Page 24 of 52 FirstFirst ... 1420212223242526272834 ... LastLast
Results 231 to 240 of 518

Thread: THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ UKRAINE

  1. #231
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    UKRAINE XÉM CHÚT LÀ MÁU CHẢY THÀNH SÔNG
    Và đây là góp ư của cư dân mạng :

    Chỉ có TT “ nhát gan như cáy “ ờ bờ biển Hawai mới nhận giải Nobel Ḥa B́nh trước sự việc đă rồi như ngậm hột thị, v́ giải Nobel Ḥa B́nh như thuốc phiện ru ngủ làm cho người nhận mơ mơ màng màng “ xuỗi lơ” hết cương cứng hết ham muốn. Do đó , TT.Putin biết tẩy nên mới dám tiến nhanh tiến mạnh lên ngựa phi đàng xa đàng xa…đàng xa vượt qua biên giới Ukraina mà không sợ ma nhát . HDL

  2. #232
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nga-Mỹ đàm phán căng thẳng về Ukraine
    Cập nhật: 03:41 GMT - thứ năm, 6 tháng 3, 2014



    Mỹ và Nga vẫn giữ nguyên lập trường trên vấn đề Ukraine

    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mô tả cuộc gặp của ông với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov về vấn đề Ukraine là ‘khó khăn’ nhưng ông hứa là sẽ tiếp tục đàm phán.

    Ông Kerry nói ông cam kết làm việc với Moscow để hạ nhiệt cuộc khủng hoảng.

    Ông Lavrov đã từ chối gặp người tương nhiệm phía Ukraine vốn thuộc chính phủ lâm thời mà Moscow không công nhận.

    Tình hình đối đầu căng thẳng vẫn tiếp diễn giữa các lực lượng ủng hộ Nga và quân đội Ukraine ở khu tự trị Crimea.

    Có tin một nhà ngoại giao của Liên Hiệp Quốc đã bị các tay súng đe dọa.

    Ông Robert Serry, đặc phái viên của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ở Crimea, đã bị buộc phải rời khỏi Ukraine sau khi ông bị một nhóm người hung hăng hô vang những khẩu hiệu thân Nga bao vây.

    Không có thỏa thuận

    Ông Kerry đã gặp ông Lavrov và ngoại trưởng các nước Anh, Pháp, Đức bên lề một hội nghị đã được lên kế hoạch từ trước để bàn về Lebanon ở Paris.

    Trong cuộc họp báo sau đó, người đứng đầu ngoại giao Mỹ nhắc lại rằng thế giới không thể lặng thinh về việc Nga ‘xâm phạm chủ quyền Ukraine’.

    Cuộc thảo luận kết thúc mà không đạt được thỏa thuận rõ ràng trong khi ông Lavrov và Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsia cũng không gặp trực tiếp.

    Ông Deshchytsia nằm trong chế độ mới ở Kiev vốn lên nắm quyền sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych thân Nga chạy sang Nga.

    Moscow vẫn xem chính phủ lâm thời Ukraine là ‘bất hợp pháp’ và nói rằng ông Yanukovych vẫn là lãnh đạo chính đáng của Ukraine.

    Kerry nói rằng trước đó ông ‘không trông đợi gì’ về khả năng Nga và Ukraine đối thoại trực tiếp ở Paris.

    Các nguồn tin ngoại giao nói với BBC rằng hai phía Nga và và Ukraine sẽ dành một số ngày tới để ‘dò xem phản ứng trong nước’ trước khi nối lại đàm phán.

    Phóng viên ngoại giao BBC Bridget Kendall nói giọng điệu cứng rắn vẫn còn đó nhưng giờ đây mọi người đã có cảm giác rằng đối thoại là khả dĩ.

    Còn tại Crimea hôm 5/3, các lực lượng thân Nga vẫn tiếp tục phong tỏa các cơ sở quân sự của Ukraine.

    Moscow bác bỏ tin cho rằng việc phong tỏa này là do binh sỹ của họ làm, nhưng một số người trong lực lượng phong tỏa này nói với BBC rằng họ thuộc quân đội Nga.

    Tại thành phố miền Đông Donetsk, hàng trăm người biểu tình thân Nga một lần nữa tấn công vào trụ sở chính quyền địa phương chỉ vài giờ sau khi bị đẩy lui.

    Trong một diễn biến khác, Washington loan báo họ sẽ tăng cường hợp tác quân sự với Ba Lan và các nước vùng Baltic sau khi Warsaw bày tỏ quan ngại về bất ổn lâu dài trong khu vực.

    Tổng thư ký Nato Anders Fogh Rasmussen cho biết ông sẽ ‘xem xét lại hoàn toàn’ mối quan hệ hợp tác của tổ chức này với Nga.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...ine_talk.shtml

  3. #233
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trung Cộng phản ứng cầm chừng về Ukraine

    Cập nhật: 04:03 GMT - thứ năm, 6 tháng 3, 2014



    Hai Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị và Sergey Lavrov đã điện đàm hôm 3/3 về tình hình Ukraine

    Truyền thông Nga trích dẫn một số nguồn từ Trung Quốc nói Bắc Kinh ủng hộ quan điểm của Nga trong cuộc khủng hoảng tại Ukraine.

    Tờ Rossiskaya Gazeta trích nguồn Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ trích việc Washington vẫn còn giữ "thế giới quan thời Chiến tranh lạnh" và tranh giành ảnh hưởng với Moscow trong khủng hoảng quyền lực tại Ukraine.

    Báo Nga nói Nhân dân Nhật báo nhận định rằng Mỹ đang tìm mọi cách để qua mặt Nga trong ảnh hưởng tới diễn biến ở Ukraine.

    "Lý thuyết thời Chiến tranh lạnh, gắn với chính trị, kinh tế và an ninh, cho tới nay vẫn còn ngự trị trong tâm trí của nhiều người và quyết định thế giới quan của họ, nhiều người ở phương Tây vẫn chưa từ bỏ sự hằn thù đối với nước Nga."

    Nhân dân Nhật báo được nói đã kêu gọi phương Tây từ bỏ lối tư duy cũ.

    Theo tờ Rossiskaya Gazeta, đây là quan điểm chính thống "quan trọng nhất và cứng rắn nhất" của Bắc Kinh cho tới nay trong vấn đề khủng hoảng Ukraine.

    Thực tế từ khi bắt đầu các cuộc biểu tình dẫn tới việc lật đổ chính quyền Yanukovych, Trung Quốc đã khá thận trọng trong các bình luận của mình.

    Ngoại trừ tờ Hoàn cầu Thời báo xưa nay khá hung hăng theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa, các cơ quan ngôn luận khác của Trung Quốc đều tỏ ra cầm chừng.

    Hoàn cầu Thời báo trong một bài xã luận gần đây viết: "Dư luận Trung Quốc cần sát cánh cùng nước Nga và ủng hộ Nga chống lại áp lực của phương Tây. Đây mới chính là bức tranh thật của cuộc khủng hoảng Ukraine.”

    'Không can thiệp'

    Hôm 3/3, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc điện đàm với người đồng nhiệm Nga Sergey Lavrov về tình hình Ukraine.

    Nga nói Moscow và Bắc Kinh chia sẻ đa số quan điểm về tình hình Ukraine, với ý rằng Trung Quốc ủng hộ Nga.

    Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc trong thông cáo chính thức nói Trung Quốc tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, và các bên cần giữ hòa bình và ổn định tại khu vực thông qua đối thoại và đàm phán.

    Người phát ngôn bộ này, ông Tần Cương, nói Trung Quốc chủ trương "không can thiệp vào chuyện nội bộ của các nước, đồng thời cân nhắc các dữ liệu lịch sử và sự phức tạp của tình hình" tại Ukraine.

    Ông Tần cũng nói Trung Quốc tiếp tục theo dõi chặt các diễn biến tại Ukraine.

    Theo giới chuyên gia, sở dĩ chính phủ Trung Quốc thận trọng như vậy là vì lợi ích của nước này liên quan cuộc khủng hoảng Ukraine.

    Trong những năm gần đây, Trung Quốc và Ukraine đã có nhiều dự án hợp tác về quân sự, thương mại và nông nghiệp.

    Năm 2012, Ukraine chiếm vị trí nhà xuất khẩu vũ khí thứ tư trên thế giới và một phần đáng kể vũ khí sản xuất ở đây được bán cho Trung Quốc.

    Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc, Liêu Ninh, cũng là mua từ Ukraine.

    Năm ngoái Ukraine đồng ý cho Trung Quốc thuê 5% diện tích đất đai để canh tác và nuôi lợn cho các công ty nhà nước Trung Quốc. Đổi lại, Trung Quốc sẽ giúp xây dựng hệ thống hạ tầng cho Ukraine.

    Trong chuyến thăm của Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych vào tháng 12/2013, Bắc Kinh cam kết cho Ukraine khoản hỗ trợ 8 tỷ đôla Mỹ, thêm vào khoản 10 tỷ đã cấp trước đó.

    Rõ ràng chiến sự ở Ukraine sẽ ảnh hưởng nặng tới đầu tư của Trung Quốc và Bắc Kinh đang phải rất khéo léo trong việc cân bằng quan hệ với đồng minh và láng giềng Nga mà không để khủng hoảng Ukraine đẩy khu vực vào hố sâu bất ổn.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl..._ukraine.shtml

  4. #234
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Obama muốn Nga rút quân tại Crimea



    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry gặp ban lãnh đạo mới của Ukraine ở Kiev

    Tổng thống Mỹ Barack Obama đã kêu gọi Nga đưa quân đội của họ ở khu tự trị Crimea của Ukraine về lại căn cứ và thành lập một đội giám sát tình hình tại chỗ, các quan chức Nhà Trắng cho biết.

    Vấn đề được đưa ra trong lúc Moscow đang nắm quyền kiểm soát thực tế khu vực này

    Washington gọi hành động của Nga đưa quân vào Crimea là ‘hung hăng’ – điều mà Tổng thống Nga Vladimir Putin bác bỏ.

    Trong khi đó, Nga cho biết họ đã bắn thử hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa.

    Bộ Quốc phòng Nga nói một tên lửa Topol RS-12M đã được phóng thành công từ bãi thử Kapustin Yar gần Biển Caspian đến bãi Sary Shagan ở Kazakhstan.

    Washington cho biết họ đã được phía Nga báo trước về vụ phóng hỏa tiễn này theo đúng yêu cầu của các hiệp định vũ khí song phương.

    Chỉ là cớ


    Đề nghị của ông Obama cũng kêu gọi gửi giám sát viên quốc tế đến Ukraine để bảo đảm quyền của người gốc Nga.

    Vấn đề này đã được bàn bạc chi tiết trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Obama và Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm thứ Ba ngày 4/3.

    Đến nay Điện Kremlin vẫn chưa có bình luận công khai về đề nghị này.

    Trong lúc này, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sắp gặp gỡ người tương nhiệm Nga ở Paris vào cuối ngày 5/3.

    Cả hai phía đều nói họ muốn bắt đầu đàm phán để làm giảm căng thẳng, theo phóng viên ngoại giao của BBC Bridget Kendall.

    Phát biểu trong chuyến thăm đến Kiev hôm 4/3, ông Kerry nói không có dấu hiệu gì cho thấy công dân Nga và người nói tiếng Nga đang gặp nguy hiểm ở Ukraine.

    “Rõ ràng Nga đang cố gắng tạo ra một cái cớ để can thiệp sâu hơn vào Ukraine,” ông nói.

    Thủ tướng lâm thời của Ukraine, Arseniy Yatsenyuk, cho biết đã có các cuộc tham vấn giữa giới chức Nga và Ukraine. Theo ông thì đây là ‘những bước đầu tiên’ và còn ‘gập ghềnh’.

    Hiện tại quân Nga đang bao vây các căn cứ quân sự Ukraine và các cơ sở khác trong khi hai tàu chiến của Ukraine được cho là đã bị một tàu Nga chặn lại ở cảng Sevastopol.

    Truyền hình Ukraine tường thuật tối ngày 4/3 rằng một số tay súng đã tìm cách chiếm một căn cứ hỏa tiễn chống phi cơ tại Yevpatoria nằm trên bờ biển phía bắc Sevastopol.

    Tổng thống Obama cáo buộc Nga ‘tìm cách áp đặt ảnh hưởng lên láng giềng bằng sức mạnh’.

    “Đây là không phải là cách vận động của luật pháp quốc tế,” ông nói.

    C̣n tiếp...

  5. #235
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Putin biện hộ


    Tổng thống Putin nói ông không muốn dùng quân sự ở Crimea

    Nhưng trong một cuộc họp báo dài hôm 4/3, Tổng thống Putin bác bỏ thông tin rằng đội quân có vũ khí đầy đủ ở Crimea là quân Nga. Ông nói đó là ‘lực lượng tự vệ địa phương trung thành với Moscow’ hiện đang bảo vệ các căn cứ của Nga trước những kẻ theo ‘chủ nghĩa dân tộc’.

    Theo Putin thì nước Nga có quyền hành động để bảo vệ công dân Nga và người nói tiếng Nga ở bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Ukraine.

    Ở Crimea và một số nơi thuộc miền đông Ukraine đã có những cuộc tuần hành ủng hộ hành động can thiệp của Nga.

    Nhưng cũng có một cuộc tuần hành vì hòa bình ở Donetsk, một thành phố cũng thuộc miền đông, yêu cầu Nga đừng can thiệp.

    “Chúng tôi không yêu cầu ông ấy giúp đỡ. Chúng tôi không muốn Putin đưa xe tăng đến đây. Tôi không muốn họ bắn vào con cái chúng tôi,” một phụ nữ có tên là Natalia Sytnik nói với hãng tin Anh Reuters.


    “Ông hãy lắng nghe chúng tôi: Đừng bảo vệ tôi. Không ai tấn công tôi cả.”

    Cả Mỹ và EU đều đề nghị hỗ trợ tiền bạc cho Ukraine – đất nước hiện đang lún sâu vào khủng hoảng kinh tế.

    Ngoại trưởng Kerry mang đến Kiev gói viện trợ năng lượng trị giá 1 tỷ Mỹ kim. Ông còn nói với đám đông người biểu tình trên Quảng trường Độc lập rằng Tổng thống Obama ‘đang tính tài trợ thêm’.

    Còn Liên minh châu Âu thì đang cân nhắc thanh toán giúp Ukraine số tiền 2 tỷ đô la tiền nợ khí đốt của Nga.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...ggestion.shtml

  6. #236
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Báo Nga và Ukraine nhìn vào Crimea



    Các hình ảnh và tin chính trên các trang bìa báo chí tại Nga và Ukraine đang đưa ra bức tranh u ám về cuộc khủng hoảng tại Crimea.

    Các báo chí chính thức của Nga và thân Kremlin, gồm cả các báo lá cải, đang có cái nhìn cứng rắn, phản ánh quan điểm thách thức của Moscow rằng Nga cần bảo vệ các công dân của mình.

    Báo chí Ukraine có thái độ e ngại và nhìn sang phương Tây để tìm lối thoát.


    'Không phải là kẻ hiếu chiến'

    Nikolai Mironov trên nhật báo Nezavisimaya Gazeta theo đường lối trung dung của Nga tuyên bố Nga không thể đứng yên trong khi các công dân nước mình bị đe dọa. "Đất nước chúng ta chưa bao giờ là một kẻ hiếu chiến... Đất nước không thể lảng tránh trách nhiệm đối với tương lai của người Nga trong các nước cộng hòa từng thuộc Liên bang Xô-viết."

    "Nếu điều này cần đến những biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn, kể cả việc gửi lính tới, thì quyết định đó là công bằng và bình thường."

    Một tin hàng đầu trong báo chính thức của Nga, Rossiyskaya Gazeta nêu lời Ngoại trưởng Sergei Lavrov nói ông sẽ không "đánh đổi hàng triệu người của chúng ta lấy G8", nhằm đáp trả các đe dọa khai trừ Nga khỏi nhóm kinh tế này. Một tin hàng đầu trên báo quốc phòng chính thức, Krasnaya Zvezda hòa giọng: "Chúng ta không từ bỏ người của mình."

    Tâm lý bài Mỹ đang là một chủ đề mới hàng ngày, với một số báo cáo buộc Washington đã tài trợ cho phe đối lập. Sergey Frolov, trong Trud, là tờ báo thiên tả, nói những người biểu tình "thường xuyên được dân đóng thuế Mỹ tài trợ".

    Nikolai Mironov trên tờ Nezavisimaya Gazeta nói "các nhóm dân quân" tại Quảng trường Độc lập tại Kiev đã được huấn luyện tại Ba Lan và Latvia bằng tiền của Mỹ. Cuộc khủng hoảng Ukraine là "cuộc nổi loạn được lên kế hoạch cẩn thận của các lực lượng thân phát xít "màu nâu" được hậu thuẫn từ hải ngoại", ông lập luận.

    Vladislav Vorobyev trên báo Rossiyskaya Gazeta cáo buộc Hoa Kỳ có tiêu chuẩn nước đôi.

    "Khi Washington, với lý do bảo vệ các lợi ích quốc gia của mình, đánh bom Iraq và Libya và đe dọa Syria với 'những làn ranh đỏ'... toàn bộ những việc đó có vẻ như được làm vì thắng lợi của 'dân chủ'," ông viết. "Thế nhưng lúc Moscow đưa (mà cho tới nay mới là bằng lời nói) áp lực lên những người không thèm che giấu ý định xóa sổ tất cả những ai nói tiếng Nga, thì Nga ngay lập tức bị tẩy chay và đe dọa thực sự."

    'Thứ Hai Đen'

    Các báo kinh doanh chịu ảnh hưởng của Nga tập trung vào vấn đề kinh tế, đặc biệt là vào chuyện thị trường chứng khoán Nga rớt giá mạnh hôm thứ Hai và đồng tiền rouble của Nga tiếp tục mất giá.

    'Khoảnh khắc điên loạn', tít chính chạy trên báo Vedomosti trong khi Vitaliy Gaydayev ở Kommersant mô tả việc thị trường chứng khoán rớt giá là một "thứ Hai Đen". "Các nhà đầu tư chưa từng phản ứng tiêu cực đến vậy với các hành động của chính trị gia Nga như họ đã làm ngày hôm qua," ông nói.

    Hàng tin chính trên nhật báo RBK nói: "Tạm biệt, 72 tỷ [rouble]: Thị trường chứng khoán Moscow đang gửi đi hóa đơn đầu tiên tới nền kinh tế về chiến dịch Crimea." Nezavisimaya Gazeta cảnh báo rằng Nga có thể phải trả giá đắt khi việc hỗ trợ Crimea đi đôi với việc phương Tây áp các lệnh trừng phạt, làm xói mòn ngân sách liên bang.

    Tương phản lại, Kirill Rogov trên nhật báo kinh doanh Nga Vedomosti nói sự can thiệp của Nga vào Crimea sẽ khuyến khích cộng đồng quốc tế giúp đỡ Ukraine cả về kinh tế lẫn chính trị.

    "Một 'Kế hoạch cho Ukraine' có vẻ như đang là một lựa chọn thực tế hơn trong ngày hôm nay so với bốn hôm trước..." ông nói.

    "Putin đã trao cho Ukraine một cơ hội. Để tận dụng nó, giới tinh hoa Ukraine cần có một hành động cơ bản... Mục tiêu trung tâm là các cải tổ và hợp nhất đất nước trên cơ sở đó."

    'Bối cảnh Hitler'

    Ở ngay trong Ukraine, báo chí tự hỏi điều gì tiếp theo sẽ xảy ra và gợi lại những sự kiện hồi Đại chiến Thế giới II (WWII), khi nước này vẫn là một phần của Liên Xô cũ.

    Danylo Ivaniv và Lesya Voloshka trên nhật báo Ukrayina Moloda so sánh sự can thiệp của Putin vào Crimea với "một bối cảnh Hitler": "Ngay khi WWII bắt đầu do Đức, thì lý do [khiến Nga can thiệp bằng quân sự] cũng được đưa ra."

    Cũng trên Ukrayina Moloda, Vasyl Sadovskyy và Taras Zakusylo quan ngại rằng tuy các đơn vị quân sự của Ukraine cam kết chống lại quân Nga, "hiện chưa rõ đâu là làn ranh mỏng manh giữa tự vệ, thực hiện nghĩa vụ quân sự cho đất nước, và rút lui".

    Nhìn vào hiện tại, tin chính chạy trên nhật báo Ukraine Den nói: "Đây là sự chiếm đóng!"

    "Nếu như đây là sự đối đầu địa chính trị giữa phương Tây và Nga, thì nó đã đi quá xa," báo này nói thêm. "Các biện pháp và các công cụ mà Liên bang Nga sử dụng là không thể chấp nhận được." Iryna Kovalchuk viết trên báo lá cải Segodnya rằng hy vọng cho Ukraine nay nằm trong các lệnh trừng phạt kinh tế từ phương Tây và OSCE.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...s_review.shtml

  7. #237
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Người đẹp TV Nga Liz Wahl thôi việc vì Ukraine

    Cập nhật: 07:02 GMT - thứ năm, 6 tháng 3, 2014



    Liz Wahl tuyên bố nghỉ việc ngay sau bản tin

    Người dẫn chương trình của truyền hình nhà nước Nga, Liz Wahl, tuyên bố thôi việc để phản đối chính sách của Nga tại Ukraine.

    Ngay trong khi chương trình tin tức của kênh truyền hình RT-America đang được phát sóng trực tiếp từ Washington, cô Wahl tuyên bố cô đang đối diện nhiều "thách thức về nghề nghiệp và đạo đức" trong thời kỳ khủng hoảng chính trị tại Ukraine.

    Cô cũng cáo buộc hệ thống truyền hình RT do Điện Kremlin tài trợ là "thanh minh" cho cuộc can thiệp quân sự của Nga tại Crimea.

    Cô tuyên bố trên chương trình: "Tôi không thể làm thành viên của một đài truyền hình do chính phủ Nga tài trợ, đang thanh minh cho các hành động của Putin".

    "Tôi tự hào là người Mỹ và tôi tin vào chuyển tải sự thật; đó là lý do tại sao sau bản tin này tôi sẽ thôi việc."

    Liz Wahl nói với tư cách con gái một cựu chiến binh và vợ của một bác sỹ quân y Mỹ, cô đối diện các thách thức về cả nghề nghiệp và đạo đức.

    Cô Wahl cũng cho hay ông bà của cô là người Hungary đã chạy sang Mỹ tỵ nạn khi Liên Xô can thiệp vào nước này năm 1956 và hiện đang "có lo ngại về một cuộc chiến tranh lạnh mới".

    Trước Liz Wahl một ngày, một người dẫn chương trình khác của RT-America, Abby Martin cũng lên tiếng chỉ trích can thiệp quân sự của Nga vào Ukraine ngay trong chương trình phát sóng trực tiếp.

    Độc lập về nội dung

    Trong chương trình 'Breaking the Set' mà cô làm người dẫn chính, Abby Martin tuyên bố: "Tôi không thể nhấn mạnh hơn là tôi cực lực phản đối một quốc gia can thiệp vào nội bộ của một quốc gia có chủ quyền".

    "Việc tôi làm ở đây không có nghía là tôi không giữ độc lập về nội dung. Những điều Nga làm là sai trái."

    Abby Martin công khai chỉ trích Nga trên sóng truyền hình

    "Tôi sẽ không ngồi đây và xin lỗi hay bảo vệ hành động quân sự."

    Cô Martin cũng chỉ trích cách thức báo chí nói chung tường tuật về khủng hoảng Ukraine, nói trên các kênh thông tin "đầy rẫy dối trá" và "gây thất vọng từ mọi nơi trong thế giới truyền thông".

    RT là đài truyền hình phát chủ yếu bằng tiếng Anh tới người xem toàn cầu, với các bản tin, chương trình thời sự và các mục khác có đặc điểm ủng hộ Nga.

    RT-America phát mỗi ngày nhiều giờ chương trình sản xuất tại Hoa Kỳ, trong đó có một chương trình mà người dẫn là ngôi sao truyền hình Mỹ Larry King.

    Khi Abby Martin chỉ trích Nga, RT nói cô sẽ không bị kỷ luật.

    Tuy nhiên sau khi Liz Wahl tuyên bố nghỉ việc, đài này ra thông cáo chỉ trích hành động của cô là "chiêu trò tự quảng cáo" cho bản thân.

    RT nói cô Martin là người chủ trì một chương trình bình luận, khác với cô Wahl chỉ là xướng ngôn viên.

    "Khi một nhà báo bất đồng với quan điểm của tổ chức, việc thường làm là thảo luận với biên tập viên trưởng và nếu không thể giải quyết được bất đồng thì mới nghỉ việc một cách chuyên nghiệp."

    Thông cáo của RT viết: "Khi ai đó diễn trò công khai vì một quyết định của cá nhân, thì đó không có gì khác là một chiêu tự quảng cáo".

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...er_quits.shtml

  8. #238
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cộng đồng Mỹ gốc Ukraina ở New York lo lắng theo dơi tin nhà

    Thứ năm, 06/03/2014



    Anh Vitali Desiatmychenko, vừa trở về trong tuần truớc từ Kyiv, thủ đô Ukraina, rất bối rối trước các sự kiện vừa xảy ra

    NEW YORK — Người Mỹ gốc Ukraina ở New York đang bày tỏ sự quan ngại về các diễn biến tại Ukraina, nơi lực lượng Nga bành trướng ra khỏi căn cứ hải quân trên bán đảo Crimea hồi cuối tuần trước.

    Tại Veselka, một quán ăn thuộc East Village đông người Ukraina lưu vong lui tới, ông Pavlo Kaidan nói với đài VOA rằng sự lo âu của ông về số phận của tổ quốc ḿnh cách xa 7.000 kilomet thật khó mà chịu đựng nổi.

    “Tôi gọi điện thoại về đôi khi hai lần, đôi khi ba lần một ngày chỉ để hỏi xem mọi việc ra sao và sẽ như thế nào. Bởi v́ ngày nào mẹ tôi cũng nói, ‘OK, có thể ngày mai họ sẽ cắt Internet, họ sẽ đóng cửa dịch vụ điện thoại.’ Ta không biết điều ǵ sẽ xảy ra. Chúng tôi rất lo ngại về t́nh h́nh này.”

    Anh Vitali Desiatmychenko, vừa trở về trong tuần truớc từ Kyiv, thủ đô Ukraina, nói anh rất bối rối trước các sự kiện vừa xảy ra.




    Cộng đồng Mỹ gốc Ukraina ở khu vực East Village, quận Manhattan, New York tưởng nhớ những người đă thiệt mạng trong những vụ biểu t́nh ở Ukraina hồi gần đây

    Cộng đồng Mỹ gốc Ukraina ở khu vực East Village, quận Manhattan, New York tưởng nhớ những người đă thiệt mạng trong những vụ biểu t́nh ở Ukraina hồi gần đây

    Anh nói: “T́nh h́nh hơi lạ lùng bởi v́ quân đội Nga vào Ukraina giả bộ bảo vệ người Nga ở Crimea, miền đông Ukraina. Nhưng như tôi biết, nhiều người nói tiếng Nga, họ vẫn ủng hộ quan điểm nhân dân Ukraina gia nhập Liên hiệp châu Âu; họ không muốn gia nhập vào Nga.”

    Bà Tamara Olexy, chủ tịch Ủy ban Đại nghị Ukraina ở Mỹ, một tổ chức đại diện cho khoảng một triệu người Mỹ gốc Ukraina, nói rằng có nhiều biện pháp mà các nhà lănh đạo Mỹ nên thực hiện.

    Bà nói: “Đầu tiên và trên hết, họ phải lên tiếng phản đối những ǵ Nga đang làm. Thứ hai, họ có cơ hội với Hội nghị Thượng đỉnh G-8 sắp nhóm tại Sochi, là trước tiên tẩy chay Sochi. Thứ nh́, theo ư tôi, họ nên dẹp Nga ra khỏi khối G-8, và nhóm sẽ trở lại thành G7 bởi v́ Nga đă phá vỡ mọi nguyên tắc quốc tế mà một nước dân chủ phải có.”

    Theo ư bà Olexy, chế tài là một sách lược khác.

    “Hạn chế thị thực và phong tỏa tài sản của giới thượng cấp ở Nga đă đích thân ra lệnh xâm lăng Ukraina.”

    Bà Hanya Krill Pyziur thuộc Viện bảo tàng Ukraina ở New York nghĩ rằng ngay cả các biện pháp chế tài gay gắt nhất cũng sẽ không có hiệu quả chừng nào Tổng thống Nga Vladimir Putin c̣n nắm quyền.

    Theo quan điểm của bà, ông Putin rút cục muốn Ukraina nằm dưới quyền kiểm soát của Moscow, như dưới thời Xô viết. Bà nói ông ta muốn bảo đảm di sản lịch sử của ông ta bằng cách giữ thế lănh đạo của Nga trong Liên hiệp Âu Á, ngang hàng với phương Tây.

    “Và bởi lẽ anh có ước muốn thực sự kiểm soát Ukraina và biến nước này thành một phần của sự kết hợp này ‘bất kể mọi thứ,’ cho nên anh muốn có người Ukraina ở Ukraina muốn độc lập ‘bất kể mọi thứ,’ anh có hai ư kiến sẽ không bao giờ gặp nhau được; tôi nghĩ hai ư kiến này không thể thương lượng đuợc và tôi nghĩ rất có thể sẽ dẫn tới chiến tranh.”

    Căng thẳng tiếp tục leo thang. Hôm thứ Ba, trong điều mà nhiều người coi là một lời đe dọa ngầm, Tổng thống Putin tuyên bố Nga sẽ vận dụng tới vũ lực ‘chỉ như một biện pháp cuối cùng.’ Trong khi đó, cộng đồng Mỹ gốc Ukraina ở New York tiếp tục theo dơi và chờ đợi.

    http://www.voatiengviet.com/content/...a/1865159.html

  9. #239
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Quốc hội Crưm quyết định việc nước Cộng ḥa tham gia thành phần Liên bang Nga

    Hội đồng Tối cao (Quốc hội) của Crưm vào hôm thứ Năm đă thông qua quyết định nguyên tắc về việc nước Cộng ḥa tự trị sẽ gia nhập Liên bang Nga với tư cách một chủ thể.

    Quốc hội cũng biểu quyết đưa quyết định này vào cuộc trưng cầu ư dân ngày 16 tháng Ba.
    "Thứ nhất – thông qua quyết định gia nhập Liên bang Nga với tư cách một chủ đề của Liên bang Nga, thứ hai - một cuộc trưng cầu sẽ được tổ chức vào ngày 16 tháng Ba tới," - quyết định của Quốc hội Crưm nêu.
    Hai câu hỏi sẽ được đưa ra trưng cầu, thứ nhất - sáp nhập Crưm với Nga, thứ hai - phục hồi hiệu lực hiến pháp của Crưm năm 1992 và qui chế Crưm như một phần của Ukraina.

  10. #240
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Nhật Bản với lời kêu gọi của Hoa Kỳ về trừng phạt Nga
    Nhật Bản khó có khả năng tham gia vào biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Nga, như là Hoa Kỳ đang kêu gọi một số nước tiến hành, v́ như vậy Tokyo sẽ tự giáng đ̣n vào lợi ích của đất nước ḿnh.
    Một bài báo nặng tính tuyên truyền với những biện giải thiếu thuyết phục
    Không kể tới thô thiển với thứ tiếng Viêt nghèo nàn, cộc kệch là những người làm cho đài tiếng nói nước Nga

    Nếu ai nói những người làm cho tờ báo này không hết trung học, tôi hoàn toàn đồng ư, tới thời buổi này mà vẫn c̣n những thứ VC làm truyền thông như thế này mới là lạ, họ làm như người Việt ngày nay vẫn là thứ ăn lông ở lỗ để mà có những thứ truyền thông thuở những năm với những cái loa
    VC là thứ người kém tầm nhất trên thế gian này, xem ra tụi TQ hơn cả Nga

    Tṛ chơi này của Putin và Nga là thứ "mượn gió bẻ măng" ai mà không biết, lợi dụng nhà người ta có biến nhảy vào ăn có th́ ai cũng hiểu, nhưng đâu cần những thứ biện giải và hăm doạ dốt nát thế này đâu

    Thưa mấy ông Nga, người Nhật ngày nay hơn mấy ông một bậc, từ khoa học kỹ thuật cho tới văn hoá, với họ mấy ông chỉ là thứ mọi giầu tài nguyên không hơn không kém, th́ đó cũng là lư do để tụi TQ ghen tỵ và tranh dành, tức 1 thứ tự ái dân tộc rẻ tiền
    Last edited by pheng; 06-03-2014 at 06:43 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 28-10-2013, 08:02 PM
  2. HIỂM HỌA MẤT NƯỚCĐANG GẦN KỀ
    By alamit in forum Tin Việt Nam
    Replies: 27
    Last Post: 23-02-2013, 10:54 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 27-11-2012, 12:49 AM
  4. KIẾN NGHỊ VỀ BẢN THÔNG BÁO CẤM BIỂU T̀NH
    By Cu Cường in forum Tin Việt Nam
    Replies: 11
    Last Post: 20-08-2011, 02:02 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 04-12-2010, 08:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •