Page 1 of 4 1234 LastLast
Results 1 to 10 of 33

Thread: Câu chuyện đổi đời của một gia đ́nh H.O.

  1. #1
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786

    Câu chuyện đổi đời của một gia đ́nh H.O.

    Câu chuyện đổi đời của một gia đ́nh H.O.
    Tác Giả: Huy Phương
    Thứ Ba, 13 Tháng 12 Năm 2011 22:44



    Cựu Trung Úy Lê Văn Thiệu, tốt nghiệp khóa 1 Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt bị tập trung trong các trại tù cộng sản 7 năm.


    Người vợ tù và những đứa trẻ ở Gio Linh. (Ảnh gia đ́nh)
    Một H.O. muộn màng
    Sau khi đi tù về, ông làm nghề thợ mộc nuôi con, cho măi đến năm 1995, gia đ́nh mới sang Mỹ theo một chương tŕnh H.O. khá muộn màng: H.31. Sau 5 năm định cư tại Hoa Kỳ, năm 2000 con đầu là Lê Thành học xong bằng Master về ngành điện tử tại đại học UTA (University of Texas at Arlington). Năm 2004 con trai thứ ba, Lê Đức Hiếu tốt nghiệp Master Computer science. Năm 2005, Lê Huy, con trai thứ nh́ lấy bằng tiến sĩ cũng ngành điện tử. Năm 2010 con trai út Lê Đức Hiển, ra đời năm 1982 sau khi ông Thiệu từ trại tù trở về, cũng đă tốt nghiệp y khoa.

    Vào năm 2005, nhân ngày lễ kỷ niệm 15 năm ngày thành lập hội H.O. Dallas-Fort Worth, gia đ́nh ông Lê Văn Thiệu đă được vinh danh là một gia đ́nh đến Mỹ muộn màng nhưng đă sớm thành công trên đất người.
    Năm 2006, ba anh em nhà họ Lê thành lập công ty “Luraco technologies, Inc.” sử dụng kỹ thuật cao (high-tech) chuyên về nghiên cứu và chế tạo sản phẩm cho quốc pḥng Mỹ. Ba năm trước công ty được cấp kinh phí từ US Army để nghiên cứu và chế tạo ra một bộ cảm ứng thông minh (Intelligent Multi-Sensor) cho hai động cơ trực thăng chiến đấu hàng đầu của Mỹ là Blackhawk và Apache. Để làm được điều này, nghiên cứu (research proposal) của công ty Luraco phải xuất sắc và vượt trội hơn nhiều công ty danh tiếng khác. Phát minh bộ cảm ứng thông minh này của công ty Luraco sẽ tiết kiệm hàng tỷ Mỹ kim mỗi năm cho Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ về vấn đề bảo tŕ và an toàn cho hai loại máy bay trên. Hăng WPI tại Fort Worth, Texas đă mời Tiến Sĩ Lê Huy làm việc với chức vụ là khoa học gia (scientist) để đảm trách việc nghiên cứu về Flexible Active Circuits và Optical Sensors dùng trong hỏa tiễn và phi thuyền không gian.

    Hai năm qua công ty Luraco cũng thắng được hai hợp đồng với US Air Force và được cấp kinh phí để chế tạo hệ thống kết nối những sensors FADEC (Full Authority Digital Electronic Control) trong động cơ phản lực F.35 của Không Quân Hoa Kỳ. FADEC là project lớn dưới sự giám sát của cơ quan NASA Hoa Kỳ. Ngoài NASA, công ty Luraco vinh dự được làm việc chung với Boeing và GE là hai công ty chế tạo động cơ phản lực (jet engine) cho phản lực cơ Hoa Kỳ.
    Đây là công ty duy nhất của người Việt Nam nhận được kinh phí trực tiếp từ Bộ Quốc Pḥng Mỹ để nghiên cứu và chế tạo những sản phẩm kỹ thuật cao cho quân đội. Người Mỹ khó tin được là các em trong công ty mới mẻ này là con một gia đ́nh tỵ nạn cộng sản chỉ mới đặt chân đến Hoa Kỳ từ năm 1995.

    Thực dụng trong ngành thẩm mỹ ở Mỹ, Luraco là công ty đầu tiên sáng chế ra ghế Mini Pedicure Spa cho trẻ em, Jet nam châm (Magna-Jet) cho bồn Spa, máy khử mùi hóa chất (ChemStop) và máy hút bụi nail (Partigon) cũng như ghế Massage iRobotics. Hai năm liền 2010 và 2011 công ty Luraco được vinh dự đón nhận bằng khen là một trong 50 công ty Châu Á phát triển nhanh nhất trên toàn quốc Hoa Kỳ. Năm 2010 công ty Luraco được xếp hạng thứ 69 trong 100 công ty phát triển nhanh vùng Dallas Fort Worth do Khoa Thương Mại trường Đại Học SMU b́nh chọn.
    Trong bốn anh em nhà họ Lê, Tiến Sĩ Kevin Huy Lê là một thành viên trong Hội Quang Học Quốc Tế (The International Society for Optical Engineering) và là người giám định (Peer Reviewer) cho nhiều công bố về khoa học kỹ thuật cũng như tác giả của hơn 20 “technical publications in journals and conference proceedings.”

    Những ngày ở Gio Linh

    Nhớ lại những ngày xa xưa, Lê Thành, giám đốc công ty Luraco, ngày nay cũng là một MC và “Mạnh Thường Quân” của cộng đồng tị nạn tại Dallas, Ft. Worth đă nói rằng anh không bao giờ quên những ngày khốn khổ ở vùng quê Gio Linh, một vùng bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề, ngổn ngang những đống gạch vụn và những hố bom. Sau tháng 4, 1975, khi thân phụ phải vào trại tù tập trung, mẹ anh phải đưa các con về nương tựa bên ngoại. Khi mẹ anh kiếm được một chân y tá tại trạm y tế Gio Linh, Thành mới lên 5 tuổi, cùng với đứa em kế theo mẹ về trạm xá, c̣n hai em nhỏ trong đó có một đứa mới sinh phải “rứt ruột” gởi cho ông bà ngoại nuôi. Ba mẹ con ở trong một căn pḥng lợp tranh, vách đất, không có điện bên cạnh trạm xá. Sau những giờ đi học, Thành phải đi mót củi, nấu cháo hay khoai và trông chơi với em. Thành rất thương mẹ, nhớ đến những lúc mẹ khóc, nước mắt ướt cả mặt anh, v́ cuộc sống quá cơ cực, cô đơn, mà chồng không biết lưu lạc ở trại tù nào. Con đến trường th́ bị gọi là “con ngụy,” mẹ nơi chỗ làm th́ được xem là “chồng có nợ máu!”

    Sau 7 năm, khi cha của ông đi tù về mở một tiệm mộc, mẹ ông bỏ việc trở về sum họp với gia đ́nh tại thôn Gio Mai. Thành lên trung học rồi thi đỗ vào Đại Học Sư Phạm Huế, những năm cuối cùng trước khi lên đường đi Mỹ, Thành dạy tại trường Cao Đẳng Sư Phạm Quảng Trị. Nhờ những tín chỉ của ĐH Sư Phạm, chỉ 5 năm sau khi đến định cư tại Dallas- Ft Worth, Lê Thành đă lấy xong Master ngành điện tử, cùng với các em Lê Hiếu, bốn năm sau lấy bằng tiến sĩ cùng ngành để xây dựng lên một công ty có đủ khả năng cạnh tranh với các công ty lớn của Mỹ.

    So với những gia đ́nh cựu tù nhân khác, gia đ́nh ông Lê Thiệu đến Mỹ tương đối muộn, v́ lúc ra tù, ông t́m về quê cũ, một vùng đất xa xôi, nghèo khổ, xa ánh sáng đô thị, thiếu hẳn tin tức và bạn bè. Nhất là sau khi Thừa Thiên, Quảng Trị sát nhập với Quảng B́nh của miền Bắc để thành B́nh Trị Thiên, tỉnh này thuộc cơ chế hành chánh của miền Bắc, khắt khe và đầy sự kỳ thị. Măi đến đầu năm 1990, khi thấy thấy rơ, chắc chắn bạn bè lên đường đi định cư ở Mỹ, ông Lê Thiệu mới dám nộp đơn cho công an địa phương.

    Nhờ tinh thần hiếu học và sự cố gắng vươn lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt của tuổi ấu thơ, đến Mỹ, anh em nhà họ Lê như giống tốt gặp môi trường đất đai, khí hậu, phân bón tốt đă đâm chồi, nẩy lộc, cho trái tốt. Tuy vậy “nhớ công ơn cha mẹ đă trải qua những nỗi nhọc nhằn, tạ ơn nước Mỹ, đất của cơ hội đă cưu mang cho chúng con một đời sống mới, và cộng đồng người Việt tị nạn luôn luôn gần gũi, thương yêu gia đ́nh chúng con,” đó là những lời giăi bày của những đứa trẻ từ mảnh đất Gio Linh nghèo khó, hôm nay đă thành công trên đất nước Hoa Kỳ
    Last edited by Z-28; 16-12-2011 at 07:31 PM.

  2. #2
    kenjin_knightvn2009
    Khách
    Thiệt hở ông? Giỏi dữ vậy? Công ty Luraco technologies th́ có t́m được. Họ không nói ǵ về founders trên website của họ. Có thể nào người Việt có thể giỏi như vậy?

    Giống chuyện thần tiên quá! Kính phục.

    Mai mốt báo của bọn vẹm sẽ somehow biến những người thành công này thành người VN có mùi thum thủm do chúng... đào tạo!

  3. #3
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786
    Bái phục thật ha ! Phục bởi v́ họ mới qua Mỹ, c̣n tiếng Anh tiếng U, rồi đủ thứ chuyện trong cuộc sống đất nguời.

    Ở Úc tui có quen biết 1 nguời, cùng quê Cần Thơ, bạn ô anh thuờng đến nhà tui chơi tên là Trần thành Đông.

    Ô này mới ti toe qua Úc có 3 năm, lấy bằng Master of computer science truờng Melbourne uni. chuyên về media. Đem cái bằng từ VN qua tŕnh cho truờng, truờng nó phỏng vấn rồi nó cho học thẳng master, khỏi qua degrêe. Vừa cày fulltime h́nh như học luôn fulltime.

    Ô Trần thành Đông chắc ai ở Úc cũng biết, văn khố thuyền nhân Vietnam: http://www.vnbp.org/

  4. #4
    Member
    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    613
    Bọn CS không chiếm miền Nam th́ những nhân tài như vậy không phải nở muộn.

    C̣n biết bao nhiêu nhân tài, chưa kịp nở mà đă bị vùi dập đi kinh tế mới.

  5. #5
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786
    Tui có quen 1 cô gái ở Đà Nẳng con cuă 1 đại úy nguỵ quân, nguỵ quyền đem ḷng yêu 1 anh đảng viên VC, nhà nó 3 đời cách mạng. Anh chàng dẩn cô gái về nhà, nhà giàu lăm tŕnh diện cha mẹ. Cha mẹ 3 đời cách mạng này hỏi thân thế cô gái và kết quả là cô gái bị cha mẹ có 3 đời cách mạng này đuổi cổ ra khỏi nhà như đuổi 1 con chó.

    Bụng mang dạ chữa...không biết cô gái đó bây giờ lang thang phuơng trời nào.

    Đuợc biết công an hay đảng viên th́ không đuợc kết hôn với con ngụy quân ngụy quyền có "nợ máu nhân dân". Chẳng hiểu sao Cao ngọc Phuợng nó lấy đuợc con Ngụy, có thể cha nó là thủ tuớng nên đuợc miển.

    4 đưá trẻ trong h́nh trên mà giờ này nếu vẩn c̣n ở VN th́ chắc...móc bọc.

  6. #6
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Quote Originally Posted by Z-28 View Post
    Tui có quen 1 cô gái ở Đà Nẳng con cuă 1 đại úy nguỵ quân, nguỵ quyền đem ḷng yêu 1 anh đảng viên VC, nhà nó 3 đời cách mạng. Anh chàng dẩn cô gái về nhà, nhà giàu lăm tŕnh diện cha mẹ. Cha mẹ 3 đời cách mạng này hỏi thân thế cô gái và kết quả là cô gái bị cha mẹ có 3 đời cách mạng này đuổi cổ ra khỏi nhà như đuổi 1 con chó.

    Bụng mang dạ chữa...không biết cô gái đó bây giờ lang thang phuơng trời nào.

    Đuợc biết công an hay đảng viên th́ không đuợc kết hôn với con ngụy quân ngụy quyền có "nợ máu nhân dân". Chẳng hiểu sao Cao ngọc Phuợng nó lấy đuợc con Ngụy, có thể cha nó là thủ tuớng nên đuợc miển.

    4 đưá trẻ trong h́nh trên mà giờ này nếu vẩn c̣n ở VN th́ chắc...móc bọc.
    Sao bữa nay bác Z-28 ăn nói ngược đời vậy? Bây giờ th́ ai là ngụy quân ngụy quyền, ai có "nợ máu nhân dân"?
    Mà h́nh như không chỉ có phe CS mới phân biệt như vậy. Phe "quốc gia" cũng có người tự hào là quốc gia 100%, người khác th́ tự hào là đạo gốc. Có điều chế độ miền Nam ngày xưa không xét lư lịch như bây giờ, đưa ra những chia rẽ trầm trọng. Hy vọng là sẽ có thuốc chữa sau này.

  7. #7
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    1,786
    Quote Originally Posted by DanGong View Post
    Sao bữa nay bác Z-28 ăn nói ngược đời vậy? Bây giờ th́ ai là ngụy quân ngụy quyền, ai có "nợ máu nhân dân"?
    Mà h́nh như không chỉ có phe CS mới phân biệt như vậy. Phe "quốc gia" cũng có người tự hào là quốc gia 100%, người khác th́ tự hào là đạo gốc. Có điều chế độ miền Nam ngày xưa không xét lư lịch như bây giờ, đưa ra những chia rẽ trầm trọng. Hy vọng là sẽ có thuốc chữa sau này.
    R U OK today, man? Tối qua có bị mất ngủ hay ǵ đó th́ đi ngủ cái đi.

  8. #8
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654
    They are great. Hope they will continue to be successful.

    Keeping the success is lot more difficult than getting it in the first place.

  9. #9
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654
    Quote Originally Posted by DanGong View Post
    Sao bữa nay bác Z-28 ăn nói ngược đời vậy? Bây giờ th́ ai là ngụy quân ngụy quyền, ai có "nợ máu nhân dân"?
    Mà h́nh như không chỉ có phe CS mới phân biệt như vậy. Phe "quốc gia" cũng có người tự hào là quốc gia 100%, người khác th́ tự hào là đạo gốc. Có điều chế độ miền Nam ngày xưa không xét lư lịch như bây giờ, đưa ra những chia rẽ trầm trọng. Hy vọng là sẽ có thuốc chữa sau này.
    Ổng nói mỉa mai CSVN thôi mà.

    Cũng như phe ta nói "loại con ông cháu cha", đâu có ư nói họ thật sự là ông, là cha thiên hạ theo nghĩa đen đâu.

    Dù ǵ th́ nếu phe tôi thành công, sẽ TUYỆT ĐỐI cấm không cho thù nghịch với chế độ hiện nay, do chúng ta không thể cũng sai lầm như họ.

    Một khi kỳ thị cả thế hệ như vậy, th́ không công bằng, gây ra rất nhiều xích mích sau này, và nhiều cảnh dở khóc dở cười.

    Con cái cán bộ kết thân với gia đ́nh "nguỵ" rất nhiều, do đi học chung trường.

    Vợ tôi, 3 đời gia đ́nh người Hoa tại VN, ông cố chạy từ TQ qua hồi thế kỷ 19, mắc mớ ǵ TQ hiện nay, nhưng ngay trong các topic VL cũng có người cho là tôi "thân Trung cộng".

    Sao không nói thân Singapore, thân Đài loan. Nếu có thân người Hoa, th́ thân Đài loan, chứ sao lại thân TQ.

    Vả lại chỉ là 1/2 Hoa, do mẹ là người Việt, mà là người Bắc 54, sinh ra tại SàiG̣n.

    Nếu nói người Hoa qua VN từ 1850, nay thân Trung cộng, th́ hẳn phải nói người Bắc 54, 75 tất cả đều thân CS.

    Trong khi chúng ta thấy, hiện nay, giới chống CSVN mạnh nhất là người Bắc, sinh ra trong chế độ CS, và tôi tin chắc nếu và khi có lật đổ CS th́ cuộc cách mạng sẽ do người BẮC thực hiện, tuy là tổ chức có thể từ nước ngoài.

    Cho thấy, các loại kỳ thị sắc dân, vùng, miền, đều gây tai hại cho nhiều thế hệ, oan ức cho rất nhiều người.

    CP mới phải TUYỆT ĐỐI nghiêm cấm bất cứ sự kỳ thị nào, cho dù là CS cấp Trung ương. Quá khứ chính trị sẽ được xoá sạch, 1 ngày sau khi HP7 được trên 2/3 NHÂN DÂN VN thông qua.

  10. #10
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654

    Wishing them the best

    Trở lại vấn đề, th́ tôi hy vọng gia đ́nh này thành công.

    Họ có khó khăn của họ. Trong ngành engineering, thành công hay thất bại có khi chỉ trong tích tắc, mất 1 contract quan trọng là engineers bỏ đi hết, và cũng rất dễ bị thua sút, lùi lại, v́ chậm trễ trong việc nghiên cứu.

    Vả lại, theo ư tôi, các cty nhỏ, có tính gia đ́nh, thế này th́ rất khó cạnh tranh đứng vững trong thời đại hiện nay.

    Hy vọng họ tiếp tục thành công chừng 10-20 năm, bán cty, bỏ túi vài chục triệu, là khoẻ. Engineering th́ không làm tới già được.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 19-03-2012, 05:04 PM
  2. Replies: 34
    Last Post: 24-11-2011, 09:03 PM
  3. Replies: 5
    Last Post: 07-10-2011, 10:56 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 27-09-2011, 01:31 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 27-02-2011, 03:38 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •