Bàn chuyện nợ nần và lời-lỗ của nhà nước CSVN
- Trần Việt Tŕnh -

Cuối tuần qua, Bộ Tài chính của CSVN ban hành bản tin cho biết tổng nợ nước ngoài năm 2010 của cả nước là 32.5 tỷ USD, tăng 4.6 tỷ USD so với năm 2009. Trong số nợ đó, phần của Chính phủ nợ là 27.86 tỷ USD, bằng 85.7% tổng số nợ. Số c̣n lại là 4.64 tỷ USD, tương đương với 14.3%, là nợ được Chính phủ bảo lănh. So với số nợ 15.64 tỷ USD vào năm 2006 thì năm 2010 vừa qua mức nợ nước ngoài của Việt Nam đã tăng lên hơn gấp đôi trong vòng 5 năm.


Tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP của Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2010.
Tài liệu: MOF


Tổng số nợ nước ngoài năm 2010 so với tổng sản lượng quốc nội GDP chiếm 42.2%, tăng 3.2% so với con số 39% của năm 2009. Đây cũng là tỷ lệ nợ nước ngoài so với GDP lớn nhất kể từ năm 2006.

Các chỉ tiêu giám sát về nợ nước ngoài
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Nợ so với GDP 31.4 32.5 29.8 39 42.2
Nợ khu vực công so với GDP 26.7 28.2 25.1 29.3 31.1
Trả nợ trung - dài hạn so với xuất khẩu 4 3.8 3.3 4.2 3.4
Trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách 3.7 3.6 3.5 5.1 3.7
Dự trữ ngoại hối so với nợ ngắn hạn 6,380 10,177 2,808 290 187
Nợ dự pḥng của CP so với thu ngân sách 4.5 4.6 4.7 4.3 5.8
(Đơn vị: %) (Tài liệu: MOF)

Được biết trên 60% số nợ công của VN là nợ nước ngoài, trong đó 75% nợ nước ngoài là vay ODA hay các ngân hàng thế giới với lăi suất rất thấp từ 0% đến dưới 3% với thời gian dài từ 30 đến 40 năm để VN có thể trả nợ đúng hạn như đă từng làm được từ trước đến nay. Cũng theo bản tin này, phần lớn nợ nước ngoài của chính phủ CSVN được hưởng lăi suất thấp. Trong tổng số gần 27.86 tỷ USD nợ th́ báo cáo cho biết có tới gần 21.85 tỷ USD ở mức lăi suất thấp này, tăng khoảng 11.1% so với năm 2009.

Điều đáng lưu ý là tuy lãi suất vay nợ nước ngoài của VN nói chung thấp, lãi suất vay nợ của VN hiện đang có xu hướng tăng lên và nợ ở các mức lãi suất cao lại đang gia tăng nhanh chóng.

Với lăi suất từ 3% đến 6%, VN hiện có hơn 2.15 tỷ USD nợ, tăng tới 43% so với năm trước. Lăi suất từ 6% đến 10% có tổng nợ trên 1.89 tỷ USD, tăng hơn hai lần so với năm 2009. Các chủ nợ chính của Chính phủ CSVN là Nhật Bản, Pháp, Ngân hàng Phát triển châu Á và Hiệp hội Phát triển quốc tế. Trong đó, đồng Yen Nhật chiếm tới 38.8%, USD là 22.2% và Euro là 9.2%.


Tài liệu: Bộ Tài chính/Gafin

Nợ nước ngoài của VN đã tăng lên hơn gấp đôi trong vòng 5 năm qua trong khi dự trữ ngoại hối lại giảm nhanh chóng. Hiện nay, dự trữ ngoại hối của VN rất yếu, nếu không đủ để thanh toán nợ công nước ngoài th́ nó sẽ đặt VN vào t́nh trạng mất khả năng thanh toán và sẽ đưa đến nguy hiểm. Dự trữ ngoại hối năm 2010 của VN chỉ c̣n bằng 187% tổng nợ ngắn hạn, giảm nhiều so với con số 290% của năm 2009, 2.808% của năm 2008 và 10.177% của năm 2007.

Theo Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nợ công trên GDP vào năm 2010 là 51.3 %, so với 49 % năm 2009. Nợ nước ngoài chiếm 60% tổng số nợ công trên, tức là 31 % GDP tăng thêm 2 % so với năm 2009. Như vậy nợ công theo cách tính của VN nằm vào ranh giới của mức an toàn 50%. Để phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, cũng như nhiều quốc gia khác, năm rồi VN phải tiếp tục vay nợ để đầu tư, cho nên nợ công tiếp tục tăng mạnh lên mức 56,7% GDP. Chính phủ dự kiến nợ công trong năm 2011 sẽ là 57.1% GDP làm mọi người lo lắng mức an toàn tài chính quốc gia sẽ bị phá vỡ. Với t́nh h́nh bội chi ngân sách ở mức cao nhiều năm liên tục và tốc độ phát hành trái phiếu Chính phủ như hiện nay, nguy cơ chỉ số nợ vượt mức an toàn rất dễ xảy ra. Tại VN, nếu cứ theo cái đà tăng khoảng 5% mỗi năm như mức tăng trung b́nh từ năm 2007 đến nay th́ chỉ khoảng 8 năm nữa, nợ công của VN sẽ là 100% GDP.

Các nước có lạm phát ở mức 2%-3% là họ đă thấy quá cao cần phải lo nghiên cứu và kiểm soát vấn đề giá cả. Nước ta dưới sự lèo lái của “Đảng và Nhà Nước quang vinh” mấy năm nay lúc nào lạm phát cũng ở mức 7%-8%. Hiện tại, với mức lạm phát tăng đột biến, năm tới chắc chắn khó có thể thấp hơn 8%. Ấy vậy mà các “đỉnh cao trí tuệ” vẫn dự báo một năm 2011 có nền kinh tế ổn định hơn và vẫn đặt mục tiêu lạm phát ở mức 7%!

Năm 2010, Chính phủ VN trả nợ tất cả là 1.67 tỷ USD trong đó nợ lăi và phí đă là 616.2 triệu USD, tăng gần 30% so với con số 1.29 tỷ USD của năm 2009. Việc nợ công của VN trong năm 2010 tăng 4.6 tỷ USD so với năm 2009 đă phát đi những cảnh báo về việc Chính phủ cần thiết phải nhanh chóng có biện pháp nếu không muốn để xảy ra những điều đáng tiếc như nhiều quốc gia đang phải đối mặt.

Câu hỏi đặt ra là VN làm ăn ra sao để cả nước phải nợ nần khủng khiếp như vậy? Câu trả lời là toàn cảnh t́nh h́nh kinh tế VN hiện nay cũng thể như hoạt động của một công ty nhà nước thu nhỏ. Công ty làm ăn thua lỗ, năm nào cũng thua lỗ, nợ th́ càng ngày càng chồng chất, mà giám đốc công ty th́ tiền vô đầy túi, sống một đời sống xa hoa đế vương, tài sản càng ngày càng kếch xù, rồi tuồn hết ra ngoại quốc để pḥng xa.

Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước VN công bố vào cuối năm ngoái, tính đến 31 tháng 12 năm 2008, rất nhiều Tập Đoàn (TĐ) và Tổng Công Ty (TCT) có tỷ lệ tổng nợ phải trả trên vốn sở hữu rất cao: TCT xây dựng công tŕnh giao thông 1 (21.6 lần), TCT lắp máy VN (17.4 lần), TCT xây dựng CTGT 4 (14 lần), TCT Thành An (13.9 lần), TCT xây dựng công nghiệp VN (12.9 lần), TCT cổ phần XNK và xây dựng VN (12.2 lần), TCT xây dựng CTGT 8 (12 lần), TCT thủy tinh và gốm xây dựng (11.3 lần), TĐ công nghiệp tàu thủy VN-Vinashin (10.9 lần), ...

Tính đến cuối tháng 12 năm 2008, tổng nợ tín dụng của 7 TĐ (Dầu khí, Than khoáng sản, Cao su, Dệt may, Công nghiệp tàu thủy, Điện lực và Bưu chính viễn thông) là 128,786 tỷ đồng, tăng 20.54% so với cuối 2007. Ba TĐ có số nợ lớn nhất là: TĐ Điện lực nợ 66,764 tỷ đồng (chiếm 51.84% tổng nợ tín dụng của 7 TĐ), TĐ Dầu khí nợ 21,477 tỷ đồng (16.67%) và Vinashin nợ 19,885 tỷ đồng (15.44%).
Các tổng công ty bị thua lỗ lớn có thể điểm mặt như Tổng Công ty Cơ khí Xây dựng lỗ lũy kế là 39 tỷ đồng, Tổng Công ty Công tŕnh giao thông 6 lỗ lũy kế 149 tỷ đồng và Tổng Công ty Cà phê lỗ lũy kế 525 tỷ đồng.

Ngoài những doanh nghiệp lớn của Nhà nước kể trên, rất nhiều doanh nghiệp hoặc công ty con của các doanh nghiệp Nhà nước khác cũng đă và đang rơi vào t́nh trạng thua lỗ nặng.

Nói như vậy th́ người quản lư làm sai về quản lư kinh tế có phải chịu trách nhiệm ǵ không?

Điều 165 Bộ luật H́nh sự (BLHS) của CSVN quy định người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ư làm trái quy định của Nhà nước về quản lư kinh tế gây thiệt hại từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng, đă bị xử lư kỷ luật về hành vi này mà c̣n vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng th́ bị phạt “cải tạo không giam giữ” đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm.

Nếu phạm tội nặng hơn như v́ vụ lợi hoặc động cơ cá nhân, có tổ chức, dùng thủ đoạn xảo quyệt, gây thiệt hại từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc gây hậu quả nghiêm trọng th́ bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm. Nếu phạm tội gây thiệt hại từ 1 tỷ đồng trở lên hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng th́ bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm.

Ngoài ra người phạm tội có thể c̣n bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.

Đó là trên lư thuyết, trên thực tế th́ … “Đừng nghe những ǵ CS nói mà hăy nh́n những ǵ CS làm”. Mạnh công ty nào công ty đó lỗ, mạnh tập đoàn nào tập đoàn đó lỗ, cả nước cùng lỗ, miễn là các “quan” lăi là được rồi. Càng vay tiền nước ngoài th́ tiền càng chui vô túi của các “quan” càng nhiều. Nợ là nợ của cả nước, cả nước lo chứ có phải trách nhiệm riêng của các “quan” đâu mà các “quan” lo! Nợ đời này không trả được th́ đời sau con cháu (chúng ta) trả. Chỉ cần sửa 1 chữ trong điều 165 BLHS từ “Cố ư làm trái quy định của Nhà nước về quản lư kinh tế” thành “Vô ư làm trái quy định của Nhà nước về quản lư kinh tế” là xong. Ai chết mặc ai. Dân chết mặc dân. Chỉ cần các “quan” sống hùng, sống mạnh, sống giàu sang là được!!!

Trần Việt Tŕnh
18 tháng 8 năm 2011