Page 21 of 23 FirstFirst ... 1117181920212223 LastLast
Results 201 to 210 of 226

Thread: DIỄN TIẾN VỤ CUƠNG CHẾ ĐẤT ĐAI Ở VĂN GIANG CHO DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ ECO_PARK

  1. #201
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nhân sĩ trí thức kêu gọi chấm dứt sử dụng vũ lực cưỡng chế đất

    Việt Hà, phóng viên RFA, Bangkok

    Vào sáng ngày 4 tháng 5, trang mạng bauxite Việt Nam đă cho đăng tải bản tuyên bố về việc cưỡng chế giải tỏa đất Văn Giang bằng vũ lực



    Đây được xem như sự lên tiếng của giới nhân sĩ trí thức Việt Nam phản đối hàng động dùng lực lượng vũ trang của chính quyền để cưỡng chế đất đai của người dân. Việt Hà từ Bangkok gửi về bài chi tiết sau đây:

    Vụ việc cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, tiếp tục gây bức xúc trong dư luận. Bằng chứng là vào sáng ngày 4 tháng 5, trang mạng Bauxite Việt Nam đă công bố bản tuyên bố phản đối vụ cưỡng chế với 125 chữ kư của những nhân sĩ trí thức trong và ngoài nước, bao gồm cả những đảng viên cộng sản kỳ cựu.


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 07-05-2012 at 03:22 AM.

  2. #202
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đối xử với người dân như đối với kẻ thù

    Bản tuyên bố viết ‘vụ cưỡng chế giải tỏa đất đai bằng vũ lực diễn ra sáng ngày 24 tháng 4 năm 2012 ở địa bàn huyện Văn Giang, Hưng Yên đang gây xúc động mạnh mẽ tất cả những người Việt Nam có lương tri, dấy lên nỗi lo lắng chưa từng có trong mọi người dân Việt biết suy tư về vận mệnh đất nước’.



    Môt người dân Văn Giang bị đánh tới tấp bởi công an và an ninh.

    Lên tiếng với đài Á châu Tự do, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, người phụ trách trang Bauxite Việt Nam nói về lư do các nhân sĩ trí thức Việt Nam đưa ra bản tuyên bố này như sau:

    GS. Nguyễn Huệ Chi: chúng tôi làm bản tuyên bố này v́ quá phẫn uất trước một hiện tượng một đội ngũ cơ quan chức năng vũ trang đến tận răng để đàn áp những người mà ḿnh coi là gốc là lực lượng cơ bản, đă đi đầu trong cuộc cách mạng và cuộc chiến tranh kéo dài nhằm giành lại độc lập cho tổ quốc. Bây giờ họ bị bỏ rơi một cách thê thảm và có thể nói là với sự đối xử bằng tất cả những thủ đoạn như là đối với kẻ thù th́ đó là tội ác trời không dung, đất không tha. V́ vậy lương tâm người trí thức, lương tâm những người dân là con người đă không thể chấp nhận được, huống chi đây là t́nh ruột thịt đồng bào.

    Bản tuyên bố của giới nhân sĩ trí thức kêu gọi chính quyền phải chính thức bày tỏ quan điểm trước toàn dân về việc sử dụng bạo lực để giải tỏa đất Văn Giang vào ngày 24 tháng 4 năm 2012 có vi phạm những quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam hay không.

    Giới nhân sĩ trí thức cũng kêu gọi các cơ quan quyền lực cao nhất ở Việt Nam phải công bố những người và cơ quan chính quyền địa phương hay trung ương chịu trách nhiệm và chủ trương thực hiện vụ cưỡng chế này, công khai xin lỗi và bồi thường cho những người dân bị đánh đập, bị thiệt hại về tài sản trong quá tŕnh cưỡng chế.

    Căn cứ trên thực tế những ǵ đă diễn ra tại Văn giang, giới nhân sĩ trí thức đưa ra hai yêu cầu với giới chức Việt Nam.

    Đó là sửa đổi luật đất đai để đảm bảo quyền lợi cho người dân, không được sử dụng lực lượng trị an của nhà nước trong các vụ cưỡng chế đất cho các dự án không phục vụ lợi ích thật sự của quốc gia, an ninh và quốc pḥng.





    Hàng ngàn công an và bộ đội trấn áp người dân các xã Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao huyện Văn Giang hôm 24/4/2012.


    C̣n tiếp...

  3. #203
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Kêu gọi tẩy chay khu đô thị Ecopark


    Đi xa hơn nữa, bản tuyên bố c̣n kêu gọi những nhà đầu tư tẩy chay khu đô thị Ecopark nếu doanh nghiệp chủ đầu tư Ecopark không thực hiện nghiêm chỉnh việc đền bù và xin lỗi người dân thỏa đáng.


    Nói về đề nghị tẩy chay Ecopark, giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho biết:

    GS. Nguyễn Huệ Chi: hy vọng những người có tiền mà có lương tri th́ điều ấy là nghịch lư v́ chính các nhà kinh điển đă nói là lăi độ 200% th́ dù treo cổ họ cũng làm, huống chi đây là đ̣i hỏi họ phải có lương tri th́ là cái mà họ không có. Cho nên ở đây hy vọng th́ ít nhưng đấy chính là phát đi một tiếng nói để cho thấy dù xă hội đang bị đồng tiền làm đảo điên th́ một số người tỉnh thức, sáng suốt và giữ t́nh yêu mặn mà với đồng bào ḿnh vẫn c̣n rất nhiều.

    Bản tuyên bố được hoàn tất để lấy chứ kư vào đúng ngày quốc tế lao động 1 tháng 5. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho biết đến tối ngày 3 tháng 5 đă có 250 chữ kư

    Bản tuyên bố được hoàn tất để lấy chứ kư vào đúng ngày quốc tế lao động 1 tháng 5. Giáo sư Nguyễn Huệ Chi cho biết đến tối ngày 3 tháng 5 đă có 250 chữ kư nhưng ban biên tập trang mạng Bauxite mới chỉ kịp cập nhật được 125 chữ kư đưa lên mạng.

    Vào sáng ngày 4/5, trang blog Nguyễn Xuân Diện cho biết người dân ba xă Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao thuộc huyện Văn giang đă đồng loạt kư tên vào bản tuyên bố này.

    Ngày 24 tháng 4 vừa qua, chính quyền tỉnh Hưng yên đă sử dụng hàng ngàn công an, bộ đội có trang bị lá chắn, súng để thực hiện cưỡng chế cánh đồng hơn 70 ha của người dân xă Xuân Quan.

    Đây là khu đất được chính quyền tỉnh Hưng Yên dùng cho dự án đô thị Ecopark rộng 500 ha trên địa bàn 3 xă Xuân Quan, Phụng Công và Cửu Cao. Dự án này đă được Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kư phê duyệt vào năm 2004. Tuy nhiên người dân địa phương không đồng ư giao đất cho chính quyền v́ lư do đền bù chưa thỏa đáng.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012072332.html

  4. #204
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Người dân lên tiếng về việc bị cưỡng chế


  5. #205
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nghi vấn về tính pháp lư trong dự án Ecopark

    RFA 8-5-12

    Việt Hà, phóng viên RFA, Bangkok

    Luật sư Trần Vũ Hải vừa gửi văn bản đề nghị văn pḥng chính phủ làm rơ tính xác thực của một số văn bản pháp lư liên quan đến dự án Ecopark tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

    Đề nghị này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi có một đơn tố giác về tính xác thực của người dân Văn Giang về các tài liệu liên quan. Việt Hà có bài tường tŕnh

    Hơn 10 ngày sau vụ cưỡng chế ồn ào của tỉnh Hưng Yên vào ngày 24 tháng 4 vừa qua, những người dân Văn Giang vẫn tiếp tục con đường đi t́m công lư để giữ lại đất ruộng của ḿnh, chống lại việc cưỡng chế và bàn giao đất cho chủ đầu tư dự án khu đô thị Ecopark.

    Tính xác thực của các văn bản?

    Vào ngày 8 tháng 5 năm 2012, luật sư Trần Vũ Hải, đại diện cho người dân Văn Giang đă gửi một thư đề nghị đến ông chủ nhiệm Văn pḥng Chính Phủ đề nghị làm rơ về tính xác thực của hai tài liệu có liên quan đến dự án này.

    Đó là quyết định số 303/QĐ-TTG ngày 30 tháng 3 năm 2004 và quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2004 của thủ tướng chính phủ. Trong đó quyết định 303 là về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất đai 5 năm từ 2001 đến 2005 của tỉnh Hưng Yên. Quyết định số 742 là về việc giao đất thực hiện xây dựng đường từ cầu Thanh Tŕ đi thị xă Hưng Yên.

    Trả lời đài Á châu tự do về lư do đưa ra thư đề nghị này, luật sư Trần Vũ Hải cho biết:

    “Tôi không quan điểm cho rằng nó là giả, có một số người nghi ngờ như vậy, nhưng tôi đề nghị văn pḥng làm rơ việc đó. Tôi muốn xác định rơ xem rằng người ban hành thẩm quyền này là theo yêu cầu của chính phủ hay do thủ tướng quyết.”

    Trong thư đề nghị của luật sư Trần Vũ Hải, những quyết định này, căn cứ theo pháp luật Việt Nam, cần phải được chính phủ thông qua trong cuộc họp chính phủ hoặc lấy ư kiến từng thành viên và phải được đa số tán thành. Sau đó thủ tướng chính phủ mới ban hành quyết định.

    Tuy nhiên, luật sư Trần Vũ Hải cho rằng giả thuyết chính phủ đă có cuộc họp thông qua là chưa rơ ràng. Ông giải thích

    “Giả thuyết cho rằng chính phủ đă thông qua tại cuộc họp 2 quyết định này là chưa xác thực. V́ trong căn cứ của quyết định của thủ tướng không thấy nói rơ là căn cứ theo nghị quyết nào hay cuộc họp nào của chính phủ.”

    Ngoài ra, luật sư Trần Vũ Hải cũng đặt một câu hỏi với văn pḥng chính phủ, tại sao các văn bản quy phạm pháp luật quan trọng như vậy lại không được đăng trên cổng thông tin điện tử của chính phủ và công báo theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Trước khi luật sư Trần Vũ Hải gửi bức thư đề nghị này đến văn pḥng chính phủ, vào ngày 5 tháng 5 năm 2012, người dân Văn Giang cũng đă gửi một đơn tố giác khác đến bộ Công An. Trong đơn tố giác, người dân Văn Giang nghi ngờ có dấu hiệu làm giả con dấu, tài liệu của chính phủ để cưỡng chế thu hồi đất giao cho dự án Ecopark.

    Hai tài liệu bị người dân nghi ngờ bao gồm quyết định 742 của thủ tướng do phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kư thay và văn bản số 1495/CP-NN ngày 31 tháng 10 năm 2003 của chính phủ về việc xin chủ trương sử dụng quỹ đất để tạo vốn xây dựng công tŕnh cơ sở hạ tầng tỉnh Hưng Yên. Riêng quyết định 742 không có dấu của chính phủ và cũng không có dấu giáp lai theo quy định của pháp luật.

    Yêu cầu giám định, trả lời

    Đây không phải là lần đầu tiên người dân Văn Giang làm đơn đề nghị văn pḥng chính phủ và bộ Công An làm rơ tính xác thực của các văn bản này.

    Theo đề nghị của người dân Văn Giang, vào ngày 19 tháng 10 năm 2009, văn pḥng chính phủ cung cấp cho người dân một bản sao của quyết định 742 có dấu xác nhận sao nguyên bản chính, mà theo đơn tố giác của người dân th́ hoàn toàn không đúng pháp luật.

    Một người dân Văn Giang cho chúng tôi biết: “Nhân dân chúng tôi đấu tranh măi th́ văn pḥng chính phủ cho chúng tôi một văn bản là sao nguyên bản chính chứ không phải sao y bản chính. So sánh kích thước là chênh lệch. Người dân chúng tôi không thể xác định được cái nào đúng, cái nào sai th́ chúng tôi đề nghị cơ quan pháp luật, và bộ công an giám định nhưng họ không trả lời đúng hay sai mà chỉ đưa con dấu mẫu của chính phủ, các cấp, mẫu dấu thế này, mà không nói đúng hay sai.“

    Luật sư Trần Vũ Hải cho biết đơn tố giác của người dân Văn Giang và thư đề nghị của ông không có liên quan:

    “Tố giác của người dân là chuyện của họ v́ họ nghi ngờ. Bản thân họ đă gửi đơn rồi mà chưa thấy trả lời bằng văn bản, th́ họ đề nghị cơ quan điều tra làm rơ, đó là việc của họ.

    C̣n chúng tôi với tư cách là luật sư chúng tôi khi xem xét vấn đề pháp lư, chúng tôi đề nghị người ở nguồn gốc trả lời. Chúng tôi hy vọng là họ sẽ tôn trọng chúng tôi và trả lời. C̣n nếu họ không trả lời th́ sẽ là điều đáng tiếc“.

    Luật sư Trân Vũ Hải đề nghị văn pḥng chính phủ trả lời thắc mắc trước ngày 15 tháng 5 năm 2012. Trường hợp văn pḥng chính phủ không thể trả lời theo thời gian đề nghị, luật sư sẽ thực hiện các bước t́m hiểu tiếp theo. Ông giải thích:

    “Nếu sau ngày 15 mà không trả lời th́ chúng tôi sẽ có quan điểm cho rằng văn pḥng chính phủ không trả lời được có nghĩa là có khả năng không có văn bản này, không có cuộc họp này và việc đăng công báo cũng không có lư do. Trong trường hợp này chúng tôi sẽ trao đổi với Bộ tư pháp, quốc hội và một số chuyên gia pháp lư có uy tín để làm rơ vấn đề pháp lư của các tài liệu này.”


    Đối với người dân Văn Giang, việc đề nghị các cơ quan chính phủ điều tra tính xác thực của các văn bản này là hết sức quan trọng trong con đường đi t́m công lư đ̣i quyền lợi đất đai của họ từ nhiều năm nay. Một người dân Văn Giang cho biết:
    “Cụ Hồ nói là nghề nông phải có ruộng, có trâu, và có cày cuốc. Người nông mà không có ruộng đất th́ sống bằng ǵ. Hy vọng của nhân dân chúng tôi 3 xă nói riêng và và toàn nước nói chung là người nông dân phải có ruộng đất và công cụ sản xuất th́ mới bảo tồn được ṇi giống và con người”.

    Dự án khu đô thị Ecopark được phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kư phê duyệt vào năm 2004. Đây là dự án do công ty Việt Hưng là chủ đầu tư trên diện tích 500 ha đất của 3 xă Xuân Quan, Phụng Công và Cửu cao thuộc huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

    Người dân ba xă không nhất trí mức đền bù quá thấp mà chính quyền và chủ đầu tư đưa ra v́ vậy quyết tâm không giao đất. Chính quyền đă thực hiện cưỡng chế hai lần vào tháng 1 năm 2009 và lần gần đây nhất là ngày 24 tháng 4 năm 2012.

    http://chauxuannguyen.wordpress.com/...du-an-ecopark/

  6. #206
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Quốc hội sẽ không bàn vụ Văn Giang?

    Nguyễn Hùng

    bbcvietnamese.com



    Quốc hội Việt Nam gần như chắc chắn sẽ không đưa cuộc cưỡng chế đất đai gây tranh căi ở Văn Giang vào nghị tŕnh làm việc chính thức của kỳ họp kéo dài một tháng bắt đầu từ 21/5.

    Tuy nhiên đại biểu Dương Trung Quốc nói có thể sẽ có đại biểu quốc hội chất vấn về vụ cưỡng chế này khi bàn về Luật Đất đai nói chung.

    "Điều này [chất vấn về Văn Giang] tùy vào các đại biểu. Nhưng muốn chất vấn phải nắm thật sát t́nh h́nh thực tế," ông Quốc nói.

    Bản thân đại biểu Đồng Nai này nói ông cũng chưa có các "số liệu, dữ liệu" đầy đủ về cuộc cưỡng chế với sự tham gia của hàng ngàn nhân viên công lực để thu hồi gần sáu ha đất của hơn 160 hộ dân tại huyện Văn Giang thuộc tỉnh Hưng Yên.

    Mặc dù vậy ông nói cách ứng xử của chính quyền trong vụ Văn Giang đă "tạo ra xung đột không đáng có" và ông cho rằng đây là điều "rất đáng tiếc".

    Ông cũng nói thêm chương tŕnh làm việc của Quốc hội đă được "xây dựng từ trước" và ông không thấy chuyện Văn Giang hay Tiên Lăng được đưa vào nghị tŕnh.

    Sau một thời gian dài yên lặng, báo chí trong nước mấy ngày gần đây bắt đầu đề cập tới vụ hai phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam bị 'hành hung' khi có mặt tại Văn Giang vào hôm cưỡng chế 24/4.

    Một số video được đưa lên mạng cho thấy cảnh hai người, nay được xác định là các phóng viên của Đài Tiếng nói Việt Nam, bị khoảng 10 công an và dân pḥng đánh hội đồng bằng dùi cui, gậy gộc và tay chân.

    Trong một cảnh quay, một trong hai người gục xuống v́ bị đánh liên tục sau khi một cảnh sát mở màn bằng việc vụt dùi cui vào đầu ông này.

    Ngoài vụ xảy ra với hai phóng viên, một số người dân Văn Giang cũng cáo buộc chính quyền nặng tay với họ.

    'Vô lư kiểu khác'

    Đài BBC đă liên hệ với ông Doăn Thế Cường thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên để hỏi về các cáo buộc hành hung của hai nhà báo và của người dân Văn Giang nhưng vị đại biểu này từ chối trả lời, dù về lư thuyết ông là đại diện của người dân.

    Có vẻ đây là sự lặp lại của những ǵ xảy ra ở Tiên Lãng khi dân biểu không có ư kiến ǵ công khai về việc quyền lợi của người dân bị xâm phạm.


    Giáo sư Thuyết nói cần chú ư hơn tới việc ổn định cuộc sống cho những người dân mất đất
    Đại biểu Quốc hội nổi tiếng với những cách đặt vấn đề gây nóng nghị trường của khóa XII, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nói đây là điều "rất là kỳ" và nói thêm:

    "Trong những trường hợp ấy th́ các đại biểu Quốc hội chưa thực hiện được đúng cái nhiệm vụ của ḿnh là người đại biểu cho người dân. Tôi cho rằng đại biểu hoàn toàn có thể thực hiện cái này trong khuôn khổ của pháp luật VN.

    "Đại biểu có thể đến gặp người dân, lấy nguyện vọng của người dân để trao đổi với chính quyền. Và đại biểu cũng phải lên tiếng ở trong những trường hợp mà quyền tự do dân chủ của người dân bị xâm phạm một cách quá đáng.

    "Trong trường hợp mà lực lượng cưỡng chế hành hung người dân th́ các đại biểu phải lên tiếng chứ. Tôi cũng không biết sau đây khi đại biểu gặp cử tri th́ sẽ nói năng với cử tri như thế nào."

    Cựu đại biểu QH Nguyễn Minh Thuyết cũng nói vụ Văn Giang khác với Tiên Lăng v́ việc thu hồi đất ở Văn Giang dựa vào quyết định thu hồi đất của Thủ tướng Chính Phủ.

    Ông nói: "Tiên Lăng vô lư hơn v́ người ta đang sử dụng đất và anh cũng không có dự án ǵ mà anh lại thu hồi đất của người ta.

    "Chỗ này [Văn Giang] th́ nó lại vô lư theo kiểu khác.

    "Nhưng cái quan trọng nhất là ḿnh không thể cư xử với dân như thế được."

    C̣n tiếp...

  7. #207
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Phương tiện sinh sống'

    Ông Thuyết nói Quốc hội sẽ bàn tới vấn đề sửa đổi Hiến pháp và sửa đổi Luật Đất đai trong kỳ họp tới và việc thi hành luật đất đai từ trước cho tới nay cũng như trong tương lai.

    Vị giáo sư nói các vấn đề cần bàn là sự thừa nhận quyền tư hữu đất đai, vấn đề thu hồi đất, sắp xếp lại đời sống của người dân mất đất, giá cả đền bù và cách thu hồi đất.

    Riêng về vụ cưỡng chế ở Văn Giang, Giáo sư Thuyết nói:

    "Tôi nghĩ về vụ Văn Giang th́ bây giờ cũng đă có nhiều ư kiến rồi.

    "Vấn đề gốc của mọi vấn đề là khi thu hồi đất của người nông dân th́ phải sắp xếp cái đời sống của người nông dân như thế nào, phải giải quyết hài ḥa mối quan hệ giữa nhà nước, doanh nghiệp, với người dân như thế nào.

    "V́ bây giờ ḿnh thu hồi đất của người dân th́ người dân không c̣n phương tiện sinh sống th́ người ta làm cái ǵ để sinh sống. Th́ chắc chắn phải có một phương án.

    "Mà tôi được biết là đồng bào Văn Giang người ta cũng đề nghị rồi. Tức là có thể thu hồi đất nhưng để người ta giữ lại những mảnh đất của người ta ở khu làng sinh thái để người ta trồng cây cảnh, người ta kinh doanh. Có thể nói là người ta trồng cây cảnh th́ cũng phù hợp với việc phát triển khu đô thị sinh thái."

    'Không chấp nhận được'

    Ông Thuyết nói việc mất đất sẽ ảnh hưởng lớn tới đời sống của người nông dân và cũng đặt câu hỏi về giá đền bù đất đai cho người dân Văn Giang:


    "Ở Văn Giang th́ đền bù cho người dân chỉ là 100.000 đồng Việt Nam một m2 đất thôi, tính theo thời giá bây giờ chỉ được khoảng hai hay ba bát phở một m2 đất."

    Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết
    "Nếu người dân chỉ cần mấy sào đất thôi th́ người ta có thể sống đến đời cháu, đời chắt, đời chút, đời chít.

    "Thế nhưng bây giờ ḿnh có trả cho người ta món tiền lớn đến đâu th́ miệng ăn núi nở, trước sau nó cũng ảnh hưởng tới đời sống của người dân rất nghiêm trọng, tăng thêm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thêm tỷ lệ người nghèo và tạo thành những bức xúc xă hội không đáng có.

    "Thế c̣n ở Văn Giang th́ đền bù cho người dân chỉ là 100.000 đồng Việt Nam một m2 đất thôi, tính theo thời giá bây giờ chỉ được khoảng hai hay ba bát phở một m2 đất, không thể nào rẻ như thế được.

    "Vấn đề thứ hai phải đặt ra là cách thu hồi đất như thế nào, trong trường hợp nào th́ nhà nước đứng ra thu hồi đất, trong trường hợp nào th́ doanh nghiệp phải thương lượng với người dân, trả cho người ta một cái giá hợp lư, sắp xếp cuộc sống của người ta hợp lư để có thể thu hồi đất để phát triển khu công nghiệp hay để làm các khu đô thị."

    Cựu dân biểu cũng tỏ ư không đồng t́nh với cách hành xử của chính quyền hôm 24/4 ở Văn Giang và cho rằng các đại biểu quốc hội cần nêu vấn đề này trong kỳ họp tới:

    "...Trong trường hợp phải thu hồi đất th́ nhà nước phải làm thế nào để h́nh ảnh nhà nước không xấu đi trong con mắt người dân và quốc tế.

    "Bởi v́ chỉ để thu hồi hơn 5 ha đất ǵ đó thôi mà phải huy động cả lực lượng công an dân pḥng hoành tráng như thế, rồi th́ trang thiết bị gồm cả dùi cui, khiên, quả nổ như thời chiến tranh như thế.

    "Rồi có cả trường hợp đánh đập người dân, đánh đập các nhà báo ở đấy, đó là điều không thể chấp nhận được.

    "Việc này theo tôi các đại biểu là đại diện của người dân cần đưa vấn đề này ra quốc hội bàn bạc để có thể điều chỉnh chính sách cần thiết."


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...rliament.shtml

  8. #208
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Thư ngỏ của nhà báo Tống Văn Công gửi Quốc hội: Bốn điều bức xúc từ Văn Giang

    Posted by basamnews on 11/05/2012Boxitvn.net

    Kính gửi Quốc hội khóa X... , kỳ họp thứ 3

    Ngày 5-5- 2012, tại cuộc họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ có báo cáo riêng gửi đại biểu Quốc hội “việc xử lư, giải quyêt vụ việc ông Đoàn văn Vươn (huyện Tiên Lăng, Hải Pḥng) v́ đây là việc nhận được sự quan tâm rất lớn của xă hội và gây nhiều bức xúc trong thời gian qua”.

    Thiết nghĩ, Quốc hội cần quan tâm hơn đối với vụ cưỡng chế ở Văn Giang ngày 24-4, v́ vụ này gây bức xúc đối với người Việt trong và ngoài nước vô cùng nghiêm trọng.

    Bởi v́, theo ông Nguyễn Khắc Hào, Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên báo cáo với Thủ tướng trong hội nghị trực tuyến: “Đây là một trong số ít các vụ khiếu kiện đông người điển h́nh”, “Có sự móc nối chặt chẽ giữa các phần tử chống đối trong và ngoài nước”, “Có dàn dựng lên các video clip giả để vu khống bôi nhọ chính quyền”.

    Tuy nhiên, Tuyên bố của các trí thức tiêu biểu của đất nước cho rằng, vụ cưỡng chế giải tỏa đất đai bẵng vũ lực ở Văn Giang “đang gây xúc động mạnh mẽ tất cả người Việt Nam có lương tri, dấy lên nỗi lo lắng chưa từng có trong mọi người dân Việt biết ưu tư về vận mệnh đất nước”.

    Chỉ trong vài ngày có hàng ngàn người hưởng ứng xin kư tên, đặt biệt là bà con nông dân Văn Giang đă vượt qua nỗi sợ hăi. Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội đă viết những câu thơ thâm ưu:

    “Người thắng trận này không phải nhân dân.

    Dân là vậy,

    Chỉ thắng trong trận cuối.

    Nhưng chính quyền nhân dân thất bại,

    Khi tấn công những người ḿnh nhân danh”.

    Kính thưa Quốc hội, một sự kiện ở tầm vận mệnh đất nước như thế, rất mong phải được kỳ họp này quan tâm mổ xẻ, đem lại hi vọng và niềm tin cho đồng bào, đặc biệt là bà con nông dân đă bị quá nhiều thua thiệt bất công!

    C̣n tiếp..

  9. #209
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Từ các ư kiến tâm huyết, xin kính gửi tới Quốc hội bốn điều bức xúc từ Văn Giang:

    I – LUẬT ĐẤT ĐAI SỬA ĐỔI NHẰM ĐÁP ỨNG “NHÓM LỢI ÍCH”?

    Kể từ năm 1993, Luật Đất đai được sửa đổi 5 lần. Các điêù khoản thu hồi đất được quy định chặt chẽ ở luật 1993 đă trở nên rắc rối ở Luật 2003.

    Điều 27, Luật Đất đai 1993 quy định:”Trong trường hợp thật cần thiết, Nhà nước thu hồi đất đang sử dụng của người sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc pḥng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng th́ người bị thu hồi đất được đền bù thiệt hại”.

    Luật đất đai 2003, tuy rằng ở Điều 40 quy định trong trường hợp “Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế “, Th́ “nhà đầu tư được nhận chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của các tổ chức kinh tế, hộ gia đ́nh, cá nhân mà không phải thực hiện thủ tục thu hồi đất”.

    Nhưng, tại Điều 39, các công tŕnh đầu tư có “mục đích quốc pḥng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng” chỉ được định nghĩa là “những dự án đầu tư có nhu cầu sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”. Điều này đă biến “lợi ích của nhà đầu tư” thành “lợi ích quốc gia”.

    Theo Luật sửa đổi này, Dự án Ecopark ở Văn Giang đă được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, do vậy nó là “lợi ích quốc gia”. Đó chính là căn cứ để giáo sư Đặng Hùng Vơ trả lời đài BBC rằng “Quyết định thu hồi đất ở Văn Giang là đúng Luật.

    Từ khi Luật đất đai sửa đổi 2003 đă có hàng ngàn vụ khiếu nại tố cáo. Khiếu nại ,tố cáo về đất đai chiếm 70% số khiếu nại, tố cáo. Điều đó chứng tỏ Luật sửa đổi này không hợp ḷng dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói:”Nghị quyết ǵ mà dân chúng cho là không hợp th́ để họ đề nghị sửa chữa”. V́ không chịu nghe khiếu nại tố cáo của dân chúng cho nên đă xảy ra vụ Đoàn văn Vươn, Văn Giang và nếu không kịp thời sửa đổi th́ chắc chắn sẽ c̣n xảy ra nhiều vụ khác ngày càng nghiêm trọng hơn!

    Tại Hội nghị Trung ương 3, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói:”Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tư phải có tầm nh́n xa, không bị tư duy nhiệm kỳ, tư tưởng cục bộ, thành tích, chủ quan duy ư chí, hay nhóm lợi ích chi phối”. Luật Đất đai sửa đổi 2003 quả là minh họa cho cái sự thật mà Tổng bí thư cảnh báo: Bị nhóm lợi ích chi phối!

    Quốc hội bằng quyền lực nhà nước cao nhất cần có biện pháp khẩn cấp ngăn chặn tai họa

    khủng khiếp đối với giai cấp nông dân, cũng là tai họa đối với đất nước. Sự nghiệp đổi mới đă trả lại quyền sở hữu cho các thành phần xă hội, kể cả nhà tư sản; chỉ riêng nông dân vẫn không có quyền sở hữu ngay trên mảnh đất thừa kế của cha ông ḿnh đă đổ mồ hôi, xương máu. Xin Quốc hội xây dựng Luật đất đai mới, trả lại sự công bằng cho giai cấp nông dân, vốn là đội quân chủ lực của cách mạng dân tộc dân


    C̣n tiếp.,.

  10. #210
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    II – 1000 CÔNG AN ĐÁNH ĐẬP 200 NÔNG DÂN, CÓ NGƯỜI GIÀ VÀ PHỤ NỮ.

    Nhiều đảng viên, nhà báo kể lại vụ cưỡng chế:

    Một bên, khoảng 1000 ( UBND Hưng Yên đă xác nhận 1000, nhưng nhiều nguồn tin cho là hơn 2000 ) công an cảnh sát cơ động, mặc áo chống đạn, có khiên che, có súng, lựu đạn, dùi cui.

    Một bên là khoảng 200 nông dân, nhiều người già, phụ nữ tay cầm gậy gộc, gạch vỡ, chai xăng.

    7 giờ 30, công an rầm rập xáp tới. Sau khi tung 2 quả lựu đạn, khói mù trời, hằng ngàn dùi quật tới tấp vào những người nông dân khóc la chửi bới, chống cự một cách tuyệt vọng và bỏ chạy!

    Thưa Quốc hội,

    “Người cày có ruộng!” Giai cấp nông dân trở thành quân chủ lực cách mạng là v́ tin theo khẩu hiệu đó của Đảng. Nay bỗng dưng họ bị cưỡng chế tàn bạo ngay trên mảnh ruộng của cha ông ḿnh để lại!

    Từ một đứa con nông dân đă có 10 năm mặc áo lính, tôi không khỏi đau ḷng khi nh́n thấy hàng ngàn cảnh sát nện dùi cui lên lên đầu bà con Văn Giang. Tôi thấy như chính ḿnh là kẻ phản bội các cha, các mẹ chiến sĩ đă cưu mang ḿnh và đồng đội trong suốt những năm kháng chiến gian khổ!

    Luật đất đai sửa đổi 2003 đă biến bộ máy công quyền thành người làm thuê cho các nhà đầu tư, tức những “đại gia”. Từ khi có Luật này các đại gia không cần trực tiếp thương lượng với nông dân mà chính quyền địa phương đă phục vụ cho họ đạt được giá đền bù rẻ mạt:

    Nhà đầu tư dự án này đang rao bán “giá căn hộ trên dưới 20 triệu đồng/ m2, giá biệt thự và nhà phố trên dưới 45 triệu đồng/ m2, đă bao gồm phần xây thô”. Trong khi giá đền bù là 135.000 đồng/m2, nếu đến nhận tiền sớm th́ được nhà đầu tư thưởng thêm cho 35000 đồng/ m2.

    Báo Nông Thôn Ngày Nay có bài viết gọi đây là “Cánh Đồng Vàng đă mất”.Dự án này xâm phạm quyết định giữ 3,8 triệu ha đất nông nghiệp của Chính phủ,nhưng đây chỉ nói về việc nó gây thiệt hai to lớn cho bà con nông dân, v́ không được đền bù đúng mức,và v́ vậy rồi đây họ sẽ phải lâm vào cảnh khốn cùng. Nhiều năm nay, bà con vùng này chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây cảnh, mỗi sào b́nh quân thu hoạch từ 50 đến 70 triệu đồng/năm. Với số tiền đền bù ít ỏi như trên, họ làm sao để có số thu nhập ấy?

    Nguyên phó Thủ tướng phụ trách nông nghiệp Nguyễn Ngọc Tŕu nhận định khái quát về đền bù giải tỏa:”Khi trong này khai trương công tŕnh th́ bên ngoài dân khiếu kiện biểu t́nh. V́ giá đền bù cho dân là 1, khi đem lô đất đó ra bán th́ giá gấp 15 lần.” Như vậy Luật đất đai sửa đổi 2003 đă tạo môi trường tốt cho tham nhũng, bởi các nhà đầu tư sẵn sàng trả giá cao cho nhà chức trách ra quyết định cưỡng chế “hỗ trợ thi công”. Đây là vấn đề thuộc nội dung của Nghị quyết TƯ. 4 phải giải quyết.

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói:”Dân sai th́ phải thuyết phục”. Đúng vậy! Trong vụ Văn Giang chưa thể nói dân sai, nhưng việc dùng 1000 cảnh sát để cưỡng chế dân là trái với ư kiến Thủ tướng. Nhiều người coi đây là một vết nhơ không thể gột rửa trong lịch sử!

    Bằng quyền lực cao nhất xin Quốc hội mau chóng nghiêm cấm h́nh thức phản nhân dân này!

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 76
    Last Post: 29-03-2015, 11:56 AM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. THƯ MỜI THAM DỰ LỄ TƯỞNG NIỆM NHỊ VỊ TRƯNG NỮ VƯƠNG.
    By NguyễnQuân in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 0
    Last Post: 06-03-2011, 10:33 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 29-01-2011, 04:35 PM
  5. CHIẾN DỊCH TRUYỄN THÔNG THEO CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
    By NguyễnQuân in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 13-10-2010, 01:20 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •