Results 1 to 5 of 5

Thread: LS của bà Bùi Hằng khiếu nại

  1. #1
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    LS của bà Bùi Hằng khiếu nại



    Việc bắt người biểu tình đi cải tạo khiến dư luận đặc biệt chú ý



    Luật sư đại diện cho bà Bùi Thị Minh Hằng, người nhiều lần tham gia biểu tình chống Trung Quốc, gửi đơn khiếu nại về việc bà Hằng bị Ủy ban Nhân dân TP Hà Nội “áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục”.

    Hôm 18/12, luật sư Hà Huy Sơn, người được ủy quyền đại diện cho bà Hằng, đã làm đơn khiếu nại ông Nguyễn Thế Thảo, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội.

    Ông Hà Huy Sơn nói với BBC rằng ông căn cứ vào quyết định 5225 lấy việc bà Hằng “không có nơi cư trú” dùng làm biện pháp để đưa người đi “cải tạo” 24 tháng ở cơ sở giáo dục Thanh Hà, Vĩnh Phúc.

    "Tôi chỉ dựa vào mấu chốt trên cơ sở của quyết định 5225 chứ nếu xét về niềm tin vào đạt được kết quả như mong muốn thì hoàn toàn khó đoán.”

    Bà Hằng sở hữu một căn hộ ở Vũng Tàu, sống cùng với con trai nhiều năm nay.

    Hồi cuối tháng 11, Bùi Trung Nhân, con trai bà Hằng đã nhận được thông báo về việc trung tâm Thanh Hà “tiếp nhận” mẹ của mình 24 tháng sau nhiều lần “phát tờ rơi tìm mẹ”.

    Các nhân chứng cho biết lần cuối cùng họ nhìn thấy bà Hằng mang trang phục áo dài truyền thống và giương cao những khẩu ngữ như “Phản đối đàn áp người ủng hộ quốc hội ra luật biểu tình” ở khu vực nhà thờ Đức Bà ở Thành phố Hồ Chí Minh.

    “Rõ ràng đây là việc cưỡng bức chứ không phải là tiếp nhận như thông báo nói vì không ai thích vào trại cải tạo cả,” Luật sư Hà Huy Sơn nói.

    C̣n tiếp...

  2. #2
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quyết định 5225

    Quyết định 5225 của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân Hà Nội gửi trực tiếp tới bà Hằng hôm 8/11 đã nêu rõ hành vi vi phạm ở đây là “gây rối trật tự công cộng nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.

    Theo quyết định này, bà Hằng bị coi là người “không có nơi cư trú nhất định”.

    Với tư cách là luật sư ủy quyền, ông Sơn thổ lộ rằng rất khó “định lượng” về vụ việc này nhưng cho rằng điều này mang ý nghĩa lớn khi công bố việc này với dư luận và công chúng.

    “Đây là biện pháp minh bạch mà tôi nghĩ nó rất tích cực đối với xã hội.”

    Ông Sơn cho hay vẫn chưa có phản ứng gì từ phía giới chức Hà Nội.

    Trại cải tạo Thanh Hà vốn được biết đến như nơi dành cho những người mắc tệ nạn xã hội như nghiện hút ma túy.

    Ư kiến trái chiều


    Bà Bùi Thị Minh Hằng lần đầu tiên được biết đến qua việc tham gia các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc tại Hà Nội mùa hè năm nay.

    Bà gây ra một số tranh căi và chỉ trích v́ có hành vị bị cho là "thiếu lịch sự".

    Khi bà được một số blogger trên mạng tặng danh hiệu “người phụ nữ của năm”, một blogger khác - ông Trương Duy Nhất - phản ứng, gọi bà là "người đàn bà văng tục".

    Trong một b́nh luận mới nhất, blogger Beo (bút danh trên mạng của nhà báo Hồ Thu Hồng) nhận xét bà là người "không khôn ngoan".

    Blogger Beo cho rằng: "Hằng đă bị lập biên bản và tái phạm sau đó tới 2 lần, quy tŕnh và thủ tục đưa Hằng vào trại cải tạo là đúng luật định. Giờ này, duy nhất chỉ có Hằng là có thể cứu chính ḿnh."

    "Nhưng, những người có làn hơi khỏe như Hằng, hiếm khi đời gặp b́nh yên," cây bút này kết luận.

    Giới quan sát cũng để ư việc một số trang web vẫn thường lên tiếng về các vấn đề xă hội - chính trị như Quê Choa, Bauxite Việt Nam không bày tỏ thái độ sau khi bà bị đưa vào trại cải tạo, tuy những trang này có dẫn lại vài bản tin hay bài viết từ các nguồn khác.

    Điều đó dường như cho thấy trường hợp của bà tạo ra những phản ứng khác nhau trong nước, và không rơ liệu cố gắng vận động của gia đ́nh sẽ đi đến đâu.


    BBC

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._lawsuit.shtml

  3. #3
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    ____________________ ____
    Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2011


    ĐƠN KHIẾU NẠI
    Về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với bà
    Bùi Thị Minh Hằng


    Kính gửi: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo

    I. Người khiếu nại:
    Bà Bùi Thị Minh Hằng, sinh ngày 20/07/1964, hộ khẩu thường trú tại số 106 Lê Hồng Phong, phường 4, Tp.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
    Hiện bà Bùi Thị Minh Hằng đang bị cưỡng bức giáo dục tại Cơ sở giáo dục Thanh Hà, địa chỉ xă Gia Khánh, huyện B́nh Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thuộc quản lư của Tổng cục Thi hành án h́nh sự và hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an.
    Liên hệ gia đ́nh: Bùi Trung Nhân, con trai bà Bùi Thị Minh Hằng trú tại số 90 C5 Lê Hồng Phong, phường 7, Tp.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, điện thoại 0165.5535.606.
    Căn cứ điểm a, khoản 1, điều 17 của Luật khiếu nại, tố cáo, quy định:
    “Người khiếu nại có các quyền:… v́ lư do khách quan khác mà không thể tự ḿnh khiếu nại th́ được uỷ quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đă thành niên hoặc người khác để khiếu nại;”
    Người được ủy quyền khiếu nại: Luật sư Hà Huy Sơn, Văn pḥng luật sư Trần Vũ Hải địa chỉ 81 phố Chùa Láng, quận Đống Đa, Hà Nội thuộc Đoàn luật sư Hà Nội theo Giấy ủy quyền ngày 15/12/2011 – kèm theo.
    II. Người bị khiếu nại:
    Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo v́ đă ban hành Quyết định số 5225/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 do Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh kư thay về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với bà Bùi Thị Minh Hằng. (QĐ 5225/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 – kèm theo)


    III. Nội dung:
    Khoảng trưa ngày 27/11/2011, nghe tin ở Hà Nội công an bắt một số người tại khu vực Bờ Hồ Hoàn Kiếm v́ cho rằng họ có hành vi tự phát biểu thị thái độ ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội đưa vào chương tŕnh làm việc khóa 13 của Quốc hội ban hành Luật biểu t́nh, bà Bùi Thị Minh Hằng cùng 03 người khác đă đứng giơ trên tay mảnh giấy ghi “Phản đối đàn áp người ủng hộ Quốc hội ra luật biểu t́nh” ở cạnh khu vực Nhà thờ Đức Bà. Sau đó bà Hằng bị bắt đưa vào Công an phường Bến Nghé, quận I, Tp.Hồ Chí Minh. Ngày 28/11/2011 bà Hằng được đưa đến Cơ sở giáo dục Thanh Hà, tỉnh Vĩnh Phúc và được giao Quyết định số 5225/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.
    Việc Chủ tịch ban hành Quyết định 5225/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 nêu trên đă vi phạm các quy định của pháp luật như sau:
    Thứ nhất:
    Căn cứ điều 87 “Nội dung quyết định đưa vào cơ sở giáo dục” của Pháp lệnh xử lư vi phạm hành chính năm 2002, quy định:
    “Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải ghi rơ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.”
    Thế nhưng, Quyết định 5225/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 không ghi “điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;”.


    C̣n tiếp...

  4. #4
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thứ hai:

    Căn cứ điều 87 của Pháp lệnh xử lư vi phạm hành chính năm 2002 th́ Quyết định phải ghi rơ “nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở giáo dục” nhưng Quyết định 5225/QĐ-UBND lại ghi:

    “Chỗ ở hiện nay: Không có nơi cư trú nhất định”

    Để xác định nơi cư trú của bà Bùi Thị Minh Hằng th́ phải căn cứ vào quy định của Luật cư trú năm 2006.

    Khoản 1, điều 12 của Luật cư trú năm 2006, quy định:

    “Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

    Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.


    Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đă đăng kư thường trú.”

    Và khoản 1, điều 24 của Luật cư trú năm 2006, quy định:

    "Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đ́nh hoặc cá nhân đă đăng kư thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.”

    Bà Bùi Thị Minh Hằng có chỗ ở hợp pháp và thường xuyên sinh sống được Giấy chứng nhận QSDĐ và quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số BB558764 do UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cấp 07/09/1999 là ở số 106 Lê Hồng Phong, phường 4, Tp.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (B́a GCN – kèm theo).

    Mặt khác, Sổ hộ khẩu do Công an thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cấp và CMND số 273278857 do công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cấp ngày 25/11/2004 và ngay tại điều 1 của Quyết định 5225/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội đều xác định nơi thường trú của bà Bùi Thị Minh Hằng là số 106 Lê Hồng Phong, phường 4, Tp.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Như vậy nơi cư trú của bà Bùi Thị Minh Hằng là 106 Lê Hồng Phong, phường 4, Tp.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.


    Như vậy, với các bằng chứng và các căn cứ pháp luật nêu trên cho thấy việc Quyết định 5225/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội cho rằng bà Hằng “Không có nơi cư trú nhất định” là không đúng.

    Thứ ba:Căn cứ khoản 1, điều 3 của Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/06/2003 và Nghị định số 125/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 sửa đổi, bổ sung, quy định:

    “Đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục

    Người có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây có tính chất thường xuyên (có từ hai lần vi phạm trở lên trong thời hạn 12 tháng), nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm h́nh sự và đă bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xă, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xă, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú nhất định:”

    Bà Bùi Thị Minh Hằng không phải là người không có nơi cư trú nhất định v́ vậy bà Hằng không phải là đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục như quy định tại các Nghị định nêu trên và điều 25 của Pháp lệnh xử lư vi phạm hành chính năm 2002.

    Thứ tư:Căn cứ khoản 2, điều 86 của Pháp lệnh xử lư vi phạm hành chính năm 2002, quy định:

    “Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục có hiệu lực thi hành kể từ ngày kư và phải được gửi ngay cho người bị đưa vào cơ sở giáo dục, cơ quan Công an cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp xă nơi người đó cư trú.”

    Quyết định 5225/QĐ-UBND kư ngày 08/11/2011 thế nhưng đến ngày 28/11/2011 (tức 20 ngày sau) sau khi bị bắt bà Bùi Thị Minh Hằng mới được nhận, trong khi bà Hằng có địa chỉ nhà ở tại số 106 Lê Hồng Phong, Tp. Vũng Tàu nơi bà Hằng ở cùng với con trai là Bùi Trung Nhân 18 tuổi.

    C̣n tiếp...

  5. #5
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Kết luận:

    Quyết định số 5225/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với bà Bùi Thị Minh Hằng có nơi cư trú tại số 106 Lê Hồng Phong, phường 4, Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là hoàn toàn trái pháp luật.

    Căn cứ điều 71, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, quy định:

    “Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
    Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.

    Nghiêm cấm mọi h́nh thức truy bức, nhục h́nh, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.”

    Căn cứ khoản 1, 2, 4, 5 điều 9 của Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị năm 1966, Việt Nam tham gia năm 1982, quy định:

    “Điều 9:

    1. Ai cũng có quyền tự do thân thể và an ninh thân thể. Không ai có thể bị bắt giữ hay giam cầm độc đoán. Không ai có thể bị tước đoạt tự do thân thể ngoại trừ những trường hợp và theo những thủ tục luật định.

    2. Khi bị bắt giữ, bị cáo phải được tức th́ thông báo về lư do bắt giữ, và phải được thông báo không chậm trễ về tội trạng bị cáo buộc.

    4. Những người bị bắt giữ hay giam cầm đều có quyền yêu cầu toà án thụ lư không chậm trễ về tính hợp pháp của sự giam giữ, và phải được phóng thích nếu sự giam giữ được xét là bất hợp pháp.

    5. Các nạn nhân trong những vụ bắt giữ hay giam cầm bất hợp pháp có quyền khiếu tố đ̣i bồi thường thiệt hại.”



    YÊU CẦU:

    1- Ông Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội hủy ngay Quyết định số 5225/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với bà Bùi Thị Minh Hằng;

    2- Trả tự do ngay và bồi thường danh dự cùng các thiệt hại về tinh thần, vật chất cho bà Bùi Thị Minh Hằng do việc ban hành Quyết định số 5225/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của Chủ tịch gây ra.

    Hy vọng Ông Chủ tịch thực hiện đúng quy định của pháp luật và xứng danh là Chủ tịch của Thành phố v́ ḥa b́nh và Thăng Long 1000 năm văn hiến.

    Trân trọng,

    Nơi nhận:

    Người làm đơn
    - Như trên;
    - Bà Bùi Thị Minh Hằng;
    - Ông Bùi Trung Nhân;
    - Lưu VP, 04b.
    Luật sư Hà Huy Sơn

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •