Page 3 of 4 FirstFirst 1234 LastLast
Results 21 to 30 of 35

Thread: Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P21





    Dân quân và bộ đội Bắc Việt bật đèn pin soi lên những cành cây. Họ bắn súng lung tung để gây cho Butch hoang mang khiến anh phải chạy ra khỏi chỗ ẩn nấp. Anh ta cảm thấy ḿnh đă hết hi vọng được cứu thoát nhưng vẫn cố gắng giữ khoảng cách giữa anh và những kẻ truy đuổi ḿnh càng xa càng tốt.

    Butch kể lại: "Nếu tôi là một trong những người lính ở ngoài kia th́ viên sĩ quan chỉ huy yêu cầu tôi truy t́m viên phi công Mỹ cả đêm th́ tôi sẽ rất tức giận và châm lửa đốt một điếu thuốc. Tôi dự đoán điều mà họ sẽ làm sau đó và quyết định hành động”.

    Butch rút ra một chiếc com pa để định hướng. Hôm trước anh đă thay túi cứu thương nhưng giờ th́ anh phát hiện là anh đă quên không có bản đồ. Đây là chuyến bay đầu tiên mà anh thực hiện không có bản đồ cứu nạn. Anh ta bắt đầu di chuyển. Khi đi được vài bước th́ anh nhận ra là ḿnh đă phạm sai lầm. Anh chẳng nh́n thấy cái ǵ trong bóng tối và thường hay mất thăng bằng. Anh không thể t́m đường trở lại nơi ẩn náu ban năy. Anh t́m được một chỗ khác, không được như chỗ cũ nhưng vẫn tạm được, và cố gắng ch́m vào giấc ngủ.

    "Sáng hôm sau tôi cảm thấy hơi ấm của thung lũng bắt đầu trỗi dậy. Tôi ngửi thấy mùi phân bón trong không khí. Tôi biết có vài khu ruộng nằm ngay sát đó. Và cuộc truy t́m tôi lại bắt đầu từ rất sớm. Có nhiều tiếng động và nhiều cuộc trao đổi về cuộc truy lùng bắt tôi. Có nhiều người tham gia vào cuộc truy t́m này. Đúng lúc đó có một chiếc máy bay bay vụt qua. Tôi bật máy radio và nói "Đây là Green - One! Có nghe rơ không?"

    "Marvin Reynold đây. Old Salt - One đây. Butch đó hả.

    Tôi trả lời "Chào Marv. Ở xung quanh đây có nhiều địch lắm". Súng pḥng không bắt đầu nhả đạn vào Marvin. Anh ta nói: "Butch này, anh cứ ngồi đó nhé chúng tôi sẽ quay lại ngay”. "Phải mất một giờ sau họ mới quay trở lại. Thời gian đó kéo dài như một năm. Đầu tiên vài chiếc A-4 lao về phía trận địa pháo pḥng không để trút bom. Sau đó một phi đội máy bay trực thăng xuất hiện, bay ngay trên đầu của tôi để xác định vị trí chính xác nơi tôi đang ẩn nấp. Tôi cố gắng chỉ dẫn họ. Một viên phi công nói: "Ok tôi đă thấy anh rồi nhưng để tôi lượn thêm một ṿng nữa. Chúc anh may mắn.

    "Thế là tôi phải đợi thêm một lúc nữa. Sau đó tôi nh́n thấy một chiếc máy bay trực thăng đang bay đến từ đằng xa. Tôi gọi điện đài cho anh ta để chỉ dẫn phương hướng. Sau khi anh ta lượn thêm một vài ṿng, tôi nói: "Anh đang bay về phía tôi rồi và tôi sẽ đốt pháo sáng để đánh dấu vị trí. Tôi lấy ra 2 quả pháo sáng và đốt một quả. Nhưng lúc đó chiếc trực thăng phải lượn một ṿng để tránh không đâm vào quả đồi nên không nh́n thấy quả pháo sáng đó. Tôi chỉ cho máy bay quay lại và đốt quả thứ hai. Lần này th́ viên phi công đă nh́n thấy. Tôi có thể nh́n thấy viên phi công và người phụ lái ở trong buồng lái"

    "Phía Bắc Việt đang nhả đạn rất dữ đội. Chiếc trực thăng cũng bắn trả. Lúc đó tôi tưởng như cả thế giới đang đến ngày tận thế. Đạn bay vù vù xung quanh tôi. Tôi nh́n thấy một lỗ hổng ở một cái cây và tôi lao đến đó và vẫy tay ra hiệu cho chiếc trực thăng. Chiếc trực thăng lượn trên đầu tôi và thả xuống một chiếc thang dây làm bằng dây cáp nhỏ. Chiếc thang đó thả cách tôi 10 feet. Tôi trượt xuống một triền đá để túm lấy chiếc thang. Khi tôi vừa chạm tay vào chiếc thang dây th́ chiếc trực thăng lại di chuyển và làm tuột chiếc thang dây khỏi tay tôi. Tôi lại đuổi theo để túm lấy chiếc thang - và lại trượt. Tôi túm hụt chiếc thang đến 3 lần. Tôi thấy tuyệt vọng."

    "Cuối cùng th́ tôi nắm được chiếc thang. Lần này tôi ôm cả hai tay xung quanh chiếc thang và phi công bắt đầu kéo tôi lên. Lúc đang được kéo lên, tôi rất lo sợ bị bắn trúng v́ cả lưng của tôi phơi trơn ra để hứng đạn. Khi tôi được kéo lên máy bay tôi ôm chầm lấy viên phi công đă kéo tôi lên: "Chúa ơi? Rất vui gặp lại các cậu?”

    Anh ta nói: "Mọi chuyện đă ổn rồi. Đưa tôi khẩu súng". Anh ta chỉ cây M-60 nằm trên giá ba chạc. Khẩu súng của anh ta bị tụt đạn. Hai thành viên của chiếc trực thăng tiếp tục bắn trả với dân quân và bộ đội của Bắc Việt.

    "Tôi chợt phát hiện ra chúng tôi đang bay về phía một khu vực pháo pḥng không. Tôi lao vào buồng lái và kêu lên: "Không được bay về phía đó. Chúng ta sẽ bị bắn rơi". Viên phi công nh́n tôi và giật ḿnh. Tôi kêu to: "Sang phải, sang phải". Viên phi công đă giật mạnh máy bay sang phải và chuyển hướng bay.

    "Chiếc trực thăng dính nhiều phát đạn. Sau này viên phi công, trung uư Neil Anderson, tâm sự với tôi rằng anh ta quyết định chỉ ném thang dây xuống thêm một lần nữa và nếu như tôi không túm được th́ anh ta sẽ bỏ tôi lại. Anh ta biết rằng anh ta có nguy cơ bị bắn rơi rất cao. Anh ta được tặng thưởng huân chương của hải quân, huân chương cao thứ hai của nước Mỹ, v́ đă thực hiện thành công cuộc giải cứu. Tôi là người bị bắn rơi ở sâu trong nội địa Bắc Việt và là người đầu tiên được cứu sống sau khi đă ở cả đêm trong nội địa.


    Không phải ai cũng may mắn như Butch Verich

    Các hăng thông tấn rất hài ḷng khi đăng tải một câu chuyện anh hùng thật sự theo đúng nghĩa của nó. Việc cứu thoát Butch Verich được đăng tải với đầy đủ chi tiết trên tất cả các tờ báo ở Mỹ, trên vô tuyến truyền h́nh và trên tờ New York Times. Một số phi công c̣n có ḷng can đảm và nghị lực lớn hơn. Cal Swanson đă ghi âm buổi phỏng vấn của Verich và truyền khắp tàu Oriskany và ai cũng háo hức lắng nghe. Trong cuốn băng đó phát đi một lời thông báo đặc biệt từ phi đội 162 rằng giờ đây phi đội đang sở hữu hai phi công Butch Verich và Rick Adams - bị bắn rơi hai lần trên bầu trời Bắc Việt và được cứu thoát, một kỷ lục trong chiến tranh.

    Nhưng Swanson, người luôn ủng hộ Butch trước công chúng, lại bộc lộ những suy nghĩ khác về việc Butch bị bắn rơi trong những cuộc trao đổi riêng tư. Anh viết thư cho Nell và nói rằng anh nghi ngờ việc Butch bị bắn rơi là do lỗi của anh ta. Khi nói chuyện với Butch, Swanson tin rằng Butch đă quay đầu máy bay và cố gắng tăng tốc độ để chạy thoát khỏi quả tên lửa chứ không thực hiện động tác nhào lộn lao thẳng về phía quả tên lửa. Đó là phản ứng dễ hiểu của một phi công không có kinh nghiệp trận mạc nhưng Butch là một cựu binh v́ đây là chiến dịch không kích thứ hai của anh ta. Đă bao nhiêu lần mà họ đă luyện tập phương thức tốt nhất để tránh tên lửa rồi. Đối với Swanson th́ việc Butch đă làm mất hai chiếc máy bay có nghĩa là mất vài triệu đô la là do sai lầm của Butch không thực hiện đúng những điều mà anh cần phải thực hiện theo đúng quy định. Những phi công khác trong phi đội cũng tin rằng Verich Butch đă phạm sai lầm trong chiến đấu.

    Dick Wyman là một ngoại lệ so với những người khác. Trong trường hợp này, anh tín rằng việc Butch bị bắn rơi là việc không thể tránh khỏi. Wyman nói: "Butch không sợ hăi, anh ấy rất can đảm. Anh ấy thể hiện rất tuyệt trên mặt biển. Tôi đă bảo với mọi người khi tôi trở về rằng Butch đă không bỏ chạy, có thể anh ấy đă không nghe thấy tôi cảnh báo rằng đang có tên lửa đuổi bám đuôi anh ấy. Nhưng tôi nghĩ Swanson đă hiểu sai về Butch và nghĩ đó là sai lầm do Butch tự gây ra.

    Khi Rick Adams bay cùng với Butch bị bắn rơi lần thứ hai và được cứu thoát, th́ hải quân quyết định hai lần là quá đủ để yêu cầu phi công đó tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và Rick Adams bị chuyển ra khỏi khu vực chiến đấu. Lần này, sau đúng một năm, khi có nhiềụ phi công bị thiệt mạng hoặc bị bắt và hải quân đang rơi vào t́nh trạng thiếu phi công th́ chẳng thấy có ai yêu cầu Butch nên từ bỏ các chuyến bay không kích. Butch và Swanson đă nói chuyện với nhau về điều đó nhưng không đạt được sự thống nhất nào.

    Butch muốn nghỉ vài ngày ở Australia trước khi quyết định sẽ làm ǵ. Anh rất nóng ḷng muốn gặp vợ sắp cưới Cô ấy là người Australia, là thư kư của hăng hàng không Qantas. Swanson và Bellinger đă gặp cô lần đầu tiên ở một nhà hàng khi tàu Oriskany cập cảng Hồng Kông. Butch kể lại: "Khi Belly nh́n thấy tôi, anh ấy thông báo có một cô đang rất muốn gặp tôi. Tôi nói: Làm sao mà tin được lời anh nói được, thế cô ta là ai?". Sau đó tôi mời cô ta ra ngoài ăn tối. Cô ấy trẻ hơn tôi.Cô ấy có dáng vẻ quư phái và tôi đối xử với cô ấy rất dịu dàng. Tôi nghĩ cô ấy thích điều đó.

    Sau khi Butch trở về từ Australia, Cal Swanson nói: "Giờ th́ cậu có hai sự lựa chọn. Một là cậu có thể trở về Mỹ. Hai là cậu có thể ở lại đây với chúng tôi".

    Butch nói: "Tớ nghĩ nếu như tớ ở lại th́ điều đó có lợi cho kỷ luật của các sĩ quan cao cấp. Tớ đă được cứu thoát hai lần. Điều đó có nghĩa là mọi việc đều có thể xảy ra. Và tớ thấy ḿnh cần phải tận tâm phục vụ hải quân. Tớ không muốn chuyển ra khỏi đây”. Do đó tôi bảo với mọi người tôi sẽ ở lại. Viên chỉ huy bay nói "Butch này nếu cảm thấy quá căng thẳng th́ đừng có cố nhé".

    Cả phi đội đă thống nhất với nhau là không nên gây sức ép với Butch sau khi anh ta trở lại và bộc lộ ư nghĩ rằng nhẽ ra anh ta không được phép ở lại Yankee Station. Một lính Mỹ chiến đấu ở miền Nam Việt Nam có thể chiến đấu trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng mà không bị bắn trúng. Đó là bản chất của cuộc chiến trên mặt đất. Hầu hết các vụ thương vong của lính Mỹ đều do các cuộc phục kích chỉ kéo dài trong vài phút. Nhưng phi công mỗi lần bay vào bầu trời Bắc Việt biết rằng lực lượng pḥng không dưới mặt đất đều nhắm vào anh ta và cho dù bị bắn trúng hay anh vượt thoát khỏi luồng đạn th́ anh ta đều nh́n thấy được kẻ thù của ḿnh. Máy bay phản lực là một khối máy móc mỏng manh. Chỉ cần một viên đạn súng trường do bất kỳ một đứa trẻ nào bắn có thể kéo phi công xuống đất. Sau hai lần bị bắn rơi th́ mọi người đều nghĩ họ sẽ mất cảm giác nhưng với Butch th́ điều đó không xảy ra.

    LSO

    Sĩ quan LSO (sĩ quan phụ trách ra dấu hiệu hạ cánh cho các phi công) đă thay đổi kể từ chiến tranh thế giới lần thứ hai hoặc từ chiến tranh Triều Tiên. Khi đó LSO đứng trên boong tàu hàng không mẫu hạm, dùng hai lá cờ hiệu hoặc hai chiếc phát quang trông giống như chiếc mái chèo để vẫy máy bay. Người ta gọi một sĩ quan LSO giỏi với cái tên đầy tôn trọng là "mái chèo" nhưng thứ duy nhất mà viên sĩ quan này giữ là một chiếc nút bấm điều khiển toàn bộ hệ thống đèn và một ống radio đeo đầu để liên lạc. Một hộp thấu kính, có 6 tia sáng xanh hướng thẳng về phía chân trời ở mỗi phía, được đặt ở ŕa boong tàu về phía cảng. Chiếc hộp thấu kính đó được đặt ở đó đóng vai tṛ như một chiếc cửa sổ để phi công quan sát khi họ từ đất liền trở về tàu. Nếu phi công thực hiện góc lượn chính xác th́ một ánh sáng vàng - da cam trong các cửa sổ đó sẽ nằm giữa với 12 luồng ánh sáng màu xanh ở bên ngoài. Nếu anh ta bay quá cao th́ ánh sáng vàng sẽ nằm trên những luồng sáng xanh đó; nếu quá thấp th́ ánh sáng vàng đó sẽ nằrn dưới những luồng sáng xanh. Phi công gọi ánh sáng vàng đó là "món thịt dồi" hoặc đơn giản hơn là "quả bóng" và họ buộc phải gọi tên nó lên khi họ nh́n thấy luồng sáng đó. Sĩ quan LSO Sẽ nói lớn để giúp cho phi công nghe rơ những chỉ dẫn để thực hiện góc lượn đúng để đặt đúng "quả bóng" vào giữa các luồng sáng màu xanh. Nếu sĩ quan LSO nhận thấy phi công không thể thực hiện cú hạ cánh an toàn để bắt lấy một trong bốn dây cáp chăng ngang boong tàu th́ viên sĩ quan này nhanh chóng bấm ngay vào chiếc nút mà anh đang quản lư tạo ra luồng sáng nhấp nháy thẳng đứng gồm 5 tia sáng màu đỏ di chuyển như những đợt sóng nằm về mỗi bên của chiếc hộp thấu kính, ư muốn nói rằng phi công nên thực hiện lại hướng hạ cánh lên tàu.


    "Quả bóng"

    Ngay trong điều kiện tốt nhất th́ việc hạ cánh lên tàu hàng không mẫu hạm là một việc làm đầy khó khăn. Phi công chỉ có khoảng cách 10 feet để hạ chiếc móc đuôi xuống mặt đường băng thoai thoải ở phía sau của tàu Oriskany. Hạ cánh đêm càng làm cho phi công sợ. Chẳng có viên phi công nào tuyên bố rằng anh ta thích hạ cánh vào ban đêm. Đối với các phi công th́ một sĩ quan LSO giỏi vừa là một bác sĩ vừa là một người anh về tinh thần. Chỉ cần lắng nghe chất giọng điềm tĩnh của LSO trong một đêm mưa cũng làm cho các phi công cảm thấy vững tâm. Nhiều sĩ quan LSO đều phải biết tất cả phi công trên tàu, gọi họ bằng tên chứ không phải chức vụ khi họ chuẩn bị hạ cánh.

    Charlie Tinker, một sĩ quan LSO một nărn trước, nói: "Tôi có một cách diễn đạt khá chuẩn để thông báo cho phi công khi anh ta gọi tên "quả bóng”. "Góc độ 35 hải lư thấp và anh đang làm tốt đấy”. Hoặc bất kỳ điều ǵ nảy sinh trong đầu tôi để làm cho phi công cảm thấy thoải mái. Bạn phải giúp cho viên phi công thực hiện thành công bằng mọi cách. Bạn không thể bảo anh ta bay đi đợi khi điều kiện thuận lợi th́ hạ cánh v́ có thể viên phi công tội nghiệp đó không c̣n nhiên liệu nữa. Vào những đêm xấu trời, gió mùa thổi ù ù làm biển động mạnh và con tàu chao đảo, sau khi tôi giúp phi công hạ cánh an toàn th́ tôi đi t́m bác sĩ của phi đội ngay lập tức. Dạ dày tôi đau quắt và cổ họng th́ khô. Bác sĩ luôn kê đơn cho tôi bằng một liều duy nhất và luôn như vậy một chai rượu Brandy nhỏ.

    J.P.O’Neil, một người Ai len mập lùn và tóc hung đỏ phi công của phi đội 162, là sĩ quan LSO cao cấp của tàu Oriskany năm 1967 và là thầy giáo của Ron Coalson. John Hellman nói "Vào một đêm con tàu bị bao phủ trong màn mưa dày đặc. Tôi chẳng nh́n thấyǵ ngoài một màu đen kịt. Tôi gọi: "Này J.P... tôi chẳng nh́n thấy ǵ cả". J. P trả lời "Cứ tiếp tục đi anh bạn. Anh bạn có hướng tiếp xúc rất tuyệt đó. Tôi nh́n thấy đèn chiếu của anh rồi". Tôi lo lắng: "Nhưng tôi chẳng nh́n thấy ǵ cả!". Anh ấy nhắc lại: "Tôi đă nói với anh rồi, cứ tiếp tục bay theo góc đó đi". Và khi tôi vượt qua đoạn đường băng thoai thoải trên boong tàu th́ nh́n thấy anh trên boong tàu. Sau khi tôi bước ra khỏi buồng lái, tôi chạy ngay đến chỗ J. P. O' Neil ôm chầm lấy anh ta và nói: "Cảm ơn anh, JP. Tôi yêu anh". Anh ấy trả lời: "Rất sẵn ḷng”.


    Một sĩ quan LSO đang điều khiển hạ cánh.

    Đó không phải tất cả sự ngọt ngào trong mối quan hệ giữa sĩ quan LSO và các phi công. Viên sĩ quan đánh giá phi công dựa trên việc họ hạ cánh có tốt không và việc đánh giá này được dán lên tấm bảng tin trong pḥng chuẩn bị. Sĩ quan chỉ huy sẽ biết được viên phi công nào đang gặp vấn đề khi hạ cánh lên boong tàu. Các phi công cạnh tranh với nhau về mức độ đánh giá khi họ hạ cánh cũng gay gắt như những thứ khác. Đôi khi họ căi nhau với sĩ quan LSO và yêu cầu phải chiếu lại cuốn băng quay cảnh họ hạ cánh cho dù điều này giống như tranh căi với trọng tài bóng rổ mà biết rơ chẳng thể nào thay đổi được kết quả.

    Một số phi công chẳng quan tâm nhiều đến việc họ hạ cánh có tốt hay không mà chỉ muốn ḿnh là người đầu tiên hạ cánh thôi. Khi chạm boong tàu th́ phi công phải tắt ngay động cơ. Nếu chạm đất với tốc độ tối đa trên một chiếc hàng không mẫu hạm và không bắt được bất kỳ chiếc dây cáp nào bằng chiếc móc ở đuôi th́ anh ta sẽ tự đưa ḿnh vào t́nh huống nguy hiểm và phải bay vụt lên để thực hiện một cú hạ cánh khác. Bắt trượt tất cả những chiếc dây cáp và phải bay vụt lên được gọi là "ngựa lồng”. Dây cáp mục tiêu để móc là dây cáp thứ ba được đánh số ở phía sau v́ đó là vị trí an toàn nhất khi chạm xuống đoạn đường băng thoải ở phía sau và bay vượt quá boong tàu. Có vài phi công nổi tiếng với các động tác đặt máy bay của ḿnh vào vị trí để móc vào bất kỳ dây cáp nào mà họ thích.

    Thái độ của Dick Wyman làm cho sĩ quan LSO lúng túng. Coalson nói: "Anh ta chẳng bao giờ làm theo những ǵ mà bạn báo anh ta". Anh ta luôn móc tất cả những dây cáp ở phía trước mặt anh ta và sau đó quay tṛn máy bay một cách nhẹ nhàng trước khi tiếp đường băng để hạ móc đuôi xuống. Điều này khá tuyệt nếu như bạn có khả năng và Wyman th́ luôn có khả năng đó nhưng việc làm đó rất nguy hiểm. Sĩ quan LSO lo lắng về sự lệch hướng đó đối với những viên phi công không đủ năng lực mà có thể thử ganh đua với gió mạnh và đâm máy bay xuống đoạn đường băng thoai thoải đó. Tôi nghĩ đó là lư do mà chúng tôi, những sĩ quan LSO, không thích thái độ của Dick. JP luôn trách Dick về thái độ đó và Dick cười, đưa ngón tay cái lên (Ringo) và tiếp tục làm theo ư thích của anh ta".

    Coalson được chỉ định bay cùng với John Hellman. Hellman là một trung uư sĩ quan chỉ huy, người gốc ở Seattle, Washington, trông giống và có những hành động giống như một ông chủ ngân hàng điềm tĩnh hơn là một phi công chiến đấu. Hellman rất cứng rắn và tự chủ. Anh dẫn dắt Coalson trong chuyến không kích đầu tiên của Coalson ở Bắc Việt đúng vào ngày sinh nhật lần thứ 24 của anh. Và Coalson bị trúng đạn lần đầu tiên ở Thud Ridge (1).

    Khói trắng của các quả đạn pháo phủ kín mọi nơi. Có thể nh́n thấy những họng súng đang khạc lửa dữ dội. Từ trên cao nh́n xuống trông những họng súng đó giống những chùm hoa đá kim cương. Khi đeo ống tai nghe, có thể nghe các phi công khác trao đổi với nhau cùng với những âm thanh điện tử của hộp chống SAM cho dù có hơi ồn. Đột nhiên tôi chợt thấy mọi thứ rơi vào một bầu không khí yên lặng đến bất thường. Và tôi cảm thấy sợ hăi đến cùng cực. Cuối cùng tôi phát hiện ra là tôi vô t́nh làm tuột ống tai nghe. Tôi có nên bỏ cần lái ra và lắp lại ống tai nghe hay không. Hoặc tôi để kệ đó và trở lại tàu ngay? Tôi bấm nút thả bom - tôi không biết là tôi đang ném bom vào đâu - và lao thẳng ra phía bờ biển. Tôi vừa bay vừa thực hiện các động tác lắc sang hai bên, lượn ṿng và kéo mạnh cần lái để thực hiện những cú lượn mạnh để thoát ra khỏi trận địa pháo. Tôi nh́n xuống và thấy vài chiếc A-4 đang vượt qua tôi. Tôi tự hỏi tại sao họ lại phải thoát ra nhanh như vậy. Sau đó tôi nhận ra họ cũng đang hoảng loạn v́ pháo pḥng không của Bắc Việt bắn ác quá. V́ vậy tôi cân bằng máy bay, tăng hết tốc lực và trở về tàu. Khi đó tôi sợ đến mức toát hết mồ hôi. Tôi bị bệnh thận và gầy đến xanh người. Bạn không thể tin được là tôi có cảm giác sợ hăi như thế nào đâu.


    "Khói trắng của các quả đạn pháo phủ kín mọi nơi."
    -----------------------------------------------------------
    (1) Một vị trí ở Hải Pḥng do phi công Mỹ đặt tên.

    Khi John Hellman trở về, anh ấy nói: "Nào anh bạn, vào pḥng tôi chứ”. Tôi vẫn chưa thoát khỏi tâm trạng ngạc nhiên và lo sợ. Tôi theo chân anh ấy vào pḥng và anh ấy mời tôi một cốc bia lạnh. Đó là lần đâu tiên tôi được mời vào pḥng của chỉ huy để uống bia. Đó là một thông điệp của lễ nghi. "Cậu đă bị trúng đạn nhưng cậu đă không chạy trốn v́ thế cậu có thể nâng cốc cùng với chúng tôi". Tuy vậy tôi đă chạy trốn nếu xét ở một góc nào đó, bởi v́ tôi đă ném bom một cách bừa băi, không nhằm vào mục tiêu. Hellman bắt đầu nói về việc chúng tôi đă thực hiện và việc tôi đă tiến bộ như thế. Anh ấy nói: "Cậu đă lạc mất tôi". Điều này th́ có thật. Tôi đă trở về tàu một ḿnh. Tuy nhiên anh ấy dửng dưng về điều này và tạo điều kiện cho tôi thực hiện các chuyến bay trong tương lai.

    Từ những ngày đầu huấn luyện lái máy bay, Coalson muốn trở thành một sĩ quan LSO. Điều này trở thành một thôi thúc rất mănh liệt trong anh. "Tôi rất thích nh́n những chiếc máy bay cất cánh và hạ cánh và muốn giúp các phi công có được những cú cất cánh, hạ cánh như ư. Đó là một nhiệm vụ quan trọng đối với tôi.Tôi không hợp với các công việc khác". Anh tâm sự. J.P. O'Neil tự thấy ḿnh là một giáo viên nhiệt t́nh luôn sẵn sàng chia sẽ những ǵ mà anh ấy biết. Tất cả mọi người đều công nhận ở Neil là một sĩ quan LSO tuyệt vời Anh hiểu được cảm giác của các phi công như thế nào và điều ǵ cần thiết để giúp họ hạ cánh lên tàu an toàn nhất. O'Neil đưa cho Coalson một chiếc ống tai nghe và một chiếc nút điều khiển để anh luyện tập đón máy bay xuống tàu và ở bên cạnh Coalson để dạy bảo.


    Một LSO trên tàu Oriskany.

    "Có một đêm tôi đă phạm một sai lầm". – Coalson nói: "Một sĩ quan cao cấp, bạn của tôi, đang chuẩn bị hạ cánh nhưng anh ta đang bay ở độ cao khá lớn. Tôi bảo với anh ta: "Góc quá lớn. Hăy thu hẹp góc lại". Nhưng tôi lại để anh ta hạ cánh ở góc quá lớn và thế là anh ta hạ cánh "bang". Tôi không hiểu tại sao máy bay lại không nổ. O' Neil nh́n chằm chằm vào tôi và nói “Tôi không thể tin là cậu đă làm như vậy?". Đó là lời trách mắng nặng nề nhất mà tôi phải nghe ở trong hải quân. O’ Neil đă đạt được những phẩm chất tốt nhất của một sĩ quan LSO và tôi chưa đuổi kịp được anh ấy. Tôi đưa lại cho O' Neil những dụng cụ của LSO và đứng trân người ra nh́n những người khác đang vội vă lao vào chiếc máy bay vừa đâm xuống boong tàu để đưa bạn tôi ra. Tôi thấy ḿnh đáng trách v́ đă không giúp anh ta hạ cánh an toàn".

    Cuối cùng th́ Ron Coalson cũng trở thành một trong những sĩ quan LSO giỏi nhất của hải quân Hoa Kỳ. Anh nói điều đó là hợp lư đối với một người Ai len mặt đỏ mà.

    Ngày 19/7/1967, Coalson đứng trên boong tàu chờ Herb Hunter và Lee Fernandez trở về từ cuộc không kích vào Cổ Chai. Đầu tiên máy bay sẽ bay về phía bên phải của tàu ở độ cao 800 feet và sau đó lượn xuống một góc 30 độ rồi vào đúng vị trí để hạ cánh. Cứ 35 giây là có một chiếc máy bay hạ cánh. Coalson tự hỏi liệu Cal Swanson đang có mặt ở trên đài quan sát không lưu và dùng đồng hồ bấm dây không. Swanson yêu cầu phi đội phải thực hiện chính xác thời gian hạ cánh đó. Nếu bạn hạ cánh sớm trước 5 giây th́ anh ta có thể báo cho bạn về điều đó qua hệ thống loa.

    Coalson có phần lo lắng Fernandez. Ở một góc độ nào đó th́ Coalson và Fernandez giống nhau khá nhiều. Coalson luôn đặt những câu hỏi. Những câu hỏi lớn. Tất cả những điều này có ư nghĩa ǵ? Tại sao chúng ta lại ở đây? Lee Fernandez cũng đặt câu hỏi về những điều đó nhưng mang tính nội tâm. Câu hỏi của Lee, không giống như của Coalson, nó không liên quan đến vũ trụ. Khi Lee hỏi: “Tại sao chúng ta lại ở đây?" th́ anh có ư định hỏi "ở đây” là ở Việt Nam.

    Coalson nói: "Lee khá phiền ḷng, không phải anh ấy sợ. Nhưng nếu xét về góc độ đạo đức th́ khi anh ấy càng suy nghĩ về cuộc chiến này bao nhiêu th́ anh ta càng hạ cánh bất cẩn bấy nhiêu. Điều này đă ăn sâu vào tâm trí của anh ấy. Tôi nghĩ anh ấy khá liều mạng khi thực hiện những động tác hạ cánh dễ gây ra tai nạn. Thế nhưng anh ấy vẫn tiếp tục bay”.

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P22



    Buổi sáng của cuộc không kích vào Cổ Chai đă không diễn ra suôn sẻ. Ngày hôm trước, có hai phi công bị bắn rơi cách Cổ Chai không xa. Một người đă được máy bay cứu thoát c̣n một người bị bỏ lại dưới mặt đất suốt đêm. Ngay trước khi Herb Hunter và Lee Fernandez được máy phóng đẩy ra khỏi tàu Oriskany, người ta đă tổ chức một nỗ lực để cứu viên phi công c̣n lại như đă cứu thoát Butch nhưng lần này nỗ lực đó đă thất bại. Trực thăng cứu nạn bị bắn rơi và cả phi hành đoàn bị thiệt mạng. Viên phi công, đối tượng của nỗ lực cứu thoát đó bị bỏ lại trong vùng đất của Bắc Việt và rất có thể bị bắt làm tù binh. Và trong nhiệm vụ giải thoát này một chiếc A-4 bị bắn rơi. Nhiệm vụ giải thoát phi công bất thành đă phủ một màn không khí ảm đạm khắp con tàu. Trong pḥng chuẩn bị, người ta ít nghe thấy các cuộc nói chuyện v́ các phi công đang lắng nghe các cuộc trao đổi điện đàm của nhóm không kích Herb và Lee.

    Mặc dù Lee chưa bao giờ ném bom xuống Cổ Chai nhưng mục tiêu này giữ một ư nghĩa quan trọng đặc biệt. Một năm trước, khi anh đang tham gia khoá huấn luyện F-8 ở Miramar th́ Dennison bị bắn rơi trong cuộc không kích của Cal Swanson. Dennison tham gia nhóm không kích trước anh có vài tháng. Lee không biết tính cách của Dennison như thế nào nhưng cái chết của Dennison đă tác động mạnh đến anh và những phi công trẻ đang huấn luyện ở Miramar bởi v́ Dennison vừa mới hoàn thành khoá huấn luyện mà đă tham gia không kích ngay. Và những viên phi công trẻ đó nhận ra rằng chính họ sẽ phải đối mặt với Cổ Chai.

    Lee Fernandez nhớ rơ những xảy ra vào ngày 19/7/1967. Anh nhớ cảm giác lo lắng khi phi đội vượt qua đường bờ biển của Bắc Việt. Nhưng anh không thể nào nhớ hết những chi tiết của cuộc không kích - lao vào mục tiêu, đạn pháo bủa vây và ném bom. Và anh không chắc anh có ném bom trúng mục tiêu không. Sự sợ hăi bắt đầu xuất hiện khi anh nh́n thấy một lỗ nhỏ trên cánh phải của Herb Hunter. Nó trông không có ǵ quan trọng và có thể do một viên đạn súng cao xạ nào đó bắn phải. Nhưng Herb đang bị ḍ nhiên liệu rất nhanh.

    Hunter và Fernandez hạ thấp xuống độ cao 7000 feet và bay chậm lại để tiết kiệm nhiên liệu. Lúc đó có một chiếc máy bay bay vượt qua hai người để thông báo cho tàu Oriskany về t́nh trạng máy bay của Hunter. Lỗ hổng đó trông có vẻ không nguy hiểm ǵ nhưng 750 pound bom nằm ở cánh phải bị kẹt không thể nào thoát ra được, tạo thêm sức nặng cho máy bay. Khó khăn hỗn hợp này làm cho việc hạ cánh sẽ khó khăn.

    Khi Cal Swanson biết được t́nh trạng hỏng hóc máy bay của Hunter, anh đi thẳng lên trung tâm điều khiển không lưu để trao đổi với Hunter qua điện đàm.

    "Super heat - two. Đây là thuyền trưởng. Tôi biết cậu đă bị trúng đạn vào cánh".

    "Đúng vậy. Tôi đang bị ḍ nhiên liệu”.

    "Thế c̣n hệ thống thuỷ lực th́ sao?"

    "Một hệ thống không hoạt động”.

    "T́nh trạng nhiên liệu như thế nào?"

    "800 pound. Tôi thấy số bom c̣n trên máy bay làm cho máy bay càng nặng thêm. Anh có nghĩ là tôi có thể mang số bom này trở lại tàu được không?"

    Khi họ nói chuyện, Swanson đă tính toán những cách thức giải quyết. Hệ thống thuỷ lực hỏng sẽ không cho phép Herb Hunter tiếp nhiên liệu từ một chiếc máy bay tiếp nhiên liệu. Nhưng bom c̣n sót lại trên máy bay mới là vấn đề khó khăn, nhưng Herb Hunter là một phi công giỏi.

    "Tất nhiên" Cal nói "cậu có thể hạ cánh xuống boong tàu. Nếu cậu không bắt vào được dây cáp th́ cậu phải nhảy ra khỏi máy bay đấy”.

    Swanson tính toán rằng Herb chỉ cách tàu Oriskany khoảng 15 dặm. Nhưng sự tính toán đó không chính xác. Thực ra Herb cách tàu Oriskany tới 50 dặm. Herb và Fernandez đang lên kế hoạch hạ cánh dựa trên sự tính toán sai lầm. Chiếc tàu mà họ nh́n thấy không phải là Oriskany mà là một tàu hàng không mẫu hạm khác t́nh cờ đang di chuyển ngay phía sau tàu Oriskany.

    "Đó không phải tàu Oriskany”. Herb Hunter đột nhiên thét lớn vào trong radio. "Đó là Bonnic Dick. Tôi có thể hạ cánh xuống đây”.

    Cal Swanson rất ngạc nhiên. Anh không biết tàu Bonnic Dick đang di chuyển phía sau tàu Oriskany.

    "Tôi phải chuyển sóng để nói chuyện với tàu Bonnic Dick”. Herb nói. "OK” Swanson nói. "Nh́n kỹ vị trí hạ cánh. Nếu không ổn th́ bay thẳng đi, đừng có hạ cánh". Swanson không biết rằng đó là lời nhắn cuối cùng cho Herb Hunter.

    "Đó là sự trùng hợp kinh khủng”. - Lee Fernandez nói - "Tàu Oriskany đă được cảnh báo và tôi chắc rằng nếu như chúng tôi phải bay đến tàu Oriskany th́ Swanson hoặc chỉ huy đài không lưu đă phải báo Herb nhảy ra khỏi máy bay. Nhưng khi chúng tôi biết ḿnh nhầm th́ chúng tôi đă bay qua đầu Bonnic Dick. Sĩ quan LSO ở trên tàu này không có nhiều thời gian để đánh giá t́nh h́nh. Herb thực hiện một cú tiếp tàu trực tiếp, rất nguy hiểm trong bất kỳ trường hợp nào, và do hệ thống thuỷ lực hỏng nên bánh xe không hạ xuống được nên anh ta phải dùng không khí khẩn cấp để đẩy bánh xe xuống. Nhưng anh ấy phát hiện ra cánh trái của anh không nhấc lên được, v́ vậy việc hạ cánh F-8 sẽ gặp rất nhiều khó khăn".

    "Tại sao anh ấy lại cố gắng hạ cánh và tại sao sĩ quan LSO lại cho phép anh ta hạ cánh. Tôi không biết lư do tại sao, ngoại trừ quyết định nhảy dù khó thực hiện được. Tôi nghĩ anh ấy đă không c̣n hi vọng tiếp tục điều khiển máy bay được nữa v́ đă hết nhiên liệu nhưng có thể anh ấy nghĩ rằng anh ấy có thể bắt được một chiếc dây cáp nào đó và giữ được máy bay lại. Khi anh ta lao xuống boong tàu, rơ ràng là không thể bắt được một chiếc dây cáp nào. Tôi kêu anh ấy nhảy ra. Ước ǵ tôi đă kêu anh ta nhảy ra khỏi máy bay sớm hơn. Anh ấy va chạm mạnh, bom bị tung ra, có hai hộp số hạ cánh bị bẹp dúm, số nhiên liệu c̣n lại bốc cháy trong giây lát.



    "Tôi hét lên khi nh́n thấy máy bay của Herb bay trượt boong tàu và lao thẳng xuống nước. Tôi hét lên đến khản giọng và không thể tin rằng chiến tranh có thể làm một việc như vậy đối với một phi công giỏi như Herb Hunter. Trong sự bàng hoàng tôi bay ṿng qua để kiểm tra nơi mà Herb Hunter lao xuống. Tôi nh́n thấy chiếc dù đă được mở ra một phần ở dưới nước. Tác động mạnh của cú va chạm đă tác động gây ra cú bật dù. Trực thăng vớt được xác của Herb. Dù ǵ đi nữa tôi cũng phải trở về tàu Oriskany. Tôi hạ cánh ngay lần tiếp boong tàu đầu tiên. Tôi kể lại vụ đâm của Herb Hunter nhiều lần trong suốt đêm đó".

    Bàng hoàng, Cal Swanson đi thẳng vào pḥng và viết thư cho Nell. Anh thật sự ân hận v́ nhẽ ra anh phải yêu cầu cậu ta phải bung dù ngay.

    Cal kết thúc nhận xét bản báo cáo thương vong của Herb. Bản báo cáo này sẽ được chuyển thẳng đến ban chỉ huy hải quân và được chuyển đến Miramar. Vài giờ sau đó, chiếc xe màu đen của Chính phủ thường mang đến sự rùng rợn của tang tóc đến cho các bà vợ của các phi công sẽ tiến thẳng vào cổng của nhà Herb Hunter. Một viên sĩ quan mặc quân phục cắt tóc ngắn bước xuống xe và bấm chuông cửa ra vào. Diane sẽ bước ra mở cửa, khuôn mặt lạnh tanh đến lạ thường cho thấ ychị ấy đă biết được chuyện ǵ đă xảy ra. Cal quyết định hoăn việc gửi thư báo tin cho Diane. Anh sẽ gửi thư vào ngày mai. Bây giờ anh chỉ uống một thứ ǵ nữa. Anh mở ngăn kéo an toàn trong pḥng và lấy ra một chai rượu Brandy. Anh nhớ rằng h́nh thức bức thư mà anh thường gửi cho các bà vợ của phi công sẽ đến tay Diane khi đúng lúc cô biết được tin về cái chết của Herb. Chúng tôi biết được tất cả những rủi ro sẽ xảy ra nhưng chúng tôi chấp nhận những rủi ro đó v́ chúng tôi cảm nhận được sự tự hào và niềm vui không quân hải quân vượt qua mọi rủi ro sẽ xảy ra". Lời lẽ nghe vô t́nh làm sao.

    Cả phi đội bị chấn động bởi cái chết của Herb và cũng lúng túng, không ai trách Swanson v́ việc anh không ra lệnh cho Herb Hunter bung dù. Ai cũng tự băn khoăn tại sao Herb, một phi công xuất sắc, lại thực hiện một hành động liều lĩnh đến như vậy. Anh ta hiểu chiếc F-8 hơn bất kỳ phi công nào. Black Mac có lư thuyết riêng của riêng anh ta mà Dick Wyman và những phi công khác công nhận rằng lư thuyết đó gần đạt đến sự thật nhất.

    Black Mac nói: "Trong một cuộc họp vào ngày hôm trước, chỉ huy phi đội đă đặt vấn đề việc chúng ta đang thiệt hại quá nhiều máy bay. Ông ta nói: "Nếu các cậu có khả năng th́ hăy mang máy bay trở về tàu”. Và Herb là một phi công giỏi nên anh ta đă cố gắng thể hiện khả năng của ḿnh. Đôi khi sự cố gắng đó lại gây ra tác hại diệt thân".

    NỖI SỢ HĂI

    Chỉ có những kẻ bất tài mới bị bắn rơi. Đă bao nhiêu lần tôi đă suy nghĩ về điều đó. "Nếu tôi luôn thực hiện những động tác chuẩn xác, tôi sẽ vượt qua mọi cuộc chơi và sống sót”. Khi có viên phi công nào đó bị bắn chết, tôi nghĩ anh ta đă thực hiện những động tác sai và trong nhiều trường hợp th́ điều đó là đúng, tất nhiên không phải lúc nào điều đó cũng đúng. Nhưng tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi sẽ bị bắn rơi và chết. Chưa một lần nào ư nghĩ đó đi vào suy nghĩ của tôi. Tôi nghĩ người ta không đủ thông minh để bắn rơi tôi. Nếu bạn sống với thực tế là cơ hội của bạn chỉ ra 50/50 khi bạn bị vây trong trận địa của đối phương hay trong khi đối đầu trực tiếp với máy bay địch th́ bạn sẽ bị tê liệt mọi giác quan. Và v́ thế chỉ có những phi công không có bản lĩnh mới bị bắn rơi.

    Tôi phát hiện ra một vài điều về nỗi sợ hăi. Bạn bay qua băi biển và khi đó bạn cảnh giác cực độ. Mắt bạn căng ra. Miệng bạn khô khốc. Bạn không thể nhổ nước bọt nếu như cuộc sống của bạn phụ thuộc vào tinh thần cảnh giác. Tim bạn đập nhanh giống như lúc bạn chạy 1 dặm trong ṿng 4 phút. Bạn sẽ giữ được sự tự chủ nếu như thời tiết tốt. Tôi thường bảo các phi công khác rằng: "Nếu như các bạn sợ hăi và không thể kiểm soát được nỗi sợ đó th́ các bạn rất dễ bị bắn rơi". Bởi v́ nhưng phi công luôn bị nỗi sợ hăi chi phối thường bay theo đường thẳng, quên không thực hiện những động tác tránh tên lửa, lượn bên trái, lượn bên phải hoặc lộn nhào và họ sẽ bị đạn pháo bắn trúng hoặc nhận ngay một quả tên lửa đúng ngay vào ống phản lực.

    Mỗi lần tôi bay ở gần băi biển của Bắc Việt và lái máy bay trở về tàu, cách khoảng 15 hoặc 20 phút, tôi thường rơi vào t́nh trạng thất vọng và thấy run người. Sau mỗi lần trở về từ những cuộc không kích tôi thường hút một điếu thuốc. Đó là vi phạm những điều quy định. Nếu như bạn bị ḍ oxy và châm lửa th́ bạn sẽ tự đốt bản thân ḿnh ngay. Tôi thường hút thuốc hiệu Luckes. Bây giờ tôi không hút thuốc - ơn chúa - tôi đă bỏ hoàn toàn rồi. Nhưng trong thời gian đó tôi luôn đặt một chiếc gạt tàn nhỏ vào trong túi tay áo bên phải của bộ đồ. Nhiều lúc tôi cảm thấy lạnh đến run người đến nỗi tôi phải dùng cả hai tay để hút thuốc.

    Vô t́nh, tôi nghĩ tôi đă là ngoại lệ đối với những người bạn đă bị bắn rơi. Họ không phải là những phi công tồi. Tôi có thể t́m ra lư do biện minh cho tai nạn nghề nghiệp dẫn đến cái chết của họ. Nhưng điều cuối cùng tôi muốn làm là đến dự đám ma hoặc đến an ủi người vợ của viên phi công xấu số đó.

    Ngày 19/7/1996, Frank Elkins, một phi công lái máy bay A-4, cũng đang suy nghĩ về cây cầu Cổ Chai. Một người bạn của Elkins trên tàu Oriskany thường nói: "Sự can đảm của ḿnh biến mất dần khi bay vào nội địa của Bắc Việt”. Cổ Chai nằm ở phía nam của Hà Nội, nằm sâu trong vùng đất bằng phẳng, đông dân cư và được bố trí một mạng lưới dày đặc gồm pháo cao xạ và tên lửa. Khi Elkins nh́n thấy khu vực này, anh nhận thấy rằng việc bắn phá cây cầu này rất dễ dàng, khả năng sát hại dân thường là rất cao và không có cơ hội trốn thoát nếu như anh bị bắn hạ. Anh rất sợ việc gây ra cảnh chết chóc cho dân thường. Anh tự hỏi liệu chiếc xà lan mà anh mới thả bom xuống gần đây có phải là mục tiêu quân sự chính xác hay đó là một chiếc thuyền của một gia đ́nh đánh cá. Anh viết thư cho vợ là Marilyn rằng: "Anh tự nhủ nhiều lần rằng đó là mục tiêu quân sự nhưng sâu thẳm trong tâm trí anh vẫn cầu mong rằng anh đă đúng”.

    Elkins, 27 tuổi, tốt nghiệp hạng ưu khoa Văn của Trường đại học Bắc Carolina và đây là chuyến công tác đầu tiên của anh. Trên đường đến Việt Nam, tàu Oriskany đă dừng tại Hawai. Elkins bay qua Oalu,Trân Châu Cảng và bay xuống băi biển Waikiki và sau đó bay tới Molokai nơi anh nh́n thấy một trại điều trị của bệnh nhân bị bệnh phong. Trại điều trị này có 3 mặt nh́n ra băi biển cát trắng và phẳng lặng và mặt thứ tư dựa vào một vách núi dốc đứng um tùm những cây leo và bụi cây. Anh nói với Marilyn rằng: "Cảnh ở đó thật hoang sơ và đẹp đến thơ mộng đến nỗi thật khó mà nhận ra những con người đang sống ở đó mang mắc một căn bệnh mà người ta kinh tởm".

    Buổi sáng chủ nhật Frank tỉnh dậy chợt thấy một cảm giác khó chịu xâm chiếm tâm hồn. Chưa bao giờ anh cảm thấy cô đơn đến vậy. Anh rất muốn có Marilyn bên cạnh để chia sẻ cảnh đẹp của ḥn đảo này quá cơ. Marilyn là một cô gái dễ thương tóc đỏ, khuôn mặt sáng sủa và cũng hay giận dỗi; Marilyn đă từng tham gia một cuộc diễn thuyết và nhận được một suất học bổng tại một trường đại học. Trong đời của Frank, có ba điều yêu quư nhất. Đó là mẹ của anh bởi v́ bà luôn tạo điều kiện để anh thực hiện mọi điều anh muốn. Thứ hai là bay lượn v́ nó tạo cho anh niềm vui và sự tự tin và niềm vinh dự và sau cùng là Marilyn bởi v́ cô là người duy nhất gần gũi với anh nhất. Frank thường gọi điện đường dài cho Marilyn và những cuộc đối thoại ngắn ngủi của họ làm cho anh cảm thấy ấm áp; nhưng nỗi cô đơn càng như con dao đâm sâu vào cơi ḷng anh khi hai người gác máy.

    Sau khi gọi điện xong th́ Frank gặp đội trưởng và ông này đă trách anh v́ không tham gia vào cuộc thi trèo dừa. Frank tập thể dục rất nghiêm túc và muốn giữ form người đẹp nên anh không muốn tham gia những tṛ chơi "trẻ con” như vậy. Nhưng ông đội trưởng nói rằng: “Tṛ chơi leo dừa là cuộc chơi của những người đàn ông thật sự”.

    Sau đó Frank gọi điện lại cho Marilyn và kể "v́ thế mà anh tức điên lên và trèo lên một cái cây dừa cao hơn cây dừa mà Banh đă trèo 10 feet. Anh lặng lẽ và điềm tĩnh leo lên cây, tay anh bị trầy xước, quần áo bị dính nhựa và chân trái bị một hay hai chiếc gai đâm vào. Anh phải tắm bằng rượu uưt-ky ngô mà người vẫn không sạch em ạ."

    Frank Elking luôn sẵn sàng chấp nhận thách thức. Khi anh đến Yankee Station, anh khao khát muốn biết anh sẽ xử trí như thế nào trong ṿng vây của pháo pḥng không và tên lửa, đặc biệt là sau khi nh́n thấy nhiều phi công khác trở về sau những cuộc không kích lớn mặt mày xanh xao và ră rời thân xác. Anh nghĩ việc bị bắn trúng sẽ có thể ảnh hưởng một viên phi công bằng nhiều cách, có lẽ là do lá thư cuối cùng mà anh ấy nhận được của vợ hoặc thậm chí thức ăn mà anh chọn ăn vào buổi sáng. Anh tin rằng anh là phi công giỏi nhất trong phi đội A-4, nhưng vẫn tự hỏi tại sao anh vẫn bị ám ảnh một nỗi sợ hăi vô h́nh nào đó mà anh chưa t́m ra nguyên nhân. Anh đă từng viết nhật kư rằng: "Ḿnh luôn cố gắng chứng minh bản thân ḿnh nhưng chỉ khi nào ḿnh thành công th́ khi đó ḿnh mới thấy thanh thản".

    Elkins tin rằng nước Mỹ có quyền ngăn chặn việc cộng sản cố gắng tiếp quản miền Nam Việt Nam. Nhưng anh nhận ra có những yếu tố khác bên cạnh niềm tin kia khiến cho những phi công như anh phải thực hiện những nhiệm vụ bắn phá miền Bắc. Phi công hải quân là những người xung phong đi đầu. Một phi công nếu thốt ra những lời ca thán như "tôi thấy chán chiến tranh rồi" th́ ngay hôm sau anh ta bị đưa về nhà, không giống như lính bộ binh của Mỹ đang đi càn quét qua những ruộng lúa ở miền Nam Việt Nam và họ phảiphục vụ ở đây ít nhất là một năm.

    Elkins cũng ghi nhận một điều rằng: Việc bạn từ bỏ đôi cánh và từ bỏ cuộc đời binh nghiệp là hoàn toàn khó khăn ngay cả khi bạn lo sợ cho chính cuộc sống của bạn và cùng với những người mà trước đây bạn luôn dè dặt khi giao tiếp. Anh hiểu được nỗi đam mê ám ảnh của những viên phi công muốn bắn phá những cây cầu trong chiến tranh Triều Tiên chứ không quan tâm đến tầm quan trọng của cuộc không kích. Đó là cuộc cạnh tranh, là động cơ thúc đẩy các phi công thực hiện nhiệm vụ một cách xuất sắc, niềm khát khao được chứng minh bản thân ḿnh và được đồng đội tôn trọng, tất cả những yếu tố này đă khiến các phi công vượt qua được nỗi sợ hăi về nguy hiểm khi thực hiện các cuộc không kích.

    Ngày 12/7/1966, 4 ngày sau khi tàu Oriskany đến Yankee Station, Frank viết một lá thư gửi cho Marilyn rằng anh đă thực hiện nhiệm vụ không kích lần đầu tiên. Anh ấy đang vui sướng ngây ngất. "Anh rất hạnh phúc là ḿnh vẫn c̣n sống? Vào buổi trưa ngày hôm đó, máy bay của tàu Oriskany đă tấn công một kho chứa dầu nằm giữa Hà Nội và Hải Pḥng (kho xăng Đức Giang). Frank bay cùng với chỉ huy của phi đội và cho dù anh mất dấu của anh ấy nhưng vẫn kết thúc nhiệm vụ và trở về mà không gặp một khó khăn nào. Câu hỏi mà anh vẫn tự hỏi bản thân đă được trả lời.



    Trong cuộc tấn công đó, một chiếc F-8 của phi đội 162 bị bắn rơi và Elkins chứng kiến sự việc đó. Anh kể lại cho Marilyn cuộc đối thoại điện đàm lúc đó:

    "Này Rick, cậu bị dính lửa rồi đó”

    "Không đúng”.

    "Đúng mà, cả phần đuôi máy bay bị lửa bao trùm hết rồi. Nhảy ra đi".

    "Máy bay sắp nổ đó. Bung dù đi, bung dù đi”.

    "Không”.

    Sau đó viên phi công, một trung uư mà anh không biết, lạnh lùng nói: "Ừ, tiếc về tai nạn này. . . hẹn gặp lại năm tới”. Và máy bay nổ tung.

    Viên phi công mà Frank không biết đó là Rick Adams. Anh ta bị bắn rơi lần thứ hai.

    CANNON CHO F-4


    Phi đoàn 366 TFW ở Đà Nẵng quyết định mang thùng 20mm M-61 Vulcan (núi lửa) cho F-4 hộ tống (treo hoặc ở dọc thân, hoặc ở hai bên cánh). Trước đây nó được sử dụng đánh mục tiêu dưới đất. "Phi đoàn đă để tuột tối thiểu 7 cơ hội trong 10 ngày qua v́ không có khả năng bắn ở dưới cao độ 2000 feets và trong khoảng cách dưới 2500 feet. Tuy nhiên, các phi công nghi ngờ thùng cannon có thể giúp ích, v́ "nó làm giảm sức cơ động, tăng lượng dầu tiêu thụ, tăng lực cản đối với máy bay". Đeo thùng cannon th́ phải bỏ thùng dầu phụ (mất mất 600 gallons so với thông thường). Thêm nữa rất khó căn súng với kính ngắm, rồi khi bắn thùng can-non bị rung mạnh nên độ chính xác giảm so với loại cố định dùng cho F-105. Nhưng thực tế 2/5/1967 thử nghiệm kiểm tra về vấn đề nhiên liệu lại khác. Phi đội 4 chiếc, hai chiếc dẫn đầu (lead - số 1 và 3) mang thùng cannon, hai chiếc wingman (số 2 và 4) mang thùng dầu phụ treo dọc thân. Kết quả cho thấy wingman tiêu thụ nhiều dầu hơn, v́ phải thường xuyên sử dụng tay ga để giữ vị trí trong đội h́nh, và giống như ô tô, tăng tốc và giảm tốc nhanh tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn là tốc độ ổn định. Thử nghiệm cuối cùng cho thấy họ cùng có thời gian hiệu dụng trên không như nhau. Vấn đề nữa là F-4 không có điểm ngắm bắn đón, mà chỉ có điểm ngắm cố định, không thay đổi khi ṿng lượn, do đó có tác dụng chỉ như loại dùng trong Chiến tranh thế giới thứ II.


    M-61 Vulcan.

    Phi công được hướng dẫn là ngắm đón lên phía trước mục tiêu một khoảng xa khi c̣n xa, sau đó giảm dần khi tiếp cận mục tiêu, chờ đợi Mỉg sẽ bay xuyên qua ḍng đạn. Họ tính ra rằng khoảng cách giữa các viên đạn trong luồng đạn chỉ là 30 feets và cơ hội để Mig bay qua luồng đạn mà không bị trúng là "không thể xảy ra". F-4 phải vào rất gần để đảm bảo bắn trúng; họ cho rằng thùng cannon bị rung lại hay, v́ nó làm tăng độ tản mát của luồng đạn. Thêm vào việc tăng số lượng, F-4 thay đổi chiến thuật. Thay bằng bay trước đội h́nh phi đoàn ném bom, họ bay cùng đoàn vào khu vực mục tiêu rồi tách ra, sau đó lại hợp nhất lại với đội h́nh cường kích trên đường bay ra. Quyết định tăng cường lực lượng hộ tống là sáng suốt, khi tháng 5 trở thành tháng không chiến lớn nhất cho đến lúc đó. Và điều quan trọng nhất, tháng 5 chỉ có 15 máy bay cường kích phải vứt bom dọc đường, trong khi trong tháng 4 dù ít giao chiến hơn nhưng có đến 16 cường kích phải vứt bom. Tháng 5 mở đầu với một ngày tốt lành cho hải quân, khi 16 A-4 tấn công sân bay Kép, khiến cho Mig 17 phải xuất hiện ồ ạt. Bất chấp bị cao http://www.vietlandnews.net/forum/ne...uote=1xạ bắn rát và ít nhất 4 Mig-17 đuổi bám trên đường ném bom, A-4 phá huỷ 3 Mig-17 ở đường băng. Trong trận tiếp đó, thêm 2 Mig-17 bị hạ do F-8 và A-4 (A-4 là máy bay ném bom, chỉ có cannon dùng tấn công địa vật. A-4 về mức độ cơ động thua xa Mig-17. Vậy mà A-4 vẫn hạ được Mig-17 chứng tỏ phi công Mỹ đă tận dụng tối đa khả năng chiến thuật của máy bay, trong khi phi công Việt Nam đă không làm được như thế. Điều đó chứng tỏ một là tŕnh độ phi công của ta chưa nhuần nhuyễn, hai là địch quá đông nên bay hướng nào cũng dơ đuôi ra cho nó bắn.) Cũng ngày đó, F-4 không quân tiến đánh sân bay Hoà Lạc, 2 F-4 tấn công 8 Mig-17 dàn trận theo đội h́nh "bánh xe" ở cao độ thấp. "Bánh xe" rất hữu hiệu; F-4 bắn 9 tên lửa nhưng không trúng, tuy có một Mig-17 đă đâm xuống đất khi cơ động tránh tên lửa. Trong ngày 4/5, F- 4 không quân tiếp chiến Mig-17 và Mig-21. Một F-4 bắn 3 Aim-7 và 3 Aim-9 từ phía sau vào một Mig-21, quả Aim-9 cuối cùng trúng và phá huỷ chiếc Mig (ưu thế nhiều đạn rất lợi hại trong không chiến nếu ta đang ở vị trí thuận lợi. Mig-21 lúc đó chỉ có mỗi 2 đạn nên ít có cơ hội diệt địch hơn so với F-4). Sau đó phi đội này tấn công một "bánh xe" Mig-17 khác và bắn 3 Aim-9 nhưng không trúng. Trong hai ngày không chiến, chỉ 1 trong số 18 tên lửa do F-4 không quân bắn trúng Mig.

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P23


    Trong mấy ngày tiếp đó hoạt động có vẻ giảm bớt, nhưng trong ngày 12, 13, 14 đă có những trận không chiến lớn nhất trong chiến tranh cho đến thời điểm này. Ngày 12 lực lượng ném bom tấn công một doanh trại được bảo vệ mạnh ở Hà Đông, lần đầu tiên sử dụng thùng cannon. Một F-105 bắn rơi 1 Mig-17 bằng cannon. F-4 của phi đoàn 366 tấn công 5 Mig-17 trong khi bay quần ṿng bảo vệ trên khu vực một phi công F-105 nhảy dù. Biên đội trưởng tiếp cận một Mig-17 nhưng cannon tắc nên Mig-17 bay thoát, trong khi 1 F-4 khác bị bắn hạ. Phi công chiếc F-4 này báo có vấn đề động cơ khi một động cơ không thể bật tăng lực; sau đó người ta thấy anh ta bị 2 Mig-17 tóm được từ phía sau.

    Phi công báo cáo giờ đây Mig-17 đă thay đổi chiến thuật, thiết lập 2 “bánh xe", một ở cao độ thấp, và một ở trên 5000 feet để bẫy máy bay ném bom vào giữa. Chiến thuật không giúp được ǵ nhiều.

    Vào ngày 14/5, F-4 của phi đoàn 366 TFW hộ tống F-105 tấn công doanh trại quân đội ở Hà Đông nằm cách 4 dặm về phía tây nam Hà Nội. Phi đội Speed F-4 trang bị cannon bay sau và trên đội h́nh F-105 phát hiện 2 F-105 rời mục tiêu bị bám đuổi bởi 4 Mig-17 (bay theo 2 nhóm 2 chiếc). F-4 ngoặt vào tấn công, số 1 và 2 tấn công cặp Mig bay đầu, số 3 và 4 tấn công cặp Mig bay sau; Mig-17 liền ngoặt vào các đám mây. Khi số 1 và 2 cải bằng, họ thấy thêm khoảng 16 chiếc Mig-17 nữa trong khu vực.

    Số 1 chọn một Mig-17, tấn công bằng Aim-7 nhưng tên lửa đâm xuống đất - rồi tấn công tiếp bằng cannon nhưng trượt. Mig thoát vào mây. Số 1 lại tấn công một Mig-17 khác, cũng lại như trên - tên lửa đâm xuống đất và cannon không trúng.

    F-4 đă ngăn cản Mig-17 tạo đội h́nh "bánh xe". Số 1 lại thấy thêm 2 Mig-17 ở bên phải và bay khá chậm. Số 1 tấn công một chiếc bằng cannon, bắt đầu bắn từ khoảng 2.500 feets với điểm ngắm đặt xa phía trước Mig, giúp cho luồng đạn sẽ trôi dọc thân Mig khi anh ta lại gần. Khi F-4 đă đến gần, Mig-17 kéo ngoặt gấp hơn nửa; kính chắn gió của F-4 hoàn toàn bị che lấp bởi Mig, và số 1 thấy các viên đạn trúng gần buồng lái; lửa bùng lên, và chiếc Mig nổ tung ngay trước mặt. Số 1 và 2 ṿng ra để rời khu chiến; họ thấy một Mig-17 nữa ngay trước mũi đang ṿng nhẹ sang trái. Số 1 kéo vào đằng sau chiếc Mig và bắn 1 Aim-9 từ khoảng 3.500 feet, nhưng tên lửa bay trượt 200 feet phía sau bên dưới Mig. Định tiến công tiếp bằng cannon nhưng hết đạn, được báo c̣n nhiều Mig nữa, Số 1 và 2 quyết định bay thoát với số dầu c̣n lại chỉ vừa đủ.

    Trong lúc đó, Số 3 và 4 đang đuổi bám cặp Mig-17 bay sau. Số 3 bắn 1 Aim-7 nhưng tên lửa mất điều khiển. Anh ta định tấn công tiếp bằng cannon nhưng không bật kịp công tắc chuyển nên để Mig-17 bay thoát

    2 F-4 này lại thấy thêm 2 Mig-17 nữa, liền kéo vào đuôi chúng; Số 3 bắn 1 Aim-7 nhưng lần nữa lại mất điều khiển. F-4 ngoặt ra và tấn công tiếp 3 Mig-17 đang cố gắng thiết lập đội h́nh "bánh xe". Một Mig bị tụt lại khá xa hai chiếc kia. F-4 bắn chiếc tụt lại bằng cannon từ 2.500 feet phía sau và ngay lập tức quan sát thấy đạn trúng giữa thân và Mig bắt đầu bùng cháy ở bên phải phía sau. F-4 ngoặt tránh, và Mig nổ tung, lao sầm xuống đất. Hôm đó, Aim-7 bắn trúng 1 trong 7 lần bắn; Aim-9 0-11. Can non 2:4.

    Nhiều phi công F-4 tin rằng phi công Bắc Việt đang tận dụng vùng an toàn, khoảng nửa mile trước mũi F-4, do không có súng. Một phân tích của SEA-CAAL cho thấy tỷ lệ tiêu diệt thấp có nguyên nhân lớn là F-4 không có súng. Phân tích của không quân đă cho thấy rơ nhu cầu của vũ khí tầm ngắn. Short range -tầm ngắn được định nghĩa là ngắn hơn tầm bắn tối thiểu của tên lửa - tức khoảng ngắn hơn 2.500 feets.

    Nghiên cứu cho thấy, khoảng một nửa trong số 29 lần chạm trán, máy bay Bắc Việt gặp lợi do F-4 không có khả năng bắn gần. Dù rằng hiệu ứng của cannon chỉ là không để Mig để bị bám gần, nó cũng sẽ giúp đẩy Mig ra tầm bắn của tên lửa.

    Khi F-4 của Phi đoàn 366 TFW bắt đầu dùng thùng cannon, trong 8 lần bắn đối không họ diệt 4; tỉ lệ này thật khích lệ khi có 2 lần cannon bị tắc. Lợi ích của cannon c̣n ở chỗ, nếu một phi công F-105 bị bắn rơi, chiếc F-105 c̣n lại sẽ dùng súng để cản trở quân mặt đất tiếp cận phi công. Nhưng nếu F-4 bị bắn rơi, tên lửa của chiếc F-4 c̣n lại trở nên vô dụng. Nhưng hải quân Mỹ không dùng cannon pod, nó sẽ khiến họ mất hàng loạt cơ hội diệt địch cho đến cuối cuộc chiến.

    Ngày 20 tháng 5 năm 1967 Mig lại xuất hiện rất nhiều. Hai phi đội F-4 Migcap B và T hộ tống F-l05 nh́n thấy 2 nhóm lớn Mig-17, một ở bên phải và một ở bên trái. F-4 tách ra, tấn công hai nhóm Mig. Mig sử dụng chiến thuật mới, tạo lập hai "bánh xe", ở cao độ 1000 và 5000 feets (300m-1600m). Hai "bánh xe" xích lại gần nhau, trận đánh trở thành một quả bóng lông với F-4 nhào xuống lại kéo lên cố gắng phá vỡ bánh xe bằng tên lửa (đây là F-4 của Phi đoàn 8 TFW không mang cannon pod).

    Mig rất quyết liệt; một Mig-17 lại gần và bắn trúng T 2. F-4 bùng thành đám lửa, cánh phải và đuôi rơi ra, tổ bay nhảy dù. F-4 vội bay vọt lên để chuẩn bị bổ nhào tiến công (không có tên lửa trong khu chiến). F-4 cũng sử dụng chiến thuật mới: một cặp F-4 rời trận đánh rồi quay lại ở độ cao thấp, phía dưới "bánh xe" thấp.

    Sử dụng chiến thuật này, B1 và T3 mỗi người hạ một Mig bằng Sidewinder, T1 bắn rơi 1 Mig bằng Sparow. Khi trận chiến kết thúc và các phi công đang rút đi, T 1 thấy một chiếc Mig-17 đơn lẻ, bay rất thấp trong khu vực, rơ ràng là chiếc chỉ huy của "Bánh xe". T 1 lượn ra vẻ như bay đi, rồi ngoặt lại, và sau một cuộc rượt bắt ngắn ngủi ở độ cao cực thấp đă bắn rơi nó bằng một Aim-9b, tiêu diệt chiếc thứ hai trong ngày. Một phi công F-4 trong cuộc chạm trán này từng bay trong Chiến dịch Bolo khi đề cập về sự quyết liệt của phi công Mig-17 đă nói, Mig-21 trong ngày 2 tháng 1 cũng không gặp phải vấn đề như những chiếc Mig này gặp ngày hôm nay" (Trong chiến dịch Bolo, ngày 2/1/1967 không quân Mỹ đă phục kích bắn rơi Mig-21 của ta ngay khi vừa rời đường băng chưa kịp xếp đội h́nh).

    HẠ CÁNH VÀ TIẾP DẦU

    Những chuyến hạ cánh trên tàu hàng không mẫu hạm nguy hiểm hơn những chuyến cất cánh nhưng khi đó phi công làm chủ được số phận của bản thân trong khi cất cánh số phận của anh ta nằm trong tay của rất nhiều người, trong đó có một số thành viên không được học hành đầy đủ mà phải thực hiện những công việc cần sự chính xác với các đồng đội. V́ vậy rất nhiều điều không hay xảy ra chỉ trong một, hai giây sơ xuất. Những chiếc pittông trong máy vẫn nằm phía dưới boong tàu có thể không đủ sức ép hơi để đẩy máy bay với tốc độ cần thiết. Hoặc dây cáp kéo có thể bị trượt ra khi máy phóng hoạt động. Nếu phi công không đạt được tốc độ cất cánh khi máy bay chạy đến cuối đường băng (khoảng 75 yards), anh ta có thể lao thẳng xuống nước. Đó là tất cả những ǵ mà anh ta có thể làm được trong điều kiện bất lực trước mọi hoàn cảnh. Khi đạt đến tốc lực tối đa và chuẩn bị xuất phát, viên phi công ra dấu hiệu cho viên sĩ quan phụ trách máy phóng đứng ngay bên cạnh phía trước máy bay bằng cách chào anh ta uhư nghi thức chào ban ngày hoặc bật đèn tín hiệu ngoài ban đêm và viên sĩ quan này đột nhiên hạ thấp tay xuống chạm mặt boong tàu rất điệu nghệ và thuần thục th́ ngay lập tức viên sĩ quan trợ giúp của anh ta bấm nhanh vào chiếc nút đỏ để khởi động máy phóng. Cú đẩy có một sức mạnh khá bất ngờ và bất thường đến nỗi phi công phải hàng chục lần cất cánh mới có chút nhận thức được điều ǵ đang xảy ra và anh ta thấy ḿnh đang ở trên không trung bắt đầu bay. Chỉ sau này, sau nhiều lần bay, phi công mới có thể nh́n vào bảng thiết bị và boong tàu trong khi máy phóng đẩy máy bay đi và học cách nhận biết những biến cố xảy ra.

    Vấn đề khó khăn vẫn tiếp tục diễn ra giữa Cal Swanson và Pat Crahan. Crahan không để lỡ một cơ hội nào để nhắc nhở với mọi người rằng anh chỉ phục vụ ở đây trong thời gian ngắn và việc phục vụ trong hải quân là ngược lại ư nguyện của anh ta. Về phần ḿnh, Swanson quyết tâm giữ anh ta lại. Swanson là chỉ huy trong chuyến không kích đầu tiên của Pat Crahan vào Bắc Việt. Trong lúc bối rối, Pat Crahan đă quên không bật nút điều khiển vũ khí nên đă không thả bom được. Trên đường trở về tàu anh đă thả bom xuống biển. Swanson đă chỉ trích anh ta v́ lỗi của anh ta mà nhiệm vụ đó đă không giành được huy chương không quân.

    Pat cười:"Với tôi thế là tốt rồi. Tôi không ở đây để giành huy chương đâu”.

    Sự tức giận của Swanson đối với Crahan cuối cùng đă đẩy anh vào sai lầm mất tự chủ trước phi đội. Chuyện đó xảy ra vào một đêm khi Crahan có trục trặc khi hạ cánh xuống tàu. Crahan không thích những chuyến hạ cánh đêm và không giỏi về hạ cánh vào ban đêm. Trong lần hạ cánh đầu tiên, anh quên hạ chiếc móc đuôi xuống và thế là phải bay vọt lên. Khi thử lại lần thứ hai th́ anh lại trượt tất cả bốn sợi dây cáp. Làm lại một lần nữa th́ kết quả cũng không tốt hơn. Lúc này anh đă gần hết nhiên liệu và cần phải bơm thêm. Tiếp nhiên liệu trên không vào ban đêm không phải là việc dễ dàng. Chiếc máy bay chở nhiên liệu sẽ thả một ống dẫn bằng cao su dài 60 feet từ thân máy bay, ở đầu dưới của ống dẫn được bọc vải trông như một cái chóp nón có đường kính dài 3 feet. Phi công lái máy bay F-8 ấn vào một chiếc nút trong buồng lái để mở rộng bộ phận thăm ḍ tới khoảng 4 feet ở phía bên trái của máy bay và điều khiển máy bay để cắm chiếc đầu bọc vải h́nh nón kia vào bộ phận thăm ḍ. Khi phi công đă bắt được đầu bọc vải kia của chiếc ống dẫn nhiên liệu th́ đẩy nó vào đúng vị trí với một tiếng va chạm mạnh. Máy bay tiếp nhiên liệu chuyển nhiên liệu cho chiếc F-8 trong khoảng một phút với vận tốc 200 lít/phút. Khó khăn nằm ở giai đoạn đưa chiếc ống dẫn nhiên liệu vào bộ phận thăm ḍ. Nếu như có sự biến động trong không khí hoặc viên phi công không bay ổn định th́ chiếc ống dẫn đó sẽ lắc lư trong không khí trông giống như người ta đang cầm một ngọn giáo để đâm một con cá.


    Máy bay F-8 đang được tiếp dầu.

    Sau khi tiếp nhiên liệu, Pat Crahan phải thực hiện thêm hai lần hạ cánh xuống boong tàu nhưng thất bại cả hai. Anh lại phải tiếp nhiên liệu lần nữa. Anh yêu cầu có thêm 500 lít nữa. Viên phi công lái máy bay tiếp nhiên liệu có thể tiếp thêm nhiên liệu và chẳng có ai có ư kiến ǵ cả thế nhưng anh ta nói không v́ đây là việc vi phạm nguyên tắc. Trung tâm chỉ huy của tàu Oriskany nghe thấy cuộc nói chuyện giữa Crahan và viên phi công kia nên đă yêu cầu viên phi công đó tiếp thêm nhiên liệu cho Crahan. Viên phi công đó coi chuyện này rất nghiêm trọng nhưng đành làm theo mệnh lệnh.

    Sau khi người ta nghe cuộc đối thoại giữa hai người đó th́ sự lo lắng càng tăng lên khi Crahan lại một lần nữa không thành công trong việc hạ cánh xuống tàu. Tàu Oriskany sắp sửa tổ chức một cuộc không kích mới nên không thể chờ Crahan hạ cánh được nữa. Người ta yêu cầu anh bay đến Đà Nẵng, căn cứ trên bộ gần nhất để tiếp thêm nhiên liệu và cố gắng hạ cánh xuống tàu. Khi anh hạ cánh xuống Đà Nẵng th́ căn cứ này đang bị súng cối tấn công. Hải quân Mỹ không vui khi nh́n thấy anh. Họ chạy đến bên máy bay của anh, kéo theo ṿi bơm nhiên liệu và cắm nó vào máy bay của anh, rồi nhanh chóng trở về công sự để tránh đạn.

    Crahan rất lo lắng để thoát khỏi những luồng đạn. Nhưng dù sao hoàn cảnh này lại làm cho anh vững tâm lái máy bay hơn và anh đă hạ cánh xuống tàu Oriskany ngay trong lần đầu tiên. Cả con tàu đă biết cả những ǵ đă xảy ra. Một phần của sự cạnh tranh giữa các phi công trong phi đội là khi có phi công nào gặp vấn đê trong việc hạ cánh th́ anh ta sẽ trở thành đối tượng của những tṛ đùa không ác ư. Mặc dù điều này cứ thế xảy ra với bất kỳ ai nhưng nó vẫn bị coi là việc nhạo báng đối với phi công chiến đấu. Không một viên sĩ quan chỉ huy nào muốn có tai tiếng đối với phi đội ḿnh và Swanson tức giận hơn b́nh thường khi Crahan là nguyên nhân của vụ tai tiếng này.

    Swanson đă nói rằng tôi là một gă phi công ồn ào nhất trên con tàu này khi tôi bước vào pḥng chuẩn bị”. Crahan nói: "có lẽ tôi đă lược qua những lời anh ta nói, v́ những lời lẽ đó không phải là của một người chỉ huy. Nhưng trong mối quan hệ giữa tôi và anh ta, anh ta phải nói rơ trước mọi người. Anh sẽ không để cho tôi nói một ḿnh. Tôi bị chỉ trích mà không biết lư do chính đáng. Nếu anh ta nói rằng thái độ của tôi không tốt th́ cứ việc phạt tôi. Đằng này anh ta lại nhạo báng tôi trước mặt mọi người. Điều này không làm tôi bận ḷng bằng các phi công khác".

    Nguyên tắc của chỉ huy lănh đạo là chỉ trích cấp dưới khi chỉ có họ với nhau và khen cấp dưới khi có mặt nhiều người. Ron Coalson nhận xét: "Chúng tôi không thích cái cách mà Swanson đă làm với Pat Crahan".

    Bob Punches nói thêm: "Tôi nghĩ nếu một ngày nào đó Cal Swanson rơi vào t́nh huống tương tự như vậy th́ không biết anh ta sẽ nói ǵ? Tôi không biết điều tôi nghĩ lại xảy ra quá sớm như vậy. Ngay đêm hôm sau”.

    Đêm đó là 6/8/1967 và Cal Swanson đang bị sức ép và căng thẳng từ khi Oriskany đến vịnh Bắc Bộ. Trong thời gian này tàu dă mất 14 máy bay tất cả. Bốn phi công bị thiệt mạng, hai người khác bị liệt vào danh sách tù binh chiến tranh. Tám ngày trước khi tàu Oriskarny đang di chuyển phía sau tàu Forrestal của Mỹ khoảng 20 dặm th́ Swanson nh́n thấy một đám khói đen rất lớn cuồn cuộn đang bốc lên trời, đó là đám cháy trên boong tàu Forrestal, đám cháy này gợi lại sự sợ hăi của ngày mà tàu Oriskany bị cháy vào năm ngoái. Giai đoạn đầu tiên của tàu Oriskany sẽ kết thúc vào 6 giờ sáng ngày 7/8. Hơn một tháng qua Swanson thường xuyên không ngủ nhiều, anh chỉ ngủ khoảng 3-4 tiếng một đêm. Anh sẽ bay đến Bangkok cùng với một số sĩ quan chỉ huy khác để nghỉ ngơi và vui chơi trong 5 ngày. Những suy nghĩ về kỳ nghỉ này có thể đă làm anh mất tập trung và đă dẫn đến vấn đề mà anh gặp phải trong lần hạ cánh xuống tàu, đó là lần hạ cánh thảm hại và tồi tệ nhất trong đời của anh ta. Sau này anh ta thú nhận đúng như vậy.

    Ron Coalson nhớ lại: "Tôi bước vào pḥng chuẩn bị và Rick Minnich trực ban đêm hôm đó đang gọi điện cho Pat Crahan. Rick nói: "Pat xuống đây mau. Đội trưởng đang bay ṿng ṿng trên kia ḱa". Tôi cởi bộ đồ bay ra và treo nó lên mắc áo. Tôi biết họ đang căi Swanson và tôi muốn xem pháo hoa. Rick gọi cho pḥng vô tuyến và nói: "Đây là sĩ quan trực ban của phi đội 162. Tôi muốn cuốn băng về chiếc F-8 đang bay ṿng ṿng trên kia được chiếu đi chiếu lại đến khi nào tôi bảo dừng lại". Vô tuyến được bật lên với âm thanh cực đại. Sĩ quan LSO nói với Swanson: "Đội trưởng, anh đang thực hiện công việc hàng ngày mà. Anh đang bay quá thấp và anh sẽ trượt qua boong tàu. Anh phải đón được hướng gió đúng ngay từ đầu nếu không anh cứ lao lên rồi lao xuống boong tàu suốt đêm nay đó".

    Khi Swanson bay đến máy bay tiếp nhiên liệu th́ phát hiện ra đèn ở bộ phận tiếp nhiên liệu đă hỏng và dưới bụng máy bay tiếp nhiên liệu không có đèn. Rất khó nh́n rơ anh làm ǵ và anh đă bắt trượt ống dẫn nhiên liệu trong lần đầu tiên. Phải mất thêm khoảng 400 pound nhiên liệu hoặc 5 phút bay đi bay lại, anh lại bắt trượt ống dẫn nhiên liệu lần thứ hai. Anh tự nhủ "Ḿnh phải bắt được ống dẫn nhiên liệu đó không th́ phải nhảy dù. Hăy cố gắng lên? Anh cứ nói thầm như vậy khi anh điều khiển máy bay để bắt lấy ống dẫn nhiên liệu. Rồi cuối cùng anh cũng thành công khi đă gần hết nhiên liệu. Khi đó anh thở phào nhẹ nhơm.

    Người ta thực sự cần phải biết bạn là một phi công tài giỏi nhất. Nếu một người mà không có niềm tin mạnh mẽ vào bản thân ḿnh th́ chắc chắn anh ta sẽ bị giết. Tôi đă chứng kiến nhiều người đánh mất niềm tin và có kết cục như vậy. Cho nên có một luật lệ bất thành văn là bạn không nên quở trách bất cứ người nào trước mặt mọi người.

    Khi chúng tôi biết Swanson đang gặp trục trặc trong việc hạ cánh, chúng tôi đă tụ họp lại trong pḥng chuẩn bị. Chúng tôi rất thích những lúc Swanson đang t́m cách để hạ cánh khi mất liên lạc với mặt đất. Trong nhà chứa máy bay có tới 10 pḥng chuẩn bị và tất cả những pḥng này được nối với nhau bởi một hệ thống thông tin nội bộ. Khi có ai đó làm sai th́ tất cả những pḥng này sẽ ấn nút của bạn và phát chuông cùng với tiếng c̣i hú trêu đùa bạn. Đó chỉ là một tṛ đùa vui nhộn. Những người ở pḥng khác trêu đùa chúng tôi khi mà Swanson đang cho máy bay lượn đi lượn lại để hạ cánh. Họ không biết rằng chính chúng tôi đang trêu đùa nhau. Cuối cùng sau 6, 7 lần cố gắng th́ Swanson cũng đă hạ cánh an toàn.

    Chúng tôi nói với nhau: "Bây giờ là những ǵ chúng ta sẽ thực hiện. Mọi người hăy ngồi nguyên vị trí, mắt nh́n thẳng về phía trước, tuyệt đối im lặng”.

    Swanson bước vào pḥng chuẩn bị. Anh bắt gặp màn h́nh ti vi đang quay lại cảnh anh cố gắng hạ cánh. "Chúa ơi! Tôi. . . " anh thốt lên và nh́n chúng tôi. Không ai nói một lời và cũng không ai cười. "Tôi, à, tôi... ". Anh ta nhận ra ḿnh đă bị chơi khăm. Mặt anh ta đỏ bừng. Anh bước ra pḥng và đóng sầm cửa lại. Tất cả chúng tôi cười oà lên. Tuy vậy, nhưng anh không bao giờ quở trách chúng tôi.

    Vào ngày mùng 7 tháng 8 năm 1967, một ngày sau khi Cal Swanson đến Bangkok, phân ban Stennis đă mở phiên họp ở Washington về việc chỉ đạo cuộc chiến không lực. Cal và ba thành viên chỉ huy của hạm đội Oriskany là Burt Shepherd, Bryan Comphon và Don Willson đang đi du lịch ở Thái Lan. Họ hầu như không biết rằng giữa ngài Bộ trưởng Quốc pḥng Robert McNamara và những người lănh đạo quân sự đang có sự bất đồng mà không lâu sau đó phân ban thượng viện đă chỉ ra - giống như những ǵ mà phần lớn công chúng Mỹ đă nghĩ.

    Trong khi hầu hết các phi công nghĩ rằng sự hạn chế về việc đánh bom cần được dỡ bỏ th́ có rất ít lại tự hỏi liệu đó có phải là một chiến lược hiệu quả hơn không. Phần lớn những thông tin mà phi đội 162 biết được về cuộc tranh căi về cuộc chiến không lực chủ yếu xuất phát từ tờ báo truyền thống "những v́ sao và đường kẻ sọc" hay từ tờ báo của văn pḥng các vấn đề xă hội của phi đội. Thực ra họ biết về tiến tŕnh của cuộc chiến ít hơn nhiều so với độc giả trên đất Mỹ. Ngoại trừ những ǵ liên quan đến nhiệm vụ đánh bom th́ những phi công thuộc Yankee Station hầu như được sắp xếp để không được biết ǵ thêm về cuộc chiến mà họ đang tham gia.

    Một vài tuần trước đó Cal Swanson đă căi lộn với văn pḥng Washington khi Lầu Năm Góc cử một đội thanh tra nhằm làm rơ tại sao Oriskany lại thiệt hại nhiều máy bay đến thế. Theo Cal th́ việc miền Bắc Việt tăng cường mở rộng hệ thống pḥng không là câu trả lời cho vấn đề này. Chỉ tính riêng Hà Nội đă có tới 15 địa điểm bố trí tên lửa với 560 súng pḥng không. Như là kết quả của cuộc thanh tra th́ phi đội sẽ xác định chiến thuật đánh bom của nó là cuộc oanh tạc máy bay sẽ ném bom ở góc độ dốc hơn thay v́ ném bom ở góc độ 40 hoặc 45 th́ giờ ném bom ở góc độ 60. Bằng cách này sẽ thu hẹp được khoảng lộ thiên của máy bay đối với súng và tên lửa pḥng không nhưng độ chính xác th́ giảm đi. Tuy nhiên đó cũng chỉ là chi tiết kỹ thuật. Nhưng viên thanh tra của Washington không hề tiết lộ ǵ về mục đích và phi đoàn 162 - một phi đoàn được coi là có tinh thần đoàn kết rất cao mặc dù vẫn tồn tại một số xung đột cá nhân lẻ tẻ, vẫn có suy nghĩ rằng việc đánh bom các cầu cảng - dù cầu lớn hay bé th́ cũng góp phần thắng lợi cho cuộc chiến và mọi việc nh́n chung vẫn diễn ra b́nh thường và suôn sẻ.

    Tuy nhiên viên đô đốc Grant Sharp người phụ trách điều hành cuộc chiến không lực th́ không nghĩ như vậy. Trên b́nh diện quản lư điều hành mà nói, b́nh diện này không phải là nơi diễn ra cuộc chiến bom mà thay vào đó là từ ngữ, lời nói th́ Sharp hầu như phải đối chiến lược của Robert McNamara. Mối nghi ngờ của viên đô đốc về việc McNamara không để tâm vào cuộc chiến đă dần dần lớn mạnh thành lời buộc tội. Tháng 10 năm trước, sau khi McNamara trở về từ chuyến đi miền Nam Việt Nam ông ta đă đề nghị thiết lập một hàng rào điện giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam nhằm ngăn chặn sự xâm nhập. Điều này đồng nghĩa với việc thừa nhận rằng ông ta tin là việc đánh bom không bao giờ có thể mang lại thắng lợi trực tiếp cho cuộc chiến. Khi giới báo chí hỏi ông về chiến dịch đánh bom ông đă lập luận bảo vệ qui trách nhiệm cho những chính sách của chính quyền Tổng thống Johnson. Nhưng dường như việc đó không khác ǵ là ông đă kết tội cho bản thân ḿnh. Ông ta cho biết việc đánh bom là nhằm ngăn chặn việc hỗ trợ về người và của cho miền Nam, nhằm gây khó khăn cho miền Bắc, nhằrn hỗ trợ cho chiến dịch bộ binh ở miền Nam. Thực chất là nhằm hoàn tất cả mọi thứ có ư nghĩa để tạo nên cái gọi là: "mối đe doạ có thể xảy ra" để làm cho miền Bắc Việt Nam nản chí. Đây cũng là lư do cơ bản để ông giải thích với Tổng thống Johnson cách đây 2 năm. Thực ra đă có một số ư kiến cho rằng Robert McNamara, cũng giống như nhiều người Mỹ khác, đang lúng túng trước những ǵ xảy ra ở Đông Nam Á. Vào tháng 6 năm l967, ông đă chỉ thị thực hiện một nghiên cứu bí mật để t́m hiểu Mỹ đă lấn sâu vào Việt Nam ở mức độ nào. Chính nghiên cứu này 4 năm sau đó đă ṛ rỉ ra giới báo chí và được người ta biết đến như là bản báo cáo của Lầu Năm Góc.

    Cuộc họp Stennis là nhằm để giải quyết cuộc tranh căi giữa Robert McNamara và giới quân đội và có thể dẫn đến việc kết thúc nhiệm kỳ bộ trưởng Quốc pḥng kéo dài 7 năm của ông. Giai đoạn đối đầu xuất hiện một tháng trước đó tại một hội nghị diễn ra ở Sài G̣n. Khi đó đô đốc Sharp đă cho McNamara biết rằng ông ta sẽ sẵn sàng làm sáng tỏ vấn đề đó với McNamara. Vào giữa tháng 6 năm 1967 sau khi biết rằng McNamara dự định đến Sài G̣n vào tháng 7 th́ Sharp bắt đầu chỉ đạo những tướng lĩnh chỉ huy cuộc chiến và thuộc phe đối lập với ngài McNamara - người mà Sharp đă cảnh báo với họ rằng đang có khuynh hướng xiết chặt hơn nữa lệnh hạn chế đối với cuộc chiến không lực.

    Sharp đă nói "Tôi đă nói với họ tại cuộc họp ở Sài G̣n rằng tôi sẽ đưa ra quan điểm của tôi về tầm quan trọng của chiến dịch không kích của chúng ta ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là ở khu cung phần tư đông bắcvà hiểu biết ban đầu của những người chỉ huy về t́nh h́nh này sẽ rất hữu dụng. Việc chúng ta cần tiếp tục chiến dịch không kích ở phía đông bắc không nên quá coi trọng. Tôi chú ư tới sự cần thiết của các số liệu thu thập.

    Để đảm bảo không có sơ suất nào, đô đốc Sharp đă thực hiện một chuyến đi đặc biệt tới Sài G̣n vào ngày 28 tháng 6. Sharp đặc biệt muốn đảm bảo cho tướng William Westmoreland thấy được những ǵ mà ông sẽ nói, cũng như sẽ ủng hộ ngài McNamara. Ông ta cũng muốn hướng dẫn Phó đô đốc John J. Hyland – nguyên là chỉ huy trưởng của hạm đội 7 và tướng William W.Momyer. Chỉ huy trưởng không lực của Hoa Kỳ ở Việt Nam về những ǵ cần nói. Sharp sau đó đă trở về Honolulu rồi quay trở lại Sài G̣n.

    Khi cuộc họp bắt đầu, Sharp đă đánh giá lại chiến dịch không lực và nhanh chóng đi thẳng và những đợt tấn công lên những khu vực chứa xăng ở miền Bắc Việt Nam vào tháng 6 năm 1966. Ông biết rằng McNamara và các trợ lư dân sự của ḿnh đă xem những đợt tấn công đó như là sự thất bại. Kể từ thời điểm đó đến giờ Ngài Bộ trưởng Quốc pḥng đă không mặn mà ǵ với việc leo thang cuộc chiến không lực. Sharp đă nói tại cuộc họp rằng: "Kẻ thù đă được công khai cảnh báo trước về ư định của chúng ta".

    Đối với t́nh h́nh lúc đó, Sharp cho biết họ đă tấn công vào nhà máy nhiệt điện Hà Nội (Yên Phụ) gần trung tâm của Hà Nội trước vài tuần tức vào ngày 19, 20 tháng 5. Tuy nhiên ngay sau đó chính phủ miền Bắc Việt Nam đă lên tiếng phản đối. Sự phản đối quyết liệt này đă có tác dụng làm cho Washington vào ngày 23 tháng 5 truyền lệnh cho chúng tôi không được tấn công vào khu vực lân cận cách Hà Nội 10 dặm.

    "Để kết thúc" - Sharp đă nói - "tôi sẽ tập trung vào một điểm mà tướng Westmoreland đă từng lựa chọn". Ông ta phát biểu tại hội nghị rằng miền Bắc Việt Nam đă chỉ huy cuộc chiến trên bộ ở miền Nam và rằng "những ḱm nén chính trị sẽ loại bỏ tất cả những thừa nhận về một cuộc tấn công mang tính chiến lược của chúng ta. Chúng ta phải chờ đợi những bước đi và quyết định của Westmoreland”. Điều này hoàn toàn không đúng với cuộc chiến không lực ở miền Bắc. Ông nói: "ở đây chúng ta chỉ đạo tiến hành một cuộc tấn công chiến lược buộc kẻ thù rơi vào thế pḥng thủ bị động. Westmoreland phải là người chịu sự chi phối của chúng ta. Nếu chúng ta loại bỏ những yếu tố tấn công trong chiến lược của chúng ta th́ tôi không biết chúng ta sẽ mong chờ thành công ở đâu”.

    Sharp đă tŕnh bày nhiều gợi ư với McNamara. Ông ta muốn đánh bom, nổ ḿn để phong tỏa cảng Hải Pḥng và phá huỷ 6 mục tiêu hệ thống cơ bản thông qua tấn công liên tục; và ông c̣n muốn thay đổi một số quy định tiến hành chiến dịch không kích. Đặc biệt, Sharp đề nghị những điều tương tự như Uỷ ban điều hành hỗn hợp đă nêu ra trước đó ngay sau khi cuộc chiến không lực nổ ra vào tháng 8 năm 1965.

    Robert McNamara nhận ra ḿnh đă bị xúc phạm. Khi những báo cáo được gửi về. "Này Westmoreland, đó quả thật là một sự ra mắt tuyệt vời" ông đă nói như vậy rồi bỏ đi.

    Sharp cho biết: "Ngày sau đó tôi đă nói với tướng Wheeler rằng tôi đă làm ngài McNamara tức giận v́ quay trở lại vùng Westy nơi mà tôi đang là một quan chức cấp cao. McNamara không nói với tôi một lời nào. Wheeler cho biết "lư do mà ngài McNamara không nói ǵ với ông là v́ ông đă chọc giận McNamara bằng bài phát biểu của ḿnh”.

  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P24


    Sharp đă hài ḷng khi mà ông chặn được những cố gắng của McNamara nhằm hạn chế mở rộng cuộc chiến không lực. Tuy nhiên, vào ngày 20 tháng 7 năm 1967 khi Tổng thống Johnson đă phê chuẩn một loạt mục tiêu đánh bom kế tiếp th́ rơ ràng là chính quyền vẫn tiếp tục cái mà Sharp gọi là "một chiến lược mập mờ”. 16 mục tiêu mới là những mục tiêu nằm ngoài khu vực cấm quanh trung tâm Hà Nội và Hải Pḥng. Sharp nói tiếp: "vấn đề về cuộc chiến không lực ở miền Bắc đă được gác lại".

    Sharp nghĩ rằng đă đến lúc cần giải quyết vấn này. Vào ngày 9 tháng 8 năm 1967, Sharp là người đầu tiên làm chứng tại phiên xét xử của Washington - được xét xử công khai trước công luận như bao vụ xét xử bao gồm thượng nghị sĩ John Stennis, Stuast Symington, Henrry Jackson, Howard W. Can non, Robert C. Byrd,Niargaret Chase Smith, Stron Thurnond, và Jack Miller.


    Thượng nghị sĩ Stennis - Chủ tịch ủy ban Stennis

    Robert McNamara người mà đă đưa ra lời chứng thực của ḿnh vào ngày 25 tháng 8 năm 1967 là người làm chứng cuối cùng có mặt trước tiểu ban hội đồng xét xử ông đă đưa ra vấn đề và cố gắng bảo vệ chính sách hạn chế ném bom của chính quyền Mỹ mà theo ông th́ đó là một chính sách thành công. Ông đă coi nhẹ tầm quan trọng của việc phong tỏa cảng Hải Pḥng, một việc làm mà giới quân sự cho rằng sẽ sớm mang lại kết thúc sớm cuộc chiến ở miền Nam.

    Một nghị sĩ được Sharp mớm lời đă cố gắng vận động thuyết phục McNamara công khai thừa nhận sự thiếu ḷng tin vững chắc về tính hiệu quả của cuộc chiến không lực bằng việc hỏi McNamara liệu ông ấy có ủng hộ việc dừng đánh bom quanh Hà Nội và Hải Pḥng và hạn chế đánh bom quanh vùng biên giới miền Nam Việt Nam. Lời đề nghị của viên nghị sĩ này thực tế đă được McNamara và những trợ lư dân sự của ông xem xét rất kỹ lưỡng và xem như là một h́nh thức làm giảm sự leo thang chiến tranh không lực đồng thời vẫn tiếp tục động viên quân đội Mỹ chiến đấu ở miền Nam. Tuy nhiên, McNamara đă không đưa ra câu trả lời thẳng cho viên nghị sĩ. Thay vào đó ông đă gián tiếp đề cập đến trường hợp của ḿnh. Ông nói rằng có nhiều công tŕnh phương tiện ở miền Bắc Việt Nam trị giá tới khoản 320 triệu đô la bị phá huỷ trong khi đó số máy bay Mỹ thiệt hại trị giá lên tới 911 triệu đô la và chỉ ngăn chặn được khoảng 2% quá tŕnh thâm nhập của Bắc Việt Nam vào miền Nam.

    McNamara đă nói với các thượng nghị sĩ rằng: "Theo tôi những người phê b́nh chính sách ném bom hiện giờ của chúng tôi v́ họ tin rằng tấn công bằng không lực vào miền Bắc có thể tạo ra nhiều kết quả thuận lợi”. Họ cho rằng không lực của chúng ta có thể giành được thắng lợi ở miền Nam và làm tan biến ư chí của miền Bắc hay có thể ngăn chặn được sự chi viện cần thiết cho miền Nam. Việc tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay vào miền Bắc không phải là sự hỗ trợ mà là một sự thay thế cho cuộc chiến trên bộ gay go quyết liệt mà chúng ta và các đồng minh đang tiến hành ở miền Nam”.

    Bản báo cáo của tiểu ban Stennis nhanh chóng được đưa ra vào ngày 31 tháng 8 năm 1967 và đă hối thúc Tổng thống Johnson mở rộng cuộc chiến và đồng thời băi bỏ chính sách ném bom "cẩn trọng” của ḿh. Việc này lần đầu tiên cho công khai sự rạn nứt giữa McNamara và giới quân sự. Thời gian bầu cử cũng sắp tới điều này đă hối thúc Lyndon Johnson vào t́nh cảnh phải lựa chọn giữa một bên là Bộ trưởng Quốc pḥng và một bên là những người có ảnh hưởng lớn đến cuộc bầu cử của ông ta. Trong một cuộc họp báo bất thường vào ngày sau đó Johnson đă phủ nhận sự bất đồng tồn tại giữa những trợ lư của ḿnh và đồng thời cũng ủng hộ McNamara.

    Chính ngày sau đó, vào ngày 10 tháng 9 năm 1967, Johnson đă lệnh cho đánh bom Cẩm Phả - cảng lớn thứ 3 ở miền Bắc Việt Nam. Với McNamara th́ ông quá hiểu rơ khu cảng này. Máy bay Mỹ đă mở một cuộc càn quét bằng hoả lực trước đó ba tháng vào vùng lân cận cảng Cẩm Phả. Việc này đă gây ra một cuộc căi cọ với Liên Xô. Phía Liên Xô đă buộc tội Mỹ trong cuộc tấn công đó đă đánh vào một con tàu buôn bán của Liên Xô là tàu Tuskestan và làm bị thương hai thuỷ thủ, một người sau đó đă chết. Lầu Năm Góc đă lên tiếng xin lỗi Matcơva và hứa sẽ cố gắng đảm bảo sự việc như vậy sẽ không xảy ra nữa. McNamara rơ ràng đă khuyên không nên tấn công vào Cẩm Phả khi ông phải điều tŕnh trước tiểu ban Stennis. Quyết định của Johnson bác bỏ McNamara có thể chỉ được xem như là sự khiển trách cá nhân.

    Vào ngày mùng 1 tháng 11 năm 1967 Robert McNamara đă khuyên Johnson là nên ngừng việc đánh bom lại và không nên gửi quân tới miền Nam Việt Nam nữa. Hai tuần sau đó Johnson đă đưa ra một quyết định là ông sẽ chỉ định Bộ trưởng Bộ Quốc pḥng làm chủ tịch mới của Ngân hàng Thế giới.

    Robert McNamara đă từng nhảy lên mui xe ở trường Harvard và nói với những sinh viên chống đối rằng ông ta là người cứng rắn hơn họ. Vào cái ngày mà Robert McNamara rời Lầu Năm Góc ông đă nghẹn ngào và bật khóc. Qua bao nhiêu năm ông đă không tham gia ư kiến vào cuộc chiến và những quyết định của ông mặc dù gần 20 năm sau đó, sau khi cuộc chiến đă lắng dịu trong công chúng th́ ông được xem như là một b́nh luận viên về chiến tranh không lực. Lần này, liên quan đến vũ khí hạt nhân, ông dường như rnuốn giảm khả năng xảy ra đến mức thấp nhất trong khi vẫn duy tŕ một mối đe doạ trả đũa hay sự ngăn cản đôi bên nhưng bây giờ vấn đề này lại được khơi gợi lại.

    Ngày 25/8/1967 là ngày Robert McNamara làm chứng tại buổi điều trần Stennis. Cal Swanson ngồi trên máy bay ở phía sau của boong tàu đang đợi phóng đi th́ có một chiếc máy bay khác lướt bánh vào máy bay của anh đẩy máy bay của anh ép vào mạn tàu. Buổi điều trần tại Washington có tác động trực tiếp đến sự sống c̣n của phi đội 162. Để cố gắng làm mất đi khả năng chứng minh của bằng chứng mà Sharp đưa ra th́ Tổng thống Johnson đă loại bỏ điều hạn chế việc tấn công nhà máy nhiệt điện của Hà Nội lần thứ hai, đây là điều mà Sharp đă buộc tội chính phủ tại hội nghị tại Sài G̣n. Bryan Comptor chỉ huy cuộc tấn công của tàu Oriskany và Cal được các phi công cứu thoát lần thứ hai, những người đă cảnh báo cho anh trong lúc cả đạn pháo và tên lửa đang lao gần về phía đuôi máy bay của anh ta.

    Họ thả loại bom Walleye mới xuống nhà máy phát điện, cả 5 phát trúng cả 5. Bom Walleye là loại bom trượt có vô tuyến dẫn đường có đầu đạn nặng 830 pound. Là loại bom thông minh đầu tiên, sau đó là sự xuất hiện nhanh chóng loại vũ khí có tia lazer dẫn đường, bom Walleye là một sự cải thiện rất lớn về tính chính xác của loại vũ khí nổ thả từ trên máy bay xuống v́ nó có thể được nhắm vào mục tiêu trước khi được thả, có mắt vô tuyến dẫn đường đến mục tiêu. Tất nhiên luôn có những cách để loại trừ bom thông minh này và Bắc Việt đă nhanh chóng t́m ra nó. Khi máy bay Mỹ lại đến ném bom nhà máy phát điện th́ phía Việt Nam đặt một máy phát khói lên sau một chiếc xe tải và lái nó chạy xung quanh nhà máy, để khói thay đổi bối cảnh xung quanh và làm mờ đi mục tiêu làm cho mắt vô tuyến khó nhận ra.



    Bom dẫn đường vô tuyến Walleye.

    Tuy nhiên, bom Walleye là loại bom chính xác nhất trong tất cả các loại vũ khí của Mỹ và số lượng mới của nó đóng vai tṛ quan trọng trong quyết định của Tổng thống Johnson ra lệnh ném bom vào nhà máy nhiệt điện lần đầu tiên vào ngày 19/5/1967. Có sự lo lắng của chính phủ Johnson về thương vong cho dân thường nhưng thực tế cho thấy cứ một quả bom được thả xuống th́ sẽ có ít nhất một người chết. Cho dù sự lo lắng đó có xuất phát từ những lư do chính trị hay đạo đức th́ những quan chức chính phủ, những người có tư tưởng chống lại cuộc chiến này, thường đánh giá quá số thương vong của dân thường trong các cuộc gặp kín với nhau.

    Tháng 8 năm 1967, David Schoenbran, nhà báo có nhiều kinh nghiệm đến thăm Bắc Việt. Sau đó ông đưa ra một bản báo cáo rằng Bắc Việt đang có dấu hiệu yếu đi trước các trận bom, tất nhiên họ càng quyết tâm phản kháng hơn. Trong thời gian này, Bắc Việt thông báo có 700 dân thường bị chết và 1100 người bị thương trong 6 tháng đầu năm 1967. Bởi v́ Bắc Việt không có lư do ǵ để hạn chế đến mức thấp nhất số dân thường tử vong và c̣n thậm chí thấy việc phóng đại số lượng tử vong bằng các con số của ḿnh là điều có lợi với trung b́nh một ngày có 3 người chết và 6 người bị thương trong phạm vi cả nước. Hiệu quả của chiến dịch ném bom và đánh giá của những con người chủ chốt từ các thành phố chắc chắn giúp hạ thấp con số trên xuống. Nhưng nếu xem xét th́ ta thấy 3 lần tổng số bom ném xuống châu Âu và Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới lần thứ 2 mới bằng số bom ném xuống Đông Dương, nhiều mục tiêu bị ném bom nhiều lần, nên dường như khó có thể cho rằng chính phủ đang tiến hành một chiến dịch ném bom rải thảm nhưng chính phủ đang theo đuổi một chính sách kiểm soát chặt chẽ hơn khi tiểu uỷ ban Stennis không hài ḷng xem xét điều này.

    Lúc mà McNamara làm chứng tại buổi điều trần Stennis, các cố vấn dân sự của Tổng thống Johnson, với những mục đích thực dụng, đă bó hẹp cuộc tranh luận về chính sách ném bom và việc xem xét 3 sự lựa chọn hay là chính sách h́nh ống 3 khả năng hành động. Họ chẳng sáng tạo ra điều ǵ mới ngoài việc giữ ǵn sự tồn tại của chính phủ của Tổng thống Johnson. Tổng thống có thể đậy nắp cái ống ở phía trên, hoặc tấn công vào bên trong hoặc đóng bịt kín ở phía cuối.

    Đậy nắp ở phía trên có nghĩa là thả ngư lôi và ḿn ở Hải Pḥng và hai cảng lớn khác, là cửa ngơ của 85% hàng tiếp tế của Bắc Việt. Đồng nghĩa với việc tấn công mạnh mẽ vào các tuyến đường giao thông gần biên giới Trung Quốc, điều này giới quân sự rất muốn làm kể từ khi cuộc chiến bắt đầu. Những cố vấn của Johnson luôn phản đối ư kiến sợ hăi rằng việc ném bom vào khu vực đó có thể sẽ thúc đẩy cuộc xung đột này thành sự đối đầu với Liên Xô hoặc Trung Quốc.

    Tấn công những ǵ bên trong cái ống có nghĩa là tấn công vào hàng tiếp tế sau khi đă được dỡ xuống từ các tàu của Liên Xô hoặc xe tải của Trung Quốc và ném bom xuống các mục tiêu công nghiệp ở Hà Nội và Hải Pḥng. Đây là chiến lược cơ bản mà Tổng thống Johnson đă theo đuổi. Cái giá mà chiến lược này phải trả là rất cao - tính đến hiện tại đă mất 647 máy bay với hàng trăm phi công bị bắn chết hoặc bị bắt làm tù binh. Thế nhưng chính sách này chưa thành công và vẫn có nguy cơ đối đầu với Liên Xô v́ Liên Xô đă có ư cảnh báo phản đối những chiến dịch ném bom đă khiến những cố vấn dân sự của Tổng thống Johnson luôn lo lắng và bất an.

    Bịt kín ống ở phía dưới - tập trung ném bom ở khu vực phía Nam của Bắc Việt - là một sáng kiến do một trợ lư chính của McNamara đưa ra. Đó là John Mc Naughton, người ngày càng không mặn mà lắm với các chiến dịch không kích và có ảnh hưởng rất lớn đối với suy nghĩ của người chỉ huy. Đó là cách hạn chế tổn thất về mặt chính trị của chiến dịch không kích dựa vào các phong trào phản đối chiến tranh và quan điểm quốc tế và giảm nguy cơ đối đầu với Liên Xô và tỷ lệ phi công thiệt mạng và máy bay bị bắn rơi (v́ bịt kín ống ở phía dưới không có pḥng vệ nhiều như ở phía trên) trong khi đó tạo điều kiện cho lính đánh bộ Mỹ tiếp tục đánh chặn ḍng người và hàng tiếp tế từ miền Bắc vào miền Nam. Kế hoạch này có ư muốn nói rằng người Mỹ đă thất bại trong việc đập tan ư chí của Hà Nội trong các chiến dịch ném bom xuống các trung tâm công nghiệp. Nhưng kế hoạch này lại tạo ra một đường nét cho các cố vấn đă tỉnh ngộ khi tranh luận với thực tế và số liệu trước mặt Tổng thống Johnson mà không phải giả vờ là họ đang chịu thua.

    Một số cố vấn của Tổng thống Johnson ủng hộ những thay đổi khác nhau của các kế hoạch hành động trên nhưng quan trọng là Tổng thống phải đưa ra quyết định đối với 3 kế hoạch sắp xếp theo tính chất diều hâu đến tính chất mềm dẻo hơn theo quan điểm của chính phủ. Như thường lệ Tổng thống luôn chọn mức độ trung b́nh tức là tấn công vào tất cả những ǵ có trong cái ống đó (sau này khi Johnson thông báo quyết định không tham gia cuộc chạy đua tái đắc cử Tổng thống nữa th́ Johnson vẫn không ngừng việc ném bom vào Bắc Việt nhưng chuyển sang kế hoạch thứ 3 - có tính chất mềm dẻo nhất - mà những cố vấn của ông đă đưa ra cánh đây 8 tháng)

    Trong một bài phát biểu tại San Antonio, ngày 27/9/1967, Tổng thống đă đề ra một sáng kiến hoà b́nh mới' "Nước Mỹ sẵn sàng chấm dứt các cuộc ném bom vào Bắc Việt nếu như việc này dẫn đến các cuộc đàm phán có kết quả. Tất nhiên chúng ta phải ra điều kiện rằng khi cuộc đàm phán diễn ra th́ Bắc Việt không được lợi dụng việc ngừng ném bom này”. Sau đó th́ ai cũng rơ sáng kiến này đă thất bại. Johnson bắt đầu cho phép tấn công vào nhiều mục tiêu hơn ở Hà Nội và Hải Pḥng, bao gồm rất nhiều mục tiêu trong 57 mục tiêu đă trở thành vấn đề tranh căi tại cuộc điều trần Stennis khi phía quân sự nói rằng họ đă được phép tấn công vào 302 mục tiêu trong số 359 mục tiêu mà Uỷ ban chỉ huy hỗn hợp đề xuất.

    Đó là lư do tại sao các phi công của phi đội 162 phải bay nhiều hơn nữa để tấn công các khu vực từ Hà Nội đến Hải Pḥng vào giai đoạn cuối năm 1967. Trong khi Tổng thống Johnson chưa sẵn sàng ra lệnh phong toả cảng Hải Pḥng bằng ḿn và ngư lôi, ông vẫn phải chịu trách nhiệm khi để cho quân đội cố gắng cô lập cái cảng này bằng việc tấn công vào những cây cầu dẫn đến khu vực này. Chiến dịch bắt đầu vào ngày 30/8/1967 khi 24 máy bay xuất phát từ tàu Oriskany thả bom xuống cây cầu trên đường quốc lộ của Hải Pḥng nằm ở khu vực đông nam của thành phố. Chỉ trong một tuần Hải Pḥng có 4 cây cầu lớn bị ném bom. Người Việt Nam nhanh chóng sửa lại như họ đă làm với cây cầu Long Biên ở Hà Nội. Tháng sau đó không quân hải quân lại ném bom những cây cầu đó.

    Đến tháng 10/1967, có 200 ngàn tấn hàng tiếp tế được chất ở cảng Hải Pḥng. Bắc Việt tính toán rằng người Mỹ không được phép tấn công vào cảng này cho nên hàng tiếp tế đặt ở đây rất an toàn. Các phi công của tàu Oriskany nhận được lệnh của các bản báo cáo t́nh báo rằng những chuyến bay gây áp lực cả ngày lẫn đêrn sẽ làm giảm tiến độ công việc ở cảng Hải Pḥng v́ thế số lần cất cánh từ tàu đă tăng lên từ 13 lần lên 40 lần trong 2 ngày.

    Đă có những lúc các phi công đă nghĩ rằng họ đă thắng trong cuộc chiến ở Hải Pḥng. Sau ngày thứ 5 của đợt tấn công liên tục, họ ngạc nhiên khi bay qua thành phố mà không bị bắn. Bắc Việt đă đầu hàng rồi sao? Có thể họ đă hết tên lửa hay hoả lực c̣n yếu. Hai máy bay bay ṿng ṿng Hải Pḥng trong 15 phút mà không t́m thấy một khu vực pháo pḥng không đang hoạt động. Hiện tượng này kéo dài trong hai ngày cho đến khi thời tiết xấu đă buộc tất cả các cuộc không kích phải hoăn trong 3 ngày. Sau khi trời quang mây tạnh và không quân Mỹ trở lại Hải Pḥng th́ họ được đón chào bằng những quả SAM và những đạn pháo quen thuộc.

    Tất cả dân thường ngoại trừ những người có vai tṛ quan trọng đối với việc bảo vệ Hà Nội và Hải Pḥng đều được sơ tán. Những công tŕnh và công sở gần các khu vực quân sự đều được chuyển ra khỏi hai thành phố này. Cho dù tập trung ném bom xuống miền Bắc th́ cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam vẫn diễn ra ở mức độ b́nh thường. Bắc Việt bắt đầu chuyển phần lớn hàng tiếp tế từ cảng Hải Pḥng sang cảng Sihanoukville ở Campuchia, nơi này dễ dàng chuyển hàng vào miền Nam.

    Việc có mặt của Rober McNamara tại buổi điều trần Stennis đă bị tiết lộ trong bản báo cáo của tiểu ủy ban và những thông tin ṛ ri với báo chí những măi đến tận 10/10/1967 McNamara mới chính thức công khai sự nản chí với chiến dịch không kích: "Với tất cả những bằng chứng rơ ràng th́ chúng ta không có khả năng phá huỷ một số lượng cầu và đủ để hạn chế những hoạt động ở miền Nam và đưa những hoạt động xuống dưới mức hiện tại và tôi không biết chúng ta có thể làm ǵ trong tương lai".

    Thiếu tướng hải quân Malcolin Cagle nói: "Đối với những phi công đánh đổi cả cuộc sống của ḿnh để thực hiện những nhiệm vụ nguy hiểm và thực hiện những quy định bay do Bộ trưởng McNamara đề ra lại không cho phép họ tấn công vào những khu vực chứa hàng tiếp tế mà họ trông thấy th́ lời tuyên bố trên là phán quyết “vô tâm".

    Tất nhiên đó là cảm giác của giới quân sự và những người quan tâm chăm chú tới những ǵ đang diễn ra tại Washington. Nhưng kỉ luật trên tàu Oriskany vẫn được giữ vững. Kể từ tháng 7, tàu Oriskany đă thiệt hại 24 máy bay - gần 40% số máy bay chiến đấu của tàu - và thông báo của Mc Namara không được các phi công chú ư nhiều lắm. Sự nguy hiểm thường trực của chiến dịch không kích Alpha - mà các phi công gọi các cuộc không kích xuống Hà Nội và Hải Pḥng đă đưa phi đội 162 thân thiết với nhau hơn. Thậm chí Swanson c̣n khen Pat Crahan vài lần. Sau khi Pat Crahan kết thúc thời gian phục vụ vào tháng 9 anh trở về Mỹ và xin ra khỏi hải quân.

    Cal nói với Nell rằng: "Anh phải công nhận rằng anh rất tôn trọng Crahan trong chiến dịch lần này. Anh ta đă giành được 4 huy chương và tham gia vào nhiều chuyến bay hơn bất kỳ ai. Anh ta là một gă hơi có vấn đề nhưng rất có năng lực và bản báo cáo năng lực đă phản ánh điều đó. Chắc là anh sẽ nhớ anh ấy nhiều đấy”.

    Pat Crahan vẫn không hào hứng với Swanson và hải quân lắm nhưng cũng chia sẽ những cảm giác nguy hiểm mà các đồng đội đang đối mặt. Thế nhưng điều đó vẫn chưa đủ để giữ anh ta lại hải quân. Đồng đội của anh đă dán một biểu tượng của hăng hàng không Mỹ màu trắng lên đuôi của máy bay của Crahan. Khi anh chuẩn bị bay về nhà Crahan vẫy chào Swanson và các sĩ quan cao cấp khác đứng trên đài kiểm soát không lưu chào lại anh và họ ngạc nhiên khi thấy một lo go với chữ UA trên một chiếc F-8.

    Lời nói đùa đă mất đi sự dễ chịu của nó nhanh chóng sau khi anh bay trên không, khi tờ giấy màu trắng của h́nh lo go bị rách toạc ra cùng với một tiếng nổ lớn. Hải quân đă thực hiện một nghiên cứu về những từ ngữ cuối cùng mà phi công khi bị bắn rơi thường nói ra. Đó là "chết tiệt" và tên một ḥn đảo cách Hải Pḥng không xa nơi rất nhiều phi công Mỹ bị bắn rơi. Và bây giờ chính Crahan tự nói ra những từ ngữ định mệnh đó. Trong một phút dằn vặt, anh nghĩ anh sẽ bị đâm xuống biển và hải quân sẽ có trận cười cuối cùng.

    PHẢN CHIẾN

    Một tối nọ, Lee Fernandez hỏi Cal Swanson có thể nói chuyện với anh được không.

    "Chắc chắn rồi". Cal nói "Tại sao anh không đến gặp tôi ở pḥng?".

    Sau vài phút, Lee đến. Anh ta ngập ngừng một lúc.

    "Vào đi Lee” Cal nói. "Tôi làm ǵ được cho anh đây?"

    "Đội trưởng" Lee bắt đầu nói rất nhỏ, "tôi không cho rằng ḿnh có thể bay qua mặt biển nữa. Tôi cảm thấy rất tệ vào những lúc chúng ta thả bom. Tôi có thể giết chết ai đó, và đó không phải là bản chất của tôi. Thậm chí nếu tôi đă ở trên một chiếc Mig, tôi không nghĩ ḿnh có thể phát hoả được".

    Cal nói: "Ồ, thật ngạc nhiên đấy. Điều đó chẳng phù hợp với nhiệm vụ của chúng ta chút nào".

    "Đội trưởng! Từ những điều tôi đă thấy, đă đọc, tôi không cho rằng cuộc chiến tranh này là đúng. Về cơ bản chúng ta đang can thiệp vào một cuộc nội chiến giữa những người Việt Nam".

    "Tôi phản đối. Bắc Việt đang cố gắng xâm chiếm Nam Việt, cũng giống như cộng sản đang cố gắng làm chủ cả thế giới. Vấn đề ở đây là một đất nước nhỏ bé đang cầu xin chúng ta giúp đỡ để bảo vệ tự do cho họ. Anh có cho rằng khi mọi việc trở nên rắc rối th́ chúng ta nên bỏ mặc và quay về không?"

    "Nhưng chính quyền Nam Việt đă không được biết đến như những người có được sự ủng hộ của nhân dân. Họ không được coi là công bằng, trung thực và dân chủ. Có thể đó là lư do cộng sản đang muốn nắm quyền kiểm soát ở miền Nam".

    "Không, tôi không nghĩ vậy, Lee ạ. Tôi nhớ rằng khi được bổ nhiệm đến Sài G̣n, chúng ta đă đọc hồ sơ hàng ngày về sự tàn bạo của cộng sản đă thực hiện đối với những người nông dân. Trên thực tế, tôi đă đến thăm một số làng xă ngay sau khi tôi đặt chân xuống Sài G̣n. Tôi đă rất tức giận. Tôi cho rằng nếu anh từng được chứng kiến sự tàn bạo đó, có thể anh sẽ có một thái độ khác".

    "Theo tôi", Lee nói: "Vấn đề quan trọng nhất đối với những người dân trong một nước về cuộc chiến tranh ngoại quốc là: liệu cuộc chiến này, liệu nguyên cớ này có xứng đáng, không chỉ với việc chi tiêu một khoản tiền và nguồn lực lớn, mà quan trọng hơn là với hành động gửi rất nhiều thanh niên đến một nước ngoại quốc nơi mà nhiều người sẽ chết hay không? Và tôi không tin rằng bằng cách bảo vệ chính quyền Nam Việt trước sự xâm chiếm của cộng sản, chúng ta cũng bảo vệ liên bang Hoa Kỳ”.

    "Có phải anh đang cố gắng biện minh bởi v́. . . . "

    "Bởi v́ tôi sợ? Đúng vậy, đội trưởng ạ, đó chỉ là một phần thôi. Tôi sợ bởi v́ tôi không muốn chết v́ một nguyên nhân mà tôi tin là không đáng chết. Và cái chết của Herb Hunter đă góp phần đưa đến quyết định của tôi. Cái chết của những người như anh ấy, một trong những con người tốt nhất mà tôi biết, không thể được phân minh bằng cuộc chiến này. Đó chỉ là sự phí phạm đau thương. Tôi biết rằng sau khi anh ấy chết, tôi đă không muốn bay qua mặt biển nữa, nhưng tôi đă không dám nói với anh".

    "Có thể có những lư do khác mà anh không định nói ra. Thế c̣n về khả năng của anh th́ sao". Anh đă lái rất cừ trong thời gian gần đây. Có chuyện ǵ đó không ổn. Có phải về thị lực của anh không?"

    “À, tôi…”.

    "Anh chắc chắn đây là lần cuối?".

    "Đội trưởng, tôi đă nghĩ về chuyện này từ lâu rồi. Đó không phải là quyết định vội vă ǵ”.

    "Được rồi, vậy th́ cách tốt nhất cho anh là nộp lại phù hiệu phi công vậy".

    "Tôi thích được tiếp tục bay nếu có thể. Trong những chuyến bay b́nh thường, tôi rất thích bay. Tôi chỉ không tránh khỏi được sự cắn rứt lương tâm khí lái máy bay kiểu này”.

    "Nh́n này, không có cách nào để tôi có thể chuyển anh sang một phi đội phục vụ được. Anh được bổ nhiệm đến đây để thực hiện nhiệm vụ. Nếu anh không thể bay ở phi đội này th́ anh không thể bay ở nơi khác được. Hăy tự coi ḿnh đang ở dưới mặt đất thôi, ngay từ bây giờ”

    "Đội trưởng, tôi không thấy rơ sự ràng buộc đó. Có rất nhiều phi công ở các phi đội phục vụ muốn được chuyển sang phi đội chiến đấu để có cơ hội ra mặt trận. Tại sao chúng ta không thể thay đổi người được".

    "Bởi v́ anh đến đây. Đây là nhiệm vụ của anh. Nếu anh không thể hoàn thành nhiệm vụ, chúng tôi phải có biện pháp khác. Như tôi nói, cách tốt nhất cho anh là nộp lại phù hiệu phi công. Nếu anh không muốn làm điều đó chúng tôi sẽ phải triệu tập uỷ ban phân bổ nhân sự để quyết định phải làm ǵ. Việc đó có thể trở nên phức tạp, tôi cảnh báo anh đấy. Nó có thể dẫn đến một phiên toà quân sự. Sao anh không suy nghĩ thật kỹ vào tối nay? Xem này, tôi phải đi bây giờ. Tôi đă muộn giờ họp sở chỉ huy rồi. Hăy nghĩ kỹ đi, Lee".

  5. #25
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P25


    Sau buổi tối đó Swanson kể với Burt Shepherd và thuyền trưởng tàu Oriskany về cuộc nói chuyện với Lee Fernandez. Thuyền trưởng Billy D. Holder, người thay thế John Iarrobino, là một nhà lănh đạo có năng lực, nhưng không có khả năng kiềm chế như người tiền nhiệm. Cal rất sửng sốt khi vị thuyền trưởng giận dữ nói rằng ông ta ủng hộ việc lột bỏ phù hiệu và đưa Lee ra toà v́ tội thiếu ḷng can đảm. Cal nhận thức được mối nguy hiểm của việc hành động quá nhanh và quá nặng chống lại Lee. Năm ngoái sĩ quan điều hành phi đội F-8 đă được phép từ bỏ phù hiệu mà không bị xét đoán về nhiệm vụ chiến đấu. Liệu họ có thể an toàn sau khi cố gắng đưa Lee ra toà v́ anh ta đă làm điều tương tự hay không?

    Có chuyện khác nữa. Các tờ báo đă từng đăng tải trong nhiều tháng những câu chuyện về một bác sĩ quân y - tên ông ta là Levy - người đă bị Toà án quân sự xét xử v́ đă không dạy cho các binh lính thuộc lực lượng đặc biệt những chuyên môn y tế và phương pháp trị bệnh da liễu của ông. Các tờ báo thổi phồng lên rằng ông là một người phản đối chiến tranh nổi tiếng. Lee Fernandez có nhiều đặc điểm ấn tượng về một người phản chiến hơn vị bác sĩ da liễu. Lee c̣n trẻ, là sinh viên tốt nghiệp Học viện Hải quân, một phi công chiến đấu đă được hai lần khen ngợi về ḷng dũng cảm. Nếu trường hợp anh ta trở thành vấn đề công khai chắc chắn hải quân phải mang tiếng xấu, chưa kể đến việc cấp trên sẽ nh́n nhận các vị chỉ huy của Fernandez như thế nào. Sau khi trở về pḥng, anh đă suy nghĩ thêm về cuộc nói chuyện với Lee.

    Lee Fernandez cũng đang nghĩ về cuộc nói chuyện này. Khi đến nói chuyện với Swanson, lư do duy nhất để muốn dừng bay mà anh có là cảm nhận của anh về tính sai trái của cuộc chiến. Nhưng Cal đă khiến anh dao động khi đề cập đến rắc rối của anh với những lần hạ cánh. Anh đang gặp rắc rối. Anh không vượt qua bài kiểm tra cảm nhận độ sâu cách đây mấy tháng. Một lần khác anh được hải quân cho phép từ chối kiểm tra và đem cho anh một cặp kính để khắc phục nhược điểm. Có phải do thị lực? Có phải điều đó tác động đến thái độ của anh về cuộc không kích? Một cách trung thực, Lee quyết định rằng anh sẽ coi vấn đề thị lực là lư do phụ trong quyết định từ bỏ của ḿnh. Anh cũng quyết định sẽ bỏ hẳn tay lái nếu cần thiết.

    Cal Swanson rơ ràng rất thất vọng khi Fernandez nói rằng anh ta định nộp lại phù hiệu một cách tự nguyện. Đó là lúc Cal hiểu rằng Lee sẽ coi vấn đề thị lực là lư do mong muốn từ bỏ nghề lái máy bay. Tầm nh́n tốt là điều kiện hàng đầu đối với một phi công. Nhưng một phi công cũng có thể từ bỏ nhiệm vụ với một lư do như vậy. Bên cạnh đó, Swanson thực sự tin rằng Lee đă phạm sai lầm nghiêm trọng khi tự ḿnh tuyên bố chống lại chiến tranh; anh tin rằng việc làm như vậy sẽ khiến anh ta bị coi là không yêu nước, và điều đó sẽ theo anh ta suốt phần đời c̣n lại.

    Và Cal rất ngạc nhiên khi nhận được bức thư của Lee vào ngày hôm sau:

    Từ. LTJG Leabert R. Fernandez, Jr. , USN,
    678079 / 1310
    Tới: Trưởng ban chỉ huy Hải quân.
    Qua: (1) Sĩ quan chỉ huy, phi đội chiến đấu 162
    (2) Chỉ huy tàu Air Wing 16
    (3) Chỉ huy tàu USS Oriskany (CVA - 34)
    Nội dung: Yêu cầu từ bỏ vị trí trong không quân
    1. Tôi yêu cầu được huỷ bỏ vị trí nhiệm vụ trong không quân. Sau đây là các lư do được xếp thứ tự theo tầm quan trọng của chúng:
    a. Nó trái ngược với quan điểm cá nhân và nhận thức của tôi về việc tôi tiếp tục dính líu trong việc trực tiếp huỷ hoại cuộc sống con người khi tham gia cuộc chiến.
    b. Tôi không mong muốn tiếp tục đưa bản thân ḿnh vào mối nguy hiểm chết người trong một thời gian dài vốn tiềm ẩn trong các nhiệm vụ của công việc hiện nay.
    c. Niềm đam mê được bay của tôi đă giảm sút trong tám tháng qua do những quan niệm và cảm nhận nói trên, và cũng do một vài khó khăn trong việc điều khiển hoạt động trên tàu.
    2. Những khó khăn trong việc điều khiển trên tàu được thể hiện ở các đợt kiểm tra năng lực điều khiển tay lái trong năm nay so với năm ngoái. Tôi cảm thấy rắc rối này ít ra là do những nhược điểm trong tầm nh́n mắt trái. Tháng 2 năm 1967 tôi đă được phép không phải kiểm tra do những nhược điểm này.
    3. Yêu cầu này không thể hiện động cơ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ c̣n lại theo nghĩa vụ của tôi. Thực ra, bởi v́ đây là công việc tôi biết và tôi thích nhất trong ngành Hải quân nên tôi mong muốn được tiếp tục được bay nếu được bổ nhiệm vào phi đội 1350.
    Leabert R. Fernandaz, Jr.

    Cal Swanson cố gắng nói chuyện với Fernandez một lần nữa sau khi nhận được bức thư. Đây là lúc anh sắp sửa mất hết b́nh tĩnh.

    Swanson nói: "Về việc anh mong muốn được tiếp tục bay, hăy quên nó đi. Anh sắp sửa mất hết phù hiệu không phải thắc mắc? V́ vậy hăy đối diện với sự thật? Tất nhiên anh được phép nói ra bất kỳ thứ ǵ anh mong ước trong đơn thôi việc của anh. Nhưng tôi cho rằng toàn bộ bức thư là một sai lầm lớn. Chắc anh không muốn tô vết bẩn lên sự nghiệp của ḿnh khi nói rằng anh phản đối cuộc chiến".

    "Tôi không có ư định coi hải quân là một sự nghiệp". Lee nói.

    "Chẳng khác nhau ǵ cả. Những điều này sẽ theo anh suốt cuộc đời c̣n lại. Thực tế, anh có thể đang tự đưa ḿnh ra toà án binh đấy”.

    Lee Fernandez từ chối viết lại thư. Swanson ra khỏi pḥng và quay lại cùng viên chỉ huy không lực Burt Shepherd thuyết phục Fernandez. Ông yêu cầu Lee bỏ những ḍng chữ đề cập đến thái độ phản chiến. Shepherd nói đó không phải v́ lợi ích của bản thân ông. Nếu để lại, về sau sẽ gây rắc rối cho anh ta. Fernandez lắng nghe những lời tranh căi của hai sĩ quan thượng cấp và nói rằng anh hài ḷng với bức thư đă viết. Shepherd khuyên anh cầm về và nghĩ lại việc phản chiến trong buổi tối. Fernandez đồng ư. Sáng hôm sau anh nộp lại lá thư, chẳng có ǵ thay đổi.

    Cai Swanson và Burt Shepherd ngầm thoả thuận rằng tốt nhất là giải quyết vấn đề của Fernandez càng im lặng càng tốt. Trong lá thư chấp thuận bao gồm những yêu cầu đối với đơn xin thôi việc của Fernandez, Swanson đă bỏ quan vấn đề phản chiến và nhấn mạnh đến việc giảm sút năng lực cầm lái, vấn đề thị lực của anh và cho rằng đám cưới với Dorothy mới đây đă ảnh hưởng xấu đến khả năng bay của Lee.

    Trong thư chấp thuận, Swanson nói: "Cần chú ư rằng trong cả hai đợt ra quân, anh ta đă thực hiện tổng cộng 86 nhiệm vụ. Lee Fernandez chưa bao giờ từ chối nhiệm vụ lái máy bay đánh kẻ thù, cũng như chưa bao giờ bỏ chuyến bay nào đă dự định trước. Nhưng vấn đề thị lực và chuyện kết hôn của Lee đă ảnh hưởng mạnh đến khả năng chiến đấu của Fernandez nhiều hơn anh ta thừa nhận. Bởi vậy, cần quan tâm cân nhắc kỹ càng việc chấm dứt vị trí trong không lực của Fernandez, không cần có hành động nào khác".

    Burt Shepherd gửi các lá thư đến Washíngton mà không b́nh luận lời nào.

    “Trong thư chấp thuận, tôi đă thổi phồng về ảnh hưởng của đám cưới và vấn đề thị lực của anh ta nhằm đánh lạc hướng cấp trên". Cal kể với Nell. "Nhưng có thể chẳng có tác dụng ǵ. Tôi cho rằng anh ta đang tự đưa ḿnh ra toà án binh. Chúa ơi. Tôi đă nói với anh ta rằng chẳng ích lợi ǵ đâu, rằng không cần phải nói lên những điều đó khi viết đơn xin nghỉ việc. Anh ta trả lời rằng anh ta thấy như vậy là không trung thực với bản thân nếu như bỏ qua các lư do thật sự. Tôi hỏi liệu anh ta có thể một ḿnh thay đổi chính sách quốc gia hay không, hay anh ta muốn trở thành một người tử v́ đạo? Không, anh ta chỉ phải nói lên điều anh ta cảm nhận. Anh ta thật may mắn nếu vẫn b́nh yên vô sự”.

    Như Swanson hi vọng, lá thư chấp thuận của anh đă đánh lạc hướng được "cấp trên". Hoặc là thế hoặc là ai đó trong các viên chức hải quân sẽ công khai câu chuyện nếu như Fernandez không đồng ư giải quyết vấn đề một cách êm thấm. Dù sao th́ Lee cũng bất ngờ khi được tái bổ nhiệm để thực hiện các nhiệm vụ phi quân sự, lúc đầu là ở Philippin, rồi đến một sân bay hải quân ở California. Sau khi rời hải quân, Lee trở thành một viên kế toán. Anh viết thư đến các nghị sĩ quốc hội và những người khác để bày tỏ quan điểm chống chiến tranh và kiên quyết làm một người phản chiến. Nhưng trong thâm tâm anh không muốn sử dụng quan điểm chống đối này với tư cách là một học viên trường Hải quân và một cựu chiến binh đang muốn được nổi tiếng.

    Swanson tổ chức một buổi họp phi đội mà theo thoả thuận, Lee sẽ không tham dự. Cal thông báo rằng Fernandez đang xin thôi việc. Swanson không tiết lộ lư do của Lee và cũng chẳng ai hỏi. Một phi công hải quân có quyền từ bỏ phù hiệu và họ chấp nhận quyết định đó mà không cần thắc mắc. Đa số các phi công chỉ biết rằng Lee đă nghỉ bay.

    Sau khi phi đội hoàn thành trận đánh, Cal Swanson đă ghi lại bản báo cáo thành tích cuối cùng của Lee Fernandez. Sự lo lắng của anh hoá ra là hơi quá đáng. Vụ Fernandez đă trôi qua êm ả. Nỗi bực tức đối với Lee cũng đă nguôi ngoai.

    Anh muốn thật công bằng trong báo cáo. Anh bắt đầu viết rằng Lee là "một sĩ quan hải quân xuất sắc, có tài và chững chạc. Anh ta rất thông minh, chăm chỉ và là con người tận tuy, luôn tự tin thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào được giao phó. Anh ta chưa bao giờ từ chối hay đùn đẩy nhiệm vụ của ḿnh".

    Và rồi đến việc Lee từ chối các chuyến bay sau này:

    "Khả năng lái máy bay không phải là vĩnh viễn. Chính v́ vậy, lư do (như đă khẳng định trong đơn thôi việc) xin nghỉ hoàn toàn đúng với cảm nhận của anh ta lúc đó. Dưới nhiều góc độ, tôi không hài ḷng lắm về sự trung thành của anh ta đối với ngành Hải quân và đối với quốc gia. Rất khó phán xét ḷng dũng cảm của Fernandez khi buộc phải đánh giá. Với những quan điểm mạnh mẽ, anh ta đă can đảm viết lên, và nói lên trong những buổi thảo luận riêng rằng anh ta không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ tham chiến ở Việt Nam. Lẽ ra anh ta có thể nghỉ bay với các lư do khác. Nhưng sự biện minh của anh ta dù là mạnh mẽ đến đâu cũng không phù hợp với truyền thống dũng cảm và hy sinh của nhiều thế hệ binh sĩ Mỹ. V́ vậy, tôi buộc phải nói rằng ḷng can đảm của anh ta khó có thể chấp nhận được”.

    Dick Wyman tâm sự: "Đến năm 1967, rất nhiều phi công đă xin không lái máy bay nữa và bạn không bao giờ nghe họ phát biểu rằng: "Tôi không muốn bay nữa v́ tôi sợ chết và tôi không muốn chết”. Lại là "tôi không muốn bay nữa tôi không đồng ư với cuộc chiến này". Việt Nam là cuộc chiến tranh duy nhất không dành cho kẻ hèn nhát. Tất cả chúng ta đều sợ hăi và tính hèn nhát xuất hiện là điều b́nh thường. Nhưng cuộc chiến ở Việt Nam không có điều đó. Cuộc chiến này thậm chí không có chỗ dành cho những kẻ lưu manh quân sự như những cuộc chiến khác. Trong cuộc chiến này chỉ có những binh lính bị bắt đi lính phản đối v́ tất cả họ đều cho rằng cuộc chiến này là sai lầm.

    Ai cũng đưa ra lư do ngụy biện cho việc không bay nữa của ḿnh. Viên sĩ quan chỉ huy người đă xin thôi lái máy bay và sau đó trở thành đô đốc đă không phát biểu rằng ông ta xếp cánh máy bay lại v́ ông ta sợ. Ông ta có những chiêu bài khá hay để che đi lư do chính. Khi có ai đó muốn xếp cánh th́ anh ta bị các phi công khác nghĩ rằng anh ta sợ chết và không dám chấp nhận điều đó. Có rất nhiều việc xảy ra và bạn rất bận nên không có thời gian để ngồi xuống và phân tích viên phi công đó. Năm 1967, cuộc chiến ở Việt Nam trở thành một vấn đề nhạy cảm, nó giống như vấn đề tôn giáo càng tránh không nhắc đến nó bao nhiêu th́ càng tốt bấy nhiêu”.

    "Tôi đă đọc qua một số cuốn sách và chúng tôi nói về chúng. Nhưng tôi nghĩ bạn sẽ có cảm giác rằng nếu như bạn chăm chú đọc những cuốn sách đó và xem xét cuộc chiến này một cách toàn diện th́ bạn sẽ thấy cuộc chiến này là một điều vô nghĩa. V́ vậy chúng tôi chẳng bao giờ đọc kỹ những cuốn sách đó cả. Tôi nghĩ chúng tôi sợ sẽ lấy đi đôi chân của những phi công đó, phá đi điểm dựa tinh thần cuối cùng của họ. Nếu như tôi định không bay nữa th́ họ sẽ hỏi "Ai sẽ bay cùng với tôi trong đợt không kích lần tới đây”.

    Sau khi đọc xong những cuốn sách về Việt Nam, tôi cũng đặt câu hỏi về cuộc chiến này, đặc biệt về cách thức nó diễn ra, nhưng thể nào bạn cũng điên đầu v́ những câu hỏi đó. V́ bạn đang bị những quy định quân đội làm cho mù mắt. Bạn phải thực hiện mọi điều mà cấp trên yêu cầu, đó là một phần trong những quy định đó. Tôi là sĩ quan hải quân chuyên nghiệp, được những người đóng thuế ở nước Mỹ thuê và tôi có ư định thực hiện mọi công việc được giao một cách xuất sắc nhất. V́ vậy bạn phải loại bỏ những câu hỏi đó ra khỏi đầu và luôn ghi nhớ một điều: "Nếu họ muốn tôi ném bom xuống một địa điểm nào đó vào ngay ngày hôm nay, ngày mai hay hôm nào đó th́ thề có chúa tôi sẽ thực hiện". Đó là cách giúp cho sự hăng hái của bạn sống sót trong cuộc chiến này.

    TÙ BINH


    Sáng ngày 26/10/1967, Dick Wyman, Ron Coalson, J.P. O'Neil, Chuck Rice cùng tới pḥng ăn trên Oriskany để ăn một bữa trưa sớm. Bữa ăn chẳng có ǵ đặc biệt - chỉ gồm thịt băm và cơm (không như bữa tối thứ 4 ăn thịt ḅ bít tết và bánh nướng ở Alaska) nhưng nh́n chung trên Oriskany, đồ ăn được chuẩn bị chu đáo và cũng ngon miệng. 4 người nói đùa rằng v́ phải bay vào buổi trưa nên họ sẽ trở về đúng lúc để được ăn một bữa trưa nữa trước khi hết thịt lợn băm. Vượt biển làm nhiệm vụ rồi trở về thường chỉ mất 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi. Hôm nay họ được chỉ định tấn công Hà Nội mà các phi công vẫn thường gọi là "trung tâm buôn bán". Cách gọi đó xuất hiện kể từ sau trận đánh năm 1965 của Petula Clark cùng bài thơ trữ t́nh "Tất cả đang chờ đợi em”.

    Trung tâm buôn bán. Một buổi lễ tưởng niệm lớn để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ hoả hoạn năm ngoái đă dược lên kế hoạch song lại phải huỷ bỏ v́ những trận đánh quyết liệt trên không.

    Mặc dù phải đối mặt với nguy hiểm, 4 sĩ quan vẫn háo hức và thoải mái. Tuy Chuck Rice mới đến Yankee Station 2 tuần trước, nhưng anh đă nhanh chóng t́rn được cho ḿnh một chỗ đứng trong phi đội, chưa có ai kể từ sau Herb Hunter lại được chào đón nồng nhiệt như thế. Cũng như Hunter, Chuck Rice dễ tính, vui vẻ và thân thiện và biết pha tṛ. Là con trai của một phi công TWA có chiều cao trung b́nh, đẹp trai, mắt vàng, tóc nâu, Rice được sinh ra ở Augusta bang Georgia và được nuôi dưỡng ở Long Island, New York. 2 thành vên của phi đội - Ron Coalson và Bob Walters - biết Chuek Rice khi họ cùng huấn luyện với nhau, họ cho anh biết, phi đội đang chờ xem anh có được như họ mong đợi không. Coalson và Walters gặp Chuck Rice trên boong khi anh đến và túm lấy quần áo của anh. Trên đường tới pḥng chờ, họ nới với anh "chúng tôi nghĩ có lẽ anh sắp có chút việc. Anh sẽ được nghỉ một thời gian nhưng mà đừng có lo”.

    Rice bước vào pḥng, Dick Wyman tiến đến và lặng yên nh́n anh từ đầu xuống chân. Rồi Wyman lắc đầu và nói: "Tôi trông anh chẳng giống người sông nước tí nào cả. "

    Mọi người cười rộ lên. Chuck đứng giữa pḥng, trông thật lúng túng và ngượng ngùng. Mấy ngày sau, anh cho mọi người thấy là anh có thể chịu được sự trêu chọc của người khác đối với một "anh chàng mới đến". Cal Swanson cho rằng ḿnh may mắn khi được nhận một sĩ quan cấp dưới dễ chịu như thế về phi đội ḿnh.

    Buổi tối mà Cal nói với Chuck rằng anh ta sẽ bay làm trợ thủ cho Dick Wyman, Wyman mời anh vào pḥng để nói chuyện. Dick lấy từ tủ lạnh ra 2 chai bia, dưa cho Rice một chai và nói: "Được rồi Chuck, anh sẽ làm trợ thủ cho tôi. Tôi muốn anh hiểu chúng ta sẽ trở thành những thành viên cừ nhất của phi đội. Kể từ giờ trở đi, tôi không muốn nghe anh nói bất kỳ điều ǵ chế giễu tôi trước mọi người nữa. Nếu anh không vừa ư với những việc tôi làm, chúng ta hăy tới pḥng này và anh có thể đay nghiến tôi. Song đừng bao giờ vào pḥng chờ mà cười cười nói nói là lăo Dick thật vô dụng. Dick Wyman không bao giờ nhăn nhó trước mặt mọi người mà chỉ nhăn nhó lúc ở một ḿnh. Mà cả 2 cách đó đều không ổn. Tôi cũng sẽ không làm như thế đối với anh”.

    Trước khi cất cánh để làm nhiệm vụ đầu tiên, Chuck nói: "Dick, tôi không biết ḿnh sẽ làm ǵ".

    Wyman trả lời: “Tôi th́ biết, hăy quên hết những người khác đi. Ở ngay bên cạnh tôi. Đừng để mất dấu tôi”.

    "Được thôi. Nhưng c̣n chuyện thả bom?"

    "Bám chặt tôi lúc tôi lăn vào. Khi thấy bom rơi ra, hăy bấm vào cái nút của anh".

    Rice nói: "Sau khi khởi hành” và quay lưng về phía biển, Dick đặt một điếu x́ gà lên miệng và châm thuốc. “Tôi sẽ đi kiểm tra lại toàn bộ". Tôi bước đi để t́m chỗ dầu ṛ rỉ và hư hỏng rồi quay lại và biểu lộ sự đồng t́nh với anh ấy. Anh ấy cũng đáp lại tôi như thế. Động tác đó làm chúng tôi giảm bớt căng thẳng. Thực sự đúng như vậy. Khi đă đi xa con tàu được 10 dặm, anh ấy dụi tắt mẩu thuốc, đeo mặt nạ vào rồi chúng tôi trở về với công việc.

    Sau một ngày chúng tôi hoàn thành nhiệm vụ trả về. Mọi người nói rằng: "Chúa ơi, ngày hôm nay có 5 tên lửa bám theo anh, Chuck ạ". Họ vỗ vào lưng tôi. C̣n Ron Coalson th́ nói: "5 quả tên lửa. Anh có nghe ǵ không?" Tôi đưa cho anh ta một cái nh́n câm lặng: "Ron ạ, tất cả những ǵ mà tôi nh́n thấy chỉ là mũ bảo hiểm của Dick Wyman. " Tôi không biết có ǵ xảy ra với chúng tôi. Phía ngoài pḥng đợi, Dick Wyman ṿng tay ôm tôi và nói: "Đừng lo lắng như thé, hôm nay anh rất được việc”.

    "5 nhiệm vụ đầu tiên của tôi đă diễn ra như thế. Cũng phải một thời gian dài sau tôi mới nhận biết được Hải Pḥng ở đâu. Chúng tôi tới mục tiêu và lắng nghe lời tṛ chuyện trên đài phát thanh, đâu đâu cũng có SAM. Tôi chưa bao giờ thấy một cảnh tượng nào như thế. Tôi luôn ở bên cạnh Wyman. C̣n anh ấy cũng luôn đeo sát tôi, phải lăn xả trước họng súng mà không quẳng người đồng hành ra ngoài, phải là một người điềm đạm và kiên nhẫn kinh khủng.

    " Sau đó Wyman bắt đầu yêu cầu tôi nh́n ra xung quanh. Anh ấy sẽ không nói, "Được rồi, ra khỏi đó đi mà vẫn tiếp tục thúc ép. Tôi không mất dấu anh ấy nhưng nhiều lần bị hút lại phía sau. Anh nói: "Chết tiệt anh cứ ở phía sau đó th́ giúp được ǵ cho tôi chứ, mà tôi muốn giúp anh cũng chịu thôi. Nếu cứ tụt lại sau tôi như thế, anh chỉ có nước bốc cứt mà ăn thôi”. Tôi rất hiểu: Dick Wyman muốn quan tâm tới tôi và định biến tôi thành một phi công F-8 siêu hạng. Anh ấy rất tỉ mỉ và chỉ bảo tôi rất nhiều điều. Lái máy bay không đơn thuần là điều khiển một chiếc máy bay. Một người có thể đáng mặt là một phi công song nếu không dùng đến cái đầu của ḿnh th́ chẳng đâu vào đâu cả và Dick là người hoạt động trí năo cừ nhất phi đội".

    "Anh ấy cực kỳ kiên quyết chối bỏ những cơ hội tầm thường” anh nói, "Đừng cố làm một anh hùng. Nhưng, thề có chúa, nếu được lệnh, phải thả bom xuống mục tiêu. Anh phải biết những hạn chế của bản thân và để ư đến chúng, v́ có nhiều anh chàng mất mạng chẳng biết điều đó. "Anh ấy dạy cho tôi cách chiến thắng các quy luật. Anh nói: "Vào một đêm xấu trời, khi sàn tàu đen ng̣m đầy nước biển và tràn lên cả mũi tàu và theo quyết định của hạm trưởng, mọi người phải cất cánh c̣n anh cảm thấy sợ hăi như đang ở địa ngục, đừng có cố tranh căi với lăo ta về chuyện thời tiết xấu. Hăy nói "Vâng, thưa ông”. Sau đó hăy đi ra ngoài rồi leo lên máy bay của anh. Chuyến bay trước nó c̣n rất tốt nhưng anh lại sắp gặp trục trặc với nó. Trong vài giây anh sẽ t́m ra chỗ trục trặc của thiết bị F-8 và đó sẽ là một lư do chính đáng để anh được nghỉ bay.

    Duy chỉ có một điều mà Wyman dường như thật cứng nhắc hơi thái quá một chút. Anh rất nôn nóng muốn bắn rơi một chiếc Mig. Anh đă cảnh báo Chuck dừng cản trở anh nếu họ nh́n thấy máy bay địch. Wyman giải thích: "Tôi đang là người đứng đầu và tôi sẽ là người đầu tiên làm được việc đó. Nếu tôi làm hỏng, anh có thể thay tôi. Nhưng đừng hy vọng anh sẽ làm được điều đó”.

    Đó không phải là tâm trạng của riêng Wyman. Nhiều người trong phi đội thậm chí c̣n hiếu thắng hơn anh. Một phi công thiện chiến mà không bắn hạ được một chiếc máy bay địch chẳng khác nào một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp suốt đời chỉ tập luyện mà không được tham gia thi đấu. Mấy tháng vừa qua, máy bay Mig đang tăng cường hoạt động. Trong chuyến thứ 2 và cũng là chuyến cuối tới Yankee Station, một số phi công trở nên bị ám ảnh với việc cho lộn nhào máy bay Mig.

    Chỉ một ngày trước đó, ngày 25/10/1967, sự ám ảnh đó suưt nữa dẫn tới một thảm kịch. Sau hai năm chờ đợi lần đầu tiên, các phỉ công được phép đánh căn cứ Mig Phúc Yên. Khi Cal Swanson và Bob Punches cùng lao tới mục tiêu, Cal nh́n thấy một chiếc máy bay. "Nó đến từ hướng Phúc Yên và trông nó cực kỳ giống một chiếc Mig”, Swanson nói. Chẳng rơ chuyển ǵ xảy ra sau đó. Swanson nói rằng vào thời khắc cuối cùng anh ta mới nhận ra đó không phải là một chiếc Mig mà là một chiếc A-4 của Mỹ nên anh ta bỏ đi. Người khác th́ cho rằng Cal đă bắn tên lửa Rắn chuông vào phi cơ nọ.

    Black Mac th́ nói: "Người phi công bị Swanson bắn đă quay về phàn nàn với chỉ huy phi đội của anh. B́nh thường anh ta rất hoà nhă nhưng hôm đó anh ta giận sôi người lên như quỷ dử vậy. Swanson bắn trượt v́ quả tên lửa không đúng tầm bắn. May mắn khôn tả là anh ta không hạ gục anh chàng đó”.

    John Hellman lại không muốn lên án chuyện đó. “Khi một đội quân đến từ khu vực mục tiêu, đó là một mớ hỗn độn nên rất khó xác định một máy bay. Tôi nói thế để bảo vệ cho việc bắn tên lửa của Cal. Tôi tự hỏi nếu tôi ở vào t́nh thế tương tự liệu rồi tôi sẽ làm ǵ. Tôi sẽ bắn chiếc phi cơ đó? Tôi không cho là thế song phải cẩn trọng khi đánh giá về chuyện đă xảy ra. Tất nhiên cả Swanson và Wyman đều thật liều mạng khi muốn giành được một chiếc Mig bằng mọi giá".

    Dù chuyện ǵ xảy ra đi nữa, ham muốn bắn được những chiếc Mig một phần là v́ sự phấn khích của 4 sĩ quan vào ngày 26-10-1967. Mục tiêu là nhà máy điện Hà Nội. Họ được lệnh cài cắm xung quanh rồi bay đến khu vực ẩn nấp của Mig sau khi nó đă bị tấn công. Chuck Rice cho rằng anh chẳng thể có một cơ hội để tự ḿnh hạ một máy bay địch.

    Chuck Rice kể:

    "Trước khi vượt biển, chúng tôi sẽ đổ nhiên liệu đầy thùng để nhỡ có gặp Mig sẽ đủ. Dick Wyman không muốn đi làm việc đó. Anh ta bảo anh ta phải quay đầu lại tàu. Tôi đồng ư. Tôi, Ron Coalson và J. P. O’ Neil trở thành người chỉ đạo chuyến bay. Có lần Dick Wyman đă bảo tôi "Đừng bao giờ vượt biển một ḿnh. Tôi sẽ bay một ḿnh và tự hỏi tôi sẽ làm ǵ, sẽ đi được bao lâu trước khi nói với J. P là tôi sẽ không vượt biển một ḿnh. Tôi đă sẵn sàng gọi về tàu và nói: "Ông muốn tôi ném bom xuống đâu chứ? Tôi sẽ quay về”.

    J. P. O’Neil - người đàn ông tốt bụng, dễ mến nhất trên đời - hiểu được t́nh thế nên đi được nửa đường, ông bảo: "Tôi sẽ dẫn đường, Ron sẽ chỉ đạo bộ phận, c̣n Chuck, anh bay cùng Ron". Như thế, ông sẽ bay một ḿnh, tôi và Ron sẽ bay cùng nhau. Vấn đề không chừng rất ổn thoả".

    Người chỉ đạo đội quân kêu gọi? "Hăy xông xáo lên!". Ông muốn chúng tôi xông lên và xoá sạch các căn cứ hoả lực pḥng không xung quanh mục tiêu. Đội h́nh tấn công có 25 máy bay, Ron cùng tôi và J. P. đều ở ṿng ngoài. Tôi quan sát xung quanh, mong được nh́n thấy một chiếc Mig vào bất cứ lúc nào. Tôi liếc nh́n Ron và J. P. và nhận thấy bọn họ sắp sửa quay đầu. Khi ở trong một chiếc F-8 có chở bom, một khi bị chậm lại th́ sẽ phải đuổi theo những đám khói chết tiệt. Tại sao tôi bị tụt lại? V́ tôi phạm phải một sai lầm. Lúc sắp quay đầu tôi lại trượt ra khỏi bán kính quay của Ron, mà một khi đă trượt ra ngoài th́ sẽ bị tụt lại sau thôi.

    Ron biết tôi đang ở đâu. Tôi ở phía sau anh ta, nên tôi có thể hỗ trợ anh ta c̣n anh ta lại không hỗ trợ được cho tôi. Tôi đang mắc nh́n Ron và J. P. th́ Ron nói: "Chuck, hăy để ư một quả tên lửa vào lúc 10h”. Khi một quả tên lửa đă bị châm ng̣i hăy ngồi mà quan sát nó qua ṿm máy bay. Nếu nó sắp chuyển động th́ có nghĩa nó sẽ không nhắm vào ta. Mà đúng là nó không chuyển động. Và tiếp sau nó là một quả tên lửa khác. V́ thế tôi cứ nh́n cả 2 quả tên lửa. Bọn họ đă phóng tên lửa theo dấu chúng tôi v́ chúng tôi vượt qua họ cùng một lúc. Quả thứ nhất c̣n tránh được chứ quả thứ hai th́ hơi khó.

    Tôi chửi "chết tiệt" rồi tăng tốc và bắt đầu bay xuống. Tôi nghĩ "không biết nên quần thảo phía trên hoặc bay xuống phía dưới rồi buộc nó phải hạ cánh xuống phía trên ḿnh. "Nếu tôi mà bay phía dưới tôi chắc rằng tốc độ máy bay của tôi sẽ ngang ngửa với tốc độ không khí. Lúc đó trông tôi như đang hút thuốc vậy. Hơn thế nữa lúc muốn bay lên tôi phải bay một chặng 6000 feet ở tốc độ 500 dặm tốc độ không khí, lại c̣n phải mang cả bom. Nếu như tôi không rút ra ngoài chắc là tôi sẽ đâm nhào xuống đất. Tôi sẽ phải thả bom xuống trước khi làm việc đó. V́ vậy tôi nói: "Được rồi, tôi sẽ để nó hạ cánh xuống phía trên tôi". Đó là sai lầm thứ hai của tôi. Tôi cho rằng tôi sẽ có cơ hội thuận tiện hơn nếu tôi thả bom xuống rồi bay phía trước.

    Tôi chờ một lúc, quan sát quả tên lửa đuổi theo ḿnh cho đến khi không c̣n thấy lo lắng nữa. Rồi tôi bắt đầu lượn ṿng. Tôi chỉ làm việc mà tôi phải làm là bay quanh nó. Chiếc tên lửa trông như một đầu chiếc điện thoại đang bay ngang qua và rất gần với tôi. Tôi nghe một tiếng nổ nên nghĩ rằng tôi đă gây ra tiếng nổ đó và bắt đầu lượn ra ngoài. Thậm chí tôi c̣n chẳng để ư đến độ cao của máy bay khi nó bay xuống địa ngục.

    Tôi chẳng dám nói là những điều tôi sắp kể ra đây chỉ diễn ra trong ṿng 3-6 giây, có lẽ là lâu hơn. Nó đă va đập, một cú va đập lớn khiến tôi sợ văi linh hồn. Lửa đă lan tới buồng lái. Mí mắt, cổ và tay tôi đều bắt lửa. Tôi đă tự nhủ là sẽ không nhảy ra khỏi máy bay, miễn là tôi đang bay cao hơn mực nước biển, tôi sẽ cho nó bay tiếp được. Nỗi lo sợ lớn nhất của một phi công là bị bắt giữ Chúng tôi đă nghe kể về Ev Alvarez và Stratton, mọi người đều bảo rằng đến Chúa cũng không thể chịu được sự việc đó. Điều lo sợ thứ hai là bị làm cho tàn tật. Bị giết là điều ít phải lo sợ nhất v́ như thế sẽ chẳng c̣n biết ǵ nữa. Tôi tự nhủ phải đưa cho được máy bay thoát khỏi đây.

    Nhưng nó lại chẳng chịu dịch chuyển. "Ḿnh chết đến nơi rồi". Tôi nói to điều đó ra. Tôi cố gắng với tới tay cầm của chiếc dù nhưng máy bay lắc lư quá dữ nên tôi không làm thế được. Tôi đặt bàn tay trái lên mặt kính đo radar và dựa hẳn vai lên tay trái ép vào ghế ngồi để nó không rung bật lên, đầu gục xuống. Tôi nắm chặt tay cầm của chiếc dù và nghĩ rằng rồi ḿnh sẽ găy lưng mất nhưng đổi lại tôi sẽ thoát khỏi nơi đây.

    Tôi kéo dù. Một lúc sau tôi cảm thấy ḿnh đang lắc lư mạnh. Tôi chẳng hề cảm thấy ḿnh bật ra khỏi ghế và bật dù ra mà chỉ biết ḿnh đang lăn lộn. Đột nhiên tôi ở vào một cuộc chiến hoàn toàn khác so với trước. Cuộc chiến mà tôi tham gia cho tới lúc này phải có tiếng động cơ phản lực của tôi và giọng nói trên đài được phát ra lúc th́ sợ hăi, lúc lại điềm đạm hoặc lạnh lùng. Có cả những bụm khói của hoả lực pḥng không đă nổ. Phía ngoài ṿm máy bay của tôi và cả những chiếc phản lực trắng lượn quanh.

    Ngay khi tôi đang nhàn rỗi như vậy, trời th́ có gió và tôi được nghe tất cả những tiếng ồn này: Tiếng nổ của hoả lực và tên lửa, tiếng rền vang của bom nổ, âm thanh của toàn đội mà thiếu mất âm thanh tiếng động cơ của tôi.

    Vậy mà tôi lại đang ở đó. Nếu ai đă từng chứng kiến - cảnh một đứa trẻ 5 tuổi lạc mẹ ở mái hiên một cửa hàng th́ nó cũng giống như cảnh lơ lửng trên chiếc dù của tôi lúc này đây - Thằng bé con bé bỏng của bà Rice, Chuck Rice, 24 tuổi. Đó là thời khắc thất vọng nhất trong đời tôi. Tôi chực khóc oà và tự nhủ đây không phải là sự thực. Rồi cứ thế tôi trôi dần xuống mà nước mắt lưng tṛng.

    Tôi vẫn c̣n lơ lửng trên không và chợt nhận ra tôi phải thoát khỏi miền Bắc Việt Nam. Tôi tự nhủ phải chạy ra bờ biển, ở đó một chiếc máy bay lên thẳng sẽ đón tôi lên. Tôi biết đội cứu nạn và chưa bao giờ là người hay chạy bộ nhưng giờ đây tôi thấy như ḿnh được gắn động cơ và luôn sẵn sàng chạy ra bờ biển.

    Tôi cố gắng dịch chuyển chiếc dù, lấy hết sức kéo tấm ván lên song nó vẫn không chuyển dời, tôi sẽ không ra tới bờ biển được. Bỗng tôi nghe thấy một tiếng nổ lớn, ngoái lại th́ thấy máy bay của tôi đang bốc cháy. Khi sắp xuống tới mặt đất, tôi thấy rất nhiều người đứng thành một ṿng tṛn lớn trên một cánh đồng lúa. Bọn họ đang ngước lên nh́n tôi. Khi tôi dịch sang phải hay sang trái ở trên không th́ ṿng tṛn phía dưới cũng chuyển động theo tôi. Rơ là tôi sắp hạ cánh xuống giữa đám nông dân đó. Tôi sẽ tiếp đất, chĩa súng ra, phá vỡ ṿng vây rồi đâm đầu về phía các ngọn đồi.

    Rồi tôi cũng chạm mặt đất và ḅ dậy bằng hai tay và đầu gối. Tôi lấy súng ra. Tôi có thể nghe thấy giọng hát ngân vang của họ và ngửi thấy cái mùi phân chuồng bón ruộng đang bốc lên. Đúng lúc tôi sắp di chuyển th́ đất dưới chân tôi như giăn ra. Những người đứng trong ṿng tṛn sắp sửa bắn tôi.



    Phi công Mỹ bị bắt.

    Tôi đặt súng lên cánh đồng để đầu hàng, cúi đầu xuống. Họ tiến lại gần tôi. Tôi có bộ số máy bay và những chiếc ủng đẹp, đó lại là một vùng quê nghèo khó nên tôi cho là họ sẽ giữ lại những thứ đó. Nhưng họ lại chặt hộp số của tôi đi bằng chiếc dao rựa. Tôi cố gắng giúp họ nhằm giải thích song họ cứ vật tôi xuống, cuối cùng tôi phải nằm đó choáng váng và tê điếng. Khi họ xong việc tôi chỉ c̣n lại chiếc áo phông cũ của trường sĩ quan hàng không với một bên màu xanh và một bên màu vàng và một bộ đồng phục hàng hải mà tôi luôn mặc. Tôi không bao giờ mặc đồ lót v́ tôi tính rằng khi nhảy ra ngoài tôi sẽ rơi xuống nước. Tôi chỉ mặc tất len trắng.

    Tôi cho rằng tôi c̣n sống sót đến ngày hôm nay v́ những người bắt được tôi là dân quân. Nếu bị bắn hạ ở vùng nông thôn ao tù nước đọng, thường th́ người ta mong bị nông dân bắt v́ họ rất ṭ ṃ về người Mỹ và họ cũng không phải là những người chịu nhiều hậu quả của việc đánh bom. Nhưng ở những khu vực gần thành phố vốn chịu khá nhiều thiệt hại, người ta lại mong người bắt họ là dân quân v́ nếu là dân làng đó th́ họ chỉ muốn xé họng bạn thôi.

  6. #26
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P26


    Họ trói tay tôi ra sau lưng bằng dây thừng, giải tôi tới một làng gần đó và đưa tôi vào một nơi trú ẩn. Mắt tôi cháy rực lên, cổ th́ đau c̣n bàn tay trông thật khủng khiếp. Hoá ra đó là do những vết bỏng trên bề mặt da. Một người Việt Nam bước vào, tháo dây thừng ra và trói tay tôi về phía trước. Rồi anh ta mời tôi một điếu thuốc. Tôi nhớ tới bài học sống c̣n của tôi và nghĩ. "Bắt đầu rồi đây. Nếu cứ cầm lấy điếu thuốc có nghĩa là bạn đă phạm phải một sai lầm nghiêm trọng và đi ngược lại quy tắc đạo đức". Dù sao tôi cũng không hút thuốc lá mà chỉ hút x́ gà. Do đó, tôi nói: "Không, tôi không muốn".

    Hai người dân quân lại trói tay tôi ra sau lưng, bịt mắt tôi rồi dắt tôi ra khỏi chỗ trú. Qua chiếc băng bịt mặt, tôi thấy một đôi chân phía trước. Họ đưa tôi tới một cái mương, bảo tôi quỳ xuống. Tôi thấy chiếc báng súng nhấn vào gáy ḿnh. Tôi thầm nghĩ. “Tôi đă xem cảnh này trong các bộ phim về chiến tranh thế giới II. Thế là tôi sắp chết hay ít ra là tôi sẽ chẳng c̣n nghe tiếng súng nổ nữa”.

    Dân làng quây quanh tôi la hét và xướng lên những câu khẩu hiệu chống Mỹ. Đầu tôi trống rỗng. Tôi xin chịu. Tôi tê điếng và chỉ chờ viên đạn. Họ bắt tôi đứng lên và dẫn tôi tới một nơi khác rồi ép tôi quỳ xuống. “À, họ không muốn bắn tôi ở đằng ấy. Họ muốn thực hiện việc đó ở đây”. Rồi tôi lại nghe tiếng người ta la thét và hô khẩu hiệu. Được một lúc, họ bắt tôi đứng dậy và lại đưa tôi tới địa điểm khác. Mọi việc lại diễn ra như lần trước. Tôi muốn nói rằng đây là một sự tụ tập đáng ghét. Họ đang dùng tôi để tác động tâm lư đối với người dân địa phương v́ cuộc chiến chống Mỹ.

    Rồi họ tháo băng bịt mặt cho tôi và đẩy tôi vào một chiếc xe zip. Nông dân xếp hàng trên đường. Họ điên cuồng phản đối tôi. Dân quân đẩy tôi đi bằng súng trường.

    Họ cho tôi vào chiếc xe zip, kéo rèm xuống. Họ lái xe đưa tôi qua các làng khác thỉnh thoảng mở rèm ra để mọi người chỉ trỏ tôi nhưng tôi không bị đưa ra khỏi chiếc zip. 3 giờ chiều hôm đó tôi tới nhà ngục Hoả Ḷ mà người Mỹ gọi là Hilton Hà Nội. Tôi bị đưa vào 1 buồng giam và sau đó bị hỏi cung.


    Cứu chữa phi công Mỹ bị thương.

    Người hỏi cung sau này được chúng tôi gọi là "O-ni” tức ONI - Pḥng T́nh báo Hải quân - bởi v́ ông ta không thuộc lực lượng Bộ binh mà thuộc hải quân và ông ta mặc đồ màu xanh lá cây chứ không phải màu xanh nước biển. Có lẽ ông ta hỏi cung hầu hết các anh lính hải quân. Ông ta hỏi tôi tên, cấp bậc, số quân chủng và ngày sinh. Tôi trả lời đầy đủ những câu hỏi đó đến một chừng mực nào đó. Sau đó, ông ta bắt đầu chuyển qua những câu hỏi khác.

    Sau khoảng 15 phút nghe tôi nói là tôi không thể trả lời được, ông ta mỉm cười rồi nói: "Ngược lại, anh phải trả lời tất cả các câu hỏi của tôi “.

    O-ni có dáng người mảnh mai với mái tóc màu lông chuột thân h́nh nhỏ nhắn. ông ta nói tiếng Anh khá chuẩn và nắm bắt những lời châm chính bằng tiếng Mỹ nhanh hơn cả so với những người Việt Nam khác, do đó không thể nói cái ǵ qua mặt ông ta được. Ông ta bảo: "Anh không phải là người Mỹ đầu tiên đến đây. Tôi nói để anh biết, anh phải khai báo cho thành thật. Tôi cho anh 30 phút suy nghĩ. Sau đó chúng tôi sẽ quay lại".

    Lúc trở lại, ông ta hỏi: "Anh đến đây trên con tàu nào? Hạm đội ǵ?"

    Tôi nhắc lại tên, cấp bậc và số binh chủng của tôi.

    Ông ta mỉm cười thích thú rồi nói :"Đă đến lúc rồi đấy”.

    Câu hỏi đầu tiên có liên quan đến thông tin quân sự. Tôi cho là việc leo thang chiến tranh ném bom vùng phụ cận Hà Nội đă bắt đầu vào ngày 24/1, người hỏi cung chắc đang nôn nóng muốn biết người Mỹ sắp tới sẽ ném bom vào mục tiêu nào. Nhưng tôi lại chẳng để ư đến mục tiêu tiếp theo của các cuộc hành quân của chúng tôi. Chỉ đến buổi sáng trước khi lên đường tôi mới biết mục tiêu của ḿnh.

    Người Việt Nam đó chỉ cho tôi một tấm bản đồ và tôi nói: "Chiếc cầu đó. Chúng tôi định đánh bom chiếc cầu đó”

    Ông ta lại bảo: "Anh nói dối, cái cầu đó đă bị hạ sập được 3 tuần rồi."

    Giả sử như đó là Cal Swanson, một sĩ quan cao cấp th́ họ sẽ chẳng v́ thế mà giảm bớt căng thẳng. Tuy vậy, tôi vẫn c̣n căn cước thiếu uư (Thực sự tôi tốt nghiệp là một hạ sĩ quan) . Điều đó chứng minh tôi mới bước sang tuổi 24 và chỉ mới ở Yankee Station được một thời gian ngắn. Theo tôi nghĩ ông ta đă nhận ra rằng tôi sẵn sàng nói bất kỳ điều ǵ mà tôi biết. Nhưng O-ni lại hỏi tên của người chỉ huy Oriskany. Thực sự tôi không thể nhớ được và O-ni thấy rằng khó có thể tin được điều đó".

    Việc Chuck Rice bị bắn rơi đă để lộ ra một cuộc tranh căi đă mấy lần ầm ĩ trong hạm đội được diễn ra dưới h́nh thức một câu hỏi. Đó là: Trong trường hợp một máy bay thực hiện sai chức năng trước hoặc sau khi cất cánh, có nên để ba chiếc c̣n lại tiếp tục thực hiện nhiệm vụ và như thế phá vỡ sự liên kết của hệ thống hai máy hỗ trợ? Cal Swanson và J. P. O'Neil bảo rằng nên. Những người khác trong hạm đội lại cho rằng cần phải sử dụng bộ phần gồm 3 máy bay. Trong một cuộc họp được triệu tập để bàn về vấn đề này, người ta có hỏi ư kiến Dick Wyman. Wyman bảo: "Đó chẳng phải là một ư tưởng khôn ngoan. Theo tôi, chẳng thể nào t́m ra hơn một người làm đúng nhiệm vụ đó".

    Black Mac cùng một số sĩ quan khác nhất trí với ông ta. Khi Chuck Rice rơi xuống, họ xem đó như là một bằng chứng chứng tỏ việc sử dụng bộ phận 3 máy bay thực dại dột. Swanson trở thành đề tài để người ta phê b́nh c̣n J. P. O'Neil th́ bị coi là một kẻ xúi quẩy. Rol Coalson nói, "Thực sự tôi chưa từng nghe người ta dùng từ "kẻ xúi quẩy” để ám chỉ J. P bao giờ nhưng lúc này đây điều đó đang diễn ra. Tôi nghĩ ông ta biết điều đó nên tôi đă tới pḥng ông sau khi Chuck bị bắn rơi và nói với ông: "Này, tôi muốn nói để ông biết rằng, dù có phải xuống địa ngục đi nữa tôi cũng sẽ t́m cách trở về với ông". Ron đă trông thấy chiếc dù và mặc dù John McCain - con trai một đô đốc Hải quân và sau này trở thành nghị sĩ quốc hội bang Arizona - cũng bay xuống cùng lúc với Rice. Coalson chắc chắn rằng chính anh bạn cùng pḥng là người mà anh ta trông thấy đang lơ lửng xuống.

    Trước đó, Rick Minich có sang pḥng họ và buổi tối hôm đó khi bọn họ đang nằm trên giường th́ Minich nói, "Chuck, tôi biết anh sẽ tha thứ cho tôi khi nói ra điều này nhưng đúng ra anh đi th́ tốt hơn tôi. "

    Roal Coalson nhe răng cười và nh́n Minich ra vẻ hiểu ư. Rich không phải người vô tâm. Cũng như Ron, anh ta buồn thương cho việc Chuck gặp nạn. Song cũng không thể để việc mất một người bạn làm hao tâm tổn trí bạn măi được. Và nhiều tháng sau, lúc Rich Minich bị bắn rơi, Ron Coalson đă nằm trên giường ḿnh mà nhắc lại lời khấn nguyện: "Rich, tôi biết anh sẽ tha thứ cho tôi nhưng đúng là anh đi th́ tốt hơn tôi”.

    Ron Coalson để ư thấy cả Herb Hunter, Chuck Rice và Rich Minich đều gặp nạn khi lái chiếc máy bay mang số 206. Thế là anh ta cố tránh để không bị giao cho con số đó. Đồng thời anh ta cũng thấy rằng một con số bất thường các phi công đều bị bắn rơi sau khi bị mất tiền trong tṛ chơi bài đêm hôm trước. Đó là trường hợp của Rice và Minich. Một đêm, khi một phi công thuộc hạm đội cũ của Frank Elkins mất gần 300 đô trong 1 ván bài, Ron đă theo dơi xem điều ǵ sẽ xảy ra. "Sau khi mất tiền, anh ta nói với chúng tôi "Ngày mai tôi sẽ viết cho các anh một tấm séc" rồi đứng dậy để đi nhưng sau đó lại nói "không, tôi nên trả cho các anh tối nay th́ hơn". Ngày hôm sau, anh ta bị tấn công và phải nhảy ra ngoài và người miền Bắc Việt Nam đă bắn vào mặt anh ta khi anh ta c̣n ở trên dù. Đó là lần cuối cùng chúng tôi chơi bài tây.

    Dick Wyman thường quên ngay những phi công bị bắn rơi. Nhưng với Chuck Rice lại khác. Wyman cảm thấy rất tồi tệ Chuck đă làm trợ thủ cho anh, vậy mà anh lại không ở đó để bảo vệ anh, ít ra th́ Chuck cũng đă cố gắng để thực hiện nhiệm vụ của anh. C̣n với E. D Goodpaster (không phải tên thực) th́ Wyman lại thấy vô cùng tức giận. Đối với Wyman, Goodpaster là hạng sĩ quan tồi tệ nhất, một viên chức hải quân luôn lần khân trong nhiệm vụ và lo sợ không dám nắm lấy cơ hội cần thiết. Sau khi Chuck Rice bị bắn rơi, mối quan hệ giữa Wyman và Goodpaster càng trở nên căng thẳng khiến sự nghiệp của Wyman bị đe doạ v́ anh được giao cho phụ trách hành chính với tư cách là trợ lư của Goodpaster ở bộ phận bảo dưỡng.

    Goodpaster là một chỉ huy cấp bậc thiếu tá, dễ nh́n, cao 6 ft 2, cái đầu hói làm ông ta trông già hơn so với tuổi ông ta làm việc ở Cục Tổ chức nhân sự tại Bộ Chỉ huy Hải quân Mỹ ở Washington. "Ở vào vị trí của ̣ng ta, ông ta có thể giật dây để có được phi đội mong muốn và với một lư do nào đó, ông ta chọn phi đội 162". Cal Swanson đă nói như vậy. Và khi Goodpaster đăng kư, Swanson bảo với ông ta: "Ông sẽ làm sĩ quan bảo dưỡng. Nếu công việc không suôn sẻ, ông sẽ phải nhận nhiệm vụ trên một con tàu khác". Goodpaster đáp lại ông ta sẽ không chuyển sang con tàu thứ 2. Điều này làm Cal ngạc nhiên v́ mọi người ai cũng phải làm như thế cả.

    "Ông ta nói với tôi: "Tôi đă có kế hoạch để được gọi trở lại Washington khi chuyến đi này kết thúc". Swanson cho là ông ta đă vạch sẵn mục tiêu phấn đấu trở thành Đô đốc Hải quân. Dường như ông ta gia nhập hạm đội đơn thuần chỉ để có thêm tấm vé đảm bảo. Ông ta cần một chuyến chinh chiến để ghi vào hồ sơ của ông.

    Swanson không hề hài ḷng với vai tṛ sĩ quan bảo dưỡng của Goodpaster. Một số phi công cho là Cal đă quá lo lắng về số máy bay dự trữ. Anh ta muốn cả phi đội ở ngoài đó với mỗi bệ phóng máy bay phản công. Swanson cho là Goodpaster không hề kiểm tra xem các thuỷ thủ binh nh́ khắc phục sự cố có đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian không. Lại c̣n có cả việc máy bay đă được sửa chữa song lại không được sắp xếp cho kịp lúc để phóng lần tiếp theo. Anh ta triệu tập cuộc họp bộ phận bảo dưỡng vào chửi um lên. Goodpaster rất bực tức Sau cuộc họp ông ta nói với Cal: "Anh đă bán rẻ tôi".

    Swanson đáp lại "Ông sẽ không phải hứng chịu điều đó nếu ông làm tốt nhiệm vụ của ḿnh".

    Swanson lại biết thêm một chuyện nữa khi t́nh cờ nghe được mẩu đối thoại giữa 2 sĩ quan cấp dưới. Goodpaster và 1 trong 2 sĩ quan cấp dưới đang ở trong t́nh trạng sẵn sàng báo động đêm hôm đó, nếu cần thiết, Goodpaster sẽ là người đầu tiên được phóng đi.

    Một hạ sĩ quan đă nói với người kia: "À, anh nên chuẩn bị để được phóng đi th́ tốt hơn. Goodpaster sẽ chẳng làm cái việc đó đâu”. Như vậy có nghĩa là Goodpaster sẽ t́m ra những sự cố giả tưởng để trốn tránh nhiệm vụ.

    Khi Goodpaster làm nhiệm vụ trên biển, hành động của ông ta làm Wyman phải tức giận. Wyman nói: "Hai lần ông ta rời vị trí của ḿnh và không đáp lại khi tôi gọi tới. Tôi t́m thấy trợ thủ của anh ta và đưa anh ta ra ngoài. Như thế tôi cùng trợ thủ của ḿnh sẽ phải ở lại đó lâu hơn và có thể bị bắn c̣n người ta sẽ t́m thấy ông trên mặt nước biển và hỏi: "ông đă đi đâu vậy?" Th́ ông ta sẽ trả lời: "Các anh không nh́n thấy căn cứ SAM đó à? Tôi định tới đó để xoá sổ nó. " Một câu chuyện hoàn toàn bịa đặt”.

    Goodpaster là người niềm nở và nh́n chung được yêu mến. Một vài phi công không hề muốn tin là ông ta có thể lẩn tránh trách nhiệm. Ngoài ra, họ c̣n chỉ ra rằng Goodpaster nhiều tuổi hơn và lại có một gia đ́nh thành đạt. Có lẽ ông ta c̣n quá nhiều thứ để đánh mất Wyman sẽ không chấp nhận điều đó. Anh nói, hăy lấy Dick Leach làm ví dụ, chàng ta cũng có 4 con. Leach đang sụt kư v́ cứ lo là ḿnh sắp chết. Trước khỉ làm một nhiệm vụ khó, anh ta thường đến nguyện để cầu nguyện rồi sau đó ngồi suốt đêm trong pḥng chờ không ngủ. Nhưng anh ta sẽ nói: "Tôi sẵn sàng nói với ông rằng, tôi chẳng lấy làm thích thú ǵ song tôi sẽ lên đường và làm hết khả năng của ḿnh". Wyman khâm phục Leach v́ tính trung thực của anh ta. Anh luôn cảm thấy dễ chịu khi bay qua biển cùng anh ấy. Với Goodpaster th́ hoàn toàn ngược lại.

    Một hôm, hạm đội được giao nhiệm vụ tấn công các căn cứ hoả lực pḥng không ở vùng ven Hải Pḥng. Khi họ được lệnh đi tiên phong dẫn đầu đội quân, Wyman quyết định để mắt tới Goodpaster. Anh bay theo ông ta và quan sát Goodpaster thả bom xuống cánh đồng lúa rồi quay đầu ra biển.

    Wyman nói: "Trợ thủ của ông ta ở lại với chúng tôi, sau khi chúng tôi rời mục tiêu, Goodpaster bắt đầu gọi đến. Ông ta muốn gia nhập vào đội bay của chúng tôi”. Tôi đă nói "Ông ta sẽ không làm được việc đó. Tôi sẽ không chỉ chỗ của chúng tôi cho ông ta. ông ta t́m được chúng tôi ngay trước khi chúng tôi trở về tàu.

    " Tôi sẽ đi đầu”, ông ta nói.

    "Không, tôi sẽ đi đầu”, tôi nói.

    “Tôi đă bảo là tôi sẽ đi đầu”.

    “Tôi không muốn tranh căi chuyện đó ở trên không. Ông ta là thiếu tá c̣n tôi chỉ là đại uư. Ông ta đă dẫn đầu đội quân và hạ cánh đầu tiên. Tôi về đến nơi ngay sau ông ta.

    Tôi điên tới mức không thể chịu được điều đó. Tôi ra khỏi máy bay mà tim đập dồn dập. Ông ta đang tháo đai ra và sắp cho chân lên. Tôi chửi ngay: "Đồ con hoang đồi bại. Ra khỏi đó nếu không tao sẽ đâm vào họng mày ngay trên boong bây giờ”.

    Ông ta bước trở vào máy bay và hỏi: "ông có chuyên ǵ vậy?”

    "Ông đă thả bom xuống rồi bỏ chúng tôi ở đó” - Tôi nói - "Tôi đă nh́n thấy hết”.

    “Tôi không làm điều đó”. Ông ta căi.

    Khi họ tới pḥng chờ, Wyman run lên và gần như không kiềm chế được nữa. Anh tin chắc rằng cái mà anh coi là tính nhát gan của Goodpaster đang đe doạ tới mạng sống của quân nhân. Nếu Goopaster không gánh vác được trách nhiệm, ông ta nên ra khỏi quân ngũ trước khi ông ta kịp giết ai đó. Những phi công khác ở pḥng chờ x́ xầm là họ sẽ không làm trợ thủ bay cùng Goodpaster trong bất kỳ cuộc tấn công nào nữa. Goodpaster vẫn cứ xử sự như không có việc ǵ xảy ra vậy ông ta nói với mọi người. "Các anh không trông thấy căn cứ SAM mà tôi gặp phải à?"

    "Cứt ấy”, Wyman quặu cọ. "Chẳng có căn cứ SAM nào sất." Anh bước tới tấm bản đồ và chọc mạch đến mức ngón tay của anh gần như xuyên qua tấm bảng "bom của ông đánh trúng ngay cánh đồng lúa này ".

    "Được rồi, Dick, ngừng lại và hăy thư giăn đi” Cal Swanson nói.

    "Ông ta nhầm rồi đội trưởng ạ”. Goodpaster nói thêm "Đúng là có một căn cứ hoả lực mà".

    Swanson đổi chủ đề, cuộc tranh luận chấm dứt mà không giải quyết được vấn đề ǵ cả. Tuy nhiên, Cal đă bắt đầu giữ các hồ sơ để xem Goodpaster có khuôn mẫu nào trong bài "biểu diễn" chiến đấu của ông ta không. Anh đă bắt tay thực hiện vào cái đêm mà anh nghe lỏm được câu chuyện của 2 viên hạ sĩ quan. Chừng đó cũng đủ chắc là đêm đó Goopaster sẽ ra khỏi máy bay viện cớ là có sự cố.

    Swanson nói chuyện riêng với Bob Punches để hỏi ḍ anh ta có để ư ǵ không. Bản thân Punches rất mến Goodpaster. Anh coi ông ta là một sĩ quan hải quân đáng học tập trong giới công quyền, anh nghĩ rằng Goodpaster có tài viết lách - ông ta c̣n viết chữ đẹp nữa, không như Swanson, Punches nghĩ rằng Goodpaster đă điều hành bộ phận bảo dưỡng rất tốt. Nhưng Punches cũng thừa nhận rằng anh thấy có lúc, đúng là Goodpaster không chân thực. Ví như cái đêm mà khoang lái của họ có một đám lửa nhỏ Saint Elmo những đợt tích điện vô hại giống như ánh chớp do các ion gây ra th́ Goodpaster thề rằng ông ta đă bị bắn và sắp chết.

    Một lần khác Goodpaster phải chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ kiểm soát hoả lực pḥng không. Ông ta phải đi tới mục tiêu và ông đă nói "máy bay của tôi có vấn đề về điều áp” Punches nhớ lại. "Khoang của tôi đầy khói nên tôi chẳng thấy ǵ". Tôi bay ở gần ông ta nhưng có thấy khói đâu. V́ thế, Boby Walkin trợ thủ của ông ta nói "Tôi đă trông thấy mục tiêu”, và chúng tôi lăn xả vào. Khi chúng tôi trở lại pḥng chờ, ông ta đă bịa ra câu chuyện này.

    Ron Coalson nói: "Về mặt cá nhân th́ tôi thích ông ấy. Tôi nghĩ ông ấy thật nổi trội khi làm công việc của một sĩ quan bảo dưỡng. Nhưng ông ta lại vô cùng mâu thuẫn với bản thân khi không thể đối mặt với điều mà ông ta lo sợ. Tôi nghĩ ông ta sợ không dám nói thẳng ra là ông ta đă dựng lên một thứ truyền thuyết”.

    Swanson đă viết thư kể cho vợ nghe chuyện đó. "Nell ạ, anh vốn là người theo thuyết định mệnh nhưng ở trên con tàu này anh đă phải cam chịu một thực tế là không thể cứ lo ngay ngáy đến chuyện đó được. Đó chỉ là một hoặc hai trong số những chuyện lớn nhất mà anh muốn nói đến. Chỉ với thái độ đó mới có thể sống thanh thản được. Thế mà trong hạm đội của bọn anh lại có đến một vài thiếu tá luôn lo lắng về chuyện gia đ́nh. Như thế th́ chỉ làm cho hiệu quả chiến đấu giảm đi thôi".

    Anh kể chuyện về Dick Leach: "Anh ta muốn về thăm gia đ́nh. Anh không thể trách anh ta được, nhưng Dick đă nói thẳng ra là anh ta thừa biết ai phải tham gia bao nhiêu trận đấu lớn và thắc mắc về việc anh ta bị giao cho quá nhiều nhiệm vụ. Anh ta chẳng nói ǵ ngoài một thực tế là anh ta lo ngại chuyện đó điều này cho thấy anh ta phải miễn cưỡng nói ra sự thật. Dẫu sao th́ anh ta cũng chưa bao giờ bỏ lỡ một chặng bay nào và làm nhiệm vụ khá tốt".

    Goodpaster là nỗi lo lớn của anh. "Tôi cho là ông ta thực sự sợ hăi và phải đấu tranh tư tưởng mỗi khi nghĩ đến một yếu tố nào có liên quan đến nguy hiểm, kể cả khi bay ở những khu vực ít bị đe doạ th́ ông ta vẫn ở cao đến mức chẳng nh́n thấy ǵ. Tôi thấy nghi ngờ về khả năng ông ta vượt qua được nó. Một ngày nọ, khi đang bay cùng gần 20 chiếc máy bay khác, ông ta là người duy nhất kêu lên là có một tên lửa đang nhằm vào họ. Chắc là ông ta đă tưởng tượng ra nó. Trước đây, chúng tôi đă từng thấy rằng khi máy bay có một sự cố nhỏ là ngay lập tức ông ta gộp nó vào biến thành nhiều sự cố lớn".

    “Thậm chí có lúc ông ta phóng đại đến độ làm các thành viên của đội bay phải xấu hổ. Cho đến lúc này, tôi vẫn là người duy nhất biết tất cả chuyện này, họ không bàn bạc công khai song tôi biết các hạ sĩ quan không thích bay cùng ông ta. Nhưng thật không may hôm nay ông ta lại được phân công dẫn một đội bay vào Hà Nội. Tôi nói trước với ông ta: "Tích cực lên?" nhưng rồi ông ta vẫn không nhận nhiệm vụ c̣n chúng tôi cũng chẳng biết có sự cố ǵ với máy bay.

    Một tuần sau, Dick Leach bị tên lửa phản lực tấn công. Anh ta đă đưa được nó trở về tàu dù máy bay đă bị hư hỏng nặng. Vài tuần sau Leaeh đă bay đi làm nhiệm vụ và lại bị tên lửa đánh trúng. Anh ta lại sống sót và tiếp tục sứ mạng của ḿnh. Dù có phấp phỏng lo lắng nhưng Leach thật dũng cảm. Nó cho mọi người thấy rơ hơn sự đối lập giữa anh ta và Goodpaster.

    Swanson cho rằng đă đến lúc phải làm ǵ đó. Anh kiểm tra những ghi chép về 12 chuyến bay đêm theo lịch tŕnh gần đây nhất của Goodpaster để xem đă mấy lần ông ta không cất cánh được v́ sự cố máy bay. Sau đó anh c̣n kiểm tra sổ ghi chép của bộ phận bảo dưỡng để xem xem các sự cố đă được khắc phục như thế nào. Gần 3/4 trường hợp anh phát hiện ra rằng bộ phận bảo dưỡng không thể t́m được sự cố máy bay của Goodpaster. Thật cẩn trọng không để người khác biết ḿnh đang làm ǵ, một tối Swanson đă gọi Goodpaster vào pḥng, mời ông ta ngồi để nói chuyện.

    "Đối với tôi chuyện này thật lạ và tôi rất ghét khi phải làm thế này” - Cal mào đầu - "nhưng tôi cho là chúng ta nên thẳng thắn với nhau. Tôi có nghe nhiều lời nói bóng gió trong pḥng chờ. Tôi đă tự lật lại và phân tích vấn đề và có bằng chứng cho thấy ông không cho máy bay cất cánh với lư do khống để trốn nhiệm vụ”.

    Goodpaste đỏ mặt lên: "Điều đó không đúng. Mỗi máy bay tôi không cho cất cánh đều là máy bay có vấn đề”.

    Swanson đoán biết được là ông ta sẽ phủ nhận. Anh lôi hết các sổ ghi chép mà anh đă thu thập được và chỉ rơ cho ông ta thấy. Anh coi dữ liệu về các sự cố là quân chủ bài của anh nhằm chỉ rơ Goodpaster đă lẩn tránh trách nhiệm mà không phải dùng tới từ "nhát gan". Swanson muốn tránh đối đầu về vấn đề Goodpaster có là một kẻ nhát gan hay không. Lời buộc tội đó ít ra cũng sẽ dẫn tới sự khó chịu khôn cùng. Hoặc là nó sẽ đập vào mặt Cal Swanson sẽ phải triệu tập một tiểu ban thăm ḍ về tính khí của phi công để c̣n nâng đỡ Goodpaster nếu phải gán cho ông ta cái danh hèn nhát. Tiểu ban đó cần phải có những dữ liệu sâu rộng và chứng cứ có tính thuyết phục cao chứ không chỉ đơn thuần là sự tức giận của một vài hạ sĩ quan về việc một thiếu tá vốn có quan hệ tốt với Washington bỏ chạy khỏi chiến trường. Thêm vào đó thể diện của phi đội 162, của chỉ huy hạm đội sẽ ra sao khi một thành viên của đội bi buộc tội công khai về tính hèn nhát.

    Chuyện của Goodpaster thật khó bàn. Rơ ràng ông ta nắm được điểm yếu của Swanson. Có một kẽ hở trong sổ sách mà Swanson đă tập hợp được. Thật bất thường khi một phi công không chịu cho máy bay cất cánh trong khi bộ phận bảo dưỡng không thể t́m ra nguyên nhân. Ví dụ như khí hậu nhiệt đới ẩm ướt có thể tạo ra một mạch điện ngắn trong hệ thống điện phức tạp của máy bay nhưng cho ít phút dưới ánh mặt trời là nó lại ổn ngay. Cũng có những vụ chập điện nhất thời đă gây thiệt hại cho máy bay, đặc biệt đối với F-8. Goodpaster căi rằng ông ta đă ở vào trường hợp như vậy. Ông ta bảo, đó chỉ đơn giản là một sự t́nh cờ khi sự cố của ông ta cứ kéo dài trong một đêm. Ông ta lấy danh dự mà nói với Swanson rằng ông ta không dám nói khác đi. Cuộc tranh luận kéo dài thêm 20 phút nửa.

    Cuối cùng Swanson đă phải chấm dứt một cách nhẹ nhàng "Được rồi, dù sao đi nữa ông cũng đă nổi tiếng với việc không dám bay vào ban đêm. Tôi thiết nghĩ ông phải thay đổi việc đó bằng cách đừng để nó xảy ra nữa".

    Cal kể với Nell: "Khi anh nói xong, ông ta vô cùng tức tối mặc dù anh đă cố hết sức nhẹ nhàng. Ông ta xin lỗi và không muốn thừa nhận là ông ta sai". Anh báo trước với Nell rằng có thể cô sẽ gặp phải thái độ lạnh lùng từ phía vợ Goodpaster đang sống ở gần đó tại San Diego.

    Mặc dù anh không muốn nh́n nhận sự việc theo chiều hướng đó, Swanson phải thừa nhận là Goodpaster đă giành thắng lợi trong lần đối mặt đó. Cal rất tự hào với hiểu biết của bản thân về cách thức vận hành trong hải quân, về sự khác biệt giữa những việc nên làm và thực tế diễn ra. Một trong những chuyện mà cả hạm đội hay công kích Swanson đó là anh quá nhạy cảm về chính trị. Tuy nhiên, trong vấn đề của Goodpaster, anh đă gặp phải đối thủ ngang sức. Goodpaster hiểu quá rơ về bộ máy quan liêu và những hạn chế của nó. Hy vọng duy nhất của Swanson là cho ông ta một bản hạnh kiểm xấu khi chuyến đi kết thúc, Nhưng điều đó th́ có hề hấn ǵ đối với người có mối giao hảo với Lầu Năm Góc.

    Goodpaster sẽ dùng chính bản kiểm điểm đó làm vũ khí đe doạ Dick Wyman. Là trợ tá của Goodpaster, Wyman sẽ được ông ta phân loại trong bản kiểm điểm và bản kiểm điểm đó sẽ được đưa vào hồ sơ cá nhân của anh làm ảnh hưởng tới sự nghiệp của anh trong ngành hải quân. Bản kiểm điểm đó phải được Swanson phê duyệt. Nhưng Wyman lại chẳng biết ǵ về thái độ của Swanson đối với Goodpaster nên cho rằng bất kỳ điều ǵ mà Goodpaster nói th́ Swanson cũng sẽ chấp nhận. Các sĩ quan cấp cao cũng đành chịu.

    Black Mac đă tuyên bố rất hùng hồn là "một bản kiểm điểm không thể gây tổn hại ǵ cho tôi được trừ khi nó được phịa ra rồi dán trước mắt tôi”. Trước mắt mọi người, Wyman cũng tỏ ra như thế. Chẳng có vấn đề ǵ cả. Anh là phi công chuyên chiến đấu mà. Đó mới là điều quan trọng. Goodpaster là kẻ hèn nhát đang doạ mạng sống trợ thủ của ông ta và cả những người khác một vết nhơ đối với hải quân. Nếu ông ta có phê hạnh kiểm xấu cho anh th́ đó cũng chỉ là việc của ông ta thôi. Chỉ có điều những ǵ được viết trong đó không phải là sự thực. Dick Wyman rất say mê với sự nghiệp hải quân mà anh biết trước mắt c̣n nhiều rắc rối đang chờ.

  7. #27
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P27


    Tháng 1/1968, chúng tôi - Du ke, Baron và tôi (Chuck Rice) - được gom lại và chuyển sang trại giam khác gọi là vườn thú. Chúng tôi vẫn chưa liên lạc với các tù binh Mỹ khác. Người hỏi cung tại vườn thú trông giống như một anh chàng người châu Âu. Ông ấy viết và nói tiếng Anh rất trôi chảy.

    Chúng tôi hỏi nhau "anh chàng nào đây?" - ông ta không phải người Việt Nam. Ông ta chỉ là đồ đinh gỉ.

    "Cẩn thận đấy”. Người hỏi cung nói: "Nếu không muốn tôi gây khó dễ".

    Chúng tôi nói với nhau: "Hừ, người châu Âu th́ có uy quyền ǵ ở đây. Ông ta đang cố doạ chúng ta đấy”.

    Một hôm, chúng tôi đi ngang qua một căn pḥng được gọi là pḥng trực, nh́n lên qua cửa sổ tôi thấy một gương mặt. Tôi huưch tay Du ke và Baron nói: "Nh́n ḱa. Một người Mỹ”.

    Baron nói: "Đừng nh́n. Đó là cái bẫy của người Việt Nam. Họ đang cố gắng để cho các anh liên lạc, rồi chúng ta sẽ phải chuốc lấy rắc rối".

    Tôi nói: "Thôi nào, lại đây mà nh́n gương mặt đó. Chàng ta có nụ cười ngoác tận mang tai và đôi mắt tṛn xoe. Đó là một tù binh nữa".

    Baron trở nên căng thẳng và trở về buồng giam. Đó là dấu hiệu đầu tiên cho chúng tôi thấy rằng anh đang trở nên hoang tưởng. Baron cho rằng buổi hỏi cung của anh chứng tỏ anh là một người thất bại nặng nề. Anh ngày càng bị ám ảnh với ư nghĩ chống lại người Việt Nam. Sau này chúng tôi biết khi c̣n là một đứa trẻ, Baron gần gũi với mẹ hơn so với người bố làm công nhân xây dựng. H́nh như anh cảm thấy anh chưa bao giờ sống đúng với ước vọng của bố. Baron luôn luôn phấn đấu và người ta cứ nghĩ anh là loại người mà trong quan hệ ở trường học hay bị mọi người bịp bợm. Anh làm việc và học tập chăm chỉ và có lẽ là một sĩ quan không quân giỏi. Anh chưa qua trường đời trước khi được đưa sang tham gia chiến tranh, nhưng anh đă xem bộ phim "Ứng cử viên người Măn Châu”, đối với anh nó thể hiện xác thực những ǵ chúng tôi đang chống lại. Người cộng sản đang định tẩy năo chúng tôi là kích động chúng tôi chống lại chính đất nước của chúng tôi.

    Baron phản đối việc chúng tôi liên lạc với các tù binh khác. Duke và tôi nhận thấy chúng tôi sẽ phải bắt liên lạc khi không có anh ấy, mặc dù anh là một thiếu tá có cấp bậc cao hơn chúng tôi. Mọi người ở trong trại đang cố liên lạc với chúng tôi nhưng chúng tôi không biết mật mă, ám hiệu. Tôi nh́n thấy một người Mỹ phía trong một cửa sổ đang làm những cử động bằng bàn tay thật kỳ cục. Tôi hỏi Duke: "Anh chàng đó bị ǵ vậy? Anh có cho là anh ta bị rồ không?". Các tù nhân ở buồng giam kế bên gơ vào tường chúng tôi, đó không phải là tiếng cạo râu cắt tóc.

    Cuối cùng, sau một tuần, chúng tôi nhận ra những ǵ chúng tôi được nghe và nh́n là mă bảng chữ cái. Nó được gọi là mă gơ Smitby Harris, lấy tên của người tù mang nó sang Hà Nội. Nó trở thành cách thức liên lạc quy củ của các tù nhân chiến tranh. Bảng mă đó được chia thành một h́nh vuông, bề ngoài giống như một hộp giải ô chữ với 5 hàng ngang, 5 hàng dọc. Hàng ngang đầu tiên là các chữ A-B-C-D-E. Để phát âm một từ gồm một trong số các chữ này, phải gơ vào tường để cho biết nó ở hàng ngang thứ nhất sau đó ngừng lại rồi gơ nhanh một lần để chỉ A, hai lần chỉ B, ba lần chỉ C rồi cứ thế tiếp tục. Hàng thứ hai là F-G-H-I-J. Phải bắt đầu bằng 2 lần gơ để cho biết chữ đó ở hàng ngang thứ hai, sau đó ngừng lại và gơ nhanh một lần để chỉ F, hai lần chỉ G, v. v. Phần c̣n lại của bảng chữ cái được ghi theo cách tương tự, bỏ chữ K và thay thế bằng chữ C khi cần thiết để có 25 chữ chứ không phải 26 chữ.

    Dog được phát âm như thế này: Gơ. . . gơ - gơ - gơ . Gơ gơ gơ. Gơ - gơ - gơ. Gơ - gơ... gơ - gơ.

    Vài ngày sau, chúng tôi đă rơ bảng chữ cái hơn. Có điều chúng tôi phát âm kém vô cùng. Khi có ai đó gơ cho chúng tôi một thông điệp, chúng tôi phải nói "Không! Nhanh quá, làm lại đi". Và sau đó, rất kiên nhẫn người gửi sẽ gơ, T - H - D. "Oh? Được rồi!” Chúng tôi t́m một mẩu gạch vụn và cố gắng viết các thông điệp xuống để hiểu chúng có nghĩa ǵ. Kết thúc chúng tôi sẽ có một mớ chữ và phải có thêm thời gian để tách chúng ra thành các từ. Lúc đầu, đó là một tai hoạ.

    Sau rất nhiều công việc nặng nhọc, chúng tôi đă có thể liên lạc được. "Đây là tên chúng tôi. Chúng tôi có người thứ ba ở cùng buồng nhưng anh ấy không muốn chúng tôi nói chuyện”. Thông điệp của chúng tôi được chuyển đi khắp nhà tù. Chẳng ai quan tâm đến việc Baron không muốn liên lạc. Điều đó đă từng xảy ra với các tù binh chiến tranh.

    "Khi nào chiến tranh kết thúc? Chuyện ǵ đang xảy ra ngoài kia?". Mọi người hỏi.

    Dĩ nhiên người miền Bắc Việt Nam đă bắn rơi đúng hai thằng câm điếc nhất ở Yankee Station. Duke và tôi đă không hề đọc báo nên trả lời: "À, chúng tôi không biết, có lẽ nó sẽ kết thúc trong ṿng vài ba năm nữa".

    Điều tiếp theo chúng tôi biết được là mọi người ở trong tù đều ghét chúng tôi. "Tại sao hai thằng ngu bọn anh không mang cho chúng tôi một ít tin tức?". Bây giờ th́ đó là một bài học ở đời: Nếu bạn phải tham gia bay trong một trận đấu và có thể bị bắn rơi, bạn phải biết những ǵ đang diễn ra trên thực tế sau đó đưa tin tức tới trại giam tù binh chiến tranh.

    Sau đó, chúng tôi lại gửi đi thông điệp: "Chúng tôi phải kể cho các anh vài chuyện. Chúng tôi đă chịu thua. Chúng tôi đă thú nhận tất cả. Chúng tôi đă ghi âm".

    Họ trả lời chúng tôi: "Các anh đúng là những đứa con hoang đáng tội nghiệp. Mọi người ở đây đều đă thú nhận tất cả theo cách này hoặc theo cách khác. Đừng có ngồi đó mà ân hận nữa, mà hăy học cách sử dụng hệ thống liên lạc".

    Tôi hoá ra là một người may mắn khi bị viêm ruột thừa. Tôi chưa bao giờ đau đớn quá hai lần. Thế rồi một buổi sáng tôi gần như kiệt sức. Người Việt Nam vào pḥng, khám qua cho tôi, rồi đưa tôi vào pḥng chụp X - quang. "Chúng ta cần phải mổ”. Họ nói. "Nhưng chúng tôi sẽ không mổ nếu không có anh cho phép".

    Cơn đau đă dịu xuống, nhưng tôi cho rằng nếu tôi từ chối và đó thực sự là bệnh viêm ruột thừa, lần tới có thể họ sẽ chẳng làm ǵ hết. V́ vậy tôi đồng ư.

    Trong ṿng 15 phút, tôi được đưa vào pḥng rnổ. Các bác sĩ phẫu thuật là người Pháp hay người Nga ǵ đó chăm chú theo dơi, và không hề nói chuyện với tôi dù chỉ một lời. Vào đầu giờ chiều, tôi được đưa về pḥng giam.


    Cứu chữa tù binh phi công Mỹ.

    Sau khi hai tù nhân cố gắng trốn trại năm 1969 người Bắc Việt đă nghiêm ngặt hơn. Họ không thực sự giỏi về việc giải quyết các ư định tẩu thoát của tù nhân và đó là quyết định chấm dứt hệ thống liên lạc của chúng tôi. Không ai trong pḥng chúng tôi bị tra khảo. Viên sĩ quan cao cấp trong một pḥng giam đă bị điều tra đến mức phải từ bỏ quyền chỉ huy trong ṿng ba tháng. Rồi anh ta bảo: "Tôi nghĩ là tôi đă dũng cảm quay lại. Tôi sẽ gánh lấy trách nhiệm".

    Pḥng tôi có rất nhiều xáo trộn, rốt cuộc tôi đă phải vào một pḥng biệt giam với hai tù nhân khác, một người là Ev Alvarez, tù nhân chiến tranh đầu tiên ở Hà Nội, anh này đă bị hạ và bắt sống trong sự kiện vịnh Bắc Bộ năm 1964. Một sáng nọ tôi đă bật dậy và gào lên: "Mẹ kiếp Nixon! Sao ông không dừng cuộc chiến quái quỷ này lại đi? Tôi đă bị cho ra khỏi hải quân và vẫn đang sống, và giờ lại ngồi ở một nơi thảm hại thế này đây”.

    Ev Alvarez nh́n tôi một cách b́nh tĩnh: "Chuck, đừng oán than về nó” - anh ta nói - "sau năm năm đầu, đó sẽ là một miếng bánh ngọt đấy”.

    "5 năm ư. Tôi sẽ chẳng ở đây lâu như thế. Tôi không thể đợi đến 5 năm được"

    Thái độ của chúng tôi đối với cuộc chiến tranh Việt Nam đă bắt đầu thay đổi. Bạn đă bắt đầu đặt câu hỏi và xem xét theo quan điểm của người Việt Nam và của chúng bạn. Khi bạn nhận ra rằng những người nông dân đă phải chịu thiệt hại như thế nào, bạn cảm thấy cảrn thông với họ. Thế nhưng, bạn vẫn mong muốn nước Mỹ giành thắng lợi. Một vài tù nhân bắt đầu hợp tác tích cực, nhưng tất cả người khác vẫn cho người miền Bắc Việt Nam thấy rằng họ vẫn c̣n phản đối dữ dội. Đôi lúc chúng tôi c̣n nói với các vị thẩm cung: "Chúng tôi sẽ thắng lợi”.

    "Không, chúng tôi sẽ thắng”, họ nói.

    "Chúng tôi không nghĩ thế. Thời gian sẽ trả lời."

    "Đúng thế. Các anh có thể sẽ phải ở đây trong rất nhiều năm nữa."

    "Có thể. Nhưng chỉ khi các ông không giết chúng tôi. Một ngày nào đó tôi sẽ về nước, và các ông sẽ ở lại đây trong suốt quăng đời c̣n lại. V́ thế các ông sẽ đánh mất tất cả". Họ không thích khi chúng tôi trả lời như vậy.

    Đối với tôi ở tù hoá ra lại là cơ hội để học tập, không chỉ là việc t́m hiểu đất nước Việt Nam mà c̣n có thể mở rộng kiến thức nói chung. Tuổi b́nh quân của tù nhân chiến tranh là 30. Hơn 80% có bằng tốt nghiệp đại học, và nhiều người có tŕnh độ học vấn rất xuất sắc. Tôi chỉ là một chàng trai trẻ. Và tôi đă học hỏi rất nhiều thứ.



    Đầu năm 1970, áp lực đă xoá bớt sự nghiêm ngặt trong tù. Chiến dịch công khai hoá do gia đ́nh các tù nhân chiến tranh tổ chức, cùng với việc lưu ư đến vấn đề mà chính quyền Nixon đưa ra, chúng tôi đă được đối xử tử tế hơn. Thế rồi vào tháng 11 năm 1970, chúng tôi nghe thấy tiếng súng và tiếng bom, đồng thời biết được rằng Hoa Kỳ đă cố gắng một lần nữa để giải cứu các tù binh chiến tranh, những người đă không c̣n bị nhốt trong trại giam Sơn Tây. Sáng hôm sau, người Việt rất lo lắng. Thông thường họ chẳng bao giờ di chuyển chúng tôi theo những nhóm hơn 10 đến 15 người. Nhưng hai ngày sau vụ Sơn Tây, các xe tải bắt đầu vào trại giam và chất đầy tù nhân, giống như không thể có chuyến nào khác vào ngày mai nữa. Tất cả mọi người từ trong trại giam chúng tôi và các trại giam d́ động khác đă được chuyển đến khách sạn Hilton ở Hà Nội, nơi mà người Việt cho rằng họ có thể xoay chuyển được bất kỳ nỗ lực giải thoát tù nhân nào của Mỹ.

    Vậy là lần đầu tiên tất cả chúng tôi được ở gần nhau. Một kết cấu chính thức theo kiểu quân đội được bí mật thành lập. Viên sĩ quan cao cấp, một đại tá không quân là chỉ huy của trại chúng tôi. Các quy tắc và luật lệ được lập ra. Hệ thống giao tiếp bắt đầu hoạt động tốt đến nỗi trở nên quá quan liêu và bạn sẽ rất thù ghét nó. Trong những năm đầu tiên, chúng tôi thích giao tiếp với những người Mỹ khác. Giờ chúng tôi đă ở cạnh nhau và tinh thần quân đội đă bắt đầu tự khẳng định lại. Ban chỉ huy đưa ra các luật lệ đă được thảo luận, thay đổi, bổ sung và chỉnh sửa. Chúng tôi dành nhiều thời gian nhớ lại chúng tôi đă giải quyết vấn đề này hay vấn đề kia như thế nào với người Việt Nam.

    Sự biến chuyển lớn tiếp theo diễn ra sau khi Nixon thực hiện tái đánh bom năm 1972. Người Việt Nam dường như nhận thức rất rơ, rằng họ sắp sửa bị máy bay B-52 tàn phá. Đó là lư do v́ sao vào tháng 5 năm 1972 họ bắt hai trăm tù nhân và đưa chúng tôi đến một trại giam gần biên giới Trung Quốc, một vùng giới hạn đối với máy bay Mỹ. Tôi đă ở đó cho đến khi hiệp ước ngừng bắn được kư kết.

    HIỆU QUẢ CHIẾN ĐẤU

    Giữa năm 1965, Oriskany đến Yankee Station chuyến đầu tiên, lúc đó miền Bắc Việt Nam có 70 máy bay chiến đấu Mig phiên bản cũ. Các chiến binh từ Trung Quốc tràn sang ngay sau sự kiện vịnh Bắc Bộ, vào thời điểm này, không lực Bắc Việt vỏn vẹn có 50 huấn luyện viên, 50 tàu vận chuyển chuyên dụng và 4 máy bay lên thẳng. Cả nước chỉ có 2 phi trường có thể vận hành phản lực, 6 phi trường khác rồi cũng được xây dựng. Trong suốt thời chiến tranh, Phúc Yên và Kép được sử dụng như những căn cứ không quân chính. Cuối năm 1965, Bắc Việt bắt đầu nhận thêm Mig-21 mới với tốc độ nhanh ngang bằng máy bay Mỹ và được vũ trang tên lửa t́m mục tiêu theo hơi nóng Atol - một mối đe doạ kinh hoàng.

    Dưới thời Johnson cầm quyền, các phi công c̣n có thể đụng độ với Mig ở trên không nhưng không được tấn công các căn cứ của chúng. Người Mỹ thường bay là là trên các phi trường quanh Hà Nội, nh́n Mig xếp thành hàng trên đường băng rồi bay qua mà không dám bắn xuống. Lệnh cấm c̣n kéo dài trong hai năm. Khi McNamana được giới báo chí hỏi v́ sao các phi trường Mig không bị tấn công, ông nói rằng nếu máy bay địch mà bị đánh phá ngay tại căn cứ của chúng th́ người Bắc Việt phải di chuyển xa hơn về phía Bắc, có lẽ là sang Trung Quốc. Đối với giới quân sự, dường như câu giải thích của ông được dựa trên một mối lo lệch lạc, hay một chiến lược quá khôn khéo nên những cái đầu b́nh thường không nắm bắt được. Vậy ông ta có ư ǵ khi nói người miền Bắc Việt Nam sẽ chuyển căn cứ xa hơn về phía Bắc? Đơn giản đó chỉ là để họ kéo dài thời gian chuẩn bị đối phó với các cuộc oanh tạc của quân Mỹ.


    Những chiếc MiG đầu tiên của KQNDVN trú trong những "căn cứ" như thế này!

    Thực ra, quyết định không tấn các căn cứ Mig c̣n chỉ ra rằng McNamara, Mc George Bundy và những người chủ trương tŕ hoăn của chính quyền Kenedy đă bị dao động bởi vụ khủng hoảng tên lửa ở Cu Ba nhiều hơn là họ muốn thừa nhận, các chuyên gia Nga và Triều Tiên đă giám sát hệ thống pḥng thủ tên lửa của Bắc Việt trong giai đoạn đầu của chiến tranh và măi tới giữa năm 1966 thậm chí sau đó c̣n lái Mig tấn công quân Mỹ. Mối lo ngấm ngầm của Washington chính là cuộc tấn công lên các căn cứ Mig và các chuyên gia Xô Viết có thể sẽ gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phía Matxcơva.

    Được tấn công các căn cứ Mig có ư nghĩa chiến lược và có thể giúp được các phi công Mỹ vơi đi sự tủi hổ của cá nhân họ. Có những chiếc máy bay đắt tiền, được đào tạo nhiều năm, vậy mà giờ đây họ chẳng làm nên tṛ trống ǵ cho đáng gọi là chiến đấu không đối không với các phi công Việt Nam mà cách đó nhiều năm chẳng lèo lái được cái ǵ phức tạp hơn một chiếc xe đạp.

    Tại sao họ lại chiến đấu kém hiệu quả hơn so với các cuộc chiến tranh trước đây? H́nh như có nhiều lư do. Lư do thứ nhất liên quan đến cái mà Thượng tá Charles Brown gọi là vấn đề rocket vác vai. Brown là cố vấn bộ phận đặc biệt ở Đà Nẵng cùng với đại tá Howard St Clair và nhân viên của ông ta. Clair là một trong số những người Mỹ vẫn phụ trách khu vực này cho tới năm 1965 khi quân thuỷ đánh bộ Mỹ đổ bộ lên bờ biển Việt Nam. Brown nhận thấy Việt cộng được trang bị vũ khí hoàn hảo cho Chiến tranh Việt Nam - đó là rocket B40. Chi phí sản xuất rẻ, một người vác dễ dàng và có thể mang cả khối thuốc nổ. Nó chính là rocket vác vai, chỉ cần chĩa vào mục và châm ng̣i nổ. Ông cố vấn cho lục quân tấn công vào việc phát triển những quả rocket như thế cho riêng nó. Nhưng các cuộc nghiên cứu quân sự chẳng t́m ra được cái ǵ tốt được gần bằng như thế. Rocket B40 quá đơn giản. Công nghệ của Mỹ đă phát triền đến độ như một thợ may không c̣n may được áo để giữ ấm mà chỉ may được loại quần áo không thấm hút nước, pḥng chống lửa, lộn trái được, có túi và đường may được dấu vào trong.

    Vấn đề rocket vác vai đáng được các chiến binh Mỹ lưu tâm. Khi tham gia một cuộc hỗn chiến hăy đưa máy bay địch vào đúng tầm ngắm rồi bắn. Điều thiết yếu là phải đảm bảo tốc độ và khả năng điều khiển. Tuy nhiên, kể từ sau chiến tranh thế giới II, Mỹ đă đặt ra cho nó nhiều chức năng khác. Binh sĩ Mỹ không chỉ phải giành ưu thế trên không mà c̣n phải làm được nhiệm vụ của một người đánh bom, làm do thám và mang theo nhiều loại phụ tùng khác nhau tương đương với công nghệ may túi và ẩn đường may vào trong. (Trung tá Bellinger phát động chiến dịch chống lại xu hướng biến hải quân thành các chiến binh "đa chức năng” lúc ông bị đưa vào điều trị ở khoa tâm lư). V́ điều đó sẽ dẫn đến mất khả năng điều khiển. Mig của Hà Nội nhẹ hơn, nhỏ hơn, khó nh́n thấy hơn so với máy bay Mỹ. Nó có bán kính ṿng quay nhỏ hơn, dễ điều khiển hơn Con Ma F-4, mặc dù máy bay Mỹ th́ nhanh hơn nhiều.

    Một vấn đề nữa c̣n hiển hiện đó là tŕnh độ con người. Sự thật đương nhiên là quân Mỹ chưa bị phi công miền Bắc Việt Nam đánh cho tới mức phải cảnh giác. Theo họ, nếu ai đó có tài trong giao chiến th́ đó phải là người Nga, người Bắc Triều Tiên hoặc có thể là người Đức. Phi công Mỹ vẫn chưa sẵn sàng để thừa nhận một người Việt Nam có thể bay nhiều ṿng quanh họ.

    Tuy nhiên, có một sai sót nào đó ở đâu đó, theo thực tế th́ 9 phi công lái Mig đă được quy cho bắn rơi ít nhất 5 chiếc máy bay Mỹ trong khi chỉ có 2 người Mỹ, 1 của không quân, 1 của hải quân - trở thành người ưu tú ở Việt Nam. Ở Triều Tiên, 40 phi công Mỹ là những người ưu tú. Trong số các máy bay của Bắc Việt mà Mỹ bắn rơi, hơn một nửa là Mig-17 cũ, so với Mig-21 c̣n kém xa. Trung tá Bellinger là phi công hải quân đầu tiên hạ nốc ao một chiếc Mig-21.

    Sau khi cuộc chiến kết thúc, các con số thống kê được đưa ra, sự kém cỏi của phi công Mỹ khiến Hải quân Mỹ lo lắng đến mức phải bắt đầu một chương tŕnh đào tạo mới. Một đơn vị đặc biệt được thành lập ở Mianma đóng vai quân địch đang luyện tập giao chiến. Hạm đội "địch” lái chiếc F-5 nguỵ trang, nhẹ và nhỏ như Mig. Trong các đợt diễn tập sẽ chẳng có sự bỡn cợt nào giữa những người bạn vốn đă biết điểm yếu của nhau. Các phi công Ixraen được đưa sang để thể hiện chiến thuật của họ khiến người Mỹ phải kinh ngạc trước khả năng bay lượn của họ.

    Giới truyền thông thường th́ rất bén nhạy với bất kỳ thất bại nào ở Việt Nam nhưng lại bỏ lỡ mất câu chuyện về các vấn đề chiến đấu trên không. Điều này phần nào là do thực tế nhiều phi công gặp phải vấn đề rocket vác vai khi nó được đưa ra công khai. Diệt được một chiếc Mig là lập nên một chiến công lớn, được gắn phù hiệu Bạc, được thưởng huân chương hạng 3 và trở nên nổi tiếng. Một vài phi công từ chối phỏng vấn v́ lo sợ những người cấp tiến chống chiến tranh có thể làm hại gia đ́nh họ. Những người khác muốn được ẩn danh trong trường hợp sau này họ bị bắn rơi và bắt giữ. Nhưng hầu hết bọn họ đều kể lại chiến thắng của ḿnh cho các phóng viên. Vấn đề nằm ở chỗ đó. Họ nói theo lối rối rắm và thiên về kỹ thuật làm cho việc bắn rơi một chiếc Mig nghe cứ thú vị như là sửa chữa máy giặt vậy. Sau tính mới lạ của vài đợt bắn rơi Mig đầu tiên, giới truyền thông chẳng c̣n quan tâm ǵ đến chuyện này nữa. Chiến thắng của Mỹ vẫn được nhấn mạnh trong các báo cáo tin tức. Nhưng con mắt các nhà báo lại bắt đầu húng hiếng khi mà một phi công khác với gương mặt rạng ngời và đầy niềm tự hào lại mắc phải biệt ngữ của anh ta. V́ vậy chẳng ai lại muốn chiếm lấy rắc rối để ghi thêm con số Mig bị bắn rơi và so nó với số máy bay Mỹ bị Việt Nam bắn rơi.

    Cuộc đối đầu bắt đầu ngay sau 4 giờ chiều. Khi đội quân chiến đấu Oriskany tiến sát bờ biển, con tàu có gắn hệ thống radar để xác định toạ độ cuộc tấn công đă phát đi thông báo: "Hai tên cướp màu đỏ đă xuất hiện ở hồng tâm". Hai chiếc Mig đă cất cánh từ sân bay Hà Nội. Dick Schaffert, một phi công của một phi đội F-8 khác thuộc Oriskany, nh́n thấy những chiếc Míg đầu tiên, cố gắng để không lầm lẫn chúng rồi chuẩn bị vào vị trí chiến đấu. Họ thấy anh đến thả b́nh tiếp nhiên liệu xuống rồi quay lại chiến đấu. Schaffert liếc qua vai t́m kiếm trợ thủ của ḿnh th́ nh́n thấy hai chiếc Mig nữa đă hiện ra dưới mặt trời đang đuổi theo anh ta để bắn đại bác. Schaffert cố gắng phát tín hiệu cho Bob Rasmussen chỉ huy phi đội của anh nhưng khi anh quay ngoắt lại để khỏi bị bắn rơi, lực kéo của trọng lực đă kéo mặt nạ oxy của anh xuống tận cằm nên anh không thể dùng thiết bị phát sóng được. Phải đến 10 phút sau, anh phải dùng đến mọi tṛ mà anh đă học được để khỏi bị bắn rơi. Cuối cùng, khi hết nhiên liệu, anh cố gắng ngưng nói và phát tín hiệu báo cho Cal Swanson biết vị trí của chiếc Mig c̣n lại hiện vẫn chưa quay đầu về căn cứ.

    Bob Rasmussen, anh rể của Herb Hunter và cựu Thiên sứ xanh đều đến cùng lúc với Cal và Dick Wyman. Họ thấy một chiếc Mig c̣n lại và bắt đầu một cuộc rượt đuổi. Một chiếc Mig có thể thoát khỏi một chiếc F-8 song quân Mỹ đă luyện tập hợp tác với nhau để vượt qua lợi thế của địch. Chiến thuật của họ đ̣i hỏi một phi công bay theo một phi công khác và khi phi công thứ nhất không c̣n theo được ṿng quay của Mig, phi công thứ hai sẽ bay đến tạo thành một góc vuông rơ nét hơn để thu hẹp khoảng cách. Họ đă được đào tạo để thay đổi theo cách đó cho đến khi một trong hai người bắt kịp đuôi chiếc Mig.

    Xem xét vấn đề mà người Mỹ gặp phải trong các cuộc không kích và liên hệ nó với thực tế Mig hiếm khi được nh́n thấy, có thể thấy rằng việc đánh rơi máy bay địch giữ vai tṛ quan trọng hơn nhiều so với trong các cuộc chiến trước đây. Tiêu diệt được một chiếc Mig mang lại cho phi công một địa vị được tôn trọng mà cả cấp bậc lẫn huy chương đều không thể sánh được. Chỉ có 19 phi công F-8 bắn rơi Mig trong cả cuộc chiến. Phi đội 162 xếp ngang hàng với các đơn vị F-8 ở vị trí thứ 3 với 2 chiếc Mig bị tiêu diệt. Lần bắn rơi thứ hai xảy ra vào ngày 14/12/1967. Đó là trận hỗn chiến dài nhất trong cả cuộc chiến, một cuộc rượt đuổi dài 15 phút trên các cánh đồng lúa ở vùng chiêm trũng sông Hồng. Những người tham chiến chủ yếu là các sĩ quan chỉ huy của 2 phi đội F-8 thuộc Oriskany và Dick Wyman.

  8. #28
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P28


    Đáng lẽ ra tôi không phải đi. Tôi là người dự bị. Trong 5 máy bay của phi đội, 3 chiếc đă xuống boong tàu bay trong t́nh trạng hỏng hóc. Cuối cùng Cal Swanson ngưng hoạt động. Người chỉ đạo chuyến bay đă tắt ra đa, người trợ thủ thành người dẫn đường. Theo lệ thường th́ phải đổi vị trí dẫn đầu cho máy bay khác khi ra đa của người đó yếu đi. V́ thế tôi được dẫn đầu Cũng có thể nói là tôi phải dẫn đầu. Swanson không từ chối bay làm trợ thủ cho tôi, anh ta muốn được cả hai đường. Anh ta bắt đầu hướng dẫn tôi về địa điểm để t́m Mig.

    "Hăy tới Wichita" Anh ta nói. Đó là mă tên một vùng ở miền Bắc Việt Nam "Đi nào".

    Chúng tôi đến đó mà chẳng thấy ǵ cả. Anh ta đưa ra gợi ư khác. Tôi lờ tịt anh ta. Tôi phát hiện một chiếc A-4. Tôi phát tín hiệu cho viên phi công hỏi xem anh ta có nh́n thấy ǵ không. "Có" anh ta trả lời "ở đây có một chiếc Mig ". Vừa lúc ấy, tôi nh́n thấy anh ta. Anh ta ở trước mặt tôi. Chúng tôi bay ngang nhau. Anh ta lượn, tôi cũng lượn rồi bắt đầu bay xuống theo anh ta.

    “Tôi sẽ bắt kịp" Swanson nói.

    Anh ta cố gắng đuổi theo đuôi chiếc Mig. Viên phi công đột ngột quay đầu và nh́n ra xung quanh. Anh ta bắt đầu bắn Swanson.

    "Để nó tránh cái đuôi của tôi ra". Swanson hét lên “Hắn ta sắp bắn tôi rồi”.

    Tôi hất mũi lên rồi kéo c̣ súng.

    "Nó vẫn ở phía sau tôi phải không?" Swanson hỏi.

    "Không, chúng ta đang đi đường khác”. Tôi trả lời.

    Tôi rượt theo nó sát hơn. Mỗi lần tôi xuống và cố đặt một quả tên lửa Rắn chuông lên nó th́ nó cứ cuốn theo tôi. Mỗi lần như thế, góc bay của tôi lại rộng quá nên tôi không bắn được phát nào. Rồi tôi cũng bắn được 4 phát. Ta lại sắp hết nhiên liệu. Bên cạnh nó chẳng có chiếc máy bay nào khác. Tôi nghĩ là nó chỉ đang cố gắng quay đầu về. Lúc tôi bắn một phát, Bob Rasmussen đă lao xuống và phóng ra một quả Rắn chuông. Suưt nữa th́ nó rơi trúng tôi. Chiếc Mig tránh được. Rắn chuông nổ một cách vô hại. Khó có thể nh́n thấy chiếc Mig có nguỵ trang. “Tao sẽ không rời mắt khỏi mày”, tôi nói. Một phi công cần phải có thị lực tốt. Thế mà Swanson và Rasmussen lại không quan sát được trận đánh.

    Chúng tôi bắt đầu ở độ cao 16000 feet. Bây giờ chúng tôi đang ở ngang tầm ngọn cây. Chiếc Mig đă xử lư t́nh huống rất đúng. Nó đang vờn tôi. Tôi bay xuống và ở vào cái thế không thể bắn trúng nó khi nó bắt đầu lộn lại. Có lẽ nó đă nhận ra rằng như thế là quá sớm. Nó trở lại ṿng quay của ḿnh rồi cố gắng lộn lại lần nữa. Từng đó đă đủ để tôi bắt được đuôi của nó. Tôi bắn đi một quả Rắn chuông. Quả ḿn phá hỏng 2/3 cánh trái của nó. Chúng tôi c̣n cách mặt đất 50 dặm. Nó đâm xuống cánh đồng lúa và nổ như một quả cầu lửa và bắn lên cao hơn cả ṿm che buồng lái của tôi.

    Tôi sắp hết nhiên liệu. Tôi phát tín hiệu yêu cầu một b́nh. Anh ta đang ở khá xa bờ biển nên không muốn bay gần hơn "Tôi đă được lệnh không được vượt biển". Anh ta nói.

    “Tôi không muốn anh bay qua biển - Tôi nói - Tôi chỉ muốn anh bay gần hơn để tôi không hết nhiên liệu trước khi tôi phải ăn kẹo đồng”. Một vị đô đốc nghe được cuộc trao đổi của chúng tôi. Ông ra lệnh đưa máy bay tiếp nhiên liệu đến để tiếp nhiên liệu cho tôi.

    Mọi người trên tàu hỏi tôi có muốn lượn một ṿng trên không để mừng thắng lợi bắn rơi máy bay địch không. Tôi trả lời "Tôi không biết".
    Swanson đang bay cạnh tôi. Anh ta gật đầu "Đồng ư đi”.

    "Được rồi, tôi sẽ làm như thế”. Tôi đánh tín hiệu về.

    “Phía mạn trái sẽ được dọn sạch sẽ để anh thực hiện một ṿng nhào lộn mừng thắng lợi”. Oriskany báo.

    Sau khi hoàn thành một nhiệm vụ, người ta thường ṿng qua mạn phải tàu ở độ cao từ 600 đến 800 feet rồi ngưng lại để chuẩn bị hạ cánh. Lần này, tôi rẽ sang bên mạn trái phía trên boong tàu bay, hất mũi máy bay lên rồi lộn một ṿng sau đó ngừng lại để hạ cánh. Tôi bắt đầu bài biểu diễn của ḿnh. Trên sóng, Swanson chẳng nói ǵ nhưng sau đó anh ta bảo tôi anh ta cố vẫy tay ra hiệu cho tôi anh ta sẽ lượn ṿng quanh tôi khi tôi thực hiện ṿng quay của ḿnh. Nếu như thế tôi sẽ không thấy nó. Tôi đă đi vào ṿng quay của ḿnh th́ đột nhiên nh́n thấy một chiếc máy bay cách đó mấy inch sắp sửa hạ cánh trước mặt tôi. Tôi nghĩ cánh của tôi chắc sẽ nổ tung ngay cạnh sườn chiếc máy đó v́ nó ở quá gần. Tôi gần như lặng người đi v́ sợ hăi. Khi đă hạ cánh an toàn, mọi người ở trên boong nói với tôi "Chúa ơi, suưt nữa là anh mất mạng rồi đấy”. Dick Schaffert - người bị nhỡ mất chiếc Mig ở đầu trận giao chiến - đùa rằng niềm an ủi duy nhất của anh ta là Cal và tôi đụng đầu nhau trong ṿng quay mừng thắng lợi.

    “Tôi không cho là ḿnh có thể mang lại cho anh một phù hiệu Bạc v́ việc làm đó". Swanson nói sau khi chúng tôi hạ cánh.

    "Phi đội trưởng ạ, có sao đâu”. Tôi bảo “Tôi đă bắn rơi một chiếc Mig. Như thế đối với tôi là đủ rồi”.

    Các nhà báo đă ra tàu để phỏng vấn. Swanson nói suốt buổi như thể anh ta đă lập nên chiến công và đẩy chiếc Mig đến trước mặt tôi để tôi bắn rơi vậy. Anh ta bảo chúng tôi đă thay phiên nhau như đă được đào tạo.

    Thực ra chẳng có sự thay phiên nào cả từ một lần khi anh ta bay trước tôi. Anh ta phải thừa hiểu là anh ta đă phạm lỗi rơ rành rành khi bắn Mig vào đuôi của nó. Mặc dù vậy tôi chẳng quan tâm, miễn là tôi biết sự việc đó diễn ra như thế nào.

    Tôi được nhận một phù hiệu Bạc. Sau buổi lễ, Bryan Compton nói: "Tiếc thật, Dick ạ, tôi rất muốn có anh trong phi đội của tôi". Điều đó đối với tôi c̣n ư nghĩa hơn một tấm huy chương. Ông ấy là người cừ nhất. Nếu có một nhiệm vụ khó khăn, người ta thường cầu mong được ông chỉ đạo. Điều buồn cười là sau này Compton được là đô đốc và trong thời b́nh mọi người lại ghét ông. Ông biến thành một lăo đô đốc keo kiệt quái quỷ. Nhưng khi ở Yankee Station ông được yêu mến v́ không ai có thể trở thành người chỉ đạo chiến đấu tốt hơn ông.

    Sau lần tôi bắn rơi Mig, hai nghị sĩ quốc hội, một của bang Georgia, một của Maine, lên Oriskany để tổng kết về cuộc chiến trên không. V́ tôi đă trở nên nổi tiếng một chút và là người cùng bang với ông nên tôi được giao nhiệm vụ làm vệ sĩ cho nghị sĩ bang Maine. Thời kỳ đó, tôi không biết tầm quan trọng của các mối quan hệ xă hội nên tôi cảm thấy khó chịu khi không được ở lại đội bay để làm nhiệm vụ nữa. Tôi loan tin trong pḥng chờ là sẽ đảm nhận nhiệm vụ bay cho bất kỳ ai bị ốm hoặc v́ một lư do nào đó không bay được. Bằng cách này tôi vượt xa so với người khác. Khi người ta nhận ra rằng tôi đang dẫn đầu phi đội, tôi sẽ được giao nhiệm vụ đưa một máy bay sang Philippine để bảo quản. Điều đó có nghĩa tôi sẽ có một đợt nghỉ phép nữa và có thể dùng thời gian đó để tiệc tùng.

    Ngài đô đốc định tới gặp hai nghị sĩ vào lúc 11 giờ đêm hôm đó. Tôi mong đó sẽ là một cuộc họp chỉ đạo quan trọng gây ấn tượng đối với họ. Chúng tôi bước vào pḥng kế hoạch tác chiến, ở đó chỉ có ngài đô đốc, tham mưu trưởng và trợ tá của ông.

    Ngài đô đốc nói với tôi và các sĩ quan hộ tống khác “Các anh có thể ở lại đây hoặc bỏ đi. Tuỳ các anh lựa chọn".

    "Cảm ơn ông”. Tôi nói "Tôi sẽ ngồi lại".

    Ngài đô đốc bắt đầu: "Thưa các quư ông, cuộc họp này sẽ không có các đường trượt được tô màu và các hải đồ sinh động. Chúng ta không có thời gian”.

    Câu nói đó làm tôi có ấn tượng. Ông ấy sẽ không tỏ ra thân mật với các chính trị gia. Ông ấy thẳng thắn và thực tế ông ấy mô tả trận oanh tạc và những ǵ chúng tôi đang cố thực hiện.

    Nghị sĩ bang Maine ngắt lời ông: "Thưa đô đốc, phải mất bao lâu nữa mới giành được thắng lợi trong cuộc chiến này?”.

    Đô đốc nh́n ông ta một lúc rồi nói: "Chúng ta biết rằng nếu một người xuất phát và ra khỏi miền Bắc Việt Nam với 10 pound gạo, chúng ta sẽ phải ngăn chặn để chỉ c̣n một pound tới được miền Nam. Nếu đó là 10 viên đạn th́ khi xuống đó chỉ c̣n lại 1 viên. Ngoài ra chúng ta chẳng thể làm ǵ hơn được. Sức mạnh không quân không thể ngăn cản pound gạo hay viên đạn cuối cùng đó tới miền Nam. V́ vậy chúng ta sẽ c̣n phải ở lại đây thêm một thời gian cho tới khi chúng ta làm cho người đó hiểu rằng chẳng có ích ǵ khi làm việc đó, hoặc là chúng ta sẽ biết được có nên ở lại đây nữa hay không".

    Hai nghị sĩ nghe xong mà cứ ngỡ như vừa bị đánh bằng dùi cui vậy. Họ ngồi đó kinh ngạc, không muốn tin nhưng biết rằng ông ấy chẳng có lư do ǵ để nói dối cả. Không một ai trong hai người hỏi thêm một câu hỏi nào nữa. Tṛ chơi đă kết thúc. Có lẽ không c̣n ǵ có thể tác động đến suy nghĩ của tôi nhiều hơn thế. Cho tới tận bây giờ tôi vẫn tin là một ai đó sẽ đưa ra được câu trả lời kỳ diệu là chúng tôi sẽ chiến thắng. Nhưng ở đây câu nói của đô đốc có nghĩa là điều đó sẽ không xảy ra.

    Sau buổi họp, tôi đưa ngài nghị sĩ nọ về pḥng. Sáng hôm sau ông ta sẽ đi.

    Tôi chúc ông ngủ ngon và hẹn gặp ông vào sáng sớm hôm sau.

    Ông ta hỏi tôi: "Này Dick, anh, ừm, ở đây anh có chút ǵ uống được không? Tôi đang rất muốn cố ǵ đó để lấy lại tinh thần”.

    “Thưa ngài, ngài biết là cấm đưa rượu lên tàu mà"

    "Đúng, tôi biết, nhưng anh có tí nào không? Tôi không quá cầu kỳ đâu”.

    Trước đây tôi chưa bao giờ gặp một nghị sĩ nào và không biết được là họ uống rượu như bợm vậy. Tôi nghi là ông ấy đang cố làm cho tôi linh hoạt hơn. Tôi có thể tưởng tượng ra ông ấy sẽ về Washington triệu tập một cuộc họp báo để phơi trần việc uống rượu trái phép ở Yankee Station. "Đại uư Dick Wyman, người dành được phù hiệu bạc, bị bắt quả tang bởi nghị sĩ... Do đó tôi giả tảng:

    "Không, thưa ngài. Tôi chẳng có ǵ cả. Có lẽ ngài đô đốc có. Tôi có thể hỏi trợ tá của ông ấy”.

    "Thôi nào, Dick, nó ở đây?" ông ta trở nên nguy hiểm.

    "Không, thưa ngài, không phải tôi".

    Tôi chẳng biết sau cùng làm thế nào mà anh chàng tội nghiệp đó ngủ được trên chiếc tàu sân bay ồn ào. Sáng hôm sau, ông ta ra đi có lẽ c̣n nghĩ tôi là người ngay thẳng nhất mà ông ta gặp, một chiến binh không uống rượu.

    Nell chuyển đến cho Cal tin tức tốt lành về việc anh sẽ được chọn để chỉ huy một phi đoàn. Nhưng thậm chí điều đó vẫn không thể bù lấp cho hết thất bại của anh trong việc bắn rơi Mig. Swanson nói: "Đó là nỗi thất vọng lớn nhất của tôi, trong ṿng hai năm. Khi chiếc Mig dừng lại và nổ ngay cạnh anh, anh hiểu đă có một bài diễn lầm lẫn. Đáng lẽ anh nên bay lượn trên đầu nó và canh chừng nó suốt buổi. Đó là cơ hội ngàn vàng của anh và anh đă để vuột mất".

    Cal kể cho Nell về cuộc đối đầu: Dick và anh hợp lại với nhau thành một đội với h́nh thức tấn công cổ điển. Rasmussen cũng ở đó. Phi công của chiếc Mig đang ở trong t́nh trạng cực kỳ khó khăn. Nhưng chúa rất tốt bụng cũng như máy bay của anh ta vậy. Rasmussen bắn ba quả tên lửa, vài quả đại bác nhưng đều không trúng. Anh bắn sượt mất hai phát nhưng chẳng có phát nào đủ khả năng bắn trúng. Dick Wyman bắn sượt ba phát, chiếc Mig tránh được. Sau đó, lần thứ tư anh ta bắn đúng giữa thân máy bay và tóm được chiếc Mig-17 lúc ở cách xa boong tàu khoảng 50 feet. Viên phi công lái chiếc Mig không có cơ hội. Mặc dù thế, anh ta thực sự giỏi và quyết chiến. Anh ta bắn anh ở một khoảng cách rất gần nhưng không trúng. Cùng phối hợp với nhau nên bọn anh có thể thay nhau tấn công anh ta buộc anh ta phải đánh lại để tự vệ. Đây có lẽ là lần đọ chiến dài nhất diễn ra tại đây. Anh nghĩ nó phải kéo dài đến 15 phút và Dick tóm được người phi công đó khi cách Hà Nội 15 dặm về phía Nam.

    Cal bảo với Nell là anh sẽ đề cử một phù hiệu bạc cho Wyman. Anh thích Bob Rasmussen nhưng mừng là đội 162 sẽ được tính là đă tiêu diệt Mig chứ không phải F-8 của Rasmussen. Cal đă bị lỡ mất chiếc Mig nhưng anh quyết tâm sẽ làm tốt hơn vào lần tới.

    Black Mac nói: "Có một chuyện tôi phải nói hộ Swanson. Anh chưa bao giờ lẩn tránh trách nhiệm hay t́m cách thoái thác nhiệm vụ bay vượt biển. Trong khi đó vẫn có một vài vị chỉ huy làm như vậy. Mặc dù thế, sau khi Wyman bắn rơi được chiếc Mig, Swanson bắt đầu t́m kiếm các cơ hội. Sau các trận đánh. Anh bay ḷng ṿng nhằm cố gắng thu hút một chiếc Mig. Đó là một nỗ lực nhảm nhí. Nhưng anh làm như vậy chỉ để gặp được nó. Kể từ đó nhiều phi công không c̣n lo lắng khi bay cùng anh".

    Máy bay viện trợ cho tàu thường hay bay tới Đà Nẵng để lấy thư và đón khách tới thăm. Các phi công thường gặp các chuyến bay theo hợp đồng của hăng Pan Am cất cánh ở sân bay Đà Nẵng chở lính thuỷ đánh bộ Mỹ bay đi bay về Hồng Kông. Cal sắp xếp với tiếp viên hăng Pan Am lập ra "Dịch vụ chuyển phát nhanh Blue Ball" - một dịch vụ chuyển phát thư từ khác lạ nhưng nhanh chóng. Tên của nó được lấy từ lô gô địa cầu xanh của hăng Pan Am và là một cách chơi chữ. Một lá thư được viết vào buổi sáng có thể đến tay người nhận vào buổi đêm cùng ngày hôm đó. Bằng cách này, các phi công có thể liên hệ với các quư cô trẻ đẹp của thực dân Anh. Thiếp mời tới dự buổi tiệc được chuyển tới một trăm cô. Cal dự định mua cho các cô gái hoa và những chiếc lắc tay duyên dáng bằng biểu hiện của phi đoàn. Anh bay tới Hồng Kông 4 ngày trước khi Oriskany về đến nơi. Người quản lư tổ chức buổi tiệc Hilton ở Hồng Kông đang chờ anh. Cal nói với ông ta Oriskany sẽ chi bao nhiêu và bàn bạc các chi tiết. Hilton sẽ cung cấp đồ ăn thức uống. Con tàu sẽ đưa ban nhạc đến. Một sĩ quan giúp Cal tổ chức buổi tiệc đề xuất thuê thuyền buồm Hồng Kông đi ra chào đón Oriskany khi con tàu cập cảng. Có người cho đó là ư kiến hay, đề nghị vẽ một vài biển hiệu để treo lên thuyền. Họ có một bữa tiệc kéo dài tới 3 giờ sáng vào cái đêm trước khi Oriskany tới và làm các biển hiệu. Với ḍng máu Đức mẹ đồng trinh, họ vừa đưa chiếc thuyền tiến lên trong màn đêm vừa hát vang bài hát mừng Noel.

    Oriskany thả neo ở giữa Kowloon và Hồng Kông. Đoàn chỉ huy hải quân Anh đến chào mừng họ. Cal và thuỷ thủ của con thuyền vây xung quanh.


    Oriskany tại Hong Kong.

    Một vệ sĩ tàu khu trục phát động ban nhạc. Một thuỷ thủ hoá trang giả làm con gái nhảy theo nhạc. Các thuỷ thủ Oriskany reo vui. Khi Swanson trở lại Hilton, anh thấy một bức điện bảo anh phải báo về con tàu ngay khi có thể. Trong anh hiện lên ư nghĩ tṛ đùa của anh không được đô đốc và thuyền trưởng tán dương v́ lo khiếp đảm là anh phải kết thúc sự nghiệp của anh. Hoá ra anh được triệu tập để xử lư một vấn đề của phi đội cần đến quyết định của anh. Burt Shepherd làm anh vững tin là đô đốc và hạm trưởng thấy mọi thứ rất thú vị. Buổi tiệc sẽ là một thành công lớn.

    Dick Wyman rời tàu ở Cubi Point và bay tới Hồng Kong trước một ngày. Cơ hội đến vào phút chót, anh đi mà không nói với Goodpaster - cấp trên của anh ở bộ phận bảo dưỡng. J. P. O'Neil bảo rằng ông sẽ thông báo lại cho Goodpaster là chỉ huy phi đoàn cần anh giúp làm một vài công tác chuẩn bị. Tuy nhiên, lúc đến Hilton, Goodpaster nh́n thấy Wyman và gọi lớn để anh chú ư. Ông ta nói: "Wyman, đồ chết tiệt. Tôi sẽ trừng trị anh v́ đă không ở lại Cubi Point theo lệnh tôi”.

    J. P. O'Neil quan sát sự cố diễn biến rồi lên tiếng bảo vệ Wyman. "Tôi đă nói với ông tại sao anh ấy không cho ông biết anh ấy sẽ đi". O'Neil nói.

    Goodpaster đáp: "Tôi xin phép cắt ngang được không? Tôi là một sĩ quan cao cấp c̣n ông ta chỉ là thằng cấp dưới quái đản của tôi".

    Wyman tức giận bùng lên: "Ông mới quái đản. ông không định cho tôi một bài giảng ở Hilton Hồng Kong đấy chứ?".

    Hai người đứng la hét vào mặt nhau. Wyman sắp đứt hơi.

    "Sao ông run thế?” Goodpaster cười mỉa.

    "V́ tôi đang cố để không vả vào mồm ông” Wyman đáp.

    Các phi công khác vào can họ ra. Cal Swanson thấy không c̣n sự lựa chọn nào khác đành phải đứng về phía người sĩ quan cấp trên. Cần phải giữ ǵn thứ bậc. Anh ra lệnh cho Wyman đến Oriskany để giám sát.

    Kể từ đó, Wyman và Goodpaster trở thành kẻ thù công khai của nhau. Wyman thừa nhận Goodpaster giành ưu thế với một chút ranh mănh của giới quan chức. Chuyện bắt đầu khi một trong hai nhóm của họ ở câu lạc bộ sĩ quan, Goodpaster loan báo rằng ông đă xếp loại hạnh kiểm xấu cho Wyman. John Hellmen, một quan chức bên chính quyền nói: "Chờ chút. Khi tôi nh́n thấy nó, nó không phải hạnh kiểm xấu. Thật mâu thuẫn".

    Goodpaster cứ khăng khăng là Wyman đă dính một vệt đen tồi tệ trong hồ sơ. "Họa may ông ta mới được thăng tiến".

    "Ông muốn làm ǵ mặc ông”. Wyman nói.

    Anh không muốn để Goodpaster biết rằng ông rất phiền ḷng. Tuy nhiên anh rất lo lắng và bối rối về việc tại sao Cal Swanson lại bắt anh phải chịu hạnh kiểm xấu. Có phải anh ta ghen tị về việc bắn rơi Mig ? Wyman tỏ ra lănh đạm đối với Swanson trong những tuần cuối của anh ở hạm đội. Lần sau khi đến Washington anh đă làm những việc trước đây anh chưa từng làm. Anh đến Lầu Năm Góc đề nghị được xem hồ sơ của anh. Swanson có một nguyên tắc là không để cho các sĩ quan của anh ấy xem bảng xếp loại của họ. Wyman lật các hồ sơ để t́m. Anh đọc mà kinh ngạc. Đó không phải là bản phân loại hạnh kiểm xấu mà hoàn toàn ngược lại. Goodpaster đă làm anh rối trí. 3 năm sau, khi gặp Cal, Wyman xin lỗi và giải thích tại sao anh lại cư xử lănh đạm như vậy trong những ngày cuối cùng đó. Swanson rất ngạc nhiên. Anh coi Wyman là một trong những sĩ quan cừ nhất của phi đội - anh thích tính cởi mở, hài hước và cung cách làm việc của anh - v́ thế chẳng cần thắc mắc tại sao Cal lại xếp loại hạnh kiểm tốt cho anh. Anh chẳng hề nh́n bản khai của Goodpaster mà ṿ nó vứt vào sọt rác rồi tự viết bản của anh.

    Đáng ngạc nhiên hơn cả là các bản nhận xét hạnh kiểm tốt của Cal về Goodpaster. Bob Punches, trợ tá nhân viên chính phủ xem bản nhận xét mà không thể tin được nó lại vớ vẩn đến thế. Anh bảo: "Nhất thiết Swanson đă cáo buộc ông ấy vừa là người nói dối vừa là kẻ hèn nhát. Đúng là có những việc người ta thường không viết vào trong một bản nhận xét"... Tuy nhiên, Goodpaster cũng được giao cho làm chỉ huy một đội hải quân tuy không phải là một đơn vị chiến đấu rồi sau đó được thăng hàm đại tá tương đương với hàm đại tá trong lục quân hoặc không quân.

  9. #29
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P29


    VỢ CỦA PHI CÔNG MỸ MẤT TÍCH
    (Marylia Elkins)


    Tôi nói với mẹ tôi về quyết định đi Paris để hàng ngày đến Đại sứ quán miền Bắc Việt Nam cho tới khi biết được điều ǵ đó về Frank. Tôi nói: "Con không thể ngồi đây mà khóc và tự thương cảm cho ḿnh. Con sẽ đi và cố gắng t́m ra điều ǵ đó".

    "Được thôi, con cứ làm đi", mẹ tôi bảo.

    Tôi sẽ nhận 80% lương của Frank, tiền sẽ không thành vấn đề. Bộ Ngoại giao cảm thấy lo lắng khi biết được kế hoạch của tôi. Một vị quan chức yêu cầu tôi đến gặp anh ta tại văn pḥng tuyển mộ hải quân ở Nashville. Anh ta cảnh báo tôi nên cẩn thận với bất kỳ phát ngôn nào mà tôi có thể nói ở Paris "Những lời b́nh phẩm của bà có thể được giới báo chí nghe và hiểu sai nội dung”, tôi cũng nên đề pḥng những người khả nghi. Một hăng du lịch đặt chỗ trước cho tôi, c̣n tôi làm thủ tục vào một khách sạn. Trong chuyến đi trước của tôi tôi đă gặp một người Nam Phi tên là Desmon đang sống ở Paris, tôi gọi điện cho anh sau khi đến nơi. Desmon nói: "Việc đầu tiên chúng ta phải làm là đưa cô ra khỏi khách sạn đắt tiền đó". Anh t́m cho tôi một chỗ nhỏ hơn, vừa thoải mái vừa rẻ, sau đó chúng tôi đi ăn trưa.

    Sáng hôm sau, tôi gọi điện tới Đại sứ quán Mỹ. Rất nhiều vợ của tù binh chiến tranh đă đến chơi Paris và Đại sứ quán sẽ quan tâm và liên lạc với họ. Tôi tin tôi là người vợ duy nhất thực sự chuyển tới Paris. Do đó, tôi được phân cho một sĩ quan cứu hộ thương vong như mọi người vẫn làm ở Mỹ - một thượng tá lính thuỷ đánh bộ. Hầu hết các tuỳ viên quân sự là gián điệp và theo như tôi biết anh ta có thể cũng là một tên gián điệp. Nhưng anh ta là sĩ quan cứu hộ thương vong giỏi nhất mà tôi từng gặp. Anh để kiểu tóc ngắn bóng loáng và là người miền biển chính cống nhưng anh có đôi mắt sắc và thật sự tốt bụng. Anh làm việc rất tốt. Thực ra, người Mỹ ở Đại sứ quán Pháp thật tuyệt vời. Họ đă giúp tôi có được căn hộ đầu tiên của ḿnh.

    Tôi sống ở đường Đơ Rênê gần Montparnase nhưng sau đó tôi chuyển tới 99 đường Monge, gần chân núi Moufetard. Tại đây, họ có một thị trường hàng không mở cửa thật tuyệt. Ở Paris tôi cảm thấy tự do hơn bất kỳ nơi đâu mà tôi đă đến. Tôi có thể đi dạo hàng giờ hoặc vào quán cà phê ngồi mà người ta sẽ không nghĩ là tôi ở đó để đợi người. Dù thế, tôi không mấy ưa con người ở đó. Họ cười mỉa mai cách nói tiếng Pháp của tôi và chẳng thèm cố để nói với tôi. Tất nhiên cũng do ngữ âm yếu kém của tôi. Trước khi đi tôi đă bỏ ra một tuần học ở lớp Berlitz nhưng chẳng ăn thua. Tôi quá ngại ngùng nên không phản ứng được. Do đó tôi thử học lớp tiếng Pháp liên kết một thời gian khi đến nơi.

    Cứ mỗi buổi sáng tôi lại đến Đại sứ quán miền Bắc Việt Nam, lúc th́ cùng người phiên dịch, lúc th́ đi một ḿnh. Tôi hay mặc quần zin màu xanh và đi đôi giày đi bộ ngộ nghĩnh. Thời kỳ đó tôi luôn mặc zin hoặc đồ lụa hay là lạ chứ không ưa mặc đồ nghiêm túc quá. Lúc tôi nhấn chuông, có một người phụ nữ Pháp khoảng 45 tuổi mặc váy ngắn màu đen và áo blu trắng ra cửa hỏi tôi cần ǵ. Tôi nói tôi muốn biết một vài tin tức về chồng tôi. Bà liếc nh́n tôi nói: "Chúng tôi không thể cho cô biết tin ǵ được, đi đi". Rồi bà ta đóng cửa lại.

    Tôi lại nhấn chuông. Bà ta vờ không biết. Người cảnh sát đang đứng gác toà nhà nói: "Xin lỗi, thưa bà, nhưng bà phải đi thôi". Tôi bắt đầu giải thích về chồng tôi Anh ta lại xin lỗi rồi mời tôi đi.

    Tôi đi rồi sáng hôm sau quay lại. Tôi biết được khi nào th́ du khách nước ngoài có thể ở đó và hiểu rằng lúc nào người miền Bắc Việt Nam sẽ thấy rầy rà khi tôi đứng bên ngoài đ̣i hỏi được biết tin về chồng tôi. Do đó tôi tính toán thời gian để đến thăm cho phù hợp. Thỉnh thoảng tôi được phép vào bên trong Đại sứ quán nói chuyện với một người Việt Nam mà tôi chẳng hề biết tên. Lúc nào họ cũng chỉ nói như thế này: "Thưa bà, chúng tôi rất tiếc. Chúng tôi chẳng biết thông tin ǵ vê chồng bà. Kể cả chúng tôi có biết th́ chúng tôi cũng không thể cung cấp cho bà được bởi v́ sau đó các bà các cô có chồng bị mất tích sẽ đến đây. Chúng tôi là một nước c̣n rất nghèo nên chúng tôi không có một đại sứ quán đủ lớn để quan tâm đến tất cả bọn họ. Hăy về nước yêu cầu Tổng thống của bà ngừng đánh bom. Khi nào ông ấy kết thúc cuộc chiến này, bà sẽ biết được câu trả lời". Và tôi đă nói với họ tôi không có quyền chỉ đạo Tổng thống, tôi chỉ muốn biết về chồng tôi.

    Có lúc họ hét lên với tôi, nhưng tôi vẫn đứng yên. Rồi họ đổi giọng và nói: "Thưa bà, chúng tôi thực sự lấy làm tiếc". Chính người phụ nữ Pháp ít nói đă làm như thế nhưng sau này lại là người tốt bụng. Họ luôn đề nghị tôi để cho họ yên và nói họ không biết chồng tôi ở đâu "Chúng tôi cũng có những người họ hàng đang chết dần ở đó. Chúng tôi hiểu bà rất đau ḷng. Nhưng bà nên về nước nếu muốn làm điều ǵ đó cho chồng bà".

    Ở một mặt nào đó, tôi thấy thông cảm cho người Việt Nam. Thực sự không thể đổ tội họ bắn rơi máy bay của chồng ḿnh khi anh ấy ném bom lên họ. Cũng không thể đổ tội cho họ v́ không trao trả tù binh trước khi chiến tranh kết thúc. Thỉnh thoảng tôi có gặp họ ở các quán cà phê. Tôi đi qua, cười và chào họ nhưng họ lại cụp mắt xuống. Có lẽ họ cho là tôi điên.

    Những người vợ tù binh khác tới thăm Paris và tôi đưa họ tới chỗ người Việt Nam. Chẳng ai nói ǵ. Tuy thế, sau gần hai tháng, người Việt Nam nhận ra là tôi đến đó để cư trú. Tôi sẽ không từ bỏ một cách dễ dàng. Phóng viên tạp chí Post Washington - Kathy Sanyer đến để viết một loạt bài về những việc tôi đang cố làm. Kathy và tôi đă là bạn bè. Tôi mong là cô và Desmond - anh chàng người Nam Phi tôi gặp năm ngoái sẽ thích nhau. Chúng tôi dự định ăn tối với nhau vào một đêm thứ 6 tại căn hộ của Desmond ở Cherche Midi. Sau khi chúng tôi đến, một anh chàng tôi chưa gặp bao giờ tên là Jean - Jacques xuất hiện. Anh ta có bố người Pháp, mẹ người Mỹ. Tôi nhận thấy trong khi tôi cố gán ghép Desmond với Kathy th́ anh lại làm điều tương tự cho tôi với Jean Jacques.

    Jean Jacques đẹp trai nhưng tôi thấy anh ta có tính tự phụ và kiêu ngạo. Anh ta vừa từ Morocco trở về nên cứ nói say sưa về cái lạc thú được thưởng thức các loại thuốc ngủ khác nhau. Tôi ở lại và nói chuyện v́ Desmond và Kathy có vẻ như đang có tiến triển. Tuy nhiên sau cùng Desmond cũng đưa Kathy và tôi về chỗ tôi ở. Tôi đi ngủ và để họ lên gác. Sáng hôm sau, tôi thấy Kathy nằm trên giường c̣n Desmond đang ngủ trên đi văng. Họ kết thúc không được lăng mạn lắm. Tôi thật sự rất choáng váng. Tôi không quen uống rượu mà đêm trước họ rót cho tôi nhiều quá.

    Tôi mặc quần áo vào rồi đến Đại sứ quán miền Bắc Việt Nam. Tôi không có người phiên dịch nên hơi lo, không biết từ ngữ của tôi có ổn được với cơn choáng váng trong người không. Họ đưa tôi vào và bảo tôi ngồi xuống. Lần đầu tiên họ mang cho tôi một tách trà và nói với tôi:

    - Thưa bà, chồng bà đă chết.

    - Anh có thể. . . có thể viết nó ra giấy được không?

    - Không, nếu chúng tôi làm như thế những người vợ khác sẽ đến đây.

    - Anh có bằng chứng ǵ không?

    - Hăy tin chúng tôi, thưa bà. ông ấy đă chết. Chúng tôi rất tiếc. C̣n bây giờ mong bà để chúng tôi được yên.

    - Cám ơn các ông đă nói cho tôi biết.

    Tôi về nhà và nói với Kathy: "Chúng ta đi Tây Ban Nha được không?"

    - Được.

    Chúng tôi đi ngay buổi chiều hôm ấy. Chúng tôi bay đi Barcelona đến Sitges và ra ngồi trên bờ biển.

    "Đúng là anh ấy không ở đó. Tôi nghĩ họ đă nói thật với tôi”.

    Oriskany từ Hồng Kông trở lại Yankee Station sau tết âm lịch 1968. Con tàu phải xuất phát tới San Diego trong hai tuần. V́ thời tiết xấu sẽ hạn chế bớt các cuộc tấn công vào Bắc Việt nên gần như sự nguy hiểm đă được loại bỏ. V́ vậy thật đáng ngạc nhiên khi Rich Minich bị bắn rơi vào ngày 4/1. Anh ta và J. P. O'Neil đang bay ở khu ẩn nấp của Mig gần Hải Pḥng. J. P. nh́n thấy hai quả tên lửa th́ yêu cầu Rich nhào vào rồi chuồn đi để sau đó nh́n thấy máy bay của Minich đang bốc cháy. Anh đánh điện cho anh ta tiến ra biển. Minich đáp lại anh không làm được như thế nhưng sẽ cố gắng bay về phía các ngọn núi. Đột nhiên máy bay anh ta lao đi ngoài tầm kiểm soát và đâm xuống. J. P. chẳng thấy dù cũng không nghe thấy tiếng bip bip.

    Cal Swanson không dám chắc nhưng anh tin những điều J. P nói là Rich Minich đă chết. Đêm đó anh viết cho Nell: "Anh không muốn có bất cứ hy vọng lầm lẫn nào cho rằng anh ta c̣n sống. Hăy làm cho sự việc đó lắng xuống. Khả năng sống sót rất đáng ngờ”.

    Một sĩ quan chuyên ra lệnh khó mà biết được làm thế nào để viết về một vụ bắn rơi trong bản báo cáo thương vong của anh ta. Khi là chỉ huy phi đoàn Oriskany, Jim Stockdale chứng kiến một trong những phi công của ông rơi xuống và đă đưa anh ta vào danh sách những người đă hy sinh. Stockdale biết rằng người phi công đó mới cưới vợ chỉ vài tháng. Ông chắc rằng người vợ trẻ của viên phi công mà được biết ngay tin xấu đó th́ cô ấy có thể làm lại cuộc đời. Nhưng sau đó bản thân Stockdale cảm thấy có lỗi v́ cho rằng như thế là ông đă phá vỡ hôn nhân của người phi công ấy.

    Không phải chỉ huy phi đội nào cũng có được người vợ hiểu biết như Nell. Với sự hướng dẫn của Cal, Nell có một giọng nói phù hợp khi nói với một người vợ về khả năng sống sót của người chồng đă bị bắn rơi của ḿnh. Hầu hết các sĩ quan có xu hướng thiên về cẩn trọng khi viết báo cáo thương vong. Không ai muốn đối mặt với một người vợ bị quẫn trí khi họ nói với người đó chắc chắn 90% chồng của người đó đă chết. Luôn có 10% khả năng là họ sai. Không có ai, không có người chứng kiến cái chết của anh ta, họ nghĩ tốt hơn hết nên đưa người phi công đó vào danh sách bị mất tích khi làm nhiệm vụ (MIA). Sau đó Lầu Năm Góc sẽ nói loanh quanh trong bản báo cáo MIA gửi tới các gia đ́nh, lập lờ giữa một bên là đưa ra những lời khuyên nhảm nhí với một bên là không để họ hy vọng. Một người vợ hay người nhà không có hiểu biết những đ̣i hỏi của các trận chiến trên không thường rất hay hy vọng. Sau một thời gian dài chịu đựng đau khổ trong trạng thái không chắc chắn, khi chiến tranh kết thúc, một vài người trong số họ thấy khó mà tin được cái sự thật đáng lẽ ra họ đă được kể bởi những người cùng phi đội của anh em họ từ nhiều năm trước.

    Đợt oanh tạc đang đi đến kết thúc cho thấy sự khác biệt giữa chiến tranh trên không và trên bộ. Ở miền Nam, binh sĩ c̣n sống sót được tôn trọng về mặt nghi thức và được bảo vệ bằng mọi khả năng. Họ được đặt cho cái tên ngang bằng một huy chương: người rút ngắn thời gian. Thậm chí có những sĩ quan nhảy ra khỏi con đường chiến đấu của họ trong những ngày cuối cùng bất kể khi nào họ có thể. Họ cho là không có lư do ǵ để mà liều mạng. Nhưng đợt oanh tạc đang đi đến kết thúc chỉ làm tăng nhịp đập của các phi công phi đội 162. Họ muốn được nhận nhiệm vụ vượt biển càng nhiều càng tốt. Họ tức giận với Swanson khi phát hiện anh dùng địa vị của ḿnh để được bay nhiều hơn so với cái mà họ coi là sự sẻ chia công bằng của anh. Chẳng mấy phi công có thể nói họ đă bay 200 chuyến, vậy mà Cal quyết tâm đạt tới con số kinh ngạc đó.


    Cal Swanson (Thứ 5 từ trái qua, hàng đứng).

    Đạt đến con số 200 có thể bù đắp chút ít cho việc nhỡ mất chiếc Mig. Nhưng mặc dù đă cố gắng, Swanson không thể t́m được một chiếc máy bay địch khác nữa để chiến đấu cùng nhằm tự cứu văn bản thân. Anh ghi điểm theo một cách khác đó là trở thành phi công đầu tiên hạ gục một đoàn tàu với một quả tên lửa bắn trực tiếp Một đoàn tàu là một mục tiêu khó hơn người ta tưởng. Nếu bốn máy bay mỗi chiếc chở sáu quả bom phát hiện thấy một đoàn tàu 13 toa, họ phải xác định được hồng tâm tấn công cho mỗi quả bom. Mục tiêu đó c̣n khó khăn hơn khi người Việt Nam đánh lừa họ về các toa bằng cách phân bố các toa rải rác nhằm pḥng trường hợp bị máy bay nh́n thấy. Swanson nhắm quả tên lửa vào đầu máy và đă thành công. John Hellman cũng đạt được thành tích tương tự.

    Ngày 12/1/1968 Oriskany rời Yankee Station và cũng trong ngày này buổi lễ tổ chức trao giải thưởng diễn ra trên boong tàu. Cả phi đoàn, công ty sản xuất tàu, 4 đô đốc và một nhóm phóng viên hăng truyền h́nh CBS đứng giữa những lá cờ phần phật bay trong gió biển và nghe bản thành tích của Oriskany. Các phi công đă lái máy bay thực hiện 181 đợt tấn công vào khu vực nhiều nguy hiểm của miền Bắc Việt Nam trong đó có Hà Nội và Hải Pḥng. Đó là một con số chưa từng có. Họ đă tham gia những vụ càn quét đầu tiên vào các mục tiêu hàng đầu như xưởng đóng tàu Hải Pḥng, cảng Cẩm Phả và căn cứ Mig Phúc Yên. Họ là những người đầu tiên thả bom xuống một cây cầu lớn ở trung tâm Hải Pḥng. Butch Verich đă được giải cứu đến lần thứ hai. Dick Wyman đă bắn rơi một chiếc Mig. Điều không được nhắc đến đó là Oriskany đă phải gánh chịu những tổn thất nặng nề nhất so với bất kỳ con tàu nào. 38/70 máy bay bị thiệt hại. 52 chiếc bị phá hỏng. Gần 1/4 phi công bị chết hoặc bị bắt giữ.

    Trước đó một ngày Cal Swanson đă đạt được mục tiêu của anh. Trong buổi lễ đó anh được bổ nhiệm vào câu lạc bộ 200 sứ mệnh, điều đó có nghĩa anh nhận được giấy chứng nhận và được đăng ảnh. Bài hát quốc ca cất lên khiến anh sởn gai ốc. Anh tự hào được là phi công hải quân, được chỉ huy phi đội 162 và được tham gia chiến đấu ở Việt Nam. Anh cho là chỉ có một vài việc mà đáng lẽ ra phi đội có thể làm tốt hơn. Việc thất thiệt máy bay không đáng có làm anh buồn phiền. Ví dụ như trường hợp của Jim Nung. Thậm chí có trường hợp c̣n tồi tệ hơn do Jim Show gây ra. Khi anh ta ra khỏi một đợt tấn công mà vấn đề sót lại vài quả bom. Swanson ra lệnh cho anh ta quay vào Đà Nẵng. Nhưng không hiểu sao trong điều kiện thời tiết vô cùng quang đăng anh ta lại không tới được thành phố và phải thả bom xuống biển. Swanson rất tức giận. Cal cũng thấy tiếc là cái ngày ở Phủ Lư họ đă dồn ép được một số xe tải nhưng lại chỉ có hai chiếc F-8 nên không tấn công được mấy. Anh nghĩ đáng lẽ ra anh đă có một ngày đầy chiến tích. C̣n một lần khác ở Cẩm Phả, họ lại nhỡ mất mục tiêu cầu tàu mà thả bom xuống nước. Tuy vậy anh vẫn cho rằng xét một cách toàn diện th́ phi đội đă lập được những chiến công đáng nhớ.

    Dick Wyman cũng thấy tự hào sau khi hoàn thành hai chuyến đi chinh chiến. Nhưng anh cảm thấy kém hài ḷng hơn Swanson với những thành tích mà họ đă đạt được và ít thấy tin tưởng hơn ở sự cần thiết của chiến tranh. Anh nhớ có một cây cầu, không phải là Cổ Chai, mà họ đă được giao làm mục tiêu tấn công. Những ǵ họ đă làm chỉ là đào hào cho nó. Theo những ǵ Wyman nhớ lại th́ họ đă thả bom xuống nhiều đến mức các hố bom h́nh thành nên một cái mương đầy nước xung quanh cây cầu. Nhưng họ lại không đánh trúng cây cầu đó.

    Thậm chí Wyman c̣n không muốn nghĩ về cây cầu nổi tiếng nhất trong chiến tranh - cầu Hàm Rồng ở Thanh Hoá - cây cầu vẫn đứng vững sau 3 năm bị thả bom, coi thường cả phi công của hải quân và không quân. Lực lượng không quân đă thử hết cách kể cả đưa sang một chuyên cơ C-130 với số vũ khí nặng 5000 pound trông như một chiếc bánh kẹp nhằm loại bỏ nó. Nhưng sau vụ tấn công người ta không thể t́m thấy một mảnh xác của chiếc C-130. Sau đó, hải quân lại nhảy vào. Hơn hàng ngàn tấn bom đă được thả xuống, 800 máy bay bị thiệt hại trong gần 700 lần xuất kích. Người ta nói rằng phần đất liền được chia làm hai nửa: một nửa được ghép vào bên dưới Thái B́nh Dương, nửa kia được khép lại để kiểm soát tại cây cầu đó ở Thanh Hoá. Các phi công đùa nhau là họ không làm sập được cây cầu hoá ra lại hay. Bởi nếu ngược lại th́ cả thế giới sẽ la ó phản đối và quẳng cả người lẫn chó lên trên trời. Điều làm cho Wyman c̣n cảm thấy có ư nghĩa là những lúc sau một đợt tấn công có một phi công đă tham gia chiến đấu tiến về phía ông và nói: "Ông thật là cừ khi ở trên các căn cứ hải lục pḥng không đó. ông đă thực sự đánh gục chúng”.

  10. #30
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.

    Bí mật những chiến dịch không kích của Mỹ vào Bắc Việt Nam.
    Tác giả: Cảnh Dương, Đông A.
    P30


    Đêm cuối cùng ở Yankee Station phi đội biết rằng đội trưởng tuy không nói thẳng ra nhưng đă cho phép họ được ăn tiệc tại các pḥng chờ. Mọi người đều hiểu điều đó có nghĩa là ǵ. Mọi việc diễn ra không vui vẻ lắm. Cai kể với Nell: "Nó không giống như thứ rượu năm ngoái nhưng vẫn êm dịu”. Anh phải đứng gác vào lúc nửa đêm nên không giống phần nhiều các thành viên của phi đội, sáng hôm sau anh đă thấy ổn.

    V́ tổn thất quá nặng nề nên hải quân bị thiếu máy bay (Cal là người duy nhất trong phi đoàn vừa làm sĩ quan thừa hành vừa làm sĩ quan chỉ huy). Oriskany được lệnh dừng lại ở Cubi Point để chuyển máy bay và thiết bị sang chiếc tàu sân bay đang trên đường dẫn đến Yankee Station để thay thế nó. Sau đó con tàu sẽ đi tiếp đến Tokyo. Tại đây phi đội sẽ đáp một chuyến bay thương mại trở về nước. Một vài giờ trước khi Oriskany về đến San Diego, Cal và mọi người sẽ lại lên tàu và thực hiện một chuyến bay khi con tàu cập cảng nhằm kỷ niệm lần về nước của họ.

    Khi họ ngồi ở sân bay Tokyo, đang đợi chuyến bay Phương Đông - Tây Bắc đưa họ về nước th́ Swanson được hăng hàng không thông báo trên loa là phải đi nhận điện thoại. Một sĩ quan hải quân đang trực ban thông báo cho anh biết là có thể bọn anh sẽ chưa được về nước. Chiến hạm Pueblo của Hoa Kỳ đă bị giữ lại ngoài bờ biển Bắc Triều Tiên. Có khả năng t́nh huống này sẽ chuyển thành chiến tranh. Do đó hạm đội sẽ được cần đến.

    Họ bắt đầu sốt ruột từ lúc đấy cho đến khi chuyến bay của họ được thông báo sắp bay. Rất lâu trước khi họ lên máy bay, Cal được loa gọi một lần nữa. Họ nh́n nhau tiu nghỉu. Swanson cầm ống nghe lên chờ đợi điều tồi tệ nhất th́ giọng một người bạn vang lên "Chào Cal. Tôi gọi chỉ để tạm biệt tất cả các anh và chúc các anh lời chúc may mắn nhất khi về tới Mỹ”.

    Họ lên máy bay cùng với các hành khách khác, hầu hết là khách du lịch về nước sau khi thăm Nhật Bản. Khi máy bay lăn bánh, họ mới thở phào nhẹ nhơm và ḥ reo vui mừng. Ngay sau đó những người khách du lịch bắt đầu trêu chọc nhau và chỉ trỏ vào những người mặc quân phục. "Nh́n cái người mà họ gọi là Black Mac ḱa. Đó là hậu quả mà chiến tranh để lại cho những người đàn ông của chúng ta. Những chuyện đă xảy ra khiến anh ta trở nên rồ dại".

    Họ đến Seattle vào lúc 6h sáng hôm sau. Bố mẹ của John Hellman sống ở gần đó đang chờ đợi họ với những chai sâm panh mát lạnh. Họ đi bộ tới bến đậu xe hơi. Đứng giữa khoảng trống rộng lớn, họ đưa những chiếc cốc nhựa lên trời cao chói lọi rồi cụng ly chúc tụng nhau.

    LINEBACKER

    Ngày 31/1/1968, Oriskany về đến San Diego và được chào đón bằng các bản nhạc và cờ hiệu tung bay phấp phới. Cùng lúc đó, những người theo Đảng cộng sản Việt Nam đang cho nổ ḿn để xâm nhập vào khu vực đại sứ quán Mỹ ở Sài G̣n. Đó là màn khởi đầu của chiến dịch Tết. Gần như mọi thành phố lớn ở miền Nam Việt Nam đều bị tấn công. Về mặt quân sự, đó là một thất bại đối với những người cộng sản. Tạm thời họ chỉ giữ được thành phố Huế và phải chịu nhiều tổn thất nặng nề. Về mặt tâm lư, đó lại là một chiến thắng đối với họ. Tết đă làm nản ḷng công chúng Mỹ. Sau nhiều tháng được thông báo là cuộc chiến tranh sẽ kết thúc thắng lợi, người Mỹ rất kinh ngạc khi thấy du kích Việt cộng phía trong khu vực đại sứ quán của họ.

    Chiến dịch Tết có lẽ khẳng định một bản báo cáo mật về chiến thuật đánh bom được trù bị bởi 47 học giả và nhà khoa học và được lưu hành trong giới chức chính phủ cao cấp 4 tuần trước đó. Báo chí Lầu Năm Góc coi bản báo cáo "có lẽ là sự phản đồi quyết liệt nhất đối với việc sử dụng chiến thuật đánh bom như một công cụ đê thực hiện chính sách của chúng ta ở Đông Nam Á do một quan chức hay một nhóm bán viên chức đưa ra trước đó hoặc kể từ lúc đó”.

    Bản báo cáo được viết bởi một nhóm các nhà khoa học thành lập mùa hè năm 1966 chủ yếu dưới sự xúi giục của Karl Kaysen và George Kistiakonsky thuộc trường Harvard và Jerome Wiesner, Jerrold Zucharias -viện nghiên cứu công nghệ Massachusetts. Câu đầu tiên trong "bài học thần Jason" tuyên bố rằng chiến thuật thả bom "'không hề có một ảnh hưởng đáng kể nào đối với khả năng của Hà Nội nhằm tăng cường và hỗ trợ các hoạt động quân sự ở miền Nam".

    Hội kín các nhà khoa học và học giả này chứng tỏ là sự trở lại của một loại kế hoạch Manhattan. Có dấu hiệu cho thấy nó có tác động đến suy nghĩ của Robert Mc Namara và các phụ tá thường dân của ông. Bản báo cáo đầu tiên của hội Jason được hoàn tất nhiều tháng sau khi xảy ra các cuộc tấn công vào các nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt của miền Bắc Việt Nam năm 1966. Trong đó, nó tuyên bố thẳng thừng rằng chiến thuật đánh bom không có hiệu quả đồng thời c̣n làm gia tăng sự vỡ mộng của Bộ trưởng Quốc pḥng. Hội Jason đề nghị tạo ra hàng rào điện tử giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam để thay thế cho chiến thuật đánh bom và để làm phương tiện ngăn chặn sự xâm nhập. Ư tưởng đó 20 năm sau trở nên vô cùng hiệu quả khi được Morocco sử dụng để chống lại du kích ở sa mạc Sahara. Nhưng nó lại là sự ngớ ngẩn của Mc Namara khi được áp dụng ở môi trường rậm rịt cây cối của Việt Nam.

    Chiến dịch Tết, kết hợp với bài học Jason mới và những phân tích tương tự do trung tâm t́nh báo CIA đưa ra một cách độc lập đă xoá đi những ngờ vực c̣n rơi rớt lại ở các nhà cố vấn bên dân sự của Tổng thống Johnson về việc cần thay đổi cách đánh trên không. Các nhân vật chủ chốt cho rằng nên hạn chế việc thả bom xuống vùng phía Nam của Bắc Việt nằm dưới vĩ tuyến 20. Nhưng hơn sáu tháng sau, đề xuất đó vẫn chưa được thực thi. Trong cách vận hành bí ẩn của bộ máy quan liêu, người ta có thể có được sự nhất trí ư kiến mà không cần có sự bàn bạc lựa chọn và cũng không được ghi lại trong các biên bản chính thức. Đề xuất tạm ngừng đánh bom từng phần không nằm trong bản báo cáo được đệ tŕnh bởi nhóm quan chức do Clark Clifford Bộ trưởng Quốc pḥng mới được bổ nhiệm và cũng là người bị buộc tội xét lại chính sách Việt Nam theo sau chiến dịch Tết đứng đầu. Nhóm Clifford chỉ nhấn mạnh sự chia cắt giữa dân thường với giới quân sự. Ư kiến về giới hạn đánh bom, do tính quan trọng của nó nên trong biên bản chính thức, nó không được coi như một đường lối hoạt động có tính khả thi song khi bàn bạc kín đáo với Tổng thống Johnson, nó lại được nhấn mạnh. Người ta nói rằng đó chính là cách Clark Clifford xử lư vấn đề.

    Sau vụ điều trần Stennis, tháng 8/1967 không thể dẫn đến sự mở rộng chiến tranh trên không như Đô đốc Grant Sharp đă mong đợi, các nhà chỉ huy quân sự cân bằng tâm lư trở lại và tập trung t́m cách nới lỏng sự kiểm soát mang tính chính trị đối với việc ném bom ở khu vực Hà Nội - Hải Pḥng. Các vị chỉ huy vẫn có những đề nghị theo quy ước để nổ ḿn cảng Hải Pḥng. Nhưng trong một lần tranh căi lớn nhất nhằm mở rộng phạm vi chiến tranh hồi trước Tết, họ coi việc xoá sổ khu vực cấm Hải Pḥng - Hà Nội là ưu tiên hàng đầu. Khu vực cấm được thiết lập tháng 12/1966 sau đợt đầu tiên ném bom Hà Nội theo sau đó là bài viết của phóng viên Harrison Salisbury của tờ New York Times trong đó mô tả thiệt hại đối với khu vực dân sự.

    Các vị chỉ huy liên quân phản ứng lại với chiến dịch Tết bằng cách đề nghị việc thu hẹp phạm vi khu vực cấm xuống c̣n 3 dặm xung quanh Hà Nội và 1,5 dặm xung quanh Hải Pḥng trên thực tế th́ mới phù hợp. Các ông giải thích "việc giảm bớt các khu vực kiểm soát sẽ để lộ thêm xấp xỉ 140 dặm đường bộ, đường ray và các luồng giao thông đường thuỷ cấp 1 cho lực lượng do thám vũ trang cũng như hàng trăm dặm các luồng giao thông cấp 2 tuỳ thuộc vào các phản ứng và cách sử dụng của miền Bắc Việt Nam”.

    Đối với người nào quan tâm tới số dân thường bị thương vong th́ họ nói thêm: "Theo nhiều nguồn tin t́nh báo đáng tin cậy, những người dân nào không dính líu đến các hoạt động thiết yếu hỗ trợ chiến tranh đă được sơ tán khỏi Hà Nội và Hải Pḥng. Các bức ảnh t́nh báo, đặc biệt là về Hải Pḥng cho thấy rơ các vật liệu chiến tranh được chất đống ở tất cả các khu vực cất giữ ngoài trời và dọc theo các con phố trên gần như toàn bộ nửa thành phố. Thay cho là một vùng của cuộc sống đô thị, thành phố đă trở thành một doanh trại vũ trang và là một căn cứ lưu trữ hậu cần rộng lớn”.

    Tất cả đă quá muộn. Các quan chức bên dân sự ở Lầu Năm Góc đă đưa ra quyết định. Tất cả những ǵ c̣n lại mà họ phải làm là tạo ra một lư do quan liêu hợp lư để giảm bớt hơn trong các đợt không kích. Việc đó đă được nêu ra trong bản báo cáo do văn pḥng thứ trưởng Bộ Quốc pḥng chuẩn bị. Bải báo cáo đó có liên quan đến vấn đề phải đối mặt với đề nghị của các vị chỉ huy liên quân nhằm giảm bớt các khu vực cấm xung quanh Hà Nội và Hải Pḥng. Nhưng mọi việc không chỉ dừng lại ở đó.

    Chiến thuật đánh bom ban đầu là một âm mưu chính trị nhằm đe doạ Bắc Việt và cũng bởi lẽ đó được biến đổi thành một thứ vũ khí chiến thuật nhẳm ngăn chặn sự xâm nhập. Giờ đây, bản báo cáo của Warnle đă đưa cuộc chiến trên không trở về với cội nguồn của nó. Theo anh, nỗ lực về khu vực cấm đă thất bại và việc thả bom xuống Hà Nội - Hải Pḥng chủ yếu chỉ là "một công cụ chính trị". Nếu việc thả bom trở lại là một vấn đề chính trị, ít ra là ở khu vực phía trên của Bắc Việt th́ các quan chức bên dân sự c̣n có khả năng bàn tới chuyện chấm dứt nó chứ nếu nó bị biến thành một công cụ (về mặt) quân sự có ư nghĩa sống c̣n đối với các chiến binh Mỹ đang hoạt động ở miền Nam th́ khó có thể đạt được mục đích trên. Hơn thế nữa, thời tiết lại xấu và các cuộc tấn công bị giới hạn xung quanh Hà Nội và Hải Pḥng. Thậm chí, vốn là người theo đường lối cứng rắn như Bộ trưởng Ngoại giao Dean Rusk cũng bị thuyết phục trước quan điểm cho rằng nước Mỹ sẽ không chịu từ bỏ quá nhiều chỉ để kêu gọi tạm ngừng nérn bom từng phần.

    9 giờ tối thứ 6 ngày 31/3/1968, cũng như hàng triệu công dân Mỹ, Cal Swanson bật ti vi lên xem bài phát biểu của Tổng thống Johnson dành cho cả nước. Swanson được cử tới Pax River làm trợ lư quản lư các thử nghiệm bề mặt trong khi chờ đợi đến phiên chỉ huy một phi đoàn. Đúng là anh đang bị thử thách nghề nghiệp. Cảm giác lúc đó thật tuyệt vời. Sau khi được lái máy bay chiến đấu, anh không thấy hứng thú với việc làm hiện nay của anh nhưng anh vẫn buộc bản thân phải luôn năng động. Swanson ngồi xuống trước màn h́nh ti vi với hai ly coctail Martini kèm hai miếng hoa quả dầm.

    "Tối nay tôi sẽ trở lại với đề nghị mà tôi đă đưa ra vào tháng 8 năm ngoái. Đó là đề nghị ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam. Chúng ta yêu cầu nhanh chóng tổ chức các buổi đàm phán và đó sẽ là những cuộc đàm phán nghiêm túc về thực chất vấn đề hoà b́nh. Mong rằng trong các cuộc đàm phán, Hà Nội sẽ không lợi dụng sụ kiềm chế của chúng ta".

    Chúng ta sẵn sàng ngay lập tức tiến tới hoà b́nh thông qua các buổi đàm phán.

    V́ vậy, tối nay, với mong muốn hành động này sẽ sớm đưa tới các cuộc đàm phán, tôi sẽ thực hiện bước đi đầu tiên giảm mức độ mâu thuẫn. Chúng ta sẽ giảm bớt chủ yếu là giảm bớt mức độ hiện tại của thái độ thù địch.

    Và chúng ta sẽ làm như vậy một cách đơn phương và ngay lập tức.

    Tối nay, tôi đă ra lệnh cho máy bay và các chiến hạm hải quân của chúng ta không được tấn công miền Bắc Việt Nam trừ khu vực phía Bắc ở vùng phi quân sự hoá. Ở đó, sự lớn mạnh không ngừng của địch, trực tiếp đe doạ vị trí của liên quân, c̣n các hoạt động của quân đội và nguồn cung cấp quân nhu rơ ràng là có liên quan đến mối đe doạ đó.

    Khu vực mà chúng ta sẽ ngừng tấn công bao gồm gần 90% dân số của miền Bắc Việt Nam và gần như toàn bộ lănh thổ của nó. Do đó sẽ không có cuộc tấn công nào quanh các khu vực đông dân cư hoặc các khu vực sản xuất thực phẩm của miền Bắc Việt Nam.

    Thậm chí việc ném bom xuống miền Bắc rất hạn chế này có thể sớm đi đến một kết thúc - nếu cả chúng ta và Hà Nội đều có sự kiềm chế. Nhưng tôi không thể đảm bảo sẽ ngừng hết các đợt đánh bom nếu như việc làm đó ngay lập tức và trực tiếp đe doạ mạng sống của quân ta và của liên quân. Khả năng biến thành hiện thực của việc tạm ngừng đánh bom hoàn toàn sau này sẽ được quyết định bởi các sự kiện này".

    Cal Swanson kinh ngạc trước cách kết thúc bài nói của Tổng thống Johnson . “Theo tinh thần này, tôi sẽ không t́m kiếm và sẽ không chấp nhận sự định danh của đảng của tôi bằng một thuật ngữ khác với tư cách là Tổng thống của các bạn”. Nhưng anh không cảm động trước quyết định đặt tên cho nó là tạm ngừng đánh bom từng phần. Đồng thời, Cal biết trung b́nh mỗi tháng chỉ có 4 ngày thời tiết thuận lợi cho việc đánh bom xung quanh vùng lân cận Hà Nội, Hải Pḥng. Anh cũng tin nước Mỹ sẽ không phải từ bỏ quá nhiều.

    Không ai nghĩ rằng Hà Nội sẽ hưởng ứng việc tạm ngừng đánh bom. Nhưng ba ngày sau, người Bắc Việt cho biết họ sẵn sàng mở các cuộc tiếp xúc trực tiếp với Mỹ để đi tới giải pháp hoà b́nh. Sau đó họ bắt đầu tranh căi công khai lâu dài về cách thức và địa điểm tổ chức các cuộc đàm phán.

    Không có mục tiêu nhạy cảm nào nằm ở phần phía Nam của miền Bắc Việt Nam nên lần đầu tiên, các vị chỉ huy quân sự Mỹ được phép chỉ đạo các đợt không kích nếu họ thấy phù hợp. Trong 7 tháng cho tới khi việc ném bom hoàn toàn ngưng hẳn vào ngày 1/11/1968, toàn bộ gánh nặng của cuộc không kích rơi xuống các tiểu vùng của Bắc Việt. Năm 1985 khi các nhà báo Mỹ được mời tới Việt Nam nhân 10 năm tưởng niệm sự thất bại của Sài G̣n, họ báo cáo rằng họ ít thấy những tổn thất đáng kể do bom gây ra. Bản thân Hà Nội dường như không hề dính phải. Nhưng các tiểu vùng thưa thớt dân cư trông lại giống như quang cảnh trên mặt trăng.



    Năm 1968, khi cuộc chạy đua vào chiếc ghế Tổng thống giữa Richard Nixon và Hubert Humphrey chính thức bắt đầu, vấn đề tạm ngừng đánh bom toàn phần lại làm vướng víu mưu đồ chính trị. Người ta nghĩ rằng việc tạm ngừng đánh bom sẽ mang lại thắng lợi cho Hubert Humphrey và các thành viên Đảng dân chủ. Hà Nội dường như sẵn sàng thừa nhận một điểm trong giai đoạn trước đàm thoại (đồng ư ngồi cùng bàn với các đại biểu của chính quyền Sài G̣n), và lệnh tạm ngừng đánh bom cũng được đưa ra vào phút cuối cùng trước khi diễn ra cuộc bầu cử - một việc làm hữu ích nhưng chưa đủ đối với Humphrey.

    Richard Nixon nhận được sự hỗ trợ về vấn đề tạm ngừng đánh bom từ một vị giáo sư trường Harvard với dáng người thấp, mắt xanh và có bàn tay vừa ngắn vừa béo. Đôi khi Henrry Kissinger đă cố vấn cho chính quyền Johnson về vấn đề Việt Nam và có những nỗ lực kín đáo để các cuộc đàm phán được bắt đầu. Trong chiến dịch bầu cử Tổng thống, ông hoạt động cho cả hai bên, chuyển cho Nixon thông tin về việc tạm ngừng đánh bom mà ông nhận được một cách bí mật từ các quan chức chính quyền Johnson. Nếu xem xét cung cách mà Nixon và Kissinger thực hiện chính sách đánh bom của họ, có thể thấy rằng đó không hoàn toàn là một sự khởi đầu phù hợp cho tinh thần đối tác.
    Vào thời điểm tạm ngừng đánh bom, Cal Swanson vẫn không mất đi sự quan tâm đối với chiến tranh. Anh t́nh nguyện trở lại Yankee Station với vai tṛ chỉ huy phi đoàn nhưng bị từ chối bởi v́ anh đă tham gia hai lần trọn vẹn. Anh được giao cho phi đoàn trên Forrestal - khu vực dẫn tới Địa Trung Hải và ư nghĩ của anh höớng tới các vấn đề châu Âu và Trung Đông. Anh cho rằng các phi công của phi đội 162 đă nh́n thấy Việt Nam lần cuối cùng. Đối với họ, cuộc chiến tranh đă kết thúc.

    Sáng 19 tháng 7 năm 1972, tàu USS Oriskany đă chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đánh bom đầu tiên trong ngày vào Bắc Việt Nam. John Hellman trải qua một đêm khó ngủ và khi cầm cốc cà phê bữa sáng, tay anh ta c̣n run rẩy. Hellman thừa nhận với bản thân ḿnh là một kẻ yếu tim. Anh ta chưa bao giờ trông tệ hại như vậy Mọi chuyện bắt đầu khi anh biết rằng họ sẽ tiến hành đánh bom vào Cổ Chai.

    Cùng pḥng với Hellman là Terry Dennilson, người đă bị bắn ở Cổ Chai vào ngày 19 tháng 7 năm 1966. Dennilson là một vận động viên, một tay chơi gôn và là một người tốt. Hellman nhớ rằng Terry đă rất hănh diện v́ được tham dự trận đánh và chính Hellman đă rất thất vọng v́ không được chọn lựa. Sau khi Dennison chết, Hellman đă gom các đồ đạc riêng tư và gửi về cho vợ của anh ta, người hàng xóm của Hellman ở San Diego.

    Rồi đến Herb Hunter, ngày 19 tháng 7 năm 1967, Hellman và Hunter rất thân thiết. Gia đ́nh họ thường xuyên ăn tối với nhau. Cái chết của Hunter, sau cái chết của Dennilson khiến cho vợ của Hellman thực sự bị sốc. Hai người bạn thân nhất của họ đă bị giết và cô sợ rằng chồng của cô sẽ là người tiếp theo. Barbara trở nên cực kỳ sợ hăi. Nell và các bà vợ khác đều cho rằng những hành động của cô ngày càng thất thường. Hellman thấy rơ mọi việc nhưng rồi nhanh chóng quên đi. Anh ta bảo với vợ không cần phải lo lắng, chẳng có chuyện ǵ có thể xảy ra với ḿnh.

    Đó chính là niềm tin của một phi công chiến đấu. Chẳng có ǵ có thể xảy ra. Anh ta có thể bị thương tổn. Chắc chắn là Hellman luôn luôn lo lắng về nhiệm vụ của ḿnh. Phần việc khó nhất phải làm bắt đầu lúc máy bay cất cánh cho đến khi tới bờ biển Bắc Việt Nam. Anh ta thường toát mồ hôi, dạ dày sôi lên, mọi thứ đều dồn vào lồng ngực. Nhưng một khi đă hoàn thành nhiệm vụ, tất cả đều qua đi. Anh ta có một việc làm và đă làm việc đó.

    Giờ đây niềm tin đó đă biến mất. Bởi v́ lần đầu tiên anh ta tin rằng có thể có chuyện xảy ra với anh. Không phải. Có chuyện sẽ xảy ra với anh ở Cổ Chai. Anh ta có thể cảm nhận được điều đó. Những số liệu ngày tháng không chỉ là ngẫu nhiên, mọi việc đều xảy ra vào ngày 19 tháng 7 và hai người bạn đă bị chết. Hellman luôn luôn ghét Cổ Chai và luôn suy nghĩ về nó. Do run rủi hay may mắn mà anh ta chưa bao giờ bay qua cây cầu này.

    Chuyện John Hellman nên từ chối thực hiện nhiệm vụ là điều không thể xảy ra. Anh ta là một sĩ quan có lương tâm. Anh rất ghét những kẻ chối bỏ trách nhiệm của ḿnh và đặt gánh nặng lên vai người khác. Bên cạnh đó, Hellman bây giờ là một viên chỉ huy phi đội. Những người khác sẽ nghĩ ǵ nếu chỉ huy của họ từ chối nhiệm vụ chỉ v́ anh ta lo sợ có thể bị chết? Belly Bellinger sẽ cười nhổ vào điều đó ra sao? Cal Swanson cũng chẳng bao giờ bỏ lỡ một trận không kích nào. Hellman không quan tâm đặc biệt đến Bellinger, và Swanson gợi cho anh về một người luôn háo hức di chuyển đó đây. Tuy nhiên khi Hellman đảm nhận cương vị chỉ huy việc mà một nhân viên sở chỉ huy phải làm v́ lợi ích của phi đội mà bản thân anh ta có thể không muốn. Hellman đă hiểu Bellinger và Swanson hơn. Và anh ta biết không thể từ chối nhiệm vụ ném bom vào Cổ Chai.

    Vẫn c̣n một vài phút trước khi khởi sự. Hellman là một con chiên và rất ngoan đạo. Anh quyết định đến nhà thờ. Anh sẽ dành thời gian c̣n lại để cầu nguyện. Điều đó đă từng rất hữu ích trước những khoảnh khắc tồi tệ.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •