Cuộc bầu cử sơ bộ ứng viên Tổng Thống của đảng Cộng Ḥa hầu như kết thúc, ứng viên Mitt Romney, cựu Thống đốc tiểu bang Massachusetts cầm chắc sẽ là ứng viên hàng đầu của đảng Cộng Ḥa. Chỉ hai tháng nữa đại hội đảng Cộng Ḥa sẽ chính thức đề cử Mitt Romney làm ứng viên tranh cử ngôi vị Tổng Thống Hoa Kỳ thứ 45 so tài với đương kim Tổng Thống Barack Obama vào tháng 11.

Từ giờ phút này, cử tri Hoa Kỳ đă có trước mắt những mục tiêu để lựa chọn ai sẽ là người lănh đạo Hoa Kỳ, có thể nói không sai, cũng là ngôi vị số 1, lănh đạo thế giới: Barack Obama hay Mitt Romney.

T́nh trạng Hoa Kỳ đang bầy ra trước mặt cử tri về đủ mọi phương diện: kinh tế, tài chánh, đối ngoại, đối nội. Thực tế là t́nh trạng nhân dụng công ăn việc làm, t́nh trạng nhà cửa đất đai, vấn nạn trên tầm mức quốc gia: thâm thủng ngân sách, nợ công chập chùng, cán cân mậu dịch với Trung Cộng khiếm hụt hàng ngàn tỷ mỹ kim. Lợi thế của ông Obama là đương kim Tổng thống ra ứng cử thêm một nhiệm kỳ thứ hai. Ứng viên Mitt Romney cho rằng cử tri Hoa Kỳ phải loại trừ ông Obama khỏi chức vụ Tổng Thống v́ ông Obama đă không hiểu những ǵ đang xẩy ra trên đất nước Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ chính thức loan báo kinh tế lâm vào t́nh trạng suy trầm từ năm 2009 khi tổng sản lượng nội địa bị giảm sút liên tiếp, người ta dường như chỉ căn cứ vào hiện tượng này để chính thức nh́n nhận một thứ di sản do vị Tổng thống tiền nhiệm để lại.

Sau ba năm cầm quyền với những biện pháp cứu nguy kinh tế, giải quyết t́nh trạng thất nghiệp, Tổng Thống Obama cho rằng những biện pháp nầy bắt đầu có kết quả. Cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong 7 tháng tới. Theo thăm ḍ của ABC và Washington Post cùng thực hiện cho thấy Tổng thống Obama có 51% người ủng hộ trong khi ông Romney có 41%. Các cuộc thăm ḍ khác cũng cho thấy Tổng thống Obama dẫn trước ở những tiểu bang quan trọng, những tiểu bang có thể làm thay đổi kết quả. Căn cứ vào thái độ bầu cử của các cử tri Dân chủ và Cộng Ḥa, bất luận ứng cử viên là Cộng ḥa hay Dân chủ, 40% cử tri Cộng Ḥa bầu cho ứng viên phe ḿnh, 40% cử tri Dân chủ bầu cho ứng viên phe ḿnh, 20% cử tri coi như độc lập, 20% này nghiêng về ứng viên nào th́ ứng viên đó thắng cử. Thành phần 20% là khối cử tri “bản lề” mà ứng viên Cộng Ḥa hay Dân chủ đều t́m cách lôi kéo về phiá ḿnh. Vào thời điểm này số cử tri “bản lề” này có thể tập trung tại các tiểu bang Trung Tây Hoa Kỳ, các tiểu bang Ohio, Michigan, Arizona, Nevada và Florida mặc dù tỷ lệ thất nghiệp c̣n tương đối cao song trong thời gian qua đă cứu văn phần nào nhờ kỹ nghệ du lịch.

Barack Obama và Mitt Romney đều nhắm vào t́nh trạng kinh tế, giải quyết vấn nạn thất nghiệp để kiếm phiếu. Nếu cho t́nh trạng giải quyết công ăn việc làm có khả năng mang lại thắng lợi th́ đây là một lợi thế cho ông Obama.

T́nh trạng đại suy trầm 2007-2009 làm cho một số tiểu bang lâm vào t́nh trạng có tỷ lệ thất nghiệp cao. Tỷ lệ thất nghiệp tại Michigan lên tới 14.2%, nơi đây kỹ nghệ xe hơi lâm t́nh trạng tàn lụi. Tại các tiểu bang Arizona, Nevada, Florida tỷ lệ thất nghiệp đều trong t́nh trạng hai đơn vị, nơi đây cũng là trung tâm của nhà cửa bị tịch biên. Tại North Carolina nơi t́nh trạng thất nghiệp bị ảnh hưởng nặng v́ người người mất việc trong lănh vực kỹ nghệ may dệt và từ các nhà máy sản xuất đồ gia dụng. Thị trường lao động được ỗn định dần tại một số tiểu bang, biến các tiểu bang này thành tiểu bang “bản lề” trong cuộc bầu cử tháng 11 tới.

Tại Michigan tỷ số thất nghiệp giảm từ 10.5% xuông 8.5% kể từ tháng Ba năm 2011. Cũng cùng thời kỳ này tỷ số thất nghiệp tại Ohio giàm từ 8.8% xuống 7.5%, dưới mức 8.2% của toàn quốc. Một cuộc thăm ḍ của truyền h́nh Fox ngày 13-6 cho thấy Obama dẫn trước Mitt Romney 45% so với 39% của các cử tri tại Ohio.

Tổng thống Obama c̣n tŕnh dự thảo luật gọi là quy luật Buffett, dự thảo luật mang tên nhà tỷ phú Warren Buffett, người loan báo là mức thuế ông đóng c̣n ít hơn mức thọ thuế của người thư kư làm việc cho ông. Luật Buffett nhắm vào mức thọ thuế của những người có lợi tức trên 1 triệu là 30%. Đảng Cộng Ḥa sẽ chống dự luật này v́ hiện nay đảng Cộng ḥa chiếm đa số tại Hạ viện mặc dù Thượng viện thông qua với đa số Dân chủ khít khao. Đảng Cộng ḥa chống chủ trương tăng thuế cho giới nhà giầu v́ cho rằng tăng thuế làm các doanh nghiệp không có cơ hội tạo công việc hay tuyển thêm nhân viên. Thực ra nếu có tăng thuế giới doanh thương th́ giới này cũng có những đối sách chống lại bằng cách cắt giăm giờ làm việc của nhân viên, gia tăng giá dịch vụ…

Chung cục kẽ đi làm bị thu hẹp lợi tức gia tăng dịch vụ, giới trung lưu lại là thành phần lănh chịu gia tăng thuế mà cũng không giải quyết được t́nh trạng thiếu hụt ngân sách trầm trọng.

Giá xăng dầu gia tăng cũng là vấn đề khó khăn cho Tổng Thống Obama, giá xăng tăng 60 xu một gallon trong năm nay. Giá xăng tăng theo nhịp độ tăng ba bước rồi lui hai bước, rồi tăng ba lui hai, giá sinh hoạt tăng theo và giữ nguyên giá.

T́nh trạng hiện tại với 10 tiểu bang bản lề với tỷ lệ thất nghiệp có dấu hiệu phấn khởi tiếp tục cho tới ngày bầu cử 6-11, để ông Obama tiếp tục thực hiện những thay đổi của những đổi thay hiện tại. Ứng viên Mitt Romney trước t́nh trạng hàng trăm triệu công việc từ Mỹ “xuất ngoại” qua Trung Cộng để hàng triệu người ngồi ăn tiền thất nghiệp trên đất Mỹ, việc gia tăng thuế đối với những doanh nghiệp có lợi tức trên một triệu đồng một năm có thực sự giải quyết phần nào ngân sách thiếu hụt thường xuyên hay không ?

Đây có phải là những vấn nạn có thể trông cậy để ứng viên Mitt Romney giải quyết nếu chinh phục được cử trị trong 7 tháng trước mắt ? Đây có phải là khoảng cách khiến cho Obama dẫn trước Mitt Romney trong thời gian hiện tại mà Mitt Romney phải cho cử tri thấy khả năng nắm giữ Hoa Kỳ là một quốc gia vĩ đại biến mộng thành thực.

Tháng 4 ngày 30, năm thứ 37, Cộng sản Mao Hồ cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, đặt ách thống trị Cộng đảng Mao Hồ lên toàn cơi Việt Nam. Ngày 30 tháng 4 toàn dân Việt Nam mang nỗi thống khỗ, hận thù v́ nước mất nhà tan. Ba triệu người Việt tỵ nạn sống tại hầu hết các quốc gia từ Âu sang Á, từ Úc sang Mỹ đều ghi nhớ nỗi hận thù mất nước, trong khi 80 triệu người Việt trong nước đang tiếp tục sống dưới sự cai trị của Cộng đảng Mao Hồ mang danh xưng xă hội chủ nghĩa.

Cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản hiện diện trên lănh thổ Bắc Mỹ đều tập hợp tại nhiều nơi trong các ngày tháng 4 để cùng ghi nhận ngày đen tối của lịch sử vong quốc, ngày nung nấu nổi hận thù trước t́nh trạng đất nước Việt Nam bị đặt dưới ách thống trị của Cộng đảng Mao Hồ. Tại Bắc Mỷ: Hoa Kỳ và Canada cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản đă quy tụ tổ chức lể tưởng niệm ngày Quốc Hận 30-4 tại khắp nơi từ Đông sang Tây Canada Montreal, Toronto và British Columbia. Tại Hoa Kỳ từ các tiểu bang miền Đông qua các tiểu bang miền Tây Hoa Kỳ: từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn và các tiểu bang kế cận, Pensylvania, New Jersey, New York, tới các tiểu bang Texas: Hopuston, Dallas, các tiểu bang Michigan, Florida, New Orleans, Florida, Arizona, New Mexico, Washing ton, California: Nam, Bắc California và San Diego. Tại Bắc California, một buổi văn nghệ đấu tranh do Biệt đoàn Văn nghệ Lam Sơn thực hiện, tưởng niệm ngày Quốc Hận 30-4 đó Hội Cựu Tù nhân chính trị San Francisco tổ chức một ngày bộ hành tại thành phố San Rafeal vùng Đông Vịnh.

Trong tất cả các buổi lễ tưởng niệm ngày Quốc Hận 30-4 người Việt tỵ nạn tại hải ngoại đều nói lên một tiếng nói, chung một ḷng yểm trợ cho đồng bào trong nước đang bị chế độ Cộng đảng Mao Hồ trấn áp tàn bạo. Đàn áp, bắt cóc, giam giữ người dân đủ mọi thành phần. Trấn lột tiền bạc của cải công khai giữa ban ngày. Triệu gọi dân chúng đến trụ sở gọi là Công an, bất kể tuồi tác, nam nữ, tra tấn đánh chết người rồi phao vu là đến trụ sở Cộng an tự tử. Cướp đoạt đất đai của dân chúng trên khắp Việt Nam từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc.

Để bảo vệ đất đai tài sản của ḿnh dân chúng đă kéo nhau ra canh giữ đất cầy nhà ở, tuy nhiên Cộng đảng Mao Hồ đă huy động hàng ngàn Công an Cảnh sát cùng băng đảng “xă hội đen” đàn áp khốc liệt dân chúng. Người Việt tỵ nạn tại hải ngoại đều lên tiếng hỗ trợ những cuộc đấu tranh giữ nhà, giữ đất, đ̣i tự do của người Việt trong nước.

Một sự kiện đặc biệt trong tháng 4 tại Hoa Kỳ, chính phủ Hoa Kỳ chính thức hồi âm về thỉnh nguyện thư do cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ kư gửi chính quyền Tổng Thống Obama yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ không gia tăng thương mại với Cộng sản Việt Nam nếu chế độ Cộng Sản này không cải thiện nhân quyền. Thỉnh nguyện thư cũng yêu cầu chính quyền Hoa Kỳ áp lực buộc chế độ Cộng săn tại Việt Nam phài trả tự do cho các tù nhân lương tâm, các tù nhân chính trị và các nhà hoạt động dân chủ, đang bị chế độ giam giữ tại nhà tù hay giam giữ tại chính nhà riêng của ḿnh gọi là quản thúc tại gia.

Thỉnh nguyện thư được đưa vào trang mạng We The People của Ṭa Bạch Ốc tháng 2-2012 do nhạc sĩ Trúc Hồ giám đốc đài truyền h́nh SBTN xướng xuất. Sau một tháng TNT đă được gần 150.000 chữ kư của người Việt cư ngụ tại Hoa Kỳ. Có thể nói đây là lần đầu tiên, một thỉnh nguyện thư của cư dân Hoa Kỳ, chỉ trong thời gian không đầy một tháng đă quy tụ một số lượng lớn các chữ kư, đồng ḷng lên tiếng về một nguyện vọng để chính quyền Hoa Kỳ phải thận trọng lắng nghe và hồi đáp.

Ngày 5-3, Ṭa Bạch Ốc đă mời gần 200 người đại diện 150,000 chữ kư đến Ṭa Bạch Ốc, từ 50 tiểu bang Hoa Kỳ. Trong dịp này, ngoài 200 người đại diện, gần 1,000 người Việt cũng đă tụ tập về thủ đô Hoa Thịnh Đốn, hỗ trợ cho các đại diện trong ngày 5-3, ngày hôm sau tất cả đă chia thành từng toán gặp gỡ các đại diện dân cử, dân biểu tại Hạ viện và Thượng nghị sĩ tại Thượng viện Hoa Kỳ để vận động từng đại diện dân cử thông qua những đạo luật áp lực chế độ Việt Cộng tôn trọng Nhân quyền tại Việt Nam, cũng như trừng phạt những viên chức cán bộ nhà nước Cộng Sản vi phạm nhân quyền.

Ngày 20 tháng 4, Ṭa Bạch Ốc đă công bố một văn thư chính thức trả lời 150,000 người Việt, hồi âm thỉnh nguyện thư. Văn thư đó Trợ lư Bộ trưởng Ngoại giao, đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động, ông Macheal Posner viết: “chúng tôi muốn nói lời cảm ơn tất cả mọi người kư thỉnh nguyện thư yêu cầu Hoa Kỳ chú trọng nhân quyền tại Việt Nam trong quan hệ Việt-Mỹ. Trong tiến tŕnh đối thoại với Việt Nam, chúng tôi ghi nhận quan điểm của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ.”

Ông cho biết, trong thời gian gần đây, Bộ Ngoại Giao Ḥa Kỳ tiếp tục đẩy mạnh tiến tŕnh nhân quyền ở cấp cao nhất, trong khi Hoa Kỳ theo đuổi một loạt các quyền lợi liên quan đến an ninh, kinh tế và chiến lược với Việt Nam. “Trong các cuộc đối thoại với chính quyền Việt Nam, chúng tôi nhấn mạnh sự tiến triển về nhân quyền, bao gồm việc thả tù nhân chính trị và tự do tôn giáo, là điều cần thiết để cải thiện quan hệ Việt-Mỹ,” ông Posner viết. “Ngoại Trưởng Hillary Clinton đă lên tiếng với Chủ Tịch Nước Nguyễn Tấn Sang khi hai người gặp nhau tại Hội Nghị APEC ở Honolulu, Hawaii, vào Tháng Mười Một năm ngoái.”

Cũng theo ông Posner, ông David Shear, đại sứ Mỹ tại Việt Nam, từng nêu ra những quan tâm tương tự trong mọi cuộc gặp gỡ cấp cao kể từ khi ông bắt đầu làm việc tại Hà Nội hồi Tháng Tám, 2011, và toà đại sứ Mỹ thường xuyên kêu gọi giới chức chính quyền Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ và những cá nhân khác, như là một phần trong chính sách của Hoa Kỳ, tôn trọng nhân quyền hơn tại Việt Nam. Tại buổi đối thoại nhân quyền với Việt Nam vào Tháng Mười Một 2011, chính ông và Đại Sứ Suzan Johnson Cook, phụ trách tự đó tôn giáo quốc tế, lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo, ông Posner cho biết.

Ông Posner viết tiếp: “đồng sự của tôi, ông Kurt Campbell, phụ tá ngoại trưởng đặc trách Đông Á và Thái B́nh Dương Sự Vụ, cũng nhấn mạnh quan tâm về nhân quyền trực tiếp với giới chức Việt Nằm trong chuyến thăm Hà Nội hôm 2 Tháng Hai.”. Ông cho biết rằng trong cuộc thương thảo với Việt Nam hiện nầy về phát triển mậu dịch, vấn đề nhân quyền cũng luôn được nêu lên. Đây là điểm yêu cầu chính yếu của thỉnh nguyện thư. Ông khẳng định chính quyền Tổng Thống Barack Obama sẽ tiếp tục đối thoại với cộng đồng người Mỹ gốc Việt.

Cuối cùng, ông khuyến khích những người kư thỉnh nguyện thư tiếp tục bày tỏ ư kiến và quan tâm của ḿnh với hành pháp Hoa Kỳ, và quan trọng nhất là đối với chính quyền Việt Nam.

Sự kiện đáng quan tâm là khi có một kêu gọi nỗ lực đóng góp cho công cuộc đấu tranh cho đất nước Việt Nam, cho đồng bào trong nước, chỉ một thời gian ngắn có sự đáp ứng mau lẹ của tất cả người Việt tại Hoa Kỳ, trên khắp lục địa Bắc Mỹ. Điều này nói lên t́nh đoàn kết của tất cả người Việt tại hải ngoại, hết thẩy đều một ḷng tập trung vào việc tháo gỡ ách độc tài của chế độ Cộng sản đang trấn áp nhân dân Việt Nam.

Đến đây th́ phần tường tŕnh của lá thư Mỹ Quốc xin được tạm ngưng. Xin được trở lại với quư độc giả thân quư trong tháng tới.

Thân ái,

Nguyên Thảo

Tâm Thức Việt Nam