Page 2 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 11 to 20 of 43

Thread: Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?
    Mỹ-Nhật dự tính tập trận giành lại đảo bị xâm chiếm



    Đơn vị thủy quân lục chiến viễn chinh thứ 31 của Mỹ và quân đội Nhật Bản tập trận, 25/02/2011 ( www.marines.mil)



    RFI

    Theo hăng thông tấn Jiji và báo chí Nhật Bản, số ra ngày hôm nay, 14/10/2012, Hoa Kỳ và Nhật Bản dự tính tiến hành tập trận chung với nội dung giành lại một ḥn đảo bị nước ngoài xâm chiếm, trong bối cảnh quan hệ Tokyo-Bắc Kinh căng thẳng do tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.

    Hoạt động luyện tập này sẽ được thực hiện trong khuôn khổ các cuộc tập trận chung lớn nhất giữa Nhật Bản và Mỹ vào đầu tháng 11 tới, trên một ḥn đảo không có người ở thuộc quần đảo Okinawa, ở cực nam Nhật Bản.

    Cuộc tập trận sẽ huy động các phương tiện hải quân và không quân như tàu chiến, trực thăng, tiến hành đổ bộ và đánh chiếm lại đảo Irisunajima, nơi mà quân đội Mỹ vẫn thường xuyên sử dụng để luyện tập bắn.

    Năm trên biển Hoa Đông, đảo Irisunajima cách xa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hàng trăm cây số.

    Tuy nhiên, vẫn theo các nguồn tin trên, dường như chính phủ Nhật Bản và Mỹ c̣n do dự về tính xác đáng của cuộc tập trận có mục tiêu đánh chiếm lại đảo, v́ lo ngại Trung Quốc sẽ có phản ứng mạnh mẽ.

    Căng thằng tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Tokyo và Bắc Kinh đă gia tăng, đặc biệt là từ đầu tháng Chín, sau khi chính phủ Nhật Bản quyết định quốc hữu hóa một số ḥn đảo thuộc quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Nhiều vụ biểu t́nh bài Nhật đă diễn ra trên lănh thổ Trung Quốc, đôi khi dẫn đến các hành động bạo lực như đập phá, đốt cửa hàng, xe hơi của Nhật Bản.

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thế Chiến Lược của Nhật Bản ?
    7 tàu hải quân Trung Quốc xuất hiện gần đảo Nhật Bản




    Tokyo cho biết phát hiện 7 chiếc tàu của hải quân Trung Quốc gần các đảo của Nhật giữa lúc bang giao giữa hai cường quốc Á Châu vẫn căng thẳng cao độ v́ vụ tranh chấp lănh thổ ở biển Đông Trung Hoa.

    Bộ Quốc pḥng Nhật Bản nói rằng các tàu của Trung Quốc được máy bay Nhật phát hiện hồi sáng sớm hôm nay cách ngoài khơi đảo Yonaguni, ḥn đảo cực tây nước Nhật, ở khoảng 50 kilomet.

    Bộ này nói rằng các tàu vừa kể xuất hiện tại khu vực tiếp giáp, nằm ngay bên ngoài lănh hải của Nhật, trong đó Nhật có những quyền nhất định chiếu theo luật quốc tế.

    Trung Quốc đă tăng cường việc đưa tàu tuần đến các khu vực do Nhật kiểm soát kể từ tháng 9, khi Nhật Bản quốc hữu hóa một nhóm đảo mà Bắc Kinh nhận chủ quyền.

    Cho tới nay, chưa xảy ra vụ đụng độ nào giữa hai nước.

    Những ḥn đảo không người ở, trung tâm của vụ tranh chấp, người Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Điếu ngư, bao quanh bởi những vùng biển có nhiều cá và có thể có nhiều dầu khí và khí đốt.

    Nhật Bản cho biết đă mua một số đảo từ những người chủ Nhật để bảo đảm t́nh trạng ổn định. Nhưng Bắc Kinh đă phản ứng dữ dội, nói rằng những đảo đó là lănh thổ thieng liêng của nước họ từ thời cổ xưa.

    ​​Bản đồ tương tác vụ tranh chấp Nhật-Trung (bấm vào các đảo để xem)

  3. #13
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Sức mạnh Hải quân Nhật Bản


    Nhị Khê



    Trung tuần tháng 10/2012, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản (Japan Maritime Self-Defense Force - JMSDF), hải quân Nhật đă tiến hành một cuộc biểu dương sức mạnh trên biển với tên gọi truyền thống là “Duyệt binh Chiến hạm” tại vịnh Sagami, thuộc tỉnh Kanagawa.
    Cuộc Duyệt binh Chiến hạm năm nay diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Nhật Bản và các nước láng giềng như Cộng ḥa Nga, Đại Hàn và Trung Quốc, do tranh chấp một số ḥn đảo trên biển Hoa Đông và biển Nhật Bản.

    Nhật Bản biểu dương sức mạnh trên biển
    Ngày 14/10/2012, đến tham dự cuộc duyệt binh chiến hạm của Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản (JMSDF) với tư cách là Tổng tư lệnh hải, lục, không quân Nhật Bản, TTg Yoshihiko Noda đă đáp trực thăng xuống chiến hạm hộ vệ Kurama chứng kiến cuộc Duyệt binh Chiến hạm năm 2012. Cùng đi với TTg Nova c̣n có Bộ trưởng Quốc pḥng Satoshi Morimoto và một số sĩ quan cao cấp trong Bộ tư lệnh hải quân...


    Đứng trên boong chiến hạm hộ tống Kurama, TTg Yoshihiko Nova đă trực tiếp theo dơi các hoạt động biểu dương sức mạnh hải quân. Với những lời lẽ vô cùng cứng rắn, TTg đă huấn thị các binh sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ lănh thổ và vùng biển, trong đó có quần đảo Senkaku, phải dũng cảm kiên cường. Ông nhấn mạnh giữa lúc an ninh vùng biển Nhật Bản đang bị uy hiếp, toàn thể binh lính và sĩ quan hải quân phải tăng cường tập luyện, giám sát vùng biển, cũng cố sức mạnh, dũng cảm đối phó khi an ninh đất nước bị đe dọa.
    Dịp này, TTg Nova đă chứng kiến 8000 binh lính thuộc Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản, cùng 45 chiến hạm và 32 máy bay khoe sức mạnh. Trong số 45 chiến hạm này có những chiến hạm đặc biệt như: các tàu tuần dương mang hỏa tiễn Shirataka (829), Kumataka, các hộ tống hạm Shirane (143), Atago, Kurama, Hyuga và Chokai... Ngoài ra, 3 nước đồng minh của Nhật Bản cũng gửi các loại chiến hạm đến tham gia cuộc biểu dương. Đó là tuần dương hạm USS Shiloh của Hoa Kỳ, chiến hạm Persistence của Tân Gia Ba và khu trục hạm Sydney của Úc Đại Lợi. Đây là lần đầu tiên 3 nước nói trên gửi chiến hạm đến vùng biển Nhật Bản tham gia cuộc Duyệt binh Chiến hạm của hải quân Nhật Bản.
    Trên 40 ngàn người đại diện các tổ chức hội đoàn cùng dân chúng Nhật Bản đă được mời hoặc rút thăm lên chiến hạm quan sát các diễn biến trong cuộc biểu dương sức mạnh. Đại diện một số nước cũng được mời đến chứng kiến cuộc biểu dương lực lượng của hải quân Nhật Bản.
    Từ ngày chính phủ Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku, quan hệ ngoại giao giữa Trung Quốc và Nhật Bản vô cùng căng thẳng. 2012 là năm kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc Nhật Bản bang giao. Theo kế hoạch, hai nước Trung Nhật đă vạch ra chương tŕnh hoạt động trong dịp kỷ niệm, nhưng Trung Quốc đă tự tiện hủy bỏ chương tŕnh đó, ngoài ra c̣n hủy bỏ một số hoạt động 2 bên đă bàn bạc. Trong cuộc hội nghị hằng năm của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund - IMF) họp ở Tokyo, Thống đốc Ngân hàng và Bộ trưởng Tài chánh Trung Quốc không tham dự, chỉ cử một vài quan chức thấp hơn đến dự. Thái độ không hợp tác trên của Trung Quốc đă bị nhiều nước phê phán. Có điều khác lạ là, dịp này Trung Quốc cử 3 sĩ quan đến tham dự, khiến nhiều người chú ư đến.
    Một số kư giả thường được mời đến chứng kiến các cuộc Duyệt binh Chiến hạm trong những năm trước, đă có nhận xét:
    Thứ nhất, dịp này Nhật Bản lại giới thiệu cho mọi người biết trang bị hiện đại hóa của hải quân, đặc biệt là một số chiến hạm chưa từng thấy như các chiếc tuần dương mang hỏa tiễn Shirataka (829), Kumataka, các tàu hộ tống Shirane (143), Atago, Kurama, Hyuga và Chokai cũng những chiếc trực thăng của MSDF cất cánh từ boong tàu hộ tống Ise.
    Thứ hai, lần này có tới 45 chiến hạm hiện đại tham gia, cộng với 3 chiến hạm của 3 nước đồng minh tham dự lần đầu, tất cả là 48 chiến hạm hiện đại. So với cuộc Duyệt binh Chiến hạm lần trước chỉ có 39 chiến hạm, không những tăng thêm 9 chiến hạm các loại, c̣n có nhiều chiến hạm hiện đại hơn. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản ngày càng được nâng cao về lượng và chất.
    Số người đại diện các tổ chức, hội đoàn cùng dân chúng được mời và rút thăm đến tham dự năm nay cũng lên đến 42 ngàn người. Đó là con số chưa từng có trong các cuộc Duyệt binh Chiến hạm trước đó. Điều này cũng chứng tỏ, sau khi Nhật Bản quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu ngư, Trung Quốc đă tăng cường nỗ lực giành giật quần đảo này hung hăn hơn, dân chúng Nhật Bản ngày càng quan tâm đến sức mạnh của Lực lượng Tự vệ Hàng hải.
    Một quan chức cao cấp trong Bộ Quốc pḥng Nhật Bản nói với kư giả, dịp này Lực lượng Tự vệ Hàng hải cố gắng hết sức ḿnh để càng nhiều người dân thấy được sức mạnh của hải quân Nhật Bản, khiến cho càng nhiều người ngày càng quan tâm đến nhiệm vụ bảo vệ vùng biển và đất nước Nhật Bản hơn nữa.
    Điều đáng chú ư thứ ba là sự có mặt của các chiến hạm đồng minh như tuần dương hạm USS Shiloh nặng trên 9.900 tấn của Mỹ, chiến hạm Persistence nặng 8.500 tấn của Tân Gia Ba và khu trục hạm Sydney nặng 4.200 tấn của Úc Đại Lợi trong cuộc Duyệt binh Chiến hạm năm 2012. Đó là điều xưa nay chưa từng có. Trước đây, Nhật Bản từng gửi chiến hạm tham gia một số hoạt động quốc tế, nhưng chưa hề có chiến hạm của một quốc gia nào tham gia ngày Duyệt binh Chiến hạm của Nhật. Điều này chứng tỏ các nước đồng minh vô cùng quan tâm đến vũng biển hoặc lănh thổ Nhật Bản. Nếu vùng biển Nhật Bản bị xâm phạm, các nước đó sẽ đứng về phía Nhật Bản.

    Truyền thống hải quân Nhật Bản
    Từ năm 1868, Nhật hoàng Minh Trị sau khi nắm quyền đă tiếp tục công cuộc cải cách công nghiệp hóa và quân sự hóa nhằm ngăn ngừa các cuộc tấn công của ngoại quốc. Ngày17/01/1868, Binh bộ tỉnh (tương đương Bộ Quốc pḥng ngày nay) được thành lập, dưới sự lănh đạo của các nhận vật quan trọng thời đó là Tomomi Iwakura, chính khách đóng vai tṛ quan trọng trong cuộc Minh Trị Duy Tân; Công tước Tadayoshi Shimazu và Hoàng tử Akihito Komatsu.
    Ngày 26/03/1868, cuộc Duyệt binh Chiến hạm đầu tiên (first Naval Review) trong lịch sử Nhật Bản được tổ chức tại vịnh Osaka, với 6 tàu chiến từ các lực lượng hải quân của 6 phiên (tỉnh) Saga, Ch?sh?, Satsuma, Kurume, Kumamoto và Hiroshima.
    Là quốc gia vùng biển, Nhật Bản phải xây dựng một đội hải quân hùng mạnh. Trong cuối thế kỷ thứ 18, hải quân Nhật Bản từng có tên gọi là Hải quân Đế quốc Nhật Bản (Imperial Japanese Navy). Đội quân trên biển này ra đời từ những cuộc xung đột ban đầu với các quốc gia trên lục địa Châu Á, khởi đầu từ thời kỳ Trung cổ. Sau đó đă đạt đến đỉnh cao trong các hoạt động vào thế kỷ thứ 16 và 17, lúc diễn ra sự trao đổi văn hóa với các cường quốc Châu Âu trong Thời đại khám phá (Age of Discovery).
    Trong các triều đại sau, Nhật Bản bắt đầu chính sách tích cực hấp thụ các kỹ thuật hải quân phương Tây, chủ trương thu hút các chuyên viên nước ngoài trong các lĩnh vực hải quân nước này không có kinh nghiệm. Đặc biệt là không lực phục vụ cho hải quân. Năm 1918 Nhật Bản mời một Phái bộ Quân sự Pháp gồm 50 thành viên, kèm theo nhiều kiểu máy bay mới nhất, nhằm tạo dựng nền tảng cho lực lượng không quân trong Hải quân Nhật Bản. Chúng bao gồm các kiểu Salmson 2A2, Nieuport, Spad XIII, hai chiếc Breguet XIV, cũng như các khí cầu Caquot. Năm 1921, Nhật Bản mời Phái bộ Sempill đến làm cố vấn trong một năm rưỡi. Nhóm chuyên viên người Anh này huấn luyện và cố vấn cho Hải quân Đế quốc Nhật Bản nhiều kiểu máy bay mới như chiếc Gloster Sparrowhawk và nhiều kỹ thuật mới như ném ngư lôi, kiểm soát vùng trời và vùng biển.
    Năm 1921, hải quân Nhật Bản hạ thủy chiến hạm H?sh?. Đó là chiến hạm đầu tiên trên thế giới được thiết kế theo kiểu hàng không mẫu hạm. Sau đó phát triển một đội hàng không mẫu hạm độc nhất vô nhị trên thế giới thời bấy giờ.
    Với chủ trương xây dựng một đội hải quân hùng mạnh, Hải quân Đế quốc Nhật Bản là lực lượng hải quân đầu tiên trên thế giới trang bị đại bác 356 mm trên chiếc Kong?, đại bác 406 mm trên chiếc Nagato. Đồng thời nó cũng là lực lượng hải quân duy nhất trên thế giới trang bị đại bác 460mmm cho hạng tàu Thiết giáp hạm Nhật Bản Yamato.
    Năm 1928, hải quân Nhật Bản cho hạ thủy một hạng tàu khu trục cải tiến với tên gọi là Fubuki, được trang bị tháp pháo hoàn toàn kín có gắn cặp súng đại bác có thể chống máy bay. Thiết kế hạng tàu khu trục mới này nhanh chóng được các lực lượng hải quân khác bắt chước. Chiến hạm Fubuki cũng được trang bị ống phóng ngư lôi kín đầu tiên chống được mảnh đạn. Nhật Bản cũng phát triển ngư lôi Kiểu 93 610 mm có nạp oxy, được xem là kiểu ngư lôi tốt nhất thế giới cho đến tận cuối Đệ nhị Thế chiến.
    Năm 1941, hải quân Nhật Bản sở hữu 10 thiết giáp hạm, 10 hàng không mẫu hạm, 38 tàu tuần dương (hạng nặng và hạng nhẹ), 112 tàu khu trục, 65 tàu ngầm, và một số lượng lớn tàu hỗ trợ …
    Sau Đệ nhị Thế chiến, các loại chiến hạm chủ yếu của Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản (tên mới của Hải quân Đế quốc Nhật Bản) đều là chiến hạm cũ của Hoa Kỳ. Sau đó Nhật Bản quyết tâm phát triển các loại chiến hạm chế tạo ở trong nước. Kể từ năm 1981, Nhật Bản bắt đầu tổ chức Duyệt binh Chiến hạm 3 năm 1 lần, tạo điều kiện cho Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản phát triển mau lẹ. Chiến hạm tham gia các cuộc Duyệt binh Chiến hạm đều sản xuất trong nước. Hiện nay, Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản có 143 chiến hạm các loại. Các loại chiến hạm loại to và loại vừa đứng hàng thứ 3 trên thế giới. Trong số này có 48 khu trục hạm và hộ vệ hạm, với những trang thiết bị tiên tiến, kỹ thuật tinh nhuệ. Có thể nói hiện nay sức mạnh của Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản đứng đầu Châu Á, thứ nh́ thế giới, sau Hoa Kỳ.
    Trong dịp kỷ niệm 60 thành lập Lực lượng Tự vệ Hàng hải, lần đầu tiên Nhật Bản tổ chức triển lănh các bức h́nh và tranh ảnh giới thiệu các cuộc Duyệt binh Chiến hạm truyền thống để biểu dương uy thế của Hải quân Đế quốc Nhật Bản kể từ thời Minh trị đến Chiêu Ḥa tại trường Đại học Hải quân ở Hiroshima.
    Qua cuộc Duyệt binh Chiến hạm 2012, một lần nữa Nhật Bản chứng tỏ sự cương quyết bảo vệ lănh thổ và vùng biển của ḿnh, trong đó có quần đảo Sunkaku.

  4. #14
    Member
    Join Date
    05-10-2011
    Posts
    66

    V́ VN thân yêu !

    Đọc bài này mới thấy sức mạnh quân sự của TQ thật to lớn, Việt Nam không thể nào đơn độc chống lại được mà chúng ta phải đoàn kết với các nước trong khu vực, một mặt tỏ ra cương quyết cứng rắn, mặt khác phải thực hiện công tác ngoại giao thật tốt để bảo vệ chủ quyền biển đảo, nơi mà cha ông ta đă mất nhiều xương máu để có được VN như ngày hôm nay.
    TQ gặp phải Nhật Bản, một đối thủ không dễ chơi như VN đâu, TQ hăy coi chừng đấy...gieo gió ắt gặp băo...

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nhật cần một chính phủ mạnh hơn để giải quyết tranh chấp lănh thổ
    RFA 18.11.2012

    Nhật Bản cần một chính phủ ổn định hơn để giải quyết những tranh chấp với Trung Quốc, Hàn Quốc khi thế giới đang mất dần kiên nhẫn với chính trị nội bộ của xứ Phù Tang, tờ nhật báo Asahi Shimbun đưa ra thông tin này vào ngày hôm qua, vào lúc c̣n chưa đầy một tháng sẽ diễn ra cuộc bầu cử tại Nhật Bản.


    Bản đồ khu vực đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.

    Theo tờ Asahi Shimbun th́ sự bất ổn chính trị của Nhật Bản sẽ không thể giúp quốc gia này giải quyết những vấn đề ngoại giao, chẳng hạn như tranh chấp lănh thổ với Trung Quốc, Hàn Quốc hay với Nga.

    Sau 6 đời thủ tướng trong những năm qua, giờ đây các phương tiện truyền thông trong nước hy vọng có được sự ổn định của Chính phủ sau ngày 16/12, lúc kết thúc quyền lực của đảng trung-tả nắm quyền điều hành đất nước từ 3 năm qua.

    Tờ Asahi Shimbun cho hay hiện tại thế giới không c̣n trông chờ nhiều vào cuộc bầu cử tại Nhật Bản như từng diễn ra hồi năm 2009 khi Đảng Dân Chủ Nhật Bản chiến thắng Đảng Dân Chủ Tự Do bảo thủ.

    Hiện giờ, Nhật Bản đang tranh chấp dăy đảo Điếu Ngư/Senkaku với Trung Quốc, dăy đảo Kuril với Nga và một số đảo khác giữa Nhật Bản và Hàn Quốc.

  6. #16
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nhật, Ấn: Lực lượng đối trọng trước tham vọng của TQ ở Biển Đông


    Tàu và máy bay trực thăng của Hải quân Ấn Độ tham gia các cuộc tập trận hải quân ở biển Ả Rập, ngoài khơi bờ biển Bombay.


    10.12.2012
    Philippines và Việt Nam coi Nhật Bản và Ấn Độ như một lực đối trọng trước tham vọng của Trung Quốc tại Biển Đông.

    Tin của Reuters hôm nay nói Philippines tin rằng một nước Nhật Bản hùng mạnh hơn có thể là một lực đối trọng trước các động thái bành trướng quân sự của Trung Quốc, điều đang gây lo lắng cho các nước Á Châu nhỏ hơn, giữa lúc căng thẳng đang tăng cao trong cuộc tranh chấp chủ quyền lănh thổ trong khu vực.

    Reuters trích lời Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez nói rằng “Philippine đang hướng về Nhật Bản để t́m kiếm sự ủng hộ cho tiến tŕnh giải quyết ḥa b́nh các vấn đề tại Biển Đông, trong tư cách là một đối tác khi nói tới những liên minh quốc pḥng trong khu vực.”

    Những tuyên bố của Trung Quốc rằng Biển Đông là lănh hải thuộc chủ quyền của họ đă bị thách thức, không những bởi Ấn Độ, mà nhiều nước khác kể cả Việt Nam, Malaysia, và Philippines
    Dhruva Jaishankar, Viện nghiên cứu Quỹ German Marshall.
    Lời phát biểu này lặp lại nhận định của Bộ trưởng Ngoại giao Philippine Albert Del Rosario trong một cuộc phỏng vấn với tờ The Financial Times số ra hôm nay, nói rằng “Nhật Bản có thể là một yếu tố đối trọng đáng kể.”

    Được hỏi về lời b́nh luận này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói khái niệm về việc “kiềm hăm Trung Quốc ” đă lỗi thời. Ông Hồng Lỗi, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nói bây giờ thời đại Chiến tranh lạnh đă qua, và kiềm hăm Trung Quốc không c̣n khả thi nữa.

    The Washington Post đăng một bài viết của một ông Dhruva Jaishankar, một nhà nghiên cứu thuộc Chương tŕnh Châu Á của Quỹ German Marshall tại thủ đô Washington, đặt câu hỏi liệu Hải quân Ấn Độ có sắp sửa trực diện đối đầu với Trung Quốc trên các vùng biển trong khu vực hay không.

    Giàn khoan dầu của công ty ONGC Videsh.
    ​​Ông Jaishankar trích lời một quan chức hải quân hàng đầu của Ấn Độ, Đô Đốc D.K. Joshi, nói trong một cuộc họp báo hôm thứ hai tuần trước, đề nghị hải quân Ấn Độ sẽ bảo vệ các nỗ lực ḍ t́m dầu khí với Việt Nam trong Biển Đông, chống những hành động hiếu chiến của Trung Quốc.

    Tuy nhiên, nhà nghiên cứu Jaishankar nói rằng trên thực tế, lời tuyên bố của Đô Đốc Joshi không có ư ra dấu hiệu rằng hải quân Ấn Độ sẽ được triển khai, mà chỉ tái khẳng định vị thế bấy lâu nay của Ấn Độ, rằng việc Trung Quốc hiện đại hóa lực lượng hải quân, đă làm tăng những quan ngại của Ấn Độ, và như tất cả các thế lực hải quân khác trong khu vực, Ấn Độ đang chuẩn bị để đối phó với t́nh huống xấu nhất.

    Công ty ONGC Videsh, một công ty dầu khí do nhà nước Ấn Độ sở hữu, đă tham gia các cuộc ḍ t́m dầu khí với Việt Nam từ năm 2006, bất chấp Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền trong vùng biển liên hệ. Chính phủ Ấn Độ vẫn khẳng định rằng các hoạt động ḍ t́m dầu khí với Việt Nam trong Biển Đông là hoạt động hợp pháp và năm ngoái đă tuyên bố sẽ không chùn bước trước áp lực của Bắc Kinh.

    Trong một cuộc phỏng vấn với Ban Việt Ngữ- Đài VOA về các quyền lợi kinh tế của Ấn Độ trong vùng Biển Đông, ông Jaishankar nói:

    “Những tuyên bố của Trung Quốc rằng Biển Đông là lănh hải thuộc chủ quyền của họ đă bị thách thức, không những bởi Ấn Độ, mà nhiều nước khác kể cả Việt Nam, Malaysia, và Philippines…Tôi nghĩ rằng đây là một phần của một vấn đề bao quát và phức tạp hơn về quyền tự do hàng hải.”

    Nhưng vấn đề Biển Đông chỉ là một trong những vấn đề trong những sự kèn cựa giữa hai thế lực mới nổi tại Châu Á. Ông Jaishankar nói hai nước Ấn Độ và Trung Quốc c̣n đang cạnh tranh để giành các nguồn cung cấp tài nguyên hầu có thể duy tŕ đà tăng trưởng kinh tế trong nước, và trong các điều kiện đó, hai nước khó có thể tránh những chạm trán về quyền lợi.

    Tuy chính phủ Ấn Độ chưa tuyên bố rơ rệt lập trường của New Dehli trong cuộc tranh chấp lănh hải giữa Trung Quốc với Việt Nam, nhưng việc Ấn Độ tiến hành các dự án ḍ t́m dầu hỏa với Việt Nam có thể được coi như Ấn Độ mặc nhiên ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Việt Nam.

    Ông Jaishankar nói tiếp:

    “Sự thực là khi loan báo quan hệ hợp tác chiến lược với Việt Nam th́ theo một cách nào đó, đây là một thỏa thuận ngầm rằng New Dehli tôn trọng tuyên bố nhận chủ quyền của Việt Nam.”

    Nhà nghiên cứu thuộc Quỹ German Marshall nói Ấn Độ có phần chắc sẽ tăng cường sự hiện diện tại Thái b́nh dương nhanh hơn nhiều người từng nghĩ, nhờ nền kinh tế tăng trưởng nhanh chóng của nước này, và cũng nhờ các công nghệ quân sự được cải thiện, cũng như sức ép của nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Ấn Độ.

    Nhà nghiên cứu Jaishankar khuyến cáo Trung Quốc rằng việc những động thái hiếu chiến của Bắc Kinh trong nỗ lực theo đuổi các đ̣i hỏi chủ quyền sẽ buộc Ấn Độ phải hợp tác chặt chẽ hơn với Việt Nam và Philippines.

    Ông Jaishankar nói Trung Quốc chỉ có thể quy lỗi cho chính ḿnh, nếu các nước nhỏ hơn xích lại gần nhau, và liên kết chặt chẽ hơn với các thế lực hải quân khác trong khu vực.

    Ông nói các khả năng hải quân tiếp tục được tăng cường của Ấn Độ cũng như những hoạt động thương mại của Ấn Độ ngày càng tăng trong khu vực Venezuela Thái b́nh dương có nghĩa là Ấn Độ giờ đây có khả năng cung cấp an ninh cho khu vực để bảo đảm tàu bè được tự do sử dụng các tuyến hàng hải thiết yếu trong khu vực.

    Nguồn: The Washington Post, Reuters, VOA Interview.

  7. #17
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nhật triển khai F-15 sau khi máy bay Trung Quốc xâm nhập không phận



    Chiếc máy bay của của Cục Quản lư Đại dương Trung Quốc bay vào không phận tranh chấp gần quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông.



    13.12.2012
    Dăy đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc


    Người Nhật gọi Senkaku, người Trung Quốc gọi Điếu Ngư.


    Gồm 8 đảo không người ở.


    Nằm trong khu vực có nhiều dầu khí và thủy sản phong phú.


    Diện tích đất tổng cộng của 8 đảo là 6 kilomet vuông.

    ​​Nhật Bản đă triển khai 8 máy bay chiến đấu F-15 sau khi một chiếc máy bay của Trung Quốc bay vào không phận tranh chấp gần quần đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông hôm nay.

    Sự kiện mới nhất này đă gây ra một cuộc tranh căi ngoại giao giữa hai cường quốc châu Á.

    Chánh văn pḥng nội các Osamu Fujimura cho biết các máy bay chiến đấu đă được triển khai sau khi một chiếc máy bay của Cục Quản lư Đại dương Trung Quốc bị phát hiện gần quần đảo.

    Ông Fujimura cho biết Nhật Bản đă nộp kháng thư phản đối chính thức với chính phủ Trung Quốc, và triệu tập Đại sứ Trung Quốc ở Tokyo để phản đối.

    Một phát ngôn viên của văn pḥng Thủ tướng Nhật Bản đă xác nhận với đài VOA rằng ngoài các chiếc F-15, máy bay quan sát E-2C ‘Hawkeye’ cũng được triển khai từ Naha, Okinawa.

    Chính phủ Nhật Bản mô tả đây là vụ ‘xâm phạm’ lần đầu tiên của máy bay Trung Quốc tại vùng Nhật Bản coi là không phận của ḿnh.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói rằng nhiệm vụ của máy bay là ‘hoàn toàn b́nh thường’.

    Quần đảo không người ở mà Nhật Bản gọi là Senkaku c̣n Trung Quốc gọi là Điếu Ngư là nguồn gốc lớn gây căng thẳng giữa hai cường quốc châu Á trong nhiều tháng qua.

    Kể từ khi Tokyo đă mua các ḥn đảo từ một chủ đất tư nhân hồi tháng Chín, Trung Quốc đă thường xuyên triển khai các tàu làm nhiệm vụ tuần tra tới lănh hải tranh chấp.

    Các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh làm vậy v́ muốn t́m cách thiết lập thực tế rằng tàu của nước này có thể tới và đi tùy thích.

    Lực lương tuần duyên Nhật Bản cho biết thấy 4 tàu hải giám Trung Quốc gần các quần đảo do Nhật Bản quản lư sớm hôm nay.

    Vụ việc xảy ra đúng lúc Trung Quốc đánh dấu một sự kiện nhạy cảm là ngày kỷ niệm 75 năm ngày bắt đầu vụ thảm sát Nam Kinh, khi binh sĩ Nhật tiến vào Trung Quốc và tham gia chiến dịch bao gồm những vụ cưỡng hiếp và tàn sát tập thể hàng ngh́n người Trung Quốc.

    VOA

  8. #18
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phe bảo thủ Nhật Bản đánh bại phe cầm quyền



    Cựu thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, lănh đạo của Đảng Dân chủ Tự do bảo thủ LDP.


    16.12.2012
    Các cơ quan truyền thông Nhật Bản cho hay phe bảo thủ Nhật Bản đă đạt thắng lợi to lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội hôm Chủ nhật, đưa cựu Thủ tướng Shinzo Abe, một người có lập trường diều hâu, trở lại cầm quyền.

    Đảng Dân chủ Tự do đă từng áp đảo chính trường Nhật Bản trước đây lại lên cầm quyền sau 3 năm quyền lực nằm trong tay phe trung tả.

    Đảng Dân chủ Tự do và đảng Tân Komeito, một đảng bạn, có lẽ đă đủ số ghế bắt buộc tại Hạ Viện để cầm quyền.

    Mặc dù đảng của đương kim Thủ tướng Yoshihiko Noda có vẻ thất bại, ông được dự đoán vẫn giữ chiếc ghế đại biểu Quốc hội.

    Các nhà phân tích nói rằng Đảng Dân chủ Tự do sẽ đưa Nhật Bản đến một lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp lănh hải hiện nay, và chính phủ sẽ ủng hộ chuyện sử dụng năng lượng hạt nhân, bất chấp đă có tai họa hạt nhân năm 2011.

    Đảng Dân chủ Tự do cũng muốn chi tiêu nhiều hơn cho các dự án công cộng để kéo nền kinh tế Nhật Bản có thời đầy sinh động, ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế lần thứ tư trong ṿng 12 năm qua.

  9. #19
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Khiêu khích không phải là lợi ích quốc gia của Nhật Bản/
    Bầu cử Nhật Bản: Đảng đối lập Tự do Dân chủ thắng lớn

    Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok
    2012-12-17

    Trung Quốc vừa tŕnh lên Liên Hiệp Quốc một báo cáo trong đó giải thích chi tiết đ̣i hỏi chủ quyền của nước này ở biển Hoa Đông. Giữa lúc Đảng Dân chủ Tự do của Nhật Bản đang thắng trong cuộc bầu cử. Liệu sẽ có một chính sách khác hơn trong vấn đề tranh chấp với Trung Quốc?


    Quỳnh Chi hỏi chuyện ông Tetsuo Kotani, chuyên gia về an ninh hàng hải của Viện Quan hệ Quốc tế Nhật Bản. Trước tiên nhận xét về hành động tŕnh đ̣i hỏi chủ quyền đến LHQ từ phía Trung Quốc, ông Tetsuo Kotani cho biết:

    Trung Quốc muốn cảnh báo Hoa Kỳ?

    Tetsuo Kotani: Đó là một hành động rất thiếu trách nhiệm từ phía chính phủ Trung Quốc bởi v́ theo qui định của Công ước Quốc tế LHQ về Luật biển 1982 – UNCLOS th́ hai bên tuyên bố chủ quyền nên thảo luận với nhau trước. Trung Quốc và Nhật Bản trong quá tŕnh thảo luận cách thức giải quyết tranh chấp nhưng chưa đi đến đồng thuận th́ Trung Quốc đơn phương gởi công văn lên Liên Hiệp Quốc. Hành động này đi ngược lại tinh thần luật quốc tế. Tôi không nghĩ là Ủy ban LHQ sẽ xem xét một cách nghiêm túc báo cáo này của Trung Quốc.

    Quỳnh Chi: Hành động này xảy ra chỉ vài ngày sau khi máy bay Trung Quốc đi vào không phận Nhật Bản. Các hoạt động này có liên quan ǵ đến việc Thượng viện Hoa Kỳ vừa cho thay đổi Đạo luật Trao quyền Quốc pḥng?

    Tetsuo Kotani: Những hành động gần đây của Trung Quốc rất là hung hăng. Việc máy bay nước này đi vào không phận Nhật Bản đă đi ngược lại luật quốc tế. Điều này cũng không phải là cách thức đi đến sự hợp tác trong ḥa b́nh. Chính phủ Nhật Bản không thể chấp nhận hành động này. Việc máy bay Trung Quốc đi vào không phận Nhật Bản là cách mà nước này đáp trả lại Quốc hội Hoa Kỳ. Gần đây, QH Hoa Kỳ sửa đổi Đạo
    luật Trao quyền Quốc pḥng Quốc gia trong đó nói rơ rằng Mỹ thừa nhận quyền quản trị của Nhật Bản đối với các đảo Senkaku và QH Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận thách thức đối với quần đảo này.

    Việc máy bay Trung Quốc đi vào không phận Nhật Bản là cách mà nước này đáp trả lại Quốc hội Hoa Kỳ. Gần đây, QH Hoa Kỳ sửa đổi Đạo luật Trao quyền Quốc pḥng Quốc gia trong đó nói rơ rằng Mỹ thừa nhận quyền quản trị của Nhật Bản đối với các đảo Senkaku

    Ô.Tetsuo Kotani

    Quỳnh Chi: Nhiều người cho rằng Trung Quốc đang cố t́nh tạo ra một “thông lệ mới” trong đó cho phép lực lượng quốc gia của họ đi vào khu vực đảo Senkaku. Ông có đồng ư với quan điểm này?

    Tetsuo Kotani: Tôi không chắc lắm. Tôi nghĩ là sự cố máy bay Trung Quốc bay vào không phận Nhật Bản là nhằm cảnh báo QH Hoa Kỳ. Nếu Trung Quốc tiếp tục cho máy bay xâm phạm vùng trời Nhật Bản nữa th́ căng thẳng càng gia tăng. Nếu có thêm hành động nào gây phương hại đến Nhật Bản th́ có thể quân đội Hoa Kỳ sẽ can dự. Trung Quốc không bao giờ muốn Hoa Kỳ can dự vào mâu thuẩn Nhật –Trung. Tôi không nghĩ là Bắc Kinh sẽ gởi máy bay đến không phận Nhật Bản lần nữa bởi t́nh huống sẽ trở nên khó khăn hơn để giải quyết.

    Quỳnh Chi: Ông có cho rằng sau ĐH ĐCSTQ lần thứ 18 th́ Trung Quốc càng có nhiều hoạt động hơn đối với vấn đề biển đảo?

    Tetsuo Kotani: Mặc dù ĐH ĐCS 18 đă kết thúc và Tập Cận B́nh là tân Tổng bí thư. Nhưng QH Trung Quốc sẽ họp vào tháng 3 và lúc đó ông Tập Cận B́nh sẽ trở thành Chủ tịch nước. Cho nên tôi cho là quá tŕnh chuyển giao lănh đạo c̣n chưa kết thúc nên ông Tập cần chứng tỏ lập trường cứng rắn để tránh bị chỉ trích bởi phe cánh khác.

    Ưu tiên hàng đầu của Nhật vẫn là kinh tế

    Quỳnh Chi: Giờ th́ tôi muốn nói về chiến thắng của Đảng Dân chủ Tự do – LDP trong cuộc bầu cử diễn ra tại Nhật thưa ông. Mọi người đang quan tâm không biết chính phủ mới liệu sẽ có một lập trường cứng rắn hơn đối với Trung Quốc?

    Hiện tại th́ vấn đề Senkaku không phải là một vấn đề lớn được nói đến trong bầu cử. Việc ưu tiên vẫn là kinh tế. Chính phủ mới sẽ phải kích thích kinh tế Nhật Bản

    Ô.Tetsuo Kotani

    Tetsuo Kotani: Đảng Dân chủ Tự do – LDP đang thắng thế nhưng tôi không nghĩ là chính phủ mới sẽ chuyển đến một hướng hành động khiêu khích đối với Trung Quốc bởi v́ như thế sẽ đi ngược lại lợi ích quốc gia của Nhật Bản. Hiện tại th́ vấn đề Senkaku không phải là một vấn đề lớn được nói đến trong bầu cử. Việc ưu tiên vẫn là kinh tế. Chính phủ mới sẽ phải kích thích kinh tế Nhật Bản. Tuy nhiên nếu mối quan hệ Nhật – Trung trở nên xấu thêm th́ cũng sẽ có ảnh hưởng đến kinh tế Nhật Bản. Cho nên tôi không nghĩ tân thủ tướng Nhật sẽ có hành động cứng rắn hơn đối với Trung Quốc.

    Quỳnh Chi: Câu hỏi cuối thưa ông, lănh đạo đảng LDP, ông Shinzo Abe vừa cho truyền thông biết mục tiêu của đảng này là “ngăn chặn thách thức” từ Bắc Kinh, liệu đây sẽ là một cách tiếp cận được Hoa Kỳ hậu thuẩn?

    Tetsuo Kotani: Dĩ nhiên là Hoa Kỳ sẽ không ủng hộ Nhật Bản nếu Nhật Bản có hành động khiêu khích trước tiên. Tôi nghĩ là chính phủ mới của Đảng Dân chủ Tự do – LDP vẫn sẽ tiếp tục có một cách tiếp cận ôn ḥa đối với Trung Quốc trong vấn đề Senkaku.

    Quỳnh Chi: Xin cám ơn ông

    -------------------------------------------

    Bầu cử Nhật Bản: Đảng đối lập Tự do Dân chủ thắng lớn
    Đỗ Thông Minh, thông tín viên RFA
    2012-12-16

    Hôm nay ngày 16 tháng 12 bầu cử Hạ Viện Nhật Bản lần thứ 46 sau khi Thủ tướng Noda tuyên bố giải tán quốc hội.

    AFP PHOTO / Kazuhiro Nogi

    Ông Shinzo Abe, chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do LDP, tại một cuộc họp báo tại trụ sở của LDP ở Tokyo vào ngày 21 tháng 11 năm 2012.

    Việc bầu cử chia ra từng địa phương trong toàn quốc tổng cộng 480 ghế. Đảng Tự do Dân chủ là đảng đối lập lớn nhất trước đây được thành lập từ năm 1955 và liên tục nắm quyền cho tới nay nhưng có một số thời gian bị ngắt quăng, đặc biệt mới đây bị Đảng Dân chủ đánh bại, và đă làm Thủ tướng nắm quyền liên tiếp hơn ba năm nay. Nhưng lần này có thể nói Đảng đối lập Tự do Dân chủ đă thắng lớn và sẽ trở lại nắm quyền.

    Cho tới giờ này th́ đă có kết quả 3/5 Đảng Dân chủ chỉ được có 32 ghế trong khi Đảng Tự do Dân chủ được 193 ghế và nếu cộng với đảng Công minh hiện tại được 24 ghế nữa th́ người ta ước lượng hai Đảng Tự do Dân chủ và Đảng Công minh sẽ liên kết với nhau để đạt được 320 ghế hay không?

    320 ghế có nghĩa là 2/3 số ghế của Hạ Viện th́ sẽ có quyền thông qua mọi đạo luật một cách tuyệt đối, tức là nếu Hạ viện đưa lên mà Thượng viện bác th́ khi trở xuống Hạ viện với 2/3 số phiếu họ cũng có thể thông qua. Thành ra có thể nói chắc chắn chính quyền sẽ vào tay Đảng Tự do Dân chủ mà hiện tại chủ tịch là ông Abe.

    Ông Abe đă lên nắm quyền một lần vào năm 2006, sau đó vào năm 2007 ông bị bệnh và đă từ chức. Bây giờ sự trở lại của ông Abe là người sinh năm 1954, thuộc thế hệ sau thế chiến thứ hai ông ta tương đối có tinh thần bảo thủ cho nên sẽ có thái độ cứng rắn đối với Bắc Triều Tiên và đặc biệt là Trung Quốc.

    Hiện nay Trung Quốc đang dùng h́nh thức kinh tế để áp chế Nhật Bản nhưng lần này có thể Nhật sẽ bất chấp vấn đề kinh tế mà ưu tiên về chính trị cũng như quyền lợi quốc gia. Trong trường hợp này th́ Đảng Tự do Dân chủ sẽ liên kết chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ. So với Đảng Dân chủ trước đây th́ tinh thần tương đối cởi mở hơn nhưng lại thiếu thân thiện với Hoa Kỳ thành ra có thể nói với sự trở lại của Đảng Tự do Dân chủ và đặc biệt là ông Abe cũng như ông Ichihara.

    Ông Ichihara trước đây cũng thuộc đảng này nhưng tách ra làm đô trưởng Tokyo bốn nhiệm kỳ. Tới nhiệm kỳ thứ tư ông ta từ chức nửa chừng và quay trở lại chính trường. Ông Ichihara là người đề nghị mua ba đảo trong quần đảo Tiên Cát (Sensaku) Ông này là một người cực kỳ bảo thủ và chống Trung Quốc rất mạnh cho nên không những là ông Abe, kể cả ông Ichihara sẽ là những người đưa nước Nhật vào thế cứng rắn hơn đối với Trung Quốc và chắc chắn ông Abe sẽ lên làm Thủ tướng.

  10. #20
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hướng đi của bang giao Trung-Nhật gây quan ngại tại Bắc Kinh


    Shannon Van Sant

    17.12.2012
    BEIJING — Trung Quốc tỏ ư hết sức quan ngại về hướng đi của các quan hệ Trung-Nhật sau cuộc bầu cử hôm qua tại Nhật Bản, đưa một chính phủ bảo thủ lên nắm quyền. Bang giao giữa hai nưóc đă căng thẳng trong mấy tháng gần đây về một vụ tranh chấp hải đảo trong vùng biển Đông Trung Quốc.

    Trung Quốc sẽ chú ư theo sát các hành động của thủ tướng sắp lên nhậm chức, ông Shinzo Abe sau khi đảng Dân chủ Tự do của ông thắng lớn trong cuộc bầu cử quốc hội tại Nhật Bản.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Trung Quốc hết sức quan tâm về đường hướng mà Nhật Bản sẽ theo khi cuộc bầu cử đă kết thúc, và hy vọng Nhật Bản sẽ khuyến khích sự phát triển xây dựng và ôn hoà quan hệ giữa hai nước.

    Cuộc bầu cử diễn ra sau nhiều tháng căng thẳng giữa hai cường quốc Á châu về một dăy đảo mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và Nhật Bản gọi là Senkaku.

    Hồi tháng 9, một vụ đối đầu về các đảo này đă khơi ra những vụ biểu t́nh bài Nhật ở khắp Trung Quốc.

    Gần đây hơn, các tàu bè của cả hai nước đă theo đuổi nhau gần các ḥn đảo, và tuần trước máy bay của chính phủ Trung Quốc đă vào vùng mà Nhật Bản coi là không phận của ḿnh.

    Trong cuộc bầu cử, ông Abe đă kích thích các nhiệt t́nh dân tộc chủ nghĩa qua việc kêu gọi một quân đội mạnh hơn và đảng Dân chủ Tự do cho hay có thể xây các toà nhà trên các đảo, một hành động chắc chắn sẽ khiêu khích Trung Quốc.

    Ông Abe nói Nhật Bản sở hữu và hiện đang nắm quyền kiểm soát quần đảo Senkaku và không có lư do ǵ để thương nghị vào lúc này.

    Nhưng với một nền kinh tế và khu vực xuất khẩu yếu kém, một số chuyên gia cho rằng các phát biểu khiêu khích của ông Abe có liên quan đến những ḥn đảo này chỉ là lập luận vận động.

    Giáo sư Carl Thayer thuộc Viện Quốc pḥng Australia cho rằng t́nh trạng suy thoái toàn cầu sẽ buộc Nhật Bản và Trung Quốc phải đặt các vấn đề nội bộ lên đầu nghị tŕnh làm việc của họ.

    Theo giáo sư Thayer, cả hai nhà lănh đạo, nhất là ông Abe, có những vấn đề nội bộ to lớn phải cứu xét, nhất là về mặt kinh tế. Do đó có nhiều phần chắc họ không muốn có một cuộc khủng hoảng về chính sách đối ngoại gây trở ngại cho việc đối phó với các vấn đề đối nội.

    Nhưng với sự chuyển biến chung qua phía hữu trong chính trường Nhật Bản, lập trường của ông Abe đối với Trung Quốc có thể mạnh hơn so với lần trước ông làm thủ tướng, cách đây 5 năm.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •