Page 45 of 55 FirstFirst ... 35414243444546474849 ... LastLast
Results 441 to 450 of 549

Thread: 30 Tháng Tư Trong Ḷng Người Việt Hải Ngoại

  1. #441
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

  2. #442
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chuyện di tản 1975

    Tôi không có đi di tản hồi những ngày cuối tháng tư 1975 nên không biết cảnh di tản ở Sài g̣n ra làm sao.

    Măi đến sau nầy,khi đă định cư ở Pháp, nhờ xem truyền h́nh mới biết !

    Sau đây là vài cảnh đă làm tôi xúc động, xin kể lại để cùng chia xẻ…

    ***
    Chuyện 1

    Ở bến tàu, thiên hạ bồng bế nhau, tay xách nách mang, kêu réo nhau ầm ĩ, hớt hơ hớt hải chạy về
    phía chiếc cầu thang dẫn lên bong một chiếc tàu cao nghều nghệu.

    Cầu thang đầy người, xô đẩy chen lấn nhau, kêu gọi nhau, gây gổ nhau… ồn ào. Trên bong tàu cũng đầy người lố nhố, giành
    nhau chồm lên be tàu để gọi người nhà c̣n kẹt dưới bến, miệng la tay quơ ra dấu chỉ trỏ… cũng ồn ào như ḍng người trên cầu thang !

    Giữa cầu thang, một bà già. Máy quay phim zoom ngay bà nên nh́n thấy rơ : bà mặc quần đen áo túi
    trắng đầu cột khăn rằn, không mang bao bị ǵ hết, bà đang ḅ nặng nhọc lên từng nấc thang.

    Bà không dáo dác nh́n trước ngó sau hay có cử chi t́m kiếm ai, có nghĩa là bà già đó đi một ḿnh.

    Phía sau bà thiên hạ dồn lên, bị cản trở nên la ó !

    Thấy vậy, một thanh niên tự động ḷn lưng dưới người bà già cơng bà lên, xóc vài cái cho thăng bằng rồi trèo tiếp.

    Chuyện chỉ có vậy, nhưng sao h́nh ảnh đó cứ đeo theo tôi từ bao nhiêu năm, để tôi cứ
    phải thắc mắc :

    -bà già đó sợ ǵ mà phải đi di tản ?

    -con cháu bà đâu mà để bà đi một ḿnh ?

    -rồi cuộc đời của bà trong chuỗi ngày c̣n lại trên xứ định cư ra sao ?

    -c̣n cậu thanh niên đă làm môt cử chỉ đẹp – quá đẹp – bây giờ ở đâu ?...


    Tôi muốn gởi đến người đó lời cám ơn chân thành của tôi, bởi v́ anh ta đă cho tôi thấy cái t́nh người trên quê
    hương tôi nó vẫn là như vậy đó, cho dù ở trong một hoàn cảnh xô bồ hỗn loạn như những ngày cuối cùng của tháng tư 1975…

    C̣n tiếp...

  3. #443
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chuyện 2

    Cũng trên chiếc cầu thang dẫn lên tàu, một người đàn ông tay ôm bao đồ to trước ngực, cơng một
    bà già tóc bạc phếu lất phất bay theo từng cơn gió sông.

    Bà già ốm nhom, mặc quần đen áo bà ba màu cốt trầu, tay trái ôm cổ người đàn ông, tay mặt cầm cái nón lá.

    Bà nép má trái lên vai người đàn ông, mặt quay ra ngoài về phía máy quay phim.

    Nhờ máy zoom vào bà nên nh́n rơ nét mặt rất b́nh thản của bà, trái ngược hẳn với sự thất thanh sợ hăi ở chung quanh !

    Lên gần đến bong tàu, bỗng bà già vuột tay làm rơi cái nón lá

    Bà chồm người ra, hốt hoảng nh́ntheo cái nón đang lộn qua chao lại trước khi mất hút về phía dưới.

    Rồi bà bật khóc thảm thiết…

    Bà già đó chắc đă quyết định bỏ hết để ra đi, yên chí ra đi, v́ bà mang theo một vật mà bà
    xem là quí giá nhứt, bởi nó quá gần gũi với cuộc đời của bà : cái nón lá !

    Đến khi mất nó,có lẽ bà mới cảm nhận được rằng bà thật sự mất tất cả.

    Cái nón lá đă chứa đựng cả bầutrời quê hương của bà, hỏi sao bà không xót xa đau khổ ?

    Nghĩ như vậy nên tôi thấy thương bà già đó vô cùng.

    Tôi hy vọng, về sau trên xứ sở tạm dung, bà mua được một cáinón lá để mỗi lần đội lên bà sống lại với vài ba kỷ niệm nào đó,

    ở một góc trời nào đó của quê hương…


    C̣n tiếp...

  4. #444
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chuyện 3

    Cũng trên bến tàu nầy. Trong luồng người đi như chạy, một người đàn bà c̣n trẻ mang hai cái xắc
    trên vai, tay bồng một đứa nhỏ.

    Chắc đuối sức nên cô ta quị xuống. Thiên hạ quay đầu nh́n nhưngvẫn hối hả đi qua, c̣n tránh xa cô ta như tránh một chướng ngại vật nguy hiểm !

    Trong sự ồn ào hỗn tạp đó, bỗng nghe tiếng được tiếng mất của người đàn bà vừa khóc la vừa làm cử chỉ cầu cứu.

    Đứa nhỏ trong tay cô ta ốm nhom, đầu chờ vờ mắt sâu hơm, đang lả người về một bên, tay chân xụi lơ.

    Người mẹ - chắc là người mẹ, bởi v́ chỉ có người mẹ mới ôm đứa con quặt quẹo xấu xí như vậy để
    cùng đi di tản, và chỉ có người mẹ mới bất chấp cái nh́n bàng quan của thiên hạ mà khóc than
    thống thiết như vậy - người mẹ đó quưnh quáng ngước nh́n lên luồng người, tiếp tục van lạy cầu
    khẩn.

    Bỗng, có hai thanh niên mang ba lô đi tới, nh́n thấy. Họ dừng lại, khom xuống hỏi. Rồi họ ngồi thụp
    xuống, một anh rờ đầu rờ tay vạch mắt đứa nhỏ, họ nói ǵ với nhau rồi nói ǵ với người đàn bà.

    Thấycô ta trao đứa bé cho một anh thanh niên. Anh nầy bồng đứa nhỏ úp vào ngực ḿnh rồi vén áo đưa
    lưng đứa nhỏ cho anh kia xem. Thằng nhỏ ốm đến nỗi cái xương sống lồi lên một đường dài…Anh
    thứ hai đă lấy trong túi ra chai dầu từ lúc nào, bắt đầu thoa dầu rồi cạo gió bằng miếng thẻ bài của
    quân đội.

    Thiên hạ vẫn rần rần hối hả đi qua. Hai thanh niên nh́n về hướng cái cầu thang, có vẻ hốt hoảng.

    Họ
    quay qua người đàn bà, nói ǵ đó rồi đứng lên, bồng đứa nhỏ, vừa chạy về phía cầu thang vừa cạo
    gió ! Người mẹ cố sức đứng lên, xiêu xiêu muốn quị xuống, vừa khóc vừa đưa tay vẫy về hướng đứa
    con.

    Một anh lính Mỹ chợt đi qua, dừng lại nh́n, rồi như hiểu ra, vội vă chạy lại đỡ người mẹ, bồng
    xóc lên đi nhanh nhanh theo hai chàng thanh niên, cây súng anh mang chéo trên lưng lắc la lắc lư
    theo từng nhịp bước….

    Viết lại chuyện nầy, mặc dù đă hơn ba mươi năm, nhưng tôi vẫn cầu nguyện cho mẹ con
    thằng nhỏ được tai qua nạn khỏi, cầu nguyện cho hai anh thanh niên có một cuộc sống an
    vui tương xứng với nghĩa cử cao đẹp mà hai anh đă làm.

    Và dĩ nhiên, bây giờ, tôi nh́nmấy anh lính Mỹ với cái nh́n có thiện cảm !

    C̣n tiếp...

  5. #445
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chuyện 4

    Cũng trên bến tàu. Cầu thang đă được kéo lên.

    Trên tàu đầy người, ồn ào. Dưới bến vẫn c̣n đầy người và cũng ồn ào.

    Ở dưới nói vói lên, ở trên nói vọng xuống, và v́ thấy tàu sắp rời bến nên càng quưnh quáng tranh nhau vừa ra dấu vừa la lớn,

    mạnh ai nấy la nên không nghe được ǵ rơ rệt hết !

    Máy quay phim zoom vào một người đàn ông đứng tuổi đang hướng lên trên ra dấu nói ǵ đó.

    Bên cạnh ông là một thằng nhỏ cỡ chín mười tuổi, nép vào chân của ông, mặt mày ngơ ngác.

    Một lúc sau, người đàn ông chắp tay hướng lên trên xá xá nhiều lần như van lạy người trên tàu, gương mặt
    sạm nắng của ông ta có vẻ rất thành khẩn.

    Bỗng trên tàu tḥng xuống một sợi thừng cỡ nửa cườm tay, đầu dây đong đưa.

    Mấy người bên dưới tranh nhau chụp. Người đàn ông nắm được, mỉm cười sung sướng, vội vă cột ngang eo ếch thằng nhỏ.

    Xong, ông đưa tay ra dấu cho bên trên. Thằng nhỏ được từ từ kéo lên, ṭn ten dọc theo hông tàu.

    Nó không la không khóc, hai tay nắm chặt sợi dây, ráng nghiêng người qua một bên để cúi đầu nh́n xuống.

    Người đàn ông ngước nh́n theo, đưa tay ra dấu như muốn nói : « Đi, đi ! Đi, đi ! ».

    Rồi, mặt ông bỗng nhăn nhúm lại, ông úp mặt vào hai tay khóc ngất !

    Bấy giờ, tôi đoán ông ta là cha của thằng nhỏ đang ṭn ten trên kia…

    Không có tiếng c̣i tàu hụ buồn thê thiết khi ĺa bến, nhưng sao tôi cũng nghe ứa nước mắt !

    Không biết thằng nhỏ đó – bây giờ cũng đă trên bốn mươi tuổi -- ở đâu ?

    Cha con nó có gặp lại nhau không ?

    Nếu nó c̣n mạnh giỏi, tôi xin Ơn Trên xui khiến cho nó đọc được mấy ḍng nầy…


    Tiểu Tử

    http://huongduongtxd.com/chuyenditan.pdf

  6. #446
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bỗng trên tàu tḥng xuống một sợi thừng cỡ nửa cườm tay, đầu dây đong đưa.

    Mấy người bên dưới tranh nhau chụp. Người đàn ông nắm được, mỉm cười sung sướng, vội vă cột ngang eo ếch thằng nhỏ.

    Xong, ông đưa tay ra dấu cho bên trên. Thằng nhỏ được từ từ kéo lên, ṭn ten dọc theo hông tàu.

    Nó không la không khóc, hai tay nắm chặt sợi dây, ráng nghiêng người qua một bên để cúi đầu nh́n xuống.

    Người đàn ông ngước nh́n theo, đưa tay ra dấu như muốn nói : « Đi, đi ! Đi, đi ! ».

    Rồi, mặt ông bỗng nhăn nhúm lại, ông úp mặt vào hai tay khóc ngất !
    Có thấy tấm h́nh này đâu đó trên VL .

    Bây giờ không nhớ h́nh đó nằm chỗ nào

    Tigon

  7. #447
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    NHỮNG MẢNG MẦU KHÔ

    Trần Mộng Tú




    Khi đầu óc tôi bị căng thẳng v́ lo lắng hay làm việc nhiều, tôi hay bỏ tất cả xuống và đi bộ trong

    công viên gần nhà.

    Đi khoảng nửa tiếng hay một tiếng sẽ thấy dễ chịu ngay, vừa đi vừa ngước

    mắt nh́n những đám mây trôi lang thang, xem mây uốn lượn thế nào.

    Tại sao lại gọi là “Vân cẩu” nh́n hoài không thấy h́nh con chó nào, chỉ thấy như những giải áo lụa phất phơ bay, hay

    đôi khi thấy như một cánh buồm đang mở rộng trong một đại dương xanh bát ngát.

    Hay vừa đi vừa ngắm những ngọn cây đang bị gió xoa đầu, làm rối tung tóc lá, thỉnh thoảng có con chim

    nhỏ bay vụt ra từ những cái đầu xanh biếc đó. Hay bất chợt, một đàn chim sẻ ở đâu bay sà

    xuống đám cỏ trước mặt, rồi lại bay vụt lên tản ra bốn phương, tám hướng.

    Khi ngắm nghía cái không gian êm ả thư thái đó, tâm ḿnh cũng thư thái, êm ả theo. Thấy ḿnh ḥa lẫn với thiên

    nhiên. Chuyện chồng, chuyện con, chuyện ông bà hàng xóm, vui, buồn ǵ cũng bay theo mây

    trắng.


    Nhưng mỗi lần đi bộ trong công viên, mắt tôi thế nào cũng chạm vào bức tường thấp xây chung

    quanh cái ṿng đai dành cho trẻ em đi xe đạp ba bánh, trên tường có in những lá cờ của những

    quốc gia có dân sống trong thành phố này và sử dụng công viên này.

    Dĩ nhiên một lá cờ tượng trưng cho nước Việt Nam cũng được in lên, đó là lá cờ đỏ với ngôi sao vàng.

    Muốn đi bộ ba mươi phút, tôi cần đi sáu ṿng, và tôi nh́n thấy lá cờ đó sáu lần.


    Tôi biết lá cờ đó, hiện nay trên thế giới tượng trưng cho Việt Nam.

    Tôi biết bao nhiêu người dân Việt của cả hai miền Nam, Bắc đă đổ máu, đă chết v́ lá cờ này với những lư tưởng khác nhau.


    Lá cờ đó không phải tượng trưng cho miền Nam, và đối với tôi nó c̣n gợi lên những kư ức đau

    buồn, nên mỗi lần nh́n thấy lá cờ đỏ với ngôi sao vàng ở bất cứ đâu tôi đều có một nỗi bất an.


    Tôi tránh mắt nh́n vào nó, tránh một sự khó chịu chen thất vọng v́ sự hiện diện của nó ở công

    viên này.

    Tôi là người Việt quốc gia, tôi sống ở đây, tôi đi bộ trong công viên này, nhưng tôi

    lạnh lùng xa lạ và khoảng cách với một lá cờ tượng trưng cho Việt Nam in trên bức tường đó.


    Thật đáng buồn cho tôi và cho những người Việt quốc gia cư ngụ trong thành phố này.


    C̣n tiếp...

  8. #448
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đă có lúc tôi vừa đi vừa nghĩ: Hay là ḿnh làm một lá cờ quốc gia bằng gạch rồi gắn chồng lên trên cờ

    Việt Cộng. Lúc khác lại nghĩ: Cần ǵ, đừng để ư, trong tâm ḿnh, ḿnh biết lá cờ nào là của

    ḿnh rồi. Tôi vẫn đi bộ trong công viên đó mỗi ngày, cố giữ ḷng b́nh thản, nhưng hai lá cờ vẫn

    cùng một lúc hiện diện: Một trước mắt, và một trong tâm, làm sao tôi tránh được chua sót,

    ngậm ngùi. Gió vẫn xào xạc, mây vẫn bay và chim vẫn vỗ cánh, nhưng cả hai lá cờ cùng đứng

    gió.

    Sáng nay, tôi không ra công viên nữa, tôi làm một việc khác để t́m sự thư giăn. Ở trong cái

    Mall nhỏ, gần nhà tôi, có một gian hàng gốm thủ công cho trẻ nhỏ, ở đó có những cái ly, cái

    tách, con thú, viên gạch, cái nhà, v.v... đă được nung cho khô, trẻ em muốn vẽ ǵ lên đó, muốn

    tô mầu ǵ vào, tùy thích, sau đó lại được bỏ vào ḷ nung cho chín mầu. Trẻ nhỏ thích làm cho

    chính ḿnh hay để tặng cho ông bà, cha mẹ trong những ngày lễ cũng rất tiện. Tôi muốn được

    làm trẻ nhỏ trong ngày hôm nay. Tôi đă ra đó vài lần rồi, đă ngắm tới ngắm lui xem, nếu ḿnh

    vẽ, ḿnh nên chọn tô mầu lên bức tượng nào, hay cái ly, cái tách nào, tôi đă có ư định vẽ một lá

    cờ của quốc gia ḿnh trên phiến gạch trắng đó, nung chín mầu lên, rồi đóng khung treo ở nhà

    ḿnh. Một lá cờ làm bằng đồ gốm chắc là đẹp lắm. Ở nhà tôi chỉ có lá cờ bằng giấy, to bằng

    một nửa b́a cuốn vở học tṛ thôi.

    Hôm nay, tôi sẽ thực hiện cái ư định đó.Tôi mang lá cờ giấy bỏ vào xe, lái ra Mall, và cho ḿnh

    tự làm trẻ nhỏ trong mấy tiếng. Tôi chọn được viên gạch đă nung đủ độ để nhận mầu sơn lên.

    Tôi đưa lá cờ mang theo ra để nhân viên của tiệm chọn màu sơn cho chính xác, v́ màu chưa

    chín và màu đă nung rất khác nhau, nếu không phải trong nghề không chọn đúng được.

    Tôi đo, kẻ, sơn; màu vàng cho nền cờ, ba sọc đỏ nằm theo chiều ngang của lá cờ khoảng cách

    đều nhau. Mỗi vệt màu tôi đặt xuống, ngắm nh́n cây cọ nhỏ sũng đỏ, sũng vàng trên viên gạch,

    tôi biết tôi đang làm ǵ. Đặt tâm ḿnh trong mấy ngón tay, cả trái tim trong mắt nh́n. Bỗng nghe

    tâm ḿnh chua xót và trái tim hụt hẫng, hoang loạn. Cái cảm giác lẫn lộn này, chỉ có người đă

    từng đưa tay ra nhận lá cờ của quốc gia vừa gấp lại trên chiếc áo quan mới hiểu được. Một câu

    thơ, không nhớ rơ tên tác giả, bỗng hiện về trong trí tôi:

    “Ngày xưa mẹ đóng cho con sách

    Dành dụm cho con tới học đường

    Ngày nay không vá non sông rách

    Mẹ tiễn con ra băi chiến trường.”

    Tôi bỗng nghe thấy tiếng thở dài của chính ḿnh.

    Tôi cần ngồi ba tiếng đồng hồ để vẽ một lá cờ nhỏ; phải đợi cho đợt màu thứ nhất tô xuống,

    thật khô, rồi mới tô lên đợt thứ hai. Muốn thật đẹp, phải tô đến bốn lần. Vẽ xong lá cờ tôi muốn

    viết xuống bên dưới một hàng chữ trước khi bỏ vào ḷ nung. Viết ǵ bây giờ? Tôi muốn cám ơn

    ai, muốn đề cao phần đất, miền quốc gia tôi đă lớn lên, đă sống, hay tôi chỉ muốn viết một điều

    ǵ cho chính cá nhân ḿnh, cho chính ḷng ḿnh với lá cờ trước mặt? Tôi nghĩ măi, muốn viết

    một điều giản dị và chân thật, cuối cùng tôi viết:

    We live, love and die for this flag

    tmt 1975-2010

    Đúng, chúng tôi sinh ra, lớn lên, hạnh phúc và đau khổ, thậm chí có thể và đă chết cho lá cờ

    này. Tôi muốn viết những ḍng chữ này trong hănh diện, chấp nhận, đau khổ và hạnh phúc. Tôi

    không muốn kẻ khẩu hiệu, không muốn nghe hoan hô, đả đảo. Tôi muốn máu đă chẩy ra,

    xương đă ngă xuống ở bất cứ phần đất nào của quê hương tôi, đều được b́nh an. Tôi kư tên,

    ghi xuống năm ḿnh bỏ nước ra đi, 1975 và năm vẽ lá cờ này, 2010.

    Không phải họa sĩ, nên viết chữ nhỏ bằng sơn trên gạch, rất khó. Tôi nín thở, để hết tâm trí vào

    từng chữ. Viết xong, đọc đi, đọc lại một vài lần nữa, mỗi lần đọc là một lần ngậm ngùi, nao nao

    muốn khóc. Chung quanh tôi chẳng có ai ngoài một nhân viên của tiệm. Hôm nay không phải

    cuối tuần, nên không có trẻ nhỏ đến. Tiệm im lặng, tôi im lặng, lá cờ im lặng. Nhưng giữa tôi và

    lá cờ vừa vẽ xong trước mặt có cả triệu triệu tiếng dội vô âm trong không gian, dội âm thầm, xót

    xa trong lồng ngực mong manh của ḿnh. Tôi bỗng thèm, ước ǵ, bên cạnh ḿnh có một người

    bạn cùng quê để được nói một câu chuyện nhỏ về lá cờ ḿnh đang vẽ; tôi nh́n mầu sơn đỏ,

    sơn vàng c̣n ướt bỗng thấy hoang mang vô cùng. Tại sao ḿnh lại ngồi đây nhỉ? Tại sao ḿnh

    lại ngồi đây và vẽ lá cờ quốc gia giữa một nơi xa thật là xa quê hương thế này nhỉ? Chung

    quanh hoàn toàn im lặng, không có câu trả lời.

    Giao cho nhân viên của tiệm. Tôi phải đợi năm hôm mới quay trở lại lấy lá cờ đă được nung.

    (V́ tiệm phải đợi cho đủ số hàng mới cho vào ḷ nung một lượt) Tôi sẽ đem lá cờ này, đóng

    khung lại, treo trong nhà tôi. Một ngôi nhà trên đất Mỹ, trong một thành phố phần đông là người

    Mỹ, trong một khu xóm chỉ có người Mỹ cư ngụ, trong một gia đ́nh toàn người Mỹ, trừ tôi.

    Nhưng ai ghé đến nhà này, cũng đọc và hiểu hàng chữ nhỏ tôi viết bên dưới lá cờ. Tôi không

    cần cắt nghĩa. Tối biết, dân tộc nào cũng yêu quốc kỳ của họ. Nhất là những dân tộc phải đổ

    thật nhiều xương máu cho lá cờ đó.

    Hôm nay tôi có thực sự tĩnh tâm thư giăn như những lần đi bộ trong công viên không?

    Không hoàn toàn đâu, v́ trên đường từ tiệm đồ gốm về, tôi cúi nh́n ḿnh, những vệt màu

    vàng, màu đỏ dính khô trên áo, quần.


    Đưa bàn tay luống tuổi, phủi phủi, thấy mắt cay sè,

    những vệt màu đó h́nh như đă đóng thành mảng, khô cứng, bám vào hồn tôi.

    Tôi không cần phải gắn lá cờ của tôi lên trên bất cứ một lá cờ nào khác nữa.

    Tháng Tư Đen / Quốc Hận


    http://huongduongtxd.com/nhungmangmaukho.pdf

  9. #449
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Trốn Chạy từ Bắc vô Nam

    Chương 7 của cuốn “Quê Hương Niềm Đau và Nỗi Nhớ”)

    Tác Giả: Huy Vũ


    “Một ngày năm bốn cha bỏ quê xa
    Nơi chôn nhau cắt rốn đă bao nhiêu đời
    Một ngày năm bốn cha bỏ phương trời
    Miền Bắc âm u mưa phùn rơi.. .. ..”


    (Một chuyện thật rất hay và cảm động .

    Mời xem , nếu bạn muốn biết là chúng tôi , Bắc Kỳ Di Cư, chạy trốn Cộng Sản gian truân như thế nào / Tigon )


    Tiếng hát Elvis Phương, bài “1954 Cha Bỏ Quê – 1975 Con Bỏ Nước” của Phạm Duy đă làm cho tôi nhớ lại cuộc trốn chạy Từ Bắc Vô Nam của gia đ́nh tôi sau Hiệp Định Geneva 1954.

    Phần lớn những người miền Bắc tham dự vào cuộc di cư hay bỏ phiếu bằng chân vĩ đaị này là những người đang sống ở những vùng do quân đội Pháp chiếm đóng hay trong vùng thuộc chính quyền Quốc Gia kiểm soát, nên ra đi giữa ban ngày ban mặt, có kẻ tiễn người đưa.

    C̣n gia đ́nh tôi lúc ấy, đang sống trong một ngôi làng thuộc vùng kháng chiến ở liên
    khu Bắc Việt, và cũng là nơi cuộc “Cách Mang Ruộng Đất Trời Long Đất Lở” đang được thực thi.

    Trong cuộc cách mạng này, gia đ́nh tôi lại là đối tượng chính, nên bị du kích và bần cố nông canh chừng và theo dơi ngàyđêm rất cẩn mật. Do đó việc trốn chạy ra khỏi làng của gia đ́nh tôi rất khó khăn và đầy dẫy nguy hiểm.

    Tuy biết rơ như vậy, nhưng gia đ́nh tôi vẫn quyết định ra đi, v́ biết rơ rằng, nếu cứ khư khư ôm lấy “nơi chôn nhau cắt rốn đă bao nhiêu đời” để tiếp tục hô khẩu hiệu “Hồ Chí Minh Muôn Năm” và “Đảng Lao Động Việt Nam Muôn Năm”, có khác nào như người tử tù đợi ngày ngày lành tháng tốt để đưa đầu vào máy chém.

    Tính đến lúc phải bỏ nhà cửa, ruộng vườn, mồ mả của ông cha ra đi, gia đ́nh tôi ”hân hạnh” đă được sống với Bác và Đảng hơn 9 năm. Trong thời gian ấy, làng quê tôi lại là vùng tiền tuyến, v́ nằm đối diện với một dẫy đồn bót của quân đội viễn chinh Pháp ở phía bên kia sông Hồng, như đồn Ghềnh, Hưng Hoá, Trung Hà.. .. Từ các đồn này, quân Pháp thường vượt sông đột nhập vào làng tôi cũng như các làng kế cận.

    Những cuộc hành quân như thế, thường kéo dài trong ngày, song đôi khi lại kéo dài nhiều ngày.

    Mỗi khi thấy thuyền bè được tập trung và binh lính Pháp kéo ra bờ sông là du kích canh gác bên này sông lại đánh trống, gơ mơ, đập kẻng inh ỏi để báo động cho dân chúng cấp tốc di tản.

    Ngay sau đó, là tiếng súng đủ loại bắn xối xả qua sông.

    Tiếng trống, tiếng mơ, tiếng kẻng, tiếng súng trường, súng liên thanh, súng cối v.v.. kết hợp với nhau tạo thành một âm thanh rùng rợn khủng khiếp đến nỗi người nghe phải nổi da gà và dựng tóc gáy.

    Trong âm thanh đó, dân làng tôi bồng bế con cái, gánh gồng gạo thóc, nồi niêu, soong chảo, dắt trâu ḅ v.v. cắm đầu chạy vào các làng mạc nằm sâu trong vùng đồng trũng hay xa hơn nữa. …

    Vào những ngày quân Pháp vượt sông xâm nhập vào làng tôi, là có một số nhà trong làng bị đốt cháy; dăm ba người bị lạc đạn chết, hay bị thương, hoặc bị bắt mang đi; một vài phụ nữ bị hăm hiếp; một số trâu, ḅ, lợn, gà bị bắn chết.

    Có thể nói, suốt trong 9 năm kháng chiến, sinh mạng của dân quê vùng tôi như chỉ mành treo
    chuông. Nhưng chúng tôi vẫn cố bám lấy ruộng đất để sống và đóng góp cho kháng chiến theo lời khuyến dụ của ông Hồ :

    “Dù cho vất vả gieo neo
    Con đường kháng chiến quyết theo đến cùng”

    Dù bữa đói bữa no, dù gian khổ tột cùng, gia đ́nh tôi và dân làng tôi vẫn một ḷng tin tưởng ông Hồ và chính phủ của ông thực tâm chống Pháp để giành độc lập và tự do cho dân tộc.

    Nhưng cho đến lúc được Trung Cộng và Liên Xô chi viện dồi dào, và đặc biệt khi biết rơ là sẽ làm chủ hoàn toàn giải đất từ ải Nam Quan đến sông Bến Hải qua hiệp định Geneve, ông Hồ và đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản của ông bắt đầu hiện rơ nguyên h́nh là tay sai đắc lực của Nga Tầu.

    Họ vâng theo lệnh Quan Thầy Trung Quốc và Nga Xô, thực thingay cuộc Cách Mạng Ruộng Đất ở Việt Nam để “đào tận gốc, trốc tận rễ” tầng lớp “trí, phú, địa, hào”, và làm đảo lộn trật tự xă hội Vietnam vốn lấy “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” làm trọng.

    V́ thế ngay sau khi hệ thống đồn bót của Pháp, chạy dọc theo bờ phía bên kia sông Hồng thuộc tỉnh Sơn Tây vừa rút đi theo các điều khoản của hiệp định Geneve, là Trung Ương đảng đă cho thực thi ngay cuộc Cách Mạng Ruộng Đất Long Trời Lở Đất mà giai đọan I của nó là chiến dịch Phóng Tay Phát Động Quần Chúng Đấu Tranh Chống Địa Chủ (PT/PĐQC/ĐTCĐC) ở quê tôi.

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 27-04-2012 at 03:26 AM.

  10. #450
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Các đội cán bộ phát động tới tấp được gửi đến công tác ở các làng mạc ở phía Nam tỉnh Phú Thọ, và các làng mạc trong vùng mới được tiếp quản thuộc tỉnh Sơn Tây.

    Khi đội phát động được phối trí tới làng nào, là chỉ trong một thời gian ngắn số lượng địa chủ trong làng ấy tăng vọt, v́ Bác và Đảng luôn luôn chủ trương rằng “thà giết lầm 10 người c̣n hơn là tha lầm một người”.

    Vào dịp này, gia đ́nh tôi và một số khá đông những gia đ́nh khác trong làng được “tấn phong” là địa chủ bóc lột hay ác ôn và bị lôi ra “tố khổ” và “đấu tố”.

    Trong chiến dịch PT/PĐQC/ĐTCĐC, bước đầu của cuộc Cách Mạng Ruộng Đất, việc đầy đọa, tố khổ và đấu tố địa chủ rất là dă man, song thật sự mới chỉ là bước sơ khởi để nhằm hạ “uy thế” giai
    cấp địa chủ.

    Cộng Sản Việt Nam cho rằng, xă hội Việt Nam là một xă hội “trọng phú khinh bần”, nên ở nông
    thôn địa chủ được nể nang trọng vọng và thường nắm mọi uy quyền. Do đó cần phải đập tan “uy thế” này trước đă, th́ nông dân mới dám vùng lên thẳng tay đấu tranh với địa chủ trong những bước kế tiếp được.

    Theo sau chiến dịch PT/PĐQC/ĐTCĐC là tới chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất. Trong chiến dịch này, người tamới thấy hết được tính chất “dă man tàn bạo” khủng khiếp của cái gọi là đảng Cộng Sản Việt Nam dưới cái tên trá h́nh là đảng Lao Động.

    Tuy gia đ́nh tôi chưa hân hạnh nếm mùi tân khổ của chiến dịch Caỉ Cách Ruộng Đất, nhưng riêng tôi lại có cơ hội mắt thấy, tai nghe những ǵ đă được thực thi trong đợt Cải Cách Ruộng Đất ở làng Sơn Lũng, là nơi tôi trọ học khi đang học ở trường trung học Xuân Huy.

    Trong đợt Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ), địa chủ không c̣n bị đấu tố lẻ tẻ như trong đợt PT/PĐQC/ĐTCĐC nữa, mà bị điệu ra xét xử hàng loạt trước cái gọi Ṭa Án Nhân Dân. Trước toà này, hầu như 50% địa chủ bị giết và 100% bị tịch thu toàn bộ tài sản.

    Rất nhiều địa chủ, v́ không muốn bị làm nhục nên đă tự tử dưới nhiều h́nh thức rất sáng tạo và rùng rợn chưa từng có trong lịch sử dân gian.

    Rơ ràng là sau khi chiến dịch Phóng Tay Phát Động Quần Chúng đă đi qua và đứng trước chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất sắp tới, nếu gia đ́nh tôi cứ tiếp tục “trung với Đảng” và “hiếu với Bác”, th́ chắc chắn thầy me tôi sẽ bị giết và nhà cửa, ruộng vườn và tài sản, từ chổi cùn đến rế rách, sẽ bị tịch thu.

    C̣n chúng tôi với lư lịch con cái địa chủ sẽ muôn đời không ngóc đầu lên được để nh́n thấy ánh sáng mặt trời, và sẽ phải sống cô lập như thân phận những con chó ghẻ ở miền Bắc hay chó xà-mâu ở miền Nam.

    Với t́nh huống như thế, dường như không c̣n con đường nào khác hơn cho gia đ́nh tôi là “dĩ đào vi thượng”.

    Nhưng “đào” đi đâu là vấn đề lớn đối với gia đ́nh tôi lúc bấy giờ ? Có lẽ cũng chỉ c̣n có một con đường duy nhất mà Hiệp Định Geneva đă mở lối là: “Trốn vào miền Nam”.

    Chín năm sống với Bác và Đảng, là chín năm bị tuyên truyền nhồi sọ. Gia đ́nh tôi cũng như hầu hết dân chúng trong vùng kháng chiến lúc bấy giờ sống như những con ngựa c̣m cơi, cặm cụi kéo xe, hai mắt bị che, nên hầu như không biết ǵ về cuộc sống thực sự của người Việt trong vùng kiểm soát của quân đội Pháp.

    Cứ theo lời tuyên truyền một chiều của cộng sản, th́ hầu hết người Việt trong vùng Pháp tạm chiếm đều là những tên “Việt Gian” bán nước.

    Như vậy, việc trốn vào miền Nam của gia đ́nh tôi, cũng có nghĩa là trốn theo Pháp để làm Việt Gian. Chín năm chống Pháp, phải hứng chịu không biết bao nhiêu là khổ đau và mất mát, rồi cuối
    cùng lại phải trốn theo Pháp để làm tay sai.

    C̣n nhục nhă nào hơn không? Lương tâm con người không thể không cắn rứt.

    Tuy nghĩ thế, song trước mắt gia đ́nh tôi hầu như không c̣n con đường nào khác hơn để sống c̣n nữa, nên đành phải nhắm mắt đưa chân.

    Sau chín năm sống trong vùng kháng chiến, gia đ́nh tôi đă nhận ra rằng Bác và Đảng phũ phàng như chó, bạc bẽo như vôi, và độc ác hơn thú dữ.

    Chúng tôi cũng đă rút ra được một bài học qúy giá rằng: “Thà sống với thực dân Pháp c̣n hơn là sống với Cộng Sản”.

    Thật khó để có thể t́m được một lời biện giải hợp lư cho hành động “bám gót giầy” theo thực dân Pháp để kiếm chút cơm thưà canh cặn mà gia đ́nh tôi lúc bấy giờ đang dấn thân vào.

    Măi về sau, được đọc tập thơ của Ngục Sĩ Nguyễn Chí Thiện, tôi mới t́m thấy có mấy vần thơ “găi” đúng chỗ ngứa nhiều năm về trước của gia đ́nh tôi:

    “Ôi thằng Tây trước kia
    Người dân không tiếc máu xương đánh đuổi
    Nay họ xót xa luyến tiếc vô cùng
    Nhờ nanh vuốt của lũ thú rừng (cộng sản)
    Mà bàn tay tên cai trị thực dân hoá ra êm ả.”

    À ra thế đấy! Dù ǵ ǵ đi nữa, sống dưới bàn tay cai trị nhám nhuá của Thực Dân Pháp vẫn c̣n êm ả hơn là sống dưới nanh vuốt sắc bén của lũ thú rừng cộng sản.

    Khi đă quyết định “dĩ đào vi thượng” chúng tôi lợi dụng ngay thời gian cận Tết Nguyên Đán để ra đi. V́ lúc ấy, những chú du kích và các anh chị em bần cố được bố trí theo dơi và bám sát gia đ́nh tôi, đă có đôi chút lơ là.

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 10-02-2012, 05:17 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 15-11-2011, 11:27 PM
  3. Replies: 10
    Last Post: 27-10-2011, 08:54 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 23-09-2010, 06:41 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •