Cuộc khủng hoảng trong quan hệ ngoại giao Nhật-Trung tăng thêm một nấc với việc, chính quyền Tokyo, hôm 27/09/2010, đă đ̣i Bắc Kinh không được để cho hai tàu tuần tra của Trung Quốc tiến lại gần khu vực quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, ở biển Hoa Đông.

Trong cuộc họp báo định kỳ tại Tokyo, phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản Yoshito Sengoku giải thích rơ là hai tàu tuần tra của Trung Quốc chưa xâm nhập được vào vùng lănh hải của nước này bởi v́ bị tàu tuần duyên của Nhật Bản ngăn chặn. Tuy nhiên, qua con đường ngoại giao, Tokyo đă bốn lần yêu cầu Bắc Kinh điều hai con tàu này ra khỏi khu vực đang có tranh chấp.


Một phần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư tại biển Hoa Đông.
Ảnh do quân đội Nhật Bản chụp ngày 15/09/2010. REUTERS/Kyodo

Một quan chức Trung Quốc phụ trách theo dơi các hoạt động đánh bắt thủy hải sản khẳng định với AFP là hai tàu ngư chính của Trung Quốc, từ hôm thứ năm tuần trước, đă lên đường, hướng tới khu vực gần quần đảo Điếu Ngư (Senkaku). Theo Minh Báo Hồng Kông th́ hai con tàu này làm nhiệm vụ bảo vệ ngư dân Trung Quốc.

Xin nhắc lại là quần đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư và phương Tây gọi là quần đảo Pinnacle là một nhóm các đảo, không có người ở và do chính quyền Nhật Bản quản lư từ năm 1895. Về mặt hành chính, quần đảo Senkaku thuộc khu vực quần đảo Okinawa.

Từ sau đệ nhị thế chiến, Hoa Kỳ chiếm đóng quần đảo Okinawa và đương nhiên bao gồm cả quần đảo Senkaku và sau đó, trao lại cho Nhật Bản quản lư từ năm 1972. Trung Quốc và Đài Loan bắt đầu lên tiếng đ̣i chủ quyền đối với quần đảo Senkaku - Điếu Ngư từ năm 1971, sau khi khu vực này được đánh giá là nơi có nguồn cá phong phú và có trữ lượng lớn về dầu khí.