Page 213 of 471 FirstFirst ... 113163203209210211212213214215216217223263313 ... LastLast
Results 2,121 to 2,130 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #2121
    Member
    Join Date
    11-05-2011
    Posts
    201

    Anh Ba,Chú Ba???

    Quote Originally Posted by Le Thi View Post
    Nhân dịp nói đến tên Saigon , xin hỏi luôn các vị , tại sao lúc nhỏ tôi nghe , người Việt ḿnh , gọi người china bằng Tàu , cắt chú , chệt ?
    Theo người lớn tuổi th́ họ giải thích rằng gọi là Tàu tại v́ họ đến VN bằng tàu , c̣n "cắt chú" là nói trại từ hai tiếng "khách trú ", c̣n
    "chệt" th́ không biết từ đâu mà ra .
    Và không hiểu v́ sao lại cho Tàu ngôi thứ ba , anh em trong gia đ́nh , ... anh ba Tàu ,
    cho người Ấn Độ ngôi thứ bẩy ... anh bẩy cà ri ?
    Có khi chỉ cần nói anh ba hay anh bẩy là người ta hiểu muốn nói đến ai .

    Thưa mấy cái này hay hay mà nhứt đầu à nha
    Cũng nghe người lớn nói Chú Ba(Sau Cậu cả,hay Anh Hai)tỏ ra sự "kính trọng" có phần thấp hơn về vai vế
    C̣n người Tàu Mạc Cửu Hà Tiên thuộc "Đẳng Cấp" cao hơn.Theo thiển ư người Miền Tây có vẻ thân ái với người Tàu hơn. Có nơi người ta c̣n gọi là Chú Tḥn
    C̣n Chệt th́ thua
    Thân ái

  2. #2122
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by johnchamber View Post


    Thưa mấy cái này hay hay mà nhứt đầu à nha
    Cũng nghe người lớn nói Chú Ba(Sau Cậu cả,hay Anh Hai)tỏ ra sự "kính trọng" có phần thấp hơn về vai vế
    C̣n người Tàu Mạc Cửu Hà Tiên thuộc "Đẳng Cấp" cao hơn.Theo thiển ư người Miền Tây có vẻ thân ái với người Tàu hơn. Có nơi người ta c̣n gọi là Chú Tḥn
    C̣n Chệt th́ thua
    Thân ái
    * Có người lại giải thích :

    - "Ba" ở đây giống như một trợ từ mang tính châm biếm và đả kích. Kiểu như "ba xạo", "ba gai ba đồ", "ba chi khươn", "ba hoa"...

    -Người Tàu đầu tiên sang nước ta thường dùng thuyền ba mảnh nên mới h́nh thành cách gọi đấy th́ phải

    -Do hồi trước người Trung Quốc sang Việt Nam những lần đầu thường đến bằng 3 cái tàu nên gọi thế.

    C̣n câu trả lời về " Chú Bảy " th́ chưa t́m ra

  3. #2123
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432

    Chuyện Lạ...........

    Người trong cuộc viết kể lại câu chuyện nầy là một người tui biết rất có uy tín nên không thể nói chuyện nhảm nhí được đó là : BS Bùi duy Tâm.
    BS Bùi duy Tâm là một người rất quen thuộc với giới trí thức , sinh viên của Huế . Trước năm 1975 , ông có một thời gian làm khoa trưởng Đại Học Y khoa Huế .

    Linh hồn và cơi âm

    Người ta đă sinh ra th́ tất sẽ chết. Nên mọi người đều rất quan tâm và đa số sợ chết. Do đó sinh ra các triết nhân và triết thuyết về cái chết, các thánh nhân và tôn giáo về thiên đàng, địa ngục, các mê tín dị đoan về ma quỷ. Chúng tôi cũng như mọi người thường suy nghĩ về Cái chết, về Linh hồn, về Cơi đời sau khi chết nhưng hơi nhiều hơn mọi người. Tôi, Bùi Duy Tâm, sinh ra trong một gia đ́nh ba đời theo Đạo Thiên Chúa, đă đọc Thánh Kinh (Cựu Ước và Tân Ước) ba lần, đi nhà thờ rất đều mỗi sáng chủ nhật cho đến năm 30 tuổi. Sau này làm bạn tâm giao với cố Linh mục Bửu Dưỡng và Hoà thượng Thích Măn Giác, nên tôi có điều kiện đàm luận về Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo. Tôi đă được hiểu cái tinh tuư của Lư Dịch và Đạo Nho với cố Bác sĩ Nguyễn Văn Ba. Tôi đă đọc rất kỹ các cuốn Tử Thư của Ai Cập và Tây Tạng cũng như nhiều sách khác cùng loại. Tôi đă sang Ai Cập, Ấn Độ, Tây Tạng… để t́m hiểu thêm về Huyền Bí Học và Siêu H́nh Học. Nhưng tất cả đều mù mờ về “Linh hồn” và “Cơi đời sau khi chết”. Không có đủ chứng cứ cụ thể có thể thuyết phục tôi. Tôi không chấp nhận các giáo điều của chính trị và tôn giáo. Tôi không yên tâm với tín ngưỡng và chán ngấy các loại sách viết huyên thuyên xích đế chẳng có ǵ cụ thể.

    Tôi trở thành một người theo phái bất khả tri: “Con người nhận biết thế giới và vũ trụ với khả năng rất giới hạn nên không thể biết được sự tuyệt đối về Thượng Đế, Linh hồn và Cơi đời sau khi chết”.Và như vậy, việc nghiên cứu t́m hiểu sự hiện hữu của Linh hồn và Cơi Âm của tôi chưa đi đến đâu cả, chưa thấy một sự kiện ǵ đủ thực tế để bấu víu. Đầu thế kỷ 21, t́nh cờ cầm tờ Y Tế Nguyệt San số 5, tháng 5, 2001 của Hội Y Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ và đọc bài viết “Thế giới vô h́nh và việc t́m kiếm mồ mả ở Việt Nam” của Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên (nguyên Phó thủ tướng đặc trách Văn hoá, Giáo dục, Y tế, Xă hội thời Việt Nam Cộng Hoà). Trong bài báo, Bác sĩ Viên tả lại việc t́m mộ gia đ́nh của Kỹ sư Trần Lưu Cung (nguyên Tổng giám đốc Giáo dục kỹ thuật và Thứ trưởng Đại học thời Việt Nam Cộng Hoà) do hướng dẫn của các nhà ngoại cảm (ông Ngà, cậu Liên, cậu Nguyện…). Các nhà ngoại cảm t́m mộ đều nói chính vong linh của người quá cố đă chỉ cho họ những chi tiết để hướng dẫn gia đ́nh t́m mộ. Đặc biệt trong bài báo, Bác sĩ Viên c̣n đề cập đến bài tự thuật “Tôi đi gặp người thân đă mất (vong) tại nhà cô Phương ở Bắc cầu Hàm Rồng tỉnh Thanh Hoá. Ông Nguyễn Hùng Phong. Ông Phong đă tường thuật lại việc ngày 16-12-1999 đến nhờ cô Phương giúp cho được gặp lại vong linh của vợ là bà Vũ Thị Hạnh, nguyên Trưởng pḥng Giáo dục quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội, đă mất đột ngột tại nơi làm việc tháng 3 năm 1999 do bệnh tim... Sau khi đọc xong bài báo, tôi mừng quá, liền gọi điện thoại ngay cho ông Trần Lưu Cung. Ông Cung xác nhận sự kỳ diệu của việc t́m mộ và c̣n gửi cho tôi xấp tài liệu riêng của gia đ́nh kèm theo rất nhiều h́nh ảnh.Như vậy là đề tài “Linh hồn và Cơi âm” đă có cơ hội hé mở sau bao thất vọng. C̣n đợi ǵ nữa mà không về Việt Nam , đến cầu Hàm Rồng để t́m gặp cô Phương cho ra nhẽ?

    Tháng 10 năm 2003 tôi về Hà Nội để làm lễ Cửu Tuần Đại Thọ cho mẹ tôi. Tới Hà Nội đêm hôm trước, th́ sáng sớm hôm sau tôi lên đường đi Thanh Hoá để gặp cô Phương. Tôi mời mẹ tôi đi cùng, lấy cớ đưa mẹ đi Sầm Sơn để ôn lại các kỷ niệm xưa. Trước khi rời Hà Nội, mẹ con tôi ghé lại tiệm may áo dài. Tôi mang từ Mỹ về xấp vải nhung đỏ để may cho mẹ một áo dài mặc trong lễ Cửu Tuần Đại Thọ sắp tới. Trên đường đi Thanh Hoá, tôi ghé vào em Bùi Duy Tuấn nhằm cầu xin cha tôi (mất năm 1990 tại Sài G̣n) về điện cô Phương, cầu Hàm Rồng để các con và mẹ được gặp cha. Chúng tôi không dám nói với mẹ mục đích của chuyến đi v́ mẹ tôi sùng Đạo Chúa (Tin Lành), không chấp nhận những chuyện “ma quỷ” như vậy. Khi đến nơi, hai anh em tôi thấy quang cảnh đúng như trong bài báo của Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên: Khoảng 30-40 người ngồi im lặng, nghiêm chỉnh, có vẻ lo âu chờ đợi trước một cánh cửa đóng kín. Một người đàn bà (sau này tôi biết là chị chồng cô Phương) dáng mập ngồi chắn trước cửa, thỉnh thoảng hô lên “Nhà ai có vong tên… th́ vào”. Thế là vài ba người hay dăm bảy người mừng rỡ hấp tấp đi vào…

    Chúng tôi mời mẹ vào ăn sáng tại một nhà nghỉ khá lớn ở ngay trước điện cô Phương (nhà nghỉ này của nhà chồng cô Phương tiếp các khách ở xa đến phải chờ đợi vong nhà ḿnh có khi tới ba ngày, cả tuần lễ hay đôi khi thiếu may mắn không gặp được vong, đành phải ra về tay không). Hai anh em tôi lén đi thắp nhang trước điện để cầu khẩn cha tôi về theo thủ tục như mọi người. Thỉnh thoảng cửa hé mở để dăm ba người đi ra. Người th́ tỏ ra hớn hở. Người th́ nước mắt sụt sùi. Tôi sốt ruột đi hỏi xem có phải đăng kư hay làm thủ tục ǵ nữa không, th́ mọi người đều xác nhận không phải làm ǵ cả, mà cứ kiên nhẫn ngồi chờ. Khi vong nhà ḿnh về th́ người ta gọi vào.Tôi thắc mắc là tôi chưa khai tên của cha tôi th́ ai biết mà gọi. Mọi người cười, chế nhạo tôi là hỏi thật ngớ ngẩn! Chúng tôi chờ từ 10 giờ sáng đến ba giờ chiều th́ người đàn bà ngồi trước cửa đứng lên nói to: “Cô Phương nghỉ làm. Xin mời quư vị ngày mai trở lại”. Thế là anh em tôi ngao ngán cùng với vài ba chục người đứng dậy ra về. Chúng tôi đưa mẹ ra Sầm Sơn nghỉ ngơi và thăm lại cảnh xưa chốn cũ. Thật cảm động khi trở về nơi mà tôi đă sống những ngày thơ ấu cách đây hơn nửa thế kỷ (gần 60 năm).Sáng hôm sau chúng tôi trở lại điện cô Phương. Lần này chúng tôi phải thú thật với mẹ chuyện hai anh em đang làm. Mẹ tôi dẫy nảy lên: “Đến chỗ ma quỷ! Tao không vào đâu!”. Chúng tôi lại phải đành mời mẹ ngồi ăn sáng ở nhà nghỉ như ngày hôm trước.. Lần này tôi sốt ruột lắm rồi. Tôi đi ra đi vào, hỏi chuyện người này người nọ. Tôi gặp bố mẹ chồng cô Phương. Ông Nghinh (bố chồng) mời tôi uống nước, đang kể chuyện cô Phương th́ bỗng nghe có tiếng gọi: “Bà Tỉnh đâu, người nhà ông Tỉnh đâu?” (cha tôi tên là Bùi Văn Tĩnh, nhưng v́ nói giọng Thanh Hoá nên nghe gọi tên là Tỉnh). Phải gọi đến vài ba lần th́ anh em tôi mới biết là gọi ḿnh. Tôi chạy tới cánh cửa. Em Tuấn chạy ra hối hả gọi mẹ: “Mợ ơi, Cậu về gọi mợ đấy!”. Mẹ tôi hốt hoảng đứng bật dậy chạy theo em tôi, quên mất lập trường chống ma quỷ của ḿnh. Qua cánh cửa, chúng tôi bước vào một căn pḥng khá rộng răi, trống rỗng. Ngoài cái bệ trên tường để trái cây và các phong b́ (chắc là tiền thưởng), th́ không có bàn thờ hay trang trí ǵ khác của một cái am, cái điện. Cô Phương ăn mặc diêm dúa như các cô gái Hà Nội, mặt hoa da phấn, đang ngồi tỉnh táo trên chiếu cùng với một gia đ́nh đông trên chục người. Cô cất tiếng: “Gọi măi mà các bác không vào, nên vong nhà khác tranh vào trước. Thôi, các bác vui ḷng ngồi chờ nhé!” Thế cũng tốt, chúng tôi có dịp được quan sát thêm. Cô Phương gọi tên hết người này đến người nọ trong gia đ́nh ngồi chung quanh cô. Khi gọi trúng tên ai th́ giơ tay thưa: “Dạ, con đây (hay em đây, cháu đây…)”. Và người đó nói chuyện với vong (qua miệng cô Phương). Tôi nghe thấy đa số trả lời: “Dạ, đúng vậy…” có vẻ cung kính lắm. Có một chuyện cười ra nước mắt. Vong gọi: “Thằng Thanh đâu?”. Một thanh niên chừng 25 tuổi đứng bật dậy: “Dạ, con đây!”. Vong nói: “Mày không biết thương vợ con. Mày tằng tịu với con Mai ở cùng cơ quan”. Chàng thanh niên sợ hăi líu ríu nhận tội. Người phụ nữ ngồi cạnh (chắc là vợ) oà lên khóc nức nở.

    Sau gần một giờ, gia đ́nh đó mới kéo nhau ra. Bỗng cô Phương nh́n chằm chằm vào mẹ tôi rồi kêu to lên: “Mợ ơi! Con của Mợ đây! Thắng đây! (Thắng là đứa em út của chúng tôi, mất lúc chưa đầy một tuổi).Mẹ tôi vừa xúc động vừa ngạc nhiên: “Trời ơi! Con tôi… Nhưng con mất từ hồi mới… tám tháng…” Vong nói qua miệng cô Phương: “Bây giờ con lớn rồi. Hôm qua con biết Mợ và hai anh đến, nhưng con phải đi mời Cậu. Cậu không chịu về. Con phải nói: Mợ già yếu, c̣n anh Tâm ở xa về nên Cậu mới chịu. Cậu và Ông Nội cũng về đây với con” Rồi quay sang phía hai anh em tôi, cô Phương nói: “Hai anh chẳng nhớ ǵ đến em. Hai anh chỉ khấn Cậu thôi!”.Đúng vậy! Chúng tôi đâu có nghĩ đến thằng em út đă mất từ lúc tám tháng. Thật bất ngờ cho chúng tôi.Quay trở lại mẹ tôi, cô Phương nói: “Con thích tên là Bùi Duy Thắng như các anh con là Bùi Duy Tâm, Bùi Duy Tuấn. Sao Mợ lại đặt tên con là Bùi Tất Thắng?”. Mẹ tôi luống cuống: “Tại bố con đấy! ”. (Hồi đó cả nhà trách bố tôi v́ đặt tên thằng út là Tất Thắng. Tất c̣n có nghĩa là hết, tức là chết. Nên nó mới mất sớm. Nhân tiện tôi nói thêm là việc đặt tên rất quan trọng, c̣n quan trọng như thế nào th́ tôi không biết. Nhưng tôi có biết ông Đỗ Trí ở Sơn Tây có tài chỉ cần đọc tên là ông biết con người ấy như thế nào, như xem chỉ tay hay số tử vi vậy.) Vong em tôi nói tiếp qua cô Phương: “Thôi, Mợ đă khắc tên con trên bia mộ rồi!”Đúng thế. Tên em tôi đă được khắc trên bia mộ, nằm cạnh ông bà ngoại tôi trong nghĩa trang Bất Bạt.Đến lượt bố tôi vào. Vong bố tôi qua thân xác cô Phương nắm tay mẹ tôi, rồi nói: “Hơn mười năm rồi mới gặp lại bà. Tôi nhớ bà lắm…”. Mẹ tôi khóc nức nở. Chúng tôi cũng khóc. Bố tôi bỗng trách đùa mẹ tôi: “Bà diện lắm! Mới đi may áo đỏ…” Trời ơi! Sao bố tôi biết nhanh thế? Trong gia đ́nh tôi đă có ai biết chuyện may áo đỏ của mẹ tôi đâu! Tôi mới về Hà Nội tối hôm trước th́ sáng hôm sau trên đường đi Thanh Hoá ghé qua tiệm may, bỏ xấp vải nhung đỏ để may áo cho mẹ kịp mặc vào Lễ Đại Thọ. Mẹ tôi đương líu ríu chống chế th́ bố tôi bồi thêm một câu đùa yêu tiếp: “Bà c̣n muốn tô son đánh phấn nữa!” Mẹ tôi rên rỉ: “Cái ǵ ông cũng biết! Đúng rồi! Tôi vừa xin con cháu Trinh Hương, con gái anh Minh, một chút son phấn để hôm Lễ Đại Thọ thoa một chút. Mặt mũi răn reo quá, sợ thằng con trai cả của ông nó ngượng với bạn bè”. (Chuyện này mẹ tôi giấu kín mọi người, trong khi anh em tôi không hay biết ǵ, thế mà bố tôi cũng biết!)” Rồi cô Phương quay sang tôi: “Tâm ơi! Cậu buồn quá v́ chuyện con Hà nhà con. Nó lôi thôi với chồng nó th́ chỉ khổ cho ba đứa con thôi”. (Hà là con gái tôi. Chuyện của nó mới xảy ra trước khi tôi về Hà Nội. Vợ chồng tôi nghe phong phanh, nhưng chưa có dịp trao đổi với nhau. Thế mà mọi chuyện người Âm đều biết, không giấu giếm được!) Một lúc sau th́ ông nội tôi về. Qua miệng cô Phương: “Tao là Bùi Văn Khanh, ông nội đây. Cả bà nội Nguyễn Thị Ngọt cũng về đây!”Tôi vội thưa: “Thưa Ông, con nghe anh Đại con cô Hai nói tên Ông là Khánh, nhưng lâu ngày trên giấy khai sinh của Bố con mất dần dấu sắc, nên đọc là Khanh” (cô Hai là chị ruột bố tôi.) Ông nội tôi gắt lên: “Tên tao là Khanh, chứ không phải là Khánh”. Rồi quay sang mắng mẹ tôi: “Chị về làm dâu nhà tôi mà không đoái hoài mồ mả tổ tiên nhà chồng. Từ ngày cưới chị, chị chỉ về quê nội có một lần!”.Mẹ tôi sợ hăi chống chế: “Gia đ́nh con ở Hà Nội, Hải Pḥng. Quê nội ở măi Bái Đô, Lam Kinh – Thanh Hoá, nên đi lại khó khăn. Và, con sinh con đẻ cái đều đều ba năm hai đứa nên không về thăm quê được. Con xin nhận tội với ông bà”. Cứ như thế trong 90 phút vui buồn, khóc lóc...Hai anh em tôi và mẹ hớn hở ra về. Có lẽ v́ cao hứng nên chúng tôi ghé thăm nhà thơ Hữu Loan, người bạn cũ ở Thanh Hoá. Đáng nhẽ về thẳng Hà Nội, nhưng chắc c̣n luyến tiếc những giờ phút quư báu xúc động buổi sáng đó nên chúng tôi quay trở ngược lại cầu Hàm Rồng để chụp ảnh với cô Phương. Kỳ này mẹ tôi không phản đối nữa mà c̣n hăm hở muốn gặp cô Phương. Cô Phương vui vẻ cho biết thêm: “Cụ ông lại vừa về cho biết đă đăng kư chỗ dạy học cho bà rồi”Lại thêm một ngạc nhiên: Mẹ tôi vốn là một giáo viên hồi hưu. Ngày xưa, mẹ tôi là người đàn bà Tây học. Khi lấy chồng, sinh con th́ ở nhà. Khi các con khôn lớn th́ bà mới đi dạy lại v́ sự khuyến khích của bố tôi. Thôi, không c̣n nghi ngờ ǵ nữa. Đúng là vong linh của bố tôi rồi! Lúc nào bố tôi cũng muốn mẹ tôi sử dụng cái tri thức của ḿnh. Ngày hôm đó là ngày trọng đại của đời tôi. Tôi thấy cụ thể sự hiện hữu của Linh hồn và cơi âm. Dù cho sau này cô Phương có nói bậy ǵ đi nữa, các cô gọi hồn khác, các nhà ngoại cảm khác đôi khi có nói bậy v́ mưu sinh th́ kết quả của ngày hôm đó vẫn không thể chối căi được, nếu không nói là được tuyệt đối chấp nhận. Khác nào như ta cố gắng gọi điện thoại cho người thân, đường dây rất khó khăn, rất xấu, nhưng chỉ một lần thôi ta nghe rơ tiếng người thân tṛ chuyện với ta về những chuyện gia đ́nh mà người ngoài không thể biết được, th́ cũng khá đủ cho ta biết rằng người thân của ta vẫn tồn tại. Tuy ta không nh́n thấy được v́ giới hạn của ngũ quan, nhưng người thân quá cố của ta vẫn tồn tại với các kư ức, với các kỷ niệm dưới một dạng nào đó mà ta không biết, ta tạm gọi là “Linh hồn”, trong một thế giới nào đó mà ta cũng không biết, tạm gọi là “cơi âm” (để phân biệt với cơi Dương mà ta đang sống) hay theo kiểu Tây Phương gọi là “Cuộc đời sau khi chết” (“Life after death”) Sau này mỗi lần về thăm quê hương, tôi đều đưa mẹ tới gặp cô Phương. Lần sau cùng mẹ tôi gặp cô ấy là cuối năm 2005. Khi đó mẹ tôi vẫn c̣n khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Trước khi ra về, cô Phương nói nhỏ với tôi: “Cụ ông nhớ bà lắm. Cụ ông sắp đưa bà về rồi.. Một cách b́nh yên”. Ít lâu sau, mẹ tôi mất rất nhanh. Sau này tôi có gặp nhiều nhà ngoại cảm khác ở Việt Nam, họ cũng có khả năng như cô Phương – cô Bằng, cô Thao, cô Mến trên đường từ Hà Nội qua Hải Dương đến Hải Pḥng. Tôi cũng đă gặp các nhà ngoại cảm t́m mộ như Cậu Liên, anh Nguyễn Khắc Bảy, cô Phan Thị Bích Hằng… Tôi cũng đă gặp các nhà khoa học nghiên cứu về tâm linh như TS Nguyễn Chu Phác, GS Ngô Đạt Tam, GS Phi Phi, TS Ngô Kiều Oanh… làm việc ở các cơ quan khác nhau. Tôi đă được đọc câu kết luận của một tài liệu ở Việt Nam (không phổ biến công khai) như sau: “Thế giới tâm linh là có thật. Đó là một thực tế khách quan cần được các nhà khoa học nghiên cứu nghiêm túc. Chúng ta hăy b́nh tĩnh, khách quan lắng nghe những lời nhắn nhủ từ thế giới tâm linh để có cuộc sống nhân ái hơn, lương thiện hơn”.

  4. #2124
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    T́m không ra tài liệu về tên" Anh Bảy Chà " , nhưng thấy có tin sau :

    * Khoảng 1971 diễn viên hề Xuân Phát viết hai tuồng cải lương, một nói về người Tàu (T́nh Chú Thoàn) và một nói về người Ấn Độ (T́nh Anh Bảy Chà). Cả hai tuồng đều được đoàn Dạ Lư Hương tŕnh diễn rất ăn khách.

    Đồng thời lúc ấy đào Mộng Tuyền cũng lấy vở “T́nh Anh Bảy Chà” đưa lên truyền h́nh, được phát h́nh đến ba lần chẳng hề nghe thấy một phản ứng nào của ai cả. Thế nhưng, vài tháng sau đài truyền h́nh cho chiếu trở lại tuồng “T́nh Anh Bảy Chà” th́ bỗng dưng lần này Hội Ấn Kiều Sài G̣n lên tiếng phản ứng bằng một bức thư gởi báo chí mà nội dung chính yếu như sau đây:

    Kính nhờ quư báo vui ḷng dành cột báo nơi trang kịch trường đăng giúp chúng tôi vài ư kiến về vở “T́nh Anh Bảy Chà” của Xuân Phát đă được đài truyền h́nh Việt Nam cho chiếu lại vào tối Chúa Nhựt 25/7/71 vừa qua.

    Sau khi xem xong vở hát nói trên, nhóm Ấn kiều chúng tôi vô cùng phẫn nộ v́ “Một vài h́nh ảnh có tính cách phỉ báng, mạ lỵ bôi lọ tôn giáo chúng tôi”.

    Ở đây chúng tôi không đề cập đến diễn viên v́ tất cả là do soạn giả chịu trách nhiệm. Trong tuồng nêu lên nhân vật Anh Bảy Chà cho tiền góp có vợ Việt Nam tên Mohammach Apdoul Cira mà các diễn viên cố t́nh nói lái là Cari. Trước hết chúng tôi xin nói rơ cho ông Xuân Phát hiểu thế nào là tập tục của người Ấn.

    Người Ấn chia làm 2 phái:

    1) Theo Hồi Giáo.

    2) Ba La Môn.

    Theo Hồi Giáo luật quy định sẵn là người Hồi Giáo không cho tiền góp lấy lời v́ đó là một trong những điều răng cấm. Và người Hồi Giáo không hề có bàn thờ trong nhà cũng như ngồi quỳ lạy than khóc kêu réo vợ con như anh Bảy Xuân Phát đă tạo ra. Trái lại đó là người Bà La Môn th́ không bao giờ có tên Mohammach Apdoul v́ chỉ có những người theo Hồi Giáo (Islam) mới có tên nầy.

    Cách trang phục của Anh Bảy do Thành Được ăn mặc và nón đội là của người Hồi Giáo. Nhân vật đó theo Bà La Môn có cúng thờ không thể cho ăn mặc như vậy được. Và người Bà La Môn cho tiền góp họ chỉ mặc cái chăn hoàn toàn trắng, đầu không đội nón. Soạn giả đă lệch lạc thiếu nghiên cứu và không biết phân biệt giữa 2 phái Bà La Môn và Hồi Giáo.

    Soạn giả Xuân Phát cố t́nh đem tôn giáo chúng tôi ra làm tṛ đùa giỡn có tính cách mua vui nghệ thuật? Đó là h́nh ảnh ngôn ngữ có tính cách phỉ báng, mạ lỵ và xuyên tạc tôn giáo chúng tôi.

    Chúng tôi cực lực phản đối hành động, thái độ của Xuân Phát và xin yêu cầu:

    1) Đài truyền h́nh không tiếp tục phát h́nh vở “T́nh Anh Bảy Chà.”

    2) Ban giám đốc Dạ Lư Hương, bà Mộng Tuyền và riêng ông Xuân Phát không tiếp tục cho diễn vở này.

    Chắc hẳn ông Xuân Phát cũng sẽ buồn khi thấy ai đem tôn giáo của ḿnh ra làm tṛ diễu cợt? Ông đă không am tường phong tục tập quán của người Ấn và lầm lẫn giữa 2 phái Bà La Môn và Hồi Giáo.

    Phải chăng ông chỉ nghĩ đến ư nghĩ diễu cợt khi nghĩ đến người Ấn cho vui và trả đũa bằng h́nh thức văn nghệ. Ông có đủ can đảm chấp nhận cái không hiểu về tập tục của ông không? Không thiếu ǵ cách cho ông sáng tác nhiều h́nh ảnh nghĩa cử cao đẹp của quê hương trong hoàn cảnh chiến tranh, tại sao không sáng tác mà cứ mỗi lần cầm bút là nghĩ ngay đến cách chế diễu người Tàu (vở T́nh Chú Thoàn), người Ấn (vở T́nh Chú Thoàn). Ông nên xét lại.

    Nay kính

    TM. Hội Ấn Kiều Sài G̣n

    Mohammach Apdoul Hamide

  5. #2125
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526
    Quote Originally Posted by johnchamber View Post


    Thưa mấy cái này hay hay mà nhứt đầu à nha
    Cũng nghe người lớn nói Chú Ba(Sau Cậu cả,hay Anh Hai)tỏ ra sự "kính trọng" có phần thấp hơn về vai vế
    C̣n người Tàu Mạc Cửu Hà Tiên thuộc "Đẳng Cấp" cao hơn.Theo thiển ư người Miền Tây có vẻ thân ái với người Tàu hơn. Có nơi người ta c̣n gọi là Chú Tḥn
    C̣n Chệt th́ thua
    Thân ái
    Có người nói là trong cuộc di dân theo chúa Nguyễn vào đàng trong (Nam) th́ người anh cả của gia đ́nh thường ở lại quê nhà để lo hương hoả thờ phụng tổ tiên, c̣n người anh hai trở đi th́ mới lên đường khai hoang lập ấp ở đàng trong .

    Theo thời gian các thế hệ kế tiếp gọi người con đầu ḷng là anh hai, một phần do kiêng cữ, sợ ông bà bắt đi (về cơi âm) , nên không giám gọi là anh cả nữa ...

    C̣n anh ba, chú ba th́ đúng là theo thứ hạng tiền chủ hậu khách , chú là tàu phù chú phải sau tôi, tôi là anh 2 rồi và chú th́ thứ 3 đó nhe ...Tàu mà ....:mad:

    C̣n chú 7 kia, đen quá đi, xa quá, hỗng có ǵ gần gũi cho mấy nên là thứ 7 thôi ...:o

  6. #2126
    Member Pleiku's Avatar
    Join Date
    03-07-2011
    Posts
    1,432
    Quote Originally Posted by johnchamber View Post


    Thưa mấy cái này hay hay mà nhứt đầu à nha
    Cũng nghe người lớn nói Chú Ba(Sau Cậu cả,hay Anh Hai)tỏ ra sự "kính trọng" có phần thấp hơn về vai vế
    C̣n người Tàu Mạc Cửu Hà Tiên thuộc "Đẳng Cấp" cao hơn.Theo thiển ư người Miền Tây có vẻ thân ái với người Tàu hơn. Có nơi người ta c̣n gọi là Chú Tḥn
    C̣n Chệt th́ thua
    Thân ái
    Tại sao lại là anh Ba Tàu, anh Bảy cà-ri ????....Có ǵ khó đâu.
    Thứ nhứt trong gia đ́nh người Nam không có Cả mà chỉ có anh Hai, chị Hai mà thôi.
    Thứ hai trong Nam có nhiều chủng tộc : Kinh (chúa tể th́ là thứ Hai); Tàu trông được, gần gốing nhứt th́ cho là thứ Ba (thành Ba Tàu); Kế đến Miên số đông ở lục tỉnh nên là thứ Tư; Chàm đứng thứ Năm; rồi đến người Thượng trên Cao nguyên chỉ có da hơi đen chút nhưng cũng gốing nên giử thứ Sáu.....Chỉ có anh Ấn Độ th́ trông không going ai trong đám nầy nên phải đứng thứ Bảy thôi (thành Bảy cà-ri)...


  7. #2127
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Pleiku View Post
    Tại sao lại là anh Ba Tàu, anh Bảy cà-ri ????....Có ǵ khó đâu.
    Thứ nhứt trong gia đ́nh người Nam không có Cả mà chỉ có anh Hai, chị Hai mà thôi.
    Thứ hai trong Nam có nhiều chủng tộc : Kinh (chúa tể th́ là thứ Hai); Tàu trông được, gần gốing nhứt th́ cho là thứ Ba (thành Ba Tàu); Kế đến Miên số đông ở lục tỉnh nên là thứ Tư; Chàm đứng thứ Năm; rồi đến người Thượng trên Cao nguyên chỉ có da hơi đen chút nhưng cũng gốing nên giử thứ Sáu.....Chỉ có anh Ấn Độ th́ trông không giống ai trong đám nầy nên phải đứng thứ Bảy thôi (thành Bảy cà-ri)...
    [/IMG][/URL]
    Vậy th́ Obama phải xếp hàng thứ Tám rồi .

  8. #2128
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526
    Quote Originally Posted by Pleiku View Post
    Tại sao lại là anh Ba Tàu, anh Bảy cà-ri ????....Có ǵ khó đâu.
    Thứ nhứt trong gia đ́nh người Nam không có Cả mà chỉ có anh Hai, chị Hai mà thôi.
    Thứ hai trong Nam có nhiều chủng tộc : Kinh (chúa tể th́ là thứ Hai); Tàu trông được, gần gốing nhứt th́ cho là thứ Ba (thành Ba Tàu); Kế đến Miên số đông ở lục tỉnh nên là thứ Tư; Chàm đứng thứ Năm; rồi đến người Thượng trên Cao nguyên chỉ có da hơi đen chút nhưng cũng gốing nên giử thứ Sáu.....Chỉ có anh Ấn Độ th́ trông không going ai trong đám nầy nên phải đứng thứ Bảy thôi (thành Bảy cà-ri)...

    Vậy th́ đúng rồi !! hi h́ . Nhưng mà anh cả , chị cả đâu ? đă bảo để lại ở Bắc mà . Ngoài Bắc thích gọi cái ǵ lớn là "cả ", chẳng hạn đôi đũa cả dùng để sới cơm (xới hay sới ?) . No' cũng được làm bằng tre, nhưng to nhu ngón chân cái và dẹp trông như cái dằm tí hon ( dằm thật th́ dùng để bơi xuồng trong Nam) nó là lănh đạo của mấy đôi đũa nhỏ .

    Trong Nam khong dùng đôi đũa cả chi cho lôi thôi, ma` xài cái "giá" nhôm xúc cơm cho tiện , nó có họ hàng với cái muỗng nhỏ chứ không bà con ǵ với đôi đũa con .

    Saig̣n c̣n 1 điều thú vị mà hồi nhỏ tôi hiểu lầm, trong xóm có mấy đứa nhỏ gọi mẹ nó là má 2, má 3, má 4. Ban đầu tôi tưởng đó là các ba vợ cùng 1 chồng như trên đất Bắc có bà cả, bà hai, bà ba. Sau này mới biết đó là chị em bạn d́ , và họ cưng những đứa con cháu chung nên cho chúng nó gọi như vậy . Trông rất dễ thương và thân mật lắm .

  9. #2129
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Mau_Than_68 View Post
    Saig̣n c̣n 1 điều thú vị mà hồi nhỏ tôi hiểu lầm, trong xóm có mấy đứa nhỏ gọi mẹ nó là má 2, má 3, má 4. Ban đầu tôi tưởng đó là các ba vợ cùng 1 chồng như trên đất Bắc có bà cả, bà hai, bà ba. Sau này mới biết đó là chị em bạn d́ , và họ cưng những đứa con cháu chung nên cho chúng nó gọi như vậy . Trông rất dễ thương và thân mật lắm .

    Đại gia đ́nh Tigon cũng vậy . Ngoại trừ Tigon là " Bác Hai " , c̣n tất cả các D́ và Mợ đều được đám trẻ gọi bằng Má : Má Ba , Má Tư , Má Út ... nghe thật là dễ thương .

    Đám cháu thế hệ thứ 3 cũng thế , không gọi các Bà là " Bà Chẻ " như ngoài Hà Nội thường gọi ( thế hệ chúng tôi ), mà chúng gọi Bà Hai , Bà Ba , Bà Tư, Bà Út ...

  10. #2130
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Saigon thuở ấy ; những tiếng gọi...

    Góp ư..
    Anh Bày Chà và.. Chà và có lẽ do gốc của chữ JAVA, ám chỉ người Nam Dương và Mă lai. nmq khi vô đến mien Nam, sau một vài tiếp xúc.. mới biết đến X́ thẩu, chú Ba.. bang hội của người trung hoa, cờ bạc như Kim chung Đại thế giới.. cũng như người trung hoa được Pháp cho đặc quyền buôn bán nha phiến như làm đai lư bán thuốc phiện (Regime d'Opium/RO), xay xát lúa gạo mien Tay.
    C̣n như anh Bảy Hynos.. th́ chuyên về may mặc âu phục b́nh dân, cũng như cho vay nặng lăi.. xanh xít.. đít đui (cinq, six/dix douze). Nhưng anh Bảy c̣n có nghề nữa là đất đai bỏ hoang.. các anh này đều thu mua hết rồi cắm bảng chủ quyền !!...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 15 users browsing this thread. (0 members and 15 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •