Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 24

Thread: 2 Chuyến xe hoa sắp đến với Mary Huỳnh Thục Vy và Monica Trịnh Kim Tiến

  1. #1
    Member
    Join Date
    30-07-2011
    Posts
    513

    2 Chuyến xe hoa sắp đến với Mary Huỳnh Thục Vy và Monica Trịnh Kim Tiến

    Trịnh Kim Tiến: Chúa trong tôi


    Monica Trịnh Kim Tiến và vị hôn phu của cô là anh Paul Thành Nguyễn. Hôn lễ của cô và anh Paul Thành Nguyễn sẽ đuợc tổ chức tại nhà thờ Kỳ Đồng Sài G̣n trong chúa nhật 26 tháng 8, 2012 sắp đến


    Ảnh chụp cô Trịnh Kim Tiến trong cuộc biểu t́nh chống Trung Cộng tại Hà Nội tháng 7 năm 2011. Cô là con gái ông Trịnh Xuân Tùng bị công an VC đánh chết trước đấy.


    Sài G̣n - Trước đây tôi không hề tin có Chúa.

    Với những hiểu biết ít ỏi và nông cạn của ḿnh, thậm chí cách đây 2 năm tôi không hề biết đến Đạo Thiên Chúa. Một phần do tôi không để ư và một phần do gia đ́nh tôi chỉ thờ tổ tiên ông bà. Tôi rất mê mẩn với những chuyện tâm linh và cũng là một người khá mê tín nhưng tôi không tin có Chúa. Tôi nhớ là lần đâu tiên tôi biết về Người là thông qua một người bạn học cao đẳng cùng tôi. Bạn đó có Đạo và gia đ́nh bạn là Đạo Công giáo gốc.

    Tôi cảm thấy thật phiền phức và rắc rối nếu mỗi tuần phải đến nhà thờ. Trước những lời xuyên tạc mà tôi nghe người ta nói về Đạo công giáo, tôi cảm thấy không thích những người Công giáo. Họ không được thờ lậy cha mẹ, không được cúng giỗ tổ tiên mà chỉ thờ lạy Chúa. Tôi cảm thấy như vậy th́ thật không nên. Họ có cái nước bùa ǵ đó mà khi uống vào, ăn vào con người ta bị thôi miên, mê mẩn và tôn sùng Đạo mà quên mất chính thân ḿnh… Đó là những điều mà tôi nghe được trước khi tôi biết về Chúa.

    Sau khi biến cố gia đ́nh xảy đến, tôi hụt hẫng và hoang mang. Cùng lúc đó, trong số đông những người quan tâm đến hoàn cảnh của gia đ́nh tôi có các Cha và nhiều giáo dân Công giáo. Tôi thấy thật là lạ, tôi đă nghe rất nhiều điều không tốt về những người này, về Đạo này, nhưng khi tiếp xúc với họ tôi thấy họ đâu có xấu. Tôi thấy họ cũng như tôi, như mọi người, từ một số người tôi biết c̣n cảm nhận được sự chân thành, tốt bụng và thân thiện.

    Rồi th́ tôi hiếu kỳ, tôi t́m hiểu và tôi đang sắp trở thành con của Người. “Không phải anh em chọn Thầy mà chính Thầy đă chọn anh em” (Ga 15, 16), đúng vậy, chính Chúa đă chọn tôi làm con của Người. Câu nói này đến bây giờ, sau khi trải qua nhiều biến cố, thăng trầm, tôi mới hiểu được hết ư nghĩa của nó. Thật là khó nói hết ra những điều kỳ diệu mà Chúa đă mang đến cho tôi, thật sự nó rất huyền bí.

    Nhưng cũng không phải tôi chưa bao giờ khước từ Chúa. Tôi đă chối bỏ Người rất nhiều lần, hết lần này tới lần khác, nhưng Người vẫn bao dung tôi, Người tha thứ và lại đón nhận tôi về bên Người.

    Khi tôi cảm giác thấy Người đang đến gần tôi, tôi đă cố gắng để giả như không có điều đó, tôi phủ nhận Người có mặt nơi tôi. Tại v́ tôi hốt hoảng và chưa thể tiếp nhận khi Chúa chọn ḿnh. Tôi nói với những người bạn của ḿnh, tôi học Đạo để hiểu thêm về Đạo nhưng tôi sẽ không theo Đạo. Tôi đă từng quả quyết và chắc chắn như vậy đấy. Mỗi tiết đến giờ học giáo lư hay mỗi khi tôi đi nhà thờ, cơn buồn ngủ của tôi lại t́m đến, tôi rất cố gắng để chiến thắng nó và nghe lời cha giảng. Trong khoảng thời gian đó liên tục xảy ra những việc khiến việc học Đạo của tôi bị ngắt quăng, có lẽ đó là những thử thách mà Chúa muốn tôi trải qua.

    Tôi đă được học và tôi được hiểu, tôi đă nhận ra những điều tôi được nghe trước đây là những điều dối trá, là sự xuyên tạc và xúc phạm Chúa. Một trong 10 điều răn lớn của Chúa với các con chiên của Người là phải thảo kính với cha mẹ, ai nói người theo Đạo Công giáo là phải từ bỏ cha mẹ, tổ tiên của họ? Thậm chí họ c̣n có thể ngày ngày, hàng tuần hướng đến và cầu nguyện cho những người thân yêu của họ khi họ cùng tham gia nghi thức phụng vụ Chúa vào ngày Chúa Nhật. C̣n thứ mà người ta cho là bùa mê đó, chính là Ḿnh Máu Thánh, thứ mà một người con của Chúa khao khát được rước. Đâu phải ai cũng có thể được rước mà cho rằng đó là bùa chú con người ta. Ḿnh Máu Chúa chỉ dành cho những ai tin tưởng và phó thác hoàn toàn vào Người.

    Có rất nhiều cơ duyên để tôi gặp được những người bạn tốt, truyền cho tôi Đức tin và sự hiểu biết. Một cô bé kém tôi một tuổi, một người bạn, con của Chúa nói với tôi rằng: “Đạo Thiên Chúa không dạy ǵ ngoài t́nh yêu thương, điều mà Chúa mong muốn chỉ là hăy biết cách sống yêu thương nhau”. Tôi cứ nhớ măi những lời cô bé nói. C̣n một người bạn khác th́ thủ thỉ vào tai tôi “Chúa nói với chị Chúa rất yêu thương em”. Tôi hạnh phúc biết bao khi nghe những lời đó.

    Nhưng tôi đến với Chúa không bởi những điều người ta nói với tôi. Tôi đến với Chúa v́ Người đă chọn tôi. Tôi đă thấy Người những khi tôi đau khổ, những khi tôi yếu đuối. Có khi ngồi trước linh ảnh, nh́n thấy những vết thương trên thân thể Người, nhớ về những điều tôi đă và đang trải qua, tôi khựng lại, trái tim tôi nhói lên và đau buốt.

    Và bây giờ:

    Tôi không thể sống tốt mà không có t́nh yêu thương của Chúa.

    Mônica Trịnh Kim Tiến
    Last edited by ezekiel; 26-08-2012 at 09:04 PM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    30-07-2011
    Posts
    513

    Mary Huỳnh Thục Vy và hôn phu Joseph Trần Khánh Duy

    Huỳnh Thục Vy: Vượt thắng sợ hăi để đấu tranh...


    Linh mục Peter Đinh Hửu Thoại nhà thờ Chúa Cứu Thế (Redemption) Kỳ Đồng Sài G̣n làm phép bép têm (Baptism) cho cô Mary Huỳnh Thục Vy tại mót nhà thờ Công giáo ở Quảng Nam, Việt Nam. Nguời cầm nến là hôn phu của cô là anh Joseph Trần Khánh Duy.






    Huỳnh Thục Vy là một cây bút chính luận trẻ tuổi ở Việt Nam với những bài viết phê phán thực trạng trong nước được phổ biến rộng răi ở hải ngoại qua các trang blogs. Mặc dù tuổi đời c̣n rất trẻ, những bài viết của cô về
    các đề tài cách mạng, dân chủ, nhân quyền, luật pháp... không chỉ thể hiện một kiến thức tự học có nền tảng mà c̣n một sự suy nghĩ sâu sắc vượt tuổi của ḿnh. Có lẽ cô là một trong những cây bút chính luận hiếm hoi đă có nỗ lực nối truyền thống tâm linh của ḿnh với con đường cách mạng dân chủ và nhân quyền của dân tộc.

    Những bài viết của Huỳnh Thục Vy, cũng như hoạt động của cả gia đ́nh cô, đă khiến cho chính quyền Cộng Sản t́m mọi cách trấn áp. Cha của cô là nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn bị đe dọa là phải làm áp lực với con gái chấm dứt các bài viết của ḿnh: “...Nếu con anh gặp vấn đề ǵ th́ thời gian c̣n lại trên cuộc đời này sẽ rất vô nghĩa!” Lê Khánh Duy, hôn phu của Huỳnh Thục Vy, cũng bị công an nhắn gửi những lời hăm dọa độc ác: “Tao nói với mày, con Vi nó hết cơ hội làm lại cuộc đời rồi, nó muốn con nó phải sống trong xă hội thế này thế nọ. Tao chắc với mày, biết nó có thể c̣n đẻ được nữa hay không!”

    Chúng tôi đă nói chuyện với Huỳnh Thục Vi sau khi cô bị áp giải từ Sài G̣n về Quảng Nam sau cuộc biểu t́nh ngày 1 tháng 7 năm 2012. “Dạ, con là Huỳnh Thục Vi đây!” tiếng nói nhỏ nhẹ của đứa con gái xứ Quảng kiên cường từ bên kia đầu dây điện thoại.

    Huy Phương: Chào Huỳnh Thục Vy! Trước hết xin cháu cho độc giả Người Việt biết sơ qua vài ḍng về tiểu sử của cháu, v́ cũng có nhiều người chưa biết nhiều về cháu trước khi chúng ta bắt đầu vào câu chuyện.

    Huỳnh Thục Vy: Con sinh năm 1985. Gia đ́nh con nguyên quán ở Tam Kỳ, nhưng gia đ́nh con chuyển về sinh sống ở xă Tam Phú. Con mồ côi mẹ từ năm lên sáu (1991). Qua năm sau, 1992 th́ ba con (Huỳnh Ngọc Tuấn) bị bắt, về tội viết văn “tuyên truyền chống chế độ,” về sau sửa lại là tội “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của bộ luật h́nh sự, và bị kết án tù bởi một bản án của ṭa án Quảng Nam-Đà Nẵng. Mẹ mất được một năm th́ cha vào tù, gia đ́nh con gặp quá nhiều khó khăn nên hai người cô của con, đều không lập gia đ́nh, là Huỳnh Thị Hường và Huỳnh Thị Thu Hồng đă đem chị em con về nuôi, từ đó đến nay. Sau đúng 10 năm (27 thángg 10, 2002) ba con ra tù, trở về, chịu thêm 4 năm quản chế. Qua năm sau (2003) th́ con mới tốt nghiệp lớp 12, gia đ́nh quá nghèo, nên không thể tiếp tục đi học, phải xin đi làm công nhân cho một hăng điện của Nhật ở Đà Nẵng.

    Người ta thường gọi con là blogger, nhưng thật ra con không có blog riêng. Mà chỉ viết bài rồi gửi cho chú, bác thân hữu của gia đ́nh và nhất là trên “Đàn Chim Việt” từ năm 2008.

    Huy Phương: Gia đ́nh cháu có liên hệ ǵ với chế độ VNCH trước năm 1975 không? Động lực nào đă thúc đẩy cháu bắt đầu viết những bài đăng trên “Đàn Chim Việt,” những bài báo mà chính quyền trong nước hiện này không ưa, và cũng chính v́ đó mà bản thân cháu cũng như gia đ́nh bị trù dập không nương tay?

    Huỳnh Thục Vy: Gia đ́nh con không có ai phục vụ trong chế độ VNCH, ông nội con là một nông dân. Năm 1975, cha con mới 18 tuổi. Gia đ́nh con không có liên quan ǵ nhiều đến cả hai phía trong cuộc chiến tranh Việt Nam v́ thế mối tương quan t́nh cảm của con trong cuộc chiến hầu như rất ít.

    Con là một người dân b́nh thường ở Việt Nam, có lương tri trung b́nh, có một kiến thức trung b́nh cũng có thể hiểu được tất cả những điều tồi tệ, xấu xa đang xảy ra ở Việt Nam, mà những điều tồi tệ xấu xa này xuất phát từ bản chất của hệ thống chính trị. Chỉ cần một lương tâm và một kiến thức trung b́nh thôi, người ta ai cũng hiểu, nhưng người ta không dám nói v́ sợ hăi hoặc người ta có liên quan đến quyền lợi với chế độ này. Con cũng như tất cả những người khác lớn lên trong những khó khăn như vậy và trực tiếp đă có những cảm nghĩ sống động về cái xă hội Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản này th́ ḿnh phải nhận ra những điều này chứ không thể không biết được. Con đă có những cảm nhận thực tế về chế độ này và phải viết bài để nói lên những cảm nhận đó. Con đă có học một chút luật để hiểu thêm những vấn nạn của Việt Nam hiện tại, về hệ thống chính trị mà luật pháp là một vấn đề quan trọng.




    Huy Phương: Khi cháu đă dấn thân vào con đường viết lách và phê phán chế độ Cộng Sản này, cháu có nghĩ đến những khó khăn, nguy hiểm sẽ đến với cháu không?

    Huỳnh Thục Vy: Chế độ này cai trị bằng khủng bố, bằng đe dọa vin vào sự sợ hăi của người dân. Sợ hăi v́ khủng bố cũng là chuyện b́nh thường, nhưng con nghĩ, sống sao cho đúng nghĩa là một người có lương tâm và có tri thức. V́ con người có tự do nên con nghĩ là viết và phải viết để nói lên những cảm nghĩ của ḿnh về cuộc sống, về xă hội. Đó là quyền của con người và không ai có thể cướp đoạt của ḿnh được. Nếu có một kẻ nào đó hay một chế độ nào đó có thể tước đoạt cái quyến ấy của con, th́ chính hành động đó đă trưng bày rơ cái bản chất xấu xa của người ta và công luận trong nước cũng như hải ngoại và toàn thế giới sẽ lên án. Con hy vọng những bài viết nói lên chính kiến của ḿnh sẽ cho các bạn trẻ có một cái nh́n chính xác về xă hội Việt Nam hiện tại, và việc mở rộng tư duy, mở rộng kiến thức, nâng cao dân trí có thể làm cho dân chủ bén rễ ở Việt Nam để chúng ta có hy vọng cho tương lai, xây dựng một nền dân chủ cho đất nước.

    Huy Phương: Từ khi những bài viết của Huỳnh Thục Vi hiện diện trên “Đàn Chim Việt” và được phổ biến, phát tán rộng răi trên Internet, thái độ của chính quyền Việt Nam như thế nào và bản thân cháu cũng như gia đ́nh đă bị khó khăn, gặp hoạn nạn như thế nào?

    Huỳnh Thục Vy: Con bắt đầu viết bài từ năm 2008, nên qua năm 2009, con đă bị công an địa phương gửi giấy mời lên “làm việc”. Con đă giữ thái độ bất hợp tác bằng cách không tuân hành giấy mời, nên sau đó công an đă đến nhà con để trực tiếp hạch hỏi và hăm dọa. Từ đó đến nay gia đ́nh đă bị sách nhiễu, quấy rối nhiều lần một cách vô lư.

    Ngày 8 tháng 11 năm 2011, chính quyền tỉnh Quảng Nam đă đưa một lực lượng công an ch́m nổi, phối hợp với đoàn thanh tra của Sở Thông Tin-Truyền Thông Quảng Nam, chừng 200 người án ngữ mọi nẻo đường chung quanh ngôi nhà gia đ́nh con đang cư ngụ ở Đội 1, thôn Phú Quư, xă Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam. Họ đột nhập vào nhà con, khám xét, niêm phong và tịch thu bộ computer, 1 thùng CPU rời, 1 máy in hiệu Canon, 1 bộ loa, và các dụng cụ dùng cho máy vi tính với tội trạng: “Phát tán trên mạng những tài liệu chống đảng, nhà nước, phá hoại sự đoàn kết dân tộc.”

    Ngày 22 tháng 11 năm 2011, trên các tờ báo lớn của nhà nước Cộng Ḥa Xă Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đồng loạt đưa tin về việc xử phạt ba cha con 260 triệu đồng (tiền Việt Nam) v́ đă vi phạm hành chính trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

    Chưa đầy một tháng sau, cả trăm công an đă xông vào nhà con, hành hung, đánh đập con, bà nội con, Mai Thị Yến, đă 85 tuổi, em trai con là Huỳnh Trọng Hiếu và hai người cô con. Họ đọc ba quyết định “xử lư vi phạm hành chính” về lĩnh vực công nghệ thông tin, trong đó: Phạt cha con 100 triệu đồng, bản thân con, Huỳnh Thục Vy 85 triệu đồng, và em trai con, Huỳnh Trọng Hiếu 85 triệu đồng. Tổng cộng 270 triệu đồng (!)Sau đó, họ tịch thu 1 máy ảnh Canon và 6 điện thoại di động của toàn gia đ́nh con và bắt em họ con là Huỳnh Ngọc Lễ (đang mặc áo “cắt lưỡi ḅ” No-U) lên xe chở về đồn công an v́ “chống người thi hành công vụ” (do đă xông vào để bảo vệ cho con đang bị công an đánh). Sau khi họ rút hết khỏi nhà, hai người cô con đă phát giác ra việc mất 3,000 đô la, cất trong tủ áo, nhưng không biết kêu oan, khiếu nại ở đâu!

    -Huy Phương: Câu chuyện gia đ́nh cháu đi Saigon biểu t́nh ngày 1 tháng 7, 2012 và sau đó bị áp tải về lại Quảng Nam như thế nào?

    Huỳnh Thục Vy: Ngày 1 tháng 7, gia đ́nh con gồm có ba chị em, vị hôn phu và anh rể con cùng vào Saigon để đi biểu t́nh chống Trung Cộng, phần con bị bắt đem về công an phường, làm việc hơn 13, 14 tiếng đồng hồ, đến khuya mới được thả về. Sau đó, ngày 4 tháng 7, 2012, công an đánh giấy mời gửi về nơi con tạm trú tại Saigon khi vào biểu t́nh, yêu cầu con đến đồn công an phường Tân Quy (Quận 7, TP.HCM) để làm việc, kư giấy phạt con 1 triệu rưỡi đồng “vi phạm hành chánh” về tội “gây rối trật tự công cộng.” Tại đây con thấy có mặt những nhân viên công an Quảng Nam, những người đă xét nhà và đánh đập gia đ́nh con. Con tưởng đến đây là xong, toan đứng dậy ra về th́ bất th́nh ĺnh chúng thô bạo, lôi kéo con ra xe, một chiếc xe 12 chỗ ngồi, mang biển số Quảng Nam. Chồng con can thiệp th́ bị công an dùng vũ lực ngăn cản và xô đẩy anh ấy một cách tàn nhẫn. Xe chạy rất nhanh, trong thời gian 17 tiếng, h́nh như họ muốn đưa con về cho kịp thời gian, với mục đích ǵ đó mà con không hiểu. Suốt 17 tiếng đồng hồ, không được ăn uống, ngủ nghỉ ǵ, và bị thẩm vấn liên tục trên đường đi, về đến đồn công an Quảng Nam mới được cho ăn chén cháo và uống nước. Chúng hỏi con đi biểu t́nh có dụng ư ǵ, viết bài có dụng ư ǵ, chuyện này con thấy đă quá nhàm rồi, nhưng chúng vẫn hỏi để làm cho đầu óc ḿnh căng thẳng, cạn kiệt sức khỏe.

    Sau khi về đến Quảng Nam con bị sụt kư nhưng nghĩ sức khỏe cũng không sao, tinh thần vẫờn b́nh thường. Trong lần này họ lại đến nhà, lấy đi hai máy laptop, hai điện thoại di động, nói là để trừ vào số tiền phạt 270 triệu đồng ($14,000 đô la) theo quyết định của họ năm ngoái. Từ đầu năm nay chính quyền đưa xuống cho ba cha con con một quyết định hành chính gọi là thi hành lệnh phạt, và cho biết có thể cưỡng chế tài sản của ḿnh bất cứ lúc nào. Chỉ tiếc là hai laptop này không phải của con mà là của anh rể và chị chồng con. Máy của anh rể con là máy cực tốt, giá đến 20 triệu đồng.

    -Huy Phương: Một lực lượng không nhỏ những người đấu tranh chống chế độ CS hiện nay là những người đă bị chế độ này trực tiếp hay gián tiếp kỳ thị, bóc lột, khủng bố, và thậm chí sát hại. Chính cháu và gia đ́nh cũng đă phải chịu đựng những khủng bố của chính quyền. Và, trong bất cứ cuộc cách mạng nào, người ta cũng vận động ḷng căm thù đối phương để làm động lực đấu tranh. Nhưng trong bài Sự Nguy Hiểm của Truyền Thống, cháu viết: “Tự bản thân ḿnh, tôi hiểu rằng hoa Dân Chủ Tự Do sẽ không thể nở trên cánh đồng hận thù và hẹp ḥi.” Cháu có thể chia sẻ thêm những suy nghĩ của cháu về vấn đề này không?

    Huỳnh Thục Vy: Đối với con, một thể chế chính trị dân chủ, tự do, pháp trị là một mô h́nh thực sự tốt đẹp. Chính trị và xă hội dựa vào nền luật pháp nghiêm minh với tam quyền phân lập, với một chính phủ hiệu quả và một ṭa án độc lập là ưu thắng. Nhưng một thể chế chính trị tốt đẹp và nền luật pháp minh bạch không thể hoạt động hiệu quả trong một xă hội với nền văn hóa suy bại. Nói khác hơn, một nền văn hóa xă hội tốt đẹp và lành mạnh hỗ trợ rất nhiều cho việc thiết lập một nền chính trị tốt. Bởi vậy con là người coi trọng văn hóa. Và con tin rằng nỗ lực dân chủ hóa phải đồng hành cùng với việc khai dân trí, phục hưng văn hóa cổ truyền tốt đẹp và kiến tạo văn hóa tinh hoa hiện đại. Tự do dân chủ là những giá trị tích cực, không thể hoạt động trên mảnh đất tiêu cực. Con coi trọng việc đào tạo những con người với phẩm chất tốt trong xă hội.



    -Huy Phương: Đối với cháu, niềm tin vào chính ḿnh như một người có lương tâm và có tri thức có thể đă đủ để thắng nỗi sợ hăi và để can đảm nói lên cảm nghĩ của ḿnh về cuộc sống về xă hội, cụ thể là xă hội Việt Nam dưới chế độ toàn trị Cộng Sản. Cháu có lời động viên nào có thể giúp cho các bạn trẻ vượt thắng nỗi sợ hăi chế độ để cùng đồng hành với cháu và những người yêu nước khác nếu niềm tin vào lương tâm và tri thức của chính ḿnh của họ chưa đủ?

    Huỳnh Thục Vy: Tư lợi là bản chất cơ bản của con người. V́ người ta tư lợi, nên người ta cố bám víu vào chút lợi ích trước mắt, hoặc tiếc rẻ sự an toàn hiện tại mà không dám đấu tranh. Nhưng nếu có lời nào con muốn nói với các bạn trẻ th́ đó là: bạn có biết rằng sự thờ ơ và thụ động của bạn có thể khiến bạn mất tất cả những lợi ích và sự an toàn hiện tại hay không? Bởi khi đất nước bị ngoại xâm, hoặc v́ chế độ thối nát mà lụn bại, tương lai của bạn và con cháu bạn có sáng sủa không? Nếu bạn vẫn tiếp tục sống trong ích kỷ và sợ hăi, những cái bạn mất c̣n nhiều gấp bội phần những cái bạn có thể giữ được nhờ vào sự cầu an.

    “Từ bỏ ngă chấp để theo chồng là đáp lại t́nh yêu và sự chia sẻ khó khăn của chồng.” Ngày 3 tháng 9, 2012: Huỳnh Thục Vy lên xe hoa.)

    Huy Phương: Chúng ta đă thấy Martin Luther King, Jr. và Desmond Tutu đấu tranh cho nhân quyền trong cảm hứng Thiên Chúa Giáo cũng như Đức Đạt Lai Lạt Ma và Aung Sang Suu Kyi đấu tranh chống độc tài xâm lược với những giá trị Phật Giáo. Theo cháu, cảm hứng nào và những giá trị tâm linh nào có thể là bạn đồng hành cho những bạn trẻ như cháu trên con đường đấu tranh chống toàn trị để chuyển hóa Việt Nam?

    Huỳnh Thục Vy: Mỗi người trên thế giới được sinh ra trong những điều kiện cụ thể, những điều kiện đó cho họ cơ hội để cảm nghiệm và thực hành những niềm tin tôn giáo khác nhau. Một người ở Luân Đôn, gần như tất nhiên là anh ta sẽ theo Anh Giáo, một người ở Mỹ có xu hướng theo các hệ phái Tin Lành, một người ở phương Đông có thiên hướng đi gần lại với Phật Giáo... Các giáo lư tôn giáo trong đời sống tâm linh của mỗi cá nhân khác nhau là vô cùng khác biệt. Nhưng xét trên bối cảnh toàn xă hội th́ điều quan trọng không phải là anh tin vào một Thiên Chúa là đấng tối cao hay anh tin vào luân hồi, vào nghiệp quả; mà cái chính yếu là anh ta mang lại giá trị tốt hay xấu cho xă hội. Trong cuộc đấu tranh hiện nay cho dân chủ và tự do, điều quan trọng không phải là niềm tin tôn giáo nào được chọn làm giá trị đồng hành với chúng ta; mà là việc chúng ta là ai, chúng ta có niềm tin mạnh mẽ đến mức nào vào những giá trị đạo đức tốt đẹp giúp chúng ta vượt thắng sợ hăi để đấu tranh và chúng ta có thể làm được ǵ cho cuộc đấu tranh, cho đất nước. Con nghĩ rằng, tinh thần khoan dung tôn giáo là quan trọng và cần thiết cho xă hội nói chung và cho mỗi cá nhân nói riêng. Mỗi người cứ sống như chính ḿnh, miễn là chúng ta có thể thay đổi ḿnh cho tốt hơn, để từ đó thay đổi xă hội theo hướng tốt đẹp. Một h́nh ảnh rất cảm động, rất đẹp đối với con là h́nh ảnh một vị linh mục ḍng Chúa cứu thế đứng cạnh một vị ḥa thượng của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất trong lễ tang bà cụ Liêng. Bất kể bạn thuộc tôn giáo nào, nếu bạn có tâm và có đủ dũng cảm để đấu tranh cho một tương lai tốt đẹp cho đất nước, bạn xứng đáng được mọi người vinh danh.

    Huy Phương: Trong bài Bàn Về Đạo Đức Thay Lời Chúc Mừng Giáng Sinh, cháu viết, “Đạo đức dũng mănh vạch ra lập trường đối lập với nhà cầm quyền bằng hành động ủng hộ dân chủ, đạo đức lên án kẻ ác v́ chứng kiến sự chà đạp nhân phẩm của họ, đạo đức yêu thương chia sẻ v́ nh́n thấy khổ đau của đồng loại,” và trong bài Tâm Tư Nhân Ngày Lễ Tạ Ơn, cháu cũng viết, “Trong vũ trụ này, không có một bản thể tồn tại độc lập với các bản thể khác... Tôi tin rằng tự do là nhân tính, là phù hợp với thiên nhiên và tự do phóng khoáng cũng là tinh thần Phật Giáo.” Phải chăng con đường hoạt động của dân chủ của cháu không chỉ được hướng dẫn bởi những ư tưởng về công bằng và tự do mà c̣n bởi những cảm nghiệm về đạo đức và giá trị tâm linh của dân tộc?

    Huỳnh Thục Vy: Không dám tự nhận ḿnh là một Phật tử thuần thành, nhưng lối sống và lối tư duy của con được hướng dẫn bởi niềm tin Phật Giáo với các giá trị luân lư thượng thừa Bi, Trí, Dũng của nhà Phật. Trước khi là người chịu ảnh hưởng bởi các tư tưởng tự do khai phóng của các nhà tư tưởng phương Tây, con là người luôn cố gắng giữ ḿnh trong tinh thần Phật Giáo (dù việc này không dễ dàng). Đạo Phật trong nhận thức của con cũng là một triết lư tự do qua những lư thuyết về “vô ngă”, “vô thường”... Có thể nói lối tư duy của con được định h́nh trong hai tư tưởng lớn, đó là tư tưởng Phật Giáo về nhân sinh và thế giới cùng với tư tưởng tự do-pháp trị về thể chế chính trị. Dù muốn hay không, mỗi người bị “điều kiện hóa” trong bối cảnh sống của ḿnh, nên lối sống và tư duy của chúng ta đều có xu hướng đi theo một hướng nhất định. Con tin sự thiện lương là điểm chung của mọi tôn giáo. Đó mới là điều chính yếu.

    Huy Phương: Những việc làm của Huỳnh Thục Vi có được sự khuyến khích hay biểu đồng t́nh của đồng bào trong và ngoài nước không? Chấp nhận tranh đấu trong một chế độ như thế này là chấp nhận thiệt tḥi, hy sinh và chịu gian khổ, như vậy việc lập gia đ́nh của cháu có trở ngại ǵ cho công cuộc tranh đấu, cho lư tưởng cháu đă chọn hay không?

    Huỳnh Thục Vy:Con nghĩ rằng tất cả mọi người trong và ngoài nước đều quan tâm và thương yêu con, ủng hộ con nên con mới có đủ sức mạnh để đeo đuổi lư tưởng của ḿnh. Chồng con ủng hộ những việc con làm và anh ấy cũng là người đồng hành với con trên con đường con đă chọn. Anh ấy cũng nhận thức được rằng: “Tự do, dân chủ mới là câu trả lời cho xă hội Việt Nam.” V́ quen biết, liên hệ với con nên an ninh nơi quê anh ở cũng kêu anh lên làm việc và hăm dọa đủ điều, nhưng cũng không sao!

    Gần đây, con trở thành một tín đồ Công Giáo, v́ chồng con là người Công Giáo ḍng. Con theo chồng, nên theo đạo chồng. Việc chấp nhận từ bỏ ngă chấp để theo chồng là để đáp lại t́nh yêu và sự chia sẻ khó khăn mà anh ấy dành cho con. Đạo Công Giáo thật tốt và các cha bên Công Giáo ḍng Chúa Cứu Thế mà con hân hạnh được biết thực sự là những bậc tu hành đầy đức hạnh.

    Con xin tin cho chú biết và những người thương yêu của con biết, vào ngày 3 tháng 9, 2012 đến đây, con và anh Lê Khánh Duy sẽ làm lễ thành hôn tại Tam Phú, Tam Kỳ, Quảng Nam.

    Con là một người tuổi trẻ trong nước, chịu trực tiếp những sự đàn áp của chế độ này và con luôn luôn động viên và tự nhủ ḿnh phải b́nh tĩnh và không sợ hăi để đấu tranh cho những giá trị tinh thần mà ḿnh đang đeo đuổi. Con hy vọng những việc ḿnh đang làm sẽ là một lời động viên chân t́nh đối với những người trẻ có tâm huyết với đất nước và những người có tấm ḷng đối với dân tộc này.

    Lúc nào con có cơ hội được báo chí ở nước ngoài phỏng vấn, con cũng muốn gửi những lời cám ơn từ đáy ḷng con đến tất cả bà con hải ngoại đă thương yêu và giúp đỡ con rất nhiều, con mang ơn quư vị về tất cả những điều đó, và cũng nhờ những sự yểm trợ đó mà con được an toàn cho đến hôm nay.

    Con xin giữ vững tinh thần và đi theo con đường ḿnh đă chọn.

    Huy Phương: Cháu nghĩ sao về việc bà Đặng Thị Kim Liêng, thân mẫu của bà Tạ Phong Tần tự thiêu ở Bạc Liêu vừa rồi?

    Huỳnh Thục Vy: Tin này được loan truyền tràn ngập qua mạng tự do, nhưng báo chí trong nước đều ém nhẹm sự việc này. Đây là một hành động phản đối quyết liệt chống lại chế độ và chắc chắn chính quyền sẽ gặp khó khăn v́ ảnh hưởng của vụ tự thiêu này của bà Kim Liêng. Lúc con vào Saigon th́ cô Tạ Phong Tần đă bị bắt nên con chưa được gặp.

    Huy Phương: Xin cám ơn cháu đă dành cho Người Việt cuộc chuyện tṛ vừa qua và thành thật chúc mừng nhân dịp thành hôn của hai cháu, hy vọng từ nay trên đường đời cháu có thêm bạn đồng hành, sẽ bước đi những bước vững chăi, can trường hơn.

    Xin gửi tặng cháu những ḍng chữ đă được xâm trên ngực của Marcel Nguyễn, chàng trai mang hai ḍng máu Việt-Đức, đă đoạt huy chương bạc Thể Dục Dụng Cụ Thế Vận Hội London 2012: “Nỗi đau là nhất thời, Vinh quang mới là vĩnh cửu”.

    Last edited by ezekiel; 25-08-2012 at 04:28 AM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    30-07-2011
    Posts
    513
    Cầu nguyện cho Công lư và Hoà b́nh tại Kỳ Đồng



    VRNs (25.08.2012) – Sài G̣n – Hoàng Sa của Việt Nam đă bị nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc thực sự chiếm đóng hoàn toàn. Trong hôn một tháng qua, họ đă xây dựng Toà thị chính, căn cứ quân sự, họ đă hoạt động cách lâu dài trên đó. Trong khi đó nhà cầm quyền Việt Nam chỉ lên tiếng chiếu lệ, và gia tăng đàn áp nhân dân tham gia biểu t́nh chống lại sự xâm lăng của Trung Cộng.

    Cũng cùng bị Trung cộng tấn công, tuy ít hơn VN rất nhiều, nhưng Philippines đă có những hành động đáp trả lại tương xứng với những ǵ Trung cộng gây ra cho họ. Trưa chiều ngày 21.08.2012 vừa qua, Philippines đă tổ chức cầu nguyện cho đảo ch́m của họ bị Trung cộng lấn chiếm tại 300 nhà thờ, và vận động các tổ chức thiện nguyện trên thế giới cùng tổ chức cầu nguyện cho Philippines tại Mỹ, Canada, và Âu Châu.

    Dân chúng Việt Nam bắt đầu cảm nhận được nguy cơ mất nước càng ngày càng rơ ràng. Đứng trước bối cảnh cụ thể này, đức tin Công giáo hướng dẫn đời sống của các kitô hữu như thế nào? Liệu những người Công giáo có thể cùng đồng hành với những người yêu nước để dấn thân bảo vệ đất nước, loại bỏ những thế lực cố t́nh làm mất đi lănh thổ và lănh hải của tổ tiên? Đây là điều chúng ta được mời gọi suy tư cách đặc biệt trong thánh lễ cầu nguyện cho Công lư và Hoà b́nh vào cuối lúc 20:00, ngày 26.08.2012, tại DCCT Sài G̣n.

    Thánh lễ sẽ do cha Giuse Hồ Đắc Tâm, bề trên chánh xứ chủ tế, và cha Giuse Nguyễn Thể Hiện gợi ư suy tư.

    Ngoài ra, thánh lễ cầu nguyện đặc biệt cho các tù nhân lương tâm và chính trị đang bị bắt giam tại Việt Nam. Nhất là hai vụ án sắp được đưa ra xét xử tại Sài G̣n: Vụ án hai nhạc sĩ Trần Vũ Anh B́nh và Việt Khang, và vụ Câu lạc bộ nhà báo tự do. Cả hai vụ đều bị Viện kiểm sát đề nghị xử theo khoản 2 của điều 88, Bộ luật h́nh sự, với mức án từ 10 đến 20 năm. Được biết cả hai vụ án, những tù nhân lương tâm đều không nhận tội. Và như vậy theo luật pháp VN, họ đang vô tội. Chính công an cố t́nh giam giữ người quá thời hạn mới là những ngườim phạm pháp.

    Chúng ta cũng cầu nguyện cho cha Nguyễn Văn Lư, mới phải chuyển nhà giam trong t́nh trạng sức khoẻ suy kiệt. Và nhà giáo Đinh Dăng Định, mới bị xử bất công tại tỉnh Đăk Nông.

    Một thông tin khác có thể quư vị cũng quan tâm, đó là lúc 8:30 sáng, ngày 26.08.2012, hai bạn trẻ dân thân cho công lư và hoà b́nh là Phaolô Nguyễn Hồ Nhật Thành (Paolo Thành Nguyễn) và Monica Trịnh Kim Tiến (Trịnh Kim Kim) sẽ cử hành lễ thành hôn tại DCCT Sài G̣n. Xin chúc mừng hai bạn và xin cộng đoàn cầu nguyện cho hai bạn THÀNH – TIẾN.

    Ban Tổ chức

  4. #4
    Member
    Join Date
    26-03-2011
    Posts
    443
    Tôi mừng cho hai cô gái này, có hạnh phúc, có niềm tin, có những người tương trợ, giúp đỡ, an ủi. Các cô không c̣n thấy ḿnh là nạn nhân của lũ khỉ.

    Tôi cũng oán gả Bảo Hoàng, v́ gả mà thanh niên Việt kiều mang tiếng lây, các cô gái đẹp, giỏi, thông minh không thèm Việt kiều nữa rồi. Hoa hậu th́ lấy tàu, thông minh th́ lấy người Công giáo.

  5. #5
    Member
    Join Date
    30-07-2011
    Posts
    513

    Đồng hành với người em bị bắt oan sai

    Đồng hành với người em bị bắt oan sai


    Paul Trần Minh Nhật bị bọn công an VC bắt bẻ cổ trong đợt biểu t́nh chống Trung Cộng năm 2011 tại Sài G̣n

    Sài G̣n – Cách đây gần một năm, 27.08.2011, Paul Trần Minh Nhật bị bắt không một lư do tại trường Đại học Ngoại ngữ Tin học Tp. HCM. Kể từ đó, Nhật chưa một lần được đưa ra xét xử theo đúng pháp luật.

    Anh Paul Trần Khắc Đạt, anh trai của Paul Minh Nhật sau đó đă trở thành “chiếc cầu nối” giữa hai nơi: một là Paul Minh Nhật ở trong trại giam cộng sản, hai là gia đ́nh. Thời gian đầu sau khi Paul Minh Nhật bị bắt, anh Đạt là người vất vả chạy đi chạy lại giữa Sài G̣n và Lâm Đồng để thăm hỏi, động viên và đưa những vật dụng cần thiết cho người em gặp nạn. Anh trở thành “cánh chim xanh” từ hồi nào không biết. Chỉ biết là trong một năm qua, chưa một tháng nào anh lỡ chuyến thăm em ḿnh.

    Anh cũng thường xuyên cùng cha mẹ, anh em đọc kinh, xin Lễ cầu nguyện cho công lư và ḥa b́nh, cho sự b́nh an của Paul Minh Nhật cùng các anh chị em bị bắt bớ, tù đày v́ một lẽ yêu nước. Lời kinh Ḥa B́nh vang lên mỗi tối Chúa Nhật trong ngôi nhà gỗ đơn sơ làm ấm cả một vùng quê.

    Tưởng rằng mọi chuyện sẽ suôn sẻ, v́ suy cho cùng Paul Minh Nhật không mắc tội ǵ cả, gia đ́nh tin rằng sẽ sớm được trả tự do. Nhưng không phải vậy, họ không buông tha dễ dàng như thế, họ t́m không ra lư do để kết án th́ họ bắt đầu gán tội, không nhận tội họ không xét xử, không xét xử thời gian tạm giam tăng lên. Họ không giam Paul Minh Nhật ở Sài G̣n nữa, họ chuyển ra Hà Nội. Từ đây khó khăn cho gia đ́nh lại càng chồng chất.

    Nhưng không v́ thế gia đ́nh và anh Paul Khắc Đạt nản ḷng. Mặc cho đường xa cách trở, mặc cho công việc nhà bận rộn, mặc cho khó khăn về tài chính, mặc cho những lời can ngăn, anh Paul Khắc Đạt vững một niềm tin rằng: “Dù biết là khó khăn đó, mỗi tháng một lần ḿnh vẫn sẽ ra thăm Nhật, gửi một chút quà, một ít tiền thôi cũng được. Biết rằng không phải ra là được gặp mặt nhưng ḿnh vẫn ra, ra để cho Nhật thấy rằng gia đ́nh và ḿnh không bỏ rơi mà vẫn luôn ở bên Nhật, quan tâm và thương yêu hết ḷng. Để Nhật kiên trung hơn, vững mạnh hơn trong tâm hồn, chiến đấu đến cùng với niềm tin bất diệt của ḿnh”.

    Mỗi lần gặp anh là anh lại xác tín niềm tin của ḿnh như thế. Hỏi anh sao không để người khác đi thay cho ḿnh, lúc nào cũng đi vậy thời gian dành cho gia đ́nh của ḿnh th́ sao? Anh chỉ cười và nói “ḿnh không đi th́ ai đi, với lại đó cũng là trách nhiệm và bổn phận của một người anh đối với em ḿnh”. Thời gian để ra Bắc trung b́nh 1 lần phải mất 5 ngày nhân lên với số tháng từ ngày Paul Minh Nhật bị chuyển ra Hà Nội cho tới bây giờ, tính ra anh mất cả tháng trời không làm việc và ở bên chăm sóc gia đ́nh.

    Ngày 22.08 vừa rồi gặp anh ở Sài G̣n cũng là lúc anh vừa mới ra Bắc thăm em trai và từ đó bắt xe vào Nam để gặp Linh mục Giuse Đinh Hữu Thoại, C.Ss.R. bàn bạc công việc. Gặp nhau được ít phút ngắn ngủi anh lại phải trở về quê hương Lâm Đồng. Khi tiễn anh lên đường, một người bạn của anh ngoài Nghệ An đánh điện mời anh về đó dự Lễ do Đức tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt cử hành cho các thanh niên Công Giáo bị bắt bớ tù đày. Vậy là chỉ trong ṿng 1 tuần, anh phải khăn gói ra Bắc những hai lần. Không phải ai cũng đủ sức khỏe và can đảm để dấn thân như anh. Tạ ơn Chúa v́ trên đời này không ít người đă t́nh nguyện rời bỏ sự an nhàn, an toàn và thảnh thơi của ḿnh mà cho anh em như thế.

  6. #6
    Member Trungthuc5's Avatar
    Join Date
    23-07-2011
    Posts
    1,353
    anh Paul Thành Nguyễn
    Với tên viết kiểu này th́ tôi nghĩ chồng cô Kim Tiến là VK.

  7. #7
    Member
    Join Date
    30-07-2011
    Posts
    513

    Thân nhân 17 thanh niên bị bắt giam bất công đi thăm Đức tổng Kiệt

    Thân nhân 17 thanh niên bị bắt giam bất công đi thăm Đức tổng Kiệt
    Đăng bởi pleikly lúc 12:15 Sáng 26/08/12

    VRNs(26.08.2012) – Ninh B́nh – Lúc 21h30 ngày 24.08.2012 một đoàn giáo dân khoảng 30 người đă đến Đan viện Châu Sơn hành hương. Đoàn hành hương này là thân nhân của những anh chị em sinh viên, thanh niên Công giáo và Tin Lành đă bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt giữ hồi tháng 8 năm ngoái. Đặc biệt trong chuyến đi này có bố và anh trai của tù nhân lương tâm Phaolô Trần Minh Nhật đă từ trong Lâm Đồng (trong Nam) ra Bắc đi cùng với đoàn hành hương này.

    Đoàn nghỉ đêm tại đan viên Châu Sơn, để sáng sớm ngày 25.08.2012 đoàn tham dự thánh lễ do đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt chủ tế. Sau buổi lễ Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt đă thăm hỏi, lắng nghe, khuyến khích, an ủi và, chia sẻ những tâm tư của thân nhân những anh em giáo dân bị bắt.
    Trưa ngày 25.08.2012 đoàn thân nhân những tù nhân lương tâm đă rời đan viện Châu Sơn đi giáo xứ Thái Hà, Hà Nội. Tại đây đoàn sẽ tham dự kỳ tĩnh tâm đặc biệt kéo dài cho đến hết ngày Chúa Nhật 26.08.2012.

    Đoàn hành hương này bao gồm thân nhân của những tù nhân lương tâm có tên sau: Peter Hồ Đức Ḥa,John Nguyễn Văn Duyệt, John Nguyễn Văn Oai, Peter Hồ Văn Oanh, Paul Lê Sơn, Paul Trần Minh nhật, Peter Nguyễn Xuân Anh, Peter Nguyễn Đ́nh Cương, Franciso Savier Đặng Xuân Diệu, Anthony Đậu Văn Dương, PeterTrần Hữu Đức, John Thái Văn Dung, Anthony Chu Mạnh Sơn, nhạc sỹ Peter Trần Vũ Anh B́nh (bạn của nhạc sỹ Việt Khang), Mary Tạ Phong Tần và Nông Hùng Anh (Thanh niên Tin Lành).

    Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt dâng thánh lễ cho các đan sĩ và đoàn thân nhân các thanh niên bị bắt và giam giữ trái pháp luật.











    Cộng đoàn ch́m sâu trong trầm mặc để gặp gỡ Đấng Tối Cao ngay những giờ phút đầu tiên của ngày mới.


    Sau thánh lễ Đức TGM Giuse ân cần lắng nghe và chia sẻ với đoàn hành hương những nhọc nhằn, đau khổ, niềm hy vọng và quyết tâm.
    Last edited by ezekiel; 26-08-2012 at 09:28 PM.

  8. #8
    Dac Trung
    Khách
    Quote Originally Posted by Trungthuc5 View Post
    Với tên viết kiểu này ...
    Không liên quan ǵ VK hay không .

    Người Công Giáo có một tên thánh. Tên thánh đặt cho con khi chịu phép rửa tội.

  9. #9
    Member
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    1,253
    Quote Originally Posted by Dac Trung View Post
    Không liên quan ǵ VK .

    Người Công Giáo có một tên thánh. Tên thánh đặt cho con khi chịu phép rửa tội. Tên Thánh mang âm hưởng Âu Châu .
    Nếu được rửa tội ở VN th́ tên thánh Paul sẽ bị Việt hoá thành Phao Lồ và tên người VN th́ viết theo thứ tự họ trước tên sau.

  10. #10
    Member Trungthuc5's Avatar
    Join Date
    23-07-2011
    Posts
    1,353
    Cám ơn TV "GaToVN" đă chú giải hộ tôi. Tôi chủ trương nói ít, để một phần người đọc hiểu câu nói của tôi.



    Tôi c̣n nghi anh Thành Nguyễn này là con cái gốc bự nữa là đằng khác.

    Gốc con cái dân lành bố bảo chẳng dám chở cô Kim Tiến đi ngờ ngờ mà không bị Công An ḍm ngó.

    Nói trắng ra tôi nghĩ anh này là con cái thứ gộc, giá chót cũng đă có cái thẻ xanh Mỹ dằn túi.
    Last edited by Trungthuc5; 27-08-2012 at 12:11 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 17
    Last Post: 07-07-2012, 05:31 AM
  2. Replies: 2
    Last Post: 11-03-2012, 02:51 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 13-12-2011, 04:37 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 28-09-2011, 08:39 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •