Page 5 of 13 FirstFirst 123456789 ... LastLast
Results 41 to 50 of 129

Thread: Thành phần thứ ba và chiêu bài HHHG với CS

  1. #41
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by Gánh Hàng Hoa View Post
    Ông Trần tự nhận đă nhận tiền của thành phần thứ ba để làm việc . Tất cả mọi việc ông Trần làm là do sư. cố vấn và điều khiển bởi thành phần thứ ba c̣n sót lại sau 1975 .

    Trước kia thành phần thứ ba này định ra tranh cử để lên nắm chính quyền , nhưng thua cho Tổng thống Diệm v́ ông này được Mỹ chống lưng , v́ vậy thành phần thứ ba , và nay ông Trần rất ghét Mỹ dù đang ăn cơm Mỹ hàng ngày .

    Nay thành phần thứ ba dùng ông Trần đánh phá kinh tế VN để gây áp lực , [B]mặt khác lại bắt tay HHHG với tướng CS để đưa tướng CS c̣n bản thân ḿnh th́ chia chác quyền lực .
    Th́ cũng tương tự như có nguời đưa ra thuyết muốn Ng chí Vịnh lật đổ chế độ CSBV lên nắm quyền thôi ..

  2. #42
    Member
    Join Date
    27-01-2011
    Posts
    2,054

    Nhóm Dự Đoán Kinh Tế cũng là thành phần thứ ba

    Trang blog chính của nhóm Dự Đoán Kinh Tế cũng tự nhận ḿnh là thành phần thứ ba , đề như vậy ngay trang chính của blog .





    http://dudoankinhte.wordpress.com/ca...th%E1%BB%A9-3/


    Như vậy ông Trần và toàn bộ nhóm của ông ta thuộc vào thành phần thứ ba , chủ trương HHHG với CS , đưa " CS tốt " lên thay " CS xấu " để bản thân được chia chác quyền lực .

    Xin hỏi ở đây có ai giải thích được thế nào là " CS tốt " vs " CS xấu " ? Thế nào là " độc tài xấu " vs " độc tài tốt " ?

    Xin hỏi vậy ông Trần và phe ông ta cùng HP7 đă , đang và sẽ phục vụ cho ai ? Chắc chắn là không phải cho người dân VN rồi , càng không phải để VN có được dân chủ thực sự .

  3. #43
    Member
    Join Date
    27-01-2011
    Posts
    2,054

    Vơ Văn Kiệt ghi công thành phần thứ ba tiếp tay CS

    Vài nhận xét về “thành phần thứ ba” và “ḥa hợp, ḥa giải dân tộc”


    Ngô Vĩnh Long



    Hàng năm, đến khoảng tháng 4, báo chí ở Việt Nam lại có một vài bài về “ḥa hợp, ḥa giải dân tộc” trong đó có đề cập đến vai tṛ của “thành phần thứ ba.” Năm nay tờ báo Đại Đoàn Kết, cơ quan trung ương của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, trong bài với tựa đề “Kỷ niệm 36 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30-4-1975/2011): Đóng góp của ‘thành phần thứ ba’ cho ngày chiến thắng” có viết như sau:[1]

    Nhắc lại sức mạnh của tinh thần đại đoàn kết, cũng như con đường tất yếu để đi đến ḥa hợp, ḥa giải dân tộc, ông Kiệt cho rằng: “Theo tôi, đă đến lúc ta phải nh́n nhận công lao, sự đóng góp to lớn của các tầng lớp người Việt yêu nước từng sống trong ḷng chế độ cũ, hiện ở trong nước hay ở bên ngoài. Bản thân tôi cùng với anh em được giao tiếp quản Sài G̣n năm 1975, một Sài G̣n nguyên vẹn sau một cuộc chiến tranh như vậy, tôi nghĩ không thể không nói đến vai tṛ của các lực lượng chính trị đối lập với Mỹ - Thiệu, có quan hệ với chính phủ Dương Văn Minh lúc bấy giờ .… Sự xuất hiện trở lại trên chính trường của ông Dương Văn Minh chính là kết quả hoạt động tích cực của lực lượng thứ ba, lực lượng những người đấu tranh với Mỹ - Thiệu ngay trong ḷng chế độ Sài G̣n bấy giờ.”

    Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị B́nh thẳng thắn thừa nhận: “Nhiều người ngại nói đến lực lượng thứ ba, nhưng theo tôi, lực lượng này đă có những đóng góp nhất định vào thắng lợi của nhân dân ta”. Năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch là một liên minh rộng lớn đại diện cho nhiều tổ chức, đoàn thể, các dân tộc, tôn giáo, các cá nhân yêu nước thuộc nhiều thành phần trong xă hội trong và ngoài nước, sĩ quan và viên chức kể cả cấp cao của chính quyền Ngô Đ́nh Diệm. Với chính sách ngoại giao “ḥa b́nh và trung lập”, Mặt trận đă tranh thủ được đông đảo các lực lượng yêu chuộng ḥa b́nh và công lý trên toàn thế giới, bao gồm cả phong trào phản chiến ở Mỹ, kể cả những người khác xa về chính kiến, tạo nên một mặt trận nhân dân thế giới rộng lớn chưa từng có, đoàn kết với cuộc đấu tranh chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. Chính phủ các nước xă hội chủ nghĩa và nhiều nước, châu Á, Phi, Mỹ La-tinh đă chính thức công nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam về mặt chính phủ. Cách mạng miền Nam ngày càng thắng lớn, Mặt trận càng có điều kiện mở rộng, tập hợp thêm lực lượng. Sau Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, ngày 20-4-1968, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và ḥa b́nh Việt Nam ra đời do Luật sư Trịnh Đ́nh Thảo, nhà trí thức yêu nước nổi tiếng ở miền Nam làm Chủ tịch. Thắng lợi mang tính chiến lược của cuộc tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 buộc đế quốc Mỹ và chính quyền Sài G̣n phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Paris nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại ḥa b́nh ở Việt Nam, trong đó Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là một bên đại diện cho cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta ở miền Nam. Với sự lớn mạnh về mọi mặt của cách mạng miền Nam, ngày 06-6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam được thành lập, kịp thời phục vụ cuộc đấu tranh về ngoại giao trên bàn đàm phán bốn bên, đưa đến việc ký kết Hiệp định Paris ngày 27-01-1973. Ký Hiệp định Paris, Chính phủ Mỹ phải cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lănh thổ của nước Việt Nam, quyền tự quyết của nhân dân ta ở miền Nam, rút quân về nước, công nhận t́nh h́nh thực tế ở miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội và ba lực lượng chính trị. Theo bà Nguyễn Thị B́nh, trong thời gian đàm phán ký kết Hiệp định Paris 1973, nhiều cá nhân và nhóm chính trị rất đa dạng được h́nh thành, có người và nhóm do Mặt trận vận động tổ chức, có người và nhóm không có liên hệ ǵ với Mặt trận, nhưng hoạt động có xu hướng theo mục tiêu đấu tranh của Mặt trận, đó chính là lực lượng thứ ba. Bà Ngô Bá Thành, Luật sư Trần Ngọc Liểng, một số người trong nhóm tướng Dương Văn Minh... là một trong những lực lượng đó.

    Tại sao tít bài báo đề cập đến “thành phần thứ ba” trong ngoặc kép trong khi cố Thủ tướng Vơ Văn Kiệt và nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị B́nh lại nói đến lực lượng thứ ba không có nháy nháy? Tại sao tít lại nói đóng góp “cho ngày chiến thắng” mà không cho ḥa hợp, ḥa giải dân tộc? Câu bà B́nh nói lực lượng thứ ba được h́nh thành “trong thời gian đàm phán kư kết Hiệp định Paris 1973” có nghĩa là bắt đầu từ năm 1968 hay từ hồi nào? Và tại sao bà B́nh lại buộc phải nói như sau: “Nhiều người ngại nói đến lực lượng thứ ba, nhưng theo tôi, lực lượng này đă có những đóng góp nhất định vào thắng lợi của nhân dân ta”?

    Trong bài này tôi xin có vài nhận xét sơ khởi về những câu hỏi ở trên và về một số “đóng góp nhất định” của một vài “cá nhân và nhóm chính trị rất đa dạng” mà bà B́nh nêu ở trên. Tôi sẽ đề cập đến việc tại sao trong những năm cuối thập kỷ 60 và đầu 70 của thế kỷ trước người ta chú trọng đến vai tṛ của lực lượng thứ ba trong việc “ḥa hợp, ḥa giải dân tộc.” Sau đó tôi sẽ đưa ra một vài dẫn chứng tại sao chính quyền Sài G̣n đă ra sức tấn công các cá nhân và các nhóm trong lực lượng thứ ba sau khi Hiệp Định Paris được kư kết cuối tháng Giêng năm 1973 và hậu quả là ǵ sau này đối với vấn đề đoàn kết dân tộc và việc xây dựng một xă hội dân chủ, hài ḥa.

    ( c̣n tiếp )

  4. #44
    Member
    Join Date
    27-01-2011
    Posts
    2,054
    1. Vài lời về tên gọi



    Trước hết xin nói qua về tên gọi. Cái tên gọi “lực lượng thứ ba” (tiếng Anh là “Third Force”) đă có từ những năm đầu của thập kỷ 60 và đă được sử dụng ở nước ngoài cho đến những năm đầu thập kỷ 70. Jean-Claude Pomonti, một phóng viên của báo Le Monde bên Pháp đă viết là tên gọi “lực lượng thứ ba” được dùng năm 1960 sau khi một nhóm 18 chính khách chống chính quyền Ngô Đ́nh Diệm, nhưng cũng chống Cộng, họp tại khách sạn Caravelle ở Sài G̣n và đưa ra một bản tuyên ngôn đ̣i “giải phóng” và đ̣i ông Diệm chấm dứt chế độ gia đ́nh trị.[2] André Menras, một giáo viên người Pháp có tham gia phong trào đô thị ở Sài G̣n, nói rằng một lực lượng thứ ba là “một phong trào ḥa b́nh đă h́nh thành và lớn mạnh từ năm 1963 trong cuộc đấu tranh chống các chính sách của Ngô Đ́nh Diệm.”[3] Theo một số nhân vật trong phong trào phản chiến của Mỹ th́ tên gọi “lực lượng thứ ba” hay “giải pháp thứ ba” (Third Solution) đă được nhiều người trong phong trào đô thị miền Nam dùng từ năm 1965.[4]

    Tên gọi “thành phần thứ ba” th́ theo kư giả Jacques Decornoy của báo Le Monde đă xuất hiện vào mùa thu năm 1969 với một nhóm người chống chính quyền Nguyễn Văn Thiệu và đi theo hướng ḥa giải dân tộc mà ông Dương Văn Minh được coi là đại diện. Decornoy dùng từ “troisième composante” (tức “thành phần thứ ba”).[5] Theo hồi kư của Nguyễn Hữu Thái, người đă giúp phần tác động ông Dương Văn Minh đơn phương ngừng bắn và dẫn ông Dương Văn Minh đến Đài phát thanh Sài G̣n trưa ngày 30/4/1975 để ghi âm và phát lời tuyên bố đầu hàng, th́:

    Trong lúc này [từ cuối năm 1968] tôi tiếp xúc được với những bạn bè đối lập chính quyền và bắt đầu viết cho những tờ báo có khuynh hướng ḥa b́nh, ḥa giải dân tộc. Họ là một nhóm dân biểu Quốc hội Sài G̣n chống đối lại tướng Nguyễn Văn Thiệu, ngả theo đường lối ḥa giải dân tộc của tướng Dương Văn Minh, trong số họ có người móc nối phối hợp hành động với phía Mặt trận Giải phóng. Cơ quan ngôn luận của họ là tờ báo Tin sáng, nơi quy tụ hàng chục cây bút chống đối chế độ và tôi trở thành một trong các cây bút chủ lực.[6]

    Nguyễn Hữu Thái không có đề cập ǵ đến việc nhóm trên có tự gọi ḿnh là “thành phần thứ ba” hay không, nhưng hai trang sau đó ông viết tiếp:

    Năm 1971 có bầu cử Quốc hội Sài G̣n, Mặt trận Giải phóng bí mật đề nghị tôi ra tranh cử với lập trường ḥa b́nh đứng giữa, chuẩn bị cho 'Thành phần thứ ba'. Hội nghị Paris về vấn đề Việt Nam chưa ngă ngũ nhưng đang bàn đến việc lập chính phủ 3 thành phần, trong đó có thành phần đứng giữa làm trung gian ḥa giải trong chính phủ liên hiệp tương lai.[7]

    Tên gọi “thành phần thứ ba” được bắt đầu dùng là do đề nghị của chính phủ miền Bắc tại ḥa đàm Paris về thành lập một chính phủ liên hiệp gồm ba thành phần, nhưng không phải để áp dụng cho các nhóm trong phong trào đô thị vận động cho ḥa b́nh, ḥa hợp và ḥa giải. Từ năm 1968 các tập san ngoại ngữ miền Bắc và của Mặt Trận Giải Phóng nói rất nhiều đến phong trào đô thị miền Nam, nhưng không dùng tên “thành phần thứ ba” hay “lực lượng thứ ba” cho măi đến năm 1972. Ví dụ, Vietnam Courier (một nguyệt san của Bộ Ngoại Giao) trong số tháng 12 năm 1972 viết: “Tại Sài G̣n một lực lượng thứ ba đă h́nh thành như là một thách thức đối với tên độc tài sừng thiếc [tức ông Nguyễn Văn Thiệu], người mà vẫn cứ phủ nhận sự tồn tại của lực lượng này.”[8]

    ( c̣n tiếp )

  5. #45
    Member
    Join Date
    27-01-2011
    Posts
    2,054
    Trong suốt thời gian đàm phán, phía Mỹ và chính quyền Sài G̣n nhất quyết không đồng ư có một chính phủ liên hiệp gồm ba thành phần như phía cách mạng đề nghị. Tuy nhiên, cuối cùng, khi “Hiệp Định Chấm Dứt Chiến Tranh Lập Lại Ḥa B́nh ở Việt Nam” được kư ở Paris cuối tháng Giêng năm 1973 th́ điều 12 của Hiệp Định này có nói đến việc thiết lập một “Hội đồng quốc gia ḥa giải và ḥa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau”:

    a) Ngay sau khi ngừng bắn, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương trên tinh thần ḥa giải và ḥa hợp dân tộc, tôn trọng lẫn nhau và không thôn tính nhau để thành lập Hội đồng quốc gia ḥa giải và ḥa hợp dân tộc gồm ba thành phần ngang nhau. Hội đồng sẽ làm việc theo nguyên tắc nhất trí. Sau khi Hội đồng quốc gia ḥa giải và ḥa hợp dân tộc nhậm chức, hai bên miền Nam Việt Nam sẽ hiệp thương để thành lập các hội đồng cấp dưới. Hai bên miền Nam Việt Nam sẽ ký một hiệp định về các vấn đề nội bộ của miền Nam Việt Nam càng sớm càng tốt, và sẽ làm hết sức ḿnh để thực hiện việc này trong ṿng chín mươi ngày sau khi ngừng bắn có hiệu lực, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam là ḥa b́nh, độc lập và dân chủ.

    b) Hội đồng quốc gia ḥa giải và ḥa hợp dân tộc có nhiệm vụ đôn đốc hai bên miền Nam Việt Nam thi hành Hiệp định này, thực hiện ḥa giải và ḥa hợp dân tộc, bảo đảm tự do dân chủ. Hội đồng quốc gia ḥa giải và ḥa hợp dân tộc sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và dân chủ như đă nói trong Điều 9(b) và quy định thủ tục và thể thức của cuộc tổng tuyển cử này. Các cơ quan quyền lực mà cuộc tổng tuyển cử đó sẽ bầu ra sẽ do hai bên miền Nam Việt Nam thông qua hiệp thuơng mà thỏa thuận. Hội đồng quốc gia ḥa giải và ḥa hợp dân tộc cũng sẽ quy định thủ tục và thể thức tuyển cử địa phuơng theo như hai bên miền Nam Việt Nam thỏa thuận.

    Do đó, các cá nhân và các lực lượng không thuộc chính quyền Sài G̣n hay Chính phủ Cách mạng Lâm thời được coi là “thành phần thứ ba.” Tuy rằng danh từ “thành phần” (tiếng Anh là “segment” hay “component”) được dùng trong Hiệp Định Paris và một số văn bản, chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa vẫn thường gọi các thành phần không theo bên này hoặc bên kia ở miền Nam là “lực lượng thứ ba” và đề cao vai tṛ của chúng măi đến đầu năm 1975 trong việc ḥa giải, ḥa hợp và việc thành lập một chính phủ liên hiệp. Sau đây là lời nói của Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo nổi tiếng Pháp tên Jean Lacouture được đăng trên tập san Vietnamese Studies do Nguyễn Khắc Viện chủ biên: “Việc thành lập một chính phủ ḥa hợp dân tộc ở miền Nam là ch́a khóa dẫn đến ḥa b́nh, và lực lượng thứ ba là một thành phần không thể thiếu được của giải pháp này. V́ chính trị là nghệ thuật để tạo ra cái ǵ có thể thực hiện được, chúng tôi đă đi đến kết luận đây là phương pháp độc nhất có thể dẫn đến ḥa b́nh. Tôi có thể nói đây là một giải pháp cơ may. Ngoài ra không có giải pháp nào khác, chỉ có chiến tranh.”[9]

    Lời nói trên của ông Phạm Văn Đồng cho thấy rơ là chính phủ miền Bắc lúc đó coi trọng lực lượng thứ ba v́ họ muốn có một giải pháp ḥa b́nh theo Hiệp Định Paris và không muốn tiếp tục có chiến tranh. Nhưng, như mọi người đă biết, điều này không thành và cuối cùng giải pháp quân sự đă được dùng để giải phóng miền Nam. Hậu quả ra sao đối với lực lượng thứ ba và vấn đề ḥa giải, ḥa hợp sẽ được đề cập đến ở phần cuối của bài này. Dưới đây tôi sẽ tŕnh bày sự phát triển của vài nhóm trong thành phần này cũng như một số đóng góp của các cá nhân trong đó vào giai đoạn 1968 đến 1975.

    ( c̣n tiếp )

  6. #46
    Member
    Join Date
    27-01-2011
    Posts
    2,054
    2. Một số đóng góp trong giai đoạn 1968-1972



    Như báo Đại Đoàn Kết đề cập đến ở trên, năm 1968 là cái mốc lớn. Tết Mậu Thân chứng minh cho dân chúng Mỹ cũng như cho nhiều người Việt Nam trong các thành phố sự phá sản của chính sách Hoa Kỳ tại Việt Nam. Trước Tết Mậu Thân các chính khách Mỹ, kể cả Tổng Thống Lyndon B. Johnson, thường lên truyền h́nh nói rằng họ đến Việt Nam là để giúp đỡ dân chúng Việt Nam xây dựng một đất nước dân chủ và thịnh vượng. Họ nói rằng phần lớn người Việt hiểu ư tốt của họ nên ủng hộ chính phủ Sài G̣n và v́ thế “bọn Việt Cộng” chỉ có thể kiểm soát một phần dân chúng nông thôn ban đêm qua các “hoạt động khủng bố” (terrorist activities) mà thôi. Nhiều người Mỹ lúc đó tin những lời tuyên truyền như thế, một phần v́ số đông theo đạo Thiên chúa và chống Cộng sản. Thêm vào đó là phần lớn người Mỹ ở trong các thành thị cho nên khó thông cảm với nông dân Việt Nam mặc áo bà ba đen hay quần xà lỏn và đi chân đất, mà các phương tiện truyền thông của Mỹ thường gọi chung là “Việt Cộng” khi họ bị giết chóc hay tàn sát. Nhưng khi quân đội Mỹ và quân đội Sài G̣n thả bom tàn phá hàng loạt các thành thị miền Nam trong Tết Mậu Thân th́ hàng triệu người xuống đường biểu t́nh ở Hoa Thịnh Đốn (cũng như một số thành phố lớn khác) đ̣i chính phủ Mỹ phải chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Trong những người biểu t́nh này có sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ và cuối tháng 2 năm 1968 một số người này đă thâu thập được 16 chữ kư cho một bản tuyên bố đ̣i chính phủ Mỹ và các nước đồng minh phải rút hết quân đội của họ ra khỏi Việt Nam để người Việt Nam có thể quyết định tương lai của ḿnh. Nhóm sinh viên này đă đến gặp đại sứ của Chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa tại Hoa Thịnh Đốn và các quan chức tại Nhà Trắng ngày 2 tháng 3 để chuyển bản tuyên bố. Trưa hôm đó các đại diện của nhóm có cuộc họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia (the National Press Club).[10] Sau đó một số sinh viên này càng ngày càng hoạt động tích cực và đă giúp các nhóm trong phong trào chống chiến tranh của Mỹ t́m hiểu, móc nối, và kết hợp hoạt động nhiều hơn với các nhóm trong phong trào đô thị ở miền Nam.

    Tại Việt Nam vào tháng 2 và tháng 3 năm 1968 trong những thành phố mà Mặt Trận Giải Phóng (kết hợp với quân đội của miền Bắc ở vài nơi, như Huế) chiếm đóng, hàng loạt các tổ chức địa phương tự gọi ḿnh là “Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và ḥa b́nh” ra đời. Riêng tại Huế, liên minh này đă trụ được đến 3 tuần.[11] Các liên minh này bắt nguồn từ những lực lượng trong phong trào đô thị trước đó chứ không phải tự phát trong một thời gian ngắn. Sau khi quân giải phóng rút khỏi các thành phố th́ các tổ chức vừa thành lập nói trên nhập lại thành “Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và ḥa b́nh Việt Nam” trong một cuộc họp ngày 20-21 tháng 4 năm 1968 tại một địa điểm gần Sài G̣n. Những người tham dự gồm nhiều trí thức, học giả, sinh viên, nhà văn, nhà báo, thương gia, công chức, v.v., đại diện cho các thành phần xă hội, chính trị ở các thành phố miền Nam. Bốn mươi người đă được bầu vào Ủy Ban Trung Ương của Liên Minh, nhưng chỉ có tên của 10 người được công bố, v́ những người kia th́ hoặc là có địa vị cao trong chính quyền Sài G̣n, hoặc có những vị trí quan trọng trong các thành phố nên sự an toàn của họ cần được bảo vệ.[12] Hầu hết những người có tên được công bố là những người gia đ́nh khá giả ở miền Nam; họ có bằng cấp cao và phần lớn đă du học ở các đại học bên Pháp. Chủ tịch Liên Minh là ông Trịnh Đ́nh Thảo, một luật sư nổi tiếng ở Sài G̣n, xuất thân từ một gia đ́nh địa chủ giàu có ở miền Nam. Ông đă được đi Pháp học và vợ ông là một thương gia. Ông Tôn Thất Dương Kỵ, tổng thư kư Ủy ban trung ương Liên minh Các lực lượng dân tộc, dân chủ và hoà b́nh, nguyên là giáo sư sử học tại đại học Huế và đại học Sài G̣n. Bà Dương Quỳnh Hoa, phó tổng thư kư, là một bác sĩ sản khoa được đào tạo ở Pháp. Bà này đă có liên hệ với đảng Cộng sản Pháp khi c̣n đi học. Nhưng không người nào trong 40 người trong ủy ban trung ương của Liên Minh là đảng viên của đảng Cộng sản (đảng Lao Động hay các nhánh khác) ở miền Nam.[13] Trái lại, theo Wilfred Burchett (một nhà báo Úc có quan hệ mật thiết với chính phủ miền Bắc và Mặt Trận Giải Phóng) và Douglas Pike (t́nh báo CIA chuyên về phong trào Cộng sản tại Việt Nam), các thành viên của Liên Minh luôn luôn phủ nhận là họ có quan hệ tổ chức ǵ với Mặt Trận Giải Phóng cả, mặc dầu họ chấp nhận những mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc của Mặt Trận.[14]

    Bản tuyên ngôn của Liên Minh có những mục tiêu nói chung cũng giống như của Mặt Trận, nhưng những chính sách đưa ra th́ hướng về việc mở rộng ra các vấn đề có thể được đem ra thảo luận giữa Mỹ và chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa khi có ḥa đàm. Liên Minh nhấn mạnh vấn đề ḥa b́nh và trung lập, và muốn làm cầu nối giữa các thành phần chính trị chống đối nhau để giúp Mỹ có thể liên lạc với Mặt Trận trong khi vẫn không thừa nhận Mặt Trận hay nói chuyện thẳng với Mặt Trận.[15] Có thể v́ những lư do này cho nên chính phủ miền Bắc đă cho phổ biến bản tuyên ngôn của Liên Minh trên các phương tiện truyền thông của ḿnh và thủ tướng Phạm Văn Đồng đă có lời chào mừng sự ra đời của Liên Minh.[16] Sau này ông Đồng có viết rằng từ khi Liên Minh được thành lập “xu hướng cho ḥa b́nh và trung lập đă phát triển rất nhanh trong các tầng lớp trí thức và tư sản chống chính quyền bù nh́n Sài G̣n.”[17] Wilfred Burchett báo cáo rằng Liên Minh đă liên hệ được với các tầng lớp nhân dân mà Mặt Trận khó vận động được và v́ thế đă giúp làm cầu nối giữa cách mạng với các thành phần yêu nước trong chính quyền và quân đội Sài G̣n.[18]

    Hơn nữa, Liên Minh giúp liên kết với các thành phần nhân dân miền Nam không có quan hệ với Mặt Trận Giải Phóng nhưng muốn có một giải pháp ḥa b́nh dựa trên việc thành lập một chính phủ liên hiệp gồm ba thành phần mà chính phủ miền Bắc lúc đó đang đề nghị tại bàn đàm phán Paris. Do đó, Liên Minh có thể trở thành một đại diện của “thành phần thứ ba”. Mùa hè năm 1968 Wilfred Burchett đă cho biết rằng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa và Mặt Trận Giải Phóng nghĩ rằng Liên Minh có thể đóng một vai tṛ quan trọng cho giải pháp ḥa b́nh trong quá tŕnh đàm phán.[19] Các quan chức chính phủ miền Bắc tại Paris cũng cho hai đại diện của phong trào ḥa b́nh Mỹ biết rằng Liên Minh có thể là một thành phần trọng yếu của một chính phủ liên hiệp.[20]

    ( c̣n tiếp )

  7. #47
    Member
    Join Date
    27-01-2011
    Posts
    2,054
    Đúng như báo Đại Đoàn Kết viết ở trên, cuộc “tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 buộc đế quốc Mỹ và chính quyền Sài G̣n phải chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán tại Hội nghị Paris.” Nhưng những đợt tấn công sau đó đă làm cho Mặt Trận bị thiệt hại nặng nề và không những bị đẩy ra khỏi nhiều vùng nông thôn miền Nam mà c̣n phải rút quân sang các vùng biên giới. Do đó, phong trào đô thị đă có “đóng góp nhất định” trong việc chi phối sức mạnh quân sự và chính trị của Mỹ và của chính quyền Sài G̣n, giúp cho Mặt Trận có thời gian và không gian để hồi phục.[21] Hoạt động của phong trào đô thị, trong đó có Liên Minh, đă giúp cho cách mạng phát huy vai tṛ chính trị của ḿnh trong nước và trên thế giới trong khi Mặt trận đang suy yếu trên lănh vực quân sự và trong khi chính quyền Mỹ đang đẩy mạnh “chương tŕnh Việt Nam hóa” (Vietnamization Program) và “chương tŕnh b́nh định cấp tốc” (Accelerated Pacification Program) với trung b́nh khoảng 300 cuộc hành binh “b́nh định nông thôn” mỗi ngày theo các báo cáo chính thức.[22] Việc bắt lính và tàn phá nông thôn đă gây ra hàng loạt cuộc biểu t́nh tại các thành phố miền Nam chống bắt lính, chống càn quét, và đ̣i chính phủ Sài G̣n và Mỹ phải kết thúc chiến tranh “ngay lập tức”. Những đ̣i hỏi này c̣n có phần mạnh hơn đề nghị 10 điểm mà ông Trần Bửu Kiếm, trưởng phái đoàn đàm phán của Mặt Trận Giải Phóng tại Paris, đă đưa ra vào ngày 8 tháng 5 năm 1969. Trong đề nghị này Mặt Trận có đ̣i Mỹ và các nước ngoài khác rút quân nhưng không bắt buộc đúng thời điểm nào. Hai vấn đề quan trọng nhất trong đề nghị 10 điểm này là có những cuộc bầu cử tự do và dân chủ để quyết định một chính thể mới cho miền Nam và việc thiết lập một chính phủ liên hiệp lâm thời trong thời gian các quân đội nước ngoài đang rút ra khỏi Việt Nam để bảo đảm việc rút quân và tuyển cử.[23] Mặc đầu đây là một đề nghị có tính chất bao quát và thỏa hiệp cao nhất đến thời điểm đó, chính quyền Nixon lập tức bác bỏ và nói đó chỉ là việc “trở lại Hiệp Định Genève” năm 1954. Thêm nữa, ngày 14 tháng 5 năm 1969 tổng thống Nixon công bố một “kế hoạch cho ḥa b́nh” (plan for peace) trong đó có những điểm chính sau đây: tất cả các binh lính không phải từ miền Nam (all non-South Vietnamese troops) sẽ phải rút đi trong hai giai đoạn; các cuộc bầu cử sẽ được tổ chức bởi “chính phủ theo hiến pháp và hợp pháp” (constitutional and legal government) của Miền Nam Việt Nam (tức chính quyền Sài G̣n); và tất cả các thành viên của Mặt Mặt Trận Giải Phóng phải lột bỏ vũ khí, từ bỏ việc dùng bạo lực, và trở về với “cộng đồng quốc gia” (national community). Như thế Nixon không những không chấp nhận Mặt Trận là một thực thể chính trị ở miền Nam mà c̣n cho là bất hợp pháp nên các thành viên muốn có quyền công dân trở lại th́ phải đầu hàng.

    Để chứng minh Mặt Trận là một thực thể chính trị có sự ủng hộ rộng lớn của nhiều thành phần nhân dân miền Nam và để làm áp lực Mỹ tại bàn đám phán, Mặt Trận đă cùng Liên Minh thành lập Chính phủ Cách Mạng Lâm thời tháng 6 năm 1969 với ông Nguyễn Hữu Thọ (chủ tịch Mặt Trận) làm Chủ tịch Hội Đồng Cố vấn và ông Trịnh Đ́nh Thảo làm phó chủ tịch. Nhiều ủy ban của Chính phủ Cách Mạng Lâm Thời sau đó được thành lập từ làng đến tỉnh trên khắp miền Nam trong khi nhiều chính phủ trên thế giới và nhiều cơ quan quốc tế đă nhanh chóng công nhận thực thể chính phủ này. Trong khi Chính Phủ Cách Mạng Lâm thời tạo được thêm hậu thuẫn th́ chính quyền Sài G̣n lại càng bị phản đối v́ chính sách hiếu chiến. Những cuộc biểu t́nh chống chính quyền Sài G̣n đ̣i ḥa b́nh và những cuộc đ́nh công đ̣i quyền sống càng ngày càng nhiều và càng lớn trong các thành phố miền Nam, tạo nên sự liên kết của nhiều thành phần trong xă hội. Một ví dụ là vào ngày 25 tháng 6 năm 1970 124 công đoàn với tổng số hơn 100 ngàn công nhân trong vùng Sài G̣n, Chợ Lớn, Gia Định tuyên bố sẽ tổng đ́nh công. Những công đoàn khác, Phong trào Thương Chiến Binh, Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang, Tổng Hội Sinh Viên Sài G̣n, và một vài tổ chức khác lập tức hứa ủng hộ đ́nh công. Trong cùng ngày Huỳnh Tấn Mẫm, một sinh viên đă bị chính quyền Thiệu-Kỳ bắt giam và tra tấn dă man, sau khi được bầu làm chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Sài G̣n dẫn một đoàn đại diện sinh viên đến trụ sở Tổng Liên Đ̣an Lao Công Việt Nam để gặp các lănh tụ của các công đoàn đ́nh công và cam kết sự ủng hộ hoàn toàn của toàn thể sinh viên. Trước đó, trong cùng ngày, Tổng Hội Sinh Viên Sài G̣n đă đưa ra một nghị quyết trong đó có những điểm như sau: (1) lập tức ngưng chiến tranh; (2) lập tức rút toàn bộ quân đội Mỹ và đồng minh; (3) lập tức trả độc lập lại cho Việt Nam; và (4) lập tức bỏ hẳn các chương tŕnh đào tạo quân sự. Sau cuộc gặp mặt giữa các lănh tụ sinh viên và công đoàn, hai bên ra một thông cáo chung trong đó nhiều điểm giống như công bố của sinh viên ngày 22 tháng 6 và nghị quyết ngày 25 tháng 6. Hai bên kêu gọi sự ủng hộ của nhân dân Việt Nam cho sự tranh đấu của công nhân.[24] Theo báo New York Times ngày 17 tháng 7 năm 1970 Tổng thống Thiệu lo sợ đến nổi đă ra lịnh đàn áp tất cả các phong trào đ̣i ḥa b́nh. Tờ báo trích lời tuyên bố của ông Thiệu: “Tôi sẵn sàng đập tan tất cả các phong trào đ̣i ḥa b́nh với bất cứ giá nào bởi v́ tôi vẫn thật sự là một chiến sĩ….Chúng tôi sẽ đánh chết những ai đ̣i lập tức có ḥa b́nh” [I am ready to smash all movements calling for peace at any price because I’m still much of a soldier…. We will beat to death the people who are demanding immediate peace.] Tờ New York Times vừa trích cũng cho biết là trong cùng ngày Trung tướng Trần Văn Hai, tổng tư lệnh Cảnh Sát Quốc Gia, đă ra lệnh cho các cảnh sát trưởng dùng “các biện pháp mạnh, kể cả lưỡi lê và đạn” [strong measures, including bayonets and bullets] để đập tan các cuộc biểu t́nh.[25]

    ( c̣n tiếp )

  8. #48
    Dr_Evil
    Khách
    Hay quá là hay, hôm nay bổn tăng phải cho thí chủ GHH một tràng dổ tay và hai ngàn cái nụ cười tươi tỉnh

    Sao phe của thí chủ thủ lănh đâu rồi, có thể phản biện lại có được không ! thí chủ Siêu CS GHH này thiệt là lợi hại quá !

    Xin mời thí chủ OneDay trả lời trước đi ............ Tiếp sau đó bổn tăng xin mời thí chủ Mountain trả lời phản biện ..

    Hoan hô thí chủ Hàng Hoa
    Bần tăng khoai chí, cười toe nứt hàm

  9. #49
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by Gánh Hàng Hoa View Post
    Trang blog chính của nhóm Dự Đoán Kinh Tế cũng tự nhận ḿnh là thành phần thứ ba , đề như vậy ngay trang chính của blog .





    http://dudoankinhte.wordpress.com/ca...th%E1%BB%A9-3/


    Như vậy ông Trần và toàn bộ nhóm của ông ta thuộc vào thành phần thứ ba , chủ trương HHHG với CS , đưa " CS tốt " lên thay " CS xấu " để bản thân được chia chác quyền lực .

    Xin hỏi ở đây có ai giải thích được thế nào là " CS tốt " vs " CS xấu " ? Thế nào là " độc tài xấu " vs " độc tài tốt " ?
    Chắc có lẽ Dr Tr bị kiến thức Y khoa nhồi sọ nên mới chơi chữ " CS tốt " vs " CS xấu " ; " độc tài xấu " vs " độc tài tốt" v́ trong Y khoa có Cholesterol "xấu" (như mở gà,ḅ heo ) , Cholesterol tốt (như mở cá ,vịt ) .

    Nhưng rốt cuộc chạy đàng nào cũng nhét mở vào bụng ḿnh thôi.. Tức là bên chính turờng chạy đàng nào dân tộc VN cũng bị nhét mở CS (về sau tốt ) vào bụng .

    Trong một bàn tiệc, ai đưa ra thuyết mở xấu ,mở tốt th́ ḿnh có quyền thằng thắn nói với nguời đó nên ăn mở tốt (only ) nhuờng lại phần thịt (only ) cho ḿnh thôi .:p

    Khi tôi nh́n bất cứ một mảnh thịt nào , tôi thấy rất rỏ trong đó có 2 chế độ ngự trị ,phần thịt tôi xem như chế độ tư bản (giữa phần thịt với mở thường có ranh giới vĩ tuyến 17 rất rỏ ràng ) ,phần mở tôi xem như chế độ CS ,tôi bắt buộc phải lẽo cắt ,dục phần mở đi cho dù BBQ nuớng cháy thơm tho ....đầy quyến rủ lổ mũi tôi.

    V́ tôi biết rơ ràng rằng (theo khoa học Y khoa đàng hoàng nhen ) thành phần "mở thơm tho này" sẽ rất độc hại cho Xă hội "thân thể" của tôi về sau này (cho dù nó có dạng quảng cáo tốt hay xấu )


    Xin hỏi vậy ông Trần và phe ông ta cùng HP7 đă , đang và sẽ phục vụ cho ai ? Chắc chắn là không phải cho người dân VN rồi , càng không phải để VN có được dân chủ thực sự . .
    Thuyết dùng độc tài "tốt" lật đổ độc tài "xấu" hay dùng CS tốt lật đổ CS xấu .

    Chẳng khác ǵ thuyết nhét "Cholesterol tốt" vào nguời ḿnh (sau khi khám phá đó là chế độ độc tài Cholesterol xấu ngự trị) để lật đổ chế độ độc tài Cholesterol xấu .

    Th́ xem như "Cholesterol tốt" măi măi phục vụ cho máu huyết tiếp...:)

    Khi máu huyết ngưng chảy th́ lúc đó bày đàng Cholesterol xấu lẩn tốt mới thưc sự giải thế .
    Last edited by Viet xưa; 17-10-2011 at 01:58 AM.

  10. #50
    Member
    Join Date
    27-01-2011
    Posts
    2,054
    Quote Originally Posted by Dr_Evil View Post
    Hay quá là hay, hôm nay bổn tăng phải cho thí chủ GHH một tràng dổ tay và hai ngàn cái nụ cười tươi tỉnh

    Sao phe của thí chủ thủ lănh đâu rồi, có thể phản biện lại có được không ! thí chủ Siêu CS GHH này thiệt là lợi hại quá !

    Bác Dr Evil này tiếu lâm ghê . :)

    Gánh có làm ǵ đâu . Gánh chỉ phân tích những ǵ ông Trần và phe ông ta tự nói về ḿnh và hoạt động của phe ḿnh thôi mà .

    Nhiều người tưởng ông Trần và nhóm Dự đoán kinh tế yêu nước thương dân , muốn cho người dân VN thực sự có được dân chủ , nhưng thực tế không phải như thế , ông Trần và phe ông ta hoàn toàn làm theo sự cố vấn của thành phần thứ ba , là những kẻ mong muốn HHHG với CS , giúp đưa CS lên nắm quyền để bản thân ḿnh được chia chác quyền lực mà thôi . Người dân VN hoàn toàn chẳng được cái ǵ hết , chỉ là con bài bị lợi dụng và lừa gạt , như người dân miền Nam trước kia .

    Những người trẻ tuổi tại VN , nhất là người dân miền Bắc , không biết ǵ nhiều về thành phần thứ ba này , về quá khứ của họ cùng những hành động bắt tay với CS của họ như của Thích Nhất Hạnh , Huỳnh Tấn Mẫm .. và nhất là không biết về mối liên quan của họ với MTGPMN .

    V́ mục đích của họ là lừa gạt người dân để mượn lá phiếu bầu của họ để chiếm lấy quyền lực , nên họ hoàn toàn chống lại việc nâng cao dân trí cho người dân VN , v́ họ sợ rằng dân trí cao th́ không dễ dàng ǵ lừa gạt được nữa . V́ thế mà họ dùng mọi thủ đoạn tấn công Gánh và ráng phá hoại thread " Con đường dân chủ " của Gánh .

    V́ vậy Gánh viết loạt bài này với mục đích giúp bạn đọc VL hiểu thêm về thành phần thứ ba và chủ trương chia quyền lực với CS của họ , để không c̣n ai bị lừa gạt nữa .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 22-09-2011, 09:46 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 12-07-2011, 10:45 PM
  3. Replies: 4
    Last Post: 04-12-2010, 04:08 PM
  4. Replies: 6
    Last Post: 08-09-2010, 02:38 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •