Page 8 of 10 FirstFirst ... 45678910 LastLast
Results 71 to 80 of 91

Thread: Cùng chào đón Mùa Lễ Hội / Season's Greeting

  1. #71
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Bai Thanh Ca Buon






  2. #72
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Cộng đồng gốc Việt tại Úc, Ba Lan và Hoa Kỳ đón Giáng Sinh 2011

    Thứ tư 21 Tháng Mười Hai 2011



    Trọng Thành


    Chỉ c̣n hơn hai ngày nữa là đến thời khắc Noël. Trong dịp này, các cộng đồng người gốc Việt khắp nơi trên thế giới đă có rất nhiều hoạt động khác nhau, hoặc để chuẩn bị đón mừng dịp Giáng sinh long trọng, hoặc để thưởng thức những hương vị của kỳ nghỉ dài cuối năm.


    Khách mời của chúng ta hôm nay là các linh mục Nguyễn Đức Vượng, Mai Khải Hoàn và ông Khanh Nguyễn (từ California và Virginia - Hoa Kỳ), linh mục Vơ Thành Khanh và ông Dương Tuấn (từ Varsava - Ba Lan), cùng ông Nguyễn Đ́nh Nguyên (từ Sydney - Úc).

    Ba Lan : lễ Giáng Sinh, cơ hội hâm nóng lại đời sống đạo

    Khách mời đầu tiên của chúng ta là linh mục Vơ Thành Khanh từ Varsava, thủ đô Ba Lan, nơi một cộng đồng công giáo gốc Việt mới h́nh thành từ khoảng 10 năm trở lại đây. Xin mời quư vị nghe lời kể của linh mục Vơ Thành Khanh :

    Linh mục Vơ Thành Khanh : « Cộng đồng Công giáo ở đây có khoảng 350 người trên tổng số khoảng 20.000 người Việt Nam. Anh em ở đây chia làm hai vùng. Một vùng ở trong trung tâm là Wólka Kosowska, một vùng nữa là chợ Marywinska. Ở mỗi vùng này, đều có một nhà nguyện, mỗi tuần đều có thánh lễ. Trong dịp Noel này, mỗi nhà nguyện đều tổ chức Noel riêng. Ở nhà nguyện trung tâm là chính, th́ họ thuê thêm một phần đất nữa để mở rộng nhà nguyện, và mới đây đang sửa soạn làm hang đá, cho trang nghiêm hơn.

    Hai cộng đồng đều mừng lễ ngày 24/12, và ngày 25 th́ hai nhóm anh em, từ hai vùng này, cũng như tất cả các anh em, những người đi làm ăn buôn bán khắp nơi trên đất Ba Lan, th́ đều tập trung về nhà thờ chính, nơi cộng đồng ngày xưa vẫn làm lễ, là nhà thờ Ostrobramska, 72, để mà cùng nhau mừng một thánh lễ chung vào lúc 2 giờ chiều, mừng lễ Giáng Sinh chung với nhau để giúp cho anh em, hâm nóng lại đời sống đạo của ḿnh, đời sống đức tin, cũng như đây là cơ hội, để anh em về gặp nhau. C̣n sau đó, vào đêm 25, th́ sau thánh lễ, th́ mời hết toàn bộ anh em về trên nhà hàng Quê Hương để cùng tham dự bữa tiệc mừng lễ Noel.


    RFI : Thưa cha, trong dịp mùa vọng chuẩn bị cho lễ Noel, hai cộng đoàn ḿnh có những hoạt động ǵ ?

    Linh mục Vơ Thành Khanh : « Ở bên này, v́ họ sống trong đời sống buôn bán hàng ngày, tôi chỉ giúp cho họ trước thánh lễ vọng của Noel, có một phần giảng, tạm gọi như là phần giảng ''tĩnh tâm''. Nhưng thực sự là v́, họ không có điều kiện để đến nhà nguyện của ḿnh, để mà tham dự tĩnh tâm như ở Đức và mấy nước khác. V́ phần lớn anh em không có giấy tờ, nên chỉ có chương tŕnh giúp anh em tĩnh tâm, xưng tội vào trước thánh lễ, vào đêm 24/12. Thánh lễ trong cộng đoàn lớn Wólka Kosowska mở đầu vào 18h30 phút tối, với phần tập hát. Trước giờ tập hát, th́ có chương tŕnh giải tội ḥa giải, chuẩn bị tâm t́nh cho anh em để đi vào trong thánh lễ của đêm vọng Giáng Sinh.

    Cho dù anh em sống ở mỗi nơi, mỗi phương khác nhau, nhưng mà cái ngày Chúa Giáng Sinh là cái ngày mọi người đều quy tụ về thành một chỗ, thành một mối, thành một tinh thần, một đức tin. »

    Tiếp theo đây là lời kể của anh Dương Tuấn, một trong những người gốc Việt theo Công giáo đầu tiên ở Ba Lan về ư nghĩa của dịp Giáng Sinh đối với các con anh.

    C̣n tiếp...

  3. #73
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674



    Ông Dương Tuấn : « Em có hai cháu, một cháu 9 tuổi, một cháu 5 tuổi. Cháu nhỏ 5 tuối th́, chỉ đơn giản là nó rất vui, v́ thấy dịp Noel nhà cửa được trang trí, mẹ cháu làm cây thông, đèn thông, đèn nháy trong nhà, thế rồi, đêm Noel đi chơi nhà thờ cũng thấy đẹp, thấy đông người. Thế c̣n cháu lớn 9 tuổi, trong trường học, cũng có giờ Công giáo, th́ được học đạo nên cháu biết hơn. Rồi, cháu cũng đi tham dự nhà thờ, cháu cũng hiểu ư nghĩa của mầu nhiệm Giáng Sinh hơn.

    Về cái ư nghĩa của mầu nhiệm Giáng Sinh th́ thật ra, mỗi một năm các cháu lớn hơn một chút, th́ mỗi một năm ḿnh có cái cách nói chuyện, giải thích với các cháu. Thế nhưng mà gia đ́nh bọn em cũng không có một cái ǵ đó quá ‘‘ghê gớm’’ lắm. Hàng năm Giáng Sinh, th́ đưa các cháu đi nhà thờ, rồi cứ theo năm tháng, th́ như vậy, tự các cháu cũng hiểu cái mầu nhiệm Giáng Sinh nhiều hơn. Tất nhiên là, đôi khi cũng nói chuyện, rồi con cái hỏi, rồi ví dụ như, đưa các cháu đi sinh hoạt ở các nhóm bạn ... Ví dụ như, cách đây hai ba hôm, thằng cu nhà em cũng đóng kịch ở trường, đóng lại vở kịch Giáng Sinh. Các cháu cũng được nhiều nguồn để các cháu học và các cháu hiểu hơn về truyền thống về lịch sử, cũng như về tinh thần của mùa Giáng Sinh. »

    Úc : Noel – Giáng Sinh, ngày hội quốc gia

    Ông Nguyễn Đ́nh Nguyên, định cư tại Úc từ 15 năm năm nay. Khác với đa số các quốc gia trên địa cầu, nước Úc đón Noel rất khác lạ, và kỳ Noel đối với ông Nguyễn Đ́nh Nguyên cũng mang một màu sắc khác :

    Ông Nguyễn Đ́nh Nguyên : « Trước khi nói đến cộng đồng người Việt ở Úc đón Noel như thế nào, th́ có lẽ cũng nên biết qua một chút về đặc thù của lễ Giáng Sinh – Noel và Năm Mới ở Úc. Úc là một đất nước đa văn hóa. Có đến hơn 156 sắc tộc khắp nơi trên thế giới chung sống trong một ngôi nhà chung. Cũng như các nước Châu Âu và Mỹ, Giáng Sinh – Năm Mới là kỳ lễ chính và lớn nhất trong năm. Và thường th́ đây là kỳ lễ lớn nhất của Úc, kéo dài từ đêm trước Giáng Sinh cho đến hết ngày đầu năm, và giữa hai ngày này, có một quăng cách khoảng vài ngày ǵ đó, th́ các cơ quan công sở thường bắt nhân viên nghỉ phép để nghỉ trọn luôn cả thời gian này.

    Về phương diện tín ngưỡng, ở Úc có nhiều cộng đồng chung sống, ngay cả đạo Kitô giáo cũng có rất nhiều ḍng, ḍng Chính thống giáo, Anh giáo, Phản thệ giáo, Catô La Mă và các ḍng khác, … Ngày ăn Giáng Sinh và Năm Mới của họ hơi lệch nhau một chút xíu. Ngoài ra, c̣n nhiều tín ngưỡng khác cùng tồn tại, như Hồi giáo, Do Thái giáo, Hindu, Phật giáo, … Mỗi một sắc tộc có ngày kỷ niệm riêng. Do đó, cái ngày lễ hội chính của Úc là ngày Chúa Giáng Sinh, nhưng cuối cùng nó lại mang ư nghĩa xă hội lớn hơn là ư nghĩa tôn giáo. Đối với người Công giáo dẫu sao, đấy cũng là ngày tôn giáo của họ.

    Đặc thù của nước Úc là bị ảnh hưởng bởi khí hậu v́ là một nước ở Nam Bán Cầu, nên đón Giáng Sinh ở Úc cũng rất riêng, và rất thú vị. Giáng Sinh ở Úc rơi vào tháng 12 nên không có ngày ‘‘Giáng Sinh trắng’’, không có tuyết, không có ông già Tuyết. Nhưng mà người ta cũng phải có cây Noel, cũng phải có đồ ăn, cũng phải có nhiều thứ như thế …. có điều là đảo ngược hết, ví dụ cây Noel không giống cây ở vùng ôn đới hay hàn đới, rồi món ăn ở Úc trong mùa nóng quá như vậy, nên họ không thể dùng các món cho mùa lạnh, như gà gô, hay các món hầm ... mà người ta phải chuyển sang các món đặc trưng của Úc, ví dụ như bánh fooding, các loại bánh ngọt… Rồi ông già Noel cũng đặc sản. Ông già các nước khác phải là ông già Tuyết, nhưng mà ông già Noel Úc lại mặc quần ngắn và áo may ô.

    Một đặc điểm riêng nữa là ngày Noel ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ là ngày sum họp gia đ́nh, đa số ở trong nhà nhiều hơn, nhưng Giáng Sinh ở Úc là lễ mở, người ta đi ra ngoài, bởi v́ ngày đó rất là nóng. Và một hoạt động văn hóa trở thành thường niên, kể từ những năm 1930, là các Carols Nights có các bài hát mừng Giáng Sinh ở ngoài trời, đặc biệt là ở Melbourne và Sydney. Các đêm đó tập hợp rất đông người, dân chúng không kể tôn giáo, tập hợp tại một sảnh lớn ở trong thành phố.

    Trở lại hoạt động Giáng Sinh đối với cộng đồng người Việt. Đa số người Việt đến Úc sau năm 1975. Đặc biệt là tỷ lệ người theo đạo Thiên chúa trong cộng đồng người Việt ở Úc, rất cao, cao hơn nhiều so với người Thiên chúa giáo trong nước. Đa số người Thiên chúa giáo ḿnh ở đây theo Kitô La Mă, do đó lễ hội Giáng Sinh có giá trị tín ngưỡng rất là lớn. Đa số họ đón Giáng Sinh rất trân trọng, cũng không thua kém ǵ các ḍng Kitô ở Việt Nam cả.

    RFI : Thế c̣n về những người như anh, chẳng hạn, không thuộc đạo Thiên chúa, th́ đón Noel này như thế nào ?

    Ông Nguyễn Đ́nh Nguyên : Như chúng tôi đă tŕnh bày, không chỉ riêng gia đ́nh chúng tôi. Từ trước đến giờ gia đ́nh ḿnh bên nhà theo Phật giáo, mặc dù chỉ là tân ṭng, chứ không phải Phật tử gốc. Cái cảm nhận của ngày Giáng Sinh với chúng tôi, đại đa số, chứ không hẳn là một số, với những người không theo [Thiên chúa giáo], th́ đó chỉ là một ngày lễ của quốc gia, của dân tộc thôi, ḿnh cũng được nghỉ chung.

    Một số bạn bè của tôi cũng sắm những cây Noel (…). Cây Noel ấy đối với họ chỉ là cho trẻ con, cho chúng tụ hợp lại, mở quà. Ông già Noel cũng giống như một vị thánh tặng quà các cháu nhân ngày đó, giống như mừng tuổi ở Việt Nam vậy đó. Thực ra, gia đ́nh tôi ở đây từ 15 năm, th́ những năm đầu tiên, khi các cháu c̣n nhỏ, th́ ḿnh cũng làm cái cây Noel, nhưng ḿnh cũng không nặng về tôn giáo lắm. Rồi lần lượt, khi các cháu lớn lên rồi th́, cảm giác cũng không mặn ṃi ǵ, th́ cái văn hóa đó trong gia đ́nh tự nhiên cũng biến dần đi.

    Nhưng mà ḿnh vẫn có sinh hoạt với bạn bè, thường là giống như bên Việt Nam, gần vào dịp Tết, dịp này là lúc hội họp với nhau, gặp gỡ bạn bè là nhậu nhẹt, gặp gỡ cuối năm, chúc tụng, th́ cứ tuần này đến nhà này, th́ tuần sau đến nhà khác, ḿnh cũng tranh thủ ngày lễ của dân tộc, bởi v́ ḿnh chọn nơi này làm quê hương, th́ cũng coi đó là ngày lễ thôi, chứ không có ư nghĩa về tôn giáo ǵ cả.»

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 22-12-2011 at 09:10 AM.

  4. #74
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    California : “Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh” dành cho tất cả trẻ em ...


    Từ Hoa Kỳ, ông Khanh Nguyễn, Chủ tịch Little Saigon Foundation, kể lại với chúng tôi ngày hội cho trẻ em “Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh”, do hiệp hội của ông tổ chức liên tục hàng năm đến nay là lần thứ 19, tại Wesminster (Quận Cam – California – Hoa Kỳ). “Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh” là một ngày hội không phân biệt tôn giáo :

    Ông Khanh Nguyễn : « Số lượng tham gia đông nhất là vào năm 2010, là 6.000 em. C̣n vào ngày thứ Bảy vừa qua, tại khuôn viên thành phố Wesminster, khoảng 5.000 em nhỏ cùng với gia đ́nh đă đến tham gia chương tŕnh. Hồi xưa (tức từ năm 1993), lúc mới khởi đầu, đối tượng của chúng tôi là những em người Việt Nam. Chúng tôi muốn tạo cho các em niềm vui vào dịp Giáng Sinh. Chúng tôi rất mong muốn các em có những kỳ niệm đẹp vào tuổi ấu thơ.

    Trong những năm gần đây, chương tŕnh “Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh” đă được sự tham gia của không chỉ cộng đồng người Việt Nam, mà cả c̣n có cộng đồng Mỹ, cộng đồng Mễ, cộng đồng Đại Hàn tham gia vào việc tổ chức. Và chương tŕnh không chỉ dành cho các trẻ em Việt Nam, mà c̣n cho tất cả các trẻ em, thuộc tất cả các sắc tộc trong cộng đồng.

    Bên cạnh việc giúp đem lại niềm vui cho trẻ em Việt Nam tại hải ngoại, cách đây 12 năm, nhân một chuyến cứu trợ băo lụt, tổ chức Little Saigon Foundation đă quyên góp gởi quà về cho trẻ em ở Việt Nam. Và từ đó, tổ chức Little Saigon Foundation chúng tôi thường xuyên yểm trợ các sinh hoạt xă hội và bác ái cho Việt Nam qua các chương tŕnh, như Hoa Nhân ái, chương tŕnh tr ại hè cho các trẻ em khuyết tật, như chương tŕnh giúp con em người bị bệnh cùi,… Hàng năm các t́nh nguyện viên, chủ yếu là các thành viên Hướng đạo sinh, giúp chúng tôi thực hiện các hoạt động bác ái và từ thiện tại Việt Nam. Và cũng hàng năm, chúng tôi tổ chức ‘‘Niềm Mơ Ước Mùa Giáng Sinh’’ với tên gọi ‘‘Đêm yêu thương’’ tại Việt Nam, cho hàng ngàn em nhỏ ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, hay nghèo khó ở vùng ngoại ô Sài G̣n. Như ngày 17/12 vừa qua, chúng tôi đă phát quà cho 1.000 em nhỏ tại Vinh. »

    Ước mơ tự do – bác ái và tâm nguyện hướng về Việt Nam

    Linh mục Nguyễn Đức Vượng, chánh xứ xứ đạo Các thánh tử v́ đạo – tiểu bang Virginia th́ cho biết nhiều hoạt động đă được tổ chức tại giáo xứ với hơn 2.000 gia đ́nh. Xứ đạo do cha Vượng phụ trách là một trong những xứ đạo của cộng đồng người gốc Việt được xây dựng sớm nhất tại Hoa Kỳ.

    Linh mục Nguyễn Đức Vượng : « Năm nay chúng tôi tổ chức như sau : thứ nhất là, các buổi sinh hoạt tĩnh tâm cho giới trẻ (tức là những người từ 7 tuổi đến 35 tuổi) ở trong ngoài giáo xứ. Khoảng trên dưới 1.000 em người Việt Nam đă trở về giáo xứ vào ngày 17/12 vừa qua. Chúng tôi nhờ một nhạc sĩ nổi tiếng đến làm một buổi ḥa nhạc lấy chủ đề là ‘‘Đâm rễ trong đức tin’’ đối với giới trẻ. Rất nhiều bạn trẻ từ các trường đại học, trung học, là những người Việt Nam, khi về nghỉ trong dịp lễ này, đă đến tham dự cùng với cha mẹ các em.

    Việc thứ hai là, chúng tôi đang chuẩn bị, với các giới trung niên, nghĩa là từ 35-60 tuổi, anh chị em trong 9 ca đoàn, cùng với các em thiếu niên, sẽ tŕnh bày một đêm thánh ca. Và tới thứ sáu này (23/12), vào lúc 18h30, giờ Hoa Thịnh Đốn, chúng tôi có mở trên website http://www.cttdva.com/. Quư vị vào trong đó, sẽ có những chương tŕnh thánh ca để chúc mừng ngày Giáng Sinh với tất cả mọi người trên khắp đất nước, nhất là người Việt Nam chúng ta ở hải ngoại.

    Chúng tôi rất vui mừng, bởi v́ sau khi xây dựng xong ngôi thánh đường vật chất, th́ chúng tôi sẽ xây dựng những ngôi thánh đường của từng hội đoàn, của từng gia đ́nh để làm sao cho ai cũng có thể thể hiện được sự tự do - ḿnh làm con cái Thiên Chúa. V́ chính Thiên Chúa đă cho chúng ta sự tự do để con người làm những việc tốt, để cho con người giúp cho nhau có sự công b́nh và bác ái. »

    Linh mục Mai Khải Hoàn, chủ tịch Liên đoàn Công giáo miền Tây Nam Hoa Kỳ, đặc biệt nhấn mạnh đến các hoạt động của giới trẻ trong thời gian gần đây và những suy nghĩ hướng về Việt Nam trong mùa lễ Giáng sinh này.

    Linh mục Mai Khải Hoàn : « Đặc biệt ở trong giáo phận Orange (California), hàng năm những người trẻ có nhiều sinh hoạt. Tôi thấy mấy năm trước, sự tham gia của người trẻ trong các buổi tĩnh tâm có vẻ hơi thưa thớt. Rất đặc biệt là trong năm nay, giới trẻ tham dự rất đông. Đây là điều rất đáng ngạc nhiên. Buổi cầu nguyện cho Thái Hà vừa rồi được tổ chức vào tối ngày 10/11. Đây là buổi thắp nến cầu nguyện cho Thái Hà, cho tự do tôn giáo, cho công lư và nhân quyền ở Việt Nam, được Liên đoàn Công giáo miền Tây Nam Hoa Kỳ, với sự hợp tác của các tôn giáo, với các đoàn thể bên ngoài tổ chức. Mục đích là để cầu nguyện cho tự do tôn giáo ở Việt Nam, cho nhân quyền, cho công lư, đặc biệt là cho giáo xứ Thái Hà.

    Chúng ta được nghe và biết, trong thời gian vừa qua, nhà cầm quyền cộng sản đă có những hành động đàn áp đối với các giáo dân ở Thái Hà. Thấy được như vậy, th́ đồng bào ở đây, không có phân biệt tôn giáo, đều rất bức xúc. Họ muốn có tiếng nói để yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tôn trọng tự do tôn giáo, bảo vệ lănh thổ, cũng như nhân quyền và công lư. Liên đoàn Công giáo Việt Nam ở Hoa Kỳ trong tuần sắp tới đây sẽ gửi các thỉnh nguyện thư lên chính phủ Hoa Kỳ, cũng như các cơ quan tranh đấu cho nhân quyền ở trên thế giới để can thiệp đối với vấn đề tự do, nhân quyền và tự do tôn giáo ở bên Việt Nam. »

    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2011...iang-sinh-2011
    Last edited by Tigon; 22-12-2011 at 09:13 AM.

  5. #75
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    3 phút cầu nguyện bằng Thánh Vịnh Đáp Ca








    Last edited by Tigon; 22-12-2011 at 10:55 AM.

  6. #76
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    " Lời Con Xin Chúa " ( Ngọc Lan )




    Ngày lễ Giáng Sinh và Noel đang tới gần. Rất nhiều nơi trên trái đất, ngày lễ hội này được chào đón một cách vui vẻ và trọng thể.

    Từ một nghi lễ đặc biệt trong đạo Thiên chúa và một phong tục của Châu Âu, dịp Noel – Giáng sinh đă trở thành ngày hội của đại chúng.



  7. #77
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ngày này năm xưa : " Dư Âm Mùa Giáng Sinh "



    Trong cái tĩnh mịch của đêm đông , bên ngoài lạnh giá , ḷng người ly hương như ch́m xuống một khoảng trống không đáy .

    Dư âm Mùa Giáng Sinh năm xưa như hăy c̣n cô đọng trong bạn, cũng như trong ḷng hầu hết người Việt hải ngoại .

    Dù bạn có về VN trong thời gian này , nhưng cái không gian bạn đang ở , không giống không gian của VN hơn 30 năm về trước .

    Mùa Giáng Sinh năm xưa ...Dư âm Giáng Sinh ngày ấy , đă là một thứ ǵ khi ẩn khi hiện , lúc rơ lúc mờ ...

    Hăy giữ kỹ nó , như một chút hành trang của cuộc đời . Để dù lưu lạc đến một nơi xa xôi nào đó , bạn vẫn c̣n một chút ǵ để nhớ , để thương ...,

    Tigon









  8. #78
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Những chuyện vui Mùa Giáng sinh.



    Phó Tế J.B.Huỳnh Mai Trác


    Chiếc khăn tay.


    Chào bạn, Tôi tên là Mona, tôi luôn mang theo một chiếc “mù xoa”. Bạn có biết tại sao không?

    Tôi là một bà già góa. Tôi có hai người con trai, một đứa th́ bán dù che mưa, một đứa th́ bán dù che nắng. Khi trời mưa, tôi nghĩ tới đứa con bán dù che nắng, tôi xót xa v́ nó không bán được dù th́ lấy ǵ nuôi vợ nuôi con, nên tôi khóc. Khi trời nắng tốt th́ tôi nghĩ đến đứa con bán dù che mưa, thật tội nghiệp cho nó làm sao nó có thể bán dù che mưa được trong lúc trời nắng ráo, tôi lại khóc. Tôi buồn khổ trong tất cả mọi lúc nên tôi không ngớt khóc lóc và chiếc “mù xoa” này luôn đẩm ướt nước mắt.

    Một ngày kia người hàng xóm hỏi tôi tại sao tôi luôn buồn bă, sầu thảm và khóc lóc liên lĩ. Tôi mới tŕnh bày mọi sự việc với ông ta. Ông ấy nói: “Thật là đơn giản, bà hăy nghĩ đến đứa con bán dù che mưa khi trời mưa, và đứa con bán dù che nắng khi trời nắng!” Và tôi đă làm như vậy, thật là kỳ diệu. Từ đó tôi luôn luôn vui vẽ, yêu đời và tôi cám đội ơn Chúa đă ban niềm vui lại trong con tim. Chiếc “mù xoa” này nhắc nhở tôi trong cuộc đời mọi sự việc đều có phía tốt và phía xấu, nhưng hăy nh́n phía tốt th́ bao giờ cũng hạnh phúc hơn.

    Phải chăng đó là một tin vui, một tin đáng mừng…(Trích báo La Croix)

    http://www.vietcatholic.net/News/Html/14093.htm
    Last edited by Tigon; 22-12-2011 at 10:53 AM.

  9. #79
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Frosty the snowman






  10. #80
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    CÂU CHUYỆN GIÁNG SINH

    “Sau động từ “yêu” … động từ “giúp đỡ” là đông từ tuyệt vời nhất trần gian.”

    After the verb “to love” … “to help” is the most beautiful verb in the world)
    Bertha von Suttner

    Trong thời kỳ của Tổng thống Rousevelt, thời buổi rất khó khăn. Vị tổng thống này đă hứa sẽ mang đến một vầng trăng sáng sủa hơn. Nhưng gia đ́nh Beasley chưa thấy thời kỳ ấy xuất hiện ở thị trấn bé nhỏ của họ đang sống thuộc Tiểu bang Texas.

    V́ thế khi ông nhận được điện thoại báo con trai ông bị bệnh nặng ở California và sẽ khó có thể qua khỏi, ông Bill Beasley không biết làm cách nào để gom góp đủ tiền bạc cho ông và vợ ông đi California. Cả đời ông Bill chỉ làm nghề lái xe tải. Nhưng không bao giờ ông dành dụm được bất kỳ đồng tiền tiết kiệm nào. Gạt qua một bên ḷng kiêu hănh, ông gọi điện thoại cho vài người họ hàng gần xin sự giúp đỡ. Nhưng họ cũng chẳng khá giả ǵ hơn.

    Nên với một cảm giác hổ thẹn và chán chường, ông Bill Beasley đa đi bộ cả dặm đường tới trạm xăng và nói với người chủ, “Con trai tôi bị bệnh rất nặng, và tôi không có tiền, ông có thể tin tôi và cho tôi gọi điện thoại tới California được chứ ạ?”

    Câu trả lời là: “Ông cứ nhấc điện thoại và gọi đến bao lâu cũng được.” Khi ông bắt đầu quay số, một giọng nói làm ông gián đoạn, “Bác có phải là bác Bill Beasly không ạ?”

    Đó là một người lạ mặt, nhảy xuống khỏi ca-bin của một xe tải có bảng số của môt bang khác. Người thanh niên này trông không quen, và ông Bill chỉ có thể nh́n chăm chú vào anh ta với vẻ bối rối và nói, “đúng vậy, tôi là Bill Beasley đây.”

    “Con trai của bác là một trong những người bạn thân nhất của cháu khi chúng cháu cùng lớn lên với nhau. Khi cháu tốt nghiệp đại học, cháu mất liên lạc với bạn ấy.” Anh ta dừng lại một chút rồi lại nói tiếp: “Nghe bác nói bạn ấy bị bệnh phải không ạ?”

    Rất nặng, từ tin mà chúng tôi nhận được. Tôi sắp gọi điện thoại và cố thu xếp cho vợ tôi đến đó với nó.” đoạn, theo phép lịch sự, ông nói thêm, “chúc cậu một lễ Giáng Sinh vui vẻ, chúc bố cậu măi khỏe.”
    Ông già Beasley đi vao văn pḥng của trạm xăng và gọi điện thoại cho người em họ ở bở biển phía tây nước Mỹ, để báo cho ông ấy biết rằng ông hoặc vợ ông sẽ sang đó ngay nếu có thể.

    Vẻ buồn rầu hiện trên khuôn mặt của ông già khi ông ấy c̣n cam đoan với người chủ trạm xăng là ông sẽ thanh toán cước điện thoại ngay khi ông có thể.

    “Cuộc gọi này đă được thanh toán rồi ông ạ. Người tài xế xe tải kia – người mà con trai ông và anh ta đă từng chơi thân với nhau đó – anh ta để lại cho tôi tờ hai mươi Mỹ kim và bảo tôi trả tiền lẻ lại cho ông khi tôi nhận được hóa đơn tính tiền điện thoại. Anh ta cũng để lại cho tôi cái phong b́ này.”

    Ông già lóng ngóng mở phong b́ và rút ra hai tờ giấy. Một tờ viết: “Bác là người tài xế lái xe tải đầu tiên mà cháu đă từng đi chung với bác khi cháu chỉ mới lên năm tuổi. Cháu c̣n nhớ bác đă mua cho cháu phong bánh Snickers.” Tờ giấy thứ hai, với khổ giấy nhỏ hơn nhiều, là một chi phiếu đă được kư tên sẵn với một tin ngắn kèm theo: “Xin điền vào số tiền mà bác cần để bác và bác gái thực hiện chuyến đi … và mua cho con trai bác, bạn thân của cháu, một phong bánh Snickers. Chúc bác một lễ Giáng Sinh vui vẻ.”

    (Nguồn: “Chicken Soup for the Soul” – khuyết danh)

    Copy from Chinhnghiaviet

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 5
    Last Post: 24-06-2011, 11:15 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 08-05-2011, 02:52 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •