Page 4 of 10 FirstFirst 12345678 ... LastLast
Results 31 to 40 of 91

Thread: Cùng chào đón Mùa Lễ Hội / Season's Greeting

  1. #31
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chúa Giêsu sinh ra ngày nào?

    Đọc tiểu sử của các ‘’vĩ nhân’’ trên thế giới thời xưa, chúng ta thường không thấy nói đến ngày sinh; chẳng hạn Socrate (khoảng 470-399 BC) hay Platon (khoảng 428-348 BC) v.v...

    Ngay các cụ trọng tuổi của người Việt Nam chúng ta bây giờ, nhiều vị cũng không nhớ ‘’ngày sinh, tháng đẻ’’ của ḿnh; nhiều cụ chỉ nhớ là tuổi‘’Mùi’’ hay tuổi ‘’Th́n’’.

    Ngay cả ngày tháng năm sinh của các cụ trên giấy khai sinh cũng không đúng hẳn...

    Ngày sinh của Chúa Giêsu cũng không được ghi lại đầy đủ trong các sách Phúc Âm (Tất nhiên Chúa Giêsu cũng không có giấy khai sinh hay sổ bộ khai sinh...)

    Nhưng tại sao lại mừng ngày Chúa Giêsu ra đời vào 25 tháng 12 hằng năm?

    Thực ra, trong ba thế kỷ đầu (các Kitô hửu chỉ họp nhau để kỷ niệm việc Chúa Giêsu đă chịu đau khổ, đă chịu chết và đă sống lại. Đặc biệt tụ họp vào ngày thứ nhất trong tuần (Ngày Chúa Giêsu sống lại từ cỏi chết: xin xem PÂ Gioan 20,1...) và gọi ngày này là ‘’Chúa Nhật’’.

    Việc cử hành phụng vụ này gọi là ‘’ Nghi Lễ Bẻ Bánh’’ (ư nói đến việc cử hành nghi lễ ‘’Thánh Thể) (xin đọc sách Tông Đồ Công Vụ đoạn 2, câu 42...).

    Trong những cuộc ‘’họp mặt ‘’ này, các Kitô hửu cùng gặp gở nhau, chia sẽ t́nh thân hửu và niềm tin, rồi cùng nhau cầu nguyện và dự ‘’Lễ Thánh Thể’’ (Nghi Thức Bẻ Bánh).

    Lúc đầu chưa có các ‘’Thánh Đường’’, nên thường tùy tiện họp mặt tại các tư gia hay nơi nào có thể được, như tại ‘’hành lang Salomon’’ (TĐCV 5:12...).

    Tuy nhiên việc ‘’Cử Hành’’ này cũng không được đều đặn, v́ ngay từ lúc đầu các Kitô đă bị bách hại và xua đuổi.

    Đọc sách ‘’Tông Đồ Công Vụ’’ (The Acts of Apostles), ta thấy rỏ điều này:

    Trong khi các tông đồ và các tín hửu ra sức rao giảng ‘’Tin Mừng’’ t́nh thương ‘’ của Chúa cho mọi người ở mọi nơi họ sống, th́ họ cũng luôn bị những thế lực thù nghịch chống đối và bách hại; v́ ‘’bóng tối’’ luôn thù nghịch ‘’ánh sáng’’

    . Những người sống theo ‘’thế gian’’ th́ thù ghét những ai sống ngược lại với lối sống của họ! Tất nhiên ‘’Thầy’’ của ḿnh là Chúa Giêsu Kitô đă bị thù ghét, bị bắt, bị hành hạ và bị giết nhục nhă trên thánh giá, th́ các môn đệ của ‘’ Thầy’’ qua các thế hệ đều cũng bị bách hại cách này hay cách khác...

    Tuy nhiên, trong ba thế kỷ đầu th́ các cuộc bách hại rất dữ dội ngay tại nơi đất nước quê hương của Chúa Giêsu và các tông đồ, và sau đó là ở khắp các nơi trong toàn Đế Quốc Rôma.

    Hơn nửa, lúc đó chưa có các tổ chức ‘’Bảo Vệ Nhân Quyền’’ hay ‘’Bảo Vệ Tự Do Tôn Giáo’’, nên các nhà cầm quyền tự do đàn áp và tàn sát các tín hửu và các vị lănh đạo tôn giáo của họ, bất kể ở các chức vụ nào.

    Thánh Phêrô, vị Giáo Hoàng đầu tiên và các Thánh Tông Đồ đều bị giết, trừ Thánh Gioan th́ bị lưu đày cho đến chết.

    Các vị Giáo Hoàng tiếp theo cũng như các thành phần trong giáo hội đều bị xua đuổi, bị bắt, bị tù đày và bị giết thảm khốc (nhất là dưới thời Hoàng Đế Nêron).

    Trong hoàn cảnh cực khổ đó, các vị lănh đạo và các tín hửu tiếp tục giử vững đức tin và tiếp tục rao giảng Tin Mừng và họp mặt cầu nguyện và cử hành nghi lễ ‘’Thánh Thể’’ bất cứ lúc nào và nơi nào có thể được để an ủi và nâng đỡ lẩn nhau trong cuộc sống đức tin đầy khó khăn như thế. (Xin xem thêm về chuyện các ‘’Hang Toại Đạo’’ ‘’Catacombs‘’ tại Rôma ngày xưa).

    Cho măi đến năm 313 khi một Hoàng Đế Rôma có tên là Constantine Đại Đế (Constantine ‘’The Great’’) xin theo đạo Công Giáo và kư hiệp ước Milan (Edit de Milan) để bảo đảm quyền tự do tôn giáo, lúc đó giáo hội mới được hưởng một thời kỳ an-b́nh (Paix de L’Eglise) và lúc đó, các Kitô hửu mới được hưởng chút tự do để thờ phượng Chúa và các thánh đường được xây cất, các buổi ‘’họp mặt’’ cầu nguyện, học hỏi Thánh Kinh và cử hành ‘’Lễ Thánh Thể’’ mớI được thường xuyên hơn...

    Tuy nhiên đến năm 336 mới thấy việc cử hành ngày Chúa Giáng Sinh (Christmas Day) xuất hiện trong lịch phụng vụ của Giáo Hội.

    Việc mừng Lễ Giáng Sinh của Chúa Giêsu chắc là trùng hợp với việc các Kitô hửu, khi đă được hưởng thời gian an b́nh để sống đạo, liền nghĩ đến việc hướng về quê hương của Chúa, nhất là nơi Chúa Giáng Sinh là thành Bêlem và hành hương kính viếng và chung tay xây cất Đền Thờ Chúa giáng sinh tại Bêlem vào năm 330.

    V́ ngày Chúa Giáng Sinh không được ghi rỏ ràng trong các văn kiện lịch sử cũng như trong các sách Phúc Âm, nên Giáo Hội đă chọn một ngày thích hợp là 25 tháng 12 là ngày gần với ngày đông chí (winter solstice), ngày ngắn nhất đă qua và ánh sáng lại trở lại... và v́ thế các dân tộc Trung Đông thời cổ hay mừng ‘’ngày ánh sáng’’ vào 25 tháng 12;

    Rồi Giáo Hội muốn thánh hóa ngày này bằng việc kính nhớ ngày Thiên Chúa Giáng Sinh ‘’Đất Trời Giao Hoà’’.

    Như vậy ngày 25 tháng 12 không phải là ngày có tính cách lịch sử mà chỉ là ngày kỷ niệm mừng Chúa giáng xuống trần để giao hoà với nhân loại và loan báo tin mừng cứu độ (xin xem thêm ‘’Preaching the Lectionary’’ của R. H. Fuller).

    Đây chỉ là một việc làm theo ‘’tiện lợi’’, tạm ví như nhiều cụ khi ở Việt Nam th́ không có thói quen mừng ngày sinh nhật (birthday) (tất cả chỉ mừng vào dịp Tết).

    Nhưng đến Hoa Kỳ, giới trẻ thích sống theo văn hóa địa phương, đă có thói quen mừng, ‘’sinh nhật’’, và cũng muốn các bậc cha mẹ có một ngày để mừng cho con cháu vui vẽ trong gia đ́nh.

    Các cụ nào không nhớ được ngày sinh nhật chính thức của ḿnh, đă chọn một ngày nào đó; chẳng hạn có cụ chỉ nghe cha mẹ nói là ḿnh sinh vào dịp tháng tám mưa bảo, liền chọn một ngày trong tháng 8.

    Có cụ chỉ nhớ cha mẹ nói là sinh vào giửa mùa gặt (ở ngoài bắc th́ vào tháng 5) nên chọn một ngày vào tháng 5.

    Kể cả việc ngày giổ của một số vị trong gia đ́nh cũng không thể đúng ngày; nhiều gia đ́nh có chồng con mất tích trong cuộc chiến, khi biết chắc là đă chết, liền chọn một ngày để kính nhớ (thường hay chọn vào ngày nghe tin mất tích...)

    Ông cụ trong gia đ́nh chúng tôi, ngày xưa hoạt động cho Quốc Dân Đảng, khi Việt Minh nổi lên, họ mời đi họp để ‘’cộng tác làm việc cứu quốc’’ và từ ngày đó là biệt tích luôn.

    Sau đó gia đ́nh biết chắc đă chết, nhưng không biết chết làm sao và vào ngày nào, nên đă chọn ngày ‘’rời gia đ́nh’’ để con cháu ‘’khói hương’’ kính nhớ.

    C̣n tiếp...

  2. #32
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    V́ ngày mừng lễ Giáng Sinh vào 25 tháng 12 hàng năm không xác thực theo lịch sử nên thường có những ư kiến chống đối .

    Đặc biệt vào thế kỷ 17 tại Anh Quốc, những người ‘’Thanh Giáo’’ (Puritans) đă nổ lực để yêu cầu xóa bỏ việc mừng lễ Giáng Sinh của Chúa Giêsu; nhưng mọi nổ lực đều thất bại, và việc mừng Chúa Giáng Sinh vào 25 tháng 12 hàng năm vẫn tiếp tục ở Anh Quốc cũng như khắp nơi trên thế giới.

    Hơn nửa, việc mừng lễ Giáng Sinh của Chúa không phải chỉ đơn thuần mừng ngày ‘’sinh nhật’’ của Chúa, mà c̣n có ư nghiă thiêng liêng chuẩn bị tâm hồn đón Chúa vào tâm hồn tín hửu, và ngày Chúa trở lại trần gian lần thứ hai trong ngày thẩm phán.

    V́ thế có gần một tháng để tín hửu chuẩn bị lễ Giáng Sinh, gọi là ‘’Mùa Vọng’’ (ngày xưa gọi là ‘’Mùa Áp’’) (Advent).

    Mùa Vọng là mùa Giáng Sinh khởi đầu niên lịch phụng vụ của Giáo Hội, tiếp theo là ‘’Mùa Thường Niên I’’, rồi đến ‘’Mùa Chay’’ (Lent) để chuẩn bị Đại Lễ Phục Sinh và Mùa Phục Sinh, rồi đến ‘’Mùa Thường Niên II’’ kéo dài đến ‘’Mùa Vọng’’ cho một niên lịch phụng vụ mới.

    Nơi đây chúng tôi cũng xin nói thêm là trước lễ Giáng Sinh 9 tháng, Giáo Hội có một ngày mừng lễ đặc biệt gọi là ‘’Lễ Truyền Tin’’ (Annunciation) để kỷ niệm giờ phút sứ thần Thiên Chúa báo tin cho Đức Maria biết Thiên Chúa đă chọn Ngài làm người được diểm phúc cưu mang và sinh Đấng Cứu Thế...

    Và Đức Maria đă ‘’Xin Vâng’’ (xin xem Phúc Âm Luca đoạn I, từ câu 26...).

    Đây chính là giờ phút rất quan trọng trong lịch sử ơn cứu độ, giờ phút ‘’Đất Trời Giao Hoà’’, ‘’Ngôi Lời đă trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta’’ (PÂ Gioan 1,14).

    Chính v́ thế mà trong toàn Giáo Hội có thói quen ’’Nguyện Kinh Truyền Tin’’ vào ba lúc quan trọng trong một ngày: sáng, trưa, chiều.

    Khi nghe tiếng ‘’Chuông Nguyện’’ mọi tín hửu đều ngưng các công việc để nguyện kinh ‘’Truyền Tin’’ mà nhớ đến giây phút quan trọng này: ‘’Và Ngôi Lời đă nhập thể trong ḷng Đức Trinh Nữ Maria.’’

    Rất nhiều nhạc sĩ, thi sĩ Công Giáo các nơi đă sáng tác các bài thánh ca hoặc các bài thơ diển tả giây phút ‘’huyền nhiệm’’ nầy; đan cử như bài thơ của thi sĩ Hàn Mạc Tử, bài ‘’Theo Tiếng Thiên Thần xưa Kính Chào’’ của Hoàng Diệp, bài ‘’L’Annonce faite à Marie’’ của Paul Claudel (văn hào Pháp).

    Ngày nay lễ Giáng Sinh (có nơi gọi là lễ ‘’No-en’’ ‘’Noel’’) càng ngày càng lan rộng đi khắp nơi, đến cả các dân tộc ít có các Kitô hửu, và ngay cả các nước c̣n đang dưới chế độ ‘’Cộng Sản’’ như Cuba, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Hàn cũng không thể ngăn cản dân chúng rầm rộ mừng lễ No-en.

    Đáng tiếc là ngày nay người ta đă ‘’thương măi hóa’’ dịp lễ này mà làm giảm đi phần nào ư nghĩa thiêng cao cả.

    Tuy nhiên điều ‘’lạm dụng’’ đó cũng không thể làm giảm đi tinh thần mừng lễ đích thực trong ḷng những người thành tâm thiện chí (Abusus non Tullit Usum) và họ được hưởng ‘’ơn phúc lộc’’ an b́nh trong tâm hồn và trong gia đ́nh họ, như lời các Thiên Thần hát mừng trong đêm Chúa Giáng Sinh:

    ‘’Vinh Danh Thiên Chúa trên Trời,

    B́nh an dưới thế cho người thành tâm!’’





    Kính chúc quí vị được hưởng nhiều ơn phúc lộc của Chúa trong dịp lễ Giáng sinh 2003 này, và những ơn phúc đó sẽ tràn lan sang năm mới 2004, đem đến b́nh an thật của Chúa trong tâm hồn và gia đ́nh mỗi người chúng ta, cũng như cho toàn thể thế giới và trên quê hương dân tộc Việt Nam chúng ta.


    http://www.vietcatholic.net/News/Html/14198.htm

  3. #33
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

  4. #34
    Nói Thẳng
    Khách

    " B̀NH AN DƯỚI THẾ " mùa Chúa đến !!!

    Ngôi Hai Chúa Giáng Sinh cứu rỗi...
    Tội Tổ Tông phạm lỗi Chúa Cha...
    VINH DANH THIÊN CHUÁ NGÔI CHA ...
    " B̀NH AN TRẦN THẾ " Ư CHA TRÊN TRỜI ...

    ĐẢNG CỘNG SẢN KHÔNG NGHE CHUÁ DẠY...
    Đối nghịch lời Chúa dạy mà thôi...
    Ḷng Dân ta thán thấu trời...
    " AN B̀NH NƯỚC VIỆT " CHUÁ TRỜI SẼ CHO...

    Nói Thẳng

  5. #35
    Nói Thẳng
    Khách

    Soon and very soon >>>

    Last edited by Nói Thẳng; 21-12-2011 at 09:15 AM.

  6. #36
    Huyền Cơ
    Khách

    Soon and very soon...

    Soon and very soon, sẽ cứu nước !!!
    Soon and very soon, sẽ vùng lên !!!
    Hallelujah, Hallelujah, tiêu diệt Cộng !!!
    No more crying there, phải chống Cộng !!!
    No more dying there, không Cộng sản !!!
    Hallelujah, Hallelujah, Cộng sản tan !!!

    Huyền Cơ

  7. #37
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Video Youtube của TV Nói Thẳng post

    Quote Originally Posted by Nói Thẳng View Post



  8. #38
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    THIÊN CHÚA GIÁO VÀ NGÀY LỄ GIÁNG SINH



    THIÊN CHÚA GIÁO.


    Một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới là Thiên chúa giáo. Người theo Thiên Chúa giáo nhiều hơn bất kỳ tôn giáo nào. Thiên chúa giáo được xây dựng do công lao của Đức Giêsu Kitô. Ngài sống cách đây gần 2000 năm. Do đó Thiên Chúa Giáo cũng đă trên 2000 tuổi.

    Chúa Giêsu dạy các tín đồ của Người phải tuân theo điều răn quan trọng nhất.

    - “Con phải yêu thương Chúa của con với tất cả trái tim và tâm hồn con”.

    - Con phải yêu thương những người xung quanh con như chính bản thân con”.



    Sau khi Chúa Giêsu sống lại từ cơi chết, các môn đệ cũa Người đă tin vào Người đến nỗi họ trở nên những nhà truyền giáo không biết sợ hăi.

    Họ đă rao giảng lời dạy của Người.

    Nhưng Phaolô, một người không thuộc số 12 môn đệ của Chúa trong những ngày đầu tiên, đă tryền bá Thiên Chúa giáo nhiều hơn bất cứ ai hết. Ông đă đi qua nhiều quốc gia và lập nhiều nhà thờ ở nhiều nơi.

    Những tín đồ Thiên Chúa giáo đầu tiên đều là người Do Thái, họ tin Chúa Giêsu là nhà lănh đạo tôn giáo vĩ đại.

    Những người Thiên Chúa giáo đầu tiên này đă bị người La Mă đối xử tàn tệ.

    Đôi khi họ bị người La Mă ép buộc phải đánh nhau với sư tử và những thú dữ khác trong khi người La Mă đứng xem tại hí trường Colosseum.

    Nhưng Thiên Chúa giáo không chết, thay vào đó, Thiên Chúa giáo c̣n lớn manh hơn. Trong suốt thời đại Trung Cổ, Thiên Chúa giáo đă có ảnh hưởng lớn đối với người dân Châu Âu. Họ đă xây dựng những đại thánh đường để phung tự. Nhà thờ đối với họ quan trọng hơn cả vua và đất nước của họ.

    Nhiều ư tưởng nảy sinh về phụng vụ và tín lư của Đức Ki Tô như thế nào. Điều đó đă dẫn đến Thiên Chúa giáo có nhiều chi phái khác nhau và với nhiều h́nh thức phụng tự khác nhau mà hiện tồn tại.

    Kinh Thánh là một cuốn sách thiêng đối với tất cả tín đồ Thiên Chúa giáo.;Trong Kinh Thánh ghi lại tất cả những lời giảng dạy của Đúc Ki Tô mà tín đồ Thiên Chúa giáo cố tuân theo. Kinh Thánh có nhiều ấn bản được bán nhiều hơn bất cứ cuốn sách nào hết trên thế giới.

    Chúa Giêsu dạy rằng mọi người đều quan trọng đối với Chúa. Tư tưởng cho rằng mỗi con người đều quan trọng là nền tảng, là cơ sở cho việc mà con người tự cai trị ḿnh. Đó chính là nền móng cho một nền DÂN CHỦ.

    LỄ GIÁNG SINH.

    Ngày 25 tháng 12 là một trong những ngày hạnh phúc nhất của nhân loại. Đó là ngày chúng ta đón mừng sinh nhật Chúa Giêsu. Chúng ta gọi là Lễ Giáng Sinh.

    Thoạt đầu có nhiều ngày được kỷ niệm như ngày Chúa ra đời. Cuối cùng, hầu hết những người Thiên Chúa giáo hiệp nhất lấy ngày 25 tháng 12 là ngày lễ Giáng Sinh

    Lễ Giáng Sing là một lễ hội mang tính tôn giáo. Có những nghi lễ Giáng Sinh đặc biệt trong các nhà thờ Thiên Chúa giáo trên toàn thế giới. Nhưng cũng có nhiều cuộc lễ hội Giang sinh không liên quan đến tôn giáo.

    Nhưng tất cả chúng ta, những ngừơi hiện diện trên hành tinh này đều lấy năm Chúa Giêsu Giáng Sinh làm mốc điểm căn ngữ Giáng Sinh “Anno Domini- Năm của Chúa”. V́ thế trước Chúa giáng sinh th́ gọi là BC (before Christ), sau Chúa giáng sinh th́ gọi năm đó là AD (các nhà ngôn ngữ học Viêt Nam (hiện tại) hăy xem xét lại từ "công nguyên")

    Ở nhiều nơi trên thế giới lễ Giáng Sinh là mùa Đông thường là lúc có băng tuyết. Người ta thích một "Giáng Sinh trắng".

    Nhưng ở những vùng ấm áp, lễ Giáng Sinh không có tuyết rơi.

    Ở miền Nam xích đạo, tháng Chạp về vào lúc mùa hè.

    Ngày Giáng Sinh có thể là một ngày hè oi ả, và buổi tối – đêm lễ Giáng Sinh có thể là buổi bách bộ trên băi biển.

    (After "The Golden Book Encyclopedia")


    http://www.vietcatholic.net/News/Html/62218.htm

  9. #39
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Lễ Giáng Sinh Đẹp Nhất



    LỄ GIÁNG SINH ĐẸP NHẤT

    Tại Cộng Ḥa Slovak (Đông Âu), từ 1950 đến 1967 là thời kỳ Giáo Hội Công Giáo bị chính quyền cộng sản bách hại dữ dội nhất.

    Hầu hết các Giám Mục, Linh Mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân nhiệt thành đều bị bắt giam và bị đưa vào các trại cải tạo. Thế nhưng, chính trong gian khổ, các tín hữu Kitô mới có dịp tỏ lộ Đức Tin kiên vững và ḷng trung thành anh dũng của ḿnh.

    Nơi trại tù gần Pardubice, thuộc miền Boémia, có hàng trăm phụ nữ bị giam giữ. Họ thuộc đủ các thành phần: phạm pháp, măi dâm, tù nhân chính trị và nữ tu.

    Trong cái nhịp điệu buồn tẻ của tháng ngày đói khổ và lao nhọc, vọng lễ Giáng Sinh là thời gian mang lại nhiều hy vọng nhất.

    Những tâm hồn ṃn mỏi đau thương v́ xa gia đ́nh, xa người thân yêu, cố gắng t́m nơi Lễ Giáng Sinh niềm an b́nh và sức mạnh. Mỗi nữ tù nhân ước ao các phút giây linh thiêng, hầu quên đi cái thực tế phũ phàng.

    Tâm t́nh sâu kín nhất của các nữ tù nhân là thế. Nhưng ban giám đốc trại hoàn toàn vô thần. Họ t́m mọi cách để tiêu hủy, hay ít ra, làm tan loăng bầu khí thánh thiêng của ngày áp lễ và chính ngày lễ Giáng Sinh.

    Cuộc bách hại tàn khốc nhất vào chiều 24-12, Vọng Lễ Giáng Sinh, lúc phân phát bữa ăn tối.

    Tất cả được lệnh rời lều giam, xếp hàng hai và đợi hàng mấy giờ liên tiếp ngoài trời. Mọi người co ro trong chiếc áo lạnh mỏng manh, rách rưới. Họ đứng trên những đống bùn lầy chen lẫn tuyết. Gió rít từng cơn và trời lạnh buốt đến tận xương tủy.

    Sau cùng, lệnh phân phát thức ăn được ban ra. Nhưng khẩu phần hôm đó lại ít hơn mọi ngày. Vừa đói vừa lạnh, mọi người run lập cập chờ đến phiên ḿnh. .

    Từng người tiến lên lănh phần ăn nhỏ xíu. Bỗng từ hàng gần cuối, một tiếng hát nhẹ nhàng trong trẻo vang lên:

    - Ngài đă sinh ra, Hài Nhi GIÊSU, Con THIÊN CHÚA!

    Tiếng hát hơi rụt rè, nhưng càng lúc càng mạnh, rồi vút cao và vang xa. Trong phút chốc, mọi tâm hồn như ngừng im lắng đọng. Mọi người như nín thở. Nhưng chỉ thoáng qua, tất cả các nữ tù nhân không ai bảo ai, cùng cất tiếng hát theo giọng khởi đầu. Tiếng hát nhè nhẹ, nhưng càng lúc càng nhịp nhàng và càng trổi mạnh. Mọi tâm hồn như bị cuốn hút vào tiếng hát của bản thánh ca Giáng Sinh bất hủ của dân tộc Slovak:

    - Ngài đă sinh ra, Hài Nhi GIÊSU, Con THIÊN CHÚA!

    Nghe tiếng hát, viên chỉ huy trại đùng đùng nổi giận. Ông hùng hổ chạy đến bên các nữ tù nhân và quát lớn:

    - Bộ mấy mụ điên sao? Mấy mụ quên mất ḿnh đang ở đâu à? Mấy mụ tưởng tượng ḿnh đang xem xiệc, xem múa rối hả? Hăy im ngay, không được hát bài này! Đó là bài quốc cấm!

    Mặc dầu viên chỉ huy la lối om ṣm, các nữ tù nhân vẫn b́nh tĩnh tiếp tục hát. Sau cùng, vài người nhỏ nhẹ trả lời:

    - Không, chúng tôi không điên, không sống trong tưởng tượng. Chúng tôi biết rơ ḿnh đang ở trại lao động khổ sai. Nhưng hôm nay là Vọng Lễ Giáng Sinh. Chúng tôi cùng nhau hát chúc tụng Con THIÊN CHÚA xuống thế cứu chuộc loài người. Rất tiếc các ông không biết Ngài là ai!

    Viên chỉ huy đứng im như trời tṛng, không biết phản ứng ra sao. Xong, ông hùng hổ bỏ đi, y như khi ông hùng hổ chạy đến. Thế là các nữ tù nhân vui mừng tiếp tục hát Thánh Ca Giáng Sinh.

    Tất cả các bài Thánh Ca quen thuộc và nổi tiếng nhất, lần lượt được các nữ tù nhân Công Giáo Slovak hát vang, trong đêm tối lạnh lẽo và u buồn của kiếp sống tù đày. .

    Trong giây phút linh thiêng đó, mọi người như quên đi số phận hẩm hiu cay đắng. Niềm an b́nh của Hài Nhi GIÊSU sắp sinh ra chiếm trọn mọi tâm hồn và hiện rơ trên từng khuôn mặt gầy yếu.

    C̣n tiếp...

  10. #40
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Thường các nữ tù nhân chấp nhận tất cả trong nhẫn nhục. Họ ít căi cọ, lời qua tiếng lại với nhân viên canh tù, để tránh cảnh bị trừng phạt trả thù. Đôi lúc có vài tù nhân t́m cách lấy ḷng công an để được đối xử tử tế hơn một chút. Nhưng nhiều người cương quyết không quỵ lụy, để đánh đổi bất cứ ân huệ ǵ. Và đây là trường hợp cô Maruska.

    Maruska thẳng thắn và gan dạ. Khi cần đối đầu và nói rơ thực hư, Maruska không ngần ngại. Cô trả lời rơ ràng với lư chứng minh bạch, khiến nhân viên canh tù phải câm miệng. Nhưng v́ Maruska là tù nhân, nên phần có lư bao giờ cũng thuộc cấp trên. Và kết quả Maruska bị biệt giam vào đúng ngày Vọng Giáng Sinh. Cô bị nhốt trong căn pḥng chật hẹp, trống trơn: không giường, không chăn và không thức ăn!

    Nhưng Maruska không bị bỏ rơi đơn độc trong khốn cùng. Hai nữ tù nhân khác tên Anicka và Helenka đă can đảm hy sinh phần ăn của ḿnh. Hai cô lén đưa thức ăn cho Maruska.

    Chiều đến, sau khi lao động, Anicka và Helenka lặng lẽ về giường ngủ, v́ không có ǵ để ăn. Nhưng cử chỉ liên đới kích động mọi người. Các nữ tù nhân khác không muốn bị thua kém trong t́nh bác ái.

    Chính các nữ tu trong trại quyên góp thức ăn và vật dụng giữa các tù nhân, rồi làm thành hai gói quà nhỏ, đặt nơi đầu giường hai cô. Anicka và Helenka ngạc nhiên biết bao khi khám phá ra hai gói quà. Mọi người vỗ tay khích lệ tán thưởng hai vị nữ anh hùng! Anicka và Helenka cảm động ôm mặt khóc ṛng!

    Anicka và Helenka t́m đến với các nữ tu và nói:

    - Thưa các D́, các D́ có rất ít thức ăn và đồ đạc, các D́ c̣n hy sinh cho tụi em! Tại sao thế?

    Chị Vincent thay mặt trả lời:

    - Ai nói với em các D́ có rất ít, trong khi chính Đức Chúa GIÊSU KITÔ, Đấng Cứu Thế, đang ở với chúng ta? Có Chúa là có tất cả. Và mai đây Lễ Giáng Sinh, các D́ sẽ được diễm phúc rước nhận Ḿnh Thánh Chúa. Nếu muốn, các em cũng có thể cùng rước Ḿnh Thánh Chúa với các D́!

    .... ... ..

    Vào chính ngày Lễ Giáng Sinh, Ban giám đốc trại ra chỉ thị cho tất cả các nữ tù nhân phải làm nhiều công việc hết sức nặng nề.

    Riêng nhóm nữ tu, các chị phải quét dọn, lau chùi căn pḥng rộng lớn, có sàn nhà bằng gỗ. Các chị phải dùng mảnh chai để cạo cho sạch những vết dơ ở sàn nhà. Chưa hết, các nữ tu phải nhồi đầy 50 tấm nệm bằng rơm. Và mọi công việc phải hoàn tất vào lúc 9 giờ tối. . Cứ sự thường, đây là chuyện không thể làm được, bởi v́, các nữ tu đă cao tuổi và đau yếu. Một số tù nhân khác tự nguyện giúp, nhưng bị từ chối.

    Vào chính ngày Lễ Giáng Sinh, các nữ tu phải làm việc như trâu. Một điều không ai ngờ, các chị đă hoàn thành công tác đúng như lệnh ban. Các nữ tù nhân khác vô cùng bỡ ngỡ và thán phục. Họ ṭ ṃ theo dơi xem điều ǵ sẽ xảy ra.

    Đúng 9 giờ tối, viên chỉ huy trại gầm gầm nét mặt, đến kiểm soát.

    Ông dẫn theo con chó săn dữ tợn. Khi đến ngưỡng cửa, ông ra lệnh cho con chó:

    - Hăy nhảy vào cắn xé tan tành các bà già này. Họ có chết xă hội cũng chả mất mát ǵ!

    Nhưng con chó cứ đứng im không nhúc nhích, như thể nó đang bị một vật lạ thôi miên. Trong khi đó, các nữ tu vẫn điềm tĩnh quỳ yên bên cạnh giường ngủ, đầu cúi xuống. Các chị đang cầu nguyện. Không một ai ngước nh́n viên chỉ huy. Ông tức giận, nhảy bổ vào đứng giữa pḥng và quát lớn:

    - Mấy bà già không nghe thấy ǵ sao? Mấy bà không biết vị giám đốc trại giam đang có mặt ở đây sao? Một người trong các bà hăy ra tŕnh diện và làm bản báo cáo!

    Chị Bernadette, người phụ trách nhóm các nữ tu, vẫn quỳ yên, tiếp tục cầu nguyện. Sau mấy phút dài, chị mới đứng lên và đến trước mặt viên chỉ huy. Chị từ tốn nói:

    - Thưa ông giám đốc, chúng tôi đang cầu nguyện cùng THIÊN CHÚA, Đấng cao trọng hơn ông gấp ngàn lần. Xin ông thứ lỗi cho chúng tôi.

    Nghe thế, viên chỉ huy giận thâm mặt. Nhưng ông không đáp lại lời nào.

    Chị Bernadette nói tiếp:

    - Thưa ông giám đốc, hôm nay là Lễ Giáng Sinh, Ngày Lễ của T́nh Thương. Nhưng rất tiếc ông không biết ư nghĩa ngày lễ. Ông đă kích thích một con chó để nó nhảy vào cắn xé chúng tôi. Nhưng chúng tôi tha thứ cho ông và chúc ông một Lễ Giáng Sinh vui vẻ. Chốc nữa đây, khi ông ngồi vào bàn ăn gia đ́nh, bên cạnh vợ con, xin ông hăy nhớ rằng, có hàng ngàn bà mẹ vô tội, đang lặng lẽ khóc nơi các trại lao động khổ sai. Họ nhớ đến đàn con thơ vắng bóng mẹ hiền! Chúng tôi cũng thế. Chúng tôi nhớ đến các trẻ mồ côi, các cụ già và các em bé mà chúng tôi dưỡng dục trong các viện của chúng tôi. . Chúng tôi hết ḷng cầu chúc cho những điều tốt đẹp được xảy ra. Chúng tôi cầu xin Đức Chúa GIÊSU Hài Đồng sưởi nóng tâm ḷng ông và nhắc ông nhớ ràng, ông là một con người!

    Viên chỉ huy trại thực sự kích động trước lời lẽ tuy nhỏ nhẹ nhưng đâm thấu tận tim gan cật ruột! Ông giận dữ vừa nện gót giày vừa bước những bước thật dài, đi đi lại lại trong pḥng giam. Sau cùng, ông cất tiếng nói:

    - Hỡi các bà, tôi luôn tin rằng có ngày tôi sẽ tẩy được năo bộ các bà. Nhưng lúc này đây, chính các bà là người đang thay đổi đầu óc tôi!

    Nói xong, ông bước ra khỏi pḥng, đóng ập cửa lại! Và câu chuyện Ngày Lễ Giáng Sinh của các nữ tu tù nhân Slovak được kết thúc êm đẹp.

    Viên chỉ huy trại từ đó không c̣n t́m cách sách nhiễu hành hạ các nữ tu nữa!

    (Cyril Slovák e Jozef Inoveckư, ”Héros. . ou Traitres?”, Editions Saggi ed Esperienze, 1976, trang 195-200).(Radio Vatican)


    http://www.vietcatholic.net/News/Html/39993.htm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 5
    Last Post: 24-06-2011, 11:15 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 08-05-2011, 02:52 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •