Page 69 of 471 FirstFirst ... 195965666768697071727379119169 ... LastLast
Results 681 to 690 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #681
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Saigon...ngày ấy !



    Ngày lễ Hai Bà Trưng được tổ chức mỗi năm vào ngày 6 tháng 2 Âm Lịch tại Sài G̣n.
    Hằng năm thành phố chọn ra một nữ sinh trường Trưng Vương và một nữ sinh trường
    Gia Long đóng vai Hai Bà Trưng trong buổi diễn hành

  2. #682
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Vì "mê" cà-phê nên khi đọc bài này hay hay, bèn rinh về đây cho mọi người tìm ..."tôi trong ấy".

    SAIGON CUA TÔI, VÀ CÀ PHÊ THƯỞ NHỎ


    Đấy là một đô thị chứa ăm ắp trong ḷng nó những h́nh những tiếng, những mùi những vị. H́nh tiếng mùi vị nồng nàn và riêng biệt đến nỗi, dù đang đắm ch́m vào một giấc mộng dài, tôi vẫn có thể gọi tên đô thị ấy, gọi đúng tên, như thể tên người t́nh vẫn thường vọng tưởng. Saigon. Saigon. Ngh́n lần như một, tôi gọi Saigon bằng tiếng gọi dịu dàng không thể khác.

    Mùi vị đến với tôi sớm nhất và ở lại lâu nhất, là cà phê.
    Tôi biết uống cà phê - không, biết yêu cà phê th́ đúng hơn, năm lên sáu.
    Cậu H., người cậu ruột, đứa em duy nhất của mẹ tôi, nghiện cà phê thuốc lá từ thời c̣n rất trẻ. Đi làm xa, khi Biên Ḥa khi lên tận Pleiku, mỗi lần cậu về nhà là nhà như có hội. Có mùi mồ hôi đàn ông, có tiếng nhạc vang lừng từ máy cassette, có tiếng giở những trang sách tiếng Pháp ố vàng, có mùi khói xăng xe Honda dựng sát cửa, có mùi xi ra đánh giày, có tiếng bút máy cào khẽ trên giấy nhật kư, và có hương cà phê đượm ngát trong không khí. Năm ấy, tôi lên sáu.
    Cả nhà, bà ngoại và mẹ, không hề uống cà phê. Nhưng cậu, đứa con trai lớn độc nhất, người đàn ông độc nhất, đương nhiên được nuông chiều nhất. Cậu về phép th́ thoải mái phá lệ. Bà tôi ra chợ, tuyển thứ cà phê ngon nhất, đắt tiền nhất, mua rất ít và bắt rang xay tại chỗ, chỉ để uống trong vài ngày. Bà sợ để lâu mất mùi, nên nhúm cà phê ấy cũng được gói giấy thiếc, cột chặt miệng túi, đem về c̣n cho vào lon Guigoz đậy nắp thật khít. Lâu lâu, tôi lại lén mở ra, dí mũi vào gói giấy sực nức một thứ hương quyến rũ không tưởng tượng nổi - có hai thứ, lúc bé, tôi cho là thơm nhất: cà phê mới xay và bánh Ritz mới mua. Cậu tôi thương cháu lắm, biết thằng bé khoái cà phê, cứ t́m cớ pha lượt này lượt khác để tôi được uống ké. Chắc một điều là không được uống nước cốt. Cà phê pha phin, nước sôi vừa nấu châm vào, châm hai lượt đúng quy cách, để cậu tôi ngồi khểnh đốt thuốc Bastos ngắm cà phê nhỏ giọt. Cảnh tượng ấy đẹp đẽ, thanh b́nh và nhuốm màu thần bí, ít nhất th́ trong óc đứa bé sáu tuổi đúng là như thế. Cậu đă uống lượt đầu, bà tôi tiếc “cà phê c̣n đậm thế này cơ mà”, châm nước sôi thêm, thành nước hai. Cà phê ngon pha lượt đầu màu đă nhạt, chỉ nâu óng như cánh gián, th́ nước hai chẳng khác nước xá xị bao nhiêu. Bà đem ly nước hai ấy cho đường vào, c̣n bỏ vài viên đá nhỏ - đó là phần cà phê của hai bà cháu. Chiếc ly thủy tinh có đế rất dày, thời ấy nhà tôi xem như đồ quư, mẹ giữ rất kỹ; thế mà bà hào phóng đem ra dùng đựng cà phê đá cho cháu. Tôi làm ǵ khi uống những ly cà phê đầu đời? Cũng bắt chước cậu ngồi khểnh, chân nhịp nhịp theo tiếng nhạc Thái Thanh, Sỹ Phú d́u dặt từ máy hát, nhâm nhi từng ngụm nhỏ, cảm thấy cà phê thấm vào từng tế bào lưỡi. Đôi khi c̣n nhấm nhấm những vụn cà phê nhỡ lọt qua phin, để có cớ mà nhăn mặt đắng quá. Cứ dần dà như vậy, những ly cà phê nước hai chỉ c̣n hương là chính, vị th́ toàn đường, đem về cho tôi t́nh yêu cà phê. Yêu cà phê, th́ mới yêu được Saigon.

    Saigon Saigon. Thành phố của tôi, khi tôi biết tự gọi cho ḿnh ly cà phê trong quán, th́ c̣n vắng thưa người. Đường Ba tháng Hai, tôi vẫn quen gọi tên cũ Trần Quốc Toản, đoạn từ ngă ba Nguyễn Kim trông sang, thời tôi vào cấp ba rất nhiều quán cà phê. Không phải dạng quán sang với đèn màu lấp lánh, nhạc nhẽo xập x́nh. Khu quán Trần Quốc Toản vào thập kỷ tám mươi thế kỷ trước là điển h́nh cho dạng cà phê Saigon, thường dùng pḥng khách những căn nhà mặt tiền làm quán, gian trong vẫn để ở. Ngăn cách “quán” với “nhà”, người ta thường đặt một quầy bar, trên chiếc ghế cao sau quầy thế nào cũng có một cô chủ mỏng mày hay hạt, tóc mướt như suối, mắt ướt như hồ. Vào lớp mười, tôi đă nhịn ăn sáng lấy tiền đi cà phê, ở một trong các ngôi quán đó. Ghế bàn mây, lưa thưa vài bộ, khách không cùng nhóm ngồi cách nhau khá xa, ít bị làm phiền. Khách đến quán thường thanh niên, áo bỏ ngoài, khuy áo ngực bỏ trễ tràng, ngồi xuống là gác ngay chân lên bàn rất giang hồ, song lại hiền như đất. Chẳng ai nói năng ǵ th́ phải. Dù đi thành nhóm, hay đơn độc một ḿnh một bàn, người ta vẫn giữ yên lặng. Yên lặng với tách cà phê của ḿnh - thứ cà phê được tinh tuyển, pha theo một công thức chắc cũng khá đặc biệt, thêm một đầu tăm bơ Bretel hay một hạt muối, đại khái thế - để mà dơi theo ḍng xe cộ phía ngoài đường lớn, dơi theo ánh nh́n cô chủ xinh như tượng, dơi theo làn khói cố thả cho thật tṛn lên cao. Tôi đă bỏ những đồng tiền đầu để uống trong mô h́nh quán như vậy, ngồi cùng các thanh niên như vậy. Đặc trưng Saigon.

    Tôi không thích cho đường vào cà phê. Bạn học cũ, đến giờ này, sau mấy mươi năm, c̣n nhớ thói quen đó. Nhiều khi tôi nói đùa, lúc nhỏ ḿnh bị bà ngoại đầu độc bằng đường trong cà phê đá rồi, giờ sợ. Tôi sợ mất mùi cà phê. Sợ loăng vị cà phê. Sợ thứ đường không “đàng hoàng” sẽ làm cà phê chua đi khó chịu. Chỉ thảng hoặc, ở một quán như Fanny phố Tôn Thất Thiệp, tôi mới nhón một viên đường - đường viên trông muốt như ngọc - ngậm sẵn để chiêu chung với cà phê nóng mà thôi.
    C̣n cà phê Ư? Phải đến năm ba mươi tuổi, tôi mới biết đến espresso. Headlines, tầng hầm Nhà hát Thành phố, là nơi tôi thường vào mỗi chiều, giờ tan tầm. Ở đó, trong thứ ánh sáng u trầm của ngày vừa tắt, của những gương mặt ngoại quốc phần lớn là mệt mỏi sau buổi làm việc, tôi gọi cho ḿnh vài tách espressos. Máy chạy ŕ ŕ, cà phê nổi bọt, tách sứ nhỏ xíu, bánh cookies ăn kèm. Tôi đă từng khó chịu khi chuyển sang uống cà phê Ư: nó chẳng giống ǵ thứ cà phê ḿnh hằng uống từ ngày nhỏ. Nó chát, vâng, vị chát là đặc trưng nhất cho cà phê pha máy. Dư vị trên lưỡi c̣n chua nữa. Nhưng rồi quen dần. Để rồi tôi như bị phân thân, một mặt th́ khát thèm cà phê pha kiểu Việt “truyền thống”, mặt khác vẫn cứ gọi liên tục những tách cà phê Ư chát xít, đậm đặc như máu quỷ. Đong đưa giữa hai thái cực cà phê Việt Ư, cũng là một phần trong “nhân cách” của tôi chăng?

    Saigon ăm ắp những tiếng những h́nh. Nên ở quán, tôi không cần nhạc, bất kỳ loại ǵ. Tôi thích một không gian tinh sạch với cà phê ngon, chỗ ngồi tốt và tĩnh lặng. Chỉ có như thế, cà phê mới thơm đủ hương, mới đắng đủ vị, mới khiến người say. Cơn say do cà phê đem lại, không như rượu dữ, là cơn say thật mềm mại đáng yêu. Nó đem ta trở về với chính ta, với sự hồn nhiên ngây dại nhất của bản thể ta, với những kỷ niệm của riêng ta, với những tiếng nhạc từ chính tâm khảm ta vang lên. Cà phê Saigon, ôi cà phê Saigon!


    http://huyvespa.multiply.com

  3. #683
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Đường Ba tháng Hai, tôi vẫn quen gọi tên cũ Trần Quốc Toản, đoạn từ ngă ba Nguyễn Kim trông sang, thời tôi vào cấp ba rất nhiều quán cà phê. Không phải dạng quán sang với đèn màu lấp lánh, nhạc nhẽo xập x́nh. Khu quán Trần Quốc Toản vào thập kỷ tám mươi thế kỷ trước là điển h́nh cho dạng cà phê Saigon, thường dùng pḥng khách những căn nhà mặt tiền làm quán, gian trong vẫn để ở.....

    thứ cà phê được tinh tuyển, pha theo một công thức chắc cũng khá đặc biệt, thêm một đầu tăm bơ Bretel hay một hạt muối, đại khái thế -
    Tác giả bài viết biết uống cà-phê sớm quá, nhưng tội nghiệp là hình như đến tuổi thưởng thức cà-phê thì Sàigòn bị...phỏng nặng, nên ...hoài công!

    Còn nói vê ly cà-phê chỉ cần một "đầu tăm bơ Bretel" thôi sao?
    Chất liệu gì mà "thần kỳ" vậy? Thật tình tôi cũng thỉnh thoảng uống với bơ Bretel có ngừơi đi Pháp về cho đàng hoàng, mà coi bộ "một đầu tăm" không đủ..đô!?
    Nhưng phải công nhận là thêm một chút bơ naỳ - độ chục...đầu tăm thì đúng hơn - nó sẽ át đươc vị chát, nếu gặp cà-phê ...dỏm, còn sẽ thấy vị "creamy" làm tăng mùi thơm của cà-phê ngon.

    Muốn thử xin quý vị mua đúng hiệu bơ này - quảng cáo ..không công!


  4. #684
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Tác giả bài viết biết uống cà-phê sớm quá, nhưng tội nghiệp là hình như đến tuổi thưởng thức cà-phê thì Sàigòn bị...phỏng nặng, nên ...hoài công!

    Còn nói vê ly cà-phê chỉ cần một "đầu tăm bơ Bretel" thôi sao?
    Chất liệu gì mà "thần kỳ" vậy? Thật tình tôi cũng thỉnh thoảng uống với bơ Bretel có ngừơi đi Pháp về cho đàng hoàng, mà coi bộ "một đầu tăm" không đủ..đô!?
    Nhưng phải công nhận là thêm một chút bơ naỳ - độ chục...đầu tăm thì đúng hơn - nó sẽ át đươc vị chát, nếu gặp cà-phê ...dỏm, còn sẽ thấy vị "creamy" làm tăng mùi thơm của cà-phê ngon.

    Muốn thử xin quý vị mua đúng hiệu bơ này - quảng cáo ..không công!

    Hồi c̣n ở bển , TX đâu đă " đến tuổi " được kép dắt đi uống cà phê đâu , mà biết được cái dzụ cà phê bơ này dzậy ?

    Đúng ra , ông cụ ḿnh bảo phải một ít bơ to bằng hạt ngô , mới đủ cho cà phê dậy mùi ...Tây !

    Tigon

  5. #685
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Françoise Hardy : Một thời để yêu những nụ t́nh xanh / Một thời để...nhớ !

    Những nụ t́nh xanh là tựa đề tiếng Việt của ca khúc tiếng Pháp rất ăn khách của Françoise Hardy.

    Trong nguyên tác, nhạc phẩm Tous les garçons et les filles đă được phát hành cách đây nửa thế kỷ, vào đầu tháng 6 năm 1962. Bài hát đă làm nên tên tuổi của Françoise Hardy và đằng sau ca khúc là nguyên cả một giai thoại của thời kỳ nhạc trẻ.



    Ảnh chụp từ tập nhạc đầu tay phát hành năm 1962 (DR)



    Tại Pháp, phong trào nhạc trẻ những năm 1960 khởi đầu vào tháng 5 năm 1961, vào lúc mà đài truyền h́nh quốc gia (chỉ có một kênh duy nhất) cho phát sóng chương tŕnh ca nhạc đầu tiên dành cho đối tượng thanh thiếu niên (chương tŕnh mang tên Âge tendre et tête de bois, hàm ư Tuổi non mà lại ngỗ nghịch cứng đầu). Song song chương tŕnh truyền h́nh này c̣n có một tờ báo chuyên thông tin về giới thần tượng nhạc trẻ và một chuyên mục phát thanh hàng ngày (Salut les copains - Thân chào các bạn)

    Giới trẻ Pháp thời bấy giờ là thế hệ đầu tiên trưởng thành trong thời b́nh, sau cuộc chiến (1939-1945). Kinh tế Pháp đang ở trong giai đoạn phồn thịnh, hầu như không có vấn đề thất nghiệp. Các hộ gia đ́nh tậu nhà mua xe, người dân mua sắm tiêu xài, giải trí thoải mái.

    Trong cái xă hội tiêu thụ ấy, giới trẻ có đủ tiền túi để mua những sản phẩm mà họ yêu thích. Thời nay, thanh niên muốn mua iPhone 4S và Playstation 3, thời xưa giới trẻ chỉ muốn tổ chức các buổi nhảy đầm, đi xem xinê, sắm quần jean và mua đĩa nhựa.


    PHIÊN BẢN MỚI NHẤT của bài Tous les Garçons et les Filles



    Không có cái bối cảnh này th́ phong trào nhạc trẻ Pháp những năm 60 sẽ chẳng bao giờ trở nên cực thịnh. Nắm bắt thị hiếu tiêu dùng của lứa tuổi mới lớn, các nhà sản xuất mới du nhập nhạc rock đến từ Hoa Kỳ cuối thập niên 50. Không phải ngẫu nhiên mà phong trào nhạc trẻ của Pháp c̣n được gọi là phong trào yé-yé, phiên âm từ hai chữ yeah yeah của Mỹ. Hầu hết các ca khúc nhạc trẻ của Pháp đầu tiên được chuyển dịch từ các bài hát Anh Mỹ. Richard Anthony là người đi tiên phong trong việc đặt thêm lời Pháp, Johnny Hallyday đi theo sau và truyền thống này được duy tŕ cho đến cuối những năm 1970 với danh ca Claude François.

    Về phần ḿnh, Françoise Hardy là một nữ sinh mới lớn, cô theo học khoa ngọai ngữ (tiếng Đức) tại trường đại học Sorbonne. Cô bắt đầu viết văn, viết nhật kư từ năm 13 tuổi trong suốt thời gian học nội trú bậc trung học. Đậu tú tài vào năm 16 tuổi, cô được gia đ́nh tặng cho một món quà, giữa một chiếc máy nghe nhạc và một cây đàn ghita, cô chọn món thứ nh́. Françoise Hardy băt đầu ṃ mẫm sáng tác cho dù không hề tinh thông nhạc lư.

    Sông có khúc, người có lúc. Ngoài hai chữ thanh và sắc, một ca sĩ c̣n cần có duyên với nghề nghiệp. Làng nhạc Pháp thời bấy giờ vừa mới lăng xê tên tuổi của nam ca sĩ Johnny Hallyday, điều mà họ đang cần là tuyển lựa một giọng ca nữ, có ngoại h́nh hơn cỡ trung b́nh và biết hát.

    Điều đó có thể giải thích v́ sao các nhà sản xuất chịu kư hợp đồng ghi âm một năm với cô với điều kiện là 6 tháng trước đó, Françoise Hardy phải học thêm thanh nhạc và khoa diễn xuất v́ cô quá rụt rè nhút nhát mỗi lần xuất hiện trước công chúng.


    BẢN GỐC của Françoise Hardy - 1962


    Françoise Hardy ghi âm album đầu tay vào cuối tháng tư năm 1962, trong đó hầu hết các ca khúc đều do cô sáng tác, ngọai trừ một bài là của Jacques Dutronc, người chồng tương lai của cô. Tập nhạc này ban đầu không có tựa, nhưng sau đó lại mang tên của ca khúc trích đoạn đầu tiên là nhạc phẩm Tous les garçons et les filles. Thật ra, đây không phải là sáng tác ưng ư nhất của Françoise Hardy nhưng lại được hăng đĩa chọn phát hành vào mùa hè năm 1962 như ca khúc đầu tay bởi v́ nội dung bài hát hợp với khung cảnh và tâm trạng của lứa tuổi mới biết yêu.

    Bực ḿnh do không được quyền chọn lựa và quyết định, Françoise Hardy cùng với gia đ́nh đi nghỉ hè tại Innsbruck, bên Áo để trao dồi thêm tiếng Đức. Măi đến khi cô trở về Paris, cô mới bất ngờ khám phá là bài hát Tous les garçons et les filles trở thành t́nh khúc của mùa hè năm 62. Với hơn 2 triệu bản được bán chạy chỉ trong ṿng chưa đầy một tháng, nhạc phẩm này giúp cho cô nữ sinh tóc nâu huyền trở thành một trong những thần tượng nhạc trẻ đầu tiên trong phái nữ. Với thành công của nhạc phẩm kế tiếp là bài Le temps de l’Amour - (Một thời để yêu), ghi âm trên cùng một album, tên tuổi của Françoise Hardy vượt trội hơn cả hai cô búp bê tóc vàng là Sylvie Vartan và France Gall.

    Cả hai bài hát sau đó được đặt thêm lời tiếng Anh (Find Me A Boy & While We’re Young), tiếng Đức, tiếng Ư, Hà Lan, Tây Ban Nha và tiếng Nhật. C̣n trong tiếng Việt, bài Tous les garçons et les filles có ít nhất là hai lời khác nhau, so với lời trong phiên bản của Trung Hành, th́ cách đặt ca từ bài Những nụ t́nh xanh của tác giả Phạm Duy trong ư cũng như tứ, gần sát hơn với nguyên tác tiếng Pháp.

    C̣n tiếp...

  6. #686
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    PHIÊN BẢN của Cœur de Pirate


    Từ mùa hè năm 1962 trở đi, sự nghiệp của Françoise Hardy chấp cánh bay cao để rồi kéo dài trong suốt nửa thế kỷ, cho dù trong giai đọan sau này cô không c̣n ghi âm nhiều như vào những thập niên trước. Nhưng có hai điều mà ít ai được biết mà ta có thể xem như là đóng góp khá lớn cho làng nhạc Pháp. Thứ nhất măi đến tháng 6 năm 1962, hiệp hội các tác giả Pháp gọi là SACEM không chấp nhận để cho một thành viên đăng kư tác quyền mà lại không tinh thông nhạc lư.

    Trường hợp của Françoise Hardy là một ngoại lệ, cô sáng tác hầu hết các ca khúc của ḿnh kể cả nhạc và lời, nhưng lại không biết đọc và ghi chép nốt nhạc trên các bản dàn bè. Sau nhiều tháng thương lượng, hiệp hội SACEM buộc phải thay đổi nội quy và chấp nhận các nhà soạn nhạc cho dù họ có tinh thông nhạc lư hay không.

    Thứ nh́, Françoise Hardy nhờ vào sáng tác đều đặn mà nâng phong trào nhạc trẻ những năm 60 lên một tầm cao hơn. Sinh thời tác giả Michel Berger rất ngưỡng mộ cô ở điểm này, bởi v́ anh cũng xuất thân từ cùng một trào lưu. Chính Michel Berger đă viết ca khúc Adieu Jolie Candy vào năm 1967 với một nghệ danh khác (bài từng được dịch sang tiếng Việt thành Tiễn em nơi phi trường). Góc vườn âm nhạc đài RFI sẽ giới thiệu bài này trong một kỳ tới.

    Vào lúc mà đa số các thần tượng nhạc trẻ hát đi nhái lại các ca khúc Anh Mỹ, th́ Françoise Hardy lại là người đi tiên phong trong việc sáng tác tiếng Pháp, để bộc lộ những suy tư nỗi niềm của lứa tuổi mới vào đời.

    Nh́n lại 50 năm sau, Tous les garçons et les filles xứng đáng được chọn làm một trong những ca khúc tiêu biểu nhất của những năm 1960, c̣n Françoise Hardy vẫn là hiện thân của Những nụ t́nh xanh muôn thuở, của Một thời để yêu rồi để nhớ.

    http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20120...g-nu-tinh-xanh

  7. #687
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Saigon Ngày Xưa


    "Tôi đi trên đường phố Saigon , đâu c̣n bóng dáng Saigon mà tôi yêu trong ngày tháng xa xưa ...."

    Trích : Saigon ngày xưa

  8. #688
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Kỷ niệm Sài G̣n xưa



    Thèm quán cốc xưa thuở thiếu thời,
    Cúp cua bỏ lớp trốn ra chơi,
    Dăm ba thằng bạn tào lao đía,
    Chanh muối đường pha uống đă đời.

    CNQ

  9. #689
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Lại vẫn " Saigon Ngày Xưa "...


    "Hàng me rung lá đổ

    Áo trắng buồn Trưng Vương

    Gia long trời tím gọi

    Thương nhớ ngàn nhớ thương ...'

  10. #690
    Member boban's Avatar
    Join Date
    09-03-2011
    Posts
    99

    Thiếu một tên xuất xứ từ tiêng Pháp rất phổ thông .

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Có những từ ngữ xuất xứ từ tiếng Pháp nhưng vì lâu ngày dùng quen nên người ta cứ tưởng chúng là những từ “thuần Việt”. Chẳng hạn như cao su (caoutchouc), một loại cây công nghiệp được người Pháp du nhập vào Việt Nam qua hình thức những đồn điền tại miền Nam. Ngôn ngữ tiếng Việt rất linh động trong cách dùng từ ngữ cao su qua các biến thể như giờ cao su (giờ giấc co dãn, không đúng giờ), kẹo cao su (chewing-gum), bao cao su (còn gọi là “áo mưa” dùng để tránh thai hoặc tránh các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục)…


    Nhà băng (banque) là một chữ quen dùng trong ngôn ngữ hàng ngày còn xà bông cũng là loại chữ dùng lâu ngày thành quen nên ít người để ý xuất xứ của nó là từ tiếng Pháp, savon. Ở miền Bắc, xà bông được cải biên thành xà phòng, là chất dùng để giặt rửa, chế tạo bằng cách cho một chất kiềm tác dụng với một chất béo. Nổi tiếng ở Sài Gòn xưa có xà bông Cô Ba của Trương Văn Bền, dùng dầu dừa làm nguyên liệu chính.


    Chúng ta thấy ngôn ngữ Việt vay mượn từ tiếng Pháp trong rất nhiều lãnh vực. Về ẩm thực, tiếng Việt thường mượn cả cách phát âm đến tên của các món ăn có xuất xứ từ phương Tây. Vào nhà hàng, người phục vụ đưa ra mơ-nuy (thực đơn – menu) trong đó có những món như bít-tết (chữ bifteck của Pháp lại mượn từ nguyên thủy tiếng Anh – beefsteak), những thức uống như bia (rượu bia – bière, được chế biến từ cây hốt bố hay còn gọi là hoa bia – houblon), rượu vang (rượu nho – vin)…


    Về thịt thì có xúc-xích (saucisse), pa-tê (paté), giăm-bông (jambon), thịt phi-lê (thịt thăn, thịt lườn – filet). Các món ăn thì có ra-gu (ragout), cà-ri (curry)… Khi ăn xong, khách xộp còn cho người phục vụ tiền puộc-boa (tiền thưởng – pourboire). Ngày nay từ boa hay bo được dùng phổ biến với ý nghĩa cho tiền thưởng, hay còn gọi là tiền phong bao hoặc tiền phục vụ.


    Từ rất lâu, ở Sài Gòn xuất hiện các loại bánh mì theo kiểu Pháp, miền Bắc lại gọi là bánh tây với hàm ý du nhập từ Pháp. Có nhiều loại bánh đặc biệt như bánh mì ba-ghét (loại bánh mì nhỏ, dài – baguette), bánh pa-tê-sô (một loại bánh nhân thịt, ăn lúc nóng vừa dòn vừa ngon – pathé chaud), bánh croát-xăng (hay còn gọi là bánh sừng bò – croissant).



    Bánh “pathé chaud”

    Người Sài Gòn thường ăn sáng với bánh mì kèm theo nhiều kiểu chế biến trứng gà như ốp-la (trứng chỉ chiên một mặt và để nguyên lòng đỏ – oeuf sur le plat), trứng ốp-lết (trứng tráng – omelette) hoặc trứng la-cóc (trứng chụng nước sôi, khi ăn có người lại thích thêm một chút muối tiêu – oeuf à la coque).


    Món không thể thiếu trong bữa ăn sáng là cà phê (café). Cà phê phải được lọc từ cái phin (filtre à café) mới đúng điệu. Người miền Bắc ít uống cà phê nên sau năm 1975 vào Sài Gòn đã mô tả cái phin cà phê một cách rất “gợi hình”: “cái nồi ngồi trên cái cốc”.


    Ngôn ngữ về trang phục cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ tiếng Pháp. Bình thường hàng ngày người ta mặc áo sơ-mi (chemise), cổ tay có cài khuy măng-sét (manchette). Khi đi tiệc tùng hoặc hội họp thì mặc áo vét (vest) hay bộ vét-tông (veston) kèm theo chiếc cà-vạt (cravate) trên cổ áo sơ mi. Trời hơi lạnh có thể mặc bên trong áo vét một chiếc gi-lê (gilet) và hai tay mang găng (gants) cho ấm.


    Ngay cả quần áo lót bên trong cũng mượn từ tiếng Pháp. Phụ nữ trên thì mang xú-chiêng (nịt ngực – soutien-gorge) dưới thì có xì-líp (slip). Nam giới thì mặc áo may-ô (maillot) bên trong áo sơ-mi. Mặc quần thì phải có xanh-tuya (dây nịt – ceinture) và khi trời nóng thì mặc quần sóc (quần ngắn, tiếng Pháp là short được mượn từ tiếng Anh shorts).


    Trang phục có thể được may từ các loại cô-tông (vải bông – coton) hoặc bằng len (làm từ lông cừu – laine). Trên đầu có mũ phớt (feutre, một loại mũ dạ), mũ be-rê (béret, một loại mũ nồi)… dưới chân là đôi dép săng-đan (sandales), sau này người Sài Gòn lại chế thêm dép sa-bô (sabot nguyên thủy tiếng Pháp là guốc).




    Mũ phớt
    Chữ " Ba - Xi - Đế " để nói về rượu trắng (ruợu đế ), món quốc hồn quốc tuư của xứ Nam Kỳ Lục Tỉnh sao không thấy bà Tigon giải thích vậy cà ?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 8 users browsing this thread. (0 members and 8 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •