Page 6 of 17 FirstFirst ... 234567891016 ... LastLast
Results 51 to 60 of 163

Thread: Chuyện Bên nhà VN

  1. #51
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Chuyện lớn chuyện nhỏ đều đau đầu



    Văn Quang



    Người mẫu bán dâm 1 ngàn Mỹ kim một lần


    Tuần vừa qua khá nhiều tin tức thuộc loại “động trời”, hầu hết các tờ báo trong nước thi nhau giật những hàng tít “vơ đét” làm người dân thật sự nổi giận. Trước hết phải kể đến thứ “chuyện dài nhân dân tự vận” của ông cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Vinalines đốt của nhân dân hàng chục ngàn tỉ đồng, và trong khi đang bị điều tra, ông Dương Chí Dũng lại được cử vào chức Cục Trưởng Hàng Hải, thế mới là “chuyện lọa”.

    Đồ phế thải, giá nào cũng mua
    Vụ án khá dài ḍng, trong bài này tôi tạm thời tóm tắt sơ lược để bạn đọc dễ theo dơi. Trước hết là ông Dương Chí Dũng trong thời gian làm sếp Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines) đă cùng “bộ sậu lănh đạo” của ông làm tiêu tan một số tiền rất lớn của quốc gia, tổng cộng các khoản lên tới vài chục ngàn tỉ đồng.
    Điển h́nh là vụ mua “khối sắt vụn” quá date 28 năm với cái giá trên trời hơn 26 triệu Mỹ kim rồi để trùm mền tại cảng G̣ Dầu. Đến tháng 4-2010, Vinalines lại phải chi thêm 30 tỷ đồng tiền thuê chỗ neo đậu, bảo vệ cho ụ nổi tại cảng này và hơn 70 tỷ đồng tiền trả lăi vay ngân hàng cho khoản tiền mua sửa chữa ụ nổi, nâng tổng mức thiệt hại là 100 tỷ đồng.
    Mở rộng điều tra, nhà chức trách cho rằng đă phát hiện cựu chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Vinalines Dương Chí Dũng có hành vi cố ư làm trái quy định nhà nước, trong việc mua ụ nổi 83M và phê duyệt dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam.
    Không cần điều tra cũng biết trong đó tham nhũng là yếu tố hàng đầu. Nhưng chưa thể biết chắc số tiền (chắc phải tính bằng đô la cho đỡ sốt ruột) là bao nhiêu. Một nửa số tiền mua hay hơn nữa v́ phía bán (Nga) tống khứ được cái đống sắt phế thải đó đi là mừng hết lớn, trả bao nhiêu chẳng được. Ngay cơ quan đăng kiểm Nga cũng không cấp phép kiểm định, không đủ điều kiện nhập cảng về Việt Nam. Ấy thế mà ban “lănh đạo” Vinalines vẫn mua và tha về được mới tài. Sơ sơ dân Viết chịu mất trắng khoảng 480 tỉ đồng. Thôi cứ tính 500 tỉ đồng cho gọn v́ trong khi mua bán ḷng ṿng các quan c̣n phải đi lại ăn ở chi phí tốn kém lắm, chưa nói đến việc “tiếp tân”, giải trí khác.
    Đến nay một số quan chức lớn dưới quyền chủ tịch hội đồng quản trị đă bị bắt và đă khai nhận chỉ trong một vụ lập hồ sơ, nhỏ như con kiến, đă chấm mút 2,5 tỉ đồng và đă phải trả lại hơn 1 tỉ đồng cho nhà nước. Vậy th́ con số tham nhũng của toàn vụ này chưa thể dự đoán được là bao nhiêu tỉ.

    Hello Bob
    Thế nhưng người đứng đầu là ông Dương Chí Dũng đă biến mất sau vài ngày bị công an gọi lên điều tra. Ngày 19-5 vừa qua, cơ quan điều tra Bộ Công An đă phát lệnh truy nă đối với ông Dương Chí Dũng, nếu ông ta trốn ra nước ngoài sẽ bị truy nă quốc tế.
    Nếu vợ chồng ông ta biến được ra nước ngoài, biết đâu, sau một thời gian im hơi lặng tiếng, chưa biết chừng lại xuất hiện ở Mỹ, cấy thêm một hàng râu quai nón với cái “thẻ” chứng minh là dân Mỹ hay Úc, hay Canada. Ông ta sẽ mang cái tên đẹp như tài tử Robert Taylor, Henry Fonda... Bạn có thể gặp ông ta ngồi ăn trong một nhà hàng nào đó. Có thể bạn sẽ “hello Bob”, mà không hề biết rằng ông ta là Dương Chí Dũng. Ra đường ông lái chiếc Ferrari Enzo giá triệu đô, chắc chắn ông ta sẽ được liệt vào hàng “thượng lưu”. Tất nhiên ông ta giàu hơn nhiều bạn tôi hiện đang ở nước ngoài như ông Ngọc Toét, ông Tú Ngứa đang đau ốm triền miên mà rách như sơ mướp, là cái chắc!
    Cho đến khi tôi viết bài này, hiện chưa biết ông ta biến đi đâu và thanh tra chính phủ đă chuyển hồ sơ sang Bộ Công An để tiếp tục điều tra. Chắc chắn sẽ có rất nhiều t́nh tiết xác thực và “rùng rợn” hơn. Tha hồ cho dân Việt Nam khóc. V́ những tin tức đó chưa đi đến hồi kết nên tôi sẽ tường thuật và góp nhận định với bạn đọc trong một bài báo khác chi tiết và... thú vị hơn.

    Các nhà khoa học Việt Nam đang điên đầu, phản biện chí chóe
    Chuyện thứ hai, đó là chuyện một em bé đi tới đâu cháy tới đó. Một hiện tượng rất lạ xảy ra ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Chuyện lạ xảy ra tại gia đ́nh anh Vũ sống ở quận Tân B́nh, Sài G̣n. Xin tóm tắt chuyện xảy ra.
    Nguồn nhiệt được cho là phát ra từ cơ thể bé Thùy (11 tuổi) có thể đốt cháy mọi thứ, từ chiếc quạt máy, điện thoại, ổ cắm điện, dây điện đến quần áo, nệm cao su... Anh Vũ là bố của bé Thùy kể, từ khi cháu c̣n nhỏ đến cách nay khoảng một tháng chưa từng xảy ra hiện tượng lạ như thế. Tháng trước, trong nhà bắt đầu có hiện tượng chập điện, các cầu dao nguồn bị cúp liên tục. Đặc điểm chung của các vật bị cháy là lúc đầu từ từ sủi lên giống như bị hơ lửa ở ngoài sau đó bốc cháy vào trong. Kiểm soát th́ thấy các đầu dây và các điểm tiếp xúc không bị chập điện. Anh Vũ nói: “Tôi đă mời rất nhiều thợ điện đến kiểm tra và sửa chữa nhưng đều không t́m ra nguyên nhân. Tất cả đều khẳng định là hiện tượng cháy này không phải do chập hay phóng điện mà đây là hiện tượng lạ chưa từng gặp bao giờ”.
    Thậm chí sáng ngày 08-5 bé Thùy đến trường được khoảng một tiếng đồng hồ th́ xảy ra 3 vụ cháy trong lớp học, trong nhà vệ sinh (sau khi cháu đi vệ sinh) và một lớp học bên cạnh sau khi Thùy sang đó chơi. Đỉnh điểm là vào sáng 12-5, lầu 3 nhà anh Vũ bị lửa thiêu rụi hoàn toàn.
    Các nhà khoa học đă và đang vào cuộc. Nhiều giả thiết được đưa ra như: do nội năng tích lũy (luồng hỏa xà), tác động của điện trường, từ trường, sóng sinh học, năo bộ của bé có cấu trúc đặc biệt, vụ tai nạn hồi 3 tuổi khiến cô bé có khả năng lạ thường...
    Ngoài ra cũng có khả năng sau khi trải qua một biến cố hoặc tai nạn nào đó, cơ thể người ta bắt đầu tích điện nên làm được những việc lạ thường. Tiến Sĩ Y Học Nguyễn Văn Thọ, viện trưởng Viện Nghiên Cứu Tâm Lư Học Thực Hành, đơn cử như trường hợp của nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Bích Hằng sau một lần bị chó cắn, cô chết đi sống lại (hay ở đây c̣n gọi là chết lâm sàng) th́ có khả năng nh́n được cơi âm; một người khác, sau khi bị điện cao thế giật, bỗng dưng có khả năng chữa bệnh...

    Cháu Thùy tự đốt bằng bật lửa kḥ?
    Tuy nhiên gần đây, các nhà khoa học Đại học Hồng Bàng cho biết, không nhận thấy điều ǵ khác thường nên ngỏ ư với gia đ́nh mời bác sĩ tâm lư vào cuộc để giúp đỡ cô bé. Đại diện đoàn khoa học cho biết: “Vừa qua chúng tôi đă cử một nhà cảm xạ học và một y sĩ theo dơi, đồng thời đến nhà đưa cháu đi học. Qua quan sát của vị này th́ các vụ cháy có vẻ như xuất phát từ một tác nhân khác chứ không phải do năng lượng trong cơ thể cháu bé”.
    Từ việc quan sát hiện trường các vụ cháy quần áo, công tắc điện, dây điện, giường, tủ... ở nhà bé Thùy. Ông Dư Quang Châu, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu và Ứng Dụng Cảm Xạ Địa Sinh Học, Đại Học Hồng Bàng, phỏng đoán nguyên nhân các vụ hỏa hoạn trên có thể là do bé Thùy “tự đốt” các đồ vật bằng một loại hộp quẹt đặc biệt. Theo ông Châu, “đồ chơi” cháu T. dùng để đốt có thể là hộp quẹt “kḥ” của Trung Quốc, bán đầy ngoài đường, nhỏ gọn, dễ giấu trong túi áo quần, cặp xách... “Lửa hộp quẹt màu xanh, rất nóng, dễ làm cháy các vật dụng bằng nhựa, gỗ...”. Tuy nhiên ông Châu cũng thừa nhận mọi sự mới chỉ là giả thiết chứ chưa “bắt được quả tang” nên không thể khẳng định chắc chắn.

    Các nhà khoa học có ư kiến khác
    Trước lập luận này của Đại Học Hồng Bàng, nhiều nhà khoa học khác đă lên tiếng. Tiến Sĩ Vũ Thế Khanh (Liên Hiệp Khoa Học UIA) cho rằng, bất kỳ một công bố khoa học nào cũng cần phải đưa ra được bằng chứng chứng minh. Ông nói: “Không loại trừ khả năng cháu dùng đèn kḥ để đốt, nhưng công bố khoa học đưa ra mà chưa được kiểm chứng sẽ gây hoang mang dư luận, oan ức cho đối tượng được nghiên cứu nếu sự thật không phải vậy”.
    Ông Nguyễn Trung Nguyên, chuyên viên tâm lư trị liệu người lớn và trẻ em, Viện Nghiên Cứu Tâm Lư Học Thực Hành cho rằng, vẫn c̣n “quá sớm” để đưa ra kết luận là bé Thùy có “khả năng đặc biệt” hay không... Không phủ nhận ở lứa tuổi dậy th́, trẻ thường có những mơ mộng nhất thời hay muốn nổi tiếng nên có thể làm những điều dại dột, song theo ông Nguyên, đứa trẻ 11 tuổi c̣n quá non nớt để phải hứng chịu búa ŕu dư luận. Vấn đề này dường như chưa được các nhà khoa học quan tâm trong quá tŕnh nghiên cứu. Ông nói: “Một nghiên cứu khoa học cần được tiến hành trong thời gian dài, nhất là nghiên cứu về một con người, không thể công bố tùy tiện. Trong thời gian qua bản thân bé gái và gia đ́nh đă bị quá nhiều xáo trộn và căng thẳng. V́ thế cần phải có một bác sĩ tâm lư vào cuộc giúp họ ổn định tâm lư để tránh hệ lụy đáng tiếc”.
    Tóm lại, cho đến lúc này, nhiều giả thuyết được đưa ra để lư giải nhưng vẫn chưa có một công bố nào chính xác. Cũng xin nói thêm tên nhân vật chính là em bé Thùy đă được thay đổi theo lời yêu cầu của gia đ́nh anh Vũ. Hiện nay ở Việt Nam, theo dư luận chung, nhiều người vẫn nghiêng về phía tâm linh và những điều huyền bí mà khoa học ngày nay chưa thể t́m hiểu hết được, hơn là những dự đoán khác. Câu chuyện sẽ c̣n dài dài, khi nào có những phát hiện mới mẻ hơn, tôi sẽ tường tŕnh với bạn đọc.

    Chuyện nhỏ nhưng... không nhỏ
    Nói những chuyện “dao to búa lớn” măi cũng mệt óc, tôi chuyển sang nói chuyện nhỏ cho nhẹ nhàng hơn. Có quá nhiều thứ chuyện nhỏ rất đáng chú ư, nhưng vài tuần vừa qua có nhiều chuyện cần nói hơn nên tuần này tôi mới trở lại được. Mời bạn đọc lướt qua hai chuyện nhỏ nhưng rất “quái đản”, dường như chỉ mới xảy ra trong thời đại này.

    Bán con lấy tiền bao t́nh nhân trẻ
    Dù đă có chồng và là mẹ của 5 đứa con nhỏ (2 trai, 3 gái, trong đó đứa lớn nhất mới 10 tuổi và ít tuổi nhất là bé Đặng Nhật Linh, mới 15 tháng tuổi) nhưng Nguyễn Thị Thủy chỉ nghĩ đến chuyện ăn chơi, thậm chí c̣n cặp bồ với một chàng trai trẻ (ở đây c̣n gọi là “phi công trẻ”).
    Do không có tiền bao người t́nh trẻ, Nguyễn Thị Thủy đă táng tận lương tâm, nhờ người hàng xóm là Đặng Thị Thủy (sinh năm 1972, ở xă Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy) mối lái để bán chính đứa con dứt ruột đẻ ra là bé Linh.
    Được nhờ cậy, Đặng Thị Thủy cùng với Phạm Văn Tài, Trần Thị Hảo và Phạm Thị Hiền đều ở phường Ḥa Nghĩa, quận Dương Kinh - TP Hải Pḥng đă nhận ngay phi vụ làm ăn này v́ Hảo có chồng và 2 con trai đang sống ở Trung Quốc.
    Chiều 13-4, Hảo thấy cháu bé kháu khỉnh đă trả với giá 20 triệu đồng. Trần Thị Hảo c̣n cẩn thận yêu cầu cả hai vợ chồng Nguyễn Thị Thủy cùng kư giấy biên nhận nên Thủy đă mạo luôn chữ kư của chồng.
    Sáng 14-4, Nguyễn Thị Thủy bế bé Linh, cùng Đặng Thị Thủy và chị vợ của Tài là Nguyễn Thị Hương đến nhà Tài để trao con cho Hảo. Sang đến Trung quốc, Nguyễn Thị Thủy cùng con ở đây 2 ngày để bé Linh quen với Trần Thị Hảo. Khi bé Linh quen Hảo, Nguyễn Thị Thủy được Hảo chi cho 500 ngàn đồng tầu xe và tạm ứng 2 triệu đồng để quay về Việt Nam để lấy giấy khai sinh của con.
    Khi có được 20 triệu đồng bán đưa con gái bé bỏng, Nguyễn Thị Thủy đă ném hết vào những cuộc ăn chơi cùng “phi công trẻ” chỉ trong ṿng chưa đầy 1 tháng.
    Trước đó, ngày 07-5, anh Đặng Văn Pho (sinh năm 1975, ở xă Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy, Hải Pḥng) đến công an huyện Kiến Thụy tŕnh báo về việc vợ anh là Nguyễn Thị Thủy, đă bế đứa con gái út Đặng Nhật Linh (sinh năm 2010) sang Trung Quốc để bán.
    Biết bố cháu Linh tố giác cơ quan công an, ngày 11-5, Hảo đă phải đưa cháu Linh về Hải Pḥng và cùng với Nguyễn Thị Thủy, Tài, Hiền, đến cơ quan điều tra đầu thú, khai nhận toàn bộ tội ác và trả lại bé Đặng Nhật Linh để nhà chức trách đưa bé trở về với gia đ́nh.

    Ảnh hưởng của xă hội ngày nay
    Những năm trước đây, những người nghèo khổ trong cảnh cùng quẫn mới phải bỏ con hoặc bán con. Nhưng trong thời đại bây giờ th́ hành động man rợ này chỉ có thể là do ảnh hưởng của sự đua đ̣i, đánh mất hết giá trị luân lư đạo đức, chỉ c̣n nghĩ đến những thèm muốn của bản thân ḿnh, bất chấp t́nh nghĩa, bất chấp tất cả để đạt được mục đích riêng ḿnh. Đây là một hiện tượng táng tận lương tâm, sa đọa không thể tha thứ.
    Phải chăng chính cuộc sống ngoài xă hội, người ta cũng đạp lên mọi thứ để cướp đoạt bằng được quyền lợi, thực hiện bằng được những ham muốn dưới nhiều h́nh thức, nhiều thủ đoạn tàn độc khác nhau đă ảnh hưởng đến những gia đ́nh b́nh dân như gia đ́nh anh Phóng. Cứ cái đà này, xă hội sẽ đi vào ngơ cụt nào? Chỉ có Trời cứu!

    Nữ hoàng ngủ trong... mền và dũng sĩ cứu mỹ nhân 7 ngày không nghỉ
    Thú thật với bạn, tôi chưa từng nghe hay đọc một câu chuyện nào của tuổi trẻ “bệnh hoạn đúng nghĩa” như thế này. Đây là một chuyện hoàn toàn có thật do chính bác sĩ Nguyễn Văn Dũng (Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia) kể lại.
    Nguyễn Thị Vy (ở tại quận Long Biên, Hà Nội) là cô bé đang theo học tại một trường cấp 3 trong quận. Gia đ́nh Vy chỉ có một cô con gái duy nhất, hai người anh trai đă trưởng thành. V́ là con út nên Vy được bố mẹ hết mực chiều chuộng. Em được bố mẹ sắm sửa từ quần áo đến các “đồ nghề” kỹ nghệ thông tin như bao nhiêu những công tử tiểu thư con nhà đại gia khác.
    Để hưởng thụ lại sự sung túc đó, Vy lao vào “cuộc sống ảo” trên computer, em khoái nhất là những “trận đánh cứu thế”, anh hùng cứu mỹ nhân. Sau ít ngày chat chit, cô bé cũng gặp được anh hùng cùng chí hướng.
    Người bạn luôn đồng hành cùng Vy trên trang xă hội ảo đó là Trần Văn Thức (sống ở quận Hoàng Mai, Hà Nội). Thức hơn Vy 1 tuổi và cũng đang học cấp phổ thông. Cả hai cùng say nghiện game và đặc biệt là game sex. Nhiều lần cả hai đă cùng làm t́nh “ảo” trên mạng. Vy giả làm công chúa gặp nạn để dũng sĩ Thức tới cứu. Và để báo đền lại công cứu thế của anh hùng Thức, công chúa Vy và dũng sĩ ôm chầm lấy nhau, quấn quưt yêu nhau say đắm. Nhưng chỉ là “quan hệ” trên mạng.
    Sau nhiều lần ôm ấp ảo, Thức và Vy háo hức hẹn nhau sẽ gặp trực tiếp và cùng nhau làm chuyện ấy “thật” để thỏa măn nhiều ngày tháng làm t́nh tưởng tượng trên bàn phím.
    Cuối cùng, Vy và Thức hẹn nhau ở một khách sạn gần đường Tam Trinh, Hà Nội để thực hiện những điều đang khao khát.
    Suốt một tuần lễ liền, cả hai ở cùng nhau chỉ quan hệ t́nh dục, thậm chí họ c̣n không rời khỏi căn pḥng đang thuê để ăn uống. Nhiều lần họ đặt cơm, ḿ tôm từ pḥng ăn của khách sạn mang lên pḥng cùng ăn và cả hai luôn trong t́nh trạng không mặc ǵ. Chính những lần làm t́nh ảo đă khiến cho đôi t́nh nhân gặp nhau và làm t́nh thật, đóng trọn vai cùng những động tác như diễn viên trong games hoặc trong phim sex.

    Công chúa và dũng sĩ mệt ứ hơi không dậy nổi
    Sau nhiều ngày không thấy con về, gia đ́nh Vy đă đi t́m con nhưng vẫn bặt tăm. Hỏi bạn bè của Vy, chẳng ai biết công chúa bây giờ đang ngủ ở rừng nào.
    C̣n phía khách sạn th́ tá hỏa v́ lâu không thấy hai cô cậu trẻ tuổi bước ra khỏi cửa nên đă vào kiểm soát. Nhân viên khách sạn rụng rời khi thấy cặp đôi đang đói lả, nằm ngất ngư trong pḥng, không gượng dậy nổi. Họ vội t́m địa chỉ, gọi điện thoại báo cho gia đ́nh đến nhận con.
    Cả hai gia đ́nh tức tốc đến nơi, nh́n những đứa con yêu quư của ḿnh trong t́nh trạng xanh xao, ốm yếu họ đều không tin vào mắt ḿnh và cả những trang nhật kư “yêu” của con họ để lại. Cả hai được đưa vào bệnh viện, bác sĩ kết luận kiệt sức do quan hệ t́nh dục quá nhiều!
    Lúc về nhà Thức mới th́ thào thú nhận (xin lỗi bạn đọc, những lời lẽ có vẻ tục tĩu sau đây của chính “dũng sĩ” trẻ, tôi tường thuật nguyên văn): “Có lúc cháu thấy mệt không nhấc nổi chân lên nhưng vẫn khao khát và thèm muốn chuyện ấy và chúng cháu lại ôm nhau làm chuyện đó. Không hiểu sức mạnh từ đâu mà mỗi lần quan hệ cả hai cũng kéo dài được cả chục phút và người mệt ră rời nhưng cái ấy cứ ngóc dậy đ̣i... chiến đấu tiếp”.
    Mẹ của Vy luôn đưa tay chùi nước mắt miệng nói: “Có ai ngờ con gái luôn được bố mẹ cưng chiều, đi học cũng được đưa đón lại rơi vào hoàn cảnh này. Sau này không biết nó có bị ảnh hưởng ǵ không chứ cứ như thế này th́ coi như đời con gái tôi đă tàn rồi”. Người mẹ khóc lóc vật vă c̣n người cha chỉ thở dài nói: “Chưa bao giờ ngờ tới con tôi lại nhập viện trong hoàn cảnh bi đát thế này”.
    Đúng là bi đát thật, xin nhường lời b́nh luận cho bạn đọc.

    Những h́nh ảnh tàn phá lớp trẻ
    Cuộc sống ngoài xă hội gây ảnh hưởng lớn tới tâm trạng và lối sống của lớp trẻ. Những đàn anh đàn chị sống buông thả, h́nh ảnh những người được gọi là showbiz khoe thân thể, những cậu ấm cô chiêu ít tuổi, thừa tiền, sống thác loạn.
    Gần đây nhất, ngày 24-5, cảnh sát đă bắt quả tang ba cô gái “chân dài” bán dâm tại khu khách sạn cao cấp ở Hà Nội và Sài G̣n, trong số này có “chân dài” 23 tuổi là người mẫu ảnh khá nổi tiếng. Kiều nữ với thân h́nh nóng bỏng này cũng từng tham gia một số bộ phim truyền h́nh. Cô này bán thân với giá từ 4 đến 6 triệu đồng một lượt (300 Mỹ kim); hoặc 400-600 Mỹ kim một đêm. Nếu theo tour du lịch giá từ 1.000 đến 1.500 Mỹ kim.
    Nguy hiểm hơn nữa, theo lời khai của người môi giới Đỗ Trung Kiên, các cô gái trong đường dây của Kiên chủ yếu là người mẫu, diễn viên, thí sinh thi hoa hậu tại Hà Nội, Sài G̣n và các cô gái hoạt động nghệ thuật. Bao nhiêu người mẫu, diễn viên, bao nhiêu thí sinh thi hoa hậu đă từng tham gia đường dây này? Con số măi nằm trong bóng tối.
    Những h́nh ảnh ấy đang tàn phá lớp trẻ ở Việt Nam. - (VQ)

  2. #52
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Nhận diện đại gia vung tiền... mua dâm người mẫu




    1.000 USD/lần “sung sướng” là 22 triệu đồng, bằng một chiếc xe máy “đi được”của nhăn hiệu Honda, và bằng nửa năm lương của một công chức. Nh́n số tiền trả gái, đủ biết đại gia bỏ số tiền “khủng” chi trả cho người mẫu thừa tiền đến mức nào…

    Thúng tiền đi mua dâm

    Gần 4 ngày sau khi người mẫu Hồng Hà tức Hà Thị Hồng bỗng nhiên nổi như cồn v́ bán dâm giá “khủng”, đại gia trong vụ mua dâm này vẫn chưa được tiết lộ danh tính. Theo quy định của pháp luật, vị khách này chắc chắn đang bị xử lư hành chính, thậm chí tên của vị đại gia thừa tiền này có thể sẽ sớm được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Người mẫu đi bán dâm kể ra th́ sốc thật, nhưng đây không phải là lần đầu tiên một cái tên người mẫu nào đó bị khui ra v́ hành nghề như gái làng chơi. Nhưng, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện tại, trong khi mà nhiều ông chủ doanh nghiệp có tiếng tăm phải chạy đôn, chạy đáo để lo chi trả các khoản phát sinh trong doanh nghiệp ḿnh, vẫn có những người thừa tiền, bỏ tiền “khủng” ra để trả cho gái, th́ quả là đáng nể thật!

    Ngay cả trong đời sống xă hội, mọi người cũng đang chật vật v́ tiền. Bây giờ chỉ cần nợ không trả từ 10 triệu, 15 triệu đồng là rất dễ bị chủ nợ xử lư. Vậy mà vị đại gia háo sắc đang “ẩn ḿnh” trong vụ mua dâm ngh́n đô lại có thể nhẹ nhàng rút ví 1 lần nhét vào túi người mẫu 22 triệu đồng.


    Càng ngày càng nhiều cô gái trẻ tự biến ḿnh thành gái của những kẻ nhiều tiền, rửng mỡ. Ảnh: Minh hoạ

    Theo công bố của cơ quan điều tra và theo khai nhận của tú ông Kiên “pê đê” thuộc đường dây người mẫu mua bán dâm, đường dây này chỉ phục vụ cho khách quen. Như vậy, nhiều khả năng trong quá tŕnh điều tra, cơ quan công an sẽ phát hiện ra những vị khách đi mua dâm quen mặt.

    Trong khi danh tính của vị đại gia mua dâm chưa được tỏ tường, dư luận đang hoài nghi về khả năng kiếm tiền nhiều "như lá mít" của vị đại gia mua dâm này. Nếu không kiếm tiền dễ dàng, rủng rỉnh chắc chắn vị đại gia này không xuống tay 22 triệu/ lần mua dâm. 22 triệu đồng, bằng một chiếc xe máy “đi được”của nhăn hiệu Honda, và bằng nửa năm lương của một công chức.

    Theo Nghị định 31/2012/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu chung vừa được Chính phủ ban hành ngày 12/4, mức lương tối thiểu chung thực hiện từ 1/5/2012 là 1.050.000 đồng/tháng. Như vậy, với hệ số 1, lương của cán bộ công chức được hưởng một tháng là 2,457 triệu đồng. Đây là tính theo mức lương tối thiểu chung mới nghĩa là tăng 220.000 đồng/tháng so với mức lương 830.000 đồng/tháng hiện đang áp dụng. Như vậy, để có khoản thu nhập 22 triệu đồng từ lương, công chức ít nhất cũng phải làm việc trong 8 tháng!

    Thậm chí trên một diễn đàn dành riêng cho các bà mẹ, một bạn đọc đă phải cảm thán rằng, số tiền cô người mẫu Hồng Hà kiếm được trong 1 lần đi chơi vui vẻ ở Đồng Mô là nửa năm uống sữa TH True Milk của 1 trẻ em!

    Nhưng có lẽ không nên suy đoán quá nhiều về khả năng kiếm tiền của vị đại gia mua dâm bí mật này. Bởi, trên thực tế, nhiều người đang chứng tỏ khả năng kiếm tiền của ḿnh là vô hạn, không nói quá lên là phi phàm.

    Ngủ với người mẫu để làm ǵ?

    Xét cho cùng của hoạt động mua bán dâm là nam và nữ quan hệ bất chính ngủ với nhau. Và hoạt động mại dâm diễn ra được là phải do người có nhu cầu th́ mới có người phục vụ. Vấn đề là v́ sao "kẻ có tiền" cứ phải chọn ngủ với người mẫu, để phải trả cái giá cao ngất ngưởng, phá vỡ mặt bằng thu nhập của gái bán dâm như vậy?

    Trong một công bố về t́nh h́nh mại dâm đầu năm 2012 của Bộ Lao động, Thương binh và Xă hội cho thấy, tổng thu nhập trung b́nh một tháng từ hoạt động mại dâm là 8,6 triệu đồng, khá cao so với mặt bằng thu nhập hiện nay ở Việt Nam, trong đó đối với nữ là 10,6 triệu và nam là 6,55 triệu. Thu nhập này cao hơn nhiều so với thu nhập trung b́nh ở Việt Nam-khoảng 2,5 lần cao hơn so với thu nhập trung b́nh của nhóm 20% người có thu nhập cao nhất . Đó là chưa kể đến một tỷ lệ đáng kể người hoạt động mại dâm có thu nhập từ hoạt động mại dâm là từ 20 triệu trở lên.

    Ở thời điểm báo cáo này được công bố, nhiều người đă bị sốc. Nhưng kỷ lục luôn được phá vỡ. Người mẫu Hồng Hà với "thu nhập" 22 triệu/lần là một ví dụ.

    Thời điểm diễn viên Yến Vy bị phanh phui nằm trong đường dây gái gọi cao cấp, nhiều người ném đá những kẻ lắm của nhiều tiền v́ cái tội vung tiền không tiếc tay, để các cô gái trẻ nhẹ dạ tự đánh mất tương lai của ḿnh, lao vào "bán thân nuôi miêng". Nhưng ở thời điểm đó, người mẫu không nhiều như hiện nay, nên có thể lư giải đại gia- người mẫu là v́ lạ, v́ "chịu chơi". C̣n hiện tại, người mẫu nhiều đến mức, công chúng không thể kịp quen mặt, nhớ tên. Để được biết đến nhiều người mẫu đă phải bán rẻ bản thân bằng cách tung các scandal, khoe thân thậm chí là bán thân như người mẫu Hồng Hà.

    Có một thực tế đáng buồn là trong đời sống hiện nay một số đại gia, một số người đang sống trên tiền, trên của đang tự huyễn hoặc về "đẳng cấp" của ḿnh bằng việc cặp với hoa hậu, đi nghỉ cùng chân dài, ngủ cùng người mẫu. Trong những cuộc nhậu, ở những chỗ có thể khoe mẽ bản thân, nhiều vị đại gia không dấu sự tự đắc với danh sách những người mẫu, hoa hậu đă qua đêm với ḿnh. Sự dễ dăi của những cô gái trẻ, đẹp càng khiến cho những đại gia nhiều tiền- mà chưa chắc tất cả các khoản tiền kiếm được đều là chân chính- tự cho phép ḿnh coi các cô gái như những món hàng rẻ rúng, để chơi, để chà đạp và để thoả măn những ham muốn lệch lạc...

    Theo Vnmedia

  3. #53
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Những số phận hẩm hiu

    - Đoàn Dự ghi chép






    I. Mẹ già nơm nớp sợ bị con đánh
    “Nửa đêm nó lên cơn, đập phá, đánh tôi, tôi phải men bờ tường chạy trốn ra ngoài sân rồi nh́n vào trong xem nó làm ǵ”, bà Phạm Thị Mai 65 tuổi (thôn 8, xă Nghĩa Hưng, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đau xót nói.
    Ở vào tuổi 65 nhưng quá cơ cực, cái mà bà Mai muốn là chết cho rảnh nợ nhưng chết rồi th́ ai chăm sóc cho con? Không tiền, không có sức khỏe, căn bệnh thấp khớp hành hạ khiến bà gầy c̣m, bước đi khó nhọc, đă vậy lại c̣n hay bị cô con gái tâm thần đánh đập. Chậm nước mắt, bà nói với các phóng viên: “Tôi sống mà không bằng chết nhưng biết làm sao bây giờ”, sau đó bà kể lại cuộc sống bất hạnh của ḿnh.
    Từ nhỏ bà Mai đă sống trong cảnh côi cút v́ cha mẹ mất sớm. Năm 11 tuổi, một thân một ḿnh lưu lạc lên mảnh đất Gia Lai để mưu sinh bằng đủ thứ nghề. Năm 22 tuổi, bà lập gia đ́nh và sinh được hai người con gái là Phạm Thị Hương (năm nay 42 tuổi) và Phạm Thị Mỹ Lệ (nay 38 tuổi). Những tưởng hạnh phúc của bà sẽ kéo dài, nhưng khi Mỹ Lệ ra đời th́ cũng là lúc chồng bà vĩnh viễn ra đi do bệnh tật, để lại cho bà gánh nặng cuộc sống.

    Một ḿnh vất vả làm lụng với việc trồng trọt để nuôi hai đứa con khôn lớn. Nhưng khi cô con gái đầu ḷng tên Hương trưởng thành th́ cũng là lúc bà nhận ra cô bị tâm thần. Người con gái thứ hai là Mỹ Lệ th́ lấy phải thằng chồng hư đốn, luôn luôn say xỉn, hễ say là về đánh chửi vợ con và đập phá đồ đạc. Cuộc sống đối với bà Mai là những chuỗi ngày đau đớn, dài vô tận.
    Rồi 5 năm nay, bà bị căn bệnh thấp khớp hành hạ, không lao động được, cũng không có tiền điều trị khiến thân h́nh bà càng thêm ốm yếu, chân tay co quắp, bước đi không vững. Đă vậy bà c̣n phải chịu những trận đ̣n của cô con gái mỗi khi lên cơn điên: “Cứ đến mùa nắng là nó lên cơn. Có lần tôi đang nấu cơm trong bếp, nó lấy thanh củi cháy đập tôi khiến quần áo, đầu tóc tôi cũng cháy. Tôi la lớn, hàng xóm chạy sang giập lửa và giữ nó giúp. Cũng có đêm tôi đang ngủ, nó đùng đùng thức dậy kiếm cây đập tôi, tôi chạy trốn nhưng cũng phải nấp nom xem nó làm ǵ kẻo nó đốt nhà”.
    Không chỉ tâm thần, đánh mẹ mà nhiều khi Hương bị bệnh, bà Mai phải đưa con lên Khoa Tâm thần ở Bệnh viện Đa khoa Gia Lai điều trị. “Con Hương có sổ bệnh nhân tâm thần nên được bệnh viện cho tiền ăn mỗi ngày 15 ngàn, cũng đỡ phải lo. C̣n tôi, không có ǵ ăn, cứ mỗi buổi sáng cỡ chừng 10 giờ, tôi xuống bếp ăn từ thiện của các sơ để xếp hàng, xin cơm ăn. Cũng có hôm hết cơm, các sơ thương t́nh cho một lon gạo, ăn được hai bữa; không có đồ ăn, ăn cơm với muối nhưng buổi chiều không phải xếp hàng chầu chực nữa” - bà Mai kể lại với giọng buồn buồn.
    Khổ nhất là những ngày đầu mùa mưa này, cái bếp của mẹ con bà Mai đă bị mục nát, nước chảy tràn vào bếp và căn nhà nhỏ ẩm thấp khiến mẹ con bà càng thêm cơ cực. “Cái bếp bị hư hơn nhưng mẹ con tôi không có tiền sửa, phải nấu trong nhà, khói lắm”, bà Mai cho biết.
    “Hai mẹ con tôi bệnh tật, lại không lao động được ǵ nên hằng tháng chính quyền địa phương có cho 580 ngh́n đồng tiền trợ cấp trong diện xóa đói giảm nghèo (tương đương khoảng non 30 Mỹ kim -ĐD). Mỗi tháng mẹ con tôi ăn hết 15 kư gạo, số tiền c̣n lại mua mắm muối, rau cỏ để hai mẹ con sống qua ngày”. C̣n nói về thịt, cá, bà Mai cười buồn: “Mẹ con tôi chẳng bao giờ biết tới những thứ đó”.
    Sống trong đói khổ, h́nh như hai tiếng “mơ ước” cũng quá xa vời đối với bà Mai. Bà nói: “Tôi chỉ mong sao có chút tiền để trước khi chết, xin được cho con Hương vào trại tâm thần chứ để nó bơ vơ không nơi nương tựa th́ tôi chết cũng không nhắm mắt”.

    Ông Nguyễn Trung Tuyến, cán bộ chính sách xóa đói giảm nghèo của xă Nghĩa Hưng, cho biết: “Hiện tại mẹ con bà Mai là hai đối tượng khó khăn nhất trong xă. Bà Mai lâu nay không làm được ǵ, bệnh tật bước đi không nổi, c̣n con gái bà ấy th́ bị tâm thần nhiều lúc lên cơn đánh mẹ. Mỗi khi bà Mai được cấp gạo, tôi phải nhờ người xuống chở bà ấy lên nhận rồi lại chở về chứ bà ấy đi không nổi”.

    Địa chỉ liên lạc:
    Bà Phạm Thị Mai,
    Thôn 8, xă Nghĩa Hưng,
    Huyện Chư Păh, Gia Lai

    II. “Mẹ đă mất, sao cha cũng bỏ chúng con mà đi”
    Mẹ mất cách đây 6 năm, hai chị em c̣n cha là chỗ dựa duy nhất. Cha lo lắng, chăm sóc cho hai chị em bằng t́nh yêu của cha và thay luôn cả mẹ. Nhưng ngày 20/4 vừa qua, cha cũng ra đi v́ bệnh tật, bỏ lại hai chị em bơ vơ trên cơi đời.
    Đó là hoàn cảnh đáng thương của cháu Lê Thị Tường Vy 20 tuổi (sinh viên năm thứ 2, Đại học Kiến Trúc Đà Nẵng), và cháu Lê Đức Hùng 12 tuổi (học sinh lớp 6 trường Lê Lợi, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng).

    Bố mẹ của hai em trước đây là công nhân nhà máy dệt, mỗi người làm tại một công ty. Tuy nhiên, mấy năm trước do công ty của chị Mận (mẹ của Tường Vy) làm ăn thua lỗ nên cắt giảm công nhân, chị Mận phải nghỉ việc, ở nhà buôn bán nhỏ. C̣n anh Lê Văn Thạnh (bố của Vy) vẫn làm ở công ty dệt Hải Vân. Thu nhập của hai vợ chồng cũng chỉ đủ trang trải cho cuộc sống hằng ngày. Tháng nào phải đóng học phí cho con th́ phải vay mượn.
    Tường Vy bị bệnh tim bẩm sinh, nhưng v́ không có tiền nên măi đến năm lên 9 tuổi Vy mới được phẫu thuật. Theo lời dặn của bác sĩ, tới 18 tuổi th́ phải đến bệnh viện để tái khám nhưng v́ nghèo nên măi đến giờ gia đ́nh vẫn chưa đưa Vy đi được.
    Theo lời chị Lê Thị Phương Lan (cô ruột của Vy), v́ hoàn cảnh khó khăn nên mỗi khi đau ốm bố mẹ Vy thường không chịu đi bệnh viện mà cũng không nói cho mọi người biết.
    Cách đây 6 năm, trong một lần ngất xỉu, chị Mận được đưa đến bệnh viện cứu cấp rồi mất luôn. Gia đ́nh cũng không biết chị bị bệnh ǵ. Nhiều người khuyên gia đ́nh nên xin khám nghiệm tử thi để biết chị Mận v́ sao mà mất nhưng anh Thạnh không muốn. Anh cho rằng người mất cũng đă mất rồi, hăy để chị được đi một cách yên lành, thanh thản.
    Một ḿnh anh Thạnh, gà trống nuôi con, vất vả trăm bề. Lúc đó, Tường Vy mới 14 tuổi c̣n Hùng th́ lên 6, anh Thạnh vừa làm cha vừa làm mẹ chăm sóc cho hai đứa con. Cũng v́ thế nên anh biết ḿnh bị bệnh nhưng “tiết kiệm”, không dám đi bệnh viện điều trị mà vẫn cố gắng đi làm b́nh thường. Đến khi bệnh đă quá nặng, không đi làm tiếp được nữa anh mới chịu nhập viện với căn bệnh ung thư phổi.
    Trong thời gian anh nằm bệnh viện, hai chị em Tường Vy phải lo vay mượn, bán cái nọ cái kia để có tiền lo thuốc men cho bố mà vẫn cố gắng đi học. Tuy nhiên, cách đây hơn tháng, ngày 20/4, anh Thạnh cũng không sống được, rồi anh ra đi, bỏ lại hai đứa con bơ vơ.
    Đối với chị em Tường Vy, đó là một ngày thê thảm. Hôm ấy, Vy đi thi, trên đường từ trường về nhà, Vy mua một bịch sinh tố về cho bố uống. Anh Thạnh đă mất nhưng không ai dám báo cho Vy biết v́ Vy đang mắc thi trong trường, hơn nữa lại có bệnh tim, nên khi đem bịch sinh tố về đến nhà Vy mới biết bố đă qua đời, đang nằm trên giường. Vy đánh rơi bịch nước rồi ngất lịm luôn, mọi người phải chữa măi Vy mới tỉnh và khóc ngất: “Ba ơi, con mua về cho ba, ba chưa kịp uống th́ đă bỏ chúng con mà đi...” C̣n cháu Hùng th́ mếu máo: “Mẹ mất rồi, ba cũng bỏ chúng con nữa th́ chúng con biết sống với ai...”.
    Gia đ́nh cháu Vy thuộc diện nghèo trong phường. Anh em bà con cũng khó khăn nên không thể giúp đỡ ǵ được. Cháu Vy hiện đang là sinh viên năm thứ hai Đại học Kiến trúc Đà Nẵng, hệ Cao đẳng, c̣n hai năm nữa mới ra trường, trong khi đó th́ tiền nợ nần thuốc men cho anh Thạnh cũng chưa lấy ǵ mà trả, không biết các cháu c̣n tiếp tục đi học được nữa hay không.

    Địa chỉ liên lạc:
    Lê Thị Tường Vy,
    Lớp C10QT2, Khoa Kinh tế,
    Đại học Kiến trúc Đà Nẵng
    ĐT: 01672.834.775

    III. Bà ngoại 80 tuổi cơ cực nuôi 3 cháu nhỏ mồ côi
    Cuối năm 2011, một tai nạn giao thông đă cướp đi sinh mạng của người bố. Chỉ mấy tháng sau, lại đến lượt người mẹ cũng bị tai nạn giao thông qua đời, để lại ba đứa con mồ côi cho bà ngoại gần 80 tuổi nuôi nấng mà đứa nhỏ nhất c̣n phải bế bên nách.
    Đó là hoàn cảnh đáng thương của 3 cháu nhỏ: Nguyễn Thái Vy 12 tuổi (sinh năm 2000); Vơ Nữ Thái Ngọc 9 tuổi (sinh năm 2003); và cháu Trần Nữ Quỳnh Như chưa đầy 1 tuổi (sinh cuối năm 2011), ở thôn Hoành Nam, xă Kỳ Liên, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

    Tại sao các cháu là ba chị em cùng mẹ sinh ra mà mỗi cháu có một họ khác nhau như vậy?
    Tiếp xúc với bà con ở đây, nhiều người dân vẫn c̣n thương xót khi nhắc đến cái chết của anh Trần Trung Vệ và của chị Nguyễn Thị Cúc, là bố mẹ của ba cháu nhỏ. Một bà cụ than thở: “Khổ thân cho ba cháu đó, bây giờ chúng nó chẳng c̣n biết nương tựa vào ai ngoài bà ngoại đă gần 80 tuổi. Mà tài sản của bà th́ có chi mô ngoài căn nhà tuềnh toàng, không có đồ đạc ǵ đáng giá”.
    Các phóng viên t́m đến căn nhà nhỏ cũ kỹ của mấy bà cháu. Bên trong vẫn c̣n khói hương. Trên chiếc vơng xếp cổ lỗ, bà và hai cháu lớn đang ra sức dỗ dành đứa cháu nhỏ chưa đầy 1 tuổi đang khóc v́ thèm sữa mẹ.
    Trong câu chuyện tâm t́nh, cụ Nguyễn Thị Trâm (bà ngoại của các cháu) rơm rớm nước mắt kể về nỗi bất hạnh đến với gia đ́nh con gái bà: “Con Cúc nhà tui ngày xưa là một đứa có chút nhan sắc ở vùng ni. V́ yêu đương không ra ǵ, nó bị đám con trai lừa gạt nên hai lần sinh con nhưng các con không biết mặt cha. Nhiều lần nó định bỏ đi xa nhưng tui khuyên can, nói nó cố gắng làm ăn nuôi các con khôn lớn, may ra có ai yêu thương nó thật ḷng th́ cũng bù đắp được phần nào thiệt tḥi cho hai đứa nhỏ”.
    Thế rồi, chờ đợi bao năm, nỗi mất mát đă được phần nào bù đắp khi Cúc gặp anh Trần Trung Vệ, một người hiền lành tử tế, hai bên kết nghĩa vợ chồng. Niềm vui được nhen nhóm dần khi hai người có với nhau đứa con chung là cháu Trần Nữ Quỳnh Như, sinh năm 2011.
    Vốn là gia đ́nh thuộc diện nghèo khó nhưng với ư chí quyết tâm làm ăn sinh sống, hai vợ chồng bàn tính với nhau, thế chấp căn nhà anh Vệ được thừa hưởng bên gia đ́nh ḿnh, vay mượn ngân hàng 100 triệu đồng để mở quán buôn bán, mong sao kiếm được đồng tiền nuôi các con ăn học.
    Những tưởng cuộc sống của đôi vợ chồng “chắp nối” được hạnh phúc lâu dài, chẳng may tai họa bỗng đâu ập đến. Đó là vào tháng 9/2011, anh Vệ trên đường đi làm về bị tai nạn giao thông qua đời, để lại cho chị Cúc ba đứa con nhỏ.
    Chịu tang chồng mới được nửa năm, tháng 3 vừa qua chị Cúc cũng bị tai nạn giao thông qua đời. Vậy là thảm cảnh xảy ra: một ḿnh bà cụ gần 80 tuổi, mắt đă bị mờ, phải cưu mang ba đứa cháu nhỏ cùng với một khoản nợ 100 triệu đồng chưa có tiền trả.
    Bây giờ đây, cụ Trâm cho biết cuộc sống của mấy bà cháu vốn đă khó khăn, nay lại càng thêm cơ cực v́ thân già yếu phải lo cho mấy miệng ăn mà không có được một đồng trợ cấp xă hội nào. Việc cơm nước hằng ngày c̣n khó huống chi chuyện lo sữa uống cho đứa cháu nhỏ chưa đầy một tuổi. Cụ gạt nước mắt, bày tỏ: “Gần một tháng nay cháu Quỳnh Như cứ khóc suốt đêm v́ thèm sữa mẹ, c̣n hai đứa chị th́ bữa đói bữa no. Tui thương các cháu ruột đau như cắt nhưng biết mần răng chừ!”.

    Được biết, cháu Vy và cháu Ngọc đều là học sinh giỏi của trường, giấy khen của các cháu được treo ngay ngắn xung quanh vách nhà. Ngoài việc đến trường, hai cháu c̣n phải phụ giúp bà giặt giũ quần áo, nấu cơm, nhặt rau..., các việc mà trước đây mẹ thường làm, để bà có th́ giờ luộc nồi khoai, kiếm mớ rau đem ra chợ bán. Nhưng không phải v́ vậy mà việc học hành của các cháu bị sút kém, dù các cháu có thể không có tiền đóng học phí, phải bỏ học giữa chừng.
    Nh́n các gương mặt sáng sủa của ba cháu nhỏ mồ côi, các phóng viên hỏi về việc học, cháu Vy rụt rè nói: “Chị em cháu rất muốn được tiếp tục đi học, nhưng phần v́ không có tiền đóng học phí, phần v́ cháu phải giữ em cho bà kiếm rau đem ra chợ bán lấy tiền đong gạo, chắc chỉ c̣n em Hùng cháu may ra c̣n đi học tiếp được thôi”.
    Nói về hoàn cảnh đáng thương của mấy bà cháu, ông Lê Công Ba, trưởng thôn Hoành Nam, cho biết: “Hiện nay gia cảnh của cụ Trâm rất khó khăn, các tổ chức trong thôn, trong xă cũng có đến thăm hỏi, nhưng v́ Kỳ Liên là xă thuộc diện nghèo nhất trong huyện nên cũng chẳng giúp đỡ ǵ được. Nguy cơ đói và không đi học được của các cháu rất cao, song chúng tôi cũng chẳng biết làm thế nào để giúp mấy bà cháu được”.

    Địa chỉ liên lạc:
    Bà Nguyễn Thị Trâm,
    Thôn Hoành Nam, xă Kỳ Liên,
    Huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

    IV. Bà mẹ 81 tuổi bán hàng rong nuôi con tâm thần
    Hơn 81 tuổi, lưng c̣ng, mắt mờ, nhưng c? vẫn phải lặn lội lên Hà Nội bán từng bó rau, quả trứng, tiết kiệm từng đồng để chữa bệnh và nuôi người con trai 46 tuổi điên dại.
    Đó là hoàn cảnh đáng thương của cụ Đặng Thị Cừ (sinh năm 1931) - vợ ông Nguyễn Văn Ṭng, ngụ tại thôn Tập Mỹ, xă La Sơn, huyện B́nh Lục, tỉnh Hà Nam.
    Năm 1966, ông Nguyễn Văn Ṭng bị gọi đi nghĩa vụ quân sự rồi bị đưa vào chiến trường miền Nam. Đến năm 1968, gia đ́nh nhận được giấy báo tử của ông nhưng tới nay vẫn chưa t́m được phần mộ.
    Sau khi chồng qua đời, một ḿnh bà Cừ gắng gượng nuôi 3 đứa con, chạy vạy làm ăn khắp nơi nhưng cái đói, cái nghèo vẫn cứ bám chặt lấy gia đ́nh bà. Đến tuổi trưởng thành, hai người con gái lớn của bà lập gia đ́nh, người ở Nam Định, người ở Hà Tây (nay là Hà Nội).
    Chỉ c̣n duy nhất người con trai út là anh Nguyễn Văn Quân, sinh năm 1966, đúng vào năm ông Ṭng bị gọi đi nghĩa vụ quân sự. Anh Quân sinh ra và lớn lên b́nh thường như mọi người khác. Năm 1983, anh bị gọi nhập ngũ ở Sơn Tây, đến năm 1986 sau khi xuất ngũ về quê, anh bắt đầu có các triệu chứng không b́nh thường, như đập phá, la hét, bỏ đi lang thang.


    Cả gia đ́nh chỉ có anh Quân là con trai, chỗ dựa cho bà Cừ sau này, nên bà thương con, bán tất cả đồ đạc đưa Quân đi khắp nơi t́m thầy chữa trị, mong cho con khỏi bệnh.
    Tất cả nỗ lực của bà Cừ cũng có một chút hy vọng. Đến năm 2000, bệnh t́nh anh Quân đă đỡ phần nào. Anh gặp chị Dương Thị Mai, sinh năm 1974, kém anh 8 tuổi, là người cùng xă, cùng cảnh ngộ với nhau. Chị Mai cũng không được khôn ngoan như những người phụ nữ b́nh thường khác. Hai số phận kết hợp với nhau nhưng v́ nghèo quá, không cưới hỏi hoặc làm giấy hôn thú.
    Đến đầu năm 2001, anh chị sinh được cháu trai đầu ḷng đặt tên Nguyễn Văn Đạt, rồi mười năm sau (2011) chị lại sinh thêm một cháu gái đặt tên Nguyễn Thị Đỗ.
    Những tưởng có gia đ́nh êm ấm, bệnh t́nh của anh Quân sẽ dần khỏi, nhưng càng ngày bệnh anh càng trở nặng, hết đánh đập vợ con lại đập phá nhà cửa, có lần nửa đêm anh châm lửa đốt cháy cả căn nhà bếp, may mà hàng xóm hè nhau cứu được nên không cháy lan sang các gian khác.
    Không chịu được cảnh suốt ngày bị chồng lên cơn đánh đập, chị Mai đưa hai đứa con về bên ngoại, bỏ mặc chồng cho mẹ già trông nom.
    Bà Cừ thương con nhưng lực bất ṭng tâm, thu nhập của bà chủ yếu nhờ vào số tiền tử tuất của chồng 850,000 đồng/tháng (tức khoảng 42 Mỹ kim theo giá hiện nay) và tiền hỗ trợ người tâm thần không ở trong trại của anh Quân 180,000 đồng/tháng (cỡ 9 Mỹ kim), nhưng số tiền nói trên không đủ để thuốc thang lo cho anh Quân và tiền ăn uống hằng ngày cho hai mẹ con.
    Bà Cừ bán các vật dụng c̣n lại trong nhà rồi khóa cửa, nhờ hàng xóm trông nom giùm, đưa con lên Hà Nội, xin con vào bệnh viện điều trị c̣n bà bán hàng rong kiếm ăn. Cái gánh hàng rong của bà chỉ gồm vài mớ rau, một ít quả trứng và mấy quả chanh, quả ớt lặt vặt, lời lăi cũng chẳng bao nhiêu. Mỗi tối bà đem gửi gánh hàng rồi vào ngủ nhờ trong hành lang bệnh viện. Bữa ăn hằng ngày của bà là cơm thừa canh cặn xin trong các hàng cơm, c̣n tiền th́ bà để dành lo cho con. Bà nói: “Cực khổ thế nào tôi cũng chịu được, chỉ sợ lỡ khi tôi bị bệnh hay tôi chết đi th́ ai trông nom cho nó đây...”.


    Bà Cừ không bị bệnh nhưng mắt bị mờ, không bán hàng rong ở Hà Nội được nữa, đành phải trở về nhà ở xă La Sơn. Bệnh viện khám, cho biết bà bị đục thủy tinh thể và chi phí mổ mắt là 12 triệu đồng. Bà bảo: “Bây giờ vài trăm ngh́n tôi c̣n chẳng có huống chi tới hàng chục triệu. Mà giả thử nếu có tiền tôi cũng để dành chữa bệnh cho con chứ tôi già rồi, sống bao lâu nữa mà mổ mắt cho tốn kém”.
    Ông Nguyễn Hữu Tuấn, phó chủ tịch xă La Sơn, cho biết: “Hoàn cảnh của bà Cừ th́ cả xă này ai cũng biết, hơn 80 tuổi vẫn phải bương chải kiếm ăn nuôi người con trai bị bệnh tâm thần. Đành rằng thế nhưng xă cũng khó khăn, đâu có ngân sách riêng giúp đỡ ǵ được cho bà?”.

    Địa chỉ liên lạc:
    Bà Đặng Thị Cừ
    Thôn Tập Mỹ, xă La Sơn,
    Huyện B́nh Lục, tỉnh Hà Nam

  4. #54
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Bất ngờ với khối tài sản 1000 tỷ của Bà bán bún


    Sau khi đột tử, người đàn bà làm bún đă gây bất ngờ cho tất cả mọi người với số tài sản khổng lồ để lại không di chúc: 1000 tỷ! Để giải quyết số tài sản này không phải là điều dễ dàng bởi bà có 1 người con nuôi và gần 10 anh chị em…

    Mấy ngày nay dư luận xôn xao về việc bà T.K.P. (66 tuổi, ngụ tại quận Tân Phú, TP.HCM) chuyên nghề làm bún bị đột tử để lại tài sản trên “1.000 tỉ” đồng. Số tài sản trên hiện đang bị tranh chấp giữa những người anh em ruột của bà và người con nuôi. Vấn đề là số tài sản quá lớn làm ngay chính những người thân cũng ngỡ ngàng.



    Một trong hai chị em của bà P. ở Việt Nam là ông T.V.Ph. đă cho biết, bà P. là chị thứ năm trong gia đ́nh 10 anh chị em. Bà P. sống cùng hai người chị em, bảy người khác định cư ở Đức từ những năm 1980. Cha mẹ họ là người Hoa, chuyên làm bún gạo. Anh chị em đa số theo nghề cha mẹ. Bà P. sống rất kín tiếng, giản dị, ăn chay trường, hay giúp đỡ hàng xóm, người nghèo.

    Giàu nhờ làm bún và bất động sản?

    Nghề bún cần nhiều sân phơi. Nhiều lần các anh em ở Đức chuyển tiền về để bà P. mua đất làm sân phơi bún. Ngoài việc tận dụng làm ăn, những mảnh đất này xem như là của để dành khi về già cho anh em đoàn tụ. Theo ông Ph., từ nguồn vốn tự tạo lập và nguồn tiền chị em đóng góp, bà P. đă kinh doanh bất động sản. Do tích tiểu thành đại, khối bất động sản bà tậu được khá nhiều.

    “Sống gần mộ phần cha mẹ, về quê hương xứ sở khi già là mong ước của mấy anh chị em tôi. Đi đi về về mang tiền về cho chị đầu tư, không gửi qua ngân hàng, mấy chục năm sống ḥa thuận, chị em yêu thương nhau, giờ nảy sinh tranh chấp, tụi tôi rất buồn” - ông Ph. nói. Ông Ph. cũng đưa ra một số giấy tờ được cho là những chứng từ việc chuyển tiền cho bà P. trước đây.

    “Năm 1987 mẹ tôi mất, chị tôi 41 tuổi vẫn chưa có chồng con và có ư định xin con nuôi. Lúc này gia đ́nh cũng đă có nhiều cháu nhưng chị tôi nói nuôi cháu, mốt lớn nó cũng về với mẹ nó. Thôi th́ con lạc loài mới là con ḿnh. Từ đó, chị xin một em bé cha mẹ bỏ rơi trong BV Hùng Vương” - ông Ph. kể tiếp.

    Bà P. làm bún đến năm 2007 th́ nghỉ. Những mảnh đất trước đây làm sân phơi, bà cho thuê làm nhà xưởng, kho băi. Hiện giờ tại đây, một người chị vẫn theo nghề với thương hiệu Bún Long Phụng.

    Chết không di chúc

    Tháng 3/2011, bà P. đột ngột qua đời, không rơ bệnh, không di chúc. Con nuôi là L. (sinh năm 1987) là người thừa kế duy nhất của bà đang du học tại Đức. Hai người giúp việc tại nhà đă báo tin cho ông Ph.

    Khi bà P. chết, căn pḥng của bà bị khóa. Trước sự chứng kiến của Thừa phát lại quận B́nh Thạnh, được sự đồng ư của các bên, anh trai bà P. đă mở khóa cửa ngoài, mở niêm phong cửa trong để vào pḥng chứa két sắt. Trong căn pḥng này, ngoài két sắt, c̣n có một số giấy tờ, hồ sơ để trên giường. Tài sản kiểm kê thu được 100 lượng vàng, tiền mặt VNĐ và 1 triệu USD, nhiều kim cương, 17 cuốn sổ tiết kiệm (trong đó có nhiều sổ ghi số tiền hàng chục tỉ đồng).

    Ngoài khối tài sản này phải đếm trong nhiều ngày mới xong, hồ sơ thể hiện bà P. c̣n đứng tên chủ quyền nhiều nhà xưởng, đất đai ở quận Tân Phú (TP.HCM), tỉnh B́nh Dương, Tây Ninh... “Không ai trong gia đ́nh biết chị có khối tài sản lớn vậy” - ông Ph. kể. Toàn bộ tài sản này được để vào két sắt, niêm phong và ch́a khóa pḥng chứa két được giao cho thừa phát lại tạm giữ.

    “Chúng tôi không tranh chấp thừa kế, chỉ đ̣i lại phần chúng tôi đă đóng góp trong khối di sản mà chị tôi để lại. Theo thông tin trên báo chí th́ văn pḥng thừa phát lại nhắc lại lời cháu tôi là nếu được thừa hưởng khối tài sản của mẹ, cháu sẽ để lại toàn bộ cho Tổ chức UNICEF Việt Nam. Nếu thực sự vậy, toàn bộ gia tộc và tôi cam đoan không tranh chấp và sẽ hết ḷng ủng hộ nghĩa cử của cháu” - khẳng định của ông Ph., người đang tranh chấp khối di sản khổng lồ mà bà P. để lại.

    (theo Pháp luật TPHCM)

  5. #55
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Một câu chuyện về thiện tính của con người

    - Đoàn Dự ghi chép





    Nước mắt của bà mẹ trẻ
    Suốt 6 tháng, Thạch Thị Phương đă gơ cửa khắp nơi để mong t́m lại được đứa con gái nhưng vô vọng.
    Lá thư của Thạch Thị Phương gửi công an phường An Lạc (tức khu Bến xe miền Tây, quận B́nh Tân, Sài G̣n) để kêu cứu đă khiến báo chí t́m gặp Phương. Ở cuối lá đơn, Phương viết: “Kính mong cơ quan công an điều tra giùm v́ những điều tôi nói đều là sự thật, mong quư cơ quan giúp đỡ để tôi sớm gặp lại được con. Xin hăy tha thứ cho vợ chồng tôi, do c̣n trẻ tuổi nên v́ dại dột mà chúng tôi gây ra hậu quả này”.
    Thạch Thị Phương sinh năm 1989 (năm nay 23 tuổi, quê tại ấp Tham Chu, xă Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) là chị gái lớn trong gia đ́nh có 4 chị em. Cha mẹ ở quê, ngoài cái cḥi tranh rách nát th́ không c̣n tài sản ǵ đáng giá. Năm 2003, 14 tuổi, Phương được người quen giới thiệu lên Sài G̣n làm người giúp việc cho một gia đ́nh ở Sài G̣n. Phương lên Sài G̣n, mỗi tháng lănh được bao nhiêu tiền công đều gởi cả về cho bố mẹ. Năm 2010, Phương gặp Thạch Nhanh.


    Thạch Nhanh quê ở Bạc Liêu, lên Sài G̣n kiếm sống bằng nghề phu hồ.
    Được hỏi làm sao có dịp gặp gỡ, quen biết Thạch Nhanh khi em ở suốt ngày trong gia đ́nh nhà chủ? Phương trả lời rằng em có đứa em gái kế lên Sài G̣n làm công nhân. Cô này yêu thương một thanh niên cũng là công nhân, làm cùng công ty, ở cùng trong dăy nhà trọ. Hai đứa dọn đến sống chung với nhau, có một đứa con. Đă nghèo th́ chớ, lại thêm đứa con, anh chàng công nhân đâm ra thay đổi tánh nết, suốt ngày hành hung vợ. May có Thạch Nhanh trọ ở căn bên cạnh, cứ hễ hai vợ chồng gây lộn th́ Nhanh lại sang khuyên nhủ, bảo ban như một người anh nên t́nh trạng cũng đỡ. Thạch Nhanh tánh t́nh hiền lành, tốt bụng, rất quư trẻ con, cuối tuần được lănh lương thế nào cũng mua cho con của vợ chồng em gái Phương dăm ba chiếc kẹo hay món đồ chơi ít tiền; nên mặc dầu chồng của em gái Phương cũng bằng tuổi Thạch Nhanh song đối với Thạch Nhanh cũng có đôi chút thân thiết. Về phần em gái Phương th́ rất quư mến “người anh cùng quê” này (Vĩnh Châu trước thuộc Bạc Liêu, cách đây mấy năm mới cắt sang Sóc Trăng. Nhà Thạch Thị Phương ở Vĩnh Châu, như vậy “trước đây” cùng quê với Thạch Nhanh). Mỗi lần Phương tới thăm em gái lại được nghe cô này hết lời ca ngợi Nhanh khiến Phương đâm ra có cảm t́nh với Thạch Nhanh. C̣n Nhanh, hễ Phương tới th́ qua ngồi cả tiếng đồng hồ, im lặng, không nói năng ǵ cả nhưng xem ra cũng mê Phương lắm. Thấy Nhanh trông “được”, da ngăm ngăm đen theo kiểu người gốc Khmer nhưng béo tốt, khỏe mạnh như con trâu đất, Phương rất vừa ư, bèn nhờ em gái ngỏ lời giùm rồi thỉnh thoảng đến sống với Nhanh. Quen nhau được hơn một năm th́ Phương... có thai, bèn xin nghỉ việc tại nhà chủ, dọn đồ tới ở luôn với Nhanh, hai đứa thành vợ thành chồng không cần cưới hỏi và Phương kiếm ăn phụ với Nhanh bằng việc đi bán vé số. Bụng Phương ngày càng lớn, không đi bán vé số được nữa nên ở nhà nấu cơm cho chồng, mọi thứ trong gia đ́nh đều trông chờ vào tiền công phụ hồ của Nhanh, mỗi tuần được 980 ngàn đồng, tức mỗi ngày được 140 ngàn (khoảng 7 Mỹ kim).
    Giữa lúc đó chẳng may Thạch Nhanh bị tai nạn giao thông. Không có tiền nằm bệnh viện nên phải về nhà nhờ thầy lang chữa bằng thuốc Nam. Lúc tạm b́nh phục, một bên chân của Thạch Nhanh bị yếu, đi tập tễnh, gương mặt biến dạng do vỡ xương g̣ má phải. Thạch Nhanh và Phương phải vay mượn chỗ này một chút, chỗ kia một chút để có tiền ăn hằng ngày. Tính ra, vợ chồng Thạch Nhanh c̣n mắc nợ hơn 2 triệu đồng và tiền nhà cũng chưa trả được.
    Cuối tháng đó, Phương chuyển dạ đẻ. Thạch Nhanh đă tạm đi lại được nên quưnh quíu chở xe đạp đưa vợ vào Bệnh viện Hùng Vương, Chợ Lớn, trong khi túi rỗng tuếch chẳng có một đồng. Bác sĩ chẩn đoán Phương sẽ sinh khó, phải mổ lấy thai ra. Phương và Nhanh nghe bác sĩ nói, tái mặt, bởi v́ cả hai đều không có tiền, ngay cả tiền nợ và tiền nhà trọ cũng chưa trả được huống chi tiền mổ và các thứ viện phí tốn kém khác.
    Phương nằm trong pḥng sanh mà lo ngay ngáy, c̣n Nhanh th́ tập tễnh đến các chỗ thân quen, gơ cửa mượn tiền. Có người chỉ cho Thạch Nhanh xuống t́m người đàn ông chạy xe ôm ở khu vực Bến xe miền Tây, đưa Chứng minh nhân dân và sổ tạm trú, vay “nóng” với lăi suất cao th́ ông ta sẽ cho mượn. Được lời như cởi tấc ḷng, Thạch Nhanh vội vă đến Bến xe miền Tây t́m người đàn ông xe ôm.
    Sau khi nghe Thạch Nhanh tŕnh bày mọi chuyện, ông xe ôm gật đầu: “Được, anh đồng ư cho chú vay 800 ngàn đồng với tiền lời 10%, tức 80 ngàn đồng/tháng. Nhưng anh có quen mấy chỗ người ta đang muốn xin con nuôi, nếu chú đồng ư cho con, người ta sẽ giúp vợ chồng chú một số tiền kha khá làm vốn sanh sống chớ 800 ngàn anh cho mượn th́ hơi ít, chưa chắc đă đủ tiền viện phí và tiền mổ đâu. Anh chỉ có bấy nhiêu là nhiều lắm rồi, không thể có hơn”. Cầm 800 ngàn đồng của người đàn ông, Thạch Nhanh trả lời rằng chuyện cho con th́ sẽ về bệnh viện bàn với vợ chứ ḿnh không dám quyết định.
    Có 800 ngàn đồng trong tay, vợ chồng Phương cũng hơi yên tâm, bèn đóng trước 600 ngàn đồng, c̣n lại 200 ngàn đồng để mua sắm tă lót, b́nh sữa và các thứ lặt vặt. Ca mổ lấy thai diễn ra tốt đẹp, bé gái con Phương nặng 3.2kg. Các sản phụ nằm cùng pḥng với Phương đều tấm tắc khen con bé có nước da trắng giống mẹ mặc dầu họ biết Phương họ Thạch, lại sinh ở Sóc Trăng th́ chắc thuộc gốc Khmer. Người Khmer đa số đều da ngăm ngăm đen nhưng đôi khi cũng có người da trắng, nhất là đối với những người gốc “lai”, ngày trước kêu là “đầu gà đít vịt”, pha trộn giữa Khmer và người Hoa. Phương nghe họ khen tuy mừng nhưng ḷng ngổn ngang trăm mối, không biết sẽ lo cho con như thế nào, bởi v́ ngay trong cuộc sống, hai vợ chồng cũng c̣n nợ nần huống chi có thêm đứa con gái bé bỏng.
    Thạch Nhanh kể cho Phương nghe lời người đàn ông chạy xe ôm về chuyện cho con. Phương im lặng không trả lời và Thạch Nhanh cũng không dám có ư kiến.
    Ba hôm sau, bệnh viện giục đóng thêm tiền, Phương vẫn chưa có. “Cô phải đóng trước 3 triệu, đă đóng 600 ngàn, c̣n 2 triệu 400 ngàn, thừa thiếu bao nhiêu lúc xuất viện pḥng tài chánh sẽ trả lại. Nếu cô chưa đóng, sẽ không được phép ra khỏi pḥng và phải nộp giấy Chứng minh nhân dân với sổ hộ khẩu”. Phương cho biết Chứng minh nhân dân đă đưa cho người ta để mượn tiền c̣n sổ hộ khẩu th́ chưa có, có sổ tạm trú nhưng cũng giao cho người ta rồi, bây giờ trong túi không có đồng nào. “Hừ, có hơn 2 triệu bạc chứ nhiều nhặn ǵ mà cũng không có!”. Đối với người khác th́ hơn 2 triệu có thể không khó, nhưng đối với vợ chồng Phương, đó là một số tiền lớn không kiếm đâu ra.
    Nội một ngày mà pḥng hành chánh cho người xuống giục tới hai ba lần. Phương rất mắc cỡ với các sản phụ khác trong pḥng song cũng không biết làm thế nào. Chỉ c̣n cách bỏ con đấy rồi trốn như nhiều người nghèo quá đă làm, nhưng Phương mới mổ được 3 ngày, đi cũng c̣n đau lấy sức đâu mà trốn. Hơn nữa bệnh viện cũng quá hiểu trường hợp những người nghèo thiếu tiền đóng viện phí, họ có thể bỏ con lại, trốn mất nên các cô y tá được lệnh đề pḥng rất kỹ, vợ chồng Phương muốn trốn cũng không phải dễ.
    Cùng quá, Phương đành bàn với chồng: “Thôi th́ anh chịu khó xuống Bến xe miền Tây kiếm ông xe ôm, nhờ ổng nói với người ta là ḿnh đang cần tiền, ḿnh giao con bé cho người ta nhưng xin 10 triệu đồng, bao giờ có tiền ḿnh sẽ chuộc lại. Ngoài ra khi nào em nhớ con quá, họ cũng cho phép anh chở em tới nhà người ta thăm con. Nếu được như vậy th́ ḿnh sẽ giao con cho họ”.
    Đă cho là cho, không cho th́ thôi, những người xin con nuôi ít khi muốn cho bố mẹ ruột của nó biết địa chỉ để đến thăm hoặc “khi nào có tiền th́ xin chuộc lại”. Vợ chồng người chủ quen với ông xe ôm không đồng ư hai điều kiện do Phương đưa ra mặc dầu họ sẵn sàng trả 10 triệu đồng theo Phương đề nghị. C̣n ông xe ôm th́ khác, vốn quen làm “c̣” chuyện nọ chuyện kia và cho người nghèo vay lăi, ông biết nếu chuyện xong xuôi, nhà chủ sẽ đưa cho ông 10 triệu đồng để trao cho vợ chồng Phương, ông sẽ được ăn vào đấy ít nhất là 3 triệu đồng, ấy là chưa kể ông sẽ trừ số nợ 800 ngàn đồng cộng với tiền lời 80 ngàn đồng một cách dễ dàng. Bởi vậy nên ông giải thích rằng theo ông hiểu, vợ chồng Thạch Nhanh rất nghèo, lại ở dưới quê măi tận Sóc Trăng, sẽ chẳng bao giờ có tới10 triệu đồng để chuộc lại con, c̣n việc Phương xin thỉnh thoảng đến thăm con, việc đó nếu ông không cho biết địa chỉ th́ làm sao Phương đến thăm được. Vợ chồng người chủ tin ông xe ôm nên bằng ḷng, họ không có con, đang muốn xin được một đứa trẻ.
    Vợ ông xe ôm làm bộ đến thăm, ẵm con bé trong khi ông xe ôm dẫn Thạch Nhanh xuống thanh toán nốt tiền viện phí, rồi cùng vợ chồng Phương xuất viện. Ba người với đứa trẻ đi xe taxi c̣n ông xe ôm th́ chạy xe Honda theo sau, họ đi về phía An Lạc.
    Tới công viên Phú Lâm, ông xe ôm ra hiệu cho xe taxi ngừng lại, dựng xe Honda, bước tới trả tiền xe taxi giùm rồi trao cho vợ chồng Phương số tiền c̣n lại: “Đây là số tiền anh đă trừ tiền viện phí; tiền cô chú vay trước 800 ngàn đồng th́ anh chỉ tính có nửa tháng tức 40 ngàn đồng lời; tiền công môi giới chạy tới chạy lui anh xin cô chú 3 triệu đồng, tổng cộng là 6 triệu 240 ngàn đồng. C̣n lại 3 triệu 760 ngàn, anh đưa đủ không thiếu một đồng, cô chú đếm lại đi”. Phương không thiết đếm. “Bán” đứa con đứt ruột đẻ ra, trừ các thứ chi phí, c̣n lại được hơn 3 triệu đồng, số tiền này sẽ dùng để trả tiền nhà, cô không c̣n ḷng dạ nào đếm lại để biết ông ta đưa đủ hay thiếu.
    Ông xe ôm nhét xấp tiền vào túi áo Thạch Nhanh, xách chiếc giỏ đựng b́nh sữa và các món đồ của trẻ sơ sinh treo lên phía đằng trước, bảo vợ ngồi lên xe, lấy khăn che cho đứa nhỏ rồi đi. Phương ngơ ngẩn nh́n theo như người mất hồn. H́nh như chợt nhớ ra chuyện ǵ, cô kêu lên: “Chết rồi, quên không hỏi địa chỉ nhà người xin con ḿnh”. Thạch Nhanh nói: “Anh hỏi kỹ rồi, ổng nói khi nào muốn tới thăm th́ ra Bến xe miền Tây kiếm ổng, ổng sẽ dẫn đi”. Phương hơi yên tâm: “Vậy th́ được”.
    Hai hôm sau, nhớ con quá, mà sữa cũng căng rất nhức nhối, hằng ngày phải vắt, Phương mơ ước được cho con bú. Cô ra Bến xe miền Tây kiếm ông xe ôm. Ông ta vui vẻ chở đi nhưng làm bộ t́m không thấy số nhà: “Kỳ há, họ cho địa chỉ đàng hoàng mà sao kiếm hổng thấy?”. “Vậy những lần chú tới th́ nhà họ ở đâu?”. “Họ đâu có cho biết nhà, toàn hẹn gặp nhau ở quán cà phê đầu đường không hà”. Tới quán cà phê hỏi cũng không ai biết, tất cả đều nói nội khu này không thấy ai xin đứa bé sơ sinh về nuôi.
    Phương thất vọng, nhớ con, đêm nào cũng khóc. C̣n Thạch Nhanh th́ lẳng lặng không nói một tiếng nào cả, nét mặt buồn so. Người gốc Khmer vẫn vậy, họ rất ít nói, khi nào đau khổ chỉ im lặng, lầm lũi như rán chịu đựng một ḿnh.

    Cần 15 triệu để chuộc lại con
    Phương nhớ con da diết. Chủ nhà trọ báo tăng giá tiền cho thuê nhà, Phương lo lắng nên nén đau đớn, đi xin việc làm ở đường Bành Văn Trân quận Tân Phú. Sợ chuyện có chồng con làm trở ngại khi đi xin việc, Phương nói dối với vợ chồng chủ nhà là ḿnh c̣n độc thân. Phương ở luôn tại nhà chủ, Thạch Nhanh ở tại công tŕnh đang xây dựng thuộc quận 6. Chân Thạch Nhanh tập tễnh không c̣n sức trộn hồ, khuân gạch được nữa nên chủ đổi qua cho làm bảo vệ, trông coi, canh gác công trường cả ban ngày lẫn ban đêm. Hằng tuần thay đổi nhau được nghỉ ngày chủ nhật, cứ hễ được nghỉ là Thạch Nhanh đạp xe xuống đường Bành Văn Trân thăm vợ. Lần nào Nhanh tới Phương cũng bắt chồng chở xe đạp xuống khu Phú Lâm, nơi mà Phương nghĩ là sẽ gặp được đứa con gái bé bỏng. Lần nào đi không cũng lại về không, Phương không có cách chi t́m được địa chỉ mà ông xe ôm đă nói. Những lúc nhớ con đến quay quắt, tự nhiên Phương nghĩ ra việc tới sạp báo coi địa chỉ của các ṭa soạn - nhất là ṭa soạn báo Phụ Nữ ở đường Lư Chính Thắng - rồi đến đấy tŕnh bày, nhờ người ta chỉ dẫn cách t́m lại con.
    Báo Phụ Nữ góp ư với Phương là nên làm đơn gửi công an phường An Lạc quận B́nh Tân. Một phóng viên hăng hái làm đơn giùm, đồng thời viết bài, đăng tin về việc vợ chồng Phương nghèo quá cho con, bây giờ tha thiết muốn t́m lại con.
    Báo Phụ Nữ đăng lên, các báo khác đăng theo. Công an phường An Lạc nhận được đơn của Phương, câu chuyện trở thành rầm rộ, bắt buộc họ phải mời Phương đến, hỏi chi tiết để can thiệp. Ngày 3/5/2012, họ mời ông xe ôm tới làm việc. Trước mặt công an, ông xe ôm không giấu giếm được nữa, đành phải nói thật là ông biết nơi ở của vợ chồng người xin đứa trẻ nhưng không nhớ rơ số nhà, vậy để chiều tối người chồng đi làm về, ông sẽ đến liên lạc xem người ta trả lời thế nào rồi sẽ dẫn công an tới gặp họ.
    Hôm sau, Phương đang làm việc tại nhà chủ th́ nhận được điện thoại của công an, báo tin rằng ông xe ôm cho biết vợ chồng người xin đứa con của Phương đ̣i Phương phải trả cho họ 15 triệu đồng.
    Kể ra, nuôi một đứa trẻ sơ sinh, coi nó như con ruột suốt 6 tháng trời, họ đ̣i 15 triệu đồng (tức khoảng 750 Mỹ kim) th́ cũng không có ǵ là quá đáng bởi v́ trước đây đă trả cho vợ chồng Phương 10 triệu đồng rồi, chỉ tại vợ chồng Phương nghèo quá mà thôi.
    Nhận được tin phải có 15 triệu để chuộc lại con, Phương vừa mừng vừa lo. Mừng v́ đă có thể t́m lại đứa con, nhưng lo v́ kiếm đâu ra 15 triệu đồng bây giờ?
    Bí quá, Phương đành gọi điện thoại về Vĩnh Châu cho mẹ. Mẹ Phương bảo: “Tía má có cái nhà nát nầy bán chưa chắc đă được 10 triệu đồng. Nếu có người mua, má sẽ bán ngay lập tức rồi gởi tiền lên cho con, c̣n thiếu bao nhiêu vợ chồng con rán kiếm thêm cho đủ đặng chuộc cháu về kẻo tội nghiệp nó nghe con!”.
    Các phóng viên hỏi Phương: “Giả thử má em bán được nhà th́ tía má em sẽ ở đâu?”. “Dạ, con cũng không hiểu. Chắc lúc ấy con sẽ đưa má con lên Sài G̣n mướn nhà ở tạm. Ở dưới Vĩnh Châu má con đang trông nom con cho đứa em kế, bây giờ đem nó lên Sài G̣n trông coi thêm con của con cũng được”. “Thế c̣n tía em?”. “Dạ thưa tía con năm nay ngoài 60 tuổi, cứ ở tạm dưới quê, đi tưới ớt mướn cho người ta th́ ở đỡ tại nhà chủ, từ từ rồi con sẽ tính tiếp”. Phương trả lời như thế, sau đó lại hỏi: “Các chú nghĩ họ có thể thư thư cho con ít lâu đặng chờ má con bán được nhà hay không? Bán nhà phải có thời gian, con sợ lỡ họ hổng bằng ḷng, đem con của con đi đâu mất th́ chắc con chết quá!”. Phóng viên trả lời: “Các chú cũng không hiểu, phải chờ xem công an giải quyết thế nào chứ ḿnh không tính trước được”. Ngoài ra, một việc Phương rất áy náy là không hiểu vợ chồng người chủ đang thuê Phương giúp việc có thông cảm hay lại nghĩ là Phương nói dối họ là chưa có chồng con, nếu họ không mướn nữa th́ dù có đ̣i được con Phương không biết phải làm ǵ để nuôi con. Các phóng viên an ủi Phương rằng không ai lại trách Phương về chuyện đó, cuộc đời c̣n có rất nhiều người tốt.

    Tấm ḷng của độc giả
    Ngay sau khi biết tin về việc nghèo quá phải bán con của vợ chồng Thạch Thị Phương, độc giả báo Phụ Nữ và các báo khác, kẻ ít người nhiều gửi tiền tới giúp đỡ để vợ chồng Phương có phương tiện chuộc lại con. Thạch Thị Phương cho biết số tiền tổng cộng do các ṭa báo trao, Phương đă nhận được lên tới 26 triệu 550 ngàn đồng. Riêng ông chủ doanh nghiệp Vơng xếp Duy Lợi, đích thân t́m tới chỗ ở của vợ chồng Phương, giúp 5 triệu đồng và nói, chuộc được bé xong, nếu vợ chồng Phương có nhu cầu, ông sẽ nhận cả hai vợ chồng vào làm trong công ty của ông để có thu nhập kha khá chăm sóc cho bé. Có một nữ độc giả ở quận 8 đă gọi điện thoại đến báo Phụ Nữ hỏi thăm địa chỉ và số điện thoại của Phương, đến tặng vợ chồng Phương 7 triệu đồng. Một vị độc giả lớn tuổi đă về hưu, ăn mặc xuềnh xoàng, đến tặng 700 ngàn đồng nhưng nhất định không cho biết tên. Thương nhất là một độc giả đi chiếc xe gắn máy cọc cạch, đến tặng 50 ngàn đồng: “Tui cũng nghèo, chỉ giúp được bây nhiêu...” rồi chạy xe đi luôn. Một độc giả khác ở B́nh Dương th́ nhờ con gái đang làm việc tại Sài G̣n đem đến giúp vợ chồng Phương 2 triệu đồng. Và c̣n nhiều trường hợp khác, số tiền đưa tay như vậy lên tới 22 triệu 150 ngàn đồng, ấy là chưa kể 26 triệu 550 ngàn đồng độc giả gửi tới các ṭa soạn như đă kể trên. Nói tóm lại, độc giả đă giúp vợ chồng Phương tổng cộng là 48 triệu 700 ngàn đồng (tương đương với non 2.400 Mỹ kim).
    Ngày 10/5/2012, tức là chỉ sau một tuần lễ kể từ ngày các báo đăng tin và vợ chồng Thạch Thị Phương được độc giả giúp đỡ, mẹ con Thạch Thị Phương đă được đoàn tụ. Buổi sáng lúc vợ chồng Phương đến nhận con về, phóng viên các báo và nhiều người khác cũng đi theo chứng kiến. Con bé có đôi mắt giống cha và gương mặt mang nhiều nét giống mẹ. Phương ôm con trong ḷng, ánh mắt ngập tràn hạnh phúc. Dường như cảm nhận được t́nh mẫu tử, con bé liên tục đưa tay sờ mặt mẹ. Nh́n cảnh đó, mọi người hết sức cảm động.



    Đặc biệt, gia đ́nh xin con của Phương từ chối, không nhận số tiền 15 triệu đồng. Họ nói thật rằng họ rất cưng con bé nên làm bộ đ̣i 15 triệu để vợ chồng Phương không có phương tiện đ̣i lại con chứ gia đ́nh họ cũng có bát ăn bát để, không cần lấy 15 triệu của Phương làm ǵ, nay họ “tặng lại” vợ chồng Phương để hai người lo chăm sóc cho bé, không để bé phải thiếu thốn, lớn lên bé được đi học.
    Mọi việc đă diễn ra dễ dàng, tốt đẹp mà ngay chính vợ chồng Thạch Thị Phương cũng không thể tưởng tượng nổi. Bế đứa con trong tay, Phương nói: “Nhờ có báo chí đăng tin, quư vị độc giả thương xót, cho tiền, con mới lại được ẵm con của con như thế này, vợ chồng con biết ơn các cô các chú và quư vị độc giả không để đâu cho hết”. Một phóng viên hỏi: “Có tiền rồi, tới mấy chục triệu lận, vợ chồng em sẽ nuôi con như thế nào?”. Phương cười ngỏn ngoẻn: “Dạ, tụi con lo trả nợ hơn 2 triệu đồng và đóng tiền nhà hai tháng hết 3 triệu đồng trước đă. Sau đó con kêu má con đem con nhỏ con của em gái con lên, má con sẽ nuôi hai đứa cùng một lúc đặng tụi con đi mần”. “Thạch Nhanh vẫn làm bảo vệ trong công ty xây dựng, c̣n Phương th́ giúp việc nhà?”. “Dạ”. “Thế c̣n ông Duy Lợi nói sẽ cho vợ chồng em làm trong xí nghiệp Vơng xếp của ông ấy th́ sao?”. Thạch Thị Phương lại cười: “Dạ, nếu được như vậy th́ may mắn nhứt, để chồng con sẽ xin với ổng sau”.

  6. #56
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Vào hè

    - Saigon cô nương





    Mùa hè chính thức vào tháng 6 và kéo dài hai tháng rưỡi. Mùa hè co lại một chút không phải ba tháng nữa, do học sinh được nghỉ tết kéo dài nửa tháng thay v́ một tuần như trước kia.
    Thật ra mùa hè đă chớm từ giữa tháng 5 v́ khi đó học sinh đă thi xong học kỳ II, nửa tháng c̣n lại để giáo viên làm điểm, vào sổ sách và dạy nốt các bài cuối c̣n lại trong chương tŕnh. Thi xong th́ đâu có ai muốn học nữa nên những buổi đến trường cuối niên khóa này có không khí chợ chiều lắm.
    Thật ra, đối với hầu hết học sinh, khoảng thời gian đầu hè ngắn ngủi này mới thực sự là hè. Học sinh lớn bé rủ nhau thành nhóm đi chơi. Lớn đi lên núi xuống biển, vừa vừa đi xi nê, công viên, nhỏ nhỏ vào dạo... siêu thị hay tiệm sách không phải để mua sắm mà là hóng mát máy lạnh!
    Cuộc chia tay tưng bừng không kéo dài lâu v́ khi hè thực sự đến th́ cũng là lúc vào “học kỳ III”. Các lớp hè rầm rộ khai trương nhất loạt, giáo viên tấp nập đi dạy và học sinh tấp nập đi học. Làm ǵ có mùa hè vui chơi. Chuyện đó chỉ nằm trong lư thuyết, nằm trong các bài văn mẫu tả cảnh thôi. Nếu các lớp Văn, Toán, Lư, Hóa, Anh... chưa đủ th́ học thêm bơi lội, nhạc, vẽ... không bổ bề dọc cũng bổ bề ngang! Phụ huynh bận đi làm, rất sợ con cái rảnh rang chẳng biết chúng làm ǵ ở nhà nên tốt hơn hết là đẩy tiếp vào các lớp để trám hết th́ giờ.
    Đa số lớp hè cũng chừa thời gian vào hè khoảng nửa tuần này cho học sinh nghỉ xả hơi một chút nhưng nhiều lớp đă nhanh chóng chiêu sinh. Bởi nếu chậm chân, lũ học sinh lại ghi danh ở một lớp khác mà không phải lớp này th́ mất mối, nhất là các học sinh sắp thi cử.
    Một học sinh vừa học xong lớp 8, định dành một tháng đi chơi. Tuy nhiên mới đặt chỗ ở công ty du lịch cho chuyến du ngoạn Đà Lạt bốn ngày trốn nóng gay gắt của Saigon th́ bạn bè điện thoại tới tấp cho biết lớp học thêm sẽ nhập học từ cuối tháng 5. Tức là các trung tâm dạy ngay rất sớm từ đầu hè để có rộng thời gian luyện gà chọi vào lớp 10 năm tới. Đó là một kỳ thi có người ví von cũng gay cấn, khổ luyện không kém kỳ thi đại học!!!
    Ai cũng chăm chăm vào trường công. Vài trường thuộc nhóm đầu dành cho học sinh xuất sắc. Nhóm đầu như Nguyễn Thị Minh Khai, Trưng Vương, Bùi Thị Xuân... c̣n kẹt lắm th́ “phải” vào nhóm 2 điểm kém hơn, chứ tính toán không kỹ cuối cùng không chen chân được vào trường nào, phải ghi danh trường tư học phí cao. Mặc dù trường tư cũng khe khắt, dạy giỏi không kém nhưng đa số dành cho học sinh nội trú từ tỉnh lên hoặc cha mẹ bận làm ăn xa.
    Học sinh bỏ hết dự định du lịch, các chuyến thăm viện dưỡng lăo, trại mồ côi, bỏ hết các lớp đánh cờ, ngoại ngữ... để nhảy vào các trung tâm, các ḷ luyện tập trung sức chiến đấu cho thi cử.
    Trung tâm luyện thi chất lượng cao, chứ không phải chất lượng b́nh thường, chỉ nhận ghi danh từ đầu khóa. Học sinh đến trễ khi lớp đă học rồi đành tiu nghỉu về kiếm chỗ khác học, v́ để “bảo đảm chất lượng” và giữ thương hiệu, trường dứt khoát đóng sổ chứ không nhận học sinh lai rai...
    Học sinh đang học lớp 11 c̣n căng thẳng hơn nữa v́ sẽ phải trải qua hai kỳ thi liền nhau: Thi tốt nghiệp phổ thông và thi đại học. V́ thế, cuối tháng 6 đă vào chương tŕnh lớp 12. Năm tới niên học sẽ kết thúc sớm hơn các lớp khác để lấy thời gian luyện thi đại học. Thi và thi... Con đường học hành toàn thi cử gian truân. Bởi vậy không lạ khi cứ đến mùa thi là các pḥng tư vấn tâm lư, bác sĩ tâm thần đâm ra đắt khách.
    Mạnh ai nấy tiên đoán để ghi danh thi đại học, không phải vào trường đúng sở thích, v́ chỉ có số ít học sinh xuất sắc mới chọn vào trường đúng sở thích, c̣n lại hầu hết học sinh chỉ ráng chọn trường nào có điểm đậu thấp, hoặc môn ít người thi, để dễ lọt vào. Học môn nào cũng được miễn qua được cánh cổng vũ môn quá hẹp.
    Mặc dù được tiên đoán Kinh tế vẫn đang là ngành thời thượng “nhất Kinh (tế) , nh́ Y”. Ai cũng ưa Tài chánh, Tín dụng, Ngân hàng... ra làm những công việc có dính dáng đến tiền bạc nhưng những ngành này băo ḥa rồi. Chứng khoán đi xuống, ngân hàng th́ sát nhập, dư người... nên Kinh tế rất dễ thất nghiệp.
    Nhà anh Thạch có con năm nay thi vào đại học. C̣n hai tháng nữa mới thi tuyển vào khối đại học, cao đẳng. Anh Thạch bỏ hết công ăn việc làm để o bế con gà ṇi. Sáng đi làm trễ chút xíu (khoảng gần tiếng đồng hồ) để chở con luyện thi môn Toán ở quận Tân Phú, chiều về sớm hơn (cũng khoảng một tiếng thôi) đến nhà cô Vật lư ở G̣ Vấp, 10 giờ tối đứng ngáp chờ trước cửa trung tâm luyện thi cấp tốc môn Sinh ở quận 6... Cha mẹ lo lắng dốc hết công sức, kỳ vọng vào con. Áp lực mạnh dồn đến nỗi khi vận may không đến, có học sinh tuyệt vọng tự tử, t́m đến cái chết tức tưởi.
    Đó là trường hợp của những gia đ́nh khá. Miền quê, tỉnh xa... những học sinh nhà nghèo và chưa đến năm thi xoay ra t́m việc làm kiếm thêm để phần nào trang trải học phí cho niên học mới. Lũ tṛ nhỏ độc quyền bán vé số v́ chỉ cần đi bộ lân la chứ không đ̣i hỏi sức lực, khéo tay. Vào mùa hè, đi đâu trong thành phố cũng thấy những đứa bé nhỏ xíu, đen nhẻm, gầy g̣ với ánh mắt rụt rè ch́a xấp vé số. Học sinh lớn hơn đi làm mọi công việc: bóc vỏ tôm, đăi quặng, phụ việc hàng quán, phụ hồ... Cho nên vài năm nữa, nếu không c̣n sức theo đuổi việc học, lũ học sinh này đă quen thuộc lắm với đời sống bôn ba, lăn ngay vào cuộc mưu sinh với đủ thứ nghề vất vả nặng nhọc tha hương...
    Ai cũng kêu mùa hè năm nay nóng hơn năm trước. Mỗi năm mỗi nóng hơn. Càng ngày thời tiết càng nóng. Đáng lẽ mưa mang lại mát mẻ nhưng khi cơn mưa vừa dứt, trời lại oi bức ngay.
    Lư do theo khoa học là sự nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Cứ nh́n ngay trước mắt, nhà cửa san sát, các ṭa nhà cao tầng thi đua mọc lên toàn cửa kính, bê tông... không một bóng cây, ngọn cỏ. Kênh rạch nếu không ô nhiễm, đặc lừ bốc mùi hôi th́ cũng bị lấp đi, đặt cống hộp, nhường chỗ xây nhà...
    Nóng quá thể là nóng. Ngồi dưới cánh quạt trần mà người vẫn ướt đẫm mồ hôi. Buổi trưa, buổi tối cả gia đ́nh nằm lăn dưới đất mặc dù bác sĩ đă cảnh báo ngủ đất có thể bị đột quỵ. Ba cái quạt chạy hết số tỏa ra làn gió khô rang. Và thêm một cái quạt dự pḥng, cái nào hỏng th́ thế vào ngay. Sáng dậy ai nấy váng vất, mệt mỏi v́ gió quạt lùa mạnh thẳng vào người.
    Ông Hoài là Việt kiều về Việt Nam định cư hẳn. Mặc dù vốn ở vùng cũng không lạnh cóng lắm nhưng ông cũng không chịu nổi cái nóng vào hè. Từ phi trường về nhà, ông ở trong pḥng máy lạnh suốt cả tuần, sáng sớm và chiều tối bớt nắng, có gió phe phẩy, ông mới lần ra ngoài hiên để quen dần cái nóng ở quê hương nhiệt đới.
    Bà Minh đi họp bạn đồng môn thời trung học, gặp lại cô bạn thân sau ba mươi lăm năm. Cả ngày trời nghe cô bạn tả cảnh xứ người sáng dậy sớm xúc tuyết phủ kín xe hơi, cày một ngày ba job, vợ chồng cả ngày không nh́n thấy mặt nhau... Thấm thía câu “thiên đường ở đâu xa, thiên đường ở ngay trong nhà ta”. Bà quyết định gom chén hụi mười lăm triệu sửa lại pḥng ngủ, gắn cái máy lạnh cho cả nhà nằm ngủ một giấc ngon lành tới sáng.
    Đă nóng c̣n thiếu nước. Nguyên con hẻm không biết v́ cuối đường ống nước hay ống chính bị bể mà nước chảy rất yếu, đến hai giờ sáng nước bắt đầu mạnh hơn. Nhà nhà lục tục bật đèn canh hứng gịng nước ti tỉ vào các xô, chậu, nồi, gáo... đến ba giờ nước ngừng, lại tiếp tục đi ngủ.
    Khắp nơi lại nhan nhản hàng nước sâm, nước mát... nhưng dù pha đường và hương liệu mua từ chợ Kim Biên th́ các xe nước ngoài đường cũng không đắt khách như mọi năm. Một ly nước mát giá bốn, năm ngàn so với hai, ba ngàn trước kia khiến người mua cũng chùn tay trong cơn băo giá.
    Một phần người ta cũng ngại ăn uống ngoài đường khi ngày nào cũng có các vụ thực phẩm nhiễm độc bị khui ra.
    Sợ quá, Công ty THT chuyên sản xuất nước đóng chai nhăn hiệu Dr. Thanh, C2, Trà xanh... có kho chứa nguyên liệu quá đát, chai nước bị kết tủa sủi bọt trắng và vẩn lên các “vật thể lạ” như bông g̣n, lá cây... Sau một thời gian dài uống nước ngọt có gas th́ trà xanh là mặt hàng rất được thị trường ưa chuộng nhưng sau việc này, ít ai dám uống trà chai nữa. C̣n nước suối, nước khoáng, nước tinh khiết đóng chai th́ bị nhiễm khuẩn, nhiễm sinh vật lạ, nhiễm... đủ thứ! Nước đá tinh khiết lẫn đất cát... Nhiễm nhiều quá, kể không xuể.
    Nắng cháy da. Giữa trưa ra đường khó nhận được người quen v́ phụ nữ nai nịt gọn gàng kín mít từ đầu tới chân: găng tay, vớ chân, khẩu trang, không kể áo choàng và cả khăn phủ chân nếu mặc váy.
    Thời tiết là chuyện nhỏ, bên cạnh đó c̣n những chuyện khác mới thực sự làm người ta nóng điên.
    Đầu tiên là vụ Vinalines lỗ lă một cách kỳ cục nhưng cục trưởng cục hàng hải bị khởi tố một cách muộn màng! Biển Đông nóng trên bàn hội nghị Asean, các ngân hàng giải tán và sáp nhập khiến dân chúng đâm ra hoang mang, nếu không sợ ban đêm ăn trộm vào nhà cứa cổ th́ chắc chẳng ai muốn gửi tiền vào ngân hàng làm chi để lúc nào cũng phập phồng...
    Nhẹ hơn có cháy nhà liên tục dù đang cơn mưa, sản phụ tử vong lia chia tại bệnh viện, tiểu thương bỏ chợ v́ quá ế, sạt lở nhà ven sông ở An Giang, vườn thượng uyển trăm tỉ của con bí thư Hải Dương...
    Gần hơn là phụ huynh đạp đổ cổng trường để mua đơn cho con vào lớp 1, nguyên nhân cháy xe hàng loạt được các nhà khoa học kiếm ra là do “lửa”. Nặng tính scandal là hai thanh niên đồng tính làm đám cưới theo đúng nghi lễ truyền thống cha mẹ đặt ra, hay là siêu mẫu xài sang dùng y phục trang sức hàng chục triệu, trăm triệu, hàng tỉ...
    Hay là mười hai tập đoàn nhà Nước nợ hơn 218 ngh́n tỷ đồng... Mấy cái chuyện nhà nước nợ nhà nước này thật ra cũng b́nh thường, quen thuộc!
    Những sự việc này thiêu đốt cơn nóng vào hè.
    Dù sao cũng có một mùa Euro sắp tới khiến người dân có chuyện dán mắt vào ti vi, để may ra quên đi phần nào cơn nóng quay quắt...

  7. #57
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Chuyển động Euro 2012 tại Việt Nam

    - Văn Quang







    Bốn năm một lần, chia làm hai kỳ hai năm, Euro và World Cup lại mang đến cho cánh “liền ông” trên toàn thế giới những cảm xúc cháy bỏng, những niềm vui và tất nhiên niềm vui nào cũng thường có nỗi buồn theo sau. Hồi hộp, thỏa măn và thất vọng cùng lúc dâng trào làm thay đổi cuộc sống thường nhật, như cơn mưa sau thời gian dài nắng hạn. Cuộc đời như mới hơn, như sang một mùa xuân khác. Những cảm xúc ấy chỉ những môn thể thao vua mới mang lại cho chúng ta được. Tôi nói thế không phải là quên mất các vị “liền bà”, các quư bà quư cô hiện nay cũng có rất nhiều phụ nữ say mê thể thao. Mỗi ngày con số phụ nữ tham dự các giải đấu thể thao càng nhiều và con số phụ nữ chỉ là khán giả cũng tăng theo. Đôi khi c̣n cuồng nhiệt hơn cả nam giới. Tuy nhiên, các vị “liền ông” vẫn chiếm đa số. V́ thế những bài viết về Euro năm nay, tôi phải cáo lỗi cùng độc giả nữ không chú ư lắm đến Euro. Thật ra, Euro chỉ có một châu lục, thiếu mất bốn châu khác. Nhưng bóng đá châu Âu có quá nửa các đội mạnh, danh tiếng ở cúp thế giới nên nó chẳng thua World Cup bao nhiêu.

    Môn thể thao vua ở nước ngoài và ở Việt Nam
    Hơn thế, tôi biết ở Mỹ, Canada và Úc đều có những môn thể thao vua như bóng bầu dục, bóng rổ... vẫn chiếm tuyệt đại đa số khán giả. Tôi có vài ông bạn ở Mỹ, thường nói với tôi là các ông Việt Nam ở nước ngoài khá lâu, nay cũng có hứng thú xem những trận “bóng méo” hoặc bóng rổ, có lẽ một phần v́ các đài truyền h́nh Mỹ, Canada, Úc luôn chiếu trực tiếp những trận này. Thứ hai là “nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc” nên cũng ḥa đồng với những tṛ chơi của dân bản xứ. C̣n những trận bóng đá ít được các đài truyền h́nh cũng như dân chúng để mắt tới.
    Tuy nhiên, con số khán giả Việt Nam ở nước ngoài c̣n say sưa với bóng đá cũng c̣n khá nhiều hoặc tiện th́ theo dơi chơi, không c̣n là thứ nhu cầu giải trí “buộc phải có” như cánh liền ông ở Việt Nam. Sở dĩ tôi nói “cánh liền ông” v́ trong đó kể cả những ông già 70-80 đến thanh niên 11-12 tuổi từ thành thị tới thôn quê đều say mê bóng đá. Bóng đá như đă ăn vào máu dân Việt từ “muôn năm cũ” rồi.
    Nhưng với t́nh h́nh bóng đá hiện nay ở Việt Nam, rất nhiều người hâm mộ đă quay lưng với bóng đá Việt. Hầu hết các sân bóng đều vắng như chùa bà Đanh. Họ chán từ cách điều hành các giải đấu của Liên Đoàn Bóng Đá Việt Nam đến cầu thủ của các đội bóng, “đá chân đá cẳng”, đá “cụi”. Nhiều sân bóng nổi tiếng bạo lực. Có chuyện bất như ư là các cầu thủ vây chặt trọng tài, căi lộn, chửi bới như cơm bữa, khán giả săn đánh trọng tài tơi tả. Các trọng tài th́ bị nghi là “bán trận đấu”, thiên vị và... kém năng lực. Các trận đấu không c̣n mang nét đẹp của thể thao, mà là các trận đấu một thứ ăn thua trên hết, bất chấp bạo lực, hai chữ “fair play” không c̣n ư nghĩa nữa. Chưa biết đến bao giờ bóng đá Việt Nam mới khôi phục lại được ḷng tin yêu của khán giả như những năm trước đây. Thế nên, mỗi khi có trận bóng đá hấp dẫn của nước ngoài như ở Anh, Ư, Đức là háo hức đón xem qua ti vi. Nhà không có đài “cao cấp” như Truyền h́nh Cáp, Truyền h́nh Vệ tinh K+ th́ hẹn nhau ra quán cà phê tràn lan khắp các ngơ ngách.
    Nói ǵ đến những mong đợi khát khao như World Cup, như Euro. Hai năm một lần, khán giả Việt Nam và trên toàn thế giới lại được “gặp nhau” trong bầu không khí sôi nổi hào hứng.
    Bài này tôi chỉ muốn đem đến với bạn đọc đôi nét sơ lược về Euro này cùng những chuyển động của Euro 2012 tại Việt Nam để bạn đọc có thể theo dơi được t́nh h́nh chung, hoặc giả đôi khi “nổi hứng” muốn xem một trận đấu gay cấn.

    Nh́n qua giải Roland Garros năm nay
    Tháng 6 này có thể gọi là tháng thể thao quốc tế. Đủ các thứ giải đấu lớn nhỏ. Từ cuộc thi xe đạp lớn nhất tại Ư đến những trận tennis Monte Carlo Masters, Roma, Bruxelles hâm nóng giải Pháp mở rộng (Roland Garros). Và bất ngờ đầu tiên lớn nhất là “cái hy vọng của nước Mỹ” Serena Williams (cô em) vừa gục ngă trước cựu binh người Pháp Virginie Razzano, hiện đang đứng thứ 111, tạo nên cú sốc lớn nhất tại Rolland Garros.
    Theo dơi những trận đấu của cô em Serena gần đây, phong độ của tay vợt này rất tuyệt vời, hơn hẳn cô chị. Nhiều dự đoán cho rằng kỳ này Serena có thể lên ngôi đầu bảng tại Roland Garros 2012. Nhưng trong trận này, S.Williams mất b́nh tĩnh, tự để thua hơn là địch thủ của cô đánh hay hơn. Theo dơi trận đấu, tôi thấy nguyên nhân sâu xa thất bại của Serena bắt nguồn từ lúc đánh tiebreak. Serena dẫn truớc 5-2 và đối thủ đánh bóng dài vào cuối sân, nhưng Serena cho là bóng ngoài và ngừng đánh, yêu cầu trọng tài xem lại dấu bóng, tuy nhiên trọng tài xác định bóng tốt, Serena ấm ức v́ điều này và từ đó tay vợt này không c̣n tinh thần thi đấu nữa.
    Cô chị Venus Williams lọt vào ṿng 2 cũng bị loại bởi tay vợt đang lên Agnieszka Radwanska (3) của Ba Lan với tỷ số nặng nề 0-2 (2/6, 3/6). Phải chăng triều đại của chị em nhà Williams đă chấm hết?
    Có một điều tôi xin thưa với bạn đọc là gần đây xem các giải tennis nam quốc tế mất hứng rất nhiều v́ quanh đi quẩn lại chỉ có mấy “ông kẹ” bê hết cúp này đến cúp khác. Hết Djokovic, Nadal, R.Federrer đến Murray. Và cứ thế, Nadal vô địch một giải đến lần thứ 8, mỗi ông bê giải vài lần, đâu c̣n chỗ cho những đàn em, đâu c̣n chỗ cho những nhân tài mới. Cứ đụng trận nào có “ông kẹ” là y như trận đó đàn em trắng tay. Ông này lỡ thua th́ đến ông kẹ khác nhảy vào lănh giải. Vừa xem đă biết được thua th́ quá chán.

    Vài khuôn mặt châu Á
    Vài khuôn mặt Á châu góp mặt trong những giải Grand Slam, như Na Li “vô địch hú họa” giải Pháp Mở Rộng năm 2011, sau đó là đánh đâu thua đó. Năm nay cũng chưa chắc vào được đến bán kết. Vài khuôn mặt nam của Nhật như Tatsuma Ito, Yen-Hsun Lu Đài Loan... góp mặt ở các giải Grand Slam cho vui, để học thêm kinh nghiệm thôi chứ không có hy vọng ǵ đoạt.
    Dù sao th́ Nhật và Đài Loan, Trung Quốc cũng có mặt, c̣n Việt Nam chắc phải vài chục năm nữa mới có hy vọng góp mặt vào được các giải Grand Slam hoặc World Cup và nhiều môn thể thao khác. Tuy vậy, dù không thi đấu một trận nào, vậy mà Đội tuyển Việt Nam vẫn thăng tiến lên bậc thứ 97 và tiếp tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Á theo Bảng xếp hạng của FIFA trong tháng 3/2012 (?).
    Và Olympic London sắp tới, bắt đầu vào ngày 27/7, Việt Nam cũng có một số “vận động viên” đủ tiêu chuẩn tham dự vài môn lẻ tẻ như bắn súng, judo. Việt Nam tham dự cũng chỉ là để học tập thôi, các giải thể thao này c̣n quá xa tầm tay các tuyển thủ Việt Nam, vốn chỉ có... chân các cô gái là dài, c̣n cái ǵ cũng ngắn! Các cô chân dài Việt Nam lại thích góp mặt với đại gia trong môn thể thao khác, đỡ tốn sức hơn mà lại có nhà, có xe xịn, chứ không chơi bóng đá, cô nào cũng nghèo xơ xác. Nói như người đẹp Ngọc Trinh, rất thật thà: “Không tiền th́ cạp đất mà ăn à?”. Thôi th́ đành đợi vậy.

    Chuyển động tại Việt Nam trước Euro 2012
    Mùa Euro hay World Cup nào cũng vậy, tất cả những người hâm mộ bóng đá Việt Nam thường rục rịch chuẩn bị sẵn “tư thế” để bước vào với một tháng choáng ngợp men say. Đón đầu được tâm lư ấy, thị trường Việt Nam đang sôi động với Euro 2012. Trước hết là các cửa hàng điện máy lớn ở khắp các tỉnh thành, chứ không riêng ǵ Sài G̣n, Hà Nội.
    Tổng giám đốc Media Mart - Lê Quang Vũ nhận định: “Euro luôn là cơ hội tốt để doanh nghiệp kích cầu tiêu dùng. Người mua hàng trong dịp này cũng được hưởng nhiều ưu đăi hơn. Chúng tôi đă chuẩn bị cho sự kiện thể thao lớn nhất châu Âu này từ hơn một tháng trước”. Riêng các mặt hàng TV, Media Mart dự trù doanh thu sẽ tăng khoảng trên 3 lần.
    Giám đốc Marketing của Pico - Nguyễn Quang Đức cũng kỳ vọng sẽ bán được khoảng 10.000 chiếc TV trên toàn hệ thống trong mùa Euro này, doanh thu tăng tương ứng 50% so với tháng 4.

    Cho thuê TV miễn phí đồng nghĩa với cho mượn TV coi chơi
    Tại Sài G̣n, không khí khuyến măi trước thềm Euro 2012 cũng rất sôi động. Băng rôn, biển bảng thông báo các mức giảm giá “khủng” hay “siêu khủng” hay “cực sốc” được nhiều cửa hàng bán máy đưa ra. Siêu thị Điện máy Nội thất Thiên Ḥa năm nay tung ra chiêu khá độc “Cho thuê miễn phí hơn 2.000 LCD 40 inch, 60 inch” dành cho các nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, người tiêu dùng... tại Sài G̣n và B́nh Dương.
    Các siêu thị tiết lộ nhiều loại TV LCD sẽ được giảm giá từ 20% đến 30% trong thời gian trước mùa Euro diễn ra.

    Báo chí xuất bản nhiều trang đặc biệt
    Cho đến nay, rất nhiều tờ báo đă tặng độc giả lịch thi đấu Euro 2012. Lịch được in màu trên giấy couché dày, khổ lớn, có đầy đủ tên các đội, cầu thủ, sân đấu, ngày giờ các trận đấu, và cột dành riêng cho độc giả ghi kết quả từng trận để dễ theo dơi những trận kế tiếp. Tờ lịch này có thể treo trên tường, và mỗi dân hâm mộ bóng đá Việt Nam đă có sẵn một tờ treo trong nhà, ngay trên bàn viết, pḥng làm việc. Có ông “vượt chỉ tiêu”, chơi luôn 3 tờ lịch, treo ở nhà trước, nhà sau, trên lầu và... luôn ở dưới bếp cho bà xă biết lịch mà chuẩn bị món ăn đêm cho chồng. Một bà chủ ở đường Nguyễn Đ́nh Chiểu nói: “Ổng ở nhà là vui rồi, mấy ông ra quán cà phê nguy hiểm lắm. Hết síu oắt rồi, không sợ ổng mèo mỡ mà sợ mất nghiệp”.
    Nhiều chuyên trang Euro với hàng loạt “kư giả chuyên nghiệp” về thể thao. Ngay từ bây giờ, những chuyện bên lề Euro 2012 nóng bỏng đă được các báo khai thác triệt để. Những người mẫu nữ quảng cáo cho Euro nằm phơi ḿnh trên các trang báo và trang web rất hấp dẫn. Những vợ con và người t́nh của cầu thủ (được gọi là WAGs) xuất hiện nhan nhản, nhất là của những cầu thủ nổi tiếng. Đôi khi cả những chuyện t́nh lỉnh kỉnh của các “ngôi sao” cũng được khui ra. Độc giả đọc cả ngày cũng chưa hết chuyện t́nh Euro.

    Đài truyền h́nh chuẩn bị mạnh hơn
    Ở Việt Nam bây giờ chỉ có 3 đài truyền h́nh kể như “mạnh” nhất. Đó là Đài truyền h́nh Trung ương từ Hà Nội, gọi là VTV3. Đài này phát sóng tới tất cả các vùng quê xa. Hầu như mọi nhà đều có thể xem miễn phí với cái TV chỉ cần có ăng ten “râu”, tức là loại ăng ten thường thấy có cái cọc vươn lên khỏi nóc nhà. Cách đây một năm, đài này và các đài địa phương bị lép vế bởi anh K+ và Truyền h́nh Cáp “thầu” hết các trận bóng hay. Dân nghèo chỉ được xem ké tennis và chơi “gôn” mà chẳng ai hiểu mô tê ǵ. Vấn đề này tôi đă tường tŕnh với bạn đọc trong bài “Hơn 10 triệu Thanh niên Việt Nam đói bóng đá” từ vài năm trước. Trong khi đài THVN vẫn cứ khăng khăng rằng K+ không phải là sân sau của VTV. Nhưng có lẽ những người có trách nhiệm cũng nhận ra sự “làm ăn” hơi tham của những ông “làm truyền h́nh” và nh́n ra sự bất công trắng trợn, tước đoạt cái thú vui của hàng chục triệu người dân nghèo, nên năm nay đă có điều chỉnh để người dân vùng thôn quê nghèo cũng có cơ hội xem những trận bóng đá trong kỳ Euro 2012. Các ông truyền h́nh cáp và K+ lại có chiêu mới, nếu anh chịu bỏ tiền ra thuê những đài “cao cấp”, anh sẽ được xem những trận đấu trên “Kênh Thể Thao Ti Vi HD và bóng đá HD”, với h́nh ảnh sắc nét hơn, màu sắc tươi tắn hơn. Theo thông báo, khán giả Việt Nam có thể xem Euro 2012 qua các kênh VTV2, VTV3, hoặc VTC HD của VTC. Thôi thế cũng được. Tiền nào của nấy mà. Cái thời buổi “kim tiền” này, được thế là may cho dân rách.

    Các chương tŕnh b́nh luận bóng đá
    Các chương tŕnh về thể thao cũng tăng cường dày đặc trên hầu hết các đài truyền h́nh. Hết bản tin hằng ngày đến Thể thao 24/24, rồi “điểm hẹn thể thao” với cô nữ MC, chân dài, cao như con sào đứng theo kiểu chân sau đá chân trước, hai chân xếp hàng một, đúng kiểu đi đứng của các người mẫu, nói thao thao bất tuyệt 15 phút về tin thể thao trong ngày. Rồi đến các mục b́nh luận thể thao với đủ kiểu cách. Đáng kể nhất là show “đội tuyển tôi yêu” trên K+, do b́nh luận viên Lư Chánh phụ trách. Show này khá đa dạng và có sự cộng tác của một số diễn viên, đạo diễn, nhà báo, hoa hậu tham dự cho xôm tṛ. Những nhận định giản dị, tương đối vui và vừa ḷng khán giả trẻ. Nhưng nếu người mẫu X.L mặc áo kín đáo hơn, sẽ thích hợp với một show b́nh luận về bóng đá, không nên nhầm lẫn vô t́nh hay cố ư với một show quảng cáo quần áo để có dịp “khoe hàng”.
    Ngoài ra, 3 đài truyền h́nh này c̣n hứa hẹn sẽ có nhiều chương tŕnh b́nh luận trước, trong và sau trận đấu với những nhà b́nh luận già dặn kinh nghiệm như Vũ Công Lập, Quang Tùng, Phan Đăng, Anh Ngọc, Anh Tú chứ không phải những ông b́nh luận ấm ớ, biết rất lơ mơ về bóng đá cũng leo lên “phát” linh tinh.
    Mỗi đài truyền h́nh sẽ tường thuật trực tiếp với b́nh luận viên riêng. Nhưng số người tường thuật hấp dẫn không nhiều và thiếu b́nh luận viên giỏi ngoại ngữ. Khi tường thuật đến những lời phát biểu của cầu thủ, huấn luyện viên hay quan chức thể thao th́ đành tắc tị. Đội Man.United có ông gọi là “mờ u”, đài K+ đôi khi được xướng ngôn viên trổ tài dịch sang tiếng Anh, gọi là “cây plớt”, làm người nghe cứ tưởng như xem truyền h́nh trên cây ớt!
    Đôi khi b́nh luận viên chỉ hét toáng lên cho ra vẻ hấp dẫn và những ngôn từ như “t́nh huống”, “kịch tính”, “sự cố”... bám chặt lấy lời tường thuật, tôi có cảm tưởng như không có từ “t́nh huống” th́ không thể tường thuật được, pha bóng nào cũng là “t́nh huống”, nghe rất khó chịu.
    Bất cứ buổi tường thuật nào cũng làm tôi nhớ đến “đàn anh” Huyền Vũ và nỗi tiếc nhớ khôn nguôi. Chắc chắn những người có tuổi ở Việt Nam cũng mang chung tâm trạng này.
    Một vài tờ báo ở Việt Nam đă cử phóng viên đến Ba Lan trực tiếp tường thuật các trận đấu hay. Nhiều báo Việt Nam đă có giờ đếm ngược từ nay đến Euro c̣n bao nhiêu ngày, giờ, phút càng khiến dân mê bóng đá háo hức thêm.

    Các tiệm nhỏ “ăn theo” Euro
    Không nói, bạn đọc cũng biết đó là những quán cà phê, nhất là những quán b́nh dân mọc lên ở khắp các đường lớn, các ngơ hẻm. Chỉ trong cái chúng cư c̣m tôi ở thôi cũng có đến hai ba chục quán. Nhiều tiệm đă sửa sang lại, trưng bảng: “Cần tuyển nhân viên phục vụ. Ưu tiên nữ, trẻ, có ngoại h́nh đẹp. Lương cao, bao ăn ở...” Đó là thứ cần và đủ cho một quán cà phê câu khách.
    Bên cạnh đó là các tiệm cầm đồ, càng gần quán cà phê càng tốt. Họ cũng chuẩn bị nhà cửa, tiền nong cho mùa Euro này. Chắc chắn sẽ có rất nhiều khách viếng thăm bất kể ngày đêm. Họ sẽ cầm cố bất cứ thứ ǵ ra tiền. Đông vui nhất là khách đến “cho đi ở đợ” cái xe gắn máy. Sau đó là đồng hồ đắt tiền, các món trang điểm bất kể là nam hay nữ. Các loại giấy tờ có thể thế chấp như xe hơi, nhà cửa, quán xá... Tiệm cầm đồ lại ăn nên làm ra trong kỳ Euro này. Dân cá độ lại vỡ mặt, bán nhà cửa, nợ nần bao vây, dân xă hội đen lại khối việc để làm.

    Mùa cá độ không ǵ ngăn cản nổi
    Phong trào cá độ đă được hâm nóng ngay từ những trận đấu của Champions League mùa giải vừa qua. Cả 3 trận đó làm “chấn động địa cầu” v́ những trận thắng ngược. Cả thế giới đều tin rằng Barca và R. Madrid sẽ vào chung kết. Nhưng cả hai “ông lớn” đều thua ngược. Chelsea và Bayer Munich vào chung kết. Ai cũng nghĩ Bayer sẽ thắng, bởi Chelsea chơi quá tệ trong giải ngoại hạng Anh. Nhưng rồi Chelsea vẫn “ĺ lợm” với lối chơi pḥng thủ. Bi kịch đă xảy ra với Bayern khi họ thất bại trước Chelsea trên chấm 11m dù đă áp đảo đối thủ trong suốt 120 phút thi đấu! Ba trận thắng thua rất ngược đó và trận thắng “kỳ dị” của Man.City đưa đội này lên ngôi vô địch Anh vào 3 phút cuối cùng, đồng thời cũng làm cho dân cá độ trên toàn thế giới méo mặt. Phải nói thẳng ra rằng máu cá độ của dân Việt Nam vẫn tuôn chảy rất mạnh. Chính phủ không tài nào cấm nổi và cảnh sát công an, dù có interpol giúp sức, đă hết sức cố gắng cũng không khống chế được nạn cá độ, nhất là vào mùa Euro và World Cup. Ngay trong tuần trước đây thôi, ở đầu chợ Bàn Cờ gần nhà tôi, đă có một thanh niên treo cổ tự tử v́ cá độ bóng đá, đến nay chưa xanh cỏ. Các tờ báo chẳng buồn đưa tin.
    Theo tôi, Việt Nam nên nghiên cứu để cho phép cá độ bóng đá với những luật lệ ràng buộc nhẹ nhàng. C̣n hơn là hiện nay cá độ đá bóng làm “chảy máu” hàng trăm hay hàng ngàn tỉ đồng ra nước ngoài hay hơn thế nữa. Chính phủ có thể nắm quyền kiểm soát như kiểu xổ số. Hy vọng giảm bớt được máu ghiền cá độ bóng đá như đă ăn sâu vào lớp thanh niên từ thành đến tỉnh.

    Đội tuyển quốc gia nào sẽ lên ngôi
    Khi tôi viết xong bài này chỉ c̣n 7 ngày nữa là Euro 2012 khai mạc tại Ba Lan vào ngày 8/6 đến 2/7. Hai nước đồng tổ chức là Ba Lan và Ukraina. Euro năm nay gồm 16 đội tuyển quốc gia, chia làm 4 bảng. Bảng A gồm: Séc, Ba Lan, Nga, Hy Lạp. Bảng B gồm: Bồ Đào Nha, Đức, Đan Mạch, Hà Lan. (Bảng này được coi là bảng tử thần). Bảng C gồm: Croatia, Ư, Tây Ban Nha, Ireland. Bảng D gồm: Anh, Pháp, Ukraina, Thụy Điển. Tất cả có 31 trận đấu. Ở Việt Nam vào lúc 23g và 01g đêm.
    Ngay lúc này, chúng ta chưa thể biết chắc đội nào sẽ lên ngôi. Có nhiều lời bàn hy vọng Đức, Ư, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha là nhà vô địch Euro 2012. Nhưng bóng đá có nhiều bất ngờ không thể đoán trước, và đó chính là men say, là thi vị tuyệt vời của bóng đá.
    Trong hai trận bán kết và trước trận chung kết, nếu có dịp, tôi sẽ trở lại bàn với bạn đọc về những trận này. Chúc các bạn xem một kỳ Euro thật vui, măn nhăn và măn nguyện.

    Văn Quang

  8. #58
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Những ông già... may mắn


    Đoàn Dự ghi chép


    Ông Nguyễn Hữu Trọng và vợ

    I. Lấy vợ nhỏ hơn ḿnh 52 tuổi!
    Tại xă Ba V́, huyện Ba V́ (trước thuộc tỉnh Hà Tây giáp với Phú Thọ, nay thuộc Hà Nội) có ông Nguyễn Hữu Trọng năm nay đă 84 tuổi. Năm 2008, khi tṛn 80 tuổi, ông lấy cô Đinh Thị Bảy, sinh năm 1981, người Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, kém ông... hơn nửa thế kỷ!
    Học xong đại học Phú Thọ về khoa Văn chương, sau khi tốt nghiệp chưa có việc làm, nên cô Bảy - do người quen giới thiệu - xuống Hà Nội xin vừa học nghề bốc thuốc vừa làm quản lư trang trại cho y sĩ lăo thành Nguyễn Hữu Trọng ở đường Láng, Ḥa Lạc, Hà Nội. Được một thời gian, thấy cô Bảy có năng khiếu, lại siêng năng, cần mẫn nên ông Trọng giao toàn bộ công việc trong trang trại cho cô quản lư.

    Từ mấy câu thơ “con cóc”
    Ông Trọng kể: “B́nh thường tôi thuê người trông nom và làm cỏ trong trang trại mỗi tháng mất 10 triệu đồng mà cũng không vừa ư lắm. Nhưng từ khi có Bảy quản lư, mỗi tháng chỉ tốn 3 triệu đồng thôi. Bảy quản lư theo cách đặc biệt là khoán từng khu, cứ làm sạch cỏ là được, không khoán theo ngày. Tội nghiệp là khu nào khó khăn, thợ “chê” không làm th́ cô ấy làm, không kêu than một tiếng nào cả”.
    Ông kể tiếp: “Một hôm, khoảng 12 giờ trưa, buồn buồn tôi từ khu nhà ở xuống thăm trang trại th́ vẫn thấy cô ấy c̣n làm cỏ. Tức cảnh, tôi “xuất khẩu thành thi” mấy câu thơ... con cóc như thế này:
    Em ngồi nhổ cỏ nhưng vẫn đợi
    Chẳng hiểu cỏ kia có rễ không?
    Chỉ chờ ai gọi thôi em nhé
    Đứng dậy đi em, chim sổ lồng!
    Nghe xong mấy câu thơ, Bảy đỏ mặt, đứng dậy chào tôi rồi đi rửa tay. Tôi vào trong nhà ngang dùng cho người ăn người làm th́ thấy mâm cơm đặt trên mặt bàn. Mở lồng bàn ra xem, có mỗi một món trứng chiên và rau muống luộc với chén nước mắm. Đó là phần ăn của Bảy. Bảy đi vô, nói: “Bữa nay bận quá em không đi chợ, chỉ có hai món đó thôi, mời thầy ở lại dùng cơm với em được không thầy?”, tôi bảo “Được”, rồi ở lại ăn cớm với Bảy, thấy ngon miệng quá.
    Sau bữa cơm rau ấy, bẵng đi một tháng, Bảy gọi điện thoại lên khu nhà tôi ở và nói: “Thầy ơi, em thuộc bài thơ của thầy rồi thầy ạ”. Tôi bật cười, hỏi lại: “Thầy chỉ thuận miệng đọc chơi vậy thôi chứ có chép ra giấy đâu mà em thuộc?”. Cô ấy nói: “Em nhớ dai lắm, nghe qua là em thuộc liền. Em thích thơ của thầy lắm”.

    Nghe Bảy nói vậy, nhân rảnh tôi lại xuống thăm trang trại. Chúng tôi mê mải chuyện tṛ về văn thơ quên cả thời gian rồi tôi ở lại ăn cơm. Sau đó ít lâu, một lần cô ấy đỏ mặt bảo tôi: “Thầy ơi, em muốn lấy thầy!”. Tôi cực kỳ ngạc nhiên, nhưng nghĩ ḿnh 80 tuổi, đă lâu không có vợ, bây giờ được một cô gái trẻ mới 28 tuổi ngỏ lời như vậy th́ c̣n ǵ sung sướng bằng, thế là tôi bèn nhận lời: “Thầy cũng mong như vậy!”.

    Bố em ít tuổi hơn “anh”!
    Một tuần sau khi nhận lời lấy Bảy, tôi chuẩn bị lễ lộc sang bên Yên Lập, Phú Thọ để làm lễ ăn hỏi. Đi được nửa đường, Bảy bật cười bảo tôi: “Bố em c̣n ít tuổi hơn anh!”
    Khi đến nhà, tôi chào bố cô ấy: “Chào ông!” và bố vợ tôi cũng chào lại: “Chào anh!”
    Lúc đi, có anh rể tôi và vài người khác đi cùng. Đến nhà th́ thấy gia đ́nh cô ấy cũng đă mời đầy đủ cô d́ chú bác trong họ. Để ư, tôi thấy anh em trong nhà th́ thầm bàn tán với nhau: “Chú rể ǵ mà lớn tuổi thế? Trông già hơn cả bố vợ!”
    Bà cô đang ngồi chuyện tṛ bỗng dưng làm bộ có chuyện đi ra ngoài, rồi ra hiệu cho Bảy đi theo, tỏ ư không bằng ḷng cho cô ấy lấy ông chồng quá già, sau này sẽ có nhiều phiền phức, nhưng Bảy vẫn nhất quyết lấy tôi.
    Hai bên gia đ́nh bàn bạc, định ngày làm đám cưới. Đă chọn được ngày xong, ông bố vợ tôi lấy ra cái đĩa, trên đĩa có mấy đồng xu, lẩm bẩm khấn vái rồi gieo quẻ. Xong, ông nh́n vào đĩa, reo lên: “Được lắm, tốt lắm anh Trọng ơi!”. Tôi mừng quá cũng cười và buột miệng nói: “Từ nay tôi phải gọi ông là ông nhạc rồi!”
    Ngày cưới đă ấn định xong, tôi hỏi tục lệ cưới ở bên Phú Thọ ta th́ như thế nào? Mọi người nói đám cưới cần 1 con ḅ, 1 con lợn, c̣n tiền th́ tùy, có nhiều đi nhiều, có ít đi ít, muốn bao nhiêu cũng được. Nghe xong, tôi quyết định làm thật đàng hoàng để “rửa mặt” cho cô dâu, nên bảo anh rể tôi bàn tính với nhà gái, tổng cộng mọi thứ tiền rồi tôi đưa trước, nhờ bên gia đ́nh bố mẹ vợ mua giúp cả ḅ lẫn lợn chứ tôi ở Hà Tây, hơi xa, khó chuẩn bị kịp.
    Mọi thủ tục xong th́ thấy anh em trong nhà bàn nhau nhổ hàng rào chung quanh sân lên. Tôi tưởng nhổ để lấy chỗ bắc rạp mừng đám cưới, đón tiếp khách khứa, th́ ra họ nhổ để làm đuốc đi mời khách ở những nơi xa v́ địa phương đó nhiều khu chưa có điện.
    Đám cưới lấy lá chuối trải la liệt khắp nơi làm chiếu. Rượu thịt đầy ắp và mọi người vui vẻ chúc phúc cho vợ chồng tôi. Mặc dầu chênh lệch nhau về tuổi tác nhưng tôi cảm thấy rất sung sướng, hạnh phúc.
    Mấy hôm sau, vợ tôi vô t́nh đọc được những ḍng nhật kư tôi để quên trên bàn: “Ta, v́ danh dự của một người đă từng sống và làm việc suốt 55 năm trong ngành y, nhất quyết sẽ đạt được kết quả tốt đẹp theo công tŕnh mà ta đă dày công nghiên cứu suốt bao nhiêu năm. Ta quan niệm rằng, tới một độ tuổi nào đó, khi sự sống đă loại trừ được mọi bệnh tật ra khỏi cơ thể, và khi trạng thái tinh thần đă dung ḥa th́ con người vẫn giữ được khả năng sinh sản. Nhất định ta sẽ có con với nàng!”
    Vợ tôi tin tôi lắm.

    “Ông cụ” bật mí chuyện sinh con
    Ngay sau khi cưới vợ, nhận thấy chất đất và nước ở khu vườn của ông ở vùng Vân Côn, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây (nay thuộc ngoại ô Hà Nội) bị ô nhiễm do nước từ sông Đáy ngấm vào, không hợp với người vợ trẻ, ông Trọng bèn thuê người quản lư c̣n vợ chồng ông th́ dọn vào sinh sống trong nội thành Hà Nội.
    “Về Hà Nội được mấy tháng th́ vợ tôi bỗng nhiên thấy khang khác trong người. Cô ấy vừa mừng vừa lo bèn báo tin cho tôi biết. Nghe xong tôi cứ tưởng ḿnh nghe nhầm nên hỏi lại: “Được mấy tháng rồi em?”. Vợ tôi bảo: “Đă 3 tháng nay rồi anh ạ. Em chỉ sợ không phải ḿnh mang thai mà cơ thể có điều ǵ đó khúc mắc”.
    Vậy là ông Trọng đưa vợ đi xét nghiệm. “Khi cầm giấy kết quả trên tay tôi mới dám tin vợ ḿnh có thai thật. Nói với bạn bè và người thân th́ không ai tin, ai cũng chỉ tủm tỉm cười. Riêng chị gái tôi cứ nh́n chăm chăm vào bụng em dâu, bảo là tôi nói dóc: “Vợ cậu mới có thai được 3 tháng, sờ chưa thấy, nh́n chưa ra th́ ai tin được!”.
    “Trước sự hồ nghi của mọi người, tôi đành im lặng nhưng trong ḷng nghĩ thời gian sẽ trả lời cho mọi người biết là tôi nói thật” - ông Trọng tâm sự.
    Cuối năm ấy, người vợ trẻ trở dạ sinh cho ông một cô con gái trước sự ngỡ ngàng của bạn bè và những người thân trong gia đ́nh. Ông coi đây là phúc đức của đời ḿnh nên đặt tên con gái là Nguyễn Kim Phúc.
    Cái tin ông Trọng sinh con ở tuổi 80 được bạn bè đem ra bàn tán rôm rả. Tất cả đều bày tỏ sự nể phục ông.
    Lúc này ngôi nhà vườn ông xây dựng ở huyện Ba V́ đă hoàn tất nên ông đưa vợ tới đó sống.

    Có con trai ở tuổi 83!
    Khi bé Kim Phúc lên 3, ông bàn với vợ là nên có một đứa nữa cho vui cửa vui nhà. Năm 2011, vợ ông lại mang bầu và lần này một bé trai kháu khỉnh ra đời, ông gác mọi công việc lại để trông nom, săn sóc cho vợ.
    “Tôi đặt tên con trai là Nguyễn Hữu Đức. Các ông thử nghĩ coi, con người ta sống phải có đức. Tôi là một lương y nên có đức tin và có đạo đức nghề nghiệp...” - ông Trọng cười.
    Bạn bè ông không c̣n ngạc nhiên khi nhận được tin báo vợ ông mới sinh quư tử nữa, họ chỉ xôn xao, t́m hiểu nhờ bí quyết nào mà một ông già 83 tuổi vẫn có thể sinh con.
    Ông Trọng không khỏi tự hào khi nhắc đến các con của ḿnh. Mắt ông sáng lên, ông nói: “Thằng Đức nhà tôi sinh đúng vào ngày đẹp nên tôi lên tận trên núi Tản Viên lấy nước về tắm cho nó. Các ông thấy ở đâu có một ông già 83 tuổi mà vẫn sinh con không?”. Một lúc sau, ông nói tiếp: “Người ta sinh con th́ được 10 điểm, nhưng tôi sinh con, đáng được 20 điểm!”.
    Khi được hỏi ông có bí quyết ǵ mà vẫn có khả năng sinh con ở tuổi 83, ông cười khà khà: “Tôi sống, quên bệnh tật, quên tuổi tác, quên hận thù. Tích cực tập thể dục hằng ngày. Sử dụng những bài thuốc mà tôi đă nghiên cứu, nấu lên hay ngâm rượu uống để duy tŕ sức khỏe. Tôi vẫn đi Sapa và lên dăy Hoàng Liên Sơn để t́m các cây thuốc quư đem về trồng, phục vụ đồng bào đấy chứ!”.
    Để phê b́nh về chuyện nói trên, có một vị ở New Orleans bên Mỹ nghe tin đă cảm hứng làm một bài thơ lấy tên “Lăo bạng sinh châu” với nghĩa là con trai (con ṣ) đă già mà c̣n sinh được ngọc trai. Bài thơ ngụ ư khen ngợi đó như sau:

    Lăo Bạng Sinh Châu
    Nửa kia khuất núi đă từ lâu,
    Tám chục, vào ra lẻ bóng sầu.
    Gặp dáng giai nhân dù trạc cháu,
    Cách nhau tuổi tác vẫn tâm đầu.
    Chê khen miệng thế: chiều sao thấu!
    Sống thật đời ḿnh: hưởng mới sâu!!
    Nhạc khúc giao ḥa vang tiết tấu,
    Phước nhà nên “lăo bạng sinh châu”!
    (Việt Sơn, New Orleans, 7/5/2012)


    II. Có con ở tuổi... 90!



    Lấy vợ và sinh con ở tuổi 90!

    Thoạt nh́n tưởng cụ thuộc U60 nhưng sự thật cụ đă bước sang tuổi U90. Ngạc nhiên hơn nữa khi cụ khoe chú bé cụ bồng trên tay là quư tử của cụ, mới sinh được một năm và ai gặp cũng bảo là... chắt của cụ. Cụ hóm hỉnh nói: “Giờ già rồi, cả tuần may ra chỉ gần gũi vợ được vài ba lần thôi”. (Eo ôi, khiếp, vài ba lần, giỏi thật!).
    Thị trấn Tân Kỳ (Nghệ An) cách thành phố Vinh gần trăm cây số nhưng câu chuyện về ông cụ sinh con ở tuổi 90 làm xôn xao dư luận, lời đồn đại lan tới tận Vinh. Để t́m hiểu thực hư câu chuyện, các nhà báo đă t́m tới nhà cụ Thuận (tên thật là cụ Trần Văn Kư ) ở khối 1, thị trấn Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.

    Ông cụ tổng cộng có 49 con, cháu, chắt
    Dọc theo quốc lộ 15A, phóng viên t́m tới nhà cụ Thuận vào một ngày đầu tháng 1/2012. Không mấy khó khăn để t́m được nhà cụ, bởi cụ quá nổi tiếng trong thời gian gần đây, hơn nữa nhà cụ lại nằm sát mặt đường.
    Mọi người thật sự ngạc nhiên khi trước mặt ḿnh là một ông già đă bước vào tuổi 90 mà cứ như đang ở độ tuổi 60. Trông cụ vẫn khỏe mạnh, b́nh thường với chiếc áo sơ-mi đơn giản và mái tóc vẫn c̣n đen.
    Rót chén trà xanh mời khách, cụ bắt đầu kể những câu chuyện đời rất thú vị và cũng có thể coi là hiếm.
    Cụ Thuận sinh năm 1921 tại xă Hưng Long, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An và là con thứ 7 trong gia đ́nh. Cuộc đời cụ đă trải qua nhiều thăng trầm, sóng gió. Gia đ́nh cụ thời đó thuộc diện nghèo nhất làng nhưng thật lạ lùng là ai cũng sống rất thọ. Cụ cho biết, cha cụ sống tới 137 tuổi, các anh chị em cụ cũng đều trên 80 tuổi cả nhưng bây giờ chỉ c̣n cụ và một bà chị đă 94 tuổi.
    Năm 30 tuổi, cụ lấy cô Hoàng Thị Sâm, người cùng xă. Vợ chồng sống bên nhau tuy nghèo nhưng rất hạnh phúc và lần lượt những đứa con ra đời.
    Năm 1962, Nghệ An chủ trương giăn dân, thành lập huyện mới Tân Kỳ, kêu gọi các gia đ́nh nghèo lên đấy lập nghiệp. Cụ Thuận đem gia đ́nh lên Tân Kỳ và được phân phối tới xă Nghĩa Đồng định cư ở đấy. Cuộc sống tuy khó khăn nhưng nhờ trời phú cho có sức khỏe, và do siêng năng, cần mẫn, gia đ́nh cũng dần dần tạm ổn. Hăm lăm năm sau, tức năm 1987, đă khá giả hơn, cụ chuyển ra ở tại thị trấn Tân Kỳ.
    “Làm nghề nông nên ngày đi làm, tối về ngủ với vợ chứ chả biết đi đâu cả. Cũng chính v́ thế mà vợ tôi sinh ṣn ṣn được 14 đứa con. Tính ra tôi có 21 cháu, 14 chắt, cộng với 14 con nữa là 49 “nhân khẩu” tất cả! Các con tôi đều thành đạt, đứa nào cũng có công ăn việc làm ổn định, gia đ́nh hạnh phúc” - cụ Thuận khoe.
    Năm 2004, bà vợ qua đời, thọ 78 tuổi. Nỗi nhớ nhung dần dần rồi cũng nguôi ngoai, nhưng lắm đêm cụ Thuận nằm một ḿnh thấy cô đơn, pḥng không chiếc bóng. Sau mấy kỳ đám giỗ vợ, một lần cụ gọi các con lại và thông báo một chuyện “động trời”: cụ muốn tục huyền!
    Các con cụ phản đối kịch liệt, v́ cụ đă ngót 90 tuổi th́ c̣n lấy vợ làm ǵ nữa, để con cháu chăm sóc chẳng phải hơn ư? Mặc cho mọi người phản đối, cụ vẫn giữ vững “lập trường” của ḿnh!


    Khuyên can, góp ư không được, các con cụ đành phải chiều theo ư cụ. Cụ vốn làm nghề nấu cao khỉ, cao ngựa, cao mèo. Trong một lần vào xă Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ mua xương khỉ về nấu cao th́ cụ gặp chị Nguyễn Thị Nhung, người vợ kế của cụ bây giờ.
    Chị Nhung sinh năm 1971, đă từng có một đời chồng. Cụ Thuận kể, chồng chị Nhung trước đây vốn bị nghiện ma túy, thường xuyên đánh đập vợ nên cực chẳng đă chị phải viết đơn ra ṭa ly dị cách đây 2 năm.
    Chị cũng không nghĩ ḿnh sẽ đi bước nữa khi đă gần 40, và lại càng không nghĩ ḿnh sẽ lấy một ông già lớn hơn ḿnh tới 50 tuổi.
    Sau khi được chị Nhung đồng ư về sống cùng, cụ Thuận tổ chức một tiệc cưới nhỏ mời bà con, anh em, làng xóm đến chung vui, đó là vào năm 2008. Đám cưới lần thứ hai này của cụ khiến nhiều người ṭ ṃ, khen ngợi cụ c̣n “sung sức”. Các con của cụ cũng không ai phản đối nữa bởi v́ bây giờ cụ đă có một người kề bên chăm sóc.
    Lúc mới lấy nhau, cả hai người quyết định không sinh con nữa, mặc dù cụ vẫn c̣n khỏe và hăng lắm, “chuyện đó” đối với cụ không thành vấn đề (!).
    Tuy nhiên, người ta thường nói, con cái là sợi dây ràng buộc t́nh cảm giữa hai vợ chồng. Không biết cụ bàn tính với chị Nhung thế nào mà cuối năm 2010, chị cho ra đời một cu tí khôi ngô, cân nặng tới 3.4kg. Cụ đặt tên cho quư tử của ḿnh là Trần Nhật Quang. Nhiều người chưa hết sửng sốt khi cụ cưới vợ ở cái tuổi cửu thập, bây giờ lại càng ngạc nhiên khi cụ có con!
    Nh́n thằng bé khỏe mạnh, bụ bẫm, ai cũng khen cụ có sức khỏe dẻo dai. Họ bắt đầu đồn với nhau rằng cụ Thuận có bí quyết gia truyền để giữ được phong độ trong “chuyện ấy”. Đoán già, đoán non, nhưng không ai biết được bí quyết của cụ là ǵ.
    Đến nay, quư tử của cụ Thuận và chị Nhung đă tṛn một tuổi. Khi các phóng viên tỏ ư nghi ngờ th́ cụ h́nh như phật ư, đi vào trong nhà lấy tờ xét nghiệm DNA ra đưa cho mọi người coi. Cụ nói: “Lúc đầu các con tôi cũng nghi ngờ, thế là tôi quyết định bỏ tiền ra đi xét nghiệm DNA, đến khi cầm giấy tờ kết quả xét nghiệm trên tay chúng mới tin là bố ḿnh có con thật”.
    Khi chị Nhung bế đứa con từ dưới nhà bếp đi lên, cụ Thuận hồ hởi: “Đấy, nhà tôi với thằng bé con tôi này”. Mọi người thấy thằng bé trông giống cụ như đúc và cũng hao hao giống mẹ, bụ bẫm, nước da trắng, trông có vẻ thông minh, lanh lợi.
    Ngồi bên cạnh chồng, chị Nhung kể: “Lúc đầu tôi cũng hơi e ngại khi về làm vợ ông ấy. Nhưng sau thấy ông ấy thật ḷng nên tôi quyết định đi thêm bước nữa. Về chung sống với nhau rồi tôi mới biết ông ấy rất t́nh cảm. Người chồng trước đă nghiện ma túy lại hay rượu chè, sức khỏe rất kém nên gần 40 tuổi chúng tôi vẫn chưa có con. Nay sinh được thằng bé tôi mừng lắm, hết sức hạnh phúc, không hề hối hận đă về ở với ông ấy”.


    Bí quyết của cụ Thuận trong “chuyện đó”
    Cuối cùng rồi các nhà báo cũng được cụ Thuận tiết lộ bí mật của ḿnh về sức khỏe và trong “chuyện đó”: “Sự thật là không có ǵ lạ cả. Theo tôi nghĩ, thứ nhất là do ḍng máu. Ông cụ thân sinh của tôi sống đến 137 tuổi. Các anh chị em tôi ai cũng thọ trên 70 cả, có người tới hơn 80-90. Thứ hai, tôi là người chuyên môn buôn bán và nấu cao khỉ, cao ngựa, cao mèo. Mỗi lần nấu cao tôi thường lấy một miếng vừa cô đặc ngâm với mật ong để uống. Thỉnh thoảng tôi c̣n nhai các loại cao đó, có thể v́ vậy nên sức khỏe của tôi được tăng cường chăng?”
    Ngoài ra, theo tiết lộ của cụ Thuận th́ không bao giờ cụ uống rượu, bia, hút thuốc lá hoặc dùng các thứ có chất kích thích khác. Mỗi sáng cụ luôn luôn dậy tập thể dục, ăn uống đúng bữa, đúng giờ.
    Hiện tại, mặc dầu đă 90 nhưng cụ Thuận trông vẫn khỏe mạnh. Cụ bảo mỗi bữa cụ c̣n ăn được 5 bát cơm đầy, c̣n buổi sáng th́ 2 gói ḿ, đập vào đó 2 quả trứng gà. Thấy da dẻ cụ vẫn hồng hào, mái tóc đen, dày, chưa có tóc bạc, răng chắc và khỏe, người ta nghĩ cụ c̣n sống thêm được nhiều năm nữa.
    Tuổi 90 nhưng cụ Thuận vẫn cuốc đất, trồng cây một cách b́nh thường. Ngoài nghề nấu cao th́ công việc chăm sóc vườn tược là một trong những sở thích của cụ.
    Chia tay cụ khi đă xế chiều, mọi người thầm phục sức khỏe phi thường cũng như khả năng “tác chiến” của cụ. Ra tới ngơ, một phóng viên nh́n trước nh́n sau không thấy ai, bèn kề vào tai cụ, hỏi nhỏ: “Cháu hỏi thật, thế bây giờ cụ c̣n làm được “chuyện đó” hay không?”. Cụ Thuận cười ha hả, vui vẻ trả lời: “Lớn tuổi rồi, già rồi, bây giờ nếu cố gắng lắm th́ mỗi tuần cũng chỉ làm được vài ba lần thôi. Nhưng tôi nghĩ ḿnh phải giữ sức khỏe, không nên “hăng hái” làm chi cho mệt. Có con ở tuổi 90 thế này là quư lắm rồi, bây giờ nhiệm vụ của tôi là giữ ǵn sức khỏe để chăm sóc gia đ́nh được tới đâu hay tới đó và nuôi thằng cu khôn lớn”.

    Nói chung, chúng ta thấy cả hai cụ “sống rất thọ và sinh con ở tuổi bất thường” nói trên đều có liên quan tới ngành y: một cụ là vị lương y hết sức giàu có, c̣n một cụ th́ chuyên nấu các loại cao. Như vậy, ai bảo thuốc thang Đông y là thứ vô ích? Ngoài ra, tôi muốn thưa với quư vị rằng tôi có người bạn học cùng lớp từ hồi c̣n nhỏ. Người bạn này có ông anh ruột năm nay đă 81 tuổi nhưng mới cùng với mấy ông bạn khác cũng xêm xêm với tuổi của ông, mỗi người một xe Honda đi từ Sài G̣n ra tới Hà Nội, rồi từ Hà Nội đi khắp các tỉnh miền Bắc, và sau đó trở về cũng bằng xe Honda. Cách đây hơn tuần, ông rủ tôi: “Chúng tôi lại sắp tổ chức đi nữa, vui lắm, chú có đi với chúng tôi không?”. Tôi lắc đầu, lè lưỡi: “Cái đó th́ em chịu thua! Đến năm 81 tuổi bằng tuổi của anh bây giờ chắc em đi đoong rồi quá!”. Ông cười: “Ừ, kể ra tôi thấy mấy đứa cỡ 80 như tụi tôi cũng khỏe thật!”. Tôi hỏi ông bí quyết nào làm ông vẫn giữ được sức khỏe như thế? Ông nói: “Tụi tôi mấy đứa giống nhau, chả có bí quyết nào cả, chỉ sống không lo nghĩ, thích ǵ th́ làm nấy vậy thôi!”. Sống không lo nghĩ, cái đó khó chứ không phải dễ!<

  9. #59
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    Cơm trưa Sài G̣n

    - Saigon cô nương






    Giờ làm việc của người đi làm là tám tiếng đồng hồ, sáng bốn tiếng, chiều bốn tiếng, trưa được nghỉ từ một tiếng đến hai tiếng để ăn cơm và nghỉ lưng.
    Chỉ trừ những người có con nhỏ, đưa đón con đi học hoặc cha mẹ già đau ốm phải đảo về nhà, c̣n đa số đều ở lại cơ quan, công ty. Buổi trưa ra đường nắng nôi, bụi bặm, nhà gần c̣n đỡ chứ nhà xa, đi tới đi lui đă mất hết thời gian. Thường th́ người đi làm từ quận này sang quận khác, ít ai kiếm được chỗ làm gần nhà.
    V́ thế mọi người đều ăn cơm trưa tại sở.
    Qua rồi hồi bao cấp, cái thời mỗi người dậy từ sớm nấu bữa cơm ăn hai bữa: lót dạ rồi xới vào gà mên lỉnh kỉnh xách đi. Tới lúc rỡ ra th́ cơm đă nguội, canh đă lạnh khó nuốt trôi.
    Cũng hết rồi thời mỗi cơ quan, công ty đều lập bếp ăn tập thể. Trên từng dăy bàn dài, từng phần ăn cheo leo mỗi phần gồm tô canh lơng bơng vài sợi rau, chén cá kho mặn đen màu đường thùng... Cứ nghe tiếng kẻng báo cơm cũng là báo giờ nghỉ, ai nấy vui vẻ, nhanh nhảu ào xuống căng tin. Nếu hôm nào giám đốc đi công tác vắng mặt th́ thay v́ 11 giờ, mới 10 giờ rưỡi, ai nấy hí hửng lẻn xuống cho mau để ăn bớt giờ làm việc được phút nào hay phút nấy.
    Nên mới có thành ngữ cách mạng “ăn cơm trước kẻng” dành cho những cặp ham vui, không đợi đám cưới.
    Thật ra gần đây, vật giá leo thang ghê quá và e cơm ngoài đường mất vệ sinh nên một số người lại mang cơm hộp đi. Vài cơ quan sắm ḷ vi ba cho nhân viên hâm cơm trưa. Tuy nhiên, số này không nhiều v́ làm như vậy đ̣i hỏi phải thức khuya tối hôm trước và dậy sớm sáng hôm sau nấu nướng vất vả quá, tính ra không lợi hơn ăn ngoài bao nhiêu. Xong lại phải rửa chén, cất tô, không được ngả lưng lâu.
    Đặc biệt Việt Nam, rất nhiều món ăn sáng cũng có thể dành cho bữa trưa hoặc cả ngày: Buổi sáng có cơm tấm, phở, bánh ḿ, hủ tíu, bún... Những thức đó cũng ăn vào buổi trưa. Thành thử thùng nước lèo vẫn là bán chính cho bữa điểm tâm, đến buổi trưa hơi mặn do nước lèo bị “sắc” lại. Hầu hết người Việt vẫn thích ăn cơm vào bữa trưa với đầy đủ món canh, món mặn, món xào, cho nên giờ nghỉ trưa mới kéo dài chứ không ngắn nửa tiếng như các hăng xưởng ngoại quốc. Sau bữa trưa “chắc bụng” th́ ai nấy lăn ra ngủ ịch một giấc. Khi thức dậy vẫn c̣n thấy nặng nề nên chiều làm việc bao giờ cũng uể oải hơn giấc sáng.
    Hàng quán cho bữa trưa ê hề, đâu cũng có. Từ sạp cơm trong chợ đến đầu hẻm, cơm trưa trong quán cà phê hay nhà hàng máy lạnh, tủ cơm bày chớp nhoáng lề đường trung tâm thành phố, quán cơm dọc xa lộ, căn tin trong cơ quan... Chưa kể buffet trong khách sạn, nhà hàng b́nh dân... Các quán cà phê, pḥng trà tận dụng buổi trưa vắng khách để bán “cơm trưa văn pḥng”.
    V́ nằm trong quán cà phê máy lạnh, khung cảnh đẹp đẽ, hầu bàn lịch sự nên giá một bữa cơm ở đây khoảng bốn đến năm chục. Thành phần dĩ nhiên là nhân viên văn pḥng lương không tệ. Họp mặt bàn bạc công việc, giới doanh nhân cũng thích chọn khung cảnh quán cà phê trang nhă, nhạc d́u dặt tại các con đường gần trung tâm.
    Buffet trưa trung b́nh như Ngọc Thủy, khách sạn Quê Hương... từ 120 đến 150.000/vé/người. Các tiệm ăn nhanh như KFC, Lotteria... cũng có cơm trưa: dĩa cơm gà và tô canh giá 40 ngàn. Nhà hàng xoay với các món quen thuộc hơn một trăm ngàn, vừa ăn nhâm nhi vừa ngắm cảnh thành phố xoay tṛn.
    Trước đây, khi đăi khách, người ta ưa vào nhà hàng Tàu. Buffet Trung hoa ba mươi món cầu kỳ: súp tuyết nhĩ, cải xào la hán tức cải th́a xào, sườn hầm củ sen, chè đậu xanh, củ năng...
    Cơm Tàu bổ nhưng bị coi là “nặng” quá và từ khi Việt kiều về nước nhiều th́ cơm trưa đăi khách chuyển qua món Việt cho nặng t́nh quê hương. Mọi người đề nghị:
    - Ăn cơm Việt cho đơn giản.
    Nói vậy chứ không phải vậy. Đơn giản nhưng không phải đơn giản v́ đâu có thể dẫn khách vào các quán b́nh dân dơ dáy được.
    Một loạt quán ăn Việt Nam cao cấp ra đời, như các quán đường Nguyễn thị Diệu, Hai Bà Trưng... Hoàng Yến có thực đơn phong phú, tiện đường xe, chỉ có điều tới đúng giờ trưa đông nghẹt cứng không chỗ chen chân nên cũng kém thú vị. Những nơi này dĩ nhiên dân “sành điệu” vào chỉ để gọi dĩa rau muống xào tỏi giá ba mươi lăm ngàn đồng. Rau muống xào đương nhiên với tỏi, không bao giờ thiếu tỏi nhưng ở nhiều tiệm, thực đơn vẫn ghi rành mạch rau muống xào tỏi khiến món ăn tầm thường này, cũng như bầu luộc chấm chao, đọt lang chấm mắm quẹt... bỗng trở nên trang trọng, đặc biệt hẳn lên.
    Món ăn đặc sản Việt Nam: canh nghêu, canh cá thác lác, cá kho tộ, dồi trường chấm mắm tôm, uống nước “đặc sản” dừa trái. Đến lúc tính hóa đơn th́ năm người cũng ngót nghét bạc triệu như chơi.
    Khung cảnh có phần b́nh dân hơn và giá cũng rẻ hơn là các quán cơm lâu đời. Nếu muốn thay đổi khẩu vị th́ mất công tới Hồng Xương, Hồng Phát, Hải Nam ăn cơm gà nấu với nước luộc gà giống như Siu Siu ở An Đông ngày xưa. Thuần túy Việt Nam có cơm gà Tam Kỳ. Trong các hàng cơm gà Tam Kỳ th́ cơm gà Bà Luận Nam tiến đầu tiên gây được sự chú ư. Hay là tới Thuận Kiều ăn cơm tấm, đến Huỳnh Mẫn Đạt, Bùi Hữu Nghĩa ăn cơm xá xíu, gà quay...
    Quán cơm Bà Cả đông khách ở hai cửa hàng trung tâm thành phố, buổi trưa giờ cao điểm đông khách phải ngồi ghép bàn, nhưng một chi nhánh nữa ở Thị Nghè th́ vắng khách phải đóng cửa. Nói b́nh dân nhưng bữa cơm cho một người ở đây cũng năm, sáu chục. Tính ra cũng giá đó mà không lịch sự bằng “cơm trưa văn pḥng”. Chắc là giữ đặc trưng của quán cơm b́nh dân nên quán Bà Cả vẫn dùng chén dĩa nhựa melamie bạc phếch nh́n chẳng đẹp mắt chút nào.
    Quán này cũng như một số quán khác nổi tiếng v́ nấu món thuần túy Bắc với cà pháo mắm tôm, dưa chua, thịt đông... Một quán đường Nguyễn Thị Minh Khai khai thác món giả cầy, canh cua, hoa thiên lư xào... khoảng 50 đến 60 ngàn. Cơm Bắc b́nh dân đúng nghĩa là một quán xập xệ nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, khách chưa kêu món ǵ đă bưng lên ngay một dĩa rau muống luộc có ngọn đặt trước mặt và chắc chắn không thể thiếu b́a đậu rán, dưa chua...
    Quán Minh Đức rất nổi tiếng do một lần đánh bà Tham tán lănh sự Kampuchea v́ mới đầu giờ trưa đă dám đ̣i đổi thức ăn và lần thứ hai đánh một Việt kiều Hà Lan về tội nhờ nhân viên bảo vệ dắt xe ra giùm. Bởi vậy Việt kiều bảo nhau đừng có bước chân vào quán này kẻo có ngày bị đánh hội đồng nằm bệnh viện lăng xẹt.
    Buổi trưa nắng nóng gay gắt nên nhân viên văn pḥng thường điện thoại cho cửa hàng mang cơm hộp đến tận nơi. Đây chỉ là những quán b́nh dân nhưng cách làm việc rất linh hoạt. Thường vào đầu tuần, họ gửi thực đơn đến tận các pḥng của công ty. Buổi sáng, khách kêu điện thoại chọn món, trưa đúng giờ có người mang cơm, canh nóng hổi đến tận nơi. Giá cả cũng chỉ khoảng 25 đến 30 ngàn mà thôi.
    Ngày xưa khi khách đến chơi, chủ nhà, mới đi bắt gà, cắt tiết... làm cơm. Nay th́ người ở nhà cũng vậy. Gia đ́nh ít người ngại nấu nướng hoặc có khách đến chơi th́nh ĺnh vào buổi trưa mà ngại ra ngoài, cứ việc chạy đến quán cơm xách mấy phần về thật gọn gàng, nhậm lẹ.
    Trước đây cơm và thức ăn giao đi đều đựng trong hộp xốp, bịch nhựa nhưng từ khi có khuyến cáo thức ăn nóng đựng trong bịch nhựa dễ gây ung thư, th́ bữa trưa chuyển qua khay. Ăn xong, khách cứ để khay trước cửa pḥng làm việc. Đầu giờ làm việc buổi chiều, nhà quán sẽ cho người đi một ṿng để thu lại khay.
    Một phần cơm trưa b́nh dân từ góc chợ ra lề đường từ 15 đến 25 ngàn, đi dần đến trung tâm thành phố 30 tới 40 ngàn. Buffet lunch trên dưới 100.000. Giá từ 50 đến 70 Mỹ kim cho khách sạn lớn.
    Vào buổi trưa, đi con đường nào cũng gặp hàng cơm b́nh dân nhất tề xuất hiện vào khoảng mười giờ rưỡi sáng đến một giờ rưỡi trưa.
    Đó là các quán chật chội, sực nức mùi thức ăn chiên xào. Tủ kính trước quán bày những chiếc khay nhôm đựng thức ăn mới nh́n qua chỉ thấy màu vàng vàng của kho, chiên... Tủ thức ăn này cũng xuất hiện ở các quầy trong chợ, lề đường, đầu hẻm, dưới hàng ba một căn nhà...
    Thực đơn của hàng ăn b́nh dân thường giống nhau: Chính là món mặn: sườn nướng, thịt kho hột vịt, cá kho, trứng ốp la, xíu mại, gà ram, tép rim, b́ chả... không thay đổi mỗi ngày. Canh chua, canh cải xanh, bí... lơng bơng nước với vài cọng rau. Bầu hay cải xào... Tức là đủ ba món canh, xào, mặn.
    Để bắt mắt và hấp dẫn khách th́ bao giờ sườn cũng nướng tại chỗ. Miếng sườn xắt mỏng tẩm gia vị nướng trên bếp than bày trước quán. Mỡ cháy xèo xèo, khói bay cao tỏa mùi ngào ngạt như kêu gọi, mời chào thực khách. Trước kia thịt gà được coi là sang nhưng bây giờ gà nhập khẩu nhiều nên khá rẻ. Gà ướp ngũ vị hương chiên ngập mỡ thơm lừng th́ đố ai biết nguồn gốc xuất xứ từ đâu, từ China hay Canada! Gần đây có mấy trăm tấn thịt gà đông lạnh từ Canada hết hạn sử dụng được đưa vào Việt Nam.
    Cơm tấm vốn là món điểm tâm nhưng một số quán như cơm tấm Thuận Kiều, cơn tấm Cali bán suốt ngày. Đó là món đặc biệt chỉ đi với b́, chả, trứng, đồ chua nên dù buổi trưa cũng không thêm canh, xào...
    Ở một số trường tiểu học, trung học chuyên nghiệp, v́ lề đường quá chật chội không thể thuê mướn để mở hàng cơm b́nh dân nhiều món được, th́ bữa trưa thu hẹp lại trên chiếc xe đẩy. Một món duy nhất là cơm chiên màu vàng ươm đảo trong chảo đặt trên bếp gas mini. Trong đó lốm đốm thái hạt lựu là màu xanh của đậu, màu đỏ cà rốt và thịt trăng trắng. Khoảng mười ngàn một hộp cơm, học sinh mỗi người một hộp ngồi trên vỉa hè ăn ngon lành, no bụng và tiện lợi, không cần nhiều món lôi thôi, không cần chén bát chi cho mất công...
    Mười ngàn đó đối một số người vẫn đắt. Người ta chỉ có thể ăn cơm với chút cá khô, vài hột đậu phọng rang, thậm chí đơn giản xịt nước tương, rắc muối tiêu... V́ thế gần đây có các hàng bán cơm trắng theo kư ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật, ga Ḥa Hưng... Tám ngàn một kư đủ ba người ăn, khách hàng hầu hết là sinh viên, công nhân, người nghèo...
    Vậy cũng qua bữa, cũng xong một bữa trưa...

  10. #60
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chuyện Bên nhà VN

    Chuyện Bên nhà VN
    “Nghệ sĩ tŕnh diễn” bán dâm đang làm dư luận nóng bỏng Làm rất nhanh nhưng thu về số tiền rất lớn!

    Văn Quang




    hoa hậu Mỹ Xuân, trước và sau khi bị bắt

    Trong tuần qua dư luận tại VN ầm ỹ nhất là những vụ án có thể làm tổn hại đến danh dự quốc gia như vụ Đan Mạch
    tạm dừng tài trợ cho VN 3 dự án ODA do nghi bị xà xẻo. Nhưng vụ này c̣n đang có nhiều lời giải thích từ các cơ quan bị “tố”, lần lượt chủ 4 dự án đều khẳng định không có chuyện “thất thoát hay tham nhũng” trong các dự án mà họ thực hiện. Các nhà quản lư cũng hứa sẽ công khai với dư luận kết quả điều tra và sẽ làm sáng tỏ những nghi vấn ấy. Chính phủ đang theo dơi và t́m hiểu vụ việc, với tinh thần sẽ “xử lư nghiêm” nếu phát hiện sai phạm. Chúng ta hăy chờ xem sự minh bạch đi đến đâu.

    Chuyện thứ hai cũng không kém phần gay cấn là t́nh trạng để người Trung Quốc nuôi cá trái phép tại Vũng Rô, việc này có thể có sự tham mưu của Sở Nông Nghiệp- Phát Triển Nông Thôn tỉnh Phú Yên. Tuy nhiên vụ này cũng c̣n đang được điều tra nên hai chuyện trên đây tôi sẽ tường thuật chi tiết khi có những thông tin chính xác.

    “Nghệ sĩ tŕnh diễn” bán dâm đang làm dư luận nóng bỏng

    Chuyện đang làm người dân theo dơi với thái độ vừa hào hứng vừa “chán cho đời” là chuyện các cô diễn viên điện ảnh, ca sĩ, người mẫu, hoa hậu (xin lạm dụng danh từ gọi chung là những “nghệ sĩ tŕnh diễn”) bán dâm.

    Đến nay những danh tính người bán và người mua dâm đang dần được tiết lộ. Tuy nhiên, người dân vẫn có những suy nghĩ khác và đang rộ lên những điều họ muốn biết và cần được làm công bằng, minh bạch. Mời bạn đọc t́m hiểu về vấn đề này. Một vấn đề đang làm băng hoại xă hội VN.

    Một nhu cầu bức bách của những “nghệ sĩ” được coi là “chân chính”

    Ở VN bây giờ những cuộc thi “hoa khôi, hoa hậu” rất nhiều. Ít nhất đến hôm nay có những cuộc thi sắc đẹp đă và đang diễn ra như: Hoa hậu Việt Nam, Hội thi Người đẹp Kinh Bắc (Bắc Ninh), Người đẹp Hạ Long (Quảng Ninh), Hoa khôi đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ), Người đẹp Miệt vườn (Sóc Trăng)… Nếu kể cả những người đă thành danh từ 10 năm nay chắc chắn phải là trên 3 con số 0. Thôi th́ cứ tạm gọi là trên dưới 10.000 cho dễ tính toán.

    Sự đ̣i hỏi công khai minh bạch tên tuổi những “nghệ sĩ tŕnh diễn” đă và đang bán dâm là một nhu cầu rất bức bách đối với những nghệ sĩ được coi là “chân chính”. Đă có một vài nghệ sĩ lên tiếng. Diễn viên Kim Khánh cho rằng: “Họ chỉ là số ít! không thể đại diện cho cả làng giải trí”. Á hậu Thùy Trang cho biết, những suy nghĩ như vậy giờ đă như một lối ṃn khó làm cho người ta nghĩ khác được bởi ngày càng nhiều người mẫu, hoa khôi, diễn viên bị phát hiện đi bán dâm, cặp kè với đại gia. Theo cô, thế giới showbiz là nơi đầy hào quang và cám dỗ nhưng cũng dễ làm cho con người ta suy đồi đạo đức nhất. Có rất ít người có đủ bản lĩnh để tránh được.

    Diễn viên Diễm My lên án: “Giới trẻ bây giờ đang “ăn xổi ở th́”! Và cô kết luận: “Mọi thứ đều từ lối sống hưởng thụ”.

    Những nghệ sĩ được coi là đàng hoàng c̣n đang là người mẫu, hoa hậu, đang “làm nghệ thuật” trên các sân khấu, trong các phim trường hoặc đang có phim tŕnh diễn trên truyền h́nh, màn ảnh lớn nhỏ trên thị trường giải trí đang bước vào môt cú “sốc” nặng. Họ bị mang tiếng lây, khó ḷng “cải chính” với dư luận và nhất là với cái nh́n nghi ngờ của những người ái mộ, của bà con anh em, của cḥm xóm bất kỳ họ đi đến đâu. Họ đang bị tước đoạt mất sự hănh diện khi được xem là “nghệ sĩ”, danh tiếng hay không chưa cần biết nhưng cứ là “nghệ sĩ chân dài” bị mang tiếng là điều chắc chắn. V́ vậy họ đ̣i hỏi được công khai minh bạch tất cả những “con sâu làm rầu nồi canh” đó, dù là sâu có “hơi nhiều” làm nồi canh đặc sệt.

    Sự công bằng về thông tin

    Người dân cũng đồng t́nh với đ̣i hỏi này, không thể phủ nhận một phần v́ ṭ ṃ, phần khác quan trọng hơn là sự công bằng trong việc thông tin. Tại sao như những vụ trước đây lại có thông tin, h́nh ảnh chi tiết. Thậm chí có cô bị đưa vào nhà “phục hồi nhân phẩm” có nghĩa là nhân phẩm mất tiêu luôn. Tại sao lần này các cô gái bán dâm cũng y chang như vậy, nhiều cô lại được thong thả ra về, có cô c̣n được đón bằng xe hơi xịn. Như thế có là một sự bất công hay luật lệ đă thay đổi rồi? Nếu thay đổi, phải chăng đă vô t́nh khuyền khích cho những hành động này.

    Đó là những chỉ trích có phần nóng vội. Nhưng cơ quan điều tra không nóng. Những thông tin chi tiết dần được hé lộ từng ngày. Các trang báo ngày nào cũng bài và những hàng tít lớn về vấn đề này, rối tinh như hỏa mù. Ở đây, tôi “hệ thống hóa” lại để bạn đọc dễ theo dơi. Đến nay (08 tháng 6-2012), những người liên quan đến đường dây đang nóng này có thể chia làm 3 loại như sau:

    1- Loại “tú ông, tú bà”.

    Người nổi đ́nh đám nhất trong đám cầm đầu đường dây mại dâm “cao cấp” phải kể đến Hoa hậu Nam Mê Kông 2009 - Vơ Thị Mỹ Xuân, vừa bán dâm vừa điều hành đường dây gồm toàn loại “nghệ sĩ có tiếng”.

    Theo sau là “tú ông” Trần Quang Mai (40 tuổi) là người nhiều “mối” nhất. Mai từng là MC tại một pḥng trà nổi tiếng, có sẵn trong tay mối liên hệ các đại gia thường lui tới chỗ ăn chơi này.

    Kế đến là “tú ông” Lê Quang Tuấn Anh có “biệt danh” là Kevil Lê vốn là một trong những người chăm sóc sắc đẹp có tiếng tại TP Sài G̣n, nơi hội tụ nhiều người đẹp nhất nh́ Sài G̣n. Thậm chí, hoa hậu Mỹ Xuân, á khôi Thiên Kim cũng từng thông qua sự môi giới của Tuấn Anh để bán dâm!

    Nguyễn Hữu Đạt (43 tuổi) ở phường 26, quận B́nh Thạnh – TP Sài G̣n.

    Cũng bị t́nh nghi về hành vi này c̣n có nữ người mẫu kiêm diễn viên điện ảnh Thiên Kim (tức Trần Thị Hoa, SN 1986, ngụ đường Nguyễn Cửu Vân, phường 17, quận B́nh Thạnh – TP Sài G̣n). Nhưng v́ đang mang thai nên được cho về, sẽ xử sau.

    Cơ quan điều tra c̣n đang truy bắt một “tú ông” nữa tên Huy nằm trong đường dây môi giới bán dâm “cao cấp” hiện đă bỏ trốn.

    2- Về “thành tích” các người đẹp bán dâm

    Cho đến nay đă biết rơ danh tính một số “nghệ sĩ” bán dâm, chắc bạn đọc đă biết đứng đầu sổ là người đẹp Sóc Trang Mỹ Xuân. Tên thật là Vơ Thị Mỹ Xuân (SN 1985, môi giới kiêm bán dâm) hiện là người mẫu tự do, cô từng hành nghề hướng dẫn viên du lịch và lên ngôi hoa hậu trong cuộc thi Hoa hậu Nam Mekong năm 2009. Trong cuộc thi này, cô c̣n đoạt thêm giải “Ứng xử hay nhất”.


    Hoa hậu V.T.M.X c̣n tự ḿnh đứng ra quản lư một đường dây bán dâm bao gồm các người mẫu, hotgirl, sinh viên... khác với giá rẻ hơn, từ khoảng 300 - 600 USD.

    Mỹ Xuân đă “tự khai”: Từ tháng 4-2012, cô bắt đầu liên lạc với hoa khôi Duyên dáng Thời trang 2010 được tổ chức tại tỉnh Bến Tre là Lê Thị Yến Duy đi bán dâm với giá ban đầu là 1.000 USD/lần. Đến ngày 2-6, Mỹ Xuân tiếp tục đưa Yến Duy cùng một số người đẹp khác, trong đó có Nguyễn Thị Minh Nhài tức diễn viên Ngọc Thúy, đến khách sạn trên đường Nguyễn Văn Cừ, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 – TP Sài G̣n để bán dâm cho đại gia với giá 3.000 USD. Theo VietNamNet, hoa hậu Mai Xuân c̣n tiết lộ mới lên giường một đêm với một đại gia hồi tuần rồi với giá 2.000 đô! Mỹ Xuân c̣n “nghe nói có một người mấu là TN bán dâm 8.000 USD một lần”. Nhưng TN đă lên tiếng phủ nhận và có thể sẽ kiện MX v́ sự “nghe nói” này.



    Thiên Kim

    - Theo sau là Á khôi Thiên Kim. Nổi bật trong làng chân dài với chiều cao 1,72m và số đo 3 ṿng 85-62-90. Trước khi bị bắt trong đường dây mại dâm “cao cấp”, Thiên Kim đă là người mẫu có tiếng và đă từng diễn xuất trong một số bộ phim. Bộ phim gần đây người đẹp này tham gia là “Lệnh xóa sổ” và đă gây được sự chú ư đặc biệt của khán giả. Bởi Thiên Kim vào vai nữ quái xă hội đen, xuất hiện với trang phục bằng da màu đen bó sát làm nổi bật thân h́nh người mẫu của cô. Chắc nhiều khán giả VN c̣n nhớ người đẹp ngổ ngáo này.

    - Người mẫu kiêm diễn viên Ngọc Thúy, tên thật là Nguyễn Thị Minh Nhài (SN 1989, quê tỉnh Đồng Nai, hiện ở đường Phạm Hùng, xă B́nh Hưng, huyện B́nh Chánh – TP Sài G̣n. Ngọc Thúy là người mẫu thời trang của Công ty Promotion Look và đă từng đóng trong bộ phim truyền h́nh 40 tập có tựa đề “Bước chân hoàn vũ” phát sóng trên đài Truyền H́nh HTV9 (TP Sài G̣n).


    - Yến Duy – đăng quang Hoa Khôi tại ṿng chung kết Hội thi duyên dáng thời trang Bến Tre lần I, năm 2010, Tên thật là Lê Thị Yến Duy (SN 1990, quê Bến Tre; hiện ở tại đường G̣ Dầu, phường Tân Quư, quận Tân Phú – TP Sài G̣n. Chiều 2-6, khi ập vào khách sạn Hà Phương Trang ở số 106 bis Nguyễn Văn Cừ (phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1), Công an bắt quả tang Lê Thị Yến Duy cùng một người đẹp khác đang mây mưa cùng 2 đại gia.


    Jenny Phương

    - Hot girl Jenny Phương (tức Lê Thị Thúy Hường, SN 1993, ở tại đường Lư Tự Trọng, phường Bến Thành, quận 1) cũng là người mẫu thời trang. Khi CA ập vào khách sạn Kim Linh ở số 116-118 Bùi Thị Xuân (phường Bến Thành, quận 1) bắt quả tang hot girl Jenny Phương và L. T. H. D (SN 1987, sinh viên năm thứ nhất một trường trung cấp nghề du lịch, đang làm việc tại một khách sạn tư nhân) đang bán dâm cho 2 đại gia khác.


    - Người mẫu Hồng Hà tên thật là Hà Thị Hồng, sinh năm 1989 tại một miền quê nghèo tỉnh Thái B́nh. Năm 17 tuổi, Hồng Hà quyết định vào Nam lập nghiệp. Thỉnh thoảng cô mới ra Hà Nội thăm họ hàng và về quê Thái B́nh. Hồng Hà bị bắt tại Hà Nội.


    Chiều ngày 24/5, tại hai pḥng của một khách sạn trong khu du lịch Đồng Mô, ở Sơn Tây, Hà Nội, cảnh sát bắt quả tang hai gái bán dâm đang hành nghề. Trong đó, một người được xác định là diễn viên, người mẫu Hồng Hà. Một cô là Hà Thị T., cả hai người đă được người nhà đến trụ sở Cản sát để hoàn thành thủ tục bảo lănh cho về nhà.

    Suy nghĩ ngây thơ nhưng đúng là căn bệnh của xă hội ngày nay

    Hồng Hà tâm sự: “Với số tiền kiếm được mỗi lần đi khách như vậy (1000 USD hay hơn nữa), em có thể mua sắm nhiều thứ hàng hiệu, đắt tiền giống như nhiều người mẫu, diễn viên khác họ vẫn xài.

    Nghề bán dâm “làm rất nhanh nhưng thu về số tiền rất lớn”, v́ thế em định sẽ làm vài tháng, khi nào mua được nhà và xe hơi th́ em sẽ dừng lại. Sau đó, em sẽ tập trung cho sự nghiệp diễn viên, người mẫu của ḿnh và lập gia đ́nh th́ sẽ chẳng ai biết được điều đó.”

    Đúng là thứ suy nghĩ rất… ngây thơ, nhưng đó lại là “lư tưởng” thật sự của nhiều cô gái khác. Cứ tưởng “làm ăn” một thời gian rồi “nghỉ hưu” lấy chồng, ai mà biết được chỗ “ma ăn cỗ”. Đây cũng lại là một sự thật ngoài đời, cuộc sống đầy khó khăn song đầy mời gọi, chỉ một cái gật đầu là xong và chỉ một giờ, một ngày, một tua du lịch là tiền ra tiền vào như nước, muốn mua ǵ chẳng được, tự nâng cao đẳng cấp của ḿnh, vênh mặt trước các đồng nghiệp. Không cô nào nghĩ rằng đó là một thứ nghề như dính vào ma túy, không dễ ǵ bỏ được. Các cô đă từng biết thế nào là sự gian nan khổ sở của người lương thiện đi kiếm từng đồng, đôi khi c̣n bị hành hạ nhục nhă. Thế nên dù đă có nhiều tiền các cô vẫn lăn vào nghề kiếm tiền nhanh không vốn này và cứ thế kiếm măi, có cô c̣n “làm” ngay cả khi có chồng rồi, cho đến khi thân tàn ma dại hay bị bắt.

    Tại sao cũng là bán dâm, người bị bắt người được thả?

    Đó là rất nhiều câu hỏi đă được đặt ra: Tại sao cũng đi bán dâm mà người th́ bị bắt lại như Mỹ Xuân, c̣n Hồng Hà lại được ra về thơ thới hân hoan? Có điều ǵ lắt léo trong việc này đây?

    Theo cơ quan điều tra, liên quan đến đường dây bán dâm cao cấp, theo lời khai của các má ḿ, tú ông bị bắt th́ có khá nhiều người mẫu, diễn viên điện ảnh, hoa khôi… từng tham gia bán dâm cho các đại gia thứ thiệt ở trong nước lẫn nước ngoài. Tuy nhiên, do không bắt quả tang nên công an chỉ xét xử những người vừa bị bắt. Hiện vụ án vẫn đang được tiếp tục điều tra. Có thể trong một ngày gần đây, sẽ lại có một số tên tuổi các “nghệ sĩ bán dâm” này, được thông tin đến bạn đọc.

    Luật sư Phạm Chí Công, đoàn luật sư Hải Dương cho biết, theo luật hiện nay của VN: Hoa hậu Mỹ Xuân có hành vi dẫn dắt, làm trung gian cho hoạt động mua, bán dâm và trục lợi từ hoạt động này. Hành vi của Mỹ Xuân đă cấu thành tội môi giới mại dâm, và có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm h́nh sự theo Điều 255, khoản 1 Bộ luật h́nh sự “Phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm đối với người có hành vi dụ dỗ hoặc dẫn dắt người mại dâm”...
    Khác với hoa hậu Mỹ Xuân môi giới mại dâm, người mẫu Hồng Hà (và nhiều cô khác) bị bắt khi đang “bán dâm”. Theo Điều 22 và Điều 23 của Pháp lệnh Pḥng chống mại dâm, người bán dâm tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng các h́nh thức khác nhau. Ngoài ra, gái mại dâm bị bắt sẽ được đưa vào Trung tâm phục hồi nhân phẩm, dạy nghề để sau này có nghề nghiệp mưu sinh, không phải quay lại con đường cũ.
    Nh́n lại bản án 6 năm trước, vào tháng 3 năm 2006, Ṭa án TP Sài G̣n đưa ra xét xử đường dây mại dâm cao cấp, trong đó có 2 người mẫu kiêm diễn viên kịch. Một nữ ca sĩ là LNA chuyên hát ở các vũ trường, quán bar nổi tiếng nhưng nghề tay phải lại điều hành đường dây gái gọi cao cấp. LNA vừa đi diễn vừa phục vụ khách khi có nhu cầu với giá 200 - 300 USD/lần. Sau khi bị bắt, cô lĩnh án 6 năm tù giam.

    C̣n 2 cô người mẫu kiêm diễn viên, một cô bị đưa vào trại phục hồi nhân phẩm vài ngày rồi được thả, cô KT cũng chỉ bị phạt hành chánh.

    C̣n nữa, chưa hết

    Theo lời khai của các tú ông tú bà, c̣n nhiều người đẹp sa vào đường dây này đang bị điều tra như siêu mẫu kiêm ca sĩ K.N.Th., người mẫu kiêm diễn viên điện ảnh T.N., diễn viên kiêm ca sĩ N. K... Trong số này, siêu mẫu K. N. Th ngoài việc bán dâm c̣n bị t́nh nghi tham gia môi giới bán dâm.K.N.Th từng bán dâm nhiều lần cho các “đại gia”, dù thân h́nh khá bốc lửa nhưng chỉ với giá 1.500 USD/lần.

    Danh sách sẽ c̣n tiếp nối dài dài. Nhưng việc phổ biến rơ tên tuổi c̣n tùy thuộc vào chứng cứ cụ thể tại cơ quan điều tra.

    Ngoài ra c̣n những “tú bà” đang là sinh viên trẻ măng cũng có đường dây bán dâm, những số điện thoại trên internet mời mọc, những quán gội đầu, quán massage… lôi kéo đủ loại người từ các cô gái quê, anh nông dân đến các cô, các cậu học sinh nhan nhản khắp nơi. Chưa bao giờ như lúc này, ở VN có nhiều “ổ” đến như thế! Nhiều như ổ gà trên đường xa lộ, bắt không xuể!

    3- Mua dâm là các “đại gia chân đất”?

    Dư luận cho rằng sẵn sàng bỏ ra số tiền khá lớn mua dâm các hoa hậu, hoa khôi phải là những đại gia thứ thiệt, có đẳng cấp trong giới kinh doanh như xăng dầu, tài chính và ngân hàng.

    Có thông tin cho biết trong 4 ông mua dâm bị bắt quả tang có một người tên H, hiện công tác trong ngành truyền thông tại TP Sài G̣n. Khi bị bắt, ông H “hù” ḿnh là “bà con” của nguyên lănh đạo của một tờ báo!

    Tờ báo NLĐ cho rằng trong thực tế, những người mua dâm là những đại gia “chân đất” vùng ven, phất lên nhờ các dự án bất động sản, gồm: N.V.N (SN 1960, ở ấp 2, xă Vĩnh Lộc B, huyện B́nh Chánh – TP Sgn), T.T.H (SN 1979, ở ấp 1, xă Vĩnh Lộc A, huyện B́nh Chánh – TP Sgn), T.V.T (SN 1960, ở ấp 4, xă B́nh Hưng, huyện B́nh Chánh – TP Sgn) và Đ.V.M (SN 1968, ở cùng ấp với ông T.V.T).

    Lại những dấu hỏi… đáng hỏi

    Từ những thông tin này, dư luận lại đặt dấu hỏi tại sao các cô gái bán dâm th́ thông tin rơ tên tuổi, c̣n “đại gia” lại chỉ viết tắt? Và không lẽ chỉ có mấy ông “chân đất” mới thèm hoa khôi, người mẫu thôi sao? C̣n mấy đại gia có chức có quyền hay đại gia thuộc các ngành “sang” như ngân hàng, tài chính, xăng dầu với “của lạ thơm như mít” kia th́ “hổng có thèm tí nào”?

    Xin điểm qua vài lời của bạn đọc phát biểu trên các báo VN:

    - Bạn Ba Đía: “Tôi thật sự không hài ḷng khi báo thông tin tên tuổi đại gia mua dâm mà c̣n viết tắt, đây mới chỉ là 50% của sự thật, mà sự thật 50% th́ chưa phài là sự thật. Và chưa nói lên điều ǵ trong công tác pḥng chống các tệ nạn xă hội, vẫn c̣n dung dưỡng những thành phần làm băng hoại đạo đức xă hội. Cũng không công bằng khi các “kiều nữ” được hài danh tánh trong khi các đại gia này th́ úp úp mở mở ai muốn hiểu tên ông ấy là tùy; cái này lại càng dễ gây ngộ nhận cho người thân kể cả vợ con những đại gia thực sự chân chính”.

    - Bạn Minh Kễnh thẳng thắn: “Ai tin th́ cứ tin chứ tôi không tin các bác “nông dân” bán đất như bài báo này nói đâu. Nhưng mà tôi hiểu là “đai gia” đă bịt được mồm khối kẻ rồi. Cuối cùng nông dân bị đổ vạ và làm nhục. Chẳng thà nhà báo cứ thẳng thắn là “đai gia” có chức trong ngành truyền thông văn hóa (như đă hé lộ trong bài trước) nên chưa tiện công khai th́ dư luận sẽ dễ chấp nhận hơn…”

    - Bạn Hong Le phát biểu gọn lỏn: “Mấy ổng chơi, bắt nông dân chịu!”.

    Đến đây lại xin nhường lời b́nh luận cho bạn đọc.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-09-2011, 01:31 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 19-07-2011, 07:35 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 02-11-2010, 11:33 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •