Page 28 of 31 FirstFirst ... 182425262728293031 LastLast
Results 271 to 280 of 304

Thread: Chơi chữ, nói lái và những vần thơ bất hủ trong văn chương Việt Nam.

  1. #271
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Mừng Sinh Nhật Của Mẹ

    Mừng Sinh Nhật Của Mẹ








    Giữa tháng tám kéo nhau về thăm mẹ
    Tiếng cười vui con cháu ấm căn nhà
    Mẹ tất bật cùng dâu con vào bếp
    Pha chế món ăn đặc biệt, đậm đà



    Mẹ cũng nhắc con đến bên bàn Phật
    Cám tạ ơn Ngài: thắp mấy nén nhang
    Ôi hạnh phúc, hôm nay ngày sinh nhật
    Tám mươi rồi Mẹ c̣n rất an khang

    Vườn của Mẹ xanh um cây trái
    Chim líu lo ca hót trên cành
    Treo chiếc vơng giữa hai cành bưởi
    Chân đong đưa dỗ giấc an b́nh

    Nh́n lên cây nhớ ṿm trời quê nhà
    Nắng lung linh tàng lá hé môi cười
    Nhớ thuở ấu thơ, nhớ thời vụng dại
    Đất nước thanh b́nh nghèo đói cũng vui

    Đàn phong linh ngân nga theo gió
    Ru hồn vào giấc ngủ thần tiên
    Cây hạnh phúc nẫy mầm trên đá
    Cho Mẹ cười giữa cơi b́nh yên

    Giữa tháng 8/2012
    Yên Sơn









    Thơ Về Mẹ, Đọc Xong Đừng Khóc!

    Con ơi! khi con c̣n thơ dại
    Mẹ đă mất rất nhiều thời gian
    Mẹ dạy con cầm th́a, dùng đũa ăn cơm
    Mẹ dạy con buộc dây giày, chải tóc, lau nước mũi
    Những kỷ niệm mẹ con ḿnh sống bên nhau
    làm mẹ nhớ thương da diết
    V́ thế, khi mẹ chóng quên, mẹ chậm lời
    Con hăy cho mẹ chút thời gian
    Cho mẹ suy nghĩ thêm
    Cho dù cuối cùng ngay cả định nói ǵ...
    Mẹ cũng quên....


    Con ơi! con quên là mẹ đă tập cho con
    Con mới thuộc khúc đồng giao đầu đời
    Con nhớ không mỗi ngày mẹ đáp
    Nên nếu mẹ lỡ kể nhiều lần câu chuyện món răng
    Ngâm nga những khúc ru con thời bé
    Xin con tha thứ cho mẹ

    Xin con cho mẹ ch́m trong những hồi ức ấy nhé
    Xin con đáp lời mẹ kể những chuyện vụn vặt trong nhà!


    Con ơi giờ mẹ thường quên cài nút áo, xỏ dây giày
    Ăn cơm văi đầy vạt áo
    Chải đầu tay bần bật run
    Đừng giục giă mẹ
    Xin con nhẫn nại chút và dịu dàng thêm
    Mẹ chỉ cần có con ở bên
    mẹ đủ ấm


    Con ơi giờ mẹ chân đi không vững, nhấc không nổi bước
    Mẹ xin con nắm tay mẹ,
    D́u mẹ, chậm thôi
    Như năm đó
    mẹ d́u con đi những bước đầu đời...


    ****



    Con ơi, mẹ chẳng cần chi
    Mong con ứng xử trong khi mẹ c̣n
    Cho đúng bổn phận làm con
    Là gương sáng để con soi con vào
    Cho dù sức khỏe thế nào
    Tuổi già, tất phải dựa vào con thôi
    Nuôi con, trả nghĩa cho đời
    Chỉ mong thấy được những lời thân thương
    Cuộc đời vất vả trăm đường
    Đắng cay mẹ chịu ngọt đường phần con
    Năm qua, tháng lại mỏi ṃn
    ngược xuôi, vất vả nuôi con lớn dần
    Ầu ơ, nước mắt trong ngần
    Mẹ tràn ngập cả mọi phần hẩm hiu
    Giờ đây tuổi đă xế chiều
    Chỉ mong con nhớ nhũng điều phật răn
    C̣n khi đă khuất núi non
    Chằng cần con khóc nỉ non làm ǵ
    Ngày giỗ cũng chẳng cần chi
    Làm mâm cỗ lớn, mang đi cúng ruồi
    Chỉ cần lúc sống này thôi
    Công cha, nghĩa mẹ con thời nhớ ghi
    Chẳng cần quà biếu làm chi
    Rất cần thăm hỏi bởi v́ cô đơn
    Ân cần tỏ tấm ḷng son
    Như miếng trầu đắng, nhưng ngón tay mời
    Nhân quả phải nhớ lấy lời
    Dù là cao quư, hèn đời con ơi !
    Cuộc đời, thiện ác thế thôi
    Nhớ có nhân quả, mẹ thời an vui...















    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 26-08-2012 at 02:24 AM.

  2. #272
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Thơ Trần Hoài Thư 1942 ----

    EM TÂY PHƯƠNG




    Đôi mắt em xanh trời mùa hạ

    Như mặt hồ gợn một chút buồn vương

    Mái tóc em óng mượt lạ thường

    Vàng thắm cả một ḍng nắng mới

    Buổi sáng, em qua, pḥng tôi bỗng ấm

    Tôi nh́n em, gặp lại tuổi thanh xuân

    Em Tây phương mà hiền dịu dị thường

    Lời thỏ thẻ ấm hồn tôi viễn xứ

    Em đến cùng tôi mùa hoa dại nở

    Dưới trời xanh, cây lá bỗng t́nh si

    Những loài hoa mới nhú tự hôm kia

    Thành thiếu nữ mặc trăm màu áo cưới

    Em ngồi xuống, triền cỏ xanh bối rối

    Mây cũng ngừng. Mây nín thở không trôi

    Con kinh bên đường dừng lại chân đồi

    Và bướm lượn, và chim rừng ríu rít

    Em ngồi xuống, dáng nghiêng soi mặt nước

    Bóng của người, tôi muốn giữ trăm năm

    Sao tôi lại buồn, chiếc bóng mong manh

    Chao động măi, và chao ơi tan vỡ



    Th́ hôm nay, một ḿnh tôi, c̣n lại

    Em đi rồi, đi xuống lầu thang

    Đi ra parking, vẫn dáng dịu dàng

    Và cửa đóng, và xe rồ tiếng máy

    Tôi đứng trông theo, bóng người đă khuất

    Mà hồn tôi nḥa nhạt một cơn mưa...



    Sao tôi lại buồn, lại nhớ Đơn Dương

    Con đèo xám, sương mù hôn thị trấn

    Chiếc quán trên đèo, gió lùa vách trống

    Mỗi năm tôi về đốt sợi t́nh si

    Mỗi năm tôi về thị trấn hoa qú



    Ngày bỏ nước tôi đi không dám nhớ

    Biển dưới kia, và em ở trên cao

    Em ở trên cao trong cơi sương mù

    Trên cao nữa là một vùng mây trắng

    Em bỏ tôi đi buồn hiu thị trấn



    Như bây giờ người con gái Tây Phương...







    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 26-08-2012 at 07:29 AM.

  3. #273
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    T̀NH SI



    Cuối cùng anh cũng phải từ giă em

    Ước ǵ con đường qua nhà em là con đường ṿng

    để anh được nh́n em một lần nữa

    Tại sao em lại mời anh ly cà phê quá đen

    Để anh phải nhớ em những đêm không ngủ.



    VỀ NAM



    Một băi sông trăng đầy ảo mộng

    Tôi về. Trăng cũng nhớ về Nam

    Em xa. Mái tóc mềm hơn lụa

    Có tắm lơa lồ trong suối trăng



    Tôi quá ngẩn ngơ nh́n chẳng thở

    Trăng rơi vào cốc rượu lung linh

    Tôi theo dài băi t́m trăng đậu

    Chỉ có buồn, một nỗi lặng thinh.

    Một nửa vầng ngọc lan



    Em xa nhà. Tôi xa quê

    Em bỏ đi, tôi cũng đi, chẳng về

    Kể từ sông núi từ ly

    Đá ê ẩm đá, người ê ẩm người

    Em đi, thị trấn ngậm ngùi

    Có con phố cũ nhớ người đèn chong

    Em đi, buồn lại ḍng sông

    Bên này, buồn lại nửa vầng ngọc lan

    May c̣n một nửa vầng trăng

    Dỗ tôi soi bóng dặm ngàn ly hương.




    Tiểu sử :


    Trần Hoài Thư, tên thật Trần Quư Sách, sinh năm 1942 tại Đà Lạt


    hiện cư ngụ tại New Jersey, Mỹ Quốc.



    1964: Giáo sư Đệ nhị cấp Trường Trung học Trần Cao Vân, Tam Kỳ. Khởi sự viết văn, truyện ngắn đầu tay: Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa, Sài G̣n.

    Cộng tác với các tạp chí: Bách Khoa, Văn, Thời Tập, Vấn Đề, Khởi Hành, Ư Thức, ...



    1966: Nhập ngũ khóa 24 SQTB Thủ Đức. Nhận giải thưởng Sinh Viên Sĩ Quan Báo Chí xuất sắc của Khóa 24.

    Trung đội trưởng thám kích Đại đội 405 TK/SĐ 22 BB.

    Phóng viên chiến trường. Bị thương trận 3 lần.

    1975: Tù "cải tạo" 4 năm.

    1980: Vượt biển, định cư tại Hoa Kỳ.

    BS in Computer Sciences và MS in Math.

    Làm cho hăng điện thoại Mỹ AT&T đến khi nghỉ hưu (2006).

    Viết truyện đăng trên các tạp chí Nhân Văn, Hồn Việt, Dân Quyền, Diễn Đàn, Sóng, Văn Học, Quê Mẹ, Đời Mới.

    2001: Cùng các bạn văn: Phạm Văn Nhàn, Trần Bang Thạch, Cao Vị Khanh, chủ trương tạp chí Thư Quán Bản Thảo (tập mới nhất 45, tháng 01/2011) và tự lập Cơ sở xuất bản Thư Ấn Quán in sách báo dựa theo kỹ thuật "perfect binding" và phương pháp "Print-On-Demand".



    Các tác phẩm đă xuất bản:


    Trước năm 1975:

    1968: Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang, (Truyện, Nxb Ư Thức)

    1970: Những V́ Sao Vĩnh Biệt, (Truyện, Nxb Ư Thức)

    1971: Ngọn Cỏ Ngậm Ngùi, (Truyện, Nxb Ư Thức,

    1974: Một Nơi Nào Để Nhớ, (Truyện, Nxb Con Đuông)



    Sau năm 1975:

    Truyện:

    - Ra Biển Gọi Thầm (Tập truyện, 1995)

    - Ban Mê Thuột Ngày Đầu Ngày Cuối (Tập truyện, 1997)

    - Về Hướng Mặt Trời Lặn (Tập truyện, 1998)

    - Đại Đội Cũ, Trang Sách Cũ

    - Thế Hệ Chiến Tranh (Tập truyện)

    - Đánh Giặc Ở B́nh Định

    - Đêm Rừng Tràm

    - Hành Tŕnh Của Một Cổ Trắng

    - Mặc Niệm Chiến Tranh (Tập truyện)

    - Thủ Đức Gọi Ta Về (Hồi ức).



    Thơ:

    - Thơ Trần Hoài Thư (Tập thơ, 1998)

    - Qua Sông Mùa Mận Chín (Tập thơ)

    - Tháng Bảy Hành Quân Xa (Tập thơ)

    - Phố Xa (Tập thơ)

    - Ngày Vàng (Tập thơ)

    - Ô Cửa (Tập thơ)

    - Quán (Tập thơ, 2008)

    - Xa Xứ (Tập thơ, 2010)














    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 26-08-2012 at 08:45 AM.

  4. #274
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư,Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam.

    Qua Ô CỬA của Trần Hoài Thư,
    Nghĩ và Viết Về Thơ Chiến Tranh Miền Nam.
    Phan Bá Thụy Dương





    Nhà Văn Nhà Thơ Cựu Sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà









    Herbert Hoover vị tổng thống thứ 31 của Hoa Kỳ đă nói: “Giới lănh đạo già tuyên bố chiến tranh nhưng chính giới trẻ là người phải chiến đấu và chịu chết.” [1] Chiến tranh đă tạo nên không biết bao nhiêu cảnh ly tán, hủy diệt không biết bao nhiêu sinh mạng một cách oan uổng và làm kiệt quệ trầm trọng tài nguyên quốc gia. Nhưng, nếu nh́n từ một góc độ khác, chiến tranh cũng đă sản xuất, tạo nên nhiều vĩ nhân lừng danh trong quân sử, những văn thi sĩ lỗi lạc trong nền văn học sử thế giới.

    Bài viết ngắn này không phải là một luận đề về thơ chiến tranh toàn cầu mà chỉ giới hạn trong thơ Chiến Tranh VN, trong giai đoạn tàn khốc nhất, từ thập niên 60 cho đến ngày miền Nam rơi vào tay chế độ Cộng Sản Hà Nội. Hạn hẹp hơn nữa, người viết chỉ muốn truyền đạt, giới thiệu đến bạn đọc một số cảm xúc, h́nh ảnh, tâm tư... của người lính chiến Trần Hoài Thư [THT] đă phản ảnh qua tác phẩm của anh: Ô Cửa.

    Tuy nhiên, để có thêm hương vị, khải triển chủ đề rộng hơn đôi chút, người viết sẽ đề cập, dẫn trích thêm một số ít thơ về chiến tranh của các văn thi sĩ Việt, Mỹ khác - những người đă trực tiếp cùng THT tham dự cuộc chiến “ư thức hệ” trong giai đoạn đầy nhiễu nhương đó. Nếu thấy cần thiết, sau này người viết sẽ trở lại, bàn về đề tài sâu rộng hơn, với nhiều thi sĩ tiêu biểu cho cả 2 miền Nam Bắc, cùng những khuynh hướng đối kháng hay quan điểm tương đồng.

    Theo lời tác giả, Ô Cửa là một tổng hợp của 5 thi tập: Thơ THT, Qua Sông Mùa Mận Chín, Tháng Bảy Hành Quân Xa, Ngày Vàng và Người Lính, mà anh đă xuất bản trước đây - sau khi nhuận sắc, tuyển chọn lại. Tập thơ dày 380 trang, với 237 bài, in trên giấy đặc biệt, tranh b́a của Thân Trọng Minh, do Thư Ấn Quán của anh ấn hành. Bản đẹp, dành tặng thân hữu nên không thấy ghi giá bán.

    Danh từ “thơ chiến tranh” kể từ Homer đă trở nên càng ngày càng phổ biến một cách rộng răi, nhất là sau khi chiến cuộc VN kết thúc. Hiện nay các quốc gia đồng minh của VNCH và đă từng trực hay gián tiếp tham chiến trên lănh địa VN, mỗi nước đều có rất nhiều cơ quan, thư viện… lưu trữ, quảng bá thi ca viết về cuộc chiến VN, được sáng tác bởi những cựu chiến binh của họ. Cho đến bao giờ th́ thi ca về thể loại này của các tác giả miền Nam trước 75 mới được các tổ chức văn hóa, chính trị hải ngoại hay nội địa dành cho nó một vị trí nghiêm túc, sáng sủa hơn, để bảo tồn những ấn chứng quan trọng trong giai đoạn lịch sử đă qua, đă được khép lại?

    1. Trực diện với chiến tranh, tiếp cận với tử thần

    Bây giờ chúng ta hăy bước qua Ô Cửa, thử đi vào nội dung cuốn sách để xem người chiến binh này đă tŕnh bày, muốn chuyển gởi những ǵ tới người đọc, qua những năm dài phục vụ dưới cờ, trong thời tao loạn, nhiễu nhương:

    Gịng sông phân tranh hai vùng thù nghịch. Đêm xuống đồi gặp con nước nổi. Súng đạn đưa khỏi đầu. Từng con một vượt sông. Rồi trước khi trèo ngọn Kỳ Sơn. Anh lạc trên cánh đồng trăng mênh mông. Không biết nơi nào là cơi dữ. Trên đôi vai anh nặng nề lịch sử. (“Đêm Vượt Sông,” tr 5)

    Từ giă giảng đường chật hẹp, nóng bức, người sinh viên mang đầy lư tưởng, hoài băo và mộng mơ ấy đă chấp nhận đi vào nơi thâm sâu cùng cốc, theo lời kêu gọi của núi sông. Ngoài trách nhiệm thi hành nghĩa vụ công dân, có thể anh c̣n coi việc đó như một lần đi thám hiểm, khai phá về những chân trời mới, quyến rũ hơn, để thưởng ngoạn thiên nhiên, giao lưu nhân thế, thử thách định mệnh:

    Ở đây đèo ải ngăn sông lộ. Trăm đứa lên có mấy đứa về. Giày trận bám bùn mưa tối mặt. Mùa hè gió thổi bụi tê tê. Thanh niên ta bỏ miền trung thổ. Theo mảng mây trời trên bản xa. Núi dựng. Rừng bạt rừng. Lá mục. Phơi ngàn năm lạnh cắt xương da. Ta về ngơ ngác cơn sinh diệt. Ngỡ làm tên ẩn sĩ t́m trầm...(Về Với Núi, tr 55)


    Cũng trong ư niệm chấp nhận khoác chinh y để bảo vệ quê hương, giữ ǵn lănh thổ, từng lớp, từng lớp lớp thế hệ tuổi trẻ đă đành bỏ cả tương lai, hoài bảo, rồi mang theo cuộc t́nh để tham dự vào cuộc chiến đấu gian lao, mà tự thân họ không có quyền lựa chọn, hoặc từ chối:

    “…Vào giờ G ta ra mặt trận - nón sắt bần thần theo gót giày sô - hiu hắt đường mưa tiến về âm phủ - vừa cảnh giác đời, vừa ủ chiêm bao - khẩu súng cạc bin chúi đầu xuống đất - như muốn nói ǵ với cánh Rừng Lăng -

    Xuân Phổ bên kia chập chờn bóng địch - lập cập hồn ai, bèo vướng chân mày ? - nước lạnh môi khô lóe lên đóm nhớ - màu mắt bên màu hoa súng ngày xưa - ta vẫn yêu em, yêu toàn nhân loại - nên gắng khom lưng, tiến chiếm Xóm Dừa…” [Luân Hoán * Trên Đường Lững Thững Hành Quân, Đạn Thù Có lẽ Ngập Ngừng Tránh Ta]

    để lănh nhiệm vụ trấn thủ biên cương xa xăm, tiền đồn heo hút, dẫy đầy hiểm nguy, bất trắc. V́ chưng, họ đă lỡ sinh ra vào một giai đọan lịch sữ đen tối, vào thời buổi loạn ly, máu lửa với đạn bom và nước mắt:

    “…Giặc cứ pháo xá ǵ cơn băo giạt - nón sắt che cho đỡ lạnh mái đầu - đêm nến thắp ánh hỏa châu hiu hắt - sinh nhật ai máu đỏ giữa canh thâu - đường truông núi hai mươi năm chất ngất - tuổi lang thang vào xương máu bàng hoàng - mai về phố với hồn chai lạnh ngắt - mua t́nh vui dồn trống chuỗi mênh mang - khúc chinh chiến đă từ lâu quên hát - vầng trăng treo mầu úa hướng mong chờ - mai xuống núi tiếp một ngày phiêu bạt - t́m lại ḿnh đánh thức một cơn mơ” [Nguyễn Mạnh Trinh * Kontum Bài Thơ Cũ]

    Có người tuy dấn thân, tham dự vào cuộc chinh chiến với thái độ thản nhiên, xem đó như là chuyện tai trời ách nước, một tṛ tiêu khiển, nhưng chắc hẳn trong thâm tâm anh cũng khó thoát khỏi những ray rức, trăn trở hoặc suy tư, đau xót về thực trạng rợn người phơi bày trước mắt:


    “Bốn bề sương muối bủa quanh - hỏa châu đỏ rực năm canh rợn người - ta về tham dự cuộc chơi - rựơu cần, súng đạn với lời kêu thương.” [Huy Lực * Đêm Tiền Đồn Pleime ]


    Nghĩa vụ ǵn giữ biên cương, lănh thổ, quả là một gánh nặng luôn đè trên vai những chàng lính trận tiền phương. Từng hốc đá, cánh rừng, từng bờ sông, ngọn suối, từng chân núi, triền đồi măi măi là nơi hiểm địa, tử địa, dể dàng hủy diệt, cướp đi mạng sống của ḿnh:

    Một chút cay cay mà ḷng buồn tủi. Buồn th́ về đừng nán lại thằng em. Không sao cả lên đồi cao xuống vực. Đất mở rồi ở lại cũng buồn thêm... Cùng đứng lại hai chân nghiêm cúi mặt. Đây hàng quân đọc lại thiếu tên em. Người lính trẻ chưa đầy hai mươi tuổi. Nhớ th́ về cốc rượu để phần em. (Viết Cho Thằng Em Cùng Trung Đội, tr 35.)

    Nhớ th́ về cốc rượu để phần em. Câu thơ chứa đầy tŕu mến, thể hiện một thứ t́nh huynh đệ chi binh thắm thiết. Đó là lời của một người anh dành cho đứa em vắn số, chứ không phải loại ngôn từ của một cấp chỉ huy nói với kẻ trực thuộc. Thứ t́nh huynh đệ chi binh và sự tŕu mến này, người ta cũng thấy hiện rơ nét trong thơ của Pete Agriostuthes dành cho người tiền sát viên tên Nam qua bài “He was a Chiêu Hồi”, hoặc qua thơ của Kevin Bowen, Steve Mason, Sarge Lincetum, Wilfred Owen, Walter McDonald... Đặc biệt là của Yusef Komunyakka, người đă chiếm Pulitzer Prize năm 94 với tuyển tập Neon Vernacular xuất bản năm 93, trong đó chứa đựng phần lớn các bài của tập thơ mang tựa đề Việt ngữ “Điên Cái Đầu”, vốn đă phát hành từ năm 88.

    Súng đạn vô t́nh nào biết né tránh ai. Khi một người chiến sĩ không may, vĩnh viễn nằm xuống th́ người đời thường cho rằng anh ta đă vị quốc vong thân, là một người anh hùng, là kẻ đáng được tuyên dương, ca ngợi. Có đúng vậy không hay ta cần thử suy gẫm, xét nghiệm lại câu nói lừng danh, mang hơi hám, tư tưởng phản chiến dưới đây của "papa" tức văn hào Ernest Hemingway -người đoạt giải Nobel 54 về Văn học, khi ông phát biểu: “Ngày trước người ta nói rằng: Hy sinh cho quốc gia của ḿnh là một hành động cao cả và xứng đáng. Nhưng trong cuộc chiến hiện đại không có ǵ là vẽ vang hay thích nghi khi anh mất đi. Anh sẽ chết như một con chó cho một lư do chẳng có ǵ là tốt đẹp.”[2]

    Xin mời bạn đọc tiếp những vần thơ nóng bỏng, hồi hộp khác của chàng thám báo trẻ tuổi THT:
    Băng đồng, băng đồng đêm hành quân. Người đi ngoi ngóp nước mênh mông. Về đây B́nh Định ma thiêng lănh. Mỗi địa danh rờn rợn oan hồn. Trung đội những thằng trai tứ chiến. Những thằng bỏ lại tuổi thanh xuân. Diều hâu bôi mặt hù ma quỉ. Thuở đất trời bày đặt nhiễu nhương. Đêm của âm binh về xứ khổ. Poncho phơ phất gió hờn oan. Trên vai cấp số hai lần đạn. Không một v́ sao để chỉ đường. (Trung Đội, tr 31)

    Những cảnh tượng bi tráng, nghiệt ngă như thế cũng thể hiện đầy dẩy trong thi ca của các chiến hữu đồng minh, như Marko Whiteley đă viết tại mật khu Hố Ḅ qua Lonely in the Reservoir, Thoughs of War..., như W.H McDonald viết ở Phú Lợi với “I Learned About War Last Night” hoặc Sarge Lintecum qua “Ambush” và nhất là bài thơ được phổ nhạc của ông, rất phổ cập, được mọi người ưa chuộng: " The Vietnam Blues".

    Xin hăy đọc thêm những ḍng diễn tả vừa chân thật, vừa ngộ nghĩnh, thanh thản của người “lính sửa” trong những ngày đầu nhận lănh trách nhiệm dẫn dắt đơn vị:
    Ta trở về giáp mặt chiến tranh. Đồi cháy lửa mặt trời nhuộm lửa. Thau rượu đế mừng ta thằng lính sửa. Dzô ông thầy hữu sự có thằng em. Trung đội ta về hai mươi mấy thằng con. Đứa gốc người Kinh, đứa Nùng, đứa Thượng... Trên đầu ta mũ rừng nhẹ hẫng. Trong túi ta một gói chuồn chuồn. Bắt tù binh mời điếu thuốc thơm. Để thấy miền Nam lính hiền ghê gớm. (Ta Lính Miền Nam, tr 36)

    Qua 2 câu cuối của bài thơ, ta có thể thấy rơ phong cách của ngựi chiến binh miền Nam khi đối xử với tù binh, hàng binh, dù mới cách đó không lâu đồng đội của ḿnh đă bị giết, bị thương. Cũng với tâm trạng, bản chất đó, ta thử đọc xem Tô Thùy Yên đă tṛ chuyện như thế nào với người tử sĩ bên kia chiến tuyến trong đoạn thơ dưới đây:

    ‘…Ở cơi âm nào người vốn không tin. Hỏi nhau chơi thỏa chút tính bông đùa. Người cùng ta ai thật sự hy sinh. Cho tổ quốc Việt Nam - một tổ quốc...? Các việc người làm, Người tưởng chừng ghê gớm lắm. Các việc ta làm, Ta xét chẳng ra chi.” [Tô Thùy Yên * Chiều Trên Phá Tam Giang]

    Hay những ngôn từ phóng khoáng, thân thiện, chứa chan hào khí, t́nh giang hồ của một quân nhân VNCH khác khi anh giáp mặt, trực diện đối phương:
    “…Kẽ thù ta ơi, các ngài du kích - hăy tránh xa ra đừng chơi bắn nheo - hăy tránh xa ra ta xin xí điều - lúc này đây ta không thèm đánh giặc - thèm uống chai bia, thèm châm điếu thuốc - thèm ngọt ngào giọng hát em chim xanh - kẻ thù ta ơi, những đứa xâm ḿnh - ăn muối đá và hăng say chiến đấu - ta vốn hiền khô, ta là lính cậu - đi hành quân rượu đế vẫn mang theo - mang trong đầu những ư nghĩ trong veo - xem chiến cuộc như tai trời ách nước.


    Ta bắn trúng ngươi v́ ngươi bạc phước - v́ căn phần ngươi xuôi khiến đó thôi - chiến tranh này cũng chỉ một tṛ chơi - suy nghĩ làm ǵ lao tâm khổ trí - lũ chúng ta sống một đời vô vị - nên chọn rừng sâu núi cả đánh nhau - mượn trời đêm làm nơi đốt hỏa châu - những cột khói giả rồng thiêng uốn khúc - mượn bom đạn chơi tṛ pháo tết - và máu xương làm phân bón rừng hoang.” [Nguyễn Bắc Sơn * Chiến Tranh và Tôi]


    Chiến tranh. Ôi chiến tranh. Người ta đă nhân danh nó để hủy diệt không biết bao nhiêu nguồn sinh lực sáng lạng của quê hương, triển vọng của tổ quốc. Người ta đă nhân danh nó để làm tan ră không biết bao nhiêu cuộc t́nh nồng thắm và mái ấm gia đ́nh. Ḷng không mang hận thù, họ là các chiến binh VNCH đi bảo vệ lănh địa, cương thổ. Họ là những cán binh “quân đội nhân dân” bị tuyên truyền, xô đẩy, lôi cuốn vào t́nh huống bi thảm “sinh Bắc tử Nam” để giới chóp bu CS mau chóng thực hiện ư đồ cướp đất, xăm lăng miền Nam. Bản thân họ nào được ǵ ngoài những thua thiệt, mất mát:

    “Em hỏi anh bao giờ trở lại - Xin trả lời mai mốt anh về - Không bằng chiến trận Pleime - Hay Đức Cơ - Đồng Xoài - B́nh Giả - Anh trở về hàng cây nghiêng ngă - Anh trở về ḥm gỗ cài hoa - Anh trở về bằng chiếc băng ca - Trên trực thăng sơn màu tang trắng - Mai trở về chiều hoang trốn nắng - Poncho buồn liệm kín hồn anh - Mai trở về bờ tóc em xanh - Vội vă chít khăn sô vĩnh biệt.

    Mai anh về em sầu thê thiết - Kỷ vật đây viên đạn mầu đồng - Cho em làm kỷ niệm sang sông - Đời con gái một lần dang dở - Mai anh về trên đôi nạng gỗ - Bại tướng về làm gă cụt chân - Em ngại ngùng dạo phố mùa xuân - Bên người yêu tật nguyền chai đá - Th́ thôi hăy nh́n nhau xa lạ - Em nh́n anh - ánh mắt chưa quen - Anh nh́n em - anh sẽ cố quên - T́nh nghĩa cũ một lần trăn trối.” [Linh Phương * Kỷ Vật Cho Em]

    trong một cuộc nội chiến tương tàn mà bản thân những chiến sĩ miền Nam có lúc phải phân vân, tự vấn, suy tư:

    “…những thằng lính thời nay không mang thù hận - bạn hay thù chẳng có một lằn ranh - thôi hăy uống. mọi chuyện bỏ lại sau - nếu có thể ta gầy thêm cuộc nhậu - bày làm chi tṛ chơi xương máu - để đôi bên nuôi mầm mống hận thù - ta chán lắm rồi ba chuyện ruồi bu - chỉ có bạn, có ta là người thua cuộc.

    người yêu của bạn ở ngoài phương bắc - giờ này đang hối hả tránh bom - hay thẫn thờ dơi mắt vào Nam - để chờ người yêu ḿnh trở thành liệt sĩ - rồi cũng sẽ quên, như bao điều suy nghĩ - t́nh yêu như một thứ điểm trang - che đi chút dối ḷng, nhẹ bớt đi chút nhọc nhằn - uống với bạn hôm nay ta phải thật say - để không phải c̣n nh́n nhau hận thù ngun ngút.” [Phan Xuân Sinh * Uống Rượu Cùng Người Lính Bắc Phương]

    Đọc những áng thơ hiền ḥa, nhẹ nhàng kia, tôi tự nhiên như thấy lại bóng dáng của 2 ngựi bạn gốc "cùi" là Vĩnh Nhi thủ khoa khóa 17, Hoàng Thọ Khương khóa 19 của trường Vơ Bị Lâm Viên - Đà Lạt và người bạn trẻ yêu thơ Trần Phước Chí khóa 18 của đồi Tăng Nhơn Phú - Thủ Đức, hiển hiện về trước mắt.

    Những chiến sĩ can trường thuộc Sư đoàn Phượng Hoàng này, khi bắt tù binh, họ luôn luôn cho đối phương ăn uống tử tế, mời mọc thuốc lá, rồi mới chuyển giao về hậu cứ. Họ không bao giờ cho sĩ quan an ninh đánh đập, dù đôi khi cần khai thác tin tức sơ khởi tại mặt trận. Rất tiếc, 3 chiến hữu tốt, hiền ḥa này đều lần lượt ra đi, trước và sau biến động Tết Mậu Thân không lâu trước mắt tôi, trong những ngày tôi c̣n dấn thân, phục vụ tại khu chiến Tiền giang. Người viết, lúc đó, chẳng biết làm ǵ hơn ngoài việc viết bài chiêu niệm trên trang Văn Nghệ Quân Đội và mục Viết Cho Người Nằm Xuống để an ủi linh hồn người chết, và gia quyến họ.


    Những biểu tượng đầy nhân bản tính trên đối với người khác giới tuyến của họ, cộng với sự thái độ, cảm nghỉ của THT, TTY, NBS, PXS... khiến tôi nhiều lần thấm thía tự thầm hỏi ḿnh. Phải chăng những quân nhân này và c̣n nhiều, c̣n nhiều những anh em, chiến binh trong các quân binh chủng khác, đă luôn luôn mang theo trái tim loại “grand coeur” của d’Amacis, trên đường hành quân? Hay họ là những đệ tử ngoan của cụ Winston Churchill - vị anh hùng, nhà chính trị khét tiếng của thế kỷ 20, người đă được trao giải Nobel năm 53, v́ họ luôn tuân thủ lời khuyên của ân sư: "Tác phong là một việc nhỏ, nhưng nó tạo nên những khác biệt lớn lao. Biểu lộ một chút lịch sự, tử tế cũng chẳng tốn kém, mất mát ǵ."[3]

    Sau khi Sàig̣n thất thủ, tôi thường nghe thiên hạ bảo nhau: Một trong những yếu tố quan trọng đưa đến việc mất nước là v́ dân quân miền Nam đă quá hiền ḥa và đối xử nhân đạo với kẻ thù. Những người cùng chung một tiếng nói bên kia lằn ranh gịng sông chia cắt, bên kia vĩ tuyến có phải là kẻ thù của chúng tôi không? Thật sự, chúng tôi có cần xem họ là kẻ thù không, sau khi cuộc đụng độ đă tàn, khói lửa đă nguội tắt, chỉ v́ họ bị cưỡng bức làm những con chốt đáng thương, trong ván cờ tham vọng bành trướng chủ thuyết CS lỗi thời Mác-Lê-Mao?

    Mời bạn đọc thử xem qua những h́nh ảnh đáng trách, dể làm nản ḷng người đang dấn thân ở các tuyến đầu. T́nh trạng tương phản tương ấy đă được phản ảnh dưới góc nh́n của tác giả Ô Cửa. Lời thơ tuy có man mác nỗi uất hận, phẩn nộ nhưng cũng đầy thương cảm, ngậm ngùi như một khúc bi ca:

    Đất nước ta cường quốc bán buôn. Hậu phương ăn chơi biểu t́nh, đảo chánh. Lúc đồng đội ta chết lên chết xuống. Một đám ở nhà nhảy nhót thâu đêm. Lănh chúa ta ăn trước ngồi trên. Hùng hổ lắm nhưng mạt hèn cũng lắm. Khóa của ta trên mấy trăm thằng t́nh nguyện. Đi Nhảy Dù, Thủy Bộ, Thám Báo "ác ôn". Đứng đợi cả ngày để bắt lá thăm. Toàn thứ dữ mà vui như chợ Tết. Có đứa mang bằng kỹ sư về nước. Chọn Cọp Ba Đầu Rằn làm lính tiền phong. Ta lính miền Nam hề vận nước ngửa nghiêng. Ta cũng lênh đênh cùng cơn mạt kiếp. Ta trèo lên cây hỏi rừng có biết. Có người lính nào bi tráng hơn lính miền Nam? (Ta Lính Miền Nam, tr 36)

    Giữa lúc vận nước lâm nguy như thế th́ dường như một số giới lănh đạo chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng tư, một số người hậu tuyến chỉ lo hưởng thụ, phó mặc việc giải trừ, giải tỏa áp lực dồn dập của Bắc phương trong tay những quân nhân thiếu kém quyền lực, tiền bạc, lúc nào cũng đứng trước đầu sóng ngọn gió, ồ ập vũ băo.

    Trong lúc người lính chiến VNCH đang trực diện với sự sống chết để bảo vệ lănh địa th́ đồng minh của anh ta đă đóng vai tṛ ǵ trong việc ngăn chống sự xâm nhập, mưu đồ thôn tính của giới lănh tụ Hà Nội, với sự trợ giúp không ngừng của các nước CS đàn anh Nga, Tàu? Hăy thử nh́n qua bối cảnh, hoạt động hằng ngày của những người lính chiến Mỹ từ những ḍng thơ mang đầy tử khí của Marko Whiteley thuộc Tiểu Đoàn 1/TQLC trong "Thoughs of War":

    “Cuộc chiến đấu thật khốc liệt khi lâm vào trận phục kích. Sự sôi nổi rồi cũng tan biến đi trong những ánh mắt sáng ngời. Lúc này chẳng phải riêng ǵ đối phương mà cả anh cũng mất mạng. Màn đêm đă sắp buông, đó là lúc thuận lợi cho địch quân. Họ biết rằng địa thế không thể nh́n rơ ràng về đêm. Qua màn đen của đêm sâu thăm thẳm. Kẻ bị thương th́ rên rỉ, người c̣n lại th́ tiếp tục đánh nhau. Tâm trí khởi sự báo trước một nỗi kinh hoàng”.[4]

    Những t́nh cảnh đó có khác xa bao nhiêu trong "Đêm Đột Kích ở Nho Lâm" (trang 42), "Đêm Đột Kích" (trang 157), hay "Những Ngày Quân Về Những Ngày Quân Đi" (trang 168). Hay thử nh́n sang tâm trạng phân vân của người "Đánh Núi" trong hoàn cảnh, t́nh huống tiến thối lưỡng nan:

    Tiến lên lại sợ phục. Rút về sợ lột lon. Hét hoài cổ họng khan. Chỉ ḿnh ta lănh đủ. Đi lên dao mở lối. Gai xước rách thịt da. Đau quá tức chửi cha. Những thằng già ngoài Bắc. (Đánh Núi, tr 147)

    Qua bao lần đụng trận, đánh nhau ác liệt như thế, có mấy ai tránh khỏi viên đạn vô t́nh thoát đi từ ṇng súng của người bên kia? Cho nên THT - cây sậy mỏng manh trước những cơn băo tố của chiến trường, cũng đă hơn một lần bị đổ máu, dập vùi, lưu dấu các vết tích đạn thù trên thân thể c̣m cỏi:

    Viên đạn đồng đă cắt thịt tôi. Tôi đau quá mà em không xót. Khi tôi biết ḿnh vừa thoát chết. Tôi cuống cuồng sợ hăi thành điên. Lần bị thương đầu tôi vẫn anh hùng rơm. Lần bị thứ hai tôi nằm thin thít. Tôi đang ở pḥng trần gian hậu chiến. Đêm cứ trôi hoài từng giọt hồi sinh. Tôi ước đến điên cuồng một giọt lệ em. (Trong Pḥng Cấp Cứu, tr 311)

    Tuy có áy náy, lo sợ, nhưng sau 3 lần bị thương với những ngày phép dưỡng bệnh ngắn ngủi sau khi xuất viện, người lính thám báo THT vẫn thản nhiên trở về với cương vị của một người chiến binh, tiếp tục hiến thân phục vụ dưới cờ cho đến ngày nước mất, quân tan.
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 26-08-2012 at 01:21 PM.

  5. #275
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    2. Ghi nhận về chiến tranh qua những ngày dưỡng quân, những giờ chuyển quân

    Cuộc sống của người lính trận luôn gắn liền với những lần di chuyển bất ngờ, bất định. Có khi chuyển quân ra trận mạc. Cũng có được điều động tới các địa điểm gần chiến trường để làm nút chặn, làm lực lượng trừ bị, sẵn sàng tiếp ứng cho những đơn vị cơ động đang giao tranh. V́ để bảo toàn tối đa bí mật quân sự, cho nên đôi lúc nhiều cấp chỉ huy đơn vị nhỏ chỉ nhận được lệnh hay sơ đồ hành quân vào phút chót, trước giờ xuất phát, di quân. Những vần thơ sau đây đă thể hiện đầy đủ vai tṛ và thân phận nghiệt ngă của các chiến sĩ tiền phương đó:

    Những lần chuyển quân dù chẳng biết về đâu. Nhưng chúng tôi biết những ǵ chờ đợi sẵn. Như thể khi viên đạn đồng trong ḷng cơ bẩm. Xẹt ra khỏi ṇng rồi kiến cắn tê mê. Chỉ khi nào anh cảm nhận đau tê. Có nghĩa là anh biết ḿnh vẫn c̣n sống sót. Anh hănh diện là đă đi về phía trước. Là máu hồng anh đă đổ xuống tặng em. Và khi anh trở về ôm lấy vết thương. Anh mới biết đời vô cùng độ lượng. (Người Lính Trở Về Với Chiến Trường, tr 7)

    Ta hăy xem thêm thi sĩ họ Trần đă ghi nhận lại những mất mát nào qua “Chia Tặng Chung Nhau” (trang 128), hay trong những h́nh ảnh máu lửa tiêu biểu của chiến trường mà anh vẽ lại dưới đây - máu lửa, bom đạn, tiếng kêu đau thương, tuyệt vọng:

    Xin trả lại bên trời vầng trăng đỏ máu. Và tiếng dội ầm ầm của đám trực thăng. Và cả một biển rừng lửa bốc xung quanh. Và sườn lũng cháy đen thành than củi. Người lính cũ mắt nh́n trong bóng tối. Nghe văng vẳng bên ḿnh lời rên rỉ: Cứu em. (Xin Trả Lại, tr 11)

    để từ đó anh bồi hồi, ngậm ngùi trước những hoang phế, điêu linh rồi nghi vấn, suy tư về thân phận ḿnh và kiếp người…:

    Mặt trận đổ theo b́a Đệ Đức. Nghe cận kề lửa hưóng Tam Quan. Bồng Sơn mây ám toàn tin dữ. Chiều chưa buông quận đóng năm giờ. Giặc chiếm cận sơn người chạy loạn. C̣n bên cầu trơ trọi cây đa. Cây đa có mặt khi nào nhỉ. Có phải nơi này là quê hương. Có phải mỗi con người trôi dạt. Cất trong tim bóng mát thiên đường. Cây đa vươn giữa trời bi lụy. Những thổ thần hoang lạnh lư nhang. Lửa cháy Trường Lưu đ̣ đă chặn. Chị ra sông ơi ới đoạn trường. (Cây Đa Bên Cầu, tr 20)


    Địch tan, chiếm lại đất đai chưa kịp vui mừng th́ người lính trận lại phải đương đầu, đối diện trước những bức tranh mang đầy dấu vết hoang tàn, đổ nát, trước “những điều trông thấy mà đau đớn ḷng”:

    Ta đă về dành lại quê hương. Dành lại quận đường hoang tàn đổ nát. Dành lại ngôi trường lời ca tiếng hát. Ta đă về nh́n bầy chim cút côi. Nhưng ta lại không dành được em gái ta yêu. Chúng ủ rũ như ḷng ta ủ rũ. Lũ bé qú bên xác người cô trẻ. Đặt chùm hoa mếu máo gọi cô về... Em bé quê ơi cho ta một nhánh bông. Một nhánh bông qú vàng như màu áo. Ta đặt tên em. Trống trường ảo năo. Như những hồi mặc niệm em tôi. Ta đă về và đă trễ em ơi. (Đêm Tiếp Cứu Chợ Huyện, tr.28)

    "Ta đă về và đă trễ em ơi". Câu thơ như một tiếng kêu thống thiết, chứa chan huyết lệ, thể hiện t́nh quân dân cá nước.

    Một h́nh ảnh thê lương khác đă được Anh Thuần - người phóng viên chiến trường gan ĺ của Cục Tâm Lư Chiến và Đài Phát Thanh Quân Đội, đă phát họa lại đậm nét khi anh đang bám trụ trên "quốc lộ máu" năm 72 để ghi nhận, tường thuật về tin tức chiến sự:

    “Em về đâu, hỡi người em lạc lơng - chiều đă buông và mây đă giăng mờ - trong lửa đạn máu tanh thời chiến loạn - c̣n mong ǵ t́m được chốn an cư.” [Anh Thuần * Chiều Chiến Loạn]

    Sống ở, thác về. Người lính trận miền xa nào mà chẳng ư thức được số phận mỏng manh của ḿnh. Bởi v́, người xưa đă trải nghiệm rồi truyền lại: “cỗ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”, th́ sự mất c̣n đối với họ cũng chỉ như lẽ tan-tụ tất yếu của mây nổi, của hoa biển. Trong ḷng kẻ trấn thủ lưu đồn - lúc nghĩ ngơi, có chăng là nỗi nhớ nhung về những con đường t́nh đă qua và hoài niệm về sự mất mát của bạn bè, đồng đội:

    “Nằm đây thương những con đường - kể em nghe chuyện chiến trường được chưa - ḷng anh thơ dại bóng cờ - ngủ yên đâu dám định giờ xuất quân - đă lâu vơ nghiệp quen dần - thấy người đi cũng ân cần muốn đi - hỏi người: ai chết đêm khuya - bảo: không, ngựa lạc đường về cơi xưa.” [Hoàng Lộc * Đêm Đóng Quân Ở Định Quán]

    Cùng những ngỡ ngàng của thi nhân Trần Tuấn Kiệt, người đă chiếm giải nhất về thơ của Tổng Thống năm 71, qua các cảnh tượng ảm đạm của những ngày biến loạn xảy ra ngay tại các vùng ven đô của Saigon đầu Xuân Mậu Thân 68:

    “…Ra nh́n khói lửa đạn bay - khói lên từng cụm đạn cày mênh mông - qua đêm ngủ giấc say nồng - tĩnh ra bốn phía chập chùng núi non - trời xa mây bạc vô cùng - sao ta nằm ngủ giữa vùng máu xương.” [Trần Tuấn Kiệt * Tết Mậu Thân Nhậu Với Bùi Giáng]

    THT tuy là người chiến sĩ dạn dày phong sương, nhưng lời thơ của anh lại rất nhẹ nhàng thi vị, man mác tâm t́nh của một nghệ sĩ yêu người, yêu đời và yêu quê hương sâu sắc, đậm đà:

    Tôi về đây. Tôi đă trở về đây. Đồi xưa tôi gọi đồi không hay. Ai đi bỏ lại hoàng hôn lạnh. Đỏ ối đồi xưa ôm lấy mây... Có ai như thể người binh Thượng. Ngồi khom trên bờ đá thổi kèn. Hôm qua có những hồn ma lẻ. Lạc t́m về buôn bản cao nguyên. Có ai dưới lớp mồ hoang dă. Nằm xuỗi chân mắt mở trợn trừng. Chiều nay sao mọc về phương Bắc. Sao ruột ḷng vứt bỏ phương Nam. Cỏ tranh lớp lớp che đường dốc. Pḥng tuyến buồn hiu nhuộm nắng chiều. Trận đánh cũng đi vào quên lăng. Sao c̣n rờn rợn những hồn xiêu. (Đồi Xưa, tr 43)

    Cảnh tượng nào sau chiến trận mà không thê thảm. Không có chiến trận nào mà không có người phải hy sinh? Ngay cả những chiến sĩ đồng minh sang phụ giúp chúng ta - để chống sự xâm lược, dành dân chiếm đất của Việt Cộng vào lănh thổ VNCH, cũng không tránh khỏi rơi vào tuyệt lộ bi thương nói trên. Xin hăy đọc thử bài thơ “As The Sun Sets In The Dark Sky” của Guy L. Jones thuộc tiểu đoàn 43 Truyền Tin. Người lính chiến Hoa kỳ này đă nghe thấy, cảm nhận ǵ trong cảnh "hồn tử sĩ gió ù ù thổi," trong cảnh tịch mịch dưới màn đen, trời mờ Pleiku:


    “…Khi ánh thái dương ch́m khuất trong bầu trời u ám, tôi nghe âm thanh của những người lính chiến đang đi đều bước và kêu gọi nhau từ một khoảng xa. Tôi nghe họ bảo rằng đừng nhỏ lệ v́ họ, bởi những nỗi đau đớn của họ giờ đă tan biến cả rồi và hiện giờ họ đang đi về với Thượng đế trong cảnh an b́nh vĩnh cữu.

    Khi ánh mặt trời lan dần về phía chân trời, h́nh ảnh của những người di hành đó đă vượt khỏi tầm mắt của tôi, nhưng không phải là những lời trối trăn mà họ đă nói, v́ những di ngôn của từng mỗi người đó tôi vẫn ghi giữ măi trong tiềm thức.

    Tôi đă th́ thầm đáp lại cho cho họ biết là tôi sẽ thông truyền những lời trối trăn ấy tới mọi người, cho bất cứ những ai muốn nghe di ngôn của họ do tôi tường thuật lại. Công việc này tôi xin hứa với tất cả các anh, tôi sẽ làm măi măi khi mà tôi vẫn c̣n sinh tồn. Xin chào vĩnh biệt các chiến hữu, xin chào”[5]

    Nhà toán học, nhà tư tưởng siêu quần Blaise Pascal đă từng ví von nhận định rằng: “Con người là một cây sậy, loại mềm yếu nhất trong vạn vật, nhưng là một cây sậy biết tư duy” [6]. Thân phận người chiến binh ngoài tuyến đầu dỉ nhiên mong manh, nhưng là người biết suy tưởng, có t́nh cảm, th́ dù ở trong cảnh trạng khói Iửa đạn bay đi nữa, mấy ai tránh khỏi nỗi niềm mơ ước. Mơ ước, hoài vọng về một viễn ảnh sớm chấm dứt chiến tranh, đất nước sớm an b́nh:

    “…giọt máu trên ngọn cỏ mềm - của ai không biết nằm im như tờ - đằng xa sau lớp bụi mờ - mới nh́n tôi tưởng con cờ thí thân - toán tôi vừa tới b́a rừng - đă nghe đạn nổ muốn bưng cái đầu - rạp ḿnh xuống đất nâu nâu - mặt tôi chạm nắm cỏ khâu xanh ŕ.

    ừ th́ chú cũng như tôi - cũng khiêng sông núi trên đôi vai ḿnh - mong cho đất nước thanh b́nh - chớ ai mong cảnh chiến tranh bao giờ - ừ th́ anh cũng như em - cũng đem tổ quốc treo trên ngọn cờ - buồn buồn bày đặt làm thơ - vui vui th́ lấy súng phơ một tràng…” [Phan Ni Tấn * Rừng Tâm Sự 5 Năm Lính]

    Dẫu rằng vấn nạn ấy chỉ là mộng con hay loại “nhược đại mộng” của người lính xa nhà, trong đêm buồn tênh gối súng, nằm ngắm trăng sao, mây nổi rồi mơ ước cảnh đoàn viên:

    “…Trước thượng đế hai đứa đồng cúi lạy - xin Hoa-Thương-Yêu nở khắp mọi nhà - ruộng đất không c̣n làm băi tha ma - sắt thép loài người đem xây tổ ấm - dưới sương gió mây ngàn bên xóm vắng - riêng chúng ḿnh t́nh tự ngắm trăng non - sớm sớm chiều chiều em sẽ dạy con - bài hát đầu tiên ngợi ca T́nh-Ái.” [Phan Bá Thụy Dương * Nói Với Người Mang Tên Một Loài Chim Mùa Xuân]

    Đời sống của những người lính trận, v́ thường xuyên phải đối diện với thần chết nên mỗi lần được nghĩ phép, dưỡng quân là cơ hội bằng vàng cho họ t́m gặp bằng hữu, anh em để cùng nhau ngă nghiêng, ngất ngây bên ly rượu, hầu tạm quên những giây phút ác liệt, nghẹt thở, bâng khuâng ngoài chốn tiền phương:

    Nửa đêm như thể ngày xưa ấy. Mấy thằng trải chiếu dưới đêm trăng. Trăng sáng phơi trên hàng kẽm lạnh. Rồi chảy vào bát rượu bâng khuâng. Nửa đêm mấy đứa chưa buồn ngủ. Buồn ngủ làm sao, ta chiêm bao. Lính trận dưỡng quân nhờ tí tửu. Để mai nằm xuống hồn bay cao. Nửa đêm doanh trại đèn leo lét. Người lính canh ngồi như tượng đêm. Ma quỉ muốn chơi xin hoăn chiến. Để ta cùng đụng với anh em. (Nửa Đêm Uống Rượu Với Bạn Bè, tr 149)

    Cũng không ít anh em quân nhân quan niệm rằng : Đánh trận xong rồi th́ ta đánh chén. Trong lúc rănh rỗi, dưỡng quân th́ ta đánh chén trước, rồi chờ ngày đánh trận sau. Lính và rượu. Rượu và lính cơ hồ như đôi t́nh nhân luôn luôn gắn bó mật thiết. Cho dù kẻ ấy là lính “ṭ te” mới ra “ḷ” hay là người đă dạn dày chiến trận, khí phách, coi thường sinh tử. Lời thơ trích dẩn dưới đây, tuy bộc lộ rơ nét ngang tàng, khoáng đạt ấy, nhưng dường như phần nào cũng mang mang ư niệm, tư tưởng hiện sinh. Bởi v́, như ai cũng biết, từ hạ bán thập niên 50 trở đi các tác phẩm hiện sinh, lăng mạn như “ Bonjour Tristesse”, “Dans Un Mois, Dans Un An”, “Un Certaine Sourire”… của nữ văn sĩ Francoise Sagan đă ảnh hưởng khá sâu đậm như thế nào với xă hội, đặc biệt là với giới trí thức trẻ, miền Nam:

    “…hăy cụng ly chết bỏ - tôm cua cá lươn ṣ - lương ta c̣n nguyên vẹn - c̣n cả cái Seiko - Cửu long giang ra biển - sẽ chẳng trở về đây - chiến tranh hề gặp gỡ - có chắc lần thứ hai - lai mỗi thằng mỗi ngă - thằng Cà Mâu Năm Căn - thằng B́nh Dương, B́nh Giă - thằng địa ngục thiên đàng - nhưng ta không sợ chết - (hơi ngán què đôi chân).

    c̣n mày sao lại khóc - cứ cười lên đi con - ta anh hùng tứ xứ - há thua những bông hồng - nơi rừng U Minh Hạ - c̣n dám nở dưới bom - cứ cười như họng súng - bắn cuộc đời vỡ toang...”[Hà Thúc Sinh * Hành Quân Qua Bến Phà Mỹ Thuận Gặp Bạn Đánh Chén, Say Mèm]

    Dĩ nhiên bên cạnh đó c̣n có sự tác động mạnh mẽ hơn của các triết gia hiện sinh hàng đầu như S. Kierkegaard, JP Sartre, F. Nietzche, A. Camus… Có thể cũng với tâm trạng, khái niệm yêu cuồng sống vội, bất kể ngày mai ấy, cùng với sự cảm nhận về nỗi bấp bênh của ḿnh trước đầu tên mủi đạn, nên tác giả Ô Cửa nghĩ rằng có thể ngày mai anh sẽ không c̣n cơ hội sinh tồn. Nên hôm nay có rượu th́ chết bỏ, hăy cứ hăng hái tiếp nối cuộc vui “đưa cay” với bạn bè, ngay cả với linh hồn người khác địa đầu chiến tuyến:

    Xin cô hàng thêm một két bia. Hôm nay lănh lương tôi dành đăi hết. Cô hàng ơi một mai tôi chết. Ai tiêu dùm tôi ba tháng lương... Cô hàng ơi cho một ly không. Tôi rót mời một người lính Bắc. Hắn nằm băm thây dưới hầm bí mật. Trên người c̣n sót lại bài thơ. (Một Ngày Không Hành Quân, tr. 45)

    4 câu thơ chót là 4 câu thơ đă nói lên đầy đủ tính chất nhân bản. Phải chăng đây là một tuyên ngôn? Tuyên ngôn về t́nh người - t́nh người không biên giới, t́nh chung giống ṇi, huyết thống VN.

    Làm lính trận miền cao là sống với rừng núi khô cằn, bụi mốc. Có mấy ai khi được nghỉ ngơi về với phố thị tránh khỏi sự rung động, khi nh́n những tà áo tha thướt, phất phơ bay bay trong gió của giai nhân, của em gái hậu phương:

    Thành phố nọ trở về vui một bữa. Quán cà phê và bạn hữu tao mày. Phố xanh hồng sáu chục cũng c̣n say. Huống bọn trẻ ở trên rừng vắng gái. Gác chân lên bàn đôi giày vạt đế. Cốc xây chừng ngầy ngậy giọt bơ thơm. Ánh mặt trời đọng lại trong ly con. Gió sông thổi tà áo màu tha thướt. Vỉa phố trời cho rộng vài ba thước. Đường phố không dài nên đi xuống đi lên. Muốn theo gót nàng nhưng không dám làm quen. Thôi chỉ biết ngồi ĺ ṃn cả ghế. Để cố uống một lần mai từ giă. Những mái trường, những cửa tiệm, đám đông. Đàn bướm màu làm đẹp cả hoàng hôn. Để ǵn giữ làm của thời tuổi trẻ. (Về Với Phố, tr 162)


    3. Thân phận, kiếp sống gian lao và nỗi u hoài của người chiến binh sau ngày miền Nam bị nhuộm đỏ

    Sau khi Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và bào đệ của ông bị thảm sát do nhóm tướng lănh chóp bu đảo chánh ngày 1/11/63, t́nh h́nh chính trị và an ninh miền Nam dần dần rơi vào trạng thái càng ngày càng bất an. Có phải cái chết của cụ Ngô như là hồi chuông báo tử trước cho Tổng Thống Kennedy và sự cáo chung của chế độ VNCH? Chỉ hơn một năm sau khi người Mỹ rút khỏi miền Nam, cắt đứt viện trợ, th́ quân lực Cộng hoà càng lúc càng bị trói tay, thúc thủ, do thiếu quân cụ, nhiên liệu, đạn dược... Thêm vào đó là với lệnh buông súng “lạ lùng, khó hiểu” của tướng "big Minh" đă dễ dàng đưa toàn quốc rơi vào tay lực lượng xăm lăng CS.

    Trước và sau ngày dâu biển đó, người ta truyền tụng khắp nơi rằng không biết bao nhiêu quân nhân các cấp đă tự tuẫn tiết v́ chẳng chịu đầu hàng. Đa số những người khác th́ v́ vướng bận thê nhi, cha mẹ... đă bị đưa vào các trại tập trung lao động, tẩy năo, mà kẻ chiến thắng gọi là trại cải tạo, kể cả những viên chức dân sự. Bối cảnh náo loạn, bi đát của ngày tàn chiến cuộc ấy đă được thi sĩ Diên Nghị xúc cảm


    ghi lại một cách sâu sắc:

    “Tháng 4 - vợ ngóng chồng đầu ngơ. Nón sắt giày sô vất bỏ dọc đường. Mưa sớm khai mùa tuôn xối xả. Đất trời xúc động nỗi tai ương. Thương binh lê lết ra y viện. Tà quyệt nào tha phận tật nguyền. Đơn vị ră hàng tàn chinh chiến. Hỏi người nhân đạo với nhân danh. Có người lính trẻ không buông súng. Ngẩng mặt hiên ngang trước kẻ thù. Thà ngă dưới cờ tṛn danh dự. Dày trang sử Việt sáng thiên thu”. [Diên Nghị * Tháng Tư]

    Cũng như những quân cán chính khác, bạn tôi, một người vừa là người làm báo, vừa là một cưu quân nhân ngành quân báo đă lâm vào thế bị cưỡng bức tập trung. Anh cũng như nhiều người khác tin tưởng rằng chiến tranh đă kết thúc th́ việc xách khăn gói đi tŕnh diện học tập trong mười ngày, một tháng theo lệnh của ủy ban quân quản CS là một điều tất yếu, để sau đó mọi người trong nước cùng nhau nối ṿng tay lớn xây dựng, hàn gắn lại quê hương. Nhưng tất cả những kỳ vọng ấy đă được trả bằng những sự đói rét, khổ nhục trường kỳ và những đ̣n thù khắc nghiệt:

    “Heo hút đồi cao bụi phủ mờ - những thân c̣m cơi dáng chơ vơ - bốn ṿng gai sắc như dao nhọn - đâm suốt hồn ai nhát hững hờ - đă mấy Mùa Xuân trong đớn đau - cao su vàng lá úa u sầu - bọn ta chung kiếp tù tăm tối - ngày tháng chừng trôi qua rất lâu...” [Vũ Uyên Giang * Bài Gửi Dương Hùng Cường]

    Nếu không có sự tin tưởng này th́ với lực lượng quân dân cán chính can trường, bất khuất bị lường gạt ấy sẽ ứng phó ra sao? Giới cầm quyền mới có dể dàng, yên ổn thu gọn cuộc chiến thắng mà họ đă luôn tự hào, rêu rao là thần thánh kia chăng? Việc CS dồn người, đem giam giữ vào các trại tập trung xa xôi, ngấm ngầm để các nơi, các cơ cấu phụ thuộc tổ chức đưa người vượt biên hoặc cho phép các cựu tù miền Nam sang Mỹ định cư chẳng phải là nhằm vào mục đích giải trừ, tránh đi hậu hoạn về những sự đối kháng, nổi dậy nguy hiểm hay sao? Hơn ai hết, nhóm đầu năo lănh đạo phương Bắc có thể tiên liệu, biết chắc chắn là mối họa này không thể không xảy ra?

    Rồi con số người bị hành hạ, chết chóc trong các trại cải tạo mỗi ngày một gia tăng. Con số người dân t́m đường vượt thoát chế độ độc tài càng ngày càng nhiều, dù họ đều biết rằng ḿnh có thể sẽ vùi thây trong ḷng biển cả hay một xó rừng, góc núi nào đó. C̣n những kẻ sau thời gian bị nhục h́nh trong các trại tập trung trở về, người th́ bị đày lên vùng kinh tế mới, kẻ th́ lâm vào cảnh "anh hùng lỡ vận lên nguồn đốt than", t́m trầm quế, "chém tre đẵn gỗ trên ngàn"... dọc theo dăy Trường Sơn hay tiếp tục những gánh nặng oan khiên khác bằng nghề đẩy xe thồ, đạp xe xích lô... tự an ủi ḿnh bằng ư nghĩ "không có nghề nào tồi tệ, xấu xa, chỉ có con người tồi tệ, xấu xa thôi" [7]. Những h́nh ảnh được tŕnh dẩn dưới đây là một trong những minh chứng về chánh sách đọa đày, ngược đăi đối với những người cựu tù sống sót đă được họ tha, cho về từ những ḷ ô nhục mà ngôn ngữ kẻ chiến thắng gọi là trại cải tạo:

    “Cơng con dắt vợ leo đồi - phá rừng làm rẫy cất cḥi tịnh tâm - vợ con tắm vũng trâu nằm - lưng gùi tay rựa quanh năm cuốc cày - đầu trần chân đất hôm nay - mai sau rồi cũng bóng mây lưng đèo.” [Trần Văn Sơn * Tù Về, Lên Rừng Làm Rẫy]

    Nơi các trại tù tập trung lao động cũng có nhiều người bất khuất, không chịu được sự ngược đăi đă liều ḿnh bỏ trốn. Có nhiều người bị bắt lại, bị giết. Cũng có nhiều người vùi thây nơi vùng Việt Bắc, nơi rừng sâu nước độc, hoang dă đầy sương lam, chướng khí trên đường t́m về. Cũng có nhiều người vượt thoát sau bao đói khổ, truân chuyên được hội ngộ với gia đ́nh. Nguyên Hoàng Bảo Việt là một trong số những người may mắn hiếm hoi đó. Anh là một trong những người đầu tiên đă chiếm giải Văn Chương Toàn Quốc trong thập niên 60. Hiện nay anh là nhân vật quan trọng trong Ủy Ban Bảo Vệ Nhân Quyền và trung tâm Văn Bút Âu Châu. Nhờ “Kẻ Sống Sót” này mà chúng ta có thể h́nh dung được thảm cảnh oan khiên của những người “ngă ngựa” phải chịu đựng triền miên trong địa ngục trần gian. Trong một nơi cực khổ, đói lạnh dai dẳng, thiếu ánh sáng:
    “…Đêm đă xuống - Trên đường trốn về Nam - T́m sao để định hướng - Con chim Việt c̣n nhớ cành - Sau lưng tôi - Bạn bè ở lại - Giữa trại tù tập trung - Nào ai biết - Dù màn sắt hay màn tre - Ngục h́nh của Cộng sản - Ngàn lần hơn Lao Bảo - Trăm lần hơn Côn Nôn - Luật rừng thời trung cổ - Khổ sai và tẩy năo - Chung thân - Chết đói và tuyệt vọng - Muôn năm - Xích xiềng và liềm búa - Khua vang - Khua vang…” [Nguyên Hoàng Bảo Việt * Kẻ Sống Sót]

    **

    Tác giả Ô Cửa th́ may thay được cho về sớm để rồi bùi ngùi nh́n cảnh đổi thay, vợ con nheo nhóc. Người lính thám báo, người giáo sư yêu đời năm xưa đă mạnh dạn t́m phương tiện sinh nhai bằng một nghề mà người có học, kẻ sĩ trên khắp hoàn vũ nằm mơ, hoang tưởng mấy cũng không thể h́nh dung, ngờ được. Nhưng có lẽ nhờ tâm hồn nhạy cảm, dể rung động của thi nhân cùng với một nhân sinh quan cởi mở, nên có lúc THT cũng t́m thấy được phần nào nét trào phúng, ư nhị nhỏ nhoi, hài ḥa trong công việc dăi dầu mưa nắng. Dẫu sao anh cũng c̣n cảm thấy được phần nào tự do, sung sướng hơn những năm bị lưu đày:

    Ta trở về ôm những nhánh tang thương. Cúi đầu bước đi giữa ḷng phố cũ. Con phố của ta ruột rà trăm ngơ. Sao bây giờ mỗi khúc mỗi đau. Ta đă trở về bốn năm phù du. Hồn hóa đá người thành dă thú. Ta dỗ dành ta tai trời ách nước. Thôi đă hết rồi món nợ tiền khiên... Sau cuộc chiến tranh làm tên sống sót. Sau cuộc tội tù đi bán cà rem. Ta bán cà rem hề, ta bán cà rem. Lắc chiếc chuông đồng khua vang làng xă... Chiếc áo trận xanh xạm màu khói lửa. Chiếc mũ rơm đan vương miện tội tù. Ta qua những miền thiên cổ âm u. Ta đập vào thùng nghêu ngao ca hát. Ta bán cà rem hề, kem đường kem chảy. Thêm kem oan cừu chất ngất miền Nam. (Ta Bán Cà Rem Hề, tr.24)

    Lời thơ tuy êm êm, lăng đăng như sương khói đầu cành, nhưng sao lại ẩn tiềm, phảng phất đâu đây một nỗi cay đắng tái tê. Những ḍng thơ chuyên chở những sắc thái ư nhị này người đọc có thể phát hiện dễ dàng trong toàn tuyển tập Ô Cửa của anh, điển h́nh như: “Sợi Tóc Nhớ Nhung” (tr. 108), “Tôi Đă Về Em Ạ Đêm Nay” (tr. 165), “Xa lạ” (tr. 201), “Hoàng Hôn Trên Bản Địa” (tr. 313)...

    Trận đánh nào rồi cũng đi vào quên lăng. Thời gian nhọc nhằn, tủi nhục nào rồi cũng ch́m lắng, nhạt nḥa dần với thời gian. Kết cuộc có c̣n chăng là những nỗi niềm u uẩn, cay đắng khôn nguôi, những vết sẹo măi măi hằn in trên thân thể gầy ṃn của người lính tiền sát bị thất trận oan ức:

    Những mảnh đời như những cơn giông. Đă xé toạc cả tiếng đời tục lụy. Đă dữ dội như trăm ngàn tạc đạn. Đă rũ mềm lê lết cất không lên... Bụi th́ mù, mây th́ phủ tai ương. Con ngựa đứt dây, hí hoài trên núi. Bàn tay cắt vào mảnh chai tươm máu. Hồ trường này đây, đập cốc. Về đâu? Ta th́ ngậm cả tang hồ rách nát...(Cuồng Ngâm Của Tên Thất Trận, tr 124)
    và có c̣n chăng trong ḷng, trong kư ức sâu kín là niềm kiêu hănh, sự tưởng niệm mang mang, thấm thía:

    May mà tôi vẫn c̣n một hoài niệm xanh. Dù chỉ là nỗi niềm tự hào buồn bă. Trên ngực lép vẫn c̣n chiến thương ngày cũ. Như đáp đền ân lượng của quê hương. (Niềm Kiêu Hănh Buồn Bă, tr 233)

    Người bạn đồng minh James M. Hopkins thuộc Sư Đoàn 1 BB - người đă từng dẫm chân trên các nẻo đường hành quân vùng B́nh Dương, Tây Ninh, khu “tam giác sắt” cũng có chung một tâm trạng như “Đêm Mất Ngủ” của THT (trang 252). Nhưng trái với sự mong đợi. Khi anh và các chiến hữu trở về không may đă bị các lực lượng phản chiến hung hăng thời đó coi như những tội đồ, thậm chí là kẻ sát nhân. Do mặc cảm tội lổi hay v́ tâm trạng chua chát, tái tê trước phản ứng phủ phàng của dư luận mà bài thơ mang tựa “SONG” diển tả về tâm trạng của người lính hồi hương này đă mang nặng màu sắc bi thảm, bi quan, chán chường, để rồi anh ta phải dấu kín tâm tư, không thổ lộ được cùng ai:

    “…Người lính chiến không quên được. Có lẽ -trong nhiều năm- anh ta sẽ trăn trở trong mỏi mệt. Chờ đợi giấc ngủ, chẳng bao giờ đến. Không ai có thể thoát khỏi được. Những ǵ anh ta đă chứng kiến, và những sự việc anh ấy đă dự phần, đều bị chôn vùi trong những giấc mơ, trong thầm lặng và câm nín…”[8]

    Sao người ta lại nh́n tác động, hiệu quả của chiến trận dưới con mắt đạo đức để chỉ thấy mặt trái, đàng sau của tấm huy chương? Điều đó có oan ức cho những người v́ nhiệm vụ phải thi hành trong lúc đối diện địch quân? Hơn nữa trong lúc chiến đấu, giết giặc - ít nhất, cũng để bảo toàn được mạng sống của ḿnh, mà cũng bị xem là một hành vi tội lổi, phi đạo đức được chăng và như vậy th́ sự công b́nh đối với tha nhân ở đâu?

    Những ray rứt về những ngày ngang dọc, gian truân xa xưa như cứ đeo đẳng, bám sát tâm trí người lính trận THT. Cho dù đến nay anh đă trở thành công dân của một quốc gia khác, mà quê huơng yêu dấu cũ th́ đă ngàn trùng cách ly. Nỗi hoài nhớ này được dàn trải qua 2 bài lục bát ngắn gọn dưới đây:

    Bên kia lạnh nến hai hàng. Phố kia và những con đường lặng im. Nhà kia đóng cửa im ĺm. Sao ta không đóng nỗi niềm muội mê. (“Hỏi ḷng,” tr 256)


    Tôi lạc rồi em biết không. Tôi đang quờ quạng giữa vùng mù sương. Cũng v́ cái ngạnh cái ương. Ngỡ ḿnh là lính tiền phương thuở nào. (Lạc Đường, tr257)

    Dù tập thơ quá dày không thể giới thiệu thêm, nhưng người viết nhận thấy ḿnh sẽ thiếu sót lớn nếu không đề cập đến bài thơ mang tựa của tuyển tập, mang linh hồn của cả 5 ấn phẩm mà tác giả đă chọn, gom góp lại thành một kiệt tác:

    Ngôi trường cũ có bao nhiêu ô cửa. Để tôi về đếm những đám mây bay. Tôi sẽ gọi một bầy chim sẻ nhỏ. Những con chim từng xa vắng lạc bầy. Tôi sẽ đứng như một người thiên cổ. Lớp học buồn như từ cơi cô đơn. Thầy ngồi đó đôi vai gầy tóc bạc. Chút ngậm ngùi cơn nắng đọng hoàng hôn... Tôi sẽ nhớ một người tôi yêu dấu. Người nào đâu về lại buổi hôm qua. Dấu chân nhỏ như vết hài vạn cổ. Đôi mắt nào theo măi cuộc đời tôi... Và người ấy qua ḍng sông sương muối. Tôi lên rừng theo ḍng thác binh đao. Và người ấy theo sông về với biển. Tôi về Đông, về Bắc, biết về đâu? Trăng thiếu phụ tôi mang vào song cửa. Cho một lần, cho vô tận ư thiên thu. (Ô Cửa, tr 14)

    Tôi đoan chắc những hoài niệm triền miên, những ray rứt về các mất mát trên với niềm kiêu hănh buồn bă nọ sẽ măi măi vương vấn trong tâm hồn, kư ức của người thi sĩ đa cảm, đa t́nh này. Tuy phần lớn trong số 237 bài là thơ chiến tranh - trực hay gián tiếp, nhưng trong Ô Cửa cũng có nhiều bài thơ t́nh nồng nàn, rất đáng cho người đọc ngâm nga, thưởng ngoạn như: “Nha Trang” (tr. 30), “Con đường Trăng” (tr. 52), “Thơ của Văn” (tr. 62), “Dư niệm” (tr. 196), “Từ buổi ta về” (tr. 268), “Hẹn ḷng” (tr.350)

    4. Lời kết

    Ai cũng biết con số người Việt Nam làm thơ chiến tranh không phải là ít. Nhưng theo tôi, THT là người đă sáng tác nhiều nhất Trong nhiều tác phẩm mà tôi có trong tay do anh gởi tặng, tôi thấy hầu như bài nào, cuốn sách nào, anh cũng vẽ cho người đọc thấy những h́nh ảnh linh hoạt, bi hùng của nhũng người lính chiến như anh, sự thống khổ của đồng bào mà anh và những chiến hữu khác thuộc quân lực miền Nam có nhiệm vụ bảo vệ, che chở bằng tất cả nhiệt t́nh, nhiệt huyết.

    Ô Cửa là một tuyển tập thi ca có tầm vóc lớn. THT lại biết tự chọn cho ḿnh một hướng đi, một bản sắc riêng về thi loại, đề tài: chuyên biệt về Chiến Tranh. Thơ anh được cấu tạo bằng những thi ngữ, ngôn từ qui ước b́nh dị, chân phương. Nhưng bằng những cảm xúc nồng ấm, cùng lối kết từ điêu luyện, nên Ô Cửa dễ dàng lôi cuốn người đọc vào những t́nh tự tan hợp, những biến động tràn ngập máu lửa, khói súng trong thời loạn lạc đă qua, mà anh là một nhân chứng sống. Chất liệu ṇng cốt trong thơ anh là t́nh nghĩa, dành cho đồng đội, t́nh yêu thương, tŕu mến dành cho người t́nh, cho những người dân lành ở khắp các làng mạc, thị trấn lẻ, mà gót chân anh đă từng in dấu.

    Thơ chiến tranh là một thi loại đặc thù, khó gây được sự rung cảm sâu xa trong tâm hồn người đọc. Nhưng nhờ sự biết phối hợp, hài ḥa các thi ảnh, thi ngữ vào tác phẩm đúng mức nên thơ của anh trở nên dịu vợi hơn và dễ thẩm thấu vào nội tâm người thưởng ngoạn. Ô Cửa xứng đáng là một tập thơ có giá trị cao, hiếm hoi trong nền văn học hiện đại.

    ¤ Vài nét về Trần Hoài Thư.

    THT là một người có ḷng với nền văn học miền Nam. Từ khi định cự tại một tiểu thuộc miền Đông Hoa kỳ đến nay anh đă lặn lội đi các thư viện lớn để suy tầm tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ cũ để in ấn lại và lưu truyền ở hải ngoại bằng phương tiện thô sơ khiêm tốn qua Thư Ấn Quán của ḿnh.


    Ngoài ra anh và một số thân hữu c̣n chủ trương tập san Thư Quán Bản Thảo cứ ba rồi bây giờ là 2 tháng một lần - từ nhiều năm nay, để đăng tải các tác phẩm của bằng hữu. Đặc biệt là của những cây bút c̣n ở tại miền Nam VN. Tập san này không bán mà chỉ biếu tặng theo yêu cầu của những người mến mộ các văn thi sĩ cũ trước tháng 4 năm 1975.


    Trần Hoài Thư tên thật Trần Quư Sách, sinh ngày 6.12.1942 tại Đà Lạt. Anh khởi viết năm 1960 và nguyên là cựu sĩ quan VNCH ngành Thám báo. Tốt nghiệp cao học toán tại Hoa kỳ. Cựu chuyên viên điện toán của công ty điện thoại AT&T. Hiện hồi hưu và an cư tại tiểu bang New Jersey.

    Một số tác phẩm tiêu biểu đă xuất bản:


    Nỗi Bơ Vơ Của Bầy Ngựa Hoang ( Ư Thức)

    Những V́ Sao Vĩnh Biệt (Ư Thức)

    Ngọn Cỏ Ngậm Ngùi (Ư Thức)

    Một Nỏi Nào Để Nhớ (Con Đuông)

    Ra Biển Gọi Thầm (1995)

    Ban Mê Thuộc Ngày Đầu Ngày Cuối (1997)

    Về Hướng Mặt Trời Lặn (1998)

    Thơ Trần Hoài Thư (1998)

    Mặc Niệm Chiến Tranh - Ô Cửa (2006)…


    PHAN BÁ THỤY DƯƠNG - 5/2010.


    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 26-08-2012 at 01:13 PM.

  6. #276
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Ra Biển Gọi Thầm

    Ra Biển Gọi Thầm

    Trần Hoài Thư








    Tôi lại trở về cùng biển. Tôi lại trở về để nghe lời gọi mời của chân trời xa, của sóng, và mặt trời. Tôi lại về bên này để nhớ về bên kia. Cũng vẫn một bầu trời xanh, cũng vẫn những đám mây trắng nơn như đàn cừu trên triền đồi xanh cỏ, cũng muôn lời ru trên mênh mông âm thanh của sóng và gió. Một chỗ đứng ở đây, ghềnh đá dựng, băi cát mềm, lũ c̣ng bé nhỏ, nước lên rồi lại nước rút.

    Mười tám năm, hay là mới hôm qua. Một chỗ ngồi ở đây hay một chỗ ngồi từ cơi nào, ngày nào. Thuyền ơi thuyền ơi, thuyền trôi biền biệt. Mấy mươi năm chẳng biết mô t́m. Tôi nói hoài. Tôi cứ gọi hoài. Con thuyền ở đâu giữa biển cả mịt mùng. Sao nó chẳng hiện lên, chấm đen cuối trời, để tôi c̣n thấy nàng. Gió trở lạnh, hay người tôi không được khỏe, hay tại v́ khí hậu của vùng Đại tây Dương. Tôi mang lại chiếc áo ấm xưa. Mấy mươi năm chẳng biết mô t́m. Áo này em đă thức bao đêm để gởi lên đường len thương nhớ. Tên này em quyện cả hơi thở, ràn rụa nụ hôn. C̣n nữa. C̣n con sông chảy về Kiên Lương, nhánh chia về Kinh Một, nhánh chảy về Hà Tiên, trước khi ra cửa biển. Con sông bên nhà em, để tôi yêu vô cùng câu thơ cổ: Quân tại tương giang đầu. Thiếp tại tương giang vĩ... Em yêu dấu vô cùng, và bao dung vô cùng. Con người là một loài lau sậy, nhưng là loài lau sậy biết nương nhờ. Chúng biết suy nghĩ, dĩ nhiên, nhưng chúng biết suy nghĩ để làm ǵ khi xă hội này không cho chúng suy nghĩ. Chúng chỉ muốn quên, như gịng chữ bằng than người tù binh đă viết vội vàng trên tường:

    Ước ǵ mắt ta được mù tai ta được điếc...

    Cái kiêu hănh của một sinh vật đứng bằng hai chân phải bị nhường lại trước cái kiêu hănh của sa tăng. May mà chúng biết nương tựa lẫn nhau, d́u dắt cho nhaụ Như trăm ngàn bóng ma ở trong rừng tràm Kinh Một,Tám gàn. Như em và tôi. Em và tôi. Nhớ ǵ con thuyền nhỏ xuất hiện trên gịng kinh vào mùa nước lũ. Nhớ ǵ màu nước đục ngầu, nước chảy xiết, mang trên gịng những đoàn quân lục b́nh, tràm củi. Nhớ ǵ về một bầu trời xám h́, và những khu rừng lau trắng bạt ngàn rợp ḿnh dưới hững trận gió hung bạọ Nhớ ǵ về một tấm thân cha mẹ ưng niu không may sinh lầm thế kỷ, để biết con người c̣n thua con vật. Con người kỳ lạ. Nó biết kéo cái ách bằng ách nào hay nhất. Nó sáng tạo những dao những búa thay v́ người ta bắt nó dùng hai bàn tay không. Nó lại biết dùng vải bao cát để che thân, dùng rơm cỏ để làm nệm, dùng dây điện thoại để làm dây đàn, để hát lại những bài t́nh ca. Nó cũng thâm độc hơn bất cứ một sinh vật nào. Nó đái lên những con cá lóc cá trê nó câu được trước khi nạp phần cho cán bộ quản giáo. Nó thầm lén phạt đứt cọng mạ non thay v́ làm cỏ. Nó chửi thề khi hắn ngồi nghe chính trị viên lên lớp. Nhưng nó lại chịu thua trước thiên nhiên. Bởi nước thiquá sâu, và chảy quá mạnh. Bởi bó tràm th́ quá ngỗ nghịch, cứng đầu. Nó ngoi ngóp. Nó vùng vẫỵ Hai chân vừa đạp, hai tay vừa kéo. Mưa lạnh làm châu thân nó run như lên cơn sốt rét. Hàm răng nó đánh cầm cập. Nó lại đóị Cái đói ghê gớm. Cái đói tàn bạo quật ngă nó khiến nó cứ thở dốc, thở rống từng hồi từ lồng ngực ngỡ khô cạn. Nó lảo đảo. Nó đang ở bên trời. Nó hay là tôi. Và tôi hay là nó. Tôi cũng chẳng cần biết nữa.

    Chỉ biết có con thuyền nhỏ người con gái hôm nào đă dừng lạị Chiếc áo bà ba vải trắng. Chiếc khăn sọc rằn quấn cả gương mặt như che bớt cái cam khổ mưa nắng rừng tràm. Em hỏi tôi. Anh à, hay anh cột bè tràm này vào đ̣, để em chống về trại dùm. Tôi nh́n em, ḷng như bật khóc. Em như bà tiên, bà thánh nữ, mẹ Maria, Phật Bà Quan Âm. Em từ đâu hiện đến cứu vớt tay Tôn hành Giả ở tận đường cùng. Tôi nói cô không sợ sao. Em trả lời thách thức có ǵ mà em lại sợ. Giúp người đâu phải là cái tội, phải không anh? Tôi thú thật với nàng tôi quá đói. Em trao tôi gói cơm nếp, mấy con cá rô kho mặn trái dưa leo. Hai tay tôi run. Tôi nhận ơn cứu độ. Phía xa ở cuối bờ là ngọn đồi Sọ, có cây Thập Tự giá mờ nhạt in trên nền trời xám. Tôi nghĩ Đất Trời Vô Lượng đang cúi đầu nh́n xuống tôi. Như đôi mắt dịu dàng đang nh́n tôi, lúc nàỵ Sau đó, tôi cột bè tràm vào sau chiếc đ̣ tam bản.

    Người con gái chống sào vượt gịng nước ngược. Thân h́nh em mảnh mai và đôi bàn tay mềm mại cầm chiếc sào. Gương mặt trắng và đẹp có vẻ thị thành để tôi biết em là cánh chim đến từ đất lạ. Tôi cũng vậy,cũng đến từ đất lạ. Chúng ta cả miền Nam bây giờ cũng đến từ đất lạ. Bởi v́ người ta đă đoạt quyền làm chủ. Tôi bước theo trên bờ kinh. Mong thời gian ngừng laị. Mong người con gái sẽ đứng đấy ngàn năm. Phía cuối chân trời là núi Sọ. Tượng Thập Tự giá vẫn trơ trọi dưới màn mây cuối ngày sắp khóc. Chợt em nói: Anh ơi, đêm nay là đêm Giáng Sinh. Tôi bàng hoàng: ồ thế sao. Tôi không hề biết. Cổ tôi lại khô. Tôi nuốt nước miếng. Núi Sọ Ngài lên Thập Tự Giá. Núi Sọ đánh dấu cái tàn bạo của con ngườị Nhưng Núi Sọ vẫn nẩy nở những nụ hoa bất diệt như người con gái ở Kinh Nhà Chung này. Đến gốc xoài cách trại tù khoảng 500 thước, tôi kêu nàng dừng lạị " Cô ơi, đến đây được rồị Tôi có thể bè một ḿnh..." Nhưng em vẫn c̣n muốn giúp kéo thêm một đoạn. Em nói:

    " C̣n xa lắm. Để em chống thêm một lát không sao đâu anh" .

    Tôi khẩn khoản: " Cô hiểu dùm tôi. Người ta biết được chắc tối nay tôi phải nằm ngoài chuồng kẽm gai, muỗi hút tôi không c̣n giọt máu" .

    Em nghe lời. Em trả lại bè tràm. Tôi cám ơn em, và nhủ ḷng trong suốt quăng đời c̣n lại, tôi sẽ không bao giờ quên được một người con gái. Và em từ giă. Chiếc xuồng tam bản mỗi lúc mỗi mờ nhạt, và thân h́nh mảnh mai của em càng lúc càng mất hút giữa một rừng lau trắng bạt. Đó là đêm Noel đầu tiên để tôi biết được thế nào là sự bao dung của Thượng đế. H́nh như tôi nhớ đến một đoạn nào trong Thánh Kinh. Hăy nh́n những con chim sẻ ngoài đồng nội, Ta c̣n cho chúng chiếc áọ.. Nếu quả vậy th́ Thượng Đế đă rủ ḷng thương của Ngài xuống khắp trần gian. Tôi là một kẻ không đạo, nhưng tôi tin có đôi mắt Ngàị Đôi mắt từ núi Sọ, dù đêm ở đây đen tối quá chừng. Ai đă kể lại lịch sử của kinh Nhà Chung. Ngày xưa, vua Minh Mạng bài đạo, sát đạo cùng khắp. Có nhóm người trốn ra ḥn đảo nhỏ sau đó quay lại đất liền, phá rừng tràm lập lại nhà thờ và dựng nên một thập tự giá trên ngọn đồi thấp, tức Núi Sọ bây giờ. Ai lại nói về những đêm xưa. Những đêm những xuồng ghe từ mọi nơi đổ về hành hương dưới chân Núi Sọ. Bây giờ cảnh cũ không c̣n nữa. Tất cả là đất lạ, ngay trên nơi chôn nhau cắt rún của ḿnh.

    Đêm ấy, những người tù mừng Giáng sinh bằng ấm nước nhăn lồng và hát cho nhau nghe những bài Giáng sinh. Hải lấy cây đàn mà anh tự chế với ván thùng đạn và sợi dây điện truyền tin. Anh dạo lại bài Ave Maria, khiến con tim chúng tôi muốn nghẹt thở. Chúng tôi ngồi xít lại nhau vừa nghe vừa chuyền điếu thuốc lào trong khi đêm ngoài lán đen và dày xôn xao lời dạ trùng và lời ru của gió. Riêng tôi, cảm động quá chừng. Không có giáo đường và máng cỏ. Không có cây thông và tiệc nửa đêm. Không c̣n người con gái dịu dàng bước qua cửa thánh. Những điều đó có ư nghĩa ǵ khi cả miền Nam rưng rưng nước mắt. Dù vết cứa cứ hành người trong cuộc nhưng đôi khi ta phải thương hại kẻ đă cứa ta. Đầu óc chỉ biết đến bùn, đến máu. Họ thức trong khi ta mệt ta ngủ. Họ canh trong khi ta mơ. Họ ŕnh rập trong khi ta ung dung. Có phải vậy không, hay là tôi đă tạo ra một triết lư để an ủị Không, tôi không an ủi. Chúng tôi không an ủi bằng nỗi bất lực. Hải vẫn đàn từ bản này qua bản khác.

    Hùng vẫn ngâm những bài thơ hay dạo nàọ Tự vẫn tha thiết bài hát. Lửa vẫn ấm từ những anh chàng chuẩn úy, thiếu úy, trung úy, những tú tài cử nhân cao học tiến sĩ bác sĩ kỹ sư từ Kinh Một về Nhà Chung về Tám Ngàn. Để rồi họ phải ào vào, lên c̣ đạn, rọi đèn pin khắp lán. " Các anh giờ này c̣n tụ tập để hát nhạc phản động ấy hả ?" Tội nghiệp cho họ. Họ chưa biết đời là ǵ. Họ sống như thể một con trâu ngoài đồng nội, bị xỏ mỏ bởi những tay phù thủỵ Họ đă không c̣n làm chủ lấy chính con người của họ nữa.

    Từ đấy tôi có một người đến với gịng lênh đênh. Mỗi lần ra chợ Tṛn để đào trùn về nuôi bầy vịt của đám quản giáo, tôi lại được cơ hội gặp người con gái. Nàng cùng đứa em trai chăn bầy vịt trên bờ hồ. Người lính canh gốc miền Nam thường bỏ một ḿnh tôi cùng với những đống rác bẩn thỉu để la cà tán tỉnh các cô hàng nước trong chợ. Tôi mang thùng đựng trùn về bờ hồ. Mặt hồ phẳng và nước hồ xanh lợ Nàng cầm chiếc gậy tre đuổi theo đám vịt, và mái tóc nàng xơa tung baytrước gió. Nắng làm má nàng đỏ hồng. Mắt nàng sáng lênkhi gặp tôị Rồi nàng ngồi xuống bờ hồ, quẹt mồ hôi trán. Tôi nh́n nàng, ước ǵ có phép lạ. Phải, tôi sẽ lau dùm những giọt đời bất hạnh gian khổ. Tôi sẽ che nắng lửa khỏi làm nám màu da trắng nuột của em. Nàng vẫn tinh nghịch như người con gái Saigon. " Anh ơi, anh nh́n kia ḱa. Đám vịt con không dám xuống hồ cùng mẹ. Chúng sợ nước rồi. " Nàng quả ngây thơ để ḷng tôi phải nẩy nở một niềm hạnh phúc thật tinh khiết. Tôi có lần hỏi nàng. " Cô bé, em không sợ anh là ngụy sao? " Nàng trả lời: " Em thấy các anh tội nghiệp quá. Tại sao người ta lại ác với các anh như vậy ? Em nh́n các anh vác gạo, bè tràm, em lại nhớ đến người anh của em. Ảnh bị bắt ở Xuân Lộc. Bây giờ không biết bị tù ở đâu" . Tù ở đâu. Ở đâu cũng là nhà tù. Và ai ai cũng chui vào cửa ngục. Cả em nữạ. Bởi vậy chúng ta mới ở cùng một hàng ngũ. Tôi muốn nói với nàng như thế. Nhưng tôi phải từ biệt nàng. Chiếc thùng trùn này, với những con trùn hổ, trùn đất, trùn trâu. Chúng là căn phần của cặn bă, nhưng cũng có những kẻ cần chúng, như những thùng phân mà người dân miền Bắc đă giành giựt trong bao nhiêu năm.

    Rồi một ngày người con gái chợ Tṛn gặp tôi, giọng th́ thào như thể có điều ǵ nghiêm trọng. " Anh hăy đến đầu đống rác dưới gốc cây xoài, có cái lon sữa ḅ." Rồi nàng vội bỏ đi, đuổi theo bầy vịt trên bờ hồ. Tôi xách thùng giả vờ lui cui đào bới. Người cảnh vệ đă bỏ đi về phía khu nhà chợ. Tôi mở nắp lon sữa ḅ, thấy tờ giấy cuộn trong lon. " Anh Hai của em đă vượt ngục về đâỵ Mười hai giờ trưa nay có người đưa về chỗ trú. Đêm nay tàu sẽ vượt biển. Họ cần một người biết lái tàu. Em biết anh là sĩ quan hải quân nên em đă giới thiệụ Đừng chần chờ nữa. Anh nhớ đến bến đ̣... Thương yêu anh. Em. "

    Bây giờ tôi đang ở tại đất người. Bao năm chờ đợi một tin người yêu cũ để rồi cuối cùng người anh của nàng một đêm gọi điện thoại về để báo tin trong tiếng nấc. Chiếc tàu mang nàng đi đă bị tàu hải tặc ủi ch́m sau khi chúng thi nhau hăm hiếp từng người đàn bà con gái trên tàu. Mày có thương nàng th́ lấy cái ngày tàu nó đi làm ngày giỗ, để nó c̣n yên ổn dưới ḷng biển cả.



    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 26-08-2012 at 01:30 PM.

  7. #277
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Cộng Đồng Người Việt tại Thái Lan -Mối t́nh Tuyệt Vời

    Cộng Đồng Người Việt tại Thái Lan -Mối t́nh Tuyệt Vời

    [.

    Capital-Thủ Đô (and largest city) Bangkok Tọa Độ 13°45 N 100°29′E Dân Số 67 triệu (2010) , Người Việt khoảng 250,000 người tên họ Thái , Thế hệ 1950X biết tiếng Việt khá rành Thế hệ 1960 , 1970 tiếng việt Lơ Lớ , thế hệ 80x , 90x không biết nhưng thích nghe nhạc Việt : Phạm Duy -Trịnh Công Sơn-Trịnh Nam Sơn- Đức Huy . Mê tiếng hát Khánh Ly, Ngọc Lan, Chế Linh , Duy Khánh . Nhạc Miền Bắc : Trường Sơn Đông nhớ Trường Sơn Tây , Hà Nội 5 cửa Ô, Cây Đàn bỏ quên ( ngày xưa có cô bé , mắt xoe tṛn lắng nghe ...). CON GÁI VIỆT TẠI THÁI LAN RẤT XINH ĐẸP M̀NH DÂY CAO RÁO TRÊN 1M60 (5 F5" , STRONG , CÓ TRƯỚC , CÓ SAU ĐẦY


    [
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 29-08-2012 at 08:59 PM.

  8. #278
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022



    BIỂU TƯỢNG TỈNH UDON THANI



    [
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 29-08-2012 at 08:59 PM.

  9. #279
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    Những ngày tháng Tôi quen em, là nhửng ngày tháng tuyệt vời là t́nh yêu đích thực thơ mộng trong suốt cuộc đời tôi không thể nào quên được. Cám ơn Thượng Đế , và cám ơn Em thật nhiều.Những ngày tháng bên cạnh em giúp tôi hiểu được dù trăm năm sau thế hệ người Việt cũng nhó về cội nguồn . Em là mẫu người Phụ Nữ tuyệt vời , dù sinh trưởng tại Thái Lan thuộc thế hệ thứ tư vẫn yêu Quê Hương VN nồng nàn , Em làm tội tự tin hơn , mỗi lúc khó khăn, trở ngại tôi lại nhớ đến em , .

    ....
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 29-08-2012 at 08:59 PM.

  10. #280
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022
    Quen em một thời gian Tôi cảm thấy yêu em thật t́nh , Tôi săn sóc em từng ly từng tư, tôi muốn em nhận thức sự thật lịch sử đáng buồn bất hạnh của dân tộc VN .
    Dù tôi biết để thay đổi nhận thức con người không phải là chuyện dễ., Nhưng tôi quan niệm môt ngươi con gái Lạnh và
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 29-08-2012 at 09:00 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Những Chữ Dùng Sai Trong Ngôn Ngữ CSVN
    By Phú Yên in forum Văn Hóa - Nghệ Thuật
    Replies: 5
    Last Post: 15-08-2012, 09:56 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Phần 2: Những mảng tối trong 'Ngôi nhà Việt'
    By doisoente in forum Tin Việt Nam
    Replies: 1
    Last Post: 01-03-2012, 05:29 AM
  4. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  5. Replies: 7
    Last Post: 18-03-2011, 07:49 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •