Page 4 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 31 to 40 of 42

Thread: Vụ luật sư khiếm thị Trần Quang Thành trong sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh

  1. #31
    Member
    Join Date
    27-05-2011
    Posts
    187
    Tôi có "mixed feelings" trong cái chuyện ông mù chống chính phủ này. Ông ta chống chủ yếu là chuyện người Tàu chỉ được một con. Nếu người Tàu mà được nhiều con chắc nguy cho nước Việt ḿnh v́ xứ họ bắt buộc phải bành trướng. Nội một con thôi mà họ đi xâm chiếm Tây Tạng làm dân TT thành thiểu số. Nếu nhiều con th́ c̣n nhiều vấn đề nữa!

  2. #32
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Gửi mơtiên xem :

    Đàn Chim Việt : Luật Sư Trần Quang Thành – Hiệp Sĩ Mù nghe gió kiếm


    Ông Trần Quang Thành (TQT) sinh ngày 12 tháng 11 năm 1971, tức năm nay ông sắp 41 tuổi.

    Ông bị mù từ thuở ấu thơ sau một cơn sốt nặng. Ông chỉ bắt đầu đi học năm 1994 ở trường Trung Học Thanh Đảo cho người mù và tốt nghiệp năm 1998.

    Sau đó ông quan tâm về luật và nhờ các anh em của ông đọc sách luật cho ông tự học.

    Ông có vợ và hai con. Ông là một nhà tranh đấu nhân quyền cho dân chúng ở vùng nông thôn của tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.

    Ông có biệt danh là “luật sư chân đất” do hết ḷng bênh vực cho quyền của người phụ nữ và sự an sinh của dân nghèo, giúp nông dân khiếu kiện đất đai và đấu tranh cho quyền của người tàn tật.

    Ông được biết nhiều qua việc đưa ra công luận về chính sách kế hoạch hóa gia đ́nh bằng bạo lực để ép buộc 7,000 phụ nữ phá thai vào giai đoạn cuối và các biện pháp làm cho tuyệt tự.

    Năm 2005 ông được thế giới biết đến qua việc tổ chức vụ kiện tập thể chống lại chính quyền của huyện Lâm Nghi thuộc tỉnh Sơn Đông đă tàn bạo trong việc cưỡng chế chính sách một con.


    Sau đó ông bị quản thúc tại gia 7 tháng từ tháng 9, 2005 đến tháng 3, 2006 và chính thức bị bắt tháng 6, 2006. Ngày 24 tháng 8, 2006 ông bị kết án 4 năm 3 tháng tù về tội “làm thiệt hại tài sản và tổ chức đám đông làm cản trở lưu thông”. Ông được thả ngày 8 tháng 9, 2010 và sau đó lại bị quản thúc tại gia.

    Ông và vợ bị đánh đập, con gái ông cũng từng bị cấm đi học và nhiều người ủng hộ khi tới thăm nhà ông đă bị chặn đánh.

    Năm 2007, ông được báo Time chọn vào danh sách 100 người trong năm và được trao giải Ramon Magsaysay Award, thường được gọi là giải Nobel Á Châu. Một tổ chức nhân quyền đă giúp đưa video h́nh ảnh công an canh giữ và trù dập gia đ́nh ông ở làng Đông Sư Cổ, tỉnh Sơn Đông hôm 9 tháng 2, 2011.

    Nhà cầm quyền TQ bỏ tù và quản chế ông trước khi bắt cũng như sau khi thả, mà theo ông Ngụy Kinh Sinh, nhà tiên phong của phong trào dân chủ TQ nhận xét rằng: tuy ông TQT bị mù, bị khuyết tật cơ thể nhưng ư chí của ông th́ thật là dũng mănh.

    Do hết ḷng bảo vệ dân chúng cho nên chính bản thân ông và gia đ́nh trở nên là nạn nhân.

    Việc trước cũng như sau khi ra tù ông tiếp tục tranh đấu cho dân làng đă làm cho quyền lợi của giai cấp thống trị tham ô của chính quyền địa phương bị thiệt hại. Trong khi đó, sự đàn áp dân chúng ở nông thôn là cách hành xử phổ thông của các giới chức CS địa phương đối với các vùng quê trên toàn quốc, do bởi thực chất nền tảng quản lư xă hội của họ là bạo lực, chứ không phải pháp luật như được trưng bày, của các lănh chúa CS địa phương để duy tŕ ổn định xă thôn, và cũng là chủ trương của Đảng CSTQ.


    Nếu họ dung dưỡng những việc làm của ông TQT th́ nó sẽ tạo nên một phong trào đ̣i quyền sống nổi lên từ hạ tầng cơ sở, v́ khi những người khác nh́n thấy ông TQT tranh đấu có hiệu quả th́ họ sẽ vùng lên làm theo, chống lại chính quyền, làm cho quyền lực của các lănh chúa CS địa phương bị giới hạn, nó phá hỏng nền tảng quản lư nông thôn bằng đàn áp của đảng CSTQ, làm cho chính quyền địa phương, các phe nhóm của họ ở trung ương và cả đảng CS sẽ không chấp nhận.

    Nó sẽ làm cho chế độ bị lung lay từ gốc rễ và đưa đến sự sụp đổ, như ông Mao Trạch Đông đă từng hô hào: lấy rừng núi chế ngự đồng bằng, lấy nông thôn bao vây thành thị, tổng khởi nghĩa, tổng nổi dậy, tổng tấn công. TQ cũng như VN, có khu nông thôn rộng lớn, cho nên nếu họ không ổn định được nông thôn th́ nó sẽ lan ra thành thị.


    Ông TQT bị công an giám sát 24/24 chung quanh nhà, cho nên trước khi vượt thoát ông đă giả dạng bị ốm nặng nằm liệt giường để không xuất hiện trước cửa nhà, làm cho công an tưởng thật và không chú ư đến sự ít xuất hiện của ông bên ngoài nhà. Sau đó, đêm 22/4/2012 ông lén leo tường ra khỏi nhà lúc ban đêm, do bị mù nên bóng tối không là trở ngại cho ông. Ông cũng ít bị trở ngại khi di chuyển lúc ban đầu trong vùng ông ở v́ đă quen địa h́nh địa vật, nhưng sau đó khi ra khỏi vùng cư ngụ là một sự khó khăn lớn lao cho ông, ông cho biết đă bị té ngă hơn 200 lần và chân bị thương khi đến được Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ. Ông nói việc qua mặt lính canh không phải là điều dễ dàng.

    C̣n tiếp ...
    Last edited by Tigon; 10-05-2012 at 08:53 AM.

  3. #33
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Dĩ nhiên có rất nhiều bạn bè và thân nhân đă giúp ông trong cuộc chạy trốn ly kỳ này mà sau đó những người giúp ông đă bị bắt và bị mất tích.

    Ngày 26/4/2012 chính quyền mới biết ông đă trốn thoát, ngày 27/4/2012 những người ủng hộ ông cho biết ông đă an toàn ở một nơi ở Bắc Kinh và cùng lúc, một tổ chức nhân quyền đă giúp ông để đưa lên trang mạng Boxun ở Hoa Kỳ cái video quay ông trong pḥng tối, gửi Thủ tướng Ôn Gia Bảo mà trong đó ông yêu cầu 3 điều:

    1. Phải điều tra và truy tố các quan chức đă đánh đập người thân của ông,
    2. Phải bảo đảm an toàn cho gia đ́nh ông,
    3. Phải giải quyết và trừng trị nạn tham nhũng ở Trung Quốc theo đúng luật pháp

    .
    Ông đă trú ở Ṭa Đại Sứ HK 6 ngày và rời Ṭa Đại Sứ ngày 2/5/2012 sau khi TQ hứa hẹn rằng ông và gia đ́nh ông sẽ được đối xử “nhân đạo” ở TQ. Ông đă được Đại sứ quán Mỹ đưa tới khu chăm sóc đặc biệt của bệnh viện Triều Dương, Bắc Kinh, để khám sức khỏe và chữa chân bị thương do vượt thoát. Cả HK và TQ thoạt đầu đều nói rằng ông TQT tự nguyện rời sứ quán, nhưng câu chuyện sau đó cho thấy phức tạp hơn nhiều.

    Sau khi được đưa vào bệnh viện và gặp lại vợ con, ông nói rằng ông muốn rời TQ để đi HK, v́ ông lo lắng cho sự an toàn của ông và gia đ́nh ông nếu ông ở lại TQ. Ông nói việc rời Ṭa Đại Sứ là do những áp lực ngoài ư muốn của ông, v́ TQ đe dọa vợ con ông đang nằm trong tay họ. Viên chức Hoa Kỳ cũng nói với ông là vợ và con ông sẽ bị TQ đưa về Sơn Đông nếu ông vẫn ở trong sứ quán. Nhà dân chủ Tăng Kim Yến ở Bắc Kinh tiếp xúc ông TQT và cho biết ông không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận rời Ṭa ĐS. Ông TQT nói rằng chỉ sau khi rời khỏi sứ quán th́ ông mới nhận ra hết các mối đe dọa với thành viên gia đ́nh ông.

    Anh trai ông là Trần Quang Phủ và cháu trai là Trần Khắc Quư hiện đă bị TQ giam giữ. Ông nói với đài VOA là có những tên “côn đồ” mang gậy gộc đến nhà người cháu là Trần Khoa Cử để đánh đập. Hôm 4/5/2012 trong phiên điều trần của Quốc Hội HK, ông đă gọi điện vào khẩn cầu giúp đỡ và lo ngại những điều không lành đang xảy ra cho mẹ và các anh của ông. Ông cho biết những dân làng giúp đỡ ông đều bị trừng phạt. Nhà của ông ở Sơn Đông đă bị công an chiếm toàn bộ và họ lắp bảy camera trong sân nhà và ngồi cả trên nóc nhà, ăn ngay tại bàn trong nhà và chiếm dụng đồ dùng, chuẩn bị dựng hàng rào bằng dây điện quanh nhà.


    Sự kiện một người bị mù ḷa có thể trốn thoát sự canh giữ 24/24 của CS và hơn nữa lại lọt vào được Ṭa Đại Sứ HK đă trở thành một tin tức hết sức thu hút sự quan tâm của cả thế giới, làm cho cả hai chính quyền TQ và HK cảm thấy mất thể diện. TQ mất thể diện là một sự đương nhiên, nhưng HK mất thể diện v́ dư luận nhận thấy rằng chính quyền Obama yếu đuối, không có bản lănh để bênh vực nhân quyền cho ông TQT mà phải t́m cách để cho ông rời Ṭa Đại Sứ và lọt trở lại vào ṿng tay của CSTQ, một lư cớ chính đáng để đối thủ của ông Obama là ông Mitt Romney tấn công trong mùa bầu cử ở Mỹ. Ông Romney cho rằng nếu thông tin các viên chức Mỹ đă thuyết phục ông TQT rời đại sứ quán là đúng th́ “đó là ngày đen tối của tự do và là ngày xấu hổ cho chính quyền Obama”.

    Nó lại xảy ra ở thời điểm nhạy cảm là vài ngày trước khi hai bên HK và TQ có những thảo luận về kinh tế và chiến lược cấp cao, với bà Ngoại Trưởng Hillary Clinton và Bộ Trưởng Tài Chánh Timothy Geithner đến Bắc Kinh thương thảo, do đó cả hai bên đều muốn ông TQT ra khỏi Ṭa Đại Sứ càng sớm càng tốt.

    Nó cũng xảy ra khoảng 6 tháng trước đại hội thứ 18 của đảng CSTQ mà nhóm lănh đạo mới tiêu biểu bởi ông Tập Cận B́nh sẽ lên cầm quyền, và chưa đầy hai tháng sau khi ông Bạc Hy Lai và phe nhóm bị hạ bệ hôm tháng Ba, 2012.

    TQ đă theo dơi từng lời nói của chính quyền HK và biết được rằng HK không đủ mạnh, do đó trong riêng tư họ chiều theo ư muốn của HK là làm những hứa hẹn đầu môi chót lưỡi để t́m cách moi ông TQT ra khỏi Ṭa Đại Sứ HK trước đă, rồi sau đó quay trở ngược về lập trường cứng rắn của họ, sau khi đă nắm được ông TQT trong tay, cho nên trong con mắt của giới trẻ TQ theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, TQ đă thắng điểm HK ở ṿng này. Tuy nhiên, sau khi bị rơi lại vào tay CSTQ và gặp lại được vợ con, ông TQT biết rơ bộ mặt thật và bản chất của CS, thấy rằng t́nh trạng của ông hết sức nghiêm trọng để có thể ở lại TQ. Cho nên ông đưa ra những đ̣i hỏi mới và bày tỏ ư muốn cùng gia đ́nh rời TQ để thoát khỏi sự đàn áp. Điều này làm TQ vừa thắng ṿng nhất th́ lại thua ṿng nh́ và giới trẻ cực đoan TQ bị xấu hổ.


    Hơn nữa, khi ông TQT được trao lại cho TQ, ông đă trở thành củ khoai tây nóng mà sờ vào có thể bị phỏng tay, bởi v́ nếu tiếp tục trù dập ông th́ không ổn v́ cộng đồng thế giới quan tâm và HK cam kết bảo vệ, nó sẽ gây tranh căi ngoại giao, ảnh hưởng đến quan hệ của hai nước cũng như quyền lợi của các đại tư bản. Nhưng nếu không trù dập ông TQT th́ cũng không được, bởi v́ nó sẽ khuyến khích những người khác ở thôn quê đứng lên chống lại chính quyền, làm lung lay nền tảng cai trị của chế độ.

    Do đó nó làm cho nhà cầm quyền CSTQ ở vào thế tiến thối lưỡng nan.
    Cho nên, HK và TQ đă cùng nhau t́m lối thoát cho sự mất mặt này bằng cách để trường Đại Học New York mời ông qua du học, và đi với gia đ́nh, v́ đó là thủ tục xuất ngoại b́nh thường cho công dân TQ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 4/5/2012 cho biết ông TQT có thể “làm thủ tục thông qua các kênh thông thường, theo quy định của pháp luật”. Cùng lúc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho hay họ sẽ nhanh chóng cấp thị thực cho ông Trần và gia đ́nh sang Mỹ
    .
    Tuy vậy, hôm 7/5/2012, TQ qua phát ngôn viên Hồng Lỗi, lên tiếng yêu cầu HK rút kinh nghiệm để tránh để tái diễn những sự cố như trường hợp luật sư mù TQT. Ông Lưu Vi Dân của Bộ Ngoại giao TQ trước đó đă nói rằng TQ rất bất b́nh v́ HK can thiệp vào nội bộ TQ và Hoa Kỳ cần xin lỗi, nhưng HK nói sẽ không xin lỗi. Dù vậy, hôm 2/5/2012 một viên chức HK đă nói rơ là một sự cố tương tự sẽ không xẩy ra nữa.

    TQ đang có tranh chấp lớn trong nội bộ sau vụ Bạc Hy Lai và lại ở trong giai đoạn sắp chuyển quyền, cho nên những người đương quyền e ngại những biện pháp táo bạo, dù đó là buông tha hay đàn áp ông TQT. Cho nên việc giải quyết dựa vào những người sắp lên lănh đạo, bởi v́ hiện giờ họ vẫn không có trách nhiệm. Việc cho ông TQT đi du học sẽ tạo cho họ uy tín là có khả năng giải quyết khủng hoảng, có lợi cho họ về vấn đề đối nội và đối ngoại trong tương lai.
    Về phần ông Obama, dù sao ít nhiều cũng đă bị thiệt hại. Việc giao ông TQT lại cho TQ là một lỗi lầm đáng trách.

    Mới hôm 6/2/2012 ông cảnh sát trưởng Trùng Khánh là Vương Lập Quân đă đi t́m đường sống bằng cách chạy vào Ṭa Lănh Sự HK ở Thành Đô, nhưng HK đă giao ông ta lại cho chính quyền trung ương TQ, viện cớ rằng đây không phải là tỵ nạn chính trị v́ không phải là nạn nhân bị chính quyền đàn áp mà là tranh chấp nội bộ. Dư luận chấp nhận lời giải thích này một cách miễn cưỡng v́ ai cũng biết rằng cuộc đời ông Vương Lập Quân sẽ bao phủ mây đen và HK không đủ mạnh để có thể cho ông đi tỵ nạn chính trị.

    Để ông TQT rời Ṭa ĐS, chính quyền Obama chỉ lo đi nước cờ hội nghị kinh tế và chiến lược sắp xảy ra vài ngày sắp tới mà không quan tâm đến những hậu quả chính trị của việc ông TQT bị TQ trù dập. Nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống v́ Cộng Ḥa, kể cả cử tri Dân Chủ sẽ không chấp nhận thái độ quay lưng này.


    Việc ông TQT đổi ư và đ̣i đi HK sẽ giúp ông Obama phần nào lấy lại uy tín, nhưng không thể trọn vẹn được v́ thiệt hại đă xảy ra. Hơn nữa, trường hợp của ông TQT không phải chấm dứt ở đây, bởi v́ như đă nói, trù dập những người dân đ̣i quyền sống là chính sách của CSTQ, nếu ông đi HK th́ vợ con ông sẽ bị, nếu vợ con ông đi th́ mẹ và anh em ông sẽ bị, cũng như những người khác đă giúp ông, bởi v́ họ phải “giết gà để nhát khỉ”, một nhu cầu chính trị thường trực của họ.

    Truyền thông báo chí HK và các chính khách Cộng Ḥa chắc chắn sẽ theo dơi. Hơn ba năm qua, theo ông Ngụy Kinh Sinh nhận xét, nhà cầm quyền TQ đă quen thói suy nghĩ là cứ đàn áp nhân quyền v́ chính quyền Obama không quan tâm, họ tin rằng chính quyền Obama là chính quyền yếu và hơn nữa, sức mạnh kinh tế của TQ đă làm HK yếu đi. Cho nên bắt nạt HK để tạo thế chính trị cho ḿnh bên trong TQ là thời thượng của các phe nhóm trong đảng CSTQ.


    Hiệp sĩ mù TQT sẽ tiếp tục nghe gió kiếm để biết đường gươm của TQ và HK hầu lăng ba vi bộ (tránh né). Sự việc sẽ ảnh hưởng đến nội t́nh của TQ và HK, lên bang giao hai nước. Nó vượt ra ngoài tầm tay của ông TQT cũng như của hai chính quyền trong cuộc.


    Theo nhận xét của GS Minxin Pei trên The Wall Street Journal ngày 2/5/2012, CSTQ đang bước vào giai đoạn hiểm họa sụp đổ do sự mất đoàn kết của nhóm lănh đạo chóp bu và sự vùng lên ngày càng nhiều của những người bất đồng chính kiến. Theo ông Pei, bên dưới cái mặt nạ hùng cường của TQ là sự tan vỡ của cái nền móng. Quan sát các chế độ độc tài và đối chiếu với ba quy luật về sự sụp đổ, ông cho rằng chế độ hiện tại của TQ sẽ bị sụp đổ trong ṿng 10 năm v́ CSTQ đă có 3 yếu tố này cũng như những triệu chứng của thời kỳ tiền sụp đổ. Đó là (1) quy luật 6,000 đô PPP măi lực đầu người, (2) quy luật tuổi thọ không quá 74 năm của các chế độ độc tài, và (3) quy luật 7:1 mà 7 người tốt nghiệp đại học chỉ có một người có cơ hội.

    Quy luật thứ nhất nói rằng các nước không sản xuất được dầu mà trong đó có TQ không thể duy tŕ được sự độc tài khi măi lực của người dân đă đạt được mức 6,000 đô la trở lên. Măi lực của người dân TQ hiện giờ là 8,382 đô PPP mặc dù sự phân chia trên thực tế không đồng đều.

    Quy luật thứ hai nói rằng không có một chế độ độc tài nào trên thế giới có được tuổi thọ trên 74 năm, Liên Sô thọ nhất được 74 tuổi, Quốc Dân Đảng ở Đài Loan được 73 tuổi, đảng PRI ở Mễ Tây Cơ được 71 tuỏi. Đảng CSVN nay được 67 và Đảng CS Trung Quốc 63 nên đều ở vào thập niên cuối cùng của sự hấp hối như tiền lệ đă xảy ra ở Liên Sô hay Mễ.

    Với quy luật thứ ba 7:1 th́ đại bộ phận những người trẻ có tài năng và tham vọng không được tiến thân trong các chế độ độc tài, như ở TQ mỗi năm có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học th́ chỉ có 1 triệu vào đảng và dùng nó làm con đường tiến thân, thành phần 6 triệu c̣n lại không được trọng dụng và trở thành lực lượng bất măn, và cứ mỗi năm th́ lực lượng này càng gia tăng và chống đảng.
    Sự yếu đuối của HK về nhân quyền đối với TQ hay các chế độ độc tài khác như Việt Nam làm cho các chế độ này được kéo dài, cho dù nền móng của nó đă bị mục rữa, bởi v́ nó ngăn chận sự tiến lên của một sức mạnh thay thế. Do kinh tế xuống cấp, HK và tây phương đă mất tự tin trong các giá trị và mô h́nh xây dựng xă hội của ḿnh, đánh mất tư thế lănh đạo và bị TQ xem thường.

    Lịch sử đă chứng minh rằng kinh tế thịnh suy chỉ là những chu kỳ ngắn hạn, mô h́nh chính trị tự do dân chủ tôn trọng con người là nền tảng dài hạn mà trên đó sự thịnh vượng được dựng xây. Trừ khi HK có một thái độ tích cực hơn về nhân quyền ở các nơi trên thế giới, HK sẽ đánh mất linh hồn cho tư bản đa màu và đi vào hiện tượng vong thân.

    © Lê Minh Nguyên
    © Đàn Chim Việt

    http://www.danchimviet.info/archives/57453

  4. #34
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Luật sư khiếm thị TQ đang chuẩn bị đi Mỹ

    Luật sư khiếm thị bất đồng chính kiến Trần Quang Thành tại Hoa Lục đang chuẩn bị đi Mỹ. Thân hữu của ông Trần cho biết như vừa nêu.




    H́nh chụp LS Trần Quang Thành trong cuốn băng video phát trên mạng.

    Hăng thông tấn AFP trích dẫn phát biểu của giáo sư Jerome Cohen thuộc Đại học New York là một người bạn của ông Trần Quang Thành, rằng ông Trần sẽ sớm ra đi.


    Trong khi đó chính ông Trần Quang Thành nói với hăng thông tấn AFP qua điện thoại trong ngày hôm nay rằng ông đang c̣n ở bệnh viện tại Bắc Kinh và đă yêu cầu chính phủ Trung Quốc giúp ông làm thủ tục ra nước ngoài.


    Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc hôm nay cũng cho biết đă đến thăm bà vợ ông Trần vào ngày hôm qua tại bệnh viện. Cơ quan ngoại giao này của Mỹ vẫn tiếp xúc với gia đ́nh ông Trần Quang Thành và c̣n nói thêm đang thương lượng với các quan chức Trung Quốc về vụ việc của ông Trần Quang Thành.

    Tuy nhiên đại sứ quán Hoa Kỳ tại Trung Quốc từ chối không đưa ra chi tiết về những thương lượng đó.


    http://www.rfa.org/vietnamese/intern...012100959.html

  5. #35
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nhà tranh đấu khiếm thị Trần Quang Thành bị nước ngoài lợi dụng ?

    Bài b́nh luận đăng trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo phát hành sáng nay nói rằng lực lượng bên ngoài đă lợi dụng câu chuyện của nhà tranh đấu khiếm thị Trần Quang Thành để tạo xung đột ở xă hội Hoa Lục.



    Nhà tranh đấu khiếm thị Trần Quang Thành (giữa) nắm tay đại sứ Mỹ Gary Locke (phải) trước lúc nhập viện.

    Bài b́nh luận có đoạn viết rằng có những kẻ chủ mưu dùng chuyện này để tạo sự chú ư của thế giới, muốn chuyện ông Trần Quang Thành chạy trốn vào Đại Sứ Quán Mỹ ở Bắc Kinh trở thành vấn đề lớn chẳng khác ǵ chuyện xảy ra ở Libi hay Siri.

    Vẫn theo bài báo th́ chính ông Trần cũng chẳng hay biết ǵ về chuyện bị lợi dụng, đặt câu hỏi là tại sao có những kẻ ác đến mức sẵn sàng dùng một người bị tật nguyền vào mục tiêu chính trị.

    Bài b́nh luận không nêu tên quốc gia nào, nhưng được hiểu là nhắm vào Hoa Kỳ.

    http://www.rfa.org/vietnamese/intern...012090018.html

  6. #36
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Trung Quốc cấp chiếu khán cho nhà bất đồng chính kiến

    Nhà tranh đấu Trần Quang Thành của Trung Quốc cho hay các viên chức nhà nước Bắc Kinh đă gặp ông về việc tiến hành thủ tục xin xuất cảnh sang Mỹ

    Nói với hăng thông tấn AFP, ông Trần Quang Thành cho biết rằng hôm qua, viên chức nhà nước đă gặp ông ở nhà thương, và có hứa là sẽ bắt đầu các thủ tục để ông và gia đ́nh sang Mỹ định cư.

    Tuy nhiên vẫn theo lời ông Trần th́ ông không biết các quan chức này hứa mà có làm hay không.

    Tuần trước, chính phủ Trung Quốc có nói là ông Trần có thể làm đơn xin xuất cảnh.

    Ông Trần cũng cho biết đến giờ các nhà ngoại giao Hoa Kỳ vẫn chưa được phép vào nhà thương thăm ông, và gia đ́nh ông cũng không được phép rời bệnh viện.

    http://www.rfa.org/vietnamese/intern...012140534.html

  7. #37
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Chuyện Trần Quang Thành: Sai lầm từ phía Mỹ?

    “Rơ là phía Hoa Kỳ ngây thơ,” một cựu viên chức cao cấp của chính phủ George W. Bush vừa lắc đầu vừa nói.

    “Bất kể cuộc đàm phán được thực hiện ở cấp nào, những người đó đă mắc bẫy Trung Quốc khi tin tưởng Bắc Kinh sẽ giữ đúng lời cam kết để yên cho một nhà tranh đấu từng bị ngồi tù.”





    Nhà tranh đấu Trần Quang Thành (ngồi xe lăn) được Đại Sứ Mỹ Gary Locke (phải) nắm tay đưa vào bệnh viện. (H́nh: AP Photo/US Embassy Beijing Press Office, HO


    Chỉ trích quá nặng đó được đưa ra liên quan đến câu chuyện của luật sư khiếm thị Trần Quang Thành, nhân vật đang liên tục xuất hiện ngay trên trang nhất của báo chí thế giới. Nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng này là người kêu gọi dân chúng Hoa Lục cùng ông nộp đơn kiện chính phủ về tội bắt buộc phụ nữ phải phá thai hay giải phẫu tuyệt đường sinh sản chỉ v́ họ đă có một con và theo quy định của nhà nước Bắc Kinh “mỗi gia đ́nh chỉ được quyền có một đứa con”.

    Việc làm hoàn toàn đúng về mặt nhân đạo này dẫn đến kết quả ông bị chính quyền bắt giam, phải ngồi tù 4 năm về tội “gây rối loạn giao thông” và sau khi măn hạn tù c̣n bị quản chế. Măi đến cuối tuần rồi, qua sự giúp đỡ của nhiều người, ông mới trốn thoát khỏi nhà ở Sơn Đông để vượt chặng đường gần 700 cây số lên Bắc Kinh xin tá túc ở Ṭa Đại Sứ Hoa Kỳ. Sáu ngày sau đó, ông rời khỏi ṭa đại sứ Mỹ sau khi Bắc Kinh hứa rất nhiều điều: Không hành hạ cá nhân ông cũng như những người thân của ông, lại c̣n cam kết sẽ giúp ông ghi danh vào một trường đại học để đi học tiếp, vợ con ông được đưa lên Bắc Kinh đoàn tụ gia đ́nh, và việc đầu tiên là phải đưa ông vào bệnh viện chữa trị v́ trên đường chạy trốn ông bị thương ở chân.

    Những lời hứa của “bà tiên dịu hiền” khiến ông an tâm, và các quan chức ngoại giao Hoa Kỳ thở phào nhẹ nhơm khi giải quyết xong một chuyện gai góc, có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai cường quốc. Tin tức từ Bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết trên chuyến xe chở ông Trần từ ṭa đại sứ đến nhà thương có cả đại sứ Mỹ, ông Gary Locke, ngồi ngay bên cạnh và tấm ảnh được phổ biến trên mặt báo cho thấy hai nhân viên nhà nước ăn mặc rất lịch sự, niềm nở vỗ tay chào mừng ông ở pḥng tiếp tân. Trong tấm h́nh đó, người Mỹ đứng đằng sau là phụ tá ngoại trưởng Mỹ Kurt Campbell, nhân vật mới vài ngày trước đó được Ṭa Bạch Ốc chỉ thị phải cấp tốc bay sang Bắc Kinh để dàn xếp vấn đề đầy tế nhị về mặt ngoại giao trước khi cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế hàng năm giữa hai quốc gia bắt đầu.

    Điều không chỉ cá nhân ông Trần Quang Thành mà ngay chính các viên chức ngoại giao Mỹ cũng chẳng ngờ là chuyện không giản dị như thế. Ngay sau khi các viên chức Mỹ rời khỏi nhà thương, ông Trần bắt đầu thấy không khí trở nên nặng nề, tới độ ông phải than với đài truyền h́nh số 4 của Anh rằng: “Tôi không hiểu tại sao các nhân viên sứ quán Mỹ đi đâu cả rồi. Họ hứa ở đây với tôi mà.” Sợ hăi này tăng lên sau khi ông nghe bà vợ kể lại những chuyện hăi hùng xảy ra sau ngày ông trốn ra khỏi nhà:

    Tất cả những ai giúp ông bỏ trốn đều bị bắt, vợ ông bị công an trói chặt vào ghế 2 ngày trời, liên tục bị dọa “tụi tao sẽ dùng dùi cui đánh cho mày chết”.


    C̣n tiếp...

  8. #38
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Những điều sự thật đầy phũ phàng đó khiến ông Trần Quang Thành biết chỉ c̣n con đường duy nhất: “Muốn sống th́ phải rời khỏi Trung Quốc và đi càng sớm càng tốt,” kể cả yêu cầu “được đi chung chuyến bay với Ngoại Trưởng Hillary Clinton ra khỏi Bắc Kinh” như ông Trần nói với người bạn thân là ông Bob Fu và được ông này kể lại với các kư giả có mặt trong cuộc họp báo tổ chức trưa hôm Thứ Năm tại Herritage Foundation ở Washington, D.C. Ông Bob Fu hiện đang là chủ tịch Tổ Chức Hỗ Trợ Nhân Quyền Trung Quốc (ChinaAid) trụ sở đặt tại Texas.

    “Họ đă sai khi tin tưởng vào một lời hứa không có thẩm quyền,” nhà nghiên cứu chuyên về Á Châu Nicholas Bequelin của Human Rights Watch nói. Ông là người đầu tiên lên tiếng giải thích nhưng điểm sai lầm của phía Hoa Kỳ trong cuộc điều đ́nh với Trung Quốc về “vấn đề Trần Quang Thành”. Ông Bequelin nói tiếp: “Phía Washington cứ nghĩ đây là chuyện giữa hai chính phủ, quên hẳn vai tṛ của đảng Cộng Sản ở Hoa Lục. Ở một nước chủ trương và có hẳn một hệ thống chuyên đàn áp những người bất đồng chính kiến th́ chỉ có các nhà lănh đạo đảng mới có quyền hứa không hành hạ người dân, không viên chức chính phủ nào được quyền hứa điều đó.”

    Điều ông Nicholas Bequelin đưa ra buộc mọi người phải nh́n lại những ǵ đă xảy ra trong thời gian 6 ngày ông Trần Quang Thanh chạy vào tá túc trong Ṭa Đại Sứ Mỹ ở Bắc Kinh. Tin từ Washington, D.C., cho hay phía Mỹ làm đúng quy định khi thông báo ngay tin này cho Trung Quốc biết, và hai bên đồng ư “giải quyết vấn đề theo đường lối ngoại giao,” kể cả “không nói ǵ với báo chí cho đến khi chuyện được giải quyết xong”.

    Thỏa thuận được đặt ra và thực hiện nghiêm túc cho đến giới truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin ông Trần Quang Thành đă trốn được vào Ṭa Đại Sứ Mỹ, sau đó lại cho phổ biến trên Youtube cuốn video yêu cầu Thủ Tướng Ôn Gia Bảo chỉ thị cho công an ngưng ngay các hành động trấn áp, đánh đập gia đ́nh ông, cho ông sống yên ổn để tiếp tục tranh đấu cho công bằng xă hội. Lo sợ chuyện bùng nổ lớn hơn trong lúc cuộc đối thoại chiến lược và kinh tế rất quan trọng lại quá gần kề, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Ṭa Bạch Ốc quyết định đưa ông Kurt Campbell sang Bắc Kinh, hy vọng mối quan hệ sẵn có giữa ông này với ông thứ trưởng ngoại giao Thôi Thiên Khải sẽ giúp đôi bên dễ dàng làm việc hơn.

    Quan hệ có sẵn giúp làm việc dễ dàng hơn th́ đúng, bằng chứng là hai bên đă đi đến thỏa thuận, nhưng phía Hoa Kỳ quên “Bộ Ngoại Giao Trung Quốc là một trong những bộ yếu nhất của chính phủ,” ông Bequelin nói tiếp. Dẫn chứng được ông đưa ra: Ngay cả Ngoại Trưởng Dương Khiết Tŕ của Hoa Lục tưởng là oai nhưng sự thật không đúng như thế. “Ông ta không nằm trong chính trị bộ, cũng không phải là một trong chín người đứng trong ban thường vụ.” Chính v́ thế, “coi trọng những lời hứa của Bắc Kinh trong vụ ông Trần Quang Thành là điều hoàn toàn sai” v́ đó “chỉ là lời hứa giữa các viên chức chính phủ với nhau, bên Mỹ th́ quan chức chính phủ có quyền, bên Trung Quốc mọi quyết định đều nằm trong tay đảng, không ai quyền hành bằng đảng.”

    Nhận xét cho rằng các nhà ngoại giao Mỹ bị lừa có thể bị trách cứ là “nặng,” nhưng dường như không sai.

    Không ít những viên chức Hoa Kỳ từng nắm giữ những vai tṛ quan trọng trong chính quyền Mỹ nói rằng họ “rất nản” khi làm việc với Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, v́ “những viên chức của bộ này không thật sự có quyền quyết định điều ǵ cả, phần lớn những ǵ họ hứa chỉ là lời hứa suông mang tính ngoại giao chứ không phải là điều họ sẽ làm, nhất là trong lănh vực liên quan đến mọi góc cạnh của vấn đề nhân quyền.”

    “Chán nản” này được thể hiện bằng nhiều dẫn chứng khác nhau, trong đó bao gồm cả chồng tài liệu bị WikiLeak công bố cách đây hơn một năm. Trong số những công điện ngoại giao bị tiết lộ, có một số công điện liên quan đến chuyện ông Trần Quang Thành mà Ṭa Đại Sứ Mỹ ở Bắc Kinh gửi về báo cáo với Washington, D.C.

    Một trong những công điện này được gửi hồi Tháng Tư, 2006, cho thấy đích thân Phó Đại Sứ Mỹ David Sedney nêu trường hợp “nhà bất đồng chính kiến Trần Quang Thành đang bị quản thúc” và vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ Bộ Ngoại Giao Trung Quốc “băi đảm không hề có chuyện đó” (lúc đó ông Trần đă bị quản thúc và 2 tháng sau ông chính thức bị truy t&#7889.... Công điện c̣n viết rằng khi chuyện ông Trần bị quản thúc được Hoa Kỳ nhắc lại với một thứ trưởng ngoại giao, chính viên chức Trung Quốc này “c̣n tỏ vẻ ngạc nhiên,” bảo rằng ông “tưởng là ông Trần đă được trả tự do rồi cơ mà,” đồng thời c̣n hứa “sẽ t́m hiểu xem sao”.

    Nhưng cũng có người lên tiếng bênh vực cho các nhà ngoại giao Mỹ trong chuyện này. Ông Jeffrey Bader, cựu giám đốc Văn Pḥng Đông Á của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia nói rằng Washington “không c̣n cách nào hơn là phải làm việc qua Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh” về vấn đề nhân quyền và những chuyện liên quan đến các nhà bất đồng ư kiến.

    Theo giải thích của ông Bader, “đường dây ngoại giao này được thành lập để hai bên giải quyết chuyện nhân quyền,” đă được sử dụng từ ngày hai quốc gia đồng ư trao đổi quan hệ, “cũng chính là đường dây giải quyết trường hợp của nhà bất đồng chính kiến Phương Lệ Chi hồi năm 1979 và nhiều trường hợp khác nữa. Họ không được toàn quyền quyết định, nhưng họ sẽ bàn thảo, xin ư kiến của những người ở cấp cao hơn.”

    “Bàn thảo, xin ư kiến của cấp cao hơn” là điều đang được nói đến ở Washington, D.C. Ngay sau khi bà phát ngôn viên Victoria Nuland của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xác nhận tin “cả hai vợ chồng ông Trần Quang Thành đều xác nhận muốn ra nước ngoài sinh sống,” các nhà quan sát tin rằng chuyện cho gia đ́nh nhà tranh đấu này rời khỏi Trung Quốc không thuộc thẩm quyền của Bộ Ngoại Giao mà là của Bộ Chính Trị. Như ông Bader giải thích, thủ tục sẽ như sau: Các viên chức Hoa Kỳ vẫn phải làm việc qua Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, các viên chức của Trung Quốc sẽ xin ư kiến của cấp cao hơn rồi mới trả lời cho Washington biết.

    Trong thời gian chờ đợi quyết định của lănh đạo đảng, có người nêu thắc mắc ngoài Bộ Ngoại Giao, không biết Hoa Kỳ có c̣n “đường dây” nào khác nữa không? Liệu Tổng Thống Barack Obama có trực tiếp can thiệp để gia đ́nh ông Trần Quang Thành sớm lên máy bay rời khỏi Bắc Kinh không?

    Bên cạnh những câu hỏi đó là một câu hỏi cũng quan trọng không kém vừa được chuyên gia Nick Zahn của Heritage Foundation đặt ra: Thế c̣n số phận của những người bị bắt v́ đă giúp ông Trần trốn được vào Ṭa Đại Sứ Mỹ th́ sao? Liệu chính phủ Hoa Kỳ có can thiệp cho những người này sớm được tự do không?

    Nguyễn Văn Khanh


    http://gianhlaiquehuongvietnam.wordp...am-tu-phia-my/

  9. #39
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Luật sư mù làm sáng mắt thế giới.



    Trần Quang Thành

    Một trong các nhà bất đồng chính kiến ôn ḥa nổi tiếng nhất Trung Quốc, Luật sư Trần Quang Thành đă trốn thoát khỏi nơi quản thúc, cũng là nhà ḿnh trong đêm 22/4.

    Măi đến ngày 27/4 báo chí và các hăng truyền thông thế giới mới đồng loạt đưa tin ông chạy trốn từ Sơn Đông đến đại sứ quán Hoa Kỳ ở Bắc Kinh.

    Một video ngắn 15 phút gửi Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói là của vị luật sư đào thoát này, đăng trên một trang mạng bất đồng chính kiến tiếng Hoa đặt tại Hoa Kỳ, nêu lên ba yêu cầu: phải bảo đảm an toàn cho gia đ́nh ông, điều tra và truy tố các quan chức đánh đập người thân của ông và trừng trị nạn tham nhũng theo đúng luật pháp.

    Những tin tức sau đó cho biết Luật sư Trần Quang Thành được sự bảo trợ của sứ quán Hoa Kỳ. Chính phủ Trung Quốc, để gỡ sĩ diện, nay tuyên bố họ chấp thuận cho ông “đi du học tại Hoa Kỳ theo đơn xin”.


    Sinh năm 1971, ông Trần Quang Thành bị mù từ nhỏ. Ông tự học luật bằng cách nhờ người anh Trần Quang Phúc đọc lại bài giảng cho ḿnh nghe. Tinh thần kiên tŕ, dũng cảm đă biến Trần Quang Thành trở thành một luật gia. Điều hơn người của ông là trong suốt mười năm dài, ông đă sử dụng kiến thức luật pháp học được để tranh đấu cho dân nghèo, chống áp bức bất công.

    Đặc biệt từ năm 2005, tại Sơn Đông, ông khởi xướng và dẫn đầu trong cuộc phản kháng chống chính sách triệt sản. Trong thực tế, gia đ́nh các quan chức chính quyền tha hồ vi phạm chính sách này, nhưng nhân dân th́ bị buộc phải tuân thủ một cách gắt gao.

    Hậu quả chỉ tính riêng tại tỉnh Sơn Đông đă có hàng chục ngàn phụ nữ bị cưỡng bức phải triệt sản vĩnh viễn hoặc nạo phá thai. Có những trường hợp mang thai trên 6 tháng vẫn bị buộc phải phá bỏ.

    Trong điều kiện y tế tồi tệ, nhiều vụ phá thai khiến các thai phụ bị tử vong hoặc tàn phế suốt đời. Ông Thành cũng cố vấn cho nông dân trong các vụ khiếu kiện về đất đai mà đa số là bị các viên chức chính quyền cướp đoạt.


    C̣n tiếp...

  10. #40
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Trước đó, trong những năm 90, ông bênh vực người tàn tật bị phân biệt đối xử ngay tại Bắc Kinh và nổi danh là “luật sư chân đất”.

    Chính quyền thù ghét ông, tổ chức cho người đánh đập, cuối cùng bắt người mù này về tội “phá rối trật tự công cộng”. Vị luật sư của dân nghèo nông thôn Trung Quốc bị kết án 4 năm tù.

    Sau khi măn hạn tù năm 2010, ông bị quản thúc tại gia ở huyện Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông nhưng ông vẫn không bỏ cuộc. Chính v́ vậy ông thường xuyên bị sách nhiễu. Những người muốn đến thăm hoặc nhờ ông cố vấn đều bị công an t́m cách ngăn cản.

    Trần Quang Thành, một luật sư mù, bằng hành động dũng cảm của ḿnh, quả thật đă mở mắt cho cả thế giới thấy chính sách cưỡng ép phá thai và chủ trương triệt sản vô nhân đạo đối với phụ nữ nông thôn của chính phủ Trung Quốc -- một sư thật bên dưới lớp vỏ hào nhoáng văn minh, đặc biệt tại các thành thị .

    Dư luận thế giới càng lên án hiện tượng vi phạm nhân quyền trầm trọng này khi qua sự tố giác của ông Thành, mọi người mới biết các vụ triệt sản ĐỂ ĐỦ CÁC CON SỐ CHỈ TIÊU do cấp nhà nước bên trên chỉ định xuống bất chấp t́nh trạng của các nạn nhân. Đây là chính sách chà đạp nhân quyền có hệ thống và chủ trương của lănh đạo đảng CSTQ.


    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 11
    Last Post: 25-01-2012, 07:01 AM
  2. Replies: 24
    Last Post: 25-10-2011, 11:14 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 15-07-2011, 08:08 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 14-09-2010, 05:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •