giáp giữa sông Sài G̣n và rạch Thị Nghè, có diện tích 26 hecta, có đường ven sông 2000m, trong đó có 6 cầu cảng tổng cộng 750m.

    Ngày xưa nơi đây vùng śnh lầy nước đọng nên thường được dùng làm nơi đậu tàu và sửa chữa tàu. Sau khi chiếm được Sài G̣n – Gia Định, năm 1861 Pháp cho làm ụ tàu trên thủy xưởng đă có, tức là mảnh đất Ba Son bây giờ. Ngày 28/4/1863, Pháp chính thức thông qua dự án xây dựng thủy xưởng Ba Son tại Sài G̣n trực thuộc Bộ Hải quân Pháp.

    Năm 1884, Pháp cho đào và xây ụ lớn bằng đá, chi phí gần 8 vạn quan. Nhiều công nhân người Việt, trong đó có thợ máy Tôn Đức Thắng đă làm việc ở đây.



    Xưởng Ba son thời Pháp-sau là Hải Quân Công Xưởng thời VNCH


    Xe điện sau khi rời đường Cường Để (Luro thời Pháp ) đi dọc theo Bến Bạch Đằng, thời Pháp Le Myre de Vilers, ), Công trường Mê Linh, công trường này thời Pháp khoảng 1910 có tượng của Đô đốc Rigault de Genouilly và Doudard de L’Agree). Thờii VNCH có tượng Hai Bà Trưng. Đây là địa điểm hẹn ḥ, hóng gió mát từ sông Sàig̣n của dân trẻ.



    Công Trường Mê Linh, thời Pháp Rigault de Genouilly




    Công trường Mê Linh khoảng 1910 có tượng của Đô đốc Rigault de Genouilly

    C̣n tiếp...

  8. #1898
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nếu xuống xe điện trạm Mạc Đĩnh Chi bước ra đường Norodom phía rạch Thị Nghè -Thảo Cầm Viên th́ gặp Bào Tàng Viện thời Pháp Thuộc nằm trên đường Norodom gần phía đại học Dược khoa trước 75.





    Bào Tàng Viện thới Pháp thuộc nằm trên đường Norodom


    Con đường lịch sử, tráng lệ và quan trọng nhất miền Nam: Thống Nhất, thời Pháp thuộc gọi là Norodom




    Đường Norodom khoảng 1876

    Ở hai đầu đường này là Dinh Toàn Quyền và Sở Thú-Thảo Cầm Viên




    Dinh Toàn Quyền 1882-xây từ 1868 đến 1875 theo kiểu Baroque thời Napoleon I I I

    C̣n tiếp...

  9. #1899
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674




    Đường Norodom hậu cảnh là Dinh Toàn quyền và tượng Gambetta -thống đốc Nam Kỳ 1906




    Nơi có tượng Gambette bây gị' là Bồn Hoa sau lưng nhà thờ Đức Bà 2011




    Dinh Toàn Quyền 1908


    [IMG]
    http://i42.tinypic.com/30rtu29.jpg[/IMG]

    Dinh Toàn Quyền 1942




    Dinh Toàn Quyền 1945




    Dinh Toàn Quyền 1948

    C̣n tiếp...

  10. #1900
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ vả chính phủ VNCH xây cất lại 1971



    Tấm biển này gắn trên tường của dinh Tổng Thống (nay HT Thống Nhất)

    Công Viên Tao Đàn-Vuờn Bồ Rô.

    Sau lưng dinh Đôc Lập nay là Hội trường Thống Nhất là công viên Tao Đàn, người xưa gọi là vườn ông Thượng hay là vuờn Bồ-Rô. Ngày xưa cả dinh và vự'n nằm trong khuôn viên dinh Toàn Quyền.

    Năm 1869, người Pháp cho xây con đường Miss Clavell (đường Huyền Trân Công Chúa) tách khu vườn khỏi Dinh. Ba mặt c̣n lại là rue Chasseloup-Laubat (trước 75 là Hồng Thập Tự) về phía bắc, rue Verdun (Trần Cao Vân) về phía tây, và rue Taberd ( Nguyển Du) về phía nam. Người Pháp gọi khu vườn là “Jardin de la Ville” hay Jardin Maurice Long (Toàn quyền Pháp)



    Trong khuôn viên vườn có khu Câu lạc bộ Thể thao (Cercle Sportif Saigonais) năm 1902 gồm sân đá banh (túc cầu hay bóng đá), hồ bơi, và sân quần vợt. Sân đá banh đó lúc bấy giờ là sân duy nhất đủ tiêu chuẩn đón những đội banh ngoại quốc đến, người viết đă có dịp xem trận đá đèn giũ'a đội AJS Saigon và đội banh người Áo (Austria), lâu quá không c̣n nhớ đến kết quả nhưng kỷ niệm này vẫn hằn sâu trong tâm tưởng.

    Tiện đây cũng nên biết trường trung học đầu tiên được pháp xây dựng gọi là Chasseloup-Laubat nằm trên đường Chasseloup Laubat (trước 75 Hồng Thập Tự, ) sau đổi thành Jean Jacques Rousseau rời Lê Quư Đôn tới ngày nay.



    Trường Chasseloup-Laubat thời Pháp




    Trường Lê Quư Đôn năm 2009

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 15 users browsing this thread. (0 members and 15 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •