Page 4 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 31 to 40 of 47

Thread: Vương Triều Đỏ CS Việt nam - Đại Hán Giao Chỉ Quận

  1. #31
    Member
    Join Date
    29-05-2012
    Posts
    396

    LĐA

    Trích từ alamit .
    Tháng 8 năm 1945, ông tham gia quân đội, giữ các chức vụ từ Trung đội trưởng đến Chính trị viên Tiểu đoàn, chi đội 1 và Trung đoàn 301. Từ tháng 10 năm 1948 đến năm 1950, ông là tham mưu trưởng các Quân khu 7, Quân khu 8 và đặc khu Sài G̣n - Chợ Lớn. Từ năm 1951 đến 1954, giữ chức tham mưu phó, quyền tham mưu trưởng bộ tư lệnh Nam Bộ.
    Chổ nầy sai ḥan ṭan và không chính xác .
    LĐA nguời làng Truồi thuộc Huyện Phú Lộc, Tỉnh Thưa thiên .
    Gia đ́nh có 2 anh em, nguời Anh tên Lê Anh (họ đó ở làng Truồi không có chữ lót "sous--secteur có nghĩa như là Chi khu bây giờ, c̣n chỉ huy quân sự ṭan Tỉnh th́ gọi là Secteur (Tiêu khu) . Hồi đó đêm đêm đồn bị đánh hay bị phá cầu từ Huế trở vào Lăng cô th́ họ biết là do anh em nhà Anh (les frères de Anh) . Đến năm 1947 th́ Lê Em bị Tây phục kích bắn chết .
    Từ đó Lê Anh đi ra khỏi Tỉnh Thưa thiên và vào trong Nam làm ở dồn điền cao-su của Pháp .

  2. #32
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tôi chỉ phổ biến bài vở trên mạng, không có khả năng kiểm chứng. Cám ơn Ông góp ư.

    Ông Lê Đức Thọ có 8 anh em mang nhiều họ khác nhau: Phan, Lê, Mai, Đinh, Nguyễn ... Vậy có mấy ông mang họ Lê.
    Ông Hồ Chí Minh, họ gia phả nhà Hồ không phải họ ăn cắp Nguyễn Ái Quốc hay họ giấy tờ Nguyễn Tất Thành từ Nguyễn Sinh Cung, Nguyễn Sinh Sắc. Cộng Sản giả danh cướp họ, dấu diếm gia phả không sao lường được.

    Riêng về Lê Đức Anh cũng như về Vương Triều Đỏ hay Bắc bộ phủ nếu Ông biết ít nhiều th́ xin phổ biến, cám ơn

    Alamit

  3. #33
    Member
    Join Date
    29-05-2012
    Posts
    396
    Lê Đức Thọ Mai chí Thọ Đinh đưc Thiện th́ ai cũng biết .
    Riêng về quê quán Lê Anh, Lê Em th́ chính xác không sai . Tôi c̣n biết cả Lê Nghệ nguyên Quận trưởng Vạn Ninh (Khánh Hoà) là anh em thúc bá , sau học tập cải tạo, hiện c̣n sống ở Saigon, kể că những người Truồi khác đang sinh sống tại Cali, Mỹ .

  4. #34
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Vương Triều Đỏ CS Việt nam - Đại Hán Giao Chỉ Quận
    Tả Vương Lê Đức Thọ


    Gia đ́nh

    Ông có người anh ruột là Phan Đ́nh Đỗ, sinh năm 1905, là thú y Đại học sỹ Đông Dương (tức là bác sỹ thú y ngày nay) là Viện trưởng Viện chăn nuôi đầu tiên (thời kỳ 1952-1954), Phó Viện trưởng kiêm Trưởng Pḥng Chăn nuôi -Thú y - Viện Khảo cứu Nông Lâm (1955-1957), Viện trưởng Viện Khảo cứu Chăn nuôi (1957-1959)

    Ông là anh ruột của Thượng tướng Đinh Đức Thiện (cha đẻ của đường ṃn Hồ Chí Minh) và của Đại tướng Mai Chí Thọ, Đại tướng Công an Nhân dân đầu tiên của Việt Nam.

    Con trai của ông là Lê Nam Thắng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Thông tin và Truyền thông.

    Ông Thắng là con trai của ông Lê Đức Thọ và bà Nguyễn Thị Chiếu, tức Tám Chiếu, người Nam Bộ. Với người vợ trước, quê Hải Pḥng, ông Lê Đức Thọ có một người con trai tên là Phan Đ́nh Dũng, đă mất.

    Một nhà ba kinh lược In
    Văn Chinh



    Ghi chú khi đăng bài này: Gia phả họ Phan do những lư do nào đấy, đă để trống chỗ mà về thế thứ phải là tên cụ Lê Đức Thọ. Như thế có nên chăng? V́ vậy, tôi đăng lại bài này, viết và in ở báo Nông Nghiep Việt Nam từ đă rất lâu...
    Đó là nhà cụ Phan Đ́nh Quế- Đinh Thị Hoàng ở Nam Vân, Nam Trực, Nam Định. Hai cụ sinh hạ được 8 người con, trong 5 con trai th́ người con cả Phan Đ́nh Đỗ là một trong những kỹ sư canh nông đầu tiên của Việt Nam và thứ Phan Đ́nh Tạc làm giáo học; ba người c̣n lại là Lê Đức Thọ (Phan Đ́nh Khải) nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức TW, Đinh Đức Thiện (Phan Đ́nh Dinh) nguyên Ủy viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Cơ khí luyện kim rồi GTVT và Mai Chí Thọ (Phan Đ́nh Đống) nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an. Cả ba đều là người kiệt hiệt trong các lĩnh vực mà họ từng đảm trách trong suốt quá tŕnh hoạt động cách mạng của ḿnh.
    Trước hết, xin nói về một thực tế khách quan, bởi h́nh như có một lúc nào đó chúng ta đă quên: Các nhà cách mạng tiền bối hầu hết đều xuất thân trong các gia đ́nh quan lại, trí thức và khá giả. Như thế là phù hợp với triết luận của Marx: Trong suy thoái, tầng lớp ưu tú nhất của phương thức sản xuất này sẽ làm cách mạng để lập nên một phương thức SX khác, mới hơn. Đấy cũng chính là lư do khiến cựu Thủ tướng Vơ Văn Kiệt khuyên các nhà văn nhà báo chúng tôi nên viết về họ.
    Cụ Quế là con thứ trong một gia đ́nh khoa bảng nhưng đă sa sút, cụ cố ông làm thầy lang, cụ cố bà làm bún riêu cua đội sang TP Nam Định để bán. Chỉ có người anh cả đỗ cử nhân cùng khoa với Tú Xương và cụ Tú đă làm thơ đùa bạn: Thứ năm ông Cử thật là giỏi/ Học tṛ quan Đốc ở Hà Nội/ Nghe tin cố bà cười kh́ kh́/ Đổ cả riêu cua xuống vũng lội. Đó là cụ cử Phan Đ́nh Hoè. Thi đỗ, cụ được bổ làm tri huyện Kim Bảng, Hà Nam. Tại đây, cụ Ḥe đă chọn con gái một gia đ́nh giàu có là Đinh Thị Hoàng dựng vợ cho em là Phan Đ́nh Quế. Lại cho mười mẫu ruộng ở Nam Vân làm vốn. Cụ cử Hoè là một viên quan có ư thức mở mang làng nước. Cụ hiến ruộng cho làng lập quỹ khuyến học, trợ cấp cho con lớn của em là Đỗ theo học canh nông, tại nhà thờ họ Phan ở Nam Vân c̣n có câu đối chữ Hán, đại ư nói một chi họ Phan ở Hà Nội, xuống khai khẩn mở mang trên vùng đất mầu mỡ này. Sau cụ được thăng tri phủ Ninh B́nh rồi khi về hưu, lại được thăng hàm tuần phủ. Cụ đă bỏ tiền thuê thợ đá Ninh B́nh chế tác thành đá phiến, thành tượng chở về quê xây lăng, xây nhà thờ họ và đặc biệt là làm con đường đá rộng 3,5m dài 3500m từ đ̣ Quan về Nam Vân uốn lượn h́nh con rồng mà đầu rồng chính là nghĩa trang của làng. Ở Nam Vân hiện vẫn c̣n câu chuyện truyền kỳ: Cụ Hoè đă nhờ thầy địa lư chọn huyệt và xây sẵn sinh phần, nhưng cụ em Quế vắn số đi trước vào tuổi 46 (1928), cụ đă nhường. Người làng đoán biết là đất tốt, có người đem đặt phần mộ nhà ḿnh gần đấy. Nhưng sau thấy các con trai cụ Quế phải vào tù ra khám, sợ quá, đă chuyển đi chỗ khác.
    Chuyện huyệt mộ tôi không biết chắc, nhưng việc nh́n tướng và bấm số tử vi mà đặt tên, hướng nghiệp cho con cháu của nhà họ Phan th́ đă là một sự thật và rất nên tham khảo. Các con lớn mang tên Đỗ và Tạc đều là hai thứ cây, ông Đỗ sau làm bác sỹ thú y, Tạc c̣n có nghĩa báo đáp, sau khi hoạt động cách mạng bị tù năm 1930, ông đi làm giáo học và là người con trai luôn luôn ở gần mẹ, c̣n ba ông sau th́ hầu hết đi hoạt động xa nhà. Con cháu họ Phan ở Hà Nội đều coi hai bác là người cha, người thầy đạo lư gia phong. Trong 5 ông con trai của cụ Quế Hoàng, tôi chỉ được trực tiếp hầu chuyện ông Phan Đ́nh Tạc vào năm ông đă suưt soát 90. Vẫn minh mẫn và khiêm nhường, ở con người toát lên một gia phong bền vững và tự trọng, tuyệt nhiên không có lấy mảy may nào là em một cố mệnh khai quốc công thần.
    Ông Lê Đức Thọ, sinh năm Tân Hợi (1911) được khai sinh là Phan Đ́nh Khải. Chữ Khải có nghĩa là khai mở, bầy thuật, về sau quả nhiên như thế. Nhà văn Dương Duy Ngữ, người đă viết Lê Đức Thọ liệt truyện nói: “Nếu h́nh dung Lê Duẩn là Tổng tư lệnh của đất nước th́ Lê Đức Thọ chính là Tổng tham mưu trưởng.” Ông là người châu Á đầu tiên được trao Giải Nobel về Hoà b́nh 1973 (cùng với Henri Kissinger) trước cả Đặng Tiểu B́nh năm 1986. Người ta kể rằng, khi sinh con thấy khôi ngô tuấn tú, cụ Hoàng đi lấy lá số, thầy tử vi giật ḿnh mà nói: “Lá số tuyệt hảo, nam cận cửu trùng nữ tắc cung phi.” Cận cửu trùng? Đây có thể là nguyên nhân để ông chỉ cho mọi người gọi ḿnh là (thứ) Sáu, dù ông là con thứ tư? Là nguyên nhân để ông từ chối Giải Nobel và đă di huấn trả biệt thự lại cho Nhà nước sau khi ḿnh qua đời?



    Ông Đinh Đức Thiện sinh năm Giáp Dần (1914), tên khai sinh là Phan Đ́nh Dinh. Chữ Dinh có ba nghĩa chính: là nơi lính ở, là lo toan t́m kiếm, là cứu tế. Quả nhiên, chỉ có ông lấy họ mẹ đặt tên ḿnh khi hoạt động cách mạng, hẳn là ông thấm nhuần sự tảo tần lo liệu của mẹ? Cũng chỉ có ông làm quân sự, xong chiến dịch Điện Biên với tư cách là Cục trưởng Cục vận tải chưa lâu đă lăn vào Trường Sơn, làm “kỹ sư trưởng” thi công và vận tải làm nên đường ṃn Hồ Chí Minh nổi tiếng. Ông chính là vị Tổng chi huy mặt trận 559 đầy uy lực, từng tặng lon nhưng cũng lột lon của không ít người. Dân 559 c̣n kể một giai thoại: Một cậu giao liên dẫn sai đường, quanh quẩn măi không ra khỏi chỗ xuất phát, ông hỏi mày cấp bậc ǵ? Dạ thưa thủ trưởng, cháu binh nh́. Ông đă văng tục mà bảo thế th́ c̣n giáng cấp mày xuống đâu nữa? Tất nhiên, ông nổi danh bởi động vào đâu, ách tắc đến mấy cũng khai thông. Tôi lấy làm lạ rằng, những năm 1960 lạc hậu, lại mưa bom băo đạn, vậy mà ông đă lắp đặt thành công đường ống dẫn dầu suốt từ Bắc vào Nam. Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần trên một tuyến vận tải hàng ngàn cây số như cuộc chống Mỹ cứu nước, có thể nói cả một nền kinh tế hậu phương đă qua vai hàng triệu đồng bào bộ đội và qua những bộ óc cực kỳ thông minh và tỉ mỉ cụ thể, trong đó có ông Đinh Đức Thiện, mà vào chiến trường máu lửa? Có lẽ bởi căn tính lo liệu, cứu tế của ông mà ông lại được giao làm Tổng cục trưởng Tổng cục Dầu khí? Bấy giờ t́m đối tác liên doanh không dễ như bây giờ, đất nước đang trong ṿng lao đao bởi Mỹ bị cấm vận sau 1975. Có câu chuyện truyền rằng: Do gần như không có đối tác cạnh tranh, nước bạn muốn lừng khừng để ép tỷ lệ góp vốn và thu lợi nhuận. Ông đă cho mời các quan chức dầu khí của họ sang, chiêu đăi rất linh hoạt, có cả nhẩy đầm. Thế rồi, khi liên doanh dầu khí đă vào đà, ông lại phải nhận chức Bộ trưởng Bộ GTVT, có người muốn để dầu khí cho người khác nắm. Ông đă sang hỏi ông anh Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức TW: “Muốn làm nên một cái ǵ mới, phải mất mười năm, những làm tổ chức đă phải mất vài ba năm rồi. Nay tôi đă ngót 70, làm vài năm nữa th́ nghỉ. Tôi không làm.” Ông Lê Đức Thọ nói, chú nói đúng cả, nhưng v́ chú là em tôi, tôi không thể nói cho em được. Ông Đinh Đức Thiện là một vị tướng tài ba nhưng tính ngang từ nhỏ. Hồi bé cùng anh và em trọ học ở nhà bà cô tại Nam Định, có tật vừa đi vừa đá bóng trên hè phố. Bị ông anh bạt tai uỳnh uỵch mỗi sáng sớm trước khi đến trường, khiến bà cô sợ hăi chạy lên th́ lại thấy ba anh em vui vẻ nói cười lễ phép. Những ai có mặt ở Trường Sơn trong chiến tranh, hẳn ai cũng từng nghe nói đến tướng Đinh Đức Thiện cả uy danh, thành tích lẫn những câu đùa dân dă và những câu chuyện tục dân gian? Có lẽ v́ tính cách nhiệt t́nh, nóng nhưng vui, chả sợ ai khiến ông được cả lính lẫn dân yêu mến. Cho đến năm ngoài 70 tuổi, ông vẫn đùa vui. Đây là thơ vui của ông, tôi chép được từ sổ lưu niệm tại nhà thờ họ Phan ở Nam Vân: Ai qua Nam Định đất nhà Trần/ Nhớ ghé về chơi xă Nam Vân/ Có lăo Thiện già ngoài bẩy chục/ Tuy già nhưng lăo vẫn c̣n gân.
    Đại tướng Mai Chí Thọ tên thật là Phan Đ́nh Đống, sinh năm 1922, tuổi Nhâm Tuất. Chữ Đống nghĩa hẹp là cột cao nhất trong ngôi nhà, nghĩa rộng là người gánh vác quốc gia đại sự. Ông cao lớn, đẹp trai nhất nhà, đi đứng với nhiều người cứ cao vọt lên, vậy mà ông lại làm nghề an ninh cần nhiều sự bí mật. Trong ba nhà kinh lược họ Phan, ông Mai Chí Thọ được học nhiều hơn cả, sau khi hai ông anh đi hoạt động, ông vào Huế theo anh cả Phan Đ́nh Đỗ, học ở Quốc học Huế. Nếu ông Đinh Đức Thiện học ít hơn anh và em, là một thuận lợi cho ông hoà nhập vào quần chúng rộng hơn, th́ ông Mai Chí Thọ lại là người hoà nhập sâu hơn. Chỉ có 9 năm gắn bó với vùng đất không phải là quen thuộc, nhưng với tri thức học được từ nhà trường, từ “trường đại học nhà tù” Côn Đảo đă giúp ông hiểu kỹ hiểu sâu con người Nam bộ. Nhờ vậy, ngay từ 1954 với cương vị Thường trực Ban nghiên cứu địch t́nh trực thuộc Xứ uỷ Nam kỳ, rồi sau đấy là Trưởng ban, ông đă góp phần thiết lập mạng lưới t́nh báo rất đắc lực và trung thành. Đặc biệt, ông đă có gan dùng cả những viên chức cũ, những phạm nhân được ông hay đồng chí ḿnh cảm hoá, sử dụng họ vào lực lượng t́nh báo và an ninh. Trong số hàng trăm, ngàn chiến sĩ t́nh báo do ông tổ chức và huấn luyện đợt đầu tiên, chỉ có 1 người phản bội, 1 người bị bắt chứng tỏ một nhăn lực nh́n người và cách sử dụng cán bộ của ông sâu sắc biết nhường nào. Thế mà ông đă thành Đại tướng Công an chỉ v́ chấp hành sự phân công của tổ chức. Từ nhà tù Côn Đảo về Cần Thơ, ông được Tỉnh uỷ phân sang an ninh, ông đă giẫy nẩy: “Tôi rất biết bọn cảnh sát lính kín. Đă hai lần vào tù, hai lần thấm đ̣n ác hiểm của chúng. Tôi không làm đâu.” Có lẽ đ̣n thù đă khiến ông rất kỵ kiểu tra tấn ép cung. Trong kháng chiến chín năm, một nhóm các viên chức cũ do nhận viện trợ từ gia đ́nh mà ăn tiêu khác hẳn sinh hoạt kiểu vệ quốc. Họ bị nghi kỵ hai mang và bị lập chuyên án, và người ta xin ông tra tấn bị can, ông đă phản đối và với biện pháp nghiệp vụ, ông đă giúp họ chứng minh sự trung thành và tự nguyện chịu đựng khó khăn. Nhiều người trong số họ theo kháng chiến đến tận năm 1975 và trở thành cán bộ cao cấp. Vậy th́ sự chông chênh về giai cấp tính của một Xứ uỷ viên dựa vào đâu? Tôi nghĩ, ông đă dựa vào chính gia đ́nh ḿnh, để cắt nghĩa và có nhận định độc lập. Ông nh́n thấy ḷng thương dân làng của cụ cử Hoè là bác ruột ông, không cùng chính kiến nhưng ḷng yêu dân của cụ là có thật. Vợ chồng ông đều không đi tập kết 1954, các con ông đều gửi ra Bắc, lại nhờ cả vào ông anh dạy dỗ mà nên người, chứ hai ông anh cũng lại cơm Bắc giặc Nam. Ông trở ra Bắc xin ư kiến Trung ương về mạng lưới t́nh báo năm 1956, hẳn ông đă biết rơ người anh rể của ḿnh đă chết oan trong cải cách ruộng đất và chính nó khiến ông khéo léo chống lại bệnh giáo điều và cứng nhắc? Nhưng có lẽ vượt lên trên tất cả là t́nh nhân ái của ông với đồng loại? Trong một lần trả lời báo chí về việc ông hay làm từ thiện, ông đă kể lại nhiều kỷ niệm được dân cưu mang dù dân c̣n rất nghèo đói, được dân che chở mà có khi v́ vậy mà một người đă bị địch tra tấn đến thành điên loạn. Ông cảm thấy thật thấm thía câu thành ngữ: Nhất tướng công thành vạn cốt khô. Câu ấy nhiều người biết, nhưng ông là vị tướng đầu tiên đă nói về nó, với một tấm ḷng tri ân sâu nặng.
    Ba người con gánh vác ba việc lớn của quốc gia trong thời đại cách mạng long trời chuyển đất nhưng có những thời kỳ gian khó và bên bờ vực hiểm nguy nhưng mỗi người, theo cách của ḿnh đă có công huân nh́n thấy, sờ thấy được quả là một gia đ́nh quư hiếm. T́m hiểu nguyên nhân của sự quư hiếm này cần một tổ hợp công sức của nhiều người nhiều ngành. Ở đây chỉ xin nói trong phạm vi sự hiểu biết c̣n rất hạn chế của ḿnh.
    Như thế là gia đ́nh cụ Quế Hoàng chỉ có 10 mẫu ruộng, trong đó 1 mẫu làm thổ cư và trồng trầu là chủ yếu. Cụ Hoàng vừa nối nghiệp mẹ chồng là làm bún riêu cua, vừa bán trầu vỏ ở chợ Nam Định, đó là nguồn thu nhập chính giúp có tiền nuôi cả đàn con ăn học. Chứ lúa ngày ấy năng suất thấp, giỏi ra mới được dăm bẩy tấn với thuế má, hạt giống rồi thuê người làm, những hơn mười miệng ăn không thể nói là dư thừa. Lại c̣n thiên tai, địch hoạ; cụ đă phải bán dần số ruộng để lo liệu cho các con. Trong hồi kư của ḿnh, Đại tướng Mai Chí Thọ viết: “Năm tôi mới 6 tuổi th́ cha chết. Ông cụ chết lúc 46 tuổi, rất trẻ nhưng biết làm sao được; tuổi thọ trung b́nh của dân ta lúc đó không quá 30. Mẹ tôi trở thành goá phụ trung niên chịu trách nhiệm toàn bộ gánh nặng gia đ́nh nuôi dạy 8 người con. (...) Năm 1929, lúc đó tôi 7 tuổi th́ một trận băo quái ác đă tàn phá miền Bắc nước ta. Sức gió mạnh đến mức làm bật tung cả đường ray xe lửa, xoắn gập cả trụ điện bằng thép, 99% nhà cửa của dân bị sập. Mùa màng, hoa mầu, trái cây mất sạch. Đê vỡ, lụt lội khắp nơi.”
    Ông Mai Chí Thọ cũng kể lại, năm 1930 ba người anh trai đă bị tù v́ hoạt động cách mạng. Nghĩa là chỉ sau năm băo lụt ấy có 1 năm mà ảnh hưởng nặng nề của nó hẳn c̣n ngổn ngang trăm mối. Vậy là ba năm liền tai hoạ lớn đă đổ sập xuống vai người goá phụ: Chồng chết, con gái lớn cho cưới chạy tang, sợ chờ sau ba năm th́ lỡ mất hạnh phúc cả đời. Cơn băo sập nhà chưa gượng nổi th́ liền một lúc ba con trai lớn bị bắt bớ tù đầy. Bấy giờ cách mạng chưa phải là rộng khắp, cảnh ba người con mồ côi bị tù cùng một lúc không khỏi những dị nghị, nói ra hay không nói ra, của dân làng và đặc biệt là gia đ́nh nhà chồng, với ông anh chồng là quan lại mà các hoạt động của các con cụ nhằm lật đổ cả hệ thống của ông ta. Ban ngày cụ Hoàng vẫn phải gượng sống và lam lũ, chỉ ban đêm mới lặng lẽ khóc thầm. Cụ sẽ phải ở goá 26 năm nữa, năm 1956 mới ra đi gặp cụ ông. Nhưng đó là thời gian chưa xác định. Trong những đêm dài dằng dặc của năm 1930, chỉ có miếng trầu thuốc và những giọt nước mắt làm bạn bầu với cụ, đỡ dần cụ trên hành tŕnh suông nhạt một ḿnh.
    Người phụ nữ Việt Nam có tứ đức tam ṭng th́ cụ Hoàng đủ cả. Đi làm dâu xứ người, không may nửa đường đứt gánh, chồng chết theo con, cụ đă lấy ư hướng của con làm lẽ phải. Gieo neo thế, nhưng vẫn nuôi anh em đồng chí của con: Các ông Trường Chinh, Nguyễn Lương Bằng, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Linh đă được cụ nuôi dưỡng và che chở ngay trong nhà của ḿnh. Thế rồi mười năm sau, 1940 lại ba người con bị bắt tù liền một lúc. Lần này th́ người con trai út là Phan Đ́nh Đống thay chỗ người con cả đă đi làm viên chức hẳn là anh em muốn “phân công trách nhiệm” ông làm phận sự chữ Hiếu cho cả nhà? Các con bị tù nhiều quá, đến thành nỗi ám ảnh, đến nỗi năm 1956, ông con út từ miền Nam về thăm sau 15 năm biền biệt, cụ chỉ dặn: “Con làm ǵ th́ làm chứ đừng để giặc nó bắt tù. Mẹ già rồi, con c̣n bị bắt th́ lấy sức đâu mà mẹ chịu đựng?”
    Nếu như một mẹ sinh thành dưỡng dục cho đất nước ba người con như Lê Đức Thọ, Đinh Đức Thiện, Mai Chí Thọ là rất hiếm hoi; nhưng tần tảo, hết ḷng với sự nghiệp của con như cụ Đinh Thị Hoàng lại là phổ biến và tổng các nỗi đau, nỗi khổ cực của họ là vô cùng vĩ đại. Chúng ta mới chỉ có phẩm tước Mẹ Việt Nam Anh hùng để trao tặng cho những người có con liệt sĩ. C̣n những người như mẹ Hoàng th́ sao?

  5. #35
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Vương Triều Đỏ CS Việt nam - Đại Hán Giao Chỉ Quận
    Lê Đức Thọ: Tội Phạm Chiến Tranh

    Trần Nhu





    Có nhiều bạn hỏi về Ban Tổ Chức Trung Ương Đảng của ông Lê đức Thọ. Nhân buổi phỏng vấn của anh Tường Thắng về vấn đề này, tôi xin trích dẫn một số trang trong cuốn "Tinh Thần Phật Giáo Nhập Thế" (Chương 2 " Phật Giáo Miền Bắc bị triệt tiêu dưới chế độ Hồ chí Minh" Tập I - Nguồn Sống, 2005).


    Đến đây cũng xin mở ngoặc nói qua về nhân vật Lê Đức Thọ. Chúng ta cũng không nên quên rằng tên tuổi của Lê Đức Thọ được cả thế giới biết đến từ khi có hội nghị Paris. H́nh ảnh Lê Đức Thọ được sánh ngang với Henry Kissenger trên các tờ báo lớn và được in trong những cuốn tự điển bách khoa ở các mục danh nhân thế giới như Socrate, Michel-Ange, Descartes, Beethoven, Pasteur, Einstein de Broglie, Churchill, Chaplin, W. Disney, Montessori, Faulkner, B. Russell, Eisenhower vân vân. Họ là những người có công lớn với nhân loại. nhưng Lê Đức Thọ là một trong số những nhân vật vĩ đại đó sao? Người ta nêu tiểu sử tóm tắt của Thọ và nhấn mạnh về công trạng t́m kiến hoà b́nh cho cuộc chiến tranh Việt Nam trong cuộc hoà đàm Ba Lê với ngoại trưởng Hoa kỳ Henry Kissenger và cả hai được trao giải thưởng Nobel hoà b́nh.

    Thật mỉa mai cay đắng, đáng xấu hổ làm sao? Một tên tội phạm chiến tranh lại được giải thưởng Nobel hoà b́nh! Sự kiện rơ ràng mà cả đảng cộng sản Việt Nam đều biết là Thọ và Duẩn chủ động đưa quân vào cưỡng chiếm miền Nam. Tiếp sau đó đưa 200.000 quân Việt Nam vào chiếm Campuchia và ở ĺ đất Chùa Tháp 10 năm. Liên minh Thọ Duẫn chủ trương cuộc xâm lăng này; trong đó Thọ vừa là kẻ khởi xướng, vừa là kẻ thực hiện. Đó là một cuộc chiến tranh không tuyên bố v́ quốc hội không được hỏi ư kiến về cuộc chiến tranh này. Quốc hội là "cơ quan quyền lực tối cao của quốc gia". Theo lẽ thường là như vậy, nhưng ở Việt Nam nó chẳng có quyền ǵ cả. Quốc hội do đảng nặn ra, là tay sai của đảng. Các phần tử trong quốc hội cộng sản là một bọn ngu đần, mang đầu óc nô lệ, cứ cúi đầu khép nép như một bầy đầy tớ ngoan trước ông chủ.

    Nên cần phải minh định rằng cuộc chiến tranh ở Campuchia là cuộc chiến tranh của đảng Cộng sản Việt Nam, không phải là cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam.

    Cuộc phưu lưu quân sự được tiến hành theo ư riêng và chỉ đạo của Lê Đức Thọ, làm cho khoảng trên 52.000 lính Việt Nam chết trận, 20.000 lính bị thương, chẳng những thế nó c̣n làm cho dân tộc Việt Nam bị nhục nhă trước thế giới trong bộ mặt kẻ xâm lăng, bị tẩy chay, bị trừng phạt (cấm vận).

    Thọ đáng nhẽ ra phải ra đứng trước vành móng ngựa toà án quốc tế về tội phạm chiến tranh. Thọ không những chỉ gây tang tóc cho nhân dân Việt Nam, mà y c̣n gây ra cảnh nồi da sáo thịt trong đảng Cộng sản Việt Nam, với cái chiêu bài chống chủ nghĩa xét lại. Việc Thọ làm nhiều người biết là sai quấy, nhưng ai mà dám cả gan phê b́nh Thọ. Hơn nữa, vào thời điểm ấy, chiến dịch thanh trừng, với danh nghĩa là bài trừ các tổ chức phản cách mạng và nhóm xét lại đang diễn ra. Thiếu tướng Hoàng Minh Chính, Đặng Kim Giang, Vũ Đ́nh Huỳnh đệ nhất bí thư của Hồ Chí Minh vân vân... họ là những người cộng sản không làm điều ǵ sai trái với Đảng cả, và hiển nhiên không phải thành phần chống đảng, họ bị mật vụ của Thọ bắt giữ, nhưng không một ai lên tiếng bênh vực họ, kể cả Hồ Chí Minh, ra mặt bênh vực. Làm như vậy, chẳng khác nào lạy ông tôi ở bụi này: tôi là thành phần xét lại đây.

    Tâm tư các đảng viên cộng sản hoang mang từ ngày cải cách ruộng đất, nên thường khi gặp sự trái tai, họ chỉ c̣n biết im lặng hay làm ngơ cho v́ sự sống c̣n của bản thân, gia đ́nh, họ buộc phải nói dối. Đó là phương cách duy nhất để giữ nồi cơm và mạng sống, v́ thế họ cân nhắc kỹ lưỡng, không có lựa chọn nào khác. Cái mũ phản động, chống đảng, gián điệp đến ngày nay đảng cộng sản vẫn c̣n giữ thói quen chụp mũ nhiều trí thức yêu nước chỉ v́ nói khác đảng. "U tối" tương ứng với "tàn bạo", "văn minh" tương ứngvới "trí tuệ", nền dân chủ tương ứng với kiến thức khoa học, kỹ thuật. Chủ nghĩa Lê-nin, chế độ cộng sản kiểu Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh tương ứng với kiến thức xă hội phong kiến lạc hậu. Chính sự thiếu kiến thức này xô đẩy họ vào con đường chuyên chế tàn bạo. Chế độ cộng sản hà khắc hơn ở các xứ kém mở mang, tŕnh độ dân trí thấp, lạc hậu, nghèo đói. Xét về đại thể giữa tŕnh độ phát triển và tŕnh độ dân trí như ở Ba Lan, Đức, Tiệp Khắc chẳng hạn và so sánh với Tầu, Việt Nam, Cao Miên, Bắc hàn, th́ Ba Lan, Tiệp Khắc, Đức có một truyền thống tranh đấu cho tự do trong ḷng dân chúng, và kinh tế cũng mở mang sớm, tân tiến hơn, v́ thế ít hà khắc.

    Những yếu tố trên tạo thành căn bản xă hội, và ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy uy quyền của các cá nhân lănh tụ cộng sản ở các xứ kém phát triển kinh tế, nổi bật hơn ở các nước văn minh. Ở những xứ này, sự sùng bái cá nhân c̣n tệ hơn cả thời kỳ phong kiến, và bạo lực thường được dùng để đề cao các lănh tụ. Họ cho rằng chỉ có súng và nhà tù mới ngăn chặn được các cá nhân khỏi bị các tư tưởng, khuynh hướng khác chi phối. Nên họ chủ trương sử dụng vũ lực với dân chúng. Như người luyện thú vật, dùng roi vọt, cùm xích để uốn nắn, rèn luyện phẩm cách công dân. Chính quyền phải luôn luôn cầm sẵn mă tấu trong tay, hơi có nghi ngờ là phạt ngay và phạt không nương tay. Nhưng bất đồng tư tưởng tuyệt đối không được dung thứ. Không một ai được công khai ngờ vực cái định chế hiện hữu, những ư kiến bất đồng bị d́m ngày càng sâu. Nhân cách cũng như sự dồn nén tâm lư sẽ dẫn đến sự huỷ hoại đời sống tâm linh rất nặng nề bởi các mâu thuẫn được giải quyết bằng súng và nhà tù. Họ không chỉ giới hạn vào những biểu thức diệt ngầm "đóng cửa" bảo nhau bằng súng.

    Họ tự ḿnh đặt ra những luật lệ và cưỡng bách dân thi hành các điều khoản bằng h́nh thức các sắc luật và nghị định, nghị quyết của Ban chấp hành trung ương đảng, Bộ chính trị. Tuyệt nhiên không có các cuộc tranh luận, bàn căi trong đảng, cũng như quốc hội, chính phủ, các cơ quan công quyền, các ngành. Tất cả các phương tiện đời sống quốc gia, dân tộc đều bị ràng buộc vào một mối giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, nếp sinh hoạt đều trong một chiều hướng qui định. Bộ chính trị ôm đồm tất cả toàn bộhoạt động xă hội, mà cái "trục" của nó là "Ban tổ chức trung ương đảng". Nơi đây mới chính là trung tâm quyền lực tối cao, một thứ quyền lực ngầm, một thứ quyền lực ghê gớm, được gọi không quá đáng là mafia.

    Nó tác oai, tác quái trong mấy thập niên qua, nhưng vẫn giấu mặt. Nó kiểm soát cả đảng, chính phủ lẫn quốc hội, quân đội, công an, mật vụ. Nó nắm toàn quyền sinh sát, giải giới bất cứ thành viên nào trong đảng và chính phủ, quốc hội, các tướng lănh cao cấp trong Bộ quốc pḥng, Bộ tổng tham mưu, nếu nó muốn. Nó hạ bệ, hoặc đưa ai lên chức vụ Tổng bí thư, chủ tịch nhà nước, đại tướng tổng tư lệnh, nếu nó muốn. Nó vượt trội tất cả các loại mafia ở các xứ khác ở chỗ nó nắm chính quyền, quân đội, công an trong tay, c̣n mafia ở các nước Phương Tây như Ư, Mỹ... chỉ là thứ quyền lực gia đ́nh, phe nhóm, ảnh hưởng chi phối phần nào chính phủ của nước họ mà thôi. Đằng này nó nắm quyền lực tuyệt đối, nó hoạt động chính trị và can thiệp vào công quyền, nhưng bí mật kín đáo.

    Bạn có thể đặt câu hỏi: Nó là ǵ mà ghê gớm thế? Xin tạm thưa rằng nó gồm một số ban bệ, mà không mấy người biết đến, như Ban kiểm tra trung ương đảng thời Lê Đức Thọ do Trần Quyết làm trưởng ban, Ban nội chính trung ương đảng do Hoàng Thao làm trưởng ban, Ban bảo vệ bộ chính trị do xếp Nguyễn Đ́nh Hưởng, Ban chỉ đạo trung ương đảng do xếp lớn Nguyễn Đức Tâm, c̣n Ban bảo vệ đảng đứng đầu là Nguyễn Trung Thành, Cục chính trị trung ương đảng: ông Kim Chi, quan lớn có bóng không có h́nh.

    Nhưng tất cả những kẻ đứng đầu các tổ chức ngầm đan chéo trên cũng chỉ là những chuyên viên của các bộ môn trong ngành mật vụ giúp việc cho trưởng ban tổ chức trung ương đảng Lê Đức Thọ mà thôi.

    Nhiệm vụ của nó là thường xuyên theo dơi, giám sát chặt chẽ các ủy viên trung ương đảng, thẩm tra các ủy viên Bộ chính trị, xem xét về mặt chính trị, tư tưởng của các cán bộ dự kiến bầu vào Ban chấp hành trung ương đảng, Bộ chính trị, và kiện toàn bộ máy đảng, bộ máy nhà nước, tổ chức chỉ đạo quốc hội, các cơ quan nhà nước, tổ chức chỉ đạo các đoàn thể ngoại vi như Mặt trận Tổ quốc, Ban tôn giáo; đặc biệt là kiểm soát, giám sát chặt chẽ quân đội từ Bộ quốc pḥng, Bộ tổng tham mưu đến các quân khu, sư đoàn, trung đoàn đều có Ban bảo vệ cục chính trị đặt dưới quyền chỉ đạo của cục an ninh Bộ nội vụ.

    Chính cục này theo lệnh của Thọ đă cho mật vụ giết đại tướng Hoàng Văn Thái vào khoảng 1986, và năm sau lại giết đại tướng Lê Trọng Tấn, đồng thời bắt hàng loạt các sĩ quan cao cấp trong Bộ quốc pḥng. Đó là các đại tá Lê Minh Nghĩa, chánh văn pḥng đại tá Đỗ Đức Kiên, cục trưởng cục tác chiến, đại tá Lê Trọng Nghĩa, cục trưởng cục quân báo vân vân... Họ đă bị bắt trước khi Thọ cử Văn Tiến Dũng vào thay thế chỗ của tướng Hoàng Văn Thái. Những việc này làm cho các tướng lănh trong quân đội lo âu, các vị trong Ban chấp hành trung ương đảng th́ hốt hoảng, bồn chồn.

    Trong quân đội cộng sản, ngành an ninh rất quan trọng.

    Nhiệm vụ của ngành bảo vệ là đảm bảo sự trung thành tuyệt đối của các tướng lănh sĩ quan trong quân đội đối với đảng, theo dơi, điều tra, phát hiện những 'đồng chí' không thông suốt với đường lối, chủ trương của đảng. Quyền lực của ngành bảo vệ rất lớn, nghĩa là quyền sinh sát đối với sinh mạng chính trị các tướng lănh. Lên voi xuống chó cũng do nó, mà bản thân nó không hề thuộc hệ thống quân đội, không một chức phận trong quân đội. Nó cũng không có chức vụ trong đảng, chính phủ, nhưng lại nắm thực quyền trong mọi lĩnh vực, chính trị, quân sự, ngoại giao, xă hội... Nó là một tổ chức vô danh của những kẻ vô danh cấu kết với nhau trong bóng tối, sử dụng bạo lực dưới dạng khủng bố ngầm, trấn áp, núp sau cái b́nh phong đảng, chính phủ, quốc hội, rút ruột, rút gan của dân, tài sản của đất nước ở nhiều mức độ, bằng nhiều phương pháp, qua nhiều h́nh thức khác nhau...

    Quả thực, những cái tên như Nguyễn Thanh B́nh, Nguyễn Đức Tâm, Nguyễn Trung Thành, Trần Quyết, Hoàng Thao, Nguyễn Đ́nh Hưởng trong bao nhiêu năm qua, ngay đối với các ủy viên trung ương đảng cũng mù mịt không mấy ai biết họ là ai, các công chức cao cấp của chính phủ, các tướng lănh trong quân đội th́ hoàn toàn mù tịt.

    Thực ra, chúng là những tên mafia được Thọ "sáng tạo" theo kiểu mới, siêu hơn cả mật vụ, dưới quyền điều khiển, chỉ đạo của ông trùm mafia Lê Đức Thọ. Cái tên của ông không nổi bật như Tổng bí thư Lê Duẩn, Trường Chinh, hay chủ tịch nhà nước Tôn Đức Thắng, Nguyễn Lương Bằng, Vơ Chí Công, hoặc đại tướng Bộ trưởng quốc pḥng Vơ Nguyên Giáp.

    V́ thế, có lẽ nhiều người hiểu lầm, hoặc bị làm cho hiểu lầm bởi nó là một thứ siêu quyền lực, một thứ vua không ngai, ngự trị trên tất cả, nằm trong ḷng đảng, lớn mạnh dần trong bóng tối, chế tạo ra đảng, dàn dựng ra chính phủ, quốc hội, toà án. Nói một cách chính xác, Ban tổ chức trung ương đảng là nơi ráp nối, kiến lập bộ máy đảng lẫn chính quyền.

    T́m hiểu về Ban tổ chức trung ương đảng, ta thấy từ một cơ quan mang tính chất sự vụ, làm công việc thống kê cán bộ đảng với Lê Văn Lương. Trái lại, Ban tổ chức trung ương đảng trong tay Thọ nó nhanh chóng trở thành một tổ chức mafia, để nuôi dưỡng một trung tâm quyền lực mới quy tụ những người thân tín với Thọ. Đây hẳn là một sự sáng tạo vĩ đại. Ai bảo cộng sản Việt Nam không có sáng kiến phát minh? Y kiểm soát trung ương đảng chặt chẽ đến độ không có một giọt nước nào rớt vào trong đó.

    Kỹ thuật: Khi các bộ phận rời ráp vào nhau phải vừa vặn khít khao như tay thợ mộc lành nghề đóng đồ, hay một kiến trúc sư biết tổng hợp các vật liệu rời rạc thành một công tŕnh xây dựng, như gỗ, gạch, xi-măng, sắt thép thành một ngôi nhà. Nguyên vật liệu là những con người biến chế thành những khối thép, những đinh ốc, những bánh xe siết chặt lấy nhau trong cái bộ máy cơ khí vô hồn, kẻ nào lệch lạc ra ngoài, lập tức bị nghiền nát ngay không thương tiếc, từ trên xuống dưới, các bộ phận tự động kiểm soát lẫn nhau, và nhịp nhàng với cái hệ thống xă hội, mà mọi thành phần được móc nối với nhau một cách chặt chẽ khăng khít vào các khuôn mẫu. Sát nhập các tư duy, các tác phong riêng rẽ vào một biểu tượng của một đường lối chính trị, trong đó sự rèn luyện tư tưởng chiếm chỗ lớn nhất, tạo thành một căn bản của thể chế hiện hữu, mà giá trị duy nhất cần giành giữ là bảo vệ đảng, tức nhóm mafia. Nhóm này chủ trương xây dựng nền chuyên chính của đảng cộng sản bằng bạo lực và khủng bố, xây dựng quyền lực cá nhân quan liêu không giới hạn, đặt nền dân chủ và luật pháp xuống dưới chân họ, thay thế tôn giáo bằng ư thức hệ vô thần, thúc đẩy đấu tranh giai cấp, kích động hận thù giai cấp bất tận.

    Trong một guồng máy chế tạo phức tạp và rộng lớn như vậy, người chỉ huy việc điều khiển, kiểm soát có nhiệm vụ trực tiếp thanh tra từng bộ phận một cách liên tục thường xuyên. Nhưng vấn đề đại cương vừa kể trên cần phải có một sự kiểm soát chặt chẽ hữu hiệu để guồng máy có thể hoạt động, và trong việc hoạch định những đầu mối phải ăn khớp với nhau, và phải có một sợi dây xích đặc biệt để cột chặt tất cả vào một đầu mối. Nghĩa là các đồ vật, vật liệu lắp ráp không thể tuột khỏi tay viên kỹ sư chế tạo ra nó là trưởng ban tổ chức trung ương Lê Đức Thọ. Ông là vua của đảng, là cha đẻ của các tổ chức công an, mật vụ. Thọ rất yêu quái, trong bộ chính trị, ông ta chẳng có thiện cảm với ai trừ Lê Duẩn, c̣n ác cảm th́ hầu như cả trong đảng lẫn chính quyền và quân đội. Ta nên hiểu đối với Lê Đức Thọ các phương tiện cần được sử dụng để đạt mục đích duy nhất là quyền lực cá nhân. Trong máu huyết của ông ta, có lẽ có một sự pha trộn giữa "gấu" và "sói" chứ chả có tí hơi hướm người chút nào cả.

    Cũng nên biết thêm rằng tổ chức của Thọ không chỉ nắm lư lịch đảng viên, mà nó c̣n nắm cả cán bộ chính quyền từ cấp cao nhất đến hạng thấp nhất theo hệ thống dọc xuyên suốt. Mọi cá nhân chỉ c̣n là một cơ phận nhỏ trong guồng máy lớn. Cơ phận đó tốt, th́ cả guồng mày hoạt động tốt. Những cơ phận này chỉ cần một cử chỉ khác thường, một tiếng than văn, th́ liền bị ném ra ngoài ngay không thương tiếc. Nhiều người chống cộng khờ khạo nghĩ rằng quyền quyết định của đảng là tối hậu, là tổng bí thư; người ta quên rằng trên đảng, trên tổng bí thư c̣n có một vị hoàng đế nữa, một lănh tụ quyền uy tối thượng nữa, có quyền kỷ luật bất cứ ai, kể cả tổng bí thư đến các uỷ viên bộ chính trị, và là tác giả của nhiều chiến dịch quân sự, và tranh đấu để thanh lọc nội bộ đảng là Lê Đức Thọ. Ông ta tuy không tuyên bố là hoàng đế, nhưng uy danh của ông chẳng kém ǵ hoàng đế. Là trưởng ban tổ chức trung ương đảng, Thọ có trách nhiệm cắt cử các vệ sĩ, các y sĩ, các nhân viên phục vụ cho các yếu nhân cao cấp của đảng, nên Thọ dùng lính cận vệ và tất cả nhân viên phục vụ này làm công cụ do thám. Nhưng, nhân viên ấy không phải chỉ có việc báo cáo t́nh trạng sức khoẻ, mà c̣n bao gồm cả những hành vi, tư tưởng của các vị đó, qua hệ thống này các cán bộ chóp bu đến các tướng lănh cao cấp đều bị mật vụ của Thọ giám sát thường xuyên. Nhất cử nhất động, mật vụ đều ghi lại hết, dù việc lớn việc nhỏ đều phải báo cáo cho Thọ để ghi vào hồ sơ. Do đó, Thọ nắm chắc trong tay vận mạng của họ, không những vậy mà cả gia đ́nh vợ con đều nằm trong tầm kiểm soát của Thọ, thí dụ như trường hợp đại tướng Vơ Nguyên Giáp có mấy đứa con học ở nước ngoài đều bị mật vụ của Thọ chiếu cố tận t́nh, như Vơ Điên Biên học ở Đông Đức, Vơ Thị Hoà B́nh học ở Ba Lan, Vơ Thị Hồng Anh học ở Nga. Do những hệ luỵ này mà tướng Giáp phải trả giá quá đắt. Chúng ta cũng biết con gái của tổng bí thư Lê Duẩn là Lê Vũ Anh, học ở Nga, v́ lấy viên sĩ hàn lâm học Maslov, mặc dù đă có ba con với nhau, vẫn bị mật vụ của Thọ giết chết một cách rất thảm chỉ v́ cái luật quái gở cấm các sinh viên không được lấy người nước ngoài. Luật này không thành văn, mà chỉ là luật miệng giữa các lănh tụ với nhau.

    Mật vụ của Thọ như con bạch tuộc, có trăm ngàn cái ṿi, không chỉ cuộn chặt người trong nước, mà c̣n vươn ṿi của nó ra cái cái sứ quán nước ngoài...

    Trên đây là sơ lược một số nét về con người được giải thưởng Nobel hoà b́nh, người viết hy vọng sẽ phục vụ bạn đọc chuyện này ở một số cuốn sách khác. Vậy xin tạm đóng ngoặc ở đây.

    http://www.vietnamexodus.info/vne/mo...rticle&sid=616

  6. #36
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Vương Triều Đỏ CS Việt nam - Đại Hán Giao Chỉ Quận
    Triều đại Lê Đức Thọ đang sụp đổ


    Nghiêm Văn Thạch

    Theo Thông Luận
    “…dù ai hay liên minh nào nắm được bộ máy đảng, th́ cũng chỉ nắm được phần trên và bề ngoài chứ không c̣n thực sự kiểm soát và điều động được đảng nữa…”

    Đảng CSVN trong t́nh trạng hiểm nghèo:
    Triều đại Lê Đức Thọ đang sụp đổ

    T́nh thế đă không diễn ra như ban lănh đạo đảng cộng sản mong đợi. Họ muốn đại hội 11 diễn ra đúng thời điểm dự định một cách êm thấm. Ngay khi bước vào giai đoạn chuẩn bị họ đă dọn dẹp chiến trường: những người đối lập dân chủ trong nước bị bắt hàng loạt, bị giải ṭa và bị xử những bản án nặng; những người khác bị khống chế. Sau đó là những đợt tấn công qui mô của Cục Kỹ Thuật Nghiệp Vụ (trước đây là Cục Công An Khoa Học) đánh vào tất cả các báo điện tử đối lập có ít nhiều ảnh hưởng, làm tất cả các websites đều bị tổn thất; nhiều websites bị thiệt hại nặng, trong một vài trường hợp bị đánh sập luôn. Đợt đàn áp dọn dẹp chiến trường này vẫn c̣n tiếp tục, đối tượng cuối cùng là bán nguyệt san Tổ Quốc mà một số cộng tác viên bị khám nhà, thẩm vấn và được lệnh phải ngừng hợp tác. Đảng Cộng Sản Việt Nam muốn kiểm soát hoàn toàn t́nh thế trước khi đại hội 11 khai mạc. Tuy nhiên điều mà họ không ngờ là họ đă không kiểm soát được chính nội bộ của họ và các biến cố dồn dập đă tới, tất cả đều rất nghiêm trọng cho sự sống c̣n của đảng Cộng sản.

    Biến cố lớn và rơ nét nhất là sự kiện, ngày 19-6, lần đầu tiên, quốc hội biểu quyết bác bỏ một dự án quan trọng do chính phủ đệ tŕnh: dự án Đường sắt Cao tốc. Đầu tháng 7 một vụ nổ lớn khác: Tập đoàn VINASHIN bị phát giác là trên thực tế đang ở trong t́nh trạng phá sản, mắc nợ 80 ngàn tỉ đồng và không có khả năng hoàn trả. Nếu chia đồng đều th́ mỗi người Việt Nam mất một triệu đồng. Điều đáng nói là cho đến giữa tháng 6, nghĩa là chỉ hai tuần trước khi bị phát giác là ở trong t́nh trạng phá sản, VINASHIN vẫn được tung hô như là thành công kinh tế vĩ đại và niềm tự hào của đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam. Và rồi đến vụ tai tiếng cực kỳ bỉ ổi trong đó các quan chức đảng và nhà nước tỉnh Hà Giang tổ chức mua dâm tập thể với các nữ sinh vị thành niên. Sắp tới chắc chắn sẽ c̣n nhiều vụ bê bối khác được phanh phui. Những vụ tai tiếng này đă tạo ra một trận mưa rào những bài báo phê phán và đả kích dưới mọi khía cạnh kỹ thuật, kinh tế và đạo đức. Báo chí Việt Nam hầu như được bóc lưỡi. Có cả những bài báo (tuy chưa được đăng trên báo trong nước nhưng được gửi ra nước ngoài một cách tự tin) đ̣i cách chức thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và truy tố ông Tô Huy Rứa, Ủy Viên Bộ Chính Trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương. Cả hai ông Dũng và Rứa đều là những nhân vật được coi là có triển vọng trở thành tổng bí thư đảng CSVN sau đại hội 11. Ba người có triển vọng trở thành tổng bí thư khác là Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Hồ Đức Việt.

    Ông trùm ĐCSVN – Lê Đức Thọ

    Tất cả những bài báo này đều chính xác và đứng đắn. Nhưng h́nh như chúng đều không nhận diện được điều cốt lơi của các biến cố, dù đây là sự kiện chính trị đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử Việt Nam: sự sụp đổ của "triều đại Lê Đức Thọ". Tại sao? Đó là nếu nh́n kỹ, ta thấy chúng đều có tác dụng tai hại cho uy tín và chỗ đứng của ông Nguyễn Tấn Dũng, người vừa kế thừa triều đại này. Vào lúc này, sau những ǵ đă xảy ra, khả năng ông Dũng trở thành tổng bí thư gần như là con số không; khả năng ông sẽ phải ra đi một cách bẽ bàng sau đại hội 11, trái lại, gần như chắc chắn. T́nh thế đă thay đổi rất nhanh chóng, bởi v́ chỉ cách đây hơn hai tháng, đầu tháng 5/2010, một nhân vật rất thạo tin trong nội bộ đảng cộng sản c̣n quả quyết : "Nếu đại hội diễn ra ngay bây giờ th́ khả năng ông Dũng đắc cử tổng bí thư là 99%". H́nh như cũng cảm nhận được những nguy cơ cho ông Dũng, nhân vật này nói tiếp: "Nhưng c̣n 8 tháng nữa đại hội mới họp, t́nh h́nh có thể thay đổi từ đây đến đó". Tại sao một người đang có 99% hy vọng thắng lợi lại có thể thua sau tám tháng? Lư do nào, nếu không phải là v́ chính nội bộ đảng CSVN đang rối loạn?

    Nhưng trước hết, hăy nhắc lại vài nét về "triều đại Lê Đức Thọ". Ông Thọ nắm toàn quyền thực sự trong đảng CSVN từ đại hội 3 năm 1960 với sự đồng t́nh của tổng bí thư Lê Duẩn. Không ai có thể ngờ vực uy quyền tuyệt đối của ông Thọ, được gọi một cách kinh sợ là Sáu Búa. Theo hồi kư "Viết cho Mẹ và Quốc Hội" của ông Nguyễn Văn Trấn (xuất bản năm 1993), uy quyền của ông Thọ lớn đến nỗi ông có thể cấm cả ông Hồ Chí Minh phát biểu trong một hội nghị mà ông Hồ Chí Minh cũng đành chịu. Được ông Trấn hỏi về ông Lê Đức Thọ, ông Tôn Đức Thắng, chủ tịch nước, thú nhận một cách mộc mạc: "Đ.M., tao cũng sợ nó!". Theo nhiều nhân chứng, ông Thọ từng xác quyết nhiều lần: "Đảng là tao!". Ông Thọ không chính thức là nhân vật số 1 trong đảng; trong danh sách Bộ Chính Trị ông chỉ đứng hàng thứ năm, sau các ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng. Nhưng ông nắm bộ máy đảng và là nhân vật quyền lực nhất. Ông có thể bắt giam những cộng sự viên của các nhân vật này mà không ai dám chống lại. Ông cũng đích thân chỉ huy những công tác quan trọng nhất của chế độ khi cần: Giám sát Hội Nghị Paris và trực tiếp thương thuyết với Mỹ; Chỉ huy cuộc tổng tấn công dứt điểm Miền Nam năm 1975 với vai tṛ chính ủy. Lê Đức Thọ có thể thay đổi đường lối của đảng theo ư mính. Cho tới 1968 ông chủ trương thân Trung Quốc và tiêu diệt khuynh hướng thân Liên Xô trong đảng (mà ông buộc tội là "bọn xét lại chống đảng"); từ 1968 trở đi ông quay sang thân Liên Xô chống Trung Quốc. Rồi sau khi Gorbachev lên cầm quyền ông quay lại với Trung Quốc. Nói chung, Lê Đức Thọ muốn làm ǵ th́ làm, muốn hướng đảng và chế độ CSVN theo hướng nào tùy ư. Ông có toàn quyền. Và chính quyền lực của Lê Đức Thọ đă giúp cho đảng CSVN thắng lợi mặc dù những sai lầm khủng khiếp: Cải cách ruộng đất; Phát động cuộc chiến với Miền Nam; Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968; Chiến dịch mùa hè đỏ lửa 1972. Tất cả những sai lầm đó gây thiệt hại ghê gớm cho đảng và chế độ, đồng thời cũng là những thảm kịch đối với Việt Nam. Một đảng cầm quyền b́nh thường có thể sụp đổ chỉ v́ một trong những sai lầm như thế, nhưng đảng CSVN vẫn trụ được và sau cùng giành được thắng lợi nhờ có Lê Đức Thọ.

    Bí quyết thành công của Lê Đức Thọ là ông đă tạo ra một điều mà anh Nguyễn Gia Kiểng, trong nhiều bài viết, gọi là "một đảng cầm quyền trong đảng", một thứ ban trật tự trong đảng, khống chế đảng nhưng giữ được kỷ luật trong đảng và dùng đảng để khống chế phần c̣n lại của xă hội. Cũng phải nói là Lê Đức Thọ đă rất may – và đất nước Việt Nam đă rất không may – là trước mặt đảng cộng sản không có một chính đảng đúng nghĩa nào. Nếu Việt Nam Cộng Ḥa có được một đảng cầm quyền đúng nghĩa th́ lịch sử cận đại Việt Nam đă rất khác. Nhưng thực tế là Lê Đức Thọ đă cầm quyền trong suốt thời gian từ cuối thập niên 1950 trở đi cho đến khi ông chết. Ở một khía cạnh nào đó, quyền lực của ông c̣n kéo dài sau khi ông đă chết. Trước khi chết Lê Đức Thọ đưa Nguyễn Văn Linh ra làm tổng bí thư sau đại hội 6 (tháng 12-1986) để thực hiện những biện pháp đổi mới bắt buộc. Khi Nguyễn Văn Linh đă làm xong nhiệm vụ, ông trao quyền cho những người kế thừa mà ông đă chọn: Đỗ Mười và Lê Đức Anh.



    Cũng nhờ có đảng Lê Đức Thọ, lần này do hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh cùng lănh đạo, mà đảng CSVN đă trụ được sau những sai lầm khủng khiếp – chính sách hạ nhục tập thể và bỏ tù cả nước đối với miền Nam sau 1975, cuộc chiếm đóng Campuchia, chính sách đánh tư sản – và sau khi chủ nghĩa cộng sản và khối cộng sản sụp đổ. Liên minh Mười – Anh, mà nhiều người có ác cảm gọi là "đảng MA", vẫn c̣n cầm quyền cho tới nay. Hai ông thái thượng hoàng Đỗ Mười và Lê Đức Anh vẫn trị v́ sau hậu trường; Nông Đức Mạnh chỉ là một con cờ. Cả hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh đều là những người có bản lănh nhưng thời cuộc đă biến chuyển quá nhanh chóng và mănh liệt đối với họ. Sự phát triển dồn dập của các phương tiện giao thông và truyền thông hiện đại, phong trào toàn cầu hóa, sự sụp đổ của ư thức hệ Mác – Lênin và sự tăng cường hợp tác giữa các quốc gia, v.v., đều là những vấn đề vượt tầm hiểu biết của họ. Họ đă chỉ biết lúng túng chống đỡ và noi theo Bắc Kinh. V́ không làm chủ được t́nh huống mới, họ đă không t́m ra được những con người phù hợp để bàn giao quyền hành như ông Lê Đức Thọ đă bàn giao cho họ. Kết quả là cả hai đă ngoài 90 tuổi mà vẫn không có người kế thừa; cái "đảng cầm quyền trong đảng" dần dần mất thực chất đồng nhịp với sức khỏe mỗi ngày suy yếu thêm của hai ông. Trong t́nh huống đó, Nguyễn Tấn Dũng đă được chọn như một người kế thừa tự nhiên dù không phải là người kế thừa hợp lư. Vả lại đảng cộng sản cũng không có một nhân vật nào đủ tầm vóc để lănh đạo đất nước trong bối cảnh mới.



    Ông Dũng là con đỡ đầu – có dư luận c̣n cho rằng là con ruột không chính thức – của ông Lê Đức Anh và cũng được ông Đỗ Mười chấp nhận v́ ông Mười không có người con nào khá cả. Trong t́nh trạng đă suy kiệt hoàn toàn cả thể xác lẫn trí tuệ, sau cùng họ dồn sự ủng hộ cho ông Dũng, mà họ đă nâng đỡ từ lâu bằng cách cho thăng tiến nhanh chóng từ một y tá không có một học lực nào lên đến thủ tướng, qua các chức vụ Bí thư huyện ủy, tỉnh ủy, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Thủ tướng, kể cả Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước. Nhưng ông Dũng vừa thiếu bản lănh lại vừa chỉ được vai tṛ kế thừa quá trễ, vào lúc "đảng cầm quyền trong đảng" của hai ông Mười – Anh đă ră rượi. V́ vậy ưu thế ban đầu của ông đă sút giảm nhanh chóng. Trong ít nhất hai năm qua hầu như tất cả mọi biến cố lớn đều bất lợi cho ông: Vụ bauxite Tây Nguyên trong đó ông xuất hiện như một con cờ của Trung Quốc; Đợt đàn áp thô bạo những người dân chủ do ông chủ xướng khiến ông mất cảm t́nh của thế giới và của những thành phần cởi mở trong đảng. Rồi vụ Đường Sắt Cao Tốc, các vụ Vinashin, than Quảng Ninh và dâm ô ở Hà Giang. Tất cả đều chứng tỏ sự hiểu biết rất hạn chế và sự bao che tham nhũng của ông. Càng bối rối ông Dũng lại càng phải mua chuộc sự ủng hộ của cấp lănh đạo tham ô và càng dính líu hơn với họ. Phe đảng của ông v́ thế ngày càng giống một phe đảng mafia. Cái bản tính vơ vét và chia chác ngoài ṿng pháp luật này ông Dũng đă tiêm nhiễm ngay từ thời thơ ấu khi ông đi du kích lúc mới 11 tuổi, đặc biệt là trong giai doạn làm bí thư huyện ủy kiêm trưởng công an huyện Hà Tiên (1980-1986) và được trao một trách nhiệm rất quan trọng là chỉ huy hoạt động buôn lậu để làm kinh tài cho đảng tại cửa biển Hà Tiên. Gần đây, ông gây ngạc nhiên khi khoe rằng từ ngày lên làm thủ tướng ông chưa kỷ luật một ai cả, trái hẳn với lời tuyên bố đanh thép khi ông nhận chức thủ tướng là quyết tâm chống tham nhũng, nếu không chống được tham nhũng th́ từ chức.

    Đối thủ lợi hại nhất của ông Dũng trong cuộc tranh đua giành quyền lực là ông Trương Tấn Sang, cũng sinh năm 1949 như ông Dũng. Trương Tấn Sang là một nhân vật rất mưu lược, dù bê bối về mặt đạo đức. Ông Sang là đệ tử ruột và cánh tay mặt của ông Vơ Văn Kiệt từ hồi ông Kiệt c̣n nắm toàn quyền trong miền Nam. Khi ông Kiệt làm Thủ tướng, ông thay ông Kiệt làm Bí thư Thành ủy Sài g̣n, thực tế là nhân vật quyền lực nhất miền Nam, rồi được triệu ra Hà Nội giữ một chức vụ cực kỳ quan trọng: Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, và vào Bộ Chính Trị. Bản lĩnh của ông Sang là ở chỗ ngay cả khi ông Kiệt mâu thuẫn với hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh rồi bị cô lập, ông vẫn giữ được quan hệ tốt với hai ông này và tiếp tục được nâng đỡ để leo dần tới chức vụ Thường trực Ban bí thư, nhân vật thứ hai trong đảng. Cho đến năm 2009 h́nh như hai ông Mười và Anh hăy c̣n một lưỡng lự nào đó giữa ông Dũng và ông Sang. Rất có thể họ muốn hai ông này liên kết với nhau như chính họ đă liên kết với nhau để giữ quyền lực. Chỉ từ 2009 trở đi, sự chọn lựa của họ mới lệch hẳn về ông Nguyễn Tấn Dũng.

    Ông Trương Tấn Sang

    Trong sự cạnh tranh với ông Dũng, theo một thông tin rất chính xác, ông Sang đă làm một sai lầm lớn là vụ Đảng Dân Chủ. Qua Nguyễn Sỹ B́nh, ông muốn mượn tay Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, làm dụng cụ để đánh phá ông Dũng trong danh nghĩa đối lập dân chủ. Trần Huỳnh Duy Thức được trao những tài liệu để tố giác Nguyễn Tấn Dũng tham nhũng trên các blog của ḿnh. Nhưng ông Sang đă dùng những người quá kém. Phe ông Dũng phát giác được và bắt cả bọn. Trước những chứng cớ không thể chối căi, tất cả đă nhanh chóng nhận tội và xin khoan hồng. Trước đó họ tỏ ra mạnh bạo bao nhiêu v́ cậy có ô dù của ông Sang th́ sau đó họ khiếp nhược bấy nhiêu v́ thấy ông Dũng đă thắng. Biên bản nhận tội của họ trong đó có sự liên hệ với phe Trương Tấn Sang được gửi lên Bộ Chính Trị, khiến ông Sang phải "nhận khuyết điểm là đă thiếu cảnh giác". Sau vụ này, vấn đề ông Sang làm Tổng bí thư hầu như không c̣n đặt ra nữa; ông Dũng chắc chắn sẽ là Tổng bí thư; vấn đề chỉ là ngoài chức tổng bí thư, ông sẽ kiêm nhiệm chức vụ chủ tịch nước hay thủ tướng. Nhưng như thế là quá chủ quan, coi thường mưu lược của ông Sang và vây cánh mà ông đă tạo ra trong hơn mười năm giữ vai tṛ ban phát ơn huệ trong chức vụ Trưởng Ban Kinh tế Trung ương và Thường trực Ban bí thư. Ông Sang chuyển sang liên kết với các ông Nguyễn Phú Trọng và Hồ Đức Việt, và dần dần tranh thủ được khối đảng viên lo ngại bản tính anh chị và dung túng tham nhũng của ông Dũng.

    Cũng phải nói rằng trước mặt các đảng viên trẻ và cởi mở, ông Dũng là người rất khó chấp nhận: ông không có kiến thức cũng chưa hề có một công trạng nào, nhưng lại rất quyết đoán và hống hách. Ông Dũng chỉ là một hoàng tử, con thái thượng hoàng Lê Đức Anh, cháu thái thượng hoàng Đỗ Mười. Không thể kể hết những sai lầm lố bịch của ông Dũng. Một vài thí dụ: vụ ông tung tiền ra mua 12 tỉ USD để "tránh cho đồng đô-la bị mất giá" làm lạm phát tăng vọt và nhân dân khốn đốn hồi cuối năm 2007; vụ bauxite Tây Nguyên; cao điểm là dự án Đường Sắt Cao Tốc.

    Vụ Đường Sắt Cao Tốc tiêu biểu cho cách làm việc của ông Dũng; nó đồng thời cũng là thất bại thê thảm và công khai, đánh dấu sự sụp đổ của triều đại Lê Đức Thọ, kế thừa bởi hai ông Mười – Anh và dự định chuyển giao cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Đây là một dự án rất lớn, kéo dài 25 năm, với tổng số chi phí dự trù gần 60 tỉ USD, nghĩa là hai phần ba tổng sản lượng quốc gia của Việt Nam, nhưng đă được đưa ra để yêu cầu quốc hội biểu quyết thông qua mà không hề có được một ước lượng nào về tính khả thi, tiến tŕnh thi công, các hậu quả kinh tế, xă hội và môi trường. Tất cả chỉ tóm gọn trong một tài liệu 30 trang gồm toàn những biện luận chung chung và hấp tấp. Một quốc hội b́nh thường phải coi sự kiện chính phủ yêu cầu biểu quyết một dự án như vậy như một sự xúc phạm. Trái với những lần trước (ngay cả như vụ bauxite Tây Nguyên), dự án này chưa hề có ư kiến của bộ chính trị và ban bí thư. Đây là một sự kiện rất không b́nh thường trong chế độ cộng sản Việt Nam cũng như trong mọi chế độ cộng sản đă có từ trước tới nay. Theo qui luật của các chế độ cộng sản – mà đảng CSVN thực hiện một cách triệt để – th́ bộ chính trị quyết định, ban bí thư thi hành thông qua chính phủ. Nói cách khác, chính phủ chỉ là dụng cụ của ban bí thư để thi hành những quyết định của bộ chính trị. Như vậy không thể có việc chính phủ đưa ra quốc hội – một cơ quan bù nh́n chỉ có vai tṛ đóng dấu chính thức hóa các quyết định của đảng – một dự án chưa được ban bí thư chấp nhận. Nhưng đó là điều đă xảy ra.

    Cần nhấn mạnh rằng không phải chỉ trong các chế độ cộng sản mà ngay cả trong các chế độ dân chủ, thủ tướng hoặc tổng thống cũng chỉ đưa ra quốc hội biểu quyết những dự luật đă có đồng thuận trong đảng cầm quyền; v́ thế chưa bao giờ có trường hợp chính phủ đưa ra quốc hội biểu quyết một dự án mà đảng cầm quyền chưa thông qua. Và ngược lại, khi một đại biểu quốc hội thuộc đảng cầm quyền biểu quyết chống lại một dự án do chính phủ của đảng ḿnh đưa ra th́ ông ta, hay bà ta, phải hoặc từ chức dân biểu hoặc bị khai trừ ngay lập tức. Mỹ là trường hợp đặc biệt duy nhất trong đó một dân biểu có thể biểu quyết trái với lập trường của đảng ḿnh nhưng trên thực tế số lượng dân biểu xé rào này cũng chỉ là một vài người mà thôi, chứ không thể nửa chống nửa thuận như vụ biểu quyết Đường Sắt Cao Tốc vừa rồi. Việt Nam vừa chứng kiến một sự kiện chưa từng xảy ra trong lịch sử thế giới!

    Nhưng tại sao ông Nguyễn Tấn Dũng lại đưa ra quốc hội biểu quyết một dự án mà ban lănh đạo đảng chưa nhất trí? Chắc chắn không phải là v́ ban lănh đạo đảng muốn nhường quyền cho quốc hội. Dự án này quá quan trọng, vả lại họ chẳng coi quốc hội ra ǵ cả.

    Cũng không thể là v́ bộ chính trị không nhất trí được trên một dự án quá phức tạp đă nhường quyền trọng tài cho một cơ quan đông đảo hơn. Nếu quả như vậy th́ họ đă chọn ban chấp hành trung ương, cơ quan quyền lực cao nhất trong đảng sau đại hội đảng, thay v́ một định chế giả tạo như quốc hội, trong đó có nhiều người không hề có một thẩm quyền nào và cũng không có một tŕnh độ nào; điển h́nh là chuyện ông "đại biểu" tỉnh Hà Nam lên diễn đàn quốc hội nói một cách ngớ ngẩn rằng có một liên hệ giữa chỉ số thông minh (IQ) và đường sắt cao tốc.

    Vậy th́ chỉ c̣n lại hai trường hợp. Một là ông Dũng sau khi bị thiểu số trong ban lănh đạo đă bất chấp đảng đem ra cho quốc hội biểu quyết và bị phe chống đối phản công đánh bại. Nếu quả như vậy th́ nội bộ đảng đă hỗn loạn lớn. Và hoặc ông Dũng phải bị kỷ luật, hoặc sự kiện này chứng tỏ là đảng cộng sản đă bất lực. Trước đây, năm 1990, ông Trần Xuân Bách, người được dự trù làm Tổng bí thư sau đại hội 7, đă bị kỷ luật, cách chức khỏi cả Bộ Chính Trị lẫn Ban bí thư lẫn Trung ương đảng chỉ v́ một bài nói tán thành đa nguyên đa đảng.

    Ông Trần Xuân Bách

    Hai là (có nhiều khả năng hơn) ông Dũng đă có được một đa số tương đối trong ban lănh đạo đảng, nhưng không đủ đa số để thông qua (thí dụ 30% thuận, 20% chống, 50% không có ư kiến), nên đă có thể đưa dự án ra quốc hội biểu quyết.

    Diễn tiến cuộc biểu quyết cần được đặc biệt lưu ư. Mới đầu, ông Dũng đưa ra biểu quyết toàn bộ dự án và được 42% phiếu thuận, 38% phiếu chống; dự án không được thông qua. Sau đó, ông Dũng triệt thoái, xin biểu quyết một dự án B khiêm nhường hơn và dễ chấp nhận hơn: thực hiện một khúc đường sắt cao tốc hoặc từ Hà Nội tới Vinh hoặc từ Sài g̣n tới Nha Trang để thử nghiệm sau đó sẽ tùy theo kết quả mà quyết định có nên thực hiện toàn bộ dự án hay không. Chắc chắn ông Dũng hy vọng rằng đây là một thỏa hiệp chấp nhận được. Nhưng kết quả đă ngược lại với sự chờ đợi của ông. Lần này số phiếu thuận chỉ là 38% trong khi phía chống tăng lên 42%. Phải hiểu rằng một số đại biểu quốc hội (trên 90% cũng là đảng viên cộng sản) tưởng rằng ông Dũng ở thế mạnh nên đă bỏ phiếu thuận ở ṿng đầu, nhưng sau đó thấy ông không có ưu thế nên đă quay lưng lại với ông. Đó là dấu hiệu rơ nét về sự ră hàng của "đảng Lê Đức Thọ" mà ông là người kế thừa cuối cùng. Thất bại này đă mở cửa cho những đợt tấn công khác: vụ VINASHIN; vụ mua dâm thiếu nhi tại Hà Giang; vụ Than Quảng Ninh. Uy tín của ông Dũng lúc này hầu như không c̣n ǵ.

    Cũng nên nh́n lại phe đảng của ông Dũng. Trong cương vị Thủ tướng, ông đă dung túng tham nhũng và chia chác quyền lợi cho nhiều người để có vây cánh. Cuối cùng phe phái của ông chủ yếu là giai cấp tư sản đỏ. Hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh chắc cũng phải chua xót trước sự biến chất này của "đảng cầm quyền trong đảng" mà họ ít nhiều vẫn c̣n là những người đứng đầu. Hai ông, dù kiến thức không đủ để thích nghi với bối cảnh mới, cũng là những người có khí phách.

    Đến đây, cũng nên tự hỏi tại sao ông Dũng lại liều lĩnh đem biểu quyết một dự án phiêu lưu như vậy? Lư do có thể là v́ số tiền khổng lồ, gần một tỉ rưỡi USD, dành cho việc nghiên cứu. Các chuyên viên về Đường Sắt Cao Tốc đều cho rằng chi phí nghiên cứu này quá cao cho một dự án chỉ dùng những kỹ thuật sẵn có. Và v́ là chi phí nghiên cứu, khoản này có thể được sử dụng và chia chác ngay. Lư do cơ bản, như vậy, là tham nhũng. Ông Dũng đă trở thành con tin của giai cấp tư sản đỏ. Điều này dễ hiểu; trong một xă hội mà cái ǵ cũng mua được th́ kẻ có tiền cũng là kẻ có thực quyền. "Đảng cầm quyền trong đảng" mà ông Lê Đức Thọ xây dựng ra đang tan ră, và tan ră trong sự bê bối.

    *

    Kết quả cuộc tranh giành quyền lực trong đảng cộng sản trước thềm đại hội 11 sẽ như thế nào?

    Trước hết, trong những ứng cử viên vào chức tổng bí thư có thể loại bỏ ông Tô Huy Rứa. Ông Rứa chưa bao giờ là một ứng cử viên nặng kư. Ban tuyên giáo của ông cũng chẳng tuyên truyền và giáo dục được ǵ, nó chỉ có vai tṛ một ban kiểm duyệt báo chí. Vụ mua dâm trẻ em ở Hà Giang coi như đă đánh một dấu chấm hết vào khả năng trở thành tổng bí thư của ông.

    Trừ một đảo ngược t́nh thế khó tưởng tượng, ông Nguyễn Tấn Dũng coi như tuyệt vọng. Uy tín của ông đă xuống thấp và c̣n tiếp tục xuống. Nếu giả thử hai ông Đỗ Mười và Lê Đức Anh dốc toàn bộ uy tín để ủng hộ ông đồng thời giới tư sản đỏ cũng dốc hết tài lực để hỗ trợ, giúp ông đạt được chức tổng bí thư th́ đó sẽ là một thảm họa cho cả đảng và đất nước. Ông Dũng hoàn toàn không phải là mẫu người mà đất nước chấp nhận được. Ông không học hành ǵ, đi du kích từ lúc 11 tuổi vào lúc đảng cộng sản c̣n là một đảng khủng bố, nhất là tại các tỉnh Cà Mau, Rạch Giá, cái nôi chính trị của ông, nơi hoạt động của lực lượng cộng sản chủ yếu là ám sát, bắt cóc, thủ tiêu, đặt ḿn. Ông lớn lên và được đào tạo ngoài ṿng pháp luật, và được thăng thưởng nhanh chóng cũng nhờ hoạt động buôn lậu qui mô tại cửa biển Hà Tiên khi ông là trưởng công an và bí thư huyện ủy Hà Tiên. Bản thân ông là một người rất tham nhũng và đang là đại diện của giai cấp tư sản đỏ. Đó là một mẫu người cần phải loại khỏi sinh hoạt chính trị. Tuy vậy phe đảng của ông c̣n khá mạnh.



    Ba ông Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng và Hồ Đức Việt rất có thể sẽ liên kết với nhau chống ông Dũng để giành thắng lợi trong đại hội 11 và chia quyền. Họ có thể ít nhiều được sự yểm trợ của ông Nguyễn Minh Triết vốn cũng không ưa ông Dũng. Họ cũng có thể liên kết với những người có thế lực như ông Phùng Quang Thanh, ông Phạm Quang Nghị.

    Nhưng một liên minh như vậy không phải là giải đáp cho đảng cộng sản, và cũng không phải là giải đáp cho đất nước. Ông Trương Tấn Sang rất mưu lược, nhưng bê bối về mặt đạo đức. Cái khôn của ông chủ yếu là cái khôn luồn lách chứ không phải là cái khôn để lănh đạo một đất nước. Ông cũng không chứng tỏ một viễn kiến nào, ngoại trừ cóp nhặt mô h́nh Trung Quốc. Nên biết ông Trương Tấn Sang là cấp lănh đạo cộng sản đầu tiên cổ vơ cho công thức "kinh tế thị trường định hướng xă hội chủ nghĩa" của Trung Quốc. Ngay từ năm 1980, ông đă viết một loạt bài trên báo Sài G̣n Giải Phóng ca tụng mô h́nh này mà ông gọi là "chủ nghĩa tư bản nhà nước".



    Ông Nguyễn Phú Trọng, trái với một dư luận dai dẳng đánh giá ông là một người tối dạ, là một người có tài tổng hợp và thỏa hiệp. Một cấp lănh đạo cũ của ông thuật lại rằng thời gian c̣n làm thư kư trong bộ chính trị ông có thể lập biên bản những buổi họp trong đó các ủy viên nói dài ḍng chẳng ra đầu đuôi ǵ cả một cách khéo léo khiến mọi người đều thỏa măn v́ thấy có ư kiến của ḿnh. Nhưng sự hiểu biết của ông quá hạn chế, ông chỉ biết có một chủ nghĩa Mác – Lênin, một chủ nghĩa sai. Nếu có quyền lực, ông sẽ sử dụng quyền lực để duy tŕ ư thức hệ sai đó. Ông hoàn toàn không phải là con người của đổi mới.

    C̣n ông Hồ Đức Việt? Ông là người của bộ máy đảng, chưa hề giữ một chức vụ nào trong chính phủ, ít ai biết tới ông. Nếu cầm quyền, ông sẽ là người lo cho đảng, đặt quyền lợi của đảng trên quyền lợi của đất nước và sẽ cố duy tŕ độc quyền lănh đạo của một đảng tham nhũng và thoái hóa. Vả lại ông không phải là người có viễn kiến. Cho tới nay ông chưa hề phát biểu một ư kiến quan trọng nào cả. Một người đă ngoài 60 mà vẫn chưa đưa ra được một ư kiến ǵ th́ phải hiểu là một người không có ư kiến. Ông không phải là mẫu người lănh đạo quốc gia trong một thế giới đang trải qua một cuộc cách mạng trí thức, trong đó ư kiến và sáng kiến là những yếu tố quyết định chỗ đứng và sự vinh nhục của các dân tộc.

    Một giải pháp khác được nghĩ tới là ông Phùng Quang Thanh; trọng lượng của ông sẽ tăng lên nếu chính sách bành trướng bá quyền của Trung Quốc được nh́n như là mối nguy lớn nhất. Tuy vậy, ông Phùng Quang Thanh cũng không phải là người có viễn kiến, như ông Hồ Đức Việt và có thể c̣n kém cả ông Việt. Một mối nguy khác: nếu ông Phùng Quang Thanh cầm quyền là ông sẽ phải dựa vào quân đội và do đó sẽ phải duy tŕ, không chừng c̣n tăng cường, một t́nh trạng phải chấm dứt: đó là để quân đội kinh doanh. Hiện nay quân đội không chuyên lo bảo vệ đất nước mà c̣n làm kinh tế. T́nh trạng này phải chấm dứt v́ một quân đội kinh doanh chỉ có thể kinh doanh dở trong khi mất khả năng chiến đấu.

    Đại tướng Phùng Quang Thanh

    Nhưng dù ai hay liên minh nào nắm được bộ máy đảng, th́ cũng chỉ nắm được phần trên và bề ngoài chứ không c̣n thực sự kiểm soát và điều động được đảng nữa. Tại sao? Đó là v́ một chính đảng chỉ có thể đoàn kết được nội bộ nếu có được đồng thuận trong một lư tưởng chung và một dự án chính trị đứng đắn. Đảng cộng sản chỉ c̣n một lư tưởng chính thức giả tạo là chủ nghĩa Mác – Lênin, một chủ nghĩa không c̣n ai, kể cả tổng bí thư đảng cộng sản, tin là đúng. Sự phân hóa và chia rẽ là chắc chắn. Trên thực tế, đảng cộng sản đă biến chất thành một giai cấp bóc lột. Nó đă mất đồng thuận và sức sống. Để có thể tồn tại, đảng cộng sản cần một lănh tụ đủ tài đức và bản lănh để đoàn kết mọi người và áp đặt những thay đổi bắt buộc, nhưng thực tế là nó không có được một con người như thế. Ban lănh đạo xuất phát từ đại hội 11 sẽ chỉ gồm những con người sàn sàn như nhau, tất cả đều không có thành tích ǵ dù trong thời chiến hay trong thời b́nh, ở những mức độ khác nhau tất cả đều tham nhũng và đều chỉ có một tŕnh độ hiểu biết thấp hơn một số đông đảo đảng viên trẻ. Những cấp lănh đạo như thế vừa không thể gắn bó với nhau vừa chắc chắn bị đa số đảng viên phản đối. Tai họa không đến từ bên ngoài mà từ chính nội bộ đảng.

    Trong thế dùng dằng bế tắc này, đại hội 11 sẽ chỉ là một đại hội dậm chân tại chỗ, nhàm chán, nhắc lại những điều cũ rích và nhạt nhẽo mà không ai, kể cả người nói, muốn nghe. Mối nguy lớn nhất và chắc chắn sẽ đến, đối với đảng cộng sản là sẽ không có thay đổi định hướng nào cả.

    Nhưng muốn dậm chân tại chỗ cũng không được. Thế giới đang thay đổi nhanh chóng, nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài hai năm nay và vẫn chưa chấm dứt đang đ̣i hỏi mỗi quốc gia khẩn cấp xét lại hầu như mọi chính sách. Như thế, ban lănh đạo mới của đảng cộng sản sau đại hội 11, dù gồm những ai, cũng sẽ bắt buộc phải làm ngược lại những nghị quyết của đại hội v́ một lư do giản dị là đó chỉ là những nghị quyết lỗi thời và rỗng nghĩa, khi không nghịch lư. Sẽ có tranh căi và xung đột lớn trong khi không ai thực sự kiểm soát được đảng cả.

    Trong bối cảnh phân hóa đó, yếu tố từ trước đến nay vẫn giúp cho đảng cộng sản duy tŕ được kỷ luật, và tồn tại, là "đảng cầm quyền trong đảng" mà ông Lê Đức Thọ tạo dựng ra lại tan ră.

    Đảng cộng sản sẽ không thể tồn tại như hiện nay sau đại hội 11. Sự suy sụp, thậm chí tan ră, là chắc chắn. Một đảng cầm quyền chỉ có thể áp đặt được chuyên chính trong xă hội nếu trước đó nó áp đặt được chuyên chính trong nội bộ. Đảng cộng sản không độc tài được trong nội bộ nên sẽ không thể duy tŕ chế độ độc tài. Chế độ độc tài sẽ cáo chung, có mọi triển vọng trước khi khóa 11 của ban chấp hành trung ương chấm dứt, nghĩa là trước năm 2016.

    Tất cả vấn đề là sự cáo chung của chế độ độc tài sẽ nhường chỗ cho cái ǵ? Một chế độ dân chủ pháp trị lành mạnh, thực hiện ḥa giải và ḥa hợp dân tộc và bắt đầu ngay cuộc chạy đua rút ngắn sự tụt hậu đă quá bi đát của nước ta so với thế giới, hay một t́nh trạng hỗn loạn?

    Đó cũng là câu hỏi: liệu những người dân chủ trong và ngoài nước, trong và ngoài bộ máy đảng và nhà nước cộng sản, có đủ sáng suốt và khôn ngoan để h́nh thành với nhau một kết hợp dân chủ mới đủ mạnh để đưa đất nước vào một kỷ nguyên mới hay không?

    Nghiêm Văn Thạch
    Chủ tịch Phân bộ Paris – Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên

  7. #37
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    'Cuộc chiến của Hà Nội'
    Bùi Văn Phú -



    ... Cùng với Lê Đức Thọ, ngay từ năm 1958 Lê Duẩn đă chủ trương phải thống nhất miền Nam bằng bạo lực. Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam, danh xưng của Đảng Cộng sản Việt Nam thời bấy giờ, phản ánh chủ trương này. Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chọn con đường Mác-Lê để tiến hành chiến tranh giành độc lập và nhất quyết không hoà hoăn, không chủ trương sống chung hoà b́nh. Những ai trong nội bộ đảng không theo đường lối này đều bị loại trừ khỏi vai tṛ quyền lực... Câu hỏi nêu ra là dù chủ trương của Lê Duẩn như thế th́ có đủ thuyết phục để tách Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp, hai nhân vật đầy huyền thoại của Việt Nam, ra khỏi trách nhiệm về hệ lụy cuộc chiến hay không?...

    *

    Chiến tranh tại Việt Nam, từ 1955 đến 1975, được gọi là “Vietnam War” qua cách nh́n của những nhà làm chính sách Hoa Kỳ v́ nó diễn ra trên mảnh đất mang tên Việt Nam. Trong nhăn quan của lănh đạo Hà Nội, đó là “American War” v́ do người Mỹ gây nên.

    Mới đây, có tác phẩm mang tên Hanoi’s War của Tiến sĩ Nguyễn Thị Liên-Hằng, là một cách nh́n khác về cuộc chiến.

    Như tên gọi của sách, “Cuộc chiến của Hà Nội”, đó là chiến tranh do Hà Nội chủ động, từ khởi xướng vào những năm cuối thập niên 1950 cho đến lúc thành công vào tháng 4-1975.

    Hanoi’s War đưa ra tầm nh́n từ Washington, Hà Nội, Moscow và Bắc Kinh và có tiểu tựa: An International History of the War for Peace in Vietnam, v́ thế sách c̣n là ghi nhận lịch sử quốc tế về cuộc chiến cho hoà b́nh ở Việt Nam trong bối cảnh của Chiến tranh Lạnh, của xung đột Trung-Xô.

    Hoa Kỳ và Việt Nam nh́n khác nhau về cuộc chiến kết thúc ngày 30/4/1975

    Theo tác giả, chiến tranh ở Việt Nam trong 20 năm không chỉ có Hoa Kỳ, Liên bang Xô Viết, Trung Quốc là những đại cường quốc và Bắc Việt, tức Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là những quốc gia với can hệ chính, mà cuộc chiến c̣n có cả hai phía miền Nam là Việt Nam Cộng hoà và Mặt trận Giải phóng miền Nam, v́ lănh đạo của họ cũng là những nhân tố trong các nỗ lực chuyển hướng chiến tranh hay t́m kiếm hoà b́nh.

    Trong ba thành phần người Việt, dù sự can dự của Việt Nam Cộng hoà và Mặt trận Giải phóng miền Nam có những lúc làm cục diện chiến tranh hay diễn tiến hoà đàm thay đổi, nhưng Hà Nội vẫn đóng vai chủ động trong các công tác tiến hành chiến tranh hoặc đến bàn hội nghị.

    Nhân vật chính trong Hanoi’s War không phải là Chủ tịch Hồ Chí Minh, người lănh đạo miền Bắc trong nhiều thập niên, từ thời chống Pháp, qua cuộc chiến tranh chống Mỹ cho đến lúc ông từ trần ngày 2-9-1969. Cũng không phải là Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, anh hùng Điện Biên và là thân tín của Hồ Chí Minh.

    Dù trên diễn đàn quốc tế, hai nhân vật trên đă được rất nhiều nhà nghiên cứu chính trị và các nhà sử học viết đến nhiều nhất.

    'Thống nhất miền Nam bằng bạo lực'

    Vơ Nguyên Giáp, anh hùng Điện Biên, 'thân tín của Hồ Chí Minh'

    Hanoi’s War đưa ra hai nhân vật chính là Lê Duẩn và Lê Đức Thọ. Quan trọng hơn cả là Lê Duẩn.

    Mở đầu tác giả ghi lại h́nh ảnh Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chia tay nhau bên ḍng sông Ông Đốc ở Cà Mau vào một ngày đầu năm 1955.

    Đó là thời gian thi hành Hiệp định Geneve 1954 tạm chia đôi nước Việt ở vĩ tuyến 17, cho phép tự do di dân giữa hai miền trong ṿng 300 ngày.

    Lê Duẩn ở lại miền Nam, Lê Đức Thọ xuống tàu tập kết ra Bắc để rồi trong suốt chiều dài cuộc chiến hai nhân vật này đă trở thành trọng điểm của sách.

    Vài năm ở miền Nam, Lê Duẩn lập ra Trung ương Cục miền Nam và đưa người của ḿnh như Phạm Hùng, Vơ Văn Kiệt vào nắm giữ những vai tṛ then chốt để điều hành cuộc chiến tại miền Nam trong tương lai.

    Trở lại miền bắc, cùng với Lê Đức Thọ, ngay từ năm 1958 Lê Duẩn đă chủ trương phải thống nhất miền Nam bằng bạo lực. Nghị quyết 15 của Đảng Lao động Việt Nam, danh xưng của Đảng Cộng sản Việt Nam thời bấy giờ, phản ánh chủ trương này.

    Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chọn con đường Mác-Lê để tiến hành chiến tranh giành độc lập và nhất quyết không hoà hoăn, không chủ trương sống chung hoà b́nh. Những ai trong nội bộ đảng không theo đường lối này đều bị loại trừ khỏi vai tṛ quyền lực.

    Tác giả nêu dẫn chứng vụ án xét lại chống đảng với Hoàng Minh Chính từ năm 1963 và nhiều người bị tù trong cuộc thanh trừng lớn nhất trong nội bộ đảng vào năm 1967.

    Để tiến hành chiến tranh, sau Đại hội Đảng kỳ 3, từ năm 1960 lănh đạo đă biến miền Bắc thành một xă hội công an trị với hàng vạn người bị bắt v́ “nguy hiểm đến an ninh, trật tự xă hội”.

    Vụ án “Nhạc vàng” năm 1971 là một thí dụ khác. Chính quyền Hà Nội cho rằng đang có âm mưu “diễn biến hoà b́nh” do Mỹ chủ trương để gây chia rẽ nội bộ đảng về chính sách chống Mỹ cứu nước.

    Dựa vào nguồn tài liệu phong phú từ nhiều nơi, đặc biệt là những văn khố ở Việt Nam mở ra cho giới nghiên cứu gần đây, tuy kho lưu trữ của đảng và Bộ chính trị vẫn c̣n đóng kín, và những tiếp xúc, phỏng vấn của tác giả với người Việt liên quan, cùng nguồn tài liệu Việt ngữ tác giả có khả năng tiếp cận, Hanoi’s War đưa ra h́nh ảnh rất rơ là Lê Duẩn kiên quyết chủ trương “Tổng tấn công, Tổng khởi nghĩa” để chiếm miền Nam.

    Cuốn sách nói ông Lê Đức Thọ đóng vai tṛ 'chủ chiến' quan trọng.

    Giải pháp trung lập miền Nam cũng không được chấp nhận. Chiến tranh du kích để bảo toàn lực lượng của Tướng Vơ Nguyên Giáp không được tán thành.

    Hồ Chí Minh là Chủ tịch, Lê Duẩn tuy là Bí thư thứ Nhất của đảng nhưng đă qua mặt và nắm trọn quyền hành.

    Chiến tranh toàn diện

    Dù tổng tấn công nhiều lần thất bại trong các năm 1964, Mậu Thân 1968 hay Xuân-Hè 1972 nhưng Lê Duẩn không từ bỏ chủ trương tiến hành chiến tranh toàn diện.

    Tác giả ghi nhận những sự kiện và phân tích các quyết định dẫn đến chiến tranh qua các cuộc tổng tấn công vào miền Nam, về chính sách “Vừa đàm vừa đánh” đưa đến bản Hiệp định Ba Lê văn hồi hoà b́nh cho Việt Nam - một hiệp ước không đ̣i hỏi bộ đội cộng sản miền Bắc rút về mà Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đă cực lực phản đối.

    Bản hiệp định được kư kết ngày 27-1-1973 sau 5 năm thương thảo với Lê Đức Thọ, nhà ngoại giao có chủ trương phải kiên tŕ v́ tin rằng người Mỹ sẽ phải bỏ cuộc.

    Đúng là người Mỹ cuối cùng đă nhượng bộ Hà Nội để bộ đội miền Bắc tiếp tục ở lại miền Nam. Bản hiệp định chỉ là cách để cho người Mỹ rút lui, hay phủi tay, trong danh dự.

    Chính quyền Sài G̣n sụp đổ ngày 30-4-1975 trước sức tấn công bằng vũ lực của bộ đội cộng sản miền Bắc, như Lê Duẩn đă chủ trương trong suốt chiều dài cuộc chiến và cuối cùng đă đi đến thành công.

    Hanoi’s War c̣n là một cái nh́n khác hơn với những ǵ giới lănh đạo Việt Nam thường đưa ra trước đây về sự nhất trí trong những quyết định đi đến chiến tranh.

    Sách vẽ lên chân dung Lê Duẩn như là một lănh đạo Việt Nam với hai mươi năm kiên quyết chủ trương chiến tranh “Tổng tấn công, Tổng khởi nghĩa”.

    Nhưng không phải v́ thế mà cơ hội cho hoà b́nh, phát triển và chờ ngày thống nhất của hai miền Việt Nam đă không được đưa ra.


    Những cơ hội như thế đă được xướng lên và đă có những nhân vật trong giới lănh đạo Hà Nội ủng hộ, nhưng bị Lê Duẩn không những gạt đi mà c̣n bỏ tù những ai muốn theo chính sách “Bắc trước, Nam sau” – xây dựng xă hội chủ nghĩa miền Bắc trước, chuyện miền Nam tính sau – hay có tư tưởng “hoà hoăn”, theo phe “xét lại”.

    Sau chiến thắng 30-4-1975, cũng dưới sự lănh đạo của Lê Duẩn, Việt Nam lại phải trải qua những cuộc chiến tranh khác, từ phía tây với Kampuchia lên phía bắc với Trung Quốc.

    Khi Lê Duẩn qua đời, ngày 15-7-1986 hàng trăm ngh́n cư dân Hà Nội đă đứng dọc bên đường từ Quảng trường Ba Đ́nh đến nghĩa trang Mai Dịch để đưa tiễn một lănh đạo Việt Nam lâu đời nhất về với cát bụi.

    Năm đó cũng là thời điểm Hà Nội bắt đầu chính sách đổi mới và đưa Việt Nam vào một tiến tŕnh lịch sử mà nửa thế kỷ trước Việt Nam đă mất đi nhiều cơ hội do quyết tâm tiến hành chiến tranh của Lê Duẩn và Lê Đức Thọ.

    Hanoi’s War gắn ông Lê Duẩn vào những thiệt hại khủng khiếp của chiến tranh với hơn hai triệu sinh mạng người Việt.

    Câu hỏi nêu ra là dù chủ trương của Lê Duẩn như thế th́ có đủ thuyết phục để tách Hồ Chí Minh và Vơ Nguyên Giáp, hai nhân vật đầy huyền thoại của Việt Nam, ra khỏi trách nhiệm về hệ lụy cuộc chiến hay không?


    Bùi Văn Phú

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/foru...war_book.shtml

  8. #38
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    LÊ DUẨN -
    Nhìn lại vai trò của ông Lê Duẩn
    (kỳ 1)




    Ông Lê Duẩn giữ chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam gần 30 năm

    Lê Duẩn (1907-1986), Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1960 cho đến khi qua đời năm 1986, có một ảnh hưởng chính trị rất lớn tại Bắc Việt và ở Việt Nam sau 1975, khi hai miền thống nhất.

    Vì nhiều lý do, như nhiều tài liệu của phía Việt Nam chưa được giải mật, cho đến hôm nay giới nghiên cứu vẫn chưa biết được hết mức độ ảnh hưởng của ông Lê Duẩn trong các chính sách của Việt Nam mấy chục năm qua.

    Nhưng gần đây nhiều tài liệu, ở cả dạng ấn hành chính thức hoặc chuyền tay, đã cung cấp thêm thông tin có ích về vai trò và di sản của Lê Duẩn tại Việt Nam.

    Theo giáo sư Stein Tonnesson, University of Oslo ("Le Duan and the Break with China", 2001), Lê Duẩn là một trong những người miền Nam cảm thấy bị lừa vì việc chấp nhận một giải pháp thỏa hiệp.

    Làm cách mạng

    Sinh ra ở Quảng Trị, Lê Duẩn tham gia “Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội“ năm 1928 và là thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1930.

    Năm 1931, ông chính thức bắt đầu sự nghiệp cách mạng khi được bổ nhiệm làm Ủy viên ban tuyên huấn xứ ủy Bắc Kỳ.

    Cuối năm đó, ông bị bắt và bị kết án 20 năm tù, nhưng năm 1936, được trả tự do sau khi phong trào Mặt trận Bình dân lên nắm quyền ở Pháp và ra ân xá cho tù nhân chính trị tại Đông Dương.

    Lê Duẩn bị bắt lần thứ hai năm 1940, kết án 10 năm tù và đày đi Côn Đảo.

    Các nhà tù thực dân thập niên 1930-40 đã trở thành các “đại học cách mạng” nơi có việc tuyên truyền chủ nghĩa Marx – Lenin và tuyển mộ người cho Đảng Cộng sản Đông Dương.

    Những năm ngồi tù này đã tác động mạnh đến Lê Duẩn và đưa ông trở thành nhà cách mạng cứng rắn và không ngại thử thách.

    Sau khi ra tù năm 1945, ông trở thành thành viên trong chính phủ lâm thời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Khi chiến tranh tái tục tháng 12-1946, Lê Duẩn được cử giữ chức Bí thư Xứ ủy Nam Bộ (sau này là Trung ương Cục miền Nam) cho đến năm 1954, năm xảy ra các sự kiện Điện Biên Phủ và Hiệp định Geneva về Việt Nam và Đông Dương được ký kết.

    Hòa hay chiến?

    Nhiều nhà nghiên cứu đã nhận định vào thời điểm Hiệp định Geneva được ký, nhiều cán bộ kháng chiến miền Nam đã rất thất vọng.


    Hiệp định Geneva 1954 khiến nhiều người không hài lòng

    Sau khi tình thế trở nên rõ ràng là cuộc bầu cử toàn quốc mà Hiệp định Geneva hứa hẹn sẽ không xảy ra, Lê Duẩn thúc giục Hà Nội chuyển sang chính sách đấu tranh vũ trang ở miền Nam.

    Nhưng ban lãnh đạo Đảng Cộng sản (từ 1951 đã đổi tên là Đảng Lao Động) không muốn thông qua phương án này.

    Theo giáo sư Pierre Asselin, của Đại học Chaminade, Honolulu, người viết một tiểu luận gần đây nói riêng về vai trò của Lê Duẩn, đã tìm cách giải thích cho sự miễn cưỡng của ban lãnh đạo Bắc Việt lúc đó.

    Thứ nhất, sau hội nghị Geneva và việc chia đôi Việt Nam, Bắc Việt thực hiện chiến dịch cải cách ruộng đất và tập thể hóa. Nhưng chiến dịch này hóa ra có nhiều vấn đề hơn dự tính. Thứ hai, lực lượng vũ trang Bắc Việt chưa kịp hồi phục sau tám năm đánh Pháp.

    Thứ ba, Hà Nội không muốn khiêu khích sự can thiệp của Mỹ. Vào lúc này, nhiều người trong Đảng Cộng sản chấp nhận quan điểm của Bắc Kinh và Moscow rằng Mỹ sẽ không can thiệp quân sự vào miền Nam nếu không bị khiêu khích và sự sống còn của chính phủ Sài Gòn không bị đe dọa.

    Cuối cùng, Đại hội lần thứ 20 của Đảng CS Liên Xô năm 1956 tán thành chính sách “chung sống hòa bình” của Nikita Khrushchev. Theo chính sách đó, các nước cộng sản không nên tìm kiếm đối đầu quân sự với phương Tây mà cần theo đuổi cạnh tranh kinh tế với khối tư bản.

    Theo giáo sư Pierre Asselin ở Việt Nam, Moscow không chỉ hy vọng Bắc Việt không mở lại giao tranh, mà – cùng với Bắc Kinh – còn thúc giục Hà Nội mở lại hội nghị Geneva để giải quyết khác biệt với chính quyền miền Nam và tránh chiến tranh.

    Không muốn rạn nứt với các đồng minh bằng việc công khai bác bỏ chiến lược mới của Moscow và ủng hộ đấu tranh vũ trang. Hà Nội, ít nhất vào lúc này, không chịu thúc đẩy chính sách vũ trang vượt qua giới tuyến 17.

    Sau Phiên họp lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương tháng Tám – Chín 1956, Tổng Bí thư Trường Chinh bị buộc từ chức sau những sai lầm của chiến dịch cải cách ruộng đất.

    Ông Hồ Chí Minh tạm thời giữ chức lãnh đạo đảng, nhưng chỉ cho đến khi tìm ra một ứng viên thích hợp cho vị trí này.

    Cuối năm ấy, vài tuần trước Phiên họp lần 11 của Ban Chấp hành, ông Lê Duẩn gửi ra Hà Nội Đề cương cách mạng miền Nam, một trong những tài liệu quan trọng nhất của Cách mạng Việt Nam sau 1954.

    Tài liệu này sau đó được trình bày và bổ sung tại một cuộc họp của cán bộ miền Nam ở Phnom Penh đầu tháng 12-1956, trước khi ông Lê Duẩn chính thức đệ trình cho ban lãnh đạo đảng ở Hà Nội.

    Sau khi thảo luận, Ban Chấp hành Trung ương đồng ý một sự gia tăng hạn chế hoạt động quân sự ở miền Nam, một quyết định sau đó được Bộ Chính trị thông qua.

    Đọc tiếp kỳ Hai: Bắt đầu cuộc thâu tóm quyền lực

  9. #39
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    LÊ DUẨN
    Kỳ 2: Bắt đầu cuộc thâu tóm quyền lực




    Trong các lãnh đạo cộng sản, ông Lê Duẩn được xem là người có kinh nghiệm hoạt động lâu nhất ở ba miền và ở tù lâu nhất
    Tháng 2-1951, diễn ra Đại hội lần thứ Hai của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự kiện này đánh dấu việc Đảng Cộng sản ra công khai sau khi đã tuyên bố “tự giải tán” vào tháng 11-1945.

    Cũng tại Đại hội Hai tổ chức ở Tuyên Quang, Đảng Cộng sản thông qua quyết định đổi tên thành Đảng Lao Động.

    Năm 1957, Đảng Lao động Việt Nam điều ông Lê Duẩn ra Hà Nội và chọn ông làm quyền Tổng Bí thư và vào Thường vụ Bộ Chính trị.

    Quyết định đề bạt khá bất ngờ này phản ánh lo ngại ngày càng gia tăng của Đảng về tình hình ở miền Nam.

    Sau này, viết trong tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (tháng Bảy 1969), nhà cách mạng miền Nam Trần Văn Giàu xác nhận giai đoạn 1957-59 là “những ngày đen tối nhất” cho phong trào cách mạng ở miền Nam.

    Nghị quyết 15

    Tuy vậy, mặc dù cho phép gia tăng vũ lực một cách hạn chế ở miền Nam, chính sách của Đảng Cộng sản lúc này không xem việc đẩy mạnh bạo lực cách mạng là ưu tiên. Tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 vào tháng 11-1958, Ban Chấp hành TƯ không xem xét tình hình ở miền Nam, mà đề ra kế hoạch ba năm cho phát triển kinh tế và văn hóa ở miền Bắc. Kế hoạch sau đó được Quốc hội và Bộ Chính trị thông qua.

    Ông Lê Duẩn không tham dự các buổi họp bàn này. Một tháng trước đó, Bộ Chính trị cử ông vào miền Nam để đánh giá tình hình. Khi quay về Hà Nội tháng Giêng 1959, cùng đi với Lê Duẩn là nhiều bí thư đảng bộ ở miền Nam, trong đó có Hai Xô, Trần Lương và Võ Chí Công.


    Đường mòn Hồ Chí Minh là con đường vận chuyển vũ khí và người từ Bắc vào Nam

    Tại phiên họp lần thứ 15 của Ban Chấp hành TƯ, những người này đã mô tả về “phong trào đấu tranh của đồng bào miền Nam chống Mỹ - Diệm” và thúc giục Ban Chấp hành TƯ ủng hộ cuộc đấu tranh vũ trang.

    Theo nhận định trong một bài viết gần đây về Lê Duẩn của giáo sư Pierre Asselin, Đại học Chaminade, Honolulu, báo cáo của ông Lê Duẩn và các đồng chí miền Nam “nắm bắt cảm giác thất vọng của những người chiến đấu và ủng hộ cuộc cách mạng ở miền Nam.”

    “Họ cũng thể hiện sự gấp rút trong lòng những người kháng chiến miền Nam muốn có phản ứng trước sự ủng hộ ngày càng tăng của Mỹ dành cho chính quyền Sài Gòn.”

    Hội nghị Trung ương lần thứ 15 kết thúc và ra nghị quyết, trong đó một mặt vẫn nhấn mạnh cách mạng ở miền Nam “có khả năng hoà b́nh phát triển”, nhưng mặt khác, chuẩn bị theo phương hướng “khởi nghĩa đánh đổ chế độ Mỹ - Diệm.”

    Nghị quyết 15 sau này được xem là nền tảng chỉ đạo cho công cuộc vũ trang ở miền Nam vào cuối thập kỷ 1950.

    Quyết định tái tục đấu tranh vũ trang ở miền Nam được quyết định tại Hội nghị Trung ương 15 tổ chức tháng Giêng 1959, nhưng chỉ được chính thức công bố một tuần sau việc chính phủ tổng thống Ngô Đình Diệm ban hành Luật 10/59 vào tháng Năm.

    Hà Nội cũng đồng ý chính thức đóng góp cho mặt trận ở miền Nam bằng việc gửi quân và tiếp viện. Ngày 19-5, đoàn tiếp vận mang bí số 559 được thành lập để “mở đường tiếp vận cho mặt trận phía nam.” Tháng Tám năm ấy, đơn vị quân miền Bắc đầu tiên lên đường vào Nam qua tuyến vận tải dọc dãy Trường Sơn (‘đường mòn Hồ Chí Minh’).

    Có thể nói nghị quyết 15 là một thắng lợi cho những lãnh đạo cách mạng miền Nam, trong đó có Lê Duẩn. Khi Bộ Chính trị thông qua nghị quyết này, vẫn còn có nhiều người trong Ban Chấp hành TƯ phản đối. William Duiker (trong quyển ‘Hồ Chí Minh’, 2000) nhận xét đa số lãnh đạo trong Đảng “đồng ý rằng đấu tranh vũ trang có thể là cần thiết nếu mọi lựa chọn khác đã thất bại.” Tuy nhiên, vào lúc thông qua nghị quyết 15, nhiều người ở miền Bắc không tin rằng các “lựa chọn” khác đã được cân nhắc kỹ, và cảm thấy chưa chín muồi để chuyển sang chính sách đấu tranh vũ trang.

    Pierre Asselin cho rằng “nếu không có sức ép lớn của miền Nam lên ban lãnh đạo miền Bắc, thì Nghị quyết 15 – quyết định tái bắt đầu chiến sự sau sáu năm gián đoạn – đã không được thông qua.”

    Tổng Bí thư chính thức

    Đảng Lao động Việt Nam tổ chức Đại hội lần thứ Ba vào tháng Chín 1960. Nghị quyết đại hội kết luận cách mạng Việt Nam sẽ đồng thời thực hiện hai mục tiêu: “tiến hành cách mạng xă hội chủ nghĩa ở miền Bắc” và “giải phóng miền Nam.”


    Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Ba từ ngày 5 đến 10-9-1960
    Tại Đại hội Ba năm 1960, ông Lê Duẩn chính thức được bầu làm Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản

    576 đại biểu dự đại hội đã chọn Lê Duẩn làm tổng bí thư và là người đứng đầu Bộ Chính trị.

    Vì sao lại là ông Lê Duẩn, mà không phải đại tướng Võ Nguyên Giáp, người được quốc tế biết đến nhiều nhất chỉ sau ông Hồ Chí Minh?

    Theo giải thích của ông Bùi Tín trong quyển Hoa xuyên tuyết, ưu thế của ông Lê Duẩn là v́ “một tiêu chuẩn tất nhiên hồi ấy, ở tù lâu năm, một bằng cấp cần thiết để được giao quyền cao chức trọng, v́ từ đó được coi là được thử thách nhiều hơn, đáng tin cậy hơn.”

    Hoàng Tùng, trong bài viết năm 2002 trên Tạp chí Cộng sản, cũng nói Lê Duẩn là người "hoạt động cách mạng ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam lâu dài nhất, thời gian ở tù lâu nhất" và có "quan hệ rộng với các đồng chí thuộc cả hai thế hệ trong những năm hoạt động bí mật."

    Tuy nhiên, “nhược điểm” ở tù ít của ông Giáp không phải là yếu tố duy nhất dẫn đến việc ông Duẩn được chọn.

    Tính chất của các mục tiêu đề ra ở Đại hội khiến Lê Duẩn trở thành một ứng cử viên thích hợp hơn. Thứ nhất, niềm tin của ông Lê Duẩn vào phương thức phát triển Sô viết và các nguyên tắc kiểu Stalin hứa hẹn phù hợp mục tiêu “thực hiện công nghiệp hóa XHCN bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng” (Nghị quyết Đại hội Ba.) Thứ hai, và quan trọng hơn cả, thời gian hoạt động của Lê Duẩn ở miền Trung và Nam Việt Nam thể hiện kiến thức và uy tín có thể giúp mục tiêu “giải phóng miền Nam” và điều hòa sự hợp tác giữa cán bộ hai miền.

    Ralph Smith (trong quyển “An International History of the Vietnam War”, 1983) cũng ghi nhận thêm một chi tiết: thành công của ông Lê Duẩn ở Đại hội Ba chỉ là một phần trong sự tái tổ chức cơ cấu lãnh đạo mà sẽ kéo dài ở Bắc Việt trong cả một thập niên sau đó.


    [Lúc này] quanh Lê Duẩn vẫn là những nhà cách mạng kỳ cựu nhiều ảnh hưởng, những người cổ vũ cho đường lối thận trọng trong việc giải quyết vấn đề miền Nam.

    Pierre Asselin

    Ralph Smith chỉ ra rằng các thay đổi trong bộ máy nhà nước đã được loan báo ngày 15-7-1960 vào cuối phiên họp đầu tiên của Quốc hội mới bầu ra. Ông Phạm Văn Đồng tiếp tục là thủ tướng, với năm phó thủ tướng (trong đó có Võ Nguyên Giáp và Phạm Hùng); nhưng ông Trường Chinh không còn là phó thủ tướng mà chuyển sang làm chủ tịch Quốc hội. Những người thân cận của ông cũng bị đưa ra khỏi chính phủ, trong đó Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương không còn có mặt trong Bộ Chính trị.

    Tại Đại hội Ba, một Bộ Chính trị mới 11 người được hình thành gồm các ông: Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Phạm Hùng, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị và Hoàng Văn Hoan. Trần Quốc Hoàn và Văn Tiến Dũng được bầu là thành viên dự khuyết.

    Pierre Asselin ghi nhận ban đầu sự kiểm soát của ông Lê Duẩn đối với công việc của Đảng Lao động và chính phủ còn hạn chế.

    “Xung quanh ông vẫn là những nhà cách mạng kỳ cựu nhiều ảnh hưởng, phong độ và được quần chúng yêu mến hơn, như Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp, những người cổ vũ cho đường lối thận trọng trong việc giải quyết vấn đề miền Nam dẫu rằng Bộ Chính trị đã thông qua Nghị quyết 15.”

    Kết quả là khi mới được bầu làm Tổng Bí thư, ông Lê Duẩn thường tự giảm bớt chính kiến của mình để dàn xếp quan điểm của các lãnh đạo khác kỳ cựu hơn.

    Đây cũng là một trong những lý do giải thích vì sao mặc dù Nghị quyết 15 đã được thông qua từ năm 1959, nhưng ngay cả sau Đại hội Ba năm 1960, vị tân Tổng Bí thư cũng chần chừ chứ chưa thúc ép ban lãnh đạo thực hiện ngay nghị quyết này. Ông Hồ Chí Minh và nhiều lãnh đạo khác cảm thấy còn nhiều vấn đề cản trở việc vạch ra một chiến lược cụ thể, chẳng hạn tác động có thể có đối với Moscow, Bắc Kinh và Washington.

    Tuy nhiên, thế cân bằng quyền lực trong Đảng Lao động nhanh chóng thay đổi. Chỉ sau vài năm kể từ lúc trở thành Tổng Bí thư, ông Lê Duẩn đã xác lập uy quyền tối thượng tại Bắc Việt.

    Đọc tiếp kỳ Ba: Cuộc đấu tranh trong nội bộ thập niên 1960

  10. #40
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    LÊ DUẨN
    Kỳ 3: Cuộc đấu tranh trong nội bộ



    Trong thập niên 1960, nhóm của ông Lê Duẩn phê phán 'chủ nghĩa xét lại hiện đại'
    Như phần hai của loạt bài này đã nói, khi mới được bầu làm Tổng Bí thư, ông Lê Duẩn thường tự giảm bớt chính kiến của mình để dàn xếp quan điểm của các lãnh đạo khác kỳ cựu hơn.

    Một câu chuyện minh họa cho ảnh hưởng có mức độ của ông Lê Duẩn thời kì đầu được Thượng tướng Trần Văn Trà kể lại trong quyển Những chặng đường lịch sử của B2 thành đồng (1992).

    Một ngày của năm 1959, ông Trần Văn Trà nghe bản tin của BBC về cuộc chạm súng giữa một trung đội quân Việt Nam Cộng Hòa và nhóm quân của những người kháng chiến ở Đồng Tháp Mười. Theo bản tin, hai bên rút đi sau hai giờ giao tranh mà không có thương vong. Ông Trà rất ngạc nhiên và kết luận hoặc bản tin của BBC sai lạc, hoặc khả năng tác chiến của những cán bộ kháng chiến miền Nam cần được cải thiện.

    Ngày hôm sau, đi cùng một người bạn, ông Trà đến gặp ông Lê Duẩn và nói cần đưa cán bộ tập kết vào Nam để tăng cường đào tạo cho các đồng chí ở đấy. Ông Duẩn được cho xem đề nghị gửi 100 cán bộ trẻ từ Bắc vào Nam.

    Ông Lê Duẩn ngẫm nghĩ rồi nói sẽ khó thực hiện vì Bộ Chính trị chưa quyết. Khi ông Trà nhấn thêm, ông Duẩn hỏi liệu có giảm số lượng được không.

    Con số mới đưa ra là 50. Ông Duẩn lại bảo ông sẽ tự chịu trách nhiệm nếu con số nhỏ hơn nữa. Cuối cùng, họ đồng ý về con số 25 người.

    Tuy vậy, thế cân bằng quyền lực trong Đảng Lao Động Việt Nam sau đó bị phá vỡ.

    Chiếm ưu thế

    Những nghiên cứu gần đây đã cho biết rõ hơn làm thế nào ông Hồ Chí Minh mất dần ảnh hưởng trong tiến trình ra quyết định của Đảng Lao Động kể từ đầu thập niên 1960.


    Ảnh hưởng của ông Hồ Chí Minh trong tiến trình ra quyết định của đảng thập niên 1960 bị suy giảm

    Nói như William Duiker, trong cuốn Hồ Chí Minh (2000), vai trò của ông Hồ ngày càng bị hạn chế ở tư cách “một nhà ngoại giao kỳ cựu và cố vấn cho chính sách ngoại giao, đồng thời làm tròn hình ảnh người cha tinh thần của nhân dân và linh hồn của cuộc cách mạng.” Uy tín cùng mối quan hệ rộng rãi – chẳng hạn, ông Hồ có quan hệ hữu hảo với Mao Trạch Đông – khiến nhóm lãnh đạo trẻ hơn trong Đảng Lao Động Việt Nam, dù muốn hay không, cũng không thể loại hẳn ông ra khỏi tiến trình chính trị và ngoại giao.

    Dù vậy, tính đến thời điểm khi Mỹ chính thức đổ quân vào miền Nam năm 1965, vai trò của ông Hồ Chí Minh ở trong đảng chủ yếu chỉ còn mang tính lễ nghi.

    Một trong những người thân nhất của ông Hồ, ông Võ Nguyên Giáp, cũng bị cô lập sau này. Đối với dư luận quốc tế đương thời, Võ Nguyên Giáp là người anh hùng thứ hai, chỉ sau ông Hồ Chí Minh, trong cuộc đấu tranh giành độc lập của Việt Nam. Nhiều người trong và ngoài Việt Nam thừa nhận ông là kiến trúc sư tạo nên thắng lợi lẫy lừng ở Điện Biên Phủ, và với quân đội miền Bắc, vị đại tướng có uy tín lớn.

    Sau việc ký kết Hiệp định Geneva 1954, Lê Duẩn và nhiều người khác ủng hộ đấu tranh vũ trang ở miền Nam, trong khi ông Giáp thuộc nhóm chủ trương kiềm chế và thận trọng.

    Ông Giáp, giống như ông Hồ, chấp nhận chủ trương “chung sống hòa bình” mà Liên Xô đưa ra lúc bấy giờ, và đồng thời tin rằng phải xây dựng nền tảng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc trước khi nghĩ đến đấu tranh vũ trang ở miền Nam.


    Thông qua việc cô lập ông Hồ, ông Giáp và các đồng minh của họ trong đảng, ông Lê Duẩn đã thiết lập một bộ máy lãnh đạo trung thành.

    Pierre Asselin

    Thái độ này của tướng Giáp đặt ra một thách thức lớn cho ông Lê Duẩn. Nhưng cuối cùng, ông Lê Duẩn đã giảm bớt được ảnh hưởng của ông Giáp trong bộ máy lãnh đạo của đảng. Việc cô lập tướng Giáp – cùng nhiều đảng viên cao cấp khác – đóng vai trò quan trọng cho việc tìm hiểu ông Lê Duẩn vì nó cho thấy người anh hùng trên chiến trường chưa hẳn là người chiến thắng trên chính trường.

    Trong tiểu luận “Lê Duẩn, the American War, and the Creation of an Independent Vietnamese State”, trình bày lần đầu ở hội nghị quốc tế về Việt Nam học ở Hà Nội năm 1998, Pierre Asselin nhận xét: “Giống như Mao và Stalin, Lê Duẩn khao khát quyền lực tuyệt đối. Thông qua việc cô lập ông Hồ, ông Giáp và các đồng minh của họ trong đảng, ông Lê Duẩn đã thiết lập một bộ máy lãnh đạo ở Hà Nội không chỉ trung thành mà còn chung quyết tâm hoàn tất các mục tiêu cách mạng.”

    “Ký ức về Hiệp định Geneva năm 1954 cũng có thể đã khiến Lê Duẩn tin rằng để cách mạng thành công, ông phải loại bỏ hết những ai không tin vào chiến thắng bằng mọi giá.”

    Nhiều chuyên gia cho rằng đây cũng là một phần tiền đề tạo nên cái gọi là “vụ án xét lại – chống Đảng.”

    Tranh cãi tư tưởng

    Hồi ký “Tử tù tự xử lí” của Trần Thư, người bị dính vào vụ được quen gọi là “vụ án xét lại – chống Đảng”, mô tả không khí lúc bấy giờ là “tâm lý chủ chiến bao trùm xã hội miền Bắc” và “nếu có ai chủ trương chung sống hòa bình và thi đua hòa bình giữa hai miền thì cũng chẳng dám nói ra.”

    Mâu thuẫn giữa nhóm của ông Lê Duẩn và những người chỉ trích đạt đỉnh cao ở Hội nghị TƯ 9 năm 1963 và sau đó, tăng tốc với đợt bắt giữ nhiều người ở Hà Nội vào năm 1967.


    Chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Trung Quốc, Lưu Thiếu Kỳ (bên trái), năm 1963 đánh dấu việc hai nước xích lại gần hơn

    Tháng Giêng 1963, chủ tịch Novotny của Tiệp Khắc thăm Hà Nội và ra một tuyên bố chung phản ánh quan điểm của Liên Xô và ca ngợi chung sống hòa bình là “chính sách đúng đắn nhất.”

    Nhưng sau khi Novotny về nước, xung đột giữa hai nhóm tạm gọi là “thân Liên Xô” và “thân Trung Quốc” trong đảng Lao Động căng thẳng hơn. Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm bị quy trách nhiệm cho tuyên bố chung của Novotny và bị thay bằng ông Xuân Thủy.

    Sử dụng tư liệu giải mật của Đông Đức, Martin Grossheim, trong bài nói về “chủ nghĩa xét lại” ở Bắc Việt, đăng trong tạp chí Journal of Cold War History tháng 11-2005, dẫn lời sứ quán Đông Đức ở Hà Nội năm 1963 nói các vị trí chủ chốt ở Bộ Ngoại giao, Thông tấn xã…đã được giao cho các cán bộ “theo sát đường lối Trung Quốc.”

    Đây là các biện pháp chuẩn bị cho chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc, Lưu Thiếu Kỳ, đến Hà Nội tháng Năm 1963. Chuyến thăm đưa Hà Nội đến gần hơn Trung Quốc, với tuyên bố chung gọi “chủ nghĩa xét lại” và “cơ hội hữu khuynh” là đe dọa chính cho phong trào cộng sản quốc tế.

    Tư liệu giải mật cho biết sứ quán các nước Đông Âu có quan điểm gần Liên Xô như Đông Đức, Hungary và Tiệp Khắc, trong năm 1963, đã báo cáo rằng báo chí ở miền Bắc ngày càng phản ánh quan điểm “thân Trung Quốc.”

    Sứ quán Đông Đức tháng Tám năm ấy kết luận “các nhân tố thân Liên Xô” trong đảng Lao Động đã bị cô lập một cách có hệ thống.

    Đến tháng Chín, một bài báo của ông Lê Đức Thọ, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, được in trên báo Nhân Dân. Trong đó, tác giả nói một số đảng viên bị ảnh hưởng của “chủ nghĩa xét lại” và vì thế nghi ngờ chiến lược thống nhất đất nước của đảng.

    Phía Đông Đức lúc bấy giờ kết luận bài báo của ông Lê Đức Thọ là “một sự tấn công trực diện nhắm đến các đồng chí chia sẻ quan điểm thân Liên Xô,” và là một bước lớn trong sự chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần thứ 9 sắp tiến hành.

    Hội nghị Trung ương lần thứ 9 của đảng Lao Động ở Hà Nội diễn ra cuối năm 1963 trong bối cảnh vừa xảy ra cuộc đảo chính giết chết tổng thống Ngô Đình Diệm ở Sài Gòn, đã tạo nên câu hỏi có nhân cơ hội này để đẩy mạnh đấu tranh vũ trang ở miền Nam hay không. Đồng thời, cuộc cãi vã giữa Liên Xô và Trung Quốc trên trường quốc tế ngày càng căng thẳng, đặt Hà Nội trong tình cảnh khó xử, vì đảng Lao Động hiểu rằng để đạt mục tiêu thống nhất đất nước, họ sẽ phải dựa vào hai đồng minh này.

    Tại Hội nghị TƯ lần thứ 9, các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Phạm Hùng đã phê phán chủ trương chung sống hòa bình và hội nghị kết thúc với nghị quyết đẩy mạnh công cuộc đấu tranh bằng vũ lực ở miền Nam.

    Sau Hội nghị TƯ 9, nhóm do ông Lê Duẩn đứng đầu tăng cường phê phán “chủ nghĩa xét lại hiện đại” (ám chỉ chủ trương thi đua hòa bình giữa các nước có chế độ xã hội khác nhau, mà Liên Xô, dưới thời Khrushchev, cổ vũ, nhưng Trung Quốc thì chỉ trích).

    Trong loạt bài “Tăng cường mặt trận tư tưởng để củng cố Đảng” của ông Lê Đức Thọ, được đăng sau Hội nghị TƯ 9, có sự thừa nhận rằng một thiểu số trong đảng không đi theo đường lối đã ra. Mặc dù bài báo không nêu tên cụ thể, nhưng theo các quan sát viên, sự ám chỉ nhắm đến những người như Bùi Công Trừng, Dương Bạch Mai, Lê Liêm, Ung Văn Khiêm…những người đã phát biểu phản đối nhóm của ông Lê Duẩn ở Hội nghị TƯ 9.

    Ông Lê Đức Thọ cũng loan báo các đảng viên sẽ phải dự các lớp học tập và chỉnh huấn để thấm nhuần nghị quyết của Hội nghị TƯ 9.

    Sứ quán Đông Đức khi ấy có được trong tay nội dung của các lớp học này, theo đó, các học viên phải hiểu sâu sắc sự khác biệt giữa “chủ nghĩa Mác - Lê chân chính” và “chủ nghĩa xét lại.”

    Nhà nghiên cứu Martin Grossheim nhận xét chiến dịch chỉnh huấn này “không chỉ để đối phó các quan điểm bất đồng trong đảng, mà còn là công cụ tuyên truyền để chuẩn bị cho tinh thần của người ở miền Bắc trước diễn biến chiến tranh leo thang.”

    Diễn biến 1967-68

    Những tranh cãi trong nội bộ đảng không dừng lại ở năm 1963-64 mà sẽ tiếp tục trong giai đoạn 1967-68.

    Ban đầu, vì lo ngại sẽ đánh mất sự hỗ trợ của Liên Xô, nhóm của ông Lê Duẩn thận trọng không đưa ra các tuyên bố công khai phản ánh thái độ bài Liên Xô và thân Mao. Vì lẽ đó, dự thảo nghị quyết của Hội nghị TƯ 9 ban đầu đã kèm cả đoạn văn lên án trực tiếp Khrushchev, nhưng do yêu cầu của Lê Duẩn, đoạn này được bỏ đi.

    Tuy nhiên, Khrushchev mất chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1964, quân Mỹ đổ bộ vào miền Nam, và miền Bắc bắt đầu bị đánh bom năm 1965 – những diễn biến này đã đưa Hà Nội và Moscow gần nhau hơn. Kể từ đó, ông Lê Duẩn và các đồng minh cảm thấy đủ tự tin để theo đuổi chiến dịch loại bỏ chủ nghĩa xét lại một cách công khai và gay gắt hơn.


    Nhóm thứ nhất dựa trên quan điểm rằng trí thức có vai tṛ quan trọng trong xă hội cộng sản, trong khi nhóm kia đặt giá trị cộng sản lên trên tri thức

    Sophie Quinn-Judge

    Nghiên cứu gần đây nhất về sự kiện này, được Sophie Quinn-Judge công bố trên tạp chí Journal of Cold War History tháng 11-2005, ước lượng trong sự biến 1967-68, khoảng 30 nhân vật cao cấp bị bắt, và có lẽ có tới 300 người tất thảy, gồm các tướng lĩnh, nhà lí luận, giáo sư, văn nghệ sĩ và phóng viên truyền h́nh được đào tạo ở Moscow. Một trong những người bị bắt đầu tiên là Hoàng Minh Chính, nguyên Viện trưởng Viện Triết học, bị bắt tháng 7-1967 và bị tống giam.

    Cần nói rằng người ta vẫn còn biết rất ít về quá trình ra quyết định của Đảng Cộng sản Việt Nam mấy chục năm qua.

    Riêng trong vụ án xét lại 1967-68, không một ai liên lụy được mang ra xét xử. Cho đến thập niên 1990, một số người còn sống và gia đình người đã khuất vẫn gửi các thư và thỉnh nguyện xin phục hồi danh dự. Và như Sophie Quinn-Judge nhận định, “cho đến nay, chính quyền Việt Nam vẫn công bố rất ít các tài liệu về việc ra quyết định ở cấp cao hơn từ thư khố của chính họ.”

    Có nhiều cách diễn giải khác nhau về sự kiện năm 1967-68.

    Tài liệu có tiêu đề “Hoạt động của một số thế lực thù địch và chống đối” do Đảng Cộng sản phổ biến năm 1994, cáo buộc ông Hoàng Minh Chính và nhiều người dính líu vụ án chống Đảng là đã nắm một biên bản mật về một cuộc hội đàm Việt-Trung và định gửi ra ngoại quốc, đồng thời họ bị cho là thu thập tài liệu để tiến tới một chương tŕnh hoặc phác thảo đối lập để chống đối Đảng.

    Trong khi đó, nhiều người bị tù thời kì ấy cho rằng một nguyên nhân của “vụ án chống Đảng” là vì ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ muốn dùng “hiểm họa xét lại” để hạ uy tín của ông Võ Nguyên Giáp. Chia sẻ phân tích này, Judith Stowe, trong bài “Revisionism in Vietnam” (1995) nói ông Võ Nguyên Giáp “là đối tượng chính của chiến dịch bài trừ khuynh hướng xét lại.”

    Pierre Asselin, trong bài viết về Lê Duẩn, nói thêm “do quá nguy hiểm nếu công kích cá nhân ông Giáp, nên ông Lê Duẩn nhắm đến đội ngũ ủng hộ vị tướng, đặc biệt những người thân cận và trung thành nhất trong hàng ngũ cấp cao của Đảng và chính phủ.”

    Sophie Quinn-Judge lại cho rằng vụ án chống Đảng 1967-68 thể hiện một cuộc đấu tranh tư tưởng, chứ không đơn thuần mang tính cá nhân, trong nội bộ đảng.

    “Đó là cuộc cạnh tranh giữa [một bên là nguyện vọng] thống nhất dân tộc (trong khuôn khổ liên minh yêu nước), phát triển khoa học và tiến bộ kĩ thuật với [phía bên kia là] khát vọng cách mạng của quần chúng và sức mạnh biến đổi của cách mạng bạo lực. Nhóm thứ nhất dựa trên quan điểm rằng trí thức có vai tṛ quan trọng trong xă hội cộng sản, trong khi nhóm kia đặt giá trị cộng sản lên trên tri thức.”

    Đọc tiếp Kỳ 4: Một di sản gây tranh cãi

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 27-04-2012, 02:09 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 04-12-2011, 11:34 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 20-11-2011, 11:15 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 28-08-2011, 11:45 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 08-09-2010, 10:02 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •