Đại gia đ́nh có 30 nhà giáo kể chuyện tết nghèo

Cả đại gia đ́nh ấy có tới hơn 30 người theo nghề giáo. Với đồng lương ít ỏi, tiền thưởng Tết gần như không có, nên xuân nào cả đại gia đ́nh giáo viên đều cười gượng nh́n nhau: "Thôi th́ ráng đón cái Tết nghèo".

Đó là đại gia đ́nh của thầy giáo Tám ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Như một cơ duyên ḱ lạ, vợ thầy giáo Tám cũng là giáo viên, sau đó 13 người con của ông tiếp tục nối nghiệp gơ đầu trẻ, họ lấy vợ, lấy chồng cùng ngành và rồi cháu nội, cháu ngoại của ông cũng nằng nặc đ̣i trở thành giáo viên.



Trồng người mà chật vật nuôi ḿnh
"Thầy giáo Tám" là cái tên thân mật mà người trong làng vẫn thường dùng để gọi ông Nguyễn Thanh Tám, năm nay 87 tuổi và là giáo viên đă về hưu. Tốt nghiệp trường Trung học Pháp - Việt ở Sài G̣n vào năm 1949, ông Nguyễn Thanh Tám cùng người vợ là Cao Thị Giác về dạy học tại trường Tiểu học Cộng Đồng (nay là trường tiểu học Nhị Quư). Như để tiếp nối cái nghề của cha mẹ, 13 người con của ông đều theo học sư phạm và trở thành giáo viên. Không những thế, cả dâu, rể, cháu nội, cháu ngoại của thầy giáo Tám hầu hết đều gắn đời ḿnh với nghiệp trồng người.


Đă cuối năm nhưng nhác thấy căn nhà khá tuềnh toàng, tôi chợt nhắc đến câu chuyện muôn thuở là thưởng Tết giáo viên. Nghe thấy thế, cả ba người nh́n nhau cười buồn. Chị Ngọc Thu chùng giọng: "Làm mấy chục năm nay có năm nào được thưởng Tết đâu, Tết này cũng vậy thôi, cả nhà quen rồi". Thầy giáo Tám tiếp lời: "Cố vun vén th́ lương giáo viên cũng đủ sống mà". Tôi hỏi lương bao nhiêu th́ anh Tân bảo: "Em gái tôi dạy mấy chục năm trời, giờ lương nó tăng lên được 3 triệu đồng/tháng, c̣n tôi thu nhập cũng sàng sàng cỡ đó".


Rồi cả gia đ́nh kể cho tôi một câu chuyện vui (mà cũng buồn) xảy ra cách đây khoảng hơn chục năm. Tết năm ấy, nhà ông giáo Tám bỗng nhiên xôm tụ hẳn ra, v́ gần mấy chục người làm giáo viên hầu như ai cũng có một khoản thưởng Tết. Nhưng Tết nhất xong xuôi cả nhà mới tá hỏa, đó là khoản ngành giáo dục ứng trước tiền lương cho giáo viên để tiêu Tết, qua năm lại trừ vào lương tháng. Anh Tân nói vui: "Cái năm ấy, qua Tết xong cả nhà chỉ biết nh́n nhau cười, v́ tiền đă lỡ tiêu xài cho ba ngày Tết, chật vật lắm nhưng cũng phải ráng thôi. Giờ mà nghe phong thanh thưởng Tết, tự nhiên thấy sợ".
Lại nhắc về mấy ngày xuân, ba ngày Tết, chị Thu ngùi ngùi: "Tết năm nay cả nhà chắc chắn nghèo hơn mấy năm trước nhiều, vật giá leo thang dữ quá, mà Tết lại rơi vào tháng 1. Mấy năm trước Tết ở khoảng đầu tháng 2, nên vừa nhận lương tháng 2 là kịp vun vén luôn, năm nay Tết vào cuối tháng 1, lương có bao nhiêu cũng phải lo sinh hoạt hàng ngày rồi, khó thiệt...". Chị bỏ lửng câu nói khiến không khí câu chuyện đượm buồn.


"Nghề giáo nghèo nhưng có sao đâu"
Ông giáo Tám vẫn kiệm lời nhất từ năy giờ bỗng nhiên xua tay, như để phá đi bầu không khí tĩnh lặng nhuốm đầy màu lo toan. Ông cất giọng hào sảng: "Mấy đứa bây bớt nghĩ nhiều, đâu cũng vô đó mà thôi. Không có lương giáo viên của cha mẹ bây, th́ bây lấy ǵ mà ăn học đến nay, khéo tiết kiệm th́ cũng đủ thôi, có ǵ phải lo dữ vậy”. Không khí bớt trầm buồn, cả nhà lại rôm rả cùng nhau kể những kỷ niệm vui buồn nghề giáo.



Vợ chồng ông giáo Tám cùng 2 con tự hào về gia đ́nh 3 thế hệ theo cái nghề cao quư nhất trong những nghề cao quư
Chị Thu tâm sự: "Dịp gần Tết, người ta hay hỏi lương thưởng th́ ḿnh thấy hơi chạnh ḷng vậy thôi, chứ nghề giáo viên cũng vui lắm. Có nhiều đứa học tṛ ḿnh không nhớ mặt, biết tên vậy mà ra đường cứ gặp là cúi đầu chào. Và cũng c̣n rất nhiều t́nh cảm thiêng liêng của thầy và tṛ mà vật chất không thể nào đánh đổi được".


Anh Tân kể tiếp: "Mấy hôm trước ḿnh đi dạy về, tự nhiên bị cảnh sát giao thông ngoắc vào, ḿnh không phạm lỗi ǵ nhưng vẫn thấy sờ sợ. Ai ngờ, anh cảnh sát ngả mũ chào, rồi hỏi: "Thầy c̣n nhớ em không, lâu quá em không gặp thầy, cũng không nghe tin tức ǵ về thầy, thấy thầy chạy trên đường, em không biết làm sao, đành ngoắc lại...". Ḿnh không biết nói ǵ, mà cũng chỉ cần nhiêu đó thôi cũng thấy ấm ḷng ghê gớm"...
Thấy tôi ngước nh́n bàn thờ, thầy giáo Tân bỗng ngậm ngùi: "H́nh đó là chị Năm nhà tôi. Chị tên Nguyễn Thị Phượng, là giáo viên cấp 3, dạy môn Ngoại ngữ ở trường phổ thông Đốc Binh Kiều. Dạy được mười mấy năm th́ chị bị lao phổi, bệnh nghề nghiệp đó mà. Bệnh kéo dài rồi chị mất".


Anh Tân tiếp tục kể về gia đ́nh anh trai là thầy giáo Nguyễn Thanh Hoan. Thầy Hoan lấy chị Bùi Thị Giang cũng là giáo viên, tuy cuộc sống khá khó khăn, chật vật nhưng chưa bao giờ anh chị nghĩ đến việc bỏ nghề. Đến lúc người con gái lớn của thầy Hoan vào đại học, th́ đồng lương ít ỏi của hai vợ chồng giáo viên không thể nào gồng gánh nổi. Túng quá, cô con gái lớn đành phải xin bảo lưu lại một năm, ở nhà phụ giúp cha mẹ kiếm tiền. Thương con gái, hai vợ chồng anh bàn ra tính vào không biết bao nhiêu lần. Thấy khó ổn thỏa, anh chị đành cùng nhau xin nghỉ việc, lấy khoản tiền trợ cấp mấy chục năm dạy học để dành lo cho hai đứa con. Không biết run rủi thế nào, hai cô con gái của thầy Hoan, cô Giang bây giờ lại tiếp tục làm nghề giáo.
Khi được hỏi v́ sao cả gia đ́nh 13 người con, ông Tám đều cho theo nghề giáo, th́ ông chỉ cười. Chị Thu thấy thế liền trả lời giúp cha: "Thật ra cha mẹ cũng không hướng mấy anh em vào nghề giáo. V́ cái nghề trồng người đ̣i hỏi trách nhiệm, đạo đức, phẩm cách phải cao quư mới xứng với nghề. Nhưng đối với mấy anh em ḿnh mà nói th́ cha mẹ không những là đấng sinh thành mà c̣n là người thầy, là tượng đài để anh em ḿnh soi vào rồi sống sao cho phải đạo. Thần tượng cha mẹ như thế nên mấy anh em không ai bảo ai, đều nối nghiệp cha mẹ hết".


Được một lúc lâu th́ vợ ông giáo Tám là bà Cao Thị Giác cũng ra tiếp chuyện. Như lời chị Thu, anh Tân nói th́ bà giáo năm nay cũng đă hơn 80 tuổi nên cũng đă trở nên lẩn thẩn. Nhưng vừa bước ra, bà đă luôn miệng tự hào khẳng định: "Tôi cũng là giáo viên đây, dạy được mấy chục năm rồi đó. Ông giáo Tám đùa: "Nhà này, ai mà chẳng dạy học được hơn mấy chục năm, không phải ḿnh bà ấy đâu". Rồi ông kể chuyện con gái nhà hàng xóm, theo học ngân hàng 4 năm trên thành phố, mới ra trường không hiểu sao lương tới 13 triệu đồng, c̣n con trai, con gái, rồi dâu rể của ông làm giáo viên mấy chục năm trời mà lương vẫn không đủ sống.
Nghe tới đó, chị Thu buồn buồn: "Không phải một ḿnh ḿnh đâu, chị em trong trường ai cũng cực như thế. Nói thiệt, phụ nữ ai mà không thích son phấn, nhưng mà đồng lương nó ít quá, nên mấy chị em hầu như không một ai trang điểm, chưng diện ǵ cả. Lâu lâu may được bộ đồ tươm tất để đứng lớp cũng là tốt lắm rồi". Ông giáo Tám quay sang hai con nói như an ủi: "Nghề giáo nghèo, mà bây vẫn sống được đó thôi, có sao đâu". Rồi cả nhà lại rộn ră: "Hơn 30 người làm nghề giáo, vẫn ngon lành, có sao đâu".
Ngọc Giàu