Page 33 of 42 FirstFirst ... 23293031323334353637 ... LastLast
Results 321 to 330 of 412

Thread: Tường thuật OLYMPIC 2012 tại LONDON

  1. #321
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bơi trên sông

    Đang xem thi bơi trên sông

    Vui ghê , 25 người đang bơi trên một khúc sông

    ( ca` chớn thật , đang hay th́ TV ngừng để quảng cáo :( )

    Mấy ông bà giám khảo bơi thuyền đi theo xem...có ai ăn gian không

    Bơi tất cả 6 ṿng , mới tới ṿng 2 ( sao thấy con gái không à ?)

    ( Sẽ trở lại sau ...)

    * Tiếp tục :

    Con` ṿng chót . TV quay cảnh nhân viên Olympic tḥng chai nước vào cây gậy dài , trao cho một V Đ V đang bơi , vừa bơi vừa uống nước

    Mọi người có vẻ vô cùng mệt mỏi

    Hạng 1 : Hungary
    Hạng 2 : U S A
    hang 3 : Y'
    Hạng 4 : Anh
    Hạng 5 ; Đức
    Hạng 6 : Pháp

    Ngày mai sẽ là đội Nam ( male) thi

    Tigon tường tŕnh
    Last edited by Tigon; 10-08-2012 at 12:09 AM.

  2. #322
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Olympic London 2012 – Ngày 12

    Nguyễn Khanh viết từ Luân Đôn
    2012-08-08

    * Cho đến bây giờ đă có 10 vận động viên bỏ trốn, có lẽ là muốn ở lại Vương Quốc Anh.

    Cuộc tranh tài thể thao lớn nhất thế giới đă bước vào ngày thứ 12. Từ London, Nguyễn Khanh tường thuật nhưng điểm đáng chú ư nhất của ngày hôm nay và những chuyện đă xảy ra ngày hôm qua.



    Nữ vận động viên Shelly-Ann Fraser-Pryce của Jamaica


    Nguyễn Khanh: từ Trung Tâm Báo Chí Olympic London 2012, tôi là Nguyễn Khanh xin gửi lời chào đến quư thính giả và chào các bạn.

    Phải kể ngay chuyện ǵ xảy ra hồi sáng nay cho quư vị và các bạn biết: mới đặt chân vào Trung Tâm Báo Chí đă nghe mọi người nói chuyện thời tiết, lư do là v́ trong những ngày vừa qua hầu như hôm nào cũng có mưa, không to th́ nhỏ, nhưng dự đoán khí tượng mới nhất cho hay từ ngày mai trở đi thời tiết London sẽ tuyệt vời, ngày nào cũng nắng ráo, hứa hẹn thời tiết không cản trở cho những cuộc tranh tài và cho cả buổi lễ bế mạc sẽ diễn ra vào tối Chủ Nhật sắp tới.

    Nhưng đó là chuyện của ngày mai. Hôm nay tiếp tục là một ngày bận rộn cho các lực sĩ, với những cuộc tranh tài của các môn điền kinh, hockey, taekwondo, bóng bàn và những bộ môn thi đấu khác. Ở môn điền kinh, trọng tâm của cuộc thi vẫn là Usain Bolt và nữ vận động viên Shelly-Ann Fraser-Pryce của Jamaica ở ṿng bán kết của môn chạy 200 mét.

    “Tia chớp” Bolt được dự đoán là không mấy khó khăn để vào chung kết, nhưng liệu cô Shelly-Ann có qua mặt đối thủ Sanya Richards-Ross để chiếm chiếc huy chương thứ nh́ ở London hay không vẫn là câu hỏi khó có thể trả lời.

    Một cô là người chạy nhanh nhất ở môn 100 mét nước rút, một người là quán quân của môn chạy 400 mét đường dài, và họ sẽ gặp nhau ở cuộc thi 200 mét, thú thật với bạn Vũ Hoàng cùng với quư thính giả là cuộc tranh tài chưa diễn ra mà ai ai cũng thấy đường đua báo trước nhiều sôi động.

    Bên cạnh sôi động đó ở sân vận động Olympic London, chiếc vé khó kiếm nhất của ngày hôm nay chính là chiếc vé xem 2 trận tranh tài của môn bóng bàn và chiếc vé xem trận chung kết môn bóng chuyền băi biển giữa 2 đội nữ đại diện cho Hoa Kỳ.

    Ở bộ môn bóng bàn th́ trận đầu là cuộc so tài tranh hạng 3 giữa Đức với Hongkong, trận thứ nh́ là trận chung kết giữa các tay vợt nổi tiếng thế giới của Trung Quốc và Nam Hàn. Với Việt Nam, khoảng 2 giờ đồng hồ nữa vơ sĩ Việt Nam sẽ xuất hiện cùng đối thủ là vơ sĩ Đài Loan ở ṿng đầu cuộc thi taekwondo hạng 58 kư.

    Vũ Hoàng: cám ơn anh Khanh với bản tóm tắt những điểm đáng chú ư trong ngày ở Olympic London 2012. Thưa quư thính giả, Trung Quốc vẫn dẫn đầu bảng xếp hạng với 34 chiếc huy chương vàng, kế đến là Hoa Kỳ với 30 chiếc, và chủ nhà Anh Quốc đứng thứ 3 với 22 chiếc, Nam Hàn vẫn giữ vị trí thứ tư trong bảng với 12 chiếc và Liên Bang Nga đă lên được hạng năm với 10 chiếc huy chương vàng.

    “Trung Quốc vẫn dẫn đầu bảng xếp hạng với 34 chiếc huy chương vàng, kế đến là Hoa Kỳ với 30 chiếc, và chủ nhà Anh Quốc đứng thứ 3 với 22 chiếc, Nam Hàn vẫn giữ vị trí thứ tư trong bảng với 12 chiếc và Liên Bang Nga đă lên được hạng năm với 10 chiếc huy chương vàng.

    Cũng xin thưa thêm là đến giờ này, nước chủ nhà được xem là thành công nhất v́ đă vượt chỉ tiêu phải lấy dược ít nhất 20 huy chương vàng. Bây giờ họ có tới 22 chiếc, cộng với 13 bạc và 13 đồng, tức đă có trong tay 48 chiếc huy chương. Mục tiêu kế tiếp của họ là phải có 50 chiếc huy chương đủ loại và Vũ Hoàng tin rằng điều đó sẽ trở thành sự thật trong ṿng 24 giờ tới. Anh Nguyễn Khanh có đồng ư với điều Vũ Hoàng vừa nói không?

    Nguyễn Khanh: điều anh Vũ Hoàng nói không sai. Các nhà báo bạn người Anh cũng nói với tôi như thế, và ngay cả Ủy Ban Olympic Quốc Tế IOC cũng vui mừng khi thấy quốc gia chủ nhà thành công với số huy chương đang có. Bạn Vũ Hoàng nên nhớ là mặc dù IOC luôn luôn nói rằng thành phố nào hội đủ điều kiện tổ chức th́ sẽ có cơ may được chọn, nhưng một trong những yếu tố không ai nói ra là quốc gia chủ nhà phải có một đoàn vận động viên tốt, có khả năng chiếm nhiều huy chương th́ mới được chọn.

    “mặc dù IOC luôn luôn nói rằng thành phố nào hội đủ điều kiện tổ chức th́ sẽ có cơ may được chọn, nhưng một trong những yếu tố không ai nói ra là quốc gia chủ nhà phải có một đoàn vận động viên tốt, có khả năng chiếm nhiều huy chương th́ mới được chọn

    Nhân tiện nói đến huy chương, tôi đă t́m được câu trả lời cho câu hỏi mà bạn Vũ Hoàng đặt ra ngày hôm qua, câu hỏi đó là tại sao các vận động viên chiếm huy chương lại cắn chiếc huy chương mà họ vừa đạt được?

    Những nhân viên của bộ phận đặc trách báo chí ở London nói là chuyện này xảy ra v́ các ông nhà báo ảnh, bảo vận động viên thắng giải cắn chiếc huy chương để họ chụp h́nh cho đẹp, riết rồi trở thành một thói quen.

    Nhưng cũng phải nói luôn với bạn Vũ Hoàng là các bác sĩ không ủng hộ chuyện đó đâu, không khuyến khích chuyện đưa chiếc huy chương vào miệng cắn, tương tự như bậc làm cha mẹ không muốn con ḿnh bỏ đồng xu vào miệng.

    Vũ Hoàng: cám ơn anh Khanh cho câu trả lời, giúp Vũ Hoàng hết thắc mắc về chuyện thấy các vận động viên cắn chiếc huy chương.
    Về chuyện vận động viên th́ thưa quư thính giả, đến bây giờ đă có 10 vận động viên bỏ trốn, có lẽ là muốn ở lại Vương Quốc Anh.

    Về chuyện vận động viên th́ thưa quư thính giả, Chuyện khởi đầu với 3 vận động viên Sudan và đang gây ồn ào nhất là chuyện 7 vận động viên Cameroon bỏ trốn, gồm 1 thủ môn, một vận động viên bơi lội và 5 vận động viên boxing.

    Bên London anh Khanh có thêm chi tiết ǵ về chuyện này không?

    Nguyễn Khanh: chuyện vận động viên bỏ trốn là điều thường xảy ra ở các cuộc tranh tài Olympic, có người bỏ trốn v́ lư do chính trị, chẳng hạn như toán cầu thủ đội bóng chày Cuba xin ở lại Mỹ khi dự tranh Olympic Atlanta, và trốn ở lại có lẽ v́ lư do kinh tế như trường hợp của các vận động viên Sudan và Cameroon xảy ra ở London.

    Sáng nay tôi có hỏi bên Ủy Ban Olympic Quốc Tế và Ban Tổ Chức Olympic London 2012 về chuyện này, và câu trả lời là chuyện không nằm trong tầm tay của họ nữa, mà là chuyện của Bộ Nội Vụ, cơ quan di trí của Anh Quốc.

    Vũ Hoàng: cám ơn anh Khanh cho cuộc trao đổi hôm nay, và xin hẹn gặp lại anh giờ này, ngày mai, trong chương tŕnh đặc biệt nói về Olympic London 2012

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012095119.html
    Last edited by Tigon; 09-08-2012 at 11:05 PM.

  3. #323
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    ...

    Vũ Hoàng: cám ơn anh Khanh với bản tóm tắt những điểm đáng chú ư trong ngày ở Olympic London 2012. Thưa quư thính giả, Trung Quốc vẫn dẫn đầu bảng xếp hạng với 34 chiếc huy chương vàng, kế đến là Hoa Kỳ với 30 chiếc, và chủ nhà Anh Quốc đứng thứ 3 với 22 chiếc, Nam Hàn vẫn giữ vị trí thứ tư trong bảng với 12 chiếc và Liên Bang Nga đă lên được hạng năm với 10 chiếc huy chương vàng.

    ...


    Về chuyện vận động viên th́ thưa quư thính giả, đến bây giờ đă có 10 vận động viên bỏ trốn, có lẽ là muốn ở lại Vương Quốc Anh.

    Về chuyện vận động viên th́ thưa quư thính giả, Chuyện khởi đầu với 3 vận động viên Sudan và đang gây ồn ào nhất là chuyện 7 vận động viên Cameroon bỏ trốn, gồm 1 thủ môn, một vận động viên bơi lội và 5 vận động viên boxing.

    Bên London anh Khanh có thêm chi tiết ǵ về chuyện này không?

    Nguyễn Khanh: chuyện vận động viên bỏ trốn là điều thường xảy ra ở các cuộc tranh tài Olympic, có người bỏ trốn v́ lư do chính trị, chẳng hạn như toán cầu thủ đội bóng chày Cuba xin ở lại Mỹ khi dự tranh Olympic Atlanta, và trốn ở lại có lẽ v́ lư do kinh tế như trường hợp của các vận động viên Sudan và Cameroon xảy ra ở London.
    ...
    Cảm ơn bác Tigon đă đưa một bài tường thuật rất hay. Với ḿnh có hai điều đấng nói ở đây là tại sao các bạn bên Mỹ lại xếp hạng các nước khác với anh tường thuật viên (Mỹ trước Tàu)?
    Phải khen ngợi các vận động viện VN là cho tới bấy giờ chưa có ai chốn cả, coi như về mặt này th́ đă hơn được Sudan và Cameroon.

  4. #324
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    67
    Quote Originally Posted by DanGong View Post
    . Với ḿnh có hai điều đấng nói ở đây là tại sao các bạn bên Mỹ lại xếp hạng các nước khác với anh tường thuật viên (Mỹ trước Tàu)?
    Xem ở đây:

    http://www.cbc.ca/news/yourcommunity...ould-they.html

  5. #325
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    1,253
    Quote Originally Posted by DanGong View Post
    Cảm ơn bác Tigon đă đưa một bài tường thuật rất hay. Với ḿnh có hai điều đấng nói ở đây là tại sao các bạn bên Mỹ lại xếp hạng các nước khác với anh tường thuật viên (Mỹ trước Tàu)?
    Phải khen ngợi các vận động viện VN là cho tới bấy giờ chưa có ai chốn cả, coi như về mặt này th́ đă hơn được Sudan và Cameroon.
    Bạn khen VN về mặt nào:

    1) Canh chừng giỏi quá khó hay không thể trốn (tỷ lệ 2 nhân viên chính phủ kèm 1 lực sĩ)
    2) VN "hạnh phúc" quá không có nhu cầu trốn (lực sĩ thuộc thành phần rất được ưu đăi và được "giáo dục" tận t́nh)

  6. #326
    Member
    Join Date
    19-10-2011
    Posts
    151
    Quote Originally Posted by Anh Núp View Post
    Cái poll ở đây có 6 mục, trong đo mục "A points system that weighs gold medals more. " là 46.6% (con số đồng ư rất cao) , mục này có thể hiểu là số medals chia trên đầu người của quốc gia đó .

    Không biết rồi Mỷ, và Khựa sẻ sếp hạng nào đây

  7. #327
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đi t́m chiếc huy chương ... bị mất

    Nguyễn Khanh viết từ London
    2012-08-08

    Tổng cộng sẽ có khoảng gần 3,000 chiếc huy chương được trao cho những vận động viên thắng cuộc ở Olympic London 2012.



    Michael Phelps (T) với huy chương vàng và Ian Crocker với huy chương bạc tại giải FINA World Championships lần thứ 12 ở Melbourne năm 2007.


    Xem như báu vật

    Với tất cả những người khuôn mặt rạng rỡ, hănh diện cầm chiếc huy chương trên tay khoe với mọi người, đó là bằng chứng của những ngày tháng tập dượt không ngừng nghỉ. Điều họ cũng sẽ nghĩ trong đầu là sẽ chẳng bao giờ để mất chiếc huy chương cao quư đó, bất kể đó là huy chương vàng, bạc hay đồng, và đă từng có vận động viên bảo khi nào muốn lấy vợ “sẽ dùng chiếc huy chương làm lễ vật cầu hôn”.

    Ai ai cũng bảo sẽ măi măi xem chiếc huy chương Olympic là vật “không thể rời”, nhưng chuyện vận động viên mất “vật báu” là chuyện rất thường xảy ra. Chỉ cần một sơ hở nhỏ là đă đủ để chiếc huy chương … biến mất, có người may mắn t́m lại được và cũng có người đến giờ vẫn c̣n thắc mắc không hiểu tại sao chiếc huy chương yêu quư nhất của ḿnh “không cánh mà bay”.

    Tám năm trước đây ở Olympic Athens 2004, ṭa đại sứ Ḥa Lan tổ chức bữa tiệc để chào mừng những lực sĩ chiếm được huy chương. Trong số khách danh dự có anh Diederik Simon, người mang chiếc huy chương bạc đầu tiên về cho quốc gia nổi tiếng với những con ḅ sữa màu đen chấm trắng. “Đến nơi tôi mới biết ḿnh mất chiếc huy chương bỏ trong túi và chẳng biết mất ở đâu”, anh Simon kể lại. Trong lúc các bạn đồng đội khoe những chiếc huy chương họ đạt được, “mỗi ḿnh tôi tươi cười bắt tay mọi người, và may quá, chẳng ai hỏi tại sao không thấy tôi đeo chiếc huy chương”.

    Tiệc xong, anh một thân một ḿnh đến bót cảnh sát khai báo mất vật quư nhất trong đời, nhưng “chẳng hy vọng ǵ chuyện sẽ t́m thấy”. Không ngờ vài ngày sau đó, “ông tài xế xe tắc xi chở tôi đến sứ quán đem chiếc huy chương trả cho cảnh sát, hóa ra tôi làm rớt trên xe mà không biết”. Ông tài xế này được Ban Tổ Chức Olympic Athens 2004 mời chụp h́nh với Simon và thành phố Athens tặng cho ông một bộ tem thư Olympic để làm kỷ niệm.

    Anh vận động viên chèo thuyền của Ḥa Lan may mắn, nhưng cũng chưa may bằng anh thợ chèo Davide Tizzano của Italy. Sau khi lănh huy chương vàng toàn đội ở Seoul 1988 và theo đúng truyền thống, anh cùng với mọi người nhảy xuống nước ăn mừng. Kết quả: chiếc huy chương anh đeo trên cổ ch́m dưới ḷng sông, đến khi mọi người được ông phó nḥm gọi đứng chung để chụp h́nh “tôi mới biết mất chiếc huy chương rồi”. May cho anh: trong số khán giả có một vận động viên khác mang theo chiếc huy chương vàng mới lănh ngày hôm trước, đồng ư cho mượn để chụp h́nh, và may hơn nữa, “toán hải quân giữ an ninh cho thợ lặn ṃ t́m” chỉ vài giờ sau đó t́m lại được cho anh chiếc huy chương mà chính anh nghĩ “sẽ chẳng bao giờ nh́n thấy lại”.

    Ủy Ban Olympic Quốc Tế (IOC) để cho Ban Tổ Chức Olympic toàn quyền quyết định vẽ kiểu huy chương trao cho các vận động viên thắng giải, nhưng kèm theo đó là một số điều kiện đi kèm chẳng hạn như mặt trước của huy chương luôn luôn phải là h́nh nữ thần chiến thắng Nike tung cánh rời Vận Động Trường Panathinaiko ở Athens để bay về thành phố được tỏa sáng bằng ngọn đuốc thiêng thế vận hội, và mặt sau là chỗ để Ban Tổ Chức ghi lại những biểu tượng của thành phố và của những điểm đặc biệt hay mục đích của cuộc tranh tài. Một trong những điều kiện không thể thiếu: khuôn đúc huy chương phải được trao cho IOC để giữ trong viện bảo tàng Olympic đặt tại Lausanne, Thụy Sĩ, và dựa theo khuôn này, IOC sẽ đúc những chiếc huy chương “giả” cho các vận động viên không may mất chiếc huy chương “thật”.

    “Nếu không kể những chiếc huy chương được trao ở London, tổng cộng chúng tôi có 34,237 người nằm trong danh sách những vận động viên được trao huy chương”, cô Marie-Ann Schuller, phát ngôn viên của Viện Bảo Tàng Olympic nói. Mỗi năm “chúng tôi nhận được thư của một hay 2 người báo tin mất chiếc huy chương gốc, yêu cầu làm cho họ chiếc huy chương thứ nh́”. Thời gian làm chiếc huy chương “mới” mất khoảng chừng 1 tháng, số tiền vận động viên hay gia đ́nh phải trả “nằm ở khoảng từ 800 đến 1,200 dollars” và chiếc huy chương này “chúng tôi không đảm bảo sẽ giống chiếc cũ 100%, lại được khắc hàng chữ rất nhỏ: đây là chiếc được làm lại chứ không phải là chiếc huy chương thật ”. Một điểm khác cũng quan trọng không kém: IOC không cung cấp dây đeo huy chương, “mỗi Ban Tổ Chức là một dây đeo khác nhau nên dù có muốn th́ chúng tôi cũng không có dây để phát”, cô Schuller nói tiếp.

    Không cánh mà bay

    Chiếc huy chương Olympic trị giá bao nhiêu? Câu trả lời là c̣n tùy. Ban Tổ Chức Olympic London 2012 cho hay chiếc chi phí làm chiếc huy chương đồng chỉ có chừng 5 dollars, chiếc huy chương bạc giá khoảng 400 dollars và chiếc huy chương vàng giá chừng 600 dollars (mang danh là vàng nhưng làm hầu hết bằng bạc, chỉ có 1.34% là vàng thôi).

    Nhưng hồi năm ngoái khi chiếc huy chương vàng của trận hockey lịch sử Hoa Kỳ thắng Liên Xô được đem bán đấu giá lấy tiền giúp cho một hội từ thiện, một người ẩn danh đă bỏ ra 350,000 dollars để mua chiếc huy chương này. Đến giờ chỉ biết chiếc huy chương đó là “thật”, nhưng cầu thủ hockey nào chấp thuận tặng cho hội từ thiện chiếc huy chương cao quư đó th́ vẫn chưa được tiết lộ.

    Tháng trước, một bài báo của tờ The Wall Street Journal cho hay phần đông chủ nhân những chiếc huy chương bị mất nh́n nhận là họ lơ đễnh, nên mất hay thất lạc “ở đâu đó, t́m không ra”. Một trong người mất huy chương nổi tiếng nhất chính là ḱnh ngư Michael Phelps: trước ngày đến London đă chiếm được cả thảy 16 chiếc nhưng “đếm đi đếm lại nhiều lần vẫn chỉ c̣n có 15”. Chiếc thứ 16 ở đâu? “Tôi thật t́nh không biết”, anh trả lời với báo chí. “Có lẽ lúc di chuyển hay lúc đem trưng bày cho khán giả chiêm ngưỡng, có người nào đó cầm lên xem rồi quên trả lại”.

    Cũng có những vận động viên không may bị trộm vào nhà đánh cắp, như trường hợp của cô Tristan Gale và chiếc huy chương vàng của môn trượt tuyết cô đạt được ở Olympic Salt Lake 2002. “Tôi ghé qua tất cả các tiệm cầm đồ trong thành phố để t́m, đồng thời báo cho cảnh sát biết là tôi mất vật quư nhất trong đời”. Ba ngày sau đó, cảnh sát t́m được thủ phạm đă lẻn vào nhà cô, tên trộm bị bắt lúc đang trên đường đi tới… tiệm cầm đồ!

    Chuyện sợ mất huy chương cũng vừa xảy ra ngay tại Olympic London 2012. Anh Andy Murray, tay vợt con cưng của nước chủ nhà, là người lúc nào cũng đeo chiếc huy chương vàng giải đơn nam vừa đạt được, đồng thời cũng là người lúc nào cũng sợ mất “báu vật”. Khi ra sân tranh trận chung kết đôi nam nữ cùng với đồng đội là cô Laura Robson, anh giao chiếc huy chương vàng cho ông huấn luyện viên Dani Vallverdu với lời dặn ḍ “đeo trên cổ, ngồi yên một chỗ, đừng đi đâu cả”.

    Trận đó, anh và cô Laura Robson lănh huy chương bạc. Trả lời báo chí, Andy Murray cho biết “rất mừng khi có được chiếc huy chương vàng đầu tiên” nhưng anh yêu hai chiếc ngang nhau, “không chiếc nào đứng nhất cũng chẳng chiếc nào đứng nh́”.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012113818.html

  8. #328
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by DanGong View Post
    Cảm ơn bác Tigon đă đưa một bài tường thuật rất hay. Với ḿnh có hai điều đấng nói ở đây là tại sao các bạn bên Mỹ lại xếp hạng các nước khác với anh tường thuật viên (Mỹ trước Tàu)?

    Phải khen ngợi các vận động viện VN là cho tới bấy giờ chưa có ai chốn cả, coi như về mặt này th́ đă hơn được Sudan và Cameroon.
    Bảng xếp hạng mà Tigon post là của trang net Olympic ( xem nguồn )

    tigon

  9. #329
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by DanGong View Post
    Phải khen ngợi các vận động viện VN là cho tới bấy giờ chưa có ai chốn cả, .
    Mời anh DanGong xem lại reply # 35 :

    * Hai tuyển thủ Rowing Việt Nam bỏ trốn ở Australia

    Kết thúc đợt tập huấn tại Australia chuẩn bị cho ṿng tuyển chọn Olympic London 2012 khu vực châu Á, 2 VĐV Lương Đức Toàn – Nguyễn Phương Đông đă bỏ trốn khỏi đội tuyển để lại toàn bộ hộ chiếu và visa…

    Trước khi bước ṿa ṿng loại Olympic London sắp khởi tranh ở Hàn Quốc, đội tuyển Rowing Việt Nam đă được cử đi tập huấn 1 tháng tại Australia để tập luyện và xác định điểm rơi phong độ tốt nhất. Theo kế hoạch, đội tuyển Rowing Việt Nam sẽ bay về nước vào ngày 11/3.

    Trong đêm cuối cùng của đợt tập huấn (10/3), 2 tuyển thủ Lương Đức Toàn (Hà Nội), Nguyễn Phương Đông (Hải Pḥng) đă đồng loạt bỏ trốn khỏi khách sạn đội tuyển. 2 VĐV này vẫn để lại toàn bộ giấy tờ tùy thân và đồ đặc cá nhân.

    Đến sáng 11/3, chuyên gia Zoedonne – HLV Đỗ Mạnh Tùng đă gọi về nước báo cáo t́nh h́nh sau khi phát hiện Toàn và Đông không có mặt để bay về nước.




    Đội tuyển Rowing bất ngờ khủng hoảng lực lượng khi 2 VĐV chủ lực bỏ trốn

    Sau khi xảy ra sự việc, chuyên gia Zoedonne được chỉ định ở lại Australia để t́m kiếm thông tin về 2 VĐV đă bỏ trốn.

    T́m gặp người nhà của Toàn và Đông tại Australia để vận động các VĐV này trở về nước. Visa của Nguyễn Phương Đông, Lương Đức Toàn chỉ có thời hạn đến 4/5. Ngoài thời gian này, Toàn và Đông sẽ nằm trong diện định bất hợp pháp tại Australia.

    Chiều 19/3, Tổng cục TDTT đă đưa vấn đề này ra bàn tại cuộc họp giao ban đầu tuần. Kết luận cuối cùng về hướng xử lư vụ việc vẫn được giữ kín, nhưng với hành vi tự ư bỏ trốn trong đợt tập huấn ở nước ngoài, Lương Đức Toàn và Nguyễn Phương Đông sẽ đối diện nguy cơ bị đuổi khỏi đội tuyển Rowing Việt Nam.

    Sau khi thống nhất ư kiến, Tổng cục TDTT sẽ gửi lên Bộ VH-TT-DL xem xét xử lư.

    Lương Đức Toàn – Nguyễn Phương Đông đều là những trụ cột quan trọng và nhận được nhiều sự đầu tư của đội tuyển. Việc Đông và Toàn bỏ trốn tại Australia sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến cơ hội giành vé dự Olympic London 2012 của đội tuyển Rowing Việt Nam ở ṿng loại châu Á được tổ chức ở Hàn Quốc vào tháng 4.

    Đây không phải lần đầu tiên các VĐV Việt Nam được cử đi tập huấn tại nước ngoài tự ư bỏ trốn không về nước. Năm 2008, ba VĐV đội tuyển Vật là Nguyễn Văn Phong, Dương Đ́nh Nam, Nguyễn Doăn Dũng cũng đă trốn tại Hàn Quốc sau khi tham dự giải vật vô địch châu Á.

    Trước đó, một số VĐV thuộc một số đội tuyển khác cũng bỏ trốn ở lại nước ngoài sau khi được đi tập huấn và thi đấu ở nước ngoài.

    Nguồn: Quang Vinh (Dân Trí)

    http://www.danchimviet.info/archives/54601

  10. #330
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau Olympic London sẽ là đám cưới?

    Nguyễn Khanh viết từ London
    2012-08-08

    Trước ống kính truyền h́nh, trước gần 20,000 khán giả có mặt tại chỗ và cả chục triệu người xem qua TV, tay vợt Andy Murray của Anh Quốc giơ 2 tay lên trời, miệng nở nụ cười sung sướng khi vừa đánh đường banh tuyệt chiêu để kết thúc trận chung kết môn tennis ở Olympic London 2012.



    Tay vợt Andy Murray của Anh với huy chương vàng quần vợt đơn nam Olympic London hôm 05/8/2012

    Chiến thắng này đem lại cho anh chiếc huy chương vàng đầu tiên, giúp nước chủ nhà đến gần với mục tiêu phải lấy được 20 chiếc huy chương vàng và đồng thời cũng giúp anh phục thù trận thua tay vợt Thụy Sĩ Roger Federer cũng trên sân Wimbledon một tháng trước đây.

    Sau thủ tục bắt tay nhận lời chúc mừng của đối thủ và của trọng tài, Andy Murray vội vă chạy lên khán đài đến chỗ người yêu là cô Kim Sears đang đứng chờ. H́nh ảnh được chiếu trên truyền h́nh là cảnh 2 người ôm hôn nhau thắm thiết, trong lúc tất cả khán giả có mặt trong sân không ai bảo ai, tất cả đứng dậy vừa vỗ tay vừa reo ḥ.

    H́nh ảnh Andy Murray ôm hôn người yêu sau khi chiến thắng là h́nh ảnh khá quen thuộc ở Olympic London 2012. Hầu như các vận động viên sau khi thành công đều ôm hôn người yêu, kể cả những người không may mắn cũng t́m đến người yêu của ḿnh để nhận lời an ủi. Chính v́ thế nên cánh nhà báo ưa ṭ ṃ mới đặt ra câu hỏi: sẽ có bao nhiêu đám cưới diễn ra sau khi cuộc tranh tài kết thúc?

    “Tôi vẫn c̣n trẻ, chưa t́nh đến chuyện đó”, tay vợt mới 25 tuổi trả lời câu hỏi mà chính anh cũng phải nói là “hóc búa” của báo chí. “Ngay chuyện ôm hôn bạn gái cũng không phải là chuyện tôi định trước, nhưng sau khi thành công th́ tự nhiên thấy ḿnh phải chia sẻ niềm vui này với người ḿnh yêu, nhất là ước mơ chiếm huy chương vàng là ước mơ cả 2 đưa tôi đă ấp ủ ngay từ ngày biết sẽ đại diện cho quốc gia để tranh tài”.

    Cô Kim Sears và Murray gặp nhau lần đầu ở giải French Open 2005, được báo chí thế giới gọi là “người cổ vũ trung thành nhất” của tay vợt nổi tiếng nhất nh́ thế giới. Hai người từng chia tay nhau hồi 2009 v́ cô Kim không chịu nổi cảnh người yêu xách vợt đi tranh tài khắp nơi bỏ cô thui thủi một ḿnh, nhưng chỉ sáu tháng sau đó lại thấy họ xuất hiện trên đường phố London trước khi mua chung căn nhà trị giá gần 10 triệu dollars. Dọn về nhà mới, “chàng” mua tặng “nàng” 2 con chó để làm bạn cho đỡ buồn “những lúc tôi xa nhà”, anh kể trên đài truyền h́nh BBC.

    Ḱnh ngư Michael Phelps cũng nói chưa biết bao giờ sẽ lập gia đ́nh. Trong cuộc họp báo để chính thức loan tin giải nghệ, anh cho hay “trang sách bơi lội” đă kết thúc sau chiếc huy chương thứ 22 lấy được ở bể bơi London, nhưng không biết lúc nào chuyện lập gia đ́nh sẽ được ghi ở “trang sách mới”. Người yêu của anh hiện giờ là là cô người mẫu kiêm tài tử Megan Rossee, xuất thân từ Los Angeles. Báo chí Anh Quốc đưa tin từ ngày thông báo giải nghệ đến giờ, thường thấy hai anh chị dẫn nhau đi chơi khuya, có khi đến 4 giờ sáng mới về lại khách sạn.

    Với nữ lực sĩ Jessica Ennis, cô gái cưng của nước Anh vừa làm chủ chiếc huy chương vàng môn heptathlon, chiến thắng, tên tuổi, lẫn những giao kèo thương mại trị giá hàng chục triệu dollars không ảnh hưởng ǵ đến chuyện t́nh cảm giữa cô và hôn phu là anh Andy Hill. Trong buổi tiếp xúc với khán giả ủng hộ ở Olympic Park, cô nhắc lại lúc c̣n đi học “tôi thường nói với bạn bè mục tiêu lớn nhất trong đời là lập gia đ́nh, cùng chồng chăm sóc con cái”.

    Nói xong, cô nh́n người yêu bảo thêm “sẽ không có ǵ thay đổi về chuyện của chúng ḿnh phải không cưng?”, điều đó có thể hiểu là 2 người đă tính đến chuyện làm đám cưới nhưng không vội tiết lộ chuyện riêng tư cho thế giới biết.

    Đáng yêu nhất là chuyện cô Holly Bleasdale của môn nhảy sào. Từng nằm trong danh sách những vận động viên có triển vọng chiếm huy chương, nhưng cô chỉ về hạng 6 trong cuộc thi chung kết tối thứ hai vừa rồi. Sau cuộc thi, cô ngồi thừ người ở sân trước khi đứng lên vừa đi vừa khóc, bất kể lời an ủi của ông huấn luyện viên là cô mới 20 tuổi, “sẽ có cơ hội chiến thắng ở Olympic Rio 2016”.

    Chỉ vài giờ đồng hồ sau đó, các fans của cô nh́n thấy h́nh ảnh cô cười thật tươi trên Facebook, báo tin người yêu là anh Paul Bradshaw mới ngỏ lời cầu hôn. Lời báo tin của cô như sau: “đứng hạng 6 trong cuộc thi Olympic và Bradshaw mới ngỏ lời cầu hôn. Không có ngày nào tuyệt diệu cho bằng ngày hôm nay”.

    Hai ngày hôm sau, cô Holly Bleasdale cho biết vẫn c̣n “choáng” v́ những chuyện “quá quan trọng dồn dập xảy ra”, nhưng cũng không quên bảo ngay sau London 2012 “sẽ bắt đầu lo chuyện sửa soạn cho đám cưới”, bảo thêm “ngày giờ và địa điểm sẽ được thông báo sau”.

    Chuyện bên lề để thúc bài viết hôm nay:

    Ban Tổ Chức Olympic London 2012 cho hay sẽ cố gắng bằng mọi cách để giúp các vận động viên muốn làm lễ cưới ngay trong sân vận động, Ủy Ban Olympic Quốc Tế cũng thế, cho biết thêm xưa này chưa hề nhận được yêu cầu xin giúp đỡ của các vận động viên muốn làm lễ cưới ngay trong sân họ từng tranh tài.

    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...012173516.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 17-07-2012, 12:54 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 02-03-2012, 10:17 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 01-03-2012, 01:09 AM
  4. Replies: 14
    Last Post: 27-07-2011, 01:58 AM
  5. Replies: 4
    Last Post: 15-12-2010, 01:17 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •