Thường Sơn
CTV Phía Trước


Giới chủ đầu tư tham lam và tàn nhẫn có quá đủ lư do để lo lắng không ngớt về những mảnh đất mà họ đă phải dùng đến sức mạnh chính quyền mới chiếm hữu được.

Một cuộc cách mạng trong tương lai sẽ có thể tước đoạt một phần hoặc tất cả những ǵ đă bị tước đoạt.

Đầu không xuôi đuôi khó lọt





Khu đất thực hiện cưỡng chế. Phía xa là những ṭa nhà dự án Ecopark đang được xây dựng. Ảnh: Land Today


E rằng, bài viết này phải dành cho giới chủ đầu tư bất động sản Việt Nam, thay v́ thành phần cảnh sát làm nhiệm vụ cưỡng chế đất đai đă bị dư luận lên án quá nhiều.

Báo chí lề phải cũng luôn có những khắc khoải riêng của ḿnh. Vụ cưỡng chế đất đai ở huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên dù đă phác họa một bức tranh phân hóa sâu sắc và quá khác biệt giữa các tầng lớp báo chí trong nuớc, song không phải v́ thế mà không có những tiếng nói riêng lẻ và ẩn ư được cất lên.

Vài ngày sau vụ cưỡng chế trên, vào cuối tháng 4/2012, trên VnEconomy – một tờ báo chuyên về kinh tế và tài chính ở Việt Nam chợt xuất hiện một bài viết về không khí mua bán đất đai nhộn nhịp ở Văn Giang. Giá đầu ra của Công ty Việt Hưng – chủ dự án Ecopark, cao gấp hàng chục lần hoặc hơn so với giá đầu vào, tức khoản đền bù đất theo mét vuông của công ty này cho các hộ dân bị giải tỏa.

Có một vẻ ǵ đó dường như bất nhẫn trong bài báo VnEconomy, trong bối cảnh người dân Văn Giang vừa trải qua một “trận càn” theo đúng nghĩa. Tuy thế, đến khi tờ báo này xuất hiện bài thứ hai “Hậu Văn Giang: Ai đang lo lắng?”, th́ người đọc bắt đầu sáng ra cái ẩn ư về những bài báo tưởng như vô thưởng vô phạt này.

Như một thông lệ bất thành văn, cứ sau mỗi chiến dịch “b́nh định” về đất đai, đội quân chủ lực lại rút đi, để lại một “chính quyền lâm thời” bao gồm chủ đầu tư và một số thành phần dân sự khác. Giờ đây, chỉ c̣n hai thành phần chủ yếu trên cánh đồng Văn Giang c̣n nguyên xơ xác: chủ đầu tư và người dân mất đất.

Dĩ nhiên, Công ty Việt Hưng – với một chiến thắng đă cầm chắc trong tay, có thể dựa vào chính quyền địa phương và công an huyện để triển khai dự án, như cái gọi là “dịch vụ hỗ trợ thi công” mà họ đă có nhă ư tổ chức vào ngày 24/4/2012 – thời điểm xảy ra trận càn cướp đất. Tuy thế, cái chính quyền lâm thời được lập ra một cách vội vă và nhốn nháo như thế lại dường như không làm nên một công cán ǵ trước ánh mắt hận thù của người dân Văn Giang. Có lẽ chỉ sau khi trận càn trôi qua, chủ đầu tư mới có được ư thức cay đắng rằng chính họ đă gây ra trong ḷng người dân bị mất đất một mối hận thù không thể hàn gắn, không thể nguôi ngoai và chỉ có thể dẫn đến những hành động hận thù sâu đậm hơn nhiều.

Và trong khi đầu vào của dự án Ecopark vẫn chưa được giải quyết êm thấm về thực chất, đầu ra lại bắt đầu trở nên một chủ đề đau đầu mới. Không phải vô cớ mà VnEconomy đề cập đến tâm lư ngán ngại của giới đầu tư và đầu cơ, kể cả những người mua để ở đối với các sản phẩm của dự án Ecopark. Một dự án đă quá nặng nề về khía cạnh tranh chấp đất đai, hơn nữa lại là một dự án đă gây nên xung đột và cả đổ máu, sẽ khiến cho nhận thức của người mua bị u ám bởi một bóng mây đen kịt đang che khuất cả bầu trời. Ở Việt Nam, thông thường những dự án như thế không dễ mua bán, hay nói cách khác là đầu không xuôi th́ đuôi khó lọt.

Nhân nào quả nấy

Sau khi bầu không khí Văn Giang đă tạm lắng dịu, b́nh tâm nh́n lại, người ta dần nhận ra một bóng đen khác, ngoài mảng u tối lạnh lùng của giới cảnh sát, đă ám ảnh mảnh đất này. Nhưng c̣n hơn cả thế, nếu như cảnh sát chỉ là một loại công cụ thi hành ư chí th́ nguồn cơn của mọi ư chí lại là ḷng tham vô đáy và sự tàn nhẫn không có điểm dừng của giới chủ đầu tư.

Một thứ chủ nghĩa tư bản dă man đă bắt đầu h́nh thành ở Việt Nam kể từ thời mở cửa vào năm 1991. Hơn ai hết, tầng lớp tư sản đỏ được h́nh thành một cách nhanh chóng và bứt phá qua mọi ngưỡng cản về đạo lư và cả luật pháp. Nếu như Thái B́nh 1997 chỉ là tiếng chuông báo động về sự đổ vỡ niềm tin của dân chúng đối với chính quyền, th́ tầng lớp tài phiệt mới ở Việt Nam đă thúc đẩy sự thể biến chuyển mau lẹ hơn nhiều. Với tất cả những ǵ tung tóe đă xảy ra trong lĩnh vực đất đai từ năm 2000 đến nay, chính quyền đă tự rước vào ḿnh một nhận thức đảo ngược và kèm theo là ḷng căm thù của người dân.

Được sản sinh từ giai tầng cầm quyền độc đoán và đặc lợi, đứa con tư sản đỏ cũng nhanh chóng phá kỷ lục của cuộc đua lợi nhuận không giới hạn. Vào thập kỷ cuối của thiên niên kỷ trước, người ta mới chỉ nói tới những nhà triệu phú đôla ở Việt nam. Nhưng thiên niên kỷ thứ ba của nhân loại đă chứng kiến tốc độ tăng tiến vượt bậc của lớp chủ con ông cháu cha: loại tỷ phú đô la cũng sinh ra từ đó. Đất đai và lợi nhuận khủng khiếp từ sự chiếm đoạt tài sản của những người đồng bào đă khiến cho trong ṿng một thập kỷ, tài sản của các nhà triệu phú đă được nhân lên ít nhất vài chục lần, thậm chí đến hàng trăm lần.

Không phải vô cớ mà những nhà trí thức Việt Nam đă phóng lên mạng Bauxite Việt Nam lá thư thống thiết gửi cho những đối tác nước ngoài của Công ty Việt Hưng – chủ đầu tư dự án Ecopark. Lần đầu tiên, một h́nh thức như thế được vận dụng, và xem ra không phải không hữu ích.

Đối tác nước ngoài có thể bàng quan trong trường hợp Văn Giang, nhưng các đối tác khác trong và ngoài nước liên quan đến nhiều trường hợp dự án khác, đang và sẽ xảy ra, sẽ không thể bỏ ngoài tai cái hậu quả trầm kha làm ảnh hưởng đến đời sống dân sinh của người nông dân Việt. Hơn nữa, những dự án sản sinh từ quá nhiều phẫn uất của con người sẽ khó có thể tồn tại một cách b́nh yên và mang lại lợi lộc đầy túi. Ngược lại là đằng khác, tính rủi ro trong kinh doanh lẫn yếu tố không thể chối bỏ trong thói quen tư duy về tâm linh của người dân châu Á là những dự án như thế, không chóng th́ chầy cũng phát sinh điềm xấu, đủ làm cho giới đầu tư và người mua vừa ngán ngại vừa quay lưng.

Đă có không ít minh họa về chuyện điềm xấu đă làm chủ đầu tư phải khốn đốn như thế nào. Ở TP.HCM , những dự án phát sinh hành vi cưỡng đoạt đất đai như Miếu Nổi ở quận B́nh Thạnh, Rạch Miễu ở quận Phú Nhuận đă đều dẫn tới số phận không mấy hoàn hảo của chủ đầu tư dự án, cả về kết quả kinh doanh lẫn trách nhiệm pháp lư. Với những trường hợp như vậy, người đời chỉ nói đơn giản là gieo nhân nào gặt quả nấy.

Chiến dịch cưỡng chế đất đai ở Việt nam mới chỉ bắt đầu giai đoạn hung bạo của nó. Những hệ lụy và hậu quả cả về xương máu sẽ tiếp nối nhau xảy ra, như một quy luật không thể nào tránh khỏi. Nhưng giới chủ đầu tư tham lam và tàn nhẫn cũng có quá đủ lư do để lo lắng không ngớt về những mảnh đất mà họ đă phải dùng đến sức mạnh chính quyền mới chiếm hữu được.

Thật đơn giản, đó không phải là tài sản của họ. Một cuộc cách mạng vào một thời điểm nào đó trong tương lai sẽ có thể tước đoạt một phần hoặc tất cả những ǵ đă bị tước đoạt.

© TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2012

http://phiatruoc.info/?p=8208