Page 28 of 304 FirstFirst ... 182425262728293031323878128 ... LastLast
Results 271 to 280 of 3035

Thread: Nghe Chuyện Hà Nội

  1. #271
    Vân Nương
    Khách

    Hồn Bướm Mơ Tiên P VII - (Ngọc viết thư tỏ tình )

    Sáng hôm sau cảnh chùa Long Giáng trở lại yên lặng như mọi ngày thường, v́ việc đàn chay đă kết liễu.

    Măi hơn bảy giờ, Ngọc mới thức giấc, mắt nhắm mắt mở nh́n qua cửa sổ ra ngoài, thấy ngổn ngang các án thư bỏ lổng chổng ở giữa sân. Gần tường hoa, một đống tro tàn cao ngất, đó là đồ mă đốt tối hôm qua.

    Sau mấy buổi huyên náo, sự tĩnh mịch của nơi tam thanh càng thấy rơ rệt hơn trước.

    Ngắm cảnh tẻ ngắt, Ngọc có cảm tưởng buồn rầu, như sau mấy ngày tết Nguyên Đán. Chùa Long Giáng ủ rũ chẳng khác một cô con gái thôn quê trong ba hôm tết thắng bộ cánh đẹp, rồi hết tết lại cởi ra mà mặc bộ quần áo nâu sồng.

    Ngọc ngồi nghĩ vơ nghĩ vẫn, hồi nhớ đến câu chuyện tối hôm qua. Sau khi rời chỗ đàn chay, chàng ra đường, đi lang thang măi đến một hai giờ sáng mới trở về chùa. Đi đâu? Chàng cũng chẳng biết đi đâu, và cũng chẳng định đi đâu, chí cốt vắng chùa trong một thời gian khá lâu để chú Lan ngờ vực mà thôi. V́ nay chàng đă yên trí, chàng đă chắc chắn rằng chú là gái cải nam trang.

    Ôn lại các việc xảy ra, những sự mắt thấy tai nghe, từ dáng điệu, nước da, lời nói, cho tới những ư tứ giữ ǵn, khép nép, Ngọc không c̣n thể nào cho rằng chú tiểu xinh xắn kia là trai được nữa. Chàng mừng thầm sung sướng, và hi vọng.

    Cánh cửa khẽ đẩy, chú Lan rón rén bước vào pḥng, nét mặt nghiêm trang. Chú đặt một bao chè tàu xuống bàn, nói:
    - Cụ truyền biếu ống bao chè để ông xơi nước. Chè này của bà Hàn cúng cụ hôm qua.
    - Chú bạch cụ hộ tôi rằng tôi xin đa tạ cụ nhé. Ư hẳn cụ cũng biết tôi có cái ấm cồn.
    - Ông để chúng tôi hầu cũng được, can chi lại phải đun nước lấy.
    Ngọc mỉm cười nh́n Lan:
    - Ấy v́ tôi sợ làm phiền chú, nên tôi viết giấy về nhà xin gửi lên cho đủ thứ.
    - À, ra bữa nọ anh người nhà mang lên ở trong bồ đấy?
    - Chính phải.
    - Tôi thấy có cả quyển Kiều và quyển Phật Giáo Đại Quan nữa.
    Ngọc mừng rỡ vội hỏi:
    - Chú biết quốc ngữ?

    Lan điềm nhiên:
    - Vâng. Chữ quốc ngữ học dễ, học chỉ độ mươi hôm là đọc được. Làm ǵ mà không biết.
    - Ồ, thế th́ hay quá nhỉ?
    Ngọc nghĩ đến việc đương dự định, buột miệng nói ra câu ấy, nhưng Lan lại hiểu theo một cách khác, nên trả lời:
    - Đời bây giờ, ai không biết quốc ngữ? Lạ! Sao ông cứ nh́n tôi, ông cười vậy?
    - Chú ạ, tôi đương nghĩ đến chú th́ thấy chú vào. Tôi cho rằng tư tưởng chúng ta có liên lạc với nhau nên chúng ta mới có thể viễn cảm tới nhau như vậy. V́ thế nên tôi cười, chú đừng vội giận.
    - Ông nói những ǵ, tôi không hiểu.
    Lan đứng đưa mắt nh́n quanh pḥng, rồi mỉm cười khen:
    - Cái buồng này ông mới bài trí lại trông đẹp nhỉ.
    - Phải, tôi trang hoàng thế để khi chú có bước chân vào trông đỡ bề bộn, chướng mắt.
    Lan, hai má đỏ bừng, cúi mặt trả lời.
    - Ông cứ dạy quá lời, tôi chỉ đáng là đầy tớ ông.
    Ngọc nói đùa: "A di đà phật!". Rồi cười khanh khách, khiến Lan xấu hổ cắm đầu chạy thẳng.
    Rửa mặt xong, Ngọc đem ấm cồn ra đun nước. Ngắm lại pḥng một lượt, và nhớ tới câu khen ngợi của Lan, Ngọc lại mỉm mỉm ngồi cười.
    - Thực ra cái pḥng của ta giống như pḥng riêng của một sinh viên trường Đại học.
    Mà thực vậy, cái giường mắc màn ren, cái bàn thờ dùng làm án sách, cái án thư trên phủ lá cờ dạ xanh dùng làm bàn viết trông đều sáng sủa, sạch sẽ. Khác hẳn hôm mới tới, trong pḥng trơ trọi cái giường buông chiếc màn nâu. Các tranh ảnh cùng những bức thủy họa của chàng treo ở tường càng tôn vẻ nhă nhặn, âu yếm của gian nhà trai con con.

    Ngọc tự hỏi: Trang hoàng như thế để làm ǵ?
    Chàng tự hỏi rồi nhách một nụ cười: Thôi, ta yêu mất rồi!
    Mà chính thế. Phải tay thần Ái t́nh mới có cho bày trí một cảnh u ám, buồn rầu nên cảnh dịu dàng ngộ nghĩnh thật, lên ở chùa mới biết yêu, mới biết yêu là có thú vị... Song chẳng lẽ ta cứ yêu cuồng, yêu bóng măi? Thế th́ cũng uổng, thà chả yêu cho xong.
    Liên tưởng của ư nghĩa tự nhiên nhắc Ngọc ôn lại một câu Kiều, chàng buột miệng ngâm nga:
    Yêu nhau th́ lại bằng mười phụ nhau.

    Ừ phải, người ta tu hành. Tội nghiệp!
    Muốn cố giữ cho khỏi nghĩ vơ vẫn, Ngọc lấy quyển sách bàn về đạo Phật của David mà chàng vừa mua tuần lễ trước ra coi. Nhưng mới đọc được vài trang đă chán ngắt, chàng lại gấp sách lại. Bỗng chàng giật ḿnh, mấy giọt nước nóng bắn vào tay. Th́ ra ấm nước đặt trên bếp cồn sôi từ bao giờ mà chàng vẫn không biết. Đến cả tiếng nước reo, chàng cũng không nghe thấy.

    Ngọc xoa tay mỉm cười, lấy ấm ra pha chè. Uống mấy chén liên tâm, chàng thấy tinh thần tỉnh táo, tâm trí hớn hở và ngắm cuộc đời, chàng có rất nhiều tư tưởng lạc quan. Rồi nghĩ chuyện nọ nhảy sang chuyện kia, lẩn mẩn chàng tự đặt ḿnh vào địa vị Từ Thức sống trong cảnh động Phi Lai.

    Bấy giờ nh́n qua cửa sổ, ngắm cảnh đồi thoai thoải sau chùa, chàng thấy hiện ra nhiều vẻ xinh đẹp, những vẻ xinh đẹp huyền bí. Chàng tưởng tượng dưới đám lá chè lấp lánh, rung động bởi ngọn gió dịu dàng mơn trớn, một cô tiên yểu điệu đương ngồi mơ màng thầm nhớ tới ai.
    Chàng mỉm cười, mỉm cười với cảnh vật, mỉm cười với làn không khí bao bọc người yêu...
    Cúi nh́n xuống cái vườn con bên cạnh cửa sổ, bỗng chàng chú ư, và mắt chàng đăm đăm không chớp: Trong hai khỏang tṛn đất mới xới, bên cây đại cành khô khan, da mốc thếch, có hai cây ngọc lan nhỏ mềm mại, ai vừa trồng, mỗi cây ngọn nở một bông hoa trắng muốt.
    Chàng chú ư đến là v́ tâm trí đương bị cái tên Lan đẹp đẽ ám ảnh... Chàng ngây ngất người ngẫm nghĩ:
    "Ngọc Lan! Có lẽ thế chăng? Âu yếm mà kín đáo lắm!
    Chàng thấy ḷng phấn khởi, mạnh bạo, và chàng chép miệng nói một ḿnh: Chà, th́ ta cứ thử liều một chuyến xem nào! Không vào hang hổ sao bắt được hổ con?
    Câu nói có vẻ "tuồng" khiến chàng cũng phải ph́ cười. Mà vào hang hổ th́ đă lấy ǵ làm nguy hiểm. Chỉ có việc đem giấy bút ra viết một bức thư.
    Bức thư ấy, trước kia, đă ba bốn lần Ngọc viết rồi, nhưng mỗi lần viết xong, chàng lại xé nhỏ vứt đi, v́ một là chàng sợ Lan không biết quốc ngữ, hai là chàng sợ bị cự tuyệt. Lần này th́ chàng nhất định quả quyết. Liền mở hộp giấy viết thư màu tím lấy một tờ ngồi viết:
    Chú Lan mới được hai chữ, Ngọc đă chau mày tắc lưỡi xóa đi.
    - Không được. Chẳng chú nữa.
    Chàng liền lấy tờ giấy khác viết lại:
    Cô Thi Nam vô A di đà Phật! Tôi bắt đầu bức thư của tôi bằng một câu niệm Phật, để xin Phật độ tŕ cho kẻ khổ sở này, như Phật đă độ tŕ cho hết thảy các chúng sinh. V́ tôi chỉ là một người lạc lối trong rừng người, như một hạt cát bị vùi trong băi cát sông Hằng Hà.

    Nhưng cô cũng là một người, cũng chỉ là một người. Dù cô muốn xa lánh cơi tục, rứt bỏ trần duyên, song cái bản tính của con người dễ một lúc mà cô xóa bỏ nổi được. Cái bản tính ấy là T́nh, là... A di đà Phật! Là Ái t́nh.

    Ái t́nh là bản tính của loài người, mà là hạnh phúc của chúng ta. Tôi yêu cô, và nếu tôi đoán không lầm th́ cô cũng chẳng ghét tôi, vậy can chi ta lại làm trái hạnh phúc của ta?
    Đức Thích Ca Mâu ni xuất thế để đưa linh hồn chúng sinh tới cơi Nát bàn mà hưởng hạnh phúc bất vong bất diệt.
    ... Nhưng hạnh phúc của chúng ta chỉ ở ái t́nh. Đó là... A di đà Phật! đó là Nát bàn của chúng ta.
    Mấy hôm nay tôi đọc quyển Phật giáo, tôi thấy tôi yêu đạo Phật. Tôi yêu đạo Phật th́ tôi lại càng yêu cô, tôi yêu một cách chân thành, tôi yêu trong linh hồn, trong lư tưởng. Cô tha thứ cho tôi, tôi không thể cứ yêu măi chú Lan, phải cho phép tôi yêu cái linh hồn thực của chú Lan mới được: cái linh hồn ấy, là cô Thi.

    Cô xem thư mà xét thấu ḷng này, th́ tức là cô vâng ư Phật cứu vớt được một linh hồn đương bị đắm đuối ở cơi nhân gian.

    Ngọc y phục chỉnh tề, rồi gấp thư cho vào phong b́, bỏ túi ra đi. Lên chùa trên, gặp chú Mộc, Ngọc đột nhiên hỏi:
    - Chú Lan đâu?
    Chú Mộc thấy Ngọc ngơ ngác, tưởng mới xảy ra sự ǵ:
    - Chú Lan ở vườn sắn sau chùa. Có chuyện ǵ đấy ông?
    Ngọc chỉ kịp trả lời một tiếng: "không", rồi lật đật đi thẳng, khiến chú Mộc ngạc nhiên đứng nh́n theo.
    Ra tới vườn sắn, v́ sắn lá cao mà lại trồng bên sườn đồi, chỗ hiện, chỗ khuất, nên đến năm phút sau, Ngọc lại nghe rơ tiếng sột sạt, mới t́m thấy nơi Lan đứng. Bên cạnh chú ngổn ngang một đống cây sắn nhổ lên c̣n để nguyên củ, cành và lá.
    Ư chừng Lan làm việc nhiều mệt nhọc, đứng thở, một tay để vào ngực. Ngọc rón rén đến sau lưng, ỡm ờ chào:
    - Ḱa, cô Thi!
    Lan thong thả quay mặt lại, điềm nhiên trả lời:
    - Không, tôi đây mà. Cô Thi nào dám vào vườn sắn của nhà chùa?
    Nói xong chú cười rũ rượi, chảy cả nước mắt, đỏ ửng cả hai má. Rồi lại nói tiếp:
    - A di đà Phật! ông muốn gặp cô Thi thời ra nhà cô ấy chứ.
    - Không, cô Thi khác, cô Thi của tôi kia.
    Lan không để ư đến câu trả lời của Ngọc, nh́n trời, nói:
    - Mặt giời đă lên cao, phải mang sắn về mới được, chẳng cụ quở.

    Chú liền lấy dây lạt buộc qua quưt lại bó sắn. C̣n Ngọc th́ tḥ tay vào túi rút bức thư ra, lại ấn bức thư vào, như thế đến ba bốn lượt.
    Lan vác bó sắn lên vai chào:
    - Thôi ông ở lại, tôi về chùa.
    Ngọc nói lúng túng: Được... này... tôi... à! Sao chú không bẻ lấy sắn đem về, c̣n cành lá th́ bỏ đi có nhẹ việc không?
    - Cành để giồng và đun chứ.
    Lan vừa trả lời, vừa bước xuống đồi.
    Ngọc đi theo như toan níu lại: Th́ hăy ở lại, chờ tôi rồi cùng về một thể.
    Lan sợ hăi, đặt vội bó sắn xuống đất:
    - Vâng, th́ ở lại. Nhưng ở lại làm ǵ mới được chứ?
    - Ở lại ngắm cảnh.
    - Giời nắng c̣n ngắm cảnh ǵ?
    - Nắng th́ ta ngồi xuống dưới bóng lá sắn. Này cô... Ngọc vừa nói vừa rút bức thư, này chú...
    - Ông dạy?
    - Hôm nay chắc mát giời...
    - Vâng, chắc mát giời...
    Hai người lại nh́n vớ vẫn. Ngọc toan đưa bức thư.

    6

    - Chú... ạ.
    - Dạ.
    - Sắn ăn ngon đấy chứ?
    - Vâng ngon. Nhưng ông để tôi đội về chẳng cụ kêu.
    - Chú để tôi mang đỡ.
    Lan không trả lời, đội bó sắn chạy vùn vụt xuống đồi, để trơ Ngọc đứng lại một ḿnh, bâng khuâng.
    Ngọc chép miệng thở dài. Rồi quả quyết lấy bức thư ra xé làm tư, vứt xuống đất.
    Về đến cổng chùa, Ngọc gặp chú Lan đi ra, có dáng vội vàng, hấp tấp. Chàng buồn rầu, chẳng thèm chào hỏi.
    Lan chạy một mạch lên đồi sắn. Đến chỗ ban năy, chú vui cười, nói:
    - Đây rồi!
    Th́ ra chú bỏ quên con dao nhọn dùng để đào và chặt sắn. Bỗng chú đâm đâm cúi nh́n, nói một ḿnh: "Không biết giấy ǵ của ông ấy thế này? "
    Ngắm kỹ Lan nhận ra cái phong b́ b́ xé làm bốn mảnh. Trên một mảnh thấy có hai chữ:
    Cô Thi thốt nhiên Lan buột ra câu hỏi: "Cô Thi nào? "

    Lan ngồi cặm cụi chắp lại các mảnh thư ở trong phong b́.
    Bên ḿnh gió thổi xô xát lá sắn, tiếng kêu lạt sạt. Những mảnh giấy tím chỉ chực bay. Lan phải lấy những viên gạch chặn lên trên.
    Một lát sau, khi đă đọc xong bức thư, Lan c̣n thơ thẩn trên đồi.
    Gió càng thổi dữ, các tà áo Lan bay phấp phới mà tim Lan đập mạnh như cũng bị sức gió làm xao xuyến.
    Lan buồn rầu nghĩ ngợi, hai má có ngấn hai hàng lệ.
    Bỗng tiếng mơ tụng kinh ở chùa đưa tới. Một nụ cười kín đáo nở trên môi, Lan thong thả trở về.
    Qua dăy pḥng nhà trai, Lan liếc mắt thấy Ngọc ngồi ngưỡng cửa tay t́ vào má có dáng tư lự. Thoáng thấy Lan, Ngọc khẽ gật chào, nhưng Lan yên lặng, rảo bước đi thẳng lên chùa trên.
    Lan khẽ ẩy cửa rón rén đến gần bàn thờ nh́n trước nh́n sau, như người mới phạm một trọng tội mà có kẻ biết sắp đem tố giác.
    Ngửi thấy mùi trầm ngào ngạt, nghe thấy tiếng tụng kinh dịu dàng, Lan tươi cười thở dài, như kẻ ngă xuống sông vừa ngoi lên được mặt nước.

    Làn không khí êm đềm tịch mịch bao bọc những pho bụt khổng lồ, nét mặt thản nhiên. Trên bụt gỗ, sư cụ khoác áo cà sa ngồi ngay thẳng như một pho tượng, chỉ hơi mấp máy cặp môi, và động đậy cánh tay gơ mơ.

    Lan đứng sững hồi lâu, mắt nhắm lim dim hai tay chắp ngực, rồi thong thả, nhẹ nhành như cái bóng, mon men lại sau lưng sư cụ, ngồi xệp xuống đất lâm râm khấn...
    - Hết phần VII -

  2. #272
    Vân Nương
    Khách

    Hồn Bướm Mơ Tiên - phần VIII

    Trưa hôm ấy sư cụ gọi chú Lan bảo:
    - Thôi, chú đừng đi hái chè nữa, ta nhờ mang bánh vớt chè sang tạ sư ông bên chùa Long Vân.
    Ngọc tiến lên nói:
    - Bạch cụ, cho phép cháu cùng đi với chú Lan sang Long Vân. Cháu nghe nói chùa Long Vân có cái giếng thờ, nước uống mát lắm.
    Sư cụ ngần ngại: đường nhiều dốc, sợ cháu đi mệt nhọc.
    Ngọc cười:
    - Bạch cụ, cháu học ở trường Canh nông, cày ruộng c̣n được nữa là trèo dốc, đă lấy ǵ làm khó nhọc.
    - Cái đó tùy cháu.
    Khi xuống nhà trai, Ngọc vui sướng chạy lại hỏi chú Lan:
    - Chú có bằng ḷng để tôi cùng đi không?
    Lan cười gượng:
    - Càng hay cho tôi, đi đường xa đỡ buồn chứ sao?
    Rồi chú lẳng lặng xếp các thức vào trong chiếc tay nải nâu, thắt miệng lại. Ngọc đứng sát gần khiến Lan né người xích ra. Ngọc nhắc cái tay nải vắt lên vai một cách gọn gàng.
    Lan cười nói:
    - Ông vác nhẹn, nhỉ!
    Ngọc nói đùa: đi làm phu gạo măi lại chẳng vác nhẹn.
    Lan cố giữ nét mặt lănh đạm, cắn môi, chau mày, ngỏanh nh́n ra ngoài sân. Nhưng lần nào chỉ giữ nghiêm klhắc được một lúc, rồi thấy Ngọc vui vẻ nói bông đùa, chú lại quên baÜng đi mà cùng cười, cũng nói bông đùa với bạn:
    - Ông phu gạo này, nghe chừng yếu ớt lắm. Hôm mới đến chùa xách có cái va li c̣n thở hồng hộc, leo lên dốc khó khăn nặng nhọc là thế, nữa là vai vác bao gạo.
    - Chú nhớ lâu nhỉ? Ngọc, nét mặt tươi cười sung sướng, hồi tưởng lại hôm mới tới chùa. Chàng nghĩ thầm: "Hắn không có cảm t́nh với ta th́ sao hắn nhớ kỹ càng cái buổi mới gặp nhau như thế? "
    Chàng chợt nhớ đến hai cây ngọc lan, liền quay lại hỏi:
    - Hai cây ngọc lan, ở bên cửa sổ buồng tôi, chú giồng đấy, phải không?
    Lan luống cuống, không trả lời. Ngọc lại nói:

    - Cảm ơn chú nhé! Tên cái cây ấy hay nhỉ, chú nhỉ? Mà có ư nghĩa lắm.
    Lan đáp:
    - Vâng, rất có ư nghĩa: sắc trắng như Ngọc, hương thơm như Lan.
    Ngọc cười:
    - C̣n ư nghĩa khác nữa kia. Chắc chú cũng biết chuyện Nhị Độ Mai?
    Lan quay nh́n ra sân đáp:
    - Không.
    - Chú ạ, đối với hai cây ngọc lan của chú, tôi sẽ là chàng Mai Sinh trong truyện Nhị Độ Mai, sáng chiều nào cũng xin chăm nom vun tưới, cho chóng nẩy nở hoa thơm.
    Lan hai má hồng hồng, ngượng nghịu vắt tay nải lên vai giục bạn:
    - Thưa ông, ta đi thôi.
    Hai người lẳng lặng cùng đi, không ai nói năng chi nữa...
    Ở một ngọn đồi xuống phía bên kia, phong cảnh khác hẳn, không c̣n thấy cánh đồng chân rạ, mà chỉ nhan nhản thấy nương khoai, cùng vườn mía. Hai người không bảo nhau mà cùng đứng lại ngắm cảnh, v́ gặp chỗ có bóng mát.

    Đi một quăng nữa, bỗng phải dừng lại ở trước một cái suối, dưới có vạch nước chảy róc rách trong veo, giữa ḷng cát trắng. Bên bờ suối mấy gốc cây thông già gió chiều hiu hắt, lá thông khô lác đác rơi xuống suối rồi theo gịng nước trong trôi đi.
    Lan bảo bạn:
    - Thôi nguy rồi. Ta đi nhầm đường rồi.
    Ngọc ngơ ngác hỏi:
    - Bây giờ làm thế nào?
    -Chỉ có một cách là đi ṿng lại, chứ qua sao được cái suối này?
    Ngọc vừa nói, vừa nhảy sang bờ bên kia, rất nhẹ nhàng. Lan cười:
    - Ông nhảy giỏi quá!
    Nói chưa dứt lời th́ Ngọc lại đă nhảy sang bờ bên này. Ngọc bảo Lan:
    - Chú đưa tay nải cho tôi.
    - Đưa làm ǵ?
    - Chú cứ đưa đây.
    - Th́ đây.
    Ngọc đỡ tay nải nhảy ngoắt sang bên kia đặt xuống, đứng nh́n Lan, cười. Lan ngạc nhiên hỏi:
    - Thế c̣n tôi?
    Ngọc cố nhịn cười:
    - Hay chú để tôi cơng.
    Lan giẫy nẩy:
    - Ấy chết, sao lại thế?

    Ngọc nghiễm nhiên:
    - Được mà, không hề ǵ mà.
    Lan làm mặt điềm tĩnh:
    - Thôi ông đợi đấy, nghỉ chân, để tôi đi ṿng sang đồi kia.
    Lan miệng nói, chân bước. Ngọc vội nhảy sang, giữ lại:
    - Tôi nghĩ ra cách này rồi.
    - Cách ǵ?
    - Tôi sang bên kia đưa tay cho chú nắm, để kéo chú sang.
    Lan ngẫm nghĩ một lát rồi tắc lưỡi:
    - Thôi cũng liều, ngă chết thôi.
    - Không hề ǵ đâu chú đừng sợ.
    Ngọc nhảy sang bên kia, nghiêng ḿnh trên ḍng nước. Lan ngần ngừ một lúc mới nắm tay chàng. Ngọc nói:
    - Chú giữ chặt... Nào, ...hấp!...

    Lan nhắm mắt nhảy liều. Ngọc kéo mạnh quá khiến chú tiểu mất thăng bằng ôm lấy chàng, Lan bẽn lẽn vội cuối xuống cầm tay nải đặt lên vai đi liền. Ngọc cười mủm mỉm, như nói một ḿnh:
    - Tay chú xinh quá, nhỏ và mát như tay con gái.
    Lan không trả lời, giơ tay trỏ về phía trái bảo Ngọc:
    - Chùa Long Vân kia rồi.
    Hai người đi quanh co, ṿng hai đồi cỏ nữa và nửa giờ sau trèo tới chùa. Lan thuộc lối đưa Ngọc đi thẳng vào nhà trai, mời chàng ngồi ở trường kỷ, bày các phẩm vật lên bàn, rồi vội vàng xuống nhà tổ. Một lát, Lan theo sư ông đi lên. Sư ông đă gặp Ngọc ở Long Giáng hôm đàn chay nên vui mừng chào hỏi:
    - Nam mô A di đà Phật! Quư hóa quá. Xa xôi thế mà quan tham cũng chịu khó sang thăm.
    Nói chuyện một lát, sư ông quay lại hỏi Lan:
    - Chú xuống nhà xem cơm nước chú Qú chú ấy làm có ăn được không.
    Ngọc đỡ lời:
    - Thôi, sư cho chúng tôi về kẻo tối.
    - Không được. Chả mấy khi quan đến văn cảnh bản am, thế nào cũng phải mời quan xơi bữa cơm chay. Lúc khác th́ thực không dám giữ quan ở lại v́ cơm nhà chùa muối dưa thanh đạm chả có ǵ. Nhưng hôm nay vừa có bà Cửu biếu mâm cổ chay, nên mới dám mời quan...

    Ngọc nh́n Lan, hỏi:
    - Sư ông cho ăn cơm, chú nghĩ sao?

    Lan ngượng nghịu măi mới ấp úng trả lời:
    - Thưa quan, sư ông tôi đă có ḷng quư mến giữ quan xơi cơm th́ quan nên nhận lời, giời hăy c̣n sớm.
    Ngọc thấy Lan gọi ḿnh là quan th́ không nhịn cười được, khiến sư ông ngơ ngác nh́n không hiểu. Rồi sư ông cũng cười, cho rằng cánh tây học họ vẫn trẻ con như thế.
    Một lúc lâu chú Qú bưng lên một mâm gỗ vuông sơn son, trong có hai cái bát nấu có gị, nem chay, trông rất long trọng.
    Ngọc và sư ông ngồi xuống ghế ngựa sắp sửa cầm đũa th́ bỗng trời tối sập lại, gió thổi dữ dội, mây đen kéo đến rất mau, cát sỏi bay tứ tung, ầm ầm như phá phách. Sư ông vội vàng đứng dậy cùng hai chú tiểu đóng hết các cửa lại, rồi thắp đèn lên: Nhà trai như đương ở vào trong cảnh ban đêm vậy.

    Bên ngoài gió thổi càng mạnh, rồi mưa đổ xuống như trút nước, sấm sét vang động tựa hồ trời long đất lở, làm át hẳn câu chuyện của Ngọc, và sư ông. Chú Lan đứng hầu cơm, ngắm hai người chuyện tṛ, tưởng tượng họ nói thầm với nhau.

    Cơm nước xong, th́ trời đă nhá nhem tối. Mưa vẫn không ngớt. Lúc bấy giờ sư ông ở nhà tổ đi ṿng hiên, đem lên một cây đèn dầu hỏa, và nói với Ngọc:
    - Chả mấy khi quan tham đến chơi trời lại đổ mưa xuống để giữ hộ, thực là may mắn cho bần tăng quá. Thôi, xin mời quan đi nghỉ để mai dậy sớm về Long Giáng cho mát.
    Rồi quay lại bảo Lan:
    - Chú Lan làm ơn sang pḥng khách bên cạnh giải chiếu, buông màn để quan tham đi nghỉ.
    Lan vâng lời vào buồng sửa soạn, trong khi Ngọc thở dài, đứng nh́n trời.
    Măi khuya mưa mới tạnh.
    Cả chùa đă yên giấc, mà Ngọc và Lan vẫn ngồi thơ thẩn ở hiên trai, buồn rầu nghĩ ngợi.
    Da trời như giội lượt nước, trong vắt một màu. Trăng thượng tuần tươi sáng trên đỉnh đồi. Những vũng nước đọng ở sân phản chiếu ánh trăng lấp lánh như những mảnh gương lớn vỡ vứt rải rác.
    Thốt nhiên, Ngọc hỏi Lan: Chú có buồn không?
    - Thưa ông, không.

    - C̣n tôi th́ tôi buồn lắm, buồn vơ buồn vẫn như nhớ ai. Cũng nhớ vơ nhớ vẫn. Có lẽ v́ tôi xa cách chùa của chúng ta chăng?

    Dưới ánh trăng, hai người ngồi cạnh nhau... Lan rùng ḿnh. Ngọc lại nói:

    - Chú ạ, cái cảnh xa lạ gợi trong tâm trí tới những tư tưởng từ biệt, chia rẽ... khiến tôi nghĩ tới ngày tôi rời chân, phải xa chú.
    Lan im lặng, hé cặp môi cười với bóng trăng trong. Một con cóc nhảy vào vũng nước, Lan giật ḿnh đứng dậy bảo Ngọc:
    - Thôi, mời ông đi nghỉ.
    Ngọc cũng đứng dậy. Nh́n quanh ḿnh cũng không thấy ai, từ nhà trai đến nhà tổ im phắc. Chàng liền như điên cuồng, nắm lấy tay Lan: Ừ, phải đấy. Chúng ta đi ngủ, mai dậy sớm chắc hết buồn.
    Lan tuy sợ hăi, nhưng cố làm ra b́nh tĩnh, thong thả nói:
    - Vâng mời ông vào buồng, an nghỉ. Tôi xin ngủ ở ngoài nhà trai này.
    - Vẽ! đi có hai người, ở nơi xa lạ, nằm cả một giường nói chuyện cho vui, ngủ ở ngoài muỗi nó tha đi.
    - Thưa ông, không tiện, sư ông biết, ngài quở chết.
    Lúc ấy hai người tới chỗ có ánh trăng. Liếc nh́n nét mặt Ngọc thấy dữ tợn, Lan kinh hỏang giật tay toan chạy. Chẳng may Ngọc nắm chặt quá, v́ thế người lôi đi kẻ lôi lại, áo dài, áo ngắn của Lan đều tuột cúc, trễ vạt ra. Ngọc bỗng kêu rú lên một tiếng, buông tay Lan ra. Chàng thoáng trông thấy ngực Lan quấn vải nâu.

    Lan đứng lại thở, cười gượng:
    - Gớm quan trẻ con quá. Làm ǵ mà lôi kéo kẻ tu hành này thế?
    Ngọc hối hận cố trấn tĩnh. Chàng vờ như không biết ǵ, trả lời:
    - Chú cũng trẻ con quá. Cứ gọi măi người ta là quan. Nhưng thôi, đừng đùa nữa, ta đi ngủ chẳng khuya quá rồi.
    - Vâng, xin mời ông đi ngủ trước, tôi xuống dưới nhà dặn chú Qú điều này đă.
    Miệng nói, chân đi, Lan vùn vụt qua sân.
    Ngọc ngồi chờ Lan, băn khoăn mong ngóng. Vào khỏang mười lăm phút sau, vẫn không thấy Lan trở lại, Ngọc liền cũng xuống sân theo lối Lan đi ban năy, lang thang tới một cái cổng chống. Nghĩ ngợi thế nào, chàng cúi xuống nh́n, th́ cái chốt có dây buột rời ra ngoài mà cả cây tre dùng để chống cũng không đặt vào cọc. Ngắm kỹ cánh cổng rào khô th́ quả ai vừa lách để ra ngoài.

    Ngọc không c̣n ngờ ǵ nữa: Lan sợ hăi vừa đi trốn. Lúc bấy giờ chàng hối hận vô cùng, nói một ḿnh: "Đó, cố t́m cho biết hắn là gái, phỏng có ích lợi ǵ? Để vậy c̣n thú, chứ thế này th́ không biết chừng.... Không biết sao lúc ấy ḿnh lại hung tợn đến thế? Thôi mỗi cái ta theo giữ hắn ở lại, thề với hắn rằng giữ bí mật cho hắn rồi mai về Hà Nội, cố quên câu chuyện, câu chuyện cảm động...đau đớn."

    Bóng trăng đă xế về tây, chiếu ánh lờ mờ.
    Các cây cỏ hăy c̣n đầm đ́a nước mưa ban chiều. Những đồi xa, trông như đàn rùa khổng lồ nằm vọng nguyệt. Nhưng Ngọc chẳng nghĩ ǵ tới phong cảnh, cứ cắm cổ bước mau như một tên ăn trộm sợ có người đuổi chạy trốn.

    Đi một quăng dài, Ngọc nh́n đằng trước mặt ngay trên đỉnh một trái đồi, thấp thoáng có bóng người in lên nền trời. Chàng chắc chắn lắm rồi, cắm đầu chạy một mạch tới nơi. Quả cái bóng ấy là Lan. Nghe có tiếng người chạy th́nh thịch sau lưng. Lan ngoái cổ lại. Gặp Ngọc chú kêu rú lên một tiếng, rồi ngất nguời ngă gục xuống gốc cây thông bên đường. Ngọc vội qú xuống nâng dậy và ngọt ngào nói:

    - Lan không sợ, tôi xin viện ḷng từ bi của đức Quan Âm, tôi thề với Lan rằng tôi không phải là hạng gió trăng bậy bạ. Lan tỉnh dậy, tôi nói câu chuyện, rồi mai tôi xin từ biệt Lan, tôi về Hà Nội.

    Lan mở bừng mắt nh́n, rơm rớm hai giọt lệ lấp lánh dưới ánh trăng. Ngọc lại nói đùa:
    - Thôi, xin ni cô tha cho.
    Lan lúc ấy đă tỉnh hẳn, ngồi dậy lau nước mắt nói:
    - Vâng, tôi là gái. Tôi biết thế nào chẳng giấu nổi ông. Nhưng c̣n câu chuyện v́ sao tôi phải cải trang, th́ tôi chưa thể thổ lộ cùng ông được. Chỉ xin ông buông tha kẻ tu hành này, kẻ tu hành khốn khổ này ra mà thôi.

    Ngọc thở dài:
    - Thưa ni cô, ni cô không ngại. Tôi xin thú thật với ni cô rằng tôi yêu ni cô, tôi yêu ngay từ lúc c̣n tưởng ni cô là trai. Ni cô là một người thông minh đĩnh ngộ, xinh đẹp như thế th́ ai lại không yêu được... Mà lạy Phật tha tội cho, có lẽ ni cô cũng đôi lần cảm động.

    Ngọc vừa nói vừa nh́n Lan. Lan nức nở:
    - Tôi chỉ c̣n... có một cái chết. Nếu tôi có thể thổ lộ can trường cho ông biết v́ sao tôi phải cải trang, v́ sao tôi phải quy y đầu Phật... Nhưng sự bí mật ấy, tôi nhất định sống để dạ, chết mang theo.

    - Ni cô chả nên nghĩ ngợi, ni cô nên coi tôi như một người bạn thành thực có thể v́ ni cô hy sinh hết mọi sự, cho đến cả hạnh phúc của tôi, cho đến cả ái t́nh của tôi, ái t́nh có lẽ tuyệt vọng của tôi.

    - Vâng, nếu ông có ḷng quân tử như thế th́ c̣n ǵ sung sướng cho tôi hơn nữa. Phải biết hy sinh th́ đời ta mới có ư nghĩa cao thượng.
    - Thưa, ni cô...
    - Thưa ông, xin ông cứ gọi tôi là chú như trước, v́ tôi đă thưa cùng ông nhiều lần rằng người xuất gia đầu Phật chỉ là một kẻ tu hành, dù là gái hay trai cũng vậy. Vả nếu ông cứ gọi đùa tôi là ni cô như thế, sợ khi trở về Long Giáng ông quen mồm đi... Ông đă hứarằng đối với kẻ tu hành này, ông chỉ là một người bạn từ bi, th́ xin ông giữ lời cho, đừng để xảy ra sự không may cho....

    Ngọc nói luôn:
    - Cho đôi ta.
    Lan trau mày, trách:
    - Ấy đấy, ông lại cợt nhả rồi, thưa ông bạn từ bi.
    - Thưa ni cô, thưa chú... Xin chú tha thứ cho, tôi sung sướng quá, nên tôi lỡ lời. Hạnh phúc của tôi....Nếu mục đích đời người là t́m hạnh phúc th́ tôi đă tới mục đích rồi.
    - Nhưng đă tới rồi th́ nên dừng lại, chờ bước thêm một bước nữa.
    - Mà nếu đức Thích Ca xuất thế để t́m hạnh phúc cho nhân loại và đưa linh hồn chúng sinh tới cơi Nát bàn, th́ tôi cũng xin dừng chân ở gốc cây thông này, chứ chẳng muốn đi đến Nát bàn làm ǵ.

    Lan đứng phắt dậy, nghiêm trang đáp lại:
    - Người quân tử phải giữ lời hứa, nhất khi lời hứa ấy lại là một lời thề.
    Ngọc cũng đứng dậy. Hai người nh́n nhau. Bóng trăng khuyết rọi đầu cành, lá không thưa nhặt, cỏ xơ xác mặt đồi lấp lánh giọt sương. Hai người nh́n nhau....

    Dưới chân đồi làng mạc ngủ yên. Cây cối lờ mờ đen, gịng sông con thấp thoáng dưới bóng trăng như một vải lụa trắng, rồi ra xa lẩn trong sương mù. Bỗng có tiếng gà gáy nửa đêm dưới xóm. Lan giật ḿnh lẩm bẩm:
    - Giá gặp nhau hai năm trước...
    - Vậy bây giờ muộn quá rồi hay sao?
    - Muộn quá rồi. V́ tôi thề trước Phật tổ th́ đến chết tôi cũng phải giữ lới thề. Đời c̣n chả tiếc, tiếc ǵ một sự cỏn con... nhỏ nhen.

    - Nhỏ nhen, nếu đem ḷng ví với ḷng bác ái. V́ ḷng bác ái mà Phật tổ xa vợ, xa con, xa cha, xa mẹ, lang thang khắp bốn phương giời đă t́m phương giải thoát cho chúng sinh. Vậy xin ông cũng v́ bác ái mà xóa bỏ trong ḷng những tên chú Lan, cô Thi, như thế, ông sẽ cứu sống một nhân mạng, cứu vớt được một linh hồn. Trên đời chỉ có ḷng bác ái là đáng kể.

    Ngọc ngẫm nghĩ rồi quả quyết nói:
    - Vâng, tôi xin thuận theo những lời vàng ngọc của chú. Vậy bây giờ muốn tránh khỏi sự ngờ vực th́ ta trở lại Long Vân. Tôi xin cam đoan rằng ngoài tôi ra không ai biết rơ được sự bí mật của chú.

    Hai người yên lặng cùng trở lại chùa. Đêm khuya trăng lặn, gió réo cành thông, vạn vật ch́m đắm trong cơi hư vô tịch mịch.

    Tiếng côn trùng ŕ ŕ dưới cỏ liên miên không dứt càng làm rơ rệt sự yên lặng của một cảnh đồi hoang vắng.

    Ngọc bỗng giật ḿnh quay lại. Chàng vừa nghe thấy một tiếng thở dài, mà trong lúc mơ màng, chàng tưởng tượng ra một làn hơi nhẹ ở sườn đồi sương ướt bốc lên. Nhưng sau lưng chàng Lan vẫn dịu dàng đều đều đặt bước, như bộ máy êm lặng nhẹ nhàng.

    Về tới chùa, Ngọc rón rén vào buồng, c̣n Lan th́ ngồi tựa án pḥng trai, băn khoăn suốt đêm không ngủ.

    ( Hết phần tám)

  3. #273
    Thim7CM
    Khách

    Chị Tigon ơi, cho bài Suối Mơ hay Thiên Thai vào đoạn này được không chị̣

    Truyện kể đã đến hồi tuyệt đỉnh, như Giới võ lâm đã lên đến đỉnh núi Hoa Sơn.
    Độc giả bốn phương chắc muốn thưởng thức một bản nhạc đúng cảnh đúng tình, cho tinh thần thư giãn.
    Hôm nay cũng là thứ Năm trong tuần rồi.
    Mong "nữ vương" truy tầm nhạc, show ra tay. Hì hì

  4. #274
    Vân Nương
    Khách

    Cành Mai Trắng Mộng - thơ Vũ Hoàng Chương

    Quí bạn đọc thân mến,
    Trong khi chờ đợi, mời quí vị thương thức tâm sự thi sĩ Vũ Hoàng Chương nhớ về Hà Nội :

    Cành Mai Trắng Mộng

    Thời gian chập lại cả đôi kim
    Một phóng mười hai mũi trúng tim.
    Giờ điểm Giao-thừa... Ai gọi đó?
    Mang mang tiềm thức bóng Quê ch́m.

    Góc màn sương khói nằm im
    Cố đô mờ nét cuốn phim Tháng-ngày
    Đă từ lâu... Thoắt giờ đây
    Ḷng căng thẳng, chiếu lên đầy bóng Quê.

    Hàng-Cót trường tan, sóng tóc thề
    Dâng vào Yên-phụ ngược con đê
    Xuôi ca Cống-Chéo sang Hàng-Lược
    Từng dấu bèo theo giạt bến mê.

    Vàng thêu tượng đá Vua Lê
    Cây quỳnh giao, lối đi về Chợ Phiên.
    Thoát thai từ truyện thần tiên
    Phất phơ bướm nhỏ chim hiền tung tăng.

    Đêm vườn Bách-Thảo hội hoa đăng
    Cặp má đào ai giợn tuyết băng?
    Chiếc vượn Non Nùng ngân tiếng hót
    Rung theo hồn đá với hồn trăng.

    Mùa thu Hà-Nội trẻ măng
    Gió may cũng gió Gác Đằng nhiều phen
    Sánh vai nhau chọn hàng "len"
    Đẹp đôi cho đất trời ghen hai người.

    Xe điện Hà Đông xuống nửa vời
    Mưa phùn men bốc cỏ xanh tươi.
    Vùng Thanh-Xuân, buổi thanh-minh ấy
    Không biết chàng si hẹn gặp ai...

    Rồng lên một bóng u hoài
    Ôi thôi từng khúc ngă dài tâm tư!
    Chín giao thừa, tám năm dư
    Cành mai trắng mộng đêm trừ-tịch xuông.

    Tin xuân lữ thứ nghẹn hồi chuông
    Lệ vỡ mười hai nốt nhạc cuồng
    Sân khấu lùi xa vào kư ức
    Phai dần hư ảnh, cánh màn buông.

    Khói đâu mờ tím căn buồng,
    Thời gian ai đốt trên luồng thần giao?
    Cố đô lửa ấy gan nào?
    Sài đô son sắt như bào như nung!

    [ Sài G̣n 1963 ]
    Vũ Hoàng Chương
    ____________________ ____________________

  5. #275
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    255
    Quote Originally Posted by Thim7CM View Post
    Chị Tigon ơi, cho bài Suối Mơ hay Thiên Thai vào đoạn này được không chị̣
    Truyện kể đã đến hồi tuyệt đỉnh, như Giới võ lâm đã lên đến đỉnh núi Hoa Sơn.
    Độc giả bốn phương chắc muốn thưởng thức một bản nhạc đúng cảnh đúng tình, cho tinh thần thư giãn.
    Hôm nay cũng là thứ Năm trong tuần rồi.
    Mong "nữ vương" truy tầm nhạc, show ra tay. Hì hì
    Suối Mơ (Văn Cao)


    Thiên Thai (Văn Cao)

  6. #276
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Lạc Vào Thiên Thai...

    Cám ơn Anenf nhiều nhé .

    Tigon đi chơi xa mới về . Các bạn ở nhà take care thread này thật chu đáo

    Hồn Bướm Mơ Tiên xem ào ào cả cuốn truyện không nh́n ra cái sâu sắc , thấm thúy trong lời văn của tác giả . Bây giờ đọc từng đoạn , mới thâư
    hay thật là hay .

    Truyện hay , nhạc quyến rũ , tigon tôi như lạc vào cơi ...thiên thai .

    Tigon

  7. #277
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Văn Cao, thiên tài bị vùi dập

    Thiên Thai (Văn Cao)
    [/CENTER][/QUOTE]

    Cám ơn bạn Anenf đã tìm ra bài Thiên Thai do ban hợp ca "nhà nghề" hát thật hay. Giọng ca cuả những ca sĩ này mang âm hưởng rất Hà Nội! Đây là những giọng ca "chủ lực" cuả ban Tiếng tơ Đồng thập niên 60, danh bất hư truyền hé?
    Giọng đệm cuả ba nữ ca sĩ cho ca sĩ Anh Ngoc nghe trầm bổng vừa đủ như văng vẳng từ ...thiên thai! Đoạn chót thì rền rỉ như một sự tiếc nuối thống thiết...
    Cứ nói đến Văn Cao hay nhà thơ Quang Dũng là bao giờ TX cũng có một sự tiếc nuối cho tài nghệ cuả họ. Ngày trươc khi còn nhỏ cũng hay "ư ử" bài Buồn tàn thu cuả VCao, và khi biết ông đặt bài ấy vào năm 17,18 tuổi thì TX hết sức thán phục con người tài hoa ấy. Mười bẩy , mười tám tuổi làm sao họ có đươc những suy nghĩ thật quá ư thắm thiết nhưng rất lắng đọng và cổ kính!
    Ôi Văn Cao, giá ông được vào Nam dạo ấy!

  8. #278
    Thim7CM
    Khách

    Có nên thắp hương không quí vị

    Đọc đến đây chắc bạn đọc "nghe" chuyện Hà Nội mà như nghe các chương trình Tao Đàn, Thi Nhạc Giao Duyên, Tiếng Tơ Đồng, hay Trước Đèn Đọc Sách, Dạ Lan... thì thắp mấy nén hương lòng cũng là phải đạo, để các văn nhân, thi sĩ ngày xưa về đây nghe lại lớp hậu duệ hoà tấu những tác phẩm, những tiếng tơ lòng của mình một thuả đã say sưa, vang vọng, ngất ngây.
    Nghe như linh hồn Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, Cao bá Quát, Chu Mạnh Trinh, Nguyễn Du, Đông Hồ... cho đến Khái Hưng, Nhất Linh, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Thục vũ, Hồ Điệp, Quach Đàm, Hoàng Thư thấp thoáng, ẩn hiện, sau làn hương khói sẽ hài lòng thấy rằng Quý vị tiền bối đã thai nghén, sáng tạo, thì lớp hậu duệ của các cụ ngày nay thừa hưởng và tiếp nối vun trồng cho vười hoa văn học ngày một rưc rỡ thắm tươi. Hay là như ý của Tố Như Tiên Sinh trong KIều :
    Đốt lò hương cũ , so tơ phím này.
    Kính bút.

    TBCM

  9. #279
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Về Ban Hợp Ca Tiếng Tơ Đồng

    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Thiên Thai (Văn Cao)
    [/CENTER]
    Cám ơn bạn Anenf đã tìm ra bài Thiên Thai do ban hợp ca "nhà nghề" hát thật hay. Giọng ca cuả những ca sĩ này mang âm hưởng rất Hà Nội! Đây là những giọng ca "chủ lực" cuả ban Tiếng tơ Đồng thập niên 60, danh bất hư truyền hé?
    Giọng đệm cuả ba nữ ca sĩ cho ca sĩ Anh Ngoc nghe trầm bổng vừa đủ như văng vẳng từ ...thiên thai! Đoạn chót thì rền rỉ như một sự tiếc nuối thống thiết...
    Cứ nói đến Văn Cao hay nhà thơ Quang Dũng là bao giờ TX cũng có một sự tiếc nuối cho tài nghệ cuả họ. Ngày trươc khi còn nhỏ cũng hay "ư ử" bài Buồn tàn thu cuả VCao, và khi biết ông đặt bài ấy vào năm 17,18 tuổi thì TX hết sức thán phục con người tài hoa ấy. Mười bẩy , mười tám tuổi làm sao họ có đươc những suy nghĩ thật quá ư thắm thiết nhưng rất lắng đọng và cổ kính!
    Ôi Văn Cao, giá ông được vào Nam dạo ấy![/QUOTE]


    " Ôi Văn Cao, giá ông được vào Nam dạo ấy! "

    Chẳng qua là số mệnh thôi , TX ạ .
    Nhưng mà ...biết đâu ông ta cũng làm giới mộ điệu đau ḷng như PD th́ sao ?

    " Xă hội chủ nghĩa " đă giết chết một thiên tài như Văn Cao . Sau này ông không c̣n sáng tác được bản nhạc nào sáng giá nữa . Nói đúng hơn , " đơn đặt hàng" của nhà nước không tạo được cảm hứng cho nhạc sĩ .

    Trở lại với ban Hợp Ca T T Đ , những bản hợp ca của họ không thể bằng những khúc Hợp xướng của Ban Thăng Long , nhưng ban T T Đ " sống " lâu hơn .

    Ba nữ danh ca trong ban , Kim Tước lớn tuổi nhất , nổi tiếng ở Hà Nội từ thập niên 50 cùng thời với Tâm Vấn , Thái Thanh , Thái Hằng , Khánh Ngọc ...Em của Kim Tước là nữ ca sĩ Hồng Tước , không nổi danh , là học sinh Trưng Vương cùng thời với ca sĩ Thể Tần và ca sĩ Hồng Hảo ( nổi tiếng nhất trong Trưng Vương là câu chuyện " voi chảy mồ hôi " , xảy ra trong một ngày diễn hành Lễ Hai Bà ).

    Kế đến là Mai Hương , con của đôi nghệ sĩ tài danh ban kịch Kiều Hanh + Phạm Đ́nh Sĩ ( anh Nhạc Sĩ phạm Đ́nh Chương ) , Ngoài ca sĩ Mai Hân , c̣n Bạch Tuyết , ít hát , học tṛ Trưng Vương , trên Tigon một lớp .

    Quỳnh Giao là con nhà ṇi , con của cặp Dương Thiệu Tước + Minh Trang . Quỳnh Giao nhỏ tuổi hơn Mai Hương một chút .

    C̣n về Anh Ngọc , các bạn trẻ chắc không biết đến Anh Ngọc đâu . Nhưng trong thời của Tigon , Anh Ngọc là thần tượng của nhiều cô gái .
    Không những là ca sĩ tên tuổi , Anh Ngọc c̣n nổi tiếng là đẹp giai , hào hoa . Ḿnh c̣n nhớ trong thập niên 60 , một cô tên Cúc đă tự tử chết v́ Anh Ngọc . Trong lớp ḿnh cũng có một nhỏ , hát rất hay ( không thể nêu tên ), rất " mê " Anh Ngọc , nên viết thư thăm , sau đó nhận được thư hồi âm , loại copy quay tay , mà những người nổi tiếng thường gửi chung cho khách ái mộ . Thế mà con nhỏ đem bọc plastic , mang vào khoe cả lớp là đă được Anh Ngọc hồi âm .

    Danh ca Anh Ngọc hiện đang sống ẩn dật cùng phu nhân trên miền Bắc nước Mỹ ( H́nh như Vỉrginia ).

    Trưng Vương c̣n một ca sĩ nữa là Tuyết Phương ( ngày xưa trong Ban Nhi Đồng , Đài phát Thanh saigon , cùng thời với Quốc Thắng ), Tuyết Phương là con của Giáo Sư Lư hóa rất nổi tiếng ( viêt sách Lư Hóa ) là Giáo sư Vũ Lai Chương . Tuyết Phương hiện ở Nam Cali . Tuyết Phương học TV hết lớp 9 th́ chuyển qua Gia Long , trên ca sĩ Hoàng Oanh một lớp.

    Đó là chuyện của những người Hà Nội , chúng ta chưa lạc đề đâu .

    tigon

  10. #280
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    T́m hiểu thêm về nhạc t́nh của Văn Cao

    http://http://ngaydochungminh.com/70NamTinhCa/70NamTinhCa.html


    Mời vào link trên để t́m hiểu thêm về nhạc t́nh của Văn Cao .

    Các bạn có biết , hai bản hành khúc " Hải Quân HK " và " Không Quân HK " Văn Cao làm từ khi VN chưa hề có Không Quân và Hải Quân .

    Cũng như bản Quốc Ca của Việt Cộng " Tiến Quân ca " , Văn Cao làm từ năm 1943 , lúc chưa có " kháng chiến ( Việt cộng đă bịa ra là VC làm bài này trong chiến khu Việt Minh )

    vào link đó xem th́ rơ . Hăy copy link để dành khi rảnh th́ xem .

    tigon

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 14 users browsing this thread. (0 members and 14 guests)

Similar Threads

  1. Chuyện nghe được từ ngướ không quen
    By Dac Trung in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 10-10-2012, 12:25 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 03-05-2012, 10:37 PM
  3. Bắt Buộc Phải Nghe
    By Dean Nguyen in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 19-01-2012, 08:34 PM
  4. Replies: 3
    Last Post: 31-07-2011, 05:33 PM
  5. Tưởng Niệm Tháng 4 Đen Nghe Nhạc Lính VNCH
    By Camlydalat in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 18
    Last Post: 25-04-2011, 06:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •