Page 9 of 29 FirstFirst ... 567891011121319 ... LastLast
Results 81 to 90 of 283

Thread: Vĩnh biệt: Con Rồng Đen Đồng Bằng Sông Cửu Long,Con Cọp Núi Rừng Cao Nguyên Tướng quân Lư Ṭng Bá 14.11. 1931-22.2.2015

  1. #81
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    Vinh Thăng Những Cánh Chim Trời Trấn Giữ Không Gian


    Vinh danh Anh hùng Cố Thiếu tá Không Quân Trần Thế Vinh 27.9.1946- 9.4.1972 Anh Dũng Hy sinh đền nợ nước trong tháng Tư Bi- Hùng mùa hè Đỏ lửa tại Mặt trận Quảng Trị



    http://www.truclamyentu.info/dialinh...ranthevinh.htm
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 01-04-2015 at 06:40 AM.

  2. #82
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    Các Tướng Lănh Bắc quân Quân Đội Nhân Dân- Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa Tại Mặt trận Quảng Trị Mùa Hè Đỏ Lửa 1972





    Danh Tướng 3 sao Vương Thừa Vũ 1910-1980 Phó Tổng Tư lệnh Tối cao- Tổng tham mưu phó QĐND : Cố vấn Mặt trận








    Danh Tướng 2 sao Lê Trọng Tấn 1913-1986 Tư lệnh Chiến trường , sau ngày 16 tháng 9 năm 1972 bàn giao cho Thiếu tướng Trần Quí Hai .

    Được mệnh danh là Viên Tướng Sắt Đá -Sắt Máu - "Vị Tướng của Chiến thắng"

    "Trong Chiến dịch Nam Lào ( Hạ Lào) 1971 : tại Trung tâm hành quân Núi Phu Nhu :

    Trước mặt các phóng viên báo chí , Tướng Tấn gọi điện thoại ra lệnh cho Trung đoàn trưởng Trung đoàn 141 tấn công :

    " Tài mày đem Bộ Đội xung phong !"

    Vị Trung đoàn trưởng Trung đoàn 141 , nói cái ǵ đó ?

    Tướng Tấn mặt đỏ phừng phừng , cau lại :

    " Mày không tiến quân Tao cắt cổ Mày !""









    Thiếu tướng Trần Quí Hai 1913-1985 Tư lệnh Đạo quân Tả quân ,Tư lệnh Chiến trường , sau 16 tháng 9 năm 1972 .

    Thiếu tướng Trần Quí Hai viết Hồi kư : Những ngày khói lửa , nói về những tháng ngày kháng chiến chống Pháp 1945-1954 , phần cuối Hồi kư có nói sơ qua giai đoạn đầu của Nội chiến Nam- Bắc 1954-1975






    Thiếu Tướng Doăn Tuế 1917-1995 : Tư lệnh Đạo quân Trung ương Bắc quân : Xa Luân Chiến Dọc Sông Đông Hà -Ḍng Sông Máu trong tháng Tư Bi hùng Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.







    Thiếu Tướng Phạm Hồng Sơn 1923-2013 :Tư lệnh Đạo quân Hữu Quân trong tháng Tư Bi hùng Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, tiến quân theo Dăy Trường Sơn hướng Tây mục đích là cắt đứt Quảng Trị và Huế ra làm 2 khúc , để tiêu diệt toàn bộ lực lượng QLVNCH tại Quảng Trị . Sau đó Tổng tấn công thành phố Huế bằng 3 Gọng ḱm (mũi Tấn công ) : Đạo quân Trung ương Thiếu Tướng Doăn Tuế Tư lệnh, Đạo Quân Tả Quân ( Cánh Trái ) Thiếu tướng Trần Quí Hai Tư lệnh,và Đạo quân Hữu quân.


    Các bạn đang viết cho Wiki tiếng Việt thân mến !
    Sáng nay vào đọc Tôi thấy các bạn đă cập nhật khi viết Tướng Phạm Hồng Sơn là Phó Tư Lệnh Chiến trường Trị Thiên 1972

    Nhưng có điều Tôi thấy các Bạn đă viết có lẽ là không đúng khi nói rằng : Trung tướng Lê Trọng Tấn Tư lệnh Chiến trường , bàn giao chức vụ cho Thiếu tướng Trần Quí Hai ngày 27.6.1972 ?

    Tôi không hiểu các bạn lấy nguồn tin từ đâu ?

    Các bạn phải biết rằng vào thời điểm 27.6.1972 là trận chiến rất ác liệt một mất một c̣n ! Trung tướng Lê Trọng Tấn không thể bàn giao chức vụ Tư lệnh Chiến trường vào thời điểm này được ! Thiếu tướng Trần Quí Hai chưa phải là Danh tướng mà .
    Chỉ có Tướng Lê Trọng Tấn Sắt đá-sắt máu mới có thể thư hùng với các Danh tướng QLVNCH : Lê Nguyên Khang ,Lê Quang Lưỡng , Phạm Văn Phú , Nguyễn Trọng Bảo , Dư Quốc Đống ,Bùi Thế Lân .

    Tôi nghĩ Trung tướng Lê Trọng Tấn bị mất chức sau 16.9.1972, v́ không những thương vong quá nhiều , mà không giữ được Thị xă Quảng Trị .

    Lúc này Thiếu tướng Phạm Hồng Sơn cũng bị hạ tầng công tác .

    Thiếu tướng Doăn Tuế th́ không giữ được Thị xă Quảng Trị .


    Nên giao chức vụ cho Thiếu tướng Trần Quí Hai Tư lệnh Chiến trường, để bảo vệ Lănh thổ từ ḍng sông Bến Hải đến ḍng sông Thạch Hăn.

    Con một điều nữa các bạn viết : Tướng Song Hào là Chính ủy Mặt trận .

    Tôi cũng không nghĩ vậy , v́ Thượng tướng Song Hào là Tổng Chính Ủy Quân đội Nhân Dân VNDCCH ( Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị từ 1964 .) ,nên Ông không thể nào Chính ủy Mặt Trận Quảng Trị được .

    Có thể Chính ủy Mặt trận là Thiếu tướng Lê Quang Đạo .


    Thân mến
    Nguyễn Hùng Kiệt.

    * Chú thích
    Hiện tại Tôi cũng không rơ là Danh Tướng 3 sao Bắc quân Vương Thừa Vũ đă ở Mặt trận Quảng Trị từ đầu 30.3.1972 đến ngày 16.9.1972? Hay Ông chỉ ở Mặt Trận từ tháng 7 năm 1972 trở đi ?

    Vào thời điểm tháng 7 năm 1972 , Nha Kỹ Thuật ( T́nh báo pḥng 7 QLVNCH ) tại Măt trận Quảng Trị ,đă bắt được làn sóng điện thoại của Danh Tướng 3 sao Bắc quân Vương Thừa Vũ ,gọi từ Mặt trận về Hà Nội cho Vợ Con , 3 ngày 1 lần .


    C̣n một điều nữa : Danh Tướng QĐND Vương Thừa Vũ là 3 sao hay là 2 sao đây ???


    Trên tất cả phương tiện truyền thong CHXHCNVN đều nói Ông ta là 2 sao Trung tướng ??

    Dĩ nhiên không nói Ông ta chết trong ngục tối Hỏa Ḷ Hà Nội 1980 !


    Theo Tôi biết Ông thăng Thiếu tướng 1954,Trung tướng 1964 , Thượng tướng 1974.


    Thời điểm 1972 Ông ta là 2 sao
    [/QUOTE]

  3. #83
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    [QUOTE=Nguyen Hung Kiet;407902]Các Tướng Lănh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa tham chiến Mặt trận Quảng Trị 30.3.1972-16.9.1972






    Đại tướng Cao Văn Viên 1921-2008 thị sát Chiến trường Mặt trận Quảng Trị tháng 6,7 ,8 ,đồng thời Chỉ thị Tổng Cục Tiếp Vận tiếp tế đạn dược , lưong thực đầy đủ cho Mặt Trận

    * Chú thích :
    Đại tướng Cao Văn Viên là Tư lệnh thứ ba Binh chủng Nhẩy Dù Thiện chiến 12.1960-6.1964







    Trung tướng TQLC- QLVNCH




    Danh tướng Trung tướng Lê Nguyên Khang 1931-1996 Tư lệnh Binh Chủng Thủy Quân Chiến 1960-1972 Tổng tham mưu phó -Tư lệnh Hành Quân Bộ Tổng tham mưu -Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa 1972-1975 .
    ( Sinh trưởng Sơn Tây -Bắc Việt Nam )



    Đôi mắt người Sơn Tây


    Em ở thành Sơn chạy giặc về
    Tôi từ chinh chiến cũng ra đi
    Cách biệt bao ngày quê Bất Bạt
    Chiều xanh không thấy bóng Ba V́

    Vừng trán em vương trời quê hương
    Mắt em d́u dịu buồn Tây Phương
    Tôi nhớ xứ Đoài mây trắng lắm
    Em có bao giờ em nhớ thương?

    Từ độ thu về hoang bóng giặc
    Điêu tàn thôi lại nối điêu tàn
    Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ
    Em có bao giờ lệ chứa chan

    Mẹ tôi em có gặp đâu không
    Những xác già nua ngập cánh đồng
    Tôi có thằng em c̣n bé dại
    Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi song.

    Đôi mắt người Sơn Tây
    U uẩn chiều lưu lạc
    Buồn viễn xứ khôn khuây
    Cho nhẹ ḷng nhớ thương
    Em mơ cùng tôi nhé
    Bóng ngày mai quê hương
    Đường hoa khô ráo lệ.

    Bao giờ trở lại đồng Bương Cấn
    Về núi Sài Sơn ngắm lúa vàng
    Sông Đáy chậm nguồn quanh Phủ Quốc
    Sáo diều khuya khoắt thổi đêm trăng

    Bao giờ tôi gặp em lần nữa
    Ngày ấy thanh b́nh chắc nở hoa
    Đă hết sắc màu chinh chiến cũ
    C̣n có bao giờ em nhớ ta?











    Trung tướng Dư Quốc Đống 1932-2008 Tư lệnh Binh Chủng Nhẩy Dù 1964-1972






    Thiếu tướng Phạm Văn Phú 1929-1975 Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ Binh Thiện chiến : Trấn giữ hướng Tây dăy Trường Sơn, đối địch Đạo Hữu Quân của Danh tướng Bắc quân Phạm Hồng Sơn.

    Chú thích :
    Tướng quân Phạm Văn Phú nguyên là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5 Nhẩy Dù 1954-1956.
    Liên đội trưởng Lực Lượng Đặc Biệt 1960-1964 , Tham mưu trưởng Lực Lượng Đặc Biệt 1964-1966. Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt 1970. Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ Binh Thiện chiến 1970-1972 .
    Trưởng pḥng 7 T́nh báo ( Nha Kỹ Thuật ) Bộ Tổng tham mưu QLVNCH 1973-1974 Tư lệnh Quân đoàn II-Quân Khu II ( Vùng 2 Chiến thuật) 1974-1975.


    ***Bộ Tổng tham mưu QLVNCH có 2 Bộ phận đặc trách về T́nh báo :

    Pḥng 2 : T́nh báo Quân đội như các Bộ Tổng tham mưu Quân đội của các Quốc gia trên thế giới .

    Pḥng 7 : là hậu thân của Bộ Chiến tranh Ngoại Lệ- Đệ Nhất Cộng ḥa Việt Nam 1955-1963, bao gồm T́nh báo , Biệt Kích , Lôi Hổ , Gươm Thiêng Ái Quốc , có nhiệm vụ nhảy vào hậu phương của Địch , với Quân phục và vũ khí Bắc quân - Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa ,để lấy tin tức .
    Dĩ nhiên nói giọng Bắc kỳ 100%.

  4. #84
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022





    Danh tướng Lê Quang Lưỡng 1932-2005 Tư lệnh Binh Chủng Nhẩy Dù 1972-1975








    ĐẠI TÁ LÊ QUANG LƯỠNG LỮ ĐOÀN TRƯỞNG LỮ ĐOÀN 1 NHẨY DÙ-QLVNCH VÀ TƯỚNG LÊ VĂN HƯNG TẠI CHIẾN TRƯỜNG AN LỘC THÁNG 4.1972.


    Đại tá Anh hùng Lê Quang Lưỡng là người đă cứu được An Lộc vào giờ thứ 25 .
    Lữ đoàn 1 Nhẩy Dù đă phải mở một hành lang máu : xuyên qua 2 Sư đoàn Bắc Quân 5 và 7 , để vào Thị xă An Lộc .

    Lúc này Chiến xa T.54 đang tiến đến Hầm Chỉ huy của Tướng Lê Văn Hưng và Đại tá Lê Nguyên Vĩ Tư lệnh phó ( Chuẩn tướng Tư lệnh 1974 -1975 ), cả hai vị Anh hùng đang thủ sẵn Súng M.72 để bắn hạ Chiến Xa T.54 .

    Cả 2 Danh Tướng Anh hùng đều tuẫn tiết 30.4.1975 .

    Tấm h́nh trên từ trái qua phải : Đại tá Anh hùng Lê Quang Lưỡng , Chuẩn tướng Lê Văn Hưng Tư lệnh Chiến trường An Lộc , Trung tá Lê Văn Ngọc Lữ đoàn Phó Lữ đoàn 1 Nhẩy Dù , và Đại tá Trần Văn Nhật Tỉnh trưởng B́nh Long


    “Người đi…

    Cây cỏ buốt đau thương!!!

    Anh hùng Lê Quang Lưỡng.

    Bàng hoàng…Nghĩ chừng vô tưởng.

    Vị Tướng lănh hào hùng,

    Dẫn đầu quân binh Mũ Đỏ.

    Đă bỏ trần gian,

    Vội vàng không giă biệt.

    Âm âm lạnh, ḷng nhói đau da diết,

    Thương hơn thương, tử biệt cơi sinh phù.

    Hởi Thiên Thần máu đỏ thắm thiên thu,

    Tim bất khuất, đời Hoa Dù vay trả.

    Nghiệp cả trả chưa xong,

    Đục trong trời phiêu lăng.

    Ba mươi năm,

    Những buổi chiều bàng bạc.

    Cánh hạc thẫn thờ bay,

    Cuộc đời nầy đen trắng.

    Cả quá khứ đầy hận thù cay đắng,

    Quê hương ơi chất nặng nghiệp linh hồn.

    Vó ngựa chân bon…

    Những bồn chồn từng thu qua chết lặng,

    Vệt nắng vàng hoang vắng gió heo may.

    Việt Nam ơi ! cả dân tộc đang quay,

    Trận bảo lốc hay cơn say nghiệt ngă.

    Ba mươi năm,

    Khắp địa cầu xa lạ.

    Đoàn Thiên Thần nghiêng ngă dắt d́u nhau.

    Gượng cười thôi tim quằn quại thương đau.

    Mỗi một bước vạn cơn sầu gậm nhấm.

    Ba mươi năm,

    Vàng đỏ đen tím xậm,

    Nét kiêu hùng vẫn ẩn chứa trong tim.

    Chưa bao giờ ta thật sự đứng im.

    Dù một phút, nghĩ, ch́m trong dĩ văng.

    Nhưng hôm nay bầu không gian ảm đạm,

    Quân kỳ buồn, rủ xuống tiễn anh linh.

    Quốc kỳ bay, tung ngao nghễ không thinh,

    Lệnh kỳ bó, vành khăn tang đơn lạnh.

    Hoàng Hoa Thám, mùa Trung Thu hiu quạnh.

    V́ toàn quân mất vị Tướng anh hùng.

    Quê hương ta mất dũng sĩ tận trung,

    Và Tổ Quốc mất người hùng Mũ Đỏ.

    Ba mươi năm,

    Chiến trường ta c̣n đó,

    Tư Lệnh ơi…Ông bỏ chúng tôi rồi ! ! !

    Thế là xong…Thật ngắn ngủi kiếp đời,

    Thoáng đấy, mới đây, gió trời mưa đất.

    Vùng trắc ẩn rồi ai c̣n ai mất,

    Nghĩa tử ly, oan khuất mủi thương ḿnh.

    Định thế nào, là thảm bại quang vinh,

    Thua hay thắng, thường t́nh trong dĩ nghiệp.

    Mỗi Mũ Đỏ là lương tri thông điệp,

    Để toàn dân phải ngưỡng mộ tri ân.

    Họ đă tặng đời tim óc, xác thân,

    Trong biển lửa, giữa gian trần bạc bẽo.

    Cánh Dù rơi… Nơi xứ người lạnh lẽo,

    Thiên Thần buồn réo khúc nhạc bi ai.

    Cánh dù bung từng ôm cả chí trai,

    Gom hoài bảo miệt mài trang dũng kiệt.

    Kính ông Tướng…Trời tạm dung đơn độc,

    Ngưỡng mộ anh hồn bay bổng sao băng.

    Nơi mù xa vùng sinh tử trầm thăng,

    Ông thanh thoát đất vĩnh hằng vô tận”

    Vĩnh biệt Tư Lệnh.

    Vĩnh biệt Đích Thân!!!



    Đinh Thế - 405






    Chuẩn tướng Nguyễn Trọng Bảo 1923-1972 Tham mưu trưởng -Tư lệnh phó Binh Chủng Nhẩy Dù




    Xin Vĩnh Biệt Những V́ Sao Dũng Kiệt
    Sống Hùng Anh và Trung Liệt Thiên Thu

    Trời Tháng Tám , Sao Thảm Sương Mù
    Ḷng Hiu Quạnh Tung Cánh Dù Yên Lặng

    Thiên Thần Ơi ! Ly Biệt Từ Nay Rồi
    Quốc Kỳ Rũ , Phũ xong Đời Cỏi Thế

    Chúc Các Anh Bay Vào Vùng Yên Nghĩ
    Non Sông Này...Hùng Vĩ Bước Chân Ta

    Xin Vĩnh Biệt Những V́ Sao Dũng Kiệt
    Sống Hùng Anh và Trung Liệt Thiên Thu.


    Ngày N+48 Chiến Địa Mai Lĩnh Chiến









    Chuẩn tướng Vũ Văn Giai 1934-2012 :Tư lệnh Sư đoàn Bến Hải -Tư lệnh Mặt trận Quảng Trị 30.3.1972-2.5.1972
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 01-04-2015 at 09:44 AM.

  5. #85
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022



    Chuẩn tướng -Thiếu tướng Bùi Thế Lân Tư lệnh phó -Tư lệnh Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến 1972-1975. Tướng quân sinh tháng 11 .1932 tại Hà Nội mất ngày 14 tháng 1 năm 2014




    Bản Tướng mạo Quân Vụ của Tướng quân Thiếu tướng Bùi Thế Lân Tư lệnh Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam 1972-1975 .


    Số Quân 52/700.453
    Sanh tháng 11-1932 tại Hà Nội .

    1954: SVSQ Khóa 4 Cương Quyết Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy- Đại Đội Trưởng, Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến
    1960: Trung Úy Tham Mưu Trưởng Liên Đoàn TQLC
    1961: 1-6 Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 TQLC
    1963: Bàn giao chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 TQLC cho Đại Úy Lê Hằng Minh, du học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu TQLC tại căn cứ TQLC Quantico, Virginia Hoa Kỳ
    1964: Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn TQLC thay thế Thiếu Tá Trần Văn Nhật nhậm chức Tùy Viên Quân Sự tại Phi Luật Tân.
    - Thăng cấp Thiếu Tá
    1965: Ngày 1-11, thăng cấp Trung Tá
    1966: Thăng cấp Đại Tá
    1971: Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn TQLC
    1972: Ngày 4-5 Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến thay thế Trung Tướng Lê Nguyên Khang nhận chức vụ Phó Tổng tham mưu trưởng -Tư lệnh Hành Quân Bộ Tổng tham mưu QLVNCH.
    - Ngày 28-5 Vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức
    1973: Vinh thăng Chuẩn Tướng thực thụ
    1975: Đầu tháng 1 vinh thăng Thiếu Tướng nhiệm chức
    1975: Định Cư tại Houston, Texas và San Jose California

    Huy Chương:
    - Được ân thưởng nhiều huy chương Quân Sự và Dân Sự cao quư kể cả các huy chương của Đồng Minh.
    - Legion of Merit ( Degree of Commander)



    Bản Tiểu sử Tướng quân :Thiếu tướng Bùi Thế Lân 1932-2014

    Cố Thiếu tướng Bùi Thế Lân sinh tháng 11, năm 1932, tại Hà Nội.


    Ông là học sinh hai trường trung học Chu Văn An và Dũng Lạc ở Hà Nội.


    1953: Động viên vào Khóa 4 Cương Quyết Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, năm 1954 tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy- Sau đó làm Đại Đội Trưởng, Tiểu Đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến.


    1960: Trung Úy Tham Mưu Trưởng Liên Đoàn TQLC


    1961: 1-6 Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 TQLC


    1963: Bàn giao chức vụ Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 TQLC cho Đại Úy Lê Hằng Minh, du học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu TQLC tại căn cứ TQLC Quantico, Virginia Hoa Kỳ


    1964: Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn TQLC thay thế Thiếu Tá Trần Văn Nhật nhậm chức Tùy Viên Quân Sự tại Phi Luật Tân.


    - Thăng cấp Thiếu Tá


    1965: Ngày 1-11, thăng cấp Trung Tá


    1966: Thăng cấp Đại Tá


    1971: Tư Lệnh Phó kiêm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn TQLC


    1972: Ngày 4-5 Tư Lệnh Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến thay thế Trung Tướng Lê Nguyên Khang nhận chức vụ Phó Tổng tham mưu trưởng -Tổng Thanh Tra QLVNCH, Tư lệnh Hành Quân Bộ Tổng tham mưu QLVNCH.



    - Ngày 28-5 Vinh thăng Chuẩn Tướng nhiệm chức


    1973: Vinh thăng Chuẩn Tướng thực thụ


    1975: Đầu tháng 1 vinh thăng Thiếu Tướng nhiệm chức


    1975: Định Cư tại Houston, Texas và San Jose California


    Huy Chương:


    - Được ân thưởng nhiều huy chương Quân Sự và Dân Sự cao quư kể cả các huy chương của Đồng Minh.


    - Legion of Merit ( Degree of Commander).

    Chú thích :
    Trong các Tướng Lănh QLVNCH tham chiến tại Mặt Trận Quảng Trị mùa hè Đỏ lửa ,1972 .

    Tôi thiếu h́nh Trung tướng Ngô Quang Trưởng Tư lệnh Quân đoàn I-Quân Khu I -(Vùng 1 Chiến thuật )

    Trên nguyên tắc hàng dọc : các Tướng tham chiến tại Mặt trận Quảng Trị , chịu sự Chỉ huy của Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 1 .
    Nhưng khổ nổi các Tướng Mặt trận đều bất phục Tướng Ngô Quang Trưởng :
    Thứ nhất do lên chức quá lẹ nên khả năng tham mưu yếu, thứ hai có quan hệ tốt đẹp với Tổng thống Thiệu !
    Ngay Đại tướng Cao Văn Viên cũng coi thường Tướng Ngô Quang Trưởng ,v́ vậy Đại tướng và Trung tướng Lê Nguyên Khang phải lo lắng cho Mặt trận Quảng Trị .

    Nếu Tướng Tư lệnh Quân Đoàn mà giỏi , th́ Đại tướng và Trung tướng Phó Tổng tham mưu trưởng , Tư lệnh Hành Quân Bộ Tổng tham mưu ,đâu cần phải lo lắng ?
    [/QUOTE]

  6. #86
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    [QUOTE=Nguyen Hung Kiet;407993]


    Danh tướng Trung tướng Lê Nguyên Không vận Bộ Tư Lệnh Sư đoàn Thuỷ quân Lục Chiến Việt Nam từ Thủ đô Sài G̣n ra Thừa Thiên- Huế giáp ranh tỉnh Quảng Trị thượng tuần tháng Tư Bi Hùng , Mùa Hè Đỏ Lửa 1972




    HUY HIỆU QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ



    PHÙ HIỆU BỘ TỔNG THAM MƯU -QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ 1965-1975
    PHÙ HIỆU BỘ TƯ LỆNH CHIẾN TRANH NGOẠI LỆ 1955-1963
    .











    I-Danh tướng Trung tướng 3 sao Lê Nguyên Khang trầm tư


    Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC dời bản doanh ra Quận Hương Điền ,cách Ḍng Sông Mỹ Chánh ranh giới Quảng Trị với Thừa Tiên Huế 20 km (16 miles).
    Trung tướng Khang là người b́nh dị , rất thương yêu binh sĩ dưới quyền , Ông sinh 1931 tại Sơn Tây Bắc Việt Nam , có bằng Tú Tài Pháp , Ông là Trung tướng QLVNCH khi 35 tuổi (1966) Tư lệnh Vùng 3 chiến thuật , kiêm Tư lệnh Binh chủng TQLC Việt Nam , chưa kể từ 6.1965-9.1965 Danh tướng Lê Nguyên Khang là Tư lệnh Hải quân Việt Nam Cộng Hoà.

    "Sau khi từ buổi họp về khuôn mặt Tướng Khang trầm trư, Ông không hiểu Tư lệnh Vùng ,người thân tín của Tổng thống (TT) có thay đối Ư định không ? Bao năm TT đă nghi kị Ông rất nhiều , điều này ảnh hưởng đến con đường thăng tiến lên cấp Tướng của các Đại tá Lữ Đoàn trưởng xuất sắc : Hoàng Tích Thông ,Tôn Thất Soạn , Ngay cả Đại tá Tư Lệnh Phó Nguyễn Thành Yên , Ông yêu mến phải nhờ Đại tướng Viên can thiệp nhiều lần mới được bổ nhậm làm Tư lệnh Biệt Khu Quảng -Đà để lên cấp Tướng , mỉa mai chưa đầy 6 tháng lại bị gài bẫy , đưa ra ṭa án binh năm 1970 trục xuất ra khỏi quân đội ! Đại tá Yên buồn rầu phẫn chí tai nạn ĺa đời gây cho Ông bao tiếc thương. 2 Đại tá hiện nay đă có quyết định tưởng thưởng Đệ tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương của Bộ Quốc Pḥng , nhưng Ông nghĩ sẽ không bao giờ nhận được, v́ nhận là họ sẽ lên cấp Tướng , điều này là không thể với Tổng thống .

    Nhiều khi Ông muốn nói với Tổng thống rằng , dù Tướng Kỳ là bạn ông ngày xưa , nhưng Ông là người Lính, là một một Tướng lănh Ông chỉ biết phục vụ Quân đội không phe phái chính trị để bảo vệ VNCH . Quê Hương Ông Sơn Tây , miền Bắc dịu vợi đă mất . Đối với ông VNCH là Quê Hương mà Ông phải bảo vệ bằng mọi giá , dù có hy sinh Ông cũng chấp nhận ! TT có hiểu rơ nỗi ḷng Ông hay không ??"



    II -BẢN TƯỚNG MẠO QUÂN VỤ CỦA DANH TƯỚNG -TƯỚNG QUÂN

    Trung Tướng Lê Nguyên Khang
    Tên họ: Lê Nguyên Khang

    Ngày và nơi sinh 11/6/1931, Sơn Tây, Bắc Việt

    Học vấn:


    - Tú tài, 1951, Chu Văn An, Hà Nội

    - Tốt nghiệp, Khóa 1, Vơ Bị Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định, 1952

    - Tốt nghiệp, Khoa Lục Quân Cao Cấp, Fort Benning, Ga., USA, 1956

    - Tốt nghiệp, Khóa TQLC Trung Cấp, Quantico, Va. USA 1958

    Chức vụ hiện tại: Phụ Tá Hành Quân Tổng Tham Mưu Trưởng ( Tư lệnh Hành quân Bộ Tổng tham mưu, Tổng tham mưu phó ) từ 8/5/1972

    Chức vụ quá khứ:

    - Thiếu Úy, Trưởng Pḥng 4, Tư Lệnh Nhóm TQLC. 1954

    - Trung Úy, Biệt Đội Giang Thuyền 3, sau cải danh thành Đại Đội 3 Tuần Tiễu Sông Ng̣i



    - Chỉ Huy Trưởng, Đại Đội Bản Doanh, Nhóm TQLC, 1956

    - Đại Úy, tháng 5/1956

    - Tiểu Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn 2 TQLC, 1957

    - Tiểu Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn 3 TQLC, 1959

    - Tiểu Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn 1 TQLC, 1960

    - Tư Lệnh Lực Lượng TQLC, tháng 4/1960

    - Thiếu Tá, 26/10/1961

    - Chỉ Huy Trưởng, Lữ Đoàn TQLC, tháng 1/1962

    - Trung Tá, 18/6/1962

    - Tùy Viên Quân Sự, Sứ Quán Việt Nam, Manila, Philippines, 9/12/1963

    - Chỉ Huy Trưởng, Lữ Đoàn TQLC, 26/2/1964

    - Chuẩn Tướng, 11/8/1964

    - Thiếu Tướng, 15/10/1964

    - Tư Lệnh, Biệt Khu Thủ Đô, tháng 6/1965 - tháng 6/1966

    - Trung Tướng, tháng 11/1966

    - Tư Lệnh, Quân Đoàn 3, từ 10/6/1966






    Trích bài viết của một Sĩ Quan cấp Tá Tiểu Đoàn Trưởng -Tiểu đoàn 5 Hắc Long-1974-1975 Sư Đoàn TQLC- QLVNCH

    TIẾC THƯƠNG CHO NGƯỜI NẰM XUỐNG
    TRUNG TƯỚNG LÊ NGUYÊN KHANG (1931-1996 )



    Buổi chiều khi hết giờ làm chuẩn bị ra về, th́ được Lâm đến báo tin là ông Tư Lệnh TQLC ḿnh đă mất.Chúng tôi biết bệnh ông từ lâu, ông bị ung thư phổi hết thuốc trị và chỉ chờ đợi có ngày này. Ông không c̣n đủ sức khỏe đến với anh em chúng tôi trong mỗi dịp ngày kỷ niệm binh chủng như trước, nhưng ông vẫn c̣n minh mẫn, gọi điện hỏi thăm, theo dơi từng bước chúng tôi đi . Và sự thật th́ không c̣n ǵ để mà hy vọng, ông đă mất, mất vào lúc 3 giờ 10 phút chiều ngày thứ ba 12.11.1996 tại Los Angeles, hưởng thọ 64 tuổi. Tôi tưởng tôi nghe lầm số tuổi của ông. Tôi hỏi lại bao nhiêu? 64 tuổi. Th́ ra ông đă làm tướng từ khi vừa trên dưới 30 tuổi đời, c̣n rất trẻ và khá đẹp trai.

    Vào lính năm 1963, ra trường năm 1965 với lon Thiếu Úy, không kinh nghiệm chiến trường, tôi đă "nướng" gần hết Trung Đội ḿnh trong trận thử lửa đầu tiên khi xung phong qua cánh đồng trống tại An Quư Bồng Sơn, tôi là thằng điếc không sợ súng. Không hơn ǵ tôi, Liêm bạn cùng khóa, vị tân Thiếu Úy mới ra trường đă bỏ lại chiếc gịị thân thương của ḿnh tại đồi "10" khi dũng mănh hiên ngang đứng chỉ huy Trung Đội ḿnh. Vị Tư Lệnh thân yêu của chúng tôi đă có mặt tại chiến trường sau đó một ngày; ông đă đến bắt tay từng người tại vị trí chiến hào. Ông đă khiển trách bộ chỉ huy hành quân khi mở cuộc tấn công mà không sẵn sàng pháo binh cơ hữu yểm trợ. Lần ấy, sau khi về hậu cứ trong một buổi lễ khao quân chính tay ông đă gắn lên ngực tôi Anh Dũng Bội Tinh với ngôi sao vàng, một bảo vật đầu tiên của người lính; và ông đă trách nhẹ tôi là "Cậu đánh giặc quá liều lĩnh và hơi sát quân", tôi gật đầu "Dạ" với niềm đau xót, vừa hănh diện vừa đắng cay. Tôi chỉ là thằng sĩ quan quèn mới ra trường nhưng rơ ràng lời nói này đă làm tôi vô cùng xúc động, một kỷ niệm không thể nào quên được trong cuộc đời ḿnh. Ông đă sống, đă chỉ huy và đă rất gần với các thuộc cấp của ḿnh.

    Tháng tư năm 1966, trong buổi họp tại hậu cứ Tiểu Đoàn, ông đă đề nghị với vị Thiếu Tá Lê Hằng Minh, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 TQLC là nên t́m một cái tên nào đó đặt cho đơn vị, như cái tên "Cọp Ba Đầu Rằn" của Biệt Động Quân vậy. Và danh từ "Trâu Điên" đă ra đời cho Tiểu Đoàn 2 lúc này v́ những chiến tích mới đây tại Tam Quan Bồng Sơn...đơn vị được kẻ thù gọi là "các con của bà phước và húc như trâu...". Chuẩn Úy Cầu, Ban 5 Tiểu Đoàn được lệnh thực hiện ngay huy hiệu Tiểu Đoàn với tài họa sĩ của anh. Sau này các tên Quái Điểu, Sói Biển, Ḱnh Ngư, Hắc Long, Thần Ưng, Hùm Xám, Ó Biển, Mănh Hổ...cũng đă được ra đời.

    Tháng Năm 1966, sau nhiều biến cố liên tiếp của Phật Gíáo tại miền Trung, TQLC lại lên đường hành quân ra Đà Nẵng bằng chỉ thị thật rơ ràng của ông. Chỉ làm nhiệm vụ yểm trợ các lực lượng địa phương nhằm ổn định t́nh h́nh, cố gắng đừng làm mất ḷng dân v́ quân đội chỉ phục vụ cho dân và v́ dân mà chiến đấu. Nếu có ai đó bảo rằng TQLC đă đàn áp Phật Giáo, cướp của đốt bàn thờ...th́ đó chỉ là âm mưu tuyên truyền của kẻ thù.

    Đoạn đường di chuyển hành quân từ Đà Nẵng ra Huế thật thê thảm vô cùng, đoàn xe cứ nhích lên từng đoạn một, phải ḅ lách qua những dẫy bàn thờ đầy dẫy tại các khu phố Lăng Cô. Bọn Cộng Sản đă xâm nhập và lạm dụng ḷng tín ngưỡng của con người một cách thô bạo và trắng trợn. Cũng như Đà Nẵng, đơn vị chúng tôi đă ổn định trật tự tại thành phố Huế chỉ vỏn vẹn có vài ngày. Thừa nước đục thả câu, các Sư Đoàn Cộng Sản đă tập trung sát nách Quảng Trị và âm mưu cưỡng chiếm thị xă này... Lại lên đường... Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên đă bị lọt vào trận độn thổ phục kích của địch vào lúc 10 giờ sáng ngày 29.6.1966 tại cây số 23 phía Nam Cầu Pḥ Trạch, Phong Điền, Thừa Thiên. Cố Đại Tá Lê Minh Hằng bị tử trận cùng nguyên Trung Úy Son Xít. Nhưng bù lại xác địch cũng nằm ngổn ngang trải dài trên những ngọn đồi máu từ quốc lộ 1 về phía Tây tận dăy Trường Sơn... Đại Úy cố vấn Campbell đă bị bắt sống và vượt thoát trở về nhờ sự phản công của các lực lượng ta và đồng minh Huê Kỳ. Đây là một cuộc hành quân bị tiết lộ trước do các tên Cộng Sản nằm vùng bộ Chỉ Huy hành quân vùng I Chiến Thuật nhằm triệt hạ uy danh của Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên.

    Đám tang của vị Tiểu Đoàn Trưởng trẻ tuổi, tài ba, nghệ sĩ...được tổ chức thật long trọng tại Nghĩa Trang Quân Đội G̣ Vấp trước sự chứng kiến đưa tiễn của nhiều người...Và vị Tư Lệnh TQLC của chúng tôi đă khóc! Những giọt nước mắt long lanh lăn nhẹ trên g̣ cao qua làn kính trắng quả đă tô đậm thêm cho mầu cờ sắc áo của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam. Cuộc chiến vẫn tiếp diễn, người nằm xuống được vinh danh tiếc thương...Kẻ c̣n sống lại tiếp tục chiến đấu...Và Minh, Chinh, Kiệt, những người cùng khóa với tôi ở Tiểu Đoàn Trâu Điên này đă lần lượt nằm xuống...khi tuổi đời hăy c̣n rất trẻ.

    Ông đă hiện diện và sát cánh với anh em TQLC chúng tôi khắp mọi nơi, mọi thời điểm. Ngay cả những khi sau này khi ông không c̣n giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn nữa. Vào những ngày sôi động nhất của cuộc chiến Hạ Lào 1971, Mùa Hè Đỏ Lửa 72

    Ông đă đến tận chiến trường với chúng tôi bằng con tim và khối óc. Ông đă thở bằng nhịp thở của từng người lính, từng cấp chỉ huy, từng đơn vị. Ông theo dơi từng trận chiến, hănh diện và đau ḷng về các thành tích và thiệt hại. Trận đánh Cửa Việt năm 1973...trong lúc chỉ huy, đơn vị tôi đă bị vây hăm tứ bề. Ông hỏi thăm về tôi, về thằng Tây Ninh là thằng nào?... Và chính ông đă ra lệnh cho bộ Chỉ Huy hành quân bằng mọi cách phải cứu nó về. Tôi nhớ ơn ông và thật sự tôi đă được trở về trong đường kẽ tóc.

    Ngày nay, sau một thời gian dài mất nước, c̣n lại ǵ sau cuộc bể dâu nghiệt ngă tan thương, người lính thực sự không c̣n nguyên vẹn h́nh hài, mất tích nơi rừng sâu biển động hay c̣n rên siết trong xích xiềng tù đầy bóng tối hoặc tha phương cầu thực xứ người. Nào mấy ai c̣n nhớ được t́nh chiến hữu ngày nào! Cuộc sống vật chất đă làm biến dạng h́nh hài. Họ - những cấp chỉ huy tối cao, những người lănh đạo đất nước vẫn tiếp tục cuộc sống phè phỡn hưởng thụ - đoạn tuyệt với quá khứ, chính cái quá khứ đă tạo nên cuộc sống vàng son muôn đời của họ. Sống chết mặc bây, tiền thầy bỏ túi, thời gian được tính toán đo lường một cách chỉ ly theo vật chất lũy tiến hằng ngày. Nước mắt nhà tan cũng chẳng sao, ai c̣n, ai mất, ai tù đày...cũng chẳng ăn nhằm ǵ tới họ. Sống chui rúc vào cái vỏ ṣ khép kín được bọc bằng cái học bị "bác sĩ", "kỹ sư"... cho gia đ́nh và chí con cháu họ. Sống một cách nhục nhă, ích kỷ, ươn hèn.

    Cựu Trung Tướng Lê Nguyên Khang, nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC, là một trường hợp điển h́nh quư hiếm, ông đă sống hết ḿnh với anh em, với đồng bào... Và hầu như họ cũng dành trọn cuộc đời cho quê hương dân tộc. Ông quả xứng đáng là một Danh tướng của QLVNCH. Từ nhiều năm nay, ông đă có mặt trong hầu hết các buổi sinh hoạt của các hội đoàn, của cộng đồng, ông đă đi nhiều nơi, nhưng không ngoài mục đích là đấu tranh cho một nước Việt Nam không Cộng Sản.

    Có chứng kiến được h́nh ảnh của ông với chiếc béret xanh mầu TQLC đội nghiêng nửa đầu, tay cầm lá quốc kỳ thân yêu vẫy mạnh trong đoàn người biểu t́nh tại Cali...Có nghe ông hát thật to, thật ngạo nghễ cùng đôi bàn tay vỗ mạnh nhịp nhàng bản nhạc "Cờ Bay, Cờ Bay" hay "TQLC Hành Khúc" trong mỗi lần kỷ niệm binh chủng tại Seattle, Washington D.C., Houston...
    Có nh́n thấy tận mắt Ông Bà cùng ăn, cùng ngủ với các chiến hữu của ḿnh tại nhà anh chị Trung Úy Gừng ở Okhahoma City, của gia đ́nh Hạ Sĩ Thành ở Sacramento ngay trên thảm nhà, trên bộ salon b́nh dị thoải mái...và có thuộc vào diện những người mới đến định cư với những lời hỏi thăm ân cần, một chút quà nhỏ tượng trưng của ông để sớm làm quen với cuộc sống...th́ mới biết được tấm ḷng bao la của vị cựu Tư Lệnh TQLC mgày nào và tại sao trái tim ḿnh như muốn ngừng đập v́ sự mất mát quá lớn lao này.

    Rồi đây trong những ngày họp mặt binh chủng sắp tới, chắc chắn rằng trong ḷng mỗi cựu chiến hữu TQLC chúng tôi sẽ thấy xốn xang, nuối tiếc, thèm thuồng h́nh ảnh người anh cả của Sư Đoàn cắt nhẹ chiếc bánh sinh nhật kỷ niệm...Sẽ mất đi lời chỉ dậy ân cần cho một sự nghiệp đấu tranh c̣n tiếp tục. Sẽ không c̣n ai hỏi thăm lo lắng về gia đ́nh Vô Đằng Phương, Nguyễn Văn Nhiều, Trần Văn Lượm... Về những hoàn cảnh nghiệt ngă của từng thuộc cấp ở quê nhà, sẽ không c̣n ai nhắc đến những người hùng của TQLC Việt Nam, Nguyễn Xuân Phúc, Đỗ Hữu Tùng, Nguyễn Đằng Tống, Trần Ba, Trần Văn Hợp... Và các cây viết mũ xanh như Cao Xuân Huy, Huỳnh Văn Phú, Trần Ngọc Toàn, Nguyễn Đăng Ḥa, Trần Xuân Dũng...sẽ đau xót biết bao cho cái tang chung này. V́ lúc ông c̣n sống, đă từng nâng niu, hănh diện về các tác phẩm của họ... Thôi mất hết rồi...C̣n ǵ nữa hỡi các chiến hữu TQLC/VN. Xin kính cẩn nghiêng ḿnh kính chào vĩnh biệt Ông.


    TQLC Phạm Văn Tiền
    Ngày 17/11/1996
    Arlington, Texas

    Thiếu tá Phạm Văn Tiền là Tiểu đoàn trưởng-Tiểu đoàn 5 Hắc Long - Lữ đoàn 147 TQLC ,trải qua hơn 10 năm tù sau 1975.
    Ông làm Tiểu đoàn trưởng- khi 31 Tuổi 1974

  7. #87
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    Chú thích

    Thật ra trên nguyên tắc Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà cũng như Quân lực Thế giới Tự do không có chức vụ Tổng Tham mưu Phó, mà chỉ có chức vụ Tham mưu Trưởng Liên Quân

    Nhưng năm 1969 :

    Tổng thống Thiệu nhân danh Tổng Tư lệnh Quân lực băi bỏ chức vụ Tham mưu trưởng Liên Quân v́ sợ Đảo chánh

    Lúc nầy Danh tướng 2 sao TrầnThanh Phong là Tham mưu Trưởng Liên Quân quan hệ khá thân với Thiếu tướng Dư Quốc Đống Tư lệnh Sư đoàn Tổng trừ bị Nhảy dù, Danh tướng 3 sao Đỗ Cao Trí Tư lệnh Vùng 3- Quân đoàn 3,

    Và Đại tướng Tổng tham mưu trưởng Cao Văn Viên


    Tổng thống Thiệu lấy lư do:

    Thời Đệ Nhất Cộng ḥa, Tham mưu Liên Quân là Thiếu tướng .

    Nhưng bây giờ Tư lệnh Quân đoàn là 3 sao!

    Không thể dưới quyền Tham mưu trưởng Liên Quân là 2 sao!!'


    Đây là ngụy biện !

    Thời Đệ nhất Cộng ḥa Tư lệnh Quân đoàn là 2 sao, dưới quyền Tham mưu trưởng Liên Quân.

    Nếu Tư lệnh Quân đoàn là 3 sao ,thế th́ tại sao Tham mưu trưởng Liên Quân không là 3 sao? ???

    Đúng là ngụy biện!



    Chúng ta nhớ lại:
    1964 Đệ Nhị Cộng Hoà

    Đại tướng Quốc trưởng Nguyễn Khánh thăng cấp 3 sao cho bạn chí Không thể gọi
    Nên Tôi dùng chức vụ là hợp lư thân là Tướng Thiệu bổ nhậm Chức vụ Tham mưu trưởng Liên Quân, Tướng Thiệu mới bước lên Đỉnh cao danh vọng được!

    Thế th́ tại sao bây giờ, dẫn thời Đệ nhất Cộng ḥa ra!

    Có phải là ngụy biện không? ????!



    Năm 1972, Đại tướng Tổng tham mưu trưởng bổ nhậm Danh tướng 3 sao Lê Nguyên Khang là Tư lệnh Bộ Tư lệnh Hành quân -Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH :

    Thực tế là Tham mưu Trưởng Liên Quân, hay là Tổng tham mưu phó!


    Không thể gọi là Tham Mưu Trưởng Liên Quân , V́ đă băi bỏ Chức vụ 1969 ???


    Nên Tôi dùng chức vụ :Tổng Tham Mưu Phó là hợp lư .
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 01-04-2015 at 09:33 PM.

  8. #88
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    [QUOTE=Nguyen Hung Kiet;407544]





    Phù Hiệu Lữ Đoàn 258 TQLC :Lữ Đoàn Bắc B́nh Vương



    Trung tá Thủy Quân Lục Chiến và Hải Quân QLVNCH




    Trung tá " Đồ Sơn" Ngô Văn Định Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến trong Tháng Tư Bi Hùng Mùa Hè Đỏ Lửa



    Sáng ngày 13-4-72, tôi chạy xe ra Huế để họp ở BTL/SĐ/TQLC, trên đường đi tôi thấy đoàn xe của Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm Tư Lệnh QĐ1 chạy lên hướng Quảng Trị. Tôi chào Trung Tướng và tôi thấy xe của ông ngừng lại, tôi ngừng xe và đi về phía xe của Trung Tướng. Ông bắt tay tôi và lấy bản đồ ra rồi hỏi tôi nguyên văn như sau: “Anh cho tôi biết đầu đuôi trận đánh ngày hôm đó như thế nào?”. Tôi tŕnh bày xong th́ ông lên xe đi Quảng Trị, c̣n tôi về Huế họp. Trên đường đi, tôi cứ thắc mắc hoài là tại sao một biến cố quan trọng như thế đă xảy ra gần một tuần mà bây giờ ông Tư Lệnh Quân Đoàn lại hỏi ḿnh một câu như vậy.

    Ngày 3-5-72, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng được đề cử giữ chức vụ Tư Lệnh QĐ1 thay thế Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm, nên từ đó tôi không có dịp gặp lại ông, măi tới năm 1980 tại Hoa Kỳ, nhưng chuyện qua lâu rồi cho qua luôn.

    Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị (CTCT) có gửi văn thư cho các đơn vị là sẽ thưởng 30 ngàn đồng cho mỗi chiếc Chiến xa bị bắn hạ, do đó tôi đă quyết định là báo cáo tất cả số Chiến xa bị hạ là 30 chiếc ở Ái Tử cho TĐ6 và TĐ3/PB, 20 chiếc ở Bắc Đông Hà cho TĐ3 để các Tiểu Đoàn có một ngân khoản ủy lạo các thương binh và gia đ́nh tử sĩ. Trung Tướng Tư Lệnh cũng đồng ư như vậy. Tôi cũng tŕnh với Trung Tướng Khang là sự thực th́ 50% số Chiến xa ở khu vực Pedro bị phá hủy là do ḿn, 30% là do TĐ3/PB, 20% c̣n lại là do Không Quân VN, Chi Đoàn 20 M48, và các chiến sĩ TĐ6 và TĐ1.

    Ngày nào các đơn vị cũng bị pháo, t́nh h́nh lúc nào cũng sôi động, chạm địch thường xuyên và bị pháo kích suốt ngày đêm, nhưng các Tiểu Đoàn TQLC vẫn làm chủ t́nh h́nh, lúc này th́ TQLC và Liên Đoàn 5 BĐQ và Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh là 3 đơn vị duy nhất c̣n ở vùng giới tuyến.

    Cuộc chiến vẫn tiếp diễn trên toàn khu vực trách nhiệm của Lữ Đoàn 258 qua những ngày 10, 11 và 12 tháng 4 năm 72. Cánh B Tiểu Đoàn 1 sau ngày hành quân phản công vào khu vực Phượng Hoàng, vẫn tiếp tục phối hợp với TĐ6 để truy lùng địch ở phía Tây các ngày 10 vá 11 tháng 4. Sáng ngày 12-4, Cánh B Tiểu Đoàn 1 cùng 8 chiếc chiến xa M48 và 12 thiết quân vận M113 trên đường trở về Ái Tử, khi c̣n cách Ái Tử 2 cây số về hướng Tây, Đại Đội đi đầu cùng Chi Đoàn Chiến xa và Thiết vận xa quan sát thấy nhiều VC đang đào hầm hố và giao thông hào trên đường Cánh B dự trù sẽ về ngang qua, ở giữa Phượng Hoàng và Ái Tử. Pháo binh được gọi can thiệp, các Đại Đội và chiến xa tiến lên tràn ngập vị trí của cộng quân, hai bên chạm súng dữ dội, VC ước chừng 2 Tiểu Đoàn có trang bị đại bác không giật và súng chống chiến xa. Hai bên đánh nhau, có những lúc cận chiến bằng lựu đạn, cuộc chiến kéo dài cho tới tối, ta làm chủ chiến trường, xác địch chết ngổn ngang, dưới hố, dưới giao thông hào. Có lẽ đơn vị này định phục kích bất ngờ khi Cánh B trở về Ái Tử nhưng bị phát giác. Hơn 200 xác đếm được, quần áo và trang bị của đơn vị này đều mới, vũ khí tối tân, nhiều vũ khí cá nhân và cộng đồng ta tịch thu được. Thiếu Tá Đoàn Đức Nghi, TĐP chỉ huy Cánh B đă bị trúng đạn đại liên và tử thương trong cuộc đụng độ này, một số anh em bị thương.

    Trong đêm 12-4-72, khi các đơn vị đang bị pháo kích và tấn công, được Cố Vấn cho tôi biết một phi cơ Mỹ bị bắn rớt ở phía Bắc Cam Lộ, một Trung Tá phi công nhẩy dù ra an toàn, để cứu phi công này th́ tất cả pháo binh đều không được tác xạ cho đến khi cứu được viên sĩ quan phi công. Mỹ đă đ́ều động 4 trực thăng, 2 Cobra hộ tống và 2 Huey đến nơi phi công lâm nạn trong đêm, 1 Huey đă bị bắn cháy không có ai sống sót, c̣n phi cơ Cobra trúng đạn pḥng không nhưng bay ra đuợc đến bờ biển, đêm 13 th́ họ cứu được phi công này bằng đường sông Cam Lộ.
    Suốt trong thời gian hơn một ngày đó, địch pháo hoặc tấn công nhưng chúng ta không được xử dụng pháo binh nên những sự tổn thất của ta trong thời gian đó lên cao, và có nhiều nguy hiểm.

    Ngày 22-4-72, BCH/LĐ/258 được lệnh rời căn cứ Ái Tử, Lữ Đoàn 147 Trung Tá Nguyễn Năng Bảo LĐT đến thay thế chúng tôi. BCH/LĐ/258 cùng TĐ3, TĐ6 và TĐ3/PB được di chuyển về Huế dưỡng quân. TĐ1 ở lại làm việc với Lữ Đoàn 147, cùng TĐ7, TĐ8 và TĐ2/PB.

    Kết luận

    Lữ Đoàn 258 TQLC (TĐ1, TĐ3 và TĐ6) có được chiến thắng này là nhờ băi ḿn chống chiến xa trên 500 quả mà BCH/LĐ đă thiết lập khi vừa đến Ái Tử, sự yểm trợ nhanh chóng và chính xác của TĐ3/PB/TQLC do Thiếu Tá Trần Thiện Hiệu chỉ huy, của Chi Đoàn chiến xa M48 có khả năng diệt xe tăng T54 và T59 của Việt Cộng từ xa, tinh thần quân nhân các cấp thuộc các Tiểu Đoàn rất cao, khả năng và kinh nghiệm tác chiến trội hơn quân Bắc Việt nhiều, sự làm việc không biết mệt mỏi suốt ngày đêm của Trung Tá Đỗ Đ́nh Vượng Lữ Đoàn Phó kiêm Tham Mưu Trưởng cùng các sĩ quan Tham Mưu Lữ Đoàn.

    Ngày 23-4-72, tại Huế có một cuộc diễn hành mừng chiến thắng Ái Tử và Đông Hà. Trung Tướng Lê Nguyên Khang, TL/SĐ/TQLC đă khen ngợi các anh hùng, 52 quân nhân đại diện các đơn vị thuộc Lữ Đoàn tham dự diễn hành, trong số này có Thiếu Tá Lê Bá B́nh TĐT/TĐ3 và Đại Úy John Ripley Cố Vấn Trưởng TĐ.

    Viết để tưởng nhớ và tri ân:

    - Đại Úy Không Quân Trần Thế Vinh đă hy sinh trong khi hăng say diệt chiến xa của Việt cộng ngày 9-4-72 tại khu vực Ái Tử, Quảng Trị.
    - Các chiến sĩ thuộc Tiểu Đoàn 6 Thần Ưng đă hy sinh ngày 9-4-72 tại căn cứ phượng Hoàng, Quảng Trị.
    - Thiếu Tá Đoàn Đức Nghi, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 1 đă tử thương chiều ngày 12-4-72 khi Cánh B/TĐ1 do anh chỉ huy đă đụng độ ác liệt với 2 Tiểu Đoàn quân chính quy Bắc Việt ở phía Tây căn cứ Ái Tử 1 cây số.


    MX Ngô Văn Định .


    * Chú thích :

    Lịch sử Việt Nam có một điều đau đớn cho 2 vị Đại tá Anh hùng Đồ Sơn Ngô Văn Định và Đại tá Bắc Ninh Nguyễn Năng Bảo : cả hai được Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH , và Bộ Quốc Pḥng vinh thăng Đại tá và tưởng thưởng Huân Chương cao quí Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương.

    Nhưng Ông Tổng thống Tổng Tư lệnh tối cao đă ngâm và không bao giờ trao Huân Chương cao quí Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương cho 2 Vị Đại tá Anh hùng .


    Lư do : Nếu một Đại tá mà có Huân Chương cao quí Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương , th́ một thời gian ngắn phải thăng cấp lên hàng Tướng Lănh.

    .* Nhưng đối với Ông Tổng thống Tổng Tư lệnh tối cao , đây là điều không thể !!

    Đến khi Đại tá Anh hùng Nguyễn Năng Bảo sắp mất v́ ung thư 2009 , các Anh Chị Em Thủy Quân Lục Chiến , đă phải mua tại Little Saigon Cali Huân Chương cao quí Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương ( giả ) trao cho Vị Đại tá Anh hùng .

    *Huân Chương cao quí Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương mà cựu Đại tá Ngô Văn Định đeo trong Đại hội TQLC là giả .



    Huân Chương cao quí Bảo Quốc Huân Chương có 5 cấp theo Luật của Bộ Quốc pḥng Việt Nam Cộng Ḥa :

    1. Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương dành cho Sĩ quan Cấp Úy xuất sắc .

    Nếu một Đại úy mà được tưởng thưởng Đệ Ngũ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, th́ một thời ngắn tối đa 1 năm phải lên Thiếu tá.

    2. Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương dành cho Sĩ quan Cấp Tá .

    Nếu một Thiếu tá -Trung tá mà được tưởng thưởng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương, th́ một thời gian ngắn phải lên Đại tá.

    Tân Thiếu tá Nhẩy Dù Nguyễn Khoa Nam : tháng 11 .1965 được tưởng thưởng Đệ Tứ Đẳng Bảo Quốc Huân Chương ( Ông mới đeo lon Thiếu tá chưa đến 3 tháng ), 5 tháng sau là tự động lên Trung tá .

    Chưa đến 1 năm sau, Trung tá Nguyễn Khoa Nam Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 3 Nhẩy Dù Sư đoàn Nhẩy Dù thiện chiến với Chiến thắng tại Núi Chu Pong Cao nguyên (Tây Nguyên ) 1967, Ông được Đặc cách tại Mặt trận Đại tá và tưởng thưởng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương Cao Quí ( như Đại tá Định và Đại tá Bảo 4.1972) .

    Chưa đến 2 năm Đại tá Nguyễn Khoa Nam phải lên Chuẩn tướng , đây là Luật .

    Nếu Đại Bàng Đồ Sơn Ngô Văn Định và Đại Bàng Bắc Ninh Nguyễn Năng Bảo có Huân Chương Cao quí Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương , th́ bắt buộc chậm lắm 4.1974 là phải lên Chuẩn tướng.




    Huân Chương Cao Quí Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương Việt Nam Cộng Ḥa .

    Nếu một Đại tá mà có Huân Chương Cao Quí Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương , th́ một thời gian ngắn phải thăng cấp lên hàng Tướng Lănh.
    Đây là Luật









    Đại Bàng Bắc Ninh - Đại tá Nguyễn Năng Bảo Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 147 TQLC trong tháng Tư Bi Hùng Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 , Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 258- Lữ đoàn Bắc B́nh Vương -TQLC-QLVNCH đă Chiến đấu Anh dũng đến Giờ Thứ 25 Việt Nam Cộng Ḥa , trải qua hơn 13 năm Tù đày sau 1975 , đang Chào Vĩnh biệt Nam- Nữ Chiến hữu QLVNCH và Đồng bào Quốc nội -Hải ngoại , trước khi về Cơi Vĩnh Hằng 2009 .





    Điếu văn Vĩnh biệt cựu Đại Tá Nguyễn Năng Bảo.

    MX Ngô Văn Định

    Trước mặt mọi người hôm nay, với ḷng cảm xúc nghẹn ngào nói lên lời tiễn biệt anh lần cuối, người bạn chiến đấu luôn sát cánh bên tôi, một đời Mũ Xanh bên anh em TQLC suốt hai mươi năm dài. Khoác chiến y ngụy trang lá rừng nhấp nhô sóng biển, cả một quá khứ hào hùng và gian khổ sống lại trong tôi.

    Thời gian đẹp nhất của cuộc đời chúng ḿnh gắn liền với bom đạn, với binh chủng tổng trừ bị của QLVNCH. Các địa danh chiến trường là địa chỉ thường xuyên của ḿnh, hằng ngày hằng đêm anh em chúng ta phải đứng trước lằn tên mũi đạn v́ tự do của miền Nam.

    Gần cuối đời nh́n lại, nếu được hỏi ai là người sống chết bên cạnh tôi nhiều nhất trong đời quân ngũ, câu trả lời sẽ là ANH. Hai chúng ta đă cùng lặn lội ở đầm lầy Đầm Dơi, U Minh Thượng Cà Mâu cực Nam của tổ quốc, đến địa đầu giới tuyến Gio Linh Quảng Trị. Chúng ta đă có cùng nỗi vui không bút mực nào tả được khi nh́n quốc kỳ VNCH tung bay trên Cổ Thành Đinh Công Tráng hồi 12 giờ 45 phút ngày 16-9-72. LĐ.147 và 258 thuộc SĐ/TQLCVN đă chiếm lại được sau 48 ngày đêm ác chiến với nhiều Sư Đoàn Bắc Việt.

    Rồi nước mất nhà tan, anh phải chịu hơn 13 năm tù với nhiều gian lao tủi cực. Chị Bảo ở nhà đă vất vả lo cho bầy con và thăm nuôi anh. Thật đáng ca ngợi công lao của chị đối với anh.

    Phải mất gần mười lăm năm sau, chúng ta mới được gặp lại nhau khi tóc đă bạc, mắt đă mờ và tai đă yếu, nhưng nỗi cảm thông vẫn c̣n mỗi lần ôn lại những trang chiến sử của TQLC, dù gần cuối đời chúng ta không c̣n sát cánh bên nhau như thời c̣n mặc áo lính. Trong ḷng tôi cũng như anh vẫn bừng lên nét kiêu hùng của thời quá khứ xa xưa.

    Nhân dịp năm 2008 tôi đă t́m mua được tấm huy chương và đă đem tặng anh bên giường bệnh, cả tôi và các đồng đội, cùng chị và các cháu Yên, Loan đều thấy anh vui hẳn lên như người sức khỏe b́nh thường. Dù thân thể đă mỏi ṃn v́ bệnh tật nhưng đôi mắt anh vẫn sáng lên rực rỡ niềm vui khi nhận kỷ niệm này.

    Hôm nay, cùng với anh em, tôi xin tiễn anh về cơi vĩnh hằng, không c̣n chiến tranh, thù hận, không c̣n khổ đau bệnh tật. Giờ đây anh có thể thênh thang về thăm lại quê hương có áo lụa Hà Đông nổi tiếng của anh mà không c̣n phiền lụy, có thể gặp lại hàng ngàn anh em đồng đội đă nằm xuống trong suốt chiều dài cuộc chiến.

    Tiễn anh, người bạn, người Lữ Đoàn Trưởng TQLC hào hùng Nguyễn Năng Bảo, chúng tôi luôn nhớ đến anh, một cấp chỉ huy quả cảm, một người lính thương yêu anh em đồng đội đến hơi thở cuối cùng.

    Xin kính chào vĩnh biệt Bắc Ninh!.


    * Chú thích :
    Tháng 11.1974 Đại tá Ngô Văn Định nhận nhiệm vụ Thành lập Lữ đoàn thứ tư của Binh chủng TQLCVN : Lữ đoàn 468 TQLC.

    Đại bàng Đồ Sơn là Đại tá Lữ đoàn trưởng .

    Những ngày cuối tháng 4 năm 1975 , Lữ đoàn tân lập 468 TQLC , Trấn thủ tại Vũng Tàu cùng Bộ Tư lệnh Sư đoàn TQLC .
    Trưa 30.4.1975 lệnh đầu hàng của Tổng thống Vi hiến Dương Văn Minh (Quốc hội không thể bầu một Tướng về hưu lên làm Tổng thống, trong lúc Ông ta không phải là thành viên Quốc hội VNCH, đây là Vi hiến ).

    Đại tá Đồ Sơn Ngô Văn Định cùng Thiếu tướng Tư lệnh Bùi Thế Lân ( Đại bàng Lạng Sơn) nuốt nước mắt ra đi .

    * Đại tá Nguyễn Thành Trí (Đại bàng Tango) Tư lệnh Phó -Tư Lệnh 3 Lữ đoàn 147 , 258 , 369 tại Bắc Sài G̣n đă chiến đấu đến giờ thứ 25 .
    Sau 1975 tất cả vào Tù . Lữ đoàn Trưởng Lữ đoàn 147 Trung tá Nguyễn Đằng Tống chết trong tù .

    Chưa kể Trung tá Robert Lửa Nguyễn Xuân Phúc , Trung tá Thái Dương Đỗ Hữu Tùng ( Người t́nh Nữ Danh Ca Khánh Ly ) Lữ đoàn trưởng , Lữ đoàn Phó Lữ đoàn 258 TQLC đă tử trận 29.3.1975 tại Đà Nẳng .

    Sư đoàn TQLCVN là Sư đoàn mà Sĩ quan vào tù nhiều nhất từ Tiểu đoàn trưởng , Lữ đoàn trưởng đến Tư lệnh phó , và chết trong tù cũng nhiều nhất sau 1975 .

    Trung tá Đỗ Đ́nh Vượng ,Thiếu tá Nguyễn Đằng Tống Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 2 Trâu điên , Thiếu tá Vơ Đằng Phương Lữ đoàn 147 và hàng trăm Sĩ quan TQLC đă chết trong tù sau 1975 .





    Xin gởi đến Hương hồn Đại Bàng Đường Sơn Đại Huynh Danh tướng Trung tướng Lê Nguyên Khang ,Đại bàng Lạng Sơn Thiếu tướng Bùi Thế Lân ,Đại bàng Bắc Ninh Đại Tá Nguyễn Năng Bảo ,và các Nam- Nữ Chiến Binh Thủy Quân Lục Chiến , Nam -Nữ Quân nhân QLVNCH đă Vị Quốc Thân :

    Bài ca Chiến Sĩ Vô Danh của Nữ Danh Ca Khánh Ly, người T́nh của Trung tá Thái Dương Đỗ Hữu Tùng Tiểu đoàn trưởng , Tiểu đoàn 6 Thần Ưng Lữ đoàn Bắc B́nh Vương - Lănh ấn Tiên phong : Xé xác Chiến xa T-54 -Quyết Tử Tây Bắc Quảng Trị ( Tây Tiến I- Quang Trung 729) trong Tháng Tư Bi Hùng mùa Hè Đỏ Lửa 1972 . Trung tá Lữ đoàn phó Lữ đoàn 258-Lữ đoàn Bắc B́nh Vương đă Tử trận cùng Trung tá Lữ đoàn trưởng :Robert Lửa Nguyễn Xuân Phúc tại Đà Nẳng ngày 29.3.1975



    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 01-04-2015 at 09:49 PM.

  9. #89
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    TÂY TIẾN II : XA CHIẾN DỌC SÔNG ĐÔNG HÀ -D̉NG SÔNG MÁU -KỊCH CHIẾN ÁI TỬ



























    Nữ Chiến binh Biệt Động Quân v́ Dân Quyết Chiến tại Thị Xă Đông Hà, rồi mai đây Tây Tiến 2 : Xa Chiến Dọc Sông Đông Hà -Ḍng Sông Máu - Kịch Chiến Ái Tử









  10. #90
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022







    Rồi đây mai nầy ai hỏi đến tên tôi
    Bạn ơi! Hăy nói khoác chiến y rồi
    Người thư sinh ấy đă xếp bút nghiên
    Giă từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền.



    Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi
    Dục ẩm tỳ bà mă thượng thôi
    Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
    Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi



    Rượu đào rót chén ngọc nhâm nhi,
    Chưa thoả, tiếng đàn giục ngựa đi.
    Mau lên ngựa, tiến thẳng nơi sa trường.
    Xưa nay chinh chiến mấy khi trở về !


    Qua Thiên San ḱa ai tiễn rượu vừa tàn

    Vui ca vang rồi đi tiến binh ngoài ngàn

    Vui ra đi rồi không ước hẹn ngày về











Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 08-12-2012, 11:25 AM
  2. Ai gửi côn đồ tới cướp phá "Quán Cụ Hồ" ?
    By Nhân Dân Tự Vệ in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 1
    Last Post: 16-11-2011, 06:37 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 16-10-2010, 08:49 PM
  4. Replies: 13
    Last Post: 13-10-2010, 10:13 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •