Page 11 of 31 FirstFirst ... 78910111213141521 ... LastLast
Results 101 to 110 of 304

Thread: Chơi chữ, nói lái và những vần thơ bất hủ trong văn chương Việt Nam.

  1. #101
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289
    Quote Originally Posted by ForexNews View Post
    Đồng ư với bác điều này. Đây cũng chính là suy nghĩ của tôi từ lâu nay. Tới nay vẫn chưa có một câu trả lời nào hoàn hảo. Riêng câu Gái Cù Mông... là nghe tạm nhất, hay hơn Trai Thủ đức nhiều. Cũng vậy Da trắng vỗ b́ bạch vẫn chưa có ai giải được. Tôinghĩ chính Đoàn thị Điểm là tác giả câu nói đó cũng không giải được.

    Câu đố Gái Củ chi chỉ cu hỏi củ chi theo tôi nghĩ sẽ muôn đời không ai giải được. Khó ở chỗ Củ chi là tên cuả một điạ danh và cũng là một câu hỏi. V́ thế sẽ không có một câu đáp nào tương xứng với Củ chi được. Cái hay cái thâm thúy của chơi chữ chính là ở chỗ đó.
    Đúng vậy.
    Bởi vậy ông Mạc Đĩnh Chi đă nói:

    Xuất đối dị, đối đối nan...
    (dịch nghĩa: ra câu đối th́ dễ, đối lại câu đối th́ khó...)

    Đối trong văn chương cũng có nghĩa là thách đố.
    Nếu dễ, th́ ai thách đố để làm ǵ !

    Những người cho rằng các câu như "Rừng sâu mưa lâm thâm" hoặc "Trai Thủ Đức thức đủ xin thủ đức" v.v... là chỉnh đối; những người đó không am tường về phép đối.

    Lấy thí dụ câu đối của ông Mạc Đĩnh Chi làm điển h́nh. Vế xuất nội dung nói chuyện mâu thuẫn:
    Quá quan tŕ quan quan bế nguyện quá khách quá quan
    (Đi qua ải trễ, cửa ải đă đóng, mời khách hăy qua ải)

    Cũng phải đối lại với nội dung nói chuyện mâu thuẫn:
    Xuất đối dị đối đối nan thỉnh tiên sinh tiên đối
    (Ra câu đối dễ, đối lại th́ khó, mời ngài hăy đối trước)

    Mâu thuẫn ở chỗ:
    - Cửa ải đă đóng mà kêu khách đi đường qua ải.
    - Ra câu đối cho người khác mà kêu chính tác giả phải đối.

    Trong phép đối, đối ư là chính, là ở chỗ đó. Vế xuất ở thể nghi vấn, vế đối cũng phải ở thể nghi vấn th́ mới chỉnh.
    Ư của vế xuất "chơi chữ", th́ ư của vế đối cũng phải "chơi chữ".

    Đối là thú chơi tao nhă của giới trí thức ngày xưa và cũng là để thử tài cao thấp.
    Trong văn học, c̣n lưu lại nhiều "giai thoại" về câu đối. Thoạt đầu nh́n sơ qua, chúng ta nghĩ là chỉnh đối. Nhưng phân tích kỹ về phép đối, chúng ta mới thấy số câu đối chỉnh rất hiếm.

  2. #102
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289

    Trong phép đối, có thể dùng thuận đối cũng được mà nghịch đối cũng được.
    Thuận đối là vế đối xuôi theo nội dung vế xuất.
    Nghịch đối là vế đối trái với nội dung vế xuất.

    Thuận đối:
    Hồ Chí Minh thờ Nga bán nước
    Vơ Nguyên Giáp đội Chệt buôn dân


    Hoặc:
    Đồng phản quốc kư công hàm bán biển
    Dũng vong thân phê hiệp ước buôn rừng


    Hoặc:
    Giặc Bắc cướp đất cướp nhà
    Dân Nam mang xiềng mang xích



    Nghịch đối:
    Nguyễn Hữu Có sử chép phận hàng thần
    Trần Văn Hai bia đề danh dũng tướng


    Hoặc:
    Nguyễn Hữu Hạnh rước giặc lúc vong thành
    Lê Văn Hưng liều thân khi thất quốc


    Hoặc:
    Tặc đảng bạo ác tham tàn
    Lương dân lầm than thống khổ



    Last edited by dqtran; 12-08-2012 at 02:54 AM.

  3. #103
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Câu Đối - Chơi chữ trong câu đối

    Tiếp nối Anh dqtran

    Câu Đối - Chơi chữ trong câu đối

    Sáng tác và thưởng thức câu đối là một thú phong nhă của người Việt từ xưa đến nay. Những câu đối độc đáo và giá trị đều là những câu đối có vận dụng tài t́nh tiếng nói của dân tộc. Bởi vậy, chơi chữ giữ vai tṛ hết sức quan trọng trong câu đối. Có trên mười kiểu chơi chữ khác nhau trong câu đối xưa và nay:

    1. Sử dụng chữ điệp âm đầu:

    Thẳng thắn, thật thà thường thua thiệt
    Lọc lừa, lươn lẹo lại lên lương

    Tết tiếc túng tiền tiêu
    Tính toán toan t́m tay tử tế

    Cô kia c̣n kênh kiệu
    Kỹ càng cố kén cậu căn cơ

    Hội hè ḥng hí hửng
    Hỏi han hàng họ hẳn hay ho

    Mới mẻ mừng mợ mạnh
    Mỹ miều mà mở mặt môn mi

    Aí ân êm ấm ấy
    Ỡm ờ uốn éo ư yêu ai

    2. Thay đối trật tự các chữ (hay nói ngược):

    Vợ cả, vợ hai, (hai vợ) cả hai đều là vợ cả.
    Thầy tu, thầy chùa, chùa thầy cứ việc thầy tu.

    Câu đối của tri huyện Lê Kim Thằng và Xiển Bột:

    Học tṛ là học tṛ con, tóc đỏ như son là con học tṛ.
    Tri huyện là tri huyện Thằng, ăn nói lằng nhằng là thằng tri huyện.

    3. Đưa các chữ cùng một đối tượng, một khái niệm vào trong câu đối

    Tập trung các chữ chỉ mùa và hướng:

    Chợ Đồng Xuân bán bánh trung thu, đông th́ đông, nhưng không bán hạ
    Người miền Đông làm nhà đất Bắc, Tây th́ Tây, vẫn dựng kiểu Nam.

    Tập trung nhiều tên cây:

    Thầy Bá Bưởi đi xuống cầu Chanh, đồ đề chi mà bưng bồng kín mít.
    Cô Tư hồng ở làng cầu Cậy, nhân duyên ǵ mà quấn quít cho cam.

    Nhân một cuộc nhàn du, đến thăm ngôi chùa nọ, thấy Sư Cụ trụ tŕ có viết một vế đối ra cho khách thập phương tới lễ chùa rằng:

    Đọc ba trăm sáu mươi quyển kinh, chẳng thần, thánh, Phật, Tiên nhưng khác tục!

    Cụ Nguyễn Công Trứ cho rằng nhà tu hành có vẻ tự kiêu quá nên đă đốii lại:

    Hay tám vạn ngh́n tư mặc kệ, không quân, thần, phụ, tử, đếch ra người!

    4. Vận dụng sự nói lái :

    Khá hay, nhưng khi nói lái, nhiều từ ngữ lại mang nghĩa tục

    Câu này khá thông dụng:

    Con cá đối nằm trên cối đá

    Đặc biệt, mỗi thành phần của hai vế đều là nói lái:

    Thầy giáo tháo giầy, vấy đất vất đấy.
    Thầy tu thù Tây, cạo đầu cầu đạo.

    5. Vận dụng các chữ đồng âm :

    Khá thú vị

    Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa
    Thằng mù nh́n thằng mù (bù) nh́n, thằng mù (bù) nh́n không nh́n thằng mù

    Ngày nay Ngày Nay in nhà in nhà.
    (Ngày Nay là tên một tờ báo của nhóm Tự Lực Văn Đoàn)

    Trọng tài trọng tài vận động viên,
    Vận động viên động viên trọng tài.

    6. Tách chữ :

    Các chữ công kênh, cồng kềnh, cóc cách, cọc cạch được tách ra ở hai vế:

    Con công đi qua chùa Kênh, nó nghe tiếng cồng, nó kềnh cổ lại
    Con cóc leo cây vọng cách, nó rơi trúng cọc, nó cạch đến già.
    (Chùa Kêng ở Bắc Ninh, kềnh là ngoảnh lại, vọng cách là cây dùng để ăn gỏi, cạch là chừa bỏ v́ sợ)

    Các chữ kim chỉ, vá may:

    Ngựa kim ăn cỏ chỉ
    Chó vá cắn thợ may

    Tách tên nhân vật:

    Thúy Kiều đi qua cầu, nhác thấy chàng Kim ḷng đă Trọng
    Trọng Thủy nḥm vào nước, thoáng nh́n nàng Mỵ mắt rơi Châu.

    . Vận dụng chữ trái nghĩa:

    Câu đối của Tú Cát và Trạng Quỳnh:

    Trời sinh ông Tú Cát
    Đất nẻ con bọ hung
    (Hán Việt, cát là tốt, hung là xấu)

    8. Vận dụng cả đồng âm lẫn đồng nghĩa :

    Câu đối của bà Đoàn Thị Điểm bắt bí Trạng Quỳnh:

    Da trắng vỗ b́ bạch
    (B́ bạch là Hán Việt, đồng nghĩa với da trắng & đồng âm với từ tượng thanh b́ bạch)

    Rừng sâu mưa lâm thâm
    Cô Miên ngủ một ḿnh
    Trời xanh màu thiên thanh

    Lộc là hươu, hươu đi lộc cộc
    Ngư là cá, cá lội ngắc ngư

    Cốc cốc đánh mơ ŕnh cót thóc,
    Thử đêm nay chuột có cắn không

    Tùng tùng hồi trống đào cây thông,
    Ô cành nọ quạ không đậu được

    Có một vế thách đối hóc búa, đang chờ người tài hoa:

    Cha con thầy thuốc về quê, gánh một gánh hồi hương, phụ tử
    (Các chữ Hán Việt hồi hương, phụ tử đồng nghĩa với về quê, cha con và đồng âm với tên hai vị thuốc bắc hồi hương, phụ tử)

    9. Lấy hai câu thơ trong Truyện Kiều rồi thêm hoặc bớt một tiếng:

    Câu đối dán ở cửa buồng vợ lẽ:

    Khi vào dùng dằng, khi ra vội ..
    Nỗi đêm khép mở, nỗi ngày riêng ..

    (Bỏ hai chữ vàng và chung)

    Câu đối Tết

    Người Việt Nam chúng ta mỗi dịp xuân về có tục chơi câu đối Tết. Tục này không biết rơ phát sinh từ thời nào nhưng chắc chắn là cũng lâu lắm rồi. Câu đối sau đây chắc không ai trong chúng ta mà không biết:

    Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
    Nêu cao tràng pháo bánh chưng xanh

    Xuân lai tăng lộc thọ
    Phúc đáo vĩnh Khang Ninh

    Những câu đối của Hy Văn tướng công Nguyễn Công Trứ:

    Tả cảnh nghèo của một kẻ sĩ:

    Tối ba mươi nợ hỏi tít mù, co cẳng đạp thằng bần ra cửa.
    Sáng mồng một rượu say túy lúy, giơ tay bồng ông Phúc vào nhà.

    Công nợ rối canh tàn, ước những mười năm dồn lại một.
    Rượu chè tràn quy tị, trông cho ba bữa hóa ra mười.

    Trong cảnh thanh bần, nhiều khi không đợi, không mong mà xuân vẫn cứ đến:

    Duột trời ngất một cây nêu, tối bữa ba mươi ri là Tết.
    Vang đất đùng ba tiếng pháo, rạng ngày mùng một rứa cũng xuân.

    Bàn một chiếc lăn chiêng, mặc sức tam dương khai thái.
    Nhà hai gian bỏ trống, tha hồ ngũ phúc lâm môn.

    Cụ cũng giúp cho người mù, không biết màu sắc Xuân, hương vị Tết ra sao một câu đối tức cảnh:

    Tối ba mươi nghe tiếng pháo Giao Thừa ờ ờ Tê't.
    Sáng mùng một vấp nêu Nguyên Đán à à Xuân.

    Nữ sĩ Hồ Xuân Hương với lời thơ lăng mạn, đă làm câu đối Tết rất trào lộng:

    Tối ba mươi khép cánh càn khôn, đóng chặt lại kẻo ma vương đưa quỉ tới
    Sáng mồng một lỏng then tạo hóa, mở toang ra cho thiếu nữ rước xuân vào.

  4. #104
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    Dùng hiện tượng đồng âm khác nghĩa giữa từ đơn tiết với một tiếng trong từ đa tiết:



    + “Mùa xuân em đi chợ Hạ
    Mua cá thu về, chợ hăy c̣n đông.
    Ai nói với anh em đă có chồng?
    Bực ḿnh đổ cá xuống sông em về”

    - Dùng các từ trái nghĩa trong cùng một câu:

    “Bánh cả thúng sao gọi là bánh ít
    Trầu cả khay, răng lại gọi trầu không?


    - Dùng cách nói lại:

    “Có cá đâu mà anh ngồi câu đó
    Biết có không mà công khó anh ơi?”

    - Dùng các từ cùng trường nghĩa:

    “Giả đ̣ neo chiếc thuyền t́nh
    Bạn bè mối lái, tơ mành gấp ghe”

    - Dùng các từ đồng nghĩa, trái nghĩa:

    “Đi tu Phật bắt ăn chay
    Thịt chó ăn được thịt cầy th́ không”

    “ Rắn hổ đất leo cây thục địa
    Ngựa nhà trời ăn cỏ chỉ thiên”

    “ Đôi đũa lệch:

    Gái trẻ hân hoan chờ phối ngẫu
    Trai già thấp thỏm đợi giao bôi

    Tố nữ thời :

    Quần may ngắn ngủn phô đùi nơn
    Áo vá sơ sài lộ ngực tơ”


    - Chơi chữ bằng nói lái:

    “Cô gái Củ Chi chỉ cu hỏi củ chi;

    Chàng trai Ḥn Đất hất đ̣n trúng ḥn đất”….



    Tạo ra các chuỗi tiếng đồng âm khác nghĩa:

    “Vũ cậy mạnh vũ ra vũ múa, vũ gặp mưa vũ ướt cả lông
    Thị phải chầu thị đứng thị xem, thị cũng thèm thị không có ấy”


    Câu đối Nguyễn Khuyến làm giúp cho vợ người thợ rèn khóc chồng:

    “Tưởng cơ đồ thiếp phải lầm than, con thơ dại lấy ai rèn cặp;
    Thôi công việc chàng đành bỏ bễ, vợ trẻ trung lắm kẻ đe loi.”



    Chùa Quán Sứ

    “Quán Sứ sao mà khách vắng teo
    Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo
    Chày ḱnh tiểu để suông không đấm
    Tràng hạt văi lần đếm lại đeo”

    Hồ Xuân Hương


    Chơi chữ trong lời nói hằng ngày, trong ca dao đă khó, chơi chữ trong thơ lại khó hơn v́ niêm luật, nhịp điệu, âm điệu và nhạc điệu của các thể loại thơ đ̣i hỏi người sáng tác phải công phu t́m ṭi và sáng tạo. Tuy vậy, chơi chữ trong thơ rất đa dạng, độc đáo và có hiệu quả nghệ thuật cao.
    Trước hết, phải kể đến chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm. Đây là kiểu kiểu chơi chữ bằng cách lặp lại một bộ phận của các tiếng trong toàn bài thơ (hoặc một số ḍng thơ, một số tiếng liền nhau). Kiểu chơi chữ này gồm các dạng:

    - Lặp phụ âm đầu:

    “Mênh mông muôn mẫu một màu mưa
    Mỏi mắt miêm man măi mịt mờ
    Mộng mị mỏi ṃn mai một một
    Mỹ miều may mắn mấy mà mơ”

    (Mưa - Tú Mỡ)

    - Lặp cùng một thanh điệu trên cả ḍng thơ hoặc trong toàn bài thơ:

    “Mùa thu ngang qua sương nương chiều tà
    T́nh em ngang qua bàng hoàng trong ta
    Thời gian ngang qua âm thầm chia xa
    Ḍng sông âm vang ngân vàng câu ca

    Mong manh t́nh em, dày thêm đêm sương
    Mong manh đi t́m hồn ta tha hương
    Mong manh mong chờ, chiều buồn vương vương
    Mùa thu đi rồi! C̣n đâu trăng buông

    C̣n ǵ trong em? C̣n ǵ trong ta?
    C̣n đâu mây mơ, c̣n đâu mong chờ
    C̣n đâu kiêu sa! Ngày tàn đang qua
    Ḍng sông âm thầm trầm dần câu ca.”

    (Tiếng vọng- Trần Đ́nh Nhân )


    **

    Những câu Đối và lái vui ":

    Ông Ngũ Công ngỗng cu ôm công ngủ
    Mẹ Thầy Tu thù Tây dục thầy tu
    Hương Qua Đèo đeo quà sợ qua đèo



    Con cá đối nằm trên cối đá
    Mèo đuôi cụt nằm mụt đuôi kèo

    Chim mỏ kiến nằm trên miếng cỏ
    Chim vàng lông đá tại ṿng lang



    Cô bé mập ú là nhờ mụ ấp
    Thằng nhỏ ốm tong vác cái ống tôm

    Chiều chiều cụ Măo lên rừng cạo mủ
    Sáng sớm bà Hạt đi bán bạc hà

    Cô nàng dâu hứa đi mua dưa hấu
    Chàng rể bảnh trai ngồi tại băi tranh



    Anh chàng sứt môi ngồi ăn xôi mứt
    Cô gái mồm to lặn lội ṃ tôm

    Nhờ cái búa đỏ chẻ thành bó đũa
    Cái nồi cơm thiu lại dám kêu thơm

    Tấm h́nh lộng kiến ai đem liệng cống
    Cô gái muốn chồng ngó cái mống chuồng
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 12-08-2012 at 05:12 AM.

  5. #105
    Member Ba Búa's Avatar
    Join Date
    07-10-2010
    Posts
    1,828

    Quá hay

    Quote Originally Posted by dqtran View Post

    Trong phép đối, có thể dùng thuận đối cũng được mà nghịch đối cũng được.
    Thuận đối là vế đối xuôi theo nội dung vế xuất.
    Nghịch đối là vế đối trái với nội dung vế xuất.

    Thuận đối:
    Hồ Chí Minh thờ Nga bán nước
    Vơ Nguyên Giáp đội Chệt buôn dân


    Hoặc:
    Đồng phản quốc kư công hàm bán biển
    Dũng vong thân phê hiệp ước buôn rừng


    Hoặc:
    Giặc Bắc cướp đất cướp nhà
    Dân Nam mang xiềng mang xích



    Nghịch đối:
    Nguyễn Hữu Có sử chép phận hàng thần
    Trần Văn Hai bia đề danh dũng tướng


    Hoặc:
    Nguyễn Hữu Hạnh rước giặc lúc vong thành
    Lê Văn Hưng liều thân khi thất quốc


    Hoặc:
    Tặc đảng bạo ác tham tàn
    Lương dân lầm than thống khổ




    Quá hay bạn dqtran !Những câu đối bạn ghi ra... hết sẩy ! Cái ư nghĩa đă đối lại(=trả lời lại ,tạm coi là vậy )quá hay và c̣n lộ ra cái khẩu khí nữa !
    Nhất là từ và bằng trắc đối nhau nghe chan chát !
    Đành rằng không có những cái lắc léo và chơi chữ như trong 2 câu xuất : Da Trắng .....và Gái Củ Chi .... Bởi vậy tôi cũng nghĩ như bạn ForexNews là câu Củ Chi chắc muôn đời là ...."Độc Cô Cầu Bại" quá !

  6. #106

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447

    CHỢ MU


    Mời đọc một bài thơ tiếu lâm miền Bắc:
    CHỢ MU.
    ,
    Anh kia chống gậy gật gù
    Hỏi thăm chị nọ “chợ Mu” chỗ nào ?

    Chị kia mới trả lời rằng :
    Anh này vớ vẩn nàm thao
    Đi qua “phố Rốn” th́ vào “chợ Mu”.
    Anh này gậy cụt lại ṃn
    Đường vào phố Rốn dốc tṛn khó leo
    Chợ Mu ở chốn hốc heo
    Liệu vào không được, chớ theo bà về.

    Anh kia trả lời :
    Gậy anh tốt lắm chưa ṃn,
    Xuyên qua phố Rốn vẫn c̣n giỏi giang,
    Chợ Mu anh cũng hiên ngang ,
    Chui vào dọ thám, anh mang em về.

    Chị nọ lại chanh chua :
    Chợ Mu ít dốc, êm ru
    Vẹt tre xẻ trúc vào khu ẩn ḿnh
    Ẩn ḿnh mà chẳng nằm yên
    Măi mê quơ gậy nên đành xác xơ…!!!

    Anh kia năn nỉ :
    Tôi rằng có mắt như mù ,
    Chị thương chỉ hộ chợ Mu chốn nào ?
    Tôi từ trên bộ non cao,
    Trèo qua hai núi, thở vào, thở ra !
    Phố Rốn c̣n những bao xa ?
    Đường đi hầm hố, hay là trơn tru ?
    Nhờ chị đèo đến chợ Mu,
    Tôi xin hậu tạ mươi xu mua quà.

    Chị ấy cằn nhằn :
    Cậu đ̣i đèo đến chợ Mu
    Rồi xin hậu tạ mười xu mua quà
    Mười xu chẳng bơ cậu à
    Phải đèo theo cậu leo qua hai ḥn
    Đường đi nó lại dài tḥn
    Vượt qua phố Rốn, ḷn vào chợ Mu
    Chợ Mu đáng giá ngàn vàng
    Mà sao chỉ trả mười xu hả giời… ???

  7. #107
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289
    Quote Originally Posted by Ba Búa View Post
    Câu: "Da Trắng... và Gái Củ Chi... tôi cũng nghĩ như bạn ForexNews là câu Củ Chi chắc muôn đời là... "Độc Cô Cầu Bại" quá !
    Tôi cũng nghĩ vậy. Muôn đời "độc cô cầu bại".
    Thời gian đă lâu, chưa thấy ai đối chỉnh theo phép đối. Đối cho vui th́ nhiều.

  8. #108
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289

    Trong khi chờ đợi các bác có những câu đối hay, ư nghĩa, thâm thúy. Tôi xin kể câu chuyện vui "break time".

    Có hai sui gia nọ, bà sui gái goá chồng, ông sui trai goá vợ.
    Một hôm bà sui gái làm đám giỗ chồng, mời ông sui trai đến đăi những món ăn do chính tay bà nấu nướng. Món nào bà cũng giới thiệu cái đặc biệt của nó.
    Tới món cua rang muối, bà sui giới thiệu:
    "Anh sui à, món cua này rất đặc biệt, cua cuối tháng tối trời, chắc thịt, thịt nó cứng ngắt, gạch nó đỏ au, anh sui thử húp gạch nó ngon lắm. Nhất là cái mu cua, nè anh sui mút cái mu đi, nó béo ngậy, anh mút đi, chắc chắn là mút rồi anh sui sẽ ghiền luôn".

    Hôm khác, ông sui trai làm đám giỗ vợ, mời bà sui gái đến dự. Ông cũng giới thiệu những món ăn do chính tay ông nấu nướng.
    Tới món cu rô ti, ông gắp mời bà sui:
    "Chị sui à, món cu rô ti này rất đặc biệt, do chính tay tôi làm đăi chị sui. Chị sui thử đi, tôi tin rằng chị sui sẽ thích, nhất là đầu cu, chị sui mút thử ngon lắm. Chị sui mút đầu cu đi, chắc chắn chị sui sẽ ghiền".

  9. #109
    Member
    Join Date
    05-09-2010
    Posts
    289

    Câu chuyện thứ hai:

    Cũng câu chuyện hai sui gia khác. Ông sui đàng trai vợ chết, bà sui đàng gái chồng chết.
    Bà sui gái là người có học có nhan sắc, ông sui trai văn dốt vũ dát lại xấu trai. Thấy chị sui pḥng không chiếc bóng, ông sui trai t́m cách ve vản, lần nào cũng bị bà sui gái háy nguưt coi thường.
    Biết anh sui dốt nát, bà sui gái nghĩ ra cách "đố nát óc" cho ông sui trai bí mà bỏ tật dê sồm.
    Một hôm bà sui gái nói: "Bây giờ tôi đố anh sui, anh sui mà đáp được th́ tôi chịu thua. Ngược lại, nếu anh sui không đáp được th́ từ nay trở đi không được giở thói dê đạo lộ nữa".
    Ông sui trai dù sao cũng nam nhi chi chí không lẽ chịu thua non, nên cũng bậm gan nói: "Ừ th́ chị sui cứ đố. Nếu tôi trả lời được th́ chị phải chịu thua tôi đó nghe".
    Bà sui gái ra câu đố: "Cái ǵ tṛn tṛn dẹp dẹp, chung quanh có lông, ở dưới có cái lỗ".
    Ông sui nghe câu đố, toát mồ hôi, tự nghĩ bà sui này dâm ngầm, trong nhất thời không biết phải đáp ra sao. Nhưng lanh trí trả lời: "Để cho công bằng, chị sui đố tôi một câu tôi đố lại chị sui một câu, sau đó cùng trả lời coi ai thắng. Bây giờ tôi đố chị sui đây. Cái ǵ tṛn tṛn dài dài, gần bằng bắp tay, cứng ngắt, nằm ngay cái của chị".
    Bà sui nghe xong đỏ mặt tía tai, tức quá, cho rằng anh sui nham nhở, liền đi thưa quan huyện. Quan huyện hỏi đầu đuôi tự sự và cho lính lệ đ̣i ông sui trai đến.
    Quan huyện: Tại sao ông nham nhở tục tĩu với bà sui của ông?
    Sui trai: Dạ bẩm quan, tôi đâu có nói ǵ đâu mà nham nhở, tục tĩu.
    Quan huyện: Nè, bà kia, kể lại đầu đuôi câu chuyện cho bị cáo nghe.
    Sau khi nghe bà sui gái kể lại câu đố của ông sui trai, quan huyện vỗ bàn chỉ mặt ông sui trai hét lớn: Quá đáng, thật là quá đáng, trước mặt bổn quan mà nhà ngươi dám chối tội rành rành vậy hả?
    Sui trai: Bẩm quan, đó là tại chị sui tôi đố tôi trước nên tôi đố lại cũng là câu trả lời câu đố của chị sui tôi đó thôi.
    Quan huyện: Bà đố câu ǵ, nói ra cho bổn quan nghe coi.
    Sui gái lặp lại câu đố, quan huyện nói: Oái, cũng tại câu ra như vậy nên câu đáp cũng là thích hợp. Truyền băi đường!
    Sui gái: Bẩm quan, oan cho tôi lắm, tôi đố đàng hoàng mà, đâu có tục tĩu.
    Quan huyện: Vậy bà đố cái ǵ?
    Sui gái: Bẩm quan, đó là cái lỗ tai trâu. Ư tôi muốn nói anh sui của tôi lỳ như trâu, cứ theo tán tỉnh tôi hoài.
    Sui trai: Bẩm quan, câu đố của tôi là cái sừng trâu, nằm kề ngay cái lỗ tai trâu.
    Quan huyện: À há. Vậy thôi băi đường!
    Khi bước xuống bậc cấp trước cửa huyện đường, ông sui trai đưa tay cặp cổ bà sui gái, nói: "Cảm ơn chị sui, may quá, nếu hồi năy chị sui nói là lỗ tai ngựa th́ thấy mụ nội tôi rồi".

  10. #110
    Member
    Join Date
    02-05-2011
    Posts
    62

    .. thi phu van chuong ; ..

    Quote Originally Posted by ForexNews View Post
    Thơ về muà Xuân th́ rất nhiều. Nhưng vừa hay vừa đơn giản lại hàm xúc th́ không có nhiều. Ngày xưa lúc c̣n học trung học, thày dạy nói rằng:
    - Thi sĩ Nguyễn Du chỉ cần hai câu thơ(truyện Kiều), mà đă diễn tả được muà Xuân trọn vẹn:
    Cỏ non xanh dợn chân trời.
    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

    Nếu so với câu thơ cuả cụ Nguyễn gia Thiều trong Cung oán ngâm khúc:
    Hoa thược dược mơ màng thụy vũ.
    Đoá Hải Đường thức tỉnh xuân tiêu.
    Cảnh xuân hoa chúm chím chào.
    Gió Đông thôi đă cợt đào ghẹo mai.

    Theo thiển ư cuả tôi th́ cả hai bài thơ trên đều xuất sắc. Tôi thích hai câu thơ cuả cụ Nguyễn Du hơn, v́ lời thơ nhẹ nhàng, đơn sơ. C̣n bốn câu thơ cuả cụ Nguyễn gia Thiều quá trau truốt, có tính ước lệ, sáo ṃn cuả Tàu mà đa số khi tả muà Xuân thường nói đến hoa mai, hoa thược dược.
    .... mới về đến nhà... vội vàng lên mạng.. nmq vội vàng góp tiếng trong thú vui này..
    đoc qua ư kiến của quư Bạn... rất đáng vui v́ c̣n có những tao nhân.. muốn t́m lại cái duyên "câu chữ.." , nay nmq nhân câu thơ của hai tiền bối Nguyễn Du/ Nguyễn gia Thiều xin phân tích theo như người bạn GN chỉ dẫn.
    Khi văn hào Nguyễn Du tả đến cảnh Kiều ở trong lầu Ngưng Bích và cảnh xuân..;
    chị em sắm sửa bộ hành du xuân.. để rồi khi bước ra ngoài đối cảnh ;
    .... cỏ non xanh tận chân trời,
    cành lê trắng điểm một vài bông hoa....
    thanh minh trong tiết tháng ba,
    lễ là " Tảo mộ.." , hội là " Đạp thanh.."
    Hoàn cảnh sống của hai chị em Kiều, Vân...thật dân dă, không bị g̣ bó trong khung cảnh "lễ nghi !", được nh́n qua con mắt b́nh dân, c̣n như....thi hào Nguyễn gia Thiều..;
    Khi chúng ta đọc đến tiêu đề, chúng ta đă có ngay cái nh́n.. đó là " phong kiến.!!", là.." lễ nghi.." là quan liêu khép kín cuộc đời của một thiếu nữ, tài sắc vẹn toàn, được tiến cử vào làm t́ thiếp, một thứ :" đồ chơi cho vua, quan..!!"... bị giam lỏng và ḱm kẹp dưới những lễ nghi tránh sao cho khỏi " Phạm thượng !!".... và người cung nữ này trong một ngày xuân.. nh́n ra ngoài cung cấm.. vườn hoa, "vườn ngự uyển ".. chỉ thấy toàn những loài hoa sang trọng, kiêu sa... thế mà lại bị đem vô vườn ... để làm vui cho một cường quyền.. c̣n đâu rừng núi hoang vu.. mà ở đó có trăm hoa khoe sắc đua hương trong gió ngàn lồng lộng !!
    Như vậy thân phận của những bông hoa, hay như của Kiều và người Cung nữ ai đáng thương ai... phải chăng số phận của con người..
    .... e rằng nmq gơ sai, mong các thi nhân tha lỗi và sửa sai cho. Rất cảm ơn ./. nmq

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Những Chữ Dùng Sai Trong Ngôn Ngữ CSVN
    By Phú Yên in forum Văn Hóa - Nghệ Thuật
    Replies: 5
    Last Post: 15-08-2012, 09:56 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Phần 2: Những mảng tối trong 'Ngôi nhà Việt'
    By doisoente in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 01-03-2012, 05:29 AM
  4. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  5. Replies: 7
    Last Post: 18-03-2011, 07:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •