Page 69 of 174 FirstFirst ... 195965666768697071727379119169 ... LastLast
Results 681 to 690 of 1737

Thread: Những vấn đề đang xảy ra : Từ chuyện CHHV đến vụ Giàn Khoan của TC

  1. #681
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    mercredi 4 juin 2014


    TRUNG CỘNG ĐƯA GIÀN KHOAN KHỔNG LỒ THỨ 2 HYSU- 982 VÀO THỀM LỤC ĐỊA VIỆT NAM ?




    Một nguồn tin mới tin cậy cho biết, Trung Công đang khẩn cấp huy động toàn bộ lực lượng để hoàn thành GIÀN KHOAN THỨ 2 HAI YANG SHI YOU 982 tại Nhà máy đóng tàu Đại Liên.

    Đây được xem 1 trong “10 chương tŕnh trọng điểm” quốc gia của Trung Công DO TẬP CẬN B̀NH ĐỨNG RA ĐIỀU HÀNH, TỚI TẬN NƠI KIỂM TRA, ĐỘNG VIÊN. Điều đáng chú ư, khu vực hoạt động của HYSU - 982 được vạch rơ ngay trong thuyết minh thiết kế, đó là Biển Đông với thử thách chịu lực băo tố cực mạnh. Họ sẽ có 1 năm để thử nghiệm trước khi đưa vào thềm lục địa Việt Nam được dự kiến vào năm 2016. Dường như họ không cần giấu giếm thông tin, giàn khoan mới này sẽ đưa vĩnh viển vào đường “lưỡi ḅ”, thuộc vùng biển của Việt Nam ?Giàn khoan 982 được làm theo mẫu của Nauy với độ khoan sâu 30.000 feet đang trong tiến tŕnh kết thúc tại nhà máy đóng tàu Dalian (Đại Liên) Shipyard, China. Đại Liên là một xưởng đóng tàu đă có lịch sử trên 100 năm, được Liên Xô đầu tư giúp đỡ trong những năm 1950, hiện đang áp dụng phương pháp công nghệ đóng tổng đoạn học tập từ Hitachi (Nhật Bản). Đây cũng chính là nơi, Trung Quốc đă hoàn thiện chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc- tàu Liêu Ninh vào năm 2009.

    Theo các chuyên gia, giàn khoan HYSU- 982 là loại giàn nửa ch́m thế hệ 6 mới có một số đặc điểm như sau:

    1/ Khả năng chống mỏi (fatigue), một "căn bệnh" của nhiều giàn khoan, trước tác động của thiên nhiên. Giàn này được thiết kế chịu được những cơn băo khủng khiếp nhất theo thống kê trong 200 năm qua tại Biển Đông.

    2/ Khả năng định vị trên biển. Giàn khoan Hải dương 982 có thể được hạ đặt tại các vùng nước sâu dưới 1.000 mét được định vị bằng hệ định động học cấp 3 là cấp cao nhất của hệ thống này với 8 chân vịt lái (thruster), mỗi chân vịt được kéo bởi động cơ 4.600 CV.

    3/ Khả năng chống tràn dầu. Kinh nghiệm đau đớn của các vụ tràn dầu khiến cho FG t́m mọi biện pháp để ngăn chặn ngay từ giai đoạn đầu tiên. Một hệ thống cảm biến được thiết lập quanh giàn và hành động nhanh chóng để đóng ngay cái BOP (thiết bị chống tràn).

    Vấn đề được đặt ra, trong lúc người Tàu đang chuẩn bị hân hoan đón chào con “quái thú” HYSU- 982, Việt Nam sẽ có những động thái nào để ngăn chặn những bước đi thâm độc này?


    Nguồn FB Trương Văn Khoa

    http://cachmanghoalai2012.blogspot.c....html?spref=fb

  2. #682
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    FB Chi Ma Ho :Nếu Tàu cộng sợ th́ chúng không đem giàn khoan vào VN . Asean chỉ dựa vào Mỹ . Mà thằng Mỹ th́ "lửng lơ con cá vàng" . Cộng hèn sẽ xích lại gần Mỹ ? Ai cho phép ? Và dân VN sẽ phải tiếp tục đi trên đường "bác đi" .... dài dài ...

    Nguồn FB
    Mỹ họ không làm ngơ đâu thưa chị mà là họ nhân cơ hội này mà gây sức ép với nhà nước CSVN đấy thôi
    Hơn thế, ván cờ của Mỹ th́ không chỉ ở mặt trận VN mà là ở những chỗ khác nữa, mà tôi đă từng nhắc tới bao gồm Bắc Hàn và Aghanistan, th́ những mặt trận đó c̣n nguy hiểm cho TQ hơn nhiều

    Những ǵ TQ đang làm với VN bây giờ, th́ chẳng qua họ muốn ổn định ở một phía trước khi họ đối đầu với những phía kia
    Bắc hàn với việc trừng trị những kẻ thân Tầu đă là bằng chứng lớn nhất, là Bắc Hàn sẽ theo Mỹ và Tây phương mà những ǵ đang xẩy ra cho ta thấy một phần cái viễn cảnh đó

    Đă từ lâu tôi nói, tôi không sợ VC mà cũng chẳng sợ TQ, mà là sợ người Việt thiếu tâm và tầm
    TQ sẽ tan chỉ trong ṿng 5 năm tới
    Last edited by pheng; 05-06-2014 at 03:56 AM.

  3. #683
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sẽ mất nước nếu cứ tiếp tục hết "trao đổi với bạn" đến "đề nghị"

    Chúng ta không "đề nghị", phải "yêu cầu" và "bắt buộc" Trung Quốc rút giàn khoan

    NQL: Sau khi đọc bài phát biểu của Đại tướng Phùng Quang Thanh tại Shangri-La, trên Fb người thở dài kẻ văng tục. Đây là ư kiến chính thức đầu tiên mà Quê Choa vừa nhận được. Nhà văn Đ́nh Kính là một người lính biển, suốt đời gắn bó với biển, từng sống và chiến đấu trên những con tàu không số vượt biển vào Nam. Có lẽ v́ thế ông quá đau khi thấy Biển đă mất, đang mất và không chừng sẽ mất nếu cứ tiếp tục hết "trao đổi với bạn" đến "đề nghị". Than ôi!
    *
    Đọc bài phát biểu của người đứng đầu Quân đội nhân dân Việt Nam, một đất nước độc lập, có chủ quyền, tự hào với ngàn năm văn hiến tại hội nghi đối thoại Shangri-La ở Singapore trưa 31 tháng 5 năm 2014, không những không vui, mà buồn!

    … Bộ trưởng cho biết, quan hệ giữa Việt Nam và nước bạn láng giềng TQ về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp, chỉ c̣n tồn tại vấn đề tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông và đôi khi cũng có những va chạm gây căng thẳng như sự việc ngày 1/5/2014, TQ đă đơn phương hạ đặt giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đă gây bức xúc cho nhân dân Việt Nam, gây lo ngại cho các quốc gia trong khu vực và cộng đồng quốc tế. (ViêtNamNet- 31-4-2014).

    Thưa Bộ trưởng, không phải là "đôi khi" mà đó là máu bành trướng và thôn tính biển Đông mang tính chiến lược lâu dài, mà bất cứ hành động nào đối với Việt Nam hàng thập niên qua đều nằm trong ư đồ đó của họ. Chỉ cần điểm lại mấy sự kiện lớn, không tính các sự việc lặt vặt, từ 1974 đến 2015 này, đă có bao nhiêu "đôi khi"?

    Và dùng chữ "đôi khi cũng có những va chạm", là đánh đồng kẻ ăn cướp với chủ nhà đấy. Việt Nam đâu va chạm với Trung Quốc. Họ cố t́nh kéo quân vào Biển của ta đấy chứ. Và với sự kiện kéo dàn khoan 981 rồi đặt hạ vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam c̣n gọi là va chạm nữa không?

    Người đứng đầu Quân đội Việt Nam nói tiếp: Chúng tôi đề nghị TQ rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và cùng Việt Nam đàm phán để giữ được ḥa b́nh ổn định và quan hệ hữu nghị hai nước. Điều đó có lợi cho hai nước, cho cả khu vực và thế giới…. (ViêtNamNet- 31-4-2014).

    Kẻ cướp nó kéo cả một cái giàn khoan to như cái Hàng không mẫu hạm, với trên dưới trăm tầu hộ tống bảo về, rồi đặt ch́nh ́nh trong sân nhà ḿnh vậy mà chủ nhà lại chỉ đề nghị nó rút đi, nghe có buồn không? Đề nghị, có nghĩa là nó không có lỗi xâm lược; đề nghị có nghĩa là nó muốn rút hay không rút, tùy nó. Tại Sao không yêu cầu nó rút, không bắt buộc nó rút, mà lại đề nghị? (Rất hy vọng rằng báo chí đă dẫn sai, để dân khỏi buồn!).

    Khi kéo giàn khoan vào Biển Đông, Việt Nam có trên dưới 20 cuộc thương thảo với Trung Quốc, nhưng hoặc họ hờ hững, chiếu lệ, hoặc cả vú lấp miệng em, căi bậy, thậm chí ta muốn gặp ở cấp cao hơn, họ từ chối, trong khi đó họ đón những người lănh đạo Căm-pu-Chia và Mă-lai rất trọng thể. Hăy hiểu bản chất của Trung Quốc để mà không hy vọng!

    Nhân dân Việt Nam không đề nghị, nhân dân Việt Nam yêu cầu và bắt buộc Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan 981 và tàu hộ tống ra khỏi thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam!

    nguồn: http://bolapquechoa.blogspot.com/2014/05/

    Publié par blogdanchu à 10:44

  4. #684
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bàn về hai cách thoát khỏi Công hàm 1958


    Hà Sĩ Phu (Danlambao) - Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai đă “đóng đanh” bức Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 bằng những chứng cứ trên giấy trắng mực đen như sau:

    - Thực chất của công hàm đó là “công khai tuyên bố thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là “rất tai hại, rất phản động”, “là một tai họa cho Việt Nam”, là “có tác hại phản quốc phải hủy bỏ”.




    - Đó là một CÔNG HÀM cấp nhà nước (xem h́nh bên), giữa hai đại diện cao nhất của hai chính phủ, v́ thế không thể tùy tiện hạ thấp tầm quan trọng của công hàm này thành một “công thư”, coi văn bản này “không có giá trị, v́ anh không thể đem cho cái không phải quyền của anh”. Tác giả cho thấy cách lập luận nhằm hủy bỏ tầm quan trọng của một Công hàm như vậy là“hời hợt”, chỉ là “căi chày căi cối”, là “vô trách nhiệm”!

    - V́ vậy. để hủy bỏ được công hàm tai hại ấy, tác giả thấy phải đưa ra một giải pháp khác là“Quốc Hội mới của CHXHCN VN phải phủ quyết cái công thư phản động ấy”.

    Đấy là những kết luận dứt khoát dựa trên những chứng cứ không thể chối căi. Nhưng một khi đă công nhận những kết luận ấy không thể không tiếp tục đặt ra những câu hỏi khác và bàn thêm về hai cách giải thoát khỏi Công hàm 1958 ấy cho thật cặn kẽ.

    1/ Một Công hàm đă bán chủ quyền, đă “phản động, phản quốc” như vậy th́ tác giả của Công hàm ấy, cá nhân cũng như tập thể, cần được phán xét ra sao, chịu trách nhiệm thế nào với hậu thế, với sự tồn vong của đất nước? Bài học rút ra là ǵ?

    2/ Thoát khỏi Công hàm 1958 bằng cách nào?

    Mọi người đều thấy Công hàm 1958 là sự ràng buộc nguy hiểm nên đều thấy phải t́m cách thoát khỏi Công hàm đó. Nhưng tùy thuộc mục đích ưu tiên bảo vệ đất nước hay ưu tiên bảo vệ chế độ mà phát sinh hai kiểu thoát hiểm.

    - Muốn bảo vệ cái nền móng, bảo vệ thể chế, sợ dứt dây động rừng th́ lái cho thiên hạ quên đi tầm quan trọng của Công hàm đó, hạ thấp tính chính thống và tính pháp lư của Công hàm, coi Công hàm là thứ chẳng đáng quan tâm. Song ngụy biện kiểu này chỉ để tự che mắt ḿnh và che mắt dân, chứ không thể căi được với kẻ xâm lược tinh quái đă “nắm đằng chuôi”, và cũng không thuyết phục được công lư quốc tế khách quan. Thật vậy, ai có thể tưởng tượng một Thủ tướng lại dễ dăi đến mức quyết định “cho” nước láng giềng một phần lănh thổ của Tổ quốc chỉ v́ nghĩ rằng phần lănh thổ ấy đang thuộc phần quản lư của đồng bào ḿnh ở miền Nam th́ cứ việc “cho” cũng chẳng hại ǵ? Trong khi vị Thủ tướng này luôn nhắc lời Chủ tịch Hồ Chí Minh, người chịu trách nhiệm cao nhất bấy giờ, rằng “Tổ quốc Việt Nam là một… chân lư ấy không bao giờ thay đổi” kia mà? Thêm nữa, đă tâm niệm “Tổ quốc Việt Nam là một” th́ khi Trung Quốc chiếm mất Hoàng Sa năm 1974 phải hiểu là một phần Tổ quốc của ḿnh bị xâm lược (dù đồng bào nửa nước bên kia đang quản lư), sao không có một lời phản đối bọn xâm lược. lại phấn khởi vui mừng v́ một vùng biển đảo của Tổ quốc đă vào tay nước bạn để nước bạn giữ cho? Thật tiếu lâm, khôi hài đến chảy nước mắt.

    - Tóm lại là cố gắng vô hiệu Công hàm 1958 kiểu này không có giá trị thực tế ǵ, rất dễ bị đối phương bẻ găy. Nếu kiện ra Liên Hiệp Quốc, chỉ một Công hàm Phạm Văn Đồng đủ làm cho Việt Nam đuối lư (chưa cần đến những hiệp ước nhượng bộ, đầu hàng về sau mà Trung Quốc đă thủ sẵn trong tay). Khi Trung Quốc đă chốt được tính pháp lư chính danh của Công hàm 1958 th́ mặc nhiên đă vô hiệu được tất cả những chứng cứ lịch sử trước 1958 và cả những tranh căi sau 1958 đến nay. Chính phủ Việt Nam cũng biết vậy nên cứ tŕ hoăn không dám kiện Trung Quốc, viện lư do rất“đạo đức” là sợ làm đổ mất “bát nước đầy” (cái bát nước hữu nghị mà phía Trung Quốc đă phóng uế vào!). Kiểu chống đỡ này lúng túng bởi v́ ưu tiên bảo vệ chế độ, bắt Tổ quốc phải hy sinh cho chế độ, vô t́nh hay hữu ư tránh né việc phê phán sai lầm của chế độ.

    - Vậy phải thoát khỏi Công hàm 1958 bằng cách khác, “bằng một tuyên bố công khai có giá trị pháp lư cao hơn” ví dụ “Quốc hội mới của CHXHCN VN phải phủ quyết cái công thư phản động ấy” như bác Nguyễn Khắc Mai đề xuất. Nhưng giải pháp này có hiệu quả đến đâu? Vấn đề là một chính phủ với tư cách hậu duệ kế tục của chính phủ Phạm Văn Đồng - Hồ Chí Minh th́ đương nhiên có trách nhiệm thi hành những tuyên bố của chính phủ hợp pháp trước đây đă kư, Trung Quốc có quyền đ̣i hỏi theo luật như vậy, điều Thủ tướng Phạm Văn Đồng đă kư th́ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có trách nhiệm thực hiện, một khi ông Thủ tướng sau đă nguyện kế tục sự nghiệp của ông Thủ tướng trước. Chỉ c̣n một cách: Muốn khước từ thi hành Công hàm Phạm Văn Đồng 1958 buộc Chính quyền Việt Nam hiện nay phải nhân danh nhân dân Việt Nam tuyên bố khước từ và tẩy chay những sai lầm “phản động, phản quốc” của chế độ cũ, lập chế độ mới. Liệu cái Quốc hội Cộng sản hiện nay có dám cắt đứt cái mạch máu huyết thống này để kiến tạo một quyết định thoát Cựu, thoát Trung, ích nước lợi nhà như vậy không?

    Khó khăn cốt lơi vẫn ở chỗ: Muốn thoát Hán, mà bước một là thoát khỏi Công hàm phản quốc1958, chỉ có cách phải giải Cộng, thoát Cộng! Chỉ có nhân dân đứng lên, trong một thể chế của nhân dân, mới vô hiệu hóa được mọi kư kết phản quốc, vi hiến, đă kư kết sau lưng nhân dân như Công hàm PVĐ!

    3/ Thoát Cộng được lợi những ǵ?

    Trong thực tiễn Việt Nam hiện nay nói thoát Cựu, thoát Cộng hay “vượt qua chính ḿnh”thực ra cùng một nghĩa, tuy “vượt qua chính ḿnh” là cách nói dễ nghe hơn, nhưng tôi xin được dùng chữ thoát Cộng v́ đúng thực chất nhất.

    Nếu giữ chủ nghĩa Cộng sản th́ phải gánh chịu những tai hại ǵ?

    - Toàn bộ kế hoạch “đô hộ Việt Nam kiểu mới” mấy chục năm nay của Trung Cộng được thiết kế trên hai chữ Cộng sản, giữ cái nền Cộng sản là giúp cho mưu đồ Hán hóa có một ưu thế ở tầm chiến lược.

    - Giữ Cộng sản th́ Việt Nam bị ràng buộc bởi quá khứ đầy nợ nần và lầm lỡ, khó thoát ra, chẳng hạn như công hàm 1958, cam kết Thành Đô, các kư kết thời Lê Khả Phiêu, thời Nông Đức Mạnh, thời Nguyễn Phú Trọng…

    - C̣n giữ Cộng sản th́ quan hệ ràng buộc Trung-Việt như quan hệ giữa “thú dữ và con mồi” cứ thít chặt lại, trong khi các khối đoàn kết để kháng cự th́ bị lỏng ra, ví dụ giới lănh đạo th́ bị chia thành phái thân Tàu và nhóm lợi ích, lănh đạo th́ ngày càng đối lập với dân, quốc nội với hải ngoại vẫn c̣n cách biệt, các liên kết Việt Mỹ, Việt Âu, Việt ASEAN… đều bị yếu tố Cộng sản hạn chế một phần, không thể thanh thoát… Như thế lấy đâu ra sức mạnh? Giữ được nước hay không chủ yếu là do có sức mạnh hay không, đừng trông chờ quá nhiều ở công pháp quốc tế.

    Trái lại, chỉ cần thoát Cộng th́ tất cả những trở ngại trên sẽ được giải tỏa, đặc biệt là toàn bộ dân Việt khắp nơi khắp chốn tự nhiên sẽ ôm lấy nhau mà reo ḥ, không cần bất cứ một nghị quyết “ḥa hợp ḥa giải” nào hết, niềm mơ ước một hội nghị Diên Hồng từ đó mới có cơ sở để mở ra, nếu không th́ Diên Hồng măi măi chỉ là một lời hô hào suông, không có thực chất.

    4/ Thoát Cộng dễ hay khó?

    - Sẽ quá khó, quá gay go, nếu Đảng Cộng sản cứ ôm lấy vinh quang quá khứ và lợi quyền hiện tại khiến cho Đảng ngày càng xa dân, đối lập với dân, mỗi động tác dân chủ hóa, dẫu c̣n ở mức độ “cải lương” thôi cũng đă là một cuộc cọ xát nảy lửa, đă xảy ra bắt bớ cầm tù, nói ǵ đến sự đổi mới thể chế, đổi mới hệ thống?

    - Nhưng không, sẽ vô cùng dễ dàng nếu Đảng biết “tự vượt qua ḿnh”, lấy lợi ích dân tộc trên hết mà vượt trên quá khứ, chuyển sang nền dân chủ đa nguyên như các nước tiên tiến th́ Đảng có mất chỉ mất cái danh hăo mà được tất cả. Chẳng những không ai chỉ trích quá khứ nữa làm ǵ, mà các vị cầm quyền c̣n được nhân dân yêu quư và biết ơn thật sự, không c̣n t́nh trạng “thấy mặt là tắt tivi” như bấy lâu nay. Về tinh thần đă thanh thỏa như vậy, về vật chất cũng cơ bản được đảm bảo; có phải nhân dân đă từng bắn tiếng rằng nếu người lănh đạo biết đổi mới để cứu nước, thoát Hán th́ dân sẵn sàng độ lượng cho tận hưởng bổng lộc đấy thôi? Triển vọng xán lạn ấy có thể lắm chứ, sao lại không?

    Quả bóng cứu dân cứu nước hiện đang trong chân người cầm quyền, dân rất mong mỏi những người cầm quyền biết xử lư thông minh, khôn ngoan, ích nước lợi nhà. Chỉ trừ trường hợp chẳng may, đợi măi, vô vọng (chẳng hạn như tiền đạo họ Phùng cứ sút măi bóng vào lưới nhà) th́ tất nhiên dân phải đứng dậy giành quả bóng về chân ḿnh mà xử lư theo đúng ư nguyện của dân, để “nâng thuyền hay lật thuyền” như quy luật của muôn đời mà Nguyễn Trăi đă diễn tả bằng một h́nh ảnh lưu danh bất hủ…

    H.S.P. (2-6-2014)

    Hà Sĩ Phu
    danlambaovn.blogspot .com

  5. #685
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đả đảoTrung Quốc xâm lược!



    Published on May 31, 2014

    Ngày 31-5-2014 tại Tokyo cộng đồng người Việt Nam Tỵ nạn cộng sản có cuộc Biểu t́nh chung với người Nhật Bản và Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ, Nội Mông.Những lời phát biểu và những khẩu hiệu hoàn toàn bằng tiếng Nhật Bản ,tạm dịch như sau:

    Xin kính chào quư vị, tôi là Âu Minh Dũng, Đại diện phía Việt Nam, Cộng đồng người Việt tại Nhật chúng tôi rất hân hạnh được đến đây cùng quư vị tổ chức cuộc mít-ting, biểu t́nh chống Trung quốc liên tục xâm lựợc khắp vùng Á châu một cách trắng trợn. .

    Như quư vị đă biết vào ngày 2 tháng 5 vừa qua, Trung quốc đă kéo dàn khoan vào tận lănh hải của Việt Nam, thưa quư vị đó có phải là hành động xâm lược của Trung quốc không? Việt Nam chúng tôi là nước nhỏ, nhưng không bao giờ khuất phục trước kẻ xâm lược Trung quốc. Dân tộc Việt Nam chúng tôi cương quyết xả thân để bảo vệ tổ quốc. Chúng tôi không bao giờ sợ kẻ xâm lượcTrung quốc, chúng tôi chiến đấu tới cùng để bảo vệ tổ quốc Việt Nam của chúng tôi. Trung quốc là nước lớn chúng tôi không đánh thắng họ được, nhưng không bao giờ nghĩ ḿnh sẽ thua kẻ xâm lược. Phải mang tinh thần đó mới mong giữ nước được. Đây không phải là chỉ nói ở cửa miệng mà nó đă được lịch sử mấy ngàn năm chứng minh điều này.
    Thưa quư vị, tại sao bây giờ Trung quốc xâm lược Việt Nam ngày càng mạnh?, xin thưa đó không phải chỉ do dă tâm xâm lược của Trung quốc mà c̣n có phần trách nhiệm của chính quyền Cộng sản Việt Nam v́ cái chính quyền này từ trước đến nay đều tuân theo những ǵ mà Trung quốc nói.

    Thưa quư vị, Như quư vị đă biết Việt nam dưới sự cai trị của chế độ Cộng sản độc tài người dân không có được phép biểu t́nh, nhưng khi biết tin Trung quốc kéo dàn khoan dầu vào sâu trong lănh hải Việt Nam và c̣n đâm vào tàu tuần duyên của Việt Nam nữa nên người dân Việt Nam chúng tôi không thể chịu đựng hơn được nữa, phải xuống đường biểu t́nh chống Trung quốc xâm lược. Ngày 11 tháng 5 vừa rồi, người dân Việt Nam đă kéo tới trước cổng sứ quán Trung quốc ở Hà Nội biểu t́nh phản đối Trung quốc xâm lược. Trước đây ở Sài g̣n người dân không dám xuống đường biểu t́nh chống Trung quốc th́ nay cũng kéo đến ṭa Tổng lănh sự Trung quốc phản đối. Ở miền Trung th́ tại Huế và Đà Nẳng cũng có biểu t́nh chống Trung quốc xâm lược, Người dân khắp ba miền đất nước Việt Nam cùng một lúc đứng lên phản đối Trung quốc xâm lược. Có thể nói từ trước đến nay tại Việt Nam chưa có cuộc biểu t́nh nào chống Trung quốc đông và đồng bộ như vừa rồi.

    Thưa quư vị, chính quyền Cộng sản Việt Nam rất muốn dẹp các cuộc biểu t́nh chống Trung quốc vừa rồi, nhưng v́ sự căm phẩm của người dân Việt Nam đă lên đến cực độ nên chế độ SVN có muốn dẹp cũng không thể nào dẹp nổi. Cái lo sợ của Hà Nội là không biết khi nào những cuộc biểu t́nh phản đối Trung quốc sẽ trở thành biểu t́nh chống chế độ Cộng sản độc tài v́ vậy Hà Nội phải t́m đủ mọi cách, mọi tiểu xảo đê hèn để cấm biểu t́nh. Như quư vị đă biết vào ngày 18 tháng 5 vừa rồi cuộc biểu t́nh chống Trung quốc ở B́nh Dương thuộc Nam bộ Việt Nam đă có bạo động.

    Thưa quư vị, người dân tham gia cuộc biểu t́nh ở B́nh Dương hoàn toàn không bạo động, việc bạo động là do bọn đầu Gấu, Mafia Việt Nam gây ra, chế độ Cộng sản Việt Nam thuê bọn này gây ra bạo động để có lư do cấm không cho người dân đi biểu t́nh chống Trung quốc xâm lược.



    C̣n tiếp...

  6. #686
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đả đảo Trung Quốc xâm lược! (2)





    Published on May 31, 2014


    Đoàn người biểu t́nh chống Trung quốc xâm lược Á châu tiến ra đường để đi biểu t́nh. Xe phóng thanh yêu cầu mọi người đồng thanh hô tô các khẩu hiểu và bắt đầu giải thích cho người đi đường biết đoàn người đi biểu t́nh chống Trung quốc xâm lược biển Đông, tố cáo Trung quốc vi phạm nhân quyền, đàn áp dă man người Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ, Nội Mông.
    Nội dung các khẩu hiệu


    --Đá đảo Trung quốc xâm lược biển Đông
    - Yêu cầu Trung quốc rút dàn khoang HĐ81 ra khỏi Việt Nam
    - Trung quốc hăy ngưng ngay hành động giết hại người Uyghur
    - Tự do cho Tây Tạng
    -Tự do cho Tân Cương
    -Tự do cho Nội Mông
    - Quyết Tâm chống Trung quốc xâm lược Senkaku
    - Quyết tâm đoàn kết chống Trung quốc xâm lược
    - Đánh tới cùng tên xâm lược Trung quốc

  7. #687
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Việt Nam Biểu T́nh Chung Với Nhật Đả Đảo Trung Quốc Xâm Lăng



  8. #688
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lựa chọn nào cho chúng ta?

    Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng biển chủ quyền của Việt Nam thêm một lần nữa cho thấy rơ hơn mưu đồ, tham vọng và dă tâm xâm lược nước ta của nhà cầm quyền Trung Quốc.

    Trong thời gian qua dư luận nói chung và giới nghiên cứu nói riêng thường đặt ra nhiều câu hỏi,nhưng tựu trung là hai vấn đề:



    (1) Bao giờ Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam và (2) Sau khi Trung Quốc rút giàn khoan ra rồi th́ Việt Nam sẽ lựa chọn chiến lược đối ngoại như thế nào?
    Câu hỏi thứ nhất trả lời rất đơn giản: Trung Quốc sẽ phải rút giàn khoan ra khỏi lănh hải Việt Nam trước khi mùa băo tới.

    Tuy nhiên vấn đề thứ hai trả lời không đơn giản.

    Để đi t́m lời giải chúng ta cần nh́n lại lịch sử quan hệ Việt Nam-Trung Quốc và cách nh́n nhận, xử lư mối quan hệ này như thế nào của các nhà lănh đạo Việt Nam.

    Ở đây không đề cập tới hàng ngh́n năm Bắc thuộc và các triều đại phong kiến xâm lược Việt Nam. Chỉ xem xét mối quan hệ hai nước kể từ khi ra đời Nhà nước Việt Nam DCCH và CHND Trung Hoa.
    Có thể nói mối quan hệ này có lúc thăng, lúc trầm, lúc ấm, lúc lạnh, nhưng dă tâm xâm chiếm Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc chưa bao giờ thay đổi.

    Như bao nhiêu bậc quân vương khác, không thể tránh được những mặt mạnh- yếu, hay- dở trong lúc trị v́, nhưng riêng cách nh́n và thái độ đối với người láng giềng phương Bắc, cố TBT Lê Duẩn là vị lănh đạo kiên quyết và rơ ràng nhất, như bao nhiêu thế hệ ông cha đă từng răn dạy.

    Chúng ta hăy nghe ông phát biểu: “Trước khi chúng tôi ra về, Mao gặp anh Trường Chinh và tôi. Mao ngồi xuống tṛ chuyện với chúng tôi và cuối cùng ông ta tuyên bố: “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Tôi sẽ là Chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á“. Đặng Tiểu B́nh cũng ngồi ở đó, nói thêm: “Chủ yếu là v́ nông dân nghèo, trong t́nh cảnh khó khăn cùng cực”. Khi chúng tôi ra ngoài, tôi nói với anh Trường Chinh: “Đó, anh thấy đó, âm mưu chiếm nước ta và Đông Nam Á. Bây giờ đă rơ rồi“. Họ dám tuyên bố điều đó như thế. Họ nghĩ chúng ta không hiểu. Đúng là không lúc nào họ không nghĩ đến đánh Việt Nam! Mao c̣n hỏi tôi: “Ở Lào, có bao nhiêu cây số vuông đất?”. Tôi trả lời: “Khoảng 200.000 cây số vuông”. Mao hỏi: “Dân số của họ bao nhiêu?”. Tôi trả lời: “Khoảng 3 triệu!”. Mao nói: “Như vậy là không nhiều. Tôi sẽ đưa dân tôi đến đó, thật mà”. Mao lại hỏi: “Có bao nhiêu cây số vuông đất ở Thái Lan?”. Tôi trả lời: “Khoảng 500.000 cây số vuông”. Mao hỏi: “Có bao nhiêu người?”. Tôi trả lời: “Khoảng 40 triệu!”. Mao nói: “Lạy Chúa! Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc có 500.000 cây số vuông, nhưng có tới 90 triệu người. Tôi cũng sẽ đưa một số người dân của tôi tới Thái Lan”. Đối với Việt Nam, họ không dám nói về việc đưa người tới theo cách này. Tuy nhiên, ông ta (Mao) nói với tôi: “Đồng chí, có đúng là người của các đồng chí đă chiến đấu và đánh bại quân Nguyên?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta hỏi: “Có phải cũng chính người của đồng chí đă đánh bại quân Thanh?” Tôi nói: “Đúng“. Ông ta nói: “Và quân Minh nữa, phải không?” Tôi nói: “Đúng, và cả các ông nữa. Tôi đánh các ông luôn. Các ông có biết điều đó không?”. Tôi đă nói với Mao Trạch Đông như thế. Ông ta nói: “Có, có”. Ông ta muốn chiếm Lào, cả Thái Lan, cũng như muốn chiếm tất cả các nước Đông Nam Á. Đưa người dân đến sống ở đó” (Trích từ Bài phát biểu của TBT Lê Duẩn về “tập đoàn phản động Trung Quốc”).(vietinfo. eu)

    Có thể nói giai đoạn cuối những năm 70 đầu 80 của Thế kỷ trước quan hệ Việt Nam-Trung Quốc là xấu nhất. Năm 1978, một năm trước khi Trung Quốc đưa quân tấn công 6 tỉnh biên giới phía Bắc VN, TBT Lê Duẩn viết: “Phải xây dựng hạnh phúc cho nhân dân. Muốn có hạnh phúc cho nhân dân phải giàu mạnh và hùng cường. Đó là v́ vị trí lịch sử và địa dư của Việt Nam. Không thể khác được. V́ chúng ta ở bên cạnh một nước mà lịch sử của nước đó chưa ra khỏi cuộc sống người ăn thịt người”.

    Không nghi ngờ ǵ nữa, đó là ám chỉ tới người láng giềng Trung Quốc, đất nước với lịch sử từng có tập tục “người ăn thịt người” mà chính Văn hào Lỗ Tấn đă đề cập tới nhiều lần trong tiểu thuyết “Nhật kư người điên” nổi tiếng của ông.

    Và như chúng ta đă biết, Trung Quốc đă đưa quân tấn công 6 tỉnh biên giới nước ta và hậu quả của nó thật thảm khốc như thế nào th́ chúng ta đều biết.

    Có thể nói đó là lúc Việt Nam nh́n thấy rơ bản chất thực nhất của Nhà cầm quyền Trung Quốc; các cơ quan: Đảng, Quốc hội, Chính phủ đồng tâm nhất trong cách xác định về Trung Quốc. Thậm chí quan điểm này đă được ghi hẳn trong Hiến pháp: “Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hoà b́nh để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Campuchia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đă giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Campuchia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lănh thổ của ḿnh.” (Trích “Lời nói đầu” của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1980).

    Đây thực sự là cơ hội vàng để các nhà lănh đạo Việt Nam lựa chọn đối tác chiến lược. Lúc ấy có 3 đối tác chiến lược cần lựa chọn: (1) Liên Xô (dễ nhất, nhưng kém hiệu quả nhất), (2) Mỹ (cực khó, nhưng không phải không thể), (3) quay trở lại với Trung Quốc (cực xấu, nhưng an toàn). Và các nhà lănh đạo Việt Nam đă chọn phương án “dễ nhất”, đồng thời loay hoay măi rồi cuối cùng lại quay về, tiếc thay, với phương án “cực xấu”. Các cuộc tiếp xúc, cuộc gặp Thành Đô và cuối cùng là Trung Quốc trao cho Việt Nam “16 chữ vàng” và quan hệ hai nước được thiết lập trên nền tảng của “4 tốt”.
    Hôm nay Việt Nam chúng ta lại đang đứng trước sự lựa chọn đầy khó khăn! Dẫu cho sự nh́n nhận “kẻ thù Trung Quốc” có phần không quyết liệt và đồng nhất như giai đoạn cuối 70 đầu 80 của thế kỷ trước, nhưng cơ hội lựa chọn đồng minh chiến lược th́ lại thuận lợi hơn rất nhiều. Chúng ta không c̣n buộc phải lựa chọn đồng minh chiến lược “dễ nhất” nữa. Chỉ c̣n lại 2 kịch bản chính (không nói đến những kịch bản phụ): hoặc là với Mỹ hoặc là lại quay trở lại với... Trung Quốc theo tinh thần “Môi hở, răng lạnh- Máu chảy, ruột mềm”.

    Trong một thế giới đầy biến động và nhiều rủi ro như hiện nay th́ việc quan hệ hợp tác với các nước trên cơ sở “b́nh đẳng, đôi bên cùng có lợi” chỉ tồn tại trên lư thuyết (nếu không muốn nói là hăo huyền). Ở Châu Á, phát triển và tiềm lực kinh tế mạnh đến như Nhật Bản, Hàn Quốc và ở châu Âu như Pháp và Đức nói riêng và Khối NATO nói chung cũng đều phải liên minh chiến lược với Mỹ, chứ chưa nói ǵ tới những nước nhỏ và yếu như Philippine.

    Tuy nhiên để có thể trở thành đồng minh chiến lược với Mỹ là không hề đơn giản. Điều kiện đưa ra chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự lănh đạo “tuyệt đối và toàn diện”của Đảng cộng sản Việt Nam. Theo sự hiểu biết thiển cận của tôi th́ đây chưa phải là lúc Đảng ta sẵn sàng làm việc này.

    Vậy sau khi Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng lănh thổ của Việt Nam th́ Việt Nam sẽ lựa chọn như thế nào?

    http://bolapquechoa.blogspot.com/201...-chung-ta.html


    Rất tiếc, có thể rất, rất nhiều bạn sẽ phản đối tôi, nhưng thực sự tôi không nh́n thấy khả năng kịch bản thứ nhất sẽ diễn ra!

  9. #689
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

  10. #690
    Member
    Join Date
    04-04-2011
    Posts
    1,927

    H́nh ảnh thiết kế căn cứ Trung Quốc định xây trên Gạc Ma

    Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc vừa công bố hàng loạt h́nh ảnh cho thấy các thiết kế của căn cứ quân sự mà nước này dự định xây dựng trên Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.



    H́nh ảnh thiết kế của căn cứ quân sự mà Trung Quốc định xây dựng tại Đá Gạc Ma. Ảnh: Philstar



    Tọa độ đảo nhân tạo – nơi Trung Quốc sẽ xây dựng hàng loạt công tŕnh tại Gạc Ma trên Biển Đông. Đồ họa do Philstar dựa trên thông tin từ Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc và chụp màn h́nh từ Google Maps

    .................... ...................

    Các cụ thấy thế nào, nên phá ngay không cho chúng xây hay đợi chúng xây xong rồi mới phá? Nó mà xây xong ở đây th́ mấy đảo xung quanh Cô lin Len đao của Việt nam sẽ như cá nằm trên thớt, nó đang dồn mọi người chú ư hết vào giàn khoan để yên chí xây dựng chỗ này?

    Mỹ sẽ để yên hay chỉ phản đối mồm?

    Đây là sai lầm năm 88, không thả cho chúng vài quả bom vào đây để chúng từ bỏ ư định để tới giờ này mới lo sao mà kịp nữa.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 27-11-2012, 06:59 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 19-03-2012, 02:54 AM
  4. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 21-07-2011, 04:28 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •