Page 3 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 21 to 30 of 35

Thread: Tiến tŕnh của việc thay đổi giờ học , giờ làm tại Hà Nội

  1. #21
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Không khéo đi ra đường lại “vấp” phải nhau!

    Theo đề xuất của Bộ Giao thông vận tải, bậc mầm non, tiểu học, trung học cơ sở vào học ca sáng từ 8h, tan học 17h30.

    Học sinh trung học, học từ 7h, tan học 16h30. Sinh viên được điều chỉnh theo khu vực dao động: giờ vào học từ 6h30 đến 7h, tan học từ 17h30 đến 17h45.

    C̣n cán bộ công chức cơ quan Trung ương vào làm từ 9h, hết giờ làm 18h.

    Cán bộ công chức Hà Nội làm từ 8h30, hết giờ làm 17h30.



    Đại diện Viện chiến lược (Bộ GTVT) cho rằng nên gộp sinh viên đi lại theo 1 giờ nhất định

    .C̣n tiếp...

  2. #22
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Theo ông Nguyễn Bá Lực, việc điều chỉnh khung giờ tan tầm hiện nay c̣n tồn tại rất nhiều vấn đề. “Khoảng thời gian tam tầm giữa học sinh, sinh viên, công chức lệch nhau khoảng 30 phút là quá ngắn. Quăng thời gian ấy nếu người tham gia giao thông chỉ chậm vài phút lại gặp nhau ở ngoài đường. Chúng ta nên chia khoảng thời gian tam tầm buổi chiều cách nhau thêm một chút nữa mới thỏa đáng”, ông Lực phân tích.

    Ông Lực cũng lo lắng việc lệch múi giờ quá nhiều giữa bậc mầm non, tiểu học so với thời gian đi làm của cám bộ, công chức Trung ương. “Để cho phù hợp chúng ta nên gộp thời gian đi làm của cơ quan Trung ương và Hà Nội cùng một thời điểm và điều chỉnh thời gian đưa đón bậc mầm non, tiểu học hợp lư hơn”, ông Lực nói và gợi ư nên chia sinh viên thành 2 múi giờ khác nhau và giữa các quận chỉ chênh nhau một tiếng.

    Phó Trưởng pḥng trường học (Sở Giáo dục Hà Nội) Nguyễn Chí Dũng cho biết, số liệu học sinh các cấp mà Bộ Giao thông đưa ra là bao quát trên toàn thành phố. “Thực tế số học sinh trong nội thành ít hơn nhiều so với con số Bộ đưa ra, nên theo tôi đối tượng này không đáng lo ngại, ngay cả số học sinh học trái tuyến”, ông Dũng nói.

    Ngoài ra, ông Dũng cũng băn khoăn khoảng thời gian tan học chiều của lượng học sinh trong nội thành với các ngành nghề khác là quá ngắn.

    “Nếu chỉ lệch nhau nửa tiếng như hiện nay th́ chỉ qua một vài điểm đèn xanh - đỏ xe cộ lại gặp nhau trên đường.

    Theo tôi múi giờ nên chênh lệch nhau từ 1 giờ là tốt nhất”, ông Dũng đưa ra ư kiếm. Cũng theo ông Dũng nên khoanh rơ vùng điều chỉnh thời gian giữa nội thành và ngoại thành.

    Mặc dù là đơn vị đóng góp ư kiến xây điều chỉnh múi giờ, nhưng khi nghe ư kiến của các sở ngành Hà Nội, ông Mười cho rằng nhóm cần điều tiết lại giờ hiện nay là sinh viên.

    “Chúng ta nên nhóm tất cả sinh viên thuộc 4 quận hiện nay đi lại cùng một giờ và quy định giờ học từ 7h, tan học 17h để lệch tất cả với các giờ làm và phù hợp với việc điều tiết luồng giao thông”, ông Mười lư giải.

    Cũng theo ông Mười, văn bản mà Bộ Giao thông đưa ra là để lấy ư kiến của Hà Nội; đây chỉ là văn bản áp dụng thí điểm và có những điều chỉnh theo nhóm giờ cho phù hợp hơn, chứ không phải ép địa phương làm ngay.

    Theo Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng, phương án thay đổi giờ sẽ thực hiện nhưng không thể làm gấp mà sẽ có lộ tŕnh cụ thể.

    Trước mắt, nghiên cứu thực hiện trước với những nhóm đối tượng ít chịu ảnh hưởng nhất như Tài Chính, Viễn Thông, Trung tâm thương mại - dịch vụ và nhóm sinh viên thuộc khu vực chịu nhiều ùn tắc.

    Ngành thương mại không ảnh hưởng

    Ông Nguyễn Xuân Thái - Phó Giám đốc Sở Công thương - cho biết, việc điều chỉnh giờ không ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thương mại, dịch vụ.

    V́ hiện nay các trung tâm thương mại, siêu thị cũng áp dụng mở cửa từ 9h sáng và đóng cửa lúc 22h.

    “Giờ mở cửa chúng tôi nhất trí, tuy nhiên không nên khống chế giờ đóng cửa là 23h30. V́ không người dân nào đi chợ vào buổi đêm, hơn nữa 22h các siêu thị, trung tâm thương mại đă đóng cửa kiểm hàng”, ông Thái nói.


    Quang Phong

    http://dantri.com.vn/c20/s20-531127/...oc-gio-lam.htm

    C̣n tiếp...

  3. #23
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Người dân nghĩ sao ?

    -* Các phương tiện GT ngoại tỉnh từ các cửa ô vào HN cần bị cấm vào buổi sáng từ 6h30 - 8h30, chiều từ 17h - 18h30. C̣n đi ra th́ thoải mái.

    Nguyễn Hoàng


    -* Theo toi doi tuong hoc sinh tieu hoc, co cha me dua di don ve nen di cung gio voi cha me.

    Nguyễn Hùng


    -* Theo cá nhân tôi, giờ học giờ làm như vậy là hợp lư rồi. Mọi người cần nh́n nhận rằng, nguyên nhân lớn nhất dẫn tới ách tắc giao thông là do ư thức của chính người tham gia giao thông.

    Thứ nữa là hệ thống giao thông chưa ở đâu như Việt Nam, quy hoạch một cách vô tội vạ.

    Du Du Nguyễn

    -* Tranh căi nhiều quá, cứ làm đi , sai đến đâu sửa đến đó.

    Vinh

    http://dantri.com.vn/c20/s20-531127/...oc-gio-lam.htm

  4. #24
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Đổi giờ làm, giờ học - nguy cơ kéo dài thời gian tắc đường

    - “San bớt giao thông sang thời điểm khác để giảm kẹt đường , về mặt lư thuyết khả thi.

    Nhưng Hà Nội đang khai thác giao thông trên những tuyến đường quá tải, lúc nào cũng có thể

    tắc nên tôi e rằng việc làm trên có thể kéo dài thời gian tắc đường trong ngày”.




    Theo PGS.TS Nguyễn Quang Toản, đổi giờ làm, giờ học có thể sẽ kéo dài thời gian tắc đường trong ngày

    Đó là quan điểm của PGS.TS Nguyễn Quang Toản - nguyên chủ nhiệm bộ môn Đường bộ (ĐH Giao thông vận tải) về việc Bộ Giao thông vận tải và Hà Nội đang nghiên cứu giải pháp thay đổi giờ học, giờ làm nhằm hạn chế t́nh trạng ùn tắc giao thông “không thuốc chữa” hiện nay.



    -Thay đổi giờ học, giờ làm, giờ kinh doanh thương mại là một trong những biện pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông. Ông nh́n nhận thế nào về biện pháp cũ này (đă được áp dụng năm 2003)?

    -Năm 2003, khi mà cơ sở hạ tầng của chúng ta c̣n rất yếu, ngược lại số người làm trong cơ quan nhà nước chiếm tỉ lệ lớn trong toàn bộ cơ cấu người đi lại, c̣n học sinh, sinh viên cũng chưa nhiều, lúc đó chúng ta đề ra biện pháp đó là hợp lư. V́ về mặt lư thuyết càng san phương tiện giao thông sang nhiều giờ khác nhau trong ngày th́ càng giảm kẹt xe.


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 24-11-2011 at 09:14 AM.

  5. #25
    Member
    Join Date
    11-08-2010
    Posts
    255
    Tại cuộc phỏng vấn bên lề họp quốc hội: (Anenf chưa t́m được clip)

    PV: Thưa Bộ trưởng, thực hiện các giải pháp về giao thông, Bộ trưởng có giải pháp nào mang tính ĐỘT PHÁ?

    Bộ trưởng Thăng: Đột phá là cứ thực hiện đúng các nghị quyết, các chỉ đạo của trung ương, của chính phủ là thành ĐỘT PHÁ thôi.

    >> CỨ LÀM ĐÚNG CHỈ ĐẠO LÀ MANG TÍNH ĐỘT PHÁ. :p Thế là Bộ trưởng tự nhận là thực trạng hiện nay, hệ thống các cơ quan chính phủ không bao giờ làm theo ư kiến chỉ đạo cả. Bệnh này là bệnh "trên bảo, dưới không nghe" hay là bệnh "bánh vẽ" đây mà.
    _________________
    Một câu trả lời chất vấn nữa trên nghị trường: "Tôi không đảm bảo là bao giờ hết ùn tắc, nhưng tôi đảm bảo là năm sau sẽ giảm 5-10% số vụ tai nạn giao thông".

    >> Vấn đề bộ trưởng không dám khẳng định: v́ nó hiển hiện trước mắt người dân
    Vấn đề bộ trưởng dám khẳng định: V́ chỉ cần "báo cáo" thấp đi là được, ai mà kiểm chứng và thống kê chính xác được số vụ TNGT trên toàn VN.

  6. #26
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Biện pháp giảm kẹt xe hữu hiệu nhất là hạn chế xe cá nhân nhưng cầnphải có lộ tŕnh cụ thể

    Cũng từ suy luận đó, biện pháp san bớt, kéo lệch mật độ phương tiện từ giờ cao điểm sang giờ b́nh thường có thể làm được nhưng rất khó đạt hiệu quả.

    V́ xă hội hiện nay thay đổi rất nhiều so với gần 10 năm trước. Khi mà tỉ lệ dân số làm công chức ít hơn xưa, trong khi mục đích đi lại của người dân cũng đă khác rất nhiều. V́ vậy, đưa ra biện pháp cũ để giải quyết vấn đề mới liệu có đạt được mục đích hay không là một nghi ngờ.


    Nếu có điều kiện nên điều tra lại mục đích ra đường của người dân từ đó mới thay đổi giờ thí điểm và không ngại điều chỉnh nếu thất bại.


    - Số liệu mà Bộ Giao thông đưa ra cho thấy tổng số học sinh, sinh viên và công nhân viên chức ở Hà Nội có khoảng 2 triệu người. Con số này nếu đổ tất ra đường liệu có gây nên t́nh trạng ùn tắc nghiêm trọng như hiện nay không thưa ông?

    -Những thành phần đó chỉ tham gia vào từ 30-40% giao thông Hà Nội trong giờ cao điểm. Thành phần đi lại khác chiếm 60% cơ cấu giao thông Hà Nội trong giờ cao điểm. Hiện nay, chúng ta cũng chưa có điều tra chính xác 60% này đi lại để làm mục đích ǵ và có thể thay đổi giờ của họ hay không.

    C̣n nếu thay đổi số 60% này th́ toàn bộ 2 triệu người dân mà Bộ Giao thông vận tải thống kê có đổ ra đường cùng lúc cũng không gây ra t́nh trạng ùn tắc giao thông như hiện nay và giao thông công cộng có thể cáng đáng được phần lớn số này.

    Nếu vào giờ cao điểm chúng ta giảm số học sinh, sinh viên và công chức đi lại trên đường điều nay sẽ tạo điều kiện cho thành phần khác chủ động tham gia giao thông. Vô h́nh chung thành phần đó sẽ bù vào con số mà chúng ta nỗ lực giảm do vậy chưa chắc t́nh trạng kẹt xe được cải thiện nhiều.


    C̣n tiếp...

  7. #27
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    -Thực tế hiện nay, bất cứ thời điểm nào, địa điểm nào Hà Nội cũng có thể tắc đường chứ không chỉ riêng giờ cao điểm. Do vậy, việc kéo dăn mật độ giao thông từ giờ cao điểm sang giờ khác liệu có hợp lư không?

    -Việc khai thác giao thông quá tải như hiện nay th́ con đường nào, vị trí nào cũng có khả năng xảy ra tắc đường chứ không chỉ 69 vị trí thường xuyên tắc như hiện nay. C̣n nếu tập trung giải quyết các vị trí thường xuyên ùn tắc th́ không chừng chúng ta kéo từ điểm ùn tắc này sang hàng trăm điểm ùn tắc khác nghiêm trọng hơn. Điển h́nh cho sự việc này là khi chúng ta khơi thông được Ngă Tư Sở, Ngă Tư Vọng th́ đường Chùa Bộc, Ô Chợ Dừa, Minh Khai… ùn tắc trầm trọng hơn.

    Hiện nay, mật độ giao thông trong giờ cao điểm cũng như giờ khác cũng không hơn kém nhau là mấy. Do vậy, giờ b́nh thường cũng tắc chứ không chỉ giờ cao điểm. C̣n nếu chúng ta kéo được mật độ xe lưu thông vào giờ cao điểm xuống khoảng 10-15% là rất quư, nhưng thực chất là giao thông vẫn có nguy cơ tắc đường.


    -Ngoài biện pháp thay đổi thời gian học và làm, thời gian qua Bộ Giao thông vận tải và Hà Nội c̣n đưa ra hàng loạt giải pháp khác như hạn chế xe cá nhân, phân làn phương tiện để giảm ùn tắc giao thông. Liệu các biện pháp được coi là b́nh cũ, rượu cũ này có hiệu quả như thế nào thưa ông?

    -Theo tôi, khi mà cơ sở hạ tầng dành cho giao thông chưa đồng bộ. Có nghĩa là khi chưa đưa Metro, đường sắt trên cao, đường trên cao… vào sử dụng để hỗ trợ đường bộ th́ sẽ c̣n tắc đường. Biện pháp hữu hiệu nhất đưa ra là hạn chế xe cá nhân, nhưng không phải một sớm một chiều có thể làm được ngay. V́ hạn chế người dân sử dụng phương tiện cá nhân th́ buộc các phương tiện công cộng khác phải đáp ứng được nhu cầu. Căn cứ vào quy hoạch giao thông như hiện nay nếu suôn sẻ th́ hơn 20 năm nữa Hà Nội mới hết tắc v́ lúc đó các phương tiện công cộng mới đáp ứng được nhu cầu của người dân và cơ cấu dân số trong nội thành cũng không quá cao như hiện nay.

    C̣n trong giai đoạn “quá độ” hiện nay, người dân phải tự thích nghi với ùn tắc. Điều đó có nghĩa là thay v́ đợi Nhà nước áp dụng biện pháp hành chính th́ mỗi cá nhân nên tự đi sớm về muộn, tránh giờ tắc đường và đoạn đường thường xuyên ùn tắc.


    Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

    Quang Phong

    http://dantri.com.vn/c20/s20-530948/...am-gio-hoc.htm

    C̣n tiếp...

  8. #28
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Anenf vote " yes " hay " no " cho việc thay đổi giờ giấc này ?

    Quote Originally Posted by Anenf View Post
    Tại cuộc phỏng vấn bên lề họp quốc hội: (Anenf chưa t́m được clip)

    PV: Thưa Bộ trưởng, thực hiện các giải pháp về giao thông, Bộ trưởng có giải pháp nào mang tính ĐỘT PHÁ?

    Bộ trưởng Thăng: Đột phá là cứ thực hiện đúng các nghị quyết, các chỉ đạo của trung ương, của chính phủ là thành ĐỘT PHÁ thôi.

    >> CỨ LÀM ĐÚNG CHỈ ĐẠO LÀ MANG TÍNH ĐỘT PHÁ. :p Thế là Bộ trưởng tự nhận là thực trạng hiện nay, hệ thống các cơ quan chính phủ không bao giờ làm theo ư kiến chỉ đạo cả. Bệnh này là bệnh "trên bảo, dưới không nghe" hay là bệnh "bánh vẽ" đây mà.
    _________________
    Một câu trả lời chất vấn nữa trên nghị trường: "Tôi không đảm bảo là bao giờ hết ùn tắc, nhưng tôi đảm bảo là năm sau sẽ giảm 5-10% số vụ tai nạn giao thông".

    >> Vấn đề bộ trưởng không dám khẳng định: v́ nó hiển hiện trước mắt người dân
    Vấn đề bộ trưởng dám khẳng định: V́ chỉ cần "báo cáo" thấp đi là được, ai mà kiểm chứng và thống kê chính xác được số vụ TNGT trên toàn VN.

    Theo nhận định của Anenf , kế hoạch giờ giấc này có giúp ích thực sự cho việc kẹt xe trong thành phố không ?

    Tigon

  9. #29
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Mời Anenf và quư Anh Chị Em điểm qua ư kiến của người dân trong nước

    -* Hệ thống giao thông thủ đô của chúng ta chủ yếu là thừa hưởng một hệ thống giao thông từ thời Pháp thuộc cách đây ngót trăm năm. Với tốc độ phát triển và đô thị hóa của chúng ta như hiện nay, th́ việc tắc đường là đương nhiên.

    Nhưng có một điều tôi thấy rằng, hiện nay thủ đô của chúng ta đă có một diện tích đất rất lớn. Nhiều nước trên thế giới cũng không bằng chúng ta. Vậy sao chúng ta cứ phải quy hoạch co cụm trong một cái ṿng tṛn cũ kỹ đă tồn tại từ lâu?

    Sao chúng ta không nhanh chóng và quy hoạch triệt để đưa toàn bộ các cơ quan, công sở ra những khu vực ngoại đô. Chỉ để lại trong nội đô các cơ quan của trung ương. Kể cả các đơn vị, doanh nghiệp, bệnh viện, các trường học phải ra ngoài ngoại đô, các dự án trung cư cũng vậy. Và chúng ta sẽ quy hoạch một hệ thống giao thông hiện đại tại đó. Trong nội đô cũ sẽ quy hoạch là một cái nôi văn hóa đặc trưng của Việt Nam, với những điểm văn hóa tinh thần.

    Lúc đó các bạn sẽ thấy liệu nội đô có thể tắc đường được nữa hay không.

    Dương Lai


    -* Theo tôi, các giải pháp dài hạn và gắn hạn nên thực hiện là:

    & Ngắn hạn như đổi giờ có thể thực hiện với hệ đại học - cao đẳng - trung học chuyên nghiệp và hệ công nhân học nghề và hệ trung học phổ thông.

    C̣n hệ tiểu học, mầm non nên cùng giờ với phụ huynh, v́ hai hệ này cần phải có người đưa đón.

    Tại các đường giao cắt nên làm cầu vượt bằng thép lắp ghép nhanh, nếu khi hết nhiệm vụ có thể thu hồi nhanh.

    & Dài hạn nên triển khai các giải pháp đồng bộ như xây đường trên cao, tàu điện ngầm, di dời các trường học, bệnh viện, các cơ quan ra ngoại thành bớt, chú ư không cho xây thêm cao ốc tại trung tâm.


    Vơ Tá Luân


    -* Nếu vẫn cứ suy nghĩ như hiện nay sẽ không giải quyết được vấn nạn tắc đường ở hai thành phố HN và HCM.

    Chúng ta hay có thói quen bắt chước các quốc gia khác trong khi mọi hoàn cảnh: Kinh tế, hạ tầng, đô thị, tập quán, thói quen của người tham gia GT Việt Nam lại khác hoàn toàn.

    Một quyết sách đúng chỉ khi nào nó thỏa măn được nhu cầu của số đông. Nếu chúng ta coi phương tiện cá nhân xe máy là loại phương tiện hợp pháp không thể loại trừ, mà hiện nay loại phương tiện này chiếm tỉ trọng rất lớn th́ mọi chính sách, đầu tư và cả luật pháp phải tập trung vào làm thỏa măn nhu cầu lưu thông của loại phương tiện này và hạn chế các phương tiện khác.

    Nguyễn Hồng Cường

    http://dantri.com.vn/c20/s20-530948/...am-gio-hoc.htm

  10. #30
    Ba Xạo
    Khách
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Theo nhận định của Anenf , kế hoạch giờ giấc này có giúp ích thực sự cho việc kẹt xe trong thành phố không ?

    Tigon
    Will never success. Chỉ là bla bla bla cho qua ngày tháng để lănh lương. Người có hiểu biết kiến thức th́ luôn làm việc ǵ cũng từ căn bản và khởi đầu. C̣n bây giờ th́ quá tuệ hại rồi mới bắt đầu nghiên cứu. Too late.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 9
    Last Post: 22-03-2012, 02:35 PM
  2. Replies: 46
    Last Post: 12-01-2012, 03:16 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 03-10-2011, 12:49 PM
  4. Replies: 23
    Last Post: 03-03-2011, 09:02 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •