Page 2 of 3 FirstFirst 123 LastLast
Results 11 to 20 of 24

Thread: Một nhà từ thiện phải đột ngột rời VN sau khi bị đe dọa và sách nhiễu

  1. #11
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Mai Hân View Post
    Cô ơi,
    Nguyễn Gia Kiểng là người viết quyển Tổ Quốc Ăn Năn đó.
    Cám ơn Mai Hân đă nhắc .

    Mai Hân nghĩ sao về cuốn sách đó ? nói sơ sơ được không ?

    Tigon

  2. #12
    Member
    Join Date
    01-05-2011
    Posts
    1,401
    Quote Originally Posted by TuDochoVietNam View Post
    IT SERVES HER RIGHT!!!


    XẠO VỪA THÔI CHỨ

    người lính già oregon


    Tưởng ai. Té ra là bà vợ của Việt Kiều Gian Nguyễn Gia Kiểng. Đọc bài phỏng vấn này tiện nhân bỗng thấy buồn nôn, khó chịu, nhịn lắm mới không buột miệng chửi thề trước phụ nữ. V́ bà nói xạo quá. Cho nên cực chẳng đă phải lên tiếng. Trước hết, tôi nói, cho đáng đời những đứa u mê, ngu muội về bọn Cộng sản và nhất là Việt Cộng (con cháu của Hồ Chí Minh, một thứ Cộng sản láu cá, lưu manh nhất trần gian), từ những chính trị gia trí thức nửa mùa ở hải ngoại sắp chết sợ bị đời lăng quên đến những chuyên viên công khai hành nghề từ thiện tại Việt Nam bằng cách quyên tiền đại qui mô, dài dài (có kẻ kiếm bạc triệu, tậu biệt thự ở Đà Lạt, vợ đeo nhẫn đắt tiền), hoặc c̣ con, theo mùa (xin đủ tiền về VN du hí vài phùa, rồi nghỉ giải lao). Kể cả những Việt kiều về nước làm ăn, mặt lúc nào cũng hớn ha hớn hở, rồi bỗng một ngày không đẹp trời hớt hơ hớt hải (như ngày nào leo lên ghe vượt biên) bỏ của chạy lấy người, trối chết, như cái anh chàng triệu phú xuất thân tỵ nạn đứng bán chả gị ở các chợ Ḥa Lan. VC độc tài, xài luật rừng mà đám Việt Kiều Gian ngu hoài này cứ đâm đầu vào rọ, chết ráng chịu, chẳng ai dư nước mắt khóc cho bọn họ đâu.

    ...
    Trong khi các bác đ̣i hỏi người khác viết tiếng Việt "trong sáng" th́ lại thích đăng và đọc những bài phê b́nh rất quá khích, kiểu hàng tôm hàng cá như thế này. Đă sang ở xứ văn minh th́ cũng nên học hỏi cái ǵ hay ho của họ. Chả có tờ báo nào có uy tín lại đăng những bài như vầy. Đă vậy c̣n hô hào tấy chay một tờ báo có giá trị. Xin đừng tiếp tục dạy con cháu văn hoá chưởi này.

  3. #13
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Tổ quốc ăn năn

    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Cám ơn Mai Hân đă nhắc .

    Mai Hân nghĩ sao về cuốn sách đó ? nói sơ sơ được không ?

    Tigon
    THế chị Tigon chưa đọc cuốn sách đó hả?
    N. Gia Kiểng cho xuất bản hơn 10 năm rồi. Khi mới in, KIểng ta nhận được lời khen tiếng chê um sùm cả lên. Chê cũng nặng lắm. Trước tiên là cái đề . Y đă nhân cách hoá danh từ Tổ Quốc để gán động từ ăn năn. Thật là hỗn xược và kịch cỡm! Trong nội dung y chê hay phản bác các chiến công của tiền nhân Như Vua Quang Trung với chiến thắng Đống Đa, y nói là các con số tổn thất của quân Thanh là qua' phóng đại ....Đại lược là như thế cả.
    N G Kiểng t́nh cờ được lên báo cũng chỉ v́ bài báo mà N V đang làm sôi động dư luận mấy tuần qua, quấy phá sự an vui của cộng đồng tại đây.
    Nay t́nh cờ chị Tigon lại đăng tin bà vợ ông ta bị trục xuất khỏi VN. Nhờ thế thiên hạ mới biết vợ ô Kiểng làm từ thiện. Sự trùng hợp như vẻ ngẫu nhiên.
    Nhờ bài của bác Thủ Quỹ đăng bà của tác giả "Người Lính già..." Độc giả mới biết thêm chi tiết. xin cám ơn bác Thủ Quỹ TDCVN, bác Người Lính già.., và chi Tigon.

  4. #14
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Tổ Quốc Ăn Năn: Luận Mạc Đăng Dung

    Nguyễn Gia Kiểng, Tổ Quốc Ăn Năn, Bản điện tử PDF, in lần thứ hai, Pháp, 2004.

    -- Chương Hồ Quí Ly và Mạc Đăng Dung, trích trang 137, 138 (sách); hay 169, 170 (physical PDF document pages):

    ...
    Người ta trách Mạc Đăng Dung là làm nhục quốc thể, qú lạy tướng Trung Hoa và cắt đất dâng cho Trung Quốc. Việc qú lạy tướng Tàu là tồi thực, nhưng đó là điều mà các vua Việt nam ngày trước vẫn thường làm trước sứ giả Trung Quốc, không phải riêng ǵ Mạc Đăng Dung. Mạc Đăng Dung đă quỵ luỵ hơn các vua khác v́ lúc đó ông ta không đứng trước một sứ giả mà trước một đạo quân hùng mạnh sắp tràn vào Việt nam xâm chiếm. Hành động hèn nhát của Đăng Dung đă cứu được đất nước khỏi chiến tranh và ngoại thuộc. Hèn thực, nhưng cũng may thay cho nước ta.

    Người ta lên án Mạc Đăng Dung đă dâng đất cho Trung Hoa. Nhưng sự dâng đất này chỉ là h́nh thức và không đáng kể. Mạc Đăng Dung chỉ dâng năm động ở Cao Bằng. Năm cái động đó có đáng ǵ đâu so với ngay cả những đất đai mà nhà Lư, được coi là oanh liệt, đă phải nhượng cho Trung Quốc để cầu ḥa, sau nhiều cố gắng chiến dấu. Vả lại, người Trung Hoa chẳng bao giờ sang tiếp thu năm cái hang núi này cả, cho nên trên thực tế, Mạc Đăng Dung không làm mất một tấc đất nào.

    Người ta coi Hồ Quí Ly hơn Mạc Đăng Dung, ở chỗ Hồ Quư Ly đă dám đánh lại quân Tàu, dù là đánh để rồi thua và mất nước. Người ta sỉ vả Mạc Đăng Dung là đă hèn nhát xin hàng tướng Tàu, dù nhờ đó mà Việt nam tránh được chiến tranh và không mất nước. Mà thực sự Hồ Quí Ly có đánh được ǵ đâu, quân Minh đi đến đâu, quân Hồ bỏ chạy đến đó, như ngày trước quân Chiêm liến đến đâu, Hồ Quí Ly chạy đến đó, chỉ trong vài tháng cả vua quan bị bắt trói giải về Tàu.

    Tại sao lại có việc trọng Hồ Quí Ly, khinh Mạc Đăng Dung? Có hai lư do. Lư do thứ nhất là tinh thần quốc gia chúng ta không cao. Ta không coi trọng những ǵ có lợi cho đất nước mà chỉ để ư xem cái ǵ là độc đáo trong một con người; chúng ta vẫn suy luận như những cá nhân chứ không phải như một dân tộc. Lư do thứ hai là óc tôn thờ chiến tranh đă nói ở một phần trước trong sách này. Đánh bao giờ cũng có sức quyến rũ hơn ḥa, dù là đánh ngu xuẩn như Hồ Quí Ly.

    Cho đến ngày nay, lập trường trọng Hồ khinh Mạc vẫn c̣n ngự trị, điều đó chứng tỏ trí tuệ tập thể chúng ta vẫn c̣n mê muội, tâm lư của chúng ta vẫn chưa được khai thông.
    *
    * *

    Tôi hy vọng là tôi không trích dẫn out of context và bóp méo ư tác giả! Đọc đă lâu, nay đọc lại, vẫn c̣n phừng phừng lên máu, miệng lẩm bẩm toàn chữ f! Tôi hiểu đoạn trên như sau:

    • Nếu là mảnh đất đầu làng chó ỉa, giặc đ̣i, th́ cứ dâng?
    • Thế giặc mạnh, đánh không lại, thượng kế là trói ḿnh lại, quỳ lại nó. Kẻ có gan soái đế đoạt ngôi sao mà hèn nhát vậy? Sao không học đ̣i Trần B́nh Trọng thuở trước? Sao không noi lấy tài điều binh khiển tướng của Trần Hưng Đạo một thời oanh liệt? Vua hay tổng thống, đại diện quốc gia, không được quyền hèn nhát! Nếu đă teo đến độ đó, sao không tự cắt đầu ḿnh mà chết quách cho rồi!

  5. #15
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Tổ Quốc Ăn Năn: Luận Anh hùng nước Nam

    Nguyễn Gia Kiểng, Tổ Quốc Ăn Năn, Bản điện tử PDF, in lần thứ hai, Pháp, 2004.

    -- Chương Anh hùng nước Nam, trích trang 95, 96, 97, 98 (sách); hay 127, 128, 129, 130 (physical PDF document pages):

    Trang 95 -- sách

    Hồi c̣n ở tiểu học, tôi có làm một bài luận với đầu đề: "Trong những anh hùng nước Nam, em thích vị nào nhất? Hăy nói tại sao?". Bài luận này rất phổ thông, h́nh như người nào học tiểu học chương tŕnh Việt cũng đă gặp. Chỉ sau khi đảng cộng sản nắm chính quyền, câu hỏi mới không đặt ra nữa, v́ lúc đó người anh hùng vĩ đại nhất từ xưa đến nay của Việt nam dĩ nhiên bắt buộc phải là chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Tôi chọn vua Quang Trung, tức Nguyễn Huệ. Lư do là v́ ông ấy giỏi vơ và đánh thắng năm mươi vạn quân Thanh tại trận Đống Đa. Trong lớp tôi có tới gần một nửa cũng chọn Nguyễn Huệ. Phần c̣n lại chọn Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng, một vài đứa chọn Ngô Quyền, Trần B́nh Trọng, Lê Lợi, Lê Lai, Trần Quốc Toản, Lư Thường Kiệt.

    Sau khi du học Pháp về tôi hỏi một số giáo viên tiểu học về bài luận. Họ cho biết năm nào cũng ra đề tài này và Nguyễn Huệ luôn luôn về nhất khá xa, kế tiếp là Trần Hưng Đạo, Đinh Tiên Hoàng. Thỉnh thoảng có Nguyễn Trăi, Ngô Quyền, Trần B́nh Trọng, Nguyễn Công Trứ.

    .
    .
    .

    Trang 95, 96 -- sách

    Tuyệt đối không thấy Nguyễn Du, Lê Quí Đôn, Chu Văn An, Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Phan Huy Chú. Như thế anh hùng của Việt nam bắt buộc phải là vơ tướng, và hơn thế nữa phải thắng trận. Trần B́nh Trọng, Lê Lai là những vơ tướng được tôn vinh v́ ḷng can đảm, nhưng dần dần lọt sổ. Trường hợp Nguyễn Trăi có điều đáng nói. Ông giúp Lê Lợi, cầm quân đánh giặc giành lại được độc lập cho nước ta, nhưng gặp nạn ở cuối đời, bị tru di tam tộc, về sau mới được Lê Thánh Tông phục hồi danh dự. Sự oan nghiệt đó có lẽ đă không khiến ông xuất hiện một cách lộng lẫy dưới con mắt của trẻ thơ.

    Trẻ thơ là tấm gương soi tâm hồn của một dân tộc. Từ những bài luận của học sinh tiểu học, phải suy ra rằng người Việt nam có tâm lư tôn thờ bạo lực rất mạnh. Bạo lực càng nhiều, công đức càng cao.

    ...
    Nếu nh́n một cách b́nh tĩnh th́ công lao của Nguyễn Huệ thực ra không thấm tháp ǵ so với những tàn phá và chết chóc mà ông đă gây ra cho đất nước. Việc ông được tôn sùng quá đáng tố giác một tâm lư kính sợ bạo lực của người Việt nam; việc người ta tô vẽ cho ông những đức tính mà ông hoàn toàn không có như giỏi trị nước an dân, có ḷng nhân ái, v. v... chứng tỏ rằng ta tôn sùng bạo lực tới độ ta sẵn sàng làm đẹp nó.

    Trang 96, 97 -- sách

    H́nh như ta c̣n cho rằng chỉ có những chiến công mới là đáng kể, những ǵ đạt được phải đạt bằng bạo lực mới là hay. Chu Văn An đă viết ra nhiều sách, Lê Quí Đôn có công làm ra bộ tự điển bách khoa đầu tiên, Lê Văn Hưu mở đầu cho khoa sử ở nước ta, Ngô Sĩ Liên là người đầu tiên biết nhận định lịch sử một cách chính xác, có thể coi như nhà lư luận chính trị đầu tiên của nước ta, Phan Huy Chú là tác giả công tŕnh biên khảo lớn nhất. Tuy vậy, tất cả đều không phải là những anh hùng dân tộc. Nguyễn Du chỉ được biết tới như một nhà thơ lớn.

    .
    .
    .

    Trang 98 -- sách

    Nhóm Thông Luận đă bị phản đối dữ dội v́ chủ trương từ bỏ bạo lực, và do đó đụng chạm tới một sự sùng ái lâu đời.

    Một dân tộc không nhiều th́ ít cũng xứng đáng với số phận của ḿnh. Sở dĩ ngày hôm nay đất nước chúng ta kiệt quệ như thế này cũng v́ cái tâm lư tôn sùng bạo lực ấy. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm. Chúng ta tôn sùng bạo lực và ngạc nhiên thấy ḿnh là nạn nhân của bạo lực.
    *
    * *


    ...
    V́ nghiệp trai c̣n đi giữ quê hương cho giống ṇi
    ...
    -- Lê Minh Bằng


    *
    * *

    Bác ơi, Bác viết cái ǵ vậy?

    • Chỉ v́ mấy cái con cub đực chúng nó thích đè nhau ra ma nện rồi bác kết luận cả dân tộc Việt Nam tôn thờ bạo lực?

      Ở tuổi hỷ/ỉ mũi chưa sạch, chỉ muốn bắt cá đào dế, làm ống thụt bắn nhau chơi, mà Bác bắt chúng nó phải tôn thờ một cái ông già đạo mạo Lê Quí Đôn, Chu Văn An, v.v... tay bút tay giấy nào đó th́ chết mẹ chúng nó hết rồi!

      Bị thầy cô giáo trong trường hành hạ chưa đủ sao th́ ngu ǵ mà đi suy mấy cái ông mọt sách đó nữa!

      Trời ạ! Con nít mà Bác!

      Anh chàng tài tử Anh Cát Lợi, giọng Oxford sang trọng đài cát, không biết thuở nhỏ ông bị hành hạ thế nào, mà trưởng thành rồi, ông đi ngược thời gian, nện cho đại văn hào một đấm vểnh mỏ đấy!
    • Con mang mạng sống của ḿnh ra mà cam kết với Bác, cái h́nh ảnh một tên đàn ông giáp trụ đầy người, lưng ngựa tay kiếm -- 50 năm trước, ngay bây giờ, và hàng trăm năm sau nữa bao giờ cũng có sức hấp dẫn đầy tính súc vật với những con cub đực!

      -- Nên Bác đừng ngạc nhiên tại sao các vơ tướng đều được con nít thích hơn là mấy ông bắt gà không được!

      C̣n các cô bé à? Chắc Bác biết hoàng tử bạch mă chứ?
    • So với các Cụ Nguyễn Du, Lê Quí Đôn, Chu Văn An, Ngô Sĩ Liên, Lê Văn Hưu, Phan Huy Chú v.v... th́ Bác cũng chỉ là kẻ hậu sinh mấy trăm năm sau, mà sao Bác biết được các Cụ?

      Nếu người Việt Nam không ai xem trọng các Cụ, th́ làm sao mà giờ đây, Bác -- một kẻ hậu sinh mấy trăm năm sau -- tỏ tường được sự nghiệp của các Cụ? Bác cũng phải đọc sách của tiền nhân để lại phải không?

      Nếu vậy th́ tiền nhân Việt Nam phải có người suy tôn các Cụ đó chứ? Nếu không có th́ làm sao Bác biết được?
    • Một dân tộc không nhiều th́ ít cũng xứng đáng với số phận của ḿnh. Sở dĩ ngày hôm nay đất nước chúng ta kiệt quệ như thế này cũng v́ cái tâm lư tôn sùng bạo lực ấy. Tất cả chúng ta đều có trách nhiệm. Chúng ta tôn sùng bạo lực và ngạc nhiên thấy ḿnh là nạn nhân của bạo lực.
      -- Con mà hiểu được, chắc con lăn kềnh ra chết mất rồi!

  6. #16
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Tổ Quốc Ăn Năn: Luận Quang Trung Nguyễn Huệ

    Chương này, cũng khá dài. Nên quư vị nên cẩn thận khi b́nh. Chúng ta không nên tự nhiên mà đồng ư với người khác, phải đọc cho kỹ rồi mới b́nh được, mà khi b́nh phải thật công tâm. Công tâm là yếu tố nhỏ nhất của sự can đảm. Lương tâm th́ quá lớn, tôi chưa bao giờ bị kém may/i mắn đến độ phải hiểu lương tâm là ǵ. Nên không dám sử dụng chữ này.

    *
    * *

    Nguyễn Gia Kiểng, Tổ Quốc Ăn Năn, Bản điện tử PDF, in lần thứ hai, Pháp, 2004.

    -- Chương Trở lại trường hợp Nguyễn Huệ, trích trang 149 đến 168 (sách); hay 181 đến 200 (physical PDF document pages):

    Tôi chỉ xin tóm tắc những điểm mà theo tôi là quan trọng trong chương này, không trích dẫn hoàn toàn như trong mấy lần trước. Nếu sự tóm tắc của tôi có sai phạm, quư vị Thông Luận -- vốn dĩ có rất nhiều thành viên, có dư thời gian thảo luận -- cứ chỉnh sửa cho!

    Những ḍng được tô đậm cũng là trích dẫn trực tiếp từ tác giả Nguyễn Gia Kiểng:

    • Giáo dục Việt Nam về anh hùng dân tộc có vần đề: thanh niên chỉ mê vua Quang Trung, c̣n những vị khác công trạng nhiều hơn không được mê nhiều. Điển h́nh là các Cụ Nguyễn Hoàng, Lư Công Uẩn v.v... công mở đất, công mở nước. So ra hơn hơn vua Quang Trung rất nhiều.
    • Nguyễn Huệ là tướng cướp, xuất thân từ gia đ́nh giàu có, chứ không phải là nông dân áo vải như nhiều người lầm tưởng.
    • Tài liệu của giặc Thanh cho thấy rất rơ ràng là chúng không có ư định chiếm Việt Nam. Mang quân qua dọa để Nguyễn Huệ không cứng đầu mà về thần phục Lê Chiêu Thống thôi. Và tiếp theo là ư kiến riêng của tác giả, nếu như mà tự nhiên Việt Nam tự nguyện sát nhập vào Trung Quốc th́ giặc Thanh sẽ rất hài ḷng, nhưng họ không chấp nhận trả giá nào cả.
    • Nhờ trận Đống Đa mà Nguyễn Huệ được tôn sùng. C̣n những chuyện khác chỉ là thêu dệt. Theo kư ức tập thể của Việt Nam th́ chỉ trong một đêm phá tan hai mươi vạn, hay hai trăm ngàn quân Thanh.

      Con số 200,000 giặc Thanh rất láo khoét. V́ Tôn Sĩ Nghị phải đi bằng đường bộ hiểm trở làm sao di chuyển được số quân khổng lồ như thế. Trong quá khứ, chúng sang Việt Nam bằng đường thủy. Thành Hà Nội bé tẹo, dân cư mười ngàn, mười lăm ngàn, hay hai chục ngàn là cùng. Kéo sang 200,000 ngàn đứa th́ c̣n chỗ đâu mà đứng, nói chi đến chuyện dạo phố mua bán.
    • Năm 1958, giáo sư Đài Loàn Tưởng Quân Chương, chuyên về Việt Nam, sang thuyết tŕnh ở Đại Học Văn Khoa Sài G̣n. Theo sự hiểu biết non nớt của tác giả lúc đó, Tưởng giáo sư có kiến thức về lịch sử và văn hóa Việt Nam hơn hẳn nhiều trí thức Việt Nam.

      Tưởng đại nhân tiên sinh phán là Tôn Sĩ Nghị chỉ mang có sáu ngàn kỵ binh để phô trương thanh thế và làm lễ thụ phong cho Lê Chiêu Thống, bị Nguyễn Huệ đánh bất ngờ nên thua. Trích nguyên si trong trang sách 152:

      Tôn Sĩ Nghị từ Trung Quốc sang Việt nam trong một hai tuần lễ th́ chắc chắn là sang bằng kỵ binh rồi, mà kỵ binh th́ sáu ngàn đă là nhiều lắm đối với hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây, muốn hơn cũng không có. Nên nhớ là nhà Thanh lúc đó yên b́nh đă mấy trăm năm nên không c̣n giữ quân đội hùng hậu nữa. Tôi chưa thấy sử gia Việt nam nào bác bỏ sự kiện của ông Tưởng Quân Chương.
    • Dựa theo Hoàng Lê Nhất Thống Chí, và các tài liệu của các giáo sĩ Pháp th́ trận Đống Đa chỉ là một trận nhỏ. Quân Tây Sơn chỉ có 600 trăm người. Tôn Sĩ Nghị cũng chỉ phái một bộ tướng với hai chục kỵ binh cùng đám nghĩa binh đi giải cứu Ngọc Hồi.

      Cái đám chết ở dưới sông chỉ có ít là giặc Thanh, đám c̣n lại chỉ là chỉ là Hoa kiều a dua theo Thanh.
    • Vua Quang Trung đă rất tàn bạo trong việc lấy quân đi đánh giặc Thanh. Trích nguyên sinh trong trang sách 154:

      ...ra lệ hễ thiếu một người là họ tàn sát cả làng. Dân chúng hăi hùng đến nỗi làng nào không đủ con trai phải bắt con gái giả làm trai đem nộp cho Nguyễn Huệ. Những nông dân tuyền chọn như vậy thực ra là những tù binh chỉ có vai tṛ khuân vác, làm mộc đỡ tên và lấy số đông áp đảo tinh thần quân Thanh mà thôi, chủ lực của Quang Trung chỉ là số quân Tây Sơn mà ông đem từ Phú Xuân ra. Đánh xong trận Đống Đa, ông bỏ mặc số quân tân tuyển này, họ phải xin ăn dọc đường t́m về quê quán.
    • Cả ba anh em của Nguyễn Huệ lớp lên đều đi ăn cướp cả. Anh em Tây Sơn liên kết với đám cướp biển tàu là Tập Đ́nh và Lư Tài, thuộc hạ được hai ông này huấn luyện nên các bộ tướng đều là đô đốc cả. V́ đối với bọn cướp biển chức đô đốc là một ước mơ.
    • V́ xuất thân cướp biển, nên trong cả hai mươi năm trời, họ không đưa ra một chủ trương dựng nước nào.
    • Nguyễn Huệ là con người tàn ác, tráo trở, đánh/giết cả những người từng cộng tác với ḿnh trước đây: hai ông cướp biển người tàu, ông Nguyễn Hữu Chỉnh (giết hụt,) ông Vũ Văn Nhậm.

      Tranh giành số tài sản cướp được ở Thăng Long, Nguyễn Huệ đánh luôn cả Nguyễn Nhạc là anh ḿnh.

      Trích nguyên sinh trong trang sách 157:

      Nguyễn Huệ cũng rất tàn ác, các giáo sĩ thời đó dù bênh Tây Sơn cũng ghê sợ về sự tàn ác của Nguyễn Huệ và gọi ông là một thứ Attila mới trong những thư họ viết cho nhau. Họ kể lại khá chi tiết những việc làm dữ tợn của Nguyễn Huệ, mà khuôn khổ cuốn sách không cho phép tôi nhắc lại hết.
      Và đă có lần Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ tàn sát cả một làng ở Gia Định, v́ một tướng của họ bị phục binh giết chết. Thắng Đống Đa rồi, sợ quân Thanh quay lại, ông đă bắt dân đắp lũy, v́ sợ ông chém chết, họ đă làm cho đến lă sức. Các giáo sĩ kinh hoàng nên đă gọi ông là "Attila mới" từ đó!
    • Vua Quang Trung không có khả năng nh́n xa trông rộng: đă để cho Nguyễn Ánh thoát. Ư tưởng đánh tàu là:

      Thật là một ư đồ điên đại, chứng tỏ Nguyễn Huệ không có một hiểu biết chiến lược nào cả.
      -- trích trong trang sách 159.

      Ông mà lấy được Lưỡng Quảng th́
      ngày nay nước ta cũng đă bị xóa bỏ rồi.
      -- trích trong trang sách 159.
    • Quân Tây Sơn thắng các thế lực Trịnh, Nguyễn v́ các thế lực này đă gần như tan vỡ, chớ không do tài giỏi. Toàn quyền Anh Chapman ở Ấn, qua thăm Tây Sơn, về bảo chỉ một đạo quân kỷ luật 100 người là có thể đánh tan Tây Sơn. Trang sách 160, tác giả chép:

      Xin nhấn mạnh con số một trăm và cũng xin nhấn mạnh rằng Chapman chỉ nói tới kỷ luật chứ không hề nói tới nhu cầu vũ khí tối tân.
    • Trận Cần Giờ đáng kể, thủy quân Tây Sơn lớn. Thắng được hai vạn quân Xiêm là ǵ đạo quân này mất kỷ luật.

      Quân Tây Sơn không mạnh và cũng không tổ chức giỏi. Tài dùng binh của vua Quang Trung chưa chứng minh ở tầm cỡ của Hưng Đạo Vương hay Lê Thánh Tổ.
    • Vua Quang Trung đă ngăn chận sự bành trướng của Chúa Nguyễn về phương Nam, nếu không có vua Quang Trung, th́ một phần lớn của lănh thổ Campuchia bây giờ thuộc về Việt Nam rồi.
    • Vua Quang Trung làm vua chỉ được 4 năm. Không làm được việc ǵ lớn. Chữ Nôm đă phát triển lắm rồi, ông cũng chẳng làm hơn. Vụ Khuyến Nông của ông cũng chỉ bắt chước các ông vua khác. Đất kiệt quệ, mà ông c̣n chuẩn bị chiến tranh với tàu -- chỉ làm khổ dân chúng.
    • Hăi hùng hơn là anh em Tây Sơn đă làm một việc tai hại khác rất lớn, và đă khiến cho chúng ta là chúng ta ngày nay. Trích trong 162 của sách:

      đó là phá tan và chấm dứt hơn hai thế kỷ tiếp xúc và giao thương đầy hứa hẹn với thế giới bên ngoài, nhất là phương Tây.
      Vua Quang Trung cũng giống như Đảng Cộng Sản, đă làm cho đất nước suy kiệt.
    • Cụ Lệ Thần chép sử đă đă không cảm thấy có bổn phận phải tuyệt đối khác quan và đă dành cho vua Quang Trung rất nhiều thiên kiến, nào là gán cho vua Quang Trung danh nghĩa phù Lê diệt Trịnh, trong khi mục đích chính của vua Quang Trung ra Thăng Long chỉ để ăn cướp của cải.
    • Cụ Lệ Thần đă ngụy tạo con số hai chục vạn quân Thanh để thổi phồng trận Đống Đa, hăi hùng hơn là cụ Lệ Thần đă giấu cả sự kiện. Cụ Lệ Thần đă gán ghép là vua Quang Trung cứu nước khỏi tay giặc Thanh. Nhưng chính vua Quang Trung mới là nguyên do giặc Thanh sang xâm lược. V́ theo tác giả, vào giai đoạn đó, nhà Thanh hoàn toàn không có ư định đánh chiếm nước ta.

    • Cụ Lệ Thần ghét triều Nguyễn nên ca ngợi Tây Sơn. Nhờ đó vua Quang Trung mới được tôn thờ như anh hùng dân tộc. Nói chuyện với cụ La Sơn Yên Hồ, cụ Lệ Thần đă gọi vua Bảo Đại bằng thằng!

    • Tác giả bảo, ông không phải là sử gia cũng không phải là nhà nghiên cứu, ông là nhà hoạt động chính trị rất ít thời giờ. Do đó, chỉ đề cập đến những vấn đề liên qua đến cuộc vận động dân chủ hiện nay.

      Các sử gia Việt Nam khác không đủ can đảm đính chính các sai lầm của lịch sử. Nên cần phải đặt lại vấn đề Nguyễn Huệ. V́ ông là [b]những giá trị mà chúng ta cần đánh đổ: vơ biền, độc đoán, hung bạo, lật lọng và trái ngược với những giá trị mà ta cần phát huy: ḥa b́nh, bao dung, ḥa giải, lương thiện.[b].


    *
    * *

    Việt Nam Sử Lược [1] của cụ Lệ Thần quả thật rất sơ lược. Đọc gần 20 trang luận Hoàng Đế Quang Trung của tác giả Nguyễn Gia Kiểng, tôi có cảm giác là ông rất hí hửng khi vớ được mớ tài liệu của các giáo sĩ người Pháp.

    Cũng như tác giả, tôi không phải là sử gia, chỉ thích đọc sử, tôi cũng không phải là người nghiên cứu sử Việt, nhưng thích sưu tầm những sách viết về sử Việt. (Quư nào muốn tự tử bằng lửa, tôi xếp sách tôi chung quanh, đốt -- bảo đảm cháy rụi! À, à mà phần lớn là sách chưa đọc, hoặc đă quá đát, lâu lâu quẳng vào recycle bin vài cuốn. UNIX System V cũ x́ vẫn c̣n giữ :))

    Trong phần tới, tôi xin được sử dụng tài liệu của tác giả Đỗ Bang [2], một tác giả ở Việt Nam viết về Tây Sơn. Phần tôi trích, hoặc chép nguyên văn của ông, từ trang 192 đến 250 [2]. Để tiện việc theo dơi, tôi chép lại (nếu có) tài liệu mà tác giả Đỗ Bang sử dụng ngay bên dưới trích đoạn.

    -- Xin lưu ư là tôi chỉ chú trọng đến các phần liên quan đến tài liệu của các giáo sĩ Tây Phương.

    *
    * *

    Đây là tài liệu của tác giả Đỗ Bang:

    • Giáo sĩ Longer ở Thuận Hóa trong một bức thư gửi về Pháp ngày 1 tháng 5 năm 1787, có đoạn ông viết "Tất cả mọi người từ 15 tuổi trở lên đều đi lính, những người già cả phụ nữ th́ sửa sang cầu cống, đường sá, xay thóc, giă gạo!"
    • Giáo sĩ Doussain cho biết nhân dân Thuận Hóa đă thực hiện khẩu hiệu "tận xuất vi binh" tức là toàn dân đều ṭng quân.
    • ... giáo sĩ Léfroy trong một lá thư đề ngày 6 tháng 7 1789, có đoạn ông viết "v́ ông ta (tức Nguyễn Huệ) là người can đảm và được coi là Alexandre đại đế ở đây, nên ông lập tức xuất chinh đem theo cả thanh thiếu niên và bô lăo mà ông đă bắt gặp. Quân đội ông giống như một toán bịnh nhân ốm yếu hơn là một đoàn chiến binh. Nhưng không can ǵ, những binh lính khốn khổ ấy đă tiêu diệt được quân Trung Hoa vào hồi đầu năm".
    • Các giáo sĩ Tây Phương đă gọi vua Quang Trung bằng những danh từ như phiến loạn (rebelles), Tiếm vương (usur pateurs [h́nh như không phải tiếng Pháp, hay tác giả viết sai chính tả? Usurpatuers có lẽ đúng hơn? Chú thích của tôi.]), bạo chúa (tyran) nhưng vẫn so sánh ông với Alexandre Đại đế hay Tân Attlita.
    • ... Sérard cũng cho biết cụ thể, như "nhà nào có mấy người th́ bắt đi lính hết cả, sáu người th́ đi cả sáu, năm người th́ đi cả năm, không kể già trẻ, ốm yếu" hay "họ bắt cả trẻ con từ 7 đến 8 tuổi bổ sung vào đoàn binh cận vệ của Hoàng tử" (thư đề ngày 6 tháng 3 năm 1792).

      -- Theo khảo sát tài liệu Việt Nam c̣n lại, tác giả cũng khẳng định các dữ kiện trong thư của Sérard.
    • La Bartette, một giáo sĩ truyền đạo lâu năm ở Thuận Hóa, trong thư gửi cho Letondal ngày 11 tháng 6 năm 1788, có đoạn viết "quân Tây Sơn đôi khi điều động được từ 200 đến 300.000
    • quân, thực sự th́ đa số bọn họ bị cưỡng bức, nhưng tất cả đều quyết tử, kẻ nào nh́n về phía sau trận địa lập tức bị chém đầu".

      (
    • 300.000 tức 300,000 -- chú thích của tôi.)
    • La Bartette cũng viết "Tôi không rơ cuộc viễn chinh của người Pháp khi nào sẽ xảy ra, nhưng tôi sợ rằng quân Pháp của chúng ta v́ khinh thường bọn này (Tây Sơn) và không am hiểu tường tận về cách hành binh của họ và sẽ không đủ sức mạnh th́ có thể trở thành nạn nhân bi thảm".
    • Barizy, sĩ quan Pháp trong quân Nguyễn Ánh, trong thư viết ngày 11 tháng 4 năm 1804 kể lại rằng [+], trong trận Thị Nại, 1801, thủy quân Tây Sơn có chín thuyền chiến loại lớn, mỗi thuyền trang bị 60 đại bác và 500 lính, 40 thuyền loại nhỏ mỗi chiếc mang 16 đại bác và có 200 lính. Trong khi quân Nguyễn Ánh có 26 thuyền chiến mỗi chiếc chở 1 đại bác và 200 lính, hầu hết do Pháp cung cấp.
    • Chaigneau, cũng một sĩ quan hải quân Pháp trong quân đội Nguyễn Ánh từng đụng Tây Sơn; viết về sự nhầm lẫn của ḿnh: trước khi nh́n thấy hải quân của địch, tôi rất khinh thường nhưng tôi bảo đảm với các ông rằng đó là sai lầm. Họ có những thuyền chiến mang từ 50 đến 60 đại bác cỡ lớn [+].

      -- [+] Tác giả chú thích là tài liệu AMEP, tập 801, tr 867. Trang 250 -- mục số 41: Tài liệu hội truyền giáo Hải Ngoại, Paris (AM.E.P), Tập Tokin. Không hiểu tại sao cùng một cụm từ viết tắc, tác giả lại viết khác nhau ở hai nơi.
    • Nhận xét về quân Tây Sơn những ngày đầu tiên ở Đàng Ngoài, giáo sĩ Nam Định, Le Roy viết "những người Nam Hà này (quân Tây Sơn) đă áp dụng sự xử án khắc nghiệt. Mới thấy tố cáo, chẳng cần đợi xét xử lôi thôi họ đă chém đầu bọn trộm cướp, dân chúng thích sự xử phạt như vậy và sự liêm khiết của quân Tây Sơn. V́ họ không cướp bóc ai, họ chỉ biết chặt đầu mà thôi. Điều đó đă khiến cho yên b́nh một vài nơi trong một thời gian" [+]

      -- [+] Thư viết ngày 11 tháng 7 năm 1788 gởi cho ông Blandin ở Paris tài liệu công bố ở BEFE, 1913, TX II, số 7 trang 8. Trang 248 -- mục số 9: Cadièrre (L) Tombeaux, Documents relatif à l'èpoque de Gialong, B.E.F.E.O, 1912. Một lần nữa viết tắc cùng một cụm từ như khác nhau ở hai nơi.
    • Vào năm 1787, giáo sĩ Thiebaud cũng xác nhận điều đó "quân trộm cướp không dám hành nghề". [+]

      Ba năm sau, 1790, giáo sĩ La Mothe viết "Phải nói trắng ra rằng, t́nh cảnh không đến nỗi tồi tệ. Dưới triều đại này chúng tôi được che chở khỏi bị lũ cướp phá phách, và về phần đạo giáo th́ chúng tôi được hưởng nhiều tự do và an ninh hơn các triều đại trước". [+]

      -- [+] Thư gửi ông Letondal, tập Tokin 700, tài liệu AMEP, trang 1399.
    • Vua Quang Trung cũng chú trọng về luật pháp. Nguyễn Thiếp đă tâu vua soạn luật. Và trong Nhật kư của giáo hội Bắc kỳ năm 1788 có ghi lại nội dung sắc lệnh của vua Quang Trung.

      Có một bộ luật hoàn chỉnh dưới thời Tây Sơn, và đă được dịch sang tiếng Pháp. Giáo sĩ Bố Chánh, Quảng B́nh, Sérard đă viết trong thư đề ngày 5 tháng 6 năm 1793 "về việc dịch luật Bắc Hà, th́ linh mục Văn đă dịch cả tập hay một phần, tôi có đọc được qua quyển sách đó". [+]

      -- [+] Thử gửi ông Blandin, tập Tokin 692, tài liệu AMEP, trang 521.
    • Ông Crawford, người Anh, tiếp xúc với Hoa thương ở Việt Nam vào năm 1822, chép "Tôi đă gặp những thương nhân Hoa kiều ở Huế, đă nói chuyện với ho. Họ đă sống dưới chế độ Tây Sơn và chế độ Nhà Nguyễn, họ nói chắc chắn rằng, triều đại Tây Sơn cai trị công bằng và ôn ḥa hơn nhà vua hiện tại (tức Minh Mạng) hay cha nhà vua ấy (Gia Long)". [+]

      -- [+] Jean Chesneaux, dẫn trong Contribution à L'histoire de la Nation Vietnamienne, trang 62.
    • Xét về kinh bang tế thế, vua Quang Trung đă khuyến khích nông nghiệp, khuyến khích sản xuất các loại hàng hóa để giảm sự lệ thuộc vào bọn tàu. Ông đă giao thương với nhà tàu Thanh, v.v... [+]

      -- [+] Các tài liệu: 1. Lê Thúc Thông, trong tạp chí Nam Phong, số 102. 2. Bang giao lục trong Ngô văn gia phái. 3. Đại Thanh thực lục, quyển 1424, trang 2a.
    • Ông cũng đă tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân Tây Phương đến buôn bán. [+]

      -- Các tài liệu AMEP, Tokin 692, trang: 366, 397, 402.


    *
    * *

    Khi viết luận án của ḿnh, tôi đă đọc hàng trăm các tài liệu liên quan. Đi làm tôi cũng phải đọc thường xuyên. Tôi cũng đă đọc một đống sách Việt xuất bản ở Việt Nam và hải ngoại. Trong một giới hạn nào đó, tôi nghĩ là tôi đánh giá được mức giá trị của tài liệu. Dĩ nhiên tác giả Đỗ Bang có thể sai hoàn toàn, và ông cũng có thể ngụy biện tài liệu. Nhưng tôi tin, ông đă không làm điều đó: xin xét lại toàn bộ các dữ kiện đă trích.

    Quư vị đă xong đoạn tôi trích của tác giả Nguyễn Gia Kiểng và tác giả Đỗ Bang. Tôi xin để quư vị đánh giá. Xin quư vị đọc tiếp đoạn này trong trang sách 151:

    Tôi không phải là sử gia, cũng không phải là một nhà nghiên cứu mà là một người hoạt động chính trị. Người hoạt động chính trị nói những điều cần nói, có bổn phận phải nói trung thực, dựa vào những sự kiện nghiêm túc và lư luận một cách lương thiện. Nhưng người hoạt động chính trị nếu không có th́ giờ như trường hợp của tôi, không có bổn phận phải ghi chú dữ kiện lấy từ sách nào, chương nào, trang nào, v.v... Đó là công việc của nhà nghiên cứu. Những dữ kiện mà tôi dựa vào để bàn về Nguyễn Huệ là có thực, các sử gia đều có.
    Ông Nguyễn Gia Kiểng sang Pháp năm 19 tuổi. Học xong kỹ sư. Ông đă học đại học: một đại học của Pháp!

    Tôi không hiểu sao ông lại có quyền cho ban cho ḿnh đặc quyền được viết mà không cần trưng dẫn tài liệu chính xác? Đại học Tây Phương, trích người khác, mà không trưng dẫn tài liệu th́ sẽ bị gọi là đạo văn. Một thứ lưu manh trí thức! Mang cái ách này rồi, th́ kể như liệt danh. Mà thật ra, không qua mặt được ai đâu.

    Tôi xin để quư vị đánh giá. Nhưng tôi chỉ xin đưa ra một vài nhận xét tủn mủn sau đây:

    • La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, một nhân vật quan trọng trong sự nghiệp của Hoàng đế Quang Trung. Hoàn toàn không được tác giả Nguyễn Gia Kiểng nhắc đến!
    • Ng̣i bút của Ngô Thời Nhiệm cũng không được ông nhắc đến.
    • Hoàng đế Quang Trung bị/được các giáo sĩ người Pháp so sánh cả với Alexandre Đại đế [+] và Attila. Ông chỉ chọn nhắc đến Attila! Tại sao?
    • Tôi không hiểu tại sao ông lại đầy hằn học căm giận đối với triều đại Tây Sơn? Đánh giá lại giá trị thực sự của Tây Sơn mới có thể chuyển đổi được tư tưởng, sau đó mới quang phục dân tộc? Tôi cũng ngu, nhưng không ngu lắm, như không thể nào make được cái connection này!


    [+] Alexandre Đại đế đă chinh phục một diện tích rộng lớn để thỏa măn cái tính hiếu chiến của ông. Hoàng đế Quang Trung chỉ gói gọn trong Việt Nam. Nếu so việc chinh phục, th́ làm sao mà bằng Alexandre đại đế được? Mục tiêu cuối cùng của hoàng đế Quang Trung chắc cũng chỉ là một nước Việt phồn thịnh, an cư.

    Tác giả đă sử dụng chữ lương tâm trong trích đoạn trên. Tôi mời ông suy nghĩ lại xem ông đă viết ǵ.

    Tác giả làm chính trị có ít thời gian, nên ban cho ḿnh quyền được viết cẩu thả. Đặc quyền này có thể biến tác giả thành tên lưu manh trí thức, một loại intellectual vagabond -- mong ông nghĩ lại, đừng lấy cớ ít thời gian nữa.

    -- Như đă viết ở trên sự công tâm là yếu tố nhỏ nhất của tính can đảm. Không có được sự công tâm, chúng ta chỉ là con người hèn nhát.

    ---

    • [1] Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, Bộ Giáo Dục, Trung Tâm Học Liệu Xuất Bản, Sài G̣n, 1971.

      -- Chắc chỉ in lại, v́ cụ Lệ Thần mất năm 1953.
    • [2] Đỗ Bang, Những khám phá về Hoàng Đế Quang Trung, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Huế, Việt Nam, 1998.

  7. #17
    Member
    Join Date
    15-08-2010
    Posts
    1,129

    Tổ Quốc Ăn Năn: Luận Đem Tâm T́nh Viết Lịch Sử

    Tôi qua Úc bằng máy bay năm 18 tuổi, sáu tháng sau khi học xong 12 ở Việt Nam Xă Hội Chủ Nghĩa. Lúc lớn lên, những người lớn trong nhà vẫn cứ luôn miệng nguyền rủa đám phỉ, nên tôi có bị đỏ những chắc cũng chỉ hồng hồng mà thôi.

    Tôi đă hoàn toàn tin tưởng rằng: Cách Mạng Tháng Tám 1945 là đo Đảng Cộng Sản lănh đạo và đă thành công! Tôi đă hoàn toàn tin tưởng rằng, sự kiện Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc Lập ở Quảng Trường Ba Đ́nh là thành công sau nhiều năm gian nếm mật nằm gai!

    -- V́ chúng tôi được nhồi sọ như thế, và trong nhà không ai có thời gian để mà chỉnh sửa chúng tôi: bao tử trước đă!

    *
    * *

    Cha tôi xưa kia có rất nhiều sách. Khi qua, tôi thấy cha tôi chỉ quyển sách tiếng Việt duy nhất: 1945 Lạc Đường Vào Lịch Sử của tác giả Nguyễn Mạnh Côn. Tôi cũng không đọc.

    Tập trung học tiếng Anh, nên tôi không quan tâm đến tiểu thuyết, truyện hay sách tiếng Việt. Nhưng một bữa kia cha tôi đưa tôi quyển Đêm Tâm T́nh Viết Lịch Sử bảo đọc cho biết.

    Trong tất cả các nhân vật lịch sử được nhắc đến trong sách, tôi chỉ nhận được tên của một vài người: cụ Phan Bội Châu, Hoàng Văn Thụ; và những "người" khác như Minh, Giáp, Chinh, v.v...

    Những nhân vật khác như cụ Nguyễn Hải Thần, Vũ Hồng Khanh, Nhượng Tống, v.v... đều hoàn toàn xa lạ!

    Nhận ra những danh từ như Đệ Tứ Quốc Tế, những danh từ khác như Quốc Dân Đảng, Tự Vệ Thành, v.v...rất thú vị như cũng hoàn toàn xa lạ.

    -- Lần đầu tiên tôi hiểu được: cộng sản Việt Nam đă gian lận Cách Mạng Tháng Tám 1945!

    *
    * *

    Nguyễn Gia Kiểng, Tổ Quốc Ăn Năn, Bản điện tử PDF, in lần thứ hai, Pháp, 2004.

    -- Chương Đem tâm t́nh viết lịch sử?, trang 145 đến 148 (sách); hay 177 đến 180 (physical PDF document pages):

    Những ḍng đầu tiên, ông chép:

    Quote Originally Posted by trang sách 145
    Lúc sắp rời Việt nam đi du học tôi có được nghe nói khá nhiều về một cuốn sách mới xuất bản với một cái tên khá ngộ nghĩnh "Đem Tâm T́nh Viết Lịch Sử". H́nh như là của Nguyễn Kiên Trung nếu tôi không nhớ sai.

    Cuốn sách đó tôi không đọc một phần v́ không có cơ hội, một phần cũng v́ cái tên ngộ nghĩnh đó. Tại sao lại có thể lấy tâm t́nh mà viết lịch sử?
    Theo ông -- một lần nữa, nếu tôi có nhận xét méo mó th́ xin các quư vị trong gia đ́nh Thông Luận chỉnh cho, rất cám ơn:

    • Viết lịch sử phải khách quan và chính xác.
    • Viết không chính xác và chủ quan th́ hết sức nguy hiểm: v́ có thể đầu độc những tâm hồn trong trắng.
    • Đem tâm t́nh mà viết sử, chỉ có thể phục vụ những mục đích chính trị ngắn hạn, thần thánh hóa các nhân vật lịch sử và có thể truyền lại những giá trị bệnh hoạn.


    *
    * *


    ...
    Thế hệ bốn lăm
    Vui chưa bao nhiêu nhiều lúc khóc thầm
    Một phần tư thế kỷ,
    Lừa lọc, gian ngoa, một bầy ác quỷ,
    Tuổi thanh xuân tàn như một giấc mơ!
    Hoảng hốt, điên cuồng, nhẫn nhục, bơ vơ,
    ...

    -- Thế Hệ Bốn Lăm, Tạ Kư [1]

    Các điểm then chốt trong Đem Tâm T́nh Viết Lịch Sử -- chép lại theo trí nhớ, có sai s/x/ót xin quư vị chỉnh dùm:

    • Thực dân Lang Sa dă man, đốt lúa. Gây chết đói cho hơn hai triệu người Việt Nam. Thực dân Lang Sa đă thâm độc gây cho người Việt Nam hiểu lầm là do Nhật đốt lúa.
    • Cuộc cách mạng 1945, hầu như do tự phát. Thành phần chính yếu là trí thức tiểu tư sản.
    • Việt Minh xảo quyệt giỏi tuyên truyền, tạo ảo giác là họ đang lănh đạo.
    • Khi Pháp đàn áp bằng vũ lực, th́ thành phần vũ trang của Việt Minh trốn biệt, Tự Vệ Thành của các thanh niên trí thức tiểu tư sản đă ở lại tử chiến. (Quang Dũng [Tây Tiến], cũng xuất thân từ Tự Vệ Thành. Ông cũng là em trai của cố thiếu tướng VNCH Bùi Đ́nh Đạm [2].)
    • Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh là một cái tên hoàn toàn mờ nhạt trong dân chúng lúc đó, ở đâu ḷ ḍ ra ăn giật chính quyền.
    • Cộng sản đă lập mưu lập kế tiêu diệt các đảng phái quốc gia không cộng sản khác.
    • Những thanh niên trí thức tiểu tư sản, thành phần ưu tú của Việt Nam lúc đó, đă lầm đường theo cộng sản, nếu không chết trong rừng sâu nước độc, th́ cũng chúng thanh trừng sau này.


    -- Tuổi thanh xuân của cả một thế hệ bị hoang phí tức tửi! Tâm T́nh Lịch Sử của Nguyễn Mạnh Côn là tâm t́nh của cả một thế hệ ông: họ chiến đấu v́ nước Việt Nam, v́ con người Việt Nam. Cái đám cộng sản Việt Nam đă tiêu diệt tức tửi những con người này!

    *
    * *

    Quả thật, nếu tác giả Nguyễn Gia Kiểng chịu hạ cố đọc Nguyễn Mạnh Côn chắc ông được mở mang trí tuệ hơn mà không chà đạp lên hương hồn của cả một thế hệ v́ nước mà đă bị bọn cộng sản Việt Nam đối xử man rợ -- man rợ hơn cả đối với kẻ thù.

    Một phần lớn của chương này, tác giả Nguyễn Gia Kiểng dành cho việc chứng minh kết luận của ông. Trong những buổi trà dư tửu hậu với các trí thức thượng lưu (chữ của ông) ở kinh thành Ánh Sáng, ông -- v́ nhận xét lịch sử đúng ai hết theo kiểu Tổ Quốc Ăn Năn, đă bị các tao nhân mạc khách (chữ của ông) này phản đối kịch liệt: nếu ở đâu khác, th́ chắc ông đă không toàn mạng (tôi hiểu vậy.)

    Đến đây, tôi xin mạo muội đưa ra nhận xét sau đây, hoàn toàn không có ư s/x/úc phạm hoặc tấn công cá nhân: một người mà cứ bị chửi công khai giữa đám đông, một lần chắc quê, bị chửi riêt/c không biết tâm lư ra sao?

    -- Ông là lănh tụ của cả một gia đ́nh chánh trị, mà ông viết và phê cẩu thả!

    -- Dám phê b́nh cả một quyển sách (dù mỏng) mà ông chưa bao giờ đọc.

    Không hiểu ông viết để xả stress theo kiểu therapeutic writing; hay chỉ để thơ/ỏ/a mă/ả/n một cái personal vendetta nào?

    *
    * *

    Di sản của Nguyễn Mạnh Côn là Đem Tâm T́nh Viết Lịch Sử; và 1945 Lạc Đường Vào Lịch Sử.

    -- Không biết cả một đời hoạt động viếc lách của tác giả Nguyễn Gia Kiểng, di sản của ông sẽ là ǵ?

    ---

    • [1] Tạ Kư, Sầu Ở Lại, Quế Sơn-Vơ Tánh, Sài G̣n, 1971. (Tập thơ, Giấy phép số 1316 BTT/PHNT ngày, 2/4/1971, ba ngàn bản trên giấy Bạch Tuyết, năm mươi bản trên giấy Thanh Thảo.)
    • [2] Nhiều tác giả, Thơ Quang Dũng, Hồng Lĩnh, California, U.S.A., 1992.

  8. #18
    Hải âu
    Khách

    Thành phần trí thức dễ dụ, " khờ khạo trong thế giới Cs " tinh ranh nơi tự do dân chủ.

    Ôh hô, lại cái "ḥa hợp ḥa giải" của chàng Gia Kiểng nữa, bây giờ tới bà vợ cũng bị bọn VC "hù" nữa, có ǵ là lạ đâu, chuyện này chúng tôi cũng đă chờ đợi muốn nghe và thấy đă trên 10 năm nay rồi.

  9. #19
    Diêt VC
    Khách
    Ui.....thương thay cho anh Nguyễn gia Kiểng.Công cán bao năm ngậm cái bô" Hoà giải & Hoà hợp dân tộc" của anh đă được "trả công" xứng đáng.

    Tội nghiệp anh ! anh bỏ công sức ra làm con dă tràng,thay v́ đào hang ở băi biển,có bị sóng phủ lấp th́ anh c̣n có thể đổ lỗi là" tại trời"...thế nhưng,anh lại làm con dă tràng "đất cạn",chuyên đi đào hang cho cáo chồn ẩn núp.....

    Cuối cùng cái bô " HG & HH dân tộc" của anh đă tràn đầy sự hất hủi,chối bỏ.....những công sức mà bao năm anh ra sức ....ngậm bô.

    Tội anh !!! Anh đă gieo,th́ hăy ráng gặt nhé :D
    Last edited by Diêt VC; 30-07-2012 at 06:24 PM.

  10. #20
    Diêt VC
    Khách
    Quote Originally Posted by DanGong View Post
    Trong khi các bác đ̣i hỏi người khác viết tiếng Việt "trong sáng" th́ lại thích đăng và đọc những bài phê b́nh rất quá khích, kiểu hàng tôm hàng cá như thế này. Đă sang ở xứ văn minh th́ cũng nên học hỏi cái ǵ hay ho của họ. Chả có tờ báo nào có uy tín lại đăng những bài như vầy. Đă vậy c̣n hô hào tấy chay một tờ báo có giá trị. Xin đừng tiếp tục dạy con cháu văn hoá chưi này.
    Thôi đi ông ! hăy tự sờ gáy ông để c̣n biết nhột hay không,khi mà ông lên mặt lên án cái gọi là" văn hoá chửi" (xin nhắc cùng ông,chữ "chửi" không có mẫu tự Ơ).

    Ông chắc chưa quên,khi ông c̣n làm ĐH,ông đă từng mắng mỏ người đối thoại với ông bằng từ SỦA hay sao ?

    Ḿnh bẩn,mà đi chê thiên hạ dơ,thật không ǵ khôi hài bằng .:D
    Last edited by Diêt VC; 30-07-2012 at 06:25 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •