Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 12 of 12

Thread: Nhan sắc tuyệt trần 5 mỹ nữ của Vua Bảo Đại trên báo TQ

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    “Hồng Nhan Cô Đơn” Hoàng Hậu Nam Phương Lúc Cuối Đời


    Tôn Thất An Cựu


    LTS: Trong giới truyền thông và riêng giới cầm bút Việt Nam tại hải ngoại, đă và đang có những kẻ viết v́ thủ lợi cá nhân, v́ theo chỉ thị của một đảng phái chính trị, thậm chí c̣n có những kẻ viết v́ theo đơn đặt hàng của đảng cầm quyền hiện nay tại Việt Nam, đảng cộng sản VN.



    Sau khi đọc xong bài: Đi thăm mộ Nam Phương Hoàng Hậu của tác giả Nguyễn thị Cỏ May;



    Hồn Việt UK online, xin được trân trọng gửi tới quư độc giả bài viết: "Hồng nhan cô đơn" Hoàng Hậu Nam Phương lúc cuối đời của tác giả Tôn Thất An Cựu, đă được đăng trong Giai phẩm Việt Báo số Tết Kỷ Măo (1999), để chúng ta cùng nhau cảnh giác trước những âm mưu đánh lạc hướng đấu tranh qua những ng̣i bút xuyên tạc lịch sử, ḥng gây hoang mang, phân hóa, chia rẽ khối người Việt tỵ nạn cộng sản chúng ta.



    Kính mời quư độc giả cùng theo dơi.






    Nam Phương Hoàng Hậu


    Nam Phương Hoàng Hậu Giai phẩm Việt Báo Tết năm Kỷ Măo (1999), trong loạt bài đặc biệt về “100 năm áo dài Việt Nam” có phần bài viết sơ lược về Nam Phương Hoàng Hậu và h́nh ảnh bà mang áo dài Việt Nam. Nhiều bạn đọc, từ hai năm qua, vẫn ngỏ ư mong sẽ có một bài viết đầy đủ hơn về vị Hoàng Hậu cuối cùng, không chỉ của Triều Nguyễn, mà là của lịch sử nước Việt.


    Việt Báo Tết Tân Tỵ trân trọng giới thiệu bài viết đặc biệt của nhà bỉnh bút Tôn Thất An Cựu.


    Trong gần sáu mươi năm qua, kể từ khi Triều Nguyễn chấm dứt vào năm 1945 đến nay, có rất nhiều người viết về cựu Hoàng Bảo Đại, vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn. Nhưng rất ít người nhắc đến bà Hoàng hậu cuối cùng, tức Nam Phương hoàng hậu. Có chăng th́ cũng chỉ nhắc đến một vài chi tiết viết chung trong tài liệu nói về vua Bảo Đại. Hoặc nói cho đúng th́ chưa có ai viết một tài liệu riêng về Hoàng hậu Nam Phương. Do đó nên cũng rất ít người biết đến một bà Hoàng hậu mà trong thời gian giữ ngôi vị mẫu nghi thiên hạ đă có nhiều đóng góp cho Hoàng tộc Nguyễn Phước và cho xă hội lúc bấy giờ.


    Để tưởng nhớ đến một người đàn bà tài sắc, đức hạnh và mẫu mực, đă từng là đệ nhất phu nhân của nước Việt Nam suốt mười một năm, tôi xin ghi lại đôi điều về Nam Phương hoàng hậu mà tôi đă tham khảo theo tài liệu của người bí thư của bà, ông Nguyễn Tiến Lăng, con rể của cố học giả Phạm Quỳnh và một số tài liệu khác thu thập trong cuốn hồi kư của cựu hoàng Bảo Đại và của hai sử gia Pháp là Jean Renaud và Daniel Grandclément như dưới đây:


    Nam Phương Hoàng Hậu, khuê danh Nguyễn Hữu Thị Lan hay là Marie Thérèse, sinh năm 1914 tại G̣ Công Nam phần, con của đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào và là cháu ngoại của ông Lê Phát Đạt, tức huyện Sỹ, một trong những người giàu có nhất miền Nam, có thể sánh ngang hàng với gia đ́nh Bạch công tử ở Bạc Liêu. Ông huyện Sỹ là người đă bỏ tiền ra xây cất ngôi thánh đường nguy nga ở cuối đường Vơ Tánh, Sài G̣n, thường được gọi là nhà thờ huyện Sỹ mà đến nay vẫn c̣n tồn tại.


    Năm 1926, Nguyễn Hữu Thị Lan, 12 tuổi, được gia đ́nh cho sang Pháp ṭng học tại trường Couvent des Oiseaux, một trường nữ danh tiếng thuộc loại nhà giàu ở Paris do các nữ tu điều hành.


    Sau khi thi đậu Tú tài vào năm 1932, cô gái miền Nam theo chuyến tàu của hăng Messagerie Maritime trở về nước. T́nh cờ trên chiếc tàu nầy có ông vua Việt Nam hồi loan sau khi hoàn tất việc học, đó là vua Bảo Đại mà hồi đó giới sinh viên ở Pháp thường gọi một cách thân mật là Prince Vĩnh Thụy.


    Tuy cùng trên một chiếc tàu bồng bềnh giữa đại dương một thời gian khá lâu nhưng Nguyễn Hữu Thị Lan chưa có cơ hội làm quen với vị Vua trẻ tuổi. Măi cho đến gần một năm sau, nhân dịp vua Bảo Đại nghỉ mát tại Đà Lạt và do sự sắp đặt của Toàn quyền Đông Dương, viên Đốc Lư (tức Thị Trưởng sau nầy) thành phố Đà Lạt tổ chức một buổi dạ tiệc tại khách sạn Palace (sau gọi là khách sạn Langbian) để t́m cách cho hai người gặp nhau. Tối hôm đó, trong chiếc áo lụa màu thiên thanh, Nguyễn Hữu Thị Lan đă xuất hiện trước Hoàng đế Bảo Đại để rồi chiếm gọn trái tim của một người có địa vị cao nhất nước.


    Tưởng cũng nên nói thêm là trước đây có nhiều nguồn tin nói rằng vua Bảo Đại đă gặp Marie Thérèse trên chuyến tàu thủy từ Pháp về Việt Nam, nhưng căn cứ vào hồi kư của vua Bảo Đại và tiết lộ của Hoàng hậu Nam Phương được chúng tôi trích dẫn dưới đây, th́ hai người đă gặp nhau trong một hoàn cảnh khác.


    Nhờ ṭng học ở một trường thuộc nhà Ḍng, được các nữ tu chỉ dạy các lễ nghi Tây phương đối với Vua Chúa nên tối hôm đó, lúc vừa diện kiến vua Bảo Đại, Nguyễn Hữu Thị Lan đă quỳ một gối và cúi đầu sát mặt đất để tỏ ḷng tôn kính nhà Vua. Lẽ tất nhiên, một vị vua trẻ tuổi và hào hoa như vua Bảo Đại th́ làm sao ông có thể không xiêu ḷng trước sắc đẹp mỹ miều của Nguyễn Hữu Thị Lan. Và chuyện sẽ đến đă đến: đám cưới của vị thiếu quân hào hoa với một nữ lưu tràn trề hương sắc miền Nam đă diễn ra tại Huế ngày 20-3-1934. Ngay ngày hôm đó Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong làm Hoàng hậu với danh hiệu Nam Phương. Sự kiện Nguyễn Hữu Thị Lan được tấn phong Hoàng hậu ngay sau khi cưới là một biệt lệ đối với các bà vợ Vua thuộc triều Nguyễn. V́ mười hai đời vua Nguyễn trước kia, các bà vợ Vua chỉ được phong tước Vương phi, đến khi chết mới được truy phong Hoàng hậu.


    Nhắc đến cuộc nhân duyên với Hoàng hậu Nam Phương, cựu hoàng Bảo Đại đă ghi lại trong cuốn CON RỒNG VIỆT NAM :


    “Sau lần hội ngộ đầu tiên ấy, thỉnh thoảng chúng tôi lại gặp nhau để trao đổi tâm t́nh. Marie Thérèse thường nhắc đến những kỷ niệm ở trường Couvent des Oiseaux một cách thích thú. Cũng như tôi, Marie Thérèse rất thích thể thao và âm nhạc. Cô ta có vẻ đẹp dịu dàng của người miền Nam pha một chút Tây phương. Do vậy mà tôi đă chọn từ kép Nam Phương để đặt danh hiệu cho nàng. Các vị Tiên Đế của tôi cũng thường hướng về người đàn bà miền Nam . Nếu tôi nhớ không sai th́ trước Hoàng hậu Nam Phương, có đến bảy phụ nữ miền Nam đă từng là chủ nhân của Hoàng thành Huế. Khi chọn phụ nữ miền Nam làm vợ, h́nh như đức Tiên Đế và tôi đều nghĩ rằng trước kia đức Thế Tổ Cao Hoàng (tức vua Gia Long) đă được nhân dân miền Nam yểm trợ trong việc khôi phục giang sơn. Chính đó là sự ràng buộc t́nh cảm giữa Hoàng triều Huế với người dân miền Nam”.


    Về phần Hoàng hậu Nam Phương, bà đă nhắc lại “cái thuở ban đầu lưu luyến ấy” như sau:


    “Hôm đó ông Darle, Đốc Lư thành phố Đà Lạt gởi giấy mời cậu Lê Phát An tôi (Lê Phát An là anh ruột bà Nguyễn Hữu Hào) và tôi đến dự dạ tiệc ở Hotel Palace. Tôi không muốn đi nhưng cậu An tôi năn nỉ và hứa với tôi là chỉ đến tham dự một chút và vái chào nhà Vua xong là về nên tôi phải đi một cách miễn cưỡng và tôi cũng chỉ trang điểm sơ sài thôi. Chúng tôi đến trễ nên buổi tiệc đă bắt đầu từ lâu. Cậu tôi kéo ghế định ngồi ngoài hiên th́ ông Darle trông thấy, ông ta chạy đến chào chúng tôi rồi nắm tay cậu tôi kéo chúng tôi vô nhà. Vừa đi ông vừa nói: “ông và cô phải đến bái yết Hoàng thượng mới được”. Khi cánh cửa pḥng khách vừa mở, tôi thấy vua Bảo Đại ngồi trên chiếc ghế bành chính giữa nhà. Ông Darle bước tới bên cạnh Vua rồi nghiêng ḿnh cúi chào và kính cẩn nói:


    - Votre Majesté, Monsieur Lê Phát An et sa nièce, Mademoiselle Marie Thérèsẹ (Tâu Hoàng thượng, đây là ông Lê Phát An và người cháu gái, cô Marie Thérèse)

    Nhờ các nữ tu ở trường Couvent des Oiseaux từng chỉ dạy nên tôi biết phải làm ǵ để tỏ ḷng tôn kính đối với bậc Quân Vương, v́ vậy tôi đă không ngần ngại đến trước mặt Hoàng Đế, quỳ một gối và cúi đầu sát nền nhà cho đến khi thấy bàn tay cậu tôi kéo tôi dậy tôi mới đứng lên. Vua gật đầu chào tôi đúng lúc tiếng nhạc vừa trổi theo nhịp điệu Tango, Ngài ngỏ lời mời và d́u tôi ra sàn nhảy rồi chúng tôi bắt đầu nói chuyện.


    Về sau, khi đă trở thành vợ chồng, Ngài mới cho tôi biết hôm đó Ngài rất chú ư cách phục sức đơn sơ của tôi. Tôi nghĩ rằng tôi được nhà Vua lưu ư một phần do trong suốt buổi dạ tiệc chỉ có tôi là người đàn bà Việt Nam duy nhất nói tiếng Pháp và theo đúng cung cách lễ nghi âu tây đối với Ngài”.


    Sau lễ cưới, vua Bảo Đại cùng hoàng hậu Nam Phương dọn về ở tại điện Kiến Trung thuộc khu vực cấm thành. Điện nầy xây cất từ thời vua Khải Định nhưng được sửa chữa và tân trang các tiện nghi Tây phương vào đầu triều vua Bảo Đại.


    Tại điện Kiến Trung, Hoàng hậu Nam Phương đă lần lượt hạ sanh 5 người con gồm có:


    - Thái tử Bảo Long, sinh ngày 4-1-1936

    - Công chúa Phương Mai, sinh ngày 1-8-1937

    - Công chúa Phương Liên, sinh ngày 3-11-1938

    - Công chúa Phương Dung, sinh ngày 5-2-1942

    - Hoàng tử Bảo Thắng, sinh ngày 9-12-1943


    Thường ngày, ngoài việc chăm sóc dạy dỗ con cái, thỉnh thoảng hoàng hậu Nam Phương phải cùng các quan ở Bộ Lễ bàn thảo các lễ lạc trong cung đ́nh, lo việc cúng giỗ các Tiên đế và đi vấn an sức khỏe các bà Tiên cung và Hoàng thái hậu Từ Cung, tức mẹ vua Bảo Đại. Tóm lại, bà rất chu toàn bổn phận làm dâu..


    Ngoài việc quản trị nội cung như đă nói trên đây, hoàng hậu Nam Phương c̣n tham gia các việc xă hội và từ thiện. Như đi thăm trường nữ Trung học Đồng Khánh ở đường Jules Ferry (tức Lê Lợi sau nầy), bà thường tiếp xúc với các Giáo sư, nhắc nhở họ cố gắng làm tṛn thiên chức của một nhà mô phạm; đi thăm Nữ Công Học Hội ở đường Khải Định (tức đường Nguyễn Huệ ngày nay). Theo lời nữ sĩ Đạm Phương sau nầy kể lại th́ có lần Hoàng hậu Nam Phương bảo bà làm đơn xin phép Bộ Giáo Dục đem môn nữ công gia chánh vào học đường. Hàng năm bà đều tham dự các buổi phát giải thưởng cho các học sinh giỏi tổ chức tại trung tâm Accueil gần nhà ḍng Cứu Thế.


    Ngày nay, không ai c̣n lạ lùng khi trông thấy quư vị đệ nhất phu nhân xuất hiện nơi công cộng để giúp chồng trong việc ngoại giao, nhưng cách đây sáu mươi năm, Hoàng hậu Nam Phương giúp vua Bảo Đại trong việc tiếp kiến các nhà ngoại giao là một điều quư hiếm. Vào thời đó, nhiều người ở kinh đô Huế đều biết trong những lần vua Bảo Đại tiếp đón các quốc khách như Thống Chế Tưởng Giới Thạch của Đài Loan, Quốc Vương Soupha Vangvong Lào quốc hoặc Quốc vương Sihanouk của Cao Mên v.v đều có sự hiện diện của hoàng hậu Nam Phương. Lần vua Bảo Đại tự ḿnh lái xe hơi đi thăm Nam Vang cũng có mặt Hoàng hậu tháp tùng.


    Chi tiết đáng kể nhất là việc Hoàng hậu Nam Phương đă đem lại ḥa khí giữa các chức sắc đạo Thiên Chúa ở Việt Nam với Hoàng tộc nhà Nguyễn. V́ như chúng ta đă biết, đạo Thiên Chúa với các vị vua triều Nguyễn vốn có những căng thẳng lịch sử th́ Nam Phương hoàng hậu, như một làn gió mát, đă thoa dịu sự căng thẳng lịch sử tưởng chừng như không bao giờ thay đổi.


    Nhân đây, tưởng cũng nên nhắc lại một hành động chứng tỏ ḷng thiết tha với quê hương đất nước của Hoàng hậu Nam Phương mà chúng tôi mới t́m thấy trong tài liệu của sử gia Pháp Jean Renaud do nhà xuất bản Guy Boussac ấn hành năm 1949:


    Số là sau khi quân Pháp dựa vào thế lực của quân Anh quốc để gây hấn ở miền Nam với ư đồ tái chiếm thuộc địa Việt Nam. (Xin lưu ư bạn đọc lúc cuộc chiến khởi đầu tại Nam phần là thuần túy giữa thực dân Pháp một bên và một bên là người Việt Nam chống lại sự đô hộ của người Pháp, không giống thực chất cuộc chiến Quốc Cộng sau nầy). Lúc đó vua Bảo Đại đă từ chức, bà Nam Phương đang ở tại An Định cung bên bờ sông An Cựu.



    Đau ḷng trước thảm cảnh mà đồng bào miền Nam, quê hương của bà đang trực tiếp gánh chịu, cựu Hoàng hậu Nam Phương đă gởi một Thông điệp (Message) cho bạn bè ở Á châu yêu cầu họ lên tiếng tố cáo hành động xâm lăng của thực dân Pháp với lời lẽ như sau:


    “Kể từ tháng 3 năm 1945, nước Việt Nam đă thoát khỏi sự đô hộ của người Pháp nhưng v́ ḷng tham của một thiểu số thực dân Pháp với sự tiếp tay của quân đội Hoàng gia Anh nên hiện nay máu của nhân dân Việt Nam lại tiếp tục chảy trên mảnh đất vốn đă có quá nhiều đau khổ. Hành động nầy của thực dân Pháp là trái với chủ trương của Đồng Minh mà nước Pháp lại là một thành viên. Vậy tôi tha thiết yêu cầu những ai đă từng đau khổ v́ chiến tranh hăy bày tỏ thái độ và hành động để giúp chúng tôi chấm dứt chiến tranh đang ngày đêm tàn phá đất nước tôi.


    Thay mặt cho hàng chục triệu phụ nữ Việt Nam, tôi thỉnh cầu tất cả bạn bè của tôi và bạn bè của nước Việt Nam hăy bênh vực cho tự do. Xin các chính phủ của khối tự do sớm can thiệp để kiến tạo một nền ḥa b́nh công minh và chân chính và xin quư vị nhận nơi đây ḷng biết ơn sâu xa của tất cả đồng bào của chúng tôi”.


    Kư tên:


    Bà Vĩnh Thụy

    (tức Hoàng hậu Nam Phương.)


    Trong một dịp tiếp xúc riêng tư, một người Việt Nam trong ngành ngoại giao trước năm 1975 hiện ở Pháp nói với chúng tôi rằng bức thông điệp trên đây đă được bà Nam Phương gởi đến Tổng Thống Truman của Hiệp Chủng Quốc vào đầu năm 1946 để nhờ can thiệp. Tuy nhiên, đối với một tin tức có tính cách lịch sử nhưng v́ không được tận mắt nh́n thấy trên giấy trắng mực đen nên tôi xin ghi lại đây với tất cả sự dè dặt thường lệ.


    Bà Hoàng hậu cuối cùng của triều Nguyễn đă trút hơi thở cuối cùng tại làng Chabrignac, một vùng quê thuộc miền Bắc nước Pháp theo như lời thuật lại sau đây:

    Ngày 14 tháng 9 năm 1963, vào khoảng 5 giờ chiều, cựu hoàng hậu Nam Phương cảm thấy mệt bèn cho người nhà đi mời Bác sỹ đến thăm mạch. Sau khi chẩn khám, Bác sĩ cho biết bà bị viêm họng nhẹ, chỉ uống thuốc vài hôm là khỏi. Nhưng không dè, Bác sĩ vừa rời khỏi nhà chừng vài tiếng đồng hồ th́ bà cảm thấy khó thở. Người hầu bà bèn nhờ một người Pháp hàng xóm đi mời một Bác sĩ khác, nhưng người Bác sĩ thứ hai chưa đến kịp th́ cựu Hoàng hậu Nam Phương đă êm ái ĺa đời ngay trong đêm đó khi vừa tṛn 49 tuổi. Ngoài hai người giúp việc trong nhà, không có một người ruột thịt nào có mặt bên cạnh bà trong giờ phút lâm chung, v́ các con bà đều ở tận Paris để làm việc và đi học.


    Đám tang của bà Hoàng hậu Viêt Nam lưu vong được tổ chức một cách sơ sài lặng lẽ như những năm tháng cuối đời của bà. Hôm đưa đám, ngoài hai Hoàng tử và ba Công chúa đi bên cạnh quan tài của mẹ không có một người bà con nào khác. Về phía quan chức Pháp th́ chỉ có ông quan đầu Tỉnh Brive la Gaillarde và ông Xă Trưởng Chabrignac.


    Trong suốt thời gian tang lễ, cựu Hoàng Bảo Đại cũng không có mặt mà sau nầy, kẻ viết bài nầy trong thời gian ở Pháp được nghe kể lại th́ khi hay tin mẹ chết, công chúa Phương Liên tức tốc đánh điện tín báo tin cho cựu Hoàng nhưng gặp lúc cựu Hoàng vắng nhà v́ bận đi chơi xa với bà Mộng Điệp, v́ vậy mà cựu Hoàng Bảo Đại không hay biết ǵ nên đă vắng mặt trong ngày đám tang của một người mà có thời đă cùng ông đầu ấp tay gối. Sự kiện đó đă gây sự hiểu lầm khiến về sau các Hoàng tử và Công chúa đă ôm ḷng oán hận người cha mà họ nghĩ là một người chồng không trọn nghĩa thủy chung!


    Trong lần trở lại Pháp vào tháng 4 năm 1999, do đề nghị của một người bạn thường giao thiệp với Hoàng tử Bảo Long, từ Paris tôi theo người bạn đi về làng Chabrignac, cách tỉnh Brive la Gaillarde ba mươi cây số để viếng mộ Hoàng Hậu Nam Phương.


    Gió chiều nghĩa trang lồng lộng thổi, trước mắt tôi là một ngôi mộ đơn sơ với tấm bia đá hai mặt ghi hai hàng chữ bằng hai thứ tiếng khác nhau, mặt trước viết chữ Hán, mặt sau viết chữ Pháp như dưới đây:


    Bia chữ Hán: ĐẠI NAM NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU CHI MỘ, có nghĩa là:


    “Mộ phần của bà Hoàng hậu nước Đại Nam là Nam Phương”.


    Bia chữ Pháp: ICI REPOSE L'IMPÉRATRICE D'ANNAM NÉE MARIE THÉRÈSE NGUYEN HUU THI LAN, có nghĩa là: “Đây là nơi an nghỉ của bà Hoàng hậu Việt Nam tên là Marie Thérèse Nguyễn Hữu Thị Lan”.


    Tôi lặng nh́n ngôi mộ với những cành hoa đă úa vàng lăn lóc đó đây, ḷng bồi hồi nhớ lại hơn năm mươi năm trước, từ nhà tôi đi dọc theo bờ sông An Cựu, mỗi khi đi ngang cung An Định tôi ngẩng nh́n lên bao-lơn, nhiều lần tôi bắt gặp Hoàng hậu Nam phương đang tựa lưng vào tường, mắt đăm đăm nh́n đám lục b́nh trôi lờ lững giữa gịng sông. Tự nhiên ḷng tôi se lại, thương tiếc bà Hoàng hậu của kinh đô Huế thuở nào và buồn cho chính thân tôi, một thời thơ ấu nay đă đi qua! Thuở ấy, có một đôi lần tôi đứng xếp hàng trong hàng ngũ học sinh Tiểu học để đón chào Hoàng hậu. Chúng tôi, với nét mặt rạng rỡ tay cầm cờ vàng phất lia lịa mỗi khi Hoàng hậu xuất hiện và hướng mắt về phía đám nhóc con Tiểu học. Than ôi! Ngày ấy nay c̣n đâu?


    Tôi kính dâng lên hương linh Hoàng hậu Nam Phương những hàng chữ thô thiển nầy và xin Hoàng hậu chứng giám cho ḷng kính trọng vô vàn của người viết khi ghi lại những chi tiết về cuộc đời trong sáng của bà.


    Tháng 9 năm 2000. Kỷ niệm 37 năm ngày mất của Hoàng hậu Nam Phương

    Tôn Thất An Cựu


    Tài liệu tham khảo:



    - La Famille d'Annam của Nguyễn Tiến Lăng

    - Le Dragon d'Annam của Bảo Đại

    - Souverains et Notabilités củaJean Renaud

    - Les Derniers Jours De L'Empire d'Annam của Daniel Grandclément

    ____________________ ____________________ ____________________ ______

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    “Hồng Nhan Cô Đơn” Hoàng Hậu Nam Phương Lúc Cuối Đời
    P2
    Đi thăm mộ Nam Phương Hoàng Hậu





    Hằng năm, từ cuối tháng chạp, chính xác là từ ngày đưa ông Táo về Trời, ỏ Miền nam Việt Nam, nhà nhà đều lo xách cuốc, xẻng, dao mác, chổi, sơn hay vôi, …đi “dẩy mả”, theo tiếng nói b́nh dân của dân Nam kỳ, hay đi “tảo mộ” cho có chữ nghĩa. Người ta sơn phết lại nhà cửa cho mới để ăn Tết th́ cũng phải nghĩ tới chỗ an nghỉ của người thân quá cố.



    mộ NPHH



    Mộ Nam Phương Hoàng Hậu tại làng Chabrignac (Ảnh: Tác giả)



    Sống có nhà, chết có mồ. Ai trong năm làm không kịp v́ gặt hái chưa xong th́ qua đầu năm cho tới lễ Thanh Minh cũng phải lo chăm sóc mồ mả cho chu đáo. Tập tục “dẩy mả hay tảo mộ” ở Việt Nam mang ư nghĩa rất long trọng. Đàn ông trai tráng sáng ra, xách dụng cụ xông pha dẩy cỏ, chặt bỏ cây nhỏ mọc trên nấm mộ, tức tảo thanh cho sạch, sơn phết hay quét vôi lại mộ bằng gạch hay xi-măng, sơn lại mộ bia,… làm cho ngôi mộ và chung quanh đó sạch sẽ và mới mẻ để ăn Tết. Trong lúc đó, đàn bà ở nhà lo làm cơm nước để khi “dẩy mả” xong đem ra mả cúng. Có nhiều nhà v́ rảnh rỗi, kéo nhau cả nhà ra mộ cúng ngày tảo mộ và cùng nhau ăn uống luôn tại chỗ. Như một ngày sum họp gia đ́nh giữa nhiều thế hệ trong tinh thần chuẩn bị cùng ăn Tết với nhau v́ ngày 30 rước ông bà.



    Mang ư nghĩa thiêng liêng nên “tảo mộ” ở Việt Nam không giống người Tàu trong lễ Thanh minh v́ trong lễ Thanh minh, người Tàu đi viếng mộ và đó cũng là ngày hội chào mừng mùa Xuân tới:

    “Thanh minh trong tiết tháng ba,

    Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”

    (Kiều, Nguyễn Du)



    Hôm nay, chúng tôi đi viếng thăm mộ Nam Phương Hoàng Hậu, một việc làm hoàn toàn không nằm trong cả hai ư nghĩa đó bởi không nhằm sau ngày Ông Táo về Trời mà cũng không vào thời điểm chàng Kim và nàng Kiều gặp nhau. Chỉ thăm viếng cho biết nơi Hoàng Hậu cuối cùng của Nhà Nguyễn an nghỉ. Không trên đất quê hương mà ở tận một vùng thôn dă xa xôi lạnh lẽo của xứ Pháp. Ngoài ba bà con chúng tôi hôm nay, không biết trong năm, vào ngày lễ Các Thánh 1/11 (Toussaint) hay ngày tảo mộ, có mấy người tới thăm viếng mộ Hoàng Hậu? Thấp một nén hương, đặt một bó hoa cho Hoàng Hậu?



    Nơi Nam Phương Hoàng Hậu an nghỉ



    Phải nói ít người Việt Nam ta nhắc nhở tới Hoàng Hậu. Biết Hoàng Hậu nằm ở đâu trên đất Pháp lại càng ít hơn. Trong lúc đó, có ít báo chí cộng sản ở trong Nam nhắc tới Hoàng Hậu, nhứt là ngôi biệt thự ở Đà-lạt, chỉ nhằm mục đích quảng cáo du lịch nhiều hơn. Thậm chí Hội Ái hữu G̣-công, quê hương của Bà, nói về Nam Phương Hoàng Hậu cũng rất giản lược. V́ thiếu tài liệu? Hay do ảnh hưởng tuyên truyền “bài phong phản đế” của cộng sản và “bài phong đả thực” của Chánh phủ Ngô Đ́nh Diệm khi truất phế Cựu Hoàng Bảo Đại mà dân chúng quên đi hay thờ ơ lănh đạm?



    Trong t́nh trạng thiếu thông tin đó, may mắn có ông Nguyễn Cao Đức và một nhóm cựu học sinh Jean Jacques Rousseau nhắc lại, trao đổi thông tin (trên mạng) về Hoàng Hậu Nam Phương khá phong phú. V́ có liên hệ với hoàng gia hay với gia đ́nh những người trước đây làm việc trong Chánh phủ của Quốc trưởng Bảo Đại?



    Sau khi cơm nước bữa trưa xong ở Tu Viện Tùng Lâm trong xóm Bosnages gần Limoges, tĩnh mịch rất thích hợp cho nơi tu tập, chúng tôi đi thẳng tới làng Chabrignac để t́m thăm mộ Hoàng Hậu. Khi đi, chúng tôi chỉ biết mộ nằm ở Chabrignac chớ không biết chính xác địa điểm nhưng vẫn chủ quan sẽ t́m được không khó v́ dầu sao cũng là ngôi mộ của một Bà hoàng th́ dân làng phải biết thôi.



    Chúng tôi đang đi trong vùng Tây-Nam nước Pháp nên địa danh chỗ nào cũng tận cùng bằng vần AC. Tiếp vĩ ngữ AC có nghĩa “thuộc về …” để chỉ “đất này thuộc về ông tên ǵ đó …làm chủ”.



    Từ đó, người Pháp mới có họ mang tên đất. Như cựu Tổng thống Pháp Jacques Chirac. Chirac là tên làng Chirac cũng ở vùng Corrèze này và ngày nay hăy c̣n. Người Tàu có Gia trang mang họ một gia đ́nh, một ḍng tộc. Như Vương Gia trang, …Trước đây, Pháp và Tàu là hai nước phong kiến lâu đời mà ngày nay c̣n để lại vết tích. Việt Nam ta không có cách lập họ như vậy v́ mọi người dân dă đều có quyền mang họ của ḍng tộc như vua chúa. Việt Nam là nước quân chủ trước đây mà không phải là nước phong kiến. Nói Việt Nam phong kiến là chỉ biết nói lấy được cho mục đích tuyên truyền chánh trị mà thôi.



    Chabrignac là một ngôi làng nhỏ hiền lành với gần năm trăm dân sống chủ yếu về nghề ruộng rẫy lúa bắp, khoai sắn, không về nghề trồng nho và làm rượu. Nhưng bù lại, Chabrignac là nơi du lịch v́ cảnh đẹp, rất thơ mộng, có nhiều hang động, lâu đài cổ, nhà thờ cổ, … Vào tới làng, chúng tôi t́m ngay người lớn tuổi hỏi thăm. Chúng tôi được chỉ tới nghĩa trang của làng. Quả thật ở đây có nhiều người biết Bà Hoàng nằm ở đâu. Nghĩa trang nằm trên khu đất cao tuy chưa đủ để gọi đó là cánh đồi. Chúng tôi xô nhẹ cánh cửa sắt khép hờ để vào bên trong. Thấy có người, chúng tôi tiến tới hỏi thăm và được chỉ ngay rất chính xác: “Ngôi mộ có hai cây trắc bách diệp”.



    Hai cây khá cao và xanh um nên dễ thấy. Chúng tôitiến tới th́ đúng là ngôi mộ của Nam Phương Hoàng hậu khi nh́n tấm mộ bia có ghi “ Đại Nam Nam phương Hoàng hậu chi mộ” bằng chữ Hán. Phía dưới chân mộ có tấm bảng ghi thêm “Nơi đây an nghỉ Jeanne- Mariette Nguyễn Hữu Hào 1913-1963” bằng chữ Pháp.



    Ngôi mộ làm bằng xi-măng đơn sơ. Mộ bia cũng bằng xi-măng nên góc dưới bên mặt bị bể một miếng nhỏ. Nh́n qua ngôi mộ, ai cũng có thể bảo ngôi mộ từ khá lâu không được tu bổ, chỉnh trang. Trong lúc chúng tôi có mặt, trên mộ có sẵn một bó bông tươi nhỏ như của ai mới đem tới ngày hôm trước thôi v́ bông hăy c̣n tươi. Nghe nói dân làng, nhân đi viếng mộ thân nhân, thỉnh thoảng ghé qua viếng Hoàng hậu bằng một bó bông nho nhỏ để tỏ ḷng ngưỡng mộ.



    Điểm đáng để ư là chỉ có ngôi mộ của Hoàng hậu có trồng hai cây trắc bách diệp hai bên sừng sững như hai người đứng ngay ngắn hầu, bất chấp tuế nguyệt, hay hai ngọn nến khổng lồ và khu đất khá rộng so với nhiều mộ khác tuy không được tươm tất bằng v́ những ngôi mộ này đều bằng đá hoa cương hay ít nhứt cũng bằng đá mài. Gia đ́nh làm tạm để chờ cơ hội cải táng đem về quê hương G̣ công hay Đà-lạt? Theo lời ông Boudy, cựu Xă trường Chabrignac (đương kim Xă trưởng là ông Dupuy), lúc đám tang, quan tài của Hoàng hậu đă được làm bằng kẽm để chuẩn bị đem về Việt Nam nhưng khi xin phép, Chánh quyền của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm từ chối nên phải chôn cất tại nghĩa trang Chabrignac!



    Nh́n ngôi mộ của Nam Phương Hoàng hậu lạnh lẽo, cô đơn giữa người bản xứ, chúng tôi không khỏi bùi ngùi thương cảm cho thân phận của một Hoàng hậu mất nước. Thân phận của người dân b́nh thường như chúng tôi, nếu có con cái biết chăm lo, mồ mả có lẽ sẽ khá hơn chăng? Mà thôi, đời là vô thường, thân đă trở về với cát bụi th́ c̣n chọn lựa, giai cấp, ngôi vị ǵ nữa?



    Nhưng dù sao, Bà Hoàng hậu chết rất an lành. Không bị đau đớn. Đám tang không trọng thể theo nghi thức dành cho môt Bà Hoàng, nhưng được đông đảo dân làng tiễn đưa, thương tiếc, có đủ mặt con cháu, cả Cựu Hoàng. Vẫn hơn người đang chức quyền tuyệt đối trong tay mà chết vô cùng thê thảm, không toàn thây. Chôn lén lút, không tang lễ, không làm được mồ mả. Khi có mồ mả, không dám ghi tên lên mộ bia. Mới thấy người lành thường gặp nạn, nhưng chung cuộc vẫn an lành.

    Góp Phần Lịch Sử Của Làng Chabrignac Rời mộ phần của Hoàng hậu, chúng tôi tới nói chuyện với người đàn ông chúng tôi gặp lúc mới tới. Chúng tôi hỏi thăm về Bà. Ông tên Christian Bouzon là thầy giáo của ngôi trường duy nhứt của làng. Vậy mà, có lúc trường không đủ học sinh để hoạt động. Nhà của ông thầy giáo Bouzon ở ngay bên cạnh trường và ông đang làm vườn bên kia bờ tường ngăn với nghĩa trang.



    Vui vẻ tiếp chúng tôi, ông cho biết rất ít người Việt Nam tới thăm viếng mộ v́ có lẽ nơi đây quá xa và đường đi trong làng cũng phức tạp. Ở văn pḥng thị xă có nhiều h́nh ảnh, thông tin liên quan tới bà Hoàng hậu. Nhưng chính ông lại chưa một lần trông thấy mặt Bà Hoàng. Đám cưới Công chúa Phương Liên năm 1962, h́nh ảnh đăng trên báo địa phương La Montagne, có đủ mặt gia đ́nh tham dự, nhưng cũng không thấy rơ mặt của Bà Hoàng. Ông Thầy giáo có một lần hướng dẫn học sinh của ông lập hồ sơ về Bà Hoàng trong giờ học lịch sử làng Chabrignac. Học sinh sưu t́m được thông tin về Bà Hoàng hậu Nam Phương, đọc qua, chúng đều xúc động, tiếc thương Bà.



    mộ NPHH

































    Căn nhà của Nam Phương Hoàng Hậu (Ảnh: Tác giả)



    Chúng hỏi Thầy giáo xứ Việt Nam của Bà ở đâu? Tại sao Bà là Hoàng hậu mà không ở Việt Nam? Khi nhắc lại chuyện Nam Phương Hoàng hậu, ông Thầy giáo cũng bùi ngùi cho số phận ngắn ngủi và cái chết đột ngột v́ bịnh sưng cuống phổi của Bà do cứu cấp không kịp.



    Chuyện xảy ra vào thượng tuần tháng 9 năm 1963. Sáng hôm ngày khai giảng mùa săn bắn – Pháp c̣n giữ tập tục này và có cả đảng chánh trị “Săn bắn, Đánh cá” ra tranh cử tổng thống – ông Thị trưởng Boudy và người Quản gia của Bà tới mời Bà cùng đi săn, nhưng Bà từ chối v́ bị đau cổ và mệt. Hai người đi. Tới trưa hôm đó, họ được tin Bà Hoàng mất. Và bà mất trước mặt hai người phụ nữ Pháp giúp việc trong nhà. Ngày nay, khi hỏi thăm về Nam Phương Hoàng hậu, người dân làng Chabrignac đều tỏ ḷng thương tiếc. Họ nói Nam Phương Hoàng hậu tuy sống ở đây từ lâu, ít giao thiệp với nhiều người, nhưng mỗi khi gặp ai, Bà đều vui vẻ chân t́nh, b́nh dị, nên được mọi người cảm mến và kính trọng. Dân làng lấy làm vinh hạnh v́ một làng nhỏ như Chabrignac, hẻo lánh, có một công dân là một Bà Hoàng. Và Bà đă thật sự góp phần bổ sung cho lịch sử làng Chabrignac.



    Khi lắng nghe những tiếng nói của dân làng về Bà Nam Phương, chúng tôi thấy thật t́nh dân làng rất thương Bà tuy không phải đồng chủng. Cơ Ngơi Nam Phương Hoàng Hậu Chúng tôi được ông thầy giáo Bouzon chỉ đuờng đi tới ngôi nhà của Hoàng hậu ở cách đó, chỗ nghĩa địa, chừng hơn cây số. Chúng tôi từ giă ông Bouzon đi theo sự hướng dẫn rành rẽ của ông. Nhưng chúng tôi không t́m thấy. Quay trở lại để đi chậm chậm lần theo từng chi tiết ghi nhận. Lần này cũng không thấy ngôi nhà ở đâu hết.



    Trở lại chỗ nghĩa địa lần nữa, bỗng chúng tôi trông thấy một người Pháp lớn tuổi đang nói chuyện với bà vợ trước nhà, chúng tôi tới hỏi, được ông chỉ cũng cùng những chi tiết như ông thầy giáo vừa rồi. Thấy chúng tôi không tin chắc sẽ t́m được, ông bèn bảo bà vợ vào nhà, lấy xe đi dẫn đường chúng tôi. Cùng ngừng xe trước nhà Bà Hoàng, th́ đúng là nơi chúng tôi đă đi ngang qua hai lần, nhưng không nghĩ là ở đây v́ chúng tôi vẫn nghĩ nơi Bà ở phải là một cái lâu đài.



    Năm 1958, Bà Nam Phương muốn xa lánh cảnh ồn ào, tấp nập của Paris và của thành phố du lịch và điện ảnh Cannes, Bà được một người bạn cũ người Pháp giới thiệu mua cơ ngơi này vừa để ở được yên tĩnh, vừa khai thác sanh lợi trang trải cho cuộc sống. Với tiền riêng, Bà mua lại cơ ngơi có tên La Perche nằm bên cạnh con lộ chánh của làng dẫn tới Thành phố Brive, thủ phủ của T́nh Corrèze, gồm một ngôi nhà chánh, kiểu xưa, hai từng, bề ngang dài, xây bằng đá lấy từ vùng này, có 32 pḥng ngủ, 4 pḥng khách, 7 pḥng tắm, với các dăy trang trại, nhà kho dành để chứa dụng cụ canh nông và nông phẩm thu hoạch, 160 mẫu đất và 800 con ḅ…

    Những người phụ giúp việc cho Bà chỉ có hai phụ nữ người Pháp giúp nội trợ ăn ở luôn trong nhà với Bà và một người đàn ông Pháp cai quản khai thác nông nghiệp. Khi về đây, các hoàng tử và công chúa theo với Bà cho tới ngày đi lính hoặc lập gia đ́nh.



    Công chúa Phương Liên năm 1962 kết hôn với ông Bernard Soulain làm Giám đốc ngân hàng ở Bordeaux. Hôn lễ tổ chức tại nhà thờ cổ của làng Chabrignac tọa lạc phía bên kia con đường chạy ngang qua nhà Hoàng hậu. Công chúa Phương Mai có chồng là Quận công d’ Addis Abbela. Hoàng tử Bảo Long làm Giám đốc ngân hàng sau khi giải ngũ, Bảo Thắng và Phương Dung cũng làm việc cho ngân hàng.



    Cách 500m tới chết chưa gặp nhau


    Nhắc lại tang lễ Bà Nam Phương năm 1963 tại đây có đông đủ gia đ́nh, Cựu Hoàng và các hoàng tử, công chúa tham dự. Trong số hoàng gia hiện diện, hôm ấy c̣n có mặt Công chúa Như Lư với tên theo hoàng gia là Princesse d’ Annam, con gái của vua Hàm Nghi, do Vua Hàm Nghi chọn cho cánh họ của ông. Công chúa Như Lư có chồng là Công tước Labesse. Hai người sống ở lâu đài ngang nghĩa trang ở phía bên kia đường, cách nhà Bà Nam phương lối 500 m mà hai bên không bao giờ gặp nhau cho tới ngày Bà Nam Phương mất.



    Vua Hàm Nghi lập gia đ́nh với con gái của Toàn quyền Pháp ở Algérie có ba người con: Công chúa Như Mai, Như Lư và Hoàng tử Minh Đức. Tất cả đều lấy tên d’ Annam như Hoàng tử Minh Đức d’ Annam (Le Prince Minh Đức d’ Annam).


    Năm 2004, Công chúa Như Lư mất, an táng tại mộ phần của gia đ́nh Labesse là một ngôi nhà mồ kiên cố và cao lớn nhứt trong nghĩa trang của làng Chabrignac, nơi Bà Nam Phương an nghỉ. Công chúa Như Lư nằm ở phía trái từ cổng vào, Hoàng hậu Nam Phương nằm một ḿnh bên mặt của nghĩa trang. Cách nhau theo chiều ngang chừng 50 m. Không biết giờ đây hai Bà đă gặp nhau chưa?



    Thầy giáo Christian Bouzon cho chúng tôi biết có ư định hợp tác với Hội thân hữu Pháp-Việt Bordeaux tổ chức lễ tưởng niệm 50 năm ngày Nam Phương Hoàng hậu mất, đồng thời cũng là kỷ niệm Bà được 100 tuổi vào năm 2013.



    Cơ ngơi của Hoàng hậu đă một lần bán lại cho một người Ư khai thác chăn nuôi. Nay nghe nói người chủ này đang muốn bán lại. Trong bạn đọc, có ai muốn mua lại cơ sở này để ở vừa làm ruộng, chăn nuôi. Một nơi yên lành, dân làng dễ thương, tử tế vô cùng.



    Cỏ May sẵn sàng hướng dẫn đi tới đó, không nhận huê hồng.



    Nguyễn Thị Cỏ May

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 9
    Last Post: 06-01-2012, 05:58 AM
  2. Replies: 9
    Last Post: 12-12-2011, 03:49 PM
  3. Replies: 40
    Last Post: 20-07-2011, 08:41 PM
  4. Replies: 15
    Last Post: 22-01-2011, 01:58 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 10-10-2010, 03:17 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •