Page 30 of 96 FirstFirst ... 202627282930313233344080 ... LastLast
Results 291 to 300 of 953

Thread: VÁN CỜ CHIẾN LƯỢC

  1. #291
    DrNo
    Khách

    TỪ GIĂ THIÊN ĐÀNG.

    Giới trung lưu Hồng Kông ồ ạt đi định cư ở các nước khác: Với dân lừa th́ HK là một thiên đàng thật đấy.


    HONG KONG — Trước khi Hồng Kông được giao hoàn cho Trung Quốc vào năm 1997, những người ở thuộc địa Anh này đă ồ ạt di cư sang Mỹ, Canada và Australia v́ nỗi sợ hăi phải sống dưới chế độ Cộng Sản. Làn sóng di cư đó đă chậm lại trong lúc Trung Quốc chứng tỏ là họ sẵn sàng tôn trọng qui chế bán tự trị của Hồng Kông dựa theo nguyên tắc “một quốc gia hai thể chế”. Tuy nhiên, theo tường thuật của thông tín viên Ivan Broadhead của đài VOA tại Hồng Kông, các yếu tố chính trị và xă hội lại một lần nữa làm cho nhiều người Hồng Kông rủ nhau đi định cư ở các nước khác.

    Hồi đầu tuần này, tờ Trung Quốc Thời báo ở Đài Loan cho biết số người Hồng Kông xin định cư ở Đài Loan đă tăng gấp 6 lần trong nửa năm qua, với số đơn xin định cư lên tới 700 hồi tháng 9.

    Bà Mary Chan, một chuyên gia tư vấn về di trú của Công ty Rothe International Canada, xác nhận là văn pḥng ở Hồng Kông của công ty bà đă bị tràn ngập bởi những người muốn định cư ở nước ngoài.

    Trước đây, những xu thế tương tự đă xuất hiện v́ cuộc chuyển giao chủ quyền năm 1997, vụ khủng hoảng tài chánh Á châu năm 1998 và vụ bộc phát bệnh SARS năm 2003. Nhưng bà Chan nói rằng làn sóng di dân hiện nay phát sinh từ những yếu tố khác.

    Họ không cảm thấy thích thú với t́nh h́nh hiện nay ở Hồng Kông. Đa số những người này quan tâm tới vấn đề giáo dục của con cái, v́ con họ rất khó có thể vào được những trường tốt. Giá nhà là mối quan tâm thứ nh́. Đối với các gia đ́nh thuộc tầng lớp trung lưu, giá nhà ở đây đă vượt khỏi khả năng tài chánh của họ.

    Trong nửa đầu năm nay có gần 4.000 người Hồng Kông đă đi định cư ở các nước khác, tăng 8% so với năm ngoái. Nghị viên Fernando Cheung của Viện Lập pháp Hồng Kông, nói rằng dân chúng ở đây bây giờ ai nấy cũng nói tới việc di dân.

    “Chi phí sinh hoạt rơ ràng là một yếu tố quan trọng, ông Cheung cho biết như vậy và nói thêm rằng người dân ở đây phải bỏ ra một triệu đô la để mua một căn chung cư bé tí teo ở khu trung tâm thành phố."

    Mặc dù vậy, ông Cheung cũng cho rằng một động cơ khác thúc đẩy làn sóng di dân mới nhất này là sự bất măn của dân chúng đối với chính phủ Hồng Kông và đối với sự xâm phạm ngày càng nhiều của chính phủ ở Bắc Kinh đối với sự tự trị chính trị của đặc khu hành chánh này.

    "Chính phủ không có sự ủng hộ của người dân. Không có một nền dân chủ thật sự và sự thao túng trực tiếp của Trung Quốc đối với công việc nội bộ của Hồng Kông mỗi lúc một nhiều. Trong vụ việc mới đây nhất về vấn đề cấp phép lập đài truyền h́nh công miễn phí, có những bằng chứng rơ ràng là Trung Quốc đă t́m cách ảnh hưởng tới việc bỏ phiếu của các nhà lập pháp Hồng Kông. Chúng tôi đang mất đi quyền tự trị của ḿnh và dân chúng đang nghĩ tới việc vĩnh viễn rời bỏ nơi này."

    Nhiều người ở Hồng Kông cũng than phiền về những nỗi khó khăn do du khách Trung Quốc gây ra. Chỉ riêng trong năm 2012, có hơn 35 triệu người ở Hoa Lục đến Hồng Kông.

    Nhiều người trong số đó đă đến Hồng Kông bằng thị thực do Bắc Kinh cấp phát, chứ không phải thị thực của giới hữu trách Hồng Kông. Trong thập niên qua có tới nửa triệu người Hoa Lục đến định cư ở Hồng Kông, là nơi dân số chỉ có 7 triệu người.

    Du khách đến từ Hoa Lục cho con ăn và ngồi la liệt trước cửa tiệm LV tại Hồng Kông. Nhiều người ở Hồng Kông cũng than phiền về những nỗi khó khăn do du khách Trung Quốc gây ra.Du khách đến từ Hoa Lục cho con ăn và ngồi la liệt trước cửa tiệm LV tại Hồng Kông. Nhiều người ở Hồng Kông cũng than phiền về những nỗi khó khăn do du khách Trung Quốc gây ra.
    Dân chúng Hồng Kông giờ đây gọi những người đến từ Hoa Lục là 'hoàng trùng' hay 'giặc châu chấu' v́ tác hại của những người này đối với các nguồn lực của Hồng Kông và sức ép mà họ gây ra cho cơ sở hạ tầng ở thành phố này, trong đó có trường học và bệnh viện.

    Hồi tháng 9, trước khi bắt đầu năm học mới, hàng vạn người Hồng Kông đă xếp hàng ṛng ră nhiều ngày để chờ ghi danh cho con họ đi học mẫu giáo, trước khi số chỗ ở các trường bị giành mất bởi những đứa trẻ của các gia đ́nh người Hoa Lục.

    Một phụ nữ họ Vương có hai đứa con nhỏ. Bà cho biết bà đang làm giấy tờ để đưa gia đ́nh sang định cư ở Bắc Mỹ. Bà đă suưt bật khóc khi nói tới việc phải rời bỏ quê hương.

    "Chúng tôi rất buồn khi phải ra đi. Chúng tôi yêu Hồng Kông. Nhưng chúng tôi cảm thấy chúng tôi không làm được ǵ cả. Cho dù chúng tôi có tranh đấu th́ cũng chẳng có kết quả ǵ. Tôi lo sợ là vụ thảm sát Thiên an môn sẽ lập lại ở đây."

    Chính phủ ở Bắc Kinh biết rơ là người dân Hồng Kông ngày càng bất măn đối với Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc và người dân Trung Quốc. Điều làm cho Bắc Kinh đặc biệt quan tâm là một phong trào do những người thuộc thành phần ưu tú của Hồng Kông đề xướng. Phong trào này định chiếm cứ trung tâm thương mại của thành phố này vào mùa hè năm tới.

    Chiến dịch chiếm cứ này sẽ nêu bật vấn đề Bắc Kinh không thực thi lời cam kết về quyền phổ thông đầu phiếu. Nghị viên Fernando Cheung nói rằng ông không biết chính phủ trung ương sẽ ứng phó như thế nào với khối người nói tiếng Quảng Đông ở Hồng Kông. Ông so sánh t́nh cảnh của những người này với những người ở Tân Cương và Tây Tạng.

    "Nhiều người ở đơn vị mà tôi đại diện cảm thấy là Đại Lục đă cố t́nh tạo ra làn sóng nhập cư này để làm loăng khối dân ở Hồng Kông. Họ dùng những thủ đoạn mà họ đă và đang sử dụng ở Tân Cương để duy tŕ sự kiểm soát rất chặt chẽ đối với những sắc dân thiểu số ở đó.'

    Vào cuối tuần này, tiếp theo sau Hội nghị toàn thể của Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc, Phó chủ nhiệm Ủy ban Thường vụ quốc hội Trung Quốc, ông Lư Phi, sẽ tiến hành các cuộc thảo luận ở Hồng Kông về vấn đề cải cách chính trị.

    Trong lúc dân chúng chờ đợi những sự thay đổi, các số liệu của chính phủ xác nhận là hiện nay số người rời Hồng Kông để định cư ở nước khác nhiều hơn số người đến lập nghiệp tại thành phố này. Đây là lần thứ 8 trong ṿng nửa thế kỷ nay Hồng Kông rơi vào một t́nh huống như vậy.

  2. #292
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Cái gọi là “một quốc gia hai thể chế” loại bánh vẽ copycat về liên bang của Tây Phương, khi dân chúng thấy khg đúng theo nghĩa Federalism th́ dân chúng dọt .

    Để xin vào định cư những chổ có định nghĩa "liên bang" đúng theo nghĩa của nó .

    Trên chính trường quốc tế chỉ có một nguyên tắc bất thành văn :

    Quan trọng là giựt chất xấm về phe ḿnh, xa thảy chất cặn bả về phe họ ..th́ phe ḿnh măi măi tiến nhanh.

  3. #293
    DrNo
    Khách

    Bùng nổ xă hội đă cận kề???

    Trung Quốc : Bùng nổ xă hội đă cận kề

    Thụy My

    Nhà Trung Quốc học Marie Holzman và nhà ly khai Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng) trên báo Le Monde hôm nay 20/11/2013 nhận định, hiện có các dấu hiệu cho thấy một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đang đến gần.

    Các ủy viên trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc 376 người đă họp lại từ ngày 9 đến 12/11/2013, để thảo luận với quyết tâm được bày tỏ về cải cách kinh tế và xă hội. Nhưng dường như kết quả chủ yếu của Hội nghị trung ương lần thứ ba là việc thành lập một ủy ban mới, trực tiếp đặt dưới quyền của chính quyền trung ương, được gọi là « Ủy ban An ninh Nhà nước ». Như vậy là đă tiếp tục chính sách do Đặng Tiểu B́nh đưa ra vào năm 1978 mà không thay đổi mấy: cải cách kinh tế gắn liền với việc thẳng tay đàn áp chính trị.

    V́ sao lại thành lập một ủy ban mới, trong khi hệ thống Trung Quốc hiện nay đă quá đầy đủ từ Bộ Tư pháp cho đến bộ máy quân đội, an ninh, công an, cảnh sát vũ trang…nói chung là đủ loại công cụ trấn áp ?

    Theo hai tác giả trên, đó là v́ nỗi sợ hăi đang ngự trị tại các cấp cao nhất của quyền lực. Các nhà lănh đạo lo sợ bùng nổ xă hội. Đó chính là nguyên nhân thúc đẩy họ luôn đầu tư rất nhiều tiền bạc cho việc duy tŕ ổn định, cho đến nỗi người ta tự hỏi có phải kẻ thù duy nhất thực thụ của Đảng chỉ đơn giản là toàn bộ dân tộc.

    Cũng có một thiểu số cán bộ có ảnh hưởng mong muốn những cải cách chính trị thực sự trong Đảng. Nhưng giai đoạn đưa ra những cải cách chính trị có lẽ đă trôi qua.

    Nếu Trung Quốc không đi theo các tiến triển về dân chủ của các quốc gia cộng sản cũ ở Đông Âu, đó là v́ một giai cấp nhà giàu mới đă xuất hiện. Giai cấp này lo sợ sẽ bị mất những quyền lợi đang được hưởng, trong khi lớp người nghèo hy vọng sẽ khấm khá hơn.

    Đối với những người này, ước vọng thành công khiến họ mùa quáng chấp nhận các điều kiện lao động và thu nhập tồi tệ. C̣n đối với lớp nhà giàu mới, họ sợ hăi nếu bị đặt lại vấn đề làm cách nào giàu nhanh như thế, và bị bắt nếu chế độ sụp đổ. V́ vậy, mỗi một ngày trôi qua là một ngày được lợi…

    Trong thời gian đó, trên 60% những người giàu nhất Trung Quốc đă ra nước ngoài sinh sống hoặc đă làm các thủ tục cần thiết để đi định cư ở ngoại quốc. Trên 85% trong số họ đă gởi con cái đi học tại các trường đại học nước ngoài danh tiếng nhất. Và việc phân cực xă hội càng ngày càng gia tăng. Nếu tin vào các dấu chỉ, là một cuộc tổng nổi dậy xă hội sẽ không c̣n xa nữa…điều này giải thích cho tâm lư khủng hoảng của các tỉ phú và quan chức cao cấp trong Đảng.

    Thực tế, Chủ tịch Tập Cận B́nh hoàn toàn bị bao vây bởi các quần thần và nạn quan liêu. Các đề nghị ông Tập đưa ra khi lên nhậm chức tháng 11/2012 như hủy bỏ các trại lao cải không đạt được mục đích, một số tỉnh áp dụng nhưng một số địa phương khác th́ không…

    Các viên chức và cán bộ cao cấp sẽ bị mất mát quá nhiều nếu Đảng lao vào cải cách chính trị. Hơn nữa người ta không biết điều ǵ sẽ xảy ra nếu các thành viên lănh đạo Đảng bị truy tố. Tấm gương của Bạc Hy Lai, người lẽ ra đă trở thành ủy viên thường trực Bộ Chính trị, đă bị lănh án chung thân ngay trước Hội nghị trung ương 3, là một ví dụ phản tác dụng mạnh mẽ. Nếu không thành công trong việc áp đặt quyền lực, th́ người kế nhiệm chỉ cần kiên nhẫn chờ đợi người thất sủng bị bắt và lănh án.

    Các thông tin ngày càng cụ thể hơn về gia tài của các nhà lănh đạo, gây phẫn nộ ngày càng cao. Tác hại của ham nhũng, lạm quyền phơi bày trước mắt mọi người. Làm thế nào giải thích được việc một cán bộ công an b́nh thường ở Thượng Hải bị bắt quả tang có đến 2 tỉ đô la trong ngăn kéo ?

    Theo hai tác giả, các vụ nổ bom và tấn công mới đây ở quảng trường Thiên An Môn, Sơn Tây và nhiều nơi khác chỉ mới là những triệu chứng đầu tiên của một cuộc khủng hoảng xă hội nghiêm trọng.

    Các tác giả đặt câu hỏi, khẩu hiệu của những người đấu tranh đ̣i dân chủ ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, muốn biểu t́nh một cách « ḥa b́nh, hợp lư, bất bạo động » liệu c̣n hợp thời trước một chế độ độc tài, ngày càng tự giam hăm trong một logic bạo lực không giới hạn ?

  4. #294
    DrNo
    Khách

    LIỆU TÀU KHỰA CÓ GIÁM MẦN THẬT HÔNG?

    Tàu Trung Quốc lại xâm nhập vào vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư


    REUTERS/Kyodo
    RFI

    Tuần duyên Nhật Bản thông báo là bốn tàu tuần duyên của Trung Quốc, ngày hôm nay, 22/11/2013, đă xâm nhập vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, ở biển Hoa Đông. Các tàu của Trung Quốc đă tiến vào vùng biển đang có tranh chấp giữa hai nước, vào lúc 9h30, giờ địa phương và rút ra khỏi nơi đây khoảng ba tiếng sau đó.

    Lần gần đây nhất mà tàu Trung Quốc xâm nhập vào vùng biển có tranh chấp này là vào ngày 07/11. Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Quốc pḥng Nhật Bản Itsunori Onodera, đă cho rằng các hành động này của phía Trung Quốc đe dọa ḥa b́nh trong khu vực.

    Trước đó, Bắc Kinh cảnh báo, việc Tokyo có thể bắn hạ các máy bay không người lái của Trung Quốc trên không phận vùng quần đảo Điếu Ngư/Senkaku là một « hành động chiến tranh ».

    Từ hơn một năm nay, quan hệ Trung-Nhật đă xấu đi nghiêm trọng do các tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo này tại biển Hoa Đông. Tháng 9/2012, Tokyo đă quốc hữu hóa 3 trong số 5 ḥn đảo thuộc quần đảo Senkaku và đă làm dấy lên làn sóng biểu t́nh chống Nhật ở nhiều thành phố Trung Quốc.

    Từ đó đến nay, Trung Quốc thường xuyên đưa tàu ngư chính, hải giám đến vùng biển quanh quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.

  5. #295
    DrNo
    Khách

    ỦN MẬP LẠI GÁY.

    B́nh Nhưỡng đe dọa tấn công dinh tổng thống Hàn Quốc
    Minh Anh

    Để đánh dấu ba năm vụ tấn công đảo Yeonpyong của Hàn Quốc, chính quyền Bắc Triều Tiên hôm nay 22/11/2013? lại lên tiếng đe dọa đánh thẳng vào dinh tổng thống Hàn Quốc.

    Phát ngôn viên quân đội Bắc Triều Tiên, được hăng thông tấn KCNA trích dẫn, đă dọa tấn công vào dinh tổng thống Hàn Quốc Chongwadae, thường được gọi là “Nhà Xanh”, nguyên văn lời lẽ như sau: “Cách đấy ba năm, trận trả đũa chỉ giới hạn trên khu vực đảo Yeonpyong, nhưng lần này Nhà Xanh và nhiều cứ điểm quân sự khác sẽ nằm trong tầm ngắm”.

    Theo nhận định của AFP, Bắc Triều Tiên thường xuyên dọa dẫm người anh em phía Nam, nhưng một vụ tấn công như thế th́ khó có thể xảy ra. V́ hành động này sẽ dẫn đến một cuộc chiến tranh không chỉ với Hàn Quốc mà cả với Hoa Kỳ. Hiện có đến 28.500 binh sĩ Mỹ đang đồn trú trên lănh thổ Hàn Quốc.

    Ngày 23/11/2010, quân đội Bắc Triều Tiên đă pháo kích lên đảo Yeonpyong của Hàn Quốc, làm thiệt mạng 4 người, trong đó có hai thường dân. Chính quyền B́nh Nhưỡng cho là đáp trả lại cuộc tập trận Hàn Quốc có thể gây tổn hại lên lănh thổ phía Bắc.

    Cũng nhân dịp này, quân đội Hàn Quốc thông báo sẽ tiến hành tập trận với các nội dung đáp trả các cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên vào một ḥn đảo của Hàn Quốc.

  6. #296
    DrNo
    Khách

    Hoạt động tấn công mạng của Bắc Triều Tiên xuất phát từ TQ

    Daniel Schearf

    22.11.2013
    Bắc Triều Tiên thường bị coi là một quốc gia đói kém, cô lập và lạc hậu về công nghệ. Nhưng các giới chức Nam Triều Tiên nói rằng các cuộc tấn công mạng gần đây xuất phát từ B́nh Nhưỡng cho thấy khả năng tấn công mạng đẳng cấp thế giới. Thông tín viên VOA Daniel Schearf tường thuật rằng cơ quan t́nh báo của Seoul cho biết Bắc Triều Tiên đă huấn luyện quân đội mạng và binh sĩ thuộc lực lượng này nhận được sự trợ giúp từ Trung Quốc.


    Cơ quan T́nh báo Quốc gia Nam Triều Tiên (NIS) trong tháng này đă cung cấp các chi tiết mới về quy mô, hoạt động cũng như các mục tiêu của đội quân mạng bao gồm các hacker được huấn luyện kỹ lưỡng của Bắc Triều Tiên.

    Tại cuộc họp kín của ủy ban t́nh báo thuộc Quốc hội Nam Triều Tiên, NIS miêu tả 7 tổ chức tấn công mạng và một mạng lưới gián điệp của Bắc Triều Tiên hoạt động ở Trung Quốc và Nhật Bản.

    Cơ quan này dẫn lời nhà lănh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un cho biết rằng đối với B́nh Nhưỡng, chiến tranh mạng có tầm quan trọng về mặt chiến lược ngang với các phi đạn và vũ khí hạt nhân của nước này.

    Nhà lập pháp thuộc đảng cầm quyền Seo Sang- ki là chủ tịch của ủy ban. Ông nói rằng Bắc Triều Tiên đă thiết lập điểm tấn công mạng tại Trung Quốc v́ nơi đó gần về mặt địa lư, hạ tầng Internet phát triển và các hoạt động có thể được bảo vệ.

    Ông Seo nói rằng dường như có khoảng 1.700 hacker Bắc Triều Tiên cùng với 4.200 nhân viên hỗ trợ đang tiến hành các hoạt động ở Trung Quốc. Theo ông, con số đó ngày càng gia tăng. Ông nói rằng họ kiếm được ngoại tệ nhờ việc đồng thời phát triển phần mềm ở Trung Quốc và thực hiện các hoạt động tấn công mạng để đánh cắp các bí mật công nghiệp.

    NIS xác nhận một bản tin trước đây rằng B́nh Nhưỡng đă tiếp cận các tài liệu nội bộ của một công ty công nghệ thông tin của Nam Triều Tiên ở Trung Quốc thông qua một nhân viên làm việc tại một chi nhánh địa phương.

    Đài truyền h́nh KBS của Nam Triều Tiên hồi tháng Mười đưa tin rằng Bắc Triều Tiên có thể đă nhắm tới việc xâm nhập các hệ thống máy tính của Seoul v́ công ty vừa kể thiết lập hệ thống mạng của các tổ chức chính phủ.

    Ông Seo không cung cấp đầy đủ tên của công ty Nam Triều Tiên mà chỉ dùng chữ cái S để nói về công ty này.

    Trung Quốc nhiều lần phủ nhận những cáo giác cho rằng nước họ là nơi xuất phát các vụ tấn công mạng. Bắc Kinh nói rằng Trung Quốc cũng là nạn nhân của các vụ tấn công.

    Ông Kim Hung-Kwang là chủ tịch của một tổ chức ở Nam Triều Tiên có tên gọi Đoàn Kết Trí thức Bắc Triều Tiên.

    Ông nói dù Bắc Kinh biết rằng những kẻ hacker Bắc Triều Tiên thực hiện các vụ tấn công mạng từ trong lănh thổ Trung Quốc, nước này chưa từng bắt giữ hoặc trục xuất bất cứ người Bắc Triều Tiên nào.

    V́ thế, ông nói rằng dường như Bắc Triều Tiên thực hiện các vụ tấn công dưới sự đồng ư ngầm của Trung Quốc. Ông cũng nói rằng người ta tin là các binh sĩ Trung Quốc và Bắc Triều Tiên trao đổi các mă độc và các kỹ thuật tấn công do B́nh Nhưỡng tạo ra.

    Dù kiểm soát chặt chẽ và chỉ giới hạn việc truy cập Internet cho tầng lớp thượng lưu, B́nh Nhưỡng đă huấn luyện các hacker kể từ những năm 90. Trong khi phần lớn các vụ tấn công ban đầu c̣n đơn giản và sử dụng các mă từng có trước đó, các chuyên gia nói rằng các vụ tấn công ngày càng trở nên tinh vi hơn.

    Ông Kim nói rằng Bắc Triều Tiên đang phát triển các mă tấn công của riêng ḿnh và sử dụng chúng để trắc nghiệm khả năng bảo vệ an ninh mạng của Nam Triều Tiên trong trường hợp xảy ra một cuộc chiến tranh mạng.

    Ông nói rằng Bắc Triều Tiên có mục tiêu thực hiện thành công một cuộc tấn công mạng vào cơ sở hạ tầng quốc gia như hệ thống gas, điện, giao thông và năng lượng hạt nhân.

    Nhà lập pháp Seo cho rằng bởi v́ hệ thống Internet của Bắc Triều Tiên thuộc dạng khép kín, nước này dễ thực hiện các hoạt động bảo vệ mạng của ḿnh. Ông nói rằng điều đó mang lại cho Bắc Triều Tiên một lợi thế.

    Ông nói rằng mặt khác, Hoa Kỳ và Nam Triều Tiên đă có một hệ thống mà cơ sở hạ tầng phát triển rộng răi trong xă hội và việc bảo mật của các công ty tư nhân tương đối yếu. Ông cho rằng một cuộc tấn công khủng bố trên mạng có thể dẫn tới các thiệt hại lớn.

    Bắc Triều Tiên bị coi đứng sau các vụ tấn công xảy ra đầu năm nay, gây ra việc ngưng hoạt động của hàng chục ngh́n máy tính và gây thiệt hại lớn đối với các ngân hàng lớn, các cơ quan truyền thông và các cơ quan chính phủ.

    Các giới chức Nam Triều Tiên nói rằng thiệt hại về mặt kinh tế ước tính khoảng 800 triệu đôla.

    Ông Seo thúc giục các nhà lập pháp thảo một dự luật cho phép sự đáp trả hiệu quả hơn trước các vụ tấn công mạng.

  7. #297
    DrNo
    Khách

    Trung Quốc 'thách thức vị thế quân sự vượt trội của Mỹ ở Châu Á'

    Một ủy ban của quốc hội Mỹ cảnh báo rằng việc Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa quân đội “đang làm thay đổi cán cân an ninh ở Châu Á Thái B́nh Dương và thách thức vị thế quân sự vượt trội mà Hoa Kỳ nắm giữ trong vùng này từ nhiều thập niên qua.”


    Cảnh báo vừa kể được đưa ra hôm thứ tư trong một bản phúc tŕnh thường niên của Ủy ban Duyệt xét Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc, là ủy ban tư vấn cho các nhà lập pháp Mỹ về chính sách liên quan tới Bắc Kinh.

    Phúc tŕnh này cũng tố cáo chính phủ Trung Quốc “chỉ đạo và thực hiện một chiến dịch gián điệp mạng qui mô lớn chống lại nước Mỹ.” Văn kiện này nói rằng có thể phải cần tới những biện pháp chế tài để góp phần ngăn chặn những hoạt động do thám của Bắc Kinh.

    Trung Quốc chưa b́nh luận ǵ về những tố cáo trong phúc tŕnh năm nay. Năm ngoái, Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đă lên án bản phúc tŕnh của ủy ban này về điều mà họ gọi là thái độ “Chiến tranh Lạnh.”

    Tuy vẫn bị Hoa Kỳ vượt xa về chi tiêu quân sự, Trung Quốc đă không ngừng gia tăng ngân sách quốc pḥng trong vài thập niên qua. Bắc Kinh cũng nhiều lần tuyên bố rằng sự trỗi dậy của họ có tính chất ḥa b́nh.

    Nhưng chủ tịch ủy ban, ông William Reinsch, nói rằng Trung Quốc có thái độ hung hăn hơn trong việc phóng chiếu sức mạnh của họ ở nước ngoài.

    Ông Reinsch cho rằng Bắc Kinh đang sử dụng những thủ đoạn “cưỡng ép” ở Biển Hoa Đông Trung Hoa và Biển Đông, là nơi mà họ có những yêu sách chủ quyền chồng lấn với nhiều nước láng giềng. Ông Reinsch phát biểu như sau:

    Tuy vẫn bị Hoa Kỳ vượt xa về chi tiêu quân sự, Trung Quốc đă không ngừng gia tăng ngân sách quốc pḥng trong vài thập niên qua.Tuy vẫn bị Hoa Kỳ vượt xa về chi tiêu quân sự, Trung Quốc đă không ngừng gia tăng ngân sách quốc pḥng trong vài thập niên qua.
    "Có một việc mỗi lúc một rơ ràng hơn. Đó là Trung Quốc không muốn giải quyết những vụ tranh chấp biển đảo thông qua những cuộc thương thuyết đa phương hay áp dụng luật pháp quốc tế và tiến tŕnh phân xử, nhưng muốn dùng sức mạnh ngày càng tăng của họ để hậu thuẫn cho những thủ đoạn cưỡng ép nhằm gây áp lực để các nước láng giềng nhượng bộ trước những yêu cách của Trung Quốc."

    Phúc tŕnh được công bố trong lúc Tổng thống Barack Obama cam kết gia tăng nguồn lực kinh tế và quân sự cho khu vực này. Bản phúc tŕnh hoan nghênh chiến lược có tên “xoay trục Châu Á” này, nhưng cũng ghi nhận là nhiều nước đồng minh của Mỹ đang lo ngại là những khó khăn về ngân sách có thể hạn chế khả năng của Washington nhằm thực thi chiến lược mới.

    Để giải tỏa những mối lo ngại đó và để “ứng phó với khả năng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc”, bản phúc tŕnh đề nghị Quốc hội tiếp tục cung cấp ngân khoản cho những nỗ lực nhằm đưa 60% các chiến hạm Mỹ tới Thái B́nh Dương trước năm 2020. Hiện nay, tỉ lệ này chỉ ở mức 50%.

    Một thành viên của ủy ban, ông Larry Wortzel, nói với các nhà lập pháp rằng cần phải gấp rút hành động.

    Trụ sở của Đơn vị 61398 ở Thượng Hải, bị tố cáo đứng sau hàng trăm vụ tấn công mạng nhắm vào các mục tiêu ở Mỹ.Trụ sở của Đơn vị 61398 ở Thượng Hải, bị tố cáo đứng sau hàng trăm vụ tấn công mạng nhắm vào các mục tiêu ở Mỹ.
    "Đến năm 2020, không quân và hải quân của Trung Quốc sẽ vượt trội về số lượng hoặc có khả năng kỹ thuật gần bằng khả năng của các lực lượng của chúng ta ở khu vực Châu Á Thái B́nh Dương. Một quân đội bị co cụm có thể không đủ để răn đe Trung Quốc hoặc để trấn an các nước bạn và các đồng minh của chúng ta trong khu vực."

    Ủy ban cũng nói tới điều mà họ gọi là “một nhu cầu cấp bách” để Washington thuyết phục Bắc Kinh thay đổi cách tiếp cận đối với hoạt động gián điệp mạng, những hoạt động mà các nhà phân tích nói là gây ra những sự thiệt hại lên tới hàng tỉ đô la cho các công ty của Mỹ.

    Ông Wortzel cho biết quân đội Trung Quốc xem không gian ảo là “một yếu tố cực kỳ quan trọng của sự cạnh tranh chiến lược với Hoa Kỳ.”

    "Chính phủ Trung Quốc đang chỉ đạo và thực hiện một chiến dịch gián điệp mạng qui mô lớn. Chiến dịch này là một mối đe dọa rất lớn cho công nghiệp và cơ sở hạ tầng thiết yếu của Mỹ và cho những hoạt động, nhân viên, khí tài và sự sẵn sàng của quân đội Mỹ."

    Để góp phần làm thay đổi sự tính toán thiệt hơn của Trung Quốc, phúc tŕnh nói rằng có thể phải cần tới các biện pháp chế tài. Văn kiện này nêu ra những lệnh cấm nhập khẩu, lệnh cấm du hành và những hạn chế khác về kinh tế như những hành động có thể thực hiện để chống lại những cá nhân hay tổ chức đánh cắp các thông tin bí mật của Hoa Kỳ.

  8. #298
    DrNo
    Khách

    Cố vấn An ninh Quốc gia tŕnh bày ưu tiên của Mỹ ở Châu Á

    Dan Robinsion


    21.11.2013
    T̉A BẠCH ỐC — Cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ giữ vững cam kết đối với việc tái cân bằng các ưu tiên về an ninh và kinh tế sang vùng Á Châu Thái B́nh Dương. Theo tường thuật của thông tín viên Dan Robinson của đài VOA tại Ṭa Bạch Ốc, bà Susan Rice cũng loan báo kế hoạch công du Á Châu của ông Obama vào năm tới.

    Bài diễn văn mà Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice đọc hôm thứ tư là diễn văn quan trọng đầu tiên về chính sách Á Châu Thái B́nh Dương của một giới chức cấp cao của Ṭa Bạch Ốc kể từ khi Tổng thống Barack Obama bị buộc phải hủy bỏ chuyến đi để dự hộïi nghị thượng đỉnh APEC tại Indonesia và các chuyến viếng thăm Malaysia, Brunei và Philippines.

    Ngoại trưởng John Kerry đă đi thay cho ông Obama, nhưng sự vắng mặt của Tổng thống Mỹ, v́ vụ chính phủ đóng cửa từng phần kéo dài 16 ngày, đă nêu lên những câu hỏi mới về chính sách tái cân bằng của Mỹ.

    Phát biểu tại Đại học Georgetown ở Washington, bà Susan Rice cho biết Tổng thống Obama sẽ quay lại Á Châu vào tháng tư. Bà cũng nói rằng mọi người không nên nghi ngờ ǵ về cam kết của Hoa Kỳ.

    Tái cân bằng sang Á Châu Thái B́nh Dương tiếp tục là một nền tảng của chính sách đối ngoại của chính phủ Obama. Bất kể có bao nhiêu điểm nóng xuất hiện ở những nơi khác, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục làm sâu sắc thêm cam kết bền bỉ của chúng tôi đối với khu vực vô cùng quan trọng này. Bạn bè của chúng tôi ở Á Châu xứng đáng, và sẽ tiếp tục nhận được, sự chú tâm của chúng tôi ở mức độ cao nhất.

    Bà Rice cho hay các mục tiêu ngắn hạn của ông Obama bao gồm những tiến bộ lâu bền về tăng cường an ninh, thúc đẩy sự thịnh vượng và thăng tiến các giá trị dân chủ và nhân quyền.

    Bà nói rằng các mối quan hệ đồng minh và sự phân bổ sức mạnh của Mỹ, và “việc nâng cấp và đa dạng hóa những sự giàn xếp an ninh” có mục đích làm cho khu vực này an toàn hơn, bao gồm việc bố trí 60% chiến hạm Mỹ ở Thái B́nh Dương vào năm 2020.

    Tổng thống Obama sẽ quay lại Á Châu vào tháng tư.Tổng thống Obama sẽ quay lại Á Châu vào tháng tư.
    Về vấn đề Trung Quốc, bà Rice nói rằng Hoa Kỳ muốn áp dụng một mô h́nh mới của các mối quan hệ nước lớn, để “quản lư sự cạnh tranh không thể tránh được trong lúc tăng cường sự hợp tác về những vấn đề mà đôi bên có quyền lợi chung ở Á Châu và những nơi khác.”

    Nhưng bà nói rằng Hoa Kỳ sẽ duy tŕ những nguyên tắc cơ bản.

    "Chúng tôi sẽ tiếp tục cổ xúy cho sự tôn trọng thể chế pháp trị, nhân quyền, tự do tôn giáo và những nguyên tắc dân chủ. Đây là những khát vọng chung của tất cả mọi người và chúng tôi sẽ làm việc này ngay cả vào những lúc, và đặc biệt là vào những lúc, mà việc này không dễ dàng hay không tiện lợi."

    Bà Rice cũng cho biết việc duy tŕ áp lực để Bắc Triều Tiên tháo dỡ chương tŕnh vũ khí hạt nhân là một thí dụ của sự trùng hợp về quyền lợi của Mỹ và Trung Quốc.

    Bà nói rằng Hoa Kỳ sẵn sàng đàm phán với điều kiện là cuộc thương thuyết có tính chất khả tín và bàn tới toàn bộ chương tŕnh hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

    "Những mưu toan của B́nh Nhưỡng nhằm tiến hành đối thoại trong lúc giữ nguyên những yếu tố then chốt của chương tŕnh vũ khí hạt nhân là không thể chấp nhận được và sẽ không thành công."

    Khi nói tới những vụ tranh chấp ở Biển Hoa Đông và Biển Đông, mà bà gọi là một mối đe dọa ngày càng lớn đối với ḥa b́nh và an ninh khu vực và quyền lợi của Mỹ, bà Rice hối thúc các nước liên hệ tăng cường sự tiếp xúc và bác bỏ những hành động cưỡng ép và xâm lấn.

    Về vấn đề Miến Điện, bà Rice đă nêu ra những tiến bộ như cải cách chính trị và việc trả tự do cho nhiều tù nhân chính trị. Bà nói rằng Washington lạc quan về t́nh h́nh của quốc gia Đông Nam Á này, mặc dù vẫn c̣n nhiều thách thức, như khắc phục những mối căng thẳng và bạo động giữa các sắc dân.

    "Nếu tiến bộ tiếp tục cho tới cuối nhiệm kỳ thứ nh́ của Tổng thống Obama chúng tôi hy vọng là chúng tôi đă giúp Miến Điện tái lập vị thế của một nước lănh đạo khu vực và là một nền dân chủ tuy non trẻ nhưng năng động và thịnh vượng."

    Cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ cho biết Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ những người hoạt động cho cải cách chính trị và dân chủ “từ Campuchia cho tới Fiji” và sẽ giúp đỡ các nước tăng cường các định chế và tôn trọng pháp quyền.

  9. #299
    DrNo
    Khách

    Lá chắn chống tên lửa:

    Lá chắn chống tên lửa: Seoul bị áp lực của Washington


    REUTERS/Kim Hong-Ji
    Tú Anh

    Trước mối đe dọa đánh phủ đầu của Bắc Triều Tiên, liệu Hàn Quốc sẽ trang bị hệ thống pḥng thủ tối tân, nhưng tốn kém của Mỹ hay không ? Vào lúc B́nh Nhưỡng tăng tốc cải tiến hỏa tiễn đạn đạo, Washington thúc giục các đồng minh quân sự Đông Bắc Á tham gia vào chương tŕnh lá chắn . Tokyo đă đi bước đầu, c̣n Seoul lo ngại các hệ quả về ngoại giao và chính trị.

    Để đối phó với áp lực quân sự thường trực của Bắc Triều Tiên mà điển h́nh là lời đe dọa biến Dinh Tổng thống Hàn Quốc thành « biển lửa », Seoul tận dụng triệt để khả năng của một cường quốc công nghiệp để xây dựng một hệ thống pḥng thủ riêng.

    Mùa thu năm nay, quân đội Hàn Quốc cho biết đă và đang triển khai lá chắn chống tên lửa « bay thấp » KAMD chữ tắt của hệ thống pḥng không và pḥng thủ tên lửa của Hàn Quốc, phối hợp với tên lửa ngăn chận Patriot do Hoa Kỳ cung cấp. Bộ quốc pḥng Hàn Quốc cho biết thêm là đang nghiên cứu một hệ thống thứ hai tối tân hơn,có khả năng phát hiện và phản công trước khi tên lửa Bắc Triều Tiên rời giàn phóng. Bộ trưởng Kim Kwan Jin c̣n thận trọng tuyên bố v́ lư do ngân sách, quân đội Hàn Quốc sẽ không bỏ ra hàng tỷ đôla để mua trang thiết bị của Mỹ và đào tạo chuyên viên sử dụng.

    Theo thông tín viên Frédéric Ojardias từ thủ đô Seoul, những lời tuyên bố « tự lực tự cường » trên đây phản ánh nhiều mối ưu tư của chính phủ Hàn Quốc.

    Trước hết, về mặt an ninh quốc pḥng, Hàn Quốc cần gấp một lá chắn tối tân v́ vào năm 2012, Bắc Triều Tiên đă thử nghiệm thành công tên lửa tầm xa vượt xa khả năng ngăn chận của KAMD . Hệ thống pḥng thủ tên lửa của Mỹ đáp ứng được nhu cầu này : Phát hiện, ngăn chận, tiêu diệt từ trên không các tên lửa đạn đạo trang bị đầu đạn hạt nhân. Do vậy hệ thống pḥng thủ của Mỹ rất phức tạp, phối hợp đồng loạt ra-đa, vệ tinh quan sát và tên lửa chống tên lửa.

    Theo báo chí Hàn Quốc, Washington gây sức ép để Seoul mua hệ thống chận tên lửa mới hoàn tất mang tên THAAD và SM3. Vấn đề làm Hàn Quốc do dự là khi trang bị các loại vũ khí mới này, không chóng th́ chày, Seoul sẽ rơi vào thế trận phải hội nhập hẳn vào chiến lược « lá chắn chống tên lửa » của Mỹ trải dài từ Âu sang Á.

    Đây là trường hợp của Nhật Bản. Tokyo đă thông báo gia nhập chiến lược của Mỹ và đă cho phép Hoa Kỳ thiết lập một hệ thống ra-đa tối tân trên đất Nhật.

    Hệ thống pḥng thủ này trên thực tế có thể được sử dụng để tấn công. Theo các chuyên gia quân sự và địa chính trị, tuy Hoa Kỳ nhấn mạnh đến yếu tố Bắc Triều Tiên để giải thích nhu cầu bảo vệ các đồng minh Đông Bắc Á, nhưng kỳ thực, mục tiêu chiến lược của Washington là đối phó với chính sách bành trướng của Bắc Kinh.

    Thế mà, chính sách của Hàn Quốc là duy tŕ quan hệ tốt với Trung Quốc, đối tác thương mại quan trọng nhất trong khu vực. Chuyên gia Hong Hyun Ik thuộc viện nghiên cứu Sejong, Seoul phân tích lợi hại : « Đă từ ba năm nay, Hoa Kỳ yêu cầu Hàn Quốc tham gia vào hệ thống lá chắn chống tên lửa. Nhưng nếu hệ thống pḥng thủ của Hàn Quốc gắn vào hệ thống của Mỹ trong khu vực này th́ Hàn Quốc bắt buộc trợ giúp đồng minh Hoa Kỳ theo dơi tên lửa Trung Quốc… với hệ quả là quân đội của chúng tôi sẽ bị Trung Quốc xem là kẻ thù tiềm tàng ».

    Hàn Quốc trông cậy vào sức mạnh và sự hiện diện quân sự của Mỹ tại phía nam bán đảo Triều Tiên để răn đe B́nh Nhưỡng nhưng Seoul không bao giờ muốn khiêu khích Bắc Kinh.

    Các tập đoàn công nghiệp quân sự Mỹ t́m cách xuất khẩu hệ thống chống tên lửa đạn đạo mà trị giá lên đến nhiều tỷ đôla. Hoa Kỳ lại có thừa ảnh hưởng để gây sức ép với các đồng minh và đă thành công thuyết phục được Nhật Bản .

    Bộ trưởng Quốc pḥng Hàn Quốc, hồi trung tuần tháng 10, khẳng định là không có kế hoạch tham gia vào hệ thống lá chắn của Mỹ, nhưng liệu Seoul tiếp tục đi dây giữa Mỹ và Trung Quốc đến bao giờ ?

  10. #300
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by DrNo View Post
    Một ủy ban của quốc hội Mỹ cảnh báo rằng việc Trung Quốc nhanh chóng hiện đại hóa quân đội “đang làm thay đổi cán cân an ninh ở Châu Á Thái B́nh Dương và thách thức vị thế quân sự vượt trội mà Hoa Kỳ nắm giữ trong vùng này từ nhiều thập niên qua.”


    Cảnh báo vừa kể được đưa ra hôm thứ tư trong một bản phúc tŕnh thường niên của Ủy ban Duyệt xét Kinh tế và An ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc, là ủy ban tư vấn cho các nhà lập pháp Mỹ về chính sách liên quan tới Bắc Kinh.

    Phúc tŕnh này cũng tố cáo chính phủ Trung Quốc “chỉ đạo và thực hiện một chiến dịch gián điệp mạng qui mô lớn chống lại nước Mỹ.” Văn kiện này nói rằng có thể phải cần tới những biện pháp chế tài để góp phần ngăn chặn những hoạt động do thám của Bắc Kinh.
    Bây giờ HK mới thấy cần có "biện pháp chế tài" .Tuy hơi trể nhưng có c̣n hơn khg.

    Vần đề là luỡng viện Mỹ có chấp nhận biện pháp chế tài hay cứ lừng khừng vẩn như củ của cái thời đại Nixon c̣n sót lại .

    Bây giờ HK mới thấy điạ vị "Anh Hai thế giới" của ḿnh có người muốn giựt về rồi đó.

    Trung Quốc chưa b́nh luận ǵ về những tố cáo trong phúc tŕnh năm nay. Năm ngoái, Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh đă lên án bản phúc tŕnh của ủy ban này về điều mà họ gọi là thái độ “Chiến tranh Lạnh.”

    Tuy vẫn bị Hoa Kỳ vượt xa về chi tiêu quân sự, Trung Quốc đă không ngừng gia tăng ngân sách quốc pḥng trong vài thập niên qua. Bắc Kinh cũng nhiều lần tuyên bố rằng sự trỗi dậy của họ có tính chất ḥa b́nh.
    Mẹ bà nó ...Nói dóc th́ cũng ít nhất phải có căng cơ chớ nói dóc cái kiểu trơ trẽn (như dân pê đê mút lưởi ngoài đường phố) th́ chỉ qua mặt đựơc tŕnh độ "học vấn về t́nh đời" của team Nixon-Kissinger thôi .

    "sự trỗi dậy có tính chất ḥa b́nh" là sự trổi dậy về Kinh tế, Y tế ,Xă hội ....vv ḱa .

    Chớ khg phải trổi dậy về Quốc pḥng, Quân sự.

    - Lo cho dân chệt có hệ thống ăn welfare c̣n chưa xong th́ gọi là "sự trỗi dậy có tính chất ḥa b́nh" cái con khỉ khô ǵ nữa .

    - Lo cho dân chệt có hệ thống Free Heathcare c̣n chưa xong th́ gọi là "sự trỗi dậy có tính chất ḥa b́nh" cái con khỉ khô ǵ nữa .

    Khi đă vẽ cái luởi ḅ (ở biển Đông) là thấy quá rỏ sự trổi dậy có tính cách hiếu chiến kiểu Thành cát Tư Hản rồi .

    CC muốn chiếm cái chổ "anh Hai thế giới" th́ cứ thật thà nói thẳng ra ,thà như vậy ít ai phê b́nh trong tính cách ăn nói "rất thực tế" ..chớ c̣n cái kiểu "luỡi khg xương" th́ tất cả các anh chị em trong Trường Luật thế giới từ Sorbonne sang Harvard ai ai cũng biết ..loai Khẩu Phật Tâm Xà này rồi .

    Hồi xưa Nhật muốn làm bá chủ Á Châu th́ họ nói thật thà ra thuyết :

    Greater East Asia Co-Prosperity Sphere

    Chớ nào có ỏng ẹo kiểu "Mùa Thu lá bay":

    Em chỉ muốn trỗi dậy có tính cách hoà b́nh thôi à ...

    Th́ làm sao tướng Mc Arthur nể mà cho Hirohito thoát án tử h́nh của cái so called "war criminal against humanity" đây .


    Cái ǵ cũng vậy ăn nói thật thà th́ nguời ta c̣n nể,c̣n nhượng bộ, tha thứ ..vv (như plea bargains là dạng thật thà nhận tội th́ cho án thấp) Chớ ăn nói gian lận xăo trá nguời ta chẳng những ghét mà c̣n khuyến khích nguời ta có thể nổi cơn "tam bành" trăm thẳng tay khg thương tiếc .


    Để giải tỏa những mối lo ngại đó và để “ứng phó với khả năng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc”, bản phúc tŕnh đề nghị Quốc hội tiếp tục cung cấp ngân khoản cho những nỗ lực nhằm đưa 60% các chiến hạm Mỹ tới Thái B́nh Dương trước năm 2020. Hiện nay, tỉ lệ này chỉ ở mức 50%.

    Một thành viên của ủy ban, ông Larry Wortzel, nói với các nhà lập pháp rằng cần phải gấp rút hành động.

    Trụ sở của Đơn vị 61398 ở Thượng Hải, bị tố cáo đứng sau hàng trăm vụ tấn công mạng nhắm vào các mục tiêu ở Mỹ.Trụ sở của Đơn vị 61398 ở Thượng Hải, bị tố cáo đứng sau hàng trăm vụ tấn công mạng nhắm vào các mục tiêu ở Mỹ.
    "Đến năm 2020, không quân và hải quân của Trung Quốc sẽ vượt trội về số lượng hoặc có khả năng kỹ thuật gần bằng khả năng của các lực lượng của chúng ta ở khu vực Châu Á Thái B́nh Dương. Một quân đội bị co cụm có thể không đủ để răn đe Trung Quốc hoặc để trấn an các nước bạn và các đồng minh của chúng ta trong khu vực."
    Biết tiên đóan như câu màu đỏ th́ phải biết cách hoá giải vấn đề .

    Chỉ v́ muốn giúp tài phiệt Mỹ kiếm thêm xu tại China với cheap labor mà vô t́nh giúp China trổi dậy,th́ mới thấy vị trí "anh Hai" lung lay ..Th́ HK phải hiểu vấn đề cội gốc ở chổ nào chớ khg phải vấn đề "Dương oai diệu vơ" (kiểu ngọn) đem 60 % chiến hạm qua TBD .Lai càng vô t́nh bỏ ngỏ trống ở các đại dương khác.



    "Chính phủ Trung Quốc đang chỉ đạo và thực hiện một chiến dịch gián điệp mạng qui mô lớn. Chiến dịch này là một mối đe dọa rất lớn cho công nghiệp và cơ sở hạ tầng thiết yếu của Mỹ và cho những hoạt động, nhân viên, khí tài và sự sẵn sàng của quân đội Mỹ."
    Biết CC có gián điệp mạng th́ CIA phải biết cách handle thế nào để hoá giải và "ngự trị" .. Nếu khg đủ sức th́ làm sao xứng danh CIA là gián điệp ưu việt của "Anh Hai thế giới" đây !

    Để góp phần làm thay đổi sự tính toán thiệt hơn của Trung Quốc phúc tŕnh nói rằng có thể phải cần tới các biện pháp chế tài. Văn kiện này nêu ra những lệnh cấm nhập khẩu, lệnh cấm du hành và những hạn chế khác về kinh tế như những hành động có thể thực hiện để chống lại những cá nhân hay tổ chức đánh cắp các thông tin bí mật của Hoa Kỳ.
    Tờ phúc tŕnh đă vẽ đường cho Hưu chạy rồi mà Hưu chưa chịu chạy ...là lổi của Hưu .

    Câu hỏi được đặt ra :

    V́ băo vệ quyền lợi tài phiệt của các Big Corporation (đa số có cùng ḍng giống với Kissinger) mà vị trí "Đại Ca thế giới" sắp bị rơi đài th́ có đáng làm khg?
    Last edited by Viet xưa; 23-11-2013 at 02:04 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. LỰC LƯỢNG ĐẶC BIỆT MỸ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG VIỆTNAM
    By alamit in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 53
    Last Post: 09-11-2012, 05:52 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 10-09-2011, 11:47 AM
  3. thụyvi : LÀM VỢ NGƯỜI NỔI TIẾNG
    By Nguyễn thị Sàig̣n in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 12
    Last Post: 27-05-2011, 12:59 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 18-03-2011, 06:40 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 02-03-2011, 12:43 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •