Page 74 of 471 FirstFirst ... 246470717273747576777884124174 ... LastLast
Results 731 to 740 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #731
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trúc Phương sáng tác rất dễ dàng, nhưng với bản tính trầm lặng, bi quan và khép kín sau những cuộc t́nh dang dỡ, những bài hát sau này của ông thường mang âm điệu u buồn, thê lương như phảng phất nỗi sầu của cổ nhạc miền Nam. Nổi tiếng nhất là “Nửa Đêm Ngoài Phố” với tiếng hát liêu trai Thanh Thúy. Sau đó là “Buồn Trong Kỷ Niệm” với những câu hát đớn đau, buốt nhói tim gan người nghe như “Đường vào t́nh yêu có trăm lần vui, có vạn lần buồn. Đôi khi nhầm lẫn đánh mất ân t́nh cũ, có đau chỉ thế, tiếc thương chỉ thế. Khi hai mơ ước không chung lối về …”. Có người cho là bài hát này ông đă viết ra sau khi bị thất t́nh một cô ca sĩ lừng danh thời đó.

    Tài năng của Trúc Phương chói sáng vào những năm 1965-1970 khi ông bước chân vào quân ngũ và viết những bài t́nh ca thời chinh chiến như “Trên 4 Vùng Chiến Thuật, 24 Giờ Phép, Bông Cỏ May …”. Chính ca sĩ Chế Linh đă nhiều lần tâm sự là nhờ nhạc sĩ Trúc Phương và Châu Kỳ đă dẫn dắt ông vào con đường ca hát với những nhạc phẩm rất thích hợp cho giọng hát của ông. Đặc biệt nhất là hai bài hát “Trên 4 Vùng Chiến Thuật” và “Thói Đời”. Cũng chính hai bài hát này đă khiến cho ca sĩ Chế Linh được quá nhiều người ái mộ, từ những anh lính chiến ngoài tiền đồn hẽo lánh xa xăm cho tới giới học sinh, thành phần lao động, phụ nữ và trẻ con ở hậu phương yên b́nh... Hầu như ai ai cũng hát được lơm bơm vài câu nhạc của Trúc Phương. Thế hệ ca sĩ đàn em sau này như Đặng Thế Luân cũng đă diễn tả rất truyền cảm bài “Để Trả Lời Một Câu Hỏi” và “Đêm Tâm Sự” của nhạc sĩ Trúc Phương trong CD “Khóc Mẹ Đêm Mưa” do Trung Tâm Asia thực hiện cách đây vài tháng.
    Nhưng nổi bật hơn cả là ca sĩ trẻ Đan Nguyên hát với thần tượng Chế Linh bài "Thói Đời" ở Asia 55 đă gây được rất nhiều tiếng vang, khiến giới trẻ có dịp t́m hiểu thêm về tác giả bài hát này.

    Nhạc của Trúc Phương có một giai điệu rất đặc biệt của riêng ông, mà khó lầm lẫn với người khác được. Tuy nhạc của ông có âm hưởng cổ nhạc miền nam, nhưng nó lại không giống như những bài hát của Lam Phương, Thanh Sơn, Lê Dinh. Nó có vẻ trầm buồn, ray rức, ưu tư trước thời cuộc dạo đó (là chiến tranh triền miên) và buồn phiền v́ những mối t́nh dang dở, trái ngang. Nên khi soạn ḥa âm cho những bài hát của Trúc Phương, nhạc sĩ ḥa âm phải sử dụng ít nhất là một trong vài loại nhạc khí cổ truyền của miền Nam như đàn bầu, đàn tranh, hay đàn c̣ (hoặc violon) th́ mới có thể diễn tả hết cái hay của gịng nhạc Trúc Phương và người nghe lại càng thấm thía với nỗi muộn phiền, nhức nhối tim gan của ông sau này.



    <H́nh b́a một nhạc phẩm của Trúc Phương, sáng tác năm 1965>



    C̣n tiếp...

  2. #732
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Điều trớ trêu là tuy tên tuổi và tài năng sáng chói, nổi bật so với những người viết nhạc thời bấy giờ, nhưng t́nh duyên của nhạc sĩ Trúc Phương th́ vô cùng lận đận.

    Khoảng năm 1970, Trúc Phương được một thiếu nữ vô cùng xinh đẹp, cao sang đài các đem ḷng yêu thương ông, do sự rung cảm truyền đạt từ tài năng và những tác phẩm tuyệt vời của ông.

    Kết cuộc là cả hai đă nên duyên chồng vợ. Tuy sống trong cảnh nghèo nàn, nhưng đời sống của họ rất là nghệ sĩ. Đó là những năm tháng hạnh phúc nhất trong cuộc đời của Trúc Phương và sức sáng tạo nghệ thuật của ông càng sung măn hơn bao giờ hết với hàng chục bài hát ra đời mỗi năm.

    Nhưng niềm vui của đôi uyên ương này lại không kéo dài được lâu bền. Bởi v́ sau một thời gian chung sống với nhau, những t́nh cảm ban đầu trở nên phai lạt dần theo năm tháng và hai người đă lặng lẽ chia tay nhau.

    Câu hát ngày nào lại rơi đúng vào trường hợp này “khi hai mơ ước đă không cùng chung hướng về” và “đường vào t́nh yêu có trăm lần vui, nhưng có vạn lần buồn” ?

    Giờ th́ nhạc sĩ Trúc Phương âm thầm đau khổ trong cô đơn và lại vùi đầu vào men rượu để sáng tác thêm nhiều bài hát trong nỗi đau thương cùng cực, pha chút chán chường cho nhân t́nh thế thái.


    Bạn bè thường gặp ông ngồi yên lặng bên những ly rượu nơi một quán nhỏ ở đường Tô Hiến Thành, quận 10, gần nhà của ông.

    Có lẽ đó là một cách làm cho nhạc sĩ tạm quên đi những cay đắng của t́nh đời.

    Đó cũng chính là lúc bài hát “Thói Đời” được sáng tác với những câu như “Bạn quên ta, t́nh cũng quên ta, nên chung thân ta giận cuộc đời, soi bóng ḿnh bằng gương vỡ nát, nghe xót xa ngùi lên tṛng mắt”… và “Người yêu ta rồi cũng xa ta … “Cỏ ưu tư” buồn phiền lên xám môi …”.

    Thực ra phải nói là “cỏ tương tư” tức “tương tư thảo” là tên gọi văn hoa của thuốc lá.

    Khi những người đang yêu nhau, nhớ nhau, hẹn ḥ nhau th́ châm điếu thuốc thả khói mơ màng, nh́n rất thơ mộng và nghệ sĩ [ngó trên tay thuốc lá cháy lụi dần, anh nói khẽ gớm sao mà nhớ thế (Hồ Dzếnh)].

    Nhưng đối với Trúc Phương trong “Thói Đời” th́ điếu thuốc lá “cỏ tương tư” lại biến thành ra “cỏ ưu tư” làm cho đôi môi trở nên màu xám xịt qua những nỗi đau thương, nhung nhớ ngập tràn.

    Những giọt rượu nồng của cơi “trần ai” này lại càng gợi thêm “niềm cay đắng” để cho nỗi ưu tư “in đậm đường trần” và ông đă than thở “ḿnh c̣n ai đâu để vui ? khi trót sa vũng lầy nhân thế ”?

    C̣n tiếp...

  3. #733
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bài hát "Thói Đời" đă gây xúc động cho hàng triệu con tim cùng chung số phận nghiệt ngă của cuộc đời. Với riêng bản thân Trúc Phương th́ “Thói Đời” lại như là một lời tiên tri thật chính xác cho quăng đời c̣n lại của ông suốt gần 25 năm sau đó (1971-1995) nhứt là sau cuộc “đổi đời” bi thảm.

    Thực vậy, sau năm 1975 th́ tất cả những bài hát của Trúc Phương đều bị cấm tŕnh diễn trong nước. Không có nghề nghiệp ǵ trong tay, ông làm đủ mọi việc để sinh sống.

    Năm 1979 ông được bạn bè giúp đở vượt biên, nhưng phần số của ông lại kém may mắn, nên không thoát được khỏi Việt Nam mà lại bị tù tội một thời gian.

    Ra khỏi tù với hai bàn tay trắng, ông trở về quê cũ sống nhờ vả bạn bè, mỗi nơi một thời gian ngắn. Có người hỏi sao ông không về quê ở hẳn với thân nhân, Trúc Phương đă trả lời “Má của tôi th́ già yếu đang ở dưới quê Cầu Ngang (Trà Vinh), nhưng bà nghèo quá, lại phải nuôi đám cháu nheo nhóc, không đủ ăn … nên tôi không thể về đó để làm khổ cho bà thêm nữa .”

    Ở dưới tỉnh nhà Trà Vinh với bạn bè xưa cũ một thời gian, Trúc Phương lại t́m đường về Sài G̣n.

    Ban ngày ông làm thuê, làm mướn đủ mọi thứ nghề và lang thang khắp nơi. Buổi tối ông đón xe về xa cảng miền Tây để thuê chiếc chiếu $1 ngả lưng qua đêm, như ông đă trả lời phỏng vấn trong đoạn video clip hiếm hoi mà vô cùng quư giá vào năm 1995.

    Có thể nói là trong suốt hai chục năm (1975-1995) không biết bao nhiêu ca sĩ, trung tâm ca nhạc đă thu thanh, thu h́nh những bài hát của Trúc Phương ở hải ngoại. Nhưng chắc chắn là ít có người đă biết tin ông âm thầm từ giă cơi đời trong cảnh nghèo nàn, bi đát và cô đơn trong căn pḥng trọ tồi tàn, nhỏ hẹp ở quận 11, Sài G̣n vào ngày 18 tháng 9 năm 1995.

    Ông được những người quen, lối xóm chôn cất ở nghĩa trang Lái Thiêu.


    C̣n tiếp...

  4. #734
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cố nhạc sĩ Trúc Phương đă để lại cho đời hơn 65 ca khúc viết trước năm 1975 và một số tác phẩm khác viết tặng bạn bè chưa được phổ biến sau này.

    Nhiều người trong chúng ta vẫn c̣n nhớ những bài hát của Trúc Phương như :

    Ai Cho Tôi T́nh Yêu,



    Chuyện Chúng Ḿnh,


    Hai Lối Mộng, Chiều Cuối Tuần, Con Đường Mang Tên Em, Tàu Đêm Năm Cũ, Bóng Nhỏ Đường Chiều, H́nh Bóng Cũ …

    Được tin nhạc sĩ Trúc Phương ĺa đời, ca sĩ Thanh Thúy đang ở California, Hoa Kỳ, đă viết trong số báo Thế Giới Nghệ Sĩ vào tháng 2 năm 1996 như sau:

    “Anh Trúc Phương, một ngôi sao sáng của ṿm trời âm nhạc Việt Nam vừa vụt tắt. Tin anh qua đời đến với tôi quá đột ngột. Tôi đă bàng hoàng xúc động với sự mất mát lớn lao này.

    Anh và tôi không hẹn nhưng đă gặp nhau trên con đường sống cho hết kiếp tằm. Anh trút tâm sự qua cung đàn, c̣n tôi qua tiếng hát. Trong khoảng thập niên 1960, tên tuổi anh và tôi gắn liền nhau : “Trúc Phương và tiếng hát Thanh Thúy”.

    Đường đời đă chia chúng tôi ra hai ngă, hai hướng đi. Tôi đă giă từ sân khấu, giă từ lời ca tiếng nhạc, theo chồng đi đến những phương trời xa.

    C̣n anh vào quân ngũ và tiếp tục hăng say sáng tác, hầu hết những nhạc phẩm đều nói về cuộc đời người lính phong sương, xa nhà, xa thành phố, xa người em nhỏ hậu phương …

    Rồi lại thêm một lần cuộc đời lại chia đôi chúng tôi đôi ngă: Anh kẹt lại quê nhà, tôi sống đời lưu vong …” (Thanh Thúy).

    Phần tiếp theo : Nhạc sĩ Văn Cao

  5. #735
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nhạc sĩ Văn Cao (1923-1996):

    Có một thi sĩ trong nước đă miêu tả chân dung nhạc sĩ Văn Cao bằng bốn câu thơ như sau:

    Thiên Thai từ giă về dương thế
    Suối Mơ ngày ấy Buồn Tàn Thu
    Sân đ́nh ngất nghểu ngôi Tiên Chỉ
    Uống rượu say rồi hát Quốc Ca !

    Trong bài thơ này có bốn bản nhạc tiêu biểu nhất của nhạc sĩ Văn Cao là Thiên Thai, Suối Mơ, Buồn Tàn Thu và bài Quốc Ca của nước CHXHCN Việt Nam. Ngoài ra ông c̣n được giới văn nghệ sĩ miền Bắc đặt cho biệt danh “Cụ Tiên Chỉ”. (Thời phong kiến trước năm 1945, cụ Tiên Chỉ là chức vụ to nhất ở trong làng. Mỗi khi có hội họp, tế lễ, cụ Tiên Chỉ luôn luôn được mời ngồi chiếu trên).

    Tác giả của bài Tiến Quân Ca (Quốc Ca) có rất nhiều tài như hội họa, âm nhạc, làm thơ, viết văn phê b́nh … Trong vụ án “Nhân Văn Giai Phẩm”, nhạc sĩ Văn Cao bị xếp vào thành phần lănh đạo.

    Biệt danh “Cụ Tiên Chỉ” là do giới văn nghệ sĩ đặt cho ông để chỉ tài năng đa dạng của ông, nhưng cái biệt danh này lại khiến cho chính quyền cộng sản gán cho ông, kết tội ông là người cầm đầu nhóm “Nhân Văn Giai Phẩm” chỉ trích chế độ đương thời.

    Ông bị treo bút, không được sáng tác, về làm người minh họa cho báo Văn Nghệ suốt hơn 30 năm, đến khi già ốm và chết vào năm 1996. Đă hàng chục năm dài, nhạc sĩ Văn Cao buồn cho thế sự, buồn cho t́nh đời, nên ông đành mượn chén rượu giải sầu.

    Tài uống “rượu suông” (uống rượu mà không có thức nhắm) của ông Văn Cao thật kinh người. Ông có thể ngồi uống hàng lít rượu mà vẫn không say, vẫn tỉnh táo như thường.


    Trong chương tŕnh Asia 55, chúng ta được xem một đoạn video clip của nhạc sĩ Văn Cao trả lời phỏng vấn năm 1995 trước khi ông mất, về những bài hát thời tiền chiến của ông với thật nhiều kỷ niệm luyến tiếc. Thần trí ông thật minh mẫn và ông đă kể lại rành mạch từng cảm xúc của ông khi sáng tác những bài hát này cách đây hơn 60 năm.




    (H́nh bà Văn Cao và nhạc sĩ Văn Cao ở nhà riêng, 1994)


    Có một giai thoại do chính người con trai thứ ba của ông là kỹ sư xây dựng Nguyễn Nghiêm Bằng (sanh năm 1951) kể lại cho một người bạn và được giới văn nghệ sĩ miền Bắc truyền tụng sau này là:

    Vào lúc Văn Cao bị “đánh tả tơi” sau vụ án “Nhân Văn Giai Phẩm” th́ bà Nghiêm Thúy Băng - vợ của ông – đă có lần mắng vào mặt mấy “thằng bạn chí cốt” của chồng, giờ đang nắm chức cao quyền trọng như sau:

    “Các ông ghen tài rồi thù chồng tôi ..các ông kỷ luật anh ấy … nhưng chồng tôi vẫn là người được nhân dân tôn kính …Khi bài “Tiến Quân Ca” của anh ấy cất lên, ngay cả các ông vẫn phải gục đầu xuống !”.

    (trích từ cuốn “Nhận Diện Chân Dung Nhà Văn” của Lư Hồng Xuân, Văn Nghệ, California, USA, 2000)

    C̣n tiếp...

  6. #736
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trước kia, giới văn nghệ sĩ ở Hà Nội vẫn thường than thở với nhau là nhạc sĩ Văn Cao là tác giả duy nhất của bài Quốc Ca (so với những tác giả Quốc Ca khác trên thế giới) vẫn c̣n sống sót được trong suốt 50 năm (1945-1995), nhưng lại là người bị chế độ trù dập và phải cư trú trong một căn nhà rất tồi tàn, nghèo khổ, xoàng xĩnh nhất ở thủ đô Hà Nội.(Nghĩa la không được chính quyền ưu đăi ǵ cả so với công lao của ông).

    Khoảng năm 1993, bỗng dưng giới sinh hoạt văn nghệ Hà Nội được tin sẽ có một buổi lễ kỷ niệm “Nửa Thế Kỷ Âm Nhạc VN” nhằm vinh danh các nhạc sĩ đă đóng góp vào kho tàng âm nhạc VN.

    Buổi lễ được thực hiện rất trang trọng tại nhà hát lớn Hà Nội với nhiều viên chức chính quyền và quan khách ngoại quốc tham dự. Đến tiết mục thứ 13, ban tổ chức cho hát bài “Làng Tôi” và mời tác giả là nhạc sĩ Văn Cao lên sân khấu để ban tổ chức trao tặng bó hoa danh dự.



    Khán giả nồng nhiệt vỗ tay rào rào hàng chục phút. Nhưng mọi người chờ hoài mà không thấy nhạc sĩ Văn Cao đâu cả .

    Có người nói là :” Ông Văn Cao đ̣i thay tiết mục, ông đề nghị hát bài “Thiên Thai” không được, nên buồn bực không tới dự, v́ ban tổ chức đă tự ư chọn bài “Làng Tôi” (1947) của ông sắp xếp vào chương tŕnh.



    (trích “Vài Câu Chuyện Làng Văn Hà Nội” kư sự văn học của Lư Kiệt Luận, California, USA, 1994)


    Phần tiếp theo : Nhạc sĩ Đỗ Lễ

  7. #737
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Buồn Tàn Thu ( Văn Cao )

    Trước khi qua phần về nhạc sĩ Đỗ Lễ , Tigon muốn mời quư thân hữu nghe một trong những bản nhạc mà Tigon rất thích :


  8. #738
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Đến tiết mục thứ 13, ban tổ chức cho hát bài “Làng Tôi” và mời tác giả là nhạc sĩ Văn Cao lên sân khấu để ban tổ chức trao tặng bó hoa danh dự.



    Khán giả nồng nhiệt vỗ tay rào rào hàng chục phút. Nhưng mọi người chờ hoài mà không thấy nhạc sĩ Văn Cao đâu cả .

    Có người nói là :” Ông Văn Cao đ̣i thay tiết mục, ông đề nghị hát bài “Thiên Thai” không được, nên buồn bực không tới dự, v́ ban tổ chức đă tự ư chọn bài “Làng Tôi” (1947) của ông sắp xếp vào chương tŕnh.
    Em không phải là ông Văn Cao mà cũng rất "buồn bực" khi phải nghe bài "Làng Tôi" thay vì bài "Thiên Thai".
    Bài Làng Tôi naỳ - lần đầu tiên mới nghe hết bài - cộng thêm hình ảnh sao thấy giống nhạc "cải cách" đươc "đảng ta' đặt hàng quá, chị Tigon à.
    Bài Làng Tôi của Chung Quân vẫn là bài làm em cảm động nhất.


    Chị Tigon,
    Sẽ post tiếp bài "Xe lửa ngaỳ xưa" tuần tới, ngaỳ mai cả nhà em sẽ lên "Thủ đô" Ottawa để biểu tình Vận Động Nhân Quyền cho VN do Liên Hội Ngừơi Việt Canada tổ chức, khi nào có hình ảnh đầy đủ sẽ post lên.

  9. #739
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Xe lửa ngaỳ xưa

    thanh thật xin lỗi quý bạn đọc vì bài đăng gián đoạn khá lâu!

    Tiếp theo....

    Từ Ngă tư B́nh Ḥa, nếu ta đi trên đường Nơ trang Long (Nguyễn văn Học) hướng về Thủ Đức và B́nh Dương sẽ phải qua ngă Năm B́nh Ḥa nơi đây đă xẩy ra cuộc oanh tạc khốc liệt của máy bay trực thăng năm Mậu Thân 68. Ngă năm là giao điểm của hai đường Nơ Trang Long và Phan văn Trị và một đường đi vào xóm Ḷ Vôi thẳng ra luôn tới rạch nước mà bây ǵờ gọi là rạch Bến Bôi. Từ Ngă Năm đường Nơ Trang Long đi thẳng qua cầu Băng Ky đến cầu B́nh Lợi.

    Đường Nguyễn Văn Học đoạn gần cầu B́nh Lợi trước 75 có hăng Vissan-Việt Nam Kỹ nghệ Súc Sản-” sản xuất sản phẩm gia súc theo đường lối dây chuyền và xưởng kỹ nghệ mền len Sakymen (Sài G̣n Kỹ nghệ Mền Len). Từ Nguyễn văn Học quẹo trái về Phan Văn Trị hướng G̣ Vấp có công ty lớn may dệt Vinatexco.

    Đường Phan văn Trị có hai ngôi chùa với đồng mả bao quanh, chùa Thập Phước (Tập Phước) và chùa Bảo An. Hai chùa này cổ này giờ vẫn c̣n tuy nhiên đồng mả bao quanh không c̣n nữa và đất chùa bị thu hẹp rất nhiều. Ngày xưa, ban đêm ít ai đến vùng này v́ nghe tiếng nhiều ma. Má Nguyên kể lại chuỵện ngay cả ban trưa, chú tiểu thường thấy bóng người đưa vơng cho ḿnh ngủ mà chùa th́ vắng lặng chỉ có một ḿnh.


    Cầu Bình Lợi vào thập niên 40,50.

    Đường Nơ trang Long (Nguyễn văn Học c&#361... đi về hướng trường Vẽ, sau này lại đổi nhiều tên khác như Mỹ nghệ thực hành, Cao Đẳng Mỷ Nghệ rồi sau 75 là trường cao đẳng Mỹ Thuật nằm ngay cuối đường Nơ Trang Long-trên đường Phan Đăng Lưu (Bạch Đằng). Đường Nguyễn văn Học đầu này có hàng điệp, phượng vĩ xen lẫn với me. Mùa hè đoạn đường rất đẹp v́ Điệp, Phượng nở đỏ.

    Trên đường này có sân vận động Nguyễn Văn Học (không c̣n nữa, tiếc thay!) kế đó khu vực nhà thương Nguyễn Văn Học, trước 75, khu bịnh viện được xây dựng lại với Viện Ung Thư và bịnh viện Nguyển Văn Học Gia Định. Khoảng năm 64, khu đất kế bên được người Mỹ giúp xây theo mô h́nh hiện đại làm trung tâm thực tập Y khoa cho Đại học Y khoa Sài G̣n, trang bị máy móc tối tân để dạy và trị bệnh, sau đổi thành bịnh viện Gia Định-sau 75 có tên là bịnh viện Nhân dân Gia Định. Viện Ung Thư là cơ quan y tế chuyên về ung thư cho cả nước. Viện Ung Thư nay gọi là Viện Ung Bướu đang trong t́nh trạng quá tải, nên người dân nói vào cửa trước, ra cửa sau thẳng vào nhà Xác. Thật sự phía sau các bệnh viên này là nhà Xác chung.

    Gần sân vận động Nguyễn Văn Học, th́ có rạp chiếu phim Đại Đồng

    Cạnh rạp Đại Đồng có cả một khu hồ bơi, rất nổi tiếng thời này, có nhiều hồ bơi kích thước khác nhau cho đủ mọi hạng người và cả các quán ăn nhỏ. Khu này đúng ra là một địa điểm giải trí khi xưa- hơn cả hồ tắm Chi Lăng, nếu ai c̣n nhớ.


    Rạp Đaị Đồng với bích chương đầy hình ảnh phim chưởng Hồng Kông

    Đầu đường Lê Quang Định đối diện với chợ Bà Chiểu, ở góc đường là trường tiểu học Nam Tỉnh lỵ, có lúc tên là trường Trương Tấn Bửu, những ngày đầu mới khai sinh trường nữ sinh Lê Văn Duyệt tá túc ở trường này và trường Hồ Ngọc Cẩn trước khi chuyển đến vị trí hôm nay-trên đường Đinh tiên Hoàng (trước 1975 là Lê văn Duyệt) với cái tên xa lạ Vơ Thị Sáu.

    Xe lửa chạy dọc Lê Quang Định ra Bà Chiểu rồi ngừng cho khách lên xuống. Tấp nập, kẻ đi Đât Hộ (Dakao), Sài G̣n , người xuống chợ Bà Chiểu, đi thăm Lăng Ông, đi xin xâm v́ tin rằng Đức Tả Quân Lê Văn Duyệt hiển linh.


    Ga Bà chiểu năm 1913

    Cuối Lê Quang Định, đối diện chợ Bà Chiểu quẹo trái đi vào đường Hàng Xanh (sau là Bạch Đằng) để đi Thị Nghè hoặc Cầu Sơn, B́nh Qưới. Nếu đi thẳng là đường Bùi Hữu Nghĩa (xưa là đường Nhà Thờ (Rue de L’Eglise))


    Xe điện chạy doc theo đường Bùi Hữu Nghĩa.

    Rời ga Bà Chiểu xe lửa chạy dọc hông chợ theo đường Bùi Hữu Nghĩa (l’Eglise) , qua khu nhà thờ Bà Chiểu qua cầu Sắt tới Đất Hộ (Đa kao) thuộc quận nhất.

    Cuối đường Lê Quang Định quẹo phải đi đến Toà Bố (Uỷ ban ND Quận B́nh Thạnh bây gi&#7901... , đối diện với ṭa bố là cửa sau Lăng Tả Quân Lê văn Duyệt, kế đó là chợ Bà Chiểu. Đường Chi Lăng (bây giờ là Phan đăng Lưu) đi ngang trường vẽ (Mỹ Nghệ Thực Hành) đi về hướng Phú Nhuận ngày xưa gọi là đường hàng Keo v́ đường này có trồng hàng cây keo và cũng nổi tiếng v́ bót công an Hàng keo và trường trung học tư thục Đạt Đức.

    Đường Bạch Đằng có tên là Hàng Xanh đi ra hướng Thị Nghè, Cầu Sơn. Khúc Cầu Sơn, B́nh Qưới xưa là đồng ruộng it người ở chỉ có hảng sắt kỹ nghệ của ông Vơ Hồng Nho (một thời bầu gánh cải lương Trăng Mùa Thu với cô đào chánh Bích Sơn, em cô Bích Thuận) thông ra đến sông Sài G̣n. Bây giờ mùa mưa, vùng Thanh Đa, Cầu Sơn, B́nh Quới thường bị ngập là chuyện khó tránh, v́ nước không có chỗ thoát.

    Trên đường Bạch Đằng có rạp chiếu bóng Cao Đồng Hưng, rạp này sinh sau đẻ muộn so với rạp Huỳnh Long trên đường Châu Văn Tiếp (nay Vủ Tùng) , gần cửa chính của Lăng Ông. Rạp Cao Đổng Hưng trang bị toàn ghế bằng sắt có lỗ nhỏ, phía sau gần cửa vào th́ có cả vài hàng ghế cây, học tṛ Hồ ngọc Cẩn rất “thân quen” với rạp này, đối với Nguyên kỷ niệm là rệp cắn, v́ lần ấy rạp CĐH được biến đổi để hát cải lương, v́ cô Nguyên quen với bầu đoàn Thủ Đô nên được mời ngồi hàng ghế đầu, suốt buổi em gái Nguyên cứ cựa quậy, ngồi không yên, một số người ngối gần có vẻ không vui, Nguyên hỏi em th́ em nói tại rệp cắn, v́ em mặc “jupe”, em c̣n nhỏ nên chả biết ǵ về cải lương nên cứ ngọ ngậy bắt rệp, rồi Nguyên cũng thấy rệp cắn, thế là anh em Nguyên xin phép ra về sớm. Lư do cũng dể hiểu v́ không ai ngồi hàng ghế đầu khi xem phim, thế là rệp tha hồ làm ổ, chỗ nào đánh hơi có thịt người là …làm luôn.


    Rạp Cao Đồng Hưng cũ, bây giờ la tiệm sách.

    Còn tiếp...

  10. #740
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    tiếp theo,


    Lăng Ông



    H́nh 15 Lăng Ông 1954, bên phải trước cổng là cây thốt nốt

    Cửa chính vào lăng nằm trên đường Châu Văn Tiếp (nay Vũ Tùng) với đặc điểm có trổng hàng cây thốt nốt

    H́nh 16 Lăng Tả Quân 1970

    Đi xa hơn cổng lăng về hướng chợ Bà Chiểu th́ sẽ thấy rạp Huỳnh Long, Đây là một rạp hát b́nh dân, hay chiếu phim Việt Nam và Ấn Độ. Rạp này lúc chiếu phim Tề Thiên Đại Thánh họ cho đốt nhang ở một góc trước màn chiếu có lẽ v́ trong phim có xuất hiện phật bà Quan Âm và Đường Tam Tạng.

    Phía Lăng Ông hướng về Đakao, trước khi đến Cầu Bông có một khu vực có cái tên rầt huyền hoặc “Khăn đen Suối đờn”

    Đây là khu xóm ngày xưa đối diện với trường Lê văn Duyệt. Khu xóm này kéo dài đến gần Cầu Bông , chiều ngang từ ranh giới đường Lê Văn Duyệt (Đinh Tiên Hoàng) đến đường Bùi Hữu Nghĩa. Cả khu này và khu trường Lê Văn Duyêt nằm trong khu đất ruộng nên có nhiều cầu ván để đi, chính trường Lê Văn Duyệt cũng nằm trên khu đất bồi để giảm thiểu chuyện ngập nước thường xảy ra trong mùa mưa và do thuỷ triều của rạch Thị Nghè- mà người địa phương vẫn gọi là sông Cầu Bông. Người xưa cho biết nơi đây là nơi buôn bán loại khăn đen làm ở Suối Đờn, tên một khu du lịch nồi tiếng thời trước 1945 ở Thủ Dầu Một (B́nh Dương). Loại Khăn Đen Suối Đờn này được dân Nam ưa chuộng, họ đến đại lư ở đây mua hàng, lâu dần truyền khẩu thành khu Khăn Đen Suối Đờn, chớ không có điển tích ǵ đặc biệt cả.


    Trừơng nữ Trung Học Lê Văn Duyệt nay đã bị đổi tên.

    Trường Lê Văn Duyệt lúc mới xây xong giống nằm trên một ḥn đảo v́ hầu như xung quanh trường là ruộng nước. Một hai năm đầu trường chưa cất phải tá túc với trường Nam Tỉnh lỵ (rồi Trương Tấn Bửu) và Hồ Ngọc Cẩn.

    Tên Cầu Bông bắc ngang rạch Thị Nghè, nhưng đối với dân xưa ai cũng gọi là sông Cầu Bông không biết do đâu mà có, nhưng có thể ngày xa xưa người ta tụ tập ở bến sông buôn bán bông? Ai là người Sài G̣n xưa có lẻ c̣n nhớ bài này, nhại theo bài Trăng Rụng Xuống Cầu, một thời nổi tiếng với đôi danh ca cũng là cặp vợ chồng ngoài đời Ngọc Cẩm-Nguyễn Hữu Thiết

    “Ai đang đi trên cầu Bông,

    Té xuống song ướt cái quần ni lông

    Vô đây em dù trời khuya anh vẫn đưa em về “

    Cho tới bây ǵờ không ai biết xuất xứ của nó và v́ sao. chỉ có điều nặng mùi Nam rặt, b́nh dân giáo dục nhưng hậu ư tốt.

    Qua khỏi cầu Bông là vào quận Nhất khu Đakao

    Đất Hộ-Đa kao

    Đa Kao c̣n gọi là Đất Hộ, thuộc quận nhất Sàig̣n, Đakao có rất nhiều trường tư thục nổi tiếng như Huỳnh Khương Ninh (Đường Huỳnh Khương Ninh) giờ vẩn c̣n, Huỳnh thị Ngà (đường Trần Nhật Duật), Les Lauriers sau đổi tên Tân Thịnh (đường Đinh Công Tráng), Văn Hiến, Việt Nam Học Đường (đường Đặng Tất) , trên đường Phạm Đăng Hưng bây giờ là Mai Thị Lựu ngày xưa có trường chuyên dạy Anh Ngữ Trần Gia Độ, có lẽ mở cùng thời với trường dạy Anh Văn Ziên Hồng của hai anh em Lê Bá Kông Lê Bá Khanh ở đường Kỳ Đồng

    Xuống dốc cầu Bông trước khi đến Trần Quang Khải có tiệm thịt quay, heo, gà vịt vẩn c̣n mở đến ngày nay, nh́n xuống sông khoảng thập niên 50s có trại cưa Trần Pháp. Quẹo phải vào đường Trần Quang Khải , phía bên trái có đ́nh thờ với h́nh ông cọp trên tường và cây da bên trong sân, đối diện xéo một chút là bót TQK và đường hẽm đi vô xóm Vạn Chài, phía ngoài đầu hẻm có trường tư thục Văn Hiến (hiệu trường là Phan Ngô). Kế đó là rạp Văn Hoa và tiệm cà phê Văn Hoa rất thanh lịch kế bên. Râp Văn Hoa sang trọng, có máy lạnh và hệ thống âm thanh tối tân, màn ảnh lớn nhưng giá rẻ hơn Eden hay Rex.

    Trần Quang Khải quẹo vào Nguyễn huy Tự là chợ Dakao , gần chợ có con đường nhỏ Trương Hán Siêu nơi đây có đền thờ của cụ Phan Chu Trinh, đi thẳng Phan Chu Trinh băng qua Đinh Tiên Hoàng th́ gặp bánh cuốn Tây Hồ , thực sự không có ǵ đặc biệt nhưng gía b́nh dân, nơi đây có bán dầu cà cuống.

    Nối dài Nguyễn Huy Tự là Phạm Đăng Hưng bây giờ là Mạc Thị Lựu, trên đường này có một chùa cổ, chùa Đakao hay là chùa Ngọc hoàng.


    Chùa ĐaKao, hay còn gọi là Chùa Ngoc Hoàng xưa.


    Chùa Ngọc Hoàng nay, 2011.

    Nguyễn Huy Tự quẹo trái sẽ vào đường Bùi Hữu Nghĩa qua cầu Sắt về Bà Chiểu. Quẹo phải sẽ gặp đường Nguyển văn Giai băng qua Đinh Tiên Hoàng, gần cuối Nguyển văn Giai là trường Huỳnh Khương Ninh cuối Nguyển Văn Giai là Phan Liêm, chạy dọc theo nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi (bây ǵờ là công viên Lê Văn Tám)

    Đoạn Đinh Tiên Hoàng giới hạn bởi Phan Đ́nh Phùng (Nguyễn Đ́nh Chiểu) và Phan Thanh Giản (Điện Biên Ph&#7911... có nhà ăn Pháp rất nổi tiếng như Chez Albert, La Cigale và hai quán café nổi tiếng Hân và Duyên Anh

    Còn tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 10 users browsing this thread. (0 members and 10 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •