Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 29 of 29

Thread: Đảng CS Trung Quốc: Nội bộ đấu đá / CS TQ có khả năng tan rả ?

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đảng CS Trung Quốc: Nội bộ đấu đá / CS TQ có khả năng tan rả ?
    Ông Neil Heywood là điềm chỉ viên của MI6




    Một tờ báo lớn ở Mỹ cho biết họ t́m thấy chứng cứ cho thấy là doanh gia người Anh bị giết bởi vợ ông Bạc Hy Lai, một trong các chính trị gia hàng đầu của Trung Quốc, là người chuyên cung cấp thông tin cho cơ quan gián điệp MI6 của Anh.

    Tờ Wall Street Journal hôm nay loan tin cuộc điều tra của họ phát hiện ông Neil Heywood cung cấp cho cơ quan M16 thông tin về gia đ́nh ông Bạc hơn một năm trước khi ông bị sát hại hồi tháng 11.

    Cuộc điều tra dựa vào những cuộc phỏng vấn các giới chức Anh và bạn bè của ông Heywood.

    Bà Cốc Khai Lai, vợ của cựu ủy viên Bộ chính trị Bạc Hy Lai, bị kết án tù hồi tháng 8 v́ đă giết ông Heywood, 41 tuổi, v́ điều mà ṭa án Trung Quốc gọi là một vụ tranh chấp về doanh nghiệp.

    Nhiều bạn bè của ông Heywood nói là có nhiều mâu thuẫn trong những báo cáo chính thức về vụ giết người xảy ra tại thành phố Trùng Khánh, nơi ông Bạc từng giữ chức bí thư thành ủy.

    Chính phủ Anh đă t́m cách đứng ngoài vụ sát hại ông Heywood, người trước đó đă có tin đồn đoán là có liên hệ với cơ quan t́nh báo của London.

    Hồi tháng tư, Ngoại trưởng Anh William Hague đă có một hành động bất thường khi lên tiếng về vấn đề t́nh báo. Ông khẳng định “ông Heywood không phải là một nhân viên của chính phủ Anh trong bất cứ khả năng nào.”

    Theo tờ Wall Street Journal, cuộc điều tra cho thấy tuy không được trả lương hay điều động trực tiếp bởi M16, ông Heywood là người cung cấp thông tin cho cơ quan t́nh báo này.

    Tờ báo trích lời các giới chức không nêu tên nói rằng việc làm của ông Heywood, trong đó có việc cung cấp thông tin về những vấn đề riêng tư của ông Bạc, rất hữu ích.

    Nhưng tờ báo nói rằng các giới chức Anh cũng như Trung Quốc không nghĩ rằng ông Heywood bị sát hại v́ bị nghi là có liên hệ với MI6.

    Người ta tin rằng ông Heywood, một nhà tư vấn doanh nghiệp tự do, đă có các quan hệ với gia đ́nh ông Bạc từ thập niên 1990.

    Bạn bè cho biết ông Heywood luôn luôn ăn mặc chỉnh tề, lái chiếc xe Jaguar màu bạc mang bảng hiệu 007, mă số của James Bond, điệp viên hư cấu người Anh, quanh thủ đô Bắc Kinh.

    Thoạt đầu các giới chức Trung Quốc nói rằng cái chết của ông Heywood là do ngộ độc rượu và thi hài của ông được đem đi hỏa thiêu một cách nhanh chóng. Nhưng hồi tháng hai, cựu cảnh sát trưởng của ông Bạc là ông Vương Lập Quân chạy vào Lănh sự quán Mỹ ở Thành đô và nói với các giới chức Mỹ rằng ông có thông tin cho thấy bà Cốc Khai Lai có can dự vào vụ sát hại ông Heywood.

    Sau đó, bà Cốc bị kết án tử h́nh treo, trong khi ông Vương bị kết tội âm mưu đào thoát, lạm quyền và nhận hối lộ.

    Vụ tai tiếng này đă phá vỡ sự nghiệp chính trị của ông Bạc Hy Lai, một ngôi sao đang lên trong chính trường Trung Quốc, và đă có lúc được coi là người trở thành ủy viên thường vụ Bộ Chính trị trong cuộc chuyển đổi quyền lực diễn ra 10 năm một lần trong tuần này.

    Ông Bạc đă bị khai trừ khỏi đảng Cộng sản và đang đối mặt với nhiều cáo trạng, trong đó có vấn đề tham nhũng và can thiệp vào cuộc điều tra về cái chết của ông Heywood.

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đảng CS Trung Quốc: Nội bộ đấu đá / CS TQ có khả năng tan rả ?
    Trung Quốc rút ra bài học từ vụ án Bạc Hy Lai
    RFA-07-11-2012


    Trung Quốc rút ra bài học sâu sắc từ vụ án Bạc Hy Lai và công tác chống tham nhũng sẽ là một trong những ưu tiên hàng đầu trong quá tŕnh cải cách.



    Cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai đang ngáp trong một buổi họp quốc hội ở Bắc Kinh, ngày 14 tháng 3, 2012

    Phát ngôn nhân của Đảng cộng sản Trung Quốc cho biết như vậy vào ngày hôm nay.

    Tuy nhiên, phát ngôn nhân Thái Danh Chiếu cũng nói rằng việc cải cách chính trị phải thực tế và hệ thống chính trị độc đảng hiện nay của Trung Quốc cũng chưa đến lúc phải đem ra tranh căi.

    Trong chiều hướng mở ra một thời kỳ mới qua việc thay đổi hàng ngũ lănh đạo trẻ, vụ án liên quan đến một nhân vật lănh đạo của Bắc Kinh là ông Bạc Hy Lai đă trở thành một vụ bê bối lớn nhất trong ṿng hai thập niên qua khi bà vợ ông này bị phanh phui đă giết chết một doanh nghiệp người Anh.

    Chính quyền Trung Quốc đă cáo buộc ông này về tội tham nhũng và là người đứng đằng sau vụ giết người trên.

    Nhiều người đánh giá rằng vụ án Bạc Hy Lai đă làm xấu đi h́nh ản của chính quyền Bắc Kinh và tạo áp lực lên nhân vật được dự đoán sẽ kế nghiệp chủ tịch Hồ Cẩm Đào là ông Tập Cận B́nh.

    Hiện các nhà cải cách đang tạo nhiều áp lực lên ông này trong việc cắt giảm các đặc quyền đặc lợi của các doanh nghiệp nhà nước, tạo thuận lợi cho người nông thôn nhập cư ở các thành phố lớn, ổn định ngân sách và quan trọng hơn cả là cắt bớt quyền hạn của một nhà nước có thể mang lại nhiều rủi ro cho sự tăng trưởng và đồng thời tạo ra ngày càng nhiều bất b́nh.

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đảng CS Trung Quốc: Nội bộ đấu đá / CS TQ có khả năng tan rả ?
    Chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc - Cơ hội và thách thức
    Việt Hà, phóng viên RFA

    2012-11-07

    Vào ngày 8 tháng 11, đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc sẽ chính thức khai mạc. Đây cũng là thời điểm đánh dấu sự chuyển giao quyền lực sang thế hệ lănh đạo thứ 5 của nước này.


    Học sinh Trung Quốc với lá cờ lớn cùng h́nh ảnh của bốn thế hệ lănh đạo Trung Quốc (từ trái sang) Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu B́nh, Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào, để chào đón Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khai mạc vào ngày 08/11/2012

    Liệu những lănh đạo mới của Trung Quốc sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách ngoại giao của những người tiền nhiệm hay sẽ có những thay đổi lớn?
    Nhóm lănh đạo mới

    Ngay sau bầu cử tại Mỹ kết thúc, thế giới tiếp tục dồn sự chú ư vào đại hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc khai mạc vào ngày 8 tháng 11, nơi sẽ diễn ra sự chuyển giao quyền lực quan trọng tại đất nước đông dân nhất thế giới này. Mặc dù đă chắc chắn là ông Tập Cận B́nh sẽ lên thay Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nhưng điều mà thế giới quan tâm nhiều hơn đó là liệu những lănh đạo thế hệ thứ 5 của Trung Quốc sẽ theo đuổi chính sách ngoại giao thế nào trong 10 năm sắp tới khi mà Trung Quốc đang nổi lên là một cường quốc hàng đầu của thế giới.

    Nói về sự chuyển giao quyền lực tại Trung Quốc đi kèm theo những cơ hội và thách thức, Giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc pḥng Úc nhận định:

    "Sau một thập kỷ, sự chuyển giao một thế hệ quyền lực mới tại Trung Quốc sẽ cho phép nhóm lănh đạo mới có thể xem lại các điểm mạnh và điểm yếu của chính sách ngoại giao của Trung Quốc để có các điều chỉnh thích hợp."

    Theo giáo sư David Shambaugh, giáo sư môn khoa học chính trị và quan hệ quốc tế trường đại học George Washington, những ǵ trong chính sách ngoại giao mà ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo để lại cho ông Tập Cận B́nh và những lănh đạo mới có quá nhiều vấn đề, cũng không kém ǵ những vấn đề nội địa:

    "Có rất nhiều những bất ổn, và căng thẳng trong quan hệ của Trung Quốc với các nước trên thế giới. Trên bề mặt chúng ta vẫn thấy những cố gắng cho thấy các hoạt động ngoại giao vẫn b́nh thường, nhưng chỉ cần cào bới bề mặt một chút th́ chúng ta thấy vấn đề đối ngoại của Trung Quốc cũng không kém ǵ vấn đề đối nội."

    Quan hệ với Mỹ được coi là yếu tố quan trọng nhất trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, giáo sư môn quan hệ quốc tế thuộc trường đại học George Mason nhận định:

    Sau một thập kỷ, sự chuyển giao một thế hệ quyền lực mới tại Trung Quốc sẽ cho phép nhóm lănh đạo mới có thể xem lại các điểm mạnh và điểm yếu của chính sách ngoại giao của Trung Quốc để có các điều chỉnh thích hợp.
    GS Carl Thayer

    "Nó là một thách thức lớn với Mỹ, bởi Trung Quốc là một nước đang lên và họ đ̣i hỏi được đối xử như vậy. Vấn đề họ đ̣i mức đối xử thế nào th́ chưa ai có thể nói rơ, nhưng nh́n hành động của họ th́ thấy là họ đang đ̣i thế trội yếu, nếu không phải là bá chủ của vùng biển Đông. Sau đó là sự cạnh tranh của Trung Quốc về tài nguyên trên khắp thế giới th́ Trung Quốc sẽ không thể, không bao giờ chấp nhận là một cường quốc địa phương đâu, mà là cường quốc trên thế giới nữa."

    Các học giả Mỹ cho rằng mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc những năm gần đây đă trở nên căng thẳng hơn, có tính cạnh tranh nhiều hơn hợp tác. Các vấn đề khác biệt chính giữa hai nước bao gồm tranh căi xung quanh việc Trung Quốc hạ giá đồng Nhân dân tệ để trục lợi xuất khẩu, và việc Mỹ chuyển trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á Thái B́nh Dương.

    Bên cạnh mối quan hệ với Mỹ, quan hệ với các nước thuộc khu vực châu Á Thái B́nh Dương cũng là điểm quan trọng trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong mọi thời kỳ. Giáo sư Rober Sutter, Giáo sư một quan hệ quốc tế thuộc trường đại họ George Washington nhận định:

    "Châu Á Thái B́nh dương quan trọng hơn cả với lănh đạo của Trung Quốc, trong lịch sử của Trung Quốc, đây luôn là vùng gây quan ngại nhiều nhất với Trung Quốc, và chịu nhiều ảnh hưởng của Trung Quốc. Đây là khu vực của các vấn đề về chủ quyền và an ninh. Đây là nơi quân đội nhân dân Trung Hoa tham gia tích cực, và chúng ta cũng không thể quên đây cũng là khu vực thương mại quan trọng với Trung Quốc.

    Thương mại giữa Trung Quốc với Nam Hàn c̣n nhiều hơn với châu Phi. Đây là phần quan trọng với Trung Quốc. 70% chính sách ngoại giao của Trung Quốc tập trung vào vùng viền ngoài của Trung Quốc. nếu Trung Quốc muốn trở thành một cường quốc trên thế giới th́ họ phải làm ǵ đó với vùng viền này. Họ cần phải là nước đứng đầu trong vùng này và phải tạo dựng được một môi trường an toàn cho ḿnh. Đây là nơi họ có tương tác với Mỹ và các cường quốc khác."

    Chính sách đối ngoại


    Một người Trung Quốc biểu t́nh trước đại sứ quán Nhật Bản tại Budapest vào ngày 24 tháng 9 năm 2012. AFP photo
    Thế nhưng chính trong khu vực này, Trung Quốc cũng đang có những căng thẳng với quốc gia láng giềng Nhật Bản, vốn là đồng minh của Mỹ tại khu vực châu Á Thái B́nh Dương. Hiện cả Nhật và Trung Quốc đều đang vướng vào xung đột chưa thể giải quyết xung quanh chủ quyền quần đảo Senkaku hay c̣n gọi là Điếu Ngư. Căng thẳng này đă đẩy tinh thần dân tộc tại cả hai nước lên cao mà đỉnh điểm là những vụ biểu t́nh phản đối Nhật diễn ra ở khắp nơi trong Trung Quốc và một số nơi khác trên thế giới trong thời gian vừa qua. Giáo sư Carl Thayer nhận định đây là một điều kiện không thuận lợi chút nào cho những lănh đạo mới tại Trung Quốc:

    "Căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản xảy ra vào thời điểm không tốt chút nào, vào lúc Trung Quốc đang chuẩn bị có sự chuyển giao quyền lực, do vậy không thuận lợi cho các lănh đạo mới của nước này v́ sợ bị nh́n nhận là những người quá mềm yếu, cho nên đó là vấn đề."

    Trong khi đó vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển Đông với các nước Đông Nam Á lại là một khó khăn nữa mà những lănh đạo mới của Trung Quốc đang phải đối mặt. Trong các năm từ 2009 đến nay, liên tục xảy ra nhiều vụ xung đột gây căng thẳng giữa Trung Quốc với Việt Nam và Philippines tại khu vực này. Điển h́nh là xung đột xung quanh băi Scarborough mà Philippines đ̣i chủ quyền hồi tháng 4 vừa qua. Các hành động của Trung Quốc trong khu vực này đă khiến các nước láng giềng phải nghi ngại.

    Liên quan đến vấn đề biển Đông, các phân tích gia quốc tế cho rằng, các lănh đạo hiện thời của Trung Quốc đă không cho thấy vai tṛ lănh đạo mạnh mẽ của ḿnh đối với hoạt động của các cơ quan dân sự đang hoạt động cùng lúc trên biển Đông và do đó đă góp phần làm nảy sinh những xung đột đáng tiếc với các quốc gia láng giềng. Ông Hồ Cẩm Đào bị cho là đă mắc kẹt giữa 9 cơ quan trong việc kiểm soát hiệu quả hoạt động phối hợp của các cơ quan này. Và đây cũng chính là quan ngại đối với ông Tập Cận B́nh, người sẽ lên thay thế ông Hồ Cẩm Đào sắp tới.

    Có những đồn đoán cho rằng có nhiều khả năng ông Hồ Cẩm Đào dù thôi chức chủ tịch, sẽ vẫn nắm giữ chiếc ghế Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc trong một thời gian. Giáo sư Carl Thayer phân tích:


    Trung Quốc có thể sẽ giữ ông Hồ Cẩm Đào lại phía sau hậu trường, giữ vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương và làm cái phanh cho ông Tập Cận B́nh.
    GS Carl Thayer

    "Trong vấn đề căng thẳng với Nhật Bản, một số phân tích gia lập luật rằng Trung Quốc có thể sẽ giữ ông Hồ Cẩm Đào lại phía sau hậu trường, giữ vị trí Chủ tịch Quân ủy Trung ương và làm cái phanh cho ông Tập Cận B́nh. Nếu như vậy theo tôi th́ ông Tập Cận B́nh sẽ trở thành một lănh đạo yếu hơn v́ bị ḱm hăm thay v́ ông ta được nắm hai cái ghế".

    Những khó khăn trước mắt trong nước bao gồm, kinh tế phát triển chậm lại, hố ngăn cách giàu nghèo, cộng với những căng thẳng chưa thể giải quyết với các nước láng giềng đang là một gánh nặng mà những lănh đạo mới của Trung Quốc phải tiếp nhận. Nói như giáo sư Carl Thayer th́ chắc chắn không có một lănh đạo mới nào của Trung Quốc muốn phải đối đầu với quá nhiều vấn đề cùng một lúc.

  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thái tử đảng qua các triều đại hán
    - NgyThanh



    Mao tân Vũ




    Thái tử đảng là ǵ?
    Vào một buổi chiều mát trời tháng Hai năm 2011 ở thủ đô Bắc Kinh, một thanh niên 23 tuổi mặc tuxedo lái chiếc Ferrari đỏ tươi màu máu như màu cờ Trung Quốc để đưa người đẹp từ điểm hẹn ḥ tới tiệm ăn. Nàng là Liz Huntsman, con gái của đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh ông Jon Huntsman, người có tên Tàu là Hồng Bác Bồi (???). Chàng là Bạc Qua Qua, con một của Bạc Hy Lai, người từng là thị trưởng thành phố Đại Liên, đến Bộ trưởng Bộ thương mại Trung Quốc, và đang là bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản Trung Quốc tại Trùng Khánh - một trong những hạt giống đỏ, thế hệ lănh đạo thứ năm của Cộng đảng TQ. Việc chọn loại xe thể thao đắt tiền của chàng là một quyết định làm nhiều người giật ḿnh, v́ ông bố của chàng đang lao đao trong một chiến dịch để phục hưng tinh thần Mao Trạch Đông bằng chuỗi dài đàn ca xướng hát các nhạc phẩm “hồng ca” thời cách mạng. Đẩy mạnh chiến dịch này, Bạc Hy Lai ra lệnh sinh viên và công nhân viên phải gắn bó với trách nhiệm của mỗi người nhằm tái quan hệ với nông thôn. Trong khi đó, con trai của người chễm chệ trên một chiếc xe hơi trị giá 230 ngàn đô, khi thu nhập trung b́nh của người dân là 3.300 đô mỗi năm. Trước khi bị đàn em Vương Lập Quân khui chuyện bà vợ giết doanh nhân người Anh Neil Heywood để bị thất sủng, lương năm của ông bí thư Thành ủy Trùng Khánh không quá 20.000 đô. Vậy mà với đồng lương khiêm tốn này, ông vẫn đủ sức cho cậu ấm Bạc Qua Qua theo học trường đại học tư Harrow ở Luân Đôn với học phí 48 ngàn/năm. Tiếp theo, ông lại chuyển chàng qua trường Oxford chuyên dành cho học sinh quốc tế, riêng khoản tiền học là 25 ngàn đô/năm, trước khi vào trường Kennedy, nơi mỗi sinh viên cần khoảng 70 ngàn đô/năm để vừa học vừa ăn uống tiêu dùng.

    Khúc đoạn xă hội vừa kể là “chuyện thường ngày ở huyện”, một t́nh trạng thoái hóa đạo đức hiện đang là một biểu tượng của sự thử thách quất vào mặt của đảng Cộng sản TQ vào đúng lúc mà nó vẫy vùng t́m phương thuốc thần để bảo tồn vị trí trong một xă hội càng lúc càng phân hóa, dày đặc thông tin, và ngụp lặn nhu cầu. Con cái của các lănh tụ đảng, thành phần đang được gọi bằng danh từ “thái tử đảng” mới phát sinh, gồm những nhân vật đang trở thành các đề tài nổi bật v́ hai yếu tố: bành trướng các thương vụ làm giàu và khoe mẽ sự sang giàu xa xỉ trong bối cảnh căm giận của quần chúng v́ người dân biết rơ nạn tham nhũng lan rộng trong chính quyền song song với sự lạm dụng quyền lực.
    Danh từ tiếng Anh “princelings” (thái tử đảng) mới do báo chí phương Tây chế ra gần đây, nhưng đối với người Tàu, người Nhật, người Đại Hàn và người Việt Nam, thái tử và đảng là hai loại bệnh dịch do phong kiến và do chủ nghĩa Cộng sản sản sinh, mà người dân các nước này đă cắn răng cam chịu từ xa xưa - chỉ riêng người Nhật Bản được trời bao dung không đày đọa bằng chủ nghĩa Cộng sản.

    Trong triều đ́nh, các con trai của vua gọi là hoàng tử, c̣n con trai đầu thông thường là vị hoàng tử sẽ nối ngôi cha, nên danh xưng được đổi thành đông cung thái tử. Ở mọi thời quân chủ, thái tử vẫn là chữ để gọi con trai trưởng, kẻ sẽ được vua truyền ngôi. Ngày nay, khi con người đă ṃ lên tới Hỏa tinh, chủ nghĩa Cộng sản đă bị đào thải, chỉ trừ một vài quốc gia vẫn duy tŕ “cộng sản” làm một thứ vũ khí có tác dụng như nhà tù và nhà xác để giúp nhà nước bóc lột, hù dọa và đàn áp công dân ḿnh, như trường hợp Bắc Hàn, Cuba, Trung Quốc và Việt Nam. Đó là những nơi có các con khỉ ngoi lên tự coi là người đang phục sinh tinh thần con nối cha truyền qua cái mà chúng hănh diện: hạt giống đỏ, hay tinh trùng cộng sản. Nếu thái tử là một chức tước phong kiến đă trái mùa và hủ lậu, và nếu đảng Cộng sản là một tập hợp đồng nghĩa với thổ phỉ hay bọn cướp cạn, th́ danh từ kép thái tử đảng càng là một hiện tượng buồn nôn hơn.

    Hoàng đế cuối cùng
    Dân tộc Trung Hoa đă bị tạo hóa đọa đày hai giai đoạn sống dở chết dở, dưới triều đại của hai vị thiên tử, thay trời làm chết dân. Một người là Phổ Nghi, hoàng đế cuối cùng của nền quân chủ phong kiến, và một người là Mao Trạch Đông, hoàng đế đầu tiên của chế độ quân chủ ngụy trang dưới chiêu bài cộng sản - một thứ chính quyền b́nh mới rượu cũ, tiếp tục tàn phá xă hội bằng truyền thống thái tử đảng, cha truyền con nối đă qua 5 thế hệ, và đang tiếp tục cho tới nay.

    Khi vua Đồng Trị chết không có con, Từ Hi chọn một đứa cháu mới bốn tuổi, em con thúc bá của Đồng Trị, đưa lên ngôi, hiệu là Quang Tự. Tuy Quang Tự làm Hoàng đế, nhưng chỉ là hư vị, v́ mọi quyền hành đều ở trong tay Thái hậu Từ Hi. Chính biến Mậu Tuất (1898) xảy ra, Hoàng đế Quang Tự bị giam 10 năm ở Doanh Đài, trong một căn pḥng bẩn thỉu, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, chịu nhục nhă cho đến khi chết (1908). Quang Tự qua đời ngày 14 tháng 11 năm 1908 ở tuổi 37 và ở ngôi được 33 năm. Ngày Quang Tự chết, Thái hậu Từ Hi cũng đang trên giường hấp hối, bà này đă cấp tốc quyết định chọn một thằng bé mới 34 tháng tuổi lên nối ngôi, hiệu là Phổ Nghi. Đây là vị hoàng đế cuối cùng của nền quân chủ Trung Hoa.



    Với quyết định của Từ Hi, các quan triều đ́nh đă đến nhà để bắt thằng bé đi làm vua. Khi các nội giám bế lên tay, thằng bé đă khóc và chống cự quyết liệt, ông bố ruột cũng chịu thua, chỉ một ḿnh bà vú em Vương Tiêu Thị là người duy nhất có thể dỗ được cậu bé thôi vùng vẫy, nên được theo cậu vào cung. Trong 6 năm tiếp theo, Phổ Nghi không được gặp mẹ ḿnh, mặc dù ông vua nước Tàu là một đứa bé khó nuôi, cứng đầu, và thiếu sức khỏe. Thằng bé trong vai vua đă bắt khoan bắt nhặt, lấy những sai sót vụn vặt làm cớ để đánh đập các hoạn quan nhằm thỏa măn thú vui sử dụng quyền lực tuyệt đối của ḿnh. Chính nhà vua về sau này kể rằng mỗi lần ông nổi trận lôi đ́nh hoặc khi không vui là lúc các thái giám gặp tai họa. Nếu đột nhiên vua vui hoặc khi nổi cơn đùa nghịch th́ các thái giám cũng khổ. Lúc vua khoảng 9 tuổi, có lần ông muốn xem các quan có thực sự tuân lệnh ḿnh không, nên gọi một thái giám, chỉ vào miếng thức ăn bẩn liệng trên mặt đất và bảo ăn. Ông quan kia đă ngoan ngoăn nằm úp mặt xuống đất và ăn miếng thức ăn dơ ấy.

    Vua Phổ Nghi bị Hồng quân Liên Xô bắt vào lúc kết thúc Thế chiến Thứ Hai. Tới khi Mao đăng quang năm 1949, Phổ Nghi đă viết thư cho Stalin để xin khỏi bị quăng trở lại nước Trung Hoa cộng sản, nhưng để sưởi ấm quan hệ với đồng chí Mao, Statin đă bắt Phổ Nghi hồi hương năm 1950. Về nước, hoàng đế Phổ Nghi lột đủ 10 quyển lịch trong trại cải tạo Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh, đến khi hoàng đế được tẩy năo xong, Mao Trạch Đông cho ông ra trại về sống 6 tháng kế tiếp trong một căn hộ b́nh thường ở Bắc Kinh với em gái ông, rồi bị tống vào một pḥng khách sạn g̣ bó.

    Qua tới năm 1966, Mao tiến hành Cách mạng Văn hóa, các hồng vệ binh xem Phổ Nghi như một biểu tượng của chế độ phong kiến Trung Hoa cần trừ khử. Dù được công an địa phương bảo vệ, khẩu phần ăn và các đồ dùng cá nhân sang trọng như bàn và ghế bành của Phổ Nghi đă bị tịch thu, bản thân Phổ Nghi bị ảnh hưởng cả về mặt thể chất lẫn t́nh cảm. Ông đă chết bệnh ở Bắc Kinh trong ṿng một năm đầu của cuộc Cách mạng Văn hóa.
    Gần giống như số phận của sĩ quan quân lực VNCH sau khi miền Nam Việt Nam thất thủ, vua Phổ Nghi cũng đi học tập cải tạo tổng cộng 14 năm, nhưng rất may, 5 năm đầu tiên không bị cải tạo bởi chính đồng bào ḿnh. Từ 1945 đến 1950, nằm trong nhà đá Liên Xô, ngục thất của Phổ Nghi có máy thu thanh để nghe, có sách báo TQ để đọc, có bàn mạt chược để giết th́ giờ, và có một khoảnh đất nhỏ ngoài sân để thư giăn bằng việc trồng rau. Mỗi ngày tù nhân được ăn ba bữa và buổi tối uống trà Nga và xúm nhau lại cầu cơ xem chừng nào sẽ được phóng thích; đều đặn, bác sĩ và y tá c̣n đến chăm sóc hay theo dơi sức khỏe. Ngày 31/07/1950, các phạm nhân chiến tranh Măn Châu trong đó có Phổ Nghi được dồn lên một chuyến xe lửa để trả về TQ. Chuyến xe không đưa tù nhân về với gia đ́nh, mà chở thẳng đến trại cải tạo trung chuyển Phú Thuận 3 tháng, rồi đến cuối tháng Mười th́ được đưa đi cải tạo tiếp ở trại Cáp Nhĩ Tân thêm 9 năm. Ngày 17/09/1959, Chủ tịch Lưu Thiếu Kỳ kư lệnh đặc xá, nhân vật đứng đầu danh sách được tha là tù nhân Phổ Nghi 54 tuổi. Người đàn ông từng có cả thiên hạ trong tay chỉ sống thêm 7 năm nữa, rồi chết v́ bệnh ung thư năm 1967, khi mới vào tuổi 61.

    Các hoàng đế cộng sản tiếp nối



    Thế hệ thứ nhất, cầm quyền giai đoạn 1949-1979
    Người mở đầu kỷ nguyên vua chúa mới theo kiểu cộng sản, là Mao Trạch Đông. Vào thời điểm phong trào sùng bái cá nhân lên tới đỉnh cao, Mao lập kỷ lục bằng cách “đạt” một lúc bốn thứ vĩ đại: người thầy vĩ đại, lănh tụ vĩ đại, thống soái vĩ đại, người lèo lái vĩ đại. Mao có công thống nhất gần như toàn bộ đất nước, nhưng thống kê cũng cho thấy ông là nhà lănh đạo đă vừa trực tiếp vừa gián tiếp gây ra cái chết cho 77 triệu người, gần gấp đôi tội ác của tên đồ tể cộng sản Stalin với 43 triệu người.

    Về đời tư, Mao có 4 vợ. Đầu tiên là bà La Thị, do gia đ́nh sắp đặt năm 1907 nhưng ông không công nhận và hai người không hề ăn ở hay có con cái với nhau. Năm 1921, Mao kết hôn với Dương Khai Tuệ và có chung 3 người con trai là Mao Ngạn Anh (1922-1950), Mao Ngạn Thanh (1923-2007) và Mao Ngạn Long (1927-1931). Bà Dương Khai Tuệ bị Quốc dân đảng hành quyết năm 1930. Tháng 5/1928, Mao kết hôn với Hạ Tử Trân; bà này sinh nở 6 lần nhưng 5 người con đă chết non hoặc mất tích, chỉ có Lư Mẫn chào đời năm 1936 khôn lớn. Sau đó, Mao kết hôn với Giang Thanh năm 1938, hai người chỉ có 1 con gái là Lư Nạp sinh năm 1940.

    Qua đến đời con cháu của ông, Mao Ngạn Anh cưới Lưu Tư Tề, không thấy nói tới con cái. Trong khi con trai út của Mao và Dương Khai Tuệ là Ngạn Long mất tích lúc 4 tuổi, con trai thứ nh́ Mao Ngạn Thanh lấy em ruột của Lưu Tư Tề là Thiệu Hoa, năm 1970 sinh ra cháu nội là Mao Tân Vũ; cuối tháng 6/2009, sử gia quân đội Mao Tân Vũ (???) đột ngột được thăng cấp, trở thành vị tướng trẻ nhất của quân đội TQ. Lư Mẫn, con gái của Mao và Hạ Tử Trân, lấy Khổng Lệnh Hoa, sinh được cháu ngoại trai là Khổng Kế Ninh và cháu ngoại gái Khổng Đông Mai. C̣n Lư Nạp, con gái của Mao và Giang Thanh, lấy Vương Cảnh Thanh, sinh được cháu ngoại trai là Vương Hiệu Chi. Tân Vũ lập gia đ́nh 2 lần. Người vợ thứ nhất là một cô gái chạy bàn xinh đẹp tên Hác Minh Lị. Họ làm đám cưới tốc hành vào cuối năm 1997, nhưng cô Hác chết sớm vào năm 2003 trong nhà tù chính trị Tần Thành; hai người không có con. Tân Vũ tái hôn cùng năm 2003 với Lưu Tân; hai người sinh được con trai tên Mao Đông Đông, và con gái Mao Điềm Ư. Thiếu tướng Mao Tân Vũ luôn ca ngợi ông nội ḿnh bằng chữ “thượng đế”, hoặc “con người tuyệt đối”.

    Điểm lại thế hệ thứ nhất, ngoài trường hợp cháu nội Mao Tân Vũ của chủ tịch Mao Trạch Đông được gắn lon thiếu tướng, chúng ta c̣n thấy: (1) Lưu Thiếu Kỳ, cố chủ tịch nước, có con trai với bà Vương Quang Mỹ là Lưu Nguyên mang quân hàm trung tướng, ngồi tại Hàn lâm viện Khoa học Quân đội, một chức vụ mà thông tấn xă Reuters nhận xét tương đương với ghế bộ trưởng trong nội các chính phủ. (2) Tập Trọng Huân, Phó thủ tướng TQ từ 1959 đến 1962, và là Bí thư tỉnh ủy Quảng Đông từ 1979 đến 1981; bố của Tập Cận B́nh, người sắp nhận chức nguyên thủ quốc gia. (3) Bạc Nhất Ba, Phó Thủ tướng vừa là một người trong nhóm cổ thụ Bát đại Nguyên lăo, bố của Bạc Hy Lai; nếu không xảy ra vụ người con dâu Cốc Khai Lai giết doanh nhân người Anh, đà tiến thân trong hàng ngũ đảng và nhà nước của Bạc Hy Lai và cháu nội Bạc Qua Qua c̣n thăm thẳm không thua ǵ Tập Cận B́nh. (4) Bành Chân, một cây cổ thụ khác của Bát đại Nguyên lăo, đă chết năm 1997, nhưng con trai của ông là Phục Dương đứng đầu một trong 10 tổ hợp luật sư quyền thế nhất đại lục TQ tên Khang Đạt Luật sư Sự vụ sở, một h́nh thức trung gian hối mại quyền thế rập khuôn với tổ hợp luật sư Cốc Khai Lai của bà vợ ông Bạc Hy Lai. (5) Diệp Kiếm Anh, một nguyên soái nhiều con, và đám con đông đảo của ông đều giữ những ghế quan trọng: con cả Diệp Tuyển B́nh làm Phó chủ tịch Hội nghị chính trị hiệp thương nhân dân toàn quốc; con trai kế Diệp Tuyển Ninh, Trung tướng, từng là Cục trưởng Liên lạc thuộc Tổng bộ chính trị, ủy viên thường vụ quốc hội; con trai Diệp Tuyển Liêm, ủy viên Chính Hiệp toàn quốc, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty Khải Lợi; con gái Diệp Sở Nam, nguyên là một phó cục trưởng ở Bộ Công nghiệp Cơ khí, vợ của phó thủ tướng Trâu Gia Hoa; con gái Diệp Văn San, chủ tịch hội đồng quản trị công ty đầu tư Hoa kiều Hải Nam, vợ của Dư Phương Phương, con trai trung tướng Dư Thu Lư, Bộ trưởng Bộ Dầu khí. (6) Tăng Sơn, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, có con trai là Tăng Khánh Hồng; trong tư thế thái tử đỏ của thế hệ một, Tăng Khánh Hồng leo tới chức Ủy viên Bộ chính trị Ban chấp hành Đảng cộng sản TQ, Bí thư ban Bí thư Trung ương, Hiệu trưởng Trường Đảng trung ương, và Phó Chủ tịch Nước.



    Trong thế hệ cầm quyền thứ nh́, giai đoạn 1979-1993
    Nhà nước cộng sản có (1) Đặng Tiểu B́nh, nhưng người con trai trưởng của ông với bà Trác Lâm, vợ thứ ba, tên Đặng Phác Phương, đă bị Hồng Vệ Binh làm cho thân tàn ma dại, nên thái tử đảng này chỉ ngồi xe lăn, chẳng hưởng được xơ múi ǵ từ thế lực bố mẹ. Thời Cách mạng Văn hóa, gia đ́nh Đặng Tiểu B́nh bị Mao chụp mũ là “tẩu tư phái”, tức thành phần mở đường tới tư bản, nên bị tấn công tới độ có lần, B́nh bị bắt quỳ gối dưới đất, tay trói ngoặc sau lưng, công khai thú nhận trước mặt vợ con ḿnh về tội có suy nghĩ theo lề lối tư bản. Riêng Đặng Phác Phương bị Hồng Vệ Binh cầm tù, tra tấn, và liệng qua cửa sổ tầng lầu thứ ba của viện đại học Bắc Kinh hồi 1968. Được chở tới bệnh viện, Phương bị từ chối cấp cứu v́ là con của một tên tư bản. Khi gia đ́nh chở tới một bệnh viện tư, th́ đă quá muộn. Phương trở thành người tàn phế. Em gái của Phương là công chúa đỏ Đặng Nam thoát ngọn đ̣n thù của chế độ, ngoi lên được tới chức Phó Vụ trưởng Khoa học và Kỹ thuật của nhà nước. (2) Chủ tịch Dương Thượng Côn có ba công chúa đảng, nhưng cả ba sống ch́m khuất, chỉ trừ một ông con rể là thượng tướng Tŕ Hạo Điền, làm tới chức bộ trưởng quốc pḥng thứ 8 của chính phủ, và một ông rể nữa, ông Vương Hiểu Triều, giám đốc một công ty buôn bán vũ khí lớn của TQ. (3) Phó thủ tướng Vạn Lư mới theo đảng từ năm 1936, nhưng tiến thân khá nhanh. Người con trai thứ tư của ông có cái tên con gái, Vạn Quư Phi, vào đời bằng chức vụ phó bí thư quận ủy Thuận Nghĩa thuộc thủ đô Bắc Kinh, sau đó chuyển ra nắm khu tự trị Trữ Hạ Hồi Tộc; năm 1995 Quư Phi quay về Bắc Kinh giữ chức phó pḥng Đặc khu Kinh tế của Hội đồng chính phủ. (4) Con cái ông Triệu Tử Dương sống thầm lặng như cuộc sống bố ḿnh trong những năm bị quản thúc tại gia cho đến ngày chết, nhưng một người con dâu của nhân vật chính trị phản động họ Triệu, là bà Margaret Ren, đă vươn cao trong ngành tài chính. Bà này là nhân viên xuất sắc của Citigroup tại TQ, sau đó bà sang làm cho Merrill Lynch, rồi trở thành giám đốc tổ hợp tài chính BNP Paribas. Gần đây, khi Bank of America gộp Merrill Lynch vào, hệ thống ngân hàng mới này chọn Margaret Ren làm chủ tịch phân bộ Trung Quốc của họ. (5) Tổng bí thư thứ 12 của đảng CSTQ ông Hồ Diệu Bang có người con trai cả Hồ Đức B́nh làm phó chủ tịch pḥng Tổng quản trị Mậu dịch và Kỹ nghệ TQ, và cháu gái Janice Hồ là giám đốc Quỹ đầu tư TQ ở Ngân hàng Thụy sĩ. (6) Đệ nhất Phó thủ tướng Diêu Y Lâm có con rể là Vương Kỳ Sơn leo tới chức Phó Thủ Tướng Quốc Vụ Viện TQ và Ủy viên Bộ Chính trị.



    Qua thế hệ cầm quyền thứ ba, giai đoạn 1989-2003
    Chúng ta thấy 6 nhân vật lănh đạo chính. (1) Chủ tịch kiêm tổng bí thư Giang Trạch Dân có con trai là Giang Miên Hằng giữ chức Viện phó Hàn lâm viện Khoa học TQ cho đến khi bị lột chức hồi tháng 11/2011 v́ bị tố tham nhũng, biển thủ quỹ đấu giá cổ phần và chuyển ngân công quỹ trái phép. Miên Hằng c̣n có tên trong sổ lương của những nhà nghiên cứu về chương tŕnh không gian TQ, kiêm chủ tịch công ty đầu tư Liên Minh Thượng Hải. (2) Lư Bằng, Thủ tướng thứ tư của Quốc vụ viện TQ, có con trai là Lư Tiểu Bằng, cựu chủ tịch tập đoàn Hoa Năng kiêm chủ tịch Công ty điện lực quốc tế Hoa Năng, hiện đang giữ chức phó tỉnh trưởng Sơn Tây. (3) Cựu thủ tướng Chu Dung Cơ có con trai đang là chủ tịch Công ty Tài chính Quốc tế; báo Mỹ Fortune liệt kê tên Chu Vân Lai vào thứ 15 trong danh sách 25 nhà lănh đạo tài chính có thế lực nhất châu Á. (4) Lư Thụy Hoàn, chủ tịch Toàn quốc Chính hiệp, cơ quan cố vấn chính trị cho chính phủ; ông này có con trai thứ là Jeffrey Lư, mang quốc tịch Hoa Kỳ. Sau khi về nước làm giám đốc tại TQ cho hăng bào chế Novartis 5 năm, tới 2010, Jeff cùng người anh ruột là George Li mở công ty tư chuyên nghiên cứu và phát triển về ngành kỹ nghệ thuốc tây và sinh vật với số vốn đầu tư 430 triệu Mỹ kim. (5) Phó thủ tướng Quốc vụ viện Tăng Bồi Viêm có con trai là Jeffrey Tăng, hiện đứng đầu 4 công ty khác nhau: Công ty máy tính Vạn Lư Trường Thành, Công ty UFIDA, Công ty Thượng Hải AJ, và Công ty Nhu liệu TQ, ngoài ra, ông này c̣n là giám đốc của một số hăng xưởng khác như AAMA China, Công ty Hậu cần Đặc chế TQ, và Hệ thống Thông tin Điện thoại mạng Hồ Nam. (6) Vinh Nghị Nhân, vị phó chủ tịch nước trước thời kỳ Hồ Cẩm Đào. Khi ông mất vào năm 2005, báo chí quốc tế cho rằng ông là một trong những người giàu nhất châu Á, với tài sản để lại khoảng 1.9 tỉ Mỹ kim. Con trai ông, Vinh Trí Kiện, có tài sản riêng trị giá 2.2 tỉ Mỹ kim vào năm 2007. Bố con ông này được xếp vào hàng ngũ “tư bản đỏ” của thế giới.



    Tới thế hệ cầm quyền thứ tư, giai đoạn 2002-2012,


    Hồ Hải Phong (trái) và Lư tiểu Bằng

    Lịch sử ghi nhận 4 khuôn mặt lớn. (1) Chủ tịch kiêm tổng bí thư Hồ Cẩm Đào, có thái tử Hồ Hải Phong nắm giữ ghế chủ tịch hăng Nuctech, một công ty với vốn đầu tư được kê khai là của đại học Thanh Hoa, chuyên sản xuất thùng chứa hàng dành cho xe vận tải, đóng toa xe lửa và máy rà kim loại để t́m vũ khí ở phi trường. Năm 2009, hăng Nuctech bị hai chính phủ Namibia và Phi Luật Tân tố cáo tội hối lộ, c̣n tại Nam Phi, cuộc điều tra cũng liên quan đến hối lộ trị giá 54 triệu Mỹ kim chưa kết thúc. Rể của Hồ Cẩm Đào là một tài phiệt về internet tại lục địa tên Mao Đạo Lâm. (2) Thủ tướng Ôn Gia Bảo với tài sản tổng cộng 2.7 tỉ Mỹ kim được New York Times phanh phui đă được tường thuật ở Thời Báo số trước, xin khỏi nhắc lại ở đây. (3) Ngô Bang Quốc, chủ tịch quốc hội, người đứng hàng thứ nh́ trong hàng ngũ lănh đạo TQ. Sau khi chờ chực suốt một năm để được quốc hội phê chuẩn, nhà máy điện nguyên tử trị giá 1.46 tỉ Mỹ kim được tiến hành vào đầu tháng 7/2009, và cái ghế tổng giám đốc được giao cho Wilson Feng, con rể của Ngô Bang Quốc. (4) Cái tên Lư Trường Xuân, không mấy người nước ngoài biết, nhưng quyền hạn của ông không nhỏ ở Bắc Kinh. Ông là nguyên trưởng ban tuyên huấn của đảng, nhân vật thứ 5 trong Bộ Chính trị Trung ương, và là người nắm cơ quan nội tạng tối cao của đảng, c̣n Lư Đồng, con gái ông, nắm giữ một ngân hàng cổ phần đầu tư tư nhân ở Hương Cảng với số vốn 3 tỉ Mỹ kim, và con trai ông, Lư Tuệ Đích, là sở hữu chủ của công ty điện thoại di động China Mobile.

    Thế hệ cầm quyền thứ năm hiện nay
    Khi bài báo này lên máy in, đại hội đảng lần thứ 18 chưa khai mạc ở Bắc Kinh, nhưng mọi người thừa biết là danh sách thế hệ thứ năm cầm quyền đất nước TQ đă h́nh thành, chỉ chờ chính thức hóa với 3 tên tuổi rực sáng: (1) Tập Cận B́nh, sẽ là chủ tịch, người chỉ có một cô con gái, Tập Minh Trạch, đang lẳng lặng mài quần ở Đại học Harvard. (2) Bạc Hy Lai, một v́ sao đang lên, bỗng vụt tắt sau khi bà vợ Cốc Khai Lai tống rượu pha thuốc độc vào miệng Neil Heywood để bưng bít những dịch vụ rửa tiền, làm cả vợ lẫn chồng vào chuồng rệp. (3) Lưu Vân Sơn, đương kim trưởng ban tuyên huấn của đảng. Con trai ông, Lưu Nhạc Phi, 39 tuổi, chủ tịch một ngân hàng cổ phần đầu tư tư nhân. Cách đây 6 năm, chàng tuổi trẻ này đă đầu tư 35 tỉ Nhân dân tệ (5.5 tỉ Mỹ kim) vào Lưới điện Miền nam TQ, Ngân hàng Phát triển Quảng Đông, Ngân hàng Tín dụng Citic, và Ngân hàng Dân Sinh. Tiền từ đâu tới? Hỏi, là tự trả lời!



    Chờ ǵ ở đại hội đảng?
    Tiến sĩ Lư Thành, một học giả chuyên về vấn đề Cộng đảng TQ của Viện Nghiên cứu Brookings vừa cho phát hành cuốn Thông Văng Trung Nam Hải Chi Lộ (Đường tới Trung Nam Hải) trong đó tác giả viết đại hội đảng sẽ đóng kín cửa để biểu quyết việc chính thức loại bỏ 2 trong số 9 thành viên chính của Ban Bí thư Trung ương, và ghi nhận danh sách 15 người đầu sổ tập đoàn lănh đạo gồm: (1) Tập Cận B́nh, (2) Lư Khắc Cường, (3) Vương Kỳ Sơn, (4) Lư Nguyên Triều, (5) Trương Đức Giang, (6) Lưu Vân Sơn, (7) Trương Cao Lệ, (8) Uông Dương, (9) Du Chánh Thanh, (10) Lưu Diên Đông, (11) Lệnh Kế Hoa, (12) Mạnh Kiến Trụ, (13) Hồ Xuân Hoa, (14) Vương Hỗ Trữ, (15) Quách Kim Long.

    Vào buổi sáng tinh mơ ngày 18/03/2012, lại ở thủ đô Bắc Kinh, và lại một chàng thanh niên trẻ 23 tuổi, lái chiếc Ferrari 458 Spider màu đen trị giá 1 triệu đô đâm vào chiếc cầu gần Viện Đại học Thanh Hoa. Chiếc xe lao quá nhanh với tốc độ thần sầu đă bị đứt khúc làm đôi và nổ tung sau khi bắt lửa cháy. Trên chiếc xe hai chỗ ngồi, người ta đă lấy ra ba xác người. Xác trần truồng của chàng thái tử đảng Lệnh Cốc con ông Lệnh Kế Hoa, và 2 xác thiếu nữ khác, một trần như nhộng và một nửa trần truồng. Báo chí Hương Cảng tường thuật ba người tuổi trẻ vừa phóng xe vừa chơi tṛ khích dâm nên bị lạc tay lái trên xa lộ vành đai số bốn chạy quanh thủ đô. Bộ Thông tin TQ đục bỏ tất cả thông tin liên quan tới tai nạn, những chữ “Ferrari”, “Thái tử Lệnh”, “làm t́nh trên xe” hay “Thằng bé họ Lệnh” đă bị chặn đứng trên trang mạng tiếng Hán, nhưng chính phủ khó ḷng bưng bít được tất cả các trao đổi của dân. Tai nạn này cũng đă đưa đến việc Lệnh Kế Hoa bị bay chức hồi tháng 8/2012.

    Chuẩn bị chương tŕnh nghị sự của đại hội đảng, các nhà lănh đạo cao cấp nhất đă đồng ư chính thức khai trừ Bạc Hy Lai và Lưu Chí Quân (Bộ trưởng Bộ Đường sắt) ra khỏi đảng. Chuyện ông Bạc th́ đă rơ như ban ngày, c̣n ông Lưu bị bay chức và trở thành đối tượng của cuộc điều tra khởi sự từ tháng 2/2011, sau khi xảy ra vụ xe lửa cao tốc đâm vào nhau hồi tháng Bảy, làm chết 40 hành khách và bị thương 172 người nữa. Chính thông tấn xă Tân Hoa của nhà nước nh́n nhận tai nạn xảy ra do quản lư tồi và có nhiều vi phạm kỷ luật an toàn nghiêm trọng.

    Hậu quả của t́nh trạng con ông cháu cha đang làm băng hoại đất nước là vậy, nhưng làm sao để trừ diệt, khi chính Tập Cận B́nh, người sắp là nguyên thủ quốc gia, cũng là một thành phần thái tử đảng giống như Bạc Qua Qua và Lệnh Cốc? Để chấm dứt, chỉ c̣n hai cách: một là phục hưng chế độ quân chủ như thời Phổ Nghi, hai là quyết liệt thanh toán chủ nghĩa cộng sản, như dân châu Âu đă làm, và làm tận t́nh, v́ cộng sản đúng là một thứ dịch hạch.

    NgyThanh

  5. #25
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trung Quốc: Một giới chức cao cấp Tứ Xuyên bị điều tra tham nhũng



    Ông Lư Xuân Thành (ở giữa bên phải), Phó bí thư tỉnh ủy, trở thành giới chức cao cấp nhất bị điều tra kể từ khi ông Tập Cận B́nh lên nắm chức Chủ tịch. (AP)


    Báo chí nhà nước Trung Quốc đưa tin, ủy ban chống tham nhũng trung ương đă phát động cuộc điều tra một giới chức hàng đầu của tỉnh Tứ Xuyên.

    Ông Lư Xuân Thành, Phó bí thư tỉnh ủy, trở thành giới chức cao cấp nhất bị điều tra kể từ khi ông Tập Cận B́nh lên nắm chức Chủ tịch.

    Theo Tân Hoa Xă, ông Lư Xuân Thành không thấy xuất hiện trước công chúng từ 19 tháng 11. Ông mới vừa được chọn là một trong 171 ủy viên dự khuyết cho ban chấp hành trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc và đă phục vụ tại Tứ Xuyên từ năm 1988.

    Báo chí Hồng Kông cũng tường tŕnh về vụ này, nhưng chưa rơ tội của ông Lư là ǵ.

    Phần lớn các vụ tham nhũng của giới chức Trung Quốc xuất phát từ những lời khiếu nại của các nhà đầu tư nước ngoài đang làm ăn tại Trung Quốc.

    Tháng trước, Chủ tịch Tập Cận B́nh nói rằng nếu tham nhũng lộng hành, đảng Cộng sản Trung Quốc có thể gặp bất ổn và mất quyền lănh đạo. Ông đă chỉ định Phó Thủ tướng Vương Kỳ Sơn làm trưởng ban chống tham nhũng.

    VOA

  6. #26
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mặt thật của khôi nguyên Nobel Văn Chương 2012


    Nhị Khê



    Ngày 10/12/2012, văn sĩ Trung Quốc Mạc Ngôn đă được Viện Hàn Lâm Thụy Điển trao giải thưởng Nobel Văn Chương năm 2012. Giải gồm 1 giấy chứng nhận, 1 huy chương vàng và 1.2 triệu Mỹ kim. Từ ngày được tin trúng giải tới ngày lănh giải, dư luận bàn tán xôn xao. Nhiều người nói ông ta giữ chức phó Chủ tịch Hội nhà văn Trung Quốc, tất nhiên phải thân cận với nhà cầm quyền Trung Cộng và góp phần tích cực vào việc đàn áp giới văn nghệ sĩ tiến bộ đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ, không xứng đáng lănh giải thưởng này.

    Trước đó, ngày 06/12, sau khi đến Stockholm một ngày, Mạc Ngôn tổ chức họp báo trả lời các câu hỏi của kư giả quốc tế và Trung Quốc. Một kư giả ngoại quốc nhắc lại câu: “Tôi hy vọng ông ấy sẽ được tự do nhanh chóng” mà văn sĩ Mạc nói với kư giả Reuters tại làng Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, vào buổi sáng 12/10, về ông Lưu Hiểu Ba, Khôi nguyên Nobel Ḥa B́nh 2010 vẫn bị Trung Cộng giam giữ.

    Anh kư giả hỏi Mạc Ngôn rằng ông Lưu Hiểu Ba đă được trả lại tự do chưa? Mạc Ngôn đực mặt và lúng túng, im lặng một lúc mới nói: “Hăy để thời gian phán xét”(?). Câu trả lời này chứng tỏ Mạc Ngôn đă hối hận khi tuyên bố yêu cầu nhà cầm quyền Trung Cộng trả lại tự do cho Lưu Hiểu Ba, hoặc đă bị “tẩy năo”, mới do dự và lúng túng như vậy. Khi một số kư giả ngoại quốc nêu ra những câu hỏi liên quan đến tự do báo chí và ngôn luận ở Trung Quốc, nhà văn trả lời lấp lửng: Nếu các bạn biết đọc chữ Tàu, mở các trang mạng ra xem, sẽ không cảm thấy Trung Quốc không có tự do ngôn luận và báo chí, nghĩa là, theo ông ta nói, nước Tàu có tự do ngôn luận và báo chí! Qua thái độ và câu trả lời trên của ông, chúng ta có thể khẳng định Mạc Ngôn không xứng đáng với giải Nobel Văn Chương 2012.

    Ngày 05/12, khi Mạc Ngôn vừa đến Thụy Điển, 134 Khôi nguyên giải Nobel Ḥa B́nh, trong đó có Đức Đạt Lai Lạt Ma, kư tên vào một lá thư gửi đến Tập Cận B́nh, nhà lănh đạo mới của Trung Cộng, yêu cầu trả lại tự do cho ông Lưu Hiểu Ba và vợ của ông là bà Lưu Hà đang bị công an giam lỏng, giám sát.

    Ngày 09/12, Mạc Ngôn lại có cuộc họp mặt với độc giả của ông ta tại Aula Magna, Đại học Stockholm. Nhiều câu hỏi đă được ông ta trả lời, nhưng khi độc giả hỏi về nhân quyền, tự do ngôn luận ở Trung Quốc, ông ta lại tỏ ra lúng túng, trả lời ṿng vo tam quốc.

    Tại các nước Tây phương, trước kia, nhiều người chỉ biết đến văn sĩ Mạc Ngôn qua cuốn phim Cao Lương Đỏ (Red Sorghum), do đạo diễn Trương Nghệ Mưu thực hiện năm 1987, dựa theo cuốn tiểu thuyết Hồng Cao Lương Gia Tộc của ông hơn là đọc sách của ông. Sau khi ông được trao tặng giải Nobel Văn Chương, nhiều độc giả mới kiếm sách của Mạc Ngôn đọc để xem ông viết như thế nào?



    Dư luận về Mạc Ngôn được trao giải

    Nobel Văn Chương & phản ứng của Trung Cộng

    Ngày 10/10/2012, khi công bố giải Nobel Văn Chương 2012 thuộc về Mạc Ngôn – Viện Hàn Lâm Thụy Điển nhận xét: Mạc Ngôn là nhà văn biết “kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa hiện thực huyền ảo với các câu chuyện dân gian, lịch sử và hiện đại” (Who with hallucinatory realism merges folk tales, history and the contemporary). Nhà cầm quyền Trung Cộng, giới truyền thông quốc doanh Tàu, lập tức ca ngợi ông là công dân TQ đầu tiên đoạt giải Nobel Văn Chương (?) Một số dân TQ hồ hởi v́ cái gọi là “giấc mộng Nobel” đă trở thành hiện thực. Lư Trường Xuân, thống lĩnh ngành tuyên truyền của ĐCSTQ, gửi thư riêng chúc mừng văn sĩ Mạc, rằng giải thưởng đó phản ánh “sự thăng hoa của văn học Trung Quốc”. Tuy nhiên, nhiều người trong tầng lớp lănh đạo cao cấp của ĐCSTQ và chính phủ TC đă không khỏi xấu hổ v́ ngoài những người gốc Hoa là công dân các nước Âu Mỹ từng được trao tặng các giải Nobel Vật Lư hoặc Hóa học... trước khi Mạc Ngôn được trao giải Nobel Văn Chương đă có nhà văn Cao Hành Kiện từng chịu sự giáo dục của ĐCSTQ, do không khuất phục chế độ độc tài độc đảng, đă viết ra những tác phẩm chống đối, lại thấy không sống được với chế độ, bỏ ra nước ngoài sinh sống. Khi được trao tặng giải Nobel Văn Chương 2000, Cao Hành Kiện đă là một công dân Pháp. Ngoài ra, c̣n có 2 người Trung Hoa khác cũng sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc, từng sống dưới chế độ cộng sản là Ngài Tenzin Gyatso, Đạt Lai Lạt Ma 14 và Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Ḥa B́nh vào 2 năm 1989 và 2010.

    Đức Đạt Lai Lạt Ma là nhà lănh đạo thế quyền và giáo quyền của nhân dân Tây Tạng. Năm 1954, Ngài từng đến Bắc Kinh thương thuyết ḥa b́nh với Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Đặng Tiểu B́nh. Sau khi thấy rơ bộ mặt thật của ĐCSTQ, Ngài mới đào thoát khỏi Tây Tạng. Lưu Hiểu Ba là nhà hoạt động nhân quyền và trí thức Trung Quốc. Ông từng là Chủ tịch Trung tâm Văn bút Quốc tế độc lập của Trung Quốc từ năm 2003. Ngày 08/12/2008 ông bị bắt giam về tội tham gia viết Hiến chương 08, bị bắt ngày 23/06/2009 về tội dính líu tới việc “xúi giục chống phá nhà nước”, ngày 25/12/2009 bị kết án 11 năm tù và hai năm bị tước quyền chính trị.

    Khi Ủy ban Giải Nobel Na Uy trao tặng giải Nobel Ḥa B́nh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và ông Lưu Hiểu Ba, Viện Hàn Lâm Thụy Điển trao tặng giải Nobel Văn Chương cho nhà văn Cao Hành Kiện, nhà cầm quyền TC nổi trận lôi đ́nh, giở giọng hàng tôm hàng cá, không ngớt lời phê phán những người phát giải can thiệp vào nội bộ nước Tàu, làm xấu mặt “các ông Con Trời” trước con mắt công luận quốc tế... Chúng ta hẳn c̣n nhớ hai năm trước đây khi nhà bất đồng chính kiến hiện đang bị cầm tù Lưu Hiểu Ba được nhận giải Nobel Ḥa B́nh, TC đă lồng lộn phản đối, ra lệnh xóa bỏ thông tin này trên Internet, ngăn chặn dân chúng trong nước truy cập thông tin này bằng bức tường lửa, lên án việc trao giải của Ủy ban Giải Nobel Na Uy xúc phạm đến cái gọi là “danh dự” nước Trung Hoa! Các ông Con Trời cho rằng hành vi này phục vụ cho bộ máy tuyên truyền của Tây phương với ư đồ làm nhục và gây bất ổn cho việc cai trị trên 1 tỷ dân của ĐCSTQ, nên đă không cho phép vợ ông là bà Lưu Hà đến Na Uy lănh giải. Trong buổi lễ trao giải sáng 10/12/2010 tại Oslo, ông Lưu Hiểu Ba vẫn bị giam cầm, vợ ông bị công an quản thúc và giám sát, nên ban tổ chức đă chọn một h́nh ảnh mang tính tượng trưng. Trên chiếc ghế dành riêng cho ông Lưu Hiểu Ba được thay thế bằng giấy chứng nhận và tấm huy chương Nobel Ḥa B́nh. Chủ tịch Ủy ban Nobel Thorbjoern Jagland đứng trước ghế nói với cử tọa tham dự buổi lễ phát giải rằng: “Ông Lưu Hiểu Ba không làm điều ǵ sai trái. Ông chỉ hành xử quyền công dân của ḿnh mà thôi”.

    Nhà cầm quyền Trung Cộng c̣n trả thù chính phủ Na Uy bằng cách từ chối cấp chiếu khán nhập cảnh cho các quan chức nước này, cố t́nh tŕ hoăn việc bốc dỡ cá hồi nhập vào Trung Quốc của các tàu Na Uy với mục đích để cho cá ươn thối. Thế mà nay họ lại hết lời ca ngợi giải Nobel Văn Chương dành cho văn sĩ họ Mạc, rầm rộ ăn mừng như chào đón một sự kiện có tính cách quốc gia, ra lệnh cho đài Truyền h́nh Quốc gia (China Central Television - CCTV) ngưng chương tŕnh quan trọng thường lệ để báo tin Mạc Ngôn được trao giải Nobel Văn Chương. Hoàn Cầu Thời Báo Online c̣n dán lên một mảng “Tường tŕnh đặc biệt” về văn sĩ Tàu Mạc Ngôn và giải Nobel Văn Chương 2012. Tờ Nhân Dân Nhật báo vội vă đưa ra nhận định giải thưởng này là “sự chứng nhận và khẳng định văn học Trung Hoa – hơn thế nữa, đó là một bước khởi đầu mới (của Trung Quốc)” … Thật là không biết nhục nhă và xấu hổ!



    Các nhà bất đồng chính kiến đánh giá Mạc Ngôn

    Nổi tiếng là một nhà văn “thân cận” với nhà cầm quyền Trung Cộng, Mạc Ngôn được Bắc Kinh khen ngợi, nhưng đă bị những người đấu tranh cho chính nghĩa, dân chủ và nhân quyền ở Trung Quốc phê phán.

    Từ Hoa Kỳ, nhà đấu tranh dân chủ Ngụy Kinh Sinh chỉ trích Viện Hàn Lâm Thụy Điển phát giải Nobel Văn Chương cho Mạc Ngôn là mua chuộc, t́m cách làm vừa ḷng nhà cầm quyền Bắc Kinh khi chọn một nhà văn thân cận với chế độ trao giải Nobel Văn Chương. Ngụy Kinh Sinh c̣n nghi ngờ hành động của Mạc Ngôn khi ông ta cầm bút chép tay một đoạn trong bài diễn văn của Mao Trạch Đông đọc tại Diên An năm 1942, in lại trong một quyển sách tưởng niệm họ Mao, nhà lănh đạo độc tài của ĐCSTQ. Có thể nói bài diễn văn nổi tiếng độc ác này là “kim chỉ nam” chỉ đạo Trung Cộng và giới văn nghệ TQ thực hiện các đợt thanh trừng, tử h́nh, cải tạo qua cái gọi là chiến dịch “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” (Bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh) dành riêng cho giới văn nghệ sĩ. Không những thế, Mạc Ngôn c̣n bị nhiều nhà văn khác của Trung Quốc phê b́nh không có tinh thần đoàn kết với các văn nghệ sĩ và các nhà dân chủ bị trấn áp, bị cầm tù.

    Trong số những nhà văn Trung Hoa không chịu được sự thống trị của ĐCSTQ chạy ra nước ngoài tỵ nạn, nhà văn Dư Kiệt đă b́nh luận trên báo chí Đức Quốc về giải Nobel Văn Chương dành cho Mạc Ngôn như sau: “Đây là một vụ tai tiếng xấu trong lịch sử. Trao giải Nobel Văn Chương cho một nhà văn từng chép tay một văn kiện của Mao Trạch Đông, kẻ đă gây tội ác hơn cả Stalin và Hitler, không khác ǵ một tay bồi bút chính hiệu”.

    Nghệ sĩ Ngải Vị Vị, người từng bị nhà cầm quyền Trung Cộng giam giữ về tội “trốn thuế”, cũng b́nh luận: “Mạc Ngôn được trao giải Nobel Văn Chương, không hiểu chúng ta nên cười hay nên khóc, v́ ông ta là một trong những người lănh đạo giới văn nghệ về hùa với nhà cầm quyền đàn áp những văn nghệ sĩ bất đồng chính kiến?”.

    Năm 2009, Mạc Ngôn cũng bị chỉ trích khi tự do đến dự Hội chợ Sách Frankfurt trong khi chính quyền Trung Quốc cấm một số nhà văn bất đồng chính kiến không được tham dự. Thêm nữa, đầu năm 2012, khi cùng một nhóm nhà văn Trung Quốc sang Anh dự Hội chợ Sách London, khi được tạp chí Granta phỏng vấn về kiểm duyệt ở Trung Quốc, Mạc Ngôn đă tuyên bố: “Rất nhiều cách tiếp cận tới văn chương mang màu sắc chính trị, chẳng hạn trong đời sống thực của chúng ta có thể có những vấn đề nhạy cảm họ (nhà cầm quyền) không muốn chúng ta động chạm tới. Trong trường hợp này một nhà văn có thể truyền trí tưởng tượng của ḿnh vào tác phẩm để tách rời những vấn đề này ra khỏi cuộc sống thực hoặc cũng có thể cường điệu lên...” Ông ta c̣n nhấn mạnh: “Bởi vậy tôi tin tưởng rằng, những giới hạn hay kiểm duyệt vô cùng quan trọng đối với việc sáng tạo văn chương”. Chỉ với lời tuyên bố này, người ta đă xác định được bộ mặt thật của Mạc Ngôn, một văn sĩ phục vụ và trung thành với đảng và nhà nước, nhưng lại viết ra những tác phẩm đậm màu sắc phê phán để che giấu bộ mặt thật của ḿnh.

  7. #27
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp (P.1)
    Quanlambao




    B́a sách "T́nh dục, dối trá và chính trị" của Pierre Lunel

    Tác phẩm « T́nh dục, dối trá và chính trị » - Những kẻ bị ám ảnh đang lănh đạo chúng ta – của tác giả Pierre Lunel, nhà xuất bản L’Archipel, Paris 2012 – gồm có ba phần. Phần đầu « Các nhà độc tài » viết về Stalin, Mussolini, Mao Trạch Đông và Bokassa. Phần hai về các lănh đạo ở Mỹ : Kennedy, Bill Clinton, Arnold Schwarzennegger, và phần thứ ba dành cho châu Âu : Mitterand, Giscard d’Estaing, Berlusconi, Chirac, DSK.Pierre Lunel là cựu hiệu trưởng trường đại học Paris 8, tác giả nhiều đầu sách tiểu sử và biên khảo sử học.

    Xin giới thiệu một phần chương sách « Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp » trong tác phẩm trên, đă tạm lược bỏ 8 trang đầu nói về những người vợ của Mao là Dương Khai Tuệ (Yang Kaihui), Hạ Tử Trân (He Zizhen), Giang Thanh (Jiang Qing).


    Mao vẫn tiếp tục ngự trên quảng trường Thiên An Môn.

    …Mao có tính cách giản đơn của các tên tuổi lớn. Đa số thời gian, ông xử lư các vấn đề của Trung Quốc trên chiếc giường gỗ rộng mênh mông mà ông vẫn mang theo khi di chuyển, hay bên cạnh hồ bơi riêng. Ông ta có thể không mặc quần áo suốt nhiều ngày.

    Mao rất thích các hồ bơi và những món ăn mỡ màng, ngập trong dầu béo ngậy. Ông ta không bao giờ đánh răng, chỉ súc miệng với nước trà. Mao không bao giờ tắm, mà vệ sinh thân thể bằng cách bắt những người t́nh một đêm dùng khăn nóng chà lên người ḿnh. Bị chứng mất ngủ, ông có thể thức trắng nhiều đêm, và các cán bộ của ông phải chuẩn bị tinh thần để bị triệu đến lúc hai, ba giờ sáng. Làm việc với Mao th́ cứ phải khỏe như vâm.

    Hai mươi năm trước khi qua đời, Mao rất tự hào là một tay bơi giỏi, ông có hai hồ bơi trong dinh thự của ḿnh. Một hồ ngoài trời th́ các nhân viên có thể sử dụng, c̣n hồ kia có mái che, trên nguyên tắc được dành cho các lănh đạo cao cấp của Đảng. Nhưng dần dần các vị này thôi không sử dụng nữa, và hồ bơi này trở thành một thứ tài sản riêng của Mao. V́ ông ta dành nhiều thời gian ở đây, rốt cuộc người ta đă phải xây dựng cho Mao một căn hộ ở ngay bên cạnh với pḥng khách, pḥng làm việc và pḥng ngủ.

    Chính tại đây mà Mao Trạch Đông đă tiếp Tổng thống Mỹ Nixon và hàng loạt nguyên thủ quốc gia khác. Cuối cùng người ta bèn gọi dinh thự của Mao là « hồ bơi » cho nó gọn và xác thực.

    Suốt ngày hầu như ông ta lững thững chỉ với chiếc áo choàng tắm khoác hờ trên người, để lộ bờ vai lực lưỡng và chiếc bụng to tướng. Mao có nước da trắng đẹp, khuôn mặt đầy đặn luôn nở nụ cười, mái tóc đen dày.

    Mao vẫn giữ thói quen nông dân. Khi phải mặc đồ, ông ta tṛng vào bộ quần áo cũ mèm và đôi giày cà tàng. Bộ trang phục « kiểu Mao Trạch Đông » nổi tiếng và những đôi giày bóng lộn được dành cho những dịp long trọng. Chính trong cái bộ dạng kỳ khôi đó mà Mao đă lănh đạo đất nước Trung Quốc.

    Khi không có việc ǵ buộc phải ngồi dậy, ông ta nằm ườn trên chiếc giường gỗ « khủng », kích thước to gấp đôi một chiếc giường đôi thông thường. Người khách nào có óc quan sát có thể để ư thấy cái góc giường mà Mao dựa lưng cao hơn khoảng mười phân. Nếu có ai liều lĩnh đặt câu hỏi, sẽ được nghiêm chỉnh trả lời là đóng cao hơn để tránh cho khi ngủ mê không bị té xuống giường. Nhưng thật ra chỉ là nhảm nhí – gờ giường đóng cao theo yêu cầu của Mao để cho những trận băo t́nh ái được thuận tiện.

    Mao « tán » các con mồi qua những buổi tối khiêu vũ, đây là một điều đặc biệt. Nhảy đầm đă bị Cách mạng cấm v́ cho là lối sống suy đồi, và tất cả các sàn khiêu vũ đều bị chính thức đóng cửa. Thế nhưng Mao hàng tuần vẫn tổ chức những đêm khiêu vũ, tại sảnh Xuân Liên rộng mênh mông, không xa căn hộ của Mao là mấy.

    Khi Mao vừa tới nơi khiêu vũ, là hàng chục thiếu nữ liền bổ nhào đến, năn nỉ ông nhảy với ḿnh một bản. Mao nhảy một cách nặng nề, nhưng điều đó có nghĩa lư ǵ đối với các cô gái muốn được thần tượng chú ư bằng mọi giá. Các cô được những người thân cận của Mao tuyển lựa từ các đội văn công, theo tiêu chuẩn có ngoại h́nh đẹp và trung thành về mặt chính trị.

    Mao nhanh chóng cho đặt một trong những chiếc giường size « khủng » của ông ta trong một căn pḥng giáp với pḥng khiêu vũ. Sau khi nhảy được vài ba bản, đại đế Mao tỏ ư muốn nghỉ ngơi, nắm lấy tay một trong những cô gái hơ hớ tuổi xuân này và đưa vào pḥng. Ông ta chỉ ra khỏi pḥng chừng hai tiếng đồng hồ sau đó, đa phần là với vẻ hài ḷng v́ đă được cô gái phục vụ tận t́nh.

    Mao luôn bị ám ảnh với ư nghĩ một ngày nào đó sẽ bị mất đi khả năng t́nh dục. Khi các bác sĩ báo cho biết là ông ta đă trở nên vô sinh, Mao trả lời một cách xúc động :

    - Thế là tôi đă thành hoạn quan rồi à !

    Các bác sĩ phải hết lời trấn an, nói rằng tuy « tinh binh » của Mao không b́nh thường, nhưng không hề ảnh hưởng ǵ đến năng lực t́nh dục cũng như ham muốn.

    Thực ra Mao chẳng hề quan tâm đến việc vô sinh, nhưng sợ hăi khi nghĩ đến khả năng bị bất lực, nhất là khi ông ta mang nặng trong đầu ám ảnh là năng lực làm t́nh sẽ chấm dứt vào tuổi sáu mươi. Đến tuổi này, ông ta có đôi khi bị trục trặc, nên thường cho tiêm truyền chất bột nhung hươu, mà tương truyền theo đông y là món thuốc cường dương đại bổ. Nhưng thấy nhung hươu không giúp giải quyết được vấn đề, Mao bèn ngưng sử dụng và quay lại với tây y - nói chung, ông ta không tin tưởng vào đông y.

    Mao muốn được lưu danh theo truyền thống các hoàng đế Trung Quốc, đặc biệt là một vị theo truyền thuyết đă trở nên trường sinh bất tử nhờ quan hệ với một ngàn thiếu nữ đồng trinh. Ông ta hy vọng theo gót được vị tổ sư này. Không tin mấy vào năng lực tự nhiên, Mao say mê thu thập tất cả những tin tức từ phương tây hay những nơi khác, loan báo việc phát hiện các loại dược liệu giúp hoạt động t́nh dục cho đến chín mươi tuổi.

    Trong khi chờ đợi thần dược ra đời, Mao nhồi nhét vào người đủ loại nhân sâm và đưa lên giường một số lượng đáng nể các cô thiếu nữ. Dù sao th́ ông ta vẫn cho rằng đi ngủ và tắm rửa là lăng phí thời gian.
    ThuyMy

  8. #28
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp (P.2)
    Quanlambao




    Nếu làm t́nh là thú tiêu khiển hàng đầu đối với Mao, th́ ngược lại ông ta không yêu mến ai cả. Mao không có khả năng yêu thương lẫn cảm t́nh. Cũng có thể do ông ta đă chứng kiến quá nhiều thảm kịch và cái chết trong đời. Người vợ thứ hai, Dương Khai Tuệ bị Quốc dân đảng xử bắn, cũng như hai người em trai của ông. Nhiều người con của Mao đă chết trong cuộc Trường Chinh. Tất cả những bi kịch này làm Mao Trạch Đông trở nên sắt đá.
    Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp (P.1)
    Trong thâm tâm, Mao hài ḷng đă sống sót được qua nhiều nghịch cảnh, mà theo ông ta đó là dấu hiệu cho thấy ḿnh sẽ trường thọ. Ông đă chứng tỏ trái tim sắt thép qua tất cả những hành động trong đời sống thường ngày, theo gương những hoàng đế Trung Hoa tồi tệ nhất. Chẳng hạn như Trụ vương đời nhà Thương, vị hôn quân thích trưng bày cái xác bị tùng xẻo của các nạn nhân, đổ đầy rượu vào hồ bơi, có hàng ngàn nàng hầu vây quanh. Hoặc Tùy Dạng Đế (Sui Yangdi), một trong những bạo chúa tệ hại nhất trong lịch sử Trung Hoa, đă bắt những cô gái trẻ đẹp phải kéo thuyền rồng đi ngược gió bằng những dải lụa.

    Một bằng chứng cho sự tàn bạo của Mao Trạch Đông, lịch sử đặc biệt ghi nhận câu trả lời của ông ta trước Nehru :

    - Chúng tôi chẳng việc ǵ phải sợ bom nguyên tử cả. Nếu ai tấn công tôi bằng bom nguyên tử, th́ tôi có thể trả đũa tương tự. Mười triệu hay hai chục triệu người chết cũng chẳng ăn nhằm ǵ đối với chúng tôi !

    Nehru không phải từ bi hỉ xả ǵ, nhưng cũng phải dựng tóc gáy khi nghe câu nói của Mao coi mạng người như ngóe.

    Không một điều ǵ có thể làm Mao xúc động. Trong chiến dịch Đại nhảy vọt, nhiều triệu người dân nông thôn đă chết đói, nhưng ông ta vẫn ăn ngon ngủ yên. Ngay cả đối với người thân trong gia đ́nh cũng thế. Chỉ cần kể ra đây thái độ đối với chính người con trai lớn của Mao.

    Mao Ngạn Anh (Mao An Ying) tử nạn ngày 25/11/1950, trong cuộc chiến tranh Triều Tiên đă làm cho khoảng 400 ngàn người Trung Quốc thiệt mạng. Ngạn Anh đă lấy vợ trước đó một năm và vợ anh, Lưu Tư Tề (Liu Xi Qi), từ vài năm qua vẫn được xem như là con gái nuôi của Mao Trạch Đông. Ông ta thích cô đến nỗi tỏ ra vô cùng giận dữ khi nghe tin Ngạn Anh và Tư Tề đính hôn. Sự thực đằng sau cơn thịnh nộ này là: Lưu Tư Tề hết sức xinh đẹp, và Mao ghen với người con trai sẽ được ngủ với cô. Ông ta cản trở việc tổ chức đám cưới với những cái cớ kỳ lạ, chẳng hạn như phải chờ đến lúc tuyên bố thành lập nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Quốc ngày 01/10/1949…Khi nghe tin con trai ḿnh tử thương, Mao phát biểu câu này thay cho lời ai điếu :

    - Đă là chiến tranh làm sao không có người chết cho được ?

    Ông ta không tỏ ra buồn phiền một chút nào, không hề nhỏ một giọt nước mắt. Tư Tề suốt một thời gian dài vẫn không hay biết về cái chết của chồng, và cuối cùng khi cô chất vấn Mao Trạch Đông về vấn đề này, ông ta trả lời là Ngạn Anh đă chết. Lưu Tư Tề kề cận cha chồng gần như hàng ngày trong suốt hai năm rưỡi trời, nhưng chưa bao giờ thấy Mao tỏ vẻ u sầu. Thậm chí ông ta c̣n nói đùa với cô về Ngạn Anh, như là con trai vẫn c̣n sống…

    Lưu Tư Tề và Mao Ngạn Anh

    Kể từ năm 1958, trong cơn say Đại nhảy vọt, Mao trở nên ít kín đáo hơn trong cuộc sống riêng tư. Cho đến nỗi nhiều người đều biết về cách sống xa hoa, phóng đăng của ông ta, về những ṭa biệt thự nằm rải rác khắp đất nước Trung Quốc, và về việc cung cấp gái đẹp mà chính Mao gọi là « tuyển lựa cung phi ». Các nữ nghệ sĩ trẻ của các đội văn công tham gia các buổi dạ vũ, cạnh tranh với nhau để làm đẹp ḷng Mao, và kết thúc bằng việc qua đêm với ông ta. Các cô ganh tị lẫn nhau, cô nào được Mao nắm tay dẫn vào pḥng ngủ trở thành mục tiêu bị các cô khác thù ghét.

    Một hôm – và đây là lần duy nhất trong đời – Giang Thanh đă làm ầm ĩ lên với Mao. Ông ta phản ứng bằng cách cấp tốc ra khỏi pḥng. Giang Thanh nhanh chóng hối hận v́ cơn nóng giận này, và gởi đến Mao lời xin lỗi. Ông ta chỉ nhún vai. Có nghĩa lư ǵ, vài cô hầu thiếp dành cho con người quyền lực nhất, nhà sáng lập nước Trung Hoa cộng sản ?

    Từ đó Mao hoàn toàn yên ổn, không hề bị bà vợ chua ngoa chỉ trích. Ông ta cũng không c̣n giấu diếm việc đi lại thường xuyên với các cô gần như là gái gọi hạng sang. Thỉnh thoảng lại có một trong số những cô gái này, nhờ quyến rũ hơn, đă được nâng cấp : thay v́ là người t́nh một đêm, được ân sủng trở thành quư phi.

    Người đầu tiên giành được vị trí ưu tiên này là một nữ nhân viên trẻ của Cơ mật viện - một cô gái tuyệt đẹp có làn da trắng như tuyết, đôi mắt sáng và cặp chân mày xinh như vẽ. Cô ta không thèm giấu diếm ǵ với Giang Thanh, và c̣n t́m cách làm thân với bà. Giang Thanh, được nịnh hót và vẫn c̣n áy náy v́ mới đây đă nổi nóng với Mao, vui vẻ chấp nhận sự hiện diện của cô ta. Bà tự hứa với chính ḿnh là sẽ không gây sự với chồng v́ chuyện các cô bồ của ông ta nữa.


    Mao Trạch Đông và Giang Thanh, năm 1949

    Những người thân tín của Mao luôn t́m cách làm vui ḷng ông ta. Ban đầu mỗi tuần chỉ có một đêm dạ vũ, nhưng sau đó họ nhanh chóng thấy rằng để chiều ḷng chủ tịch th́ như thế chưa đủ. Thế là từ một buổi dạ vũ trở thành hai buổi mỗi tuần, có nghĩa là số cung phi dành cho Mao phải tăng gấp đôi. Tất cả các đoàn văn công đều phải đóng góp vào. Sự chăm sóc này không phải là quá đáng, v́ chủ tịch càng cao tuổi th́ ham muốn t́nh dục lại tăng lên. Năm đó Mao đă 67 tuổi.

    Khi phải nhận lănh những ngón đ̣n chính trị và bực tức trước những lănh đạo cao cấp khác của Đảng, Mao nằm ĺ suốt nhiều ngày và chỉ ra khỏi giường để dự dạ vũ. Ông ta thường xuyên nhảy nhót cho đến hai giờ sáng, rồi sang pḥng bên cạnh « nghỉ ngơi » với các « đối tác ». Không một tiếng động nào lọt ra khỏi căn pḥng có cánh cửa bọc vải dày. Những cô gái được chọn lựa không hề phàn nàn, mà hoàn toàn ngược lại.

    Chưa bao giờ, ngay cả trong những giấc mơ điên rồ nhất, các cô có thể tưởng tượng ra có ngày lại được phục vụ cho thú vui nhục cảm của vị thượng đế được hàng trăm triệu người tôn sùng. Rất ít người từ chối đề nghị của chúa tể Trung Quốc. Có thể chỉ có vài cô y tá hay phụ nữ hơi cứng tuổi. Cô y tá nào từ chối th́ đó là v́ đạo đức nghề nghiệp không cho phép lẫn lộn vai tṛ, c̣n phụ nữ lớn tuổi th́ do mắc cỡ khi phải gia nhập hậu cung gồm toàn các thiếu nữ tuổi xuân hơ hớ. C̣n tất cả những cô gái khác đều phát cuồng v́ Mao, và sẵn sàng thỏa măn những đ̣i hỏi dù có quá quắt của ông ta.

    Hầu hết là những cô gái rất nghèo khó. Chẳng hạn cô Lưu từng đi ăn xin trên đường phố cùng với mẹ, cô Chu là trẻ mồ côi. Thường th́ cha mẹ các cô này, đă qua đời, được xem là « liệt sĩ cách mạng ». Nhiều cô không được học hành ǵ cả, và trở thành diễn viên múa nhờ có Đảng. Các đoàn văn công đầy dẫy những thiếu nữ loại này, được tuyển mộ nhờ ngoại h́nh chuẩn, để giúp người của các cán bộ cao cấp trong Đảng giải trí.

    Các cô được lên giường với Mao là « hàng tuyển trong số hàng tuyển », cho dù chỉ vài tiếng đồng hồ. Điều này chỉ có thể hiểu được nếu chúng ta nhớ lại nạn thần thánh hóa Mao Trạch Đông. Sự xuất hiện của Mao trong những dịp lễ lạc trang trọng, oai vệ như một bức tượng đại đế tại quảng trường Thiên An Môn, là một kỷ niệm không thể quên đối với mỗi người tham dự. Chưa nói đến những người được đặc ân có một không hai là bắt tay với Mao, họ không rửa ráy trong nhiều tuần lễ để giữ trên người loại « nước thánh ». Có thể nói, Mao gần như một huyền thoại, và c̣n được yêu mến và kính trọng hơn cả các đại đế Trung Hoa.

    Làm thế nào trong điều kiện đó, các cô gái trẻ dốt nát lại không cảm thấy hănh diện khi được vinh dự ngủ vài tiếng đồng hồ bên cạnh vị thánh sống ? Việc này cũng như một lễ hiến tế tối thượng, và các cô sẵn sàng làm tất cả để xứng đáng với niềm vinh hạnh lớn lao như thế. Tất cả những cô gái này đều chưa chồng, vừa mới tṛn hai mươi, hai mươi hai tuổi, và một khi đă bị Mao chán chê th́ cũng phải đợi đến khi chủ tịch cho phép mới được lập gia đ́nh.
    ThuyMy

  9. #29
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp (P.3)
    Quanlambao

    Ảnh Mao Trạch Đông luôn ngự trên Thiên An Môn.

    Đôi khi Mao cũng ngạc nhiên v́ các cô gái không coi ông ta là một người đàn ông, mà như Thượng đế. Điều ấy làm Mao bật cười, nhưng cái chính không phải ở đó. Các thiếu nữ này phải chứng tỏ họ xứng đáng với ham muốn của Mao, vốn chừng như không giảm sút đi với thời gian.
    Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp (P.2)Mao Trạch Đông và hàng ngàn thê thiếp (P.1)
    Gần đến tuổi bảy mươi, Mao có vẻ đă nói lời vĩnh biệt với chứng bất lực mà trước kia vẫn làm ông ta khiếp sợ mỗi khi nghĩ đến nguy cơ này. Trở thành tín đồ nhiệt thành của các phương pháp làm t́nh theo tinh thần Lăo giáo, xem hành vi t́nh dục là nghi lễ phù hợp với luật âm dương của trời đất để trường thọ, Mao cần những thiếu nữ có đủ điều kiện tham gia và tỏ ra xuất sắc trong lănh vực này.

    Từ đó, chiếc giường size « khủng » của Mao đón tiếp có thể đến một tá cô gái cùng một lúc. Thực tế, quan niệm Lăo Tử chỉ là cái cớ cho tính dâm dục tự nhiên của ông ta. Những điều mà các người t́nh một đêm này cho là hạ cấp đối với những người đàn ông khác, th́ với Mao lại được coi là tuyệt vời, và các cô tự hào kể lại những kỳ tích của Mao.

    Các cô gái không ngần ngại học hỏi kỹ năng làm t́nh để đáp ứng được những đ̣i hỏi trớ trêu của ông ta, v́ thật là tệ hại nếu không phục vụ được ngang tầm. Cô nàng đó sẽ bị loại ngay lập tức, trong khi có hàng tá cô gái khác đang chầu chực ngoài cổng. Một trong số các cô, một hôm đă ngây ngất thổ lộ :

    - Tất cả những ǵ ông ấy làm hết sức tuyệt vời, đê mê !

    Ở tuổi bảy mươi, Mao vẫn cảm thấy cường tráng, mà ông ta cho rằng đó là nhờ hoạt động t́nh dục có thể sánh vai với Sardanapale (một vị vua thời cổ đại chỉ thích khoái lạc – ND).Mao thích làm t́nh hơn tất cả mọi thứ trên đời, cũng như các cô gái trẻ xinh xắn, đặc biệt là các trinh nữ.

    Người ta đưa các cô đến phục vụ cho Mao như là thức ăn hàng ngày, tuyển lựa dựa theo các tiêu chuẩn cụ thể : phải thật đẹp và xuất thân từ thành phần vô sản. Mao chúa ghét những phụ nữ tinh tế, học thức và ở lứa tuổi chín chắn. Những cô gái trúng tuyển choáng ngợp trước vinh dự này.

    Người cầm lái vĩ đại thực sự là một con sư tử trong lănh vực t́nh dục. Cho đến lúc chết, cuộc sống riêng tư của Mao là một loạt những cuộc truy hoan. Đó là thú vui duy nhất của ông ta, và Mao tiêu thụ một số lượng thiếu nữ không thể đếm xuể.

    Sự ham mê sắc dục của Mao không chỉ giới hạn ở những cô gái trẻ. Ông ta cũng thích các thanh niên đẹp trai lực lưỡng, như đa số các nam nhân viên phục vụ vẫn thường xuyên phải đấm bóp cho ông dễ ngủ. Mao đ̣i hỏi các chàng thanh niên này phải xoa bóp cả bộ phận sinh dục của ông ta nữa. Và cũng không ít trường hợp khi đă được làm nóng, Mao lại vuốt ve bộ phận kín của chàng trai. Đây không hẳn là khuynh hướng đồng tính luyến ái, nhưng đúng ra là một nhu cầu t́nh dục mănh liệt dưới mọi dạng thức.

    Đương nhiên không phải là đơn giản khi để cho bằng ấy thiếu nữ có ngoại h́nh hoàn hảo sống cùng một mái nhà với các chàng trai đẹp « lung linh ». Đội ngũ cận vệ gồm đủ loại người, trừ các hoạn quan, và họ không ngần ngại buông lời trêu hoa ghẹo nguyệt với các cô gái tuổi đôi mươi này. Nhưng hăy coi chừng cơn thịnh nộ của vị chúa tể…Mao không ưa người khác đi săn trên lănh địa của ḿnh, và đă có nhiều người học được bài học đắt giá.

    Có vài ba lần Mao say đắm tài năng của một trong số các t́ thiếp cho đến nỗi không cho cô ta kết hôn, khi cô phải ḷng một anh chàng đẹp trai. Thế là nhiều nhân chứng đă phải chứng kiến những vụ căi cọ chẳng khác ngoài chợ. Một cô ái phi khác th́ dần dà có ảnh hưởng lớn đến mức cô ta tự cho phép mắng Mao sa sả. Nhưng cô này làm t́nh rất nghệ thuật cho nên Mao bỏ qua tất cả. Hơn nữa cô ta c̣n giới thiệu với Mao một lô một lốc các người đẹp trong gia đ́nh ḿnh, cô sau lại c̣n đẹp hơn cô trước.

    Vào thời kỳ đó, cuộc sống t́nh dục của Mao Trạch Đông gần như trở thành quan hệ gia đ́nh. Ông ta nhanh chóng sủng ái một trong các cô em của cô bồ đương nhiệm, và cô này đương nhiên bị hất cẳng. Cô em đă có chồng, nhưng điều này có can hệ ǵ…Một buổi tối, Mao mời cả gia đ́nh đến ăn tiệc. Lúc đến món tráng miệng, ông ta bất thần nảy sinh ham muốn. Mao yêu cầu anh chồng đi nơi khác để có thể « chăm sóc » cô vợ. Đương nhiên là người chồng chẳng dám hé miệng, thậm chí c̣n cho rằng việc vợ ḿnh được Mao chọn lựa là một sự ưu ái. Mao ưa thích các phụ nữ trong gia đ́nh này cho đến nỗi ông ta có thể ngủ cả với người mẹ nếu bà c̣n sống…
    **
    Thời gian càng trôi đi, các người t́nh của Mao càng trở nên ngạo mạn. Hăy c̣n vô tư lúc mới gặp gỡ, chỉ cần được vời đến nhiều đêm trên giường của Mao là những người đẹp này bỗng trở thành những cô ả đanh đá. Đa số vô học, nên các cô nhanh chóng trở nên kiêu căng. Những người đẹp này ngu ngơ cho đến mức khi bị lây nhiễm căn bệnh hoa liễu, vốn không có lư do ǵ mà không ập đến chốn thanh lâu này, các cô c̣n tỏ ra hănh diện v́ được Mao Trạch Đông lây bệnh cho. Những thiếu nữ này xem đó là một niềm vinh hạnh, và nhất là, đây là bằng cớ chứng tỏ ḿnh đă được ngủ với Mao.

    Khi phải chữa trị cho nhân vật là nguồn gây lây lan bệnh, th́ lại là chuyện khác v́ Mao không bị ảnh hưởng ǵ, cho rằng đây là điều vô bổ. Các bác sĩ cảnh báo nguy cơ:
    - Thưa chủ tịch, điều ǵ sẽ xảy ra nếu đến lượt phu nhân Giang Thanh của ngài cũng bị lây bệnh ?

    Mao cười lớn :
    - Điều đó chẳng bao giờ xảy đến đâu ! Tôi không quan hệ t́nh dục với bà ấy từ đời nảo đời nào rồi…Tôi bảo với bà ấy là tôi già quá rồi, không thể làm t́nh được nữa.

    Nguy cơ lây truyền bệnh hoa liễu lại càng cao hơn v́ Mao không bao giờ tắm rửa. Kể cả rửa « cái ấy ». Ông ta cười hô hố :

    - Tôi rửa nó trong cơ thể phụ nữ rồi !

    Hậu quả là Mao Trạch Đông mang trong người vi trùng hoa liễu cho đến cuối đời, và tiếp tục lây nhiễm căn bệnh cho hàng mấy trăm thiếu nữ…
    ThuyMy dich

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 16-09-2011, 06:37 PM
  2. Replies: 7
    Last Post: 16-09-2011, 06:44 AM
  3. Replies: 13
    Last Post: 07-08-2011, 02:32 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 12-06-2011, 03:48 AM
  5. Replies: 3
    Last Post: 14-05-2011, 07:48 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •