Page 21 of 52 FirstFirst ... 1117181920212223242531 ... LastLast
Results 201 to 210 of 518

Thread: THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ UKRAINE

  1. #201
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quân Ukraine đòi ‘cùng kiểm soát căn cứ’
    Cập nhật: 10:38 GMT - thứ ba, 4 tháng 3, 2014



    Đơn vị Ukraine đã cầm cờ nhưng không mang vũ khí tiến đến sân bay Belbek

    Trong lúc cộng đồng quốc tế tiếp tục chờ các hoạt động ngoại giao để giải quyết khủng hoảng Crimea, tại bán đảo này, một đơn vị quân đội Ukraine đang đòi ‘cùng kiểm soát căn cứ’ ở Belbek bị Nga chiếm.

    Hôm 4/3, một đơn vị 300 sỹ quan và quân nhân Ukraine không mang vũ khí đã mang quân kỳ và quốc kỳ của họ hành quân vào căn cứ bảo vệ một sân bay bị lính Nga chiếm mấy ngày trước.

    Họ yêu cầu các binh sỹ Nga chia sẻ quyền canh gác tại căn cứ.

    Ban đầu, nhóm lính Nga bắn lên trời để ngăn chặn đoàn quân Ukraine.

    Nhưng sau cuộc trao đổi ngắn gọn bằng tiếng Nga, hai phía tạm thời dừng tại chỗ và chỉ huy đơn vị Nga đề nghị phía Ukraine chờ đến 12 giờ trưa giờ địa phương để họ “xin ý kiến cấp trên”, theo tin từ BBC Ukraine.

    Đại tá Yuli Mamchor đã đại diện cho phía Ukraine nói chuyện thân thiện với một số binh lính Nga trước cửa sân bay Belbek.

    Cho tới nay dù quân đội Nga trên thực tế đã làm chủ Crimea, chưa có xảy ra tình trạng xung đột nào.



    Nhóm quân lính Ukraine do đại tá Yuli Mamchor dẫn đầu đã đối thoại với lính Nga

    Một số nhà quan sát cũng bình luận rằng phía Nga có thể đã coi nhẹ tinh thần dân tộc của nhiều quân nhân Ukraine, kể cả của những người chỉ nói tiếng Nga.

    Sự kiện tư lệnh hải quân của Ukraine, đô đốc Denis Berezovsky bỏ sang phe thân Nga ở Crimea đã không được các đồng ngũ cũ của ông tán thưởng.

    Từ chối nộp vũ khí

    Sau khi tuyên bố chỉ ủng hộ chính quyền Cộng hòa tự trị Crimea (thuộc Ukraine) của thủ tướng thân Moscow, Sergei Aksenov, ông Berezovsky đã đi vào căn cứ hải quân Ukraine để thuyết phục các quân nhân Ukraine theo mình và trao nộp căn cứ cho người Nga.

    Sau khi nghe ông phát biểu, tân tư lệnh hải quân Ukraine đứng cạnh đã tuyên bố không chấp nhận yêu sách này và toàn đơn vị hải quân Ukraine gồm nhiều sỹ quan, lính thủy xếp hàng ngoài sân đã đồng thanh hát quốc ca Ukraine.

    Ông Berezovsky đã lặng lẽ bỏ đi cùng một số vệ sỹ.

    Tại một căn cứ mà Ukraine còn làm chủ ở Crimea, sỹ quan trực ban, Roman Beregovoy, trả lời báo nước ngoài rằng đơn vị của ông “từ chối không trao nộp vũ khí có quân Nga và đang cố thủ bên trong”.

    Ngay tại Nga bắt đầu có các tiếng nói phê phán động thái của Tổng thống Vladimir Putin ở Crimea.

    Báo Kommersant mô tả thị trường chứng khoán Nga "tụt xuống tận đáy vì khủng hoảng Crimea và tiền rúp mất giá".


    Trang Moskovsky Komsomolets thì gọi đây là 'Cuộc chiến đánh vào đồng rúp' và Nga đang rơi vào suy thoái.

    Mạng Vedomosti thì gọi các động thái quân sự này là 'thời khắc điên rồ' và là một cú đánh vào nền kinh tế đã bên bờ suy thoái.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl..._belbeck.shtml

  2. #202
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Putin vẫn ngoan cố : Việc sử dụng lực lượng Nga ở Ukraina là "chính đáng"

    Tổng thống Putin tuyên bố mọi quyết định sử dụng lực lượng quân sự Nga ở Ukraina đều sẽ là “chính đáng”, bởi v́ Nga đă nhận được yêu cầu từ tổng thống chính đáng. Đây là tuyên bố đầu tiên của ông Putin kể từ Quốc hội Ukraina truất phế tổng thống thân Nga Viktor Inukovitch ngày 22/02/2014.


    Nói chuyện với các phóng viên tại tư dinh của ông ở ngoại ô Matxcơva hôm nay, 04/03/2014, tổng thống Vladimir Putin lên án các lănh đạo mới ở Ukraina đă làm “một cuộc đảo chính vi hiến” và đă “giành chính quyền bằng vũ khí” . Ông Putin khẳng định Tổng thống bị truất phế Viktor Ianukovitch vẫn là tổng thống chính đáng duy nhất ở Ukraina, tuy rằng ông này không c̣n quyền hành nào.

    Tổng thống Putin nói rằng việc gởi quân Nga sang Ukraina hiện giờ là “chưa cần thiết”, nhưng Matxcơva có quyền sử dụng “mọi phương tiện” để bảo vệ công dân Nga ở Ukraina. Ông Putin cũng bác bỏ tin cho rằng lực lượng Nga đang bao vây các căn cứ quân sự của Ukraina, khẳng định đó là “lực lượng tự vệ địa phương” ở Crimée.

    Nhưng tổng thống Nga tuyên bố: “ Nếu chúng tôi phải quyết định sử dụng lực lượng vũ trang ở Ukraina, th́ điều đó là hoàn toàn chính đáng. Chúng tôi đă nhận được yêu cầu như vậy từ phía tổng thống chính đáng.”

    Trong một cuộc họp báo tại Tunis hôm nay, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov tuyên bố là những đe doạ trừng phạt của phương Tây sẽ không làm thay đổi lập trường của Nga về Ukraina và những biện pháp trừng phạt này sẽ “phản tác dụng”.



    http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140...-la-chinh-dang

  3. #203
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Crimée, vùng đất thường xuyên gây căng thẳng giữa Ukraina với Nga



    Tuy không bắn một phát súng nào, nhưng quân đội Nga vẫn đang chiếm dần dần toàn bộ bán đảo Crimée - REUTERS

    Trong cuộc khủng hoảng hiện nay, Tổng thống Putin rơ ràng là muốn dùng giải pháp quân sự để duy tŕ Ukraina trong ṿng ảnh hưởng của Nga, qua việc đưa quân sang chiếm đóng Crimée, một vùng đất mà cho tới nay thường xuyên gây căng thẳng giữa Kiev và Matxcơva.
    Nguyên là một vùng lănh thổ thuộc Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, Crimée đă được Chủ tịch Liên Xô Nikita Khroushchyov “tặng” cho Cộng ḥa Xă hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina vào năm 1954, mặc dù đa số dân trên báo đảo này là người nói tiếng Nga ( khoảng 90% ).

    Dưới thời Liên Xô, dù Crimée có thuộc nước Cộng ḥa nào th́ cũng chẳng có ǵ thay đổi lớn đối với người dân tại đây. Nhưng sau khi Liên Xô tan ră năm 1991, Crimée trở thành một bộ phận không thể tách rời khỏi nước Ukraina độc lập kể từ ngày 12/02/1991.

    Đây là điều mà người dân nói tiếng Nga ở Crimée khó có thể chấp nhận và đây cũng là nguyên nhân gây nhiều căng thẳng giữa Ukraina với Nga trong hơn hai thập niên qua. T́nh h́nh lại càng rối rắm do hạm đội Hắc Hải của Nga nay vẫn đóng tại thành phố cảng Sebastopol của Crimée.

    Cho tới nay, Crimée vẫn nằm trong Ukraina như là một nước Cộng ḥa tự trị. Theo quy chế này, tuy Crimée không được quyền ban hành các luật riêng, nhưng lại có Hiến pháp riêng và một Quốc hội riêng. Riêng Sebastopol th́ vẫn nằm dưới sự quản lư trực tiếp của Kiev, tuy đây là nơi trú đóng của Hạm đội Hắc hải của Nga. Quy chế của Sebastopol cũng như vấn đề rút hạm đội Nga ra khỏi thành phố này cho tới nay vẫn gây rắc rối trong quan hệ giữa Kiev với Matxcơva.

    Sang đến đầu thiên niên kỷ thứ ba, Nga lại gây ảnh hưởng lên chuyện nội bộ của Ukraina, nhất là qua việc cấp hộ chiếu cho dân nói tiếng Nga ở vùng Crimée. Hành động như vậy, Matxcơva càng đào sâu thêm hố ngăn cách giữa người nói tiếng Nga ( thân Nga ) với người nói tiếng Ukraina ( thân phương Tây ) nói chung. Trong hai cuộc bầu cử tổng thống lần cuối, có đến 8/10 cử tri Crimée đă bỏ phiếu cho ứng cử viên thân Nga Viktor Ianukovitch.

    Khủng hoảng hiện nay càng khiến xu hướng ly khai ở Crimée trỗi dậy mạnh mẽ. Sau khi Tổng thống Ianukovitch bị truất phế, phe đối lập thân phương Tây lên nắm quyền ở Kiev, cuối tháng 2 chính quyền vùng Crimée tuyên bố không công nhận Tổng thống lâm thời Tourtchinov, cũng như chính phủ lâm thời của Ukraina. Quốc hội Crimée cũng đă quyết định tổ chức một cuộc trưng cầu dân ư về một nền tự trị rộng răi hơn cho vùng này. Cuộc trưng cầu dân ư ban đầu được dự trù cho ngày 25/05, nhưng sau đó họ quyết định tổ chức sớm hơn, tức là ngày 30/03. Đồng thời, tân Thủ tướng của Crimée Sergei Axionov chính thức kêu gọi Nga trợ giúp.

    Theo nhận định của thông tín viên RFI Sébastien Gobert từ Simferopol, có thể nói là ở Crimée hiện đang diễn ra một cuộc chiến tranh rất kỳ lạ : chẳng cần bắn một phát đạn nào, quân đội Nga vẫn đang chiếm dần dần toàn bộ bán đảo, bằng những hành động gây áp lực, thương lượng, thậm chí mua chuộc các đơn vị Ukraina.

    Hơn nữa, vừa yếu thế, vừa bị cô lập, lực lượng Ukraina dù có muốn cũng không thể nào chống trả lực lượng Nga, mà trong đó có nhiều đơn vị tinh nhuệ. Nhưng có điều hơi đặc biệt là người dân nói tiếng Nga tại Crimée lại không hồ hởi, phấn khởi đón chào quân Nga như những người giải phóng.

    Như vậy rơ ràng việc bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga ở vùng Crimée chỉ là cái cớ để Tổng thống Putin can thiệp vào vùng Crimée và qua đó, dùng vũ lực để giữ Ukraina trong ṿng ảnh hưởng của Nga, ngăn không cho nước Cộng ḥa thuộc Liên Xô cũ này xích gần lại phương Tây.

    http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140...kraina-voi-nga

  4. #204
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ukraina: Mỹ đ́nh chỉ hợp tác quân sự với Nga

    Thứ ba 04 Tháng Ba 2014

    Hoa Kỳ loan báo đ́nh chỉ mọi quan hệ về quân sự với Matxcơva và dọa sẽ thi hành các biện pháp trừng phạt kinh tế và ngoại giao nhằm cô lập Nga sau khi nước này can thiệp vào Crimée. Liên hiệp châu Âu cũng dọa xét lại quan hệ với Matxcơva.

    Tuyên bố với báo chí tại Nhà trắng hôm qua, 03/03/2014, trước cuộc gặp gỡ với thủ tướng Israel Netanyahu, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng, khi đưa quân sang Crimée, Nga đă vi phạm chủ quyền lănh thổ của Ukraina và vi phạm công pháp quốc tế. Ông Obama dọa rằng nếu Matxcơva cứ tiếp tục hành động như hiện nay, Washington sẽ thi hành các biện pháp trừng phạt kinh tế và ngoại giao để “cô lập” nước Nga.

    Tối qua, Hoa Kỳ đă bắt đầu thực hiện những lời đe dọa trừng phạt Matxcơva. Lầu năm góc thông báo đ́nh chỉ mọi liên hệ về quân sự với quân đội Nga.

    Nhiều lănh đạo Quốc hội Mỹ hôm qua đă tỏ ư định muốn nhanh chóng thông qua các biện pháp trợ giúp kinh tế cho Ukraina. Cũng để nhằm hỗ trợ chính quyền mới ở Ukraina, hôm nay, Ngoại trưởng John Kerry đến thủ đô Kiev. Các quan chức tháp tùng ông Kerry cho biết Washington sẽ cấp cho Ukraina 1 tỷ đôla trong khuôn khổ một khoản vay của quốc tế. Họ cũng cho biết là các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Nga có thể sẽ được ban hành ngay trong tuần này.

    Về phần Liên hiệp châu Âu , các Ngoại trưởng của khối này, họp khẩn cấp hôm qua, đă bày tỏ mối quan ngại của họ về t́nh h́nh Ukraina. Họ đă kêu gọi Nga làm giảm t́nh h́nh căng thẳng ở Ukraina và doạ sẽ đặt lại vấn đề về quan hệ với Nga, nếu Matxcơva không rút binh lính trở về những vùng trú đóng thường trực ở vùng Crimée.

    Trong bản kết luận sau cuộc họp, các Ngoại trưởng châu Âu cho biết khối này có thể đ́nh chỉ những thảo luận song phương về vấn đề visa, cũng như về một hiệp định hợp tác mới giữa Liên hiệp châu Âu với Nga. Các Ngoại trưởng cũng dự trù những biện pháp trừng phạt nhắm cụ thể vào các cá nhân và các thực thể của Nga.

    Đối với Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier, các hoạt động ngoại giao vẫn rất ráo riết nhằm t́m giải pháp cho “cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất ở châu Âu kể từ sự kiện bức tường Berlin sụp đổ”.

    Về phần Canada, Thủ tướng Stephen Harper hôm qua đă dọa sẽ khai trừ Nga khỏi nhóm G8 nếu Matxcơva không dừng ngay việc chiếm đóng bán đảo Crimée. Hôm qua, các nước công nghiệp hàng đầu thế giới trong nhóm G7 đă đồng thanh lên án Nga vi phạm chủ quyền Ukraina và thông báo đ́nh chỉ những công tác chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh nhóm G 8 ở Sotchi (Nga) vào tháng 6 tới.



    http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20140...uan-su-voi-nga

  5. #205
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    . Trong hai ngày 21-22/02, người biểu t́nh đă kéo đổ tượng Lenin ở các thành phố khác nhau tại Ukraine.

    Có ít nhất ba pho tượng Lenin nữa ngoài Kiev đă bị kéo đổ và đập phá tại Bila Tserkva, Khmelnitsky và Zhytomyr.

    · Người Việt Nam trông gương nầy, nôn nóng hỏi: Chừng nào tới Việt Nam?

    V́ tại vườn hoa Canh Nông tại Hà Nội cũng có tượng sát thủ Lenin mà người dân gian Việt Nam nào đó đă đặt câu hỏi rằng:



    “Ông Lê Nin ở nước Nga
    Sao ông lại đứng vườn hoa nước nầy
    Ông ưỡn ngực, ông chỉ tay
    Ông xem như thể nước nầy của ông

    Ông Lê Nin ở nước Nga
    Cớ sao lại đứng vườn hoa nước nầy
    Ông vênh mặt, ông chỉ tay
    Tự do hạnh phúc lũ mày c̣n xa

    Kià xem gương của nước Nga
    Bảy mươi năm lẻ có ra đếch ǵ!”


    Chừng nào dân chúng Việt Nam can đảm như người dân Ukraine, dám biểu t́nh chống đối, dám kéo cổ Lenin tại Hà Nội xuống? Chừng nào Công an nhân dân Việt Nam đứng về phía dân như Ukraina?

    http://www.danchimviet.info/archives...et-nam/2014/03

  6. #206
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Năm thành phố Nga mit tinh ủng hộ Ukraine

    Các hoạt động ủng hộ Ukraine tiếp tục diễn ra ở Nga. Địa lư các hoạt động quần chúng ngày hôm nay bao trùm tất cả các khu vực LB Nga - xuống đường ủng hộ của nhân dân người dân Ucraine có cư dân của các vùng Viễn Đông, Siberia, khu vực Volga, Trung Nga, ITAR-TASS đưa tin.

    Các cuộc biểu t́nh ủng hộ Ukraine và đồng bào sống ở đất nước này bắt đầu ở Nga vào ngày Chủ nhật. Sau đó mit tinh hàng chục ngàn người được thanh niên yêu nước và cựu chiến binh tổ chức ở Moscow, St Petersburg và Krasnodar. Trong các ngày 3-4 tháng Ba sự kiện được tổ chức tại các thành phố lớn, trong đó có các thành phố ở các khu vực Nga gần biên giới với Ukraine - Belgorod, Bryansk, Novocherkassk, Rostov -na-Donu và nhiều nơi khác.

  7. #207
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Mỹ lên án ‘hành động xâm lược’ của Nga ở Crimea

    Ngoại trưởng Mỹ cho biết các cường quốc phương Tây không muốn đối đầu, nhưng ông nói thêm rằng nếu Nga không chọn giảm thiểu căng thẳng t́nh h́nh thông qua phương sách ngoại giao, Mỹ và các nước đối tác sẽ không c̣n lựa chọn nào khác ngoài việc cô lập Nga về chính trị và kinh tế.

  8. #208
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Obama muốn Nga rút quân tại Crimea

    Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi Nga đưa quân đội của họ ở khu tự trị Crimea của Ukraine về lại căn cứ và thành lập một đội giám sát tình hình tại chỗ, các quan chức Nhà Trắng cho biết.
    Đề xuất được đưa ra trong lúc Moscow đang nắm quyền kiểm soát thực tế khu vực này.

    Washington gọi hành động của Nga đưa quân vào Crimea là ‘hung hăng’ – điều mà Tổng thống Nga Vladimir Putin bác bỏ.
    Trong khi đó, Nga cho biết họ đã bắn thử hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa.
    Bộ Quốc phòng Nga nói một tên lửa Topol RS-12M đã được phóng thành công từ bãi thử Kapustin Yar gần Biển Caspian đến bãi Sary Shagan ở Kazakhstan.
    Washington cho biết họ đã được phía Nga báo trước về vụ phóng tên lửa này theo đúng yêu cầu của các hiệp định vũ khí song phương.

  9. #209
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Phương Tây và Nga cố t́m giải pháp ngoại giao cho khủng hoảng Ukraina

    Lănh đạo các nước phương Tây và Nga đang cố t́m ra một giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraina, vào lúc Hoa Kỳ duy tŕ áp lực lên Matxcơva.
    Bên lề hội nghị quốc tế về Liban tại Paris hôm nay, 05/03/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đă gặp đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov lần đầu tiên kể từ khi Tổng thống thân Nga của Ukraina Viktor Inukovitch bị truất phế.

    Cuộc gặp giữa hai Ngoại trưởng diễn ra sau khi hôm qua, tại Kiev, ông John Kerry tố cáo Nga t́m cớ để « xâm lược » Ukraina. Trong khi đó tại Washington, tổng thống Mỹ Barack Obama nói thẳng là ông không tin lời ông Putin, sau tuyên bố của Tổng thống Nga về t́nh h́nh Ukraina.

    Hôm qua, ông Putin bác bỏ tin cho rằng quân Nga đă can thiệp vào Ukraina, đồng thời lên án điều mà ông gọi là « cuộc đảo chính vi hiến » lật đổ « Tổng thống chính đáng duy nhất » Viktor Inukovitch.

    Không loại trừ khả năng là Tổng thống Pháp François Hollande, với tư cách người chủ tŕ hội nghị quốc tế về Liban, nhân cơ hội này quy tụ đại diện các nước phương Tây và Nga để thảo luận về hồ sơ Ukraina. Trong số các chủ đề thảo luận, có thể có đề nghị của Thủ tướng Đức Angela Merkel về việc thành lập một « nhóm tiếp xúc » quốc tế về Ukraina.

    Riêng về phía châu Âu, theo lời Ngoại trưởng Laurent Fabius, nước Pháp và Đức muốn đề nghị một kế hoạch đưa Ukraina ra khỏi khủng hoảng và kế hoạch này có thể được thảo luận bên lề hội nghị quốc tế về Liban. Liên hiệp châu Âu có thể sẽ quyết định các biện pháp trừng phạt Nga tại cuộc họp đặc biệt về Ukraina ngày mai tại Bruxelles, nếu t́nh h́nh căng thẳng không giảm bớt.

    Một nguồn tin ngoại giao vừa cho hăng tin AFP biết là 15 nước thành viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu đă quyết định sẽ tham gia vào phái đoàn quan sát viên quân sự ở Ukraina.

  10. #210
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Nga ồ ạt triển khai quân, Ukraine có thành Gruzia phiên bản 2014?

    (Soha.vn) - Quyết định can thiệp quân sự vào Nam Ossetia đă giúp Nga ngăn cản kế hoạch bành trướng của NATO, đồng thời củng cố thế trận chiến lược ở vùng Caucasus.
    Bất ổn chính trị tại Ukraine đang diễn biến theo chiều hướng ngày càng phức tạp. Đặc biệt tại khu tự trị Crimea, nơi đóng quân của Hạm đội biển Đen (Nga), t́nh h́nh c̣n nóng hơn. Rất nhiều người đă nghĩ đến kịch bản Nam Ossetia sẽ lặp lại tại Crimea.

    Tiến sĩ Ariel Cohen (một nhà nghiên cứu chuyên sâu về Nga và Đông Âu của Quỹ Heritage - Mỹ) và đại tá Robert E. Hamilton của quân đội Mỹ đă có bài phân tích về những bài học rút ra từ cuộc can thiệp quân sự của Nga vào Gruzia năm 2008. Dưới đây là nội dung bài viết:
    Nga đă phát động cuộc chiến chống lại Gruzia vào tháng 08/2008. Đây được xem là một cuộc can thiệp có tính chiến lược và giá trị địa chính trị cao: Sáp nhập Abkhazia vào Nam Ossetia, làm suy yếu chính quyền Mikheil Saakashvili, ngăn chặn việc NATO sáp nhập Gruzia.
    Thực tế th́ các thế lực chính trị-quân sự của Nga đă tập trung ở Gruzia kể từ thời Tổng thống Eduard Shevardnadze, một chính trị gia từng là cựu Bộ trưởng Ngoại giao Liên Xô. Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, ông Eduard Shevardnadze đă được bầu làm Tổng thống Cộng ḥa Gruzia nhằm duy tŕ một thể chế chính trị thân Nga tại đây. Các cơ sở an ninh Liên Xô cũng đă được xây dựng ở khu vực người Abkhazia và Nam Ossetia, tạo điều kiện cho sự thâm nhập sâu của họ thông qua các hoạt động núp bóng dưới dạng các hoạt động kinh doanh.
    Sau này, khi chính quyền Tổng thống Mikheil Saakashvili (thân Mỹ và EU) lên nắm quyền và sử dụng vũ lực để cố thu hồi khu vực Nam Ossetia, họ đă vấp phải phản ứng dữ dội từ Moscow bằng hành động quân sự.


    Cuộc can thiệp quân sự của Nga vào Nam Ossetia đă cho phép họ tạo ra một vùng đệm tách biệt khỏi sự kiểm soát của Gruzia đồng thời ngăn cản nước này gia nhập NATO.

    Cuộc can thiệp quân sự của Nga vào Gruzia đă bộc lộ những điểm yếu của NATO cũng như hệ thống an ninh của EU bởi họ đă không có phản ứng hiệu quả nào để ngăn chặn lực lượng quân sự Nga làm thay đổi biên giới các nước thành viên Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE).

    Cuộc chiến đă chứng minh vết nứt giữa các cường quốc phương Tây vốn mong muốn duy tŕ quan hệ tốt đẹp với Moscow. Đức, Pháp, Italia đă lo lắng để đưa chiến tranh ra phía sau lưng ḿnh và coi đó như là một lối thoát cho sự phiền toái.
    Trong khi đó Ba Lan, Ukraine, Estonia và Lithuania ủng hộ chính quyền Mikheil Saakashvili, thậm chí Thủ tướng Latvia đă đáp máy bay đến Tbilisi trong thời điểm diễn ra cuộc chiến để bày tỏ sự ủng hộ nhưng sự ủng hộ của các nước nhỏ này không đủ sức để làm thay đổi t́nh h́nh. Từ quan điểm chính trị của Nga, cuộc can thiệp quân sự vào Gruzia là một thành công.
    Những bài học rút ra đối với Mỹ và NATO trong cuộc chiến này bao gồm:
    - Chính quyền Vladimir Putin-Medvedev và các cơ sở quân sự của họ tại các khu vực ly khai đă đạt được thành công trong việc chấm dứt chủ quyền của Gruzia ở Nam Ossetia và Abkhazia, củng số quyền kiểm soát của chế độ ly khai thân Moscow ở hai khu vực này và biến chúng thành những vùng lănh thổ vĩnh viễn thoát khỏi sự kiểm soát của Gruzia.
    Nội bộ NATO đă bị chia rẽ khi Nga đưa quân can thiệp quân sự vào Gruzia. Kịch bản tương tự cũng có thể lặp lại tại Crimea.
    Nội bộ NATO đă bị chia rẽ khi Nga đưa quân can thiệp quân sự vào Gruzia. Kịch bản tương tự cũng có thể lặp lại tại Crimea.
    - Ngăn cản Gruzia gia nhập NATO, đồng thời gửi một thông điệp cảnh báo mạnh mẽ đến các quốc gia thuộc Liên Xô cũ trước đây, nhất là Ukraine rằng việc theo đuổi trở thành thành viên của NATO có thể dẫn đến một sự phân chia lănh thổ và một cuộc xâm lược quân sự.
    - Trong những năm gần đây, Moscow sử dụng rất nhiều người Nga ở Nam Ossetia và Abkhazia như những công cụ chính trị. Đây là một công cụ chính trị rất hiệu quả mà các chế độ khác nhau đă thực hiện ở châu Âu trong thời kỳ đen tối năm 1930 ở Sudetenland. Việc sử dụng công dân Nga để tạo ra một lực lượng “bảo vệ” có thể làm suy yếu chủ quyền của nước sở tại, tạo nên một cái “dốc trơn trượt” có khả năng dẫn đến việc vẽ lại biên giới các nước nước thuộc Liên Xô cũ bao gồm cả Crimea, Ukraine và có thể ở Bắc Kazakhstan.
    - Sức mạnh lục địa của Nga ngày càng gia tăng, phản ứng hạn chế của Mỹ đối với Nga trong cuộc can thiệp quân sự vào Gruzia cho thấy mối quan hệ Mỹ-Nga vẫn là một ưu tiên hàng đầu của chính quyền Washington và Mỹ không muốn làm mất ḷng Nga.
    - Mức độ thu thập thông tin t́nh báo của Mỹ về các mối đe dọa từ Nga trong cuộc can thiệp vào Gruzia đă cho thấy nhiều thiếu sót. Hỗ trợ quân sự của Mỹ đến Gruzia trị giá 2 tỷ USD trong ṿng 15 năm qua cho thấy Mỹ đă không nghiêm túc coi sự can thiệp quân sự của Nga là một mối de dọa chiến lược đối với nước Mỹ.
    - Các tổ chức quốc tế đă không ngăn chặn được một cuộc chiến tranh cũng như buộc Nga phải tuân thủ các điều kiện ngừng bắn.
    Các mục tiêu của Nga đối với cuộc chiến này:
    - Thành lập một chính quyền thân Moscow ở Tbilisi, cung cấp sự kiểm soát của Nga ở Abkhazia và Nam Ossetia, sử dụng lănh thổ, không phận của họ như là cơ sở cho các mục tiêu quốc pḥng rộng lớn hơn ở Nam Caucasus.
    - Kiểm soát tuyến hành lang năng lượng Nam Caucasus. Một chế độ thân Nga được thành lập ở Gruzia giúp họ có thể xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu chiến lược Baku-Tbilisi-Ceyhan, cũng như tuyến đường ống dẫn khí đốt Baku-Erzerum (Thổ Nhĩ Kỳ) đặt dưới sự kiểm soát của Moscow.
    Nh́n lại những ǵ đă diễn ra tại Gruzia, có thể nhận thấy rằng kịch bản tương tự hoàn toàn có thể lặp lại tại Ukraine mà cụ thể là Crimea. Ukraine đă thành lập một chính quyền thân NATO, quốc gia này cũng đă lên kế hoạch gia nhập khối quân sự lớn nhất thế giới này. Chắc chắn Nga sẽ không ngồi yên để Ukraine gia nhập NATO mà hậu quả là Hạm đội biển Đen của họ có thể mất sự hiện diện chiến lược tại Sevastopol.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 28-10-2013, 08:02 PM
  2. HIỂM HỌA MẤT NƯỚCĐANG GẦN KỀ
    By alamit in forum Tin Việt Nam
    Replies: 27
    Last Post: 23-02-2013, 10:54 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 27-11-2012, 12:49 AM
  4. KIẾN NGHỊ VỀ BẢN THÔNG BÁO CẤM BIỂU T̀NH
    By Cu Cường in forum Tin Việt Nam
    Replies: 11
    Last Post: 20-08-2011, 02:02 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 04-12-2010, 08:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •