Page 2 of 9 FirstFirst 123456 ... LastLast
Results 11 to 20 of 83

Thread: Thời sự Thế giới

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thời sự Thế giới

    Thời sự Thế giới
    Nước Pháp sẽ có tân tổng thống




    Paris: Kết quả sơ khởi cuộc bầu cử tổng thống Pháp ṿng thứ nh́ diễn ra trong hôm chúa nhật ngày 6 tháng Năm cho thấy là cử tri nước Pháp đă bầu lên một vị tổng thống đảng xă hội đầu tiên trong ṿng 17 năm qua. Ông Francois Hollande đă đoạt được 51.9 phần trăm số phiếu bầu, so với 48.1 phần trăm của đương kim tổng thống Nicolas Sarkozy.
    Tổng thống Sarkozy chỉ làm một nhiệm kỳ duy nhất và đă bị cử tri gạt bỏ cũng v́ chuyện kinh tế. nều kinh tế của xứ này cũng như ở các quốc gia trong khối liên hiệp Âu Châu vẫn c̣n trong ṿng suy thoái. Theo kết quả của một cuộc thăm ḍ dân ư th́ 73 phần trăm những cử tri dồn phiếu cho ông Hollande là v́ họ muốn trứng phạt ông Sarkozy, khi ông này đă không thành công trong việc giúp nền kinh tế Pháp phục hồi sớm sủa.
    Nhận định của các nhà b́nh luận thời cuộc th́ cho dù nước Pháp bầu lên một tổng thống có khuynh hướng xă hội, nhưng ưu tiên hàng đầu cho nước này vẫn là việc t́m cách làm phát triển lại nền kinh tế của xứ này.

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thời sự Thế giới

    Thời sự Thế giới
    Trung Quốc lo ngại liên minh quân sự Nhật-Hàn



    Hàn Quốc hôm qua (8/5) cho biết, nước này sắp kư kết các thỏa thuận về hợp tác quân sự với Nhật Bản. Đây sẽ là những thỏa thuận đầu tiên như thế kể từ khi Tokyo chấm dứt chế độ cai trị thực dân đối với Hàn Quốc năm 1945.

    Một thỏa thuận sẽ cho phép hai nước chia sẻ thông tin t́nh báo chung về chương tŕnh hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên đồng thời tiến hành các chiến dịch t́m kiếm và giải cứu chung, Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc cho biết.

    Một thỏa thuận khác sẽ giúp thúc đẩy sự hợp tác giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong vấn đề hậu cần, loại trừ vũ khí, và các hoạt động ǵn giữ ḥa b́nh ở nước ngoài.

    "Chúng tôi đang thảo luận ngày và lịch tŕnh nhằm kư kết các thỏa thuận trên vào cuối tháng này”, phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc – ông Kim Min-Seok cho hay.

    Hiện tại, cả Seoul và Tokyo đều chưa đưa ra quyết định về ngày kư kết các thỏa thuận hợp tác quân sự. Theo Seoul, các thỏa thuận sắp tới sẽ là những thỏa thuận quân sự đầu tiên Hàn Quốc kư với Nhật Bản.




    Ở thủ đô Tokyo, một phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Nhật Bản tiết lộ thêm, những cuộc đàm phán về các thỏa thuận hợp tác quân sự song phương với Hàn Quốc đang được tăng tốc.

    "Bộ trưởng Quốc pḥng hai nước hồi năm ngoái đă nhất trí thúc đẩy việc kư kết một thỏa thuận bảo vệ các bí mật quân sự và ủng hộ lẫn nhau về thiết bị quân sự. Chúng tôi đang nỗ lực tiến tới kư kết thỏa thuận này. Tuy nhiên, chi tiết về việc khi nào nó được kư kết vẫn chưa được quyết định”, phát ngôn viên trên cho biết.

    Việc Tokyo và Seoul hối hả tăng cường hợp tác quân sự trong thời điểm căng thẳng khu vực leo thang v́ vấn đề hạt nhân Triều Tiên và v́ các tranh chấp ở Biển Đông đă khiến nhiều người hoài nghi. Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Quốc pḥng Hàn Quốc Kim Min-Seok đă nhanh chóng lên tiếng phủ nhận sự hợp tác quân sự giữa họ với Tokyo có liên quan đến vụ phóng tên lửa thất bại vừa rồi của Triều Tiên.

    Các nhà phân tích tin rằng, việc Nhật Bản và Hàn Quốc kư kết một loạt thỏa thuận hợp tác quân sự sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Trung Quốc và Triều Tiên. Bắc Kinh chắc chắn sẽ xem đó là sự mở rộng, bành trướng của liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu trong khu vực Đông Bắc Á nhằm kiềm chế, phong tỏa nước này.

    Kiệt Linh - (tổng hợp)

  3. #13
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thời sự Thế giới

    Thời sự Thế giới
    Một phản ứng ngoạn mục

    - Nguyễn đạt Thịnh






    Nửa đêm thứ Hai 30 tháng Tư 2012, Tổng thống Barack Obama âm thầm bay sang A Phú Hăn kư với Tổng thống Hamid Karzai một thỏa ước “Hợp Tác Chiến Lược” ấn định vai tṛ của Hoa Kỳ giúp đỡ A Phú Hăn sau ngày rút quân 2014.
    Đứng trước hàng ngàn binh sĩ tại căn cứ không quân Bagram, ông tuyên bố: “Chúng ta đă đi trong mây mù chiến tranh suốt một thập niên; giờ này b́nh minh đang ló dạng để chúng ta nh́n thấy những ánh sáng đầu tiên của một ngày mới”.
    Chính khách đầu tiên lên tiếng về cuộc vi hành nửa đêm của ông Obama là nghị sĩ Cộng ḥa John McCain; ông nói: “Tôi vui thích về việc tổng thống bay sang A Phú Hăn; đây là cơ hội giúp ông trực tiếp nghe quân nhân và tướng lănh nói về những thành quả đáng kể mà họ thực hiện được trong cuộc chiến tranh này”.
    Ư nghĩa của bản thỏa ước vừa kư đối với 88,000 quân nhân Hoa Kỳ đang chiến đấu tại A Phú Hăn là lời hứa hẹn họ không c̣n bao giờ phải trở lại chiến trường này nữa. Đối với cử tri Hoa Kỳ th́ đây là “một ngày mới” sau 10 năm đi trong mây mù chiến tranh.
    Nhưng đối với ông Mitt Romney -đối thủ tranh cử của ông Obama- th́ chuyến vi hành này lại vô hiệu hóa cuộc phản công chính trị ông đang phát động để khai thác một vụng về lớn của ông Obama.
    Vụng về này là việc phổ biến dĩa DVD Abbottabad mô tả lại cuộc đột kích ngắn, nhưng vô cùng thành công của Trung Đội 6 Biệt Cách Người Nhái, trong đó vai tṛ Tổng tư lệnh của ông Obama và quyết định can đảm của ông được đề cao hơi nhiều.

    Trong hệ thống quân giai của quân đội Mỹ, Tổng thống Barack Obama ngồi địa vị cao nhất với chức vụ Tổng tư lệnh quân đội, mặc dù ông chưa đi lính ngày nào; do việc chưa mặc áo giáp, chưa đội mũ sắt, ông không biết ǵ nhiều về góc bắn của pháo binh.
    Góc 45 độ đưa quả đạn đại bác đi xa nhất, góc không độ là góc bắn trực xạ chỉ sử dụng khi thiết giáp địch càn qua rào kẽm gai tấn công vào đồn binh, như trường hợp anh em pháo thủ Việt Nam Cộng Ḥa đă hạ ṇng đại bác xuống 0 độ để trực xạ trong trận tổng tấn công 1972 tại Lộc Ninh.
    Dĩ nhiên, ông không biết góc bắn 90 độ là góc bắn tự sát, và cũng không biết cả những câu vè anh lính pháo binh bỡn cợt hát mừng những người đồng đội vừa “rước nàng về dinh”.
    Họ hát:

    Ṇng súng chỉ thẳng lên trời,
    Một, hai, ba, bốn, đạn rơi vào đầu.
    Hoặc:
    Em ơi, đừng lấy pháo binh,
    Đêm nằm nó bắn rung rinh cái giường

    V́ không biết những câu ḥ hát dân gian chỉ phổ biến trong “trại gia binh” Việt Nam, nên vị tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ đă để ṇng súng chỉ thẳng lên trời mà khai hỏa, qua việc phát hành dĩa DVD ghi lại cuộc tấn công vào xào huyệt Abbottabad.
    Cuốn phim ca tụng hành động cảm tử của 20 vị anh hùng Người Nhái và quyết định can đảm của Tổng thống Obama, người sẽ nhận nhiều hậu quả tai hại nếu cuộc tấn công đánh vào nhà một công dân Pakistan, không một người nào trong nhà là bin-Laden.
    Ca tụng chiến công của Trung Đội 6 Biệt Cách Người Nhái bao nhiêu cũng chưa đủ, v́ cuộc đột kích tuyệt vời mà họ thực hiện đă giết tên chánh phạm cầm đầu lực lượng khủng bố al-Qaeda, góp phần vào việc chấm dứt cuộc chiến tranh chống khủng bố, và chấm dứt chiến thuật “vác búa tài xồi đi đập con ruồi” đă kéo dài 10 năm.
    Nhưng ca tụng quyết định can đảm của vị tổng tư lệnh đă ra lệnh cho Phó Đề đốc William H. McRaven thực hiện cuộc tấn công chớp nhoáng đoạt chiến thắng to lớn lại là việc làm vô cùng vụng về, bộ tham mưu tranh cử của ông Obama đă phạm.
    Vụng hơn nữa là câu hỏi nêu lên: “Ngồi ghế tổng tư lệnh, ông Mitt Romney có dám ra lệnh bay vào Abbottabad không?” Câu hỏi này đúng là quay ṇng đại bác lên đủ 90 độ và khai hỏa để đạt được tầm đạn đạo cao nhất, và tầm bắn gần nhất, hầu viên đạn rơi đúng vào đầu Obama.
    Dụng ư bộ tham mưu tranh cử của Obama muốn khai thác câu ông Romney tuyên bố 5 năm trước -ngày mùng 3 tháng Tám 2007- phê b́nh câu Obama nói là sẽ không chờ được chính phủ Pakistan cho phép mới gửi quân vào lănh thổ Pakistan để bắt sống, hoặc giết chết bin-Laden.
    Obama đă nuôi dưỡng h́nh ảnh cuộc đột kích Abbottabad ngay từ năm 2007, từ ngày ra ứng cử nhiệm kỳ thứ nhất; và Romney phản bác: “Tôi không đồng ư với việc ông Obama đưa quân vào lănh thổ của một quốc gia đồng minh; tôi cũng không nghĩ những lời tuyên bố như vậy giúp Hoa Kỳ có thêm thân hữu”. Năm đó hăng tin Reuters tường thuật lại lập trường đối chọi của cả hai người.
    Năm nay, để trả lời câu hỏi: “Có dám đưa quân vào Abbottabad không?” Romney nói: “Đến như Jimmy Carter c̣n dám th́ việc đó có khó ǵ đâu”.
    Hôm thứ Hai 30 tháng Tư 2012, trong cuộc họp báo với Thủ tướng Nhật Yoshihiko, một phóng viên hỏi Obama nghĩ thế nào về lời tuyên bố của ông Romney. Obama trả lời: “Tôi chỉ xin mọi người nhớ lại những câu tuyên bố trước đây của một chính khách về việc bay vào Pakistan để triệt hạ bin-Laden. Tôi cho là lời nói bộc lộ tư cách con người: 5 năm trước tôi nói nếu biết chắc bin-Laden sống trong lănh thổ Pakistan, tôi sẽ đưa quân vào bắt sống hay giết chết ông ta. Và tôi đă làm đúng lời tôi nói.
    “Đối với những người trước kia nói một luận điệu, rồi bây giờ lại trở giọng nói khác đi, th́ đường tôi, tôi cứ tiến tới, để mặc họ ngồi đó, nói ǵ th́ nói”.
    Không nói đến tên ông Romney, nhưng dĩ nhiên Obama chỉ trích Romney. Tuy nhiên, Obama cũng không nói đến việc hai ngày, sau ngày tuyên bố với Reuters là không nên đưa quân vào Pakistan, Romney c̣n dự một cuộc tranh luận tại Iowa do hăng tin ABC tổ chức.
    Phóng viên George Stephanopoulos hỏi Romney nguyên nhân nào khiến ông không đồng ư với ông Obama về việc đưa quân vào Pakistan để hoặc bắt sống, hoặc giết chết bin-Laden. Romney đáp: “Có muốn làm việc đó cũng không cần phải la lớn lên cho mọi người cùng biết”.
    Nói cách khác, Romney đồng ư là cứ vào lănh thổ Pakistan để giết bin-Laden, nhưng không đồng ư việc gây trở ngại ngoại giao bằng cách tuyên bố sẵn sàng không tôn trọng chủ quyền của một quốc gia đồng minh.
    Romney nói: “Một ứng viên tranh cử chức vụ tổng thống Hoa Kỳ không thể lên truyền h́nh khơi khơi tuyên bố 'chúng tôi sẽ đơn phương đưa lực lượng vào hành quân trên lănh thổ quư quốc,' mặc dù chúng ta sẽ làm những ǵ cần làm. Thử tưởng tượng ứng cử viên đó bảo người Đức: “Nếu có kẻ trốn tránh trong quư quốc mà quư vị không làm ǵ cả, chúng tôi sẽ đưa quân vào lănh thổ Đức để bắt tên tội đồ này.
    “Đó là những việc cần làm th́ cứ làm, nhưng không cần phải rêu rao trước. Đừng quên là Pakistan cộng tác với Hoa Kỳ, và chúng ta đang t́m cách giúp Tổng thống Musharraf và giúp dân tộc Pakistan.
    “Phải ư thức là chỉ ỷ lại vào sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ không thôi, chúng ta sẽ không thắng trận tại Trung Đông được; chúng ta c̣n cần những đồng minh mạnh tiếp sức, chúng ta cũng c̣n cần giúp những người Hồi Giáo trung dung, thắng và loại bỏ những người Hồi Giáo quá khích”.
    Quan điểm ông Romney phát biểu 5 năm trước đă hữu lư mà cũng không phản chiến tí nào, và lại c̣n được Nghị sĩ Dân chủ Joe Biden đồng ư. Đêm 28 tháng Tư 2011, tham dự cuộc họp nội các chiến tranh để quyết định việc gửi Biệt Cách vào Abbottabad, Phó Tổng thống Biden vẫn khuyên can Tổng thống Obama không nên đưa quân vào Pakistan.
    Romney c̣n nói: “Để ra vẻ là một nhà lănh đạo cương quyết, ông ta làm mất môi trường để cương quyết ngày ông ta trở thành một nhà lănh đạo. Muốn có hành động cương quyết, ông ta cần có tin t́nh báo chính xác, do người Pakistan cộng tác với Hoa Kỳ cung cấp. Họ sẽ không bảo cho ông ta biết bin-Laden ở đâu, v́ họ không muốn tin tức đó đưa quân Mỹ vào đất Pakistan”.

    Bộ tham mưu tranh cử muốn đề cao quyết định sáng suốt và kịp thời của ông Obama, việc đề cao không cần thiết, v́ chỉ cần tường thuật cặn kẽ mọi diễn biến, từ đêm họp nội các chiến tranh, cho đến phút thủy táng bin-Laden, th́ mỗi hành động, mỗi câu nói đều đă ẩn chứa việc ca ngợi Obama rồi. Ca ngợi quá đáng không phải là điều nên làm; đó là sai lầm thứ nhất tạo ra phản tác dụng trong việc thực hiện dĩa DVD Abbottabad.
    Sai lầm thứ nh́ là không tôn trọng sự thật; Romney không phản đối việc đưa quân vào lănh thổ Pakistan để giết bin-Laden, ông ta chỉ phản đối tuyên bố trước việc làm này, khiến tạo ra những khó khăn ngoại giao. Và lời phản đối của ông ta rất đúng.
    Chỉ trong việc thực hiện một dĩa DVD mà bộ tham mưu tranh cử của ông Obama đă phạm hai sai lầm trầm trọng; tái phạm những sai lầm đó thêm một lần nữa là đủ giúp những người Mỹ nghèo có đủ 2 viện quốc hội Cộng Ḥa yểm trợ một vị tổng thống Cộng Ḥa cắt giảm mọi chương tŕnh xă hội để giảm thuế cho quư vị tỉ phú.
    Có lẽ ư thức được sai lầm này, Tổng thống Obama đă chữa cháy một cách khá ngoạn mục: ông bay sang A Phú Hăn, kư với Tổng thống Hamid Karzai thỏa ước “Hợp Tác Chiến Lược”, khẳng định Mỹ chỉ rút quân chứ không bỏ chạy.

    Tranh cử hơn nhau từng mánh nhỏ, vụng về nạp tối đa thuốc bồi, rồi quay ṇng súng thẳng đứng lên trời, khai hỏa trong góc bắn 90%, không phải là tranh cử, mà là tự tử. Tuy nhiên, ngay sau đó biết đem “những ánh sáng đầu tiên của một ngày mới” tại A Phú Hăn để xóa những khoe khoang vụng về của vị tổng tư lệnh can đảm trong một đêm họp Nội Các Chiến Tranh, chứng tỏ ông Obama rất lẹ trí đem tương lai 2014 xóa bỏ chuyện cũ 2007.

    Nguyễn đạt Thịnh
    Thoibao Online

  4. #14
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thời sự Thế giớ

    Thời sự Thế giớ
    Bí ẩn những sự cố bủa vây Tổng thống Pháp



    Tân Tổng thống Francois Hollande hôm qua (15/5) đă chính thức nhậm chức trong sự kỳ vọng rất lớn của người dân Pháp. Tuy nhiên, ngày đầu nhậm chức của ông này đă xảy ra một loạt những sự cố không may.

    Có câu nói, chẳng ai có cơ hội thứ hai để tạo ấn tượng đầu tiên. V́ thế, dù rất muốn nhưng tân Tổng thống Pháp cũng không thể thay đổi được những điều không may xảy ra trong ngày đầu tiên nhậm chức của ông.

    Khởi đầu trong lễ nhậm chức ngày hôm qua của tân Tổng thống Hollande diễn ra khá thuận lợi. Cả ông và cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy tỏ ra thân t́nh, vui vẻ và thoải mái với nhau. Buổi lễ này được tổ chức khiêm tốn với mục đích nhằm thể hiện sự khác biệt giữa tân Tổng thống Hollande với cựu Tổng thống Sarkozy - người vốn nổi tiếng “màu mè”, “khoa trương”.

    Sau khi nói lời tuyên thệ nhậm chức, ông chủ mới của điện Elysée đă có bài phát biểu về thời kỳ khó khăn trước mắt của nước Pháp. Cho đến lúc này, mọi việc vẫn diễn ra khá suôn sẻ, tốt đẹp.

    Tuy nhiên, mọi thứ bắt đầu trở nên xấu đi khi tân Tổng thống lên xe tiến đến điện Elysée. Ông Hollande đi trên chiếc xe Citroen DS5 và được bảo vệ bởi những vệ sĩ cưỡi ngựa xung quanh. Đúng thời điểm tân Tổng thống đứng trên xe vẫy chào những người dân Pháp th́ trời bất ngờ đổ mưa như trút nước.

    Khi đến được Cổng Chiến thắng, tân Tổng thống Hollande đă bị “ướt như chuột lột”. Bộ comple đen của ông sũng nước. Chiếc áo trắng dính chặt vào người và những giọt nước mưa rơi từ đôi kính ông đang đeo.

    Nếu ông Hollande nghĩ mọi thứ sẽ tốt hơn khi ông lên máy bay đến tham dự cuộc họp đầu tiên với nữ Thủ tướng Đức th́ ông đă nhầm. Chiếc máy bay Falcon 7X chở tân Tổng thống Pháp đă bị sét đánh và ông Hollande buộc phải quay trở lại thủ đô Paris. Ông chủ điện Elysée đă phải đến Đức bằng một chiếc máy bay khác.

    Cuối cùng, tân Tổng thống Hollande cũng đến được thủ đô Berlin, nhưng ông đă bị muộn mất 1,5 giờ đồng hồ. Có thể, vào thời điểm đó, ông Hollande nghĩ rằng, những rủi ro trong ngày đầu nhậm chức của ông đă hết. Tuy nhiên, một lần nữa, ông lại nhầm.

    Tại sân bay ở thủ đô Berlin, có thể do quá hồi hộp, tân Tổng thống Hollande đă đứng sai vị trí trên thảm đỏ. Sau đó, phải nhờ có sự giúp đỡ của nữ Thủ tướng Merkel, ông Hollande mới đứng được đúng vào vị trí “khách mời” của ḿnh.

    Chưa hết, đỉnh điểm của vấn đề là việc ông Hollande bổ nhiệm chính khách Jean-Marc Ayrault làm Thủ tướng dù ông này từng bị kết tội tham nhũng những năm 1990. Quyết định bổ nhiệm của tân Tổng thống Hollande đă khiến nhiều người ngạc nhiên và đang tạo dư luận không hay trong nước.


    Tuy nhiên, nếu ông Hollande thực sự cảm thấy lo lắng về việc những sóng gió trong ngày đầu nhậm chức của ông báo hiệu một nhiệm kỳ cầm quyền không suôn sẻ th́ ông cần phải luôn nhớ một câu nói: “Vạn sự khởi đầu nan”.

    Chuyến công du đầu tiên của tân Tổng thống Pháp

    Bất chấp những bất đồng về cách thức đưa Châu Âu thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay, hai nhà lănh đạo của Pháp và Đức vẫn cam kết sẽ cùng nỗ lực để khôi phục sự phát triển kinh tế trong lục địa.

    "Chúng ta cùng có chung trách nhiệm trong việc phát triển Châu Âu. V́ vậy, tôi nghĩ chúng ta sẽ t́m giải pháp cho các vấn đề cá nhân trên tinh thần này", Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết trong cuộc họp báo ngày hôm qua sau khi có cuộc gặp đầu tiên với tân Tổng thống Pháp.

    Tổng thống Pháp Hollande và Thủ tướng Đức Merkel - lănh đạo của hai nền kinh tế lớn nhất khu vực đồng tiền chung euro, đă thể hiện mong muốn chung là Hy Lạp tiếp tục ở lại khu vực này.

    "Chúng tôi muốn Hy Lạp ở lại khu vực đồng tiền chung euro. Chúng tôi đang nghiên cứu khả năng áp dụng thêm các biện pháp để kích thích tăng trưởng cho nền kinh tế Hy Lạp nếu Athens thấy rằng họ cần những biện pháp đó", bà Merkel đă phát biểu như vậy.

    Đồng t́nh với quan điểm của nữ Thủ tướng Merkel, ông Hollande cho biết: “Châu Âu sẵn sàng thực thi thêm các biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế Hy Lạp, giúp nền kinh tế này quay trở lại con đường phát triển”. Chiến lược lấy phát triển làm đầu là trọng tâm trong chiến dịch tranh cử của ông Hollande thời gian qua.

    Miêu tả mối quan hệ giữa Pháp và Đức là “cân bằng” và “đáng trân trọng”, tân Tổng thống Hollande cam kết sẽ thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hợp tác quan trọng này.

    Sau chuyến thăm Đức, ông Hollande dự kiến sẽ bay đến thủ đô Washington vào cuối tuần này để gặp gỡ Tổng thống Mỹ Barack Obama tại hội nghị G-8 và hội nghị thượng đỉnh NATO. Hai hội nghị này đều diễn ra ở Mỹ trong dịp cuối tuần và đầu tuần sau.

    Kiệt Linh - (tổng hợp)

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thời sự Thế giới

    Thời sự Thế giới
    Tân TT Pháp Francois Hollande với những thách đố ở Pháp và Châu Âu

    Nhị Khê





    Ngày 06/05/2012, ứng viên Đảng Xă hội Francois Hollande chính thức giành chiến thắng trong cuộc bầu cử TT Pháp ṿng 2. Ông Hollande được gần 52% số phiếu ủng hộ so với 48% phiếu bầu của đương kim TT Nicolas Sarkozy, trở thành TT thứ 24 của Cộng ḥa Pháp. Nước Pháp như thế lại có một nhà lănh đạo cánh tả thuộc Đảng Xă hội lên làm chủ Điện Élysée. Nhân vật cánh tả lănh đạo nước Pháp gần đây nhất là TT Francois Mitterrand (đắc cử trong cuộc bầu cử tháng 05/1981), ông là tổng thống Pháp đầu tiên của Đảng Xă hội. Sau đó ông tái đắc cử năm 1988, cánh tả liên tục làm chủ Điện Élysée cho đến năm 1995 mới nhường lại cho Jacques Chirac, người sáng lập ra UMP (Liên Minh Phong Trào Nhân Dân - Union Pour Un Mouvement Populaire). 17 năm sau, trong cuộc bầu cử ngày 06/05/2012, Đảng Xă hội cánh tả mới giành lại quyền lănh đạo nước Pháp. Sau khi có kết quả, hàng ngàn người ủng hộ đă tập trung tại quảng trường Place de la Bastille ở trung tâm thủ đô Ba Lê chúc mừng chiến thắng của Francois Hollande.

    Hollande muốn ǵ sau ngày đắc cử?
    Hollande giành được thắng lợi, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc khủng hoảng ở khu vực đồng Euro (Eurozone). Cả thế giới đều biết ông Hollande có ư định đàm phán lại Hiệp ước Ngân sách, c̣n gọi là Hiệp ước về ổn định, phối hợp và quản lư trong liên minh kinh tế và tiền tệ, lănh đạo 25 nước trong Liên minh Châu Âu (EU) đă kư ngày 02/03/2012. Không những thế ông c̣n soạn thảo một bị vong lục về việc định hướng lại Châu Âu. Theo dự kiến, tài liệu này sẽ được chính phủ mới do ông thành lập thông qua vào nửa cuối tháng 5/2012, sau đó chuyển cho các nước trong EU để có thể thông qua trong cuộc họp Hội đồng Châu Âu (European Council - EC) vào tháng 6/2012.
    Francois Hollande c̣n cam kết sẽ đảo ngược lại tiến tŕnh kinh tế mà Sarkozy đă thực hiện trong 5 năm qua với tuyên bố tăng chi tiêu chính phủ, giảm thời gian làm việc trong tuần, giảm tuổi về hưu, tăng lương tối thiểu và đánh thuế 75% đối với những người có thu nhập trên 1 triệu Euro mỗi năm. Những chính sách này sẽ tạo ra căng thẳng với Đức. Trước đó nữ TTg Đức Angela Merkel công khai ủng hộ Sarkozy đắc cử nhiệm kỳ 2, v́ ông ủng hộ những luận cứ của bà về cắt giảm chi tiêu chính phủ, giảm nợ và cho rằng các biện pháp khắc khổ sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Châu Âu.
    Sau khi đắc cử TT thứ 24 nước Pháp, ngày 07/05, Francois Hollande tham dự một cuộc tranh luận về kinh tế Châu Âu. Những lời ông phát biểu hôm đó cộng với rối loạn về tài chánh ở Hy Lạp, khiến cho kinh tế Châu Âu có nguy cơ gặp lại những bế tắc từng xảy ra trước đó.
    Ngày 15/05, Francois Hollande làm lễ nhậm chức TT Pháp, sau đó ông tham dự một số cuộc hội nghị quốc tế quan trọng. Tuy nhiên, cái ông phải đối diện đầu tiên là nguy cơ kinh tế tài chánh Châu Âu. Không những ông muốn đàm phán lại Hiệp ước Ngân sách mà c̣n muốn đàm phán lại Công ước Tài chánh của Liên minh Châu Âu (EU), nên đă đương đầu với lănh tụ các nước trong EU. Được biết, trong hội nghị được coi là cơ hội cuối cùng để cứu đồng Euro, ngày 09/12/2011, các nhà lănh đạo EU nhất trí thành lập một Công ước Tài chính mới dựa trên các hiệp ước liên chính phủ. Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Herman Van Rompuy cho biết, thỏa thuận trên đạt được sau gần 10 tiếng đồng hồ thương thảo căng thẳng trong cuộc họp thượng đỉnh EU diễn ra tại Brussels. 17 nước thành viên khu vực sử dụng đồng Euro và 9 nước EU không dùng đồng Euro trừ Anh đă nhất trí tham gia vào Công ước Tài chính mới dựa trên các hiệp ước liên chính phủ.
    Nhiều người cho rằng Công ước Tài chánh và Hiệp ước Ngân sách cứu khu vực đồng Euro tránh khỏi đổ vỡ, nhưng Hollande muốn xét lại vấn đề này. Ông muốn đặt ra một công ước hay hiệp định mới dựa vào tăng trưởng kinh tế, không cần "thắt lưng buộc bụng" vẫn có thể giảm bớt thâm thủng.
    TT Hollande nói: "Đó là sứ mạng mới của tôi. Phải làm thế nào kinh tế Châu Âu ngày càng tăng trưởng, kiếm được nhiều công ăn việc làm, xă hội ngày càng phồn vinh. Tóm lại, muốn Châu Âu có tương lai, tôi phải nhanh chóng đưa ra những điểm quan trọng này với bạn bè ở Châu Âu, nhất là với Đức quốc". Đức là người bạn gắn bó của Pháp ở Châu Âu, nhưng nữ TTg Angela Merkel nhiều lần cảnh báo không thể đàm phán lại Công ước Tài chánh hay Hiệp ước Ngân sách.
    Hoa Kỳ coi nguy cơ khu vực đồng Euro là một "ngọn gió thổi ngược", tuy nhiên ngày 07/05, vẫn khẳng định liên minh Mỹ-Pháp bây giờ vẫn vững mạnh như trước ngày ông Hollande đắc cử TT Pháp. TT Obama hoan nghênh ông Hollande tới dự cuộc họp G8 ở Trại David và ở Chicago trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời sẽ gặp nhau trong dịp này.
    Một số nhà b́nh luận cho rằng Hollande đắc cử TT Pháp tạo ra một t́nh huống không sao đoán trước được, cộng với sự ngóc đầu dậy của một số đảng cánh tả và cực hữu tại một số nước ở Châu Âu, EU mất đi một số nhà lănh đạo, gây ra nhiều rối loạn về chính trị và kinh tế, khiến cho nhiều người lo lắng.
    Phát ngôn viên của TT Hollande cho biết, khi đến tham dự Hội nghị Thượng đỉnh NATO diễn ra ở Chicago trong 2 ngày 21 và 22/05, Pháp sẽ tuyên bố rút 3.300 binh lính ở Afghanistan. TT Obama đă mời ông Hollande đến Ṭa Bạch Ốc bàn thảo. Phát ngôn viên của ông Anders Fogh Rasmussen, Tổng Thư kư khối NATO, trấn an rằng bất cứ quyết định nào về rút quân trước thời hạn đều phải được các nước đồng minh đồng ư tại Hội nghị Thượng đỉnh Khối NATO.

    Những thách đố sau ngày Hollande đắc cử
    Ngày 01/05/2012, Tổ chức Lao công Quốc tế (International Labour Organization) của Liên Hiệp Quốc công bố năm 2012 toàn thế giới có 202 triệu người thất nghiệp, so với năm 2011 tăng 6 triệu người. Cùng thời gian đó, tại hội nghị hằng năm, Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng tuyên bố kinh tế toàn cầu suy thoái, mục tiêu giảm một nửa số người nghèo đói vào năm 2015 phải lùi xa hơn nữa.
    Kinh tế suy thoái dẫn đến chính trị không ổn định. Kinh tế suy thoái, chính phủ một số nước ở Châu Âu phải về vườn, t́nh h́nh chính trị ở châu lục này ngày càng không ổn định. Cuộc bầu cử TT Pháp ṿng 2 ngày 06/05, với thắng lợi của Đảng Xă hội, báo hiệu t́nh h́nh chính trị nước Pháp có nguy cơ không ổn định. Ngoài Pháp, Ḥa Lan do đàm phán dự toán ngân sách không thành công, Đảng Tự do rút ra khỏi chính phủ liên hiệp, chính phủ Mark Rutte phải giải tán, chờ đến đầu tháng 09/2012 bầu cử lại. Pháp và Ḥa Lan là những nước Châu Âu ổn định trong thời gian lâu dài, khác với các nước Hy Lạp, Ái Nhĩ Lan, Ư Đại Lợi vừa thay đổi chính phủ. Pháp và Ḥa Lan không ổn định, nguy cơ của nó càng to lớn hơn. Giữa lúc t́nh h́nh chính trị ở Châu Âu và thế giới không ổn định, nước Pháp thay đổi t́nh h́nh chính trị, ảnh hưởng càng nghiêm trọng hơn. Dù Pháp không phải là nước lớn, nhưng... từ nửa cuối thế kỷ 18 đă có tác dụng đầu tàu đối với nhiều nước phương Tây. Không những thế, Pháp c̣n là một trong những nước sáng lập Liên minh Châu Âu, tính theo diện tích là quốc gia lớn nhất trong khối này, nằm trong khu vực đồng Euro và khối Schengen. Pháp cũng là một trong những thành viên sáng lập NATO và Liên Hiệp Quốc, đồng thời là một trong năm thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Pháp cũng là một trong bảy quốc gia trên thế giới được công nhận có vũ khí hạt nhân. Điều đó chứng tỏ Pháp có tầm quan trọng đối với Châu Âu và thế giới.
    Kết quả cuộc bầu cử TT Pháp ṿng 2 không làm cho nhiều người ngạc nhiên, lư do v́ phong cách lănh đạo của Nicolas Sarkozy khiến cho dân chúng Pháp chán ghét, buộc ông phải nhường quyền làm chủ Điện Élysée cho Francois Hollande, kết thúc 17 năm cánh hữu cầm quyền ở Cộng ḥa Pháp. Sarkozy thừa nhận thất bại và tuyên bố rút ra khỏi chính trường Pháp. Tuy nhiên, Châu Âu và cộng đồng quốc tế lại không vui lắm trước thắng lợi của Hollande. Trước sau ngày bầu cử ṿng 2, thị trường chứng khoán tụt xuống để biểu lộ thái độ đối với thắng lợi của Hollande. Thắng lợi của Francois Hollande là thử thách đối với nước Pháp, thử thách đối với EU, cũng là thử thách đối với thế giới.
    Sau khi bùng nổ nguy cơ tài chánh ở Hy Lạp, các nước trong khối EU phải dựa vào Pháp và Đức hạn chế chi tiêu để khống chế Hiệu ứng Domino (Domino Effect), nhằm thoát khỏi nguy cơ và củng cố Liên minh Châu Âu. Tuy nhiên, đường lối bảo thủ đó đang trên đường tan ră, bởi v́ chính sách của Đảng Xă hội Pháp dựa vào sự chi tiêu "khảng khái" của chính phủ để phát triển kinh tế và kiếm thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân, cũng như không chịu "thắt lưng buộc bụng". Như vậy nước Pháp sẽ bước vào con đường nguy ngập, dân chúng lo lắng sau này con cháu họ sẽ phải trả nợ cho ông cha. Không những thế cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các nhà đầu tư thấy rơ kinh tế Pháp ngày càng suy yếu nên dừng chân lại, khiến cho chi thu ngày càng thâm thủng, thất nghiệp ngày càng nhiều, trở thành "kẻ yếu đuối" trong EU. Không c̣n nước Pháp làm cột trụ, EU chỉ c̣n một ḿnh Đức quốc chèo chống, không phải là chuyện dễ. V́ vậy, không bao lâu nữa, khu vực sử dụng đồng Euro sẽ sụp đổ, kinh tế thế giới cũng không sáng sủa chút nào. Qua đó có thể thấy khi bước vào làm chủ Điện Élysée, Francois Hollande sẽ gặp rất nhiều thử thách nghiêm trọng:
    Thứ nhất, tuy nhiều người dân nước Pháp không mấy tán thành phong cách trị nước của Nicolas Sarkozy, ông vẫn được khoảng 48% cử tri bỏ phiếu bầu. Trong số những lá phiếu bỏ cho Hollande, một số phiếu chỉ v́ không bằng ḷng Sarkozy mới bỏ cho ông, chưa chắc họ thật sự tán thành đường lối của ông. Điều đó chứng tỏ dân chúng Pháp vẫn c̣n nhiều người ủng hộ chính sách kinh tế hạn chế chi tiêu của Sarkozy. Theo họ, làm như vậy mới giúp cho kinh tế tài chánh Pháp thoát khỏi nguy cơ sụp đổ, bảo vệ được đồng Euro. Hollande cần phải hiểu rơ rằng dân chúng Pháp giao quyền lănh đạo đất nước cho ông không có nghĩa muốn ông trở lại 100% chính sách kinh tế tả khuynh của Đảng Xả hội. Họ chỉ muốn ông kết hợp chính sách kinh tế tả và hữu khuynh t́m kiếm một "bài thuốc" hay nhất, sáng tạo ra một thời đại mới có lợi cho Pháp, Châu Âu và thế giới.
    Thứ đến, muốn được như vậy, Hollande phải bàn bạc và đồng ư với TTg Đức Angela Merkel. Trong thực tế, Pháp Đức phải hợp tác mới chống đỡ được mọi nguy cơ đến với Liên minh Châu Âu. Xét về t́nh h́nh chính trị hiện nay, mặc dù lập trường chính trị của Đức và Pháp khác nhau, nhưng ngồi lại với nhau nói chuyện, mới có thể chống đỡ được các nguy cơ đang đe dọa khu vực sử dụng đồng Euro. Nói vậy không có nghĩa Pháp phải theo Đức, hay Đức phải thỏa hiệp với Pháp. Có thể nói trong quá tŕnh duy tŕ sự tồn tại của EU, Pháp và Đức không thể "ông nói gà bà nói vịt". Đặc biệt không thể để quá lâu. Sau khi Hollande lên cầm quyền một tháng, phải thực hiện được điều đó.
    Cuối cùng là quan hệ Pháp-Mỹ. Dựa vào h́nh thái ư thức, sau khi đăng quang, Hollande có thể hợp tác chặt chẽ với TT Obama, bởi v́ hai ông đều "tả". Tuy vậy, hiện nay Obama đang tranh cử TT nhiệm kỳ 2, ông không cho phép kinh tế Châu Âu suy thoái ảnh hưởng đến sự phục hồi mong manh của kinh tế Hoa Kỳ. Về vấn đề rút quân ra khỏi Afghanistan, Hoa Thịnh Đốn cũng không muốn Ba Lê thực hiện trước kế hoạch, khiến cho t́nh h́nh càng thêm rối ren. Như vậy, Obama sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc bầu cử TT Hoa Kỳ vào cuối năm 2012. Bởi vậy, trước mắt Obama không muốn Hollande đi theo con đường khuynh tả, ảnh hưởng đến cuộc tranh cử vào làm chủ Ṭa Bạch Ốc của ông trong 4 năm tới.
    Tóm lại, thắng lợi của Francois Hollande đă khiến cho nước Pháp "thay da đổi thịt". Nhưng ông cũng phải từ bỏ những chính sách ḿnh từng cam kết trong thời gian vận động mới có thể khiến cho nước Pháp và cộng đồng quốc tế vui chung với những thắng lợi ông vừa đạt được.

  6. #16
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thời sự Thế giới

    Thời sự Thế giới
    Texas đưa kẻ vô tội vào pḥng tiêm thuốc độc?

    Chu Nguyễn






    - Ngày 15/5/2012, một nghiên cứu của Đại học Luật Columbia đă được phổ biến rộng răi và gây ngạc nhiên không kém, v́ đưa ra chứng cớ chứng minh công lư ở Texas đă sai lầm khi xử tử một kẻ vô tội là Carlos DeLuna vào năm 1989.

    Công tŕnh xét lại bản án mà DeLuna phải cam chịu được giáo sư James Liebman của Đại học Luật Columbia cùng 12 sinh viên của ông thực hiện trong hơn 6 năm, hy vọng minh oan cho DeLuna và cũng là hồi trống thúc đẩy việc băi bỏ án tử h́nh ở Mỹ.
    Tài liệu trên là kết quả cuộc điều tra rất công phu, khá quy mô, khởi từ năm 2004, đă theo sát mọi đường dây mối nhợ liên quan đến vụ án, phỏng vấn hơn 100 nhân chứng, nghiên cứu khoảng 900 mẩu chứng cớ và giám sát hàng trăm h́nh ảnh hiện trường vụ án, tài liệu pháp lư c̣n để lại trong kho "tang vật" của cảnh sát và nếu chất đống có thể cao hơn 10 ft.

    Carlos DeLuma là ai?
    Carlos DeLuna bị bắt vào ngày 04 tháng 02 năm 1983, ở tuổi 20, về tội bạo sát Wanda Lopez, một phự nữ trẻ tuổi ở trạm xăng Shamrock, Corpus Christi, Texas. Nạn nhân bị đâm suốt ngực trái bằng một lưỡi dao sắc bén dài 8 inches. Lưỡi dao oan nghiệt đă cắt đứt một động mạch và nạn nhân mất mạng v́ máu ra quá nhiều.
    Từ lúc bị bắt cho tới ngày bị hành h́nh v́ thuốc độc 6 năm sau, (vào ngày 08 tháng 12 năm 1989) DeLuna khăng khăng chối tội. Anh ta nói rằng ḿnh vô can. Bị cáo c̣n cho biết mặc dù bản thân không phạm tội giết người nhưng biết rơ ai là thủ phạm trong cái chết của Wanda Lopez. Theo bị cáo th́ kẻ sát nhân chính là một tên nổi tiếng bạo hành là Carlos Hernandez.
    Cái điều trớ trêu của định mạng là bị cáo và người mà anh ta tố cáo là hung thủ thực sự lại trùng tên, "Carlos". Cả hai lại có bề cao và thể trọng tương tự và đặc biệt hơn nữa là họ hao hao giống nhau nên nhiều khi nh́n họ ai cũng tưởng là anh em sinh đôi. Một người chị của bị cáo DeLuna, có tên là Rose, cho biết khi luật sư của Carlos Hernandez nh́n bức h́nh của hai anh chàng Carlos, ông ta đă luống cuống không biết ai là thân chủ của ḿnh.
    Trong phiên xử năm 1983, bị cáo Carlos DeLuna trước bồi thẩm đoàn đă khai rằng vào lúc xảy ra án mạng anh ta t́nh cờ gặp Hernandez, một người 5 năm trước đó anh ta từng quen mặt. Cả hai cùng sống ở phía nam Texas trong thị trấn Corpus Christi và vào hôm đó cùng ghé vào một quầy rượu. Sau đó, DeLuna trông thấy Hernandez bước vào trạm xăng Shamrock để mua ǵ đó và khi không thấy hắn bước ra th́ DeLuna ṭ ṃ theo chân hắn xem sự ǵ xảy ra.
    DeLuna khai rằng khi bước gần tới Shamrock anh ta thấy Hernandez đang vật lộn với một phụ nữ ở sau quầy hàng của trạm xăng Shamrock. DeLuna cho biết anh ta hoảng sợ vội chuồn ngay v́ bản thân anh ta có hồ sơ tấn công t́nh dục mà cảnh sát đang nắm giữ mặc dù chưa bao giờ có ai thấy anh ta dùng dao. DeLuna có tật giật ḿnh bỏ đi v́ sợ họa lây như lời khai: "Tôi bỏ chạy v́ sợ hăi".
    Anh ta c̣n cho biết thêm, lúc nghe c̣i cảnh sát hú vang lao về phía trạm xăng, DeLuna rụng rời đă ẩn sau một chiếc pickup và 40 phút sau vụ giết người th́ bị bắt.
    Trong phiên xử, luật sư biện hộ cho DeLuna tŕnh bày trước ṭa là chính Carlos Hernandez mới là thủ phạm chứ không phải DeLuna. Nhưng các công tố viên trước ṭa chế giễu lập luận này. Họ cho bồi thẩm đoàn biết rằng cảnh sát đă rà soát giả thuyết có một nghi can tên là "Carlos Hernandez" sau khi phe bênh vực nêu ra tên này, nhưng xem ra vô căn cứ. Công tố viên cho rằng Hernandez chỉ là cái tên do bị cáo bịa đặt, chỉ là một "bóng ma" không hề tồn tại. Công tố viên trưởng cho rằng Hernandez chỉ là "sản phẩm tưởng tượng của DeLuna" mà thôi.

    Nghi án được điều tra lại
    Sau khi DeLuna bị tiêm thuốc độc vào năm 1989, nhiều câu hỏi đặt ra. DeLuna có thực là thủ phạm sát hại Wanda Lopez hay không? Nếu anh ta bị giết oan th́ cái tội ấy ai chịu? Cảnh sát điều tra tắc trách? Ṭa án xét xử cho có lệ và luật sư bênh vực cho xong chuyện? Phải chăng h́nh phạt trọng h́nh, đưa tội nhân lên máy chém, cho vào pḥng hơi ngạt, ngồi ghế điện hay tiêm thuốc độc nên băi bỏ v́ quá dă man, và có khả năng làm tổn hại sinh mạng người vô tội.
    Giáo sư Liebman ở Đại học Columbia đă cùng học tṛ điều tra lại vụ án DeLuna. Liebman đă nhờ một thám tử tư bỏ ra một ngày để t́m hiểu về Carlos Hernandez.
    Chỉ trong ṿng một ngày nhà điều tra đă t́m ra hàng tá chứng cớ mà cảnh sát Texas, công tố viên, dàn luật sư bênh vực bị cáo và kể cả quan ṭa trong 6 năm từ lúc bắt giữ DeLuna tới lúc xử tử anh ta, đă không để mắt tới.
    Trước hết, việc t́m ra Carlos Hernandez không phải là việc khó. Nhà điều tra của Liebman chỉ trong vài tiếng đồng hồ đă t́m ra một phụ nữ biết cả hai chàng trai tên là Carlos. Phụ nữ này đă cho nhà điều tra năm sinh tháng đẻ của Hernandez và từ đó lục hồ sơ t́m ra quá khứ đầy tội lỗi của tên này.
    Với sự giúp đỡ của các sinh viên, Liebman bắt đầu ghép những mẩu tài liệu lại với nhau và vẽ lại chân tướng của Hernandez. Th́ ra Hernandez là một tay nghiện rượu lại thường bạo hành và luôn mang theo người một lưỡi dao bấm khổ lớn. Trong những năm mới trưởng thành hắn đă bị bắt 39 lần, 13 lần về tội mang dao, và phần lớn là dính líu tới pháp luật nhưng chưa hề vào tù. Một việc mà Liebman ngờ rằng v́ Hernandez làm chỉ điểm cho cảnh sát nên được thả lỏng.
    C̣n nữa, nhiều tội danh mà Hernandez đă phạm là ăn cướp tại các trạm xăng ở Corpus Christi. Chỉ vài ngày trước khi xảy ra vụ sát nhân ở trạm xăng Shamrock, có người thấy hắn nấp ở bên ngoài tiệm 7-Eleven gần đó với một lưỡi dao.
    Hernandez lại có tiền sử bạo hành phụ nữ. Hai lần hắn bị bắt v́ bị ngờ rằng đă sát hại một phụ nữ có tên là Dahlia Sauceda vào năm 1979. Nạn nhân bị đâm chết và sau lưng bị rạch một dấu chéo X. Lần bị bắt giữ thứ nhất trước vụ xử DeLuna bốn năm và lần thứ hai vào lúc DeLuna đang bị giam trong khám tử tội. Tuy nhiên, mối liên hệ giữa Hernandez trong đời thực và nhân vật mà công tố viên cho là tưởng tượng chẳng bao giờ được tŕnh bày trước ṭa. Vào tháng 10 năm 1989, trước cái chết của DeLuna, Hernandez lănh án 10 năm tù về tội toan dùng dao sát hại một phụ nữ khác có tên là Dina Ybanez. Ngay cả lúc đó cũng không ai cảnh giác ṭa án Texas rằng có thể đă kết tội lầm người.
    Bản thân Hernandez thường khoe rằng ḿnh là sát thủ dùng dao. Nhiều lần hắn thú nhận đă giết Wanda Lopez và đùa với bạn bè có kẻ đă thay hắn lănh tội.
    Việc hắn thú nhận có nhiều người biết sau vụ án ở trạm Shamrock kể cả cảnh sát Corpus Christi nhưng không hiểu sao dàn công tố viên trong phiên xử DeLuna lại bảo Hernandez là nhân vật tưởng tượng của DeLuna.
    Trong vụ án xử DeLuna c̣n nhiều kẽ hở trong việc điều tra và thủ tục pháp lư.
    Bị cáo bị tống vào khám tử chỉ v́ lời khai của một nhân chứng là Kevan Baker. Baker khai rằng đă chứng kiến cuộc vật lộn ở trạm Shamrock và thấy kẻ tấn công chạy khỏi hiện trường.
    Tuy nhiên, hai mươi năm sau khi Baker được phỏng vấn đă nh́n nhận những ǵ ông ta thấy không chắc lắm v́ ông ta khó phân biệt hai thanh niên gốc hispanic giống nhau ai là DeLuna ai là Hernnadez.
    Sơ sót khác là trong cuộc điều tra hiện trường. Các thám tử không thực hiện hay thực hiện sơ sài thủ tục pháp y, như không lấy máu ở hiện trường và xét nghiệm xem có máu của thủ phạm để lại hay không, cũng như dấu tay của kẻ thủ ác có thể ghi lại đâu đó... Các vết tích trên sàn trạm Shamrock như mẩu thuốc lá, bă chewing gum, một khuyết áo, lược và vỏ lon bia không hề được rà soát xem có nước bọt hay da, tóc của ai hay không.
    Cũng không hề xem móng tay của nạn nhân có dấu vết da thịt của thủ phạm để lại trong cuộc vật lộn hay không.
    Khi Liebman và học sinh của ông ta nghiên cứu những bức h́nh chụp hiện trường th́ họ ngạc nhiên vô cùng v́ trên vũng máu của Lopez loang trên sàn rơ ràng có dấu giày của ai đó mà cảnh sát bỏ qua không hề t́m hiểu. Liebman thất vọng: "Sát nhân đă để lại 'danh tiếp' tại hiện trường mà chẳng ai buồn gọi hắn".
    Ngay cả lưỡi dao dùng làm hung khí cũng chẳng ai xét cho tỏ tường xem có t́m ra chứng cớ nào không dù nó dính máu và da thịt nạn nhân.
    Nhiều bức h́nh khác c̣n cho thấy máu của Lopez bắn tung tóe lên cả tường và quầy hàng. Thế mà xét quần áo của DeLuna th́ không hề có chút máu nào. Công tố viên cho rằng chúng đă bị nước mưa gột rửa.
    Người ta c̣n ngờ rằng có dụng ư xóa bỏ hiện trường. Chưa đầy hai tiếng đồng hồ sau, cảnh sát trưởng phụ trách vụ án Shamrock đă ra lệnh cho các điều tra viên rời khỏi hiện trường và cho phép chủ nhân trạm xăng tẩy uế hiện trường, do đó nếu có chứng cớ nào cứu được tính mạng kẻ vô tội cũng trôi đi mất!
    Điều đáng trách nhất là biện pháp tàng trữ chứng cớ của cảnh sát. Khi Liebman yêu cầu cho xem các chứng cớ đă thu thập được và sẽ thực hiện thử nghiệm DNA (vào năm 1983 chưa áp dụng) để minh oan cho DeLuna th́ được đáp rằng chứng cớ quan trọng đă mất hết.
    Cách đây vài năm một trong chín vị thẩm phán của Tối cao pháp viện Mỹ là Antonia Scalia cho rằng trong thời đại mới không hề có một tội nhân nào bị xử tử oan uổng. Nhưng trước những phát hiện mới trong vụ DeLuna có lẽ quan ṭa này chỉ t́m cách chống đỡ loanh quanh cho lập trường ủng hộ trọng h́nh của ḿnh và đành để cho công luận phê phán là đúng hay sai.
    Cho đến nay, hơn hai chục năm trôi qua, DeLuna đành ngậm miệng nơi suối vàng v́ chỉ là kẻ vô danh, nghèo khổ chẳng hy vọng có ai bênh bực tận t́nh hay bạch hóa tội danh cho ḿnh v́ pháp luật chẳng muốn bới vụ này ra làm chi cho tốn tiền, tốn sức và tổn danh tiếng. C̣n chân hung thủ Hernandez th́ đă chết trong tù về một tội khác v́ bệnh gan vào năm 1999.

  7. #17
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thời sự Thế giới

    Thời sự Thế giới
    Những chuyến bay do tử thần cầm lái / Siêu phản lực ?

    - NgyThanh







    Siêu phản lực Sukhoi 100
    Chắn chắn các bạn và tôi đều đă hơn một lần đi máy bay, có điều, chưa ai trong chúng ta là hành khách của chuyến bay do tử thần cầm lái. Giản dị là v́ tất cả chúng ta đang c̣n sống để nghe tin về chiếc máy bay phản lực tầm ngắn do Nga mới chế tạo vừa lâm nạn khi bay biểu diễn để chào hàng ở Nam Dương, trước khi sang Việt Nam vào ngày 14/5.

    Siêu Phản lực Sukhoi 100, c̣n được gọi là Russian Regional Jet hoặc ??????? ?????????? ???????????? ?????? trên giấy khai sinh tiếng Nga, hay được gọi tắt một cách tự hào là Sukhoi RRJ, là kiểu máy bay phản lực chở khách đầu tiên được nước Nga sản xuất kể từ khi Cộng ḥa Liên bang Xô viết sụp đổ từ hai thập niên trước đây. Đây là nỗ lực mà con cháu của Lenin dùng để hiện đại hóa đội ngũ hàng không cũng như phục sinh kỹ nghệ không gian của họ sau khi vất bỏ chủ nghĩa Cộng sản. Nam Dương (Indonesia) là chặng dừng chân thứ tư trong loạt chào hàng mang tên “Chào mừng Á châu!” khởi đầu từ ngày 3/5 qua sáu quốc gia.

    Máy bay lâm nạn ở cao điểm 5.800 feet bên sườn núi đá dựng đứng Salak - một chỗ rất giống phần phía nam của đèo Hải Vân thuộc lănh thổ tỉnh Quảng Nam ở Việt Nam - cách bộ chỉ huy tiếp cứu đặt tại Cidahu sáu tiếng đồng hồ lội bộ băng rừng. Sau khi cất cánh 20 phút để bay chuyến bay biểu diễn thứ nh́ trong ngày kéo dài độ 50 phút, phi hành đoàn đột ngột xin phép đài không lưu để từ cao điểm b́nh phi 10.000 feet tụt xuống 6.000 feet mà không giải thích lư do, cũng không báo động trục trặc kỹ thuật. Thời tiết lúc ấy có mưa lất phất. Chiếc tàu hai động cơ phản lực chở theo 43 người, phần lớn là phóng viên báo chí địa phương và một số quan chức đại sứ quán Nga tại Nam Dương cũng như chuyên viên của hăng chế tạo Sukhoi. Máy bay này có 95 chỗ ngồi, với tầm bay tối đa 4.578 km (2.845 dặm), là đối thủ thương măi đáng gờm của các công ty sản xuất máy bay tầm ngắn trứ danh của thế giới như Bombardier ở Canada, Embraer ở Brazil, Commercial Aircraft Corp. ở TQ và Mitsubishi Aircraft Corp. ở Nhật Bản.

    Hăng chế tạo Sukhoi viết trong một thông cáo trên trang mạng tiếng Nga rằng chiếc máy bay tiêu biểu của họ đă qua giai đoạn kiểm tra tiền phi chặt chẽ và đạt yêu cầu kỹ thuật trước khi lên đường đem chuông đi đánh xứ người. Ngoài ra, trong cuộc bay biểu diễn khác trước đó trong ngày, tàu không gặp bất cứ trục trặc nào để phải đ́nh chuyến bay thử thứ nh́ - chuyến bay xấu số với nhiều nhân vật cao cấp có mặt. Phần khác, con tàu được điều khiển bởi hai hoa tiêu chuyên môn bay thử, gồm phi công trưởng Alexander Yablontsev và phi công phụ Alexander Kochetkov. Thời điểm này, kỹ nghệ hàng không Nga đang t́m mọi cách để thuyết phục thế giới quên đi h́nh ảnh một thế hệ máy bay cổ lỗ sĩ vừa gây một loạt 5 tai nạn làm chết 99 người, trong đó có tai nạn hàng không của chiếc máy bay Yak-42 chở đội tuyển hockey nổi tiếng Lokomotiv Yaroslavl cùng đoàn huấn luyện viên của đội lao xuống bờ sông Volga nổ tung, làm đương kim tổng thống Medvedev phải tuyên bố không chừng nước Nga phải muối mặt đặt mua máy bay do nước ngoài chế tạo mới mong bảo đảm được yêu cầu an toàn phi hành - an phi.

    Máy bay khai tử đội thể thao
    Thông thường, người ta gọi một tai nạn hàng không bằng tên của chiếc máy bay, hay bằng số chuyến bay. Lần này, mức độ khốc liệt của tai nạn không tính bằng con số người tử nạn, mà bằng cái chết tập thể của nguyên một đội tuyển thể thao lừng danh của đất nước, do đó, báo chí thế giới đồng t́nh gọi đó là “thảm họa hàng không Lokomotiv Yaroslavl” - tên của đội khúc côn cầu Nga.

    Thảm họa này xảy ra lúc 4g05 chiều 7/11/2011, khi chiếc máy bay Yak-42 chở toàn bộ tuyển thủ và các huấn luyện viên đội Lokomotiv Yaroslavl đi Minsk để mở đầu mùa bóng, lâm nạn gần thành phố văn hóa Yaroslavl ở điểm hợp lưu hai con sông Volga và Tunoshna, cáck thủ đô Mạc Tư Khoa chỉ 250 cây số về hướng đông bắc. Khi cất cánh, chiếc máy bay đă chạy lạc khỏi phi đạo, nên mất trớn, không bắt được cao độ, húc vào cột ăng-ten của một tháp cao, bắt lửa cháy và lao xuống sông Volga, nổ tung cách phi trường Tunoshna chỉ hơn một dặm. Trong tổng số 45 người có mặt trên máy bay chỉ có 2 người sống sót là tuyển thủ Alexander Galimov và cơ khí phi hành Alexander Sizov. Nhưng năm ngày sau, cầu thủ Alexander Galimov cũng đă trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện v́ bị phỏng quá nặng.

    Cuộc điều tra tai nạn đă tập trung chú ư vào các diễn tiến sai sót về kỹ thuật, cũng như soi rọi vào lỗi lầm của hoa tiêu, dựa vào điều kiện thời tiết tại phi trường khi xảy ra thảm họa, vào hồ sơ bảo tŕ máy bay lưu trữ tại hăng Yak, vào các phần vụn của xác máy bay thu hồi được, và vào máy thâu băng phi tŕnh. Hai viên phi công của chuyến bay đều là người kinh nghiệm. Phi công chính Andrei Solontsev có 6.900 giờ bay, trong đó 1.500 giờ cầm lái loại Yak-42 này. Phi công phụ Sergei Zhuravlev mới có 420 giờ bay loại này, nhưng quá tŕnh nghề nghiệp của anh có tổng cộng 15.000 giờ bay. Người ta cũng cho lặp lại một cuộc cất cánh tương tự để phân tích các dữ kiện mà máy thâu băng phi tŕnh của chiếc tàu bay thử ghi nhận được. Kết quả, các nhà điều tra đă xác định lỗi lầm tai nạn do phi công gây ra, v́ bộ phận thắng đă được phi công chính sử dụng khi tàu đang cần đủ trớn để lao lên. Khi tàu gặp nạn, thời tiết ở phi trường Tunoshna vào ngày giờ nói trên được kể là tốt. Phi đạo cất cánh dài 3.000 mét, và Yak-42D taxi vào phi đạo ở vị trí 300 mét, tức c̣n phía trước 2.700 mét để cất cánh. Được phép lên, tàu tăng tốc tới 230km/giờ nhưng tới hết phi đạo vẫn không rướn lên được và đă chạy vượt ra khỏi đầu phi đạo 400 mét mới có thể rời mặt đất. Từ vị trí này, tàu đă đâm vào một cột ăng-ten cách đầu phi đạo 450 mét. Trong suốt quá tŕnh cất cánh, chiếc tàu đă không hề cất bổng lên cao quá 6 mét so với mặt đất. Sau khi húc vào cột ăng-ten, máy bay chao qua bên trái, rồi đâm xuống bờ sông Tunoshna, cách ngă ba sông Volga 200 mét, găy ĺa phần đuôi c̣n phần thân và đầu tàu vỡ nát thành các mảnh vụn. Tại chỗ máy bay rơi, phần đuôi nằm dưới nước, c̣n các phần thân tàu vỡ vụn nằm trên bờ, cách đầu phi đạo 2 cây số. Máy thu h́nh gắn trên cột ăng-ten đă ghi nhận toàn bộ cảnh máy bay lao tới rồi trượt khỏi phi đạo, bay là đà trên mặt đất, mũi tàu ngóc lên trước khi húc vào cột ăng-ten. Các mảnh vụn của máy bay rải dài từ gần chân cột ăng-ten và tiếp tục tới điểm tai nạn. Phi hành đoàn không hề thông báo bất cứ trục trặc kỹ thuật nào cho đài không lưu.

    Anh đạp ga, anh đạp thắng
    Theo lập luận của phi công Magomed Tolboev bay thử chuyến bay điều tra, nguyên nhân tai nạn rất có thể do sự trái nghịch nhau giữa quyết định của phi công chính và phi công phụ. Quan sát vệt bánh máy bay ma sát trên mặt phi đạo dài 100 mét, Tolboev đưa ư kiến rằng một trong hai người t́m cách thắng máy bay lại, người kia tống hết ga để cất cánh lên. Thêm vào đó, Tolboev nhấn mạnh rằng chiếc máy bay chế tạo tại Liên Xô không tân tiến trên bản vẽ thiết kế cũng như về chất liệu các phụ kiện như các kiểu máy bay chế tạo tại các nước tư bản phương Tây.

    Mười hai tháng sau, ủy ban điều tra kết luận tai nạn hoàn toàn do lỗi các phi công, một người đột ngột thay đổi lực đẩy động cơ khi cất cánh, c̣n người kia ấn bàn đạp thắng, phi công này có chất phenobarbital trong cơ thể, một loại thuốc có khả năng ức chế thần kinh trung ương ở nhiều mức độ, từ an thần đến gây mê.

    Về lịch sử, chiếc máy bay ngộ nạn xuất xưởng vào năm 1993, được bàn giao cho công ty hàng không Orel, rồi sang tay cho hăng chở mướn Bykovo-Avia trước khi nhượng lại cho Aero Rent và sau cùng là Yak-Service, chủ nhân của chiếc tàu khi bị nạn. Chiếc Yak-42 là loại tàu được công ty sản xuất qui định 36 năm sử dụng, như thế vào ngày ngộ nạn, tàu vẫn c̣n 60% thời gian hữu hiệu để sử dụng. Theo lịch tŕnh, cuối năm 2011 là thời điểm mà chiếc tàu sẽ được tổng kiểm tra và đại tu. Năm 2009, công ty Yak-Service bị Ủy ban Hàng không Châu Âu điều tra, về chất lượng của đội ngũ máy bay của họ và về các quan tâm về an phi. Ngay chính phủ Nga cũng áp đặt các hạn chế vào công ty này, bắt Yak-Service phải thường xuyên mang tàu đi kiểm tra để hội đủ tiêu chuẩn quốc tế. Ngày 18/05/2010, công ty hàng không Yak-Service đă bị Bộ Giao thông Nga cấm bay vào không phận châu Âu, mặc dù Nga cũng là nước thuộc châu Âu, măi tới 11/08/2010 lệnh cấm này mới được giải tỏa. Tuy nhiên, v́ Ủy ban Hàng không Châu Âu vẫn không hài ḷng về một số cơ phận gắn trên máy bay của hăng này, nên hai chiếc Yak-40 mang số đuôi RA-87648 và RA-88308 vẫn c̣n bị cấm bay vào không phận các quốc gia khác ở Âu châu.

    Bốn ngày sau khi tại nạn khủng khiếp xảy ra, Tổng thống Nga Medvedev ra lệnh cấm cất cánh tất cả các hăng hàng không Nga nào không đạt tiêu chuẩn an toàn để phục vụ hành khách. Ông ra lệnh sau 100 tiếng đồng hồ là hạn chót phải áp dụng các biện pháp cần triển khai để đ́nh chỉ hoạt động của công ty hàng không nào trong nước Nga không thể cung cấp các tiêu chuẩn an phi, cũng như các thủ tục để gấp rút mang các máy bay chở khách của Nga lên tới... tiêu chuẩn quốc tế bằng cách lắp đặt hệ thống truyền tin đạt tiêu chuẩn Cospas-Sarsat.

    Cospas-Sarsat là một hệ thống quốc tế t́m và cứu (Search and Rescue), sử dụng vệ tinh để truyền và nhận các tín hiệu báo nguy. Hệ thống này được thiết lập và kư kết bởi Canada, Pháp, Hoa Kỳ và Liên Xô cũ vào năm 1979, nhằm giúp phát hiện và định vị các tín hiệu cầu cứu khẩn cấp phát đi từ các máy bay, tàu biển hay những nhà thám hiểm trên bộ khi gặp tai biến. Cùng với thời gian, có thêm nhiều quốc gia khác đă gia nhập dự án này.

    Sukhoi, niềm tự hào dân tộc
    Siêu Phản lực Sukhoi 100 là sản phẩm của Sukhoi, công ty sản xuất máy bay quân sự thành lập từ năm 1939, của Liên Xô trước kia khi thành tŕ cộng sản chưa vào sọt rác, và hiện nay là của Nga. Thực ra, phân nửa con số gần 2 ngàn máy bay chiến đấu mang nhăn hiệu Sukhoi Nga khó ḷng bán được ra cho thị trường thế giới trong đó có Việt Nam nếu không được trang bị bằng thành tựu khoa học điện tử do công ty Thales của Pháp ứng dụng vào kỹ nghệ hàng không.

    Công ty Sukhoi là một thành viên của Tập đoàn Sản xuất Máy bay Thống nhất (UABC: United Aircraft Building Corporation), một tập đoàn quốc doanh do chính phủ Nga sở hữu, dựa trên việc liên kết giữa các công ty chế tạo máy bay và chính phủ các quốc gia thuộc khối Liên Xô cũ bao gồm Nga, Ukraina và Uzbekistan, trong đó Nga nắm hơn 90% cổ phần. Do Vladimir Putin thành lập vào tháng 2/2006, tập đoàn này được trao cho Sergei Borisovich Ivanov, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc pḥng Nga, làm chủ tịch. UABC không thừa nhận các nhà đầu tư nước ngoài vào địa hạt quân sự, chỉ cho tham gia khâu chế tạo các sản phẩm dân dụng và vận tải của tập đoàn. Gần đây, UABC bao trùm luôn Xí nghiệp Hàng không Irkutsk, Pḥng Thiết kế Điện tử hàng không Nga, Pḥng thiết kế AviaStep Irkut và Beta Air, Mikoyan, Sukhoi, Ilyushin, Tupolev, Yakovlev và Khu Sản xuất Liên hợp Hàng không Tashkent. Với 7 dự án lớn đang tiến hành thực hiện, tập đoàn đang dùng máy bay tầm ngắn Siêu Phản lực Sukhoi 100 và máy bay tầm trung Irkut MS-21 (tên tiếng Nga là ????????????? ??????? 21 ????: Phi cơ Kiểu mẩu của Thế kỷ 21, sẽ xuất xưởng vào năm 2017) với cao vọng thành đôi đũa thần để làm phép lạ phát triển nền công nghiệp máy bay Nga, bỏ rơi các nước công nghiệp Tây phương tụt hậu lại sau lưng.

    Theo tài liệu của công ty nghiên cứu về hàng không Ascend có trụ sở ở Luân Đôn, hiện đội ngũ máy bay dân dụng Nga được chế tạo tại nội địa có độ tuổi già từ 25 tới 30 năm, so với đội ngũ Mỹ 13 năm. Trong khi đó, công ty Teal Group của Mỹ tiết lộ thêm nước Nga đă chi tiêu khoảng 1 tỉ đô để đầu tư vào giai đoạn triển khai dự án chiếc Siêu Phản lực của họ, cộng thêm 1 tỉ đô nữa để kiện toàn máy móc và chiêu dụ khách hàng. Khi xuất xưởng, mỗi chiếc Sukhoi 100 cơng trên lưng giá bán là 35 triệu, một con số tương đối quá rẻ. Bản thân Sukhoi không nói họ nhận được bao nhiêu đơn đặt hàng, nhưng phía Mỹ tiết lộ mẫu máy bay này đă nhận được hợp đồng để đóng 170 chiếc, trong số khách hàng có Aeroflot, công ty hàng không hàng đầu của Nga và Armavia; riêng công ty PT Sky Aviation của Nam Dương đặt 12 chiếc.
    Kiểu máy bay Sukhoi 100 này có 5 ghế hàng ngang, dùng động cơ của hăng PowerJet, một liên doanh giữa hai hăng Snecma và NPO Saturn. Hăng Messier-Dowty cung cấp hệ thống đáp c̣n hăng B/E Aerospace cung cấp cửa, hăng Avio của Ư cung cấp bộ số của hệ thống phản lực, c̣n chi nhánh Aircelle của hăng Safran chuyên sản xuất động cơ cho máy bay Airbus đang góp phần vào chiếc Sukhoi 100 bằng những chiếc vỏ bọc động cơ của ḿnh, để giúp người Nga bước từ t́nh trạng lăo hóa lên địa vị lăo làng trong kỹ nghệ hàng không.

    Thân của chiếc tàu Sukhoi 100 đặc biệt bay đi tŕnh làng được ngăn làm hai hạng để hành khách, báo chí, viên chức hai chính phủ và những người đóng cổ phần có dịp thưởng thức sự phục vụ tuyệt vời chưa từng có trên bất cứ một chiếc phản lực tầm ngắn chở khách nào. Tại mỗi điểm biểu diễn, máy bay sẽ vừa bay vừa thuyết tŕnh về những kỹ thuật tuyệt đỉnh dùng cho chiếc tàu, để những vị khách thượng hạng và các kư giả truyền thông đă chọn lọc xem bằng mắt, bắt bằng tay. Trạm biểu diễn đầu tiên là tại phi trường Astana ở nước Kazakhstan hôm 3 tháng Năm, nhân dịp Hội chợ Quốc tế KADEX-2012. Hai hôm sau, máy bay đă đến thành phố biển Karachi của Hồi Quốc, ngày 7/05, biểu diễn tại Naypyidaw, thủ đô mới của Miến Điện, và ngày 9/05, chiếc tàu “khôi nguyên” lả lướt ở thủ đô Jakarta, và bị lâm nạn khi bay chuyến biểu diễn thứ nh́. Tàu rớt tan tành, nên khỏi cần thông báo đ́nh hoăn cuộc biểu diễn tại Vạn Tượng của Lào vào ngày 11/05 và hai phi vụ để kết thúc chuyến lưu diễn “Chào mừng Á châu!” tại Hà Nội vào ngày 14/5.

    Sukhoi Superjet 100 được thiết kế để chở 98 hành khách, cũng như thủ đắc không ít nhiều lợi ích và tiện nghi kỹ thuật, nhằm cạnh tranh với các loại máy bay phản lực tầm ngắn do các công ty hàng đầu của các nước tư bản phương Tây chế tạo. Theo những ưu điểm mà nhà sản xuất Sukhoi đưa ra, chiếc siêu phản lực của họ mang giá thành hết sức thấp so với máy bay Anh, Mỹ, Canada, chưa kể đến các tiện nghi về kỹ thuật điều khiển dành cho phi công khi cầm lái con tàu. Trên trang mạng của Sukhoi, chủ tịch công ty ông Vladimir Prisyazhnyuk viết: “Đưa vào sử dụng trong các đường bay dân dụng gần một năm nay, máy bay của chúng tôi đă trưng dẫn các kỳ tích không thể chối căi được về cả hai lănh vực an toàn và điều khiển. Sản phẩm chúng tôi đă nhận được giấy chứng nhận của châu Âu, chứng tỏ chiếc Sukhoi Superjet 100 đă hội đủ các tiêu chuẩn an phi ngặt nghèo nhất, mở ra một viễn ảnh mới cho kiểu máy bay này trong thị trường quốc tế. Chúng tôi tin rằng chiếc SS100 với các tính năng kinh tế và kỹ thuật phi thường cũng như mức độ thoải mái dành cho hành khách sẽ là chọn lựa tốt nhất cho nhiều công ty hàng không trong khu vực khi cần quyết định kiểu máy bay với cỡ từ 70 đến 120 chỗ ngồi...”. Hiện ông Prisyazhnyuk đang có mặt tại Nam Dương, bù đầu sau khi SS100 đâm vào vách núi, nên những lời rao hàng trên đây vẫn chưa được gỡ xuống.

    Nam Dương, chặng dừng chân thứ tư của chuyến lưu diễn “Chào mừng Á châu!” là nơi Sukhoi đặt nhiều kỳ vọng nhất. Trên lănh thổ đông dân vào hàng thứ tư thế giới gồm 237 triệu người sống rải rác trên 13.487 ḥn đảo, quốc gia này rơ ràng cần phương tiện máy bay tầm ngắn hơn bất cứ nước nào. Năm nay, Boeing đă nhận được 230 đơn đặt hàng từ những công ty hàng không bỏ túi, nhưng con số ấy không đủ cho nhu cầu, trong khi các hăng vận tải hành khách Nam Dương mọc lên như nấm gặp mưa, có hăng lùng mua máy bay trước khi kịp có th́ giờ để thiết kế một trang mạng cho họ. Trong số hơn một chục công ty hàng không, các hăng Kartika Airlines, Sky Aviation và Queen Air đă chuẩn bị đặt chữ kư xuống 48 bản hợp đồng với Sukhoi. Ông Arifin Seman, một trong những quản trị viên hàng đầu của Kartika Airlines, nói: “Kế hoạch từ đây tới hết năm 2014 của chúng tôi là đặt mua 30 chiếc, để tăng cường đội ngũ sẵn có. Nhưng với t́nh h́nh này, đằng nào th́ chúng tôi cũng phải chờ kết quả điều tra về tai nạn máy bay, trước khi có những quyết định sau chót”. Ông Krisman Tarigan, chủ tịch công ty Sky Aviation và là người đă kư mua 12 chiếc, đồng ư: “C̣n quá sớm để tuyên bố. Nhưng chúng tôi không loại trừ khả năng hủy hợp đồng, nếu kết quả là tai nạn máy bay xảy ra do chính chiếc tàu hơn là v́ thời tiết hay phi công”.

    Nước Nga không chậm hơn một giây đồng hồ, khi phải nhảy vào bênh vực cho chiếc SS100 ưu tú. Ông Dmitry Rogozin, phó thủ tướng đặc trách kỹ nghệ quân cụ, vội vàng tuyên bố với thông tấn xă Itar Rass khi cuộc điều tra c̣n chưa bắt đầu: “Chắc chắn là phải kết án lỗi phi công. Chiếc máy bay có một tương lai xán lạn, không một sơ sót, khuyết tật”. Con tàu bạc mệnh lẽ ra chỉ rời mặt đất trước sau đúng 50 phút ngắn ngủi, một chuyến đi quá sức tốc hành. Nhiều người may mắn được chọn làm hành khách đă nhanh tay chụp vội vài tấm ảnh cười tươi rạng rỡ với cốc rượu champagne nâng cao để kỷ niệm với con tàu ngàn năm một thủa, và đăng ngay lên trang facebook và Twitter của ḿnh khi tàu chưa kịp cất cánh. Đúng 21 phút sau khi rời phi trường Jakarta, hai phi công Nga đă xin mang tàu từ cao độ 3.000 mét xuống 1.800 mét, mà không nêu ra nguyên nhân, theo lời kể của ông Daryatmo, người chỉ huy cơ quan t́m và cứu Nam Dương. Ngay sau đó, tàu biến mất khỏi màn ảnh rađa, trước khi họ nhận được trả lời của đài không lưu, và khi tàu đang ở vị trí rất sát với ngọn núi lửa cao 2.200 mét.

    Trước mắt, các khách hàng tương lai nh́n chong vào kết quả điều tra để xem nếu có bất cứ dấu hiệu ǵ về sơ xuất kỹ thuật. Nếu tại nạn xảy ra do lỗi phi công hay do phía đài không lưu, bên bán bên mua sẽ chỉ nhún vai, “Không phải tại chiếc máy bay”. Nhưng nếu là lỗi kỹ thuật và sản xuất, chuyện sẽ ngược lại 180 độ. Khi đâm vào núi, trong số 45 người có mặt trên tàu ngoài phi hành đoàn 8 người chỉ có 10 người từ phía sẽ là khách mua, số c̣n lại là nhà báo, các công dân Nga thuộc hăng sản xuất Sukhoi, một công dân Mỹ làm cố vấn cho công ty hàng không địa phương, và một công dân Pháp gốc Việt tên Trần Nam làm cho hăng chế tạo động cơ phản lực Snecma.

    Ngày đầu sau khi SS100 mất tích, không lực Nam Dương đă dùng trực thăng bay vào khu vực t́nh nghi để t́m kiếm, nhưng đă phải quay trở về v́ cơn mưa tầm tă và sương mù dày đặc bao phủ vùng núi lửa Salak. Hôm sau, 3 trực thăng và lực lượng t́m cứu gồm 600 người đă được phái tới chân núi. Họ dùng dụng cụ leo núi, tiến vào khu vực tai nạn - nơi một phần đuôi máy bay mang phù hiệu Sukhoi nằm tựa vào vách núi dựng thẳng đứng. 12 xác chết đầu tiên t́m thấy đă được lồng vào các túi màu vàng, rồi lại bó vào các tấm lưới, cẩn thận luồn qua rặng cây rừng dày đặc tới chỗ có thể móc vào các dây thả xuống từ trực thăng.

    Một người trong toán t́m cứu đă gọi điện thoại cho tờ The Jakarta Post biết: “Chúng tôi không t́m thấy xác nào lành lặn. Mọi thi thể đều bị xé nát và mang những vết bỏng”.

    Trái nghịch với lời buộc tội của Phó thủ tướng Dmitry Rogozin, ông Mikhail Pogosyan, đương kim chủ tịch Tập đoàn Sản xuất Máy bay Thống nhất, tuyên bố với kư giả tại phi trường Halim Perdanakusuma ở Jakarta, rằng: “Tôi biết quá rơ về người phi công cầm lái con tàu Sukhoi Superjet 100. Là một nhà phi hành, Alexander Yablontsev là một trong những hoa tiêu tốt nhất đất nước tôi. Ông ta vào nghề từ con số không cho đến khi nhận được bằng bay do chính phủ cấp. Ông ta luôn luôn xứng đáng là một trong những phi công số một, đă theo dơi từng bước thai nghén của con tàu, từ trên bản vẽ cho đến các công đoạn sản xuất”.

    Các chuyên gia cho biết việc xác định tử thi sẽ cần rất nhiều thời gian, v́ mọi xác chết đă bị nát vụn thành từng phần nhỏ, trộn lẫn giữa người này với người khác. Việc nhận dạng nạn nhân qua hồ sơ răng hàm mặt, dấu chỉ tay, và phương pháp đối chiếu mẩu DNA sẽ được tiến hành bởi 5 đội chuyên môn gồm bác sĩ pháp y, bác sĩ đa khoa, nha sĩ và cảnh sát viên chuyên môn về căn cước. Phi hành đoàn và tất cả hành khách trên tàu đă được bảo hiểm trị giá 300 triệu Mỹ kim, do công ty bảo hiểm Rosgosstrakh của Nga bảo kê.


    Salak, nghĩa trang máy bay
    Rặng núi Salak nằm ở phía tây ḥn đảo Java thuộc Nam Dương với nhiều ḥn đá dựng chĩa ngược lên trời ở sườn đông nam và ở chân phía bắc từ lâu đă nổi tiếng là địa điểm của nhiều tai nạn máy bay. Trên đỉnh núi có hai miệng núi lửa cũ, cái tên Salak bắt nguồn từ trái salak, một loại trái cây vỏ mỏng, nhưng trong giáo phái Sunda Wiwitan của người địa phương, tên này phát xuất từ chữ “Salaka”, có nghĩa là “bạc”, như thế, Núi Salak có nghĩa núi bạc, nơi có những con gió xoáy và thời tiết thay đổi đột ngột là các yếu tố gây ra bảy tai nạn máy bay trong ṿng 10 năm, từ 2002 đến 2012. Trước khi chiếc Sukhoi đâm vào hôm thứ Tư tuần rồi, đă có 3 người chết khi máy bay huấn luyện của họ rơi gần làng Cibunar ở phía tây bắc ngọn núi lửa đang thiếp ngủ từ sau lần mới nhất phun lửa vào năm 1938. Núi Salak đă được tờ báo địa phương The Jakarta Post đặt tên là “nghĩa trang máy bay”, sau khi một chiếc phản lực TNI AU của Không lực Nam Dương rơi làm 18 người thiệt mạng vào tháng 6/2008, cộng thêm các tai nạn máy bay lai rai khác làm chết bảy người hồi tháng 10/2003, hai người vào tháng 4/2004, năm người trong tháng 6/2004 và một người vào tháng 10/2002. Đó là chưa kể tới chín người leo núi đă bỏ mạng trong ṿng 5 năm qua, quanh miệng hỏa diệm sơn có tên Vực Nữ Hoàng, v́ không được trang bị đúng cách để chống khí độc phát ra từ chất lưu huỳnh. Mỗi năm, nhà nước phải cấm vào núi trọn 31 ngày trong tháng Tám dương lịch và một đợt dài hơn, suốt tháng 12 qua hết tháng 3.

    Đi máy bay Nga
    Nếu câu “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật” là một sự ví von, dù đúng hay không, về những lạc thú trên đời, th́ có một cách nói khác, để diễn tả sự ám ảnh về cái chết. Đó là bắt một người “đi máy bay do Nga chế tạo”, dù là đi miễn phí, đi v́ công vụ, đi v́ hiếu kỳ, ham vui. Do việc hành khách danh dự gạch bỏ tên không đi, và ban tổ chức trám người khác vào danh sách một cách tùy tiện, đến giờ này, manifest chính thức và tổng số người chết sau khi thay đổi 5 lần, cũng chưa thể đúc kết, trong khi đó, chiếc hộp đen c̣n nằm im hơi lặng tiếng ở kẽ đá nào đó trên cánh rừng Salak bạt ngàn. Danh sách thực của những người hiện diện trên tàu đă không bàn giao cho phi trường, mà lại được mang theo con tàu bạc phận. Bay biểu diễn, lần đầu tiên hai phi công Nga vào vùng trời Nam Dương, địa h́nh mà họ thấy là trên bản đồ, trong khi nhiệm vụ ngầm của họ là trổ tài khéo léo, để làm mọi cách hớp hồn người mua, hay làm khán giả phải ngả nón bái phục tŕnh độ tuyệt vời của một quốc gia từng là xă hội chủ nghĩa.

    Bà Ruth Simatunpang, một cựu điều tra viên của Ủy ban Quốc gia Hoa Kỳ về An toàn Giao thông, cho biết bà ngạc nhiên khi đọc tin về phi tŕnh chuyến bay. “Theo tôi biết, chính ông phi công chọn đường bay và xin phép bay vượt qua ngọn núi đá dựng Salak. Thông thường khi bay biểu diễn, chúng ta nên t́m mọi cách để tránh các phi tŕnh có các trở ngại. Hầu như ai cầm lái máy bay cũng biết ngọn núi Salak rất hiểm nguy, thời tiết ở đấy khó ḷng tiên đoán, nó thường bị mù sương bao phủ”.

    Ông Suharso Monoarfa, một cựu bộ trưởng trong chính phủ Nam Dương, có tên làm khách mời cùng vợ và đứa con trai. “Tôi đă cùng vợ con bước lên chiếc phản lực để phải trầm trồ khen ngợi mọi thứ, cho đến cả cách tiếp đón, cách trả lời các thắc mắc. Họ đă nhắc lại lời mời, muốn giữ chân gia đ́nh tôi lại. Thằng con tôi th́ quá khoái chí. Nhưng 50 phút bay th́ không kịp để tôi về dự một phiên họp”. Tan họp xong, nghe tin, ông này đă rụng rời tay chân.

    “Bất cứ ai có ư định bàn về an phi ở Nga, kẻ ấy phải ngớ ngẩn, nếu không muốn gọi là khật khùng”, đó là nhận định của Paul Duffy, một chuyên gia phân tích về kỹ nghệ hàng không. Trong thập niên 1990, sau khi Liên Xô vỡ vụn, công ty hàng không khổng lồ Aeroflot của họ cũng chia năm xẻ bảy, thành những công ty bỏ túi. Đạo đức và tŕnh độ chuyên nghiệp rơi thẳng đứng như đá lọt xuống giếng. An phi cũng thế. Ngày nay, ở mỗi nước Nga, chúng ta đếm được 117 công ty hàng không, có những “công ty” bé quá, không có máy bay, phải đi mướn tàu. Theo nhận định của phi công Nga, th́ cái rắc rối trầm kha nhất là giàn máy bay cổ hủ của họ. Ngày cả bên không quân cũng không chu cấp nổi tiền xăng để huấn luyện phi công. Mỗi năm, phi công quân sự được bay không quá 30 tiếng đồng hồ, đôi khi c̣n ít hơn. Theo Ủy ban Liên quốc gia về Phi hành, một tổ chức quốc tế theo dơi an phi, 80% các tai nạn hàng không xảy ra trong khối Xô Viết cũ trong 10 năm qua, là do lỗi phi công. Giữa tháng 7 vừa qua, truyền h́nh Nga báo cáo trong cùng một ngày có ba máy bay phải xin đáp khẩn cấp ở 3 phi trường khác nhau, v́ tàu gặp trục trặc kỹ thuật.

    Khi lật ra cái mặt trái khó tin nhưng có thật ấy, có vẻ như chúng ta đang bịa những tin thất thiệt, để đánh một khối đă ngă ngựa và thất thế về chính sách, chủ nghĩa lẫn kinh tế. Vậy xin kể lại một mẩu chuyện có thật, xảy ra ngày 22/03/1994, trong phi vụ 593 của hăng hàng không Aeroflot, trên đường bay quốc tế từ phi trường Sheremetyevo đi Hong Kong, với phi hành đoàn 12 người cùng 63 hành khách. Aeroflot cho phép thân nhân của phi công mỗi năm được đi một chuyến miễn phí, tới bất cứ đâu. Lần này, phi công trưởng Yaroslav Kudrinsky mang theo con gái 12 tuổi và con trai 16 tuổi để chúng được xuất ngoại lần đầu. Sau khi tàu b́nh phi, Kudrinsky đă cài cho tàu bay tự động, và cho con bé Yana ngồi vào ghế bay bên trái dành cho phi công chính để nó có cảm giác đang cầm lái máy bay. Kế đến, ông cho thằng Eldar vào nghịch. Khác với con bé chỉ ngồi không, thằng Eldar nghịch cần kiểm soát và làm vô hiệu hóa chế độ bay autopilot lâu hơn 30 giây, làm hệ thống điện toán trên tàu vừa t́m cách chuyển sang điều khiển bởi phi công, vừa giữ lấy kiểu bay tự động. Đèn hiệu màu đỏ nổi lên, nhưng tàu không phát tín hiệu cảnh báo, nên các phi công không hề biết t́nh trạng hiểm nghèo. Đoạn băng cuối cùng do hộp đen thâu lại:

    Thằng Eldar: Bố ơi, con quay cái này được không?
    Phi công trưởng: Quay cái ǵ?
    Eldar: Tay lái?
    Phi công trưởng: Được. Nếu con quay sang trái, máy bay sẽ đi đâu?
    Eldar: Sang trái.
    Phi công trưởng: Vậy th́ quay đi! Để ư nh́n xuống đất khi con đang quay. Quay qua trái đi. Máy bay có quay không?
    Eldar: Thích quá!
    Phi công trưởng: Có quay không? Máy bay quay sang trái chứ?
    Eldar: Vâng, có. Nó đang quay.
    Giọng một phi công khác: Chỉnh đường chân trời thật ngay cho nó.
    (Phi công nói chuyện với con gái)
    Eldar: Bố, tại sao máy bay quay?
    Phi công trưởng: Bộ nó tự quay sao?
    Eldar: Vâng!
    Giọng một phi công khác: Nầy, coi chừng đó các ngài ạ!
    Phi công trưởng: Giữ lại, giữ tay lái lại, giữ chặt lại. Quay qua trái! Quay qua trái! Quay qua phải!
    Phi công phụ: Quay sang phía bên kia!
    Thằng bé Eldar: Tôi đang quay qua trái!

    T́nh trạng rối rắm giữa bên trái và bên phải làm các phi công kia bị mất phản ứng trong 9 giây, là thời gian mà tàu nghiêng 45 độ, một góc quá lệch so với thiết kế cho phép, để có thể lấy thăng bằng trở lại. Trong khi đó, lực g bất ngờ ép xuống các phi công làm họ cứng tay, không thể mang tàu trở lại b́nh thường. Sau đó, tàu nghiêng tiếp tới 90 độ, làm hệ thống autopilot t́m cách chỉnh đường bay, bắt tàu phải cất mũi lên gần như thẳng đứng. Kết quả là chiếc Airbus khổng lồ A310 khựng lại trong không gian. Những phút cuối, phi công đă có thể mang tàu lại phương vị b́nh thường, nhưng cao độ cách mặt đất c̣n quá ít để thoát hiểm. Tàu đă rơi với tốc độ 14 ngàn feet mỗi phút xuống rặng núi Kuznetsk Alatau. Không ai sống sót.
    Đi máy bay kiểu này đúng là trao sinh mạng cho tử thần cầm lái. Và chuyện chỉ có trong những nước cờ đỏ sao vàng, tự nhận ḿnh là hậu duệ của loài khỉ.

    NgyThanh

  8. #18
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thời sự Thế giới

    Thời sự Thế giới
    François Hollande: Tổng thống b́nh thường?

    Bùi Tín





    Thế là ông François Hollande, 58 tuổi, cựu luật sư, cựu giáo sư kinh tế, từng là tổng bí thư đảng xă hội Pháp PS, đă trúng cử Tổng thống Pháp, thắng cựu tổng thống Nicolas Sarkozy sát nút, với tỷ lệ 51,8/48,2, qua ṿng 2 cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày Chủ nhật 6-5 vừa qua.

    Ông F. Hollande là tổng thống Pháp thứ 24, là tổng thống thứ 7 của nền Cộng ḥa thứ V, chính thức nhậm chức ngày 15 tháng 5.

    Đây là lần thứ 2 đảng Xă hội PS thuộc cánh tả ở Pháp được bầu làm tổng thống ở Pháp. Lần thứ nhất là vào tháng 5 năm 1981, khi ông François Mitterrand trúng cử sau khi thắng ông Jacques Chirac khi đó là thị trưởng Paris. Ông F. Mitterrand làm tổng thống liền 2 khóa 14 năm cho đến năm 1995, do ông J. Chirac thay thế.

    Báo chí Pháp suốt mấy ngày nay đua nhau ra những bài báo nhận định về tổng thống mới của nước Pháp, so sánh với những tổng thống tiền nhiệm.

    Phần lớn đều nhận định quốc trưởng mới của nước Pháp nhận chức giữa cơn khủng hoảng về kinh tế tài chính toàn cầu, toàn châu Âu chưa có chiều hướng lắng dịu, với nền sản xuất đ́nh trệ, nợ quốc gia mức kỷ lục, nạn thất nghiệp hơn 10 % số lao động, dân t́nh lo lắng hoang mang.

    Có những vấn đề cực kỳ cấp bách, về nội trị là cử thủ tướng và hơn 30 bộ trưởng mới ngay sau ngày được tấn phong 15 tháng 5-2012, về đối ngoại là ngay trong ngày nhận chức, trưa 15-5, tổng thống mới sẽ bay ngay sang Berlin để hội đàm với bà thủ tướng Đức Merkel về hiệp định chung của EU – Liên minh Châu Âu.

    Tổng thống Pháp muốn thương lượng lại hiệp định hiện hành, không chỉ tập trung vào việc tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu trong ngân sách, giảm nợ quốc gia, mà c̣n tập trung thêm vào các biện pháp nhằm khôi phục sản xuất, tăng năng xuất, thúc đẩy cạnh tranh, tạo công ăn việc làm trong tất cả các nước trong Liên Âu, điều mà tổng thống cũ đă bỏ qua. Mối quan hệ Pháp-Đức luôn là ṇng cốt của EU.

    Trong cuộc tranh cử, ông F. Hollande nhiều lần hứa hẹn sẽ là một tổng thống «b́nh thường», theo nghĩa là một tổng thống b́nh dân, sống giản dị, gần dân, gần các khu lạo động, luôn t́m hiểu cuộc sống của người dân b́nh thường, các nhà kinh doanh vừa và nhỏ.

    Ông hứa hẹn là một quyết định đầu tiên sau khi nhận chức là về giảm tiền lương của tổng thống, thủ tướng, các bộ trưởng, viên chức cao cấp xuống 30%; - báo Libération cho biết lương tổng thống là chừng 20.000 Euro/tháng. Ông cũng hứa hẹn sẽ giảm đáng kể các chi phí lễ tân h́nh thức, phô trương và tốn kém.

    Ông Hollande cũng dự định những cuộc đi các địa phương bằng xe lửa thường hoặc TGV – xe lửa tốc độ cao, không tiền hô hậu ủng ồn ào, tốn kém, h́nh thức.

    Chiếc xe chính thức tổng thống mới sẽ dùng từ ngày tấn phong 15-5-2012 là một chiếc Citroen nhỏ DS5 - Hybrid, chạy vừa bằng xăng và điện, tiêu thụ chỉ 5 lít xăng/100 km, không ô nhiễm, không phải chiếc Renault Satis đặc biệt, bọc sắt, bề thế đắt tiền, do tổng thống cũ dùng.

    Nhiều nhà b́nh luận cho rằng những hứa hẹn trên đây của tổng thống mới không phải là những ư kiến mỵ dân, lập dị, để kiếm phiếu, mà là những đề nghị chân thực, cần thiết giữa cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nặng nề hiện tại. Họ cho rằng trong ông F. Hollande khái niệm tổng thống «b́nh thường» rất đáng mến, v́ chứng tỏ về tư chất con người ông không b́nh thường, theo nghĩa không tầm thường chút nào.

    Nhiều báo phát hiện và chỉ ra những tư chất không b́nh thường ấy. Báo Le Point chỉ ra F. Hollande là một trí thức đúng nghĩa, đa năng, có kiến thức sâu về nhiều mặt, rất ham học và học giỏi ; ông có bằng cao học về Luật, từng hành nghề luật sư, lại tốt nghiệp trường HEC – Hautes Études Commercialles – Cao đẳng Thương Mại là một trường có uy tín lớn, từng dạy về kinh tế cho sinh viên, rồi c̣n tốt nghiệp thêm Viện Khoa học Chính trị - Institut Sciences Politiques cũng là một trường lớn. Vẫn chưa hết, ông c̣n tốt nghiệp trường Quốc gia Hành chánh ENA với hạng ưu, cũng là trường lớn nữa của nước Pháp.

    Tối 2-5-2012, trong cuộc tranh luận tay đôi giữa 2 ứng viên tổng thống vào chung kết - một sự kiện quyết định 3 ngày trước cuộc bỏ phiếu cuối cùng, ông đă gây bất ngờ lớn, làm ngỡ ngàng phe đối thủ. Trong cuộc đấu khẩu dài 150 phút, ông đă điềm tĩnh tiến công từ lúc mở đầu cũng như khi kết thúc.

    Trước đó ông N. Sarkozy đinh ninh đối thủ của ḿnh ăn nói không trôi chảy, e ngại và lẩn tránh cuộc tranh luận tay đôi. Cố vấn của ông Sarkozy c̣n cao ngạo đe ông F. Hollande rằng trong cuộc tranh luận cuối ông sẽ bị đối thủ «atomiser» - nghĩa là nghiền ra như cám, như các nguyên tử, cho mà xem. Rất nhiều người lo cho ông, khi thấy ông hiền lành, kín đáo. Thế nhưng khi vào cuộc, 20 triệu khán giả truyền h́nh bỗng thấy một Hollande sắc sảo, lập luận chặt chẽ, đối đáp nhanh nhạy, chủ động tiến công, chất vấn, dồn ông N. Sarkozy vốn tự tin hung hăng vào cảnh lúng túng, thế thủ.

    Tất cả các báo đều nhắc đến đoạn cuối, trong 2 phút cuối cùng, ông đưa ra một điệp khúc 18 lần nhắc đi nhắc lại câu: «Tôi là tổng thống, tôi sẽ …» gây ấn tượng rất mạnh.

    Chỉ xin kể ra vài câu. « ôi là tổng thống, tôi sẽ là tổng thống của sự công bằng xă hội, đề cao pháp luật nghiêm minh. Tôi là tổng thống, tôi sẽ là tổng thống của toàn dân, không phải của một đảng, một phe. Tôi là tổng thống, tôi sẽ không đến khách sạn Bristol để quyên tiền riêng cho đảng ḿnh. Tôi là tổng thống, tôi sẽ không ẩn ḿnh sau điều khoản bất khả xâm phạm mà chịu sự giám sát của luật pháp như mọi công dân. Tôi là tổng thống, tôi sẽ không triệu tập các dân biểu là đảng viên của tôi đến điện Élysées v́ luôn tôn trọng ngành lập pháp.Tôi là tổng thống, tôi sẽ không chỉ định các chánh án, mà nhường quyền đó cho Quốc hội. Tôi là tổng thống, tôi sẽ quan tâm đặc biệt đến thanh niên, tương lai đất nước… ».

    Ngay sáng hôm sau, ngày 3-5, báo Libération chạy tít lớn trên trang nhất: «F. Hollande préside le débat» - «Hollande chủ tọa cuộc tranh luận», một cách chơi chữ rất đắt, v́ préside có nghĩa là chủ tọa, và Président có nghĩa là Tổng thống.

    Cũng có báo so sánh 2 ứng viên vào chung kết về tính cách, nhân cách, lối sống. Báo l’Express nhận định ông N.Sarkozy là một «tổng thống bling bling», một tiếng lóng theo tiếng kêu của các ṿng trang sức đeo ở cổ, để chỉ một con người ưa ăn chơi kiểu công tử, từng 2 lần khoe các nhà báo chiếc đồng hồ đeo tay giá 40.000 Euro. Ông c̣n hay kiễng chân cho cao, luôn cảm thấy tự ty là người thấp, c̣n dặn chớ để người cao lớn đến gần quanh ông.

    C̣n ông F. Hollande? Báo chí Pháp phát hiện ông là một con người rất hóm hỉnh, có cả một kho tiếu lâm dân dă, rất thâm trầm, đặc sắc. Từ khi là giáo sư về kinh tế ở Sciences – Po, ông đă làm cho không ít nam nữ sinh viên mê về những bài giảng hấp dẫn, với những thí dụ rất đời thường và những truyện ngụ ngôn và tiếu lâm rất ấn tượng.

    Khi vào cuộc đấu khẩu tay đôi, ông bắt tay một thanh niên, anh này nói đùa vui: «Ủa! người ta bảo ông mềm yếu, sao bàn tay ông cứng vậy?". Ông cười vui: «Vâng, bàn tay tôi cứng, cả đầu óc cũng cứng, chưa nói đến các bộ phận khác». Câu nói lọt vào máy ghi âm.

    Một tổng thống rất trí thức, lại hay đùa, mê thể thao, ưa văn nghệ, hóm hỉnh, có một kho chuyện tiếu lâm, phải là một con người yêu đời, yêu người, tự tin, lạc quan. Và có văn hóa. Không bling bling. Một dấu hiệu tốt lành cho nước Pháp.

  9. #19
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thời sự Thế giới

    Thời sự Thế giới
    Hành xử hiếu chiến của TQ dễ dậy sóng 'bài Hoa' ở nước ngoài
    ‘Ông trùm an ninh’ Trung Quốc đă thoát hiểm?






    Cựu chủ biên tạp chí Far Eastern Economic Review chuyên các vấn đề khu vực,ông Philip Bowring, phê phán cách dạy sử của Trung Quốc và cho rằng thái độ ứng xử của nước này có nguy cơ dẫn đến “làn sóng bài Hoa” ở nước ngoài.

    Nhà phân tích Philip Bowring - cựu chủ biên tạp chí Far Eastern Economic Review (đă đóng cửa) chuyên các vấn đề khu vực - nhận định rằng cách thức dạy sử của Trung Quốc, nhất là trong các trường học, đã gây khó khăn cho việc giải quyết bất đồng về biển đảo. Theo ông, sách lịch sử của Trung Quốc đang có xu hướng bị sửa đổi để biện minh cho các hoạt động bành trướng của nước này.

    Vụ liên quan bãi cạn Scarborough là một ví dụ. Bãi này nằm cách đảo Luzon của Philippines 135 hải lý, nhưng cách Hoa lục tới 350 hải lý. Băi cạn này còn nằm trong khu vực Đặc quyền kinh tế của Philippines.

    Để minh chứng cho tuyên bố chủ quyền của mình, bất chấp các chi tiết địa lý rành rành ở trên, Trung Quốc quay sang sử dụng cái mà nước này gọi là "bằng chứng lịch sử".

    Bằng chứng mà Bắc Kinh đưa ra là bãi cạn Scarborough mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham cùng vùng biển xung quanh đã được mô tả trong một bản đồ Trung Quốc có từ thế kỷ 13. Chi tiết một tàu thủy của người Trung Quốc đã cập vào đảo Hoàng Nham và ghi nhận sự tồn tại của bãi đá này trở thành một trong các chứng cứ về chủ quyền.

    Trung Quốc cũng chứng minh chủ quyền đối với nhiều hòn đảo bằng cách thức như vậy. Bắc Kinh cũng lớn tiếng tuyên truyền về nhà hàng hải Trịnh Hòa thế kỷ 15 mà Trung Quốc coi là người khai phá nhiều vùng biển mới.

    Tuy nhiên, nhà phân tích Philip Bowring chỉ ra rằng lịch sử cho thấy người Trung Quốc thực ra tới Biển Đông muộn hơn so với người nhiều dân tộc khác như người Indonesia, người Malay, người Philippines và người Việt.

    Người Indonesia có lịch sử viễn dương vượt xa người Trung Quốc. Cả nghìn năm trước các chuyến đi của đô đốc Trịnh Hòa, người Indonessia đã chiếm cứ hòn đảo lớn thứ ba thế giới là Madagascar, cách Indonesia 4.000 dặm. Ngôn ngữ và dòng nhân chủng của Madagascar có tới 50% là gốc gác Malay.

    Tóm lại, theo ông Philip Bowring, cả hai luồng chứng cứ mà Trung Quốc đưa ra - "người Trung Quốc đã đặt chân tới đó đầu tiên" và "Trung Quốc có bằng chứng lịch sử" - đối với nhiều vùng biển đảo đều không thực sự thuyết phục.

    Cây bút Philip Bowring cho rằng Bắc Kinh cần dừng lại để lắng nghe phản ứng của các nước khác trước khi quá muộn. Trong một bài phân tích khác về khía cạnh này, ông cho rằng người Hoa ở nước ngoài, nhất là ở các nước Đông Nam Á, cần thận trọng về bất cứ biểu hiện gì về ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.

    So sánh với các nước khác trong khu vực, người gốc Hoa ở Philippines được cho là hội nhập tương đối tốt. Người Hoa bắt đầu vào Philippines số lượng lớn từ nhiều thế kỷ qua và thông qua hôn nhân với người bản địa họ dần dần thâm nhập vào trong xã hội đến mức ngày nay nhiều khi khó có thể phân biệt được đâu là người gốc Hoa, chí ít là qua tên gọi. Thí dụ cựu Tổng thống Corazon Aquino, thân mẫu Tổng thống Benquino Aquino hiện tại, là người gốc Hoa với họ là Cojuangco, nhưng nghe tên không thì khó có ai biết điều này.

    Thế nhưng, cách hành xử của Trung Quốc đang khiến tình hình trở nên phức tạp tại những nơi mà dân nhập cư gốc Hoa đã hội nhập đáng kể. Nếu như có ai đó bị ảnh hưởng bởi làn sóng bài Trung Quốc, thì trước hết sẽ là các doanh nghiệp bản địa nhỏ của người gốc Hoa.

    Theo BBC


    ‘Ông trùm an ninh’ Trung Quốc đă thoát hiểm?





    Trong nhiều tuần qua đã xuất hiện những đồn đoán rằng sự rớt đài của ông Bạc Hy Lai, một ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc nhiều tham vọng và đang lên, có thể sẽ dẫn đến sự ra đi của một nhân vật khác thậm chí còn quyền thế hơn nữa là ông Chu Vĩnh Khang, người đứng đầu bộ máy an ninh Trung Quốc.

    Ông Chu Vĩnh Khang là một trong chín người trong Thường vụ Bộ Chính trị vốn là cơ quan ra quyết sách quan trọng. Ông phụ trách mạng lưới an ninh nội địa khổng lồ của Trung Quốc, từ lực lượng công an cho đến cơ quan công tố và tòa án. Ngân sách dành cho lĩnh vực của ông lên đến trên 100 tỷ USD, nhiều hơn cả ngân sách quốc phòng.

    Có thông tin cho rằng Chu Vĩnh Khang là thành viên duy nhất của Thường vụ Bộ Chính trị đứng ra bảo vệ Bạc Hy Lai, khi xuất hiện cáo buộc vợ ông này có dính líu đến vụ mưu sát doanh nhân người Anh Neil Heywood.

    Dự Đại hội Đảng

    Hiện giờ có những dấu hiệu cho thấy ông Chu Vĩnh Khang có lẽ đă thoát hiểm. Hồi cuối tuần trước tờ “Nhân dân nhật báo”, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đưa tin trên trang nhất chuyến thăm của ông Chu Vĩnh Khang đến Khu tự trị Tân Cương. Tin này dường như muốn để mọi người biết rằng ông Chu Vĩnh Khang vẫn còn nắm quyền hành và không bị gạt ra ŕa như người ta đồn đoán.

    Sau đó lại xuất hiện tin ông Chu đã được chính thức bầu vào đoàn đại biểu Tân Cương đi dự Đại hội Đảng toàn quốc vào mùa thu này ở Bắc Kinh. Tin này được đăng trên tờ “Tân Cương nhật báo” và trên trang mạng của Quốc vụ viện tức Chính phủ Trung Quốc.

    Việc ông Chu sẽ chắc chắn tham dự kỳ Đại hội Đảng sắp tới dường như là dấu hiệu cho thấy ban lãnh đạo Trung Quốc có lẽ đã dàn xếp được những bất đồng, nếu có. Giới bình luận cho rằng nếu như sự xuống dốc của ông Chu Vĩnh Khang là có thật, thì nó cũng đang xảy ra một cách từ từ và có thể ông sẽ được về hưu một cách êm thấm vào mùa thu này chứ không bị cách chức.

    Ông trùm an ninh

    Từng giữ chức Bộ trưởng Công an và hiện đứng đầu Ủy ban Chính pháp của Trung ương Đảng, Chu Vĩnh Khang là nhân vật xếp thứ chín trong bộ máy quyền lực ở Trung Quốc. Ông từng bị tố cáo là đứng đằng sau ông Bạc Hy Lai, người dựng lên "mô hình Trùng Khánh" mà nhiều người cho rằng mang nhiều yếu tố của một cuộc “Cách mạng văn hóa” thời Mao Trạch Đông.

    Chu Vĩnh Khang sinh năm 1942 tại tỉnh Giang Tô, gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1964 khi mới 22 tuổi. Ông tốt nghiệp chuyên ngành Thăm dò vật lý Trái Đất, khoa Thăm dò, Học viện Dầu mỏ Bắc Kinh.

    Ông từng kinh qua các chức vụ Tổng giám đốc, Bí thư Đảng đoàn Tổng Công ty dầu khí Trung Quốc; Bộ trưởng, Bí thư Đảng đoàn Bộ Tài nguyên và Lãnh thổ đất nước trước khi trở thành Bí thư Tỉnh ủy Tứ Xuyên nhiệm kỳ 1999-2002.

    Năm 2002, ông vào Bộ Chính trị và làm Phó Bí thư Ủy ban Chính pháp Trung ương kiêm nhiệm chức Bộ trưởng, Bí thư Đảng ủy Bộ Công an. Tới 2007, ông thôi giữ chức Bộ trưởng Công an.

    Người ta chú ý nhiều đến khoảng thời gian 5 năm của ông Chu Vĩnh Khang ở Bộ Công an. Trong thời gian đó, theo hãng thông tấn Pháp AFP, ông Chu nắm trong tay ngân sách tới 111,6 tỷ USD, cao hơn cả ngân sách quốc phòng Trung Quốc. Ông đã chỉ đạo giải quyết các vụ bạo động ở Tây Tạng năm 2008 và ở Tân Cương năm 2009.

    Theo BBC

  10. #20
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Thời sự Thế giới

    Thời sự Thế giới
    Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh “đi đêm” trong vụ Trần Quang Thành

    Lư Anh






    Trong số báo ra ngày 09/05/2012, The New York Times đăng một bài dài kể lại chuyện tại sao luật sư nhân quyền mù Trần Quang Thành được nhà cầm quyền Trung Cộng đồng ư cho sang Hoa Kỳ du học.
    Bài báo viết, sở dĩ luật sư nhân quyền mù Trần Quang Thành được Trung Cộng đồng ư cho đi du học ở Mỹ chủ yếu nhờ vào sự có mặt của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Bắc Kinh. Bà đă trực tiếp trao đổi với Ủy viên Quốc vụ viện Đái Bỉnh Quốc mới đạt được kết quả trên. Trước đó, cũng do bà gật đầu, Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh mới để cho Trần Quang Thành chạy vào lánh nạn. Trong khi đó nhà cầm quyền Trung Cộng vô cùng bực tức, định hủy bỏ cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Hoa Kỳ-Trung Quốc (U.S. - China Strategic and Economic Dialogue) để phản đối.
    Lúc bà Clinton đang có mặt tại Bắc Kinh chuẩn bị tham dự cuộc Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Hoa Kỳ-Trung Quốc, bà đă bị nhiều người phê phán vô trách nhiệm, v́ không lên tiếng ủng hộ Trần Quang Thành thoát khỏi sự đe dọa của Trung Cộng. Sự thật th́ trong phiên họp cuối cùng của cuộc đối thoại (04/05), khi gặp Ủy viên Quốc vụ viện Đái Bỉnh Quốc, Ngoại trưởng Hillary Clinton nói thẳng vào mặt ông ta: “Chúng tôi muốn đưa Trần Quang Thành đến Hoa Kỳ”.
    Lời tuyên bố cứng rắn đó của bà Clinton khiến cho tầng lớp lănh đạo cao cấp của Trung Cộng phẫn nộ. Họ cho rằng bà Clinton đă hủy bỏ lời cam kết Hoa Kỳ tuyên bố trong cuộc đàm phán về vụ luật sư nhân quyền mù Trần Quang Thành kéo dài 30 tiếng đồng hồ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Thôi Thiên Khải, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, người tham dự cuộc đàm phán tức giận quá tuyên bố không muốn tiếp tục đàm phán với Kurt Campbell, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ.
    Bài báo cho biết, sở dĩ cuộc đàm phán Trung Mỹ có sự chuyển biến khác thường, v́ hai bên đều gặp những chuyện không dự đoán trước được. Trong khi đàm phán, hai bên từng xuất những “độc chiêu” uy hiếp, chống uy hiếp, và lường gạt đối phương. Tuy nhiên, cuối cùng hai bên vẫn có thể hóa giải được những điều khó giải quyết giữa hai chính phủ và nguy cơ ngoại giao giữa hai quốc gia.
    Sau 30 tiếng đồng hồ đàm phán giải quyết vụ Trần Quang Thành, phía Trung Quốc yêu cầu “tuyệt đối giữ bí mật”, không một người Mỹ nào được phép nói ra chuyện luật sư nhân quyền mù Trần Quang Thành chạy vào Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh, kể cả các ông bà nghị trong quốc hội Hoa Kỳ.

    Hillary Clinton im lặng, Kurt Campbell đi cửa sau
    Đến Bắc Kinh tham dự Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Hoa Kỳ-Trung Quốc diễn ra trong 2 ngày 03 và 04/05, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton không hề đả động đến vụ luật sư mù Trần Quang Thành chạy vào Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh. Trợ lư của bà là ông Kurt Campbell đă lặng lẽ bố trí đưa Trần Quang Thành từ Ṭa Đại sứ đến Bệnh viện Triều Dương. Sau đó, trong cuộc hội ngộ ngày 04/05, bà Clinton nói với Ủy viên Quốc vụ viện Đái Bỉnh Quốc phải để cho Trần Quang Thành đến Hoa Kỳ.
    Nghe bà Clinton nói vậy, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải, người từng tham dự cuộc đàm phán giải quyết vụ Trần Quang Thành, cho rằng phía Hoa Kỳ không c̣n giữa lời cam kết, đă bực bội, thốt ra một câu nói hằn học: “Tôi không muốn đàm phán với ông ta (Kurt Campbell) nữa”.
    Bài báo ghi rơ, cuộc đàm phán giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh về vụ Trần Quang Thành tràn ngập kịch tích, hai bên đưa ra nhiều đ̣n dọa nạt, lường gạt nhau, nhiều khi c̣n phải dùng đến thủ đoạn. Chẳng hạn Thứ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell đă từ khách sạn ông ở đi theo cửa đổ rác của khách sạn ra bên ngoài để tránh sự ḍm ngó của công an và công chúng. Trong khi đó, công an Trung Quốc cũng dùng mọi biện pháp nghe lén điện thoại của những người trong Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ nói chuyện với Trần Quang Thành hoặc người thân. Họ đă thâu được buổi đối thoại giữa bà Viên Vĩ Tĩnh, vợ luật sư mù Trần Quang Thành với Công sứ Robert S. Wang của Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ ở Bắc Kinh.
    Hoa Kỳ, c̣n nghĩ tới chuyện nhà cầm quyền Trung Quốc không cho người của ḿnh tiếp xúc với Trần Quang Thành, đă tính đến chuyện cho người giả làm y tá vào bệnh viện.
    Ngoại trưởng Clinton nói với Ủy viên Quốc vụ viện Đái Bỉnh Quốc nên cho Trần Quang Thành đến Hoa Kỳ, nhưng bà không nói “tị nạn chính trị”, để tránh sự bực bội của phía Bắc Kinh. Cuối cùng cho Trần Quang Thành đến Hoa Kỳ học luật ở Đại học Nữu Ước là đề nghị hợp lư nhất.

    Trần Quang Thành hoang mang lo sợ
    Bài báo của The New York Times c̣n cho biết trong quá tŕnh đàm phán, Trần Quang Thành lúc nào cũng khóc lóc v́ hoang mang lo sợ. Sau khi đưa Trần Quang Thành đến Bệnh viện Triều Dương, Ṭa Đại Sứ cho ông mượn 3 điện thoại cầm tay để ông tiện nói rơ ư nguyện của ḿnh. Lúc đầu ông nói không muốn “tị nạn chính trị”, chỉ mong chính phủ điều tra và trừng trị những kẻ đối xử với dân chúng không công bằng.
    Sau đó, Trần Quang Thành đánh điện thoại đến một phiên điều trần của Quốc hội Hoa Kỳ, cầu cứu được giúp đỡ để ông và gia đ́nh rời khỏi Trung Quốc. Trần Quang Thành nói: “Tôi muốn tới nước Mỹ nghỉ ngơi. Tôi đă không được nghỉ ngơi 10 năm qua”. Ông nói với nghị sĩ Chris Smith, người đang làm chủ tọa phiên điều trần trước Ủy ban Trung Quốc của Quốc hội, rằng: “Tôi muốn gặp Ngoại trưởng Clinton. Tôi hy vọng có thể nhận thêm sự giúp đỡ của bà”. Nghị sĩ Smith đă nói với Trần Quang Thành rằng, bạn bè của ông tại Mỹ đă “lo” cho ông. Ông Smith nói với Trần Quang Thành: “Chúng tôi đang cầu nguyện cho ông và sẽ không ngừng nỗ lực giúp đỡ ông”. Phó Hy Thu (Bob Fu), Chủ tịch China Aid, người ủng hộ và là bạn của Trần Quang Thành đă làm phiên dịch cho ông với nghị sĩ Smith. Việc làm đó của Trần Quang Thành không khác ǵ đánh vào tầng lớp lănh đạo Trung Nam Hải một cái bạt tai. Quan chức Hoa Kỳ tham dự đàm phán cũng vô cùng ngạc nhiên. Trước đó, Trần Quang Thành chỉ nói ở lại Trung Quốc, không hề nói muốn qua Mỹ.
    Chuyện Trần Quang Thành bỏ trốn và Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ thâu nhận ông cũng vô cùng tế nhị. Trước đó, Hoa Kỳ không hề biết chuyện luật sư mù nhân quyền có ư định bỏ trốn để thoát khỏi sự canh gác khắc nghiệt của bọn công an. Sau khi ông chạy trốn được 3 ngày, Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ mới nhận được điện thoại của Hà Bội Dung, người đă giúp đỡ Trần Quang Thành chạy thoát. Cô Dung cho biết, Trần Quang Thành hiện đang lẩn trốn ở ngoại ô Bắc Kinh, chân cẳng bị thương nặng v́ ông đă chạy trốn trên con đường tràn ngập máu tươi và nước mắt.
    Ngoại trưởng Hillary Clinton lúc bấy giờ đang ở Hoa Thịnh Đốn, nhận được báo cáo từ Ṭa Đại sứ Bắc Kinh, vội vàng triệu tập hội nghị vào nửa đêm ngày 25/04, đồng ư nhận Trần Quang Thành vào Ṭa Đại Sứ để tránh sự truy lùng của nhà cầm quyền Trung Cộng, đồng thời vạch ra kế hoạch thu nhận vô cùng tỉ mỉ. Sau khi Trần Quang Thành vào được Ṭa Đại Sứ an toàn, quan chức Ṭa Đại Sứ thường xuyên liên lạc với Hoa Thịnh Đốn. Một số người am hiểu t́nh h́nh cho hay, Bộ Ngoại Giao chỉ đạo giải quyết vụ việc Trần Quang Thành, Ṭa Bạch Ốc chỉ lắng nghe các báo cáo đến từ Bộ Ngoại Giao để biết rơ diễn biến của sự việc. Tuy biết rơ hậu quả nghiêm trọng của quyết định thâu nhận Trần Quang Thành, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vẫn sẵn sàng chịu trách nhiệm về quyết định đó.

    Đại sứ Tàu ngơ ngác
    Ngày 27/04, Thứ trưởng Ngoại giao Kurt Campbell đang ở Hoa Thịnh Đốn, báo cho Đại sứ Trung Quốc ở Hoa Kỳ, ông Trương Nghiệp Toại, biết lúc đó luật sư mù Trần Quang Thành đang ở trong Ṭa Đại sứ Mỹ. Đại sứ Tàu nghe được tin đó ngơ ngác một lúc. Sau đó Kurt Cambell lập tức đáp máy bay đến Bắc Kinh cùng với Đại sứ Gary Locke và Harold H. Koh, cố vấn luật pháp của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tham gia đàm phán với Trung Quốc giải quyết vụ Trần Quang Thành. Trước đó, Harold H. Koh từng ở trên một du thuyền chạy trên sông Trường Giang chờ lệnh của cấp trên. Lư do v́ Cheryl D. Mills, trưởng đoàn cố vấn của bà Clinton, yêu cầu ông t́m nơi nói chuyện điện thoại an toàn nhất. Theo nhiều quan chức Mỹ, nơi an toàn nhất chính là Ṭa Lănh sự Hoa Kỳ ở Thành Đô, Tứ Xuyên.
    Từ ngày 29/04, Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu “đi đêm” vụ Trần Quang Thành. Khi mới bắt đầu t́nh h́nh vô cùng căng thẳng. Đoàn đại biểu Hoa Kỳ nói rơ mọi t́nh tiết về vụ Trần Quang Thành vào Ṭa Đại Sứ cho phía Trung Quốc biết. Trưởng đoàn đàm phán Trung Quốc là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Thôi Thiên Khải phê phán Hoa Kỳ vi phạm luật lệ ngoại giao.
    Người hiểu rơ câu chuyện cho hay, phía Trung Quốc từng nói sẽ hủy bỏ cuộc đối thoại, ngược lại Hoa Kỳ t́m mọi cách buộc Trung Quốc không được hủy bỏ cuộc đối thoại này. Bài báo cho biết, thái độ của TT Obama và Ngoại trưởng Clinton vô cùng im lặng, để các nhà lănh đạo Bắc Kinh có cơ hội giải quyết sự việc này. Theo giới chức Hoa Kỳ, đối với người Châu Á, sĩ diện vô cùng quan trọng, bởi vậy, khi nói với Ủy viên Quốc vụ viện Đái Bỉnh Quốc phải cho Trần Quang Thành đi Mỹ, bà Clinton nói rơ ràng rằng, trong cuộc họp báo sắp tới, bà sẽ không nói ǵ đến vụ Trần Quang Thành.
    Lời cam kết đó quả nhiên có hiệu quả. Sau mấy tiếng đồng hồ, Trung Quốc thông báo cho biết, họ đồng ư cho Trần Quang Thành xuất ngoại du học như những công dân khác. Tiếp đó Hoa Kỳ cũng tuyên bố sẵn sàng cấp chiếu khán cho Trần Quang Thành.
    Chuyện Trần Quang Thành được đến Hoa Kỳ du học có thể coi đă ổn thỏa. Nhưng... theo tin của BBC cập nhật trưa thứ Sáu ngày 11/05, luật sư mù Trần Quang Thành nói không có tiến triển trong việc làm giấy thông hành xuất ngoại. Trung Quốc từng thỏa thuận với Ngoại trưởng Hoa Kỳ sẽ cho ông du học ở Mỹ. Họ c̣n nói với Trần Quang Thành có thể nộp đơn du học nước ngoài. Nhưng hơn một tuần sau, Trần Quang Thành nói với BBC rằng không thấy động tĩnh ǵ. Ông cho biết không có quan chức Trung Quốc nào tiếp xúc với ông trong những ngày gần đây và không ai đưa cho ông tờ khai xin giấy thông hành để điền cũng như không ai đến chụp h́nh để làm hồ sơ. Đúng là Ba Tàu lại xạo, không thể tin được những lời cộng sản nói!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 17
    Last Post: 21-02-2013, 03:10 AM
  2. Replies: 6
    Last Post: 07-05-2012, 01:31 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 17-02-2012, 01:47 PM
  4. Replies: 4
    Last Post: 29-11-2011, 02:00 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 12-04-2011, 10:53 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •