Page 34 of 127 FirstFirst ... 243031323334353637384484 ... LastLast
Results 331 to 340 of 1261

Thread: CHIẾN TRANH và TỘI ÁC: Cộng Sản - Quốc Gia, ai tàn ác hơn ai?

  1. #331
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Nguyên nhân tại sao có cuộc cải cách ruộng đâất tại bắc VN ?

    Ông Hoàng Tùng, nguyên Tổng Biên tập báo Nhân Dân(1954-1982) kể lại trong chuyện“ Bí mật HCM” cho chúng ta thấy được sự nô lệ của ông Hồ và đảng Lao Động Việt Nam (tiền thân của đảng CSVN) như thế nào.

    “Mùa hè năm 1952 Mao Trạch Đông và Stalin gọi bác sang, nhất định bắt phải thực hiện CCRĐ. Sau thấy không thể từ chối được nữa, bác mới quyết định phải thực hiện CCRĐ…

  2. #332
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Hồ chí Minh có quyết định độc lập với Trung Cộng hay không ?

    Khi chuẩn bị bắn Nguyễn Thị Năm, Bác Hồ đă can thiệp và nói đại ư: ‘Chẳng lẽ CCRĐ không t́m được một tên địa chủ, cường hào gian ác là nam giới mà mở đầu đă phải bắn một phụ nữ địa chủ hay sao?’ Nhưng cán bộ thừa hành báo cáo là đă hỏi cố vấn Trung Quốc và được trả lời là: 'Hổ đực hay hổ cái, đều ăn thịt người cả!'. Thế là đem hành h́nh Nguyễn Thị Năm!"

  3. #333
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Youtube Cải cách ruộng đất (1953-1956)


  4. #334
    chichchoe
    Khách
    Quote Originally Posted by Saint Ola View Post
    Có dùng tiếng Nga tiếng nghéo ǵ cũng t́m hỏng ra tài liệu chứng minh là nhiếp ảnh gia Liên Xô Dmitry Baltermants chụp mấy tấm h́nh đó. Có tài liệu nào đáng tin th́ làm ơn cho biết dùm.

    Tui có biết tiếng Nga cái khỉ ǵ, nhưng cám ơn cái Google translator từ Nga sang Ăng lê.
    Ông Ô lê Ố lê này muốn biết sự thật th́ tui chỉ cho:
    1. Ông liên hệ cộng đồng người Việt ở Nga nhờ họ giúp đỡ.
    2. Liên hệ trực tiếp với nhà nước Nga, văn khố Nga...bằng email tiếng Anh.
    C̣n thêm nửa là đọc bài của cán bộ đảng viên CS kể lại: Đó là chủ nghĩa của ba ông kia ḱa.

  5. #335
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Hình đấu tố điền chủ có chú thích bằng tiếng Đức


  6. #336
    Member
    Join Date
    25-01-2012
    Posts
    62

    Lúa Ba Thiệt

    Trích từ danh sách " tội ác của VC do NDTV đưa ra " :

    Trong sanh sách của NDTV đưa ra , phần lớn VC đánh là trúng mục tiêu , c̣n lại dân thường vô tội chẳng may bị tay bay vạ gió là không nhiều bằng số thường dân do máy bay của Mỹ và VNCH bắn lầm , bỏ bom lầm . ở làng Tham Đôn huyện Mỹ xuyên hoàn toàn không hề có VC cộng trong đêm đó , vào khoảng 7 -8 giờ tối ( khoảng năm 1965 - 1966 ǵ đó ) một đoàn máy bay trực thăng vũ trang trên 10 chiếc thi nhau quần bắn vào làng , người chết vô số kể và kễ că trâu ḅ v́ ban đêm người dân không biết chạy đi đâu ngoài việc chui dưới gầm giường . Sáng ra dân báo chính quyền xă Tham Đôn , trên tỉnh , quận xuống , có că người Mỹ , xuống làng xem và họ trả lời là họ bắn lầm do đọc lầm bản đồ v́ nghĩ rằng nơi đây là vùng oanh kích tự do .

    Bất cứ tỉnh nào quận nào thời VNCH cũng đều có qui hoạch vùng oanh kích tự do , nơi đây , bất cứ lúc nào VNCH hay Mỹ muốn bỏ bom là bỏ muốn bắn pháo là bắn , bất chấp là dân thường hay VC . Số lượng người dân chết do loại đạn bất ngờ nầy c̣n nhiều hơn gấp mấy lần danh sách của NDTV đưa ra . Người dân Miền Nam ai mà chẳng biết , nhưng chẳng có ai mà đi thống kê làm ǵ v́ chiến tranh đă qua rồi , vết thương đă lành , VC đâu cần bới lông t́m vết làm chi . Chưa kễ là ban đêm pháo 105 của VNCH bắn cầm canh , chỉ trong một ấp của tôi thôi là đă có hơn 3 vụ ban đêm bị pháo bắn trúng nhà , sập că căn nhà và có nhà người trong gia đ́nh chết gần hết .

    Chưa nói là trẻ con đi chăn trâu , đang ngồi trên lưng trâu ban ngày c̣n bị máy bay bắn , dân đi tát cá cũng bị máy bay bắn , đi làm đồng cũng bị máy bay bắn , chính tôi cũng đă từng bị máy bay bắn trật khi đang chăn trâu , may nhờ có cái hầm chuột , nên khi máy bay bắn trật lần đầu , tôi chui vào hầm do dân đào để bẩy chuột có sẳn hai bên đường và lấy rơm đậy kín lại , sau đó máy bay bay ṿng lại một hai lần bắn vu vơ rồi bay về sân bay Sóc Trăng .

    Nhưng mà ông NDTV măi mê kễ tội ác VC , đến nổi ông quên mất mà thành kể chiến công oai hùng của VC , các anh đọc vào đây "November 1, 1966: Communists direct long-range recoilless rifle fire into downtown Saigon during National Day celebration killing or wounding 51 persons."

    Đó chính là ngày kỹ niệm quốc Khánh của VNCH ngày 1/11/1966 . Sau khi quan thầy Mỹ và VNCH thưc hiện chiến t́m và diệt đánh vào sào huyệt của VC khắp nơi , tưởng đâu VC chết sạch hết rồi nên tổ chức quốc khánh rầm rộ , chuẩn bị duyệt binh lớn để thị uy , mời báo chí trong ngoài nước tham dự để khoe khoang . Nhưng thật không ngờ lại bị VC chơi một cú ngay tại Thủ Đô Sài G̣n làm quan thầy tướng tá một phen xanh máu mặt . VC rất ung dung can đảm đưa ba khẩu pháo DKZ 75 mỗi khẩu do một trung đội đảm trách . Một của Đặc Công Rừng Sát , một của tiểu đoàn B́nh Tân , một của tiểu đoàn Thủ Đức , ba khẩu đội đều lấy đỉnh chuông nhà thồ Đức Bà để ngắm làm vật chuẩn , đợi khi mở ra dio nghe VNCH chào cờ rồi mới khai hoả . Mà bắn tới ba lần mới ngoạn mục chứ .

    Lần thứ nhất bắn từ khẩu rạch bần , VNCH cho máy bay bắn phá và đổ quân , VNCH tưởng đâu êm tiếp tục làm lễ lại bị khẩu ở gần cầu Tân Thuận bắn tiếp , VNCH lại đổ quân về phía có tiếng súng nổ truy lùng . Tưởng là êm thật sự , tiếp tục làm lễ , Khẩu thứ ba tại Thảo Điền lại tiếp tục nổ , lần nầy đạn rơi gần lễ đài , Westmoreland phải chui vào xe M113 để chạy trốn , tướng cảnh sát Nguyễn Ngọc Loan phải trực tiếp đứng ra điều tiết giao thông để cho các quan thầy chạy , buổi lể coi như bị dẹp bỏ . Măi mấy ngày sau quan thầy tướng tá nh́n mặt nhau c̣n ngượng ngùng .

    Bây giờ mấy ông VC ĐCRS , kể ra chắc mấy ông VNCH nghe mà tức anh ách . Khẩu đội của ĐCRS gồm 8 người , sau khi bắn xong bèn tháo súng chôn dưới śnh , tất că tám ông VC chui vào bải ô rô đường kính chỉ có 3 bốn thước , sát bên cầu Tân Thuận , cách cầu Tân Thuận chưa tới 50 mét . Vậy mà mấy ông lính VNCH ngồi đầy trên xe chạy qua chạy lại trên cầu mà không hay biết , chỉ giỏi tán gái và làm tiền dân thôi , máy bay , pháo VNCH , chỉ lo bắn vào đám lá rộng lớn theo bờ sông . Đợi đến đêm mấy ông VC rút êm an toàn bơi qua sông về căn cứ .

    VC quá hay , quá can đảm , quá Anh Hùng , quá khôn ngoan ! Ung dung vác DKZ vào gần sào huyệt của đối phương đông như kiến mà nện . Trong khi đối phương máy bay bay đông nghẹt trên trời , dưới sông th́ Giang thuyền tuần tiểu liên tục , trên bộ th́ quân lính chặn giữ các nẽo đường đều trở thành vô dụng.

    Mấy anh VNCH đánh quá dở , đánh không lại bây giờ kiện là VC ác ! VC họ nhận họ đánh đó , họ có chối đâu ?
    Last edited by Dean Nguyen; 17-02-2012 at 04:17 AM. Reason: Chỉ cách Viết Xuống Hàng cho LBT.

  7. #337
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929
    Trong sanh sách của NDTV đưa ra , phần lớn VC đánh là trúng mục tiêu

    Ờ ! Nện súng cối vào chi khu Cai Lậy, nhưng chẳng may rớt vô trường tiểu học Cai Lậy thôi .

    Uwe Siemon-Netto , kư giả nỗi tiếng nguời Đức sau khi đi theo một tiễu đoàn Miền Nam vào ngôi làng bị Việt cộng bố ráp năm 1965 báo cáo nhu sau :

    " Lung lẵng trên các cành cây và sào trong sân làng là thân xác xă truong , nguời vợ va 12 đuá con vừa trai , vuà gái kể că cháu bé . tất că nam đề bị cắt cu dái nhét vào mồm ,
    c̣n nữ bị cắt rời vú . Dân làng đuợc lệnh bắt buộc tập trung chứng kiến cảnh tàn sát. Việt cọng bắt đầu giết em bé rồi với một điệu bộ thao diễn chậm răi ra tay lần luợt giết các em lớn, tới giết nguời mẹ và sau cùng là giết nguời cha. Việt cộng đa giết că nhà 14 nguời , giết một các lạnh lùng nhu thễ bấm c̣ súng đại liên bắn máy bay " '
    "Việc VC tàn sát thế này là viêc b́nh thuờng hàng ngày ...V́ với chúng tôi nó đa trở thành b́nh thuờng nên chúng tôi không tuờng thuật tới , tuờng thuật lui măi măi. Chúng tôi chi tuờng thuật điều bất thuờng nhu Mỹ Lai mà thôi." ( tạm dịch ,trang 39-40 , Real War R. Nixon.)

    (Uwe Siemon-Netto, a prominent German journalist , who accompagned a South Vietnamese battalion to a village Vietcong had raided in 1965, reported :
    " Dangling from the trees and poles in the village square were the village chief, his wife, and their twelve children, the males, including a baby , with their genitals cut off and stuffed into their mouths, the females with their breasts cut off". The Vietcong had ordered everyone in the village to witness the execution. They started with the baby and then
    slowly worked their way up to the elder children, to the wife, and finally to the chief himself...It was done very coolly , as much an act of war as firing anti-aircraft gun. " It was routine ..Because it became routine to us, we did not report it over and over again. We reported the "unusual case, like My Lai."(39-40)

    TB : Không ngờ că nhà cậu mợ năm và mấy em tức tuỡi ra đi lại đuợc một nhà báo Đức báo cáo và TT Nixon kể lại trong sách The Real War cuả ḿnh . Đă hơn nữa thế kỹ mà con cứ tuỡng như ngày hôm qua.

  8. #338
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Cuộc tàn sát dân chúng trên Đại Lộ Kinh Hoàng

    Quote Originally Posted by lua ba thiet View Post

    phần lớn VC đánh là trúng mục tiêu ,
    https://baovecovang.wordpress.com/20...ng-s%C6%A1n-7/

    Máu và Nước Mắt Trên Lưng Trường Sơn – 7 -
    Posted on 08/11/2009 by Lê Thy



    Cuộc tàn sát dân chúng

    trên Đại Lộ Kinh Hoàng

    (Nicholas Ruggieri/Trích Chiến Sĩ Cộng Ḥa, số 275 – 01/10/1973)

    Chúng tôi xin được chạy đăng lại nguyên văn bài viết của kư giả Nicholas Ruggieri. Bài viết này được chuyển ngữ ra tiếng Việt và chạy đăng trong mục Tài Liệu của báo Chiến Sĩ Cộng Ḥa số 275 ra ngày 01-10 -1973. Bài viết cho thấy sự tương phản trong nhận thức giữa Lê Xuân Thủy và Đặng Thùy Trâm khi đối diện với thực tế tại chiến trường miền Nam. Bài viết bắt đầu như sau:

    Lần đầu tiên, những chi tiết về cuộc tàn sát dân chúng hồi vào tháng Tư khi họ đang trốn tránh cuộc xăm lăng của Cộng Sản tại Quảng Trị vào thời gian đó, đă được một lính Cộng Sản Bắc Việt từng mục kích và cho biết.

    Câu chuyện này được một lính truyền tin quân đội CSBV 22 tuổi, kể lại. Anh cho biết chính cuộc tàn sát vô ích không nương tay đó sau này đă khiến anh quay về với chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa. Anh cũng xác nhận về nhiều chi tiết thuộc về câu chuyện mà hai sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ kể lại trước đây. Hai sĩ quan này từng ở trong khu vực tử thần đó.

    Câu chuyện của viên cựu hạ sĩ quân đội Bắc Việt Lê Xuân Thủy kể, đă cho biết thêm những chi tiết sau đây:

    1. Các người chỉ huy quân CSBV trong cuộc phục kích đó đă được biết trước về những ǵ họ sẽ làm.

    2. Một số quân lính Bắc Việt tham dự cuộc phục kích đă được chỉ thị giết dân chúng.

    3. Cuộc tấn công này kéo dài trong 5 ngày từ 29 – 4 đến 3 – 5/1972 chứ không phải 2 ngày như người ta cho biết trước đây.

    Cựu Hạ sĩ Thủy đă trở về với chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa ngày 31/7/1972 thuộc tiểu đội truyền tin của Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 2 Sư đoàn 324. Anh được giao công tác thiết lập liên lạc giữ bộ chỉ huy Tiểu đoàn lực lượng CSBV đang hoạt động trong khu vực Cầu Đài, gần quốc lộ 1, và đă chứng kiến hành động tàn sát xẩy ra trong khu vực đặc biệt của anh.

    Dường như dân chạy loạn được phép di chuyển trên quốc lộ 1 theo hướng đi về Huế cho măi tới chiều ngày 29/04, nhưng lính Cộng Sản Bắc Việt trong khu vực này đă bị cấp chỉ huy của họ khiển trách về việc cho phép những người này chạy thoát. Cấp chỉ huy của họ chỉ thị là từ ngày đó không cho phép bất cứ thứ ǵ di chuyển trên quốc lộ này.

    V́ đường đi không có chướng ngại vật, nên cấp chỉ huy Cộng Sản Bắc Việt nổ súng vào bất cứ người nào và bất cứ thứ ǵ xuất hiện trên đường… Họ sử dụng tới súng máy và súng cối bắn tất cả đàn ông, đàn bà và trẻ em, bất kể họ đi bộ, đi xe đạp, trên xe vận tải hoặc xe tản thương, dù họ cũng có thể phân biệt được mục tiêu họ nhắm bắn là dân sự hay quân sự, theo lời hạ sĩ Thủy cho biết.

    Có những trường hợp phụ nữ đi cách xa những người tỵ nạn khác và những nhóm không có đàn ông, nhưng sự phân biệt đó thực sự không được quân lính CSBV chú ư tới. Khi một vài binh lính Bắc Việt phản đối việc nổ súng bừa băi đó th́ cấp chỉ huy của họ đă cho biết là những người tỵ nạn đều được coi là “dân địch”.

    Sau đây là lời hạ sĩ quân đội CSBV Lê Xuân Thủy kể:

    - “Chúng tôi được lệnh nổ súng vào bất cứ người nào trốn về hướng Nam dọc theo con đường từ Quảng Trị tới Thừa Thiên. Tôi mục kích thấy nhiều xe bị bắn, đủ các loại xe, từ xe đạp tới xe thiết giáp đều bị quân Cộng Sản tấn công. Người chỉ huy trung đoàn đă ra lệnh như vậy. Chúng tôi được lệnh phải bắn tất cả những nam thanh niên, mặc dù họ đi bằng xe đạp hay đi bộ. Chúng tôi không được lệnh bắn phụ nữ đi riêng biệt. Tuy nhiên, môt xe dân sự chở đầy thường dân đă bị tấn công. Những người chỉ huy cho hay là nếu những người nào trốn thoát về Nam th́ họ là về phía địch, v́ thế họ đă bắn vào những người dân đó.

    Cộng Sản cũng c̣n nổ súng vào những xe thiết giáp chở đầy thanh niên, binh lính và dân chúng. Viên chỉ huy tiểu đoàn ra lệnh bắn súng cối 60 ly và 82 ly vào những xe này bằng những loạt đạn dữ dội. Những súng cối 82 ly được đặt cách đó khoảng 200 thước và súng cối 60 ly được đặt cách mục tiêu khoảng 100 thước. Dân chúng đi thành từng nhóm, trong đó có cả đàn ông th́ bị bắn những loạt súng máy.

    Cộng Sản được lệnh bắn tất cả đàn ông đi trên đường tuy họ được lệnh không được bắn người già. Tuy nhiên khi những người trẻ đi lẫn trong đám người già th́ tất cả đều bị bắn tiêu diệt. Sau khi bắn, quân Cộng Sản đi xét những xác chết và vơ vét của cải của nạn nhân và họ coi đó là chiến lợi phẩm. Tôi đă mục kích thấy nhiều đàn bà già cả và trẻ em chết gục tại đó.

    Tôi thấy nhiều người bị thương chạy trốn vào hầm hố để tránh đạn pháo kích. Tôi không thể lưu ư đến họ v́ tôi phải sửa chữa đường giây liên lạc. Có lệnh là tất cả những người bị thương đều phải ra khỏi hầm hố v́ khu vực này được coi là khu vực quân sự, và không một người nào được phép ở trong đó, mặc dù những trận pháo kích bắn vào từ hai bên đường này.V́ vậy, tất cả dân chúng bắt buộc phải chạy đi nơi khác để tránh nạn, đồng thời bất cứ có binh sĩ nào trong số người này đều bị bắn tức khắc. Tôi đă chứng kiến 5 hoặc 6 người bị quân đội Bắc Việt giết như thế. Những người dân bị thương đều bị bỏ nằm lại dọc đường.

    Chiến trận dọc quốc lộ Quảng Trị – Thừa Thiên đă kéo dài từ 7 giờ sáng 29/4 đến tối 3/5. Theo tôi nhớ lại th́ ngày 30/4, một đoàn xe chạy trên quốc lộ này trong đó có một số thường dân đi xe hơi và một ít đi bằng xe Hồng Thập Tự. Đoàn xe này bị tấn công. Hôm sau lại một đoàn xe nữa gồm mấy chục chiếc cũng chạy tới và đoàn này cũng bị tấn công nữa. Mấy chiếc xe cứu thương dù có sơn dấu Hồng Thập Tự rơ ràng mà cũng bị bắn. Họ biết dấu Hồng Thập Tự là ǵ rồi, v́ bên lính CSBV cũng có loại xe cứu thương có dấu Hồng Thập Tự như thế. Tôi cũng thấy có một số người nằm chết bên cạnh mấy chiếc xe đạp. Một số lính CSBV hoạt động trong vùng gần chỗ tôi ở đă bắn vào cả những người cưỡi xe đạp lẫn đi bộ.

    Tối hôm đó, Cộng quân đă thu được một số chiến lợi phẩm quan trọng, trong đó có cả gạo của những người đă chết, súng, vải vóc, máy thu thanh, đồng hồ đeo tay… Lính CSBV tịch thu những thứ này không phải để để cho lính họ dùng, mà là để cho thượng cấp Trung đoàn Cộng Sản ấy… Họ tịch thu cả tiền, họ lột hết mọi thứ như nhẩn, vàng, bút máy, vơng…”

    Trả lời câu hỏi về nguyên nhân những vụ pháo kích bừa băi như thế, hồi chánh viên này cho biết:

    - Theo ư tôi, Cộng quân coi tất cả những người bỏ Quảng Trị chạy về phía Nam đều là những người thân chính phủ, mà như thế th́ họ c̣n bị coi là những người chống Cộng và bị bắn, c̣n những người ở lại thị xă Quảng Trị th́ bị Cộng quân cưỡng bách phải đi Vĩnh Linh.

    Hồi chánh viên này cho biết là trong thời gian có những cuộc tấn công, anh ấy đă ở với một đại đội pháo binh có nhiệm vụ chọn lựa mục tiêu. Trạm tiền thám đặt tại một nơi cách quốc lộ 1500 thước, c̣n hai bên bờ quốc lộ đều có lính Cộng Sản phục kích, một bên cách đường 200 thước, một bên cách 400 trăm thước… Anh cho hay Cộng quân đă quét hàng tràng đại liên vào những xe đ̣ chở đầy dân tỵ nạn. Khi có người hỏi phản ứng của anh ra sao khi thấy thường dân bị giết, anh đă đáp:

    - Tôi buồn hết sức, điều đó đă làm tôi phải suy nghĩ rất nhiều. Người ta bảo tôi vào Nam chiến đấu chống Mỹ, nhưng khi tôi tới nơi, tôi lại thấy ḿnh đang chống lại người Việt. Cuộc tấn công của chúng tôi nhắm cả người Việt dân sự lẫn quân sự.

    - Khi anh tới quốc lộ, anh có thấy có xác trẻ em không?

    - Có, chừng 10 em chết và nằm rải rác trên quốc lộ trong một quảng chừng một cây số!

    - Anh thấy có bao nhiêu thi thể phụ nữ?

    - Cũng chừng 10 xác, nhưng số bị thương th́ rất nhiều. Họ ngồi dưới cái rănh thoát nước hay trong bụi rậm.

    - Anh có thấy nhiều người già bị chết hay bị thương không?

    - Nhiều…

    - Có nhiều người c̣n trẻ chết không?

    - Có nhiều người c̣n ít tuổi đă chết.

    - Họ vận áo thường dân hay quân phục?

    - Họ vận đủ thứ quần áo, kể cả quân phục tác chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Quần áo của họ đủ màu, xanh có, đỏ có…

    - Theo nhận định của anh th́ họ là thường dân hay quân nhân, họ là người quê hay thành thị?

    - Theo ư tôi, họ là thanh niên đủ giai tầng xă hội…, thanh niên, học sinh không ở trong quân đội.

    Anh nói thêm:

    - Khi chúng tôi trở về đơn vị để dự cuộc kiểm thảo th́ có nhiều người đă phàn nàn với cấp chỉ huy, họ không đồng ư. Bọn này nói thường dân ấy là một phần của số dân theo địch, và nếu để cho họ thoát th́ sau đó họ sẽ cầm súng bắn lại chúng ta. Chúng ta được lệnh bắn bất cứ ai và chúng ta phải thi hành lệnh ấy.

    - Có phải sự bắn giết thường dân như thế đă khiến cho anh quyết định hồi chánh?

    - Điều tôi nh́n thấy làm cho tôi rất đau buồn. Thảm cảnh người Việt chiến đấu chống người Việt làm cho tôi thất vọng. Tôi muốn phản đối lời biện bạch của các cấp chỉ huy, và có lẽ điều này cũng góp phần thúc đẩy tôi quyết định hồi chánh.

    - Anh có biết chính sách 10 điều dân vận của Mặt Trận Giải Phóng?

    - Có! Trước khi chúng tôi vào miền Nam, chúng tôi được học tập chính sách đối xử với thương binh và tù binh địch, nhưng tôi nhận thấy chính sách ấy không được áp dụng.

    - Có phải anh muốn nói sự khác biệt giữa lư thuyết với thực hành?

    - Khác biệt rất nhiều. Trong khi chúng tôi c̣n ở đất Bắc, người ta bảo chúng tôi là phải đối xử tử tế với tù và hàng binh. Nhưng trên thực tế, những người như thế đă bị ngược đăi. Trong một vài trường hợp, có một số tù binh đă bị bắn ngay khi bị bắt… Khi đem vấn đề đó ra thảo luận, các cấp chỉ huy vẫn khăng khăng một mực là họ đă áp dụng đúng lư thuyết….!

    Nicholas Ruggieri

  9. #339
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Hốt Xác Đồng Bào Tử Nạn trên "Đại Lộ Kinh Hoàng"

    Quote Originally Posted by lua ba thiet View Post

    phần lớn VC đánh là trúng mục tiêu ,

    Quảng Trị Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
    Hốt Xác Đồng Bào Tử Nạn trên "Đại Lộ Kinh
    Hoàng"

    Source : http://take2tango.com/~/n3ws/626b8640-f725-40a7-91e6-83803b4e40df/13-12-2009/4-bai-viet-di-giua-nhung-xac-nguoi-8844.aspx

    Lời giới thiệu: Loạt bài bên dưới do ba người -- nhà văn Giao Chỉ, kư giả và phóng viên nhiếp ảnh NgyThanh, và cá nhân tôi, Trùng Dương -- viết từ ba góc nh́n về ba thời điểm khác nhau, song cùng một chủ đề:

    “Đại Lộ Kinh Hoàng”, nơi gần 2.000 con người chạy loạn đă bị Cộng quân pháo kích chết thê thảm, không bút nào tả siết được, vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khi Cộng quân từ phiá bắc tràn qua sông Bến Hải đánh chiếm Quảng Trị, trắng trợn vi phạm Hiệp Định Ngừng Chiến Genève 1954.

    Nhân chứng sống, cựu Trung sĩ Phan Văn Châu, người đă sống và chứng kiến tận mắt cảnh đồng bào bị pháo kích Cộng sản tàn sát trên cái mà phóng viên chiến trường của nhật báo Sóng Thần, NgyThanh, đă đặt tên là "Đại Lộ Kinh Hoàng" sau khi anh và đồng nghiệp Đoàn Kế Tường là hai người đầu tiên đật chân lên đọan đường này hai tháng sau cuộc tàn sát, và Chương tŕnh hốt xác đồng bào tử nạn trên ĐLKH do nhật báo Sóng Thần phát động-- (Trùng Dương).
    ---------------

    Nhân chứng qua đêm

    (Giao Chỉ)



    Khi đi t́m nhân chứng của một chiến trường hết sức oan nghiệt và thê lương, hết sức dũng mănh và hào hùng, tôi vẫn không quên đoạn đường đầy xác người trên Quốc Lộ số 1.

    Ngay khi chiến trường c̣n vương khói súng, cây bút nhẩy dù, đại úy Phan Nhật Nam đă viết “Mùa hè đỏ lửa”. Tác phẩm đem vinh quang cho tác giả đồng thời cũng làm khổ ông sau 1975. Nhưng trước sau “Mùa hè đỏ lửa” đă gắn liền vào tên tuổi Phan Nhật Nam.

    Phải chờ đến 32 năm sau, Hà Nội mới xuất bản cuốn “Mùa hè cháy” của đại tá pháo binh “quân đội nhân dân” viết về trận pháo kích của trung đoàn pháo Bông Lau, trận pháo dă man trên đường di tản của dân Quảng Trị, giết chết hàng ngàn người và làm đoạn đường trên 2 cây số giữa con sông Thạch Hăn và Mỹ Chánh trở thành “Đại Lộ Kinh Hoàng”.

    Chúng tôi vẫn đi t́m xem ai là người đặt tên cho đoạn đường của trận thảm sát mùa hè năm 1972. Có lẽ chỉ trong chiến tranh Việt Nam mới có cái đại lộ mang tước hiệu kinh hoàng.

    Anh phóng viên của bộ thông tin có mặt tại Quảng Trị nói rằng bác đi hỏi ông Lê Thiệp trên Washington, D.C. Khi quân ta phản công ở Mỹ Chánh, ông nhà báo Lê Thiệp có đi theo trên Quốc Lộ 1 qua lối này. Năm 2005 tôi có nhân dịp gặp ông Thiệp tại DC, ông nói rằng không biết tay nào đặt cái tên “Đại lộ Kinh Hoàng” thật hay. Câu chuyện dừng tại đó.

    Một lần khác, chúng tôi rao lên là muốn t́m gặp những ai đă chạy trên con đường ác độc vào đúng lúc địch pháo kích. Tôi biết có trung tá Lê Huy Linh Vũ của Tổng cục Chiến tranh Chính trị là người đă trải qua và đă viết lại thành cuốn sách. Con gái của Trung tá Vũ là họa sĩ Hương, Alaska, có cho phép chúng tôi in lại cuốn này để tặng các bạn. Nhưng ông Vũ nay không c̣n nữa.

    Đại tá Hà Mai Việt, tỉnh trưởng Quảng trị thời kỳ 1972 đă nói rằng: “Tại ông không lưu tâm đọc sách của tôi. Mở trang này ra mà xem, nhân chứng sống là ông Phan văn Châu. Tôi đă viết rơ từng trường hợp của trận Quảng Trị trong tác phẩm Thép và Máu. Ông nhân chứng này không những chịu đựng trực tiếp trận pháo trên quốc lộ mà c̣n nằm lại một đêm giữa các xác chết.” Sau cùng nhờ ông Hà Mai Việt, chúng tôi đă gặp nhân chứng sống. Trung sĩ Phan văn Châu, năm nay 68 tuổi, quả thực là một người dân tiêu biểu của miền đất Quảng. Qua máy điện thoại, dường như cả một trời tâm sự tuôn tràn. Những h́nh ảnh quê hương, chiến tranh, loạn lạc, pháo kích, khói lửa, lẫn lộn giữa trận 1972 và trận 1975.

    Nói đến chuyện đất nước biết bao nhiêu địa danh: nào là Nhan Biều, Cầu Ga, Ái Tử, Mai Lĩnh, Cầu Dài. Rồi đến biết bao nhiêu con sông, bao nhiêu rạch nước. Âm thanh đất Quảng của người dân chân chỉ hạt bột, ṿng qua quay lại để sau cùng trở về với cái ngày cả gia đ́nh bỏ Nhan Biều mà đi.

    Ông Châu nói rằng, lúc đó dường như mọi người đă chạy hết. Phan văn Châu là trung sĩ thông dịch viên cho ngành t́nh báo tại Đà Nẵng đang đi công tác về Ái tử.

    Đến khi thiên hạ bỏ chạy hết, thầy thông ngôn trẻ tuổi mặc đồ dân sự cùng một đứa cháu, dẫn vợ có bầu với ba đứa con nhỏ, năm một, 6, 7, và 8 tuổi. Tất cả vội vàng ra đi bỏ lại phía sau căn nhà mới cất tại Nhan Biều bên bờ bắc của sông Thạch Hăn.

    Vợ con đi trước một đoạn với gia đ́nh bà chị. Thằng cháu và ông Châu đi xe gắn máy kéo theo một chiếc xe gỗ hai bánh. Hành trang chất đầy, người kéo, người đẩy, chiếc xe qua khỏi cầu Ga, đi được một đoạn dài đến 9 giờ sáng th́ pháo nổ ngay trên đường. Con đường đầy người chạy loạn. Cả dân cả lính với đủ mọi thứ xe. Đa số đi bộ v́ đường tắc nghẽn nên không thể đi nhanh. Đạn rơi chỗ nào cũng có người chết. Xác bắn tung lên trời. Khói lửa mù mịt. Mạnh ai nấy chạy. Vợ con thất lạc ngay từ lúc đó. Ông Châu nghĩ rằng vợ con có thể đang ở phía trước. Nhưng phía trước hay phía sau th́ cũng bị pháo. Khi pháo tạm ngưng th́ có người lại tràn ra đi tới. Nhưng phần lớn nằm yên chịu trận. Có nhiều người không chết ở đợt pháo đầu nhưng rồi bị chết ở các đợt pháo sau. Nhiều xác chết trên đường bị pháo đi pháo lại nhiều lần. Bị thương rồi lại bị pháo rồi cũng chết. Biết bao nhiều người cố chạy cho thoát bỏ lại cả gia đ́nh vợ con. Những đứa nhỏ nằm khóc bên xác mẹ. Những em bé sơ sinh bú vú mẹ đă lạnh khô. Có người c̣n sống thấy đó mà phải bỏ đi. Ông Châu và đứa cháu chạy về phía đông quốc lộ, vùi thây xuống cát mà chịu đựng một ngày pháo kích. Đủ loại pháo của cộng sản thay phiên bắn phá suốt một ngày dài. Pháo 122, pháo 130 và pháo 155. Chỉ khi nào có B52 đến thả bom mới thấy địch im tiếng súng được một lúc.Toàn thân ông tê liệt dưới trời nắng gắt. Phải ḅ đến các vũng nước có cả phân trâu và máu người để uống.

    Khi trời tối dần, tất cả đều im lặng và ghê sợ. Ông Châu và đứa cháu bắt đầu ḅ quanh lật các xác chết đàn bà và trẻ em lên xem có phải vợ con. Lật một xác phụ nữ mà ông nghĩ rằng người vợ, đầu óc ông mê muội. Thằng cháu c̣n tỉnh táo nói rằng không phải mợ. Mợ có bụng mà cậu. Mấy người khác c̣n sống cũng làm như vậy. Tất cả đi t́m xác thân nhân. Nhưng rồi trời tối hẳn, bộ đội Việt Cộng bắt đầu xuất hiện. Chúng t́m đến các xe nhà binh và t́m các quân nhân mặc quân phục bắt đi hết. Cậu cháu ông Châu khai là dân thường nên được lệnh phải nằm yên tại chỗ. Đêm hôm đó, ông Châu thức trắng trên băi cát đẫm máu của Đại lộ Kinh Hoàng. H́nh như có đôi lúc ông cũng thiếp đi. Cũng chẳng c̣n nhớ rơ.

    Chung quanh toàn xác chết. Người chết nhiều hơn người sống. Những xác chết cháy như than củi . Ông nghĩ rằng chắc xác vợ con cũng quanh đây. Sáng hôm sau, từ sớm mai những người c̣n sống đành phải bỏ lại một cánh đồng xác ở đằng sau để chạy về miền Nam. Đi đến cầu Dài gần sông Mỹ Chánh th́ gặp toán tiền sát của thủy quân lục chiến Việt nam chận lại. Khi biết chắc là không phải quân địch, ông trung úy thủy quân lục chiến phất tay cho qua. Vừa đi khỏi một đoạn đường th́ thấy ông sĩ quan bị du kích phía sau bắn sẻ chết ngay tại chổ. Đó là cái chết cuối cùng ông chứng kiến tại Quảng Trị.

    T́m xe quá giang về Huế với tâm trạng hết sức năo nề. Nhưng rồi phép lạ đầu tiên đến với cuộc đời ông. Ngay tại khu vực tạm cư Phú văn Lâu, thuộc thành phố Huế, ông gặp lại đầy đủ vợ con. Bà vợ mang bầu đă dẫn ba đứa con nhỏ đi xuống đường ven biển theo dân địa phương. Đoàn người đi xa quốc lộ nên tránh được pháo kích.

    Vợ con dắt díu nhau đi suốt một ngày một đêm về đến Mỹ Chánh, rồi được xe cho bà bầu quá giang về Huế. Hai năm sau người vợ đầu tiên của ông Châu qua đời, sau khi sinh cho ông thêm ba ngưới con nữa. Cô gái c̣n nằm trong bụng mẹ trên đại lộ kinh hoàng năm nay đúng 37 tuổi, tốt nghiệp đại học và đă có gia đ́nh, hiện cư ngụ tại miền đông Hoa kỳ.

    Những bước chân trần ai trên băi cát Quảng Trị mùa hè năm 1972 của bà mẹ mang bầu không biết có c̣n vương vấn chút nào trong ḷng cô bé nghe pháo kích từ lúc chưa ra đời. “Tụi nhỏ chẳng biết ǵ đâu,” ông Châu nói. “Chỉ có đứa lớn nhất năm nay ngoài 40 tuổi là c̣n nhớ đôi chút.” Hỏi rằng thế ông có được bao nhiêu con tất cả. Ông tính nhẩm rồi nói rằng tất cả 10 con. Bà đầu tiên s áu con. Bà thứ hai ba con. Bà này bỏ tôi đi lấy chồng nên bây giờ vẫn c̣n ở Việt Nam. Tôi đưa cả ba cháu sang đoàn tụ bên này. Bà hiện nay ở với tôi có một cháu, năm nay cháu 24 tuổi rồi. Bà sau này có một con riêng. Như vậy là chúng tôi có 11 con. Thế bác có hạnh phúc không? “Hạnh phúc chứ. Tất cả là số trời,” ông Châu nói, “Cái đêm nằm ở đại lộ kinh hoàng, uống nước máu người và phân trâu tôi không bao giờ giờ nghĩ đến có ngày đi Mỹ như bây giờ. Tôi nghĩ bấy giờ vợ con chết hết th́ ḿnh sẽ ra sao. Làm sao t́m xác? Rồi chôn ở đâu? Hàng trăm xác người chung quanh, biết bao nhiêu xác trẻ con, vợ con tôi đều trong số đó. Không hiểu nó bắn pháo đạn ǵ quá ác. Tất cả xác chết như than củi chẳng làm sao biết được người nào là người nào.”

    “Năm 1973 tôi có trở lại, đi qua con đường thấy có đài tưởng niệm, rồi có các mồ chôn tập thể, có mồ chôn riêng rẽ. Ḷng tôi hết sức xúc động,” ông Châu nói. “Cho đến bây giờ tôi vẫn c̣n xúc động. Con cháu tôi th́ nhiều nhưng mà làm sao các con hiểu được những ǵ tôi đă trải qua. Trận 72 quân ta mới lấy lại một nửa Quảng Trị. Đứng bên này ḍng Thạch Hăn, bên kia là Nhan Biều, nơi tôi ra đời c̣n cả ngôi nhà thân yêu. Bên ta đă bị địch chiếm bờ Bắc, chỉ giữ được bờ Nam, đến 75 th́ bờ Nam cũng chẳng c̣n.”

    “Vâng thưa bác, năm nay em 67 tuổi,” ông Châu nói tiếp, “Quê ở Nhan Biều, bờ bắc sông Thạch Hăn, ngay dưới cầu Ga. Nhà em thi vào làm trung sĩ thông dịch viên năm 1966 khóa 11 tại Quân đoàn I . Sau 75 em trốn được. Nếu khai thật chắc là bị buộc tội CIA. Sau đó em vượt biên rồi đoàn tụ. Trước sau ba vợ, 11 người con. Bà sau này là bà bền chặt nhất đă sống với nhau 25 năm. Vâng, thưa bác, đây chắc chắn là bà sau cùng. Gia đ́nh em rất hạnh phúc. Phần em, dù có bị kinh hoàng nhưng cũng chỉ có một ngày một đêm. So với người ta có người cả đời kinh hoàng th́ nỗi khổ của chúng em có thấm vào đâu.”

    Đó là câu chuyện của ông Châu, nhân chứng số 1 của chúng tôi. Tôi hỏi ông Châu câu cuối cùng.

    “Ông có biết ai đặt tên Đại Lộ Kinh Hoàng.” “ Không đâu,” bây giờ ông gọi tôi là cụ. “Cụ với cụ Việt không biết th́ ai mà biết. Nhưng quả thực là kinh hoàng thực đấy các cụ ạ.”

    Tuy hỏi vậy, nhưng tôi đă t́m ra ai là người đặt tên …

    (Giao Chỉ)

  10. #340
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929
    "Đại Lộ Kinh Hoàng"

    (NgyThanh)



    Năm ấy tôi 23 tuổi, mặc đồ lính mới được một năm, chịu trách nhiệm phòng nhiếp ảnh của Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 10 Chiến Tranh Chính Trị, KBC 3463, đóng tại bờ biển Thanh Bình, Đà Nẵng. Với số tuổi oắt con của thời chiến sau khi vừa rời quân trường chỉ một năm, tôi còn ngu ngốc lắm, lại ham vui, và hiếu thắng, ngày nào không ra mặt trận để chiều về làm bản tin hành quân, là một hổ thẹn với tất cả đạo quân phóng viên nằm tại Huế, một thành phố lỏng lẻo vì phần lớn thường dân và vợ con lính đã chạy vào Đà Nẵng, sau kinh nghiệm “di tản chiến thuật” khỏi Quảng Trị Đông Hà.

    Bấy giờ, phía Nhảy Dù vẫn giữ cánh trái giữa Quốc Lộ 1 trải dài lên phía Động Ông Đô và căn cứ Barbara, đánh cuốn chiếu ra từ sông Mỹ Chánh. Thủy Quân Lục Chiến cặp sườn QL1 bên trái giăng hàng ngang theo sông Mỹ Chánh ra tới các làng Mỹ Thủy, Gia Đẳng ở trên bờ biển, cùng nhắm hướng tây bắc.

    Hôm 1-7-1972 , đám phóng viên chiến trường "ăn cơm tháng ở quán ăn trước khách sạn Hương Giang Huế" không đi tập trung như mọi ngày, mà tản mác theo các đơn vị Nhảy Dù và TQLC bố phòng hơn là theo các mũi dùi tấn công chính trên đường đánh về Quảng Trị. Cái ngày rất dễ nhớ vì vừa chẵn 2 tháng sau khi ông anh họ tôi ném trái CBU-55 xuống cầu Đông Hà để diệt sống đoàn xe tăng T-54 đang qua cầu để tấn công phía sau lưng của quân Việt Nam Cộng Hoà đang "di tản chiến thuật", bỏ ngỏ phần đất tỉnh Quảng Trị, và tái bố trí ở bờ sông Mỹ Chánh. Hôm ấy tôi đi chung với Đoàn Kế Tường, cả hai chúng tôi là phóng viên chiến trường của báo Sóng Thần. Bên cạnh tình bạn, Đoàn Kế Tường là người Quảng Trị, anh cũng là quân nhân của một đơn vị pháo binh Sư Đoàn 3 Bộ Binh, nên rành rẻ đường đi nước bước trong thành phố, nếu chúng tôi có may mắn lọt vào được thành phố tái chiếm trong tư cách là phóng viên đầu tiên -- nhưng chuyện ấy sau mới xẩy ra trên đường Lê Huấn.

    Khoảng 10 giờ sáng, đầu cầu Bến Đá vắng lặng và không có lính trấn thủ khi chúng tôi đến: những mũi dùi tấn công của Nhảy Dù và TQLC đã được trực thăng vận vượt sông đánh lên quá sông Trường Phước. Bến Đá bấy giờ có hai cầu. Cầu xe hơi trên QL1 bị phá sập, hoàn toàn không qua được. Chiếc cầu sắt xe lửa nằm ở phía núi gảy gục đoạn giữa cắm xuống sông thành hình chữ V, khu đất đầu cầu do quân VNCH trấn giữ trước đó đã được cài nhiều mìn chống chiến xa.

    Thấy yên lặng và không có người, cả ta lẩn địch, hai chúng tôi bò theo khung cầu sắt gẫy qua bên bờ bắc, len lách giữa đám mìn chống chiến xa, để quay trở lại QL1.

    Trước mắt chúng tôi, ngay trên bề mặt QL1, là xác xe chiếc ngược chiếc ngang, phần lớn giở mui không biết vì lý do gì. Trong nhiều xe cứu thương đã bị bắn cháy nhưng còn đọc được phù hiệu Hồng Thập Tự hai bên hông, chúng tôi nhìn vào cánh cửa xe hé mở và thấy xác thương binh chết nằm chết ngồi trong đó, mùi tử khí đã dịu thành mùi thối, thay vì mùi tanh nồng của xác người như khi mới chết ít hơn hai tuần. Chúng tôi tiếp tục lội xuống bãi cát hai bên đường, bãi phía biển có nhiều xác chết hơn bãi phía núi, có lẽ vì khi bị tàn sát, người ta có khuynh hướng chạy ra phía đông là khu vực có thể có người tiếp cứu mình, trong khi phía núi chỉ là vùng hoang vu, không có ai sinh sống. Trên bãi cát nầy chúng tôi thấy xác người lớn và xác trẻ em, xác quân nhân và xác thường dân, cảnh sát. Nhiều xác úp mặt chồng lên nhau, có lẽ bị bắn chết khi đaang chạy tới để thoát hiểm và bị bắn từ sau lưng.

    Vì không có xe cộ lưu thông, hai chúng tôi luẩn quẩn dọc đoạn đường xác người nầy trong vòng khoảng non cây số. Chúng tôi đã chụp (bằng phim) rất nhiều ảnh của đoạn quốc lộ nầy, khi công binh VNCH chưa bắc cầu dã chiến qua sông Bến Đá, nên hình chúng tôi chụp còn nguyên vẹn bãi chiến trường. Tấm ảnh duy nhất c̣n lại hiện được lưu giữ tại http://www.pbase.com/ngythanh/image/78971287

    Vào xế trưa, công binh bắc xong cầu, và mang xe ủi qua, gạt các xác xe dạt xuống hai bên vệ đường, mở một lối đi nhỏ trên mặt nhựa cho các xe tiếp tế đạn dược lên phía Quảng Trị, cũng như lấy thương binh và xác tử sĩ về. Do đó, ngoài hình ảnh của chúng tôi, những hình chụp sau khi xe ủi qua, đã không còn cảnh nguyên thủy của nét kinh hoàng.

    Buổi tối về tới Huế, như mọi khi, tôi gọi cho anh Đỗ Quý Toàn bên Phú Nhuận để nhờ anh ghi lại tin tức về hoạt động của chúng tôi trong ngày, để sau đó anh ấy chuyển cho anh Đỗ Ngọc Yến, là người ngồi cạnh anh Uyên Thao, tổng thư ký tòa soạn. và các anh Trương Cam Vĩnh, Đường Thiên Lý để làm tin và chọn tin. Anh Yến vẫn chuyển tin của chúng tôi tới anh UT như thế mỗi ngày. "Đại Lộ Kinh Hoàng" là cái tên tôi chọn làm đề tựa bài viết ngày hôm ấy. Chọn "Đại Lộ Kinh Hoàng" thật ra cũng chỉ do một phút ngẩu hứng thôi, như một vế cho câu đối "Con Phố Buồn Thiu" (La rue sans joie) mà Bernard Falls đặt cho hương lộ 555 chạy dọc bờ biển Quảng Trị, cách đó vài cây số, trong thời kỳ chiến tranh Đông Dương Lần thứ nhất, 1946-54.

    Vài tuần sau, chị chủ nhiệm Trùng Dương và anh chị em Sóng Thần tổ chức chiến dịch thu lượm xác người trên "Đại Lộ Kinh Hoàng". Tòa báo bỏ chi phí ra làm việc nầy.

    Đích thân chủ nhiệm từ Saigon ra ăn chay nằm đất với chúng tôi, hàng ngày kết hợp với anh Nguyễn Kinh Châu, trưởng văn phòng đại diện Sóng Thần Huế, và các thân hữu, chúng tôi liên tục tới hiện trường thu nhặt xác chết gói vào từng bao nylon, trước khi bỏ vào quan tài bằng gỗ thô sơ, mai táng ở một khu đất xin được ở phía đông của QL1, ở làng Mỹ Chánh. Khi làm việc nầy, chúng tôi không treo băng dựng bảng để khoe công. Tấm bảng thật lớn cắm ở đầu cầu bên trái sau khi qua khỏi cầu Bến Đá (trước ngày mất nước) là do lệnh của Tổng thống Thiệu. Bốn chữ "Đại Lộ Kinh Hoàng" là chữ của tôi, nhưng bên dưới tấm bảng ghi là "Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu".

    Những chuyện vụn vặt quanh cái tên ĐLKH đã cũ quá rồi, tôi không nhớ hết. Anh Uyên Thao còn sống. Anh Đỗ Quý Toàn còn sống. Ký giả Anh Điển còn sống. Chị Trùng Dương còn sống. Đoàn Kế Tường còn sống (đang làm báo Công An TP HCM). Tôi quý anh [Giao Chỉ, trong nhóm thực hiện phim tài liệu Quảng Trị] nên ghi lại một ít chi tiết để anh đọc chơi, nhưng nếu có ai muốn nhận bốn chữ "Đại Lộ Kinh Hoàng" là của họ, thì cứ giao cho họ, anh ạ. Mất nước, nhưng chúng ta còn nhiều việc phải làm hơn là tranh nhau cái chức vị "tác giả" của bốn chữ sáo rỗng ấy.

    Houston, Tháng 9, 2009
    Ngy Thanh

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. CHIẾN TRANH và TỘI ÁC: Tội ác chiến tranh VN
    By alamit in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 5
    Last Post: 21-11-2012, 12:52 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 24-03-2012, 09:31 PM
  3. CHIẾN TRANH TẦU - VIỆT CỘNG ...?
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 17-08-2011, 12:01 PM
  4. Replies: 24
    Last Post: 28-07-2011, 02:18 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 30-12-2010, 12:51 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •