Page 7 of 10 FirstFirst ... 345678910 LastLast
Results 61 to 70 of 91

Thread: Cùng chào đón Mùa Lễ Hội / Season's Greeting

  1. #61
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Thánh Ca với tiếng hát Như Mai



    Là một ca sĩ Công Giáo ngoan đạo, Như Mai cũng được mệnh danh là ca sĩ "number one" hát Thánh Ca tại hải ngoại.

    Không phải bất cứ ca sĩ nổi danh nào cũng hát được thánh ca!

    Để hát thánh ca cần phải có tâm t́nh và có một ḷng đạo sâu sắc, thấm nhuần và truyền ra được những tâm t́nh sốt mến qua lời ca tiếng hát.

    Hát thánh ca là sở trường của Như Mai. Cho đến nay Như Mai đă cho ra đời 7 CD Thánh Ca riêng cho ḿnh, và VietCatholic hân hạnh giới thiệu tiếng hát Như Mai trong CD mới nhất "Trở Về Bên Chúa".

    Trước khi là ca cĩ chuyên nghiệp, Như Mai đă từng hát với các ca đoàn trong các sinh hoạt phụng vụ và cộng đoàn.




    Với sự dấn thân tinh thần cao độ này, v́ vậy, mà luôn luôn lúc nào có những cuộc tŕnh diễn Văn Nghệ Công Giáo, không bao giờ mà vắng bóng Như Mai cả -- từ những buổi văn nghệ cộng đồng, các cộng đoàn tại Miền Nam nơi Như Mai đang sinh sống cho tới các cuộc Đại Hội Công Giáo Toàn Quốc Hoa Kỳ, các quốc gia Âu Á, và cuộc Hội Ngộ Niềm Tin Roma 2003 -- tiếng hát của Như Mai luôn luôn được qúi yêu, v́ tiếng hát này có vẻ ǵ tŕu mến, thiết tha, và luôn luôn thanh b́nh như những trầm hương bay cao trong tâm t́nh nguyện cầu.

    Như Mai đă cộng tác với VietCatholic trong nhiều năm qua, từ những buổi ra mắt CD, ra mắt sách, cho tới các sinh hoạt mục vụ, các chương tŕnh phát thanh Công giáo và các cuộc Đại Hội lớn.

    Đàng khác Như Mai lại luôn sẵn có một tấm ḷng bác ái và thiện nguyện, nên bắt kỳ khi nào cần đến là Như Mai luôn có mặt và sẵn sàng giúp đỡ.



    Với thế giới hát Nhạc Đời bên ngoài, chúng ta ghi nhận rằng có một thời gian dài, khi nhắc đến tên ban nhạc The Magic, chắc chắn nguời ta phải nhắc đến tên Như Mai và Quốc Sĩ.

    Đó là những tên tuổi đă có nhiều gắn bó với nhau trong những sinh hoạt ca nhạc và trong lănh vực t́nh cảm. Khoảng 10 năm về trước đôi song ca này chuyên đi hát và tŕnh diễn với nhau, đă ra chung với nhau nhiều CD.

    Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với nhiều lư do riêng tư, sự liên hệ t́nh cảm giữa Như Mai và trưởng ban nhạc The Magic là Quốc Sĩ đă đứt đoạn. Tuy liên hệ t́nh cảm không c̣n, nhưng hai người vẫn coi nhau như bạn bè và cô vẫn đôi khi góp mặt chung trong những buổi tŕnh diễn của The Magic mỗi khi cần đến cộ.



    Để đánh dấu cho một giai đoạn mới trong cuộc đời ca hát của ḿnh, Như Mai đă thực hiện riêng cho cô một CD đầu tay mang tên "Cơn Mưa Chiều Chủ Nhật" dưới nhăn hiệu Như Mai Entertainment, và những CD kế tiếp khác nữa.

    Sở trường của Như Mai là tŕnh bày những bản t́nh ca, và vào thời kỳ phong trào nhạc New Wave lên cao vào những năm cuối của thập niên 80, cô đă có dịp chứng tỏ thêm về khả năng của ḿnh về loại nhạc nàỵ.

    Giờ đây, sau 20 năm góp mặt trong làng ca nhạc, Như Mai đă tạo cho ḿnh một chỗ đứng trong những sinh hoạt ca nhạc tại hải ngoạị. Giọng hát của cô càng ngày càng chững chạc hơn sau khi đă rút tỉa được nhiều kinh nghiệm qua suốt một khoảng thời gian dài, và những thăng trầm trong cuộc sống.

    Hiện nay Như Mai cho biết cô rất hạnh phúc khi sống với cha mẹ và các anh chị, bên cạnh đó, cô nói đôi khi cô cũng rất bận rộn với các công tác xă hội và từ thiện, nhất là hay được mời tham gia các buổi tŕnh diễn gây qũi và các sinh hoạt tôn giáo, v́ Như Mai thực sự là người Công Giáo rất thuần thành, hiền thục, đáng yêu và đễ mến.



    http://www.vietcatholic.net/News/Html/14197.htm

  2. #62
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ca Sĩ hát Thánh Ca : Hoàng Oanh

    Nhắc tới ca sĩ hat sĩ hát Thánh ca , không thể quên ca sĩ Hoàng Oanh

    Hoàng Oanh , tên thật là Kim Chi , thời sinh viên / học sinh vẫn hát lễ tại Nhà Thờ Chánh Toà ( Nhà Thờ Đức Bà ) Saigon .

    Lúc ấy , Tigon thường thích đi Lễ 10 giờ sáng , để nghe Hoàng Oanh solo .

    Mời ACE nghe bài Thánh Ca , nổi tiếng sau này qua các buổi biểu t́nh đ̣i công lư của Giáo Dân Hà Nội :

    Kinh Hoà B́nh ( Lời : Thánh Phan Xi Cô / Nhạc : LM nhạc sĩ Kim Long )


  3. #63
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Giáng Sinh về trên 'đỉnh mái nhà' của Đông Dương.

    Sách giáo khoa ngày xưa đề cập đến hiện tượng tuyết rơi ở Việt Nam bằng một câu ngắn ngủi: "Việt Nam ta không có tuyết, ngoại trừ thỉnh thoảng ở Sapa."

    Ngày nay khí hậu biến đổi toàn cầu, người ta cho biết hầu như hiện tượng tuyết rơi xảy ra thường xuyên ở đây.

    Vào đầu tháng 12 vừa qua, khi đoàn lữ hành chúng tôi lên thăm Sapa, th́ tuyết chưa rơi, nhưng bầu trời không có nắng, sương mù sa xuống mỗi ngày hai ba lần.

    Lạnh! Nhiệt độ chỉ vào khoảng khoảng 5 độ C (41F) b́nh thường cho vùng Bắc Mỹ, nhưng cái cảm giác có vẻ giống như lạnh dưới không độ. Cái lạnh sương muối ngấm qua nhiều lần áo len áo dạ, tái tê.

    Các đầu ngón tay nhưng nhức như thể bị kim châm.

    Người hướng dẫn viên cho biết với cái lạnh kéo dài như thế này thêm ba bốn ngày nữa th́ những lỗ chân lông tên mu bàn tay sẽ nứt ra và súc vật sẽ chết hàng loạt. Ngày xưa khi chưa có thuốc thoa, người ta lấy tro trộn với nước tiểu mà xức.

    Vậy mà thổ dân ở đây, các em bé chỉ mới 7, 8 tuổi, đeo sau lưng các em 1, 2 tuổi khác, vẫn để chân trần.

    Các em bé này bị cha mẹ bắt cơng em đi lang thang trên các con đường chợ phiên gió lùa nhỏ hẹp, chúng len lỏi t́m du khách để dụ bán các mảng vải thêu (giữ ch́a khóa) giá khoảng vài xu (dollar). Tuổi thơ c̣n vô tư ham chơi, bị xua đuổi không cho vào hàng quán, chúng run rẩy đứng nép bên cửa, xem trộm chương tŕnh TV.

    Các thổ dân H'Mông, Dao đỏ, Tày, Giáy, Xă Phó làm nghề nông bằng cách canh tác các thửa ruộng bậc thang trên các sườn đồi. Đất ít, không phương tiện bơm nước, chỉ trông nhờ vào gịng nước thượng nguốn chảy xuống khi trời mưa. Mỗi năm trồng được một mùa. Đất núi c̣n sỏi đá, không phân bón, thu hoạch kém. Đời sống nghèo, con người sống an phận, xă hội b́nh đẳng trong cái khổ, không tranh đua, không cơ hội để cố gắng.

    Người Kinh (Việt) biết đến Sapa nhờ người Pháp. Người Pháp đă nghiên cứu khí hậu của vùng cao nhất Đông Dương này vào đầu thế kỷ trước và quyết định mở một khu Nghỉ Mát ở đây. Họ du nhập các giống thông loại tùng bách (samu) từ 'Mẫu quốc' sang, ngày nay các cây hằng trăm tuổi này vẩn c̣n mọc rải rác hai bên ven đường. Thành phố được đặt tên là Chapa, rồi Sapa.

    Trong thời chiến tranh 1947, Sapa bị 'tiêu thổ kháng chiến'. Rồi trong cuộc chiến biên giới Việt - Trung 1979, lại một lần 'tiêu thổ kháng chiến' thứ hai. Hằng trăm căn villa của người Pháp xây dựng trở thành phế tích, ngoại trừ ngôi nhà thờ cổ bằng đá ở giữa thị trấn.

    Bên ngôi nhà thờ cổ này vẫn c̣n ngôi mộ của vị linh mục người Pháp cuối cùng. Ngài bị chặt đầu ngay trong nhà thờ vào năm 1948. Không rơ ai là thủ phạm. Giáo dân t́m lại được đầu của ngài vài ngày sau đó và họ chôn ngài sau nhà thờ. Từ đó, đă không c̣n bóng dáng một linh mục nào trong gần 60 năm dài.

    Thời gian 60 năm của một xă hội mà tuổi thọ trung b́nh chỉ có 30 tới 40 th́ là quá dài. Hầu như những người đă từng thấy một chiếc áo chùng thâm th́ đă chết cả, thế hệ con cái của họ cũng chết nhiếu rồi, vậy mà...

    Khi Sapa được tái thiết để trở thành một khu du lịch, người Việt cũng bắt đầu di dân lên đây, chủ yếu là buôn bán các mặt hàng lưu niệm ở ngoài phố. Giáo phận Hưng Hóa đă gửi một linh mục về lại ngôi nhà thờ cổ để tái lập giáo xứ và lo việc mục vụ cho các bản xa xôi của thổ dân ở các vùng Điện Biên và Lai Châu. Các linh mục Việt Nam đă t́m lại được những giáo dân H'Mông c̣n giữ đạo và... vẫn c̣n đọc kinh gia đ́nh sáng tối, ngày Chúa Nhật vẫn ôn lại các bài 'kinh nghĩa đức tin'.

    Ngày trước, các câu kinh bằng tiếng Việt của Địa Phận Hanoi đă được dịch sang tiếng H'Mông, và họ đă ba bốn đời truyền khẩu cho nhau để giữ đạo trung thành.

    Chúa Nhật vừa qua, họ đi lễ đông hơn b́nh thường, đứng chật nhà thờ và chen lấn bên ngoài gác chuông. Trang phục mầu sắc của người H'Mông làm rực rỡ khung cảnh buổi lễ. Nhiều gương mặt du khách ngoại quốc lộ vẻ sững sờ.

    Cha xứ Phêrô Phạm Thanh B́nh cho biết không phải Chúa Nhật nào cũng đông như vậy, hôm nay là ngày đặc biệt v́ giáo xứ phát giầy và áo lạnh cho các em nhỏ.

    Giáo xừ Sapa không giàu để có thể tự lực mua hàng trăm đôi giầy và áo lạnh như thế. 90 phần trăm là người dân tộc. Số thu hàng tuần không đủ chi tiêu. Mùa Noel sắp tới rồi, cha xứ khuyến khích giáo dân ai có năng lực nên trang hoàng một cây Noel trong nhà cho thêm phần trang trọng, nhưng chính trong nhà thờ, ngài không đủ 'năng lực' để có một cây Noel, kể chi đến đốt đèn màu. Bề mặt nhà thờ nguội tanh, một biểu ngữ chào mừng Đức Khâm Sứ Ṭa Thánh trong dịp viếng thăm vào tháng 11 vẫn c̣n giữ lại cho thêm phần long trọng. Nh́n xa, cửa đóng, không có vẻ là một nhà thờ đang hoạt động. Phải tới gần, người ta mới thấy một tấm biển ghi trên cánh cửa: " xin cứ mở cửa".

    Trong nhà thờ ban ngày không đốt điện nhưng ánh sáng từ các cửa sổ màu cũng đủ làm lung linh phong cảnh bàn thờ.

    Giáo xứ cũng có 2 phương cách kinh tài: thứ nhất là giữ xe trong khuôn viên nhà thờ, thứ hai là trồng rau quanh nhà thờ (thay v́ trồng hoa.) Tất cả là để bồi dưỡng cho chương tŕnh khuyến học. Con em người dân tộc không muốn đi học. Học làm ǵ khi mà công việc cuối cùng vẫn chỉ là làm ruộng. Vậy học làm ruộng th́ thiết thực hơn. Có 35 em người dân tộc đang 'nội trú' trong căn nhà tôn của giáo xứ, cửa ra vào chỉ là một tấm màn vải phất phơ theo gió. Các em từ các bản xa xôi được khyến khích ở tạm nơi đây để có thể đi học hàng ngày tại trường của Sapa.

    Chương tŕnh khuyến học hầu như đă đem lại một kết quả. Năm vừa qua một thanh niên H'Mông mới tốt nghiệp đại học đă nhập Đại Chủng Viện Hà nội, trở thành chủng sinh người H'mông đầu tiên của giáo phận Hưng Hóa cũng như của Giáo Hội VN. Ngoài ra cũng có 2 em nữ đang là đệ tử ḍng MTG Hưng Hóa và một số thanh niên khác đang học đại học, cao đẳng hoặc đang t́m hiểu ơn gọi dâng hiến.

    Ngoài căn nhà tôn không cửa của chương tŕnh khuyến học, tài sản của nhà xứ c̣n có một pḥng của cha xứ nằm ở đầu một dăy nhà xây. Đây là những pḥng ốc của giáo xứ nhưng lâu ngày đă bị chiêm mất gần hết. Phần đất bên hông của nhà thờ cũng đă bị lấy đi. Chính quyền đồng ư cho giáo xứ lấy lại hết, nhưng phải bồi thường một nửa cho những người đang cư ngụ ở đó. Số tiền cần có là 1 triệu đô la. Một giáo xứ nghèo như thế này th́ làm sao xoay sở cho ra một số tiền lớn như thế?. ..thôi th́ đành phải đợi một phép lạ vậy, đợi năm này qua năm khác...

    Nhưng phép lạ th́ vẫn không thiếu. Giáo dân c̣n giữ đạo qua 60 năm thử thách đă là một phép lạ rơ ràng. Mới đây, một Sơ Đại Hàn quen biết đă vận động các người Hàn Quốc đang làm việc tại Viết Nam hổ trợ cho một chương tŕnh mua giày và áo lạnh cho các em bé nghèo. Hôm nay là ngày phân phát, vừa đúng lúc cho mùa lạnh đang tới.

    Số giày không đủ phát,nhiều em quá nhỏ không có giầy đúng cỡ. Cha xứ hứa sẽ mua thêm và yêu cầu các em trả lại những đôi giầy lớn quá. Những tâm hồn thơ ngây trong trắng không chút tham lam đă sẵng sàng chờ đợi một cách vui vẻ, tin tưởng vào lời của vị linh mục đáng kính.

    Chiều về, chợ thưa dần. Có những em bé mặc áo lạnh mới toanh nhưng chân vẫn c̣n đi đất.

    Ngày Chúa Nhật qua đi, ngôi nhà thờ đá lại an phận ngủ yên trong cảnh sương mù.

    Web site giáo xứ Sapa: http://sapachurch.org/

    Trần Mạnh Trác


    http://www.vietcatholic.net/News/Html/94655.htm

  4. #64
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Niềm vui Giáng Sinh của các em học sinh nghèo vùng Tiền Giang năm nay

    TIỀN GIANG -- Rời trường Giáo Dưỡng xe chúng tôi đến thẳng Ṭa Giám Mục Mỹ Tho v́ đây là điểm hẹn để được hướng dẫn về Rạch Cầu. Sân nhà thờ Chánh Ṭa đang rộn ràng chuẩn bị khán đài cho thánh lễ đêm. Cây Noel có năm chóp màu trắng chồng lên nhau làm cho nhà thờ Chánh Ṭa như đẹp hơn.

    Một giờ đồng hồ sau chúng tôi mới đi về ngă Chợ Gạo. Không ngờ đường về Rạch Cầu xa đến “kinh hoàng”, đường vừa hẹp lại có đá nhỏ nhô lên lởm chởm, phải đi qua đến mấy cây cầu. Bến phà Vàm Giồng vừa nhỏ, lối xuống phà lại dốc, rất khó khăn cho xe hơi lên xuống dù khúc sông cũng chỉ ngắn thôi. Tôi nh́n vào khoảng không: Ước ǵ có ai đó nhiều tiền của vui ḷng đến đây xây cây cầu này.

    Đường xá khó khăn, anh tài xế bắt đầu khó chịu. Anh đ̣i thêm tiền. Tôi đồng ư v́ không biết làm ǵ hơn, nhưng tôi ấm ức nói nhỏ với mấy em trong nhóm: “Bạn nào lấy chồng là tài xế ở Việt Nam, chị chỉ dự lễ chứ không thèm đưa dâu hay rước dâu ǵ đâu nhé! Lần nào cũng vậy cứ đi đâu xa là các bác tài thế này thế nọ, mệt quá!” Một bạn chắp tay lại đùa “Lạy Chúa, xin cho chị trưởng nhóm của chúng con có một cái xe hơi “mẹc” để chị ấy đi đón dâu cùng chúng con!”. Cả đám cười ḍn.

    Chúng tôi ngạc nhiên khi đến nơi. Nhà thờ Rạch Cầu to cao, ánh đèn rực rỡ, đẹp như ở Sài G̣n. Người ta đến bán hàng ờ hai bên lối đi rất vui; người nọ đan chân người kia, ở vùng quê mà tấp nập khác thường. Một bạn nói : ‘Úi chà, chỗ này giàu quá thế mà “má Loan” cho tụi ḿnh đến đây! “Tôi cười “B́nh tĩnh, yên nào, lát nữa sẽ được giải thích.”


    Đúng vậy, xă Tân Thới không nghèo thậm chí c̣n khá giàu nữa v́ nhiều gia đ́nh có việt kiều ở Mỹ nhưng những xă chung quanh th́ c̣n nghèo. Cha sở nói với tôi rằng 150 phần quà sẽ đưa cho chính quyền 100 phần để họ phát lại cho thiếu nhi xă khác, làm như thế là truyền giáo. Tôi không biết nói sao trước một t́nh huống mới. Hai em trong nhóm khó chịu v́ từ trước tới nay nhóm Bông Hồng Xanh luôn được phát trực tiếp cho người nghèo, nay làm như thế các em không thích. Tôi dỗ ngọt: “Đưa cho cha phát lại càng sáng danh Chúa hơn đấy các em ạ!”. Rồi tôi cho ông già Noel xuất hiện phát tượng trưng vào lúc giáo xứ diễn hoạt cảnh Giáng Sinh.

    Sáng sớm hôm sau chúng tôi được dự thánh lễ hẳn hoi. Đặc biệt, ở đây là vùng quê mà khá nhiều người đi nhà thờ mặc áo dài sắc màu trông đẹp mắt; c̣n đàn ông ai cũng mặc áo sơ mi bỏ vào bên trong, tất cả đều lịch sự, rất hay!

    Tan lễ, chúng tôi chuyển quà xuống ghe mà chưa ăn sáng, để sang trường tiểu học Tân Thạnh thuộc xă Tân Thạnh huyện G̣ Công Tây. Trường này chỉ có 350 em học sinh và mười mấy thầy cô giáo. Quan sát chung quanh, tôi thấy quang cảnh có phần đơn sơ. Bằng đó con người sống và làm việc chung với nhau thế mà không có nhà vệ sinh riêng cho thầy cô giáo.

    Các em học sinh th́ sử dụng khỏang đất trống nhỏ, được quây bốn phía bằng những miếng tôn cũ để làm nơi tiêu tiểu. Khi chúng tôi đến, các em học sinh đang quét sân để đón đoàn. Trẻ con trong khu vực có vẻ háo hức.

    Hai trăm năm mươi phiếu quà được chia đều cho các thiếu nhi bên nhà thờ Cồn Bà và trường học Tân Thạnh.

    C̣n tiếp...

  5. #65
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Xếp quà xong, tôi thấy ở văn pḥng có nhiều người ở đó.

    Tôi chột dạ khi nghe anh hiệu trưởng giới thiệu. Hôm nay có ông Chủ tịch mặt trận xă, có ông hội trưởng Hội Nông Dân, Chị trưởng hội Chữ Thập Đỏ, trưởng công an xă, các thầy cô và cả ông bảo vệ trường nữa.

    Tôi nghĩ thầm, thôi th́ phải xă giao thôi, đây cũng là cơ hội truyền giáo và là dịp chia sẻ. Dù ít hay nhiều mọi người đều có quà.

    Trước khi phát quà, ông già Noel sinh hoạt tập thể vui chơi với các cháu.


    Các em ở vùng quê nhút nhát hơn ở thành phố nhiều. Nếu không có hai thầy trợ giúp, chúng tôi chịu thua. Việc phát quà cho học sinh dễ hơn là cho thiếu nhi quần chúng. Cứ từng lớp xếp hàng ra lănh, số c̣n lại vào lớp học lănh. Sân trường vui như ngày hội. Những em không được phiếu cũng có bánh kẹo, tất cả cùng vui. Tôi nhận thấy sao vùng quê họ lại thích áo pull đến thế! Tiền ở đây có phần quí và khó kiếm như vậy!

    Khi các em đă ra về những vị bên chính quyền và thầy cô giáo, quí vị đại diện bên nhà thờ và tất cả chúng tôi tập trung trong một pḥng họp.

    Tôi ngại ngùng khi anh hiệu trưởng và ông chủ tịch cứ trịnh trọng “Kính thưa cô Loan”. Họ xin học bổng để duy tŕ sĩ số học sinh; c̣n tôi nghĩ thêm về cái nhà vệ sinh dành cho thầy cô và học sinh.

    Tôi không dám mạnh miệng hứa hẹn ǵ nhưng vẫn mong giúp được họ.

    Thật là vui khi về bên nhà thờ Cồn Bà ăn cơm trưa.

    Cơm có tôm, có cá nhưng câu chuyện giữa thầy giúp xứ với chúng tôi vui như Tết.

    Mấy ông trùm ngỏ lời xin một chân nến phục sinh bằng inox.

    Để tôi đồng ư, anh gắp cho tôi những con tôm to, đon đả mời tôi ăn lẩu cá và c̣n bắt một con cá lóc muốn tôi mang về biếu má tôi nữa.

    Tôi nheo mắt đùa: “Mang con cá lóc về nhà là phải lo cúng chân đèn phải không?” Tất cả lại cười vui.

    Chuyến đi này ghé vào ba nơi, nhưng ông già Noel cũng vẫn tặng quà ngẫu nhiên những người gặp gỡ dọc đường nữa: nào là anh lái đ̣, vài ba em bé bán vé số ở phà Vàm Giồng, cụ già ở cổng nhà thờ Chính Ṭa… chuyến đi không có ǵ đặc biệt nhưng trong ánh mắt những người nhận quà ánh lên niềm vui khó tả.


    Kết thúc chương tŕnh Noel năm 2005, ông già Noel của nhóm công tác xă hội Bông Hồng Xanh xin chân thành cảm ơn Thông Tấn Xă Công Giáo Việt Nam VietCatholic, cha Giám Đốc và quí ân nhân là độc giả VietCatholic đă tạo điều kiện để ông già Noel có nhiều quà, làm tăng thêm niềm vui trong dịp lễ Giáng Sinh, là ngày sinh nhật của Đức Giêsu, hy vọng niềm vui này được nhân rộng và chân dung Đức Kitô được rơ nét hơn trong tâm hồn nhiều người.


    Maria Vũ Loan

    http://www.vietcatholic.net/News/Html/31439.htm

  6. #66
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Thánh Ca : Cao Cung Lên







    Last edited by Tigon; 21-12-2011 at 10:49 AM.

  7. #67
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Bài giảng thánh lễ đêm Giáng Sinh của Đức Cha Giuse Nguyễn Năng, GM Phát Diệm


    BÀI GIẢNG LỄ ĐÊM GIÁNG SINH 2009

    CỦA ĐỨC CHA GIUSE NGUYỄN NĂNG, GIÁM MỤC GIÁO PHẬN PHÁT DIỆM

    Anh chị em thân mến,

    Chúng ta họp nhau để cử hành thánh lễ Giáng Sinh hay c̣n gọi là lễ Noel. Noel c̣n gọi là Emmanuel, nghĩa là “Chúa ở cùng chúng ta”. Bầu không khí của ngày lễ Noel là bầu không khí vui mừng.

    Quả thật, như anh chị em vừa nghe trong bài Tin Mừng, lời của Thiên sứ nói với các mục đồng: “Đây! Ta báo cho anh em, một Tin Mừng trọng đại. Cũng là Tin Mừng cho toàn dân là: Hôm nay Đấng Cứu Thế đă sinh ra” (Lc 2, 10-11). Một Tin Mừng cho toàn dân, cho mỗi người chúng ta. Thế nhưng, chúng ta tự hỏi, anh chị em có thực sự cảm nhận được rằng: Ngày lễ hôm nay có thực sự là niềm vui, là Tin Mừng cho anh chị em không?

    Có đúng thật là trẻ thơ đặt trong máng cỏ là một Tin Mừng cho chúng ta và cho toàn dân hay không? Thưa, không phải dễ trả lời. Người nghèo th́ cần có tiền hoặc là có nghề nghiệp để kiếm ra tiền.

    Nhưng Chúa Giêsu lại nghèo, cha mẹ nghèo đến độ không thể t́m được chỗ trong quán trọ vậy th́ cần ǵ đến Chúa Giêsu. Những người ốm đau bệnh tật, những kẻ thấp cổ bé miệng bị cuộc đời chà đạp th́ mong đợi người nào đó có quyền lực, có địa vị, có khả năng để giải phóng ḿnh khỏi mọi thứ nô lệ.

    Nhưng mà Đức Giêsu lại là một trẻ thơ dường như yếu ớt, bất lực nằm trong máng cỏ. Vậy th́ Đức Giêsu có phải là Tin Mừng hay không?

    C̣n những người giàu có, những người có địa vị, có lẽ nghĩ rằng ḿnh không thiếu ǵ hết họ có đủ mọi thứ để hưởng thụ để sống an nhàn, vậy th́ cần ǵ ở Đức Giêsu và Đức Giêsu không phải là Tin Mừng đối với họ.

    Thưa anh chị em,

    Đức Giêsu là ai? Để có thể nói rằng đây là tin vui, tin mừng cho họ.

    Đức Giêsu làm được cái ǵ? Có cái ǵ ? Để chúng ta có thể tuyên xưng rằng: Đức Giêsu là Tin Mừng cho toàn dân.

    Quả thật, Đức Giêsu không có tiền, không có quyền thế, không có địa vị nhưng Đức Giêsu là Con Thiên Chúa đến làm người với con người để chỉ cho chúng ta – những con người – biết cách sống cuộc đời của những con người có ư nghĩa, biết sống cuộc đời những con người hạnh phúc. Đức Giêsu là ánh sáng chiếu soi vào cuộc đời tăm tối của chúng ta.

    Trong bài đọc thứ nhất, anh chị em nghe: Dân đi trong đêm tối đă nh́n thấy ánh sáng rực rỡ. Chính Đức Giêsu đă chiếu rọi vào ánh sáng cuộc đời của chúng ta. Đă có những câu hỏi muôn đời không trả lời được: Tại sao tôi lại sống? Tại sao tôi lại có mặt ở trên cơi đời này? Tôi sống ở đời này để làm cái ǵ? Và sau cuộc đời này, tôi đi về đâu?...

    Không ai trong chúng ta có thể trả lời được những câu hỏi ấy? Đức Giêsu hôm nay đến trong thân phận của một con người, trong thân phận của một trẻ thơ. Chính Ngài mạc khải cho chúng ta ư nghĩa của cuộc đời: Con người bởi Thiên Chúa mà đến và rồi sẽ đi về với Thiên Chúa.

    Cuộc đời của con người không phải là chuyện ngẫu nhiên t́nh cờ, nhưng chính là quà tặng của Thiên Chúa ban cho chúng ta. Hơn nữa, Đức Giêsu sống thực sự cuộc đời của một con người qua tất cả những chặng đường trong tất cả những hành tŕnh của một con người.

    Người đă sinh ra, đă lớn lên, trong cuộc đời của nghề lao động để mưu sinh. Người đă sống cuộc đời phục vụ anh chị em ḿnh và rồi cuối cùng Người đă chết và sau cái chết Người đă sống lại.

    Vậy th́, Đức Giêsu đă chỉ cho chúng ta cách để sống xứng đáng phẩm giá của một con người. Ngài chỉ ra cho chúng ta cái cách, đường lối để sống cuộc đời của ḿnh ở trên đời này có ư nghĩa. Đó là cuộc sống hiến thân v́ tha nhân, sống trong t́nh yêu thương, tha thứ, sống quảng đại và chia sẻ, nhất là yêu mến những kẻ nghèo khó. Lời của Đức Giêsu và cuộc đời của Đức Giêsu chỉ ra cho chúng ta những nguyên tắc để sống.

    Cuộc đời và lời của Đức Giêsu đă biến đổi thế giới này trải qua lịch sử hai mươi thế kỷ qua. Lời của Chúa Giêsu đă âm thầm biến đổi thế giới, tuy dù có chậm chạp nhưng lời của Đức Giêsu như là men được gieo vào ḷng đời. Ngài gieo ánh sáng và niềm vui vào cuộc đời của chúng ta:

    Men của tự do, men của huynh đệ và men của t́nh người đang âm thầm biến đổi thế giới của chúng ta.


    C̣n tiếp...

  8. #68
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Đức Giêsu không phải là một nhà chính trị. Đức Giêsu cũng không phải là một người tổ chức xă hội. Nhưng Ngài đă đem vào thế giới cho chúng ta mầm sống của t́nh yêu và chân lư. Thật sự, nhân loại của chúng ta hôm nay, thế giới của chúng ta hôm nay đă đạt được những tiến bộ hết sức lớn. Về khoa học, phải nói là tuyệt vời, những phát minh tuyệt vời. Nhân loại tự hào là đă đạt tới một văn minh cao độ và chúng ta đă làm cho thế giới này, cuộc sống của con người mỗi ngày một giầu có hơn. Thế nhưng mà, một cách hết sức là nghịch lư, hơn lúc nào hết, xă hội của chúng ta hôm nay, thế giới của chúng ta hôm nay đang đi vào mâu thuẫn kỳ lạ, văn minh khoa học kỹ thuật nhưng hơn lúc nào hết, con người hôm nay đang bị đe dọa bởi những thành tựu của khoa học kỹ thuật, những kỹ thuật làm ra bom đạn đang quay ngược trở lại để làm ra bom đạn để giết chết con người. Cuộc chiến của thế kỷ hai mươi đang chứng minh điều ấy, rồi chính con người ngày hôm nay đang giang tay để mà hủy hoại môi trường sống của chúng ta. Hơn lúc nào hết, thế giới của chúng ta đang xâu xé bóc lột lẫn nhau: con người rơi vào ích kỷ, hận thù, loại trừ lẫn nhau. Vậy th́, chúng ta văn minh, chúng ta tiến bộ, nhưng mà nhân loại này vẫn c̣n thiếu một cái ǵ đó. Thiếu một cái ǵ đó để làm cho con người sống hạnh phúc thật sự. Thiếu một cái ǵ đó để làm cho những cái ǵ con người làm được đạt được một cách vững bền. Điều mà nhân loại thiếu đó là thiếu chân lư và ánh sáng. Nhân loại cần đến ánh sáng để xây dựng cuộc đời của ḿnh làm sao để phát triển và phát triển một cách toàn diện. Phát triển về kinh tế đă vậy mà c̣n phát triển về văn hóa, về đạo đức, về tâm linh. Phát triển chiều kích thân xác và phát triển chiều kích linh hồn. Chính v́ vậy, đó là điều Đức Giêsu đem đến cho nhân loại, đem đến cho chúng ta. Đức Giêsu đến để trao tặng t́nh yêu cho nhân loại, cho chúng ta. Và như vậy th́ Đức Giêsu là Tin Mừng cho nhân loại, Tin Mừng cho toàn dân.

    Lẽ dĩ nhiên không phải ai cũng đón nhận Chúa Giêsu. Như trong bài Tin Mừng, trong thực tế chúng ta cũng đă thấy: Đức Giêsu đă bị loại trừ. Bởi v́ người ta coi thường Chúa, người ta nghĩ rằng Đức Giêsu cũng chỉ là một con người thậm chí là một trẻ em yếu ớt không làm được ǵ. Đức Giêsu bị loại trừ, như Herode cũng coi Đức Giêsu là một nhân vật nguy hiểm. Thật sự th́ Đức Giêsu chỉ là một trẻ thơ nhưng lại là một trẻ thơ dẫn đưa chúng ta tới một hạnh phúc đích thật.

    Thưa anh chị em,

    Chúng ta là những Kitô hữu, là môn đệ của Chúa. Hôm nay chúng ta mừng lễ Giáng Sinh, chúng ta đón nhận Chúa vào trong cuộc đời của ḿnh. Anh chị em hăy để cho Đức Giêsu chiếu dăi ánh sáng vào trong bóng tối cuộc đời của ḿnh. Hăy để cho Đức Giêsu gieo hơi ấm t́nh yêu vào xă hội lạnh giá của chúng ta. Anh chị em là môn đệ của Chúa, phải làm sao sự hiện diện của anh chị em, sự hiện diện của Giáo hội trong thế giới và tại Việt Nam này phải trở thành thực sự một Tin Mừng cho toàn dân. Giáo hội có nhiệm vụ chiếu rọi ánh sáng và gieo mầm yêu thương vào trong cuộc đời. Không phải chúng ta thuyết phục bằng những lư lẽ nhưng chúng ta phải chứng minh bằng chính cuộc sống và hành động của ḿnh. Chúng ta đang cử hành Năm Thánh 2010 để kỷ niệm 50 năm thành lập hàng giáo phẩm Việt Nam và kỷ niệm 350 năm thành lập hai giáo phận Đàng Trong và Đàng Ngoài. Chúng ta nh́n lại chặng đường đă đi qua th́ phải thành thật nh́n nhận rằng, nhiều lúc Giáo Hội Công Giáo Việt Nam của chúng ta đă không thực sự là Tin Mừng cho toàn dân:

    Trong ḷng Giáo Hội vẫn c̣n đó những tội lỗi và gương xấu;

    Trong ḷng Giáo Hội vẫn c̣n đó những chia rẽ và phe nhóm;
    Các Kitô hữu chúng ta đă gây mất t́nh đoàn kết trong hàng xóm, trong đồng bào;
    Các Kitô hữu chúng ta đă gây ra những nghi kỵ, những hận thù và ghen ghét;
    Giáo Hội của Chúa đă chưa quan tâm đủ đến người nghèo, những người xấu số;
    Giáo Hội chúng ta đă không tích cực bảo vệ phẩm giá con người, bảo vệ sự sống và công lư.

    Như vậy, người ta sẽ đặt vấn đề: Chúng ta theo Đức Giêsu để làm cái ǵ? Và Đức Giêsu chưa phải là Tin Mừng cho toàn dân và nhân loại cũng chẳng cần tới Giáo Hội, Giáo Hội cũng chẳng là Tin Mừng cho anh chị em. Chính v́ thế, trong Năm Thánh 2010, anh chị em hăy cố gắng tích cực tối đa, phải làm sao để chứng tỏ rằng:

    Nơi nào có sự hiện diện của Giáo Hội th́ nơi đó phải có một cuộc sống an b́nh;
    Nơi nào có Giáo Hội th́ ở đó tuyệt đối không được có những tội phạm xă hội, không xảy ra t́nh trạng giết người, cướp bóc, đánh nhau bóc lột;
    Nơi nào có Giáo Hội là ở đó tuyệt đối không được có những nghề phạm pháp, x́ke mại dâm...

    Trái lại:

    Ở nơi nào có Giáo Hội th́ anh chị em Kitô hữu phải chứng tỏ rằng cuộc sống của chúng ta là cuộc sống yêu thương đoàn kết, tha thứ;
    Ở nơi nào có Giáo Hội, anh chị em phải xây dựng cuộc sống đùm bọc lẫn nhau, chia sẻ, liên đới, hài ḥa, quảng đại và tha thứ cho nhau;
    Ở nơi nào có Giáo Hội, anh chị em phải chứng tỏ một cuộc sống biết giúp đỡ, nhất là giúp cho những người nghèo vươn lên để sống xứng đáng với phẩm giá của con người;
    Ở nơi nào có các Kitô hữu, anh chị em phải chứng tỏ tinh thần tôn trọng luật pháp, trật tự và nhất là xây dựng văn minh t́nh thương.

    Có được như vậy, th́ chúng ta mới có được cơ may để kiến tạo một h́nh ảnh đẹp và trung thực về Giáo Hội. Giáo Hội phải làm sao xây dựng và canh tân để được yêu mến. Quả thực, người ta ghét Giáo Hội là v́ chúng ta đă sống không đúng tinh thần Phúc Âm của Chúa. Giáo Hội phải trở thành Tin Mừng cho anh chị em, đồng bào của ḿnh.

    Thưa anh chị em,

    Trong tâm t́nh ấy, tôi xin được cầu chúc cho tất cả mọi người gặp được Đức Giêsu. Xin cho anh chị em thực sự cảm nhận Chúa Giêsu là Tin Mừng cho cuộc đời của ḿnh. Và tôi cầu chúc cho tất cả quư ông bà anh chị em, quư khách và toàn thể mọi người đang hiện diện trong thánh lễ hôm nay một lễ Giáng Sinh tràn đầy ánh sáng và t́nh yêu, tràn đầy an b́nh và niềm vui của Chúa Giêsu.

    Xin Đức Kitô Cứu Thế chúc lành cho tất cả quư vị. Amen


    http://www.vietcatholic.net/News/Html/75086.htm

  9. #69
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    ĐÊM THÁNH VÔ CÙNG !









  10. #70
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Bài giảng Lễ Đêm Giáng Sinh: Tôn vinh Thiên Chúa -- Kính trọng con người

    Bài giảng Đêm Giáng Sinh 2007 của Đức TGM Ngô Quang Kiệt


    Đêm nay khắp nơi đều vang lên bài ca: "Vinh danh Thiên Chúa trên trời. B́nh an dưới thế cho loài người Chúa thương". Đây chính là bài ca các thiên thần hát trong cánh đồng Bêlem vào đêm Chúa Giáng Sinh. Bài ca này cao quí v́ không phải do con người sáng tác, nhưng có nguồn gốc từ trời. Bài ca này quan trọng v́ nói lên một chân lư hướng dẫn cuộc sống chúng ta. Chân lư đó gồm hai vế.

    Vế thứ nhất: Muốn tôn vinh Thiên Chúa, phải kính trọng con người. V́ Thiên Chúa yêu thương con người. Hôm nay ta được chứng kiến t́nh yêu cụ thể của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Hài Đồng. V́ yêu thương nên Chúa Giêsu đă tự nguyện xuống thế làm người, chia sẻ kiếp người, cứu độ con người. Chúa xuống làm người để nâng ta lên làm con Chúa. Chúa xuống chịu đau khổ để cho ta được hạnh phúc. Chúa chịu nghèo hèn để ta nên giầu có. Chúa chịu chết để cho ta được sống. T́nh Chúa yêu thương loài người lớn lao quá sức tưởng tượng của ta. Yêu thương đến nỗi trở nên con người, nên một với loài người. T́nh yêu đó dậy ta biết rằng: muốn tôn vinh Thiên Chúa, ta phải kính trọng con người. V́ con người là h́nh ảnh Thiên Chúa. V́ Thiên Chúa đă đồng hóa với con người. Ai yêu thương con người là yêu mến Thiên Chúa. Ai kính trọng con người là tôn vinh Thiên Chúa. Vế thứ nhất của chân lư rất quan trọng. Tuy nhiên ta không được quên vế thứ hai cũng quan trọng không kém.

    Vế thứ hai: Muốn kính trọng con người, phải tôn vinh Thiên Chúa. Thiên Chúa dựng nên con người giống h́nh ảnh Thiên Chúa, được làm con Thiên Chúa và để sau này được chung hưởng hạnh phúc với Thiên Chúa, ngang hàng với các bậc thần thánh. Đó là một định mệnh cao quí. Định mệnh ấy thôi thúc con người không ngừng vươn lên khỏi những tầm thường, nhỏ nhen, ti tiện. Định mệnh ấy nâng con người lên những ước mơ cao thượng. Định mệnh ấy làm cho đời sống con người có một ư nghĩa sâu xa và một giá trị không ǵ so sánh được. V́ thế càng hướng về Thiên Chúa, tâm hồn con người càng được nâng cao. Càng tôn vinh Thiên Chúa, ta càng nâng con người lên. Tôn vinh Thiên chúa chính là kính trọng con người. Nhưng tôn vinh Thiên Chúa cũng là thực thi huấn lệnh của Ngài. Luật Chúa hướng ḷng người tới khao khát sự thiện hảo, khích lệ con người phấn đấu tuân theo luật vĩnh cửu, không chiều theo cảm tính, thói bất nhất, xu thời. Một nền luân lư qui chiếu về siêu việt sẽ giúp nâng cao con người, và đem lại nền tảng vững chắc cho xă hội.

    Chúa Giêsu bé thơ nằm trong máng cỏ chính là tấm gương dạy ta biết sống chân lư quan trọng này. Tuy là Thiên Chúa, Chúa Giêsu đă tự nguyện xuống thế làm người để dạy ta hăy biết yêu thương kính trọng con người, nhất là những người bé nhỏ nghèo hèn. Khi xuống thế làm người, Chúa Giêsu vâng lệnh Đức Chúa Cha, suốt đời t́m thánh ư Đức Chúa Cha, để dạy ta hăy biết tôn vinh Thiên Chúa bằng tuân giữ huấn lệnh của Ngài. Trong Chúa Giêsu, con người được kính trọng. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa được tôn vinh. Chúa Giêsu là con người cao quí nhất. Bài hát của các thiên thần đêm Giáng Sinh ứng nghiệm vào Chúa Giêsu. Đó chính là bài hát hay nhất của lễ Giáng Sinh. Bài hát ấy đă được hát bằng cuộc đời Chúa Giêsu.

    Mừng lễ Chúa Giáng Sinh không ǵ bằng ta hăy noi gương Chúa Giêsu: biết kính trọng con người bằng cuộc sống yêu thương phục vụ, và biết tôn vinh Thiên Chúa bằng thao thức t́m kiếm và trung thành thi hành thánh ư Thiên Chúa. Trong năm Giáo Dục Kitô Giáo, ta hăy noi gương Chúa Giêsu để phát triển toàn diện con người: càng thêm tuổi, càng thêm sức mạnh, càng thêm khôn ngoan, càng thêm nhân đức (x. Lc 2, 52). Để mọi người có thể hát bài ca của các thiên thần:

    Vinh danh Thiên Chúa trên trời

    B́nh an dưới thế cho loài người Chúa thương

    Lạy Chúa Giêsu Hài đồng, xin dạy con biết sống theo gương của Chúa. Amen.

    http://www.vietcatholic.net/News/Html/50311.htm




Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 5
    Last Post: 24-06-2011, 11:15 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 08-05-2011, 02:52 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •