Page 8 of 29 FirstFirst ... 45678910111218 ... LastLast
Results 71 to 80 of 284

Thread: Chương Tŕnh Chiêu Hồi Trong Hồi Kư Của Hồi Chánh Viên Hữu Nguyên

  1. #71
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trong hoàn cảnh vệ binh canh gác nghiêm ngặt và cẩn mật từ 9 giờ tối đến 6 giờ sáng, tôi thấy thời gian trốn trại hay nhất là từ 8 đến 11 giờ tối, tối Thứ Bảy.

    Trốn trại vào tối Thứ Bảy có được mấy lợi điểm:

    *Đầu tiên là số vệ binh canh gác chung quanh trại giảm đi gần một nửa, v́ thông thường vào sáng Thứ Bảy, rất đông vệ binh kéo nhau đi ra thị xă Tây Ninh hoặc có người về tận Sàig̣n chơi, và chỉ trở lại trại vào chiều Chủ Nhật. Tuy số vệ binh canh gác trại giam vẫn không thay đổi, nhưng nếu một cuộc truy lùng tù vượt ngục được tổ chức, số lượng vệ binh tham gia chắc chắn sẽ giảm đi rất nhiều.

    *Thuận lợi thứ hai, tối Thứ Bảy, chúng tôi được thức khuya tới 11 giờ, thay v́ 9 giờ như các tối khác. Như vậy, tôi sẽ có nhiều thời gian xoay sở cho cuộc vượt ngục hơn.

    *Thuận lợi thứ ba, tối Thứ Bảy không khí trại tù cũng ầm ĩ hơn, ít căng thẳng hơn. Vào tối Thứ Bảy, tù giữa các lán trong một khu được qua lại thăm nhau, tṛ chuyện, uống trà, đánh cờ... Trong bầu không khí đó, nếu tôi có trốn, vệ binh cũng sẽ phát hiện chậm hơn, đối phó khó khăn hơn.

    Toàn trại giam tù chúng tôi lúc đó được chia làm nhiều khu, mỗi khu có hai lán, mỗi lán giam giữ khoảng hơn 100 tù. Chung quanh mỗi khu có hàng kẽm gai bao quanh và có vệ binh canh gác.

    Vào tối Thứ Bảy, từ sáng cho đến 11 giờ tối chỉ có một vệ binh canh gác, mỗi vệ binh gác 3 tiếng. Từ 11 giờ tối đến 6 giờ sáng khi chúng tôi đi ngủ, trại sẽ tăng cường ca gác, mỗi ca hai vệ binh canh gác 2 tiếng.

    Để chống lại việc tù vượt ngục, ban chỉ huy trại đă có biện pháp ghép tù vào những tổ 3 người một để kiểm soát lẫn nhau. Một người tù vượt ngục th́ hai người c̣n lại phải chịu trách nhiệm. Pḥng ngừa cả 3 người cùng âm mưu vượt ngục, nội quy của trại quy định những tổ 3 người này phải thường xuyên thay đổi, nên một người nay chung tổ với người này th́ mai phải chung tổ với người khác. Đây là biện pháp vô cùng thâm độc, nên từ khi những 3T tổ tam tam được thành lập th́ số tù vượt ngục giảm hẳn.

    Nhớ lời dặn ḍ của anh Dzoăn B́nh, tôi không dám tin một ai, nên quyết tâm vượt ngục một ḿnh. Muốn vậy, tôi chỉ có thể thoát khỏi sự theo dơi của hai người tù khác bằng cách xin đi cầu rồi vượt ngục.

    Nhà cầu của mỗi khu giam tù tại trại giam chúng tôi khi đó bao giờ cũng ở tận cuối khu, bên ngoài hàng rao bao quanh khu, nhưng ở bên trong bốn hàng rào kẽm gai bao quanh trại giam. V́ ở xa và biệt lập, nhà cầu nằm ở ngoài vùng ánh sáng đèn điện của trại giam nên được gắn thêm một ngọn điện. V́ tù không được phép đi cầu trong giờ giới nghiêm nên ngọn điện này chỉ bật sáng từ 7 giờ tối đến 9 giờ mỗi tối, riêng tối Thứ Bảy th́ bật sáng tới 11 giờ khuya.

    Nội quy của trại quy định, tù muốn đi cầu, đều phải đến trước mặt tên vệ binh canh gác và nói: "Báo cáo cán bộ, tôi muốn đi cầu". Thông thường, vệ binh canh gác phải ngồi ở đồn canh trong thời gian từ 7 giờ đến 9 giờ tối, và chỉ được đi lại trong sân trại sau khi tù đă đi ngủ.

    Nhưng trải qua thời gian, những quy định này không c̣n nghiêm ngặt như ban đầu, và thường vào những tối Thứ Bảy, vệ binh cũng hay đi lại trong sân trại, và tù khi muốn đi cầu chỉ cần hô to câu "Báo cáo cán bộ, cho phép tôi đi cầu", rồi tự động đi, khỏi cần chờ vệ binh cho phép.

    Qua quan sát, tôi nghĩ, nếu vào buổi tối Thứ Bảy, xin đi cầu, tôi sẽ có ít nhất 45 phút để vượt ngục trước khi vệ binh kịp nổ súng báo động, mở cuộc truy lùng. Tính toán như vậy v́ một tên vệ binh canh gác tù cho dù có sốt sắng làm việc, khi cho người tù đi cầu, y phải chờ người tù ít nhất 15 phút.

    Sau 15 phút, không thấy người tù trở lại, tên vệ binh sẽ sốt ruột chờ đợi và rơi vào trạng thái bán tín bán nghi, không biết người tù xin đi cầu đă trở lại lán hay chưa. Trong trạng thái này, tên vệ binh sẽ chờ thêm 15 phút, chứ không khi nào y hô hoán gọi tù, hay ra nhà cầu kiểm soát.

    Sau 30 phút chờ đợi, vẫn không thấy người tù về, tên vệ binh sẽ cho tù ra nhà cầu kiếm, không thấy, y sẽ cho lệnh thổi c̣i tập hợp để điểm danh xem có vắng mặt người tù đó không.

    Toàn bộ việc này cũng mất ít nhất 15 phút nữa. Nói tóm lại, từ khi tôi bắt đầu vượt ngục, cho đến khi bị người vệ binh phát hiện, nổ súng báo động, tôi sẽ có ít nhất 45 phút đồng hồ.

    Và nếu tôi chạy thục mạng trong rừng rậm, lúc đêm khuya được 45 phút đồng hồ, tôi sẽ chạy được ít nhất là 10 cây số và như vậy, chắc chắn việc truy lùng tôi ngay trong đêm tối không phải là điều dễ dàng.

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 25-05-2012 at 10:48 AM.

  2. #72
    Member
    Join Date
    25-05-2012
    Posts
    1

    Tiếp theo ...

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    (C̣n tiếp...)


    Câu chuyện đang đến hồi gay cấn , th́ không hiểu v́ lư do ǵ , thiếu mất một đoạn .

    Tigon đă vào Google , search tất cả những trang mạng có đăng tập hồi kư này , nhưng đâu cũng mất khúc đó .

    Thôi th́ các bạn cứ tưởng tượng theo óc suy đoán của ḿnh . Có điều là anh bộ đội Chí này ma lanh lắm , không dễ ǵ bị tóm đâu .


    Tigon
    Kính chị Tigon !

    Như vậy là chị chưa t́m trong Web site Bảo Vệ Cờ Vàng của chị Lê Thy rồi. Ở đây có nhiều bài vở rất giá trị, cũng có cả toàn bộ hồi kư của anh Hữu Nguyên. Đặc biệt là đoạn tiếp theo của phần chị đăng dang dở, khi anh Chí với người anh chuẩn bị đi đến tŕnh diện CA xă .

    Đây là web site của chị Lê Thy : http://baovecovang.wordpress.com/

    Phần Mục lục, chị t́m trong phần Hồi Kư - Bút Kư sẽ thấy tên Nguyễn Hữu Chí và cuốn hồi kư của anh.

    Chúc chị vui khỏe và bằng an.

    Mến, kk

  3. #73
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Kinh Kha View Post
    Như vậy là chị chưa t́m trong Web site Bảo Vệ Cờ Vàng của chị Lê Thy rồi.
    Mến, kk
    Rất cám ơn Kinh Kha

    Tigon nghĩ KK không phải là người xa lạ , muốn giúp tôi nên lập nick thôi .

    Mấy năm trước , cũng có người post 1, 2 lần để " mách nước " cho Tigon rồi lặn luôn , mới 1 tháng trước đây , người ấy mới ra mặt .

    Tigon chân thành cảm tạ những thân hữu đă giúp đỡ khi Tigon cần .

    Tigon

  4. #74
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cám ơn các bạn vẫn tiếp tục theo dơi ....

    Tigon

    *******
    Khó khăn lớn nhất đối với chuyện vượt ngục của tôi lúc đó là những trái ḿn nằm rải rác giữa các hàng rào kẽm gai chung quanh trại giam.

    Tuy đă học cách ḍ ḿn, gỡ ḿn, nhưng tôi không tin vào khả năng của ḿnh. May mắn cho tôi, qua một người “tù tự quản” tôi biết được có một lối đi “bí mật” từ bên ngoài trại giam vô thẳng nhà cầu do những người “tù tự quản” tạo ra.

    V́ chôn ḿn, chăng dây kẽm gai cũng do “tù tự quản” làm, mà “tù tự quản” thường làm việc tự do bên ngoài trại, nên họ đă làm một đường đi riêng, an toàn qua hàng rào kẽm gai, từ bên ngoài đi thẳng vô nhà cầu. Biết được đường đi bí mật này tôi càng thêm quyết tâm và tin tưởng chuyến vượt ngục của ḿnh sẽ thành công.

    Một điều nan giải nữa khi trốn tù là quần áo mặc sau khi trốn trại ra ngoài.

    Thời gian đó, sống trong trại tù của cộng sản, không có quần áo tù, nên chúng tôi đều mặc quần áo của ḿnh mang theo. Nhờ vậy có cái lợi, khi trốn trại ra ngoài, chúng tôi dễ trà trộn với mọi người.

    Nhưng chuyến trốn trại, cắt rừng suốt nhiều tiếng đồng hồ của tôi chắc chắn sẽ khiến quần áo của tôi bị rách bươm, bẩn thỉu. Với bộ quần áo đó, tôi rất dễ bị nghi ngờ và bị phát hiện trên đường trốn trại. V́ vậy, tôi cần phải mang theo một bộ quần áo sạch sẽ để thay sau khi thoát khỏi khu rừng rậm.

    Nhưng làm sao một người tù trong lúc đêm hôm, đi cầu lại có thể mang theo một bộ quần áo?

    Sau khi suy nghĩ, cuối cùng tôi nghĩ ra một kế. Hai tuần trước ngày dự định trốn trại, tôi đă mặc trong người một bộ quần áo tươm tất nhất ở bên trong, và bên ngoài mặc bộ quần áo rách rưới, cũ nát để đi làm. Khi đi trồng khoai ḿ ở ngoài trại, tôi đă khéo léo cởi bộ quần áo bên trong, gối vô một bao nylon rồi giấu dưới một hốc cây bằng lăng lớn và cao nhất, thẳng hướng với trại tù.

    Vào một buổi tối Thứ Bảy của tháng 4 (tôi không nhớ rơ ngày) năm 1978, tôi quyết định trốn trại.

    Tối hôm đó, trời rất đẹp, bóng tối bao phủ nhưng không mưa không gió. Sau khi bí mật phân phát tất cả tư trang của ḿnh cho bè bạn, ghé thăm những người thân quen, nhưng không hề nói một lời tạm biệt, tôi bước về phía hàng rào kẽm gai, nơi tên vệ binh đang ngồi gác, nói:

    - Báo cáo cán bộ, tôi muốn đi cầu.

    Tên vệ binh không thèm ngẩng đầu nh́n tôi, chỉ nói gọn lỏn: “Đi.”

    Thấy tên vệ binh thờ ơ như vậy tôi rất mừng. Ngay phút đầu như thế là đă tốt đẹp. Tên vệ binh không thèm nh́n mặt tôi, lát nữa, thấy tôi không về, hắn sẽ không nhớ người xin đi cầu là ai. Điều này sẽ khiến hắn lúng túng, ngần ngại không dám vội vàng báo động có tù trốn trại. Và sự ngần ngại của tên vệ binh sẽ cho tôi thêm thời gian an toàn cho cuộc đào tẩu.

    Sau khi đi thẳng một mạch ra đến nhà cầu, tôi ngồi xuống quan sát tên vệ binh. Hắn vẫn ngồi đó, quay lưng lại phía tôi.

    Chung quanh tôi, cả một màn đen dầy đặc, không có bất cứ dấu hiệu ǵ nguy hiểm. Nh́n quanh một lần nữa, thấy không động tĩnh ǵ, tôi nhanh chóng, cúi người thật thấp, đi vội vài bước đến sát hàng rào kẽm gai, rồi nằm xuống, ḅ thật nhanh theo dẫy cọc thép gai mà những người “tù cải tạo” vẫn “bí mật” ra vô.

    Không đầy mấy phút sau, tôi đă chui qua bốn hàng rào kẽm gai một cách an toàn. Thở phào nhẹ nhơm, tôi lom khom bước vội băng qua con đường đất rộng khoảng chục mét….

    Những giây phút đầu tiên được tự do thật tuyệt vời. Cũng bầu không khí này tôi hít thở mỗi ngày, nhưng sao bây giờ bỗng trở nên ngọt ngào và tuyệt diệu khôn tả. Cả mặt đất như nghiêng ngửa, khiến tôi chao đảo, chân thấp chân cao, té rụi xuống không biết bao lần, nhưng tôi không biết đau đớn ǵ.

    Sang đến bên kia đường là cả khu đất trống, có những bụi cây rải rác. Tôi vội vàng điên cuồng lao về phía trước như một mũi tên đă bắn ra khỏi cung. Tôi phải chạy đua với thời gian. Tuy đinh ninh ḿnh có ít nhất 45 phút đồng hồ chạy trốn trong rừng trước khi bị phát hiện, tôi vẫn lo ngại, bất cứ lúc nào người vệ binh cũng có thể bắn súng báo động có người trốn trại…

    Trong bóng tối, tôi nhằm đúng hướng cây bằng lăng phóng tới. Nhưng ở xa, tôi c̣n nh́n thấy cây bằng lăng dễ dàng. Khi chui vô rừng rậm, trong đêm tối, lại bị cây cối che khuất, tôi mới thấy việc định hướng quả là chuyện vô cùng khó khăn. Nhưng với tôi lúc này không c̣n là lúc định hướng và cũng chẳng c̣n có th́ giờ nghĩ đến bộ quần áo giấu dưới hốc cây bằng lăng nữa.

    Bằng mọi giá, tôi phải chạy càng xa trại giam càng tốt, và phải xa thật nhanh, trước khi tiếng súng báo động nổ vang… Đến lúc này, tôi chẳng c̣n biết phương hướng là ǵ, chỉ biết được điều duy nhất, trại tù ở phía sau lưng, và tôi phải chạy về phía trước, chạy thục mạng, chạy bán sống bán chết.

    Trong thời gian ngắn khoảng nửa tiếng đồng hồ, tôi không biết ḿnh đă chạy được bao xa, tôi chỉ biết, đầu, ḿnh, chân tay của tôi đụng phải không biết bao nhiêu cành lá, cây rừng; tôi phải đứng lên rồi lại bị té rụi xuống không biết bao nhiêu bận. Nhiều lần, đang chạy, bỗng dưng tôi bị hụt hẫng, cả người rớt xuống một hố bom. Tôi vội vàng bám cỏ, bám cây, cào đất cào cát, hối hả leo len, điên cuồng chạy tiếp… để rồi lại rớt xuống một hố bom khác….

    Cứ như vậy, tôi chạy, tôi té, tôi đứng dậy chạy tiếp… Nhiều lúc, mệt quá, tôi phải đứng lại, ôm một thân cây, thở hổn hển trong chốc lát rồi lại chạy…

    Trong khi chạy chối chết, tôi vẫn chờ đợi tiếng súng báo động từ trại tù. Nhưng chờ hoài vẫn không thấy… Tôi vừa mừng lại vừa lạ lùng không hiểu tại sao. Hay tên vệ binh ngớ ngẩn đinh ninh tôi đă trở lại lán? Hay tên vệ binh đă quên phéng có một thằng tù xin đi cầu? Hay có tên vệ binh khác đổi gác bất ngờ, tên vệ binh trước quên luôn cả chuyện bàn giao về tôi?… Vừa chạy, vừa suy nghĩ vẩn vơ, vừa phập phồng chờ đợi…

    Chạy trong rừng được khoảng một tiếng đồng hồ, th́ tôi nghe thấy có một tiếng súng nổ vang trong đêm tối. Tôi vội dừng lại, ôm lấy một thân cây, vừa thở dốc vừa nghe ngóng. Tiếng súng ở ngay phía sau lưng của tôi. Như vậy là tôi đă chạy đúng hướng. Tiếp theo tôi nghe thấy hai tiếng súng nữa nổ rời rạc, rồi một tràng súng AK-47. Sau đó là tiếng kẻng vang lên… nghe rơ mồn một từ phía trại tù.

    Th́ ra một phần trong đêm tối âm thanh vang vọng rất xa, phần nữa, tuy tôi chạy điên cuồng trong rừng cả tiếng đồng hồ, nhưng vẫn chưa chạy được bao xa ...

    C̣n tiếp...

  5. #75
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nghe tiếng súng, tiếng kẻng, tôi thấy vừa kinh hăi lại vừa mừng. Kinh hăi v́ thấy ḿnh vẫn c̣n bị bóng ma của trại tù bao trùm trong tâm trí. Mừng v́ thấy lần đầu tiên nghe tiếng kẻng của trại tù mà ḿnh không phải nằm trong hàng rào kẽm gai.

    Tôi biết, từ lúc trốn trại đến giờ, tất cả mọi chuyện đều diễn ra thật may mắn. Tôi đă trải qua những nỗi hiểm nguy nhất và đă có được tự do, dù chỉ là tự do tạm thời. Từ giờ phút này trở đi, tôi chỉ cần thật cẩn thận và khéo léo để cố gắng về được Sàig̣n. Một khi về đến Sàig̣n, tôi sẽ t́m mọi cách để vượt biên.

    Tôi biết, ban chỉ huy trại tù bây giờ đang mở cuộc truy lùng về hướng thị xă Tây Ninh v́ qua chuyện của những người tù, tôi biết, từ xưa đến nay, những cuộc truy lùng tù trốn trại đều theo hai ngả, một về phía thị xă Tây Ninh và một về phía biên giới Miên Việt.

    Cả hai ngả này đều thuận tiện đường xá, nhưng tù trốn trại thường bị bắt lại tại bến xe Tây Ninh hay các chốt vùng biên giới. Riêng ngả tôi chọn phải đi qua rừng rậm, nên xưa nay chưa có tù trốn trại nào chọn, nên tôi đoán ban chỉ huy trại sẽ không cho người truy lùng tôi theo hướng này.

    Hơn nữa, việc truy lùng tù trốn trại theo hai ngả kia bao giờ cũng dễ dàng hơn việc truy lùng trong rừng rậm.

    Tôi cũng biết, bên cạnh việc cho vệ binh truy lùng, ban chỉ huy trại tù cũng sẽ liên lạc với các bến xe trong vùng, đặc biệt là hai bến xe ở thị xă Tây Ninh và thị trấn Dầu Tiếng, là hai nơi cách trại tù không bao xa. V́ vậy, tôi phải tránh xa hai bến xe này.

    Sau khi thở dốc một hồi cho đỡ mệt, tôi lại cắm đầu chạy về phía trước. Chạy được khoảng nửa tiếng, tôi đến b́a rừng. Từ b́a rừng, tôi nh́n thấy cả một vùng ánh sáng, cách khoảng 10 cây số nằm về phía tay phải. Phía tay trái là cả một vùng nước mênh mông, tôi không biết đó là sông hay hồ nước.

    Sau mấy tiếng đồng hồ chạy trong rừng rậm, nay nh́n thấy vùng ánh sáng, ḷng tôi mừng vô hạn, v́ đó là dấu hiệu của văn minh, của t́nh người

    . Đi khoảng chừng nửa tiếng, tôi thấy có con đường ṃn ngoằn ngoèo chạy giữa rừng cao su. Tôi không biết con đường chạy từ đâu đến đâu. Suy nghĩ một chút, tôi quyết định đi về phía tay phải, v́ tôi tin đó là hướng đi tới thị trấn Dầu Tiếng. Trong tù, suốt nhiều tháng trời, tôi đă âm thầm t́m hiểu, hỏi ḍ đường xá, nên tôi biết, từ Dầu Tiếng, tôi sẽ kiếm cách đi về Tây Ninh, rồi từ Tây Ninh tôi sẽ về Sàig̣n.


    C̣n tiếp...

  6. #76
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đi theo con đường ṃn khoảng một tiếng đồng hồ, tôi đến một ngă ba.

    V́ trong rừng cao su rộng bạt ngàn, nên tôi không c̣n nh́n thấy vùng ánh sáng của thị trấn Dầu Tiếng. Hơn nữa, v́ đi theo đường ṃn quanh co, nên tôi cũng mất luôn cả phương hướng.

    Đang băn khoăn không biết đi về hướng nào th́ tôi bỗng nghe thấy có tiếng chân người từ phía sau. Giật ḿnh ngoảnh lại, tôi thấy có một bóng người đang gồng gánh ǵ đó, đi tới. Tôi định tạt vào rừng lẩn tránh, nhưng không kịp, v́ người đó đă bước tới, đi nhanh như chạy. V́ đường ṃn nhỏ hẹp, hai bên là rừng, nên tôi phải né sang bên cho người đó đi qua. Tuy đêm tối, nhưng nhờ có ánh sao nên tôi vẫn nh́n ra đó là một người đàn ông cao to, lực lưỡng, đầu quấn chiếc khăn rằm, áo không cài cúc. Khi đi ngang qua chỗ tôi đứng, ông chỉ hơi quay đầu nh́n tôi một thoáng, rồi đi luôn.

    Trong một thoáng ngần ngại, cuối cùng tôi đánh liều:

    - Thưa bác, cho cháu hỏi…

    Ông dừng bước, quay nửa người lại nh́n tôi, chờ đợi. Tôi hỏi tiếp:

    - Thưa bác, cháu muốn về Dầu Tiếng mà không biết rẽ lối nào?

    Ông quay lại bước đi, miệng nói hai tiếng gọn lỏn:

    - Theo tôi.

    Mừng quá, tôi vội vàng đi theo ông, hay nói đúng hơn, tôi phải chạy theo ông. Tôi không biết ông gánh vật ǵ, v́ cả hai vật ở hai đầu của đ̣n gánh đều được bọc trong một lớp vải bố dầy. Chỉ biết chúng rất nặng, v́ tôi thấy chiếc đ̣n gánh trên vai của ông bị quằn trĩu xuống. Vậy mà ông đi rất nhanh, bước chân rất dài. Tôi không hề mang vác vật ǵ trên người, nhưng phải chạy gằn mới kịp theo ông. Trên đường đi, mấy lần tôi định bắt chuyện, nhưng lại ngần ngại…

    Khoảng nửa tiếng sau, đi hết rừng cao su, chúng tôi ra đến đường lộ. Người đàn ông dừng lại, đặt gánh đồ xuống đất, lấy vạt áo quệt mồ hôi trán, rồi không thèm nh́n tôi, hỏi trổng:

    - Trốn trại, phải không?

    Tôi giật ḿnh, tê điếng cả người. Chẳng hiểu sao lúc đó, trong khi bối rối, chưa kịp nghĩ ngợi, tôi đă vuột miệng trả lời

    - Dạ… phải…

    Người đàn ông không nói ǵ thêm, cúi xuống một đầu gánh, hí húi lấy ra chiếc bi đông nước, trao cho tôi:

    - Uống đi.

    Tôi sung sướng v́ đang khát khô cả cổ. Cầm chiếc bi đông, tôi ngửa cổ uống một hơi. Nước mát lạnh, trôi đến đâu biết đến đó. Đậy nắp chiếc bi đông nước, tôi trao lại cho người đàn ông, và cảm động nói:

    - Cảm ơn bác.

    C̣n tiếp...

  7. #77
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Người đàn ông trao cho tôi một bọc lá chuối. Tôi mở ra thấy có hai miếng khoai ḿ. Chưa kịp cảm ơn, th́ người đàn ông đă giơ tay chỉ về phía bên phải, nói tiếp:

    - Chú mày đi theo hướng này sẽ đến nhà thờ… Ở đó sẽ có người giúp.

    Nói xong, người đàn ông xốc gánh lên vai, rảo bước đi thẳng. Tôi nh́n theo người đàn ông, trong ḷng vô cùng xúc động và biết ơn. Tôi không biết ông tên ǵ, ở đâu, nhưng h́nh ảnh ông chập choạng trong đêm tối, cùng ngụm nước, khúc khoai ḿ ông cho tôi hôm đó, và đoạn đường tôi chạy theo ông gần nửa tiếng đồng hồ… tất cả vẫn sống trong ḷng tôi cho đến hôm nay và măi măi về sau…

    Theo hướng của người đàn ông chỉ, tôi đi vào thị trấn Dầu Tiếng. Không lâu sau, tôi thấy ḷng ḿnh ấm lại khi trông thấy tháp chuông nhà thờ hiện ra xa xa.

    Xuất thân trong một gia đ́nh đạo gốc, ở vùng Công giáo toàn ṭng, và sống giữa xă hội cộng sản Miền Bắc suốt mấy chục năm, tôi hiểu rất rơ thái độ và sức mạnh chống cộng của giáo hội Công giáo. Đó là sức mạnh của đức tin được bền bỉ tích tụ dưới mỗi mái nhà thờ, được nuôi sống một cách âm ỉ trong ḷng của mỗi giáo dân. V́ vậy, những ai trên đường trốn chạy cộng sản, họ luôn luôn t́m đến nhà thờ để t́m nơi nương tựa, gửi gắm đức tin hay t́m kiếm sự giúp đỡ.

    Lúc đó trời đă khuya, tôi phỏng đoán, phải một, hai giờ sáng. Nhưng không hiểu sao, cả hai cánh cửa nhà thờ đều mở rộng.

    Tôi kính cẩn làm dấu, rồi rón rén bước vô, vừa đi vừa nghe ngóng động tĩnh. Bước qua hai cánh cửa nhà thờ, tôi giật ḿnh thấy người nằm ngổn ngang khắp mọi chỗ. Cả một nhà thờ rộng mênh mông, nhưng toàn người là người, gồm đủ cả già, trẻ, lớn, bé, đàn ông, đàn bà.

    Đèn trong nhà thờ đủ sáng để tôi thấy, tất cả mọi người đều ngủ thành từng cụm, giống như mỗi gia đ́nh ngủ một chỗ.

    Bên cạnh họ là đủ thứ quang gánh, nồi niêu xoong chảo, túi bị ngổn ngang. Tôi rất ngạc nhiên, không hiểu sao trong nhà thờ lại chứa đủ hạng người nằm ngủ ngổn ngang như vậy.

    Tôi đang băn khoăn, không biết cách nào có thể gặp vị linh mục để nhờ vả th́ bỗng thấy ở phía đầu nhà thờ, có người vẫy vẫy tay. Tôi đi tới th́ thấy đó là một vị linh mục, nét mặt khả kính, phúc hậu, mới thoáng nh́n đă thấy trong ḷng ḿnh tràn ngập niềm kính ngưỡng, tin yêu.

    Tôi vừa kính cẩn nói được mấy tiếng, “Con chào Cha”, th́ vị linh mục đă đưa ngón tay trỏ lên miệng ra dấu cho tôi im lặng. Lúc đó, tôi cứ ngỡ là Cha không muốn tôi to tiếng để giữ im lặng cho mọi người ngủ. Nhưng sau này, tôi mới biết ư tứ thâm sâu của Cha…

    Cha ra dấu cho tôi đi theo rồi ngài quay lưng bước đi. Tôi im lặng đi theo. Dọc theo hành lang, tôi thấy vẫn có nhiều người nằm ngổn ngang, nhưng thưa hơn bên ngoài. Qua hai căn pḥng nhỏ, đến căn pḥng thứ ba, Cha đẩy cửa bước vô. Tôi lặng lẽ bước vô theo Cha.

    Trong pḥng cũng có khoảng chục người nằm ngay trên sàn. Chỉ tay vào một góc pḥng c̣n trống, ở đó có sẵn một tấm mền và chiếc gối, Cha nói nhỏ với tôi: “Chúc con ngủ ngon!” Tôi chưa kịp nói ǵ, Cha đă lặng lẽ bước ra ngoài, khép cánh cửa lại


    C̣n tiếp...

  8. #78
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nh́n chung quanh, tôi thấy tất cả mọi người vẫn say ngủ. Yên tâm, tôi bước vào góc pḥng, nằm xuống, và ch́m ngay vào giấc ngủ.

    Đang ngủ say, bỗng nhiên tôi giật ḿnh v́ có người lay vai tôi rất mạnh. Tội giật ḿnh, vội mở mắt, th́ thấy có một cụ già, khoảng sáu, bảy chục tuổi đang ngồi ngay cạnh. Phải mất mấy giây sau, tôi mới bàng hoàng nhớ lại mọi chuyện và nhận ra ḿnh đang ở đâu.

    Cụ già cũng ra dấu cho tôi im lặng, đi theo cụ. Tôi lồm cồm đứng dậy, đi theo, không nói một lời. Qua hai khúc quẹo, tôi bước vào một căn pḥng nhỏ, có lẽ là pḥng ăn. Trên bàn, có sẵn chén, đũa và một tô ḿ gói đă đổ nước sôi, được đậy kín bằng một chiếc đĩa sứ. Ở chiếc ghế bên cạnh có một bộ quần áo, một đôi giầy thể thao đă cũ. Cụ già nói với tôi, giọng ân cần:

    - Cậu đi thay bộ đồ này ngay, cho khỏi lộ. Rồi ra đây ăn tô ḿ lót dạ.

    Nghe cụ nói hai chữ “khỏi lộ”, tôi giật ḿnh nh́n cụ, nhưng thấy cụ rất thản nhiên, nên tôi không dám hỏi han ǵ. Th́ ra, ngay khi tôi bước vô nhà thờ, nh́n bộ dạng và quần áo tôi rách tươm, lấm bê bết đất cát, Cha đă biết rơ tôi là tù trốn trại, nhưng v́ tai mắt của tụi cộng sản ở khắp nơi, nên Cha không muốn tôi dài ḍng kể lể, nguy hiểm…

    Ngồi xuống bàn, vừa ăn ḿ, tôi vừa tṛ chuyện với cụ và được cụ cho biết, tất cả những người nằm ngủ trong nhà thờ đều là dân ở Sàig̣n và các tỉnh bị cộng sản lùa đi vùng kinh tế mới. Cộng sản cho xe chở người đến nhà thờ yêu cầu Cha phải cho họ tá túc qua đêm, sau đó, cộng sản lại xảo quyệt dùng chính sự giúp đỡ của Cha để tuyên truyền cho chiến dịch lùa người đi vùng kinh tế mới.

    Sau khi tôi thay bộ đồ và ăn uống xong, cụ già đưa cho tôi một gói giấy nhỏ, rồi nói:

    - Cậu cấm lấy chút tiền đi đường. Không nhiều lắm đâu, nhưng cậu tiêu pha tằn tiện th́ đủ tiền ăn, tiền xe cho cậu về đến Sàig̣n. Bây giờ, cậu phải đi sớm ra phía xóm Bàu Sen rồi đón xe đi Tây Ninh. Nhớ đừng vô bến xe, mà hăy đón xe dọc đường…

    Tôi lặng lẽ chia tay cụ già, bước đi trên đường phố của thị trấn Dầu Tiếng vào một buổi sáng tinh mơ của tháng 4 năm 1977, mà thấy trong ḷng rưng rưng như muốn khóc. Cuộc đời tôi, kể từ khi phải rời xa mái gia đ́nh năm 15 tuổi, trôi giạt khắp mọi nơi, luôn luôn tiếp nối bằng những cuộc chia ly, và trong mỗi cuộc chia ly, lúc nào cũng có h́nh bóng của những ân nhân, của những tấm ḷng vàng, trong đó có những vị ân nhân tôi vĩnh viễn không bao giờ biết tên tuổi, địa chỉ; và tôi biết vĩnh viễn trong suốt cả cuộc đời c̣n lại của ḿnh, tôi sẽ không bao giờ có được cơ hội được gặp lại, được trả ơn…

    Cũng v́ luôn luôn sống và thao thức trong tâm trạng của một người luôn luôn chịu ân nghĩa của không biết bao nhiêu người, nên ngay từ những ngày tháng đó, tôi đă thầm nguyện với ḷng, tôi sẽ phải cố gắng sống sao cho xứng đáng phần nào với những ân t́nh sâu nặng mà tôi đă được lănh nhận…


    C̣n tiếp...

  9. #79
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    V́ không thông thuộc đường xá của thị trấn Dầu Tiếng, mà đường phố lúc đó c̣n rất vắng vẻ, chẳng có một ai để hỏi thăm, nên tôi cứ cắm cúi đi, miễn sao ra khỏi được thị trấn, rồi sẽ t́m đường đón xe về B́nh Dương.

    . Đi được khoảng nửa tiếng, tôi thấy nhà cửa thưa thớt, ngay cạnh đường có một quán nhỏ, mái tranh, bốn phía trống trải, bàn ghế sơ sài. Tôi bước vô, tính uống ly cà phê, hút điếu thuốc, rồi lân la làm quen, hỏi thăm đường xá…

    Trời lúc đó c̣n rất sớm, nên trong quán không có khách, chỉ có một bà lăo, lưng c̣ng, tóc bạc và một cô bé tuổi khoảng 16, 17, mà tôi đoán là hai bà cháu. Tôi cất tiếng chào bà cụ, nhưng bà cụ chỉ hấp háy mắt nh́n tôi, không nói, tay chân của cụ run lẩy bẩy.

    Có lẽ bà cụ quá già, nhưng v́ cuộc sống vô cùng khó khăn, nên hai bà cháu phải dậy sớm, bán quán, đắp đỗi qua ngày. Dưới chế độ cộng sản, tôi đă thấy nhan nhản những h́nh ảnh khốn khổ như vậy, hoặc hơn thế, trải dài trên khắp mọi miền của quê hương Miền Bắc suốt mấy chục năm. Từ sau tháng 4, 1975, cùng với gót giầy xâm lăng chiếm đóng Miền Nam, người cộng sản tiếp tục gieo rắc tang thương trên khắp quê hương Miền Nam.

    Tôi gọi một ly cà phê đen. Cô bé bưng ly cà phê đặt trên bàn, rồi hỏi tôi:

    - Chú dùng chi nữa không?

    - Cảm ơn cháu, chú uống ly cà phê là đủ rồi.

    Cô bé có cặp mắt đen lay láy, thông minh, nh́n tôi có vẻ ṭ ṃ khiến tôi băn khoăn, không biết hỏi thăm cô bé về đường xá như thế nào. Vẫn biết, hầu hết người dân Miền Nam không ưa ǵ cộng sản. Nhất là sau tháng 4 năm 1975, người dân Miền Nam càng hiểu rơ bộ mặt thật của cộng sản, nên sẵn sàng giúp đỡ những người tù cải tạo trốn trại. Hiểu điều đó, nhưng tôi vẫn đắn đo, không biết mở đầu ra làm sao.

    Trong lúc đang uống cà phê, tôi thấy cô bé vừa nh́n tôi vừa ghé tai bà th́ thầm chuyện ǵ không rơ, chỉ thấy bà cụ đập nhẹ vào vai cô. Cô bé cười khúc khích, rồi bưng ra một đĩa xôi có trộn lẫn hai, ba miếng khoai ḿ, và nói:

    - Chú ăn xôi đi…

    - Cảm ơn cháu, chú vừa ăn sáng xong…

    - Chú ăn đi, cháo bao mà. Cháu không lấy tiền chú đâu mà chú ngại.

    Tôi ngạc nhiên, chưa kịp hỏi, cô bé lại tiếp:

    - Có phải chú là tù mới trốn trại không?

    Tôi giật ḿnh, nh́n vội chung quanh. Cô bé cười:

    - Chú đừng ngại, ở đây không có ai đâu…

    Sau một thoáng ngần ngại, tôi gật đầu thú thật với cô bé:

    - Chú mới trốn trại thật. Nhưng sau cháu biết hay vậy?

    Cô bé lại cười, răng trắng đều như bắp:

    - Nh́n quần áo chú mặc cháu đoán ra liền à. Rồi thấy bộ điệu lo lắng của chú, cháu đoán càng trúng… Với lại ở đây cháu thấy tù trốn trại hoài à, nên nh́n các chú trốn ra là cháu biết liền. Mà chú định về đâu, nói cháu cháu chỉ đường cho?

    Tôi vừa lo lắng, vừa ngạc nhiên. Không hiểu sao, cô bé khi biết tôi là một tên tù vượt ngục, nhưng vẫn giữ được sự hồn nhiên, tươi cười như vậy. Tuy ngạc nhiên, nhưng tôi rất tin cậy ở cô bé. Tôi vội nói:

    - Thú thực với cháu, chú định đón xe về B́nh Dương.

    Cô bé hóm hỉnh:

    - Chú muốn đón xe về B́nh Dương th́ chú đừng có vô bến đón xe. Trong đó công an, bộ đội nhiều lắm. Vô đó là chú bị họ bắt liền đó.

    - Như vậy th́ chú phải đón xe ở đâu cho an toàn?

    Cô bé giơ tay phải chỉ về phía con đường đất đỏ và nói:

    - Chú cứ đi thẳng con đường này khoảng một cây số, đến ngă ba X (v́ lâu ngày nên tôi không c̣n nhớ tên ngă ba này) có cây bằng lăng thật lớn, th́ chú đứng đó chờ. Hễ thấy xe đ̣ nào tới th́ chú vẫy đón về B́nh Dương….

    Nghe cô bé nói, tôi mừng quá, nhưng vẫn hỏi thêm cho chắc ăn:

    - Làm sao chú biết xe nào về B́nh Dương?

    - Chú đừng lo. Tất cả những xe từ Dầu Tiếng đi qua ngă ba X đều chạy về B́nh Dương hết. Nhưng xe đ̣ th́ mỗi ngày chỉ có 3 chuyến. Chú đi nhanh đi, để đón kịp chuyến xe 8 giờ sáng


    C̣n tiếp...

  10. #80
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mừng quá, tôi vội đứng dậy, tính trả tiền ly cà phê, th́ cô bé đă nhanh nhảu:

    - Chú khỏi trả tiền đi. Chú tù mới trốn trại làm ǵ có tiền. Lấy tiền của chú kỳ quá hà…

    Tôi c̣n đang bối rối và bâng khuâng, chưa kịp nói ǵ, cô bé đă lấy một gói thuốc lá, mấy chiếc kẹo mè trong tủ kính, gói vội trong túi nylon nhỏ rồi quưnh quáng dúi vào tay tôi:

    - Chú cầm lấy gói thuốc hút cho ấm… Thôi chú đi lẹ lên cho kịp xe… Chúc chú may mắn!…

    Cầm gói đồ của cô bé trao, tôi cảm động rưng rưng nước mắt. Bà cụ vẫn đứng đó, chân tay vẫn run lẩy bẩy, nhưng nh́n tôi mỉm cười, miệng móm mém, khiến tôi vừa xúc động vừa thương cảm. Th́ ra cụ tuy già, nhưng nghe chuyện, cụ hiểu hết và nụ cười của cụ là cả một nhắn gửi, cầu chúc cho tôi tai qua nạn khỏi… Mắt tôi nhoà đi. Tôi lắp bắp chào bà cụ, chào cô bé, rồi như một cái máy, tôi bước ra khỏi quán. Vừa bước đi tôi vừa cố đè nén niềm cảm xúc đang dâng lên trong ḷng. Bước đi được một đoạn, ngoảnh đầu lại, tôi thấy cô bé vẫn đứng đó, đưa tay vẫy vẫy…

    Từ ngày đó cho đến bây giờ, đă 30 năm trôi qua, nhưng tôi vẫn nhớ măi h́nh ảnh quán nước siêu vẹo bên con đường đất đỏ dẫn vô thị trấn Dầu Tiếng và cô bé có cặp mắt đen láy cùng tấm ḷng đôn hậu, hồn nhiên đă giúp tôi trên con đường tôi đào tẩu… Bây giờ, khi viết những ḍng chữ này, những h́nh ảnh đó vẫn hiện lên lung linh, sống động và tươi mát như chuyện mới xảy ra hôm qua, hôm kia…

    Tôi đi được khoảng một cây số, quả nhiên thấy một ngă ba. Con đường tôi đang đi là đường đất đỏ, đụng phải con đường liên tỉnh lộ, trải đá răm. Cách ngă ba khoảng chục thước, có một cây bằng lăng thật lớn, ngay cạnh đường. Tôi yên tâm đứng cạnh gốc cây bằng lăng chờ đợi. Đường lúc đó rất vắng vẻ, nhưng để an toàn, tôi ngồi xuống, khuất phía đằng sau cây bằng lăng chời đợi…

    Trong khi chờ đợi, điều tôi lo ngại nhất là một khi đón được xe, nếu chẳng may trên xe có bộ đội hay cán bộ cộng sản th́ tôi không biết phải đối phó như thế nào. Tệ hại nhất, nếu những cán bộ, bộ đội đó lại là người ở trại tù, nơi tôi vừa trốn đi. Gặp trường hợp đó, chắc chắn chúng sẽ nhận ra tôi, và tôi sẽ vô phương tẩu thoát.

    Nhất là thời đó, hầu hết bộ đội, cán bộ cộng sản rời khỏi trại, đi bất cứ đâu, chúng đều mang theo vũ khí. V́ thế, việc tôi phải đối phó với chúng để tẩu thoát sẽ vô cùng khó khăn. Biết vậy, nhưng tôi không c̣n sự lựa chọn nào khác, tôi phải đón xe về B́nh Dương, không chiếc xe này th́ phải đón xe khác. Và làm sao tôi có thể biết được, trên chuyến xe đ̣ từ Dầu Tiếng chạy tới, chiếc nào có bộ đội cán bộ cộng sản, chiếc nào không?

    Thôi th́ chỉ biết liều, rồi đến đâu hay đến đó.

    Tôi chờ khoảng hai mươi phút, th́ nghe thấy có tiếng xe hơi từ phía Dầu Tiếng vọng tới. Bước ra khỏi bóng cây bằng lăng, nh́n về phía Dầu Tiếng, tôi thấy một chiếc xe đ̣ đang ́ ạch chạy tới. Đó là chiếc xe đ̣ loại vừa, chở khoảng ba chục đến bốn chục người. Trên nóc xe chất đầy quang gánh, thúng mủng, ngay phía bên trái của tài xế có một chiếc ống khói phun ra từng lớp khói đen đặc lên trời.

    Khi xe chạy tới gần, tôi dơ tay vẫy. Xe chạy chậm dần rồi dừng lại ngay cạnh chỗ tôi đứng. Anh lơ xe đứng ở phía sau vẫy vẫy tay ra hiệu cho tôi lên xe, mà không hề hỏi han ǵ. Mừng quá, tôi quưnh quáng chạy về phía sau xe. Anh lơ nhảy xuống mở tung cửa, dục tôi lên lẹ lẹ. Tôi vội vàng leo lên, chưa kịp đứng vững th́ chiếc cửa xe đă đóng lại, ép chặt phía sau lưng, rồi chiếc xe giật mạnh, kêu lên khục khục mấy tiếng, và lăn bánh… Tôi loạng choạng, phải nắm vội lấy sợi giây lủng lẳng từ trần xe, cho khỏi té.

    Anh lơ xe vừa đập tay vào trần xe vừa hét:

    - Các ông các bà ngồi dịch vô, ngồi dịch vô cho chú này chú ngồi…



    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 16-05-2012, 04:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 06:55 AM
  3. Nữ cận vệ đồng trinh của Gaddafi
    By Vinh Phan in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 28-05-2011, 05:18 AM
  4. Một Chữ T́nh - Hồ Biểu Chánh
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-12-2010, 01:52 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •