Page 51 of 55 FirstFirst ... 41474849505152535455 LastLast
Results 501 to 510 of 549

Thread: 30 Tháng Tư Trong Ḷng Người Việt Hải Ngoại

  1. #501
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    37 năm & một thời Cộng sản của ba

    Viết bởi truongduynhat

    Đăng lúc 14:53 pm28 April 2012


    Thế hệ đảng của ba, cái áo Cộng sản không phải là thứ khoác lên người để kiếm cơm cầu chức, không phải là loại người “ăn” đất, không phải là thế lực dùng để “cưỡng chế” nhân dân, không phải là những khuôn mặt gầm gừ chĩa súng bắn vào nhân dân.

    37 năm. H́nh ảnh những người Cộng sản đổi thay nhiều quá, khác quá, khác đến mức không c̣n chất Cộng sản như cái Cộng sản của ba tôi ngày ấy.

    Chúng tôi ôm nhau nhảy cỡng lên ḥ reo khi mỗi sáng thức dậy thấy thêm một lá cờ cắm trên bản đồ miền Nam. 29/3, ba chỉ vào một lá cờ trên bản tin tường thuật của báo Nhân Dân và bảo “quê ḿnh đó”. Từ đó, tôi biết ḿnh có thêm một miền quê khác.

    Ba và chị Quí(1) về “tiền trạm” 2 lần. Nhớ một đêm mẹ gọi riêng chị Quí ra sân th́ thầm “con chú ư xem đàn bà con gái trong đấy họ có mặc xu-chiêng không?”. Cũng giống như sau này tôi được nghe trong miền Nam nhiều người nghĩ về dân Bắc với h́nh tượng “bảy chú Cộng sản bu cành đu đủ không găy”.

    Khi đó, không thể tưởng tượng ra miền Nam là ǵ, ngoài câu hát “miền Nam em dừa nhiều miền Nam em dứa nhiều, miền Nam em xoài thơm, miền Nam em khoai bùi…”.

    Đà Nẵng giải phóng tháng 3. Tháng 11 cả gia đ́nh theo ba gồng gánh về quê. Tài sản là một chiếc xe đạp Phượng Hoàng, chiếc đài National có túi bọc da màu nâu và mấy bộ soong nồi.

    Ở trọ Đà Nẵng đúng một đêm. Khước từ mọi lời mời và động viên của tổ chức, ba dắt cả nhà về quê. V́ ba quan niệm: thế là hạnh phúc.

    37 năm. Nhiều khi nh́n như một thoáng. Nhiều khi lại thấy đó là một quăng thời thăm thẳm. Cứ mùa này, mỗi độ thấy lễ nghi rợp trời cờ đỏ, lại nhớ ba. Nếu c̣n sống, chắc chắn ba sẽ lại gắn đầy ngực huân chương trên những hàng ghế danh dự.

    Thật t́nh, cho đến giờ, tôi vẫn không thể lư giải được tại sao lại có thể có được một thế hệ những con người Cộng sản thanh bạch và sáng trong đến vậy? Trong sạch, liêm khiết đến mức mỗi bận nhớ, tôi cứ chỉ thèm ước ba sống dậy một lần để mời ba… một ly rượu ngoại!

    Cộng sản giờ ít người như ba. Đến mức nhiều khi tôi cứ phải tự hỏi: có phải thật họ là Cộng sản? Chua cay đến mức tôi đă viết: nhiều đứa đảng viên phải gọi là thằng! “Đảng viên nhưng mà tốt” không c̣n là câu cửa miệng dèm pha, trêu chọc của những “phần tử chống đảng”, mà đến chính ông Tổng Bí thư cũng phải buột miệng thừa nhận rằng “đảng viên nhan nhản, cộng sản mấy người”.

    Sinh thời, nhiều lần ba khuyên tôi cố gắng vào đảng. Ba tin đảng đến mức có thể bây giờ sống dậy, chắc chắn sẽ trợn tṛn mắt ngạc nhiên khi thấy tôi vẫn là “thằng” ngoài đảng. Thế hệ đảng của ba, cái áo Cộng sản không phải là thứ khoác lên người để kiếm cơm cầu chức. Thế hệ đảng của ba, Cộng sản không phải là loại người “ăn” đất. Thế hệ đảng của ba, Cộng sản không phải là thế lực dùng để “cưỡng chế” nhân dân, không phải là những khuôn mặt gầm gừ chĩa súng bắn vào nhân dân.

    37 năm. H́nh ảnh những người Cộng sản đổi thay nhiều quá, khác quá, khác đến mức không c̣n chất Cộng sản như cái Cộng sản của ba tôi ngày ấy.

    Cứ mỗi dịp này, nh́n phố xá ngợp trời cờ đỏ, lại dậy lên trong tôi một cảm giác buồn. Nhớ ba, nhớ một thế hệ Cộng sản quá ư Cộng sản.

    Nhớ thời ba đi vận động dân góp ruộng vào hợp tác xă, rằng sau này là những cánh đồng c̣ bay thẳng cánh, đến rải phân cho lúa cũng không phải bốc tay mà rải phân bằng máy bay trực thăng… 37 năm. Quanh mộ ba, chỗ ba nằm bây giờ vẫn đầy dấu chân và băi phân trâu. 37 năm, những khoảng ruộng lúa hẹp dần. Người dân mất đất, không c̣n đất ruộng ngày một nhiều. Không chỉ Tiên Lăng, không chỉ Văn Giang, đi đâu cũng nghe dân than mất đất.

    37 năm. Nơi tôi sinh ra, quê ngoại miền Bắc XHCN một thời của tôi, d́ Hện(2) từ một gia đ́nh khá giả trong làng, giờ thành hộ nghèo, “được” tiêu chuẩn xây nhà… t́nh thương.

    Có thể những ngày này, không gian cờ đỏ và khí thế kỷ niệm chiến thắng tạo niềm vui cho nhiều người. Nhưng với tôi, cứ hiện hữu măi một cảm giác buồn.

    Buồn và nhớ ba. Cái cảm xúc cho tôi nh́n rơ nhất, như thể ba hiện về thật sự, sống lại thật sự, đang đứng trước mặt tôi thật sự, với những bộ huân chương đầy ngực và nụ cười rất… Cộng sản-

    Một h́nh ảnh Cộng sản tôi đă không c̣n thấy từ khi ba mất.

    http://truongduynhat.vn/37-nam-m%e1%...%e1%bb%a7a-ba/

  2. #502
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    37 năm nh́n lại - phần 1


    Hiền Vy, thông tín viên RFA

    2012-04-30

    Mặc dù đă 37 năm trôi qua, nhưng mỗi khi Tháng Tư về, người Việt hải ngoại vẫn không làm sao quên được những tai ương đă đến với họ sau cái ngày mà họ gọi là "Ngày Quốc Hận".

    Tại Houston, cũng như mọi năm, năm nay ngoài những buổi lễ ghi dấu "Ngày Quốc Hận" - mà trong nước gọi là "Ngày Giải Phóng", hay "Ngày Chiến Thắng" - các buổi lễ tưởng niệm những người con dân Việt đă bỏ ḿnh v́ hai chữ Tự Do, và biểu t́nh phản đối Hà Nội trước ṭa tổng Lănh sự Việt Nam, c̣n có nhiều buổi văn nghệ để nhớ về "Biến cố 30/4".

    Cải tạo không biết ngày về

    Trong chương tŕnh Thơ Nhạc "30 Tháng Tư, Một Ngày Nh́n Lại" do hội Văn Bút Nam Hoa Kỳ tổ chức vào ngày 15 tháng Tư, diễn giả Nguyễn Mạnh An Dân đă đọc lên những câu thơ viết về phụ nữ Việt Nam, đă phải một ḿnh lo nuôi con thơ dại và nuôi chồng đang bị tù đày trong các trại tập trung, do các nhà thơ tù sáng tác.

    Đường xa nón lá bung vành
    Thương em lả ngọn rau xanh bờ rào
    Em về bước thấp bước cao
    Nước mưa nước mắt lẫn vào nước non

    Hay những vần thơ nói lên những phút giây ngắn ngủi được thăm viếng chồng

    Nh́n trời sống mũi cay cay
    Mấy năm mới được có ngày gặp nhau
    Một giờ gặp mặt qua mau
    Năm ba câu chuyện đau đâu đă tàn



    Và vài câu thơ viết về tâm trạng của người yêu ṃn mỏi đợi chờ vị hôn phu đang ở trong tù:

    Cô giáo vào dạy học tṛ
    Nh́n đâu cũng thấy buồn xo mắt người
    Bài học xă hội tốt tươi
    Đến giờ phải giảng ngậm ngùi lại thôi




    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 02-05-2012 at 02:52 AM.

  3. #503
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chị Trịnh Kim Duyên cho biết khi miền Nam thất thủ chị mới 26 tuổi, đang làm việc tại bệnh viện Sài g̣n, lúc đó chị có 2 con nhỏ, cháu lớn 5 tuổi, cháu bé 17 tháng, chồng chị bị đi "cải tạo" tại Rừng Lá:

    "Họ nói tập trung để đi cải tạo nhưng thật ra là đi tù, chứ cải tạo cái ǵ! Đầu tiên th́ tŕnh diện ở trường học đường Nguyễn chí Thanh, xong họ chở đi Hóc Môn ở một thời gian, rồi chở đi Z-30D Hàm Tân, ở Phan Thiết. Măi sau này mới có lệnh được đi thăm."

    C̣n chị Ngọc Diệp lúc đó 28 tuổi, có con một tuổi và đang mang thai 2 tháng. Chị cho biết vợ chồng chị từ Ban Mê Thuộc chạy về Sài g̣n:

    "Đánh Ban Mê Thuộc th́ chồng tôi trở về Sàig̣n. Rồi họ ra lệnh phải ra tŕnh diện. Ổng đưa mẹ con tôi về gửi nhà bà ngoại ở Cần Thơ.

    Ổng nói ổng đi 10 ngày ổng về mà ổng đi mất tiêu. Họ kêu đi học tập mà họ nhốt 7 năm mới cho về. Ba năm họ mới cho tin tức là đang cải tạo ở trại Cà Tum.

    Chị Ngọc Diệp



    Và chị Kim Kiều th́ chỉ mới 24 tuổi, đang là sinh viên trường Luật tại Sàig̣n, khi Hà Nội cưỡng chiếm miền Nam, chị cho biết là sau ngày 30 tháng 4 năm 75, trường Văn khoa và Luật khoa bị đóng cửa và chị được đi dạy học môn Văn tại một trường xa thành phố :

    "Tụi tui quen cũng lâu rồi nhưng khi VC vô th́ mới đám hỏi. Tại v́ anh ấy đi lính mà tôi th́ con út, trong nhà các anh cũng là quân nhân nhưng ba má tôi nói là làm cao rồi nên không sợ chết. C̣n anh Dân th́ đi bộ binh nên ba má tôi sợ chết, ba má tôi phản đối, không cho đám cưới. Việt cộng vô th́ coi như b́nh yên rồi, không c̣n đánh nhau nữa nên cho làm đám hỏi. Đám hỏi xong th́ tưởng là đi 10 ngày rồi về. Họ nói đi một tháng hay 10 ngày ǵ đó. Nhưng mà ổng đi mút chỉ, một năm sau mới có thư về cho đi thăm nuôi. Lúc đó anh ấy ở Suối Máu, anh ấy ở đó một thời gian lâu lắm. Sau đó th́ lên Tống Lê Chân làm nhà, làm vườn cho họ. Anh ấy đi là tháng 6 năm 75 đến tháng 3 năm 81 th́ về"

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 02-05-2012 at 02:53 AM.

  4. #504
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đoạn trường thăm nuôi

    Trong khi chị Kim Duyên kể lại đoạn đường gian khổ đi thăm chồng tại trại Hàm Tân:

    "Đi thăm ở Hóc Môn th́ dễ mà đi thăm ở Rừng Lá th́ Trời ơi là nó khổ. Đi qua rừng, mấy cái rạch nước mà cuốn chiếu nó to bằng ngón tay út. Trời ơi, không dám bước, sợ lắm! Nhờ người ta thồi đồ vô chứ ḿnh đâu có vác được. Đường rừng dài lắm."

    Th́ chị Ngọc Diệp cho biết, v́ con c̣n nhỏ nên ba hay bốn tháng chị mới đi thăm chồng được một lần. Nhưng có bà mẹ chồng th́ đi thăm thường hơn v́ bà ở gần hơn:

    "Hồi đó con tôi c̣n nhỏ, nên bà nội mấy cháu đi thăm thường hơn. Từ Cần Thơ đi Tây Ninh xa lắm nhưng thăm được th́ mừng lắm. Có lần đi tới bị trễ họ không cho thăm, họ biểu ra nhà dân mà ở rồi hôm sau mới được vào thăm sớm. Sáng mai th́ tôi dắt con và bà nội vào thăm th́ họ chỉ cho thăm 15 phút thôi. Họ đứng họ canh.

    Trước khi đi thăm th́ họ nói là chính phủ khoan hồng cho mấy chị thăm chồng thăm con mà cấm không được hôn hít. Nhưng mà mấy ổng cũng hôn hà. Thăm xong ra về ông nào cũng ôm vợ hôn."

    C̣n chị Kim Kiều th́ nói, sau cả năm trời không có tin tức, nên khi có giấy báo cho đi thăm th́ chị em trong nhà củng nhau đi thăm vị hôn phu của chị. Những người chị của chị đều có chồng đi tù cải tạo nhưng chưa ai nhận được giấy báo tin:

    Có lần đi tới bị trễ họ không cho thăm, họ biểu ra nhà dân mà ở rồi hôm sau mới được vào thăm sớm. Sáng mai th́ tôi dắt con và bà nội vào thăm th́ họ chỉ cho thăm 15 phút thôi.

    Chị Ngọc Diệp

    "Cả một năm mà không ai biết tin tức ǵ hết. Nhà tôi toàn là bị đi cải tạo. Tôi là út mà chồng chưa cưới cũng bị đi, mà anh ấy chỉ là trung úy thôi, c̣n bị đi như vậy th́ mấy anh kia bị đi mút chỉ luôn. Trong nhà buồn lắm lận. Tới khi được tin đi thăm nuôi th́ mừng muốn khóc luôn. Mấy bà chị cũng đi theo luôn chứ mấy chị chưa có được giấy, thành ra mấy chị đi theo tôi lên thăm ảnh luôn. Lúc lên thăm ảnh th́ thăm em trai ảnh là Luyện nữa, cũng ở cùng chỗ với ảnh. Lên thăm th́ có ǵ đem hết đi. Ảnh th́ mạnh nhưng Luyện th́ không ra được v́ người đầy ghẻ lở. Đến cái độ là không làm ǵ được cả, ảnh phải đút cơm cho Luyện ăn..."

    Mời quí thính giả đón nghe phần 2 của câu chuyện về những người thiếu phụ này trong chương tŕnh kỳ tới.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012104221.html

  5. #505
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Video :37 Năm Quốc Hận, Việt Nam Tôi Đâu tai Paris 30-4-2012.wmv


  6. #506
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    37 Năm Quốc Hận , Việt NamTôi Đâu tại Vương Quốc Bỉ, 28-4-2012.wmv


  7. #507
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    MÙA THÁNG TƯ ĐEN: Gọi Tên Anh-Từ Nửa Ṿng Trái Đất (Nhật Trường)


  8. #508
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nhân Mùa Quốc Hận , Tượng Đài Kỷ Niệm Việt Mỹ thu hút nhiều trăm đồng hương gốc Việt đến thăm

    Monday, 30 April 2012 16:31


    Cali Today News - Chiều chủ nhật 29/4 đă có nhiều trăm đồng hương gốc Việt đến bên bờ sông Arkansas River ở tiểu bang Kansas dự lễ kỷ niệm tượng đài Vietnamese American Community Memorial .

    Tượng Đài được dựng lên nhằm vinh danh các hy sinh của các chiến sĩ Việt Mỹ trong cuộc chiến tranh VN đă chấm dứt 37 năm về trước. Có 2 bức tượng quân nhân, một của Mỹ và một của quân lực VNCH được dựng lên trong Tượng Đài này.


    Ông Phạm Chinh, một trong những người trong ban tổ chức, cho hay: “Chúng tôi mời tất cả cộng đồng người Mỹ gốc Việt, kể cả cộng đồng Thiên Chúa và người Hoa Kỳ cùng đến dự lễ”

    Buổi lễ kéo dài 1 giờ càng có thêm ư nghĩa khi thứ hai 30/4 là ngày kỷ niệm thủ đô Saigon của Việt Nam Cộng Ḥa thất thủ vào tay quân đội Bắc Việt 37 năm trước đây.

    Cộng đồng người Việt ở Wichita của Kansas đă quyên góp tiền bạc dựng nên Tượng Đài. Bà Babs Mellor, điêu khắc gia chính của công tŕnh, cho biết: “Tôi rất vui về kết quả v́ cộng đồng người Việt ở đây rất thích tác phẩm này”

    Bà nói: “Ông Joe Nguyễn đă tạo ra bức phác họa thật tuyệt. Chúng tôi đă dùng các h́nh mẫu thật để tạc. Bức tượng quân nhân Mỹ cao 6 feet 4, c̣n bức tượng người chiến sĩ VNCH được dựng trên một phiến đá hoa cương”

    Nhiều cựu quân nhân của quân lực VNCh đă mặc quân phục chỉnh tề đến dự lễ, phụ nữ mặc áo dài truyền thống tha thướt. Quốc kỳ được thượng đài và quốc ca của ca hai quốc gia được trỗi lên.

    Trong tháng 7 tới sẽ có buổi lễ công cộng chính thức ra mắt Tượng Đài, vốn mất 3 năm mới hoàn thành. Có một bảng đồng, một mặt viết bằng Anh Ngữ và mặt bên kia viết bằng Việt Ngữ, được gắn tại Tượng Đài.

    http://www.baocalitoday.com/index.ph...g-ng&Itemid=49

  9. #509
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Tác phẩm ra mắt dịp 30/94:Asia 69- -Nhân Danh Việt Nam - sáng tác Trúc Hồ (Hợp Ca Asia)


  10. #510
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Người Việt Little Saigon và kư ức tháng 4 (phần 2)

    Ngọc Lan, thông tín viên RFA

    2012-04-30

    Một số người dân Little Saigon kể về những hồi ức của họ trước và ngay sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại nơi họ sống ngày ấy.



    Bộ đội với mũ tai bèo đứng gác ở Dinh Độc Lập sau ngày 30 tháng 4 năm 1975


    Ngày 30 tháng Tư, 1975

    Nếu anh Dân Huỳnh chỉ biết đạp xe đi khắp thành phố trong ngày 30 tháng 4 để chứng kiến sự thay đổi trong tâm trạng vừa nôn nao, rối bời, lâng lâng, vừa ngỡ ngàng, lạ lẫm của một chàng trai mới lớn, th́ bà Xuân Trần đang ở Phú Quốc, cũng như bà Hạnh Phan đang ở Sài G̣n, đă bật khóc ̣a ngay khi nghe tin “Sài G̣n thất thủ, tướng Dương Văn Minh đầu hàng.”


    37 năm đă trôi qua, nhưng trong kư ức bà Xuân Trần, h́nh ảnh Phú Quốc ngày 30 tháng 4 ngỡ như mới hôm qua:


    “Sau đó đến ngày 30 tháng 4 th́ ngày đó rất là thê thảm, rất là hỗn độn. Ngày đó chồng tôi từ trại hải quân đi về nói là ‘ông Dương Văn Minh đầu hàng rồi em ơi!’ th́ tự nhiên tôi bật khóc, tôi khóc dữ lắm. Rồi tôi nói ‘giờ phải làm sao đây anh.’ Chồng tôi nói ‘bây giờ để yên anh xuống dưới Băi Xếp coi làm sao.’


    Trong lúc chồng tôi đi th́ ở nhà có bao nhiêu tiền tôi trút ra đi mua đủ thứ, gạo, bột ngọt, đường, cái ǵ tôi mua được là tôi mua. Mà ngoài chợ người ta đổ xô chạy tán loạn hết trơn. Tôi mua đồ về chất đầy nhà đầy gác hết trơn vậy đó.


    Khi chồng tôi về th́ nói ‘em ơi người ta đi hết rồi.’ Mà trước khi chồng tôi đi th́ có nói ‘em ơi chuẩn bị cho con mấy cái ruột tượng có tiền bạc, có ǵ bỏ hết vào trong đó rồi cho mỗi đứa mang một cái.’ Nhưng mà tui quưnh quáng tôi cũng không làm được cái ǵ. Trong lúc mà người ta đi ngang nhà người ta cứ kêu “đi không chị ơi, chị Lợi ơi đi,đi nha!’ Tôi cứ nh́n bầy con 7 đứa mà không biết làm sao để đi. Tại v́ thấy trên đường đi người ta đă chết chóc nhiều quá rồi, tôi không dám đi. Đứa con nhỏ mới 8, 9 tháng tuổi thôi, c̣n những đứa kia cứ cách nhau 1 tuổi. Nh́n 7 đứa con tôi không thể nào đi được.


    Tối hôm đó chồng tôi nói thu xếp vào Hải Đội 4 để đi, tất cả chất hết lên chiếc xe jeep, mang theo sữa sợ mấy đứa nhỏ đói. Nhưng đến đó th́ ông chỉ huy trưởng ra lệnh cho ông quản đội trưởng nói ai bước xuống tàu là bắn bỏ. Cuối cùng đến 1 giờ sáng th́ chồng tôi nói ‘đi về em ơi.’ Vậy là trở về. Sau đêm 30 đó rồi th́ ngẩn ngơ không biết ǵ hết.”


    Trong lúc đó, bà Hạnh Phan đang ở nhờ nhà một người quen ở ngay Sài G̣n.


    Theo lời bà Hạnh Phan th́ cả ngày hôm đó bà chỉ ở trong nhà và cứ nghe radio, xem tivi. và “bật khóc nức nở khi nghe tiếng ông Dương Văn Minh đầu hàng.” Bà Hạnh Phan kể rằng bà đứng trên lầu nh́n xuống đường và nhớ hoài h́nh ảnh những người lính VNCH cởi bỏ quần áo lính, và từ trên những chung cư, người dân ném quần áo xuống cho họ. Trên đường, quần áo rằn ri, súng ống, giày mũ được vứt đầy. “Nh́n đau ḷng lắm!”

    “Ngày đó chồng tôi từ trại hải quân đi về nói là ‘ông Dương Văn Minh đầu hàng rồi em ơi!’ th́ tự nhiên tôi bật khóc, tôi khóc dữ lắm.


    Bà Xuân TrầnCảnh tượng đó cũng được anh Dân Huỳnh ghi nhận để mà “nhớ hoài”:


    “Ngày 30 tháng 4 năm 75, lúc đó nhà tôi ở đường Chi Lăng đă đào hầm. Sáng sớm nghe có tiếng trái pháo rơi gần nhà, ba má tôi kêu mọi người xuống hầm. Tôi th́ lại muốn chứng kiến sự thay đổi của lịch sử.”


    Cùng một người bạn, anh Dân đạp xe đi quanh Sài G̣n.


    Đường phố đông đúc, náo loạn và kinh hoàng.
    Có người dân bỏ chạy. Có người dân đi hôi của.
    Có người lính bỏ chạy. Có người lính vẫn cầm súng.
    Có những người tự lấy băng đỏ quấn quanh tay như dân quân tự vệ.


    Có người cầm súng bắn lên trời như chúc mừng chiến thắng.
    Và, từng đoàn xe tăng chạy về hướng trung tâm Sài G̣n…
    Đường phố Sài G̣n đủ mọi thanh âm, đủ mọi sắc thái.
    Có tiếng reo ḥ. Có tiếng thét vang.
    Có cả nụ cười. Có cả nước mắt.


    Ông Dân Huỳnh nhớ măi tâm trạng bất ổn của ḿnh vào thời khắc ấy:


    “Tôi nh́n h́nh ảnh của một xă hội ngày tan ră lạ lùng và kinh hoàng lắm. Người ta không biết cái ǵ là cái ǵ. Không c̣n trật tự. tất cả mọi nơi đều rối bời. Không c̣n an toàn. Tôi chỉ nhớ cảm giác của ḿnh rất lạ lẫm. Trong ḷng vừa lâng lâng, vừa buồn buồn. Vừa háo hức, vừa hoang mang. Nói chung là một tâm trạng bất ổn, bởi v́ tôi không biết ḿnh sẽ đi về đâu và lư tưởng của ḿnh ở đâu.”


    C̣n tiếp..

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 10-02-2012, 05:17 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 15-11-2011, 11:27 PM
  3. Replies: 10
    Last Post: 27-10-2011, 08:54 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 23-09-2010, 06:41 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •