Page 27 of 31 FirstFirst ... 17232425262728293031 LastLast
Results 261 to 270 of 304

Thread: Chơi chữ, nói lái và những vần thơ bất hủ trong văn chương Việt Nam.

  1. #261
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Tiểu Sử và các tác phẩm văn học của nhà Cách Mạng Nguyễn An Ninh



    Chân Dung Nhà Cách Mạng Nguyễn An Ninh 1900-1943






    Logo : Đại Học Đường Sorbonn - Pháp Quốc




    Nhà Cách Mạng Nguyễn An Ninh sinh ngày 15/9/1900 tại xă Long Thượng, huyện Cần Giuộc-Long An

    Tốt nghiệp Tú Tài Trường Chasseloup Laubat, tại Sài G̣n khi 16 tuổi -1916


    Tốt nghiệp Luật tại Trường Cao đẳng Pháp thuộc Đại học Đông Dương tại Hà Nội khi 18 tuổi -1918


    Năm 1918, ông sang Paris (Pháp), học đại học ngành luật tại Đại học đường Sorbonne. Hai năm sau, ông đă Tôt nghiệp Tối ưu , được cấp bằng cử nhân Luật hạng xuất sắc khi 20 tuổi . Trong thời gian này, người thanh niên Nguyễn An Ninh bắt đầu tham gia tích cực trong phong trào yêu nước của người Việt Nam tại Pháp.

    Ngày 3/10/1923,Nhà Cách Mạng Nguyễn An Ninh về nước, tham gia hoạt động cách mạng chống lại chính quyền thực dân Pháp.

    Ngày 10/12/1923, ông lập ra tờ báo La Cloche Fêleé (Tiếng chuông rè) bằng tiếng Pháp, phát hành công khai ở Sài G̣n. Đây là một trong những tờ báo đầu tiên thuộc ḍng báo chí công khai trực tiếp phê phán mạnh mẽ chính quyền thực dân Pháp, đồng thời giới thiệu quảng bá cho các tư tưởng cách mạng

    Năm 1926, ông bị chính quyền thực dân bắt giam 2 năm. Sau khi ra tù, ông sáng lập ra Thanh niên Cao vọng Đảng, một tổ chức yêu nước hoạt động theo nguyên tắc hội kín ở Nam Kỳ. Ông c̣n phối hợp với các Lănh tụ của Hội Việt Nam cách mệnh Thanh niên trong vận động quần chúng và phát triển tổ chức của Hội. Ông lại bị thực dân Pháp bắt vào cuối năm 1928.
    ...
    Sau khi ra tù lần thứ hai (1931),Nhà Cách Mạng Nguyễn An Ninh tiếp tục tham gia các hoạt động yêu nước và cách mạng. Cuối tháng 4/1932 ,Nhà Cách Mạng Nguyễn An Ninh lập ra tờ báo công khai bằng tiếng Pháp La Lutte (Tranh đấu). Đây là tờ báo cách mạng rất có uy tín ở Sài G̣n và Nam Kỳ. Nguyễn An Ninh phát động phong trào "Đông Dương đại hội", một phong trào đấu tranh mang tính chất quần chúng rộng răi. , đặc biệt là trên mặt trận tư tưởng, văn hoá, báo chí và các cuộc vận động tranh cử.

    Ngày 4/10/1939, Nguyễn An Ninh bị thực dân Pháp bắt. Sau đó, ông bị kết án 5 năm tù và 10 năm lưu đày biệt xứ. Chúng đưa ông ra giam giữ tại nhà tù Côn Đảo. Ông hy sinh ngày 14/8/1943 tại Côn Đảo.


    **
    Từ một sinh viên của Đại học Đông Dương, người thanh niên Nguyễn An Ninh trở thành một chiến sĩ, một Lănh tụ Cách Mạng có uy tín lớn và có ảnh hưởng mạnh mẽ của phong trào yêu nước Việt Nam trong suốt gần 2 thập kỷ (từ 1923 đến 1943). Ông c̣n là nhà tư tưởng, nhà văn hoá và nhà báo lớn. Những tác phẩm của ông về tư tưởng chính trị, về tôn giáo và về văn hoá có ảnh hưởng sâu rộng đối với diễn tŕnh lịch sử văn hoá - tư tưởng Việt Nam cận đại. Ông là một trong những người tiêu biểu nhất của lớp trí thức dũng cảm dấn thân, xả thân, đem hết tài năng, dũng khí và tính mạng cống hiến cho sự nghiệp Cách mạng đấu tranh giành Độc lập và Tự do cho Dân tộc Việt Nam .



    Tác Phẩm Văn Học :

    Ngoài những bài diễn thuyết, bài báo bằng tiếng Việt lẫn tiếng Pháp, ông c̣n soạn các sách:

    Nước Pháp ở Đông Dương (La France en Indochine) 1925

    Hai Bà Trưng (tuồng hát) 1928

    Tôn giáo 1932

    Phê b́nh Phật giáo 1937.

    Dân ước (dịch những đoạn chính trong quyển Contrat social của Rousseau vào năm 1923).

    Bài thơ cuối cùng : Sống và Chết


    **Nhận xét của Tiến sĩ sử học Pháp Daniel Héméry:

    " Nguyễn An Ninh là Người có ảnh hưởng lớn đến trí thức miền Nam Việt Nam trong những năm 1920, 1940, Người đă thức tỉnh cả một thế hệ "



    Bài Thơ Cuối Cùng

    Sống và chết


    Sống mà vô dụng,sống làm chi
    Sống chẳng lương tâm, sống ích ǵ?
    Sống trái đạo người, người thêm tủi
    Sống quên ơn nước, nước càng khi.
    Sống tai như điếc, ḷng đâm thẹn
    Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
    Sống sao nên phải, cho nên sống
    Sống để muôn đời, sử tạc ghi


    Chết sao danh tiếng vẫn c̣n hoài
    Chết đáng là người đủ mắt tai
    Chết được dựng h́nh tên chẳng mục
    Chết đưa vào sử chứ không phai
    Chết đó, rơ ràng danh sống măi
    Chết đây, chỉ chết cái h́nh hài
    Chết v́ Tổ quốc, đời khen ngợi
    Chết cho hậu thế, đẹp tương lai
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 22-08-2012 at 11:28 AM.

  2. #262
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Phan Văn Hùm & Nguyễn Trung Nguyệt” và “ Ngục Trung Kư Sự của Bảo Lương”



    Chân Dung Nhà Cách Mạng Viêt Nam Phan Văn Hùm ( 9 tháng 4 năm 1902 - năm 1946), bút danh Phù Dao là Nhà Văn , Nhà Báo nổi tiếng bị Cộng Sản thủ tiêu 1946








    Logo : Đại Học Đường Sorbonn - Pháp Quốc





    Phan Văn Hùm & Nguyễn Trung Nguyệt” và “ Ngục Trung Kư Sự của Bảo Lương”
    Thế Phong

    Lời dẫn:


    ….đây là 2 bài: “(trong” Tản mạn văn chương / Thế Phong( bản thảo) , mà ” tác gia Nguyễn Q. Thắng” đă sử dụng 2 phần:” Bảo Lương Nữ sĩ..” và “ Nguyễn Đức Quỳnh”


    Bài 1:” Xướng họa Phan văn Hùm & Nguyễn Trung Nguyệt.(*)



    1.- Tiểu sử:



    Phan Văn Hùm sinh 1902 ở Búng ( Lái Thiêu, con trưởng trong một gia đ́nh trung lưu ở Thủ Dầu Một ( tỉnh B́nh Dương bây giờ). Gia đ́nh có 3 anh chị em: bà Phan Thị Năm, ông Phan văn Hóa, riêng Phan Văn Hùm bị phe đối lập cộng sản thủ tiêu vào năm 1946.



    Phan Văn Hùm c̣n có họ gần xa với Đồ Chiểu, nhà ái quốc, nhà thơ tiến bộ miền Nam, tác giả” Lục vân tiên “ – đă chống đối Pháp ngay từ khi thực dân mới đặt chân lên đất nước ta .


    Phan văn Hùm đậu bằng Thành chung xong, ra Hà Nội theo học ngành Công chính. Tốt nghiệp, ông trở về Nam Bộ làm vườn, không ra làm việc với chính phủ Pháp. Năm 1929, lấy cớ là bạn Nguyễn An Ninh, thực dân bắt , giam tù ông tại Khám lớn Sài G̣n. Năm 1933, ông qua Pháp du học, theo ban triết tại Đại học đường Sorbonne(Paris), về nước, đứng trong hàng ngũ những nhà ái quốc tranh đấu: Nguyển An Ninh, Tạ Thu Thâu, Trần Văn Thạch.. đồng thời xin xuất bản báo pháp ngữ ” La lutte” và” Đồng Nai”( Việt ngữ).

    Năm 1937, ra ứng cử Hội đồng Quản hạt. ( Conseiller Colonial) .

    Năm 1939 Phan Văn Hùm lại bi vào tù, v́ cho đăng một bài báo trên tờ” La lutte”.

    Năm 1942 ra tù lại bị bắt giam, bị đưa đi quản thúc tại Tân Uyên ( Biên Ḥa).



    2.- Tác phẩm:



    Tác phẩm chính đă xuất bản: “ Biện chứng pháp”, “ Phật giáo triết học”, “ ( Nxb Tân Việt, 1940) ,” Vương dương Minh” ( Tân Việt 1944), “Ngư tiều vấn đáp” …. Và nhiều bài khảo cứu viết bằng pháp ngữ, việt ngữ giá trị đăng trên tạp chí” Tri tân”, “Thanh nghị”… ( Hà Nội ).



    Trong tác phẩm” Ngồi tù Khám lớn” ( Nxb Bảo Tồn, Saigon 1929), lên án bọn thực dân, qua thiên hồi kư tự sự về ngày tháng bị giam cầm. Tác giả quan niệm “vào tù” – tinh thần sẽ nát hay cứng rắn như đồng”- mượn lời Nguyễn An Ninh :” “En prison, le coeur se brise ou se bronze”.



    Phan Văn Hùm với đường lối chính trị” tả đối lập” ở bước đầu, về sau ,tư tưởng tác giả lại hướng về cội nguồn dựa trên lập trường dân tộc. Ông là nhà cách mệnh, tư tưởng gia tiến bộ, giàu ḷng yêu nước t́m cách giải phóng tố quốc thoát ách nô lệ thực dân Pháp. Tác phầm Phan Văn Hùm đều là sách giá trị, giúp ích cho chúng ta đi sâu vào các vấn đề quốc tế, quốc gia. Ban đầu, ông tin rắng, qua đường lối” tả đối lập” sẽ đem lại ước vọng giải phóng quốc gia. ( Biện chứng pháp ) sau lại quay về triết học Đông phương, t́m cội nguồn dân tộc để giài thoát đất nước .( Phật giáo triết học, Vương dương Minh). Ông là một tư tưởng gia uyên thâm, nhà cách mệnh sáng chói, nhà văn biên khảo uyên thâm với tinh thần bác học, sát cánh TạThu Thâu, Nguyễn An Ninh .



    3.- Thời đoạn sáng tác bài thơ” Tù Khám lớn”:



    Năm 1929, Phan Văn Hùm bị bắt tại Bến Lức cùng Nguyễn An Ninh, sau thực dân đưa về giam tại Khám lớn. Cùng lúc ấy, một vụ án mạng xảy ra ở số nhà 7 Barbier Tân Định, ( nay là đường Thạch Thị Thanh, quận 1 – Sài G̣n), nạn nhân bị ám sát , rồi bị thiêu đốt rất thảm khốc. Vụ ám sát v́ lư do chính trị do chủ mưu Nguyễn Trung Nguyệt ( trong nhóm Phan Văn Hùm) thanh trừng một đảng viên phản đảng. Trong câu chuyện vào tù Khám lớn, Phan Văn Hùm sáng tác bài thơ Đường luật, sau nữ chiến sĩ có phương danh Bảo Lương-Nguyễn Trung Nguyệt có” bài họa “ đáp lễ,



    Bài “ xướng “:



    “Trăng tṛn” đâu sợ đám mây mù

    Một bức trinh thơ giả ư ngu

    Chịu tiếng lẳng lơ nhiều khuất phục

    Biết ḿnh trong sạch chẳng tâm tu

    Anh hùng há luận cơn thành bại

    Chí sĩ đành cam kiếp tội tù

    Chỉ tiếc anh thơ công lỡ dở

    Thiếu người ra chấp búa Tŕnh- Chu.



    PHAN VĂN HÙM.



    Bài thơ gửi nữ chiến sĩ Nguyễn Trung Nguyệt của Phan Văn Hùm- vừa được nhắc ở trên- ở thời đoạn đó, các báo Saigon đều cho “ vụ án chính trị”, chứ không hẳn là một “ vụ án t́nh” mà dư luận xôn xao- và khởi sự từ nữ chiến sĩ Nguyễn Trung Nguyệt.



    Phan Văn Hùm cho người đọc thấy chi tiết trong bài họa ( câu 2 + 3)- nữ chiến sĩ có sắc đẹp, dùng mỹ nhân kế hạ sát tên đảngviên phản đảng. Trước ṭa án, Nguyễn Trung Nguyệt , ngoài sự chịu đựng h́nh phạt án, c̣n gánh thêm dư luận: một người nữ có sắc đẹp giết người t́nh phụ bạc. Tiểu kế kia chỉ là màn che đậy đại sự ẩn ch́m bên trong:



    ” một nữ chiến sĩ xử tử một đảng viên phản đảng, phản quốc, để làm gương buộc kẻ yếu hèn phải kinh khiếp”.



    Phan Văn Hùm ca tụng Nguyễn Trung Nguyệt - môt bậc anh thơ, một trang thiếu nữ tuyệt sắc, một người yêu nước can đảm- đúng là bậc chí sĩ khinh thường tù tội, đứng trên dư luận… tất cả chỉ để chứng minh tấm ḷng một người dân yêu tự do, tranh thủ giành độc lập khi đất nước bị nô lệ.



    Phan Văn Hùm như c̣n một niềm ân hận nhỏ.. đó là nhà ái quốc kia đă tiếc thay tuổi thanh xuân một trang anh thơ sắc tài nửa đường lỡ dở…



    Bài thơ không chỉ đẹp lời, chau chuốt tứ, nội dung vững vàng, tư tưởng kiên định, một ḷng, một dạ chống đối chính sách thực dân- mà nhà đại ái quốc Phan Văn Hùm cảm phục, sáng tác thơ riêng tặng Bảo Lương.



    Hiện nay, nữ chiến sĩ yêu nước ấy c̣n tại thế- chị Nguyễn Trung Nguyệt vào trạc khoảng 60. (năm 1959).



    Bài” họa “Bảo Lương đối đáp bài “ xướng” Phan văn Hùm :



    “ Lao lung dài chật khói mây mù

    Thất bại đành cam lựa trí ngu

    Cơm lức sơ sài tâm rán luyện

    Áo xanh tơ tải chi công tu

    Sông non ngót đă trăm năm tội

    Nước lửa đành cam mấy kiếp tù!

    Ánh Thái dương c̣n, c̣n ước vọng

    Tre tàn măng mọc dễ ǵ tru !”



    BẢO LƯƠNG- NGUYỄN TRUNG NGUYỆT.



    Chúng tôi không nhớ đă đọc trong một cuốn sách nào - khi một nhà văn cách mạng bàn luận về văn chương cách mạng- đại ư nói:” văn thơ cách mạng phải từ nhà làm cách mạng viết ra” mới thực sự có giá trị !.



    André Malraux 24 tuổi, từng là cố vấn chính trị Tưởng Giới Thạch - th́ Malraux mới có thể mô tả chân dung nhân vật như Tchen, Borodine, Garine- đưa vào tiểu thuyết” La condition humaine”.( sách dịch mang tựa” Thân phận con người”). Nội dung là chính yếu, nghệ thuật viết, kỹ thuật thứ yếu. Nếu Malraux không là cố vấn chính tri Tưởng - hẳn sẽ không có tác phẩm ” Thân phận con người”. Tuy vậy, cuốn tiểu thuyết vẫn không bị xếp loại” dở bút pháp”- như các nhà phê b́nh văn chương tây từng định giá.



    Đó là điều tương tự vừa bàn luận, khi b́nh hai bài” xướng “Phan VănHùm và” họa” Bảo Lương-Nguyễn Trung Nguyệt- theo tôi, nội dung kiên định vững vàng ,nhưng bút pháp chưa thể coi tuyệt hảo !.



    Trở lại bài họa Bảo Lương- tác gỉa nói lên được ư diễn tả ở nội dung – như một nhà thơ cổ điển Pháp quan niệm: giá trị chính yếu phải kể nội dung, c̣n bút pháp xếp loại “ tầm tầm” là khả thi rồi .



    Nội dung bài họa, Nguyễn Trung Nguyệt than kiếp nô lệ, như” sông non ngót đă trăm năm tội”, “ Cái” tội” như Bảo Lương quan niệm, đó là ách thống trị tấy đầy đọa, th́ đành chấp nhận cảnh” cơm lức sơ sài tâm rán luyện” phục thù với’ chí công tu”.



    Nguyễn Trung Nguyệt tự khuyên bản thân nuôi ước vọng:



    ” Ánh Thái dương c̣n, c̣n ước vọng “



    … tặng bậc anh hùng hào kiệt đă quên thân, hy sinh đời nhỏ bé cho chí lớn,thờ phụng tổ quốc. Vả hàm ư ẩn ch́m dành tặng nhà đại ái quốc Phan Văn Hùm- nói chung, hay riêng đều được cả- anh hùng chí lớn như ánh mặt trời, hẳn đất trời sao có thể bị diệt vong- bởi tre tàn th́ măng lại mọc:



    “ Tre tàn măng mọc, dễ ǵ tru ?!”



    …về quan niệm người yêu nước (trước 1945), Nguyễn Trung Nguyệt cho rằng:

    “vấn đề đánh đuổi xâm lăng, giành độc lập là ưu tiên hàng đầu, tất cả c̣n lại là thứ yếu. Căm thù thực dân Pháp là vấn đề chính- vấn đề hàng đầu phải đem ra thảo luận ngay trong cương lĩnh bất cứ ai được mệnh danh nhà ái quốc của bất cứ đất nước nào đang bị thống trị. “



    Ở đất nước Trung hoa, sau thời nhà ái quốc Tôn Dật Tiên qua đời, sự tập hợp đảng phái, không phân biệt đường lối chính trị - mục tiêu chính khi ấy là đuổi Nhật khỏi bờ cơi Hoa lục. Chẳng khác ǵ ở nước ta – 1946 - đuổi Pháp là mục tiêu chính được ghi hàng đầu ở chương tŕnh nghị sự.



    Trở lại trường hợp Tạ Thu Thâu, Thái Văn Tam, Huỳnh Văn Phương, Phan Văn Hùm, ..- lấy” tả đối lập” làm phương tiện muu cầu giải phóng dân tộc. Chúng tôi phỏng đoán rằng- phải chăng những ngày cuối cùng - Phan văn Hùm bị rơi vào trường hợp trên- nên đưa lư tưởng ẩn ch́m trong văn chương- lấy dân tộc làm chủ đề- chẳng là một minh chứng cứu văn sử dụng” phương tiện sai” mất phương hướng “ cứu cánh dân tộc”sao ?



    Cả đến Bảo Lương-Nguyễn Trung Nguyệt- không tránh nổi sa lầy, khi sử dụng” phương tiện sai” – và đúng dịp một nhà báo phỏng vấn, chị cơ hội xả tâm sự :

    -“…Anh nên biết người dân thời ấy là sống dưới chế độ nô lệ, mục phiêu tranh đấu là vận động độc lập quốc gia. C̣n ra vấn đề mầu sắc chính trị, thú thật với các anh, người thành thật yêu nước không bao giờ để ư đến ( cái khác), ( cốt làm sao cho ) nước nhà phải độc lập đă….”



    4.- Tổng luận:



    Nhắc lại trang oanh liệt các nhà ái quốc- nhất là bậc anh hùng sáng thế, anh thơ tiên phong- chúng tôi không bao giờ dám phán đoán” hành động, thái độ” thời gian cũ, song hành với ư niệm, nhận định ở thời gian hiện tại. Nếu làm vậy, nào khác ǵ



    ” …ḿnh hôm nay phủ nhận thơ ấu hôm qua tự kết luận giá trị hôm nay tất hơn hẳn quá khứ…”.

    Song một vài ư kiến bầy tỏ trên kia- chúng tôi chỉ có ư ngoái nh́n lại kinh nghiệm người đi trước sa hầm, hố- kẻ đi sau, biết, sẽ tránh sa lầy- có vậy, mới” bon bon một đường thênh thang thẳng tới”.



    “.. nếu một Goethe và Schille ở “ thời hoàng kim tư tưởng” (Sturm und drung)- cho rằng: “ Goethe có nổi danh hơn Schiller đi nữa- bởi Goethe dựa vào kinh nghiệm sống cùng song hành với lư luận. C̣n Schiller lại chỉ hoàn toàn dựa trên nghiên cứu lư luận mà thôi !” ( Il y arrive par une seule voie spéculative”).



    Trở lại sứ mệnh làm nhà cách mệnh, nhà văn hóa, nhà thơ Phan Văn Hùm- tôi phải khẳng định một điều không thể khác hơn:



    “ Phan Văn Hùm đă góp cho văn học Việtnam ( thế kỷ XX) những trang bất tử văn chương, tư tưởng cách mệnh mẫu mực “ - .đồng hành kề cận - một Bảo Lương-Nguyễn Trung Nguyệt- người nữ chiến sĩ có công lớn trong đời cách mạng Phan Văn Hùm, nói riêng, với lịch sử cách mệnh, nói chung, v́,một bài thơ hay được truyền tụng, một câu thơ hay được nhắc nhở- hẳn lớp hậu sinh không thể quên:



    “…. Sông non ngót đă trăm năm tội

    Nước lửa đành cam mấy kiếp tù

    Ánh thái dương c̣n, c̣n ước vọng

    Tre tàn măng mọc dễ ǵ tru !?”



    BẢO LƯƠNG-NGUYỄN TRUNG NGUYỆT.




    Sài G̣n 1959.

    (* đă đăng trên tạp chí” Văn Hóa Á Châu”, số tháng 9/ 1959 ( Chủ nhiệm: Nguyễn Đăng Thục).
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 22-08-2012 at 11:32 AM.

  3. #263
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Bài 2:“ NGỤC TRUNG KƯ SỰ” CỦA BẢO LƯƠNG

    Bài 2:“ NGỤC TRUNG KƯ SỰ” CỦA BẢO LƯƠNG .(* *)



    Sau một thời gian bài” xướng, họa’ của Phan Văn Hùm & Bảo Lương-Nguyễn Trung Nguyệt đăng trên tạp chí” Văn Hóa Á Châu”- tôi gặp phóng viên Nguyễn Ngu Í, anh cho biết địa chỉ Bảo Lương-Nguyễn Trung Nguyệt.



    Không trực tiếp gặp, tôi gửi thư, xin thêm một ít bài thơ nữa. Nghĩ rằng, một bài” xướng, họa” kia, chưa có thể kết luận thi nghiệp một người. Tôi băn khoăn măi vấn để có nên kết luận vội vàng:

    “ Bảo Lương chỉ với một bài “ họa” đă xứng danh nữ thi sĩ ?”.

    Nhớ tới một nhận định phân chia ngôi vị “thi sĩ chuyên nghiệp”và như thế na2othi2 được gọi là ” nhà văn ( thơ) ngẫu nhiên ?“.



    Émile Henriot đă từng bàn về” nhà văn, thơ ngẫu nhiên” – ông gọi họ “écrivain occsionnel”- với dẫn chứng cụ thể, như Napoléon 1er chẳng hạn, bẩm sinh đâu có phải là thi, văn sĩ? – hoặc tương tự như Vayban, César, De Gaulle cũng vậy .



    … Họ sinh ra đời là nhà chính trị, quân vương, tổng thống. Rồi có người trong bọn họ tự viết về kinh nghiệm từng trải cuộc đời, có kẻ không viết được lại thuê “ chấp bút” - th́ sản phẩm kia có đượ gọi là” tác phẩm nghệ thuật’?



    Émile Henrio lại đưa ra một kết luận về họ:

    “… nên gọi họ “nhà văn ngẫu nhiên” -tạm dịch” écrivain occsaionnel”).

    Lịch sử văn chương nước ta cũng có loại người như vậy: Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, có thể trước kia là Nguyễn Trăi, Trần Hưng Đạo vv..

    Tất nhiên không thể gọi là thi nhân, văn sĩ được, bởi họ chỉ “ngẫu nhiên” mà trở thành’ nhà văn “ mà thôi.



    Frederich Nietzsche khởi sự: một thi nhân tài tử, với tất cả nhiệt t́nh, sau nà bỏ dở nửa chừng, bởi không tin thơ phú có thể thay đổi được vận mệnh con người- ông đành rứt ruột từ bỏ, quay sang triết học. C̣n NguyễnTrăi, Trần Hưng Đạo… th́ không phải vậy .



    Trở lại trường hợp Bảo Lương - xuất thân không mang cốt cách thi nhân, dầu biết “ ti toe” xướng họa” dăm ba bài khi tuổi c̣n nhỏ. Bắt đầu bằng “ bài họa” Đường luật. -họa” thơ bạn của cha, lại dám cả gan sửa “ tứ, thay chữ” – không ngờ bị phát hiện- ‘ nàng thơ tài tử” phải” họa, lại” dịch” trực diện” bạn của cha- ông Nguyễn Văn Ṭng. Thoát hiểm” họa, ’ Bảo Lương trở thành” nhà thơ ngẫu nhiên”- khi tác giả bị thực dân giam giữ tại Khám đường Lagrandière ( Khám Lớn)- lấy’ thi phú” làm bạn tù khuây giải”.



    Dưới đây trích lục in lại một số bài tiêu biểu của Bảo Lương (do tác giả cung cấp bản thảo). cũng chẳng cần tranh căi, v́ thơ có nội dung viết về” tù” sắc nét, có cá tính độc đáo.



    Trong thư tay đề ngày 23 / 3 / 1960, Bảo Lương gửi từ bưu cục Sài G̣n, tác giả kể lại thuở ban đầu làm thơ “ xướng họa” ra sao? , thật là lư thú:



    “…Tôi, Bảo Lương- Nguyễn Trung Nguyệt, con lớn của Nguyễn Hồng Nhơn và Đào Thị Châu. Cha tôi ( thường) hay khoe ( về ) con gái- và chính ông đă dạy tôi làm thi. Cha tôi thường nói với bạn thân rằng:” con gái tôi biết làm thi ( đấy) !” Khi kia, có bạn là ông Ṭng đến chơi, t́nh cờ cầm tập” Xướng Họa Gia Thi” của cha tôi, ông tái mặt, khi thấy bài thi của ông bị sửa ba chữ. Ông hỏi, thân phụ tôi phải xin lỗi, v́( đứa) con lớn sửa ( mà) không cho ông hay! Ông Ṭng không giận , nhưng ông buộc phải kêu tôi lên (để) hỏi. Thế là tôi bị” một cuộc cấp tốc thẩm vấn”. Ông bảo:

    -Cháu sửa thi bác đó à? Nếu quả thật là cháu sửa, th́ hăy họa vần, như thế mới chứng thật, và bác mới tha tội làm tàng vô lễ !



    Cha tôi lúc ấy rất khó chiu, v́ thừa biết bạn nghi cho ḿnh sửa. Và nếu con gái ḿnh không họa được ngay trước sự nóng nảy này của bạn, th́ cái án “ tá gà” khó mà tránh được ! Cha tôi cứ ngó chằm chặp về phía tôi. – nhưng ông Tổ Thi cũng thương hại cho mớ tuổi xanh rờn háo thắng của tôi.



    THI CỦA ÔNG T̉NG



    Số mạng nơi đâu lựa phải cầu?

    Vào hàng trí sĩ trí mưu sâu

    Anh hùng nào nại là thời thế!

    Hào kiệt toan sao tứng tóc râu

    Nhân nghĩa giữa trần toan tính lấy,

    Lợi danh trên thế khó chi sầu,

    Nghiêng tai ướm hỏi trang hào kiệt:

    Thong thả mày xanh đến đáo đầu .



    NGUYỄN VĂN T̉NG

    Tam B́nh, 1925



    HỌA



    Số mạng không tin phải cương cấu,

    Mong sao vẹn vẻ nghĩa ân sâu

    Phong sương sá quản c̣n xanh tóc,

    Cung kiếm đừng nao dẫu bạc râu !

    Non nước những toan đền quốc hận

    Cầm thi tạm mượn giải tâm sầu,

    Can thường theo thú an vui phận,

    Món nợ nam nhi hẹn buổi đầu..!



    NGUYỄN TRUNG NGUYỆT

    Phước Long, 1925.



    Tôi (Nguyễn Trung Nguyệt) nín thở, nghe ông bảo:

    -Bác nghĩ rằng cháu họa sẵn từ lâu. Vậy đây là bài của cụ Tây Hồ, nhơn dịp cụ mới về, cháu họa đi- cụ làm từ ngày c̣n ở Côn Lôn.



    Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn

    Lừng lẫy làm cho lở núi non

    Xách búa đánh tan năm bẩy đống

    Ra tay đập bể mấy trăm ḥn,

    Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

    Mưa nắng chi sờn dạ sắt son

    Những kẻ vá trời th́ lỡ bước,

    Gian nan nào sá sự con con !



    PHAN TÂY HỒ ( Côn Lôn)



    Nhớ xưa tiền bối khổ Côn Lôn

    V́ muốn đền xong nợ nước non,

    Tát bể, chẳng sờn gàu nửa cánh,

    Dời non , chi ngại đá muôn ḥn?

    Với thân, sá quản đôi c̣ng sắt

    Cùng nước, nào phải một tấm son !

    Nhiệt huyết thắm tươi gan tuấn kiệt

    Bại thành âu cũng chuyện con con !



    NGUYỄN TRUNG NGUYỆT



    Cái án” tá gà” của cha tôi được phá, ông nở mũi, tôi vừa như trút ( được) gánh nặng; th́ ông lại khoe:

    -… cháu nó vừa tập” làm thi” bằng chữ Hán, tŕnh anh xem chơi.

    Thế là tôi ( lại) bị kêu lại. Ông Ṭng cười, nghi( ngờ), bảo:

    - Cháu làm được bằng chữ Hán, giỏi đó. Đây bác muốn cháu dịch liền, phải cho sát nghĩa, nếu không cái án” tá gà” lại lớn bằng hai.

    Cha tôi lại chằm chặp ngó về phía tôi, bác muốn phá chơi ( đó thôi)! Bác đọc một câu, rồi bắt dịch( tức th́)- nhưng tôi th́ lại sợ lộn “ bằng”,” trắc”, sợ bị rầy, nên xin dịch nguyên bài :







    tạm dịch:



    Ngă hề vong quốc mạc tri thương?

    Dĩ liệu tài năng bất tự cường,

    Yên cảm hồng nhan đương phận sự

    Diệc đồng xích huyết đốt quê hương

    Ngoại bang khởi chí trù cơ kế

    Gia nội b́nh tâm thị kỷ cương

    Yểm lụy hàm sầu thiên kỷ ích?

    Trí tri hành tại cánh lưu phương.



    Ta sao mất nước chẳng buồn thương ?

    Bởi xét tài năng chửa tự cường !

    Dám tưởng má đào cam phận sự ?

    Cũng liều máu đỏ đáp quê hương!

    Nước ngoài chí dấy lo mưu kế

    Nhà hăy an ḷng vẹn kỷ cương

    Nuốt lệ ngậm hờn bao giúp ích?

    Làm nơi chỗ biết ngơ t́m phương.



    NGUYỄN TRUNG NGUYỆT dịch.



    Khi nghe xong, bác ( Ṭng) kêu trời và cười ngất. Bác nói:

    -“Diệc đồng” mà nó dám dịch” cũng liều”, “ yên cảm” mà dịch” dám tưởng”. nhưng thôi, hăy lại ( đây) mà viết, coi chữ” phương nào”, rồi bác sẽ tuyên bố…

    Tôi biết ḿnh sai rồi, nhưng( vẫn) lại phải rón rén, viết chữ”phương hướng” làm cho bác cười x̣a, (khiến) cha tôi ngẩn ngơ.



    *



    Qua bài” họa”’ Thi của ông Ṭng”, người đọc nhận ra ngay ḷng yêu nước nhiệt thành, chí khí đầy kiêu hănh của Bảo Lương- Chỉ là một người nữ, dám bỏ nhà, cha mẹ, an chị em nhập lực lượng cách mạng, chống đối thực dân Pháp, mọi người thán phục ! :



    Nghiêng tai ướm hỏi trang hào kiệt ?

    Món nợ nam nhi hẹn buổi đầu!



    Song, chỉ ở một khía cạnh nào đó, dầu tinh hoa mấy, vẫn chưa thể gọi là” thi nhân” đúng nghĩa” thi nhân”. Rất sẵn sàng nghiêng ḿnh kính cẩn gương anh dũng giành độc lập cho xứ sở. Ai từng đọc qua đời tranh đấu Nguyễn An Ninh, Phan văn Hùm- hẳn không dễ quên cách ứng xử kiêu hănh của họ - trí thức tốt nghiệp đại học mẫu quốc, từ bỏ bổng lộc, lương cao công việc tốt, không ham danh, chức tước- lao vào con đường tranh đấu cam go- cùng đường th́ có lúc anh hùng Nguyễn An Ninh cũng phải đi dạo bán dầu cù- là độ nhật .



    Chúng tôi giới thiệu “ Ngục trung kư sự” của Bảo Lương- Nguyễn Trung Nguyệt- tập thơ nữ chiến sĩ rất can đảm,anh hùng”-“ làm thi “ không phải” mang nghiệp vào thân”mà ghi chép điều cảm được, nh́n thấy, bất b́nh trước guồng máy thực dân đàn áp, từ nhỡn quan một dân bị bảo hộ, trở thành chiến sĩ làm cách mệnh có một không hai : Bảo Lương- NguyễnTrung Nguyệt.



    Trích thơ:



    I.- CHẾ ĐỘ LỬA



    Chế độ” cặp rằng” quá nghiệt cay !

    Xét người bóc lột đă quen tay

    Lính vừa quay gót đà vơ vét

    Cạy cả răng vàng, cả móc tai.



    Đám bóp, thói quen của” cặp rằng”

    Em nuôi mấy đứa chạy lăng xăng

    Đứa lo nấu nướng, lo mền chiếu

    Đứa lại quạt hầu, đứa xếp khăn.



    Đánh chẳng ra tiền chẳng chịu thôi

    S ống trên cái chết đă quen rồi !

    Kiếp tù nhận lấy muôn vàn khổ

    Khổ với” cặp rằng” dám hở môi ?



    Không tiền, lột áo đứng giang tay

    Trông tựa cánh chim, ngặt khó bay !

    Liệng’ đạn ca” th́ rơi loảng xoảng

    Kẻ cười ngặt nghẽo, kẻ chau mày !



    Đồ thăm, lễ vật, phải dâng lên

    Cọp mẹ, cọp con, đủ bốn bên

    Dư lại, dành phần cho cop” mén”,

    Uổng công cha mẹ chạy tiền đem!



    Cọp chẳng sợ ǵ Khám Lớn đâu

    Uống ăn quần áo đủ nhu cầu,

    Bạc vang bóc lột thêm đấy túi

    Khỏi mất tiền thuê có kẻ hầu!



    Thực dân biết rơ “ lăng nhăng”

    Song vẫn làm ngơ để” cặp rằng”

    Lợi dụng khiến sai, cùng dọ dẫm

    Rập ŕnh ḍ bẫy, hết ḷng săn



    Xă hội gom tṛn một khám vuông

    Người hiền bị dữ hiếp luôn luôn

    Chán tai đua lẻo, lời đanh đá

    Ở lộn ăn chung đă nhăo tuồng.



    Mỗi người mỗi ư chẳng nhường ai

    Sớm thượng chân, chiều lại hạ tay

    Nghinh ngó khác chi gà cáp độ

    Một phen đối chọi một chua cay.



    *

    Gà cùng một mẹ không thương

    Cựa so cho bén vết thương cho dài

    Tại ḿnh nào có trách ai

    Trách ai ? Nhưng bởi ḿnh sai mới là !

    Người tham dục lợi chọi gà,

    Gà ham cao thấp mới là đá nhau

    Sắm tuồng, bôi mắt,cắt mao

    Lông da chưa lột lẽ nào lại quên ?

    Thực dân thủ đoạn đảo điên

    Dẻo dai, mềm cứng, lợi quyền cho mê

    Mê mỏi, đáng trách, đáng chê

    Mà người câu nhử gớm ghê bội phần! .



    *

    Tám chục năm trường kết quả đây

    Lầm than, thất lộc, cảnh tù đầy

    Đáp ơn, giết bố, ḱa con thảo

    Báo nghĩa, lừa chồng, nọ vợ ngay

    Đùm bọc nỏ cần, như khác giống

    Hành hà chẳng tiếc, sá chung loài

    “ Ngu dân” chánh sách, đà phơi tỏ

    Lửa chẳng qua cho, dối đặng ai ?



    Khám Lớn Saigon 1931-1932





    2.- MƯA ĐÊM.



    ( kư ức một nữ tù nhân của thời thực dân-

    trong khám đường Lagrandière cũ.)



    Ngoài tường kín mưa sa lác đác…

    Gió reo buồn xào xạc cành me

    Dư âm đưa đến người nghe

    Càng gieo nặng giọt, càng se cuộn ḷng.



    Ngoài tường kín mưa sa lác đác…

    Lặng nh́n nhau, phờ phạc như nhau !

    Chẳng ai nói với ai nào !

    Cảnh chua xót quá, lời nào cho cân !



    Ngoài tường kín mưa sa lác đác…

    Tưởng nỗi niềm tạm gác đă yên

    Do đâu cảnh lại trêu phiền

    Cuốn phim dĩ văng bỗng liền hiện ra.



    Ngoài tường kín mưa sa lác đác…

    Nhớ mẹ cha tuổi tác đă cao

    Bấy lâu ấm lạnh thế nào ?

    Khỏi cơn gió dữ mưa rào hay không ?



    Ngoài tường kín mưa sa lác đác…

    Đàn em thơ ngơ ngác dường nào !

    Có nên má phấn môi đào ?

    Có nên gia thất mụn nào hay chưa ?



    Ngoài tường kín mưa sa lác đác…

    Nhớ lại người lưu lạc phương xa

    Ra thân” yêu nước’ tội à?

    Đầu xanh chân yếu dễ mà sống ra !



    Ngoài tường kín mưa sa lác đác…

    Chốn bể trời tù rạc ra sao ?

    Hẳn đang thử thách anh hào,

    Ṃ trai, đập đá, tay nào chẳng kinh !



    Ngoài tường kín mưa sa lác đác…

    Thương quê hương tan nát ḷng sôi !

    Thương cho đầu bạc con côi !

    Già đau, trẻ đói, khúc nôi năo nề !



    Ngoài tường kín mưa sa lác đác…

    Trông trẻ thơ nhớn nhác càng thương,

    Mịt mờ u ám thê lương,

    Chút thân bé bỏng tai ương chẳng từ !



    Ngoài tường kín mưa sa lác đác…

    Mỗi giọt sầu mỗi nát ḷng thêm.

    Lạ lùng cho cái mưa đêm,

    Nhắc người không xót nỗi niềm gần xa.



    Ngoài tường kín mưa sa lác đác…

    Một đời tù đă nát vàng tan

    Tương lai mong một huy ḥang,

    Ngh́n thu giống Việt ngang tàng nhượng ai ?



    Khám Lớn 1931-1932.



    3.- BÀNG HOÀNG.



    Mây nước bên tường chảy róc re

    Thèm thuồng cố chịu, lắng tai nghe…

    Thua à ? Sống măi trong nồng nực

    Mấy tiết mùa qua, cũng tưởng hè!



    Bịnh hoạn lan tràn, tội trẻ con,

    Chạnh nh́n luống xót những mầm non,

    Nghĩ ḿnh lận đận thân tù tội

    Thương để mà… thương, để héo hon…



    Tiếng trống lầu chuông đă đổ canh,

    Lính hô vang tiếng bốn bên thành.

    Đế giầy sát gạch nghe kinh khiếp

    Ch́a khóa “ Âm ty” mỗi khúc nhanh .



    Bên tường bỗng tiếng reo liên thanh

    Ơi hỡi ! chú cai, mở cửa nhanh !

    Con bé làm kinh đà lạnh ngắt .

    Mở ḷng sinh phúc, ác sao đành !



    Chưa rồi lại tiếng réo bên này !

    Sản phu lâm bồn đến lúc đây,

    Xéo véo xăn văn lui lại tới,

    Chị em sốt ruột đứng bao vây.



    Đưa uống” cabanon” tạm ở yên,

    Đỡ giùm nên tớ phải làm liền

    Sương đêm mát mẻ đầy trăng sáng,

    Đời chốn lao lung, một phút tiên !



    Trong vắt trời khuya đẹp tự nhiên,

    Ngân giang sông bạc. Thực, hay huyền ?

    Một luồng gió thoảng vừa bay bụi

    Nửa cánh trăng liềm, đủ rọi duyên.



    Hoa nở đầy sân, đầy uất hận,

    Đá xây mấy cấp, mấy ưu phiền !

    Cảnh dù luyến khách, ta đâu hưởng !

    Ôi ! khóa xuân xanh chí chưa tuyền !



    *

    Nỗi người đau đớn chưa yên,

    Nỗi ḿnh đau đớn dần khuyên vơi ḿnh,

    Non sông nhớ cảnh hữu t́nh

    Đồng tâm nhớ đến bạn ḿnh lại thương.

    Hăi hùng trước nỗi tai ương,

    Song thân có bớt buồn thương chăng là !

    Thu về, gió vút mưa sa !

    Hỡi đoàn chim Nhạn biết là có an ?



    C̣n đây nặng mối sầu mang,

    Mây bay ước nguyện, mước tràn công linh !

    Đành cam sống kiếp hư sinh

    Đói, cơm gạo lức, lạnh, ḿnh áo xanh !

    Vào ra mấy thước loanh quanh

    Óc moi đă nát, tơ mành chừa ra !

    Tạm quên ! Thôi cũng là nhà !

    Tâm can xưa ấy, xương da cũ này !

    Sắt ṃn một mảnh trơ tay,

    Gắng công mài giũa ắt ngày được dao.

    Đă thân thử thách ba đào,

    Đă ḿnh trong cái gian lao của đời !

    Bể sầu sâu thẳm dễ vơi!

    Non sầu cao vọi, liệu đời có tha ?

    Đă đi, đi trót đây mà !



    KHÁM LỚN Saigon 1931-1938 .

    BẢO LƯƠNG –NGUYỄN TRUNG NGUYỆT.



    (trong NGỤC TRUNG BÚT KƯ của Bảo Lương-NGUYỄN TRUNG NGUYỆT - bản thảo ).



    ( trích “ TẢN MẠN VĂN CHƯƠNG” – ( tiểu luận - viết từ 1952 đến 1975 –bản thảo chưa in) .

    Thế Phong

  4. #264
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Tiểu sử đầy đủ Nhà Cách mạng ,Nhà Nghiên cứu Phan Văn Hùm , và các Tác phẩm



    Chọ Bến Thành năm 1930




    Mặt Tiền Khám Lớn Sài G̣n Thập Niên 20-30 Thế Kỷ 20




    Sài G̣n - Góc Gia Long - Công Lư, bên trái là Khám Lớn (Maison Centrale), bên phải là Ṭa Án







    May Chém đặt trước cổng Khám Lớn mỗi khi có cuộc hành quyết
    (cuối thế kỷ XIX)



    Bản Đồ Khám Lớn Sài G̣n


    Khám lớn Sài G̣n nằm trong ô B2 của bản đồ, phía nam Ṭa án (số 16) và phía tây Dinh Thống đốc (số 11), ba ṭa nhà này họp thành “Tam giác Quỷ” nổi tiếng thời thực dân. Khu đất này h́nh thang, hai cạnh song song là Rue de la Grandière ( Gia Long trước 1975 ,nay là đường Lư Tự Trọng), Rue d’Espagne (Lê Thánh Tôn), hai cạnh kia là Rue Filippini (Nguyễn Trung Trực) và Rue Mac Mahon ( Công Lư sau 1975 là Nam Kỳ Khởi Nghĩa ). Nay là Thư viện Quốc Gia ( Quận 1).


    **

    "Khám Lớn nằm ch́nh ́nh giữa Sài G̣n trên diện tích non mẫu, bên phải của Toà án, bên trái của dinh Thống đốc. Tường dày chừng bốn năm tấc, dưới đá trên gạch, cao chừng bảy, tám thước, chơm chởm miểng chai bên trên, bốn góc là bốn cḥi canh luôn luôn có lính Âu Phi gác và giữ cổng một cửa duy nhất. Ở cổng, bất cứ ai vào đây cũng đụng một cái đầu chúa ngục đúc bằng xi măng, to tướng, miệng sơn đỏ ḷm, răng lởm chởm thấy mà ghê: các tử tù th́ bị hành h́nh dưới mắt của tử thần này… Cổng sắt hai lớp, có một đội cai ngục tây và mă tà nam túc trực. Chính giữa sân trong, một lầu chuông cao nh́n xuống toàn bộ các buồng có cửa song sắt chứa nổi một ngàn tù nhân. Suốt gần tám mươi năm chưa nghe nói có một người tù nào trốn khỏi Khám Lớn. Năm 1916, nghĩa quân Thiên địa hội của Nguyễn Hữu Trí đông mấy trăm người vũ trang bằng gươm dao, búa tạ, chày vồ, không phá nổi cửa khám, tường khám nhằm giải thoát “hoàng đế” Phan Xích Long và chính trị phạm, rốt cuộc phải rút lui thất bại. Khám Lớn vững chắc lắm. Vậy mà từ năm 1937, chính quyền thực dân thấy cần phải xây thêm một cái khám nhỏ riêng biệt trong ṿng thành của cái Khám Lớn; khám nhỏ đó, Tây gọi là Bâtiment S; S là “spécial”, đặc biệt, là “biệt thự S”, để nhốt riêng vài ba bốn người tù chính trị mà chính quyền thực dânc cho là nguy hiểm đặc biệt "

    Nhà Cách mạng ,Nhà Nghiên cứu Phan Văn Hùm bút danh Phù Dao, Huỳnh U Mai, Tân Việt quê ở làng Búng, huyện Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một, nay là thị xă Thủ Dầu Một, tỉnh B́nh Dương .Vợ chính của ông là bà Dương Thị Lại (1905-1992) và con của ông là Phan Phục Hổ (1928-1948) Hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, Giáo sư Phan Kiều Dương (1930 - ...) và vợ thứ là bà Mai Huỳnh Hoa (1910-1987), con là Phan Nhuận Mai (1936 - ...) và nhà văn Phan Tùng Mai (1938-2002).

    Ông xuất thân trong một gia đ́nh tiểu Điền chủ. Thuở nhỏ, ông học trường Chasseloup Laubat, Sài G̣n, sau khi đỗ trung học ra Hà Nội học ngành công chánh. Sau khi tốt nghiệp ông trở về Nam, không ra làm việc cho thực dân mà lui về quê đọc sách, liên lạc với các nhà yêu nước thời bấy giờ như Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Mai Bạch Ngọc, Nguyễn Văn Bá...

    Năm 1929, ông bị thực dân bắt v́ bị vu cáo là “Đánh lính kín”. Trong tù, ông viết quyển Ngồi tù Khám lớn vạch tội thực dân Pháp cố t́nh vu khống và gài bẫy bắt nhà yêu nước Nguyễn An Ninh; đồng thời lên án chế độ cai trị tàn nhẫn và nhà tù hà khắc của thực dân ở Đông Dương.

    Năm 1930, ông ra tù và sang Pháp du học chuyên về triết học tại trường Đại học đường Sorbonne Paris Pháp Quốc .

    Tốt nghiệp năm 1933 và về nước hợp tác với các nhà Cách mạng Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Nguyễn Văn Tạo, Trần Văn Thạch, Lê Văn Thử... xuất bản báo La Lutte, Đồng Nai làm cơ quan công khai đấu tranh chống thực dân Pháp tại Sài G̣n.

    Tại Sài G̣n, ông không làm công chức, mà chỉ viết báo và dạy học tại các trường tư thục, cùng Phan Văn Chánh, Nguyễn Phi Oanh, Tạ Thu Thâu... Ông thường xuyên viết bài đăng trên các báo: Mai, Phụ nữ tân văn, Việt Thanh, Dân Quyền, Thần Chung, Văn Lang...

    Năm 1936, ông cùng Tạ Thu Thâu, Nguyễn Văn Tạo đắc cử vào Hội đồng Thành phố Sài G̣n.

    Từ khi đắc cử, có tiếng nói công khai trong Hội đồng Thành phố, nhóm ông đă tạo được thanh thế đáng kể nên thực dân rất căm ghét, luôn t́m cách cách chức ông và các đồng viện có cùng lập trường, quan điểm với ông. Khi vận động tranh cử vào Hội đồng thành phố Sài G̣n, có người mừng ông bài thơ sau:

    Kỳ này tranh cử có ông Hùm

    Mang danh là cọp ít “cà um”.

    Kém ăn kém nói tuy tài giỏi,

    Tài giỏi làm thinh cũng ngă ùm”

    (NVĐ)

    Năm 1939, ông ứng cử vào Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ và đắc cử nhưng bị thực dân gian lận. Do một số bài báo đăng trên các báo, nhất là báo La Lutte, ông bị thực dân bắt giam và kết án đày đi Côn Đảo.

    Năm 1942, ông được trả tự do, nhưng vẫn bị quản thúc tại Tân Uyên (Biên Ḥa).

    Sau Cách mạng mùa Thu 1945, ông tham gia kháng chiến tại Sài G̣n. Ông bị Cộng Sản thủ tiêu vào đầu năm 1946 tại miền Đông Nam Bộ.

    Ngoài một nhà hoạt động chính trị, Phan Văn Hùm c̣n là một nhà nghiên cứu nghiêm túc. Thuở sinh thời, ông từng xuất bản nhiều sách.



    Tác phẩm

    •Ngồi tù Khám lớn (báo Thần Chung XB. 1929)

    •Biện chứng Pháp (Đỗ Phương Quế, 1937)

    •Nỗi ḷng Đồ Chiểu (Tân Việt 1943)

    •Phật giáo triết học (Tân Việt, 1943)

    •Luận tùng (Tân Việt, 1944)

    •Vương Dương Minh (Tân Việt, 1944)

    •Phong Kiến là ǵ? (1946)

    •Tiền bạc (1946)

    •Dương Từ Hà Mậu (1944 - Tân Việt) chú thích, phiên âm.

    •Ngư Tiều vấn đáp y thuật (Tân Việt, 1953 chú thích phiên âm)

    •Tuyển tập Phan Văn Hùm (2002, Văn Hóa)

    Và có rất nhiều bài đăng trên các báo Tri Tân, Văn Lang, Đồng Nai, Phụ nữ tân văn...

    – Ngồi tù khám lớn (Báo Thần Chung xuất bản, 1929) là một bản cáo trạng lên án chế độ nhà tù hà khắc của thực dân Pháp áp đặt trên đất nước ta mà họ từng rêu rao là “Khai hóa” “Bảo hộ” cho Việt Nam. Sau đây là bài Lời mở đầu của tác giả. :

    “Ban đầu tôi muốn nín.

    Ó-ré lên có hơi tức một chút.

    Nhưng mà không nín được với ḷng. Bao giờ nhớ tới cái ngục kia cùng đau đớn.

    In ra có ư nghĩa ǵ? Ư nghĩa ǵ, tự người đọc chắc cũng đă nhận rơ.

    Có một người bạn cố giao, đọc Thần Chung, gặp tôi mà phàn nàn: “Kêu mấy cũng vô ích. Phải chi tôi hay, tôi không cho anh viết đâu”.

    Anh bạn tôi lầm. Trung thật với con mắt tôi, với lỗ tai tôi, với lương tâm tôi, tôi chỉ cần viết được đúng sự thật. Sự thật phanh bày ra đó, người đọc, đọc qua, muốn suy nghĩ sao cũng được.

    Lư luận thường, tia mặt trời phát tán như rẽ quạt (Théoriquement divergents). Nhưng mà trong một cái pḥng tối, có khoét hai lỗ nhỏ cách nhau, cho mặt trời giọi vào, ta sẽ thấy hai tia mặt trời b́nh hành (parallèles) như đường rầy xe lửa.

    Tôi nói hai tia ấy rẽ quạt, mà người khác nói b́nh hành. Người ấy có lí của người ấy. Sau khi thí nghiệm ra, người ấy càng có lí, càng chứng giải được rơ ràng hai tia mặt trời b́nh hành. Cái chơn tướng đi ngang qua thị giác (illusion optique) có biến dụng. Tôi không căi.

    Cho nên, sự thật phanh bày ra đó, người đọc, đọc qua, muốn suy nghĩ sao cũng được.

    Lại có người nói, tôi có ư than thân.

    Tôi, th́ tôi muốn quan sát cả một khám tù.

    Trong các người tù, tôi là một. Mà tôi là một người tù của tôi biết rơ hơn. Cho nên, có khi tôi nói đến tôi. Đó cũng là một cách bổ khuyết cho các chỗ không thể quan sát rơ nơi người như về t́nh cảm.

    Một người bạn đồng chí chê tôi c̣n nhiều khách khí. Khách khí xin thú nhận rằng có, nhưng đă trót đăng tải lên báo rồi; bây giờ in ra thành tập, thời cũng không sửa lại chi, cho mất cái sự thật t́nh.

    Ngoài những điều trên đây, tôi có mấy câu bàn luận con con, cũng là mon men mà viết thử; cậy đă có tri kỉ thùy thanh.

    Tôi cũng xin người, (Trong tập này tôi thử dùng một người? Tiếng này xưng hô với đối thoại nhân; tức là ème personne - Không phân biệt tôn ti thượng hạ nam nữ ǵ cả. Nhất thiết đối thoại nhân (ở đây là người đương đọc) đều xưng là người cùng như chữ “vous” trong tiếng Tây) hiểu giùm một chỗ này: Là cảnh dơ tôi tả ra sau, và mấy tiếng tục tôi dùng trong khi tả cảnh dơ ấy.

    Hoặc dạy rằng: viết sự tục ra đây rất khiếm nhă. Tôi nghĩ rằng: sự tục có người làm được. Như có người không làm được, cũng nói được. Như có người không nói được, cũng nghe mà chịu được. Như có người không nghe mà chịu được, cũng nghĩ đến được. Như có người không nghĩ đến được, cũng biết rằng sự tục ấy có chung quanh ḿnh. Biết rằng sự tục ấy có chung quanh ḿnh, nghĩ đến sự tục được, nghe sự tục mà chịu được, làm sự tục được, sao lại không cho viết sự tục ra, là nghĩa làm sao? Không muốn cho viết sự tục ấy, mà không làm cho sự tục ấy mất đi, là giả ngụy đạo đức, là một cách trốn tránh cái chân tướng xấu xa của sự đời, không có dơng nghị dám ngó ngay vào mặt nó mà xem.

    Người ta nói con tây, mỗi khi uống nước phải quậy cho đục vũng rồi mới dám uống, là v́ nó sợ cái bóng xấu xí của nó, mà không dám nh́n. Kẻ giả ngụy đạo đức chừng cũng như con tây quậy nước vũng kia.

    Không muốn cho viết sự tục ấy, mà không làm cho sự tục ấy mất đi, lại cũng như một người nhà giàu to, không muốn vào một cái nhà tranh rách, trong đó vợ chồng, con cái phải ở chung với ḅ chó, heo và một đống phân tẩm nước đái; lại cũng như một cái thành tŕ lớn, sợ mất vẻ đẹp đẽ, mà phải đuổi ra ngoài thành, những kẻ ăn mày ăn xin, phong, cùi, đui, sứt, găy cẳng, cụt tay, coi ô dề ghê gớm nhớp nhờm.

    Xin người hăy nhận giùm, văn chương đầy những “kinh hoa, thủy nguyệt, liễu tứ, trầm hương” là đồ đại xa xỉ phẩm (grand luxe) để riêng cho một hạng người có đặc quyền đặc lợi (privilégié) trong xă hội thượng lưu (haute société) mà thôi. Người ta gọi văn chương ấy là “nghệ thuật vị nghệ thuật” (l’art pour l’art). Nếu tôi có quyền khuyên, tôi sẽ khuyên ai có thiên tài làm nghệ thuật, hăy làm “nghệ thuật vị nhân sinh” (l’art pour la vie) như ông Romain Rolland chủ trương. Mà không phải tôi sẽ khuyên ai làm văn chương dâm uế (littérature pornographique), nhưng tôi chỉ nói rằng: cái áo lụa Bombay, ướp dầu thơm Coty, khả ái thật, mà phải làm sao cho cái áo vải nhuộm và của người trồng cao su trên Hớn Quản, sẽ trở nên là cái áo lụa Bombay ướp dầu thơm Coty.

    Ông thầy thuốc không được gớm ghê hờm, người có tâm với xă hội phải là ông thầy thuốc.

    Xin người làm ông thầy thuốc. Mai sau phong thuần tục mỹ, thiên hạ thái b́nh, ta sẽ làm văn chương “thủy nguyệt kính hoa”.

    Mà cái đó đẹp.”

    Sài G̣n
    NT
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 22-08-2012 at 01:39 PM.

  5. #265

    Join Date
    07-11-2011
    Posts
    1,447

    Xuân Diệu đă chết trong tim tôi.

    Ngày xưa c̣n nhỏ chúng tôi được học về thơ cuả Xuân Diệu. Những áng văn thơ làm say đắm ḷng người. Chúng tôi thần tượng XD biết mấy, một đại thi sĩ VN. Cho đến sau ngày 30/4 tôi đọc những bài thơ cuả XD, tôi đă thất vọng vô cùng, tôi không c̣n tin rằng một người tao nhă lịch lăm như ông lại có thể sáng tác ra những bài thơ khát máu đến thế. Thần tượng trong tôi vội xụp đổ, tôi ghê tởm và xa lánh. Từ ngày ấy không bao giờ tôi đọc thơ cuả XD nữa. Dưới đây là một bài thơ điển h́nh



    Anh em ơi quyết chung lưng

    Đấu tranh tiêu diệt tàn hung tử thù

    Địa hào đối lập ra tro

    Lưng chừng phản động đến giờ tan xương

    Thắp đuốc cho sáng khắp đường

    Thắp đuốc cho sáng đ́nh làng đêm nay

    Lôi cổ bọn nó ra đây

    Bắt quỳ gục xuống đọa đày chết thôi

    Xuân Diệu

  6. #266
    Member
    Join Date
    01-06-2011
    Location
    Travel around (English speaking countries only)
    Posts
    1,251
    Con cám ơn bác dqtran.

    Quote Originally Posted by dqtran View Post

    ....
    Tỉnh Thiểm Tây
    ..
    Tỉnh Tân Cương
    ...
    Vùng đất Thiểm Tây đă là lănh thổ của Tàu lâu rồi, thời nhà Chu đă có. Thời Xuân Thu và thời Chiến Quốc, Thiểm Tây thuộc khu vực nước Hàn.

    Vùng đất Tân Cương khi chưa thuộc Tàu th́ Tàu gọi là Tây Vực. Sau cùng gọi là nước Tây Liêu rồi Tây Hạ, bị Hung Nô (Mông Cổ) diệt vong. Khi Mông Cổ bị Chu Nguyên Chương đánh đuổi th́ vùng đất Tây Hạ nghiễm nhiên thuộc Tàu cho đến nay. Nhà Măn Thanh đăt tên là Tân Cương có nghĩa là biên cương mới, v́ xưa kia biên cương Tàu không tới vùng đất đó (Tân Cương).




  7. #267
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Chị Vân Nương thân mến !

    Tôi đang hơi buồn một chút xíu ! 2 Đêm vừa rồi Tôi phải thức khuya nói chuyện , trao đổi email bên Vietnam : VLLK ,Cọp cái VN và HYNH (.....)
    Bà xă Vivian giận , có lẽ không trả bài chăng ?

    Nhưng hôm nay đọc thơ của Chị , Tôi lại thấy sảng khoái , đang nhậu ḿnh ên , hết buồn bực luôn !

    Quả thật người xưa nói không sai :

    Cái đích cuối của t́nh yêu bao giờ cũng là t́nh dục
    T́nh yêu không T́nh dục chỉ là t́nh Chiến hữu !
    C̣n việc bao giờ đến đích, gần hay xa là tùy mỗi người !


    Trong lúc Tôi ngây thơ 100 lá :


    T́nh yêu là sự kết hợp giữa tâm hồn và thể xác
    Nhưng không hẳn là đi chung, nó là sự tự nguyện của cả hai bên
    T́nh yêu trong sáng là yêu trái tim - tâm hồn nhiều hơn là dục vọng


    "T́nh dục chỉ là một khía cạnh trong t́nh yêu. Yêu thật ḷng không mấy ai đặt nặng vấn đề t́nh dục. Có t́nh dục không phải là không có trong sáng, Sự trong sáng hay không là ở trong con người của bạn "


    T́nh yêu trong sáng là yêu bằng trái tim

    "T́nh dục khi thăng hoa biến thành t́nh thương yêu cao thượng trong sáng , khi thỏa mản t́nh dục người đàn ông nhàm chán phụ nữ và thích t́m của mới lạ !"

    "Hai cái đó không thể đi chung , nếu đă nghỉ đến t́nh dục th́ t́nh yêu đó không c̣n trong sáng nữa. T́nh yêu và t́nh dục th́ đến thời điểm thích hợp sẽ thăng hoa, c̣n t́nh yêu trong sáng th́ không thể ghép chung được . Hai trường hợp khác nhau mà. T́nh yêu chỉ c̣n trong sáng là giữa hai đối tượng chưa nảy sinh quan hệ t́nh dục, nếu rồi th́ đó chỉ là (có thể ) là t́nh yêu đơn thuần thôi, sâu đậm hay không c̣n tùy vào việc bạn yêu người ta đến dường nào và ngược lại "



    ***Một Triết Gia đă nói :

    T́nh yêu thường đi chung với điều ǵ nhất :

    - Hạnh phúc ( niềm ao ước của bất kỳ ai )
    - Dối gian
    - Thù hận
    - Mù quáng
    - T́nh dục
    - Cô đơn
    - Hy vọng
    - Tuyệt vọng
    - Ảo tưởng
    - Tiền bạc
    - Cam chịu
    - Thương hại
    - Khác

    Chị và ACE nghĩ thế nào ?

    Tôi sẽ trở lại Văn thơ Hải Ngoại 1945---2000.


    "Nơi cuối con đường kia chúng ta sẽ chờ nhau...Em yêu anh dù ngày mai có ra sao...
    Em đứng dậy mở cửa nhưng không có ai, chỉ là những bông hoa hướng dương đặt dưới bậc thềm rồi kéo dài thành một con đường muốn dẫn Em đi.Em lặng lẽ bước. Anh đi theo Em. Nh́n dáng mỏng manh như màu sương khói của Em khiến anh muốn chạy đến ôm lấy Em ôm hết những nỗi đau mà Em phải chịu. Trên con đường trải đầy hoa hướng dương ấy người ta thấy hai người đang bước đi về phía mặt trời. Cô gái với khuôn mặt rạng rỡ và những giọt nước mắt ướt đẫm lăn dài trên khuôn mặt chàng trai. Hạnh phúc dường như là sự đuổi t́m, hy vọng- thất vọng rồi lại hy vọng, anh đi về phía cô -- cô đi về phía mặt trời hạnh phúc.
    dừng lại, trước mặt cô là những bông hoa hướng dương đang khoe sắc rực rỡ dưới bầu trời ảm đạm. Một lọ màu xanh đặt cạnh những bông hoa. Run rấy cô đọc từng mẩu thư nhỏ.
    " Em có biết rằng anh đă yêu em ngay từ lần đầu chúng ta gặp nhau t́nh cờ dưới mái hiên không? Anh đă lặn lội đi t́m người con gái đă đánh rơi bông hoa hướng dương đă lấy đi trái tim của anh ngay từ ánh mắt lạ lùng đầu tiên của cô ấy, và anh đă t́m thấy em. Mỗi lần nhớ em anh lại ước chúng ta sẽ cùng nhau có một ngôi nhà xung quanh trồng thật nhiều hoa hướng dương. Anh sẽ cùng em xây dựng những ước mơ mà em đang mong muốn. Em đi không lư do, anh đă lo lắng nhường nào. Anh không muốn mặt trời trong anh biến mất...
    Nhiều khi anh muốn nỗi nhớ em nguôi ngoai nhưng anh không làm được. Anh là hoa mặt trời của em , thiếu nước rồi anh sống sao được.
    Em đi đă lâu rồi, em c̣n nhớ mái hiên chúng ta trú mưa ngày trước không ?
    Em hăy đến Sunflower nhé anh để thấy một điều....
    Anh nhớ em nhiều lắm..."
    Uống những viên thuốc t́nh yêu quá liều khiến cô bật khóc trong hạnh phúc. Cô quan trọng với anh nhường vậy mà cô không hay biết. Cô không tin anh hay không tin vào bản thân ḿnh về một t́nh yêu không đi đến tận cùng . Nỗi hoang mang đă khiến cô bị dày ṿ c̣n anh th́ đau khổ. Cô khóc tức tưởi khi vỡ ̣a trong nỗi sợ hăi và và cả niềm hạnh phúc của một t́nh yêu mà cô đang có. Anh bước đến ôm chặt cô từ đằng sau:
    - Anh xin lỗi v́ đă không bên em những lúc em cần anh. Anh sẽ không rời xa em nữa. Hăy cho anh một cơ hội nữa để làm nơi tựa gối trái tim em những lúc em sợ hăi hay đau đớn.
    Cô khóc , khóc cho niềm hạnh phúc mỏng manh vỡ ̣a, khóc cho ngày mai.
    - Em rất sợ. Em muốn được tiếp tục vẽ tiếp tục cùng anh ngắm hoa hướng dương nhưng em sợ, rất sợ nếu ngày mai ḿnh không tỉnh dậy nữa.
    - Anh sẽ bên em. Chúng ta sẽ bước chung một con đường. Cuộc sống có ra sao, ngày mai có thế nào anh vẫn bên em. Nơi cuối con đường kia chúng ta sẽ chờ nhau.
    Giữa cánh đồng hướng dương cô tựa đầu vào vai anh, cảm giác b́nh yên lại ùa về. Dù khoảnh khắc đó ngắn ngủi, dù cô biết trước ngày mai sẽ đến nhưng cô vẫn muốn tiếp tục sống và muốn hạnh phúc với mặt trời t́nh yêu của ḿnh. Cô muốn bên anh muốn được sưởi ấm bởi t́nh yêu của anh.
    "Cảm ơn Thượng đế đă mang anh đến trước khi em bước đi thật xa. Em đă từng ghét những cơn mưa mùa hạ nhưng gặp anh em lại thấy chúng đáng yêu nhường nào. Em thích nắm tay anh và đi bộ cùng anh thật lâu, thích ngắm khuôn mặt anh trong màn mưa. Mưa mang đến những kỷ niệm và em cũng sẽ tan vào mưa nhưng nỗi nhớ và t́nh yêu em dành cho anh th́ c̣n măi măi. Em thích ngắm hoa hơn bởi muôn ngàn cánh hoa gộp lại cũng không nhiều bằng t́nh yêu em dành cho anh. Cảm ơn anh chàng trai mặt trời của em. Em yêu anh dù ngày mai có ra sao."
    Họ tựa vai vào nhau và cùng hướng về phía mặt trời đang lặn để chuẩn bị cho ngày mai sẽ đến... "




    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 25-08-2012 at 05:33 AM.

  8. #268
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    Quả thực tôi có lỗi

    Anh Nguyễn Hùng Kiệt, chị Jackerline và quí vi,

    Quả thực tôi có lỗi khi đăng bài kiạ.
    Chỉ cốt ý vài dòng hài hước cho bầu không khí bớt nghiêm trang.
    Nhưng cợt nhả hơi quá, nên sẽ delete bài đó.

    Lại cũng nghĩ cụ Nguyễn công Trứ ngày xưa đã từng viết

    Ban ngày quan lớn như thần
    Ban đêm quan lớn tần mần như ma
    Ban ngày quan lớn như cha
    Ban đêm quan lớn ngày ngà như con.

    Cụ cũng có thơ rằng

    Trước cưả phất phơ công tử vỏ,
    Sau mành thấp thoáng tiểu thư mồi.

    Thiết nghĩ Sơn Hưng Tuyên Tổng Đốc đã đạt đến múc siêu nhiên
    không còn cảnh giới giữa tiên và tục nữa.

    Nhưng mà còn ở giưã trần ai nên ta phải giữ.

    Mong anh Kiệt tiếp tục như cũ.
    VN
    Last edited by Vân Nương; 25-08-2012 at 11:45 AM.

  9. #269
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Những Bài Thơ T́nh Hoá -Lư -Toán Học

    Những Bài Thơ T́nh Hoá -Lư -Toán Học


    Thơ T́nh Hoá -Lư

    Ta yêu em bằng t́nh yêu hóa học.
    Xin em đừng dùng vật lư để yêu ta
    Hăy phản ứng và cùng ta liên kết.
    Chớ đừng dùng lực F đẩy ta ra.

    Ta sẽ cố nung t́nh cho cạn nước.
    Để men yêu nồng độ lên cao.
    Ta sẽ cố bổ sung nhiều xúc tác.
    Để chúng ḿnh sớm được bên nhau.

    Xin em đừng đo P ḷng ta nhé.
    Đừng ép ta đo áp lực con tim.
    Hay lôi kéo để vui xem ma sát.
    V́ như thế tim ḷng ta tan nát.
    T́nh cháy thành bụi cát tàn tro...!


    T́nh Yêu Toán Học

    Bài Thơ số 1

    Anh yêu em từ dương vô cực.
    T́nh đôi ḿnh lấp ló góc alpha.
    Anh yêu em đâu có như người ta.
    Ghét cực tiểu c̣n anh yêu cực đại.

    Thề yêu em yêu trọn đời yêu măi.
    Chẳng thể nào phai nhạt đến bằng không.
    Anh yêu em hơn bác học Poat-sông.
    Yêu con số hơn cả thân ḿnh nữa.

    T́nh đôi ta chẳng thể nào tan vỡ.
    Như tiên đề tồn tại măi em ơi.
    T́nh đôi ta c̣n măi đến muôn đời.
    Như định lư được chứng minh khảo nghiệm.


    .......

    Bài Thơ số 2 :

    Đuờng t́nh yêu như đồ thị hàm số.
    Măi ṿng vèo Sin, Cos, lại Cos, Sin
    Anh mong t́m thấy một khoảng rơ ràng.
    Hy vọng có nghiệm t́nh em trong đó.

    Đôi mắt em là phuơng tŕnh bỏ ngỏ.
    Rèm mi cong nghiêng một góc Alpha.
    Anh nh́n em tuởng giới hạn đă nhoà.
    Nhưng than ôi! Toạ độ t́nh vụt tắt.

    Anh thẫn thờ về trong hiu hắt.
    Nhận ra ḿnh chỉ phận nghiệm ngoại lai.
    Thế mà anh cứ ngỡ ḿnh Ymax.
    Nước mắt rơi hay đồ thị tuôn dài.

    Anh măi chôn hồn ḿnh trong đơn điệu.
    Trong không gian ảo vọng khối đa chiều.
    Giới hạn ấy làm sao nhoà em nhỉ.
    Suốt đời ḿnh chỉ tiệm cận mà thôi.



    Bài Thơ số 3



    Đường vào tim em như đồ thị
    hàm số
    Uốn ngoằn nghèo hệ toạ độ hàm
    sin
    Anh yêu em bằng cách lấy trung
    b́nh
    Dáng kiêu sa chia đôi cùng cá
    tính.
    Anh với em, hai đường thẳng
    song song
    Biết nhau đấy, nào có mong gặp
    mặt
    Đến chân trời, anh tin nó sẽ cắt
    Dù bây giờ, em c̣n ngoảnh mặt
    quay đi.
    Em đă nói bất đẳng thức cô sin
    Cả hai số đều phải dương mới
    được
    Đôi môi em, cong h́nh hàm số
    ngược
    Anh ước ḿnh được là tiệm cận
    cho em.
    Ánh mắt em, lát cắt vàng sắc lẹm
    Cứa ḷng anh đứt trọn vẹn từ
    tâm,
    T́nh yêu em, phương tŕnh vô số
    ẩn
    Anh là nghiệm duy nhất của đời
    em.
    EM
    Em nói em yêu những đường
    tṛn
    Ngàn đời không tính được số pi
    Hơn nữa đường tṛn luôn hoàn
    hảo
    Anh bảo tṛn trịa để làm chi?
    Em nói em yêu toán dựng h́nh
    Tuần tự các bước đúng như in
    Anh nói cuộc sống không cần
    thế
    Mà cần những bài toán chứng
    minh.
    Em nói em yêu những phương
    tŕnh
    Cân bằng, sóng gió chẳng rung
    rinh
    Anh bảo cũng cần bất đẳng thức
    Để thấy giá trị của phương tŕnh.
    Em nói em yêu tuổi chúng ḿnh
    Hai đứa chung nhau một niềm
    tin
    Anh bảo bây giờ em mới đúng
    Anh với em, chung một chữ t́nh.

    Tay trái cầm chiếc com pa
    Tay phải cầm thước đi ra đi vào
    Lấy hơi, em nói như gào
    Rằng anh học thế không vào,
    đúng thôi.
    Đạo hàm ai lại nhân đôi
    Tích phân trở lại nó dôi ra liền
    Giới hạn th́ nhớ lấy biên
    Tích phân xác định trong miền
    không gian
    Đồ thị trục dọc trục ngang
    Không cần nhớ hết mà hoang
    mang ḿnh
    Đến khi gặp phải phương tŕnh
    Không khai căn được th́ b́nh
    phương lên
    Với bất phương tŕnh, không
    nên!
    Cần xem xét dấu mới nên nhân
    vào…
    Miệng em vẫn nói như gào
    Anh đâu hiểu được câu nào? Bó
    tay
    Em ơi anh nói câu này
    Hay là em cố đổi thay tính t́nh
    Ai nh́n hai đứa chúng ḿnh
    Tất nhiên sẽ bảo “Không b́nh
    thường đâu”
    Ai đời cọc lại dắt trâu
    Thế gian như thế biết đâu mà
    lường?


    Bài Thơ số 4
    T̀NH YÊU TOÁN HỌC
    Anh viết thư tặng người em gái
    nhỏ
    Kỷ niệm ngày chung học mái
    trường xưa
    Khi gặp em anh biết nói ǵ đây ?
    V́ ta ở song song từ vô cực
    Rồi một hôm ta đồng quy tại gốc
    Em mỉm cười tiếp tuyến bên anh
    Anh vội vàng phân tích nét hoa
    tươi
    Và nhận thấy rằng em xinh cực
    đại
    Em chưa hiểu anh đành ḷng
    phải giải
    Bài toán h́nh bằng quĩ tích
    tương giao
    Nh́n em cười anh định nghĩa
    t́nh yêu
    Nhưng chỉ gặp một phương
    tŕnh vô nghiệm
    Chưa hẹn ḥ mà ḷng như bất
    biến
    Chưa thân nhau ta đă thấy so le
    Trót yêu rồi công thức có cần ghi
    Về hệ luận ái t́nh không ẩn số
    Em không muốn anh cũng tăng
    tốc độ
    Em hững hờ anh lại biến thiên
    nhanh
    Chắc là em xác định tuổi thư sinh
    Yêu là chết là triệt tiêu tất cả
    T́nh tiệm cận riêng anh buồn
    khó tả
    Nỗi cô đơn không giới hạn ngày
    mai
    Anh mong em đưa điều kiện
    tương lai
    Cho anh sống với cơi ḷng đơn
    giản
    Anh với em t́nh yêu ta đồng
    dạng
    Sống bên nhau chắc tỉ số cân
    bằng
    Anh nghĩ rằng khỏi biện luận
    lăng nhăng
    Mà chỉ lấy tiên đề ra áp dụng
    Anh có thể chứng minh điều đó
    đúng
    V́ t́nh ta như ngàn điểm điều
    hoà
    Nếu b́nh phương rồi lại lấy căn
    ra
    Th́ chẳng khác điểm nào trong
    quỹ tích .


    Bài Thơ số 5


    Yêu là ǵ cho tôi xin định nghĩa ,
    Yêu chính là t́nh cảm của chiều
    cao.
    Hai tâm hồn đồng dạng yêu
    nhau ,
    Rồi từ đó suy ra định lư .
    Yêu nối tiếp khi t́nh yêu chung
    thủy ,
    Yêu dối lừa khi hai góc phụ
    nhau .
    Người yêu thật yêu rồi sẽ khổ
    đau ,
    T́nh đổ vở khi có đường phân
    giác .
    Muốn trùng bề mặt của t́nh yêu ,
    Th́ phải lấy h́nh chiếu của nụ
    cười ,
    Đem nhân với chiều dài của góc
    mặt .
    Anh biết em trong phương tŕnh
    hoá học ,
    Và quen em khi phản ứng cân
    bằng .
    Từ phương tŕnh oxy_hoá
    mangan ,
    T́nh hai đứa hoà trong dung
    dịch .
    Và xa em khi hoà axit ,
    Và quen em khi phản ứng cân
    bằng ./.


    Bài Thơ số 6

    T̀M EM

    Phương tŕnh nào đưa ta về chung lối
    Định lư nào sao vẫn măi ngăn đôi
    Biến số yêu nên t́nh măi hai nơi
    Điểm vô cực làm sao ta gặp được

    Đạo hàm kia có nào đâu nghiệm trước
    Để lũy thừa chẳng gom lại t́nh thơ
    Gia tốc kia chưa đủ vẫn phải chờ
    Đường giao tiếp may ra c̣n gặp gỡ

    Nhưng em ơi! Góc độ yêu quá nhỏ !
    Nên vẫn hoài không chứa đủ t́nh ta
    Tại nghịch biến cho t́nh măi chia xa
    Giới hạn chi cho t́nh yêu đóng khép

    Lục lăng kia cạnh nhiều nhưng rất đẹp
    Tại t́nh là tâm điểm chứa bên trong
    Nên đường quanh vẫn măi chạy ḷng ṿng
    Điểm hội tụ vẫn hoài không với tới

    Em cũng biết tung, hoành chia hai lối
    Để t́nh là những đường thẳng song song
    Điểm gặp nhau vô cực chỉ hoài công
    Đường nghịch số thôi đành chia hai ngả
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 25-08-2012 at 02:34 PM.

  10. #270
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022


    ĐỊNH NGHĨA T̀NH YÊU

    Là giao điểm hai tâm hồn đối xứng
    Là tương giao hay đồ thị hai chiều,
    Ai là người định nghĩa nổi t́nh yêu,
    Đầy tạp số tôi học hoài không hiểu

    Tôi cố định trong sân trường đơn điệu,
    Lặng nh́n trên h́nh chiếu của giai nhân,
    Thả hồn theo một tiếp tuyến thật gần,
    Theo em măi suốt đời về vô cực

    T́nh tôi đó chẳng cần dùng công thức,
    Tan trường về tôi cố sức song song,
    Tới ngă tư liền bày tỏ nỗi ḷng,
    Em ngoe nguẩy từ từ tăng tốc độ.

    Tôi vẫn cố giữ t́nh yêu đồng bộ,
    Hai năm dài đáp số giải không xong,
    Tin hành lang em sắp sửa lấy chồng,
    Ḷng điên đảo trước định đề đen bạc

    Tôi xoay mắt theo ṿng tṛn lượng giác,
    Có thấy ǵ ngoài quỹ tích t́nh yêu,
    T́nh đơn phương trong tam giác ba chiều,
    Lay hoay măi trên chuyến đ̣ vĩ tuyện

    T́m lối thoát đồng quy hay tịnh tiến,
    Hệ luận nào thuyết phục nổi em tôi,
    Đành đi theo phân giác tận chân trời,
    T́m ẩn số của phương tŕnh vô nghiệm


    NGHIỆM CỦA ĐỜI ANH

    Lối vào tim em như một đường hàm số
    Uốn ṿng vèo như đồ thị hàm sin
    Anh t́m vào tọa độ trái tim
    Mở khoảng nghiệm có t́nh em trong đó
    Ôi mắt em phương tŕnh để ngỏ
    Rèm mi mịn màng nghiêng một góc anpha
    Mái tóc em dài như định lư Bunya
    Và môi em đường tṛn hàm số cosin
    Xin em đừng bảo anh là ngốc
    Sinh nhật em anh tặng trái cầu xoay
    Và đêm Noel h́nh chóp cụt trên tay
    Anh giận em cả con tim thổc thức
    Măi em ơi phương tŕnh không mẫu mực
    Em là nghiệm duy nhất của đời anh


    *Đinh lư : Bunyakovsky :
    An irreducible polynomial f(x) of degree two or higher with integer coefficients and property that gcd(f(1),f(2),...... )=1 generates for natural arguments infinitely many prime numbers.

    HẾT DẠ YÊU EM

    Đời tổng hợp bởi muôn ngàn mặt
    Mà t́nh em là quĩ tích không gian
    Kiếp nhân sinh những hàm số tuần hoàn
    Quanh quẩn chỉ trong ṿng tṛn lượng giác
    Anh không muốn cuộc đời đầy Sin Cos
    Sống khép tṛn trong cộng trừ nhân chia
    Cạnh góc đối! Ôi phức tạp vô cùng
    Mà hạnh phúc chính là đường biểu diễn

    Sống yên b́nh vào ṿng đời tịnh tiến
    Đâu phải là nghiệm số của ḷng trai
    Anh muốn lên tận cực của thiên tài
    Để đo lấy bán kính trần gian vũ trụ
    Nếu ḍng đời toàn là thông số
    Bài toán t́nh là căn thức bậc hai

    Bài toán t́nh là vô nghiệm em ơi!
    T́nh đâu là căn thức bậc hai
    Đế có thể ngồi yên mà xét dấu
    Em phải nhớ t́nh yêu là góc số
    Mà hai ta là những kẻ chứng minh
    Đừng bao giờ đảo vế một phương tŕnh
    Cứ thong thả mà vui trên đồ thị
    T́m đạo hàm rồi ngồi yên suy nghĩ
    Sẽ thấy dần hệ số góc t́nh yêu
    Đừng vội vàng định hướng một hai chiều
    Rồi một buổi ta đồng qui tại góc

    Em mĩm cười như tiếp tuyến bên tôi
    Tôi vội vàng phân tích nét hoa tươi
    Và nhận thấy em xinh xinh cực đại
    Em khó hiểu th́ tôi đành vô giải
    Bài toán giải bằng phương pháp tương giao
    Nh́n em cười tôi định nghĩa t́nh yêu
    Nhưng chỉ gặp một phương tŕnh vô nghiệm
    Chưa hẹn ḥ mà ḷng như bất biến
    Chưa thân nhau mà đă thấy so le
    Trót yêu rồi công thức có cần chi
    V́ hệ luận ái t́nh không ẩn số
    Em không nói tôi càng tăng tốc độ
    Để ḿnh tôi trên quăng đường đơn điệu.

    Yêu là chết là triệt tiêu tất cả
    T́nh tiệm cận riêng ḿnh tôi buồn quá
    Nỗi cô đơn không giới hạn ngày mai
    Tôi mang em đặt điều kiện tương lai
    Cho tôi sống với nỗi niềm đơn giản


    Tôi và em tính t́nh hơi đồng dạng
    Sống bên nhau chắc tĩ số cân bằng
    Tôi xin thề không biện luận cao xa
    Mà chỉ lấy định đề ra áp dụng
    Tôi có thể chứng minh là rất đúng
    V́ t́nh tôi như hàng điểm điều ḥa
    Nếu b́nh phương tôi lại rút căn ra
    Cũng chẳng khác điều năm trong quĩ tích
    Tôi yêu em với một t́nh yêu cố định
    Hiến dâng em hai nghiệm số âm dương
    T́m chu kỳ cho hàm số tuần hoàn
    Dùng định lư thay ngàn câu ước hẹn
    Xuống lũy thừa thay vạn lá thư duyên
    Giải đạo hàm mong tiếp xúc cùng em
    T́m toạ độ trong t́nh yêu toán học
    Tôi yêu em đôi mắt buồn linh động
    Mũi dọc dừa thẳng góc với môi xinh
    Hàm răng đều như nghiệm bất phương tŕnh
    Đôi mày liễu OY chiều định hướng
    Tôi khai triễn người tôi yêu lư tưởng
    So sánh rồi xin chú thích nơi đây
    T́nh yêu này như phương tŕnh hai bậc
    Tôi yêu em nên viết bài thơ toán học
    chứng minh rằng tôi hết dạ yêu em.

    ĐỊNH NGHĨA T̀NH YÊU TUYỆT VỜI



    Yêu là ǵ, tôi xin định nghĩa
    Yêu là t́nh cảm có chiều cao
    Hai tâm hồn đồng dạng sẽ hiểu nhau
    Rồi từ đó suy ra định lư
    Yêu nội tiếp khi t́nh yêu chung thủy
    Yêu ngoại tiếp khi hai kẻ phụ nhau
    T́nh lỡ đỡ khi có h́nh tam giác
    Có trường hợp âm và dương tiếp xúc
    Hai người không nợ lại hữu duyên
    Như cạnh góc vuông đối với cạnh huyền
    Gần nhau đúng nhưng không trùng được
    Qua những điều trên ta có qui ước:
    ́T́nh yêu là cái compa
    Ṿng tṛn nào dù nhỏ hay to
    Cũng đều có tâm và bán kính”
    Tâm ở đây là tâm thần cố định
    Bán kính là nỗi nhớ niềm thương.
    Muốn t́m ra bộ mặt yêu thương
    Hăy lấy h́nh chiếu là nụ cười
    Nhân cho chiều dài nơi khoé mắt
    Em chịu khó hạ lấy đường thẳng góc
    Để tim anh măi măi phụ kề em
    Môi nở hoa, ôi công thức trung thành
    Mặc thế sự là ṿng tṛn ngoại tiếp
    Em sung sướng nhận ra đây tiếp điểm
    Của đời ta một hàng điểm điều ḥa
    Anh sung sướng nhận ra đây đáp số
    Định lư Fecmác của đời anh.



    **

    Định lư Fermat : Không tồn tại các nghiệm nguyên khác không x, y, và z thoả xn + yn = zn trong đó n là một số nguyên lớn hơn 2.


    T̀NH YÊU VÀ TOÁN HỌC

    Ánh xạ cuộc đời đưa anh đến với em
    Qua những lang thang trăm ngh́n toạ độ
    Em số ảo ẩn ḿnh sau số mũ
    Phép khai căn em biến hoá khôn lường
    Ôi cuộc đời đâu như dạng toàn phương
    Bao kỳ vọng cho khát khao tiến tới
    Bao biến số cho một đời nông nổi
    Phép nội suy từ chối mọi lối ṃn
    Có lúc gần c̣n chút Epsilon
    Em bỗng xa như một hàm gián đoạn
    Anh muốn thả hồn ḿnh qua giới hạn
    Lại ch́m vơi cạn măi giữa phương tŕnh
    T́nh yêu là định lư khó chứng minh
    Hai hệ tiên đề chênh vênh xa lạ
    Bao lô gic như giận hờn dập xoá
    Vẫn hiện lên một đáp số cuối cùng

    Mẫu số niềm tin đâu dễ quy đồng
    phép chiếu t́nh yêu nhiều khi đổi hướng
    Lời giải đẹp đôi luc do lầm tưởng
    Ôi khó thay khi cuộc sống đa chiều
    Bao chu kỳ, bao đợt sóng t́nh yêu
    Anh khắc khoải cơn thuỷ triều cực đại
    Em vẫn đó bờ nguyên hàm khờ dại
    Nơi trái tim anh,
    em măi măi là hằng số vô biên




    ANH T̀M EM

    Anh t́m em trên ṿng tṛn lượng giác,
    Nét diễm kiều trong tọa độ không gian.
    Đôi trái tim theo nhịp độ tuần hoàn,
    C̣n tất cả chỉ theo chiều hư ảo.
    Bao mơ ưóc, phải chi là nghịch đảo,
    Bóng thời gian, quy chiếu xuống giản đồ.
    Nghiệm số t́m, giờ chỉ có hư vô,
    Đường hội tụ, hay phân kỳ giải tích.
    Anh chờ đợi một lời em giải thích,
    Qua môi trường có ṿng chuẩn chính phương.
    Hệ số đo cường độ của t́nh thương,
    Định lư đảo, t́m ra v́ giao hoán.
    Nếu mai đây tương quan thành gián đoạn,
    Tính không ra phương chính của cấp thang.
    Anh ra đi theo hàm số ẩn tàng,
    Em trọn vẹn thành phương tŕnh vô nghiệm



    T̀M EM
    Phương tŕnh nào đưa ta về chung lối
    Định lư nào sao vẫn măi ngăn đôi
    Biến số yêu nên t́nh măi hai nơi
    Điểm vô cực làm sao ta gặp được
    Đạo hàm kia có nào đâu nghiệm trước
    Để lũy thừa chẳng gom lại t́nh thơ
    Gia tốc kia chưa đủ vẫn phải chờ
    Đường giao tiếp may ra c̣n gặp gỡ
    Nhưng em ơi! Góc độ yêu quá nhỏ !
    Nên vẫn hoài không chứa đủ t́nh ta
    Tại nghịch biến cho t́nh măi chia xa
    Giới hạn chi cho t́nh yêu đóng khép
    Lục lăng kia cạnh nhiều nhưng rất đẹp
    Tại t́nh là tâm điểm chứa bên trong
    Nên đường quanh vẫn măi chạy ḷng ṿng
    Điểm hội tụ vẫn hoài không với tới
    Em cũng biết tung, hoành chia hai lối
    Để t́nh là những đường thẳng song song
    Điểm gặp nhau vô cực chỉ hoài công
    Đường nghịch số thôi đành chia hai ngả


    NT , Thu Thuỷ , TV sưu tầm ...



















    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 25-08-2012 at 03:02 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Những Chữ Dùng Sai Trong Ngôn Ngữ CSVN
    By Phú Yên in forum Văn Hóa - Nghệ Thuật
    Replies: 5
    Last Post: 15-08-2012, 09:56 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Phần 2: Những mảng tối trong 'Ngôi nhà Việt'
    By doisoente in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 01-03-2012, 05:29 AM
  4. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  5. Replies: 7
    Last Post: 18-03-2011, 07:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •