Page 21 of 42 FirstFirst ... 1117181920212223242531 ... LastLast
Results 201 to 210 of 412

Thread: Tường thuật OLYMPIC 2012 tại LONDON

  1. #201
    Member
    Join Date
    23-05-2012
    Posts
    88
    Tôi th́ rất khinh khi bọn "tránh vô quốc tịch" của bổn xứ ... gọi là "nuôi ông tay áo, ăn cơm đá bát" hay người VNTNCS thường gọi là "ăn cơm QG thờ ma CS" ... tựa như vậy!
    Lư do chính không phải v́ họ ham ǵ đi bầu kiểu Dân chủ hay được xin vào chức công chức nọ kia mà ... ấy chính là tránh đóng thuế cho nước đă nuôi dưỡng, bảo vệ, rèn luyện, và có công ăn việc làm .

    Maria Sharapova có chân dài như Siberia tôi vẫn không ái mộ mà chỉ hả hê khi em này đánh đâu thua đó !

    Ngày xưa th́ có những người Mỹ "từ bỏ Quốc tịch" chạy qua Canada, Anh để trốn quân dịch (bỏ chạy để người khác làm nghĩa vụ cho ḿnh) v́ sợ đi VN
    ... ngày nay th́ có những người Mỹ "từ bỏ Quốc tịch" v́ làm ra tiền nhiều qúa nên "trốn thuế" bằng cách xin vào quốc tịch Monaco, Bahama, vv...
    Ví dụ như vài tháng trước đây là anh chàng co-founder của Facebook tuyên bố "từ bỏ Quốc tịch Mỹ" chỉ vài hôm trước khi Facebook go public. Xấu qúa !

    Mượn câu xâm ḿnh của em Silver Medalist Gymnast Đức Marcel Nguyen:
    “Đau đớn chỉ nhất thời, Tự hào là vĩnh viễn.”
    ... mà nghĩ thế này:
    “Làm tiền chỉ nhất thời, Danh dự là vĩnh viễn.”
    ...

    C̣n về Huy chương Vàng và tổng số th́ bảo đảm Mỹ sẽ bỏ Tàu xa v́ các bộ môn đ́ền kinh chỉ mới mở màn thôi đấy. Mỹ sẽ hốt rất nhiều các môn này .

  2. #202
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    Boxing Hoa Hỳ đi về đâu?

    Nguyễn Khanh viết từ Luân Đôn
    2012-08-04

    Tất cả 18,000 khán giả có mặt ở sân vận động đều đứng lên reo ḥ trước chiến thắng của vơ sĩ Freddie Evans sau trận so găng.


    Vơ sĩ quyền anh Mỹ Joseph Diaz Jr (trái) thua tay đấm Cuba Lazaro Alvarez Estrada (phải) trong trận ṿng thứ hai Bantamweight (56kg) tại Olympics 2012, ExCel Arena, London ngày 1/8/2012.

    Đối thủ của anh là Egidigus Kavaliauskas của Lithuania, từng có thời được xem là tay đấm tương lai của Âu Châu. Dường như không ai ngờ ở ṿng thứ 3 của cuộc tranh tài tại Olympic London 2012, chàng vơ sĩ 21 tuổi của nước chủ nhà chân nhảy nhanh như chân sáo, tay tung hoành ngang dọc khắp nơi.

    Kết quả: anh ghi được 8 điểm trong khi đối phương chỉ giành được 1 điểm an ủi.

    Chiến thắng của Freddie Evans giúp nước chủ nhà thêm tin tưởng vào tương lai của một trong những môn thể thao truyền thống của Anh Quốc: tổng cộng có 6 tay đấm Anh vào đến tứ kết, và đây là lần đầu tiên đoàn vơ sĩ Anh làm chủ sàn đấm ở cuộc tranh tài diễn ra ngay ở sân nhà.

    Trong hàng ngũ khán giả có cả dàn huấn luyện viên Hoa Kỳ chăm chú ngồi xem các trận đấm, không ai bảo ai tất cả đều thắc mắc không hiểu tại sao Anh Quốc thành công trong khi Hoa Kỳ lại thất bại quá nặng nề?

    Có gần một chục vơ sĩ lên đường đi London, tới nay đă tới hơn 3 phần 4 bị loại, trong đó hơn một nửa bị đối thủ đánh gục ngay từ ṿng so găng đầu tiên.

    Từng có lúc boxing được xem là một trong những “mỏ vàng” của nước Mỹ. Trong khoảng thời gian từ 1968 cho đến 2000, các vơ sĩ quyền Anh của Hoa Kỳ chiếm tổng cộng 50 chiếc huy chương đủ loại, trong đó có 19 huy chương vàng.

    Sàn đấm Olympic cũng là nơi khởi đầu cho bước đường danh vọng của nhiều vơ sĩ Mỹ, những tên tuổi như Mohammad Ali, Joe Frazier, George Foreman, Sugar Ray Leonard, Holyfield, Oscar de la Hoya, Mayweather… mà những người say mê môn thể thao này “bắt buộc” phải biết đến.

    Thời vàng son đó đă qua! Tại sao?

    “Tôi nghĩ nước Mỹ bây giờ không có huấn luyện viên,” ông nhà báo Marco của đài truyền h́nh thể thao Telemundo trả lời. Hănh diện là người “theo sát môn boxing hơn các nhà báo khác”, ông Marcos tin rằng “làng đấm Mỹ sẽ tiếp tục xuống dốc cho tới khi nào t́m được một huấn luyện viên sẵn sàng sống chết với các vơ sĩ trẻ tuổi, hướng dẫn họ trước và sau khi tranh tài thế vận hội”.

    Câu nói đó dẫn mọi người về với quá khứ. Cách đây chỉ chừng 2 thập niên, làng đấm tài tử của quốc gia được hướng dẫn bởi những ông huấn luyện viên hết ḷng với giới trẻ, chẳng hạn như ông Pat Nappi bỏ hẳn thời gian gần 20 năm để huấn luyện cho những tay đấm được chọn trong danh sách “có triển vọng”, và đi với họ trong một quăng thời gian thật dài, nh́n thấy những cậu học tṛ vơ sĩ của ông tiến từng bước một: khởi đầu từ những ḷ vơ địa phương, sau đó được ông nhận huấn luyện để dự tranh giải quốc gia, lấy được vé dự Olympic và cuối cùng trở thành những vơ sĩ nhà nghề. Trong số những học tṛ thành danh của ông có vơ sĩ Michael Spinks, chiếm huy chương vàng thế vận hội và chiếm cả đai vô địch hạng nặng WBA.


    Nhưng trong khoảng thời gian gần 10 năm vừa qua, hầu như không c̣n người để ư đến môn boxing nữa.

    Trên vơ đài nhà nghề chẳng có vơ sĩ Hoa Kỳ nào nổi tiếng, ở sàn đấm Olympic cũng chẳng có vơ sĩ Mỹ nào nổi bật. Ngay chính anh Jamel Herring, thủ quân của đội vơ sĩ quyền Anh Mỹ dự Olympic London 2012 cũng phải than thở với báo chí: “từ năm 2001 đến giờ chúng ta không có chương tŕnh đào tạo tốt, v́ thế làng đấm của Mỹ cứ xuống dốc, tạo cơ hội cho những tay đấm của nước khác tiến lên”.

    Bằng chứng được anh Herring đưa ra: “trước đây người ta c̣n chú ư đến những vơ sĩ trẻ thắng giải Golden Gloves, xem đó là tương lai của boxing Mỹ nhưng bây giờ chẳng ai để ư đến giải này nữa, v́ thế chúng ta khó có thể tiến xa như đă từng tiến”.

    Không chỉ chẳng thèm để ư đến những tay đấm trẻ, Liên Đoàn Quyền Anh Hoa Kỳ (USA Boxing) c̣n không t́m được những huấn luyện viên vừa ư hay t́m được người đồng ư ở lại làm việc dài hạn. Một bài báo của tờ The New York Times cho biết trung b́nh các ông huấn luyện viên boxing “chỉ làm việc với Liên Đoàn chừng một tháng là họ hoặc bị đuổi hoặc xin nghỉ việc”.

    Những viên chức điều hành Liên Đoàn nói “phải sa thải các huấn luyện viên v́ họ không có tầm nh́n chiến lược”, các huấn luyện viên bị nghỉ việc trả lời: “chúng tôi không thể làm việc trong những điều kiện thiếu thốn, nhất là khi chính Liên Đoàn không thật sự quan tâm đến việc đào tạo các tay đấm trẻ, sẵn sàng đưa những tay đấm thiếu kinh nghiệm ra nước ngoài tranh tài”.

    Không biết Liên Đoàn USA Boxing đúng hay các huấn luyện viên đúng, chỉ thấy các tay đấm Hoa Kỳ lần lượt rơi đài ở London 2012. Khi tất cả các ngọn đèn ở vận động trường đều tắt vào tối thứ Sáu, chỉ c̣n có mỗi ḿnh vơ sĩ Rau’ Shee Warren c̣n sót lại trong danh sách các vơ sĩ vào đến bán kết. Nếu anh này không thành công ở trận so găng vào cuối tuần này th́ đây là lần đầu tiên đoàn vơ sĩ quyền Anh đại diện cho Hoa Kỳ không chiếm được một huy chương nào ở cuộc tranh tài thế vận hội.

    Giả sử Rau’ Shee Warren có chiếm được huy chương vàng đi chăng nữa th́ cũng phải nh́n nhận boxing ở Hoa Kỳ đang đứng trên bờ vực thẳm. Đă tới lúc phải nh́n vào thực tế, đừng mơ tưởng sẽ thấy lại h́nh ảnh của Sugar Ray Seales ở Munich, thấy lại nụ cười của Sugar Ray Leonard và Howard Davis ở Montreal, cũng đừng mong sẽ thấy lại những vơ sĩ tài ba như Roy Jones hay Pernell Whitaker ở Olympic Hán Thành, cũng đừng vội nghĩ đến cảnh sẽ có một vơ sĩ Hoa Kỳ nhảy múa trên đài như Oscar de la Hoya khi vào chung kết ở Olympic Barcelona.

    Tất cả đều là chuyện quá khứ! Đă tới lúc phải nói rằng boxing Hoa Kỳ được xây dựng bằng một quá khứ thật huy hoàng và bằng một tương lai không sáng sủa.


    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012094946.html

  3. #203
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642

    An ninh tại Olympic London 2012

    Vấn đề an ninh tại Olympic 2012. Nguyễn Khanh tường tŕnh từ London.



  4. #204
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Quote Originally Posted by Bui Lan Chi View Post
    Tôi th́ rất khinh khi bọn "tránh vô quốc tịch" của bổn xứ ... gọi là "nuôi ông tay áo, ăn cơm đá bát" hay người VNTNCS thường gọi là "ăn cơm QG thờ ma CS" ... tựa như vậy!
    Lư do chính không phải v́ họ ham ǵ đi bầu kiểu Dân chủ hay được xin vào chức công chức nọ kia mà ... ấy chính là tránh đóng thuế cho nước đă nuôi dưỡng, bảo vệ, rèn luyện, và có công ăn việc làm .
    ...
    Em nghĩ chỗ ở nào chính th́ người dân phải đóng thuế nơi đó. Bởi vậy nên bên Âu châu nhất là các thể tháo gia hay lấy chỗ ở chính ở Monaco để đỡ đóng thuế. Đây là nhóm tị nạn kinh tế thứ thiệt. Vậy mà họ vẫn sống mạnh nhờ tiền quảng cáo.

  5. #205
    Member Truc Vo's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    907

    Phelps đoạt HCV Olympic cuối cùng ở nội dung 4x100m tiếp sức hỗn hợp

    Hôm nay, 4/8/2012, Michael Phelps đă đoạt huy chương vàng Olympic cuối cùng trong sự nghiệp bơi lội của anh. Giá vé chợ đen xem tại chổ cuộc đua này lên đến 10000 (mười ngàn) dollars!
    Đội Mỹ (Michael Phelps, Matt Grevers, Brendan Hansen và Nathan Adrian) với thành tích 3:29.35, huy chương vàng.
    Đội Nhật với thành tích 3:31.26, huy chương bạc.
    Đội Úc với thành tích 3:31.58, huy chương đồng.
    Đến nay Phelps đă đoạt 4 huy chương vàng và 2 huy chương bạc ở London 2012 và trong lịch sử Olympic, Phelps đă đoạt kỷ lục 22 huy chương (18 HCV, 2 HCB và 2 HCĐ), so với nữ lực sĩ thể dục dụng cụ nổi tiếng của Liên Xô (cũ) Larisa Latynina với 18 huy chương (9 HCV, 5 HCB và 4 HCĐ).
    Với kỷ lục 22 huy chương Olympic hy vọng là trong … 100 năm tới may ra mới có lực sĩ phá được kỷ lục này của Michael Phelps!

    Nguồn:
    http://sports.yahoo.com/news/olympic...elay-team.html
    Vé xem Phelps đấu lần cuối giá 10.000 USD:
    http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc...d-1801678.html
    Last edited by Truc Vo; 05-08-2012 at 06:54 AM.

  6. #206

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447

    Serena đoạt huy chương vàng.

    Serena Williams đă hạ Maria Sharapova(Nga) hôm nay trong giải tennis với tỷ số 6-0, 6-1 một cách dễ dàng ngoài mong đợi. Maria đă thua một cách thảm hại. Chia buồn với bác Dean Nguyen nha. Nước Mỹ lại ghi thêm một huy chương vàng.

    http://online.wsj.com/article/SB1000...LEFTTopStories

  7. #207
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642

    Luân Đôn 2012 : Nữ vận động viên Ả Rập Xê Út đầu tiên

    Tác Giả: Thanh Phương

    Thứ Bảy, 04 Tháng 8 Năm 2012 20:38

    Đoàn Ả Rập Xê Út đă đ̣i là các nữ vận động viên của họ khi thi đấu phải được đội khăn trùm đầu




    Nữ vận động viên Judo Ả Rập Xê Út Wojdan Shaherkani (phải)


    Tại Thế vận hội Luân Đôn hôm nay 03/08/2012, nếu có một nhân vật nữ nào đáng chú ư nhất, th́ đó chính là Wodjan Ali Seraj Abdulrahim Shaherkani.

    Không chỉ v́ cô là nữ vận động viên đầu tiên của Ả Rập Xê Út tham gia thế vận hội, mà c̣n là v́ nữ vơ sĩ nhu đạo này đă ra thi đấu với khăn trùm đầu - trông giống mũ bơi hơn là khăn choảng Hồi giáo-

    Cô gái Ả Rập Xê Út 16 tuổi đă bị đối thủ Porto Rica Melissa Mojica hạ đo ván chỉ trong ṿng 88 giây, nhưng cô đă rời sàn đấu trong tiếng vỗ tay của khán giả, trước khi bật khóc trong ṿng tay của bố.

    Sau trận đấu, Shaherkani cám ơn các ủng hộ viên, nói rằng cô rất vinh dự được tham gia Thế vận hội và sẽ tiếp tục tập nhu đạo

    Đoàn Ả Rập Xê Út đă đ̣i là các nữ vận động viên của họ khi thi đấu phải được đội khăn trùm đầu, điều mà Liên đoàn nhu đạo quốc tế cấm v́ lư do an toàn.

    Cuối cùng, Liên đoàn nhu đạo quốc tế và đoàn Ả Rập Xê Út đă đi đến một thỏa hiệp là chiếc khăn đội đầu của nữ vơ sĩ nhu đạo nói trên sẽ có h́nh dáng gọn nhẹ giống mũ của các vận động viên bơi lội.

    Về bơi lội, tối hôm qua 02/08/2012, vận động viên Mỹ Michael Phepls đă giành được chiếc huy chương vàng cá nhân đầu tiên tại Thế vận hội Luân Đôn 2012, tức là chiếc huy chương vàng Thế vận thứ 20 của anh, một kỷ lục tuyệt đối.

    Anh đă về đích trước các đối thủ khác trong cuộc thi chung kết 200 mét bơi hỗn hợp, như đă từng đoạt chức vô địch ở nội dung thi đấu này ở Thế vận hội Athenes 2004 và Bắc Kinh 2008, trở thành vận động viên bơi lội nam đầu tiên trong lịch sử giành 3 huy chương vàng ở ba kỳ Thế vận liên tiếp trong cùng một nội dung thi đấu.

    Cũng lần đầu tiên hôm qua, một nữ vận động viên da đen, Gabrielle Douglas, 16 tuổi, người Mỹ đă đoạt huy chương vàng thể dục toàn năng, huy chương đắt giá nhất trong các môn thể dục. Trước đó 2 ngày, Douglas cũng đă giành huy chương vàng trong cuộc thi thể dục đồng đội.

    Trong khi đó, Trung Quốc vẫn chiếm thế thượng phong trong bộ môn bóng bàn.

    Trong hai ngày thứ tư và thứ năm, các đấu thủ Trung Quốc đă giành được hai huy chương vàng đơn nam và đơn nữ và hôm nay rất có khả năng đoạt luôn cả hai huy chương vàng đôi nam và đôi nữ.

    http://saigonecho.com/main/tintuc/74...ut-u-tien.html

  8. #208
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Olympic London 2012 – Ngày 7

    Nguyễn Khanh, Biên tập viên RFA

    Hôm nay là ngày thứ 7 của cuộc tranh tài và đang có mặt tại sân vận động Olympic London, Khánh An ở London cùng với Khánh An ở Washington D.C xin gửi đến quư vị câu chuyện của ngày hôm nay.



    Đội tuyển nữ Bắc Hàn trên sân Glasgow ở Scotland ngày 25/07/2012 trước trận đấu với đội tuyển nữ Columbia.


    Nam Hàn gây bất ngờ


    Nguyễn Khanh: Từ Olympic London 2012, tôi là Nguyễn Khanh xin được gửi lời chào quư thính giả và chào bạn Khánh An. Đúng một tuần lễ sau ngày khai mạc, vận động trường Olympic ở London nhộn nhịp trở lại, với những cuộc tranh tài về môn điền kinh, một trong những môn thể thao được chú ư nhiều nhất ở bất kỳ cuộc tranh tài Olympic nào, chứ không phải chỉ tại London.

    Trọng điểm của những cuộc đua tại sân vận động mà tôi đang có mặt là cuộc chạy nước rút 100 mét và 200 mét nữ, cùng với phần đầu của cuộc thi “Heptathlon” nữ, là cuộc thi mà các lực sĩ tham dự sẽ phải qua 7 cuộc thử thách trước khi biết ḿnh có lấy được huy chương hay không. Bảy cuộc thi này gồm có nhảy rào 100 mét, nhảy xa, ném tạ, ném lao, nhảy cao, chạy 200 mét và chạy 800 mét-, và ột nữ lực sĩ khác của Anh Quốc là cô Jessica Ennis là hy vọng của nước chủ nhà, sẽ ra sân tranh tài với người đang giữ chiếc huy chương vô địch heptathlon thế giới là cô Hylias Fountain của Hoa Kỳ.

    Cuộc đua đầu tiên của bộ môn này là cuộc đua 100 mét nhảy rào, và tôi nhớ lại ở lần thi giải thế giới dẫn về Olympic London, nữ vận động viên Hoa Kỳ về tới mức đến chỉ hơn đối thủ Anh Quốc có 1 phần trăm của một giây đồng hồ. Cũng phải nói thêm là ngoài cuộc đua mà tôi vừa tŕnh bày, c̣n có cuộc thi ném tạ của bên nam, và cuộc đua chạy 10,000 của bên nữ.

    Bên cạnh những cuộc thi của môn điền kinh chưa bắt đầu mà đă hứa hẹn nhiều sôi nổi, một cuộc đua khác cũng tạo chú ư khắp thế giới là cuộc tranh tài ở bể bơi Olympic giữa 2 lực sĩ đều đă có huy chương vàng là anh Michael Phelps của Hoa Kỳ và Chad Le Clos của Nam Phi. Có lẽ bạn Khánh An c̣n nhớ mới 48 giờ trước đây, ḱnh ngư của nước Mỹ đă thua ngôi sao sáng vừa mọc của Nam Phi ở cuộc đua 400 mét, do đó tất cả mọi người đều chờ đợi cuộc thi 200 mét bơi bướm tối nay ở London để xem chiếc huy chương vàng sẽ lọt về tay ai.

    Khánh An: Xin cám ơn anh Nguyễn Khanh. Nhân nghe anh nói đến huy chương, Khánh An cũng xin góp thêm là sau 6 ngày tranh tài đă qua, bảng xếp hạng các nước chiếm huy chương mà Ủy Ban Olympic Quốc Tế phổ biến cho thấy Trung Quốc vẫn đứng đầu bảng với 18 vàng, 11 bạc và 5 đồng, về nh́ là Hoa Kỳ cũng với 18 vàng nhưng chỉ có 9 bạc và 10 đồng. Đoàn vận động viên Nam Hàn vẫn tiếp tục tạo ngạc nhiên cho mọi người, đứng thứ 3 trong bảng xếp hạng với 7 vàng, 2 bạc và 5 huy chương đồng, kế đến là Pháp đứng hạng tư và Anh Quốc đứng thứ 5, với 15 chiếc huy chương đủ loại, trong đó có 5 huy chương vàng.

    Với số huy chương đang có và với thành tích đầy phấn khởi mà các vận động viên Anh tạo dược trong ngày tranh tài hôm qua, bây giờ người dân Anh đă thật sự thấy hứng khỏi với Olympic London 2012, tin tưởng sẽ đạt được mục tiêu đề ra là ít nhất phải có 20 chiếc huy chương vàng.

    Nguyễn Khanh: Xin tiếp lời bạn Khánh An để nói thêm là quả thật những ngày đầu tiên là những ngày khá âu lo, nhưng như một anh bạn nhà báo của BBC London bảo với tôi ngay sau khi vào sân là lúc đầu nước Anh mong chờ cơn mưa, mong từng giờ, từng ngày nhưng bây giờ th́ có băo huy chương. Một điểm thú vị khác là hôm qua Anh có thêm 3 chiếc huy chương vàng, và Hoàng tử Willaim cùng với người vợ xinh đẹp mới cưới lá Công nương Kate đều có mặt trong những cuộc tranh tài thánh công rực rỡ đó.

    Khánh An: Như vậy th́ Khánh An có một yêu cầu, nhờ anh Khanh giúp hộ, không biết có được không ạ?

    Nguyễn Khanh: Sẵn sàng ngay, chỉ hy vọng yêu cầu của anh Khánh An không khó lắm để anh em bên London có thể thực hiện được…

    Khánh An: Chắc không khó đâu anh. Khánh An chỉ yêu cầu anh Khanh đề nghị với Ban Tổ Chức Olympic London 2012 nên sắm sẵn một chiếc trực thăng để cho vợ chồng An tử William bay hết sân này đến sân khác để ủng hộ đoàn vận động viên chủ nhà và đem lại may mắn cho quốc gia. Lúc đó th́ không phải là mưa huy chương, băo huy chương, mà phải nói là có cả một cơn lốc huy chương đến với Vương Quốc Anh, phải không ạ?

    Nguyễn Khanh: Không biết có thực hiện được điều bạn Khánh An nói hay không, nhưng phải thưa với bạn và quư thính giả là một trong những điểm son của London 2012 chính là tinh thần thượng vơ được thể hiện ở các sân vận động, khán giả vỗ tay và có cả cảnh ḥ hét ủng hộ vận động viên nhưng nước khác, chứ không phải họ chỉ vỗ tay, ḥ hét các vận động viên nước chủ nhà. Tôi đă có dịp tác nghiệp ở nhiều Olympic, nhưng chưa bao giờ thấy khán giả vui vẻ, công bằng như ở Olympic London 2012.

    Chuyện ăn uống

    Khánh An: Các bạn trong Ban Việt Ngữ nhờ Khánh An hỏi anh là sau một tuần lễ có mặt ở London, món ăn nào của nước Anh mà anh thích nhất?

    Nguyễn Khanh: Ở bên Anh, món thông dụng nhất và cũng nổi tiếng nhất là món “fish and chip”, có nghĩa là cá rán và khoai tây rán, ngay sau khi đến London là tôi t́m đi ăn ngay. Bạn bè nhà báo địa phương giới thiệu tôi đến nhiều nhà hàng khác nhau, cũng là món cá và khoai tây mà mỗi nhà hàng làm một cách khác nhau, y hệt như món phở của Việt Nam, mỗi tiệm phở nấu mỗi khác.

    Khánh An: C̣n món ăn Việt Nam th́ sao?

    Nguyễn Khanh: Câu trả lời của tôi là botay.com. Lư do là v́ trong suốt 7, 8 ngày có mặt ở thủ đô Xứ Sương Mù, tôi chưa có dịp ghé các tiệm Việt Nam, cũng chưa có dịp ghé những khu vực có đông người Việt Nam. Hy vọng từ bây giờ đến ngày về lại DC thế nào cũng làm điều này.

    Hiện đang có chừng 55,000 người Việt cư ngụ ở Anh, trong đó có khoảng 16,000 người cư ngụ ở London. Thế nào cũng sẽ gặp, thế nào cũng đi ăn cơm Việt Nam. Thú thật với anh và quư thính giả một tuần chưa ăn cơm Việt Nam th́ đương nhiên rất thèm.

    Khánh An: Cám ơn anh Nguyễn Khanh cho câu chuyện hôm nay. Hẹn gặp lại anh ngày mai cũng giờ này ngày mai, trong chương tŕnh Câu Chuyện Olympic London 2012.

    Nguyễn Khanh: Cám ơn bạn Khánh An, cám ơn quư thính giả. Hẹn gặp lại quư thính giả và bạn ngày mai

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012231608.html

  9. #209
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Olympics: Đội Anh ngày thi đấu thứ 8

    Cập nhật: 12:32 GMT - thứ bảy, 4 tháng 8, 2012



    Sophie Hosking & Katherine Copeland đoạt huy chương vàng vào ngày 8 của Olympics

    .
    Sang ngày thứ tám, đội Anh lại vừa đoạt thêm 2 huy chương vàng ở môn bơi thuyền trong ṿng 10 phút tại Eton Dorney và đưa đội Anh lên đứng thứ ba trong bảng xếp hạng huy chương.

    Anh đoạt huy chương vàng ở môn bơi thuyền đồng đội bốn thành viên trước khi đôi nữ ở hạng trọng lượng nhẹ giành chiếc huy chương vàng thứ hai trong ngày trong tiếng reo ḥ của các cổ động viên của nước chủ nhà.

    Đội Anh ở môn đua thuyền bốn thành viên (Andy Triggs Hodge, Pete Reed, Andy Gregory và Tom James) đă dẫn đầu cuộc đua ngay từ đầu. Tương tự đôi nữ Sophie Hosking và Katherine Copeland cũng nổi trội ngay từ khi xuất phát.

    Đôi nam trọng lượng nhẹ của Anh đă không bảo vệ được chức vô địch của ḿnh, chỉ dành huy chương bạc sau khi cuộc đua đă phải khởi động lại do ghế của một trong hai vận động viên Anh đă bị trục trặc.

    Zak Purchase và Mark Hunter của Anh đă bị đội Đan Mạch đuổi kịp và vượt qua vào phút chót.

    Trung Quốc và Mỹ vẫn dẫn đầu bảng xếp hạng về số huy chương đạt được. Anh Quốc cho tới sáng nay đoạt 10 huy chương vàng, 7 bạc và 8 đồng và có nhiều hy vọng ở các cuộc thi khác trong ngày thứ Bảy được mệnh danh "Super Saturday" - Ngày thứ bảy trọng đại.

    Cho tới nay, Anh đoạt bốn huy chương vàng ở môn đua thuyền, hai huy chương bạc và ba huy chương đồng - một kỷ lục mới ở một bộ môn tại Olympics.

    Trên đường đua xe đạp, Jason Kenny lập kỷ lục Olympic mới trong cuộc đua ở ṿng đấu loại.

    Tại Sân vận động Olympic tối ngày thứ tám này, Anh Quốc đang hy vọng sẽ có thêm huy chương vàng với Jessica Ennis thi trong môn cuối của cuộc thi 7 môn phối hợp - môn chạy 800m (lúc 19:35 GMT) và vận động viên Mo Farah (20:15 GMT) sẽ chạy trong cuộc thi 10,000m.

    Các tay đua xe đạp Anh đang có nhiều hy vọng sẽ đoạt huy chương vàng thứ 4 tại trường đua xe đạp London Velodrome khi Dani King, Laura Trott và Jo Rowsell sẽ tham gia thi đấu đồng đội nữ lúc 17:03 GMT. Bộ ba này đă phá kỷ lục thế giới trong ṿng đấu loại.

    Về bóng đá, đội bóng đá nam của Anh sẽ thi đấu với đội Nam Hàn tại sân Millennium Stadium lúc 18:30 GMT.

    Nếu thắng trong trận đấu này, đội Anh sẽ gặp đội Brazil hoặc Honduras để loạt vào chung kết.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...pic_day8.shtml

  10. #210
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tranh căi quốc tịch vận động viên HCV

    Cập nhật: 07:56 GMT - thứ bảy, 4 tháng 8, 2012

    .Kazakhstan bác bỏ nhận định của truyền thông Trung Quốc rằng hai vận động viên thắng huy chương của đất nước Trung Á này thực ra là người Trung Quốc.



    Maiya Maneza giành huy chương vàng cử tạ

    Kazahkhstan đă giành về ba huy chương vàng trong bốn ngày đầu tiên của Thế vận hội một cách ngoạn mục, với tất cả những vận động viên thắng cuộc thuộc về cùng một dân tộc thiểu số.

    Chàng trai đă chinh phục đường đua, Aleksandr Vinokourov là người mang ḍng máu Nga, trong lúc hai vận động viên cử tạ nữ, Maiya Maneza và Zulfia Chinshanlo thuộc về Dungon, một dân tộc thiểu số với gốc gác xuất phát từ phía Tây Bắc Trung Quốc, nhưng đă định cư tại Kyrgyzstan và Kazakhstan.

    Kazhkhstan là một đất nước với hơn 100 dân tộc khác nhau.

    Chính phủ nước này thường đề cao sự tầm quan trọng của tinh thần ḥa hiếu và đồng thuận giữa các dân tộc.

    Đất nước giàu dầu mỏ này cũng là đất nước đầy kiêu hănh. Tổng thống lâu năm Nursultan Nazarbayev đă theo đuổi một cuộc hành tŕnh dài để đăng tải h́nh ảnh đất nước trên diễn đàn thế giới qua các cuộc quảng bá quy mô trên các kênh truyền h́nh.

    Thế nên, khi Tân Hoa Xă nhận định rằng cả hai vận động viên cử tạ nữ thực ra là người Trung Quốc, những nhà cầm quyền đă cáo buộc người hàng xóm phía Đông này có một tinh thần thể thao nghèo nàn.

    Rắc rối v́ nguồn gốcCả hai vận động viên trên thực tế, đều đă sống ở Trung Quốc trong một giai đoạn nhất định, tuy nhiên đă rời khỏi đây vào năm 2007 để gia nhập quốc tịch Kazakhstan.

    Việc các vận động viên nam lẫn nữ thi đấu cho một đất nước không phải nước mẹ đẻ không phải là chuyện hiếm.

    Tuy nhiên trường hợp của các vận động viên cử tạ Kazakhstan phức tạp hơn khi họ được sinh ra ở Kyrgyzstan, đất nước với rất ít hy vọng mang về huy chương tại London 2012.

    Hiệp hội cử tạ Kazakhstan đă chứng nhận rằng cả Chishanlo và Maneza đă đăng kư quê quán nơi sinh ra tại Bishkek, thủ đô của một vùng nhỏ tại miền núi Kazakhstan, phát ngôn viên Mendihan Tapsir cho biết.

    Tapsir cũng nói rằng cả hai cô gái đều không thực sự xuất chúng khi họ mới gia nhập tuyên Kazakhstan.

    “Tôi có thể nói rằng họ chỉ là những cô gái b́nh thường,” ông này nói.

    “Những chuyên gia của chúng tối đă phát hiện ra tài năng của họ trong bộ môn cử tạ và từ đó bắt đầu huấn luyện.”

    “Tất cả chúng tôi đều tin rằng họ sẽ chiến thắng các trận đấu tại thế vận hội London ngay cả trước khi họ bắt đầu chuyến hành tŕnh đến với Olympics.”


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...olympics.shtml

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 17-07-2012, 12:54 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 02-03-2012, 10:17 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 01-03-2012, 01:09 AM
  4. Replies: 14
    Last Post: 27-07-2011, 01:58 AM
  5. Replies: 4
    Last Post: 15-12-2010, 01:17 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •