Page 45 of 48 FirstFirst ... 354142434445464748 LastLast
Results 441 to 450 of 473

Thread: TRƯƠNG TẤN SANG THĂM MỸ LẦN ĐẦU TIÊN VỚI TƯ CÁCH CHỦ TỊCH NƯỚC

  1. #441
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    *Phụ lục

    Danh sách một số thư của HCM gửi người Mỹ trước chiến tranh 1954 – 1975

    * Ngày từ tháng 5/1945 sau khi gặp cơ quan t́nh báo chiến lược OSS của Mỹ tại Côn Minh, Hồ Chí Minh đă nhờ người đứng đầu tổ chức này là A. Patti chuyển văn bản tới Phái đoàn Mỹ tại Liên Hiệp Quốc kêu gọi ủng hộ nền độc lập của Việt Nam sau khi tiêu diệt được chủ nghĩa phát xít.

    * Cũng trong tháng 5/1945 HCM c̣n đề nghị chuyển một tài liệu về nạn đói ở Bắc Kỳ tới Sứ quán Mỹ ở Trùng Khánh.

    * Ngay sau khi Quốc dân Đại hội họp ở Tân Trào (16/8/1945) với tư cách người đứng đầu Uỷ ban Dân tộc Giải phóng, HCM đề nghị “Hoa Kỳ thông báo với Liên Hiệp Quốc rằng: chúng tôi đă đứng về phía Liên Hiệp Quốc chống lại bọn Nhật” và “yêu cầu Liên Hiệp Quốc thực hiện lời hứa long trọng của ḿnh là tất cả các dân tộc đều được hưởng dân chủ và độc lập…”.

    * Ngày 29/9/1945 HCM gửi thư tới Tổng thống Mỹ chia buồn về việc Đại tá Piter Dewey chỉ huy OSS tại Sài G̣n bị tử nạn.

    * Ngày 17/10/1945 HCM gửi điện tới Tổng thống Mỹ đề nghị để Việt Nam tham gia Hội đồng Tư vấn về Viễn Đông.

    * Ngày 22/10/1945 HCM lại viết thư gửi Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đề nghị Liên Hiệp Quốc quan tâm đến việc Pháp gây hấn và cử phái đoàn điều tra đến Đông Dương.

    * Ngày 1/11/1945 HCM gửi thư đến Quốc vụ khanh Mỹ thay mặt Hội Văn hoá Việt Nam gửi 50 thanh niên sang học tập các lĩnh vực kỹ thuật và thành lập mối quan hệ văn hoá hữu nghị với thanh niên Mỹ….

    * Ngày 8/11/1945 HCM gửi thư tới Tổng thống Mỹ và Thống chế Tưởng Giới Thạch tŕnh bày t́nh h́nh quân Pháp đang tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

    *Ngày 23/11/1945, HCM với tư cách là Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa, gửi thư tới Tổng thống Mỹ và Tổng giám đốc Cơ quan Cứu tế Mỹ (UNRRA) kêu gọi giúp Việt Nam chống nạn đói.

    * Đầu năm 1946 HCM gửi điện tới các ngoại trưởng Liên Xô, Mỹ và Trung Hoa Dân quốc tha thiết yêu cầu đưa vấn đề Việt Nam ra Liên Hiệp Quốc và “yêu cầu nhận Việt Nam vào Liên Hiệp Quốc”.

    * Ngày 18/1/1946 HCM gửi thư cho Tổng thống Mỹ và chỉ huy quân Mỹ ở Thái B́nh Dương, tướng Marshall yêu cầu có giải pháp hoà b́nh ở Việt Nam.

    * Ngày 16/2/1946 HCM trong vai tṛ Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gửi thư tới Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ – Hary Truman – thông báo về sự ra đời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa. Đây là bức thư mà Tổng thống Obama đă trao lại cho Trương Tấn Sang vừa rồi.

    * Ngày 18/2/ 1946, với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao, HCM lại viết thư gửi các Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, Mỹ, Liên Xô và Anh đề nghị “hăy làm tất cả để ngăn chặn cuộc chiến tranh đẫm máu ở Việt Nam” và tuyên bố : “đặt vấn đề Đông Dương trước Liên Hiệp Quốc, chúng tôi chỉ đ̣i hỏi độc lập hoàn toàn. Nền độc lập ấy thực tế không c̣n xa nữa và có thể giúp đỡ chúng tôi hợp tác với các dân tộc khác trong việc xây dựng lại một thế giới tốt đẹp hơn và một nền hoà b́nh lâu dài – những nguyện vọng chính đáng cần phải được bảo vệ”.

    LNH Sưu tầm


    http://www.danchimviet.info/archives...ung-my/2013/07

  2. #442
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chuyện ở " xứ địa ngục " Hoa Kỳ

    J.B Nguyễn Hữu Vinh

    Chuyến thăm của ông Chủ tịch nước sang tận xứ địa ngục Hoa Kỳ của “bọn tư bản giăy chết” cũng thu hút nhiều sự chú ư của dư luận.

    Nhiều người đặt hi vọng, nắc nỏm theo dơi xem ông Chủ tịch sẽ nói ǵ, làm ǵ, đợt này nghe tin là “quyền con người” sẽ được bàn bạc thẳng thắn và sáng sủa hơn…

    Tôi th́ chẳng có hi vọng ǵ ở một ông Chủ tịch hoặc một chuyến đi của ông quan chức nào cả. Cỗ máy cộng sản vận hành theo một quán tính và gọi là “cơ chế” cố hữu và cổ lỗ, vô vọng từ lâu.

    V́ thế, một cá nhân Chủ tịch nước, Thủ tướng hay ngay cả Tổng Bí thư đi nữa, th́ cũng đều là sản phẩm của thứ Chủ nghĩa Mác – Lenin vô thần và bạo lực, dối trá sinh ra mà thôi.

    Do vậy, ai cứ hi vọng về một cá nhân như Chủ tịch nước, hoặc Thủ tướng sẽ cải thiện quyền Con người hay quyền con vật, th́ đó là sự ảo tưởng. Không có ông Thủ tướng này, sẽ có ngay ông khác tệ hơn, không phải là Chủ tịch hay TBT này, sẽ có ông khác bẩn thỉu và dốt nát hơn. Nhưng tất cả vẫn tồn tại, vẫn “quang vinh”, “sáng suốt” và “là đạo đức, là văn minh”.

    Cái gọi là “cơ chế” mà ai cũng chửi, từ TBT đến người dân cùng đinh, ai cũng khạc nhổ vào nó, bởi nó là nguyên nhân mọi suy đồi ở Việt Nam. Nhưng không ai dám chỉ mặt vạch tên nó ra - thực chất là cái Chủ nghĩa Mác – Lenin, như một chứng hoang tưởng, như một đại họa cho loài người vẫn bám vào đất nước này để tồn tại.

    Khi Trương Tấn Sang đến Mỹ đă được đón tiếp bằng những rừng cờ và những cuộc biểu t́nh phản đối. Quả thật, có lẽ trên thế giới ít có đất nước nào mà mỗi lần lănh đạo đất nước đến những nơi có con dân ḿnh sinh sống lại vấp phải sự chống đối kịch liệt đến thế.

    Chuyện này không phải đến ông Sang mới có, từ xưa các lănh đạo “đảng và nhà nước ta” đều đă có màn chui cửa hậu, chuồn cửa sau để trốn cộng đồng “khúc ruột ngàn dặm” của ḿnh tại những nơi đến thăm. Những chuyện đó đă trở thành huyền thoại đối với thế giới, thành chuyện thường ngày đến mức các lănh đạo đảng và nhà nước coi là chuyện đương nhiên, không cần xấu hổ.

    Thế nên chuyện đó cũng dần dần bị quên đi, coi như chuyện đi sang Việt Nam được ăn rau muống luộc vậy.

    C̣n tiếp...

  3. #443
    AU LAC
    Khách
    Quote Originally Posted by Tigon View Post

    Nhiều người đặt hi vọng, nắc nỏm theo dơi xem ông Chủ tịch sẽ nói ǵ, làm ǵ, đợt này nghe tin là “quyền con người” sẽ được bàn bạc thẳng thắn và sáng sủa hơn…

    Tôi th́ chẳng có hi vọng ǵ ở một ông Chủ tịch hoặc một chuyến đi của ông quan chức nào cả. Cỗ máy cộng sản vận hành theo một quán tính và gọi là “cơ chế” cố hữu và cổ lỗ, vô vọng từ lâu.

    V́ thế, một cá nhân Chủ tịch nước, Thủ tướng hay ngay cả Tổng Bí thư đi nữa, th́ cũng đều là sản phẩm của thứ Chủ nghĩa Mác – Lenin vô thần và bạo lực, dối trá sinh ra mà thôi.

    Do vậy, ai cứ hi vọng về một cá nhân như Chủ tịch nước, hoặc Thủ tướng sẽ cải thiện quyền Con người hay quyền con vật, th́ đó là sự ảo tưởng.
    Tôi hoàn toàn đồng ư với nhận xét trên. Hiện nay ở VN không có một cá nhân nào có đủ thế lực để thay đổi đường lối cai trị. Thế lực đang vận hành đất nước là LỰC LƯỢNG TUYÊN GIÁO CS đang đi theo đường lối CS QUỐC TẾ của TQ. Và CỔ MÁY CS đang được điều động từ bên TQ. Tất cả những tṛ ĐU GIÂY của CSVN đều chỉ là những BỊP BỢM để đánh lừa những "thế lực thù địch". Chúng tạo ra sự phỉnh lừa đó để con đường VN H̉A NHẬP TQ ít bị gây trở ngại, cho đến khi thành công.

  4. #444
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bộc lộ tư duy: “v́ tiền”

    Chuyện có những sai sót trong chuyến đi nước ngoài của lănh đạo ta th́ nhiều.

    Riêng sang Mỹ, cũng đầy chuyện, chẳng hạn vụ "chánh nghĩa sáng ngời" của Chủ tịch Triết, vụ dùng "Phao thi" hoặc "hành nghề cái bang" với Bill Gate của Thủ tướng Khải...

    Riêng vụ ông Sang đến Mỹ phát biểu "là người Việt gốc Mỹ làm ăn ở Hoa Kỳ" làm cả hội trường choáng váng, cứ tưởng đợt này bọn Mỹ biến giấc mơ "Sau một đêm ngủ dậy được trở thành người Việt Nam" thành sự thật.

    Tuy vậy, dư luận không chú ư lắm đến điều này. Không sai mới là chuyện lạ, sai là thường, mới là lănh đạo Việt Nam.

    Nhưng hôm nay, chuyện bị biểu t́nh được ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn giải thích rằng th́ là: “Có những người chỉ v́ đồng tiền, có những người chỉ v́ mưu cầu cuộc sống, có những người chỉ v́ có 1 chút thu nhập thêm mà tham gia những hoạt động đó...".

    Quả là cách giải thích rất “biện chứng, khách quan và thuyết phục”! C̣n ǵ hấp dẫn hơn nữa, nếu không phải là Tiền? Cái ǵ có thể giải thích nhanh hơn nếu không phải là v́ Tiền? Người ta làm làm ǵ cái việc không phải việc nhà họ, nếu không có tiền? Đơn giản quá và “biện chứng” quá. Có lẽ ông Tiến sĩ Mác Lê Nguyễn Phú Trọng cũng không thể giải thích “biện chứng” hơn (!)

    Và lập tức câu nói này nhận được không chỉ là sự phản đối, mà là sự chế nhạo, trở thành chuyện hài hước có thể được lưu lại trong lịch sử ngành ngoại giao xă hội Chủ nghĩa.

    Ở đó, người ta không chỉ đánh giá tŕnh độ hiểu biết, mà người ta đề cập đến suy nghĩ của một cán bộ cao cấp của nhà nước. Th́ ra, tư duy “tất cả v́ đồng tiền” đă ngấm sâu vào máu. Và điều đó không có ǵ là khó hiểu.

    Nhiều người thắc mắc là ông này không hiểu được “Khúc ruột ngàn dặm của đảng”- nên mới nói linh tinh, vu cáo, chọc giận bà con như vậy.

    Th́ đă hẳn, không hiểu là chuyện đương nhiên. Bởi, nếu hiểu biết, thi có “nói theo nghị quyết”, miệng vẫn cứ… ngường ngượng. Nhưng, ở đây ông nói trơn tru, cái trơn tru của lưỡi con chó liếm thớt: ngon lành và say mê, tin tưởng.

    Làm sao ông ta có thể hiểu được tấm ḷng, văn hóa người Việt yêu quê hương, đất nước và tha thiết với vận mệnh dân tộc khi ông ta là một Đảng viên CS. Bởi khi vào đó, tuyệt nhiên không có bất cứ một lời hứa, lời thề nào yêu đất nước, yêu dân tộc? Và cái đảng này tuyệt đối tin tưởng rằng: Vật chất có trước, tinh thần có sau.

    Làm sao ông có thể hiểu được là có thể có những việc người ta làm không v́ tiền? Khi mà hàng ngày, hàng giờ ông đến cơ quan, ông đi làm việc, ông đi hội họp, thăm cơ sở… bất cứ chỗ nào, cũng đều mang nặng cái gọi là “văn hóa phong b́”. Ngay cả đến gặp Tổng Bí thư tiếp xúc cử tri, mà mỗi cử tri cũng một phong b́ đút túi. Thậm chí, ngay những việc làm thuộc trách nhiệm của ḿnh, vẫn cứ phải có tiền mới làm.

    Làm sao ông có thể không nghĩ là có tiền người dân mới đi biểu t́nh, dù biểu t́nh ngoại giao theo “sự lănh đạo tuyệt đối”? Bởi ngay cả khi đám học sinh được huy động đến trước ĐSQ Mỹ biểu t́nh “phản đối Mỹ xâm lược Iraq” th́ mỗi đứa vẫn phải đút túi mấy chục ngàn mới chịu đi. Hoặc đám côn đồ được mang danh “quần chúng tự phát” bao vây nhà thờ Lớn Hà Nội, Nhà thờ Thái Hà vẫn chia nhau tiền đều đặn – Dù những đồng tiền nhơ bẩn đó, lại chính từ tiền thuế của nạn nhân.

    Làm sao ông ta hiểu được khi mà bất cứ việc ǵ, động đến mà không ngửi thấy mùi tiền, không ngửi thấy lợi lộc th́ có vứt của đi cũng chẳng ai xót. C̣n những việc dù bẩn thỉu, dù lộ liễu, miễn có tiền th́ đều cả đám bu vào như ruồi thấy… mắm tôm. Hăy nh́n những căn nhà vệ sinh cho trường học giá cả gấp 10 lần những căn nhà cùng loại th́ đủ biết.

    V́ thế, đừng quá trách ông Thứ trưởng Ngoại giao.

    Chẳng qua, ông chỉ nhầm lẫn khi lấy cái của ḿnh mà suy ra cái của người. Tiếc cho ông, là sự suy diễn này không đúng chỗ và không đúng lúc. Bởi v́, cái b́nh thường ở đất nước này, là cái không b́nh thường của phần thế giới c̣n lại.


    J.B Nguyễn Hữu Vinh
    http://www.rfavietnam.com/node/1720

    http://hoilatraloi.blogspot.com/2013...a-nguc-va.html

  5. #445
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Việt Nam được lợi từ sau hội kiến Obama – Sang ?

    Thụy My_RFI

    Sau chuyến công du Hoa Kỳ rất được dư luận chờ đợi của Chủ tịch nước Sang, đặc biệt là sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Obama ngày 25/07/2013, liệu Việt Nam có thu được lợi ích ǵ hay không ?

    Đó là câu hỏi RFI Việt ngữ đă đặt ra cho nhà báo tự do, tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng ở Saigon

    RFI : Thân chào nhà báo Phạm Chí Dũng, rất cảm ơn anh đă nhận trả lời phỏng vấn. Theo anh th́ kết quả cuộc gặp gỡ giữa ông Obama và Trương Tấn Sang có đáng lạc quan như báo chí chính thức ở Việt Nam mô tả?

    Nhà báo Phạm Chí Dũng (Saigon ) :

    - Hầu như rơ ràng, bầu nhiệt huyết ẩn chứa nhiều động cơ mà Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mang tới Ṭa Bach Ốc đă bị lạnh giá bởi thái độ lạnh lẽo không che giấu của Tổng thống Obama.

    Mọi chuyện bắt đầu từ quá ít sắc màu ở sân bay của xứ Cờ hoa. Sau đó, đến bữa ăn trưa với Ngoại trưởng Mỹ cùng những lời lẽ xă giao thừa thăi quá khứ nhưng thiếu vắng tương lai.

    Và cuối cùng, thể diện một nhà nước Việt Nam trên đường đến Mỹ đă thể hiện qua những phút trao đổi với báo chí của hai nguyên thủ quốc gia, sau cuộc đối thoại chính thức trong pḥng kín.

    Bất chấp vẻ trịnh trọng cùng điệu bộ cứng nhắc cho gương mặt một chính khách mang kiểu cách chuyên nghiệp mà giới quan sát rất dễ nhận ra, sắc diện của ông Trương Tấn Sang vẫn như toát lên một thất vọng thầm kín.

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đă đạt được hầu như trọn vẹn các mục tiêu của ông trong cuộc hội kiến với người đồng cấp Obama. Chỉ có điều, đạt được tất cả, mà trong thực chất không có bất cứ một mục tiêu nào được cụ thể hóa cũng là một tâm trạng xuống cấp cho mối quan hệ giữa hai nước.

    Tất cả vẫn chỉ là những lời hứa hẹn, không hơn không kém. Một kịch bản lạc quan hoặc tương đối lạc quan mà Hà Nội mang đến Mỹ, với kỳ vọng sẽ mở lối những thỏa thuận bằng h́nh thức văn bản – dù chỉ là văn bản thỏa thuận khung – rốt cuộc đă chưa được hoàn chỉnh khâu đạo diễn.

    Ngoài bản tuyên bố chung như một thủ tục không thể thiếu sau cuộc gặp của các nguyên thủ quốc gia, đă không hề hé lộ một thỏa thuận chi tiết nào về TPP – điều mà Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam mong ngóng nhất, và về hành động hỗ trợ được cụ thể hóa của Hoa Kỳ đối với bầu không khí an ninh vẫn bị “người lạ” xâm hại tại khu vực Biển Đông.

    Quá rơ, kết quả đó là quá ít ỏi so với hàng chục văn bản thỏa thuận hợp tác mà ông Sang lập tức nhận được từ “người lạ” Tập Cận B́nh ngay trong một chuyến đi rất chóng vánh đến Bắc Kinh.

    Một chuyên gia đă b́nh luận một cách hài hước rằng thực ra giữa Mỹ và Việt Nam không cần đến một văn bản thỏa thuận nào nữa, bởi tất cả đều đă được thuận thảo ở Bắc Kinh.

    Cũng đáng thất vọng không kém đối với giới ngoại giao Việt Nam là đă không hề có một từ ngữ “chiến lược” nào được trám vào cụm từ “đối tác toàn diện”. Rốt cuộc, Hà Nội đă không bổ khuyết được con tem Cờ hoa vào bộ sưu tập tham vọng đến mức vô lư của ḿnh.

    RFI : Theo anh th́ tại sao phía Mỹ né tránh từ “chiến lược”? Điều này có làm ảnh hưởng đến những hứa hẹn về hợp tác quân sự có từ năm 2011?

    Trong toàn bộ phát ngôn của ḿnh trước báo chí, người Mỹ đă không một lần nhắc đến từ “chiến lược” trong câu chuyện đối tác. Mà nếu không phải chiến lược, th́ chỉ c̣n lại những vấn đề thuộc về chiến thuật.

    Có lẽ đó cũng là lư do v́ sao trước cuộc gặp Obama – Sang, một quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ là ông Danny Russel, người vừa chính thức nhậm chức Trợ lư Ngoại trưởng đặc trách Đông Á – Thái B́nh Dương, đă cho rằng Việt Nam có một vị trí “gần sát trung tâm của chiến lược tái cân bằng” qua châu Á.

    Rất có thể, Hà Nội đă bỏ lỡ một cơ hội đáng giá từ sáu năm trước. Nếu trong cuộc gặp Triết – Bush vào năm 2007, Việt Nam đă có cơ hội để trở thành một “trung tâm” trong chính sách châu Á của Mỹ, dù rằng Washington chưa quyết định “xoay trục” vào thời điểm đó, có lẽ mọi chuyện đă không ngổn ngang như bây giờ.

    Giờ đây, trong mục “quốc pḥng và an ninh” của bản tuyên bố chung Việt – Mỹ, người ta chỉ đọc thấy nội dung “Hai nhà lănh đạo bày tỏ sự hài ḷng đối với Bản ghi nhớ về thúc đẩy hợp tác quốc pḥng song phương kư năm 2011 và tái khẳng định cam kết triển khai đầy đủ Bản ghi nhớ”. Vậy, câu hỏi cần đặt ra là nếu như từ năm 2011 đến nay mà ngay cả một bản ghi nhớ c̣n không thể triển khai được thành một hoạt động chi tiết nào đấy, th́ c̣n nói ǵ cho những việc tiếp theo?

    Hiểu theo ẩn ư của người Mỹ, Việt Nam vào lúc này chỉ c̣n là một diễn viên phụ trên sân khấu mà không c̣n ở vị trí tâm điểm nữa.

    Có vẻ như không khác mấy tinh thần của bản ghi nhớ về hợp tác quân sự vào năm 2011, bản tuyên bố chung Việt – Mỹ lần này chỉ đề cập một cách chung nhất đến việc “hợp tác hàng hải”, thay v́ nhiệm vụ song phương về bảo vệ chủ quyền biển đảo cho Việt Nam.

    RFI: C̣n về Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái B́nh Dương (TPP) ?

    Đây là một vấn đề lớn. Đến nay, Việt Nam đă qua đến 18 ṿng đàm phán TPP, nhưng xem ra mọi chuyện vẫn chưa đi đến đâu. Trước cuộc gặp Sang – Obama, một số tờ báo Đảng đă tỏ ra rất hy vọng con thuyền kinh tế Việt Nam đang chuẩn bị “thẳng tiến ra biển lớn” bằng vào tư thế gần như đương nhiên được chấp thuận tham gia vào TPP, ứng với “những ưu thế của Việt Nam”.

    Thế nhưng, điều mà giới chức Đảng và Chính phủ ở Việt Nam dường như không lường trước là mặc dù cho rằng cuộc gặp Obama – Sang là “cơ hội lịch sử”, song đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là David Shear cũng không quên nhắc lại một hàm số tỉ lệ nghịch khi đề cập đến chủ đề nhân quyền ở Việt Nam: “Hoa Kỳ có ưu thế để nêu ra vấn đề đó”.

    Kết quả là, không mấy ngạc nhiên là viễn cảnh Việt Nam tham dự vào bàn tiệc TPP đă chỉ được Tổng thống Obama hứa hẹn “sẽ thông qua sớm nhất vào cuối năm 2013”. Không có bất kỳ một hứa hẹn nào và cũng không có bất kỳ một biên bản hay văn bản thỏa thuận nào. Điều đó cũng có nghĩa là như nhận định của ông Ernest Z. Bower, cố vấn cao cấp và cũng là giám đốc Chương tŕnh Đông Nam Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế Hoa Kỳ, lộ tŕnh thủ tục TPP dành cho Việt Nam c̣n phải phụ thuộc vào Quốc hội Hoa Kỳ – cơ quan có vai tṛ thông qua vấn đề này vào năm 2014.

    Và nếu mọi chuyện thuận lợi, con thuyền kinh tế Việt Nam chỉ thật sự “tiến ra biển lớn” sau hai năm nữa.

    C̣n tiếp...

  6. #446
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    (tiếp... )


    RFI: Anh nhận xét như thế nào về thái độ của phía Mỹ khi đón tiếp ông Trương Tấn Sang?

    Hơn ai hết, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có lẽ đă thấm cảm tính “chiến thuật” ngay từ buổi đón tiếp ông được thực hiện ở sân bay Andrew ở thủ đô Washington.

    Một lời b́nh trên mạng đă chua chát: Cần phải làm cho người Mỹ bẽ mặt nếu Obama đến Việt Nam. Khi đó, Việt Nam sẽ đón tiếp Tổng thống Mỹ ở sân bay Nội Bài theo nghi thức dùng đại sứ, nhưng không phải đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ mà là đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc.

    Không đại bác, không thảm đỏ, không đội danh dự… Những nghi lễ quá đỗi thông thường mà hai viên chức thuộc cấp đại sứ như David Shear và Marshall – vốn chưa từng được xem ngang hàm với bất kỳ một Thứ trưởng Ngoại giao nào – tạo ra, là quá xa vời với thực tế mà lănh tụ đảng đối lập Miến Điện Aung San Suu Kyi được phía Mỹ đón tiếp trước chuyến đi Washington của ông Sang không quá lâu.

    Sự chênh biệt lộ liễu như thế lại càng như được gia cố bởi thái độ quá “hồn nhiên” của Tổng thống Obama trong buổi hai nguyên thủ phát ngôn với báo chí sau cuộc họp chính thức. Rất ít khi nh́n thẳng vào người đối thoại và có vẻ c̣n quan tâm đến người phiên dịch yếu đẳng cấp của ḿnh nhiều hơn, tâm tưởng của Tổng thống Mỹ như lắng vào một chốn xa xôi nào đó.

    Tảng băng Washington cũng bởi thế đang tỏa hơi lạnh giá của nó vào những cố gắng đầy dụng ư của Hà Nội. Bất chấp nhiều “kiến nghị” của chính giới Việt Nam từ nhiều năm qua, cuộc gặp Obama – Sang vừa qua đă không có một thỏa thuận nào về việc Hoa Kỳ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.

    RFI: Nhưng vẫn c̣n một kết quả mang tính động viên là Tổng thống Omama hứa sẽ đến thăm Việt Nam. Anh có b́nh luận ǵ về hứa hẹn này so với chuyến thăm Miến Điện của ông Obama vào năm ngoái?

    Lời hứa hẹn có tính an ủi duy nhất đến từ Obama chỉ là “sẽ cố gắng” với một chuyến thăm đáp lễ Việt Nam vào thời gian cuối nhiệm kỳ thứ hai của vị tổng thống này. Mà nhiệm kỳ của Obama sẽ kết thúc vào đầu năm 2017, tức c̣n đến gần 4 năm nữa cho “cố gắng” của ông. Nhưng liệu người Việt Nam có đủ kiên nhẫn để chờ được đến thời điểm đó?

    Thời gian 4 năm có thể là quá lâu đối với các chính khách mang tâm trạng đầy nôn nóng của Việt Nam, nhưng có thể sẽ là đơn giản hơn nếu nh́n vào một bài học tiền lệ ở Miến Điện – đất nước chỉ bị ngăn cách với Việt Nam bởi chưa đầy một trăm cây số đường biên giới với Trung Quốc. Chỉ sau hai năm tiến hành cải cách chính trị và phóng thích tù nhân lương tâm, Miến Điện đă lần đầu tiên đón tiếp ông Barack Obama tại đất nước nghèo khó v́ nạn quân phiệt thâm niên này.

    Tiếp theo đó là câu chuyện Câu lạc bộ Paris, Nhật Bản, Na Uy và Quỹ Tiền tệ Quốc tế xóa nợ đến 6 tỉ USD cho quốc gia này. Và sau đó nữa, làn sóng đầu tư của nhiều quốc gia trên thế giới dồn dập ập vào Miến Điện, đưa đất nước này trở thành một tâm điểm thật sự quyến rũ.

    Với bài học quá gần gũi từ Miến Điện, tất cả đang nằm trong tay Hà Nội, nếu họ muốn thế.

    RFI: Liệu Hà Nội có thực tâm muốn tạo ra sự quyến rũ cho ḿnh bằng một động thái thay đổi nào đó, chẳng hạn như nhân quyền?

    Ngay trước cuộc gặp Obama – Sang, chủ đề nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam đă được hối thúc một cách mạnh mẽ bởi nhiều tổ chức và nghị sĩ ở Mỹ. Nhưng sau cuộc gặp trên, chủ đề này đă được mô tả “vẫn cách biệt, nhưng sẽ thu hẹp”. Vậy thực chất của vấn đề tranh căi này là như thế nào?

    Dù cho tới nay những tin tức từ pḥng họp kín giữa Obama và Trương Tấn Sang vẫn chưa lọt ra ngoài, và cũng chưa có thông tin nào xác nhận thái độ dứt khoát của Tổng thống Mỹ đối với việc đặt lên bàn đàm phán điều kiện nhân quyền ở Việt Nam, nhưng hoạt động hỗ trợ quân sự của Hoa Kỳ ở khu vực Biển Đông của Việt Nam cũng chưa thấy tăm hơi nào được cụ thể hóa.

    Hiểu cách khác, so với thời điểm mở ra Hiệp định thương mại Việt – Mỹ vào năm 2001 và năm 2006 khi khai thông cơ chế WTO, vào lúc này người Mỹ đă không c̣n chấp nhận trả giá cao cho một sự đánh đổi nữa. Không phải v́ lợi ích chiếm lĩnh vị trí quân sự ở Biển Đông trong chiến lược xoay trục sang Đông Nam Á của ḿnh và triển vọng tiết giảm kinh phí quân sự mà Hoa Kỳ dễ dàng chấp thuận một sự đổi chác “khép lại quá khứ, hướng đến tương lai” với Việt Nam như khẩu hiệu đă hô hào quá nhiều trong dĩ văng.

    Dĩ văng ấy – lẽ ra cần được Hà Nội bày tỏ ḷng chân thành của ḿnh từ năm 2007, trong chuyến đi Washington của người tiền nhiệm Nguyễn Minh Triết. Nhưng thật đáng tiếc, Hà Nội đă bỏ mất một cơ hội để biến lời cam kết thành hành động cụ thể. Những hứa hẹn của họ về vấn đề nhân quyền đă không c̣n nằm trong ước vọng và kỳ vọng của giới phản biện dân chủ muốn có đổi mới ở quốc gia này.

    Thay vào đó và kể từ ngày được tham gia vào danh mục WTO cũng như được loại khỏi danh sách CPC về các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tôn giáo, Việt Nam lại bị phương Tây đánh giá như quốc gia đứng thứ hai trên thế giới, sau Trung Quốc, có số tù nhân chính trị bị giam cầm đông nhất. Nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế đă thống kê là vào năm 2013, con số này đă lên đến ít nhất 40 người, bằng cả hai năm 2011 và 2012 cộng lại.

    Đường biểu diễn nhân quyền như thế chắc hẳn là lời giải thích xác đáng cho thái độ băng giá của Washington trong cuộc gặp Obama – Sang vừa qua.

    C̣n tiếp...

  7. #447
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    RFI: Hồi tháng Hai, khi đại sứ Liên hiệp châu Âu ở Việt Nam gặp riêng một số quan chức Việt về vấn đề nhân quyền, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn đă nói:“Chúng tôi hiểu, nhưng hăy cho chúng tôi thời gian”. Liệu ông Sang cũng có cùng cách nghĩ như thế?

    Trong một số trường hợp, ông Sang có thể là người có ứng biến mau lẹ và có thể thích nghi với ngữ cảnh mới.
    Nhiệt kế Hà Nội đang nóng lên một cách bất thường kể từ Hội nghị trung ương 6 vào tháng 10/2012, nhưng lại đang hạ thấp đột ngột sau khi diễn ra Hội nghị trung ương 7 và đặc biệt sau chuyến đi Bắc Kinh của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

    Trong cuộc gặp ở Washington vừa qua, hóa ra cử chỉ có ư nghĩa nhất lại thuộc về Trương Tấn Sang khi ông trao cho phía Mỹ bản sao của ông Hồ Chí Minh gửi Tổng thống Harry Truman, vào năm 1946 – thời của t́nh cảm bất vụ lợi nhất giữa hai nước và Mỹ c̣n chưa can thiệp vào Việt Nam.

    Chiếu theo nội dung này và căn cứ vào ngữ cảnh được tái hiện của nó trong pḥng Bầu dục, người ta có thể suy ra: thay thế cho “người Pháp” trong bức thư cách đây gần bảy chục năm là nhân vật “người Trung Quốc” ở th́ hiện tại.

    Thế nhưng giới phân tích chính trị có vẻ ngạc nhiên về cử chỉ này. Liệu điều này tượng trưng cho ḷng chân thành, nương cậy vào Mỹ, thuyết phục t́nh cảm của người Mỹ? Hay đó chỉ là một động tác ngoại giao thuần túy và vô nghĩa?

    Tất cả vẫn đang tùy thuộc vào một thành tâm chính trị nào đó từ phía Hà Nội. Nếu nhiệt kế của Hà Nội vẫn bất thường như những năm trước và đặc biệt bất thường trong hai năm qua, không có ǵ bảo đảm là bản tuyên bố chung Việt – Mỹ sẽ trở thành cứu cánh cho những nỗ lực của tập thể Bộ Chính trị và của cả những cá nhân trong đó. Việt Nam sẽ bị mắc kẹt ngay trong thế “cân bằng chính trị” mà họ đă cố gắng giương ra.

    RFI: Phải chăng nền chính trị Việt Nam đang ở ngă ba đường?

    Rất có thể đang và sẽ là ngă ba đường. Không giải quyết được vô số khó khăn về kinh tế, chính thể cầm quyền ở Việt Nam có nhiều khả năng phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng xă hội toàn diện, rất sâu sắc và đầy biến động khó lường – điều chưa từng có từ thời điểm năm 1975. Cuộc khủng hoảng đó c̣n có thể dẫn tới hệ quả một sự thay đổi về chính trị mà chính Đảng cầm quyền không mong muốn, trong không bao lâu nữa.

    Không làm tan chảy được tảng băng Washington trong bối cảnh mối đe dọa từ phương Bắc trở nên quá nguy hiểm đối với vận mệnh dân tộc, chính Đảng cầm quyền ở Việt Nam sẽ phải thúc thủ ở ngă ba đường đối ngoại, trong khi nội trị hoàn toàn không yên ấm.

    Giờ đây, Washington đang trông đợi vào những ǵ mà Hà Nội sẽ làm vào những tháng ngày tới.

    RFI: Như vậy theo anh Hà Nội có thể làm ǵ cho những tháng tới đây?

    “Làm ǵ?” luôn là một câu hỏi dằng dai và cũng là là tựa đề một tác phẩm của lănh tụ vô sản Vladimir Ilitch Lenin vào thời trước Cách mạng tháng Mười Nga. Cần và phải bắt buộc làm ǵ để có thể làm tan chảy tảng băng Washington như vẫn c̣n nguyên vẹn h́nh thể?

    Và phải bắt đầu từ đâu? Cải cách kinh tế hay cải cách chính trị? Nếu không có cả hai thứ cải cách này th́ phải chăng “thoát Trung” là một lối thoát khả dĩ?

    Hoặc nếu cải cách chính trị không nằm trong từ điển của chế độ th́ liệu TPP cùng nhân quyền có được đưa vào cuốn từ điển đó?

    Tất cả đều như móc xích với nhau, và móc xích với sự tồn vong của Hà Nội.

    Cuộc hội kiến ở Washington thật ra không đáng để quá thất vọng. Người Mỹ đă hé mở cánh cửa, vấn đề là người Việt Nam có đủ tự trọng và bản lĩnh để bước qua cánh cửa đó hay không.

    Bản lĩnh của chính khách Việt lại phụ thuộc phần lớn vào việc ai sẽ là người dám làm và dám chịu trách nhiệm.
    Theo thói quen của người Việt, tập thể quyết định và cũng là tập thể chịu trách nhiệm, nhưng mọi chuyện cũng v́ thế có thể bê trễ hơn nhiều. C̣n nếu khác đi, một cá nhân nào đó có thể trở thành nhân tố đột biến để lợi dụng quỹ thời gian c̣n rất hạn hẹp chăng?

    Mọi chuyện đang nằm gọn trong tay chính khách Việt, mà vấn đề của chính khách Việt trong thời gian tới dường như lại tùy thuộc vào chuyện “ai c̣n ai mất”.


    http://www.hennhausaigon2015.com/2013/07/30/38914/

  8. #448
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ư kiến của bạn đọc HNSG:

    không ai dại ǵ t́nh nguyện làm cái cầu cho Hà Nội đi Mỹ

    :

    Hầu hết người Việt Nam đến Mỹ trong 38 năm qua bắt đầu từ :


    -Tị nạn ( Refugee )

    -Từ bước khởi đầu nầy , chương tŕnh đoàn tụ ODP ra đời , cũng do chương tŕnh trị nạn phát sinh , v́ lư do nhân đạo

    -Chương tŕnh con lai , cũng v́ nhân đạo

    -Chương tŕnh HO cũng v́ nhân đạo

    Có thế nói tất cả các chương tŕnh trên , v́ lư do nhân đạo ; người Việt Nam bị ngược đăi , bị bách hại trên lănh thổ Việt Nam , phải trốn chạy ra xứ người ; nên người Mỹ phải làm đủ cách để cứu vớt , che chở , và giúp đở cho người Việt Nam.

    Như vậy th́ đă rỏ ràng , người Việt đến nước Mỹ v́ lư do không muốn sống chung với Cộng Sản , họ chạy trốn v́ không muốn bị bách hại .

    Như vậy là người Việt ở Mỹ đă đoạn tuyệt với Cộng Sản Việt Nam lần thứ nhất.

    Lần thứ hai khi xin vào Quốc tịch Mỹ , người Việt phải nói ” Không ” với trên mẩu đơn xin nhập tịch N-400 )
    -Cộng Sản

    -Độc Tài

    -Khủng bố

    -Trực tiếp hay xách động lật đổ một chính phủ

    -Đàn áp , bách hại tôn giáo , sinh hoạt hội họp, bất đồng chính kiến….

    Như đă tŕnh bày ở trên, người Việt Nam phải đoạn tuyệt với Cộng Sản lần thứ hai ; trước khi trở thành công dân Mỹ.

    C̣n những người đến sau , bất cứ v́ lư do ǵ , phần đông cũng ăn theo chữ ” tị nạn và nhân đạo “.( hôn nhân , bảo lănh…. )

    Vậy th́ Tư Sảng nhờ người Việt Nam ở Mỹ làm cầu nối cho Việt Nam với Mỹ là không tưởng , v́ sao?

    1-Người Việt Nam tị nạn ở Mỹ đă đoạn tuyệt Cộng Sản , ( có kư giấy tờ , văn bản rỏ ràng ), người th́ có thể quên theo thời gian , nhưng giấy tờ th́ nó nhớ muôn đời.

    2-Đă nói không họp tác với Cộng Sản , mà bây giờ đi họp tác là phạm luật , là thất tín khi giơ tay tuyên thệ , để lănh bằng Quốc Tịch Hoa Kỳ.


    Mỹ có thể làm ngơ cho người Việt tị nạn về Việt Nam làm ăn , họp tác với Việt Cộng ; nhưng trên giấy tờ th́ đó là phạm pháp , vi phạm những ǵ ḿnh khai trên lá đơn khi xin nhập tịch Hoa Kỳ.

    Ngày nào một người c̣n được hưởng Quốc Tịch Hoa Kỳ , th́ những ǵ ḿnh ghi trên tờ đơn xin nhập tịch, vẩn c̣n giá trị như vậy; được xử dụng như là một bằng chứng.

    Như vậy, trước tiên , người đó phải trả lời với ” ṭa án lương tâm ” ; có phải ḿnh lật lọng với lời tuyên thệ của ḿnh không?

    Với người có lương tâm , không ai dại ǵ t́nh nguyện làm cái cầu cho Hà Nội đi Mỹ.


    http://www.hennhausaigon2015.com/2013/07/30/38917/

  9. #449
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    ĐỒ MẶT MỐC

    - Việt Nhân

    (HNPĐ) Phải nói tiếng xin lỗi trước, cùng bà con gịng tộc hai họ nội ngoại nhà Heo, rồi mỗ tôi mới đưa ra nhận xét về cái tay thứ trưởng vẹm Nguyễn Thanh Sơn, nó chính cống bà Lang Trọc là một con heo nọc, con mắt, cái mặt, cái bụng ỏng y chang là thứ loài ăn cho no ... cho to đống. Và trong hộp sọ của nó không có bộ năo mà chỉ đặc sệt bă đậu, nên cái đần không che dấu được, mặt béo na béo núc trông ngu cứ như heo... một lần nữa xin loài heo thứ lỗi bởi quen mồm dân quê mà nói thế chứ thừa biết giống nhà heo khôn gấp vạn lần thằng thứ trưởng vẹm này.

    Thú thật mỗ tôi có mỗi thắc mắc từ rất lâu mà vẫn chưa có được một ai trả lời, là sao lũ chúng nó thằng nào cũng béo thế, chúng có chỉ mỗi một khuôn rập, h́nh như phải thế th́ mới khẳng định đẳng cấp lănh đạo?

    Mới tuần trước nh́n mặt côn đồ Ca ca đeo lon tướng, mỗ tôi bỏ ăn hết mấy hôm, nay nh́n mặt tay này bụng dạ mỗ tôi cứ nhợn nhạo, có cái ǵ vừa ăn vô th́ lại ọe ra như đàn bà ốm nghén.

    Nhận xét về chúng, có người nói chúng chỉ biết ăn cho béo xác, nhưng mở mồm phát ngôn th́ y như loài ăn cám xú, nghe chúng nói mà loài lợn cũng phải đâm kiện, ngu th́ cũng ngu vừa thôi, có đâu mang dáng bề ngoài béo tốt như heo rồi nói xằng nói bậy đâm mang tiếng xấu cho nhà heo.

    Hai hôm rồi từ khi cái tin của BBC cho hay, Nguyễn Thanh Sơn, thứ trưởng ngoại giao, chủ nhiệm ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài, của cái gọi là nhà nước An Nam xă nghĩa đă trả lời với kênh truyền h́nh TV- Phố Bolsa. Là “…người Mỹ gốc Việt phản đối chuyến thăm của Chủ tịch Trương Tấn Sang tới Hoa Kỳ là v́ “chút hận thù cuối cùng” và “muốn có thêm thu nhập”, ôi thôi cả trong lẫn ngoài nước, người ta ném đá tên thứ trưởng mặt heo này.

    Cuộc biểu t́nh th́ hắn hàm hồ nói đó là thuê, c̣n cái gút hận thù cuối cùng th́ như bố chó xồm, hắn nói người Mỹ gốc Việt hăy về Việt Nam gặp hắn, hoặc đích thân hắn sẵn sàng sang Hoa Kỳ để “cùng nhau trao đổi” xem Việt Nam cần làm ǵ để “đi lên”?

    Hắn cho biết “chính bản thân những người bạn Mỹ của chúng ta, lại trách người biểu t́nh phản đối đă cản trở con đường hội nhập của Việt Nam và cản trở quá tŕnh phát triển Mỹ - Việt mà Mỹ đang mong muốn.”

    Câu này là câu hắn bắt chước Sâu vô tư không ngượng miệng khi gom chung cái đám thuyền nhân cùng Ngụy tị nạn làm thành con dân xă nghĩa, c̣n hắn tên vẹm cắc ké đă vơ vào “những người bạn Mỹ của chúng ta”, nghe những câu độc diễn trơ trẽn này thối không ngửi được.

    Chuyện mấy thằng cốt đột này vậy là đủ! Nói thế chứ trong bụng mỗ tôi lại cầu mong bà con làm tới luôn, chửi tắt bếp gịng họ nhà chúng nó, c̣n riêng mỗ tôi gọi là đủ v́ muốn để dành đá ném những thằng khác.

    Có bạn sẽ hỏi ai đâu... có thấy ai đâu... Có chứ... thằng đốt nhà, thằng bật quẹt hai thằng tội như nhau! Ngày tháng trong trại, những ăng ten na, gia nô na nói như ông Đồ Ngu là những người một thời đă là chiến hữu, nay v́ tham một chút vật chất do cộng sản quăng ra, nỡ bỏ chiến hữu của ḿnh mà làm chó săn. Đó là chuyện trong trại mỗ tôi đồng ư với ông Đồ Ngu, chỉ giận họ, với một chút khinh bỉ, v́ thông cảm cái khó lúc đó, không kham nỗi những đói khát thiếu thốn, cùng những năm tháng tù mù mịt, mà đă có một số anh em cam tâm.

    Nhưng nay là đất Mỹ, không phải xứ An Nam xă nghĩa, đây là thế giới tự do không là trại cải tạo, những Nguyễn Phương Hùng, Nguyễn ngọc Lập, những Việt Weekly, Phố Bolsa TV... họ đă chọn con đường họ đi. Được cứ để họ đi xem được bao xa, tuổi đời anh nào trẻ lắm cũng đă trên sáu mươi hơn, đem mặt bôi vôi để kiếm tí tiền lộ phí về bên kia thế giới, hay là muốn kiếm tí danh của vẹm th́ tùy.

    Về mấy anh chàng nhí nhố hám danh này, ai có thờ ơ mấy mà đă sống trong cái xóm nhỏ Bolsa th́ không lạ họ, thứ này khá nhiều, có lúc chúng quậy tưng xóm lên đến nỗi nó mang hỗn danh là chốn gió tanh mưa máu.

    Ngày đầu đến được đất tự do (1993), đi bầu ban chấp hành cộng đồng, gặp lại anh Luận bên CTCT Đalat, đă có thời gian chúng tôi chung nhau ngoài Nha Trang, thấy anh vác tù và hàng tổng cũng vui mà mỗ tôi hứa cùng anh, sẽ chung tay với các anh. Nhưng sau đó đành thất lời cùng bạn, cái xúc động trào dâng như sóng khi thấy lại lá cờ vàng, bị những khuôn mặt bẩn làm nó tan đi, sau đó đôi lần gặp lại Luận trước cái vồn vă của bạn mà thấy ngượng v́ ḿnh đă không giữ được lời

    - Đấy tâm sự thật ḷng mỗ tôi. Thôi th́ góp ư cũng là góp công, mỗ tôi sau đó với các bài báo chống cộng, ban đầu là báo giấy rồi đến báo mạng, ẩn ḿnh trong bóng tối với đủ thứ tên, riêng HNPĐ là cái duyên cuối đời mà Việt Nhân, tức người Việt đă đến cùng Quí huynh.

    Nghe nói tờ báo hay cái kênh truyền h́nh đang là cái công cụ của vẹm tại phố Little Saigon này cũng là những tay có mặt trên đất Mỹ rất sớm trong vai người di tản hay tị nạn, có cả tay trẻ gốc gác con chế độ cũ, để râu ba cḥm làm cháu ngoan bác Hù. Vận nước vẫn chưa đến, nên chó tháng bảy vẫn chạy nhông t́m phân!

    Đang lướt mạng xem vụ Phố Bolsa TV với Nguyễn thanh Sơn, th́ người bạn gởi cho bài Tư Sâu trả lời phỏng vấn của Việt Weekly, trong mail anh nói rằng khi đọc xong, cho anh biết mỗ tôi nghĩ ǵ về hai cái công cụ này của vẹm? Lạ thật câu anh hỏi cũng là câu anh trả lời cho chính anh, đâu cần ǵ phải đi hỏi thêm một ai nữa, anh đă gọi chúng là công cụ th́ quá đúng rồi c̣n ǵ.

    Có thể chúng lúc đầu không do vẹm dựng lên, nhưng chính chúng nắm bắt được nhu cầu của vẹm cần thực hiện nghị quyết 36 sau đó, mà xin được đứng vào hàng ngũ. Truyền thông báo chí là cái vẹm cần, tuy hai tay này chẳng có tầm vóc, nhưng chúng đă đem đầu tới khấu, th́ vẹm cũng không hẹp ḷng mà thu dụng, chuyện chúng kèn cựa nhau năm cái vé máy bay về VN, cho thấy tư cách phường hạ tiện.

    Và đó cũng là cái vẹm thích, vẹm quen thứ củi tre dễ nấu, tốn kém chẳng bao nhiêu cứ ư ới là chúng vẫy đuôi chạy đến, chỉ vứt một mẩu xương là tranh nhau xin được liếm tay.

    Cái gọi là kênh TV Phố Bolsa lúc đầu đúng là one man band, tung lên youtube các video clip tập trung vào các vụ tranh chấp giữa các cá nhân trong ban chấp hành cộng đồng, mà ta vẫn quen gọi là đấu đá, hay chuyện ca sĩ văn công cs ra hải ngoại biểu diễn bị chống đối, như vụ Hồng Vân...

    C̣n VW tự nêu chủ trương là sự thật và tạo diễn đàn, mà cái truyền thông hai chiều được chúng nói tới thường xuyên, tay này khá láu cá tiên đoán t́nh h́nh quan hệ Mỹ-Viêt, sẽ mở rộng sau WTO mà bay về VN (2006) đầu quân. Với bài đầu tiên là phỏng vấn Vơ Văn Kiệt, h́nh Kiệt trên trang b́a, vậy chúng ngay giữa phố nhỏ Bolsa tự nguyện làm thứ sinh tử phù, cho vẹm quậy phá cộng đồng.

    Mượn đây xin được trả lời bạn về hai công cụ này của vẹm, chúng là thợ làm việc để ăn lương bạn ạ, tuy mỗ tôi không phải là nhà báo, nhưng xin được phán chúng là thợ cà tàng, phỏng vấn của chúng là thứ kịch cọt mớm lời có chủ đích để rồi nói theo. Riêng bài Tư Sâu trên Việt Weekly, chỉ là một bài viết nhằm PR cái nhà nước xă nghĩa được chẻ ra làm tám khúc, mỗi khúc cho nó một câu hỏi ăn khớp, thật sự chả có chuyện phỏng vấn ǵ ở đây cả.

    Để kết chuyện! Bài này mỗ tôi tạm có thể gọi là xong vào lúc quá nửa đêm th́ cũng vừa lúc cơn say thuốc ập đến, đưa mỗ tôi nhập động hoa vàng, khi tỉnh mộng th́ thấy đụng hàng với ông Đồ Ngu – Đọc bài của ông Đồ Ngu, thấy ông cũng đă tẩn cho thằng Nguyễn Thanh Sơn một trận chu đáo ra phết, sẵn tay ông lôi bố mẹ lẫn bác của hắn mà ném vào chuồng chồ.

    Đọc xong lấn cấn mỗi chuyện mà mỗ tôi tần ngần, hai bài tuy hai cách viết khác nhau nhưng lại giống nhau như là một, chẳng biết tính sao cứ thế mà ngồi thừ hằng giờ, cuối cùng đành click ‘send’ để nhờ anh chủ biên định đoạt.

    Việt Nhân (HNPĐ)
    http://haingoaiphiemdam.net/Trang.as...mDamChuyen_343

  10. #450
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523
    Quote Originally Posted by SilverBullet View Post
    Trường phái "đánh trâu" mới?

    Trường phái gigalo : Những tay gigalo này cũng mặc trang phục đối kháng việt cộng nhưng quảng bá chủ trương "chính" của họ là nằm cho việt cộng đéo cũng phải "nằm cho lịch sự""nằm cho có văn hóa"... không thôi việt cộng nó chê th́ mất mặt bầu cua và ế độ ...!!!

    Trước mắt, hảo hán xitrum95 và ... v.v... chỉ mới ra tay bảo vệ chị Tư Sang thôi. Mới vào nghề nên chiêu thức c̣n lạng quạng chút. Bà con cô bác và ace thông cảm dùm cho ...

    Tôi thấy nhiều hảo hán gigalo khác c̣n khoác cả áo cựu quân nhân VNCH, quần tị nạn việt cộng ... mang cờ nghĩa quân của Lê Lợi và xiển dương đường lối của Nguyễn Trăi ... etc. Và họ la um sùm trên mạng. Đại khái là "lấy chim cu để thắng con tự do ...???!!! ".

    Rồi có gigalo khác lại quảng cáo lấy tấm băng vệ sinh đă qua sử dụng của thím Xẩm, nếu cần th́ nhuộm xanh chút cho đỡ chói mắt và dấu che được sự bẩn thỉu dơ dáy... , rồi dùng bó cái đầu và bịt cái đít lại ... Gigalo này gọi đó là phương pháp : dĩ độc công độc, lấy xú uế trừ xú uế ... và có thể tẩy trừ bá bịnh ???!!!

    Thua !!! Mấy hôm rày tui bắn gần hết đạn rồi ... Nhưng gigalo xuất hiện như nấm hoang sau cơn mưa (và rất độc hại cho sức khỏe của dân tộc)
    Quote Originally Posted by TonNuJacqueline View Post
    Úi, Giàng ơi, thường th́ anh SilverBullet của Jackie rất là đạo mạo mà sao anh X́ vừa nói vài tiếng mà anh giận chi quá.

    Cho Jackie xin anh đừng giận nữa nhen :) :)

    Anh đừng giận anh X́ nữa, ảnh cũng là chỗ quen biết của Jackie. Nhan sắc của chị X́ cũng thuộc loại nữ du kích dương cao súng thời kháng chiến; trông từa tựa như thím tư sâu nên anh X́ phải bênh nội tướng của ảnh mà thôi ...

    Jackie hổng có dám làm cô Tigon giận đâu nhen.
    Hello Jackie,

    Dạo này cũng ít thấy J ở VL => Mạnh giỏi?

    Thấy cái loại đánh trâu dỏm này (đấu tranh lịch sự với việt cộng) là tui có cái chi xài được tui cũng muốn xài hết... từ băi nước bọt, cục caca, vài quả đấm ... thậm chí vài viên đạn bạc quư cũng tặng luôn.

    Tỗ cha/ tiên sư cha tụi chó đẻ ... muốn nằm cho việt cộng đéo th́ biểu má tụi nó, chị tụi nó, em tụi nó, bà con tụi nó ra nằm sắp hàng lịch sự cho việt cộng đéo đi ... cho mọi người xem trước cái coi... rồi hăy tính tiếp.


    Tôi lặp lại: TÔI CHỬI CHA , TIÊN SƯ CHA BẤT CỨ THẰNG/ CON CHÓ ĐẺ NÀO QUẢNG BÁ VIỆC "LỊCH SỰ VỚI VIỆT CỘNG ..." <= Một lũ xạo, bưng bô ... đánh trâu cho việt cộng!
    Ai có bị đụng chạm VÀ MUỐN ĐỤNG LẠI ... th́ XIN MỜI!

    ALL SOB will be welcomed decently! (với bảo đảm 101%)

    Xem một việc làm điển h́nh mới đây của lũ PHI nhân cầm thú việt cộng ...

    http://www.vietlandnews.net/forum/sh...838#post193838
    Buổi cầu nguyện của dân oan tại Nhà thờ Đức Bà, SG bị đàn áp dă man

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 09-01-2013, 02:51 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 12-11-2012, 07:54 PM
  3. Replies: 4
    Last Post: 02-11-2012, 08:49 PM
  4. Replies: 16
    Last Post: 03-09-2011, 09:02 AM
  5. Replies: 2
    Last Post: 04-08-2011, 09:54 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •