Page 21 of 31 FirstFirst ... 11171819202122232425 ... LastLast
Results 201 to 210 of 304

Thread: Chơi chữ, nói lái và những vần thơ bất hủ trong văn chương Việt Nam.

  1. #201
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Thơ cụ Hà Thượng Nhân

    Trong một bài trước tôi có nhắc đến hai lão tiền bối Hà Thượng Nhân và Cao Tiêu mà chỉ nói sơ qua về tiền bối Cao Tiêu. Nay được bạn dqtran nhắc và cho đăng thơ cụ Hà tôi mới an tâm. Xin cám ơn bạn dqtran. Nhận xét cuả hai vị dqtran và Forexnews rất đúng. Thơ của Cụ Hà đượm man mác mối sầu vạn cổ.
    Cách đây hơn mười năm, vài ông bạn rủ tôi đến thăm cụ Hà, được cụ cho tập thơ Bên Trời Lận Đận cụ làm trong mấy năm trong tù cải tao, thể thơ song thất lục bát. Cụ thương thân phận cụ trong thời gian trong tù bao nhiêu cụ lại thương thân phận Bạch cư Dị bị lạc loài nơi đất trích bấy nhiêu tuy hai người cách xa nhau hơn mười thế kỷ. Xin trich một đoạn :

    Bạch Cư Dị ngày xưa đất Trích,
    Bến Tầm Dương cùng tịch nghe đàn.
    Bao nhiêu nỗi thở niềm than,
    Tiếng Tỳ vừa dứt chứa chan mạch sầu.
    Thơ để lại ngàn sau tri kỷ,
    Nỗi đoạn trường nào chỉ riêng Ông?
    Rượu không tiền bạc cũng không,
    chân cuồng bước quẩn ở trong xó nhà.
    Tôi cũng bệnh lại già hơn Bạch,
    Bả lợi danh rũ sạch từ lâu
    lau vàng, trúc võ thấm đâu,
    Đất cằn sỏi đá, lạnh thâu đêm ngày.
    Vài củ sắn ăn chay suốt tháng
    Một căn buồng trăm mạng chia nhau.
    Mỗi năm cơm sạn vài thau,
    Mắt thèm quên cả niềm đau thuả giờ.
    Lại diễn lại nước cờ thí tốt,
    Lưả oán thù nhóm đốt tình thương.
    Ông còn là kẻ hiền lương,
    Tôi trong cảnh ngộ bất thương, éo le.
    ...

    Ông tôi rõ thật khác nhau muôn vàn
    Đọc thơ ông canh tàn chẳng ngủ,
    Ghen với ông lại cứ thương ông
    .
    ....

    Đến cuối năm 2010, nhóm Văn Đàn Đồng Tâm ở Texas gồn 12 vị đặc trách sưu tầm và biên soạn để́ ra một tập sách gồm
    tất cả những kỷ niệm về Thi Sĩ Hà Thượng Nhân, và tổ chức một buổi họp mặt tại San Jose, mời cụ đến để tỏ lòng kính mến cụ. Tôi có hân hạnh được có mặt trong buổi hội thơ đó.
    Cuốn sách dầy gần 400 trang, nội dung tuyệt vời, hình thức trang trọng.
    Last edited by Vân Nương; 17-08-2012 at 11:36 AM.

  2. #202

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447

    Cảm ơn chi Van Nuong

    Cảm ơn chị cho biết thêm nhiều chi tiết thú vị.
    Khi đọc 10 bài thơ cuả Tương Đàm th́ tôi liên tưởng ngay đến TTKH. Liên tưởng này đến như một phản xạ tự nhiên mà thôi. Thơ cuả TTKH th́ hầu như tôi đă thuộc ḷng từng câu. Đọc kỹ lại 10 bài cuả Tương Đàm th́ có nhiều câu lời và ư, cách diễn tả giống đến 80%, đến độ không tin được. Người biết làm thơ Đường th́ dĩ nhiên có thể làm thơ lục bát, hay song thất lục bát dễ dàng. Điều éo le là cả hai người có hoàn cảnh lấy chồng giống nhau, cùng ham mê thơ phú giống nhau, và thơ văn diễn tả gần giống nhau, lại sống cùng một thế hệ. Tuy nhiên bàn để mà chơi thôi. Xưa nay sự trùng hợp không phải hiếm xảy ra.

  3. #203
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Bốn bài thơ nổi tiếng của T.T.KH




    Thiếu Nữ Hà Nội thập Niên 1930-1940

    Bài thơ thứ nhất

    Thuở trước hồn tôi phơi phới quá
    Ḷng thơ nguyên vẹn một làn hương
    Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại
    Êm ái trao tôi một vết thương.

    Tai ác ngờ đâu gió lại qua
    Làm kinh giấc mộng những ngày hoa
    Thổi tan tâm điệu du dương trước
    Và tiễn người đi bến cát xa.

    Ở lại vườn Thanh có một ḿnh
    Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh
    Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo
    Yêu bóng chim xa nắng lướt mành.

    Và một ngày kia tôi phải yêu
    Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
    Những cô áo đỏ sang nhà khác
    Gió hỡi làm sao lạnh rất nhiều.

    Từ đấy không mong không dám hẹn
    Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm
    Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ
    Người ấy ghi ḷng vẫn nhớ em.

    Đang lúc ḷng tôi muốn tạm yên
    Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
    Cho tôi ép nốt ḍng dư lệ
    Nhỏ xuống thành thơ khóc chút duyên.

    Đẹp ǵ một mảnh ḷng tan vỡ
    Đă bọc hoa tàn dấu xác xơ
    Tóc úa giết dần đời thiếu phụ
    Th́ ai trông ngóng chả nên chờ.

    Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
    V́ tôi c̣n nhớ hẹn nhau xưa:
    “Cố quên đi nhé câm mà nín
    Đừng thở than bằng những giọng thơ”.

    Tôi run sợ viết lặng im nghe
    Tiếng lá thu khô xiết mặt hè
    Như tiếng chân người len lén đến
    Song đời nào dám gặp ai về.

    Tuy thế tôi tin vẫn có người
    Thiết tha theo đuổi nữa than ôi
    Biết đâu tôi một tâm hồn héo
    Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi.




    Bài thơ đan áo (Đan áo cho chồng)

    Chị ơi, nếu chị đă yêu
    Đă từng lỡ hái ít nhiều đau thương
    Đă xa hẳn quăng đời hương
    Đă đem ḷng gửi gió sương mịt mùng
    Hay chăng chị mỗi chiều đông
    Đáng thương những kẻ có chồng như em
    Vẫn c̣n giá lạnh trong tim
    Đan đi đan lại áo len cho chồng
    Con chim ai nhốt trong lồng
    Hạt mưa nó rụng bên sông bơ thờ
    Lưng trời nổi tiếng tiêu sơ
    Hay đâu gió đă sang bờ ly tan
    Tháng ngày miễn cưỡng em đan
    Kéo dài một chiếc áo lam cho chồng
    Như con chim nhốt trong lồng
    Tháng ngày than tiếc ánh hồng nơi nao
    Ngoài trời hoa nắng xôn xao
    Ai đem khóa chết chim vào lồng nghiêm
    Ai đem lễ giáo giam em
    Sống hờ hết kiếp trong duyên trái đời
    Ḷng em khổ lắm chị ơi
    Trong bao ngờ vực với lời mỉa mai
    Quang cảnh lạ, tháng năm dài
    Đêm đêm nằm tưởng ngày mai giật ḿnh.




    Hai sắc hoa ti gôn

    Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn
    Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
    Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
    Tôi chờ đến với yêu đương.

    Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
    Thở dài trong lúc thấy tôi vui
    Bảo rằng: “Hoa dáng như tim vỡ
    Anh sợ t́nh ta cũng vỡ thôi”.

    Thuở ấy nào tôi đă hiểu ǵ
    Cánh hoa tan tác của sinh ly
    Cho nên cười đáp: “Màu hoa trắng
    Là chút ḷng trong chẳng biến suy”.

    Đâu biết lần đi một lỡ làng
    Dưới trời gian khổ chết yêu đương
    Người xa xăm quá, tôi buồn lắm
    Trong một ngày vui pháo nhuộm đường.

    Từ đấy thu rồi thu lại thu
    Ḷng tôi c̣n giá đến bao giờ
    Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
    Người ấy cho nên vẫn hững hờ.

    Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
    Ái ân lạt lẽo của chồng tôi
    Mà từng thu chết, từng thu chết
    Vẫn giấu trong tim bóng một người.

    Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
    Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
    Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
    Và đỏ như màu máu thắm phai.

    Tôi nhớ lời người đă bảo tôi
    Một mùa thu trước rất xa xôi
    Đến nay tôi hiểu th́ tôi đă
    Làm lỡ t́nh duyên cũ mất rồi.

    Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
    Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu
    Gió về lạnh lẽo chân mây vắng
    Người ấy ngang sông đứng ngóng đ̣.

    Nếu biết rằng tôi đă lấy chồng
    Trời ơi! Người ấy có buồn không
    Có thầm nghĩ đến loài hoa vỡ
    Tựa trái tim phai, tựa máu hồng?



    Bài thơ cuối cùng

    Anh hỡi, tháng ngày xa quá nhỉ?
    Một mùa thu cũ một ḷng đau
    Ba năm ví biết anh c̣n nhớ
    Em đă câm lời có nói đâu.

    Đă lỡ thôi rồi chuyện biệt ly
    Càng khơi càng thấy lụy từng khi
    Trách ai mang cánh “ti gôn” ấy
    Mà viết t́nh em được ích ǵ?

    Chỉ có ba người đă đọc riêng
    Bài thơ đan áo của chồng em
    Bài thơ đan áo nay rao bán
    Cho khắp người đời thóc mách xem.

    Là giết đời nhau đấy biết không?
    Dưới giàn hoa máu tiếng mưa rung
    Giận anh em viết ḍng dư lệ
    Là chút dư hương điệu cuối cùng.

    Từ đây anh hăy bán thơ anh
    C̣n để yên tôi với một ḿnh
    Những cánh hoa ḷng, hừ đă ghét
    Th́ đem mà đổi lấy hư vinh.

    Ngang trái đời hoa đă úa rồi
    Từng mùa gió lạnh sắc hương rơi
    Buồng nghiêm thờ thẩn hồn eo hẹp
    Đi nhớ người không muốn nhớ lời.

    Tôi oán hờn anh mỗi phút giây
    Tôi run sợ viết bởi rồi đây
    Nếu không yên được th́ tôi chết
    Đêm hỡi, làm sao tối thế này?

    Năm lại năm qua cứ muốn yên
    Mà phương ngoài gió chẳng làm quên
    Và người vỡ lỡ duyên thầm kín
    Lại chính là anh, anh của em.

    Tôi biết làm sao được hỡi trời
    Giận anh không nỡ nhớ không thôi
    Mưa buồn mưa hắt trong ḷng ướt
    Sợ quá đi anh, có một người …
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 17-08-2012 at 01:44 PM.

  4. #204
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Sự xuất hiện T.T.Kh. trên thi đàn tiền chiến

    Sự xuất hiện T.T.Kh. trên thi đàn tiền chiến:

    Vào khoảng giữ năm 1937, trên tạp chí "Tiểu Thuyết Thứ Bảy" xuất bản ở Hà Nội có đăng một truyện ngắn "Hoa Tigôn" của kư giả Thanh Châu. Đây là một truyện khá bi đát, trong đó mô tả truyện t́nh của một họa sĩ trẻ vừa ra trường tên Lê Chất. Trong một lần đạp xe đi t́m phong cảnh để vẽ ở một làng quê ven Hà Nội, ngẫu nhiên khi đi qua một căn biệt thự cổ Lê Chất nh́n thấy một cô gái rất đẹp, mặc áo ngắn tay bằng lụa đang đứng trên chiếc ghế cao níu lấy một cành hoa Tigôn màu đỏ.

    Sắc đẹp của người thiếu nữ nổi trội lên giữa giàn hoa Tigôn đỏ đă làm cho người hoạ sĩ mẩn mê đứng nh́n. Rồi từ hôm đó, ngày nào anh ta cũng t́m cách quanh quẩn gần căn biệt thự để được nh́n cô gái và ngược lại cô gái cũng thấy anh ta. Nhưng chỉ được vài lần, rồi không biết lư do ǵ người con gái không c̣n xuất hiện nữa.

    Thời gian qua đi, mang thành công và danh vọng đến cho người họa sĩ. Nhưng anh ta vẫn không bao giờ quên h́nh bóng người con gái đẹp dưới giàn hoa Tigôn mầu đỏ mà anh ta đă gặp gỡ ngày c̣n nghèo khổ xa xưa.

    Rồi ngẫu nhiên chín năm sau, trong lần đi t́m đề tài sáng tác ở miền Nam Trung Hoa, anh ta được mời tham dự buổi dạ vũ trong ṭa lănh sự Pháp tại tỉnh Vân Nam . Lê Chất gặp lại cô con gái ngày xưa, nhưng trong nhiều oái oăm, muộn màng. Chồng của cô gái là một viên chức cao cấp của ṭa lănh sự, người chồng mà cô ta không hề yêu thương. Trong lần tái ngộ đó, họ khiêu vũ, tâm sự với nhau; và tiếp theo mối t́nh của họ được tiếp nối trong vụng trộm . Đến một lần, họ dự tính bỏ lại đằng sau tất cả để t́m cách trốn đi Nhật sinh sống với nhau.

    Nhưng đến giây phút cuối, người thiếu phụ gửi cho chàng họa sĩ một lá thư, kèm một chùm hoa Tigôn màu đỏ máu. Nàng từ chối ra đi v́ không đủ can đảm từ bỏ danh dự và tai tiếng của gia đ́nh cũng như sự khinh bỉ của gia đ́nh chồng.

    Buồn đau v́ ư định không thành, người họa sĩ vẫn đi Nhật một ḿnh trước khi trở về Hà Nội. Rồi ngẫu nhiên bốn năm sau, anh ta nhận được lá thư từ người chồng của cô gái báo tin nàng đă mất! Lê Chất sang Vân Nam viếng mộ người xưa với một chùm giây hoa Tigôn, loại hoa kỷ niệm mối t́nh của họ. Cũng từ đó cho đến suốt cuộc đời, cứ vào mùa hoa Tigôn nở, Lê Chất không bao giờ quên mua những chùm hoa Tigôn để trang hoàng trong pḥng làm việc như để tưởng nhớ đến người yêu xa xưa vắn số của ḿnh .


    Mấy ngày sau khi câu truyện ngắn trữ t́nh đó xuất hiện trên báo, có một thiếu phụ khỏang 20 tuổi, dáng dấp nhỏ bé, thùy mị, nét mặt u buồn mang đến toà báo, đưa tận tay người chủ bút một phong thư dán kín. Trong đó có một bài thơ rất hay với đề tựa "Hai Sắc Hoa Tigôn" được kư tên tác gỉa là T.T.Kh.

    Bài thơ năo ḷng, lột tả được tất cả cái đau xót của người con gái đă phải xa người ḿnh yêu, người đă cùng ḿnh gắn bó thề ước dưới giàn hoaTigôn để đi lấy chồng, người mà ḿnh không hề yêu:

    Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
    Thở dài trong lúc thấy tôi vui
    Bảo rằng: "Hoa dáng như tim vỡ,
    Anh sợ t́nh ta cũng vỡ thôi!"

    Nỗi đau buồn đó đă theo hết cuộc đời của nàng trong sự hững hờ của gia đ́nh chồng v́ biết nàng vẫn c̣n tưởng nhớ đến t́nh nhân xa cũ:

    Từ đấy thu rồi thu lại thu
    Ḷng tôi c̣n giá đến bao giờ
    Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
    Người ấy, cho nên vẫn hững hờ.

    Cái ray rứt, cái đau khổ v́ nghĩ ḿnh là kẻ phụ bạc vẫn theo dầy ṿ người thiếu phụ, làm cho nàng sợ những buổi chiều thu nhạt nắng, sợ bóng dáng ai kia vẫn c̣n nhớ đến chùm hoa kỷ niệm đỏ tựa máu hồng:

    Tôi sợ chiều thu nắng nhạt mờ
    Chiều thu hoa đỏ rụng chiều thu
    Gió về lạnh lẽo, chân mây vắng
    Người ấy sang sông đứng ngóng đ̣

    Nếu biết rằng tôi đă lấy chồng
    Trời ơi, người ấy có buồn không?
    Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ?
    Tựa trái tim phai, tựa máu hồng!

    Khi bài thơ "Hai Sắc Hoa Tigôn" vừa cho lên mặt báo đă gây xôn xao trong giới yêu văn chương. Nhiều nhà phê b́nh đă không ngần ngại cho rằng đây là một kiệt tác. Trong không khí sôi động đó, ṭa báo lại nhận thêm được một bài thơ khác cùng tác giả, gởi qua đường bưu điện với đề tựa "Bài Thơ Thứ Nhất." Bài thơ này cũng với những câu thơ buồn đau đầy nước mắt, giải thích mô tả kỹ lưỡng hơn về mối t́nh dang dở của cặp t́nh nhân gặp nhau rồi yêu nhau và cuối cùng không biết v́ lư do nào đó người đàn ông rời xa, người đàn bà ở lại yêu kỷ niệm cho đến ngày lấy chồng:

    Ở lại vườn Thanh có một ḿnh
    Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh
    Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo
    Yêu bóng chim xa, nắng lướt mành.

    Và một ngày kia tôi phải yêu
    Cả chồng tôi nữa, lúc đi theo
    Những cô áo đỏ sang nhà khách!

    Người con gái đă tưởng rằng, cuộc t́nh dang dở của ḿnh đă đi vào dĩ văng. Thời gian và ngăn cách cũng làm đổi thay nơi cố nhân để giúp nàng quên được mối t́nh xa xưa, lỡ dỡ đó. Nhưng oái oăm thay, người xưa vẫn c̣n nặng ḷng, tưởng nhớ đến nàng, đến chùm hoa Tigôn màu đỏ h́nh tim kỷ niệm:

    Đang lúc ḷng tôi muốn tạm yên
    Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
    Cho tôi ép nốt ḍng dư lệ
    Rỏ xuống thành thơ khóc chút duyên!

    Đẹp ǵ một mảnh ḷng tan vỡ
    Đă bọc hoa tàn dấu xác xơ!
    Tóc úa giết lần đời thiếu phụ
    Th́ ai trông ngóng chẳng nên chờ.

    Khi bài thơ thứ nhất được đưa lên báo, có người thắc mắc tại sao bài thơ "Hai Sắc Hoa Tigôn" lại được gửi đăng báo trước bài "Thơ Thứ Nhất"

    Người ta cho rằng, tác giả đă làm bài Thơ Thứ Nhất, than khóc cho mối t́nh lỡ dở của ḿnh từ lâu nhưng v́ một lư do nào đó không gửi đăng báo. Nhưng sau đó, ngẫu nhiên đọc câu truyện ngắn "Hoa Tigôn" của kư giả Thanh Châu, cảm động với câu truyện và nhất là t́m thấy nhiều dữ kiện tương đồng với mối t́nh ngang trái của chính ḿnh, tác giả đă làm bài thơ "Hai Sắc Hoa Tigôn" rồi gửi ngay cho ṭa báo. Chính v́ thế "Bài Thơ Thứ Nhất" được phổ biến sau bài "Hai Sắc Hoa Tigôn:

    Buồn quá hôm nay xem tiểu thuyết
    Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
    Nhưng hồng tựa trái tim tan vỡ
    Và đỏ như mầu máu thắm pha!

    Cũng ở tuổi ngây ngô lúc mới gặp nhau th́ làm sao hiểu được ư nghĩa của những tiếng thở dài của người yêu?

    Thuở ấy nào tôi đă hiểu ǵ
    Cánh hoa tan tác của sinh ly
    Cho nên cười đáp: "Màu hoa trắng
    Là chút ḷng trong chẳng biết suy!

    Sau khi bài thơ thứ nhất được đăng trên báo "Tiểu Thuyết Thứ Bảy," giới văn nghệ càng bàn tán nhiều hơn nữa. Bao nhiêu những tưởng tượng, thêu dệt với những t́nh tiết lâm ly về h́nh dạng, thân thế và cả mối t́nh buồn đau lăng mạn của tác giả được đưa ra báo chí.

    Vẫn trong cái không khí xao động, bàn tán lung tung v́ 2 bài thơ vừa đăng báo đó, tạp chí "Phụ Nữ Thời Đàm" ở Hà Nội lại nhận được bài thơ " Đan Áo Cho Chồng" của cùng tác giả qua bưu điện. Bài thơ này cũng vẫn với giọng điệu buồn đau, nhưng có vẻ than van, oán trách thân phận ḿnh nhiều hơn. Nàng mô tả như bị tù tội trong cuộc sống với người chồng không yêu và vẫn mong đợi bóng dáng người xưa:

    Tháng ngày miễn cưỡng em đan
    Kéo dài một chiếc áo len cho chồng
    Như con chim hót trong lồng
    Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao!

    Ngoài trời mưa gió xôn xao
    Ai đem khóa chết chim vào lồng nghiêm?
    Ai đem lễ giáo giam em?
    Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời...

    Bài thơ đan áo cho chồng vừa ra mắt th́ ṭa báo "Tiểu Thuyết Thứ Bảy" lại qua đường bưu điện nhận được bài thơ thứ tư với đề tựa: "Bài Thơ Cuối Cùng."

    Đúng như đề tựa của nó, sau bài thơ này, làng thơ không bao giờ c̣n nhận được thêm bài nào nữa, T.T.Kh. hoàn toàn biến mất trên thi đàn! Cũng từ đó trong lịch sử văn thơ tiền chiến phải nhận lấy sự bí mật về một tác giả mà chỉ có vỏn vẹn 4 bài thơ nhưng đă tạo được chỗ đứng rất vững chắc trong nền văn học VN.

    Ư tứ của bài thơ cuối cùng hơi khác 3 bài thơ trước. Nó than van, mô tả nhiều hơn về nỗi xót xa của mối t́nh dang dở nhưng lại đượm đầy giọng trách móc cố nhân, đă v́ hư danh mà rao bán bài thơ "Đan Áo" mà nàng đă tặng riêng cho chàng:

    Chỉ có ba người được đọc riêng
    Bài thơ Đan Áo của chồng em
    Bài thơ Đan Áo nay rao bán
    Cho khắp người đời thóc mách xem ...

    Nàng hờn dỗi:

    Từ đây, anh hăy bán thơ anh
    C̣n để riêng tôi với một ḿnh
    Những cánh hoa ḷng. Hừ! Đă ghét
    Th́ đem mà đổi lấy hư vinh!

    Nhưng giận thế nào được khi ḷng nàng vẫn c̣n đầy rẫy nhớ thương. Bóng dáng người xưa vẫn luẩn quẩn đâu đây trong tim và trí nhớ nàng:

    Tôi biết làm sao được hỡi trời
    Giận anh, không nỡ! Nhớ không thôi!
    Mưa buồn, mưa hắt trong ḷng ướt...
    Sợ quá đi, anh..........có một người!

    Bài thơ cuối cùng xuất hiện vào giữa năm 1938, trong giới văn chương vẫn không giảm sút những lời bàn tán, thêu dệt về thân thế và cuộc t́nh buồn bă của tác giả. Đă thế nhiều nhà báo, nhà thơ có tên tuổi đương thời đă đưa ra những chứng cớ để cố nhận người thi sĩ tài năng đầy bí ẩn đó là người yêu của ḿnh!

  5. #205
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Những dữ kiện lên quan đến thân thế của TTKh.

    Những dữ kiện lên quan đến thân thế của TTKh.

    Như trên đă đề cập đến cái độc đáo của bài thơ kèm theo ư tứ của một mối t́nh buồn bă, lăng mạn... thêm vào đó sự bí mật về thân thế thi nhân càng làm cho người ta ṭ ṃ muốn biết về tác gỉa. Đến nay đă gần 70 năm rồi, người ta vẫn phải nhận lấy những điều mù mờ về thân thế và cả những thêu dệt vô căn cứ về người nữ sĩ tài danh đó ! Sau đây là một vài sự kiện đă gây ra những xáo động dư luận trong giới thơ văn. Đúng hay sai, tưởng tượng hay là một lối t́m nguồn thi hứng của những người làm văn nghệ...Đến nay vẫn chỉ là những dấu hỏi mù mờ mà thôi!



    a.Dư luận với kư gỉa Thanh Châu : Như phần trên đă viết, truyện ngắn Hoa Tigôn của Thanh Châu trên báo Tiểu thuyết thứ bẩy đă là nguyên nhân xuất hiện những bài thơ diễm t́nh, lăng mạn bất tử của TTKh trong làng thơ tiền chiến.

    Nếu xét những diễn tiến cũng như tâm trạng buồn đau của người con gái trong truyện ngắn Hoa Tigôn và trong 4 bài thơ của TTKh, nhất là bài Hai sắc hoa Tigôn, người ta thấy nội dung hai bài gần như giống hệt nhau. Cũng vẻ ngây thơ của người con gái thủa ban đầu gặp gỡ người yêu, cũng bóng dáng người nghệ sĩ làm cho nàng nhớ măi không quên dưới giàn hoa Tigôn kỷ niệm :

    Thủa trước hồn tôi phơi phới qúa

    Ḷng thơ nguyên vẹn một làn hương

    Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại

    Êm ái trao tôi một vết thương

    hay :

    Người ấy thường hay vuốt tóc tôi

    Thở dài trong lúc thấy tôi vui

    Bảo rằng : hoa giống như tim vỡ

    Anh sợ t́nh ta cũng vỡ thôi .

    Rồi những câu thơ tả người thiếu phụ luôn luôn tưởng nhớ đến cố nhân , phải miễn cưỡng kéo dài cuộc sống nhàm chán bên người chồng luống tuổi mà ḿnh không yêu... Tất cả những dữ kiện đó đă lột tả gần như ḥa hợp rất khắng khít với cốt truyện ngắn của Thanh Châu.

    Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời

    Ái ân lạnh lẽo của chồng tôi

    Mà từng thu chết từng thu chết

    Vẫn dấu trong tim bóng một người

    Chính v́ vậy ngay khi mấy bài thơ xuất hiện trên báo chí, kư gỉa Thanh Châu đă khẳng định với dư luận, TTKh chính là người con gái trong căn biệt thự ở ngoại ô Hà nội, là người yêu của ông.Sự xác định này đă quấy lên những xáo trộn ngh́ ngờ cũng có, tin tưởng cũng có trong làng thơ văn lúc bấy giờ.



    b. Dư luận với Nguyễn Bính: Có lẽ Nguyễn Bính cũng bị chinh phục bởi những vần thơ trữ t́nh, lăng mạn pha cảm giác đau buồn v́ khắt khe của lễ giáo, danh dự gia đ́nh của người thiếu phụ hoa Tigôn. H́nh ảnh đau xót, lạnh lùng của người đàn bà đă phải chịu đựng suốt cuộc đời với người chồng mà nàng không yêu, nhưng vẫn giữ
    nhưng vẫn giữ được tấm ḷng son sắt, chung t́nh với cố nhân làm cho ông cảm động. Nguyễn Bính cũng nhập cuộc với cái xôn xao của làng thơ, ông cho rằng TTKh là ‘’ người t́nh vườn Thanh’’ xưa cũ của ḿnh !

    Theo thi sĩ th́ ngày ông c̣n trẻ, ở lứa tuổi c̣n thích giang hồ, đi Bắc, về Nam để t́m cảm hứng làm thơ. Có lần gặp buổi trời mưa lớn, ông ghé vào căn nhà trọ một vùng quê ở Thanh Hóa, căn nhà có một thửa vườn rất đẹp và ông gọi là vườn Thanh ( Thanh Hóa ). Cũng nơi đây ông đă gặp gỡ và yêu si một cô gái quay tơ xinh đẹp. Nhưng v́ biết ḿnh vẫn c̣n mang nặng kiếp giang hồ, thi sĩ đă không dám nghĩ đến việc nhân duyên, để rồi lại ra đi theo tiếng gọi của sông nước, t́m thi hứng cho thơ văn.

    Rồi nhiều năm sau đó khi có dịp trở lại vườn Thanh, thi sĩ được người lăo bộc kể cho nghe một thiên t́nh hận ! Ngày nhà thơ bỏ ra đi đă làm lở dở mối t́nh của người thiếu nữ quay tơ, sau đó nàng phải bước sang ngang với một người chồng ǵa tuổI, không yêu :

    Tơ duyên đến thế th́ thôi,

    Thế là uổng cả một đời tài hoa

    Đêm đêm bên cạnh chồng già

    Và bên cạnh bóng người xa hiện về...

    Với thời gian, thi sĩ Nguyễn Bính tưởng rằng đă quên được mối t́nh hận năm xưa, nhưng khi đọc mấy bài thơ của TTKh đă kéo ông lại với quá khứ ! Nhà thơ t́m thấy mối t́nh của TTKh mô tả trong mấy bài thơ giống y hệt như mối t́nh vườn Thanh của ḿnh. Nhất là trong bài thơ thứ nhất tả cảnh cố nhân tiễn ông ra đi rồi trở về vườn Thanh để sống với nỗI cô đơn trong gío lạnh :

    Thổi tan âm điệu du dương trước

    Và tiễn người đi bến cát xa

    Ở lại vườn Thanh có một ḿnh

    Tôi yêu gío lạnh lúc tàn canh

    Yêu bóng chim xa, nắng lướt mành.

    Với cái cảm xúc có được từ h́nh ảnh đầy thi tứ, buồn thương đó, Nguyễn Bính đă làm một bài thơ khá dài ‘’ Gịng Dư Lệ ‘’ ông đề tặng riêng cho TTKh, người mà ông chắc chắn là cô gái quay tơ đă một lần thi sĩ gặp gỡ, yêu si. Trong bài thơ này ông mô tả tất cả những diễn tiến của cuộc tao ngộ lần đầu gặp nhau cho đến lúc ông xót đau than khóc khi đọc những bài thơ tâm sự của TTKh.

    Tuổi nàng năm ấy c̣n thơ

    C̣n bao hứa hẹn đợi chờ một mai

    Rồi đây bao gío bụi đời

    Tôi quên sao được con người vườn Thanh.

    Để rồi thi sĩ chẳng ngại ngần ǵ xác quyết TTKh là người yêu vườn Thanh xa xưa của ḿnh :

    Chuyện xưa hồ lăng quên rồi,

    Bỗng đâu xem được thơ người vườn Thanh

    Bao nhiêu oan khổ v́ t́nh

    Cớ sao giống hệt chuyện ḿnh ngày xưa?

    Phải chăng ḿnh có nên ngờ

    Rằng người năm cũ bây giờ là đây ?



    c.Dư luận với thi sĩ Thâm Tâm: Với thi sĩ Thâm Tâm ( Nguyễn tuấn Tŕnh, 1917-1948) có những dữ kiện và chứng minh rất hấp dẫn nói đến sự liên hệ t́nh cảm của ông với TTKh có vẻ như vững trăi hơn và đáng tin tưởng hơn so với kư gỉa Thanh Châu và thi sĩ Nguyễn Bính. Tuy nhiên nếu suy nghĩ kỹ lưỡng ngườI ta cũng không thể coi là hoàn toàn xác thực để cho vào văn học mà không có những dấu chấm hỏi nghi ngờ được !

    Dữ kiện đầu tiên từ bút hiệu TTKh đă là một dấu tích thuận lợi cho nhà thi sĩ Thâm Tâm tuyên bố với nhân gian là TTKh người yêu của ḿnh v́ đó là sự gán ghép hai tên Thâm Tâm và Khánh , tên của cô gái, người yêu của ông mà thành.

    Nhưng Phạm Thanh tác gỉa cuốn Thi Nhân Việt Nam Hiện Đại lại cho rằng, đó chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên và tưởng tượng vu vơ của Thâm Tâm mà thôi. Thật ra TTKh chẳng phải là người yêu của ông nào cả. Nữ sĩ chính là Trần Thị Khánh (TTKh ), một nữ sinh ở phố Sinh Từ, Hà nội, cô ta yêu tha thiết một thanh niên, nhưng v́ bị ép buộc của gia đ́nh phải lấy một người đàn ông khác nhiều tuổi hơn, tên là Nghiêm.. Đơn giản chỉ có thế mà thôi !

    Dư luận lúc đó cũng chẳng biết đúng sai ra sao v́ sau khi ’’ Bài thơ cuối cùng’’’ được đăng báo vào giữa năm 1938 , TTKh biệt tích trên thi đàn. Nhưng măi đến năm 1940 nhà thơ Thâm Tâm mới nhẩy vào để nhận là người yêu của nàng. Ông làm một bài thơ khá dài với đề tựa là ‘’Trả lời của người yêu ‘’ dành tặng riêng cho TTKh, trong đó ông đă gọi tên nữ sĩ là Khánh, một bài thơ rất hay, rất năo nùng bằng những câu thơ có tí phiền giận tác gỉa TTKh, người yêu của ông :

    Khánh ơi, c̣n hỏi ǵ anh

    Ái t́nh đă vỡ, ái t́nh lại nguyên

    Em về đan nốt tơ duyên

    Vào tà áo mới đừng t́m mối xưa

    Bao nhiêu hạt lệ c̣n thừa

    Dành ngày sau khóc những giờ vị vong !

    Hay:

    Giờ h́nh như gió thổi nhiều

    Những loài hoa máu đă gieo nốt đời

    Tâm hồn nghệ sĩ nổi trôi

    Sá chi cái đẹp dưới trời mong manh

    Sá chi những chuyện tâm t́nh

    Ḷng đau, đau chứa trong b́nh rượu cay !

    Sau đó Thâm Tâm c̣n viết hai bài thơ khác nữa tặng riêng cho TTKh, bài ‘‘Mầu máu Tigôn’’ và bài ‘’ Dang dở ‘’ , đây là những bài thơ rất hay và rất cảm động của Thâm Tâm trong năm 1940.

    Suốt mây mươi năm sau đó nhiều người làm văn hoá vẫn cố t́m ṭi thân thế thực của TTKh để xóa đi bóng tối bí mật của người nử sĩ tài năng đó, nhưng những cố gắng đó cũng chẳng đến đâu ! Măi sau này tờ báo Nhân Dân ra ngày chủ nhật 23 tháng 7 năm 1989, kư gỉa Hoàng Tiến đă đưa ra một dữ kiện khác, trong đó ông ta cùng với hai thi sĩ đương thời là Trần Lê Văn và Tú Sót, cả ba người cho biết đă trực diện nghe nhà thơ Lương Trúc (tên thật là Phạm Quang Hoà, thuộc thế hệ cùng thời và là bạn thân của Thâm Tâm, Nguyễn Bính và Trần Huyền Trân. ) nói về sự liên hệ t́nh cảm giữa Thâm Tâm và TTKh.

    Nhà thơ Lương Trúc cho biết cách đây 4 năm ( 1985 ) ông có gặp TTKh, bà tên thật là Trần thị Khánh, người yêu của Thâm Tâm. Theo ông, Thâm Tâm và cô Khánh yêu nhau nhưng không lấy được nhau, v́ danh dự của gia đ́nh cho nên họ hứa với nhau giữ kín mối t́nh đó. Rồi ngẫu nhiên cô Khánh đọc được truyện ngắn Hoa Tigôn của Thanh Châu trên Tiểu thuyết thứ bẩy số báo tháng 9 năm 1937, cô ta xúc động với t́nh tiết của câu truyện và làm ra bài thơ Hai sắc hoa tigôn gửi đi đăng báo. Bài thơ đă làm xáo động trong làng thi văn, rồi nàng gửi thêm Bài thơ thứ nhất với mục đính giải thích cho bài thơ Hai sắc hoa Tigôn.

    Ngoài ra TTKh c̣n viết tặng riêng cho Thâm Tâm bài thơ Đan áo cho chồng. Thâm Tâm cảm động với ư tứ bài thơ và nhất là muốn chứng minh với dư luận đang ồn ào, TTKh chính là người yêu của ḿnh, ông đă gửi bài thơ ‘’ Đan áo’’ đến tâp san Phụ nữ thời đàm để phổ biến.

    TTKh không vừa ư với hành động đó của Thâm Tâm, v́ thế cô ta viết một bài thơ khác lấy tên là Bài thơ cuối cùng, nói lên sự hờn trách người yêu đă v́ hư danh mà đem quảng bá bài thơ mà nàng tặng riêng cho ông ra cho nhân gian biết. Nhưng trong những câu thơ hờn trách đó nàng vẫn không dấu được ḷng yêu thương cố nhân :

    Tôi biết làm sao được hỡi trời

    Giận anh không nỡ ! Nhớ không thôi

    Mưa buồn, mưa hắt trong ḷng uớt...

    Sợ qúa đi anh...Có một người !

    Dù với lời xác nhận của nhà thơ lăo thành Lương Trúc nhưng vẫn chưa thật sự làm thỏa măn dư luận được v́ trong đó vẫn c̣n rất nhiều điểm mù mờ về thân thế, tên tuổi... của người nữ thi sĩ bí mật đó !



    d. Khám phá mới nhất về TTKh:

    Gần đây nhất, vào năm 1994 trong một tài liệu không lưu tên tác gỉa đă tiết lộ một tin tức mới nhất, được coi là đầy đủ nhất về thân thế của TTKh. Nhưng có lẽ người ta vẫn cần thời gian để xác nhận mức độ xác thực của tiết lộ này. Theo tài liệu cho biết một người đàn bà dấu tên D.T.L. đă cho nhà văn Thế Nhật biết như sau:

    Bốn chữ TTKh có ư nghĩa như sau :

    -Chữ T đầu tiên là TRẦN, là tên họ của nữ thi sĩ Trần thị Chung tác gỉa của bốn bài thơ bất tử đó, nhưng thường gọi là Trần thị Vân Chung, bà sinh ngày 25 tháng 8 năm 1919 tại thị xă Thanh Hóa, nhưng trưởng thành ở Hà nội trong một gia đ́nh quan lại. Bà Vân Chung hay là TTKh có một người anh cả, hai người em gái và một người em trai út. Năm 1934 qua mối mai của gia đ́nh bà kết hôn với luật sư Lê Ngọc Chấn của VNCH, sau năm 1975 ông Chấn bị chết trong trại cải tạo.

    Hiện nay bà cùng con cái sống ở một thị xă nhỏ miền nam nước Pháp, bà vẫn tiếp tục viết văn làm thơ với nhiều bút hiệu khác nhau như Vân Nương, Tơ Sương..v..v..

    -Chữ T thứ hai, có nghĩa là Thanh, để chỉ tên kư gỉa Thanh Châu, tác gỉa truyện ngắn ‘’Hoa Tigôn’’. Cốt truyện đă mang đến cho bà sự cảm xúc tột cùng với mối t́nh đầy lăng mạn, chung thủy, đă cho bà thi hứng để làm được những bài thơ tuyệt vời mang đầy cảm giác giận hờn, thương đau và cao thượng .

    -Chữ Kh có nghĩa là khóc! Bà khóc thay cho mối t́nh dang dở với những trái ngang làm cho người thiếu phụ phải sống trọn cuộc đời với người chồng mà ḿnh không yêu nhưng cũng không thể quên được người t́nh xưa cũ của ḿnh.

    Nếu tiết lộ trong tài liệu này là đúng th́ tất cả những sự kiện liên quan đến tên tuổi, thân thế của TTKh trong nhiều thập niên qua, cũng như những thêu dệt lâm ly, trữ t́nh của kư gỉa Thanh Châu, thi sĩ Nguyễn Bính, Thanh Tâm và cả thi sĩ J. Leiba chỉ c̣n là những tưởng tượng vu vơ, mà những người làm văn nghệ cần đến nó để d́m ḿnh vào thế giới mộng ảo cho việc t́m cảm hứng để sáng tác mà thôi.


    Kết luận:

    Bản chất của thơ văn là tưởng tượng và hư cấu. Khi bước vào thơ văn để thưởng thức cái hay, cái cảm của một áng văn, một bài thơ... Người ta phải biết trải rộng tâm hồn ḿnh ra tiếp nhận những cảm xúc đưa đến từ bài thơ, bản văn đó. Điều đó có nghĩa là người ta phải sống và hoà nhập vào nội dung của tác phẩm, phải biết vui buồn, đau khổ hay hoan lạc, giận hờn với những hoàn cảnh éo le của nhân vật trong tác phẩm. Có được những cái đó trong khi thưởng thức th́ coi là ‘’ Đạt’’ vậy ! Người ta cần biết thân thế hay cuộc đời riêng tư của tác gỉa để làm ǵ ?Đôi khi sự t́m ṭi, ṭ ṃ đó chẳng có lợi ích ǵ cho cái thú thưởng lăm của người đọc mà c̣n mang đến cho người đọc có cái nh́n sai lệch v́ chủ quan, thành kiến với cá nhân tác gỉa nữa.

    Với cái quan niệm đó, người ta nên nghĩ rằng bốn bài thơ của TTKh đă quá đủ để làm cho người đọc ngẩn ngơ v́ cái hay, cái xúc tích biết bao nhiêu cảm giác đau buồn, thương nhớ, giận hờn... đôi lúc đă làm người đọc phải lịm người mà nước mắt ướt mi...Như vậy là đủ rồi ! Chúng ta cần ǵ phải thắc mắc TTKh là ai làm ǵ nhỉ ? Nàng là cô nữ sinh Trần thị Khánh ở phố Sinh Từ, Hà Nội. Nàng là Trần vân Chung hay Trần thị Vân Chung cô gái đất Thanh hoá... Nàng là ai cũng thế mà thôi! Điều quan trọng mà chúng ta biết rất rơ, những bài thơ của TTKh là những bài thơ rất hay, sẽ măi măi bất tử trong thi đàn VN. Thế là đủ rồi !

    Cũng nhân tiện trong bài viết có lẽ chúng ta cũng nên biết sơ qua về loài hoa Tigôn mà nó đă là đề tựa cho bốn bài thơ của TTKh ra đời. Hoa Tigôn là một loại hoa leo, có hai loại, loại cho ra hoa mầu trắng và loại cho ra hoa mầu đỏ hay hồng tươi, có thể mọc ở toàn cơi VN. Lá Tigôn mầu xanh, h́nh tim như lá trầu nhưng nhỏ cỡ 3 ngón tay. Hoa Tigôn nhỏ bằng đầu chiếc đũa ăn cơm, mọc thành chùm, hoa tigôn có 5 cánh h́nh trái tim, hai cánh nhỏ ở trong và 3 cánh lớn hơn chụm vào nhau bao ở ngoài. Khi gặp gió hay mưa hoa rụng từ cuống hoa, rơi xuống đất nhưng vẫn c̣n nguyên cả bông hoa chứ cánh hoa không tách rờI ra tơi tả như TTKh mô tả trong thơ của bà:

    Thủa đó nào tôi đă hiểu ǵ

    Cánh hoa tan tác của sinh ly !

    Lưu An
    ( Thụy Sĩ, August 2003 )






















    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 17-08-2012 at 01:55 PM.

  6. #206
    Member
    Join Date
    02-05-2011
    Posts
    62

    ... cuối đời.. lại được đọc thơ t́nh xa xưa....

    ... các bạn có quên hay chưa nhắc đến.. Vũ hoàng Chương.../. nmq

  7. #207

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447

    Vũ Hoàng Chương

    Quote Originally Posted by nguyen manh quoc View Post
    ... các bạn có quên hay chưa nhắc đến.. Vũ hoàng Chương.../. nmq
    Thưa Bác làm sao quên được Vũ hoàng Chương, cây cổ thụ mà. Riêng bài Hoàng hạc Lâu cuả Thôi Hiệu mà VHC dịch thật tuyệt vời..chúng ta sẽ nói sau về VHC nhé.
    Last edited by ForexNews; 17-08-2012 at 09:43 PM.

  8. #208

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447
    Hoàng Hạc Lâu.

    Hạc vàng ai cưỡi đi đâu?
    Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu c̣n trơ
    Hạc vàng đi mất từ xưa
    Ngh́n năm mây trắng bây giờ c̣n bay
    Hán Dương sông tạnh cây bày
    Băi xa Anh Vũ xanh dầy cỏ non
    Quê hương khuất bóng hoàng hôn
    Trên sông khói sóng cho buồn ḷng ai
    Bản dịch của Tản Đà


    Xưa cánh hạc bay vút bóng người
    Nay Lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi
    Vàng tung cánh hạc, bay bay măi
    Trắng một mầu mây, vạn vạn đời
    Cây bến Hán Dương c̣n nắng chiếu
    Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
    Gần xa chiều xuống, đâu quê quán?
    Đừng giục cơn sầu nữa sóng ơi!
    Bản dịch của
    Vũ hoàng Chương




    Ngô Tất Tố

    Người xưa cưỡi hạc đă cao bay
    Lầu hạc c̣n suông với chốn này
    Một vắng hạc vàng xa lánh hẳn
    Ngh́n năm mây bạc vẩn vơ bay
    Vàng gieo bến Hán, ngàn cây hửng
    Xanh ngát châu Anh, lớp cỏ dầy
    Hoàng hôn về đó quê đâu tá?
    Khói sóng trên sông nảo dạ người.
    Bản dịch của Trần Trọng Kim

    Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ
    Thử địa không dư Hoàng hạc lâu
    Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản
    Bạch vân thiên tải không du du
    Tỉnh xuyên lịch lịch Hán Dương thụ
    Phương thảo thê thê Anh vũ châu
    Nhật mộ hương quan hà xứ thị
    Yên ba giang thượng sử nhân sầu
    Bản chính cuả Thôi Hiệu

    Bài này có cả mấy chục bản dịch. Tuy vậy hai câu thơ câu cuối "Nhật mộ hương quan hà xứ thị Yên ba giang thượng sử nhân sầu" là hai câu hay nhất và quan trọng nhất cuả bài thơ để mô tả tâm hồn cuả chính ḿnh th́ hầu như chưa ai dịch đạt được ư cuả tác giả về nỗi buồn man mác cuả lữ khách xa quê nhà... Đây chỉ là thiển ư cuả tôi thôi, mời các bác cho ư kiến, cũng như thích bài dịch cuả ai?
    Last edited by ForexNews; 17-08-2012 at 11:56 PM.

  9. #209
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    "Tố cuả Hoàng ơi Tố cuả ai"

    Quote Originally Posted by ForexNews View Post
    Thưa Bác làm sao quên được Vũ hoàng Chương, cây cổ thụ mà. Riêng bài Hoàng hạc Lâu cuả Thôi Hiệu mà VHC dịch thật tuyệt vời..chúng ta sẽ nói sau về VHC nhé.
    Cuộc du ngoạn trên dòng sông văn thơ, càng về khuya trời càng trong, trăng càng sáng, rượu càng nồng... Chúng ta sẽ nhắc đến các cuộc du ngoạn cuả Tô Đông Pha trên dòng Xích Bích, cuả Đông Hồ trên Đông Hồ, tình sử Vũ Hoàng Chương với nàng "Tố".v.v.
    Hứng càng cao, tình càng thắm khi thấy các văn nhân đang đợi chờ chia sẻ...
    Qủa đúng là
    "Thơ chưa bàn tiên tục, nhớ thơ muốn nhắc nhau ngâm
    Rượu chưa luận thánh hiền, có rượu cứ khuyên nhau rót"
    (Trích phú Đông Hồ)

  10. #210

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447
    Hoàng Hạc Lâu


    107495-medium_VHNT-VuHoangChuong
    Chân dung thi sĩ Vũ Hoàng Chương. (H́nh: Tài liệu)
    107495-medium_VHNT-VuHoangChuong-02
    Thủ bút bản dịch ‘Hoàng Hạc Lâu’ của Vũ Hoàng Chương. (H́nh: Tài liệu)

    Quỳnh Giao
    Sinh tiền, Vũ Hoàng Chương là thày dạy Việt văn của Cung Tiến. Ông sinh năm 1916, trước người nhạc sĩ tên tuổi này 22 năm. Nhưng với thói quen khoáng đạt của một nhà thơ, ông không hề câu nệ, vẫn coi Cung Tiến như người bạn vong niên hơn là một đứa học tṛ.

    Có lần ông nói đùa. Rằng Cung Tiến phổ thơ biết bao người mà chưa từng phổ thơ Vũ Hoàng Chương! Cung Tiến không quên điều ấy nhưng biến cố 1975 đă ụp trên cả nước và người nhạc sĩ th́ lưu vong ra ngoài, c̣n nhà thơ kẹt lại ở bên trong với những Mai Thảo, Phạm Đ́nh Chương, Thanh Tâm Tuyền, Phạm Xuân Ninh, Phan Lạc Phúc, v.v....

    Trong nỗi bi phẫn về cảnh bạn bè tán lạc, Vũ Hoàng Chương đă cảm dịch bài thơ Hoàng Hạc Lâu nổi tiếng của Thôi Hiệu, rồi nhờ bạn bè chuyển được ra ngoài, đến tay Cung Tiến khi ấy c̣n ở Canberra bên Úc... Thôi Hiệu là nhà thơ khét tiếng thời Thịnh Đường vào đầu thế kỷ thứ tám. Bài thơ của ông khiến một người như Lư Bạch c̣n nghẹn lời không dám viết về lầu Hoàng Hạc nữa và được Kim Thánh Thán ngợi ca là “bút pháp tuyệt kỳ, tác phẩm đệ nhất cổ kim trong thơ Luật”.

    Đấy cũng là bài được người ḿnh dịch sang Việt ngữ nhiều nhất. Có người đếm ra hơn bốn trăm bản dịch khác nhau, từ Tản Đà, Ngô Tất Tố đến Trần Trọng Kim, Trần Trọng San, Nguyễn Đức Hiển, v.v... Với Cung Tiến và nhiều bằng hữu th́ bài cảm dịch của Vũ Hoàng Chương là một sự tuyệt mỹ v́ tâm cảnh mọi người vào lúc đó.

    Từ bên ngoài, nhận được bản dịch, Cung Tiến nhớ thầy, nhớ bạn và nhớ lại cung cảnh xa xưa nên đă xuất thần phổ nhạc rất nhanh và t́m cách gửi về ngay năm sau. Nhưng không kịp nữa. Vũ Hoàng Chương bị cầm tù và bị kiệt sức mới được thả ra và tạ thế sau đó năm ngày nên không bao giờ được nghe ca khúc này. Bây giờ nhớ lại th́ xin ghi bài cảm dịch của ông để chúng ta khỏi quên và cùng thưởng thức:

    “Xưa hạc vàng bay vút bóng người
    Đây lầu Hoàng Hạc chút thơm rơi
    Vàng tung cánh hạc đi đi măi
    Trắng một màu mây vạn vạn đời
    Cây bến Hán Dương c̣n nắng chiếu
    Cỏ bờ Anh Vũ chẳng ai chơi
    Gần xa chiều xuống nào quê quán
    Đừng giục cơn sầu nữa, sóng ơi...”

    Khi c̣n sống, ông Nguyễn Đức Hiển tại Houston Texas cho rằng bản dịch Vũ Hoàng Chương “c̣n hay hơn nguyên bản, mà nguyên bản vốn đă hay tót vời”. Ông Hiển có thể nói không ngoa v́ bản thân đă dịch đi dịch lại mười mấy lần bài thơ của Thôi Hiệu! Ông c̣n dụng công so sánh hai câu thực của nguyên bản, gồm sáu thanh trắc liên tiếp:

    “Hoàng Hạc nhất khứ bất phục phản
    Bạch vân thiên tải không du du”

    Với câu “thực” do Vũ Hoàng Chương để lại mà ông cho là ảo diệu hơn:
    “Vàng tung cánh hạc đi đi măi
    Trắng một màu mây vạn vạn đời...”

    Khi đọc lại, làm sao ḿnh không ngậm ngùi với những chữ tuyệt diệu như “vút” bóng người, hay chút “thơm” rơi...? Và câu kết, “Đừng giục cơn sầu nữa, sóng ơi!”, nghe thê thiết hơn vần lục bát của Tản Đà:
    “Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
    Trên sông khói sóng cho buồn ḷng ai!”

    Cung Tiến đưa Hoàng Hạc Lâu vào nhạc với phần ḥa âm soạn cho dương cầm và viết trên cung Ré giáng Trưởng, nhịp 4/4 chậm răi tha thiết - andantino - và ư nhị. Piano mở đầu bằng hai ô nhịp, hai mesures, viết lối Arpège chùm hai nốt, thánh thót, êm đềm. Rồi lời ca cất lên bồi hồi day dứt như một truyện kể, mà dùng phép tả cảnh để tả t́nh:
    “Xưa hạc vàng bay vút bóng người...
    Đây lầu Hoàng Hạc chút (ứ ư ) thơm rơi...”

    Đàn piano lại rải, nghe như tiếng chim hót, và cứ thế ca khúc dẫn người nghe vào một bức tranh cổ, với cánh hạc vàng ẩn hiện sau vầng mây bạc có nắng chiếu, có cây bến Hán Dương u buồn và cỏ bờ Anh Vũ vắng vẻ, chẳng c̣n ai chơi...
    Đoạn nhạc chuyển tiếp nỉ non đan lượn những ngậm ngùi rồi chợt mở ra tâm sự kẻ tư hương, nhớ quê, nhớ bạn...
    “Gần xa chiều xuống nào quê quán
    Đừng giục cơn sầu nữa (ư ứ), sóng (à à) ơi...”

    Rồi đàn lại buông arpège hai nốt nhẹ nhàng, lăng đăng ch́m khuất, mơ hồ như cánh hạc vàng tan trong khói sóng...
    Toàn bài, Cung Tiến dùng âm giai ngũ cung đầy chất Đông phương với nét nhạc thanh thản, nhuốm vẻ Lăo Trang và phảng phất giai điệu Claude Debussy trong bài “Clair de Lune”. Cung Tiến rất chuộng Debussy khi nhạc sĩ người Pháp này khám phá nhạc Á Đông vào đầu thế kỷ trước. Debussy cũng dùng hợp âm ngũ cung và cũng lấy “Arpège” rải tay trái và đưa ra một hợp âm lạ tai mà hài ḥa êm ái....

    Bài “Hoàng Hạc Lâu” là viên ngọc quư của thơ Đường. Bản dịch Vũ Hoàng Chương là bài chuyển ngữ mang tâm sự của một thi hào trong hoàn cảnh bi đát của đất nước. Ca khúc Cung Tiến là sự kết hợp lạ kỳ của t́nh cảm và nhạc thuật để nối liền ngần ấy nét đẹp của thơ, của nhạc. Điều hơi tiếc là ít người biết hoặc tŕnh bày ca khúc trác tuyệt này để đời sau c̣n nhớ Vũ Hoàng Chương và ḍng nhạc quư phái của miền Nam chúng ta khi ḿnh đă mất hết...
    Lần cuối mà miền Nam có buổi sinh hoạt để vinh danh Vũ Hoàng Chương là vào Tháng Ba năm 1975, tại pḥng trà của Khánh Ly, do Mai Thảo và Thanh Tâm Tuyền tổ chức. Đă 35 năm tṛn rồi. Sau đó là cảnh chia ly tan tác. “Vàng tung cánh hạc”... như ánh chớp chợt lóe rồi vụt tắt.


    Nhận được bài viết của anh Quỳnh Trần, cựu GS Lư Hóa, bài thơ của Thôi Hiệu, cùng bài viết về Vũ Hoàng Cbương. Tôi xin đăng lại để các bạn cùng đọc. Một lúc nào đó, trong một trạng huồng nào đó tư nhiên mỉnh nghĩ lại bạn bè. Bài thơ thật cảm xúc.

    VHKT


    黃鶴樓 Hoàng Hạc Lầu:
    昔人已乘黃鶴去, Tích nhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ,
    此地空餘黃鶴樓。 Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
    黃鶴一去不復返, Hoàng hạc bất khứ bất phục phản,

    白雲千載空悠悠。 Bạch vân thiên tải không du du.
    晴川歷歷漢陽樹, T́nh xuyên lịch lịch Hán dương thụ,
    芳草萋萋鸚鵡洲。 Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
    日暮鄉關何處是, Nhật mộ hương quan hà xứ thị?
    煙波江上使人愁。 Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
    Tác giả: 崔顥 Thôi Hiệu (Hạo)



    Hạc vàng ai cưỡi đi đâu,
    Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu c̣n trơ.

    Hạc vàng đi mất từ xưa,
    Ngh́n năm, mây trắng bây giờ c̣n bay.
    Hán dương sông lạnh, cây bầy
    Băi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non.
    Quê hương khuất bóng hoàng hôn,
    Trên sông khói sóng cho buồn ḷng ai !
    Tản Đà

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Những Chữ Dùng Sai Trong Ngôn Ngữ CSVN
    By Phú Yên in forum Văn Hóa - Nghệ Thuật
    Replies: 5
    Last Post: 15-08-2012, 09:56 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Phần 2: Những mảng tối trong 'Ngôi nhà Việt'
    By doisoente in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 01-03-2012, 05:29 AM
  4. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  5. Replies: 7
    Last Post: 18-03-2011, 07:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •